BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 48/2016/TT-BYT |
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2016 |
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA TỔ CHỨC GIÁM ĐỊNH PHÁP Y CÔNG LẬP THUỘC NGÀNH Y TẾ
Căn cứ Luật giám định tư pháp số 13/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 và Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật giám định tư pháp;
Căn cứ Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động;
Căn cứ Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch;
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định chế độ làm việc của tổ chức pháp y công lập thuộc ngành y tế.
Thông tư này quy định chế độ làm việc của tổ chức giám định pháp y công lập thuộc ngành y tế, bao gồm: thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, số người thường trực, chế độ thường trực và phụ cấp thường trực.
1. Tổ chức giám định pháp y công lập thuộc ngành y tế, gồm: Viện pháp y quốc gia, Trung tâm pháp y tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Trung tâm pháp y cấp tỉnh).
2. Đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Viện pháp y quốc gia hoặc Trung tâm pháp y cấp tỉnh, bao gồm: Giám định viên và người giúp việc cho Giám định viên (trợ lý; kỹ thuật viên; y công) tham gia trực tiếp vào quá trình thực hiện giám định pháp y.
THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI, CHẾ ĐỘ THƯỜNG TRỰC
Thời giờ làm việc của Tổ chức giám định pháp y công lập thuộc ngành y tế làm việc theo giờ hành chính, cụ thể như sau:
1. Giám định viên và người giúp việc cho Giám định viên: Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong một ngày và không quá 30 giờ trong một tuần.
2. Các đối tượng khác: Thời giờ làm việc không quá 08 giờ trong một ngày và không quá 40 giờ trong một tuần.
Điều 4. Làm thêm giờ, thời giờ nghỉ ngơi
1. Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc để được hưởng lương của các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động (sau đây gọi là Nghị định số 45/2013/NĐ-CP).
2. Làm thêm giờ của các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này thực hiện theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 45/2013/NĐ-CP.
3. Thời giờ nghỉ ngơi của các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư này thực hiện theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP.
1. Tổ chức giám định pháp y công lập thuộc ngành y tế thực hiện chế độ thường trực 24/24 giờ tại trụ sở. Các phiên thường trực phải tổ chức chặt chẽ, để bảo đảm tiếp nhận kịp thời việc trưng cầu giám định và tổ chức thực hiện giám định.
2. Nhân lực cho 01 phiên trực không quá 04 người, gồm Giám định viên và người giúp việc (sau đây gọi chung là người tham gia thường trực).
3. Nghỉ bù trực: Người tham gia thường trực 24/24 giờ được nghỉ và được hưởng nguyên lương sau khi tham gia thường trực như sau:
a) Trực vào ngày thường, ngày nghỉ hằng tuần: được nghỉ bù 01 ngày vào ngày liền kề sau phiên trực; Trực vào ngày lễ, Tết: được nghỉ bù 02 ngày.
b) Trường hợp đơn vị không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian cho người lao động thì thủ trưởng đơn vị phải trả tiền lương làm thêm giờ theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Căn cứ vào quy định tại Thông tư này, căn cứ tình hình thực tế và nhân lực của tổ chức pháp y công lập, Thủ trưởng hoặc người đứng đầu tổ chức giám định pháp y công lập phải ban hành Quy chế thường trực cụ thể và triển khai thực hiện Quy chế này tại cơ sở.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2017.
1. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế làm đầu mối phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch Tài chính, Thanh tra Bộ và Viện Pháp y Quốc gia hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư này;
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo: Sở Y tế, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Sở Tư pháp và các cơ quan có liên quan có trách nhiệm hướng dẫn triển khai và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định tại Thông tư này.
3. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn Trung tâm Pháp y tỉnh triển khai thực hiện chế độ làm việc theo quy định tại Thông tư này;
b) Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chế độ làm việc tại Trung tâm Pháp y thuộc thẩm quyền quản lý.
4. Viện Pháp y Quốc gia, Trung tâm Pháp y cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trường hợp các văn bản dẫn chiếu trong Thông tư này được thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo văn bản thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung đó.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời bằng văn bản về Bộ Y tế (Cục Quản lý khám, chữa bệnh) để xem xét, giải quyết./.
|
BỘ TRƯỞNG |
Thông tư 48/2016/TT-BYT quy định chế độ làm việc của tổ chức giám định pháp y công lập thuộc ngành y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Số hiệu: | 48/2016/TT-BYT |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế |
Người ký: | Nguyễn Thị Kim Tiến |
Ngày ban hành: | 30/12/2016 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 48/2016/TT-BYT quy định chế độ làm việc của tổ chức giám định pháp y công lập thuộc ngành y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Chưa có Video