Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ Y TẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 31/2012/TT-BYT

Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2012

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG TRONG BỆNH VIỆN

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn hoạt động dược lâm sàng trong bệnh viện.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn hoạt động dược lâm sàng trong các bệnh viện có khoa Dược với cơ cấu đầy đủ theo quy định.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Dược lâm sàng là hoạt động thực hành thuộc lĩnh vực khoa học sức khỏe, trong đó người dược sĩ thực hiện vai trò tư vấn về thuốc cho thầy thuốc, giúp tối ưu hóa phác đồ điều trị; đồng thời thực hiện vai trò cung cấp thông tin, tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả cho cán bộ y tế và cho người bệnh.

2. Dược sĩ lâm sàng là những dược sĩ làm việc trong lĩnh vực dược lâm sàng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; thực hiện tư vấn về thuốc cho thầy thuốc trong chỉ định, điều trị và hướng dẫn sử dụng thuốc cho cán bộ y tế và cho người bệnh.

Chương II

ĐIỀU KIỆN TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG

Điều 3. Điều kiện của dược sĩ lâm sàng

Dược sĩ chuyên trách làm công tác dược lâm sàng là dược sĩ đại học và phải đáp ứng một trong ba điều kiện sau:

1. Được đào tạo liên tục và có chứng chỉ thực hành dược lâm sàng.

2. Được đào tạo đại học chuyên ngành định hướng dược lâm sàng.

3. Được đào tạo sau đại học chuyên ngành dược lý - dược lâm sàng.

Điều 4. Điều kiện bảo đảm về nhân lực và cơ sở vật chất

1. Nhân lực:

a) Dược sĩ lâm sàng phải được đào tạo và cập nhật thường xuyên các hướng dẫn điều trị của Việt Nam, của thế giới, tài liệu về y dược có liên quan, các vấn đề khoa học, công nghệ phục vụ hoạt động thực hành dược lâm sàng;

b) Dược sĩ lâm sàng phải được tham dự các hội thảo khoa học, lớp học chuyên đề để tiếp cận với dược lâm sàng trong nước, khu vực và trên thế giới.

2. Cơ sở vật chất:

a) Trang thiết bị: phải có hệ thống máy vi tính, nối mạng internet, máy in, máy fax, điện thoại;

b) Bàn, ghế làm việc, tủ sách;

c) Tài liệu, sách, báo, tạp chí, phần mềm tra cứu thông tin thuốc khoa học: phải có tối thiểu các tài liệu, sách, báo, tạp chí, phần mềm tra cứu thông tin thuốc thuộc danh mục ưu tiên phải có theo Phụ lục 1 được ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương III

NHIỆM VỤ CHUYÊN MÔN CỦA DƯỢC SĨ LÂM SÀNG

Điều 5. Các nhiệm vụ chung

Dược sĩ lâm sàng có các nhiệm vụ chung sau:

1. Tham gia phân tích, đánh giá tình hình sử dụng thuốc;

2. Tham gia tư vấn trong quá trình xây dựng danh mục thuốc của đơn vị, đưa ra ý kiến hoặc cung cấp thông tin dựa trên bằng chứng về việc thuốc nào nên đưa vào hoặc bỏ ra khỏi danh mục thuốc để bảo đảm mục tiêu sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả;

3. Tham gia xây dựng các quy trình chuyên môn liên quan đến sử dụng thuốc: quy trình pha chế thuốc (dùng cho chuyên khoa nhi, chuyên khoa ung bướu, dịch truyền nuôi dưỡng nhân tạo ngoài đường tiêu hóa), hướng dẫn điều trị, quy trình kỹ thuật của bệnh viện;

4. Tham gia xây dựng quy trình giám sát sử dụng đối với các thuốc trong danh mục (bao gồm các thuốc có khoảng điều trị hẹp, nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng, kháng sinh, thuốc cần pha truyền đặc biệt (chuyên khoa nhi, ung bướu), thuốc cần điều kiện bảo quản đặc biệt) do Giám đốc bệnh viện ban hành trên cơ sở được tư vấn của Hội đồng Thuốc và Điều trị;

