Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 30/2024/TT-BYT

Hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2024

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH DANH MỤC, NỘI DUNG GÓI DỊCH VỤ Y TẾ CƠ BẢN DO TRẠM Y TẾ XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN THỰC HIỆN

Căn cứ Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Nghị định số 117/2014/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định về Y tế xã, phường, thị trấn;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng;

Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do Trạm Y tế xã, phường, thị trấn thực hiện.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do Trạm Y tế xã, phường, thị trấn thực hiện phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng và nâng cao sức khỏe Nhân dân (sau đây gọi tắt là gói dịch vụ y tế cơ bản do Trạm Y tế xã thực hiện).

2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với Trạm Y tế xã và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 2. Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do Trạm Y tế xã thực hiện

1. Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do Trạm Y tế xã thực hiện quy định chi tiết tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này gồm:

a) Gói dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ em;

b) Gói dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ;

c) Gói dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi;

d) Gói dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật;

đ) Gói dịch vụ chăm sóc sức khỏe bằng y học cổ truyền;

e) Gói dịch vụ phòng, chống bệnh không lây nhiễm;

g) Gói dịch vụ phòng, chống bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS;

h) Gói dịch vụ xác định tình trạng nghiện ma túy;

i) Gói dịch vụ tiêm chủng;

k) Gói dịch vụ về dinh dưỡng;

l) Gói dịch vụ bảo đảm an toàn thực phẩm;

m) Gói dịch vụ về sức khỏe môi trường, phòng, chống tai nạn thương tích, sức khỏe lao động;

n) Gói dịch vụ chăm sóc sức khỏe trước khi kết hôn, dân số và kế hoạch hóa gia đình;

o) Gói dịch vụ về truyền thông y tế - dân số;

p) Gói dịch vụ về ứng dụng công nghệ thông tin.

2. Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do Trạm Y tế xã thực hiện sẽ được Bộ Y tế cập nhật, điều chỉnh theo yêu cầu thực tiễn.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

1. Cục Y tế dự phòng chủ trì, phối hợp với các Vụ, Cục và đơn vị có liên quan thuộc, trực thuộc Bộ Y tế hướng dẫn, tổ chức triển khai, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo việc thực hiện Thông tư này.

2. Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế có liên quan:

a) Chủ động rà soát, xây dựng, cập nhật, bổ sung các quy trình kỹ thuật, hướng dẫn chuyên môn triển khai thực hiện gói dịch vụ y tế cơ bản do Trạm Y tế xã thực hiện theo lĩnh vực phụ trách để trình cấp có thẩm quyền ban hành;

b) Hướng dẫn tổ chức triển khai, chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Thông tư này theo quy định.

3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản quy định tại Điều 2 Thông tư này, căn cứ mô hình bệnh tật, khả năng cung ứng dịch vụ của Trạm Y tế xã (trường hợp pháp luật quy định có điều kiện thực hiện đối với dịch vụ y tế thì Trạm Y tế xã chỉ được thực hiện khi đáp ứng đủ điều kiện), nguồn lực và tình hình thực tế của địa phương trong từng thời kỳ để xây dựng lộ trình thực hiện; quyết định chi tiết danh mục dịch vụ y tế cơ bản được triển khai tại địa phương. Trường hợp áp dụng phương thức Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cho cơ sở y tế thực hiện gói dịch vụ y tế cơ bản thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.

Điều 4. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 19 tháng 12 năm 2024.

2. Bãi bỏ quy định về gói dịch vụ y tế cơ bản phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng và nâng cao sức khỏe áp dụng tại các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn tại Thông tư số 39/2017/TT-BYT ngày 18 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Điều 5. Điều khoản tham chiếu

Trường hợp các văn bản dẫn chiếu trong Thông tư này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo văn bản đã được thay thế hoặc văn bản đã được sửa đổi, bổ sung.

Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Y tế (qua Cục Y tế dự phòng) để xem xét, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban Xã hội của Quốc hội:
- Văn phòng Chính phủ (Vụ Khoa giáo văn xã, Công báo,
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ);
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Đồng chí Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các đồng chí Thứ trưởng Bộ Y tế;
- Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế;
- Y tế các Bộ, ngành;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế;
- Lưu: VT, PC, DP (02).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Liên Hương

 

PHỤ LỤC:

DANH MỤC, NỘI DUNG GÓI DỊCH VỤ Y TẾ CƠ BẢN DO TRẠM Y TẾ XÃ THỰC HIỆN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2024/TT-BYT ngày 04 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

STT

Danh mục, nội dung chi tiết

I. Gói dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho trẻ em

Dịch vụ 1

Tư vấn sàng lọc, lấy máu gót chân trẻ sơ sinh để sàng lọc (không bao gồm chi phí xét nghiệm)

1.

Địa điểm thực hiện: tại Trạm Y tế xã hoặc tại nhà hoặc điểm cung cấp dịch vụ tại cộng đồng.

2.

Đối tượng: trẻ sơ sinh có độ tuổi từ 24 giờ đến 72 giờ (thời điểm lấy mẫu máu trẻ sơ sinh tốt nhất là 48 giờ sau sinh).

3.

Tần suất thực hiện: 01 lần/01 trẻ.

4.

Nội dung:

- Tư vấn cho cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ sơ sinh về ý nghĩa, lợi ích và rủi ro có thể xảy ra khi tiến hành các kỹ thuật áp dụng trong sàng lọc; trình tự các bước thực hiện các kỹ thuật áp dụng trong sàng lọc đối với từng trường hợp cụ thể, những hậu quả do các bệnh lý liên quan đến rối loạn nội tiết - chuyển hóa - di truyền gây ra;

- Lấy mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh bằng mẫu giấy thấm chuyên dụng;

- Bảo quản và vận chuyển đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có cung cấp dịch vụ xét nghiệm sàng lọc sơ sinh;

- Hướng dẫn cha mẹ hoặc người giám hộ đưa trẻ sơ sinh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp để thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán xác định bệnh nếu kết quả sàng lọc của trẻ nguy cơ mắc các bất thường bẩm sinh, các bệnh lý liên quan đến rối loạn nội tiết - chuyển hóa - di truyền;

- Thông báo kết quả sàng lọc cho đối tượng.

5.

Quy trình, hướng dẫn triển khai thực hiện theo:

- Thông tư số 34/2017/TT-BYT ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh;

- Thông tư số 30/2019/TT-BYT ngày 03 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 34/2017/TT-BYT ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh;

- Quyết định số 1807/QĐ-BYT ngày 21 tháng 4 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật trong sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh.

Dịch vụ 2

Quản lý trường hợp nguy cơ cao sau sàng lọc sơ sinh

1.

Địa điểm thực hiện: tại Trạm Y tế xã hoặc tại nhà hoặc điểm cung cấp dịch vụ tại cộng đồng.

2.

Đối tượng và tần suất thực hiện:

- Với trường hợp trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh lý liên quan đến rối loạn nội tiết - chuyển hóa - di truyền sau sàng lọc sơ sinh thì tần suất thực hiện là 01 lần/01 trẻ;

- Với trường hợp trẻ được chẩn đoán xác định mắc các bệnh lý liên quan đến rối loạn nội tiết - chuyển hóa - di truyền sau sàng lọc sơ sinh thì tần suất thực hiện là 01 lần/01 trẻ/01 tháng.

3.

