BỘ
CÔNG THƯƠNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 47/2010/TT-BCT |
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2010 |
Căn cứ Nghị định số
189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Luật Chất lượng Sản phẩm, hàng hoá và Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày
31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá;
Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm và Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày
07 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm;
Căn cứ Nghị định số 79/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ quy định
hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm;
Căn cứ Nghị định số 40/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về sản
xuất, kinh doanh rượu;
Bộ Công Thương quy định việc kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm
đối với sản phẩm thực phẩm trong quá trình sản xuất thuộc trách nhiệm quản lý
Nhà nước của Bộ Công Thương trước khi đưa ra thị trường như sau:
Thông tư này quy định việc kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm (CL, VSATTP) đối với sản phẩm thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương trước khi đưa ra thị trường bao gồm:
a) Sản phẩm Bia- Rượu - Nước giải khát;
b) Sản phẩm sữa chế biến;
c) Sản phẩm dầu thực vật;
d) Sản phẩm chế biến bột và tinh bột.
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến sản phẩm thực phẩm được quy định tại Điều 1 của Thông tư này có đăng ký kinh doanh tại Việt Nam trước khi đưa ra thị trường.
2. Các cơ quan kiểm tra CL, VSATTP.
Trong Thông tư này, một số từ ngữ được hiểu như sau:
1. Cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm (sau đây gọi tắt là cơ sở sản xuất) là nơi diễn ra một hoặc nhiều hoạt động xử lý làm thay đổi căn bản kết cấu tự nhiên của nguyên liệu, bao gói, bảo quản để đưa ra thị trường.
2. Chất lượng sản phẩm là mức độ của các đặc tính của sản phẩm, đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
3. Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) là các điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo thực phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng con người.
4. Kiểm tra là việc đánh giá mức độ đáp ứng của các cơ sở sản xuất sản phẩm thực phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở, quy định kỹ thuật về CL, VSATTP theo quy định hiện hành.
5. Kiểm nghiệm thực phẩm là việc thực hiện một hoặc một số hoạt động thử nghiệm, đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bổ sung vào thực phẩm, bao gói, dụng cụ, vật liệu chứa đựng thực phẩm.
6. Đưa ra thị trường là việc cơ sở sản xuất tự tiêu thụ hoặc cho, bán, tặng, trao đổi với tổ chức, cá nhân khác.
Việc kiểm tra CL, VSATTP phải đảm bảo nguyên tắc sau:
1. Dựa trên đánh giá rủi ro đối với từng loại hình cơ sở sản xuất sản phẩm thực phẩm.
2. Rõ ràng, minh bạch; đảm bảo đúng đối tượng, hiệu quả nhưng không gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của cơ sở sản xuất được kiểm tra.
3. Trung thực, khách quan, thành viên Đoàn kiểm tra không có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp về lợi ích kinh tế với cơ sở được kiểm tra.
1. Kinh phí thực hiện kiểm tra đảm bảo CL, VSATTP các cơ sở sản xuất thực phẩm trước khi đưa ra thị trường được đưa vào nguồn kinh phí chi thường xuyên do ngân sách Nhà nước cấp theo quy định hiện hành.
2. Các cơ quan theo phân công có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí thực hiện hàng năm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA TRONG
SẢN XUẤT
Căn cứ để kiểm tra bao gồm:
a) Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, các tiêu chuẩn công bố áp dụng, các văn bản quy định về đảm bảo VSATTP do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành;
b) Các căn cứ kiểm tra chất lượng trong sản xuất theo Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Nội dung kiểm tra bao gồm:
1. Đăng ký kinh doanh phù hợp với ngành nghề kinh doanh;
2. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
3. Giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và những người trực tiếp sản xuất thực phẩm;
4. Phiếu khám sức khỏe đối với người lao động theo quy định của pháp luật;
5. Phiếu kiểm nghiệm nước định kỳ dùng cho sản xuất, sinh hoạt;
6. Quyết định và công bố các tiêu chuẩn sản phẩm;
7. Các điều kiện vệ sinh chung đối với cơ sở sản xuất thực phẩm theo quy định của pháp luật;
8. Các quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm công bố áp dụng;
9. Việc thực hiện các quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật CL, VSATTP và các văn bản quy định về CL, VSATTP do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành;
10. Kết quả kiểm nghiệm mẫu phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đã được thực hiện tại cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước quy định;
11. Nội dung ghi nhãn theo quy định về nhãn hàng hóa và các văn bản quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa thực phẩm;
12. Lấy mẫu để kiểm nghiệm kiểm chứng đối với sản phẩm không đảm bảo về CL, VSATTP theo Phụ lục III của Thông tư này;
13. Các điều kiện đảm bảo CL, VSATTP về toàn bộ quá trình sản xuất thực phẩm và chỉ tiêu định mức kỹ thuật của sản phẩm;
14. Hồ sơ lưu giữ chứng từ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu sản phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất thực phẩm;
15. Việc thực hiện quản lý CL, VSATTP đối với cơ sở áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 và HACCP, ISO 22000;
