BỘ NÔNG NGHIỆP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/2022/TT-BNNPTNT |
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2022 |
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa; Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Nghị định số 13/2022/NĐ-CP ngày 21/1/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 và Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đo lường;
Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Căn cứ Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản và thủy sản,
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 38/2018/TT- BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây gọi là Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT) như sau:
1. Sửa đổi điểm b khoản 2 Điều 10 như sau:
“b. Đã tham gia khóa đào tạo, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực thẩm định hoặc khóa đào tạo thẩm định”.
“Điều 11. Phí
Việc thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, phí thẩm định đánh giá định kỳ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí”.
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 17 như sau:
“3. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật An toàn thực phẩm.
Đối với thành phần hồ sơ quy định tại các điểm b, d và đ khoản 1 Điều 36 Luật An toàn thực phẩm, cơ sở gửi khi nộp hồ sơ hoặc cung cấp cho Đoàn thẩm định khi đến thẩm định thực tế tại cơ sở.”
4. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật An toàn thực phẩm.
5. Cấp lại Giấy chứng nhận ATTP theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật An toàn thực phẩm.”
“Điều 18. Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm
1. Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do chủ cơ sở xác nhận.
2. Đối tượng được cấp Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm, gồm:
a) Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh: Chủ cơ sở hoặc người được chủ cơ sở thuê, ủy quyền điều hành trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản của cơ sở;
b) Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh: Người tham gia trực tiếp vào các công đoạn sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản tại các cơ sở.”
5. Sửa đổi khoản 5 Điều 24 như sau:
“5. Nộp phí thẩm định cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, phí thẩm định đánh giá định kỳ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành.”
6. Bãi bỏ, bổ sung, thay thế một số khoản, phụ lục của Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT như sau:
a) Bãi bỏ khoản 7 Điều 17;
b) Bãi bỏ Phụ lục V, Phụ lục VI;
c) Bổ sung Biên bản thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất muối (BB2.8) tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Thay thế Biên bản thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm cơ sở nuôi trồng thủy sản (BB 1.3 Phụ lục II của Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTT) bằng mẫu BB1.3 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; thay thế Biên bản thẩm định điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm cơ sở chế biến muối, muối I ốt - Muối thực phẩm (BB 2.6 Phụ lục III của Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT) bằng mẫu BB 2.6 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; thay thế Biên bản thẩm định điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm cơ sở kinh doanh muối, muối I ốt - Muối thực phẩm (BB 2.7 Phụ lục III của Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT) bằng mẫu BB 2.7 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 48/2013/TT- BNNPTNT ngày 12/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu (sau đây gọi là Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT) như sau:
“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Hồ sơ, thủ tục thẩm định điều kiện ATTP để đưa cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thủy sản (sau đây gọi là Cơ sở) vào Danh sách xuất khẩu sang quốc gia, vùng lãnh thổ có yêu cầu lô hàng được cấp giấy chứng nhận thực phẩm thủy sản xuất khẩu bởi Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (sau đây gọi là Danh sách xuất khẩu); cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (sau đây gọi là Giấy chứng nhận ATTP) theo quy định tại Luật An toàn thực phẩm.
2. Hồ sơ, thủ tục thẩm định, cấp giấy chứng nhận thực phẩm thủy sản xuất khẩu (sau đây gọi là Chứng thư) theo yêu cầu của quốc gia, vùng lãnh thổ nhập khẩu.”
2. Sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 2 như sau:
“a) Cơ sở có xuất khẩu sang quốc gia, vùng lãnh thổ có yêu cầu lô hàng được cấp chứng thư bởi Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản;”
3. Sửa đổi điểm a khoản 3 Điều 2 như sau:
“a) Cơ sở chỉ tiêu thụ nội địa; cơ sở xuất khẩu sang quốc gia, vùng lãnh thổ không yêu cầu lô hàng được Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cấp chứng thư;”
“Điều 5. Cơ quan thẩm định
Cơ quan thẩm định, cấp, thu hồi Giấy chứng nhận ATTP và cơ quan thẩm định, cấp Chứng thư: Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản và các cơ quan, đơn vị trực thuộc Cục (sau đây gọi là Cơ quan thẩm định).”
5. Sửa đổi tên Điều 6 như sau:
“Điều 6. Yêu cầu đối với kiểm tra viên, trưởng đoàn thẩm định”
6. Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 6 như sau:
“b. Đã tham gia khóa đào tạo, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực thẩm định hoặc khóa đào tạo thẩm định;”
“Điều 9. Phí
Việc thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận ATTP đối với Cơ sở, phí thẩm định đánh giá định kỳ điều kiện ATTP, phí thẩm định cấp Chứng thư cho lô hàng thủy sản xuất khẩu quy định tại Thông tư này được thực hiện theo quy định hiện hành.”
8. Sửa đổi tên Chương II như sau:
“Chương II. THẨM ĐỊNH ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM”
“Điều 10. Hồ sơ đăng ký và báo cáo thay đổi thông tin
1. Đối với thẩm định cấp Giấy chứng nhận ATTP, bổ sung Danh sách xuất khẩu, hồ sơ đăng ký theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật An toàn thực phẩm, cụ thể:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu tại Phụ lục I; Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo biểu tương ứng tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do chủ cơ sở xác nhận; Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp.
2. Đối với cơ sở có kết quả thẩm định cấp Giấy chứng nhận ATTP, bổ sung vào Danh sách xuất khẩu không đạt, cơ sở báo cáo kết quả khắc phục các sai lỗi theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Đối với các trường hợp thẩm định đánh giá định kỳ điều kiện ATTP quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Thông tư này, cơ sở gửi báo cáo thay đổi thông tin theo biểu tương ứng tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Cơ sở gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký cho Cơ quan thẩm định bằng một trong các hình thức như: Gửi trực tiếp, gửi theo đường bưu điện; thư điện tử hoặc đăng ký trực tuyến. Hồ sơ nêu tại điểm b khoản 1 Điều này, cơ sở gửi khi nộp hồ sơ hoặc cung cấp cho đoàn thẩm định khi đến thẩm định thực tế tại cơ sở.”
“Điều 11. Xử lý hồ sơ
1. Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của Cơ sở, Cơ quan thẩm định phải thẩm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ, hướng dẫn Cơ sở bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.
2. Cơ quan thẩm định thông báo cho Cơ sở thời điểm dự kiến tiến hành thẩm định tại Cơ sở nhưng không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.”
“Điều 12. Các hình thức thẩm định
1. Thẩm định cấp Giấy chứng nhận ATTP, bổ sung Danh sách xuất khẩu:
a) Thẩm định cấp Giấy chứng nhận ATTP: áp dụng đối với cơ sở không thuộc khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm và chưa có Giấy chứng nhận ATTP; cơ sở bị thu hồi Giấy chứng nhận ATTP; cơ sở có Giấy chứng nhận ATTP nhưng còn hiệu lực ít hơn 06 tháng; có thay đổi thông tin trong Giấy chứng nhận ATTP do có thay đổi hệ thống quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm của cơ sở;
b) Thẩm định bổ sung Danh sách xuất khẩu: áp dụng đối với cơ sở không thuộc điểm a khoản 1 Điều này và chưa có tên trong Danh sách xuất khẩu.
2. Thẩm định đánh giá định kỳ điều kiện ATTP: áp dụng đối với cơ sở đã có tên trong Danh sách xuất khẩu trong các trường hợp:
a) Cơ sở bổ sung thị trường xuất khẩu có yêu cầu phải lập danh sách; sửa chữa, nâng cấp điều kiện bảo đảm ATTP: thẩm định sau khi cơ sở gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư này.
b) Cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều này: thẩm định không báo trước với tần suất: Cơ sở hạng 1, hạng 2: 01 lần trong 18 tháng; cơ sở hạng 3: 01 lần trong 12 tháng.”
12. Sửa đổi điểm d khoản 1 Điều 14 như sau:
“d) Lấy mẫu phân tích đánh giá hiệu quả kiểm soát điều kiện vệ sinh trong quá trình sản xuất theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.”
“Điều 17. Xử lý kết quả thẩm định
Trong thời hạn 06 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thẩm định, Cơ quan thẩm định thẩm tra Biên bản thẩm định và thực hiện như sau:
1. Trường hợp thẩm định cấp Giấy chứng nhận ATTP, bổ sung Danh sách xuất khẩu:
a) Đối với Cơ sở có kết quả đạt (hạng 1, hạng 2 và hạng 3): thông báo kết quả; cấp mã số theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này; bổ sung vào Danh sách xuất khẩu, tổng hợp để đề nghị Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu bổ sung vào Danh sách cơ sở được phép xuất khẩu sang thị trường tương ứng; cấp Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này đối với cơ sở không thuộc diện miễn cấp theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
b) Đối với Cơ sở có kết quả không đạt (hạng 4): thông báo kết quả, yêu cầu Cơ sở thực hiện và gửi Báo cáo kết quả khắc phục sai lỗi; thu hồi Giấy chứng nhận ATTP còn hiệu lực (nếu có).
2. Trường hợp thẩm định đánh giá định kỳ điều kiện ATTP:
a) Đối với Cơ sở có kết quả đạt (hạng 1, hạng 2 và hạng 3): thông báo kết quả; tổng hợp để đề nghị Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cập nhật thông tin (nếu cần thiết);
b) Đối với cơ sở có kết quả không đạt (hạng 4): thông báo kết quả, yêu cầu Cơ sở thực hiện và báo cáo kết quả khắc phục các sai lỗi, thu hồi Giấy chứng nhận ATTP còn hiệu lực (nếu có).
3. Trường hợp có lấy mẫu kiểm nghiệm để đánh giá hiệu quả kiểm soát điều kiện vệ sinh trong quá trình sản xuất:
a) Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm nghiệm không đáp ứng quy định, Cơ quan thẩm định gửi thông báo yêu cầu Cơ sở thực hiện khắc phục. Tùy theo mức độ sai lỗi của Cơ sở, Cơ quan thẩm định quyết định thời hạn khắc phục và tổ chức lấy mẫu kiểm nghiệm đánh giá lại.
b) Trường hợp kết quả kiểm nghiệm mẫu đánh giá lại không đáp ứng quy định, Cơ quan thẩm định quyết định thanh tra đột xuất điều kiện bảo đảm ATTP của Cơ sở.”
14. Sửa đổi khoản 1 Điều 18 như sau:
“1. Cơ sở bị thu hồi Giấy chứng nhận ATTP trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật An toàn thực phẩm.”
15. Sửa đổi điểm c khoản 1 Điều 19 như sau:
“c) Cơ sở có đề nghị thay đổi thông tin về tên, địa chỉ của cơ sở trong Giấy chứng nhận ATTP và không thay đổi về hệ thống quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm.”
16. Sửa đổi khoản 1 Điều 20 như sau:
“1. Chương trình bao gồm các hoạt động thẩm định, cấp Chứng thư cho thực phẩm thủy sản xuất khẩu vào các quốc gia, vùng lãnh thổ mà Cơ quan thẩm quyền có yêu cầu Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thẩm định, cấp Chứng thư cho lô hàng xuất khẩu theo Danh mục quốc gia, vùng lãnh thổ nêu tại Phụ lục IX kèm theo Thông tư này.”
17. Sửa đổi điểm a khoản 3 Điều 20 như sau:
“a) Đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của Việt Nam;”
“Điều 21. Danh sách xuất khẩu
1. Theo quy định của quốc gia, vùng lãnh thổ nhập khẩu hoặc thỏa thuận với Cơ quan thẩm quyền của quốc gia, vùng lãnh thổ nhập khẩu, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản lập và cập nhật Danh sách xuất khẩu theo từng thị trường đối với các Cơ sở đáp ứng đầy đủ các tiêu chí nêu tại khoản Điều 20 Thông tư này.
2. Cơ sở bị đưa ra khỏi Danh sách xuất khẩu trong các trường hợp sau:
a) Cơ sở có văn bản đề nghị rút tên khỏi Danh sách xuất khẩu;
b) Cơ sở không tiếp tục đáp ứng tiêu chí tham gia Chương trình chứng nhận thủy sản xuất khẩu theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Thông tư này hoặc Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu đề nghị đưa tên ra khỏi danh sách xuất khẩu tương ứng.”
19. Sửa đổi khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 22 như sau:
“2. Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản lập danh sách ưu tiên đối với các Cơ sở đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau đây tính đến thời điểm xem xét:
a) Cơ sở có tên trong Danh sách xuất khẩu;
b) Cơ sở được phân loại điều kiện bảo đảm ATTP hạng 1, hạng 2;
c) Có ít nhất 5 lô hàng xuất khẩu và không bị Cơ quan thẩm quyền của Việt Nam hoặc thị trường nhập khẩu phát hiện vi phạm về ATTP trong thời gian tối thiểu 03 tháng kể từ ngày được xếp hạng 1, 2.
3. Cơ sở bị đưa ra khỏi danh sách ưu tiên trong các trường hợp sau:
a) Cơ sở không duy trì điều kiện bảo đảm ATTP, bị xuống hạng 3 hoặc hạng 4;
b) Cơ sở không được cấp Chứng thư theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 26 Thông tư này;
c) Cơ sở có lô hàng xuất khẩu bị Cơ quan thẩm quyền của Việt Nam hoặc thị trường nhập khẩu phát hiện không bảo đảm ATTP đối với các chỉ tiêu: vi sinh vật, ký sinh trùng gây bệnh; tồn dư chất ô nhiễm môi trường, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến, độc tố sinh học, chất gây dị ứng;
d) Cơ sở bị áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung đình chỉ sản xuất; tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận ATTP có thời hạn theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
4. Cơ sở được đưa trở lại danh sách ưu tiên:
a) Đáp ứng các điều kiện nêu tại điểm a, b khoản 2 Điều này;
b) Cơ sở có lô hàng xuất khẩu và không có thêm lô hàng bị cảnh báo về ATTP sau thời gian tối thiểu 3 tháng kể từ ngày hoàn thành việc báo cáo kết quả điều tra nguyên nhân và thực hiện hành động khắc phục được Cơ quan thẩm định chấp thuận đạt yêu cầu hoặc kể từ sau ngày chấp hành xong Quyết định đình chỉ sản xuất hoặc biện pháp xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật đối với trường hợp cơ sở nêu tại điểm d khoản 3 Điều này.”
20. Sửa đổi khoản 1 Điều 25 như sau:
“1. Lô hàng xuất khẩu được cấp chứng thư theo mẫu của thị trường nhập khẩu tương ứng và chứng thư theo mẫu của quốc gia lô hàng quá cảnh, tạm nhập, tái xuất (nếu có yêu cầu) có nội dung phù hợp, thống nhất với chứng thư của thị trường nhập khẩu.”
“Điều 26. Cơ sở không được cấp Chứng thư cho lô hàng xuất khẩu
1. Cơ quan thẩm định không cấp Chứng thư cho các lô hàng xuất khẩu được sản xuất tại các Cơ sở sau:
a) Cơ sở bị Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu thông báo tạm dừng nhập khẩu hoặc bị áp dụng biện pháp dừng cấp chứng thư, tạm dừng xuất khẩu theo các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành biện pháp quản lý trên cơ sở có yêu cầu của thị trường nhập khẩu;
b) Cơ sở có kết quả thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm xếp hạng 4;
c) Cơ sở bị tạm đình chỉ sản xuất theo quy định tại Điều 30, Điều 33 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa hoặc các quy định của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính về chất lượng, an toàn thực phẩm.
2. Cơ sở nêu tại khoản 1 Điều này tiếp tục được cấp Chứng thư khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Cơ sở đã thực hiện các biện pháp khắc phục theo yêu cầu của Cơ quan thẩm định và được Cơ quan thẩm định thẩm tra và xác nhận hiệu quả của các biện pháp khắc phục đã thực hiện, đồng thời được Cơ quan thẩm quyền quốc gia, vùng lãnh thổ nhập khẩu dỡ bỏ tạm dừng nhập khẩu;
b) Đối với cơ sở nêu tại điểm b khoản 1 Điều này phải có kết quả thẩm định ATTP đạt yêu cầu;
c) Cơ sở chấp hành xong Quyết định đình chỉ sản xuất hoặc biện pháp xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật đối với trường hợp nêu tại điểm c khoản 1 Điều này.
22. Sửa đổi điểm c, điểm d khoản 1 Điều 27 như sau:
“c) Tỷ lệ lấy mẫu thẩm tra: Được xác định dựa trên phân loại điều kiện bảo đảm ATTP; lịch sử bảo đảm ATTP; mức nguy cơ của sản phẩm; quy mô, công suất hoặc sản lượng sản xuất của Cơ sở theo quy định tại Phụ lục X ban hành kèm Thông tư này.
Trên cơ sở đánh giá nguy cơ hoặc theo quy định mới của thị trường nhập khẩu, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để hướng dẫn điều chỉnh, cập nhật nội dung quy định tại Phụ lục X cho phù hợp;
d) Vị trí lấy mẫu: Tại dây chuyền sản xuất, kho bảo quản sản phẩm của cơ sở sản xuất hoặc kho bảo quản khác đáp ứng yêu cầu về điều kiện đảm bảo ATTP theo quy định thị trường nhập khẩu tương ứng.”
23. Sửa đổi điểm a, điểm b khoản 1 Điều 28 như sau:
“a) Trong thời hạn 2 ngày kể từ khi lô hàng hoàn thành thủ tục thông quan để xuất khẩu hoặc căn cứ theo quy định của thị trường nhập khẩu về ngày ban hành chứng thư, Chủ hàng phải đăng ký cấp Chứng thư theo mẫu tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký đến Cơ quan thẩm định bằng một trong các hình thức như: Gửi trực tiếp; gửi theo đường bưu điện; thư điện tử (sau đó gửi bản chính) hoặc đăng ký trực tuyến;”
24. Sửa đổi khoản 2 Điều 28 như sau:
“2. Thẩm định, cấp chứng thư:
Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ thông tin, Cơ quan thẩm định tiến hành thẩm định, cấp Chứng thư cho lô hàng xuất khẩu, Chứng thư cho lô hàng quá cảnh, tạm nhập, tái xuất theo mẫu tương ứng (khi có yêu cầu), có nội dung phù hợp, thống nhất với chứng thư của thị trường nhập khẩu trên cơ sở rà soát kết quả thẩm tra hiệu quả kiểm soát mối nguy an toàn thực phẩm nêu tại Điều 27 Thông tư này hoặc xác nhận nội dung và nêu rõ lý do không đủ điều kiện cấp chứng thư cho lô hàng xuất khẩu trong Giấy đăng ký cấp chứng thư cho lô hàng thủy sản xuất khẩu.”
25. Sửa đổi khoản 3 Điều 29 như sau:
“3. Chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký thẩm định đến Cơ quan thẩm định bằng một trong các hình thức như: Gửi trực tiếp, gửi theo đường bưu điện; hoặc thư điện tử (sau đó gửi bản chính) hoặc đăng ký trực tuyến.”
26. Sửa đổi khoản 1 Điều 30 như sau:
“1. Cơ quan thẩm định cử kiểm tra viên thực hiện thẩm định, lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày Chủ hàng đề nghị hoặc theo thời gian đã được thống nhất giữa Chủ hàng và Cơ quan thẩm định.”
27. Sửa đổi khoản 3 Điều 31 như sau:
“3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo giải trình của Cơ sở, Cơ quan thẩm định thẩm tra các nội dung báo cáo và có văn bản thông báo kết quả thẩm tra tới Cơ sở. Trường hợp cần thẩm tra thực tế, Cơ quan thẩm định thực hiện và thông báo kết quả tới Cơ sở trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo của Cơ sở.”
“Điều 32. Thẩm định, cấp chứng thư
1. Trong thời hạn 02 ngày kể từ khi lô hàng hoàn thành thủ tục thông quan để xuất khẩu hoặc căn cứ theo quy định của thị trường nhập khẩu về ngày ban hành chứng thư, Chủ hàng phải cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết trong mẫu Chứng thư theo yêu cầu của Cơ quan thẩm quyền quốc gia, vùng lãnh thổ nhập khẩu cho Cơ quan thẩm định để cấp Chứng thư. Trong vòng 01 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ thông tin, Cơ quan thẩm định cấp Chứng thư cho lô hàng xuất khẩu, Chứng thư cho lô hàng quá cảnh, tạm nhập, tái xuất theo mẫu tương ứng (khi có yêu cầu) nếu kết quả thẩm định, kiểm nghiệm của lô hàng đạt yêu cầu. Trường hợp lô hàng thủy sản sống, tươi ướp đá, Cơ quan thẩm định được phép cấp chứng thư cho lô hàng trong khi chờ kết quả kiểm nghiệm và thực hiện xử lý kết quả kiểm nghiệm theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Thông tư này.
2. Sau thời hạn 90 ngày kể từ ngày thẩm định, nếu Chủ hàng không cung cấp đầy đủ thông tin cho Cơ quan thẩm định để thẩm định, cấp Chứng thư, Chủ hàng phải thực hiện đăng ký thẩm định theo quy định tại Điều 29 Thông tư này.”
“Điều 33. Cấp lại Chứng thư
1. Khi Chứng thư đã cấp bị thất lạc, hư hỏng hoặc có thay đổi thông tin (trừ các thay đổi về định danh sản phẩm, khối lượng, quy cách sản phẩm, truy xuất nguồn gốc của lô hàng, nội dung đã thẩm định, chứng nhận về chất lượng, an toàn thực phẩm/an toàn bệnh thủy sản trong chứng thư đã cấp) hoặc có đề nghị của Cơ quan thẩm quyền quốc gia, vùng lãnh thổ nhập khẩu, quá cảnh, tạm nhập, tái xuất, Chủ hàng có văn bản đề nghị cấp lại Chứng thư trong đó nêu rõ lý do gửi Cơ quan thẩm định bằng một trong các hình thức như: Gửi trực tiếp, gửi theo đường bưu điện; hoặc thư điện tử.
2. Cơ quan thẩm định cấp lại Chứng thư trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của Chủ hàng hoặc có bằng văn bản từ chối cấp lại, nêu rõ lý do gửi Chủ hàng.
3. Chứng thư cấp lại có nội dung chứng nhận thông tin định danh sản phẩm, khối lượng, quy cách sản phẩm, truy xuất nguồn gốc của lô hàng chính xác với nội dung của Chứng thư đã cấp; được đánh số mới theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này và có ghi chú: "Chứng thư này thay thế cho Chứng thư số …, cấp ngày …” hoặc được ghi chú theo quy định của thị trường nhập khẩu, quá cảnh, tạm nhập, tái xuất.”
“Điều 35. Giám sát lô hàng sau thẩm định, chứng nhận
1. Cơ quan thẩm định thực hiện giám sát lô hàng sau thẩm định, chứng nhận thông qua các hoạt động sau:
a) Phối hợp làm việc với Cơ quan Hải quan;
b) Kết hợp thẩm định điều kiện đảm bảo ATTP đối với cơ sở; thẩm định, chứng nhận lô hàng xuất khẩu; thẩm tra, đánh giá hoạt động truy xuất, điều tra xác định nguyên nhân, thiết lập và thực hiện biện pháp khắc phục đối với cơ sở có sản phẩm, lô hàng bị phát hiện không bảo đảm ATTP;
c) Thẩm tra, kiểm tra, giám sát chuyên đề theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Nội dung giám sát: Xem xét sự nhất quán thông tin, tài liệu, hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu, quá trình sản xuất, chế biến của lô hàng sau khi được thẩm định, chứng nhận so với khai báo của chủ hàng, thông tin thực tế lô hàng đã xuất khẩu hoặc lô hàng tại điểm tập kết, chờ xuất khẩu.
3. Trường hợp phát hiện vi phạm, Cơ quan thẩm định xem xét, lập biên bản làm việc, biên bản vi phạm hành chính gửi người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành của pháp luật, đồng thời có văn bản hủy bỏ hiệu lực Chứng thư (đã cấp) gửi các bên có liên quan.”
“Điều 36. Xử lý trường hợp lô hàng bị cảnh báo
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi có thông tin cảnh báo chính thức của Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu, Cơ quan thẩm định có văn bản yêu cầu Cơ sở một số nội dung sau:
a) Thực hiện truy xuất nguồn gốc lô hàng, tổ chức điều tra xác định nguyên nhân dẫn đến lô hàng bị cảnh báo, thiết lập và thực hiện hành động khắc phục; báo cáo gửi Cơ quan thẩm định theo mẫu nêu tại Phụ lục XVII kèm theo Thông tư này. Thực hiện truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý sản phẩm không bảo đảm an toàn (đối với trường hợp thu hồi) theo quy định của Thông tư 17/2021/TT-BNNPTNT ngày 20/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Tạm dừng xuất khẩu vào các nước nhập khẩu tương ứng trong trường hợp có yêu cầu của Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu hoặc theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Chấp hành chế độ lấy mẫu kiểm nghiệm chỉ tiêu vi phạm và chịu sự giám sát việc thực hiện hành động khắc phục bởi Cơ quan thẩm định đối với từng lô hàng xuất khẩu của sản phẩm/nhóm sản phẩm tương tự vi phạm được sản xuất tại Cơ sở cho đến khi Cơ quan thẩm định có văn bản chấp thuận báo cáo kết quả điều tra nguyên nhân và biện pháp khắc phục của Cơ sở.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo kết quả điều tra nguyên nhân và biện pháp khắc phục của Cơ sở, Cơ quan thẩm định thẩm tra các nội dung báo cáo và có văn bản thông báo kết quả thẩm tra tới Cơ sở. Trường hợp thẩm tra thực tế, Cơ quan thẩm định thực hiện và thông báo kết quả tới Cơ sở trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo của Cơ sở.”
32. Sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 37 như sau:
“a) Đăng ký với Cơ quan thẩm định theo quy định tại Thông tư này để được thẩm định ATTP; chấp hành việc thẩm định theo kế hoạch của Cơ quan thẩm định;”
“Điều 39. Kiểm tra viên thẩm định điều kiện đảm bảo ATTP
1. Trách nhiệm:
a) Tuân thủ đúng trình tự, thủ tục, nội dung, phương pháp, căn cứ thẩm định điều kiện bảo đảm ATTP đối với Cơ sở theo quy định tại Thông tư này;
b) Bảo mật các thông tin liên quan đến sản xuất, kinh doanh của Cơ sở đảm bảo tính chính xác, công khai, minh bạch, trung thực, khách quan và không phân biệt đối xử khi thực hiện nhiệm vụ;
c) Không yêu cầu các nội dung ngoài quy định gây sách nhiễu, phiền hà cho Cơ sở;
d) Chấp hành sự phân công của trưởng đoàn thẩm định và thủ trưởng Cơ quan thẩm định; chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định trước thủ trưởng Cơ quan thẩm định và trước pháp luật.
2. Quyền hạn:
a) Yêu cầu Cơ sở cung cấp hồ sơ, tài liệu, mẫu vật (nếu có) phục vụ cho công tác thẩm định;
b) Ra vào nơi sản xuất, bảo quản, kho hàng; xem xét hồ sơ, lấy mẫu, chụp ảnh, sao chép, ghi chép các thông tin cần thiết để phục vụ cho nhiệm vụ thẩm định;
c) Lập biên bản, đề xuất, kiến nghị biện pháp xử lý trong trường hợp Cơ sở, vi phạm các quy định có liên quan đến bảo đảm ATTP;
d) Bảo lưu ý kiến cá nhân và báo cáo với thủ trưởng Cơ quan thẩm định trong trường hợp chưa nhất trí với ý kiến kết luận của trưởng đoàn thẩm định nêu tại điểm b khoản 2 Điều 40 Thông tư này.”
“Điều 39a. Kiểm tra viên thẩm định, chứng nhận chất lượng, ATTP
1. Trách nhiệm:
a) Tuân thủ đúng trình tự, thủ tục, nội dung, phương pháp thẩm định, lấy mẫu thẩm tra hiệu quả kiểm soát mối nguy ATTP, lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng đăng ký xuất khẩu theo quy định tại Thông tư này;
b) Bảo mật các thông tin liên quan đến sản xuất, kinh doanh của Cơ sở đảm bảo tính chính xác, công khai, minh bạch, trung thực, khách quan và không phân biệt đối xử khi thực hiện nhiệm vụ;
c) Không yêu cầu các nội dung ngoài quy định gây sách nhiễu, phiền hà cho Cơ sở;
d) Chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định trước thủ trưởng Cơ quan thẩm định và trước pháp luật.
2. Quyền hạn:
a) Yêu cầu Chủ hàng cung cấp hồ sơ, tài liệu, mẫu vật (nếu có) phục vụ cho công tác thẩm định, lấy mẫu phục vụ cho hoạt động chứng nhận;
b) Ra vào nơi sản xuất, bảo quản, kho hàng; xem xét hồ sơ, lấy mẫu, chụp ảnh, sao chép, ghi chép các thông tin cần thiết để phục vụ cho nhiệm vụ thẩm định;
c) Lập biên bản, đề xuất, kiến nghị biện pháp xử lý trong trường hợp chủ hàng, cơ sở sản xuất có vi phạm các quy định có liên quan đến chất lượng, ATTP;
d) Từ chối thực hiện thẩm định trong trường hợp chủ hàng, cơ sở sản xuất không thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 38 Thông tư này.”
“Điều 40. Trưởng đoàn thẩm định
1. Khi thực hiện nhiệm vụ được giao, trưởng đoàn thẩm định có các trách nhiệm như một kiểm tra viên nêu tại khoản 1 Điều 39 Thông tư này và các trách nhiệm khác như sau:
a) Điều hành, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong đoàn thẩm định để thực hiện đầy đủ các nội dung trong quyết định thành lập đoàn thẩm định;
b) Xử lý các ý kiến, kết quả thẩm định của các thành viên trong đoàn thẩm định và đưa ra kết luận cuối cùng tại biên bản thẩm định;
c) Rà soát, ký biên bản thẩm định, báo cáo kết quả thẩm định, chịu trách nhiệm trước thủ trưởng Cơ quan thẩm định và trước pháp luật về kết quả đã được đoàn thẩm định thực hiện.
2. Trong phạm vi nhiệm vụ được giao, trưởng đoàn thẩm định có các quyền hạn như một kiểm tra viên nêu tại khoản 2 Điều 39 Thông tư này và các quyền hạn khác như sau:
a) Đề xuất với thủ trưởng Cơ quan thẩm định ban hành quyết định điều chỉnh thành viên đoàn thẩm định để thực hiện đầy đủ các nội dung trong quyết định thành lập đoàn thẩm định;
b) Đưa ra kết luận cuối cùng của đoàn thẩm định về kết quả thẩm định.”
36. Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 41 như sau:
“b) Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng kiểm tra viên về thẩm xét hồ sơ, thẩm định Cơ sở, cấp Giấy chứng nhận ATTP; thẩm định, cấp Chứng thư cho lô hàng thủy sản xuất khẩu;”
37. Sửa đổi một số cụm từ như sau:
a) Thay thế cụm từ “kiểm tra” bằng cụm từ “thẩm định” tại các điểm, khoản, điều và Phụ lục sau: điểm b khoản 1, khoản 2, điểm c khoản 3 Điều 2; khoản 3 Điều 3; Điều 4; điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 6; Điều 13; Điều 14; Điều 15; tên Chương III; điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 23; khoản 1 Điều 29; Điều 30; Điều 31; Điều 37; Điều 38; Điều 41; Điều 42; Điều 43; biểu mẫu 5b-1, 5b-2, 5b-3, 5b-4, 5b-5, 5b-6, 5b-7, 5b-8 ban hành kèm theo Phụ lục V của Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT;
b) Thay thế cụm từ “cơ quan kiểm tra, chứng nhận” bằng cụm từ “cơ quan thẩm định” tại các điểm, khoản, điều, phụ lục sau: khoản 1 Điều 13; điểm e khoản 1 Điều 15; khoản 6 Điều 22; khoản 1, khoản 2 Điều 23; điểm c khoản 3 Điều 24; khoản 2, khoản 3 Điều 27; khoản 5 Điều 29; khoản 1, khoản 2 Điều 31; Điều 34; điểm đ khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 37; Điều 38; điểm c khoản 2 Điều 41; Điều 42; điểm c khoản 1 Điều 43; Phụ lục VIII, XV, XVI của Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT;
c) Bãi bỏ cụm từ “lệ phí” tại điểm g khoản 1 Điều 37;
d) Bãi bỏ cụm từ “kiểm tra sau khi cấp Giấy chứng nhận ATTP” tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều 41;
đ) Thay thế cụm từ “hướng dẫn, kiểm tra, thẩm định và đánh giá phân loại” bằng cụm từ “hướng dẫn thẩm định điều kiện ATTP” tại Phụ lục V, biểu mẫu 5b-1, 5b-2, 5b-3, 5b-4, 5b-5, 5b-6, 5b-7, 5b-8 ban hành kèm theo Phụ lục V của Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT.
38. Thay thế Phụ lục I bằng Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này; Phụ lục II bằng Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; Phụ lục III bằng Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này; Phụ lục IV bằng Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này; Phụ lục VI bằng Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này; Phụ lục VII bằng Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này; Phụ lục IX bằng Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này; Phụ lục X bằng Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này; Phụ lục XI bằng Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này; Phụ lục XII bằng Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này; Phụ lục XIII bằng Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này; Phụ lục XVII bằng Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2023.
2. Thông tư số 02/2017/TT-BNNPTNT ngày 13/02/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 quy định về kiểm tra, chứng nhận ATTP thủy sản xuất khẩu; Thông tư số 16/2018/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu, Thông tư số 02/2017/TT-BNNPTNT ngày 13/02/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
3. Hồ sơ đăng ký thẩm định, chứng nhận ATTP; thẩm định, chứng nhận lô hàng thủy sản gửi trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì thực hiện theo quy định của pháp luật có hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ.
4. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu, áp dụng trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng các văn bản mới tương ứng thì áp dụng theo các văn bản mới đó.
5. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản) để xem xét, quyết định./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG |
MINISTRY OF
AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT OF VIETNAM |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 32/2022/TT-BNNPTNT |
Hanoi, December 30, 2022 |
CIRCULAR
AMENDING CIRCULARS ON ASSESSMENT AND CERTIFICATION OF COMPLIANCE WITH FOOD SAFETY REGULATIONS OF AGRO-FORESTRY-FISHERY FOOD MANUFACTURING AND TRADING BUSINESSES UNDER THE MANAGEMENT OF MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
Pursuant to the Law on Food Safety dated June 17, 2010;
Pursuant to the Law on Quality of Products and Goods dated November 21, 2007;
Pursuant to Decree No. 132/2008/ND-CP dated December 31, 2008 of the Government of Vietnam elaborating certain articles of the Law on Product and Goods Quality; Decree No. 74/2018/ND-CP dated May 15, 2018 of the Government amending Decree No. 132/2008/ND-CP; 13/2022/ND-CP dated January 21, 2022 of the Government amending Decree No. 132/2008/ND-CP and Decree No. 86/2012/ND-CP dated October 19, 2012 of the Government providing for detailed regulations and implementation guidance on certain articles of the Law on Measurement;
Pursuant to Decree No. 15/2018/ND-CP dated February 02, 2018 of the Government elaborating on certain Articles of the Law on Food Safety;
Pursuant to Decree No. 105/2022/ND-CP dated December 22, 2022 of the Government of Vietnam on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam;
At the request of the Director General of the National Agro-Forestry-Fisheries Quality Assurance Department,
...
...
...
Article 1. Amendments to certain Articles of Circular No. 38/2018/TT-BNNPTNT dated December 25, 2018 of the Minister of Agriculture and Rural Development providing for assessment and certification of compliance with food safety regulations of agro-forestry-fishery food manufacturing and trading businesses under the management of Ministry of Agriculture and Rural Development (hereinafter referred to as “Circular No. 38/2018/TT-BNNPTNT”) are as follows:
1. Amendments to Point b Clause 2 Article 10:
“b. Have already taken part in professional and skill training and refresher training courses in the assessment sector and other assessor training courses.”
2. Amendments to Article 11:
“Article 11. Fees
Collection of fees for the assessment serving the purposes of granting food safety certificates and fees for the assessment designed for the periodic evaluation of conformance to requirements for compliance with food safety regulations shall be subject to laws on fees and charges”.
3. Amendments to Clauses 3, 4 and 5 Article 17:
“3. Application documentation for food safety certificates shall comply with the regulations in Clause 1 Article 36 of the Law on Food Safety.
Regarding components of the documents prescribed in points b, d and dd Clause 1 Article 36 of the Law on Food Safety, the business shall send them when the documents are submitted or provide them to the assessment team while directly assessing the business.”
...
...
...
5. Reissue of food safety certificates shall comply with the regulations in Clause 2 Article 37 of the Law on Food Safety.”
4. Amendments to Article 18:
“Article 18. Grant of certificates of food safety training
1. Certificates of food safety training granted to business owners and food handlers shall be confirmed by the business owners.
2. Entities awarded certificates of food safety training include:
a) Business owners: The business owner or the person hired or authorized by the business owner to directly manage agro-forestry-fishery food business activities;
b) Food handlers: Persons directly involved in stages of manufacturing and trading of agro-forestry-fishery food products at businesses.”
5. Amendment to Clause 5 Article 24:
“5. Pay fees for the assessment serving the purposes of granting food safety certificates, fees for the assessment designed for the periodic evaluation of conformance to requirements for compliance with food safety regulations in accordance with regulations in force.”
...
...
...
a) Annul Clause 7 of Article 17;
b) Annul Appendix V and Appendix VI;
c) Supplement Record of the assessment of conformance to requirements for compliance with food safety regulations of salt manufacturing businesses (Form No. BB2.8) to Appendix I enclosed herewith;
d) Replace Record of the assessment of conformance to requirements for compliance with food safety regulations of aquaculture facilities (Form No. BB 1.3 Appendix II of Circular No. 38/2018/TT-BNNPTT) by Form No. BB1.3 in Appendix I enclosed herewith; replace the Record of the assessment of conformance to requirements for compliance with food safety regulations of salt, iodized salt – Food salt processing businesses (Form No. BB 2.6 Appendix III of Circular No. 38/2018/TT-BNNPTNT) by Form No. BB 2.6 in Appendix I enclosed herewith; replace Record of the assessment of conformance to requirements for compliance with food safety regulations of salt trading businesses
Article 2. Amendments to certain Articles of Circular No. 48/2013/TT-BNNPTNT dated November 12, 2013 of the Minister of Agriculture and Rural Development on inspection and certification of the safety of fishery food products for export (hereinafter referred to as "Circular No. 48/2013/TT-BNNPTNT)”):
1. Amendments to Article 1:
“Article 1. Scope
1. Application and procedure for assessment of food safety to add a fishery food business operator (hereinafter referred to as “business operator”) to the list of qualified exporters to countries and territories in which a certificate of safety of fishery food products for export granted by the National Argo – Forestry - Fisheries Quality Assurance Department (hereinafter referred to as “NAFIQAD”) is required (hereinafter referred to as “list of qualified exporters”); issuance and revocation of Certificate of eligibility for food safety (hereafter referred to as “certificate of food safety”) shall comply with regulations of the Law on Food Safety.
2. Application and procedure for assessment and issuance of certificate of safety of fishery food products for export (hereinafter referred to as “certificate”) at the request of the importing country or territoty.”
...
...
...
“a) Business operators have shipments exported to countries or territories in which certificates granted by NAFIQAD are required;”
3. Amendment to Point a Clause 3 of Article 2:
“a) Business operators have shipments consumed domestically; those have shipments exported to countries or territories in which certificates granted by NAFIQAD are not required;”
4. Amendments to Article 5:
“Article 5. Authorities in charge of assessment
Authorities in charge of assessment, issue and revocation of food safety certificates and authorities in charge of assessment and issue of certificates: Forestry - Fisheries Quality Assurance Department and other agencies and units affiliated to the Department (hereinafter referred to as “assessment authority”).”
5. Amendments to Article 6:
“Article 6. Requirements for inspectors and heads of assessment teams”
6. Amendments to Point b Clause 1 Article 6:
...
...
...
7. Amendments to Article 9:
“Article 9. Fees
Collection of fees for the assessment serving the purposes of granting food safety certificates to business operators, fees for the assessment serving the purpose of periodical evaluation of conformance to requirements for compliance with food safety regulations, fees for assessment serving the purpose of granting a Certificate for export shipments of fishery food products specified in this Circular shall comply with the applicable regulations."
8. Amendment to the name of Chapter II:
“CHAPTER II. Assessment of conformance to requirements for compliance with food safety regulations”
9. Amendments to Article 10:
“Article 10. Application and report on changes of information
1. An application for the food safety certificate and addition to the list of qualified exporters prescribed in Clause 1 Article 36 of the Law on Food Safety includes:
a) Application form for granting food safety certificates using the Form prescribed in Appendix I; Report on material business operators, equipment and tools used for ensuring the conformance to requirements for compliance with food safety regulations under the corresponding schedule in Appendix II enclosed herewith;
...
...
...
2. In case the application is rejected and the business operator is added to the list of qualified exporters, the business operator shall make a rectification report using the Form specified in Appendix III enclosed herewith.
3. In case of assessment serving the purpose of periodical evaluation of conformance to requirements for compliance with food safety regulations prescribed in Point a Clause 2 Article 12 hereof, the business operator shall send a report on the change in information using the corresponding schedule specified in Appendix II enclosed herewith.
4. The business operator shall send 01 application to the assessing agency in person or by post, by email or online. The business operator shall submit the documents specified in Point b Clause 1 of this Article when submitting its application or provide them for an assessors' team during site inspection.”
10. Amendments to Article 11:
"Article 11. Processing applications
1. Within 03 working days after receiving the application from the business operator, the assessing agency shall examine the adequacy and conformity of the application and guide the business operator to make an addition to the missing contents as well as a correction as prescribed.
2. The assessing agency shall notify the business operator of the scheduled time for carrying out site inspection within 07 working days after fully receiving the valid application.”
11. Amendments to Article 12:
“Article 12. Assessment forms
...
...
...
a) Assessment serving the purpose of granting food safety certificates: applicable to business operators that are not specified in Clause 1 Article 12 of Decree No. 15/2018/ND-CP dated February 02, 2018 of the Government elaborating certain Articles of the Law on Food Safety and do not have food safety certificates; business operators that have food safety certificates revoked; business operators that have food safety certificates valid for less than 06 months; business operators have changes in information of their food safety certificates due to the change in their food safety and quality management systems;
b) Assessment serving supplementation of the list of qualified exporters: applicable to business operators that are not specified in Point a Clause 1 of this Article and have not been added to the list of qualified exporters.
2. Business operators on the list of qualified exporters shall undergo periodic food safety assessment in the following cases:
a) The business operator wishes to export to an additional market that requires such a list; the business operator's food safety conditions are changed: undergo assessment after such business operator submits its application as prescribed in Clause 3 Article 10 of this Article.
b) Business operators that are not prescribed in Point a Clause 2 of this Article: undergo assessment without previous notice with a frequency of one time every 18 months for class 1 and class 2 business operators and of one time every 12 months for class 3 business operators.".
12. Amendments to Point d Clause 1 Article 14:
“d) Taking of samples for verification of food hygiene control measures during the production process in accordance with Appendix IV issued together with this Circular.”
13. Amendments to Article 17:
“Article 17. Processing of assessment results
...
...
...
1. Assessment serving the purposes of granting food safety certificates and addition to the list of qualified exporters:
a) With regard to a business operator which obtains a “passed” result (classes 1, 2 and 3), the assessment authority shall notice the result, grant a code according to Appendix VII enclosed herewith; add the business operator to the list of qualified exporters, consolidate to require the competent authority of the importing country to add the business operator to the list of business operators permitted to export to the corresponding market; grant a Food Safety Certificate using the Form prescribed in Appendix VI enclosed herewith for facilities which are not eligible for certificate exemption as prescribed in Point k Clause 1 Article 12 of Decree No. 15/2018/ND-CP dated February 02, 2018 of the Government elaborating certain Articles of the Law on Food Safety.
b) With regard to a business operator which obtains a “failed” result (Class 4): the assessment authority shall notice the result, require the business operator to comply and submit a report on results after correct non-conformance; revoke the Food Safety Certificate that is still valid (if any).
2. Assessment serving the purpose of periodical evaluation of conformance to requirements for compliance with food safety regulations:
a) With regard to a business operator which obtains the “passed” results (classes 1, 2 and 3), the assessment authority shall notice the result, consolidate to request the competent authority of the importing country to update the information (if necessary);
b) With regard to a business operator which obtains a “failed” result (Class 4): the assessment authority shall notice the result, request the business operator to comply and submit a report on results after correct non-conformance; revoke the Food Safety Certificate that is still valid (if any).
3. Assessment with taking of samples for verification of food hygiene control measures during the production process:
a) Within 01 working day from the date on which it is concluded that the testing result fails to satisfy regulations, the assessing authority shall send a request to the business operator for correction to non-performance. The assessment authority shall define the time limit for corrective action of non-conformance and taking of sample for re-testing based on extent of non-conformance of the business operator.
b) If the result of re-testing fails to satisfy regulations, the assessment authority will decide to inspect surprisely the conditions for food safety of the business operator.”.
...
...
...
“1. A business operator will have its certificate of food safety revoked if it falls into the cases prescribed in Clause 2 Article 34 of the Law on Food Safety.”
15. Amendment to Point c Clause 1 of Article 19:
“c. The business operator applies for adjusting its name and address specified in the Certificate of Food Safety without changing the system for food safety and quality management.”
16. Amendment to Clause 1 Article 20:
“1. The program includes activities of assessment and issuance of certificate of fishery food products exported to countries and territories in which the competent authority of the importing country requires NAFIQAD to assess and issue the certificate to shipments according to the list of countries and territories prescribed in Appendix IX of this Circular.”
17. Amendment to Point a Clause 3 of Article 20:
“a) Satisfy requirements for food safety of Vietnam;”
18. Amendments to Article 21:
“Article 21. List of qualified exporters
...
...
...
2. A business operator will be taken out of the list of qualified exporters if:
a) The business operator sends a written request for withdrawing its name from the list of exporters;
b) The business operator fails to continuously satisfy criteria for taking part in the Program for certification of fishery food products for export as prescribed in Clause 3 Article 20 of this Circular or the competent authority of the importing country requests a withdrawal from the corresponding list of qualified exporters.”
19. Amendments to Clauses 2, 3 and 4 Article 22:
“2. NAFIQAD shall make a priority list of business operators that fulfill the following criteria until the time of consideration:
a) The business operator is defined in the list of qualified exporters;
b) The business operator is classified in class 1 or class 2 of conditions for food safety;
c) The business operator exports at least 5 shipments without any violations against food safety regulations detected by the competent authority of Vietnam or of the importing country during at least 03 months from the date on which the business operator is classified in class 1 or class 2.
3. A business operator will be removed from the priority list if:
...
...
...
b) The business operator fails to obtain a certificate as prescribed in Point c Clause 1 Article 26 of this Circular;
c) The business operator has its shipments that fail to satisfy the criteria for food safety that are detected by the competent authority of Vietnam or of the importing country, including: microorganisms, parasites causing disease; residues of environmental pollutants, veterinary drugs, pesticides, chemicals, additives, processing aids, biological toxins, allergens;
d) The business operator faces an additional penalty for suspension of production or fixed-term suspension of its certificate of food safety as prescribed in laws on handling of administrative violation against food safety regulations.
4. A business operator may be inserted against to the priority list if:
a) The business operator satisfies the conditions prescribed in Point a and Point b Clause 2 of this Article;
b) The business operator has its shipments that are not detected in violation of food safety during at least 03 months after completing the report on results of investigating reasons and taking actions to correct non-performance that are approved by the assessment authority or after completely executing the Decision on suspension of production or measures to handle violations as prescribed by laws for the business operator prescribed in Point d Clause 3 of this Article.”
20. Amendment to Clause 1 Article 25:
“1. Each export shipment is granted a certificate using the corresponding form of the importing country and a certificate using the form of the country where the shipment is transmitted, temporarily imported and re-exported (on request) that have contents suitable to and consistent with the certificate of the importing country.”
21. Amendments to Article 26:
...
...
...
1. The assessment authority shall not issue certificates for export shipments produced by the following business operators:
a) A business operator that is requested to suspend importing by the competent authority of the importing country or faces a penalty for suspension of certificate issuance and suspension of export according to regulations promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development at the request of the importing country;
b) A business operator is classified in class 4 of food safety;
c) A business operator is suspended from production as prescribed in Article 30 and Article 33 of the Law on Product and Goods Quality or regulations of the Government on handling of administrative violations against food quality and safety regulations.
2. The business operators specified in Clause 1 of this Article shall be continued to be granted certificates when they satisfy the following requirements:
a) The business operator has taken actions to correct non-performance according to the request of the assessment authority and the corrective action’s effectiveness is verified and confirmed by the assessment authority. Besides, the business operator has its suspension of import eliminated by the competent authority of the importing country or territory;
b) The business operator specified in Point b Clause 1 of this Article must obtain the “passed” result of the food safety assessment;
c) The business operator prescribed in Point c Clause 1 of this Article must have completely executed the Decision on suspension of production or measures to handle violations as prescribed by laws.
22. Amendment to Point c Point d Clause 1 of Article 27:
...
...
...
According to the analysis of risks or new regulations of the importing country, NAFIQAD shall report to the Ministry of Agriculture and Rural Development to consider adjusting and updating the contents prescribed in regulations in Appendix X accordingly;
d) Position of taking of samples: On production lines, at warehouses of a producer or other warehouses meeting conditions for food safety as prescribed by the corresponding importing country.”
23. Amendments to Point a Point b Clause 1 Article 28:
“a) Within 2 days from the date on which the shipment is exported or on the basis of regulations of the importing country on the date of issuing the certificate, the owner shall apply for granting a certificate using the form prescribed in Appendix XII enclosed herewith;
b) The owner shall send an application to the assessment authority in person, by post, by email (the original document shall be sent subsequently) or via online registration;"
24. Amendment to Clause 2 Article 28:
“2. Assessment and issuance of certificates:
Within 01 working day after receiving sufficient information, the assessment authority shall process the application and issue a certificate for the export shipment, a certificate for the shipment transited, temporarily imported and re-exported using the corresponding form (on request) that are conformable with the certificate of the importing country on the basis of reviewing the food safety inspection results specified in Article 27 of this Circular or reject the application and provide explanation.”
25. Amendment to Clause 3 Article 29:
...
...
...
26. Amendment to Clause 1 Article 30:
“1. The assessment authority shall assign inspectors to assess and take samples of the shipment within 02 working days from the date requested by the owner or the date agreed by the owner and the assessment authority."
27. Amendment to Clause 3 Article 31:
“3. Within 03 working days from the date on which the report of the business operator is received, the assessment authority shall verify the contents of the report and send a written notice about the assessment result to the business operator. If the verification must be carried out at the business operator, the assessment authority shall comply and notify the business operator of the result within 07 working days from the date on which the report of the business operator is received.”
28. Amendments to Article 32:
“Article 32. Assessment and issuance of certificates
1. Within 02 days from the date on which the shipment is exported or on the basis of regulations of the importing country on the date of issuing the certificate, the owner shall provide in writing sufficient information defined in the form of certificate according to the requirement of the competent authority of the importing country or territory to the assessment authority which shall consider issuing the certificate. Within 01 working day from the date on which the sufficient information is received, the assessment authority shall issue the certificate to the export shipment, the certificate to the shipment transited, temporarily imported and re-exported using the corresponding form (on request) if the assessment or testing results of the shipment are satisfactory. If the shipment includes live/fresh/chilled fishery food products, The assessment authority shall be permitted to issue certificate to the shipment pending the testing results and handle the testing results as prescribed in Clause 2 Article 31 of this Circular.
2. After 90 days from the date of assessment, if the owner does not provide sufficient information to the assessment authority which shall consider assessing and issuing the certificate, the owner must apply for assessment as prescribed in Article 29 of this Circular."
29. Amendments to Article 33:
...
...
...
1. If the certificate is lost or damaged or changed (except for changes in identity of the product, volume, specification, origin tracing of the shipment, assessed and certified contents about food quality and food safety/aquatic disease safety specified in the issued certificate) or there is a request of the competent authority of the import/ transit/temporary import and re-export country or territory, the owner shall make a written request for reissuance of the certificate in which the reasons for the request must be clarified and submit it to the assessment authority in person, by post or by email.
2. The assessment authority shall reissue the certificate within 01 working day from the date on which the written request of the owner is received or issue a written refusal to reissue with clear reasons for that and send it to the owner.
3. The reissued certificate includes the certified contents about the identity of the product, volume, specification, origin tracing of the shipment that are the same as those of the original certificate; it is numbered according to the regulations in Appendix XI enclosed herewith and has a note: "Chứng thư này thay thế cho Chứng thư số …, cấp ngày …" (“This certificate replaces the Certificate No. [ ] issued on [ ]”) or is noted as prescribed by the import/transit/temporary import and re-export country."
30. Amendments to Article 35:
“Article 35. Supervision of the shipment post assessment and certification
1. The assessment authority shall supervise the shipment post assessment and certification through the following activities:
a) Cooperate with the Customs authority;
b) Combine the assessment of the conditions for food safety for the business operator; assessment and certificate of the export shipment; verification and evaluation of the tracing and investigation of reasons, establishment and taking of corrective actions if the business operator's product or shipment fails to satisfy food safety requirements;
c) Conduct thematic verification, inspection and supervision at the direction of the Ministry of Agriculture and Rural Development.
...
...
...
3. If any violation is detected, the assessment authority shall consider, prepare and submit a record and a minute of administrative violation to the person competent to handle administrative violations as prescribed by the applicable regulations of law; submit a document on termination of the issued certificate to the relevant parties in the same time.”
31. Amendments to Article 36:
“Article 36. Dealing with cases in which the shipment is warned
1. Within 03 working days from the date on which the official warning of the competent authority of the importing country is issued, the assessment authority shall send a written request for the following contents:
a) Conduct traceability of the shipment, investigate the reasons for shipment’s failures to ensure the food safety; set up and take the corrective action and submit a report to the assessment authority using the Form in Appendix XVII enclosed herewith. Conduct traceability, withdraw and handle products that do not satisfy the food safety regulations (for cases of withdrawal) according to Circular No. 17/2021/TT-BNNPTNT dated December 20, 2021 of the Minister of Agriculture and Rural Development providing for traceability, withdrawal and handling of food products that do not satisfy the food safety regulations under the management of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
b) Suspend the export to the corresponding importing countries in case of request of the competent authority of the importing country or according to the regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
c) Comply with the regulations on taking of samples for testing of violating food safety standards and be under the supervision of taking corrective action of the assessment authority for each export shipment of the corresponding violating product that is produced by the business operator until the assessment authority accepts in writing the report on results of the investigation and corrective action of the business operator.
2. Within 03 working days from the date on which the report on results of the investigation and corrective action of the business operator is received, the assessment authority shall verify the contents of the report and send a written notification of the results of verification to the business operator. If the verification must be carried out at the business operator, the assessment authority shall carry out and notify the business operator of results within 07 working days from the date on which the report of the business operator is received.”
32. Amendment to Point a Clause 1 of Article 37:
...
...
...
33. Amendments to Article 39:
“Article 39. Inspectors assessing food safety
1. Responsibilities:
a) Comply with regulations on contents of, procedures, measures and bases for assessment of food safety of the business operator in accordance with regulations of this Circular;
b) Ensure the security of information related to production and business of the business operator and ensure the accuracy, transparency, honesty, objectivity and non-discrimination during the process of performance of the tasks;
c) Not make a request for contents outside the regulations to create difficulties for the business operator;
d) Comply with the assignment of the head of assessment team and the head of the assessment authority; be accountable to the head of assessment authority and take the legal responsibility for the result of assessment.
2. Entitlements:
a) Request the business operator to provide documents and samples/specimens (if any) serving the assessment;
...
...
...
c) Make a record and propose measures for taking action against violations of regulations on food safety of the business operator;
d) Reserve his/her personal opinions and report to the assessment authority if he/she does not agree about the conclusion of the head of assessment team prescribed in Point b, Clause 2 Article 40 of this Circular.”
34. Addition of Article 39a:
“Article 39a. Inspectors assessing and certifying the food safety and quality
1. Responsibilities:
a) Comply with regulations on contents of, procedures, measures for assessment and taking of samples for verification of food hygiene control measures, taking of samples for testing of the export shipment in accordance with regulations of this Circular;
b) Ensure the security of information related to production and business of the business operator and ensure the accuracy, transparency, honesty, objectivity and non-discrimination during the process of performance of the tasks;
c) Not make a request for contents outside the regulations to create difficulties for the business operator;
d) Be accountable to the head of assessment authority and take the legal responsibility for the result of assessment.
...
...
...
a) Request the owner to provide documents, dossiers and samples (if any) serving the assessment and taking of samples for certification;
b) Come in and out places of production and preservation and warehouse; process the application, take samples, take photos and record necessary information to serve the assessment;
c) Make a record and propose measures for taking action against violations of regulations on food safety and quality of the owner and producer;
d) Refuse to carry out assessment in case the owner or producer does not completely fulfill its responsibilities as prescribed in Point b and Point c Clause 1 Article 38 of this Circular.”
35. Amendments to Article 40:
“Article 40. The head of an assessment team
1. During the process of performance of assigned tasks, apart from the responsibility of an inspector prescribed in Clause 1 Article 39 of this Circular, the head of an assessment team shall:
a) Direct and assign tasks to assessors of the assessment team in order to fully implement contents if the decision on establishment of the assessment team;
b) Analyze opinions and results of the assessment given by assessors of the assessment team and come to the final conclusion and specify it in the assessment record;
...
...
...
2. During the process of performance of assigned tasks, apart from the entitlement of an inspector prescribed in Clause 2 Article 39 of this Circular, the head of an assessment team has the power to:
a) Suggest the head of assessment authority to issue a decision on change of the assessment team’s members in order to fully implement contents of the decision on establishment of the assessment team;
b) Come to the final conclusion of the assessment team about the result of assessment.”
36. Amendments to Point b Clause 1 Article 41:
“b) Provide a training in profession related to processing of application, actual assessment visit, issuance of certificate of food safety as well as assessment and issuance of certificate of the export shipment of fishery food products for inspectors;
37. Amendments to the following phrases:
a) Replace the phrase “inspection” by “assessment" in the following Points, Clauses, Articles and Appendices: Point b Clause 1, Clause 2, Point c Clause 3 Article 2; Clause 3 Article 3; Article 4; Point b Clause 1, Clause 2 Article 6; Article 13; Article 14; Article 15; Name of Chapter III; Point b Clause 1, Clause 2 Article 23; Clause 1 Article 29; Article 30; Article 31; Article 37; Article 38; Article 41; Article 42; Article 43; Schedules 5b-1, 5b-2, 5b-3, 5b-4, 5b-5, 5b-6, 5b-7, 5b-8 enclosed with Appendix V of Circular No. 48/2013/TT-BNNPTNT;
b) Replace the phrase “inspection authority" by “assessment authority” in the following Points, Clauses, Articles and Appendices: Clause 1 Article 13; Point e Clause 1 Article 15; Clause 6 Article 22; Clause 1, Clause 2 Article 23; Point c Clause 3 Article 24; Clause 2, Clause 3 Article 27; Clause 5 Article 29; Clause 1, Clause 2 Article 31; Article 34; Point dd Clause 1, Point c Clause 2 Article 37; Article 38; Point c Clause 2 Article 41; Article 42; Point c Clause 1 Article 43; Appendices VIII, XV, XVI of Circular No. 48/2013/TT-BNNPTNT;
c) Annul the phrase “charges” in Point g Clause 1 of Article 37;
...
...
...
dd) Replace the phrase “instruction, inspection, assessment and evaluation for classification” by “instruction in assessment of food safety” in Appendix V, Schedules 5b-1, 5b-2, 5b-3, 5b-4, 5b-5, 5b-6, 5b-7, 5b-8 enclosed with Appendix V of Circular No. 48/2013/TT-BNNPTNT.
38. Replace Appendix I by Appendix II enclosed herewith; Appendix II by Appendix III enclosed herewith; Appendix III by Appendix IV enclosed herewith; Appendix IV by Appendix V enclosed herewith; Appendix VI by Appendix VI enclosed herewith; Appendix VII by Appendix VII enclosed herewith; Appendix IX by Appendix VIII enclosed herewith; Appendix X by Appendix IX enclosed herewith; Appendix XI by Appendix X enclosed herewith; Appendix XII by Appendix XI enclosed herewith; Appendix XIII by Appendix XII enclosed herewith; Appendix XVII by Appendix XIII enclosed herewith.
Article 3. Entry into force
1. This Circular comes into force from February 15, 2023.
2. Circular No. 02/2017/TT-BNNPTNT dated February 13, 2017 of the Minister of Agriculture and Rural Development on amendments to some Articles of Circular No. 48/2013/TT-BNNPTNT dated November 12, 2013 on inspection and certification of the safety of fishery food products for export; Circular No. 16/2018/TT-BNNPTNT dated October 29, 2018 amending certain Articles of Circular No. 48/2013/TT-BNNPTNT dated November 12, 2013 of the Minister of Agriculture and Rural Development and Circular No. 02/2017/TT-BNNPTNT dated February 13, 2017 of the Minister of Agriculture and Rural Development amending certain Articles of Circular No. 48/2013/TT-BNNPTNT are invalid from the date on which this Circular comes into force.
3. The application for assessment and certification of food safety or assessment and certification of a shipment of fishery food products submitted before the date on which this Circular comes into force shall comply with the regulations of law that are effective at the date of submitting the application.
4. In case the legislative documents referred to this Circular are amended or replaced, the newest document shall be applied.
5. Difficulties arising in the period of implemetation of this Circular should be promptly reported to the Ministry of Agriculture and Rural Development (via NAFIQAD) for consideration and decision./.
...
...
...
PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER
Tran Thanh Nam
;
Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư quy định thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số hiệu: | 32/2022/TT-BNNPTNT |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký: | Trần Thanh Nam |
Ngày ban hành: | 30/12/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư quy định thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chưa có Video