Nội dung:

- Lập hồ sơ theo dõi, quản lý trẻ;

- Thăm hộ gia đình có trẻ sơ sinh có nguy cơ cao sau sàng lọc sơ sinh được chẩn đoán xác định mắc bệnh nội tiết, chuyển hóa và di truyền bẩm sinh;

- Quản lý đối tượng chẩn đoán xác định mắc các bệnh lý liên quan đến rối loạn nội tiết - chuyển hóa - di truyền;

- Tư vấn, hướng dẫn, theo dõi quá trình điều trị, chăm sóc trẻ được chẩn đoán mắc các bệnh lý liên quan đến rối loạn nội tiết - chuyển hóa - di truyền.

4.

Quy trình, hướng dẫn triển khai thực hiện theo:

- Thông tư số 34/2017/TT-BYT ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh;

- Thông tư số 30/2019/TT-BYT ngày 03 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 34/2017/TT-BYT ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh;

- Quyết định số 1807/QĐ-BYT ngày 21 tháng 4 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật trong sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh.

Dịch vụ 3

Khám, chăm sóc sức khỏe định kỳ cho trẻ dưới 06 tuổi không đi học

1.

Địa điểm thực hiện: tại Trạm Y tế xã hoặc tại cơ sở y tế.

2.

Đối tượng: trẻ em dưới 06 tuổi không đi học.

3.

Tần suất thực hiện:

- Trẻ từ trên 01 tháng đến dưới 24 tháng tuổi: 06 tháng/01 lần;

- Trẻ từ 24 tháng đến dưới 06 tuổi: 01 năm/01 lần.

4.

Nội dung:

- Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và sự phát triển về thể chất, tinh thần, vận động;

- Sàng lọc, phát hiện bệnh tật, các dấu hiệu bất thường và nguy cơ về bệnh tật;

- Kiểm tra tiêm chủng và tư vấn theo lịch tiêm chủng trẻ em;

- Tư vấn, hướng dẫn cha mẹ, người nuôi dưỡng trẻ về: theo dõi sự phát triển của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng; nuôi dưỡng trẻ phù hợp với độ tuổi; phòng, chống thiếu vi chất dinh dưỡng; chăm sóc răng miệng, vệ sinh thân thể; phòng, chống tai nạn, thương tích; phát hiện các dấu hiệu bất thường, nguy cơ về bệnh tật và xử trí;

- Kết luận về tình trạng sức khỏe; tư vấn, chuyển đến cơ sở y tế phù hợp nếu phát hiện bệnh tật hoặc các dấu hiệu bất thường hoặc nguy cơ về bệnh tật;

- Cấp phát sản phẩm bổ sung các vi chất dinh dưỡng (nếu có) hoặc tư vấn, hướng dẫn cho cha mẹ sử dụng các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ từ 06 tháng đến dưới 36 tháng;

- Ghi chép kết quả khám sức khỏe định kỳ vào Hồ sơ theo dõi sức khỏe và Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

5.

Quy trình, hướng dẫn triển khai thực hiện theo:

- Thông tư số 23/2017/TT-BYT ngày 15 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc lập hồ sơ theo dõi sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ theo độ tuổi cho trẻ em; tư vấn chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng;

- Quyết định số 2246/QĐ-BYT ngày 01 tháng 8 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi;

- Quyết định số 359/QĐ-BYT ngày 31 tháng 01 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tài liệu hướng dẫn phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật trẻ em;

- Quyết định số 140/QĐ-BYT ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành mẫu Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em sử dụng cho phụ nữ có thai và trẻ em đến 6 tuổi tại các cơ sở y tế;

- Quyết định số 1021/QĐ-BYT ngày 04 tháng 02 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em phiên bản điện tử;

- Quyết định số 4944/QĐ-BYT ngày 27 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hướng dẫn quốc gia về phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng.

Dịch vụ 4

Khám, chăm sóc sức khỏe định kỳ cho học sinh

1.

Địa điểm thực hiện: tại Trạm Y tế xã hoặc tại cơ sở y tế hoặc tại các cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn xã.

2.

Đối tượng: trẻ em ở các cơ sở giáo dục mầm non và học sinh ở các cơ sở giáo dục phổ thông.

3.

Tần suất thực hiện: 01 lần/01 năm.

4.

Nội dung:

- Khám, kiểm tra sức khỏe cho trẻ em, học sinh bao gồm: thể lực, huyết áp, nhịp tim, thị lực, thính lực...; phát hiện các trường hợp suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì, giảm thị lực, cong vẹo cột sống, bệnh răng miệng, rối loạn sức khỏe tâm thần và các bệnh tật khác tùy theo mỗi cấp học khác nhau;

- Kiểm tra lịch tiêm chủng và tư vấn tiêm chủng;

- Tư vấn, hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng và vận động thể lực hợp lý cho trẻ em, học sinh và phụ huynh;

- Cấp phát sản phẩm bổ sung các vi chất dinh dưỡng (nếu có) hoặc tư vấn, hướng dẫn cho cha mẹ sử dụng các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng cho trẻ từ 06 tháng đến dưới 36 tháng.

5.

Quy trình, hướng dẫn triển khai thực hiện theo:

- Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về công tác y tế trường học;

- Thông tư số 23/2017/TT-BYT ngày 15 tháng 5 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc lập hồ sơ theo dõi sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ theo độ tuổi cho trẻ em; tư vấn chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng;

- Quyết định số 4280/QĐ-BGDĐT ngày 14 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho học sinh trung học cơ sở;

- Quyết định số 2195/QĐ-BGDĐT ngày 10 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường, kết hợp hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học;

- Quyết định số 4944/QĐ-BYT ngày 27 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hướng dẫn quốc gia về phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng.

II. Gói dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ

Dịch vụ 5

Chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai và sàng lọc trước sinh

1.

Địa điểm thực hiện: tại Trạm Y tế xã hoặc tại cơ sở y tế hoặc tại nhà hoặc điểm cung cấp dịch vụ tại cộng đồng.

2.

Đối tượng: phụ nữ mang thai.

3.

Tần suất thực hiện: 02 lần/01 đối tượng vào 03 tháng đầu và 03 tháng giữa của thai kỳ.

4.

Nội dung:

Ngoài các nội dung khám thai định kỳ theo Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản đã được bảo hiểm y tế chi trả, cần thực hiện thêm:

- Tư vấn về mục đích, ý nghĩa, lợi ích, rủi ro có thể xảy ra khi tiến hành kỹ thuật áp dụng, trình tự các bước tiến hành trong sàng lọc trước sinh với từng trường hợp cụ thể;

- Tư vấn về các bệnh lây truyền từ mẹ sang con thường gặp và biện pháp phòng chống;

- Tư vấn và xét nghiệm sàng lọc HIV, viêm gan B và giang mai bằng kỹ thuật test nhanh (01 lần/thai kỳ);

- Tư vấn về chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ khi mang thai, khi cho con bú và nuôi con bằng sữa mẹ;

- Tư vấn, hướng dẫn về dự phòng thiếu vi chất dinh dưỡng;

- Cấp bổ sung sắt và axit folic (nếu phụ nữ mang thai chưa được bổ sung 02 vi chất dinh dưỡng này);

- Ghi chép kết quả khám sức khỏe định kỳ vào Hồ sơ theo dõi sức khỏe và Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

5.