16. Biên bản thanh tra, kiểm tra gần nhất;
17. Kiểm tra Giấy phép sản xuất rượu đối với các cơ sở sản xuất rượu.
Điều 8. Xây dựng kế hoạch kiểm tra
1. Kế hoạch kiểm tra định kỳ
a) Căn cứ vào tình hình thực tế, yêu cầu kiểm tra CL, VSATTP đối với từng cơ sở, cơ quan kiểm tra xây dựng kế hoạch kiểm tra về CL, VSATTP và dự trù kinh phí thực hiện kế hoạch trước ngày 01 tháng 11 hàng năm; Kế hoạch kiểm tra phải xác định cụ thể sản phẩm của cơ sở sản xuất và nội dung kiểm tra;
b) Cơ quan kiểm tra phải thông báo kế hoạch kiểm tra cho cơ sở sản xuất trước 15 ngày kiểm tra.
2. Kiểm tra đột xuất
Cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra đột xuất trong các trường hợp sau:
a) Khi có sản phẩm vi phạm các quy định về chất lượng, VSATTP;
b) Khi có cảnh báo của các tổ chức về chất lượng, VSATTP;
c) Theo yêu cầu quản lý Nhà nước về chất lượng, VSATTP.
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN
CỦA CƠ QUAN KIỂM TRA, CƠ SỞ SẢN XUẤT THỰC PHẨM
1. Giao Vụ Công nghiệp nhẹ – Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Bộ chịu trách nhiệm kiểm tra các cơ sở sản xuất thực phẩm theo Danh mục tại Phụ lục I của Thông tư này.
2. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh, thành phố không nằm trong Danh mục tại Phụ lục I của Thông tư này và những cơ sở sản xuất thực phẩm tại khoản 1 Điều này theo yêu cầu của Bộ Công Thương.
Điều 10. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan kiểm tra
1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra CL, VSATTP hàng năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra về Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Công Thương.
3. Yêu cầu cơ sở sản xuất xuất trình các tài liệu liên quan và cung cấp bản sao các tài liệu khi cần thiết và xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra theo Điều 30 của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
4. Lấy mẫu để kiểm nghiệm khi cần thiết.
5. Thông báo cho cơ sở sản xuất kết quả kiểm tra; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật; công bố danh sách các cơ sở sản xuất vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng trong trường hợp không thực hiện các yêu cầu kết quả kiểm tra trong thông báo.
6. Bảo vệ bí mật thông tin, tài liệu, kết quả kiểm tra liên quan đến cơ sở sản xuất thực phẩm được kiểm tra khi chưa có kết luận chính xác.
7. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra, kết luận có liên quan.
Điều 11. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ sở sản xuất thực phẩm
1. Cung cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm cần kiểm tra theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này.
2. Chấp hành hoạt động kiểm tra đảm bảo CL, VSATTP của cơ quan kiểm tra và xử lý vi phạm của cơ quan có thẩm quyền.
3. Báo cáo cơ quan trực tiếp quản lý, khi sản phẩm sản xuất không đảm bảo CL, VSATTP về nội dung, kế hoạch khắc phục sản phẩm vi phạm CL, VSATTP.
4. Duy trì điều kiện đảm bảo CL, VSATTP theo quy định. Khắc phục, sửa chữa các lỗi đã nêu trong biên bản kiểm tra và báo cáo cơ quan kiểm tra.
