Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - BỘ TÀI CHÍNH - BỘ Y TẾ - BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2012

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT DO HỘI ĐỒNG XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT THỰC HIỆN

Căn c Luật người khuyết tật ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một s điều của Luật người khuyết tật (sau đây viết tắt là Nghị định s 28/2012/NĐ-CP);

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư liên tịch quy định xác định mức độ khuyết tật do Hội đng xác định mức độ khuyết tật thực hiện.

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

1. Phạm vi áp dụng:

Thông tư liên tịch này quy định hoạt động của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật (sau đây gọi chung là Hội đồng); phương pháp xác định, xác định lại mức độ khuyết tật; hồ sơ, thủ tục và trình tự xác định mức độ khuyết tật; cp, đổi, cấp lại, thu hồi Giấy xác nhận khuyết tật; kinh phí thực hiện xác định mức độ khuyết tật.

2. Đối tượng áp dụng của Thông tư liên tịch này gồm:

a) Cơ quan quản lý người khuyết tật;

b) Hội đồng xác định mức độ khuyết tật;

c) Thành viên hội đồng xác định mức độ khuyết tật;

d) Người khuyết tật;

đ) Người đại diện hợp pháp của người khuyết tật.

Chương 2.

HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT, PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT

Điều 2. Hoạt động của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật

1. Hội đồng xác định mức độ khuyết tật do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) thành lập gồm các thành viên theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật người khuyết tật.

2. Hội đồng xác định mức độ khuyết tật hoạt động theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 16 Luật người khuyết tật.

3. Hội đồng có nhiệm vụ xác định dạng tật và mức độ khuyết tật; xác định lại mức độ khuyết tật đối với người khuyết tật khi có sự kiện làm thay đổi mức độ khuyết tật.

4. Trách nhiệm của các thành viên Hội đồng:

a) Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm tổ chức và chủ trì các hoạt động của Hội đồng;

b) Công chức cấp xã phụ trách công tác lao động, thương binh và xã hội có trách nhiệm:

- Tiếp nhận đơn và hồ sơ;

- Hướng dẫn người khuyết tật hoàn thiện hồ sơ;

- Ghi biên bản các phiên họp của Hội đồng;

- Tham mưu cho Chủ tịch Hội đồng xây dựng, hoàn chỉnh và lưu giữ các văn bản của Hội đồng;

- Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch Hội đồng.

c) Trạm trưởng trạm y tế cấp xã có trách nhiệm:

- Cung cấp thông tin về chuyên môn y tế liên quan đến người khuyết tật cho Hội đồng;

- Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công của Chủ tịch Hội đồng.

d) Thành viên của Hội đồng có trách nhiệm tham gia đánh giá mức độ khuyết tật, tham dự đầy đủ các phiên họp kết luận của Hội đồng, tham gia đóng góp ý kiến và thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng phân công.

5. Khi thành lập, thay đi thành viên Hội đồng, Chủ tịch y ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm ra Quyết định thành lập, thay thế hoặc bổ sung thành viên của Hội đồng.

6. Hội đng có cùng nhiệm kỳ với y ban nhân dân cấp xã.

7. Hội đồng được sử dụng con du của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Điều 3. Phương pháp xác định dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật

1. Xác định dạng khuyết tật:

a) Xác định dạng khuyết tật cho trẻ dưới 6 tui:

Thành viên Hội đồng quan sát trực tiếp các dấu hiệu cụ th của trẻ khuyết tật, phỏng vấn người đại diện hợp pháp của trẻ và sử dụng “Phiếu xác định dạng khuyết tật cho trẻ dưới 6 tuổi” theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này để xác định dạng khuyết tật của trẻ khuyết tật.

Thành viên Hội đồng chỉ đánh giá 03 dạng khuyết tật sau: Khuyết tật vận động, khuyết tật nhìn và khuyết tật thần kinh, tâm thần.

b) Xác định dạng khuyết tật cho người khuyết tật từ đủ 6 tuổi trở lên:

Thành viên Hội đồng quan sát trực tiếp các dấu hiệu cụ th của người khuyết tật, phỏng vấn người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật và sử dụng “Phiếu xác định dạng khuyết tật cho người từ 6 tuổi trở lên” theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này để xác định dạng khuyết tật của người khuyết tật.

2. Xác định mức độ khuyết tật:

a) Xác định mức độ khuyết tật cho trẻ khuyết tật dưới 6 tuổi:

Thành viên Hội đồng quan sát trực tiếp các dấu hiệu cụ thể của trẻ khuyết tật, phỏng vấn người đại diện hợp pháp của trẻ và sử dụng “Phiếu đánh giá mức độ khuyết tật dành cho trẻ dưới 6 tuổi” theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này để đánh giá mức độ khuyết tật của trẻ khuyết tật.

b) Xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật từ đủ 6 tui trở lên:

Thành viên Hội đồng quan sát trực tiếp các dấu hiệu cụ thể cũng như các hoạt động của người khuyết tật, phỏng vấn người đại diện hp pháp của người khuyết tật và sử dụng “Phiếu đánh giá mức độ khuyết tật dành cho người đủ 6 tui trở lên” theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này đ đánh giá mức độ khuyết tật của người khuyết tật.

Chương 3.

HỒ SƠ, THỦ TỤC VÀ TRÌNH TỰ XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT VÀ CẤP GIẤY XÁC NHẬN KHUYẾT TẬT

Điều 4. Hồ sơ đề nghị xác định, xác định lại mức độ khuyết tật

1. Hồ sơ đề nghị xác định mức độ khuyết tật gồm:

a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.

b) Bản sao các giấy tờ y tế chứng minh về khuyết tật: bệnh án, giấy tờ khám, điều trị, phẫu thuật hoặc các giấy tờ liên quan khác (nếu có)

c) Bản sao kết luận của Hội đng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa trước ngày Nghị định số 28/2012/NĐ-CP có hiệu lực.

2. Hồ sơ đề nghị xác định lại mức độ khuyết tật gồm:

a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.

b) Bản sao Giấy xác nhận mức độ khuyết tật.

Điều 5. Thủ tục và trình tự thực hiện xác định và xác định lại mức độ khuyết tật

1. Khi có nhu cầu xác định mức độ khuyết tật, xác định lại mức độ khuyết tật, người khuyết tật hoặc người đại diện hp pháp của người khuyết tật nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch này đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người khuyết tật cư trú (khi nộp hồ sơ xuất trình sổ hộ khẩu hoặc chứng minh nhân dân để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong đơn).

2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:

a) Triệu tập các thành viên, gửi thông báo về thời gian và địa điểm xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ;

b) Tổ chức đánh giá dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật đối với người khuyết tật theo phương pháp và nội dung quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch này; lập hồ sơ, biên bản kết luận xác định mức độ khuyết tật của người được đánh giá theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.

Riêng đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày Nghị định số 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực, Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP.

3. Việc thực hiện xác định mức độ khuyết tật được tiến hành tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trạm y tế. Trường hợp người khuyết tật không thể đến được địa điểm quy định trên đây thì Hội đồng tiến hành xác định mức độ khuyết tật tại nơi cư trú của người khuyết tật.

4. Đối với những trường hợp theo quy định tại khoản 2, Điều 15 Luật người khuyết tật thì Hội đồng cấp giấy giới thiệu và lập danh sách chuyn Hội đng giám định y khoa thực hiện (qua Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội).

Điều 6. Thủ tục và trình tự cấp Giấy xác nhận khuyết tật

1. Đối với trường hp do Hội đng thực hiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc, k từ ngày có biên bản kết luận của Hội đng v mức độ khuyết tật của người khuyết tật, Chủ tịch y ban nhân cp xã niêm yết và thông báo công khai kết luận của Hội đồng tại trụ sở Ủy ban nhân dân cp xã và cp Giy xác nhận khuyết tật. Trường hợp có khiếu nại, tố cáo hoặc có ý kiến thắc mc không đồng ý với kết luận của Hội đồng thì trong thời hạn 05 ngày, Hội đng tiến hành xác minh, thm tra, kết luận cụ thể và trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại, tố cáo hoặc thắc mc.

2. Đối với trường hợp do Hội đồng giám định y khoa xác định, kết luận về dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật: Căn cứ kết luận của Hội đng Giám định y khoa về dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy xác nhận khuyết tật theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.

Điều 7. Giấy xác nhận khuyết tật

1. Giấy xác nhận khuyết tật phải bảo đảm đầy đủ các nội dung cơ bản quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật người khuyết tật.

2. Giấy xác nhận khuyết tật được làm bằng giấy cứng, hình chữ nhật, kh 9 cm x 12 cm, nền màu xanh nhạt, sử dụng kiểu chữ Times New Roman (theo bộ mã tiêu chuẩn tiếng Việt TCVN-6909/2001) theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.

3. Theo hướng dẫn tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hướng dẫn, tổ chức in phôi Giấy xác nhận khuyết tật để cấp cho các xã, phường, thị trấn trên địa bàn.

Điều 8. Đổi, cấp lại, thu hồi Giấy xác nhận khuyết tật

1. Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Giấy xác nhận khuyết tật:

a) Giấy xác nhận khuyết tật hư hỏng không sử dụng được;

b) Trẻ khuyết tật từ đủ 6 tuổi trở lên.

2. Những trường hp sau đây phải làm thủ tục cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật:

a) Thay đổi dạng tật hoặc mức độ khuyết tật;

b) Mất Giấy xác nhận khuyết tật.

3. Trường hợp đã được cấp Giấy xác nhận khuyết tật nhưng theo kiến nghị của cơ quan thanh tra, kim tra phát hiện không đúng dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật thì phải thu hồi Giấy xác nhận khuyết tật.

Điều 9. Thủ tục và trình t đổi, cấp lại, thu hồi Giấy xác nhận khuyết tật

1. Khi có nhu cầu đi hoặc cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật thì người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật làm đơn theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người khuyết tật cư trú.

y ban nhân dân cấp xã cấp mới Giấy xác nhận khuyết tật đồng thời thu hồi lại Giấy xác nhận khuyết tật cũ.

2. Sau 05 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ hồ sơ đang lưu giữ quyết định đi hoặc cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật. Riêng đối với trường hợp thay đổi dạng khuyết tật hoặc mức độ khuyết tật thực hiện theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 Thông tư liên tịch này.