Quy trình, hướng dẫn triển khai thực hiện theo:

- Thông tư số 34/2017/TT-BYT ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh;

- Thông tư số 30/2019/TT-BYT ngày 03 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 34/2017/TT-BYT ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh;

- Quyết định số 140/QĐ-BYT ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành mẫu Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em sử dụng cho phụ nữ có thai và trẻ em đến 6 tuổi tại các cơ sở y tế;

- Quyết định số 1021/QĐ-BYT ngày 04 tháng 02 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em phiên bản điện tử;

- Quyết định số 1807/QĐ-BYT ngày 21 tháng 4 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật trong sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh;

- Quyết định số 2834/QĐ-BYT ngày 04 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hướng dẫn kỹ thuật các can thiệp dự phòng HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con;

- Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 29 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tài liệu hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản;

- Quyết định số 4944/QĐ-BYT ngày 27 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hướng dẫn quốc gia về phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng.

Dịch vụ 6

Quản lý chăm sóc thai phụ có nguy cơ cao dị tật bào thai sau sàng lọc trước sinh

1.

Địa điểm thực hiện: tại Trạm Y tế xã hoặc tại nhà hoặc điểm cung cấp dịch vụ tại cộng đồng.

2.

Đối tượng: thai phụ có kết quả sàng lọc trước sinh có nguy cơ cao dị tật bào thai sau sàng lọc theo chỉ định của tuyến trên.

3.

Tần suất thực hiện: 01 lần/01 tháng.

4.

Nội dung:

- Cung cấp thông tin về dị tật bào thai đã được chẩn đoán trước sinh; nguy cơ, hậu quả có thể xảy ra của việc giữ thai hoặc chấm dứt thai kỳ đối với từng trường hợp cụ thể; tư vấn cho phụ nữ mang thai để lựa chọn giải pháp chăm sóc, xử trí phù hợp, bao gồm cả chấm dứt thai kỳ vì lý do dị tật bào thai nếu cần thiết;

- Thống kê, báo cáo, lập hồ sơ, quản lý sau khi sàng lọc phát hiện đối tượng có nguy cơ cao thai nhi mắc các bệnh: hội chứng Down (ba nhiễm sắc thể 21); hội chứng Edward (ba nhiễm sắc thể 18); hội chứng Patau (ba nhiễm sắc thể 13); bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia); các dị tật có thể phát hiện bằng siêu âm như dị tật ống thần kinh, dị tật thành bụng và các bệnh tật di truyền hoặc không di truyền khác;

- Quản lý, tư vấn cho thai phụ có kết quả sàng lọc trước sinh có nguy cơ cao dị tật bào thai theo chỉ định của tuyến trên.

5.

Quy trình, hướng dẫn triển khai thực hiện theo:

- Thông tư số 34/2017/TT-BYT ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh;

- Thông tư số 30/2019/TT-BYT ngày 03 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 34/2017/TT-BYT ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh;

- Quyết định số 1807/QĐ-BYT ngày 21 tháng 4 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật trong sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh.

Dịch vụ 7

Chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh tại nhà sau sinh

1.

Địa điểm thực hiện: tại nhà.

2.

Đối tượng: bà mẹ trong thời kỳ hậu sản (42 ngày sau sinh) và trẻ sơ sinh.

3.

Tần suất thực hiện:

- Đối với trường hợp sinh con tại cơ sở y tế: 01 lần trong tuần đầu sau sinh, trừ những trường hợp có chỉ định ở lại cơ sở y tế thì thực hiện trong vòng 07 ngày sau khi rời cơ sở y tế;

- Đối với trường hợp sinh con ngoài cơ sở y tế: 02 lần, trong đó lần 01 thực hiện ngay sau khi nhận được thông tin về cuộc sinh, lần 02 trong vòng 07 ngày sau lần thứ nhất.

4.

Nội dung:

- Đối với mẹ:

+ Kiểm tra tình trạng toàn thân; sự co hồi tử cung; tình trạng tầng sinh môn, sản dịch; tình trạng vú và sự tiết sữa;

+ Hướng dẫn theo dõi, phát hiện dấu hiệu nguy hiểm ở bà mẹ sau sinh và xử trí;

+ Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho bà mẹ;

+ Cập nhật hồ sơ theo dõi sức khỏe theo quy định; ghi Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

- Đối với con:

+ Kiểm tra tình trạng toàn thân; phát hiện bệnh tật hoặc các dấu hiệu bất thường và nguy cơ về bệnh tật, đặc biệt là các dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh và dị tật bẩm sinh;

+ Hỗ trợ, tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ;

+ Hướng dẫn bà mẹ và gia đình về cách chăm sóc trẻ; theo dõi, phát hiện các dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh và xử trí;

+ Cập nhật hồ sơ theo dõi sức khỏe; ghi Sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

5.

Quy trình, hướng dẫn triển khai thực hiện theo:

- Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 29 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tài liệu hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản;

- Quyết định số 359/QĐ-BYT ngày 31 tháng 01 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tài liệu hướng dẫn phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật trẻ em;

- Quyết định số 4944/QĐ-BYT ngày 27 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hướng dẫn quốc gia về phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng.

Dịch vụ 8

Sàng lọc ung thư cổ tử cung

1.

Địa điểm thực hiện: tại Trạm Y tế xã hoặc tại cơ sở y tế.

2.

Đối tượng: phụ nữ trên địa bàn xã trong độ tuổi từ 21-65 tuổi, ưu tiên độ tuổi từ 30-54 tuổi.

3.

Tần suất thực hiện: 01 lần/01 phụ nữ/01 năm.

4.

Nội dung:

- Tư vấn về các biện pháp dự phòng, sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung;

- Khám vùng bụng dưới và vùng bẹn;

- Khám bộ phận sinh dục ngoài;

- Khám âm đạo bằng mỏ vịt;

- Khám âm đạo bằng hai tay;

- Khám trực tràng;

- Thực hiện nghiệm pháp quan sát cổ tử cung với axit axetic (VIA) hoặc Lugol (VILI);

- Tư vấn và chuyển tuyến trên với những phụ nữ có kết quả nghiệm pháp VIA/VILI dương tính hoặc nghi ngờ ung thư.

5.

Quy trình, hướng dẫn triển khai thực hiện theo:

- Quyết định số 2402/QĐ-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt tài liệu hướng dẫn dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung;

- Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 29 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tài liệu hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.

III. Gói dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi

Dịch vụ 9

Khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi; tư vấn hướng dẫn, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe, kỹ năng phòng bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và tự chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi

9.1.

Khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi

1.

Địa điểm thực hiện: tại Trạm Y tế xã hoặc tại cơ sở y tế hoặc tại điểm cung cấp dịch vụ tại cộng đồng hoặc tại nhà.

2.

Đối tượng: người từ đủ 60 tuổi trở lên trên địa bàn xã (nơi cư trú).

3.

Tần suất thực hiện: 01 lần/01 năm.

4.

Nội dung: Khám sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 34 Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

5.

Quy trình, hướng dẫn triển khai thực hiện theo:

- Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh;

- Thông tư số 35/2011/TT-BYT ngày 15 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chăm sóc sức khỏe người cao tuổi;

- Quyết định số 1092/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Sức khỏe Việt Nam;

- Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030.

9.2.

Tư vấn hướng dẫn, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe, kỹ năng phòng bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và tự chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi

1.