5. Hướng dẫn và giám sát việc sử dụng thuốc trong bệnh viện;

6. Thông tin thuốc cho người bệnh và cán bộ y tế: dược sĩ lâm sàng cập nhật thông tin sử dụng thuốc, thông tin về thuốc mới, thông tin cảnh giác dược gửi đến cán bộ y tế và đến người bệnh bằng nhiều hình thức khác nhau như: trực tiếp, văn bản, bảng tin bệnh viện, thư điện tử, tranh ảnh, tờ hướng dẫn, trang thông tin điện tử;

7. Tập huấn, đào tạo về dược lâm sàng: dược sĩ lâm sàng lập kế hoạch, chuẩn bị tài liệu, cập nhật kiến thức sử dụng thuốc cho bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, hộ sinh viên của đơn vị mình. Kế hoạch và nội dung phải được Giám đốc bệnh viện phê duyệt;

8. Báo cáo định kỳ hằng tháng, hằng quý, hằng năm và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Ban Giám đốc, Hội đồng Thuốc và Điều trị: Dược sĩ lâm sàng báo cáo công tác sử dụng thuốc trong buổi họp của Hội đồng Thuốc và Điều trị hoặc buổi giao ban của đơn vị, có ý kiến trong các trường hợp sử dụng thuốc chưa phù hợp;

9. Theo dõi, giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và là đầu mối báo cáo các phản ứng có hại của thuốc tại đơn vị theo quy định hiện hành;

10. Tham gia các hoạt động, công trình nghiên cứu khoa học, đặc biệt là các nghiên cứu liên quan đến vấn đề sử dụng thuốc an toàn - hợp lý, vấn đề cải tiến chất lượng và nâng cao hiệu quả công tác dược lâm sàng, nghiên cứu sử dụng thuốc trên lâm sàng;

11. Tham gia hội chẩn chuyên môn về thuốc, đặc biệt trong các trường hợp bệnh nặng, bệnh cần dùng thuốc đặc biệt, người bệnh bị nhiễm vi sinh vật kháng thuốc;

12. Tham gia bình ca lâm sàng định kỳ tại khoa lâm sàng, tại bệnh viện;

13. Giám sát chặt chẽ việc tuân thủ quy trình sử dụng thuốc đã được Hội đồng Thuốc và Điều trị thông qua và Giám đốc bệnh viện phê duyệt;

14. Tham gia xây dựng và thực hiện quy trình giám sát điều trị thông qua theo dõi nồng độ thuốc trong máu (Therapeutic Drug Monitoring - TDM) tại các bệnh viện có điều kiện triển khai TDM.

Điều 6. Các nhiệm vụ tại khoa lâm sàng

Dược sĩ lâm sàng tham gia đi buồng bệnh và phân tích về sử dụng thuốc của người bệnh. Tùy theo đặc thù của từng bệnh viện, mỗi bệnh viện sẽ lựa chọn khoa lâm sàng và đối tượng người bệnh cần ưu tiên để triển khai các hoạt động thực hành dược lâm sàng. Đối với từng người bệnh, dược sĩ lâm sàng phải thực hiện bốn nhóm nhiệm vụ sau:

1. Khai thác thông tin của người bệnh (bao gồm cả khai thác thông tin trên bệnh án và tiến hành phỏng vấn trực tiếp người bệnh) về:

a) Tiền sử sử dụng thuốc;

b) Tóm tắt các dữ kiện lâm sàng và các kết quả cận lâm sàng đã có.

2. Xem xét các thuốc được kê đơn cho người bệnh (trong quá trình đi buồng bệnh cùng với bác sĩ và xem xét y lệnh trong hồ sơ bệnh án, đơn thuốc) về:

a) Chỉ định;

b) Chống chỉ định;

c) Lựa chọn thuốc;

d) Dùng thuốc cho người bệnh: liều dùng, khoảng cách dùng, thời điểm dùng, đường dùng, dùng thuốc trên các đối tượng đặc biệt, thời gian dùng thuốc;

đ) Các tương tác thuốc cần chú ý;

e) Phản ứng có hại của thuốc.

