BỘ Y TẾ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40-BYT/TT |
Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 1969 |
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ THUỐC TRỊ SỐT RÉT
Kính gửi: |
- Các Sở, Ty y tế - Các Phòng y tế các Bộ, Tổng cục - Các Trạm sốt rét thành, tỉnh - Các Bệnh viện thành, tỉnh - Các Trường y tế thành, tỉnh - Các đơn vị trực thuộc Bộ và kế cận |
Để thực hiện chủ trương tiêu diệt bệnh sốt rét, trong mấy năm qua ngành y tế đã tiến hành phân phối thuốc phòng và trị sốt rét không lấy tiền một cách rộng rãi tới tay người bệnh. Nhưng do tổ chức cấp phát thuốc chưa tốt, chưa quy định được chế độ quản lý và chưa hướng dẫn đầy đủ công dụng, cách dùng loại thuốc này, nên đã xảy ra một số trường hợp sử dụng thuốc sốt rét không đúng, nhiều người đã bị chết, đa số là ở các công trường, nông trường, lâm trường.
Để khắc phục tình trạng này cần phải tiến hành nhiều biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn dùng thuốc cho cán bộ y tế và nhân dân, giáo dục ý thức trách nhiệm trong cán bộ y tế v.v…. Song, trước mắt cần tiến hành quy định chế độ quản lý loại thuốc này. Tuy đa số thuốc phòng và trị bệnh sốt rét không phải là loại thuốc xếp vào danh mục thuốc độc bảng A hay bảng B, nhưng loại thuốc này nói chung tác dụng khá mạnh, dùng liều cao có thể gây ngộ độc và chết người. Sau đây là một số quy định nhằm quản lý tốt các loại thuốc phòng và trị sốt rét.
I. QUY ĐỊNH VỀ CHỈ ĐỊNH SỬ DỤNG
1. Phải là Bác sĩ, y sĩ (những đơn vị không có Bác sĩ và y sĩ thì y tá đã được huấn luyện về sốt rét) mới có quyền chỉ định cho sử dụng thuốc sốt rét; riêng Plasmoxit và Placmoquin thuộc bảng B thì y tá không được chỉ định dùng.
2. Chỉ có các bệnh viện mới được sử dụng thuốc phòng và trị sốt rét để điều trị các bệnh khác: tẩy sán, viêm gan do amip, viêm khớp… vì điều trị các bệnh này đang trong thời kỳ nghiên cứu và thường phải dùng liều cao hơn liều dùng phòng và trị sốt rét, cần được theo dõi.
3. Việc chỉ định liều dùng đề phòng và trị sốt rét nhất thiết phải theo quy định của Bộ Y tế đã ban hành.
a) Các sở, ty y tế, các phòng y tế các ngành phải tổ chức mạng lưới cấp phát thuốc rộng rãi cho người bệnh, bảo đảm có bệnh nhân sốt rét thì có thuốc dùng kịp thời.
b) Mỗi lần chỉ được cấp phát hoặc báo (đối với một số khu vực cần thiết) cho một bệnh nhân số lượng đủ dùng cho một đợt điều trị hoặc 1 tháng uống phòng, riêng những người hoặc đoàn công tác độc lập, biệt phái thì có thể phát số lượng nhiều hơn, nhưng nếu là một đoàn công tác thì do một người có trách nhiệm quản lý để cấp phát dần.
c) Đối với các bệnh viện, các công trường, nông trường, lâm trường và các đơn vị cơ sở khác,… phải tổ chức việc uống thuốc phòng và trị sốt rét do y tá trực tiếp cho uống, không phát cho bệnh nhân tự uống lấy, để bảo đảm thực sự bệnh nhân được uống thuốc, đồng thời không để lọt loại thuốc này ra ngoài mục đích phòng và điều trị sốt rét.
d) Tất cả các trường hợp phát thuốc đều phải có ký nhận của người lĩnh, tuy thuốc phát không lấy tiền.
Như vậy khi có xảy ra ngộ độc hoặc chết người do thuốc phòng và điều trị sốt rét của đơn vị nào thì đơn vị cơ sở đó phải chịu trách nhiệm.
Các đơn vị cơ sở y tế từ trung ương đến xã nếu có thuốc sốt rét phải có tủ, kho có khóa chắc chắn để bảo quản. Người giữ thuốc phải là cán bộ dược hoặc y. Phải có sổ theo dõi xuất nhập đúng thể thức và lưu ít nhất 3 năm kể từ ngày khóa sổ để mở sổ mới. Hàng tháng hoặc hàng quý phải tiến hành kiểm kê báo cáo tình hình xuất nhập và còn lại của đơn vị với cơ quan y tế cấp trên. Nếu phát hiện thấy thừa thiếu phải báo cáo với thủ trưởng đơn vị để có biện pháp giải quyết. Nếu thiếu nhiều mà không có lý do chính đáng phải báo cáo ngay với cơ quan y tế cấp trên, không được tự ý sửa chữa sổ sách.
1. Các đơn vị từ trung ương đến xã, các tổ chức y tế thuộc các ngành cần kiểm điểm việc thực hiện các quy định trên nhằm nhanh chóng thực hiện chủ trương tiêu diệt bệnh sốt rét mà Đảng và Chính phủ đã đề ra, đồng thời tổ chức phổ biến rộng rãi thông tư này để có kế hoạch khắc phục những điểm chưa thực hiện đúng quy định của văn bản này.
2. Vụ vệ sinh phòng dịch cùng với Viện sốt rét ký sinh trùng và côn trùng kiểm tra tổ chức mạng lưới cấp phát thuốc, theo dõi sử dụng thuốc và quản lý người bệnh. Nếu địa phương, đơn vị nào chưa có mạng lưới đầy đủ thì cùng với địa phương, đơn vị đó tiến hành tổ chức sớm mạng lưới này với chất lượng tốt để bảo đảm cấp phát thuốc đầy đủ kịp thời cho người bệnh.
3. Vụ vệ sinh phòng dịch cùng với Cục phân phối kịp dược phẩm, Vụ phòng bệnh chữa bệnh, Viện sốt rét ký sinh trùng và côn trùng cần xác định khu vực nào cần tổ chức bán thuốc sốt rét tại cửa hàng dược phẩm để phục vụ kịp thời đối với nơi có nhiều khách vãng lai và mạng lưới cấp phát thuốc chưa hoàn chỉnh.
4. Vụ được chính và Cục phân phối dược phẩm cần nghiên cứu loại thuốc sốt rét tương đối ít độc để bán ở cửa hàng.
5. Các trường đào tạo và bổ túc cán bộ y tế cần chú ý giảng dạy kỹ về công dụng và cách dùng các loại thuốc sốt rét; các cơ sở y tế (đặc biệt là các cơ sở y tế công trường, nông trường, lâm trường và trạm y tế xã) có nhiệm vụ hướng dẫn công dụng và cách dùng thuốc sốt rét ( nhất là các loại thuốc viên màu trắng) trong cán bộ, công nhân viên và nhân dân.
6. Bộ ủy nhiệm cho Viện sốt rét ký sinh trùng và côn trùng hướng dẫn cụ thể bằng công văn và kiểm tra thực hiện thông tư này.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Nếu trong khi thực hiện có gặp khó khăn thì phản ảnh về Bộ để nghiên cứu sửa đổi hoặc bổ sung.
|
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ THỨ TRƯỞNG
Dược sĩ Vũ Công Thuyết |
Thông tư 40-BYT/TT-1969 quy định chế độ quản lý thuốc trị sốt rét do Bộ Y tế ban hành
Số hiệu: | 40-BYT/TT |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế |
Người ký: | Vũ Công Thuyết |
Ngày ban hành: | 22/12/1969 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 40-BYT/TT-1969 quy định chế độ quản lý thuốc trị sốt rét do Bộ Y tế ban hành
Chưa có Video