Địa điểm thực hiện: tại Trạm Y tế xã hoặc tại cơ sở y tế hoặc tại điểm cung cấp dịch vụ tại cộng đồng hoặc tại nhà.

2.

Đối tượng: người từ đủ 60 tuổi trở lên trên địa bàn xã (nơi cư trú) và người thân trực tiếp chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.

3.

Tần suất thực hiện: 01 lần/06 tháng.

4.

Nội dung:

- Lập kế hoạch thực hiện chăm sóc người từ đủ 60 tuổi trở lên được đánh giá có sức khỏe yếu và những người trên 80 tuổi (theo hướng dẫn chăm sóc tích hợp cho người cao tuổi);

- Hướng dẫn người cao tuổi các kỹ năng phòng bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, tự chăm sóc sức khỏe; dinh dưỡng cho người cao tuổi tại cộng đồng;

- Tư vấn về phòng bệnh đặc biệt là các bệnh thường gặp ở người cao tuổi cho người cao tuổi và người thân.

5.

Quy trình, hướng dẫn triển khai thực hiện theo:

- Thông tư số 35/2011/TT-BYT ngày 15 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chăm sóc sức khỏe người cao tuổi;

- Quyết định số 1092/QĐ-TTg ngày 02 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Sức khỏe Việt Nam.

- Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 13 tháng 10 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030.

IV. Gói dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật

Dịch vụ 10

Phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật trẻ em

1.

Địa điểm thực hiện: tại Trạm Y tế xã hoặc tại cơ sở y tế hoặc tại các cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn xã hoặc tại nhà.

2.

Đối tượng thụ hưởng: trẻ em từ 0 đến 06 tuổi.

3.

Tần suất thực hiện: định kỳ 02 lần/01 năm hoặc khi có nghi ngờ khuyết tật.

4.

Nội dung:

- Khám đánh giá, phân dạng khuyết tật (vận động; nghe, nói; nhìn; thần kinh, tâm thần; trí tuệ; khuyết tật khác) và đánh giá nhu cầu can thiệp phục hồi chức năng;

- Hướng dẫn phục hồi chức năng tại nhà cho gia đình hoặc tư vấn chuyển tuyến;

- Cập nhật thông tin người khuyết tật vào hệ thống thông tin quản lý sức khỏe, phục hồi chức năng người khuyết tật.

5.

Quy trình, hướng dẫn triển khai thực hiện theo:

- Quyết định số 359/QĐ-BYT ngày 31 tháng 01 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tài liệu hướng dẫn phát hiện sớm - can thiệp sớm khuyết tật trẻ em;

- Quyết định số 3815/QĐ-BYT ngày 21 tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế triển khai hệ thống thông tin quản lý sức khỏe, phục hồi chức năng người khuyết tật;

- Quyết định số 1213/QĐ-BYT ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành bộ tài liệu hướng dẫn công tác phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

Dịch vụ 11

Tư vấn chăm sóc sức khỏe phòng ngừa khuyết tật và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng

1.

Địa điểm thực hiện: tại Trạm Y tế xã hoặc tại cơ sở y tế hoặc tại nhà.

2.

Đối tượng thụ hưởng: người khuyết tật trên địa bàn xã và người trực tiếp chăm sóc cho người khuyết tật.

3.

Tần suất thực hiện: tối thiểu 02 lần/01 người khuyết tật/01 năm.

4.

Nội dung:

- Tư vấn cho người khuyết tật: các phương pháp phòng bệnh, chữa bệnh, chăm sóc và thực hiện các hoạt động sinh hoạt hằng ngày và sống độc lập;

- Tư vấn, hướng dẫn cho gia đình người khuyết tật kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng người khuyết tật, hòa nhập cộng đồng;

- Cập nhật thông tin người khuyết tật vào hệ thống thông tin quản lý sức khỏe, phục hồi chức năng người khuyết tật.

5.

Quy trình, hướng dẫn triển khai thực hiện theo:

- Quyết định số 359/QĐ-BYT ngày 31 tháng 01 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tài liệu hướng dẫn phát hiện sớm - can thiệp sớm khuyết tật trẻ em;

- Quyết định số 3815/QĐ-BYT ngày 21 tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế triển khai hệ thống thông tin quản lý sức khỏe, phục hồi chức năng người khuyết tật;

- Quyết định số 1213/QĐ-BYT ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành bộ tài liệu hướng dẫn công tác phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

V. Gói dịch vụ chăm sóc sức khỏe bằng y học cổ truyền

Dịch vụ 12

Chăm sóc vườn thuốc và tư vấn sử dụng cây thuốc

1.

Địa điểm thực hiện: tại Trạm Y tế xã.

2.

Đối tượng: vườn thuốc; người dân trên địa bàn.

3.

Tần suất thực hiện: thường xuyên.

4.

Nội dung:

- Chăm sóc cây thuốc thực hiện bởi cán bộ y tế hoặc nhân công được thuê;

- Tư vấn sử dụng cây thuốc cho người dân thực hiện bởi cán bộ y tế.

5.

Quy trình, hướng dẫn triển khai thực hiện theo:

- Hướng dẫn quy trình trồng cây thuốc, thu hái và chế biến cây thuốc của Viện Dược liệu;

- Quyết định số 4664/QĐ-BYT ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành bộ tranh cây thuốc mẫu sử dụng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền;

- Dược điển Việt Nam.

Dịch vụ 13

Hướng dẫn luyện tập dưỡng sinh

1.

Địa điểm thực hiện: tại cộng đồng.

2.

Đối tượng: người dân trên địa bàn.

3.

Tần suất thực hiện: 01 quý/01 lần

4.

Nội dung:

- Tổ chức, hướng dẫn cho người dân tập luyện dưỡng sinh;

- Giám sát, đánh giá hiệu quả của cộng đồng trong việc tập luyện dưỡng sinh.

5.

Quy trình, hướng dẫn triển khai thực hiện theo: Quyết định số 5480/QĐ-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành y học cổ truyền.

VI. Gói dịch vụ phòng chống bệnh không lây nhiễm

Dịch vụ 14

Sàng lọc bệnh không lây nhiễm bao gồm bệnh tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường, bệnh hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh ung thư và một số bệnh rối loạn tâm thần

1.

Địa điểm thực hiện: tại Trạm Y tế xã hoặc tại cơ sở y tế hoặc điểm cung cấp dịch vụ tại cộng đồng hoặc tại nhà.

2.

Đối tượng và tần suất thực hiện:

 

Bệnh tăng huyết áp

- Đối tượng: ≥ 18 tuổi và có

+ Người có yếu tố nguy cơ, hoặc

+ Có chỉ số huyết áp ≥ 140/90 mmHg, phát hiện thông qua đo huyết áp tại cộng đồng.

- Tần suất thực hiện: 01 lần/01 năm (sàng lọc riêng hoặc sàng lọc kết hợp với bệnh khác).

 

Bệnh đái tháo đường

- Đối tượng: ≥ 18 tuổi và có

+ Người có yếu tố nguy cơ, hoặc

+ Có chỉ số glucose máu tĩnh mạch lúc đói < 5,6 mmol/L.

- Tần suất thực hiện: 01 lần/01 năm (sàng lọc riêng hoặc sàng lọc kết hợp với bệnh khác).

 

Bệnh hen phế quản

- Đối tượng: ≥ 18 tuổi và có

+ Người có yếu tố nguy cơ, hoặc

+ Có triệu chứng hô hấp gợi ý.