Sau khi hoàn thành quá trình xem xét các thuốc được kê đơn cho người bệnh, nếu phát hiện có vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc, dược sĩ lâm sàng trao đổi với bác sĩ điều trị để tối ưu hóa việc dùng thuốc đồng thời điền vào mẫu phân tích sử dụng thuốc trên người bệnh (theo mẫu được quy định tại Phụ lục 2 (bao gồm Phụ lục 2APhụ lục 2B) được ban hành kèm theo Thông tư này). Trong trường hợp cần thiết, báo cáo trưởng khoa Dược xin ý kiến chỉ đạo.

3. Hướng dẫn sử dụng thuốc cho điều dưỡng viên.

4. Phối hợp với bác sĩ điều trị để cung cấp thông tin tư vấn cho người bệnh về những điều cần lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM TRONG HOẠT ĐỘNG DƯỢC LÂM SÀNG

Điều 7. Trách nhiệm của Giám đốc bệnh viện

1. Tuyển dụng và đào tạo dược sĩ lâm sàng.

2. Chỉ đạo Trưởng khoa Dược xây dựng và thực hiện nhiệm vụ cụ thể của dược lâm sàng phù hợp với điều kiện của đơn vị trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt; bố trí nhân lực và trang thiết bị cho hoạt động dược lâm sàng.

3. Chỉ đạo các khoa lâm sàng, khoa cận lâm sàng, khoa chống nhiễm khuẩn và các khoa, phòng liên quan phối hợp với khoa Dược để thực hiện hoạt động dược lâm sàng.

Điều 8. Trách nhiệm của trưởng khoa Dược

1. Chịu trách nhiệm và phối hợp chặt chẽ với các khoa lâm sàng và cận lâm sàng để triển khai hoạt động dược lâm sàng.

2. Xây dựng nhiệm vụ và giám sát các dược sĩ lâm sàng triển khai hoạt động dược lâm sàng.

3. Báo cáo định kỳ hằng quý, hằng năm hoặc đột xuất về hoạt động dược lâm sàng gửi Giám đốc bệnh viện.

Điều 9. Trách nhiệm của trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp

Chủ trì, phối hợp với khoa Dược, khoa lâm sàng, khoa cận lâm sàng để xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động dược lâm sàng.

Điều 10. Trách nhiệm của Trưởng khoa lâm sàng

1. Phối hợp chặt chẽ với khoa Dược để triển khai hoạt động dược lâm sàng. Chỉ đạo bác sĩ điều trị phối hợp với các dược sĩ lâm sàng để thực hiện hoạt động dược lâm sàng.

2. Chủ động mời dược sĩ lâm sàng tham gia hội chẩn chuyên môn khi cần thiết.

Điều 11. Trách nhiệm của dược sĩ lâm sàng

1. Thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Điều 5, Điều 6 của Thông tư này và kế hoạch công tác dược lâm sàng được Giám đốc bệnh viện phê duyệt.

2. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng khoa Dược phân công.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 12. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 04 tháng 02 năm 2013.

Điều 13. Trách nhiệm thi hành

Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, các địa phương cần phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) để được hướng dẫn, xem xét và giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (Công báo, CTTĐTCP);
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng BYT;
- Các Vụ, Cục, Tổng cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ thuộc Bộ Y tế;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Các Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế;
- Y tế các Bộ, Ngành;
- CTTĐT BYT, CTTĐT Cục QLKCB;
- Lưu: VT, PC, KCB.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Xuyên

 

PHỤ LỤC 1

CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỂ TRA CỨU, THAM KHẢO
(Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2012/TT-BYT ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Y tế)

Loại hình thông tin

Hình thức tài liệu tra cứu

Tên tài liệu tra cứu

Ưu tiên phải có

Khuyến khích có

Thông tin chung

Sách

Dược thư Quốc gia Việt Nam

x

 

Dược thư Quốc gia Việt Nam dùng cho tuyến cơ sở, 2007

x

 

British National Formulary

 

x

Martindale: The Complete Drug Reference

 

x

AHFS Drug Information

 

x

Drug Information Handbook

 

x

Handbook of Clinical Drug Data

 

x

Trực tuyến

Micromedex – DrugDex

 

x

Phản ứng có hại của thuốc

Sách

Meyler’s Side Effects of Drugs

 

x

 