3. Đối với trường hợp đã được cấp Giấy xác nhận khuyết tật nhưng không đúng dạng tật, mức độ khuyết tật: căn cứ kiến nghị của cơ quan thanh tra, kiểm tra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc thu hồi Giấy xác nhận khuyết tật và cấp đổi Giấy xác nhận khuyết tật theo đúng dạng tật, mức độ khuyết tật.

Chương 4.

KINH PHÍ THỰC HIỆN

Điều 10. Kinh phí thực hiện

1. Kinh phí thực hiện xác định mc độ khuyết tật và cấp Giấy xác nhận khuyết tật được bố trí trong dự toán chi ngân sách xã hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2. Kinh phí thực hiện xác định mức độ khuyết tật và cấp Giấy xác nhận khuyết tật được lập, phân b, sử dụng, quản lý và quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn Luật và quy định tại Điều 11 Thông tư liên tịch này.

Điều 11. Nội dung và mức chi

1. Chi cho công tác xác định dạng tật, mức độ khuyết tật và cấp Giấy xác nhận khuyết tật, bao gồm:

a) Chi văn phòng phẩm; in ấn Giấy xác nhận khuyết tật, biểu mẫu; mua sổ, sách, tài liệu phục vụ cho công tác quản lý. Mức chi thanh toán theo thực tế trên cơ sở dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Chi họp Hội đồng xác định mức độ khuyết tật:

- Chủ tịch Hội đồng tối đa 70.000 đồng/người/buổi;

- Thành viên tham dự tối đa 50.000 đồng/người/buổi;

- Chi nước uống cho người tham dự. Mức chi tối đa 15.000 đồng/người/buổi.

c) Chi phí giám định y khoa: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 93/2012/TT-BTC ngày 5/6/2012 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí giám định y khoa.

2. Chi tuyên truyền, phổ biến về hồ sơ và các văn bản liên quan phục vụ công tác xác định mức độ khuyết tật; chi tập huấn, bi dưỡng nghiệp vụ cho các thành viên của Hội đng áp dụng theo quy định hiện hành v kinh phí thực hiện đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

Chương 5.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12. Chế đ báo cáo

a) Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã

Định kỳ trước ngày 15 tháng 6 và 15 tháng 12 hàng năm tổng hợp danh sách người khuyết tật đã được cấp giấy xác nhận khuyết tật gửi Phòng Lao động-Thương binh và xã hội theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.

b) Trách nhiệm của Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội

Định kỳ trước ngày 30 tháng 6 và 31 tháng 12 hàng năm tổng hp danh sách người khuyết tật đã được cấp giấy xác nhận khuyết tật gửi Sở Lao động- Thương binh và xã hội theo Mẫu số 09 ban hành hành kèm theo Thông tư liên tịch này.

c) Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Tng hợp, báo cáo định kỳ trước ngày 15 tháng 1 và 15 tháng 7 hàng năm về danh sách người khuyết tật đã được cấp giấy xác nhận khuyết tật gửi Bộ Lao động-Thương binh và xã hội theo Mẫu số 10 ban hành hành kèm theo Thông tư liên tịch này

Điều 13. Điều khoản thi hành

1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 2 năm 2013.

2. Những quy định liên quan đến người khuyết tật tại Thông tư liên tịch số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18 tháng 8 năm 2010 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và Nghị định s 13/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội hết hiệu lực thi hành từ ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực.

Điều 14. Trách nhiệm thi hành

1. Các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chỉ đạo và t chức thực hiện những quy định tại Thông tư liên tịch này.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị, địa phương phản ánh kịp thời về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo đ được hướng dn, xem xét và giải quyết.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ Y TẾ
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Xuyên

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Trọng Đàm

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Nghĩa

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Minh

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư TW;
-
Thủ tướng Chính phủ, các Phó TTCP;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- VP Quốc hội;
- VP Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ (Vụ Khoa giáo Văn xã, Công báo, Cổng TTĐT Chính ph);
- Văn phòng BCĐTW về phòng chống tham nhũng;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Toà án nhân dân ti cao;
- Viện Kim sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBND các tnh, thành ph trực thuộc TW;
- Sở LĐTBXH, S Tài chính, Sở Y tế, Sở GDĐT các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn th;
- Cục Kim tra văn bản quy phạm pháp luật-B Tư pháp;
- Cng TTĐT: Bộ LĐTBXH, Bộ TC, Bộ Y tế, Bô GD&ĐT;
- Các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH, Bộ TC, Bộ Y tế; Bộ GD&ĐT;
- Lưu VT: Bộ LĐTBXH, Bộ TC, Bọ Y tế, Bộ GD&ĐT.

 

 

Mẫu số 01

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT- BTC-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012)

CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC ĐỊNH, XÁC ĐỊNH LẠI MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT VÀ CẤP, ĐỔI, CẤP LẠI GIẤY XÁC NHẬN KHUYẾT TẬT

Kính gửi:

Chủ tịch Hội đồng xác định mức độ khuyết tật xã (phường, thị trấn) ………………………..
Huyện (quận, thị xã, thành phố) …………………………….
Tỉnh, thành phố ……………………………………………….

 

Họ tên người khuyết tật; đại diện người khuyết tật (nếu người khuyết tật không th viết được đơn): ……………………………………………………………………………………………………….

Số chứng minh nhân dân: ………………………………………………………………………………

Họ tên người khuyết tật:  ………………………………………………..Nam, Nữ …………………..

Sinh ngày ……………… tháng ………….. năm ………………………………………………………

Quê quán: ………………………………………………………………………………………………..

Hộ khẩu thường trú tại ………………………………………………………………………………….

Xã (phường, thị trn) ……………………………. huyện (quận, thị xã, TP) ……………………….

Tỉnh ……………………………………………………………………………………………………….

Nêu tóm tắt hoàn cảnh cá nhân, gia đình, tình trạng khuyết tật …………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………….

Vậy tôi làm đơn này đề nghị:

- Xác định mức độ khuyết tật hoặc xác định lại mức độ khuyết tật;

- Cấp giấy xác nhận khuyết tật hoặc đổi, cấp lại giấy xác nhận khuyết tật.

Đính kèm các giy tờ sau đây (nếu có):

Ÿ Giấy xác nhận mức độ khuyết tật

Ÿ Văn bản/Quyết định/Giấy tờ của hội đồng giám định y khoa

Ÿ Giấy tờ xác nhận của cơ quan y tế (Bệnh viện/Trung tâm y tế huyện)

Ÿ Xác nhận/sổ cấp thuốc/bệnh án điều trị bệnh tâm thần

Ÿ Biên bản kết luận của hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã

Ÿ Giấy khác (Ghi cụ thể ………………………………………)

 

 

…………., ngày … tháng … năm 20 …..
Người viết đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 02

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT- BTC-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012)

 

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ...
HỘI ĐỒNG XÁC ĐỊNH MĐKT

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

Phần A

PHIẾU XÁC ĐỊNH DẠNG KHUYẾT TẬT CHO TRẺ DƯỚI 6 TUỔI

Họ và tên trẻ được đánh giá:

Ngày, tháng, năm sinh:

Giới tính:                                   Nam                             Nữ

Địa chỉ nơi cư trú: Thôn:                                    Xã                    Huyện

Tỉnh

Họ tên cha:

Họ tên mẹ:

Họ tên người đại diện của trẻ được đánh giá (ghi rõ quan hệ):

Số Chứng minh thư của người đại diện:             Ngày cấp:                     Nơi cấp:

Dưới đây là các dấu hiệu cần quan sát trên trẻ khuyết tật. Hãy đánh xấu X vào ô “Có” khi quan sát thấy các dấu hiệu tương ứng.

STT

Các dạng khuyết tật

Có

Không

 

1. Khuyết tật vận động

 

 

1

Mm nhẽo hoặc co cứng toàn thân

 

 

2

Thiếu tay hoặc không cử động được tay

 

 

3

Thiếu chân hoặc không cử động được chân.

 

 

 

2. Khuyết tật nhìn

 

 

4

Mù mắt hoặc thiếu mắt

 

 

 

3. Khuyết tật thần kinh, tâm thần

 

 

5

Thường xuyên lên cơn co giật

 

 

Kết luận:

Dạng khuyết tật:

Ghi chú: Hội đồng chuyển Hội đồng giám định y khoa xác định những trường hợp có các dấu hiệu khác ngoài những dấu hiệu thuộc 3 dạng khuyết tật nêu trên

 

 

………… ngày ...tháng ... năm 20…….
Ký, ghi rõ họ tên người đánh giá

 

Phần B

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHIẾU XÁC ĐỊNH DẠNG KHUYẾT TẬT CHO TRẺ DƯỚI 6 TUỔI

1. Giới thiệu

- Phiếu xác định dạng khuyết tật dành cho việc xác định dạng khuyết tật cho trẻ khuyết tật dưới 6 tui.

+ Phiếu xác định dạng khuyết tật bao gồm 5 dấu hiệu đ phát hiện các trường hợp nghi ngờ mc một hoặc nhiu trong 3 dạng khuyết tật khác nhau: Khuyết tật vận động; khuyết tật nhìn và khuyết tật thần kinh, tâm thần.

+ Dạng khuyết tật nghe, nói; dạng khuyết tật trí tuệ và dạng khuyết tật khác ở trẻ dưới 6 tuổi đòi hỏi chuyên môn sâu nên không được đề cập trong phiếu xác định dạng khuyết tật này và Hội đồng có thể chuyển các trường hợp nghi ngờ có các dạng khuyết tật đó lên Hội đồng giám định y khoa xác định.

- Phương pháp xác định dạng khuyết tật: Đ hoàn thành các mục đánh giá trong phiếu xác định dạng khuyết tật, người đánh giá cần kết hợp cả 2 phương pháp:

+ Quan sát trực tiếp các dấu hiệu không bình thường của trẻ khuyết tật.

+ Phỏng vấn người chăm sóc trẻ về các dấu hiệu không bình thường của trẻ

2. Hướng dẫn sử dụng phiếu xác định dạng khuyết tật

Người đánh giá cần xác định từng dấu hiệu trong phiếu xác định dạng khuyết tật cho trẻ dưới 6 tuổi.

- Nếu trẻ được đánh giá là “có” ở 1 trong các dấu hiệu của dạng khuyết tật nào thì ở phần kết luận trẻ đó sẽ được ghi nhận thuộc dạng khuyết tật tương ứng như khuyết tật vận động hoặc khuyết tật nhìn hoặc khuyết tật thần kinh, tâm thần.

- Nếu trẻ khuyết tật có nhiều dạng khuyết tật khác nhau thì trong phn kết luận dạng khuyết tật của Phiếu xác định dạng khuyết tật, người đánh giá phải ghi tất cả các dạng khuyết tật mà trẻ khuyết tật được xác định. Ví dụ trẻ khuyết tật có thể có 2 hoặc cả 3 dạng khuyết tật: Khuyết tật vận động; khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm thần.

- Sau khi đã xác định được dạng khuyết tật, trẻ khuyết tật tiếp tục được đánh giá mức độ khuyết tật để xác định mức độ khuyết tật.

- Hội đồng chuyển Hội đồng giám định y khoa để xác định những trường hợp có các dấu hiệu khác ngoài những dấu hiệu trong phiếu xác định dạng khuyết tật hoặc khó xác định dạng khuyết tật trong 3 dạng khuyết tật trong phiếu xác định dạng khuyết tật.

 

Mẫu số 03

Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012)

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ...
HỘI ĐNG XÁC ĐNH MĐKT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

Phần A

PHIẾU XÁC ĐỊNH DẠNG KHUYẾT TẬT CHO NGƯỜI TỪ ĐỦ 6 TUỔI TRỞ LÊN

Họ và tên người được đánh giá:

Ngày, tháng, năm sinh:

Giới tính:                                   Nam                             Nữ

Địa chỉ nơi cư trú: Thôn:                        Xã                                Huyện

Tỉnh

Họ tên cha:

Họ tên mẹ:

Họ tên Vợ/Chồng:

Họ tên người đại diện của người được đánh giá (ghi rõ quan hệ):

Số Chứng minh thư của người đại diện:             Ngày cấp:                     Nơi cấp:

Dưới đây là các câu hỏi về khả năng thực hiện các hoạt động của người khuyết tật. Hãy đánh dấu x vào các câu trả lời tương ứng.

STT

Các dạng khuyết tật

Không

 

1. Khuyết tật vận động

 

 

1

Khó khăn trong các hoạt động như ngồi, đứng và đi

 

 

2

Yếu, liệt hoặc hạn chế vận động tay, chân, lưng, cổ

 

 

3

Bị dị tật, biến dạng ở đầu, cổ, lưng, chân hoặc tay

 

 

 

2. Khuyết tật nghe, nói

 

 

4

Khó khăn khi nói hoặc không nói được

 

 

5

Khó khăn khi nghe hoặc không nghe được

 

 

6

Bị dị tật, bị biến dạng ở vùng tai, mũi và miệng

 

 

 

3. Khuyết tật nhìn

 

 

7

Khó khăn khi nhìn hoặc không nhìn thấy các đồ vật trong nhà

 

 

8

Khó khăn khi phân biệt màu sắc hoặc không phân biệt được các màu sc

 

 

9

Bị dị tật, bị biến dạng ở vùng mắt

 

 

 

4. Khuyết tật thần kinh, tâm thần

 

 

10

Thường ngồi một mình, chơi một mình, không bao giờ nói chuyện hoặc quan tâm tới bất kỳ ai

 

 

11

Có những hành vi bất thường như kích động, cáu giận hoặc sợ hãi vô cớ hoặc có các hành vi hủy hoại bản thân như đập đu, cắn chân tay của chính mình

 

 

12

Bất ngờ dừng mọi hoạt động, mắt mở trừng trừng không chớp, co giật chân tay, môi, mặt hoặc bt thình lình ngã xung, co giật, sùi bọt mép, gọi hỏi không biết

 

 

 

5. Khuyết tật trí tuệ

 

 

13

Khó khăn trong việc nhận biết người thân trong gia đình hoặc khó khăn trong giao tiếp với những người xung quanh so với người cùng la tui

 

 

14

Chậm chạp, ngờ nghệch hoặc không thể làm được một việc đơn giản (so với tui) dù đã được hướng dn

 

 

15

Khó khăn trong việc học tập (đọc, viết và làm toán) so với người cùng tui do chậm phát triển trí tuệ

 

 

 

6. Khuyết tật khác

 

 

16

Giảm khả năng thực hiện các hoạt động trong học tập và lao động do tê bì hoặc mt cảm giác ở tay, chân mặc dù đã được điều trị liên tục trên 3 tháng

 

 

17

Giảm khả năng thực hiện các hoạt động trong học tập và lao động do các nguyên nhân hô hp hoặc do bnh tim mạch hoặc do ri loạn đại, tiểu tiện mặc dù đã được điều trị liên tục trên 3 tháng

 

 

18

Giảm khả năng thực hiện các hoạt động trong học tập và lao động do các nguyên nhân khác

 

 

Kết luận:

Dạng khuyết tật:

 

 

…………ngày ...tháng ...năm 20…..
Ký,
ghi rõ họ tên người đánh giá

 

Phần B

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHIẾU XÁC ĐỊNH DẠNG KHUYẾT TẬT CHO NGƯỜI TỪ ĐỦ 6 TUỔI TRỞ LÊN

1. Giới thiệu

Phiếu xác định dạng khuyết tật dành cho việc xác định dạng khuyết tật cho người khuyết tật từ 6 tuổi trở lên. Phiếu này được xây dựng dựa trên bộ câu hỏi phát hiện Người khuyết tật (NKT) của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) có chỉnh sửa căn cứ vào:

- Việc phân chia các dạng khuyết tật của Luật người khuyết tật Việt Nam.

- Các khái niệm về khuyết tật của TCYTTG

- Tham khảo Bộ câu hỏi phát hiện NKT của các điều tra khuyết tật khác nhau đã được thực hiện tại Việt Nam

Phiếu xác định dạng khuyết tật bao gồm 18 dấu hiệu để phát hiện các trường hợp nghi ngờ mắc một (hoặc nhiều hơn) trong 6 dạng khuyết tật khác nhau: Khuyết tật vận động; khuyết tật nghe nói; khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm thần; khuyết tật trí tuệ và khuyết tật khác.

2. Phương pháp xác định dạng khuyết tật

Đ hoàn thành các mục đánh giá trong phiếu xác định dạng khuyết tật, người đánh giá cần kết hợp cả hai phương pháp:

- Quan sát trực tiếp các dấu hiệu không bình thường của người khuyết tật trong cuộc sống hàng ngày tại môi trường quen thuộc nơi người khuyết tật đang sinh sống.

Phỏng vấn đối tượng, người chăm sóc đối tượng về các dấu hiệu và khả năng thực hiện các hoạt động.

3. Hướng dẫn sử dụng phiếu xác định dạng khuyết tật

Người đánh giá cần xác định từng dấu hiệu trong phiếu xác định dạng khuyết tật cho người từ đủ 6 tuổi trở lên.

- Nếu người khuyết tật được đánh giá là “có” ở 1 trong 3 dấu hiệu của dạng khuyết tật nào thì ở phần kết luận người đó sẽ được ghi nhận thuộc dạng khuyết tật tương ứng.

- Một người khuyết tật có thể có một hoặc nhiều dạng khuyết tật khác nhau. Do vậy trong phần kết luận dạng khuyết tật của Phiếu Xác định dạng tật, người đánh giá phải ghi tất cả các dạng khuyết tật mà người khuyết tật được xác định. Ví dụ như dạng khuyết tật: Vận động, Nghe nói, Nhìn, Trí tuệ...

Sau khi đã xác định được dạng khuyết tật, người khuyết tật tiếp tục được đánh giá mức độ khuyết tật để xác định mức độ khuyết tật.

 

Mẫu số 04

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch s 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012)

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ...
HỘI ĐNG XÁC ĐNH MĐKT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

PHIẾU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT DÀNH CHO TRẺ DƯỚI 6 TUỔI

Họ và tên trẻ được đánh giá:

Ngày, tháng, năm sinh:

Giới tính:                       Nam                             Nữ

Địa chỉ nơi cư trú: Thôn:                        Xã                    Huyện               Tỉnh

Họ tên cha:

Họ tên mẹ:

Họ tên người đại diện của người được đánh giá (ghi rõ quan hệ):

Số Chứng minh thư của người đại diện:                         Ngày cấp:         Nơi cấp:

Dưới đây là bảng đánh giá về mức độ khuyết tật. Quan sát trực tiếp các dấu hiệu trên
trẻ khuyết t
t và đánh dấu vào các ô tương ứng.

Tình trạng

Các dấu hiệu

Không

1. Khuyết tật đặc biệt nặng

 

 

Mm nhẽo hoặc co cứng toàn thân

 

 

Thiếu hai tay

 

 

Thiếu hai chân

 

 

Thiếu một tay và thiếu một chân

 

 

Mù hai mắt hoc thiếu hai mắt

 

 

Thường xuyên lên cơn co giật (từ 15 cơn co giật/tháng trở lên)

 

 

2. Khuyết tật nặng

 

 

Không cử động được tay hoặc không cử động được chân

 

 

Thiếu một tay

 

 

Thiếu mt chân

 

 

Mù mt mắt

 

 

Thiếu mt mắt

 

 

Thường xuyên lên cơn co giật (từ 4 đến 14 cơn co giật/tháng).

 

 

Kết luận mức độ khuyết tật:

Ghi chú: trường hợp trẻ khuyết tật có các dấu hiệu ngoài những du hiệu trên và Hội đồng không xác định được mức độ khuyết tật của trẻ thì Hội đng ghi “Không xác định được”      vào dòng kết luận và chuyển lên Hội đồng giám định y khoa.

 

 

……….. ngày ...tháng ...năm 20....
Ký, ghi rõ họ tên người đánh giá

 

Phần B

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHIẾU XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT CHO TRẺ DƯỚI 6 TUỔI

1. Giới thiệu chung

Phiếu này được thiết kế nhm xác định mức độ khuyết tật đặc biệt nặng và khuyết tật nặng cho trẻ khuyết tật dưới 6 tui cho 3 dạng khuyết tật vận động, nhìn và thần kinh, tâm thần. Phiếu được thiết kế trên cơ sở:

- Việc phân chia các dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật của Luật người khuyết tật Việt Nam.

- Đặc điểm phát triển của trẻ

2. Phương pháp xác định mức độ khuyết tật cho trẻ dưới 6 tui

Đ hoàn thành các mục đánh giá trong phiếu, người đánh giá cần kết hợp cả hai phương pháp:

- Quan sát trực tiếp các dấu hiệu không bình thường của trẻ được đánh giá. Đây là phương pháp chính được sử dụng để xác định mức độ khuyết tật.

- Phỏng vấn người chăm sóc trẻ về một số dấu hiệu được liệt kê trong phiếu.

Trên cơ sở những thông tin thu được từ việc quan sát và phỏng vấn để xác định mức độ khuyết tật của trẻ được đánh giá.

3. Hướng dẫn sử dụng phiếu xác định mức độ khuyết tật cho trẻ dưới 6 tuổi

Phiếu đánh giá bao gồm 2 mức độ khuyết tật sau:

- Khuyết tật đặc biệt nặng: khi có một trong 6 dấu hiệu như: Mm nhẽo hoặc co cứng toàn thân; thiếu hai tay; thiếu hai chân; thiếu một tay và thiếu một chân; mù hai mắt hoặc thiếu hai mắt; thường xuyên lên cơn co giật (từ 15 cơn co giật/tháng trở lên)

- Khuyết tật nặng: khi có một trong 6 dấu hiệu như: Không cử động được tay hoặc không cử động được chân; thiếu một tay; thiếu một chân; mù một mắt; thiếu một mắt; thường xuyên lên cơn co giật (từ 4 đến 14 cơn co giật/tháng).

4. Nguyên tắc đánh giá

- Đối với các trường hợp trong quá trình đánh giá còn nhiều thông tin nghi ngờ, Hội đng xác định mức độ khuyết tật cn đánh giá lại đ có kết luận chính xác.

- Đối với trường hợp trẻ khuyết tật đã được xác định thuộc 3 dạng khuyết tật vận động, khuyết tật nhìn và khuyết tật thần kinh/tâm thần nhưng có các dấu hiệu khác ngoài các dấu hiệu đã được liệt kê trong bảng trong Mẫu 02 phần A thì Hội đồng chuyển tiếp lên Hội đồng giám định y khoa để có đánh giá và kết luận chính xác.

 

Mẫu s 05

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012)

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ...
HỘI ĐNG XÁC ĐNH MĐKT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

Phần A

PHIẾU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT DÀNH CHO NGƯỜI TỪ ĐỦ 6 TUỔI TRỞ LÊN

Họ và tên:

Ngày, tháng, năm sinh:

Giới tính:                                   Nam                             Nữ

Địa chỉ nơi cư trú: Thôn:                        Xã                                Huyện

Tnh

Họ tên cha:

Họ tên mẹ:

Họ tên Vợ/Chồng:

Họ tên người đại diện của người được đánh giá (ghi rõ quan hệ):

Số Chứng minh thư của người đại diện:                         Ngày cấp:         Nơi cấp:

Dưới đây là các câu hỏi về khả năng thực hiện các hoạt động của người khuyết tật. Hãy cho điểm vào các câu trả lời tương ứng.

Mức độ thực hiện

Các hoạt động

Thực hiện đưc (2đ)

Thực hiện được nhưng cần s tr giúp (1đ)

Không thực hiện được (0đ)

Không xác định được (đánh du X)

1. Tự đi lại

 

 

 

 

2. Tự ăn/uống

 

 

 

 

3. Tự đi tiu tiện, đại tiện

 

 

 

 

4. Tự vệ sinh cá nhân: như đánh răng, rửa mặt, tắm rửa...

 

 

 

 

5. Tự mặc/Cởi qun áo, giy dép

 

 

 

 

6. Nghe và hiu người khác nói gì

 

 

 

 

7. Din đạt được ý mun và suy nghĩ của bản thân qua lời nói

 

 

 

 

8. Tham gia các việc trong gia đình như gấp quần áo, quét nhà, rửa bát, nấu cơm

 

 

 

 

Kết luận mức độ khuyết tật:

Mức độ đặc biệt nặng: 0 - 4 đ

Mức độ nặng: 5 - 11 đ

Mức độ nhẹ: Từ 12 điểm trở lên

Ghi chú: trường hợp người đánh giá không xác định được mức độ khuyết tật của người được đánh giá thì khoanh tròn vào dấu X ở ô “Không xác định được” tương ứng.

 

 

………. ngày ...tháng ...năm 20….
Ký, ghi rõ họ tên người đánh giá

 

Phần B

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHIẾU XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT CHO NGƯỜI TỪ ĐỦ 6 TUỔI TRỞ LÊN

1. Giới thiệu chung

Phiếu xác định mức độ khuyết tật được thiết kế nhằm xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật từ 6 tuổi trở lên.

Phiếu xác định mức độ khuyết tt được thiết kế trên cơ sở:

- Việc phân chia các dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật của Luật người khuyết tật Việt Nam.

- Định nghĩa và đặc đim của từng dạng khuyết tật

- Nhng hoạt động đơn giản phc vụ nhu cu sinh hoạt cá nhân hàng ngày của một cá nhân bình thường trong điều kiện xã hội của Việt Nam.

- Những công cụ sàng lọc, chn đoán, đánh giá khuyết tật của các nước tiên tiến (Mỹ, Nhật, Anh...)

2. Phương pháp xác định mức độ khuyết tật

Để hoàn thành các mục đánh giá trong phiếu, người đánh giá cần kết hợp cả hai phương pháp:

- Quan sát trực tiếp khả năng thực hiện các hoạt động của đi tượng được đánh giá. Đây là phương pháp chính được sử dụng đ xác định mức độ khuyết tật. Người đánh giá cn chú ý quan sát người khuyết tật thực hiện các hoạt động trong cuộc sng hàng ngày tại môi trường quen thuộc nơi người khuyết tật đang sinh sống.

- Phỏng vấn đối tượng, người chăm sóc đối tượng về khả năng thực hiện các hoạt động được liệt kê trong phiếu.

Trên cơ sở những thông tin thu được từ việc quan sát và phỏng vấn mới xác định mức độ thực hiện trong từng hoạt động của đi tượng được đánh giá.

3. Hướng dẫn sử dụng phiếu xác định mức độ khuyết tật

Phiếu đánh giá bao gồm 8 hoạt động đơn giản phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày. Trong mỗi hoạt động, người đánh giá cần xác định khả năng thực hiện hoạt động đó của người khuyết tật theo 3 mức độ sau:

- Mức độ “Thực hiện được”: Người khuyết tật có khả năng tự thực hiện hoạt động một cách độc lập trong cả quá trình của hoạt động mà không cn sự trợ giúp nào.

- Mức độ “Thực hiện được nhưng cần sự trợ giúp”: Người khuyết tật có th thực hiện được một s bước nhỏ trong từng hoạt động; hoặc người khuyết tật có th thực hiện được hoạt động nếu được trợ giúp một phn trong hoạt động đó. Sự trợ giúp này bao gồm hai loại:

+ Dụng cụ trợ giúp: Người khuyết tật có th thực hiện hoạt động khi có các dụng cụ trợ giúp như: gậy, nẹp, nạng, chân giả, máy trợ thính, kính trợ thị

+ Người trợ giúp: Người khuyết tật chỉ có thể thực hiện hoạt động khi có người khác trợ giúp.

- Mức độ “Không thực hiện được”: Người khuyết tật hoàn toàn không th thực hiện tất cả các bước của hoạt động, hoàn toàn phụ thuộc vào người khác.

Người đánh giá căn cứ vào khả năng thực hiện các hoạt động trong phiếu đ xác định mức độ thực hiện của người khuyết tật.

- Với mỗi hoạt động, người đánh giá cần quan sát trực tiếp NKT trong cuộc sống hàng ngày kết hợp với phỏng vấn người chăm sóc NKT và cộng đồng xung quanh đ có kết lun chính xác v mức độ thực hiện trong từng hoạt động của NKT. Sau đó cho đim vào các ô tương ứng:

ü Nếu hoạt động được đánh giá ở cột “Thực hiện được”: ghi 2đ vào ô tương ứng.

ü Nếu hoạt động được đánh giá ở cột “Thực hiện được nhưng cần sự trợ giúp”: ghi 1đ vào ô tương ứng.

ü Nếu hoạt động được đánh giá ở cột “Không th thực hiện được”: ghi vào ô tương ứng.

ü Nếu hoạt động nào không xác định được mức độ thực hiện thì đánh du X vào ô tương ứng

* Các hoạt động được đánh giá như sau:

Hoạt động 1- “Tự đi lại”:

- Thực hiện được: Nếu người khuyết tật tự thực hiện được việc đi lại một cách dễ dàng và không cần sự tr giúp nào.

- Thực hiện được nhưng cn sự trợ giúp: Nếu người khuyết tật đi lại khó khăn hoặc cn có gậy, nạng, nẹp, chân giả hoặc người đ hỗ trợ trong việc đi lại.

- Không thực hiện được: Nếu người khuyết tật phải ngồi, nằm một chỗ, hoặc dùng xe lăn hoặc người khác bế/cõng đ di chuyn.

Hoạt động 2 - “Tự ăn uống”:

- Thực hiện được: Nếu người khuyết tật tự thực hiện hoạt động này bao gồm từ việc đi lấy bát, thức ăn, tự xúc/gắp thức ăn và nhai nuốt một cách dễ dàng mà không cn sự trợ giúp nào.

- Thực hin được nhưng cn sự trợ giúp: Nếu người khuyết tật có khó khăn trong nhai nut hoặc cn có người khác giúp đỡ một phn trong quá trình ăn uống như xúc cơm vào miệng, hướng dẫn vị trí đặt thức ăn hoặc cm bát giúp.

- Không thực hiện được: Nếu người khuyết tật hoàn toàn không tự ly thức ăn, không tự xúc/gp thức ăn cho vào miệng được.

Hoạt động 3 - “Tự đi tiểu tiện, đại tiện”:

- Thực hiện được: Nếu người khuyết tật tự thực hiện hoạt động này bao gm cả việc tự đi lại đến nhà vệ sinh hoặc nơi đi tiểu tiện, đại tiện một cách dễ dàng và không cần sự trợ giúp nào.

- Thực hiện được nhưng cần sự trợ giúp: Nếu người khuyết tật có khó khăn trong việc đi đến nhà vệ sinh hoặc nơi đi tiu tiện, đại tiện hoặc khó khăn trong việc đại, tiu tiện mà cần có sự trợ giúp của người hoặc dụng cụ trợ giúp.

- Không thực hiện được: Nếu người khuyết tật hoàn toàn không tự kim soát được việc đi tiểu tiện, đại tiện mà luôn luôn phải có người trợ giúp đ thực hiện hoạt động.

Hoạt động 4 - “Tự vệ sinh cá nhân (Đánh răng, Rửa mặt, Tắm rửa...):

- Thực hiện đưc: Nếu người khuyết tật tự thực hiện hoạt động này một cách dễ dàng bao gồm cả việc đi lại đến nơi thực hiện hoạt động vệ sinh cá nhân, sử dụng các đồ dùng vệ sinh cá nhân mà không cần sự trợ giúp nào.

- Thực hiện được nhưng cần sự trợ giúp: Nếu người khuyết tật có khó khăn trong việc đi đến nơi thực hiện hoạt động vệ sinh cá nhân; có khó khăn trong sử dụng các đ dùng vệ sinh cá nhân; hoặc khó khăn trong thực hiện hoạt động đó và cần có sự hỗ trợ của người hoặc dụng cụ trợ giúp.

- Không thực hiện được: Nếu người khuyết tật hoàn toàn không tự thực hiện được việc vệ sinh cá nhân mà luôn luôn phải có người trợ giúp đ thực hiện hoạt động.

Hoạt động 5 - “Tự mặc/cởi quần áo, giầy dép”:

- Thực hiện được: Nếu người khuyết tật tự thực hiện hoạt động này một cách dễ dàng bao gồm cả việc đi lấy quần áo, giầy dép, ngồi xuống, đứng lên trong quá trình mặc/cởi quần áo, giầy dép mà không cn sự trợ giúp nào.

- Thực hiện được nhưng cn sự trợ giúp: Nếu người khuyết tật có khó khăn trong việc đi lấy quần áo, giy dép; trong quá trình cởi/mặc quần áo, giy dép mà cn có sự trợ giúp của người khác hoặc dụng cụ trợ giúp.

- Không thực hiện được: Nếu người khuyết tật hoàn toàn không tự thực hiện được hoạt động này mà luôn luôn phải có người trợ giúp đ thực hiện hoạt động này.

Hoạt động 6 - “Nghe và hiểu người khác nói gì”:

- Người đánh giá có thể đưa ra hai trong số các yêu cầu sau đ người khuyết tật thực hiện (hoặc người đánh giá có th nhờ người nhà người khuyết tật hỏi giúp đ tránh việc hiu sai do không quen giọng nói): chỉ cho tôi cái ghế; đưa cho tôi quyn sách; ly cho tôi cc nước; đứng lên; ngi xung; đi xung bếp lấy cho tôi cái bát; anh/chị có quen người này không (chỉ vào người nhà người khuyết tật)...

- Thực hiện được: Nếu người khuyết tật nghe được và tự thực hiện được các hoạt động theo yêu cầu mà không cần sự trợ giúp nào.

- Thực hiện được nhưng cần sự trợ giúp: Nếu người khuyết tật có khó khăn về nghe và hiểu yêu cu mà cn có sự hỗ trợ của người khác hoặc dụng cụ trợ giúp như máy trợ thính.

- Không thực hiện được: Nếu người khuyết tật hoàn toàn không nghe và không hiu được các yêu cu.

Hoạt động 7 - “Diễn đạt được ý muốn và suy nghĩ của bản thân qua lời nói”:

Người đánh giá có th đưa ra hai trong s các câu hỏi sau để người khuyết tật trả lời (hoặc người đánh giá có thể nhờ người nhà người khuyết tật hỏi giúp đ tránh việc hiu sai do không quen giọng nói): Anh/chị đã ăn cơm chưa? Anh/chị có muốn uống nước không? Anh/chị có mong muốn gì? Anh/chị bị tình trạng này trong bao lâu ri? ...

- T thực hiện được: Nếu người khuyết tật trả lời được rõ ràng, lưu loát mà không cn sự trợ giúp nào.

- Thực hiện được nhưng cần sự trợ giúp: Nếu người khuyết tật trả lời khó khăn như phải sử dụng ký hiệu, nói lắp, nói ngọng, nói không rõ hoặc phải nhờ người khác din đạt thêm cho rõ.

- Không thực hiện được: Nếu người khuyết tật hoàn toàn không trả lời được, không nói được.

Hoạt động 8 - “Tham gia các việc trong gia đình như gấp quần áo, quét nhà, rửa bát, nu cơm”:

Hỏi người khuyết tật hoặc người chăm sóc người khuyết tật xem người khuyết tật có làm được hai trong những việc đã liệt kê gp qun áo, quét nhà, rửa bát, nấu cơm...

- Tự thực hiện được: Nếu người khuyết tật tự thực hiện được các công việc trên mà không cn sự trợ giúp nào.

- Thực hiện được nhưng cần s trợ giúp: Nếu người khuyết tật chỉ thực hiện được một phần nào các hoạt động đó hoặc cần sự trợ giúp trong quá trình thực hiện hoạt động.

- Không thực hiện được: Nếu người khuyết tật hoàn toàn không thực hiện được các hoạt động.

Sau khi đã đánh giá xong, tiến hành cộng tổng đim của tất cả 8 hoạt động. Và kết luận mức độ khuyết tật như sau:

ü Mức độ đặc biệt nặng: 0 - 4 đ

ü Mức độ nặng: 5 - 11 đ

ü Mức đnhẹ:  từ 12 điểm trở lên

4. Nguyên tắc đánh giá

- Đối với các trường hợp trong quá trình đánh giá còn nhiều thông tin nghi ngờ, Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cần hẹn đánh giá lại để có kết luận chính xác.

- Đi với những trường hợp mà người khuyết tật có một trong các hoạt động được đánh giá là “Không xác định được” thì Hội đng xác định mức độ khuyết tật chuyển tiếp lên Hội đồng giám định y khoa để có kết luận chính xác.

 

Mẫu số 06

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012)

BIÊN BẢN

HỌP KẾT LUẬN DẠNG TẬT VÀ MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT CỦA HỘI ĐỒNG XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT

I. Thời gian, địa điểm

Hôm nay, vào hồi ....giờ....ngày ....tháng năm 20.. tại …………………………….

II. Thành phần

1. Ông (bà) ……………………………………………. Chủ tịch UBND cấp xã,

Chủ tịch Hội đồng xác định mức độ khuyết tật

2. Ông (bà) ………………………….. Công chức cấp xã phụ trách công tác LĐTBXH;

3. Ông (bà) …………………………... Trưởng trạm y tế cấp xã;

4. Ông (bà) …………………………… Chủ tịch (hoặc phó) UBMT Tổ quốc Việt Nam, thành viên;

5. Ông (bà) ……………………………. Chủ tịch (hoặc phó) Hội LH Phụ nữ VN;

6. Ông (bà) ……………………………. Bí thư (hoặc phó) Đoàn TNCSHCM;

7. Ông (bà) ……………………………. Chủ tịch (hoặc phó) Hội cựu chiến binh;

8. Ông (bà) ………………………………………………………………..

III. Chủ trì, thư ký

1. Chủ trì.......................................................................................................

2. Thư ký …………………………………………………………………………….

IV. Nội dung

1. Mục đích: Xác định dạng tật và mức độ khuyết tật cho ông (bà) …………………

Sinh ngày: ……………………………………………………………………………..

Quê quán: ……………………………………………………………………………..

Hiện có hộ khẩu thường trú tại ……………………………………………………..

2. Tóm tắt phát biểu ý kiến của từng thành viên dự họp theo trình tự diễn biến cuộc họp ………..

Kết quả biểu quyết: trường hợp Ông (bà)……………………………

Thành viên Hội đồng

Dạng tật

Mức độ khuyết tật

S phiếu tán thành

 

 

S phiếu không tán thành

 

 

4. Kết luận

Hội nghị đã thống nhất một số kết luận sau: ………………………………………………..

Cuộc họp kết thúc hồi ………. giờ ………. ngày ………. tháng ……….. năm 20 …..

Biên bản này được làm thành 04 bản, gửi UBND xã 02 bản và người đ nghị xác định mức độ khuyết tật giữ 01 bản, lưu 01 bản.

 

THƯ KÝ
(Chữ ký)
Họ và tên

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Chữ ký, dấu)
Họ và tên

 

Nơi nhận:
- ………….;
- Lưu: VT, …

 

 

Mẫu số 07

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch s 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012)

GIẤY XÁC NHẬN KHUYẾT TẬT

ỦY BAN NHÂN DÂN
1 ……………………..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

3 GIẤY XÁC NHẬN KHUYẾT TẬT

4 Số hiệu: …………..

5 Họ và tên: …………………………………..

6 Ngày sinh: …………………………………..

7 Giới tính: ……………………………………

8 Nơi ĐKHK thường trú: ……………………

9 Dạng khuyết tật: …………………………..

10 Mức độ khuyết tật: ……………………….

 

11 Ngày    tháng    năm
12 TM.UBND
Chủ tịch
(ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên)

Chú giải:

1 Tên Ủy ban nhân dân xã phát hành Giấy xác nhận: chữ in hoa kiểu Times New Roman, ch đứng, đậm, màu đen.

2 Quốc hiệu: chữ in thường

3 Giấy xác nhận khuyết tật: chữ in hoa kiểu Times New Roman, chữ đứng, đậm, màu đỏ.

4 S hiệu của Giấy xác nhận: gồm dãy các chữ số và chữ cái, trong đó các chữ số đầu tiên là số mã vùng của địa phương (ví dụ: An Giang là 76, Bình Dương là 650, Hà Nội là 04), tiếp đó là dấu gạch chéo, tiếp sau dấu gạch chéo là dãy chữ cái và con số theo hướng dẫn cụ thể của từng địa phương, kiểu chữ in thường Times New Roman, chữ đứng, màu đen

5 Họ và tên của người khuyết tt: chữ in hoa kiu Times New Roman, chữ đứng, đậm, màu đen.

6 Ngày sinh: chữ in thường kiểu Times New Roman, chữ đứng, màu đen.

7 Giới tính: chữ in thường kiểu Times New Roman, chữ đứng, màu đen.

Cách ghi: chỉ ghi “Nam” hoặc “Nữ”

8 Nơi đăng kí hộ khẩu thường trú: chữ in thường kiểu Times New Roman, chữ đứng, màu đen

Cách ghi: ghi địa chỉ theo sổ hộ khẩu của người khuyết tật

9 Dạng khuyết tật: chữ in thường kiểu Times New Roman, chữ đứng, màu đen

10 Mức độ khuyết tật: chữ in thường kiểu Times New Roman, chữ đứng, màu đen

11 Ngày tháng năm phát hành Giấy xác nhận: chữ in thường kiểu Times New Roman, chữ đứng, màu đen

12 Chủ tịch Ủy ban nhân dân ký, đóng dấu, ghi rõ họ, tên./.


UBND xã (phường, thị trấn)

Mẫu số 08

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012)

 

BIỂU TỔNG HỢP DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC CẤP GIẤY XÁC NHẬN KHUYẾT TẬT

STT

Họ và tên

Chia theo dạng khuyết tật

Chia theo mức độ khuyết tật

Vận động

Nghe, nói

Nhìn

Thần kinh, tâm thần

Trí tuệ

Khác

Đặc biệt nặng

Nặng

Nhẹ

Không xác định

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người
lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)

……… ngày ….. tháng ….. năm …..
Chủ tịch
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

 

UBND huyện (quận)

Phòng LĐTBXH

Mẫu số 09

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012)

 

BIỂU TỔNG HỢP ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC CẤP GIẤY XÁC NHẬN KHUYẾT TẬT

STT

Xã, phường, thị trấn

Số người khuyết tật

Chia theo dạng khuyết tật

Chia theo mức độ khuyết tật

Vận động

Nghe, nói

Nhìn

Thần kinh, tâm thần

Trí tuệ

Khác

Đặc biệt nặng

Nặng

Nhẹ

Không xác định

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

…..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người
lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)

……… ngày ….. tháng ….. năm …..
Trưởng phòng
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

 

UBND TỈNH (TP)

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Mẫu số 10

(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT ngày 28 tháng 12 năm 2012)

 

BIỂU TỔNG HỢP ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC CẤP GIẤY XÁC NHẬN KHUYẾT TẬT

STT

Quận, huyện, thị xã, thành phố

Số người khuyết tật

Chia theo dạng khuyết tật

Chia theo mức độ khuyết tật

Vận động

Nghe, nói

Nhìn

Thần kinh, tâm thần

Trí tuệ

Khác

Đặc biệt nặng

Nặng

Nhẹ

Không xác định

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

……

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Người
lập biểu
(Ký, ghi rõ họ tên)

……… ngày ….. tháng ….. năm …..
GIÁM ĐỐC
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

 

MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS - THE MINISTRY OF FINANCE - THE MINISTRY OF HEALTH - THE BOARD OF DIRECTORS
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT

Hanoi, December 28, 2012

 

JOINT CIRCULAR

ON DETERMINATION OF IMPAIRMENT LEVELS BY IMPAIRMENT ASSESSING COUNCIL

Pursuant to the Law on the disabled dated June 17, 2010;

Pursuant to the Decree No. 28/2012/NĐ-CP dated April 10, 2012 by the Government providing instructions on the implementation of a number of articles of the Law on the disabled (hereinafter referred to as 28/2012/NĐ-CP);

The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Minister of Health, the Minister of Finance and the Minister of Education and Training promulgate the Joint-Circular providing for the determination of impairment levels made by Impairment assessing Council.

Chapter 1.

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Entities and scope of application

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Joint-Circular provides for the operations of the Impairment assessing Council (hereinafter referred to as Council); methods for determining and re-determining the impairment levels; documents, procedures and process for determining impairment levels; issuance, replacement, re-issuance, revocation of Impairment certificate; expenditure of the determination of impairment levels.

2. Regulated entities of this Joint-Circular include:

a) Disability services;

b) Impairment assessment Council;

c) Members of Impairment assessing Council;

d) The disabled;

dd) Legal representatives of the disabled.

Chapter 2.

OPERATIONS OF THE COUNCIL, METHODS FOR DETERMINING IMPAIRMENT LEVELS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The Impairment assessing Council is established under the decision of the Presidents of the People’s Committees of communes and contains members according to the provisions in clause 2 Article 16 of the Law on the disabled.

2. The Council is operated according to the provisions in clauses 3 and 4 Article 16 of the Law on the disabled.

3. The Council is responsible for determining types and levels of impairment; re-determining impairment levels of the disabled who experienced an event that modifies the impairment level.

4. Responsibilities of the Council’s members:

a) Chairperson of the Council is responsible for organizing and presiding over the operation of the Council;

b) Civil servants of communes who are in charge of labor, war invalids and social affairs issues are responsible for:

- Receiving application papers and application documents;

- Providing the disabled with guidance on completing documents;

- Making records on the content of the Council’s sessions;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Carrying out other tasks assigned by the Chairperson of Council.

c) Heads of the medical stations of communes are responsible for:

- Providing the Council with medical information pertaining to the disabled;

- Carrying out other tasks assigned by the Chairperson of Council.

d) Any members of the Council is responsible for participating in the impairment level determination process, participating in all concluding sessions of the Council, contributing opinions and carrying out tasks assigned by the Council.

5. When the Council is established or when there is change in Council's members, Presidents of People’s Committees of communes are responsible for giving promulgate Decisions on establishment, replacement or addition of Council’s members.

6. Council’s tenure is the same as the one of People’s Committees of communes.

7. Councils may use the seals of People’s Committees of communes.

Article 3. Methods for determining impairment type and impairment levels

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Determination of impairment type for children under 6/under age 6:

Any members of the Council shall observe directly the specific signs of children with disabilities, interview the legal representatives of such children and use “Impairment determination form for children under 6” prescribed in Form No. 02 enclosed herewith to determine the impairment type of children with disabilities.

Members of the Council evaluate only 03 types of impairment: mobility impairment, vision impairment and mental impairment.

b) Determination of impairment type for the disabled aged 6 or older:

Any members of the Council shall observe directly the specific signs of the disabled, interview the disabled or their legal representatives and use “Impairment determination form for the disabled aged 6 or older” prescribed in Form No. 03 enclosed herewith to determine the impairment type of the disabled.

2. Determination of impairment levels:

a) Determination of impairment levels for children under 6:

Any members of the Council shall observe directly the specific signs of children with disabilities, interview the legal representatives of such children and use “Impairment assessment form for children under 6” prescribed in Form No. 04 enclosed herewith to determine the impairment levels of children with disabilities.

b) Determination of impairment level for the disabled aged 6 or older:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter 3.

APPLICATION, PROCEDURES FOR DETERMINATION OF IMPAIRMENT LEVELS AND ISSUANCE OF THE IMPAIRMENT CERTIFICATE

Article 4. Application for determination, re-determination of impairment levels

1. Application for determination of impairment levels shall include:

a) An application form using the Form No. 01 enclosed herewith.

b) Copies of medical documents proving the impairment: medical records, examination papers, and relevant documents (if any)

c) A copy of the conclusion of Medical Examination Council on self-care ability, level of working ability reduction applied to the disabled having been issued with the conclusion of Medical Examination Council before the day on which the Decree No. 28/2012/NĐ-CP takes effect.

2. Application for re-determination of impairment levels shall include:

a) An application form using the Form No. 01 enclosed herewith.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 5. Procedures for determination and re-determination of impairment levels

1. The disabled person or his/her legal representatives who wish to determine impairment levels shall submit 01 application conformable to the provisions in Article 4 of this Joint-Circular to People’s Committees of the communes where the disabled live (family register or ID card shall be presented in order for the receiving officials to check the information on the application form).

2. Within 30 days from the day on which the application form for determination of impairment levels is received, Presidents of People’s Committees of communes shall:

a) Convene the members, send the notification of the time and location for determination to the disabled or their legal representatives:

b) Determine the types and levels of impairment of the disabled person according to the methods and contents prescribed in Article 3 of this Joint-Circular; draw up documents and records of conclusion of the impairment levels determination of the applicant according to the assessment using Form No. 06 enclosed herewith.

If the disabled person has been issued with the conclusion of the Medical Examination Council on self-care ability, level of working ability reduction before the day on which the Decree No. 28/2012/NĐ-CP by the Government takes effect, the Council shall base on the conclusion of the Medical Examination Council to determine the impairment levels according to the provisions in clause 3 Article 4 of the Decree No. 28/2012/NĐ-CP.

3. The determination of impairment levels shall be performed at a People’s Committee of communes or at a medical station. If a disabled person is impossible to reach the determination location specified in the notification prescribed in point a Clause 2 of this Article, the determination shall be carried at his/her residence.

4. With regard to the cases specified in clause 2 Article 15 of the Law on the disabled, the Council shall issue the applicant with a letter of introduction, list the cases and request the Medical Examination Council to take over (via the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs)

Article 6. Procedures for the issuance of impairment certificate

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. With regard to the cases undertaken by Medical Examination Council, Presidents of People’s Committees of communes shall base on the Certificate of impairment using Form No. 07 enclose herewith according to the conclusion of Medical Examination Council about types and levels of impairment.

Article 7. The Certificate of impairment

1. The Certificate of impairment shall ensure the sufficiency of information prescribed in clause 1 Article 19 of the Law on the disabled.

2. The Certificates of impairment shall be printed on rectangular hard papers, size of 9 cm x 12 cm, on a blue background. The contents shall be typed in Times New Roman font (according to the Vietnamese character sets TCVN-6909/2001) according to Form No. 07 enclosed herewith.

3. According to the guidance in Clauses 1 and 2 of this Article, People’s Committees of provinces shall provide guidance, produce forms of the Certificate of impairment and distribute them to communes, wards and towns in local area.

Article 8. Replacement, re-issuance and revocation of the certificate of impairment

1. The procedures for replacement of the Certificate of impairment shall be followed in the following cases:

a) The Certificate of impairment is damaged and no longer usable;

b) Children with disabilities turn 6.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Types or levels of impairment are changed;

b) The Certificate of impairment is lost.

3. In case the Certificate of impairment is issued but the type and level of impairment on the certificate is found untruthful by the inspecting agency, then the Certificate shall be revoked. 

Article 9. Procedures and process for the replacement, re-issuance and revocation of the Certificate of impairment

1. The disabled person or his/her legal representative who requests replacement or re-issuance of the Certificate of impairment shall submit 01 application form using the Form No. 01 enclosed herewith and submit it to People’s Committees of communes where the disabled reside.

People’s Committees of communes shall reissue the Certificate and revoke the old Certificate concurrently.

2. 05 working days later, based on the remained document, Presidents of People’s Committees of communes shall decide whether to replace or re-issue the Certificate of impairment. Particularly for the change of type or level of impairment, the replacement and re-issuance shall be carried out in accordance with the provisions in Articles 5 and 6 of this Joint-Circular.

3. In case the Certificate of impairment is issued but the type or level of impairment is untrue, then based on the petition of the inspector/examiner agency, Presidents of People’s Committees of communes shall revoke and replace the Certificate with the Certificate conformable to the real type and level of impairment.

Chapter 4.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 10. Fund

1. Funding for the determination of impairment levels and issuance of the Certificate of impairment is derived from the annual budget estimate of communes according to the provisions in the Law on State budget and the guiding documents.

2. Funding for the determination of impairment level and issuance of the Certificate of impairment is obtained, allocated, used, managed and settled according to the provisions in the Law on State budget, the Law on Accounting, the guiding documents and the provisions in Article 11 of this Joint-Circular.

Article 11. Spending targets and amount

1. Spending on the determination of types and levels of impairment and the issuance of the Certificate of impairment, including:

a) Spending on stationery; printing of the forms of Certificate of impairment, indexes; purchase of records and documents serving the managing activities. The actual spending according to estimate approved by competent authorities.

b) Spending on the sessions of Impairment assessing Council for:

- Chairperson of the Council: not exceeding VND 70,000 per person per time;

- Council members: not exceeding VND 50,000 per person per time;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Spending on medical examination: according to the provisions of the Circular No. 93/2012/TT-BTC dated June 5, 2012 by the Ministry of Finance providing for amount, the collection, management and use of medical examination expense.

2. Spending on propagating relevant documents and writings serving the determination of impairment levels; spending on training and cultivating professional skill for members of the Council to adopt the regulations on funding for social protection beneficiaries according to applicable regulations.

Chapter 5.

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 12. The reporting activities

Responsibilities of People’s Committees of communes

Making a collective list of the disabled who have been issued with the Certificate of impairment and periodically submitting it to the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs before the June 15 and December 15 of years according to the Form No. 08 enclosed herewith.

b) Responsibilities of Department of Labor, War Invalids and Social Affairs

Making a collective list of the disabled who have been issued with the Certificate of impairment and periodically submitting it to the Services of Labour, War Invalids and Social Affairs before the June 30 and December 30 of years according to the Form No. 09 enclosed herewith.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Making a collective list of the disabled who have been issued with the Certificate of impairment and periodically submitting it to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs before January 15 and July 15 of years according to the Form No. 10 enclosed herewith.

Article 13. Implementation

1. This Joint-Circular takes effect on February 10, 2013

2. The provisions pertaining to the disabled in the Joint Circular No. 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC dated August 18, 2010 expires since the day on which this Joint-Circular takes effect.

Article 14. Responsibilities

1. Relevant Ministries, regulatory bodies, People’s Committees of provinces according to functions and tasks shall monitor the implementation of this Joint-Circular.

2. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Finance, the Ministry of Health and the Ministry of Education and Training for consideration and solution.

 

PP. THE MINISTRER OF HEALTH
THE DEPUTY MINISTER





Nguyen Thi Xuyen

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

PP. THE MINISTER OF EDUCATION AND TRAINING
THE DEPUTY MINISTER




Nguyen Thi Nghia

PP. THE MINISTER OF FINANCE
THE DEPUTY MINISTER





Nguyen Thi Minh

 

Form No. 01

(Enclosed with the Joint-Circular No. 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT dated December 28, 2012)

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------------------

APPLICATION FORM FOR IDENTIFIACATION, RE-DETERMINATION OF IMPAIRMENT LEVELS AND ISSUANCE, REPLACEMENT, RE-ISSUANCE OF CERTIFICATE OF IMPAIRMENT

Dear:

Chairperson of Impairment assessing Council of commune…………………………………….
District:………………………….
Province……………………….

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Full name of the disabled person/representative of the disabled:…………………………………………………………….

ID number………………………………………

Name of the disabled:……………………………………………..Male/Female:………….

Date of birth:……………………..

Hometown……………………………………………………………….

Permanent address…………………………………………………………

Commune…………………………….district………………………………………

Province……..……………………………………………………………….

Summary of personal situation……………….....…………………………………………

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

I hereby apply for:

- Determination/re-determination of impairment levels;

- Issuance/replacement/re-issuance of the Certificate of impairment.

These following documents are enclosed herewith (if any):

The impairment assessment form.

Ÿ Document/Decision/Paper from Medical Examination Council

Ÿ Confirmation papers of medical agency (Hospital/Medical center of districts)

Ÿ Confirmation/Dispensing book/Medical record of mental illness

Ÿ Conclusion record of the Social benefit approval council.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

…………….,date………………..
Signature of the applicant

 

Form No. 02

(Enclosed with the Joint-Circular No. 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT dated December 28, 2012)

PEOPLE’S COMMITTEE OF COMMUNE………………….
IMPAIRMENT ASSESSING COUNCIL
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------

Part A

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Full name:

Date of birth:

Gender: Male/Female

Permanent address:

Province

Father’s name:

Mother’s name:

Full name of representatives of the children (specifically the relationship with the children):

ID number of the representative:                                Date of issue:                 Place of issue:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

No.

Type of impairment

Affirmative

Negative

 

1. Mobility impairment

 

 

1

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

2

Loss of arm(s) or immovability of arm(s)

 

 

3

Loss of leg(s) or immovability of leg(s)

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

2. Vision impairment

 

 

4

Blindness or loss of an eye

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

5

Frequent convulsions

 

 

Conclusion:

Type of impairment:

Note: The Council shall request the Medical Examination Council to take over the determination of cases having signs other than the signs specified above.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

…………….,date………………..
Signature of the assessing official

 

Part B

GUIDANCE ON IMPAIRMENT DETERMINATION FORM FOR CHILDREN UNDER 6:

1. Introduction

- This Form is for the determination of impairment types for children under 6.

+ The Impairment determination form  includes 5 signs of the 03 types of impairment: mobility impairment, vision impairment and mental impairment.

+ The determination of hearing and speech impairment; intellectual disability and other types of impairment of children under 6 requires deep professional knowledge. Therefore, the Council may transfer the cases having signs of such types to Medical Examination Council for determining.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Observing directly the unusual signs of the child with disabilities.

+ Interviewing the carers about unusual signs of the child with disabilities.

2. Guidance on Impairment determination form:

Assessing official shall determine every sign in the  impairment determination form type for children under 6:

- If a sign of a type of impairment is confirmed, such children will be considered suffering the corresponding type of impairment including mobility impairment or vision impairment or mental impairment.

- If a child is considered suffering from multiple types of impairment, all such types shall be specified in the conclusion of the Impairment determination form. For instance, a child may suffer from 2 or 3 types of impairment: mobility impairment, vision impairment and mental impairment.

- After determining the type of impairment, impairment level of children shall be identified.

- The Council shall request the Medical Examination Council to take over the determination of cases having signs other than the signs specified in the  Impairment determination form or there are difficulties in determining the type of impairment.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(Enclosed with the Joint-Circular No. 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT dated December 28, 2012)

PEOPLE’S COMMITTEE OF COMMUNE………………….
IMPAIRMENT ASSESSING COUNCIL

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness

 

Part A

IMPAIRMENT DETERMINATION FORM FOR CHILDREN AGED 6 OR OLDERAGED 6 OR OLDER:

Full name:

Date of birth:

Gender: Male/Female

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Province

Father’s name:

Mother’s name:

Name of wife/husband:

Full name of representatives of the disabled (specifically the relationship with the disabled):               

ID number of the representative:                Date of issue:         Place of issue:

The signs of impairment on the disabled Put “X” in the “Affirmative” column for the appropriate signs

No.

Type of impairment

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Negative

 

1. Mobility impairment

 

 

1

Difficulties in activities like sitting, standing and walking

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Weakness, paralysis, or limited movements of arms, legs, back, neck

 

 

3

Malformation of arms, legs, back, neck

 

 

 

2. Hearing and speech impairment

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

4

Difficulty or inability to speak

 

 

5

Difficulties in hearing or inability to hear

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Malformation of ears, nose and mouth

 

 

 

3. Vision impairment

 

 

7

 Difficulties in seeing or inability to see objects

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

8

Difficulties in differentiating colors or inability to differentiate colors

 

 

9

Malformation of eye zone

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Mental impairment

 

 

10

The patient usually stay alone, never talk to anyone or care about anything.

 

 

11

The patient have unusual behaviors like being roused, angry or causelessly fear or have self-harming behaviors including head-banging, hand-biting

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

12

The patient suddenly stop all activities to gaze at something without blink, convulse limbs, lips or suddenly fall out, convulse, foam at mouth and have no response to sound

 

 

 

5. Intellectual disability

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The patient have difficulties in recognizing family or in communicating compared with people at the same age

 

 

14

The patient is sluggish, doltish or unable to do even a simple thing compared with people at the same age) in spite of being instructed.

 

 

15

The patient have difficulties in studying (reading, writing and calculating) compared with people at the same age because of mental retardation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

6. Other disabilities

 

 

16

Reduction in ability to perform the activities in studying and working because of anesthesia despite being treated for 3 months.

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Reduction in ability to perform the activities in studying and working because of ? despite being treated for 3 constant months.

 

 

18

Reduction in ability to perform the activities in studying and working because of  other reasons

 

 

Conclusion:

Type of impairment:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

…………….,date………………..
Signature of the assessing official

 

Part B

GUIDANCE ON IMPAIRMENT DETERMINATION FORM FOR THE DISABLED AGED 6 OR OLDER

1. Introduction

This Form is for determination of impairment type for the disabled aged 6 or older: This form is based on disability determination questions by the World Health Organization (WHO) and is modified according to:

- The division of impairment type in the Law on the disabled of Vietnam.

- The concepts of disability of the WHO

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Impairment determination form includes 18 signs of the 6 types of impairment: mobility impairment, hearing and speech impairment, vision impairment, mental impairment, intellectual disability and other disabilities.

2. Methods for determining impairment type

The assessing official shall combine 2 following methods:

- Observing directly the unusual signs of the disabled in daily life.

Interviewing the disabled or their carers about signs and their abilities

3. Guidance on Impairment determination form:

Assessing official shall examine every sign specified in the Impairment determination form for children aged 6 or older:

- If one of three signs of a type of impairment is confirmed, such children will be identified as the corresponding type of impairment.

- A disabled person may suffer from 1 or multiple types of impairment If a child is identified suffering from multiple types of impairment, all such types shall be specified in the conclusion of the Impairment determination form,. For instance, a disabled person may suffer from 2 or 3 types of impairment: mobility impairment, hearing and speech impairment, vision impairment, intellectual disability...

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Form No. 04

(Enclosed with the Joint-Circular No. 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT dated December 28, 2012)

PEOPLE’S COMMITTEE OF COMMUNE………………….
IMPAIRMENT ASSESSING COUNCIL
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------

IMPAIRMENT ASSESSMENT FORM FOR CHILDREN UNDER 6

Full name:

Date of birth:

Gender: Male/Female

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Father’s name:

Mother’s name:

Full name of representatives of the disabled (specifically the relationship with the disabled):

ID number of the representative:                Date of issue:         Place of issue:

The impairment assessment table Observing directly the unusual signs of the children with disabilities and put “X” in the “Affirmative” column for the appropriate signs

Conditions

Signs (DÙNG DANH TỪ)

Affirmative

Negative

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

Full body flaccid paralysis or spastic paralysis

 

 

Loss of arms

 

 

Loss of legs

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Loss of an arm and a leg

 

 

Blindness or loss of eyes

 

 

Very usual suffering from convulsions (at least 15 fits per month)

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Serious impairment

 

 

 Immovability of arms or legs

 

 

Loss of an arm

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

Blindness in one eye

 

 

Loss of an eye

 

 

Usual suffering from convulsions usually (from 4 to 14 fits per month)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Conclusion:

Note: If a child has signs other than those signs above and the Council fail to determine the impairment levels, the Council shall note “Undetermined" in the conclusion and transfer such case to the Medical Examination Council.

 

 

…………….,date………………..
Signature of the assessing official

 

Part B

GUIDANCE ON IMPAIRMENT ASSESSMENT FORM FOR CHILDREN UNDER 6:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This form is for the assessment of extremely serious impairment and serious impairment of the children with disabilities who are under 6 according to 3 types of impairment: mobility impairment, vision impairment and mental impairment. This form is based on:

- The division of type and level of impairment in the Law on the disabled of Vietnam.

-  Development features of the children

2. Methods for determining the impairment level for the children under 6

The assessing official shall combine 2 methods:

- Observing directly the unusual signs of the children with disabilities. This is the main method for determining the impairment level.

- Interviewing the carers about unusual signs specified in the form.

The assessing official shall determine the impairment level of children according to the information from observation and interview.

3. Guidance on Impairment assessment form for children under 6:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Extremely serious impairment: if the disabled child have 6 following signs: be flaccid or rigid all over; lack arms; lack legs; lack an arm and a leg; be blind in eyes or lack eyes; suffer from convulsions very usually (at least 15 fits per month)

- Serious impairment: if the disabled child have 6 following signs: immovability of arms or legs; loss of an arm; loss of a leg; blindness in one eye; loss of an eye; usual suffering from convulsions (from 4 to 14 fits per month);

4. Rules for assessment

- In case there is unreliable information in the assessing process, the Council shall carry out a re-assessment to come to an accuracy conclusion

- If a child is identified suffering 1 of 3 types of impairment (mobility impairment, vision impairment and mental impairment) and has signs other than those specified in Form No. 02 part A, the Council shall transfer such case to Medical Examination Council for accuracy conclusion.

 

Form No. 05

(Enclosed with the Joint-Circular No. 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT dated December 28, 2012)

PEOPLE’S COMMITTEE OF COMMUNE………………….
IMPAIRMENT ASSESSING COUNCIL
--------

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Part A

IMPAIRMENT ASSESSMENT FORM FOR THE DISABLED AGED 6 OR OLDER

Full name:

Date of birth:

Gender: Male/Female

Permanent address:

Province

Father’s name:

Mother’s name:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Full name of representatives of the disabled (specifically the relationship with the disabled):       

ID number of the representative:        Date of issue:     Place of issue:

The signs of impairment on the disabled Score the appropriate signs

Ability

Activities

Able to do (2 pts)

Able to do with help (1 pt)

Unable to do (0 pt)

Undetermined (put an “X” in the box)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

2. Eating and drinking

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

4. Personal hygiene (including brushing, face washing, bathing and showering...)

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

6. Hearing and understanding what people say

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

8. Participating in housework like folding clothes, sweeping, washing dishes, cooking,

 

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Extremely serious impairment: 0 - 4 pts

Serious impairment: 5 - 11 pts

Mild impairment: at least 12 pts

Note: If the Council fail to identify the impairment level, the Council shall put an “X” in the column “Undetermined" for corresponding criterion.

 

 

…………….,date………………..
Signature of the assessing official

 

Part B

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. General introduction:

This form is for the assessment of impairment type for the disabled aged 6 or older:

The Impairment assessment form is based on:

- The division of type and level of impairment in the Law on the disabled of Vietnam.

- Definition and characteristics of each type of impairment

- Activities of daily living of a normal person in Vietnamese social conditions.

- Instruments for screening, diagnosing, assessing of impairment of developed countries (USA, Japan, UK...)

2. Methods for determining impairment level

The assessing official shall combine 2 methods:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Interviewing the disabled or their carers about the abilities to perform the activities specified in the form.

The assessing official shall determine the ability level of each activity of the disabled according to the information from observation and interview.

3. Guidance on the impairment assessment form:

The form consist of 8 simple activities serving daily living. For each activity, the assessing official shall determine the ability of the disabled according to 3 levels:

- “Able to do”: the disabled person is able to perform the activity independently without need for help.

- “Able to do with help”: the disabled person is able to perform independently some small steps in the activity; or the disabled person is able to perform the activity with some help. Such help include 2 kinds:

+ Instruments: a disabled person can perform an activity with help of instruments such as stick, splints, crutch, prosthesis, hearing aid, optical aid...

+ Helpers: a disabled person can only perform an activity with help of other persons.

- “Unable to do”: The disabled person is totally unable to perform any steps of the activity, totally depended on helpers. The assessing official shall determine the ability level of the disabled according to their performance in each activity.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

√ If the activity is evaluated “able to do”: write 2 pts in the corresponding box.

√ If the activity is evaluated “able to do with help”: write 1 pt in the corresponding box.

√ If the activity is evaluated “unable to do”: write 0 pt in the corresponding box.

√ If ability level is not identifiable, put an “X” in the corresponding box.

* The activities are evaluated as follows:

Activity 1 - “Walking":

- Able to do: If the disabled person can walk without difficult and without help.

- Able to do with help: if the disabled person has difficulties in walking or need stick, splints, crutch, prosthesis or helpers.

- Unable to do: if the disabled person is immobilized or needs to use wheelchair or has to be carried by another person.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Able to do: If the disabled person can perform independently the activity including taking bowls, picking and spooning, chewing without difficult and without help

- Able to do with help: if the disabled person has difficulties in chewing and swallowing or needs help in eating process like spoon rice, finding food or holding bowls.

- Unable to do: if the disabled is totally unable to pick up food or spoon/pick up food to eat by himself/herself.

Activity 3 - “Toilet hygiene”:

- Able to do: If the disabled person can perform independently the activity including moving to the toilet without difficult and without help.

- Able to do with help: if the disabled person has difficulties when going to the toilet or has difficulties in urination or defecation that needs help from another person or instruments.

- Unable to do: if the disabled person is totally unable to control their urination or defecation and always need help from another person.

Activity 4 - Personal hygiene (including brushing, face washing, bathing and showering...)

- Able to do: If the disabled person can person can perform independently the activity including moving to bathroom, using personal hygiene items with no need of help.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Unable to do: if the disabled person is totally unable to perform the personal hygiene and always needs help from another person.

Activity 5 - “Dressing”:

- Able to do: If the disabled person can perform the activity without difficulties including taking clothes, sitting down, standing up during the changing process without difficulties and without help.

- Able to do with help: if the disabled have difficulty when

- Unable to do: if the disabled person is totally unable to perform the dressing and always needs help from other person.

Activity 6 – “Hearing and understanding what the people say”

- The assessing official may request the disabled person to do two of the following activities (the assessing official may ask the disabled person's family member to utter the question to avoid misunderstanding due to being unfamiliar with voice): Show me the chair!; Give me the book!; Take me the glass of water!; Stand up!; Sit down!; Go to the kitchen and bring me a bowl!; Do you know this....? (point at the member of his/her family)...

- Able to do: If the disabled person can hear and independently perform the activities according to the request without any help.

- Able to do with help: if the disabled person has difficulty in hearing and understanding the requests and needs help from another person or instrument like hearing-aid.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Activity 7 – “Express wishes and thinking in speech”;

The assessing official may request the disabled person to answer two of the following questions (the assessing official may ask the disabled person's family member to avoid misunderstanding): Have you had meal?  Would you like to drink something? What do you want? How long have you been in this condition? ...

- - Able to do: If the disabled person can answer clearly, fluently without any help.

- Able to do with help: if the disabled person has difficulty in answering the questions and need to use sign, stutter, lisp, double Dutch or need help from another person.

- Unable to do: if the disabled is totally unable to understand and answer.

Activity 8 – “Participating in housework like folding clothes, sweeping, washing dishes, cooking”:

Ask the disabled person or his/her carer if he/she can do two of the listed activities (folding clothes, sweeping, washing dishes, cooking...)

-  Able to do: If the disabled person can do without difficult and without help.

- Able to do with help: if the disabled person can perform partially the activity or need help to complete the activity.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

After assessing, total score of the 8 activities shall be calculated. Conclusion:

Extremely serious impairment: 0 - 4 pts

Serious impairment: 5 - 11 pts

Mild impairment: at least 12 pts

4. Rules for assessment

- In case there is information suspicious in the assessing process, the Council shall arrange a re-assessment to come to an accuracy conclusion

- If a disabled person has a sign that is evaluated “Undetermined”, the Council shall transfer such case to the Medical Examination Council for an accuracy conclusion.

 

;

Thông tư liên tịch 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT quy định việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế - Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu: 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT
Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Người ký: Nguyễn Thị Xuyên, Nguyễn Trọng Đàm, Nguyễn Thị Nghĩa, Nguyễn Thị Minh
Ngày ban hành: 28/12/2012
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [1]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [1]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [4]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Thông tư liên tịch 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT quy định việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế - Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [3]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…