- Tần suất thực hiện: 01 lần/01 năm (sàng lọc riêng hoặc sàng lọc kết hợp với bệnh khác).

 

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

- Đối tượng: ≥ 18 tuổi và có

+ Người có yếu tố nguy cơ, hoặc

+ Có triệu chứng thường gặp.

- Tần suất thực hiện: 01 lần/01 năm (sàng lọc riêng hoặc sàng lọc kết hợp với bệnh khác).

 

Bệnh ung thư

- Đối tượng: Người có yếu tố nguy cơ

- Tần suất thực hiện: 01 lần/01 năm (sàng lọc riêng hoặc sàng lọc kết hợp với bệnh khác).

 

Một số bệnh rối loạn tâm thần

- Đối tượng: Người có yếu tố nguy cơ

- Tần suất thực hiện: 01 lần/01 năm (sàng lọc riêng hoặc sàng lọc kết hợp với bệnh khác).

3.

Nội dung:

- Sàng lọc nguy cơ bằng bảng kiểm hoặc bộ câu hỏi;

- Khám lâm sàng;

- Tiến hành các xét nghiệm sàng lọc bằng test nhanh như xét nghiệm đường máu mao mạch, cholesterol, axit uric; lưu lượng đỉnh kế;

- Tư vấn về phòng bệnh và các yếu tố nguy cơ của bệnh không lây nhiễm;

- Cập nhật hồ sơ quản lý sức khỏe.

4.

Quy trình, hướng dẫn triển khai thực hiện theo:

- Quyết định số 5904/QĐ-BYT ngày 20 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và quản lý một số bệnh không lây nhiễm tại Trạm Y tế xã;

- Quyết định số 5481/QĐ-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2;

- Quyết định số 5850/QĐ-BYT ngày 24 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tài liệu chuyên môn quy trình lâm sàng chẩn đoán và điều trị hen phế quản ở người lớn và trẻ em ≥ 12 tuổi;

- Quyết định số 3338/QĐ-BYT ngày 09 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Ung bướu;

- Quyết định số 2058/QĐ-BYT ngày 14 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số rối loạn tâm thần thường gặp;

- Quyết định số 3756/QĐ-BYT ngày 21 tháng 06 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hướng dẫn hoạt động dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị và quản lý một số bệnh không lây nhiễm phổ biến cho tuyến y tế cơ sở;

- Quyết định số 2381/QĐ-BYT ngày 09 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hướng dẫn phát hiện sớm một số bệnh không lây nhiễm.

VII. Gói dịch vụ phòng chống bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS

Dịch vụ 15

Giám sát chủ động phát hiện bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm

1.

Địa điểm thực hiện: tại cộng đồng.

2.

Đối tượng: người dân đi, đến, ở trên địa bàn xã.

3.

Tần suất thực hiện: hằng ngày hoặc hằng tuần hoặc đột xuất theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế, phù hợp với các quy định khác của pháp luật và thực tế địa phương.

4.

Nội dung: giám sát, phát hiện trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm, nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm (ưu tiên các bệnh nhóm A, một số bệnh lưu hành nhóm B như: Lao, Sốt rét, Sốt xuất huyết, Bạch hầu, Ho gà, Sởi, Rubella, Than, Viêm màng não do não mô cầu, Tay chân miệng, Thủy đậu, Quai bị, Dại, Uốn ván, HIV/AIDS, Liên cầu lợn ở người, Viêm não vi rút và những bệnh nhóm B, C khác khi có số người mắc bệnh vượt quá số mắc trung bình của tháng cùng kỳ 03 năm gần nhất hoặc có văn bản chỉ đạo tăng cường giám sát dịch bệnh của cơ quan quản lý, cơ quan y tế cấp trên) tại nơi ở, nơi làm việc, học tập và các khu vực liên quan khác trên địa bàn xã; giám sát dựa vào sự kiện. Có thể sử dụng test nhanh (nếu có) để sàng lọc, phát hiện sớm ca bệnh truyền nhiễm. Xác minh ca bệnh, khoanh vùng, xác định ổ dịch và tổ chức xử lý ca bệnh, ổ dịch theo quy định.

5.

Quy trình, hướng dẫn triển khai thực hiện theo: Thông tư số 17/2019/TT-BYT ngày 17 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn giám sát và đáp ứng với bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm và các quyết định, hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế ban hành.

Dịch vụ 16

Giám sát chủ động véc tơ, môi trường, các yếu tố nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng

1.

Địa điểm thực hiện: tại cộng đồng.

2.

Đối tượng: véc tơ, môi trường, các yếu tố nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm nơi người dân đi, đến, ở trên địa bàn xã.

3.

Tần suất thực hiện: hằng tuần (đối với thôn, ấp, xã đang thực hiện xử lý ổ dịch, có số người mắc bệnh vượt quá số mắc trung bình của tháng cùng kỳ 03 năm gần nhất hoặc có văn bản chỉ đạo tăng cường giám sát dịch bệnh của cơ quan quản lý, cơ quan y tế cấp trên) hoặc hằng tháng.

4.

Nội dung:

- Giám sát ngẫu nhiên nơi ở, nơi làm việc, học tập và các khu vực liên quan khác để xác định ổ chứa, véc tơ, vật chủ trung gian truyền bệnh, môi trường và các yếu tố nguy cơ;

- Giám sát, hướng dẫn người dân các biện pháp vệ sinh môi trường, loại bỏ ổ chứa, tiêu diệt véc tơ, vật chủ trung gian truyền bệnh, giảm thiểu hoặc loại bỏ yếu tố nguy cơ;

- Phân tích, đánh giá, đưa ra các chỉ số véc tơ gây bệnh truyền nhiễm và đề xuất các biện pháp xử lý;

- Tổng hợp, báo cáo kết quả giám sát.

5.

Quy trình, hướng dẫn triển khai thực hiện theo: Thông tư số 17/2019/TT-BYT ngày 17 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn giám sát và đáp ứng với bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.

Dịch vụ 17

Dự phòng lây nhiễm HIV

17.1.

Cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su, bơm kim tiêm sạch

1.

Địa điểm thực hiện: tại Trạm Y tế xã hoặc tại cơ sở y tế.

2.

Đối tượng:

- Người nghiện chích ma túy;

- Người bán dâm;

- Người có quan hệ tình dục đồng giới;

- Người chuyển đổi giới tính;

- Những người có quan hệ tình dục với những người có nguy cơ lây nhiễm HIV trên địa bàn (theo số lần cung cấp dịch vụ).

3.

Tần suất thực hiện: 01 tháng/lần.

4.

Nội dung:

- Tư vấn cho các đối tượng trên về các yếu tố nguy cơ và các biện pháp can thiệp phù hợp với nguy cơ, tư vấn chuyển gửi điều trị;

- Cung cấp và hướng dẫn sử dụng các vật dụng dự phòng (bao cao su, bơm kim tiêm, chất bôi trơn và các vật dụng giảm tác hại khác);

- Lập hồ sơ và quản lý đối tượng.

5.