Tài liệu tra cứu thông tin chung

 

Sử dụng thuốc trên những đối tượng đặc biệt

Sách

Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh trẻ em (Bệnh viện Nhi TW)

 

x

Drug Prescribing in Renal Failure

 

x

Drugs in Pregnancy and Lactation

 

x

Geriatric Dosage Handbook

 

x

Pediatric Dosage Handbook

 

x

British National Formulary for Children

 

x

 

Tài liệu tra cứu thông tin chung

 

Tương tác thuốc

Sách

Tương tác thuốc và chú ý khi chỉ định

x

 

Stockley's Drug Interactions

 

x

Stockley's Drug Interactions Pocket Companion

 

x

Phần mềm

Drug Interaction Facts

 

x

Trực tuyến

Micromedex – DrugReax

 

x

Tương hợp – tương kị thuốc tiêm

Sách

Handbook on Injectable Drugs

 

x

Injectable Drugs Guide

 

x

Trực tuyến

Trissel’s IV Compatibility

 

x

 

Tài liệu tra cứu thông tin chung

 

Bào chế

Sách

Dược Điển Việt Nam

x

 

The United States Pharmacopeia – National Formulary (USP/NF)

 

x

The British Pharmacopeia (BP)

 

x

Handbook of Pharmaceutical Expicients

 

x

Dược động học

Sách

Dược động học những kiến thức cơ bản (Hoàng Kim Huyền)

x

 

Basic Clinical Pharmacokinetics

 

x

 

Tài liệu tra cứu thông tin chung

 

Ngộ độc thuốc

Sách

Clinical Management of Drug Overdose

 

x

Kháng sinh

Sách

Hướng dẫn sử dụng kháng sinh

(Bộ Y tế - Ban tư vấn sử dụng kháng sinh)

x

 

The Sanford Guide to Antimicrobial Therapy

 

x

 

Tài liệu tra cứu thông tin chung

 

Dược liệu

Sách

Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Đỗ Tất Lợi)

x

 

Natural Medicine Comprehensive Database

 

x

Dược lâm sàng/điều trị/ y khoa nói chung

Sách

Cẩm nang điều trị nội khoa (sách dịch từ Manual of Medical Therapeutics)

x

 

Các nguyên lý y học nội khoa Harrison

(sách dịch từ Harrison’s Principles of Internal Medicine)

 

x

Dược lâm sàng (Bộ môn Dược lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội)

x

 

Dược lâm sàng và điều trị (Bộ môn Dược lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội)

 

x

Dược lý học lâm sàng (Bộ môn Dược lý - Đại học Y Hà Nội)

 

x

Goodman & Gilman’s: The Pharmacological Basis of Therapeutics

 

x

Applied Therapeutics: The Clinical Use of Drugs

 

x

Clinical Pharmacy and Therapeutics

 

x

Textbook of Therapeutics: Drug and Disease Management

 

x

Trực tuyến

Therapeutic Guidelines - eTG complete

 

x

Hướng dẫn điều trị

Sách

Các Hướng dẫn điều trị, phác đồ điều trị (Bộ Y tế đã ban hành)

x

 

 

Khuyến cáo về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa (Hội Tim mạch Việt Nam)

 

x

Nghiệp vụ thông tin thuốc

Sách

Drug Information: A Guide for Pharmacists

 

x

 

Các tài liệu có liên quan khác

 

 

 

PHỤ LỤC 2A

Bệnh viện:………………………………….

Khoa:……………..Mã bệnh án/đơn thuốc:………….

MẪU PHÂN TÍCH SỬ DỤNG THUỐC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2012/TT-BYT ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Y tế)

(Lưu trong bệnh án)

Dược sĩ:

 

Ngày:

 

Khoa:

 

Can thiệp số*:

Họ và tên người bệnh:

 

Tuổi:

 

Nam/Nữ

 

 

 

Thuốc liên quan (tên hoạt chất): _____________________________

 

Mô tả vấn đề cần can thiệp trên người bệnh: (+ Tài liệu tham khảo, nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mô tả can thiệp đề xuất thực hiện trên người bệnh: (+ Tài liệu tham khảo, nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dược sĩ lâm sàng

(ký và ghi rõ họ tên)

Bác sĩ điều trị

(ký và ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC 2B

Bệnh viện:………………………………….

Khoa:……………..Mã bệnh án/đơn thuốc:………….

MẪU PHÂN TÍCH SỬ DỤNG THUỐC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 31/2012/TT-BYT ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Y tế)

(Lưu tại khoa dược)

Dược sĩ:

 

Ngày:

 

Khoa:

 

Can thiệp số*:

Họ và tên người bệnh

 

Tuổi:

 

Nam/Nữ:

 

 

 

Thuốc liên quan (tên hoạt chất): ________________________________

 

Mô tả vấn đề cần can thiệp trên người bệnh: (+ Tài liệu tham khảo, nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mô tả can thiệp đề xuất thực hiện trên người bệnh: (+ Tài liệu tham khảo, nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Can thiệp số*: do dược sĩ lâm sàng đánh số trong quá trình thực hiện can thiệp.

 

TÓM TẮT CAN THIỆP ĐÃ THỰC HIỆN

Phát hiện vấn đề trong:

Đề xuất can thiệp:

□ Hỏi tiền sử

□ Đơn thuốc

□ Thời điểm người bệnh nhập viện

□ Trong quá trình theo dõi người bệnh

□Thời điểm người bệnh xuất viện

 

Can thiệp được đề xuất với:

□ Bác sỹ điều trị            □ Bác sỹ đi học/nội trú

□ Y tá   □ Người bệnh    □ Khác: …

Yêu cầu can thiệp được:

□ Trao đổi trực tiếp        □ Văn bản         □ Khác: … 

 

 

 

 

 

LÝ DO CAN THIỆP

CAN THIỆP

□1. Chỉ định không phù hợp□/ kê đơn thuốc trùng lặp trong đơn□/ thời gian dùng thuốc quá dài□

□2. Bệnh không được chỉ định thuốc□/ thời gian dùng thuốc quá ngắn□

□3. Thuốc đắt tiền và có thể thay thế bằng thuốc khác

□4. Thuốc không phải lựa chọn ưu tiên

□5. Đường dùng□/ Dạng bào chế không thích hợp□

□6. Chống chỉ định tuyệt đối□/tương đối□

□7. Liều dùng 1 lần hoặc liều hàng ngày quá thấp□/ quá cao□

□8. Kỹ thuật đưa thuốc/thao thác không hợp lý

□9. Thời điểm dùng thuốc không hợp lý

□10. Tác dụng không mong muốn

□11. Tương tác thuốc

□12. Theo dõi điều trị chưa hợp lý

□13. Tuân thủ điều trị kém

□14. Trả lời các câu hỏi của cán bộ y tế liên quan đến sử dụng thuốc

□15. Các vấn đề dược chính

□16. Khác: …

□a. Ngừng dùng thuốc □ Giảm dần liều

□b. Đề nghị thêm thuốc mới□/ dùng lại một thuốc□

□c. Thay thuốc/đổi thuốc

□d. Thay đổi đường dùng thuốc□/dạng bào chế□

□e. Thay đổi liều□/ số lần dùng thuốc□

□f. Thay đổi kỹ thuật đưa thuốc□/ thời điểm dùng thuốc□

□g. Tư vấn để tối ưu quá trình theo dõi người bệnh

□/ đề nghị hội chẩn chuyên khoa

□h. Tư vấn, hướng dẫn cho người bệnh

□i. Trả lời câu hỏi liên quan của cán bộ y tế liên quan đến sử dụng thuốc

□j. Kiểm tra lại bệnh án□/ chuẩn bị tư vấn về dược khi xuất viện□

□k. Khác: …

 

CHẤP NHẬN CAN THIỆP CỦA CÁN BỘ Y TẾ

□Đồng ý

□Không đồng ý

□Đồng ý một phần và/hoặc chưa thực hiện theo ý kiến can thiệp

□Không áp dụng trong trường hợp này

Mô tả:

 

 

 

 

 

 

Dược sĩ lâm sàng

(ký và ghi rõ họ tên)

 

 

MINISTRY OF HEALTH
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom - Happiness
---------------

No. 31/2012/TT-BYT

Hanoi, December 20, 2012

 

CIRCULAR

PPROVIDING GUIDELINES ON CLINICAL PHARMACY ACTIVITIES IN HOSPITALS

Pursuant to the Government’s Decree No. 63/2012/ND-CP dated August 31, 2012 on defining functions, tasks, powers and organizational structures of the Ministry of Health;

At the request of the Minister of Agency of Health Examination and Treatment;

The Minster of Health promulgates the Circular on providing guidelines on clinical pharmacy activities in hospitals.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 2. Definitions

1. Clinical pharmacy is a practice in the field of health science, in which pharmacists play the roles of counselors who provide advices about drugs and optimize the treatment guidelines; they also provide information, counseling and instruction on a safe and reasonable use of drugs for medical employees and patients.

2. Clinical pharmacists are those who work in the field of clinical pharmacy at the health facilities; provide counseling about drugs for the doctors to provide treatment, write prescription and provide instruction on the use of drugs for the medical employees and patients.

Chapter II

REQUIREMENTS FOR CARRYING OUT CLINICAL PHARMACY ACTIVITIES

Article 3. Requirements for clinical pharmacists

A specialized clinical pharmacist must have a bachelor degree in pharmacy and must satisfy one out of the following three requirements:

1. Receive continuous trainings and have practicing certificate in clinical pharmacy.

2. Receive specialized university trainings in clinical pharmacy

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 4. Requirements for human resources and facilities

1. Human resources:

a. The clinical pharmacists must be trained and regularly updated with Vietnamese and international treatment guidelines, related documents on medicine and pharmacy, as well as documents on scientific and technological subjects which serve the clinical pharmacy activities.

b. The clinical pharmacists must be allowed to participate in scientific conferences and professional classes in order to get access to domestic, regional and international clinical pharmacy.

2. Facilities:

a. Equipment: there must be a computer system connected to the internet, printers, fax machines and telephones.

b. Office chairs and desks, bookshelves.

c. Documents, books, newspapers, magazines, scientific drugs research software: there must be a minimum number of documents, books, newspapers, magazines and scientific drugs research software which is specified in the list of must-have facilities, according to Appendix 1 hereto.

Chapter III

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 5. General tasks

The clinical pharmacists have the following general tasks:

1. Participate in the analysis and evaluation of the drug use process.

2. Participate in consultation during the process of developing the unit’s list of drugs and provide opinions or information based on the evidence on which drugs should be included or excluded from such list, in order to ensure a safe, reasonable and effective use of drugs.

3. Participate in developing the specialized processes related to the use of drugs: drug preparation process (for Pediatrics, Specialized Oncology, artificial feeding other than gastrostomy feeding), treatment guidelines and technical process of the hospital.

4. Participate in developing the process of supervising the use of listed drugs (including the drugs which have narrow therapeutic index, serious side effects, are antibiotics and drugs requiring special preparation methods (pediatrics, oncology) and drugs requiring special preservation conditions). Such list of drugs is promulgated by the Director of the hospital as guided by the Drugs and Treatment Council.

5. Provide guidelines and supervision for the use of drugs in the hospital.

6. Drug information for patients and medical employees: the clinical pharmacists must be updated with the information on drug use and new drugs, as well as warnings about drugs which are sent to the medical employees and patients in different forms, such as: in person, in writing, in the hospital news, via emails, through pictures and photos, in guidelines and on websites.

7. Trainings in clinical pharmacy: the clinical pharmacists shall make plans, prepare documents and update knowledge on the use of drugs for doctors, pharmacists, nurses, technicians and midwives. Such plans and contents must be approved by the Director of the hospital.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

9. Monitor the adverse reactions of drugs (ADR) and be the key pharmacist to report about the ADRs at the unit, according to the current regulations.

10. Participate in the scientific research activities and works, especially the trials which are related to the safe and reasonable use of drugs, to the quality improvement and effectiveness enhancement of clinical pharmacy activities and clinical drug trials.

11. Participate in specialized consultation about drugs, especially in cases where the diseases are severe or require special drugs, or the patients are infected with drug-resistant bacteria.

12. Participate in the periodic clinical case study in the hospital.

13. Strictly supervise the compliance with the drug use process which is adopted by the Drug and Treatment Council and approved by the Director of the hospital.

14. Participate in developing and carrying out the treatment supervision process by observing the drug concentration in the blood (Therapeutic Drug Monitoring – TDM) at the hospitals which have the capability to carry out TDM.

Article 6. Tasks in the clinical department

The clinical pharmacists shall visit the patients' rooms and analyze the drug use of such patients. Each hospital shall select the clinical department and the priority patients based on the hospital’s speciality, in order to carry out the clinical pharmacy activities. For each patient, the clinical pharmacist must perform the following four groups of tasks:

1. Exploit information from the patient (including even exploiting information specified in the clinical record and start interviewing the patient about:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b. Summary of the clinical data and the existing paraclinical results.

2. Examine the drugs prescribed for the patients (during their visits to the patients' rooms with doctors, and examine the medical instructions specified in the medical records and prescriptions) about:

a. Indication

b. Contraindication.

c. Drug selection.

d. Drug instruction for the patient: dosage, frequency, route, if drugs are used for the special patient and time of use.

dd. Drug interaction which requires attention.

e. Adverse reactions of drugs.

After considering the drugs prescribed for patients, if any problem related to the use of drugs is detected, the clinical pharmacists shall exchange information with the medical doctors, in order to optimize the drug use and fill in the drug use analysis form for each patient (using the form in Appendix 2 (including Appendix 2A and Appendix 2B) hereto. In necessary cases, send a report to the Dean of the Pharmacy Department to receive directions.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Cooperate with the medical doctors to provide counseling for patients about the special attentions required while using drugs.

Chapter IV

RESPONSIBILITIES FOR CARRYING OUT CLINICAL PHARMACY ACTIVITIES

Article 7. Responsibilities of the Director of the hospital

1. Select and train clinical pharmacists.

2. Give directions to the Dean of the Pharmacy Department and carry out specific clinical pharmacy tasks in accordance with the conditions of the unit. Such tasks must be reported to the Director of the hospital for approval; and arrange human resources and equipment for clinical pharmacy activities.

3. Direct the clinical department, paraclinical department, infection control department and related departments to cooperate with the Pharmacy Department in carrying out clinical pharmacy activities.

Article 8. Responsibilities of the Dean of Pharmacy Department

1. Cooperate with the clinical department and paraclinical department in carrying out clinical pharmacy activities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Send the quarterly, annual or surprise report about the clinical pharmacy activities to the Director of the hospital.

Article 9. Responsibilities of the manager of the General Planning Department

Cooperate with the Pharmacy Department, clinical department and paraclinical department in developing the plan for carrying out clinical pharmacy activities.

Article 10. Responsibilities of the Dean of clinical department

1. Cooperate closely with the Pharmacy Department in carrying out clinical pharmacy activities. Direct the doctors to cooperate with the clinical pharmacists in carrying out clinical pharmacy activities.

2. Take charge to invite the clinical pharmacists to participate in the specialized consultation if necessary.

Article 11. Responsibilities of the clinical pharmacists

1. Carry out the tasks specified in Article 5 and 6 hereof and the clinical pharmacy plan approved by the Director of the hospital.

2. Carry out other tasks assigned by the Dean of the Pharmacy Department.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

IMPLEMENTATION

Article 12. Entry into force

This Circular takes effect from February 04, 2013.

Article 13

The Dean of the Agency of Health Examination and Treatment shall implement this Circular.

During the implementation process, if any problem or difficulty arises, the units and localities shall provide timely feedbacks to the Ministry of Health (Agency of Health Examination and Treatment) in order to receive guidance and solutions.

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Nguyen Thi Xuyen

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
;

Thông tư 31/2012/TT-BYT hướng dẫn hoạt động dược lâm sàng trong bệnh viện do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Số hiệu: 31/2012/TT-BYT
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Y tế
Người ký: Nguyễn Thị Xuyên
Ngày ban hành: 20/12/2012
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [1]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Thông tư 31/2012/TT-BYT hướng dẫn hoạt động dược lâm sàng trong bệnh viện do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [1]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…