5. Kiến nghị, khiếu nại kết luận của Đoàn kiểm tra theo quy định của pháp luật.
6. Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
1. Trong quá trình kiểm tra các cơ sở sản xuất không tuân thủ theo quy trình sản xuất, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về CL, VSATTP, tiêu chuẩn công bố áp dụng và các văn bản quy định về VSATTP do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành, Đoàn kiểm tra lập biên bản theo Phụ lục II của Thông tư này và thông báo kết quả kiểm tra đến cơ sở sản xuất.
2. Đối với sản phẩm không đạt yêu cầu về CL, VSATTP theo quy định, Đoàn kiểm tra lập biên bản yêu cầu cơ sở sản xuất khắc phục phần sai sót của sản phẩm để đảm bảo chất lượng trước khi đưa ra thị trường; yêu cầu cơ sở sản xuất phải thu hồi những sản phẩm không đảm bảo CL, VSATTP đã đưa ra lưu thông trên thị trường.
3. Trường hợp có đầy đủ bằng chứng cho thấy sản phẩm sản xuất ra không đảm bảo CL, VSATTP nhưng cơ sở sản xuất không thực hiện các yêu cầu trong thông báo của Đoàn kiểm tra hoặc tái phạm nhiều lần, Đoàn kiểm tra sẽ kiến nghị cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật và thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2011.
Vụ Công nghiệp nhẹ, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tập hợp các ý kiến đề xuất của các tổ chức, cá nhân về những vướng mắc trong việc thực hiện Thông tư, báo cáo Bộ Công Thương xem xét để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
DANH MỤC CƠ SỞ SẢN XUẤT DO BỘ CÔNG THƯƠNG CHỊU TRÁCH
NHIỆM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG, VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 47 /2010/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2010 của
Bộ trưởng Bộ Công Thương)
STT |
Sản phẩm |
Quy mô |
1 |
Rượu |
Công suất thiết kế 3.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên |
2 |
Bia |
Công suất thiết kế từ 50.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên |
3 |
Nước giải khát |
Công suất thiết kế từ 20.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên |
4 |
Sữa chế biến |
Công suất thiết kế từ 20.000.000 lít sản phẩm/năm trở lên |
5 |
Dầu thực vật |
Công suất thiết kế từ 50.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
6 |
Bánh kẹo |
Công suất thiết kế từ 20.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
7 |
Mì ăn liền |
Công suất thiết kế từ 3.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 47 /2010/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2010
của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
(1) |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BIÊN
BẢN KIỂM TRA
Thực hiện Quyết định số /QĐ-..... ngày.......tháng.......năm......của.... (2) về việc thành lập Đoàn kiểm tra CL,VSATTP, hôm nay vào hồi.........giờ….......ngày........tháng........năm......
Đoàn kiểm tra, tiến hành làm việc tại Cơ sở sản xuất thực phẩm............................., kết quả như sau:
I. Thông
tin chung
Tên cơ sở sản xuất thực phẩm được kiểm tra:…… ……………………...........
Địa chỉ:………………………………………………………………….................
Điện thoại:.................................Fax:......................
Giấy phép kinh doanh số:……....do…....................cấp............... ngày..............
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP số:…....do…....cấp......ngày...
Giấy chứng nhận HACCP, ISO (nếu có), ghi rõ tên tổ chức cấp, ngày............. tháng...... năm...... cấp
Tổng số người lao động….......Trong đó số người tham gia trực tiếp.......... sản xuất, bảo quản, vận chuyển thực phẩm........
Đoàn kiểm tra được thành lập theo quyết định số:.............................................
Thành phần đoàn kiểm tra gồm các Ông (Bà) có tên sau đây: ..........................
9. Đại diện cơ sở kiểm tra........................................................................................
II. Nội
dung và kết quả kiểm tra
Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về CL, VSATTP.
Số TT |
Nội dung kiểm tra |
Kết quả thực hiện |
1 |
Các quy định của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm; Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm và các văn bản quy định về đảm bảo VSATTP do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành |
|
2 |
Các quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa |
|
3 |
Các quy định về ghi nhãn hàng hóa theo Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ và các quy định về ghi nhãn hàng hóa thực phẩm |
|
4 |
Thực hiện việc quản lý chất lượng, VSATTP đối với cơ sở áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 và HACCP, ISO 22000 |
|
5 |
Các quy định của Nghị định 40/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu |
|
6 |
Các quy định khác về bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành |
|
III. Kết
luận, kiến nghị và xử lý
Kết luận
Các quy định cơ sở sản xuất thực hiện tốt:………….......................................
..................................................................................................................................
1.2. Những mặt còn tồn tại: .....................................................................................
..................................................................................................................................
Kiến nghị
2.1. Kiến nghị của Đoàn kiểm tra đối với cơ sở sản xuất
……………………………………………………………………………………..…
2.2. Kiến nghị của cơ sở sản xuất đối với Đoàn kiểm tra
.......................................................................................................................................
Xử lý
……………………………………………………………………………………..….
Đoàn kiểm tra kết thúc hồi.........giờ........ngày.......tháng .......năm......
Biên bản được lập thành 02 bản có nội dung như nhau. Biên bản đã được đọc lại cho những người có tên trên cùng nghe, công nhận nội dung ghi trong biên bản là đúng và ký tên. 01 bản được giao cho Đoàn kiểm tra và 01 bản được giao cho cơ sở sản xuất được kiểm tra.
Đại
diện cơ sở sản xuất được kiểm tra (Ký tên, đóng dấu) |
Trưởng
đoàn kiểm tra (Ký tên) |
Ghi chú:
(1) Tên Cơ quan kiểm tra (Bộ Công Thương hoặc Sở Công Thương thuộc UBND cấp tỉnh).
(2) Người đứng đầu Cơ quan kiểm tra.
MẪU BIÊN BẢN LẤY MẪU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 47 /2010/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2010
của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
(1) |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
............. , ngày tháng năm 201 |
BIÊN
BẢN LẤY MẪU
Số.............
Tên cơ sở sản xuất được kiểm tra:………………………………....................................
2. Địa chỉ:……………………………………………..........................................................
3. Đại diện cơ sở sản xuất (họ tên, chức vụ) ........................................................................
4. Người lấy mẫu (Họ tên, chức danh, đơn vị) ....................................................................
5. Ngày lấy mẫu........giờ.......... ngày.......... tháng.........năm 201..
Gồm 3 mẫu : 01 mẫu để gửi đi kiểm nghiệm; 01 mẫu để lưu tại cơ quan kiểm tra; 01 để lưu tại cơ sở sản xuất
STT |
Tên mẫu, ký hiệu, ngày sản xuất, hạn sử dụng, đơn vị đóng gói nhỏ nhất |
Địa điểm lấy mẫu |
Lượng mẫu |
Quy cách niêm phong |
Mã số mẫu |
Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
Biên bản được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, đã được các bên thông qua, Đoàn kiểm tra giữ 01 bản, cơ sở sản xuất được kiểm tra giữ 01 bản./.
Đại
diện cơ sở sản xuất được lấy mẫu (Ký tên, đóng dấu) |
Trưởng
đoàn kiểm tra (Ký tên) |
Cán
bộ lấy mẫu (Ký tên) |
Thành
viên khác trong đoàn (Ký tên) |
Ghi chú:
(1) Tên Cơ quan kiểm tra (Bộ Công Thương hoặc Sở Công Thương thuộc UBND cấp tỉnh).
THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 47/2010/TT-BCT |
Hanoi, December 31, 2010 |
CIRCULAR
ON THE INSPECTION OF FOOD QUALITY, SAFETY AND HYGIENE DURING THEIR PRODUCTION UNDER THE MANAGEMENT OF THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE
Pursuant to the Government's Decree No. 189/2007/NĐ-CP dated December 27, 2007 on defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;
Pursuant to the Law on Product and goods quality, and the Government's Decree No. 132/2008/NĐ-CP dated December 31, 2008, detailing the implementation of a number of articles of the Law on Product and goods quality;
Pursuant to the Ordinance on food safety and hygiene, and the Government's Decree No. 163/2004/NĐ-CP dated September 07, 2004, detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on food safety and hygiene;;
Pursuant to the Government's Decree No. 79/2008/NĐ-CP dated July 18, 2008, on the system of management, inspection, and tests of food safety and hygiene;
Pursuant to the Government's Decree No. 40/2008/NĐ-CP dated April 07, 2008, on the producing and trading wine;
The Ministry of Industry and Trade prescribes the inspection of food quality, safety and hygiene during their production under the State management of the Ministry of Industry and Trade before being put on the market as follows:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation
This Circular prescribes the inspection of the quality, safety and hygiene of food under the State management of the Ministry of Industry and Trade before putting on the market, including:
a) Beer – Wine – Drink;
b) Milk and dairy;
c) Vegetable oil;
d) Starch and powder.
Article 2. Subjects of application
This Circular is applicable to:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. The agencies that inspect the food quality, safety and hygiene.
Article 3. Interpretation of terms
The terms in this Circular are construed as follows:
1. Facilities that produce and process food (hereinafter referred to as producing facilities) are places where one or multiple processes that change the natural structure of the ingredients, that package and preserve food, take place before putting on the market.
2. Product quality is the fulfillment of the requirements of the announced standards and the corresponding technical regulations.
3. Food safety and hygiene are the necessary conditions and measures for ensuring that the food does not harm human life and health.
4. Inspection is the assessment of the conformity of the food-producing facilities with the national technical regulations and standards, internal organizations, and current technical provisions on food quality, safety and hygiene.
5. Food testing is one or multiple activities of testing and assessing the conformity of food, food additives, substances supporting food processing, food supplements, packaging, tools, and food containers with the corresponding technical regulations and standards.
6. Putting on the market is the sale, donation, or exchange of food made by the producing facilities with other organizations and individuals.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The inspection of food quality, safety and hygiene must follow the following principles
1. Based on the risk assessment of each kind of food-producing facilities
2. Explicit and transparent; efficient without affecting the production of the inspected facilities.
3. Honest and objective, the members of the Inspectorate are not directly or indirectly involved in economic interests with the inspected facilities.
Article 5. Budget
1. The budget for inspection of quality, safety and hygiene of food before putting on the market is included in the regular expense covered by the State budget under current provisions.
2. The assigned agencies must submit the annual budget plan and estimate to competent authorities for approval.
Chapter II
INSPECTION IN PRODUCTION
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The bases for inspection include:
a) The corresponding technical regulations and standards, the announced standards, the documents on food safety and hygiene promulgated by competent State management agencies;
b) The bases for quality inspection in the Government's Decree No. 132/2008/NĐ-CP dated December 31, 2008, detailing the implementation of a number of articles of the Law on Product and goods quality.
Article 7. Inspection content
The inspection content includes:
1. The business registration in conformity with the business line;
2. The Certificate of the fulfillment of food safety conditions;
3. The Certificate of knowledge about food safety and hygiene of the facility food safety and hygiene of the facility owner and the people directly producing food;
4. The health-check certificates of employees as prescribed by law;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6. The Decision on announcing the product standards;
7. The general hygiene conditions applicable to food-producing facilities as prescribed by law;
8. a) The corresponding technical regulations, the standards announced to be applied by food producers;
9. The conformity with the technical regulations and standards of food quality, safety and hygiene, and the provisions on food quality, safety and hygiene promulgated by competent State management agencies;
10. The sample test results in conformity with the announced standards and corresponding technical regulations that have been carried out at the food-testing facility as prescribed by State management agencies;
11. The label content as prescribed by goods labels and law provisions on labeling food;
12. Taking samples for comparing with the products that do not ensure food quality, safety and hygiene as prescribed in Annex III of this Circular;
13. The conditions of food quality, safety and hygiene for the entire production of food, and the technical norms of products;
14. The documents about the origins of ingredients and other documents about the entire production of food;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
16. The nearest inspection records;
17. The License to produce wine, applicable to wine-producing facilities.
Article 8. Planning the inspection
1. Planning periodic inspection
a) Depending on the situation and requirements for inspecting food quality, safety and hygiene of each facility, the inspecting agency shall plan the inspection of food quality, safety and hygiene and estimate the budget for the plan before November 01 every year; the inspection plan must specify the products and inspection contents;
b) The inspecting agency must notify the inspection plan to the producing facility 15 days prior to the date of inspection.
2. Irregular inspection
The inspecting agency shall carry out irregular inspection in the following cases:
a) There are products that violate the provisions on food quality, safety and hygiene;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) To the requirements for State management of food quality, safety and hygiene.
Chapter III
RESPONSIBILITY AND AUTHORITY OF INSPECTING AGENCIES AND FOOD-PRODUCING FACILITIES
Article 9. Inspecting agencies
1. The Department of Light industry – the Ministry of Industry and Trade shall lead and cooperate with functional agencies affiliated to the Ministries to inspect the food-producing facilities in the list in Annex I of this Circular.
2. The Services of Industry and Trade shall inspect the local producing facilities not in the list in Annex I of this Circular and the food-producing facilities prescribed in Clause 1 this Article at the request of the Ministry of Industry and Trade.
Article 10. Responsibility and authority of inspecting agencies
1. Formulate and submit the plan for annual inspection of food quality, safety and hygiene to competent agencies for approval.
2. Summarize and reporting the results of inspection to provincial People’s Committees and the Ministry of Industry and Trade.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4. Take samples for testing when necessary.
5. Notify the inspection results to producing facilities; request competent State agencies to handle violations as prescribed by law; announce the list of violating producing facilities on means of mass media if they fail to comply with the requirements in the notified inspection results.
6. Preserve the confidentiality of inspection results, information, and documents of food-producing facilities before having an accurate conclusion.
7. Be responsible before law for relevant inspection results and conclusion.
Article 11. Responsibility and authority of food-producing facilities
1. Provide documents related to the products that need inspection as prescribed in Article 7 of this Circular.
2. Observe the inspection of food quality, safety and hygiene carried out by inspecting agencies, and handling of violations carried out by competent agencies.
3. Send reports to the agencies in charge when the products produced do not ensure food quality, safety and hygiene, on the content and plan for rectify the violating products.
4. Maintain the conditions of food quality, safety and hygiene as prescribed. Rectify the faults stated in the inspection record, and report them to the inspecting agency.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6. Receive compensation for damage as prescribed by law.
Article 12. Handling violations
1. The Inspectorate shall make records, under the form in Annex II of this Circular, on the producing facilities that fail to comply with the production process, the technical regulations and standards of food quality, safety and hygiene, and the documents on food safety and hygiene promulgated by competent State management agencies, and send the inspection results to such producing facilities.
2. For products that do not satisfy the requirements for food quality, safety and hygiene as prescribed, the Inspectorate shall request the producing facility to correct the faults in order to ensure the quality before putting them on the market, request the producing facility to recall the products not ensuring food quality, safety and hygiene that have been putting on the market.
3. If there are proof that the products do not ensure food quality, safety and hygiene, but the producing facility does not comply with the requests from the Inspectorate, or recommits the violation, the Inspectorate shall request functional agencies to handle the situation as prescribed by law, and publicly notify it on means of mass media.
Chapter IV
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 13. Effect
This Circular takes effect on February 15, 2011.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
The Department of Light industry and Services of Industry and Trade are responsible for summarizing the proposals from organizations and individuals about the obstructions during the implementation of this Circular, and sending them to the Ministry of Industry and Trade for amendment and supplementation./.
FOR THE MINISTER
DEPUTY MINISTER
Nguyen Nam Hai
ANNEX I
LIST OF PRODUCING FACILITIES OF WHICH THE
FOOD QUALITY, SAFETY AND HYGIENE ARE INSPECTED BY THE MINISTRY OF INDUSTRY AND
TRADE
(Promulgated together with the Circular No. 47 /2010/TT-BCT dated December
31, 2010 of the Minister of Industry and Trade)
No.
Products
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1
Wine
Designed production ≥ 3,000,000 liters per year
2
Beer
Designed production ≥ 50,000,000 liters per year
3
Drink
Designed production ≥ 20,000,000 liters per year
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Processed milk
Designed production ≥ 20,000,000 liters per year
5
Vegetable oil
Designed production ≥ 50,000 tonnes per year
6
Sweet
Designed production ≥ 20,000 tonnes per year
7
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Designed production ≥ 3,000 tonnes per year
;
Thông tư 47/2010/TT-BCT quy định việc kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thực phẩm trong quá trình sản xuất thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương do Bộ Công thương ban hành
Số hiệu: | 47/2010/TT-BCT |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương |
Người ký: | Nguyễn Nam Hải |
Ngày ban hành: | 31/12/2010 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 47/2010/TT-BCT quy định việc kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thực phẩm trong quá trình sản xuất thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương do Bộ Công thương ban hành
Chưa có Video