Quy trình, hướng dẫn triển khai theo:

- Nghị định số 141/2024/NĐ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);

- Quyết định số 01/QĐ-AIDS ngày 05 tháng 01 năm 2015 của Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS ban hành hướng dẫn can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV cho người nghiện chích ma túy;

- Quyết định số 146/QĐ-AIDS ngày 13 tháng 8 năm 2019 của Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS ban hành can thiệp phòng, chống HIV/AIDS cho nhóm nam quan hệ tình dục với nam;

- Quyết định số 243/QĐ-AIDS ngày 20 tháng 10 năm 2021 của Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS ban hành hướng dẫn can thiệp phòng, chống HIV/AIDS cho nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới sử dụng chất khi quan hệ tình dục.

17.2.

Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEP)

1.

Địa điểm thực hiện: tại Trạm Y tế xã hoặc tại cơ sở y tế.

2.

Đối tượng: Người chưa nhiễm HIV nhưng có hành vi nguy cơ cao, bao gồm:

- Người có quan hệ tình dục đồng giới;

- Người chuyển đổi giới tính;

- Người sử dụng ma túy;

- Người bán dâm;

- Vợ, chồng người nhiễm HIV; vợ, chồng của người có quan hệ tình dục đồng giới, người chuyển đổi giới tính, người sử dụng ma túy, người bán dâm;

- Người có quan hệ tình dục với người nhiễm HIV.

3.

Tần suất thực hiện: theo số khách hàng.

4.

Nội dung:

- Tư vấn cho các đối tượng trên về các yếu tố nguy cơ;

- Xét nghiệm sàng lọc HIV bằng các kỹ thuật đơn giản;

- Quy trình điều trị PrEP (các yếu tố nguy cơ và quy trình khám, tái khám...).

5.

Quy trình, hướng dẫn triển khai theo:

- Nghị định số 63/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS);

- Quyết định số 5968/QĐ-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS;

- Quyết định số 2674/QĐ-BYT ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hướng dẫn quốc gia xét nghiệm HIV;

- Quyết định số 2673/QĐ-BYT ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hướng dẫn tư vấn, xét nghiệm HIV tại cộng đồng.

17.3.

Cấp phát thuốc điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế

1.

Địa điểm thực hiện: tại Trạm Y tế xã hoặc tại cơ sở y tế.

2.

Đối tượng: Người tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.

3.

Tần suất thực hiện: theo số lần cung cấp dịch vụ.

4.

Nội dung: Cấp phát thuốc cho người tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.

5.

Quy trình, hướng dẫn triển khai theo:

- Thông tư số 26/2023/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về hướng dẫn quản lý thuốc Methadone;

- Quyết định số 3140/QĐ-BYT ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;

- Quyết định số 569/QĐ-BYT ngày 09 tháng 3 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hướng dẫn triển khai thí điểm cấp thuốc Methadone nhiều ngày cho người bệnh điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện.

Dịch vụ 18

Giám sát dịch tễ học HIV/AIDS

1.

Địa điểm thực hiện: tại Trạm Y tế xã hoặc tại cơ sở y tế.

2.

Đối tượng: nhóm nguy cơ cao lây nhiễm HIV tham gia điều tra, người nhiễm HIV/AIDS.

3.

Tần suất thực hiện: thường xuyên.

4.

Nội dung:

- Rà soát, hiệu chỉnh, cập nhật thông tin người nhiễm HIV trên hệ thống HIV-INFO sau khi nhận được thông tin về người nhiễm HIV, người nhiễm HIV đang điều trị HIV/AIDS đang sinh sống hoặc thường trú trên địa bàn xã;

- Phối hợp với cán bộ tư pháp xã nơi người nhiễm HIV tử vong sinh sống hoặc thường trú thu thập thông tin, cập nhật lên hệ thống HIV - INFO hoặc gửi bằng văn bản cho cơ quan giám sát dịch HIV/AIDS cấp huyện;

- Phối hợp với cơ quan giám sát dịch HIV/AIDS cấp huyện đánh giá nguy cơ lây nhiễm HIV khi có số người nhiễm HIV gia tăng theo hướng dẫn chuyên môn;

- Thực hiện Báo cáo tổng hợp số liệu giám sát ca bệnh HIV/AIDS định kỳ hằng quý và hằng năm;

- Phối hợp với Cơ quan giám sát dịch HIV/AIDS cấp tỉnh và cơ quan giám sát dịch HIV/AIDS cấp huyện tổ chức triển khai giám sát trọng điểm hằng năm.

5.

Quy trình, hướng dẫn triển khai thực hiện theo:

- Thông tư số 07/2023/TT-BYT ngày 04 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn quy trình, phương pháp giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và giám sát các bệnh lây truyền qua đường tình dục;

- Quyết định số 64/QĐ-AIDS ngày 24 tháng 4 năm 2024 của Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS ban hành hướng dẫn địa bàn, đối tượng, phương pháp chọn mẫu và quy trình tổ chức triển khai giám sát trọng điểm.

Dịch vụ 19

Chăm sóc người bệnh HIV/AIDS tại nhà

1.

Địa điểm thực hiện: tại nhà người bệnh.

2.

Đối tượng: người bệnh HIV điều trị thuốc ARV đang được quản lý, chăm sóc tại xã.

3.

Tần suất thực hiện: hằng tháng hoặc đột xuất khi người bệnh có nhu cầu.

4.

Nội dung:

- Tư vấn hỗ trợ tuân thủ điều trị thuốc ARV;

- Giáo dục và tư vấn, hỗ trợ dinh dưỡng cho người nhiễm HIV;

- Tư vấn về dự phòng lây nhiễm HIV về tình dục an toàn, tiêm chích an toàn, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, tư vấn, xét nghiệm HIV cho các thành viên khác trong gia đình;

- Chăm sóc và hỗ trợ cho trẻ nhiễm và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (OVC);

- Thực hiện chăm sóc giảm nhẹ, hướng dẫn cách tự chăm sóc, xử trí các triệu chứng đau, các triệu chứng thông thường khác tại nhà và phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm cần chuyển tới cơ sở y tế tuyến trên.

- Sàng lọc phát hiện các dấu hiệu về sức khỏe tâm thần (lo âu, trầm cảm) hỗ trợ tâm lý, tinh thần cho người bệnh HIV/AIDS, giới thiệu đến cơ sở y tế để khám chuyên khoa nếu cần;

- Chăm sóc cuối đời.

5.

Quy trình, hướng dẫn triển khai thực hiện theo:

- Thông tư số 09/2018/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS;

- Quyết định số 5968/QĐ-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS;

- Quyết định số 1781/QĐ-BYT ngày 27 tháng 5 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hướng dẫn thực hiện chăm sóc người nhiễm HIV tại nhà và cộng đồng;

- Tài liệu hướng dẫn chăm sóc dinh dưỡng cho người nhiễm HIV/AIDS do Cục Phòng, chống HIV/AIDS và Viện Dinh dưỡng biên soạn, phát hành năm 2014.

Dịch vụ 20

Xét nghiệm sàng lọc HIV

20.1

Xét nghiệm sàng lọc HIV tại Trạm Y tế xã

1.

Địa điểm thực hiện: tại Trạm Y tế xã.

2.

Đối tượng: người có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV và người có nhu cầu xét nghiệm HIV.

3.

Tần suất thực hiện: thường xuyên khi có khách hàng đến.

4.

Nội dung:

- Tư vấn trước xét nghiệm HIV;

- Làm xét nghiệm HIV;

- Lấy máu gửi xét nghiệm khẳng định đối với trường hợp xét nghiệm sàng lọc HIV có phản ứng;

- Bảo quản và vận chuyển mẫu máu đến phòng xét nghiệm khẳng định HIV;

- Trả kết quả, tư vấn sau xét nghiệm (bao gồm giới thiệu người có kết quả xét nghiệm HIV dương tính tham gia điều trị và người âm tính tiếp cận với can thiệp dự phòng lây nhiễm).

5.

Quy trình, hướng dẫn triển khai theo: Quyết định số 2673/QĐ-BYT ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn tư vấn, xét nghiệm HIV tại cộng đồng.

20.2

Xét nghiệm sàng lọc HIV lưu động

1.

Địa điểm thực hiện: điểm cung cấp dịch vụ tại cộng đồng (ngoài cơ sở y tế).

2.

Đối tượng: người có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV.

3.

Tần suất thực hiện: thường xuyên.

4.

Nội dung:

- Vận động người có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao đi làm xét nghiệm HIV;

- Tư vấn trước xét nghiệm HIV;

- Làm xét nghiệm HIV;

- Lấy máu gửi xét nghiệm khẳng định đối với trường hợp xét nghiệm sàng lọc HIV có phản ứng;

- Bảo quản và vận chuyển mẫu đến phòng xét nghiệm khẳng định HIV;

- Trả kết quả, tư vấn sau xét nghiệm (bao gồm giới thiệu người có kết quả xét nghiệm HIV dương tính tham gia điều trị và người âm tính tiếp cận với can thiệp dự phòng lây nhiễm).

5.

Quy trình, hướng dẫn triển khai theo: Quyết định số 2673/QĐ-BYT ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn tư vấn, xét nghiệm HIV tại cộng đồng.

Dịch vụ 21

Tiếp cận người nhiễm HIV và kết nối điều trị HIV

1.

Địa điểm thực hiện: tại cộng đồng (ngoài Trạm Y tế xã).

2.

Đối tượng: người nhiễm HIV chưa tham gia điều trị hoặc đã bỏ điều trị HIV.

3.

Tần suất thực hiện: thường xuyên.

4.

Nội dung:

- Xác định người nhiễm HIV chưa được điều trị hoặc đã bỏ điều trị HIV;

- Tiếp cận, tư vấn và kết nối người nhiễm HIV chưa được điều trị hoặc đã bỏ điều trị với hoạt động điều trị HIV.

5.

Quy trình, hướng dẫn triển khai theo: Quyết định số 5968/QĐ-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS.

Dịch vụ 22

Quản lý người bệnh điều trị thuốc kháng HIV tại Trạm Y tế xã

1.

Địa điểm thực hiện: tại Trạm Y tế xã.

2.

Đối tượng: người bệnh HIV điều trị thuốc ARV đang được quản lý, chăm sóc tại xã.

3.

Tần suất thực hiện: hằng tháng hoặc đột xuất khi người bệnh có nhu cầu.

4.

Nội dung:

- Tiếp nhận người bệnh, kiểm tra đối chiếu thông tin cá nhân trên giấy tờ tùy thân của người bệnh với thông tin trên Giấy chuyển tuyến;

- Cấp thuốc theo đơn thuốc được ghi trong Giấy chuyển tuyến và Sổ khám bệnh của người bệnh. Trước khi cấp thuốc, cần khám bệnh, sàng lọc lao và đánh giá tuân thủ điều trị của người bệnh. Trường hợp không có dấu hiệu bất thường, người bệnh tuân thủ điều trị tốt, cấp thuốc kháng HIV hằng tháng theo đơn. Ghi rõ tên thuốc, số lượng thuốc đã cấp và hướng dẫn sử dụng thuốc vào Sổ khám bệnh của người bệnh. Trường hợp có dấu hiệu bất thường thì xử trí trong phạm vi chuyên môn. Nếu vượt quá khả năng chuyên môn thì chuyển tuyến theo quy định;

- Nhắc lịch người bệnh đến khám lại định kỳ tại cơ sở điều trị theo lịch hẹn trên Sổ khám bệnh và Giấy chuyển tuyến.

5.

Quy trình, hướng dẫn triển khai theo:

- Thông tư số 28/2018/TT-BYT ngày 26 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý, điều trị người nhiễm HIV người phơi nhiễm với HIV tại các cơ sở y tế;

- Quyết định số 5968/QĐ-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS.

VIII. Gói dịch vụ xác định tình trạng nghiện ma túy

Dịch vụ 23

Xác định tình trạng nghiện ma túy

1.

Địa điểm thực hiện: do bác sỹ hoặc y sỹ thực hiện tại Trạm Y tế xã hoặc các địa điểm theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 109/2021/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ sở y tế đủ điều kiện xác định tình trạng nghiện ma túy và hồ sơ, trình tự, thủ tục xác định tình trạng nghiện ma túy.

2.

Đối tượng: người tự nguyện xác định tình trạng nghiện ma túy và người được đề nghị xác định tình trạng nghiện ma túy.

3.

Tần suất thực hiện: theo nhu cầu của khách hàng hoặc theo đề nghị của cơ quan công an.

4.

Nội dung:

- Tiếp nhận người và thu thập thông tin liên quan của người cần xác định tình trạng nghiện ma túy;

- Khám bệnh, theo dõi lâm sàng, ghi thông tin vào hồ sơ bệnh án và Phiếu tổng hợp theo dõi để xác định tình trạng nghiện ma túy;

- Ghi kết luận về tình trạng nghiện ma túy.

5.

Quy trình, hướng dẫn triển khai thực hiện theo: Thông tư số 18/2021/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tiêu chuẩn chẩn đoán và quy trình chuyên môn để xác định tình trạng nghiện ma túy.

IX. Gói dịch vụ tiêm chủng

Dịch vụ 24

Tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vắc xin tiêm chủng mở rộng

1.

Địa điểm thực hiện: tại Trạm Y tế xã, Trung tâm Y tế huyện.

2.

Đối tượng: vắc xin thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng

3.

Tần suất thực hiện: hằng tháng.

4.

Nội dung:

- Đảm bảo cung ứng các thiết bị dây chuyền lạnh bảo quản vắc xin đúng quy định;

- Trước tiêm chủng: nhận, bảo quản, vận chuyển vắc xin từ huyện về xã;

- Trong buổi tiêm chủng: sử dụng phích vắc xin, hòm lạnh hoặc tủ lạnh để bảo quản vắc xin trong suốt buổi tiêm chủng theo quy định.

- Sau tiêm chủng: bảo quản, vận chuyển trả vắc xin về huyện để bảo quản (đối với các xã xa Trung tâm Y tế huyện, đường giao thông đi lại khó khăn, sau tiêm chủng có thể lưu trữ, bảo quản vắc xin tại Trạm Y tế xã bằng tủ chuyên dụng trong dây chuyền lạnh để triển khai tiêm chủng trong tháng tiếp theo).

5.

Quy trình, hướng dẫn triển khai thực hiện theo:

- Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng;

- Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;

- Nghị định số 13/2024/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng;

- Thông tư số 36/2018/TT-BYT ngày 22 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc;

- Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng.

Dịch vụ 25

Tổ chức tiêm chủng: tư vấn trước tiêm chủng, khám sàng lọc, tiêm chủng, theo dõi phản ứng sau tiêm chủng, quản lý đối tượng, thống kê báo cáo

1.

Địa điểm thực hiện: tại Trạm Y tế xã hoặc tại cơ sở y tế hoặc điểm cung cấp dịch vụ tiêm chủng tại cộng đồng hoặc tại nhà.

2.

Đối tượng: trẻ em và phụ nữ có thai là đối tượng của Chương trình Tiêm chủng mở rộng trên toàn quốc.

3.

Tần suất thực hiện: hằng tháng.

4.

Nội dung:

- Trước tiêm chủng: điều tra, lập danh sách đối tượng thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng; thông báo cho đối tượng tiêm chủng để tham gia tiêm chủng đúng lịch, đủ liều; khám sàng lọc; tư vấn trước tiêm chủng;

- Thực hiện tiêm chủng: thực hiện kiểm tra vắc xin, dung môi và bơm tiêm, kim tiêm trước khi sử dụng; cho đối tượng tiêm chủng hoặc cha, mẹ, người giám hộ của trẻ xem lọ vắc xin trước khi tiêm chủng: tiêm chủng theo đúng chỉ định, đúng vắc xin, đúng liều, đúng đường dùng, đúng thời điểm; các kỹ thuật tiêm chủng đối với từng mũi tiêm hoặc uống;

- Sau tiêm chủng: theo dõi sau tiêm chủng, hướng dẫn theo dõi sau tiêm chủng tại nhà và xử trí phản ứng bất thường (nếu có), Ghi đầy đủ thông tin vào phiếu hoặc sổ tiêm chủng của đối tượng tiêm chủng, nhập dữ liệu tiêm chủng và thống kê, báo cáo theo quy định.

5.

Quy trình, hướng dẫn triển khai thực hiện theo:

- Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng;

- Nghị định số 13/2024/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng;

- Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế;

- Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng;

- Thông tư số 10/2024/TT-BYT ngày 13 tháng 6 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh truyền nhiễm, đối tượng và phạm vi phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc;

- Thông tư số 51/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ;

- Quyết định số 1575/QĐ-BYT ngày 27 tháng 3 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em;

- Quyết định số 3384/QĐ-BYT ngày 03 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hệ số sử dụng vắc xin và vật tư tiêu hao trong tiêm chủng mở rộng;

- Quyết định số 3421/QĐ-BYT ngày 28 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy chế quản lý, sử dụng hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia.

X. Gói dịch vụ về dinh dưỡng

Dịch vụ 26

Quản lý trẻ suy dinh dưỡng cấp tính nặng tại cộng đồng

1.

Địa điểm thực hiện: tại Trạm Y tế xã hoặc tại cơ sở y tế hoặc tại hộ gia đình.

2.

Đối tượng: trẻ em 0-72 tháng tuổi.

3.

Tần suất thực hiện: trẻ được xác định suy dinh dưỡng cấp tính nặng theo tiêu chuẩn điều trị ngoại trú đến khám và điều trị tại Trạm Y tế xã 01 lần/tuần cho đến khi trẻ có chu vi vòng cánh tay ≥ 125 mm và chỉ số cân nặng/chiều cao ≥ -2 SD trong 02 lần khám liên tiếp (Lộ trình quản lý trẻ suy dinh dưỡng cấp tính nặng tại cộng đồng trung bình 06-10 tuần, không quá 03 tháng).

4.

Nội dung:

- Trạm Y tế xã kiểm tra, đánh giá, tiếp nhận trẻ nếu đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán suy dinh dưỡng cấp tính nặng;

- Trạm Y tế xã tái kiểm tra hằng tuần, cấp thuốc và sản phẩm điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế; tư vấn dinh dưỡng, cử nhân viên y tế thôn bản, cộng tác viên dân số (nếu có) thăm hộ gia đình nếu có chỉ định;

- Xuất và chuyển tuyến phù hợp khi đáp ứng điều kiện theo phác đồ (chuyển nội trú hoặc điều trị dự phòng).

5.

Quy trình, hướng dẫn triển khai thực hiện theo:

- Quyết định số 3779/QĐ-BYT ngày 26 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hướng dẫn thực hiện quản lý suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em từ 0 đến 72 tháng tuổi;

- Quyết định số 4487/QĐ-BYT ngày 18 tháng 8 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh suy dinh dưỡng cấp tính ở trẻ em từ 0 đến 72 tháng tuổi.

XI. Gói dịch vụ bảo đảm an toàn thực phẩm

Dịch vụ 27

Kiểm tra, giám sát và tập huấn bảo đảm an toàn thực phẩm

1.

Địa điểm thực hiện: tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc thẩm quyền quản lý và cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn xã, Trạm Y tế xã và các địa điểm khác trên địa bàn xã.

2.

Đối tượng: các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc thẩm quyền quản lý và cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn xã.

3.

Tần suất thực hiện:

- Kiểm tra, giám sát ít nhất 01 lần/01 cơ sở/01 năm;

- Tập huấn ít nhất 01 lần/01 cơ sở/01 năm và theo yêu cầu của các chương trình y tế cụ thể.

4.

Nội dung:

- Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm;

- Giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm bằng bộ test nhanh hóa/lý và vi sinh, thực hiện xét nghiệm nhanh;

- Tập huấn, hướng dẫn, cập nhật kiến thức về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm.

5.

Quy trình, hướng dẫn triển khai thực hiện theo:

- Đối với nội dung kiểm tra, giám sát, thực hiện theo Thông tư số 48/2015/TT-BYT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hoạt động kiểm tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế; Thông tư số 17/2023/TT-BYT ngày 25 tháng 9 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

- Đối với nội dung tập huấn về bảo đảm an toàn thực phẩm, thực hiện theo Mục 5. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố của Luật An toàn thực phẩmkhoản 2 Điều 2 của Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.

XII. Gói dịch vụ về sức khỏe môi trường, phòng chống tai nạn thương tích, sức khỏe lao động

Dịch vụ 28

Giám sát, tư vấn, tập huấn công tác vệ sinh môi trường, sử dụng nước sạch

1.

Địa điểm thực hiện: tại Trạm Y tế xã và hộ gia đình.

2.

Đối tượng: người dân.

3.

Tần suất thực hiện: 06 tháng/01 lần.

4.

Nội dung:

- Giám sát vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình;

- Tư vấn, tập huấn cho người dân về nhà tiêu hợp vệ sinh, vệ sinh cá nhân và sử dụng nước sạch.

5.

Quy trình, hướng dẫn triển khai thực hiện theo:

- Thông tư số 23/2022/TT-BNNPTNN ngày 29 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn;

- Thông tư số 27/2011/TT-BYT ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu - điều kiện bảo đảm hợp vệ sinh;

- Thông tư số 15/2006/TT-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn kiểm tra vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình;

- Quyết định số 1300/QĐ-BYT ngày 09 tháng 3 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2030.

Dịch vụ 29

Tập huấn về dự phòng các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

1.

Địa điểm thực hiện: tại Trạm Y tế xã hoặc cộng đồng hoặc hộ sản xuất kinh doanh hoặc hộ gia đình.

2.

Đối tượng: người dân, người lao động không có hợp đồng lao động tại các hộ sản xuất kinh doanh hoặc hộ gia đình hoặc các ban ngành hoặc tổ chức liên quan của xã.

3.

Tần suất thực hiện: 01 lần/01 năm.

4.

Nội dung:

- Hướng dẫn cho người dân, các ban ngành hoặc tổ chức liên quan của xã về: dự phòng các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích; xử trí, sơ cấp cứu ban đầu; phổ biến các nội dung về xây dựng cộng đồng an toàn;

- Hướng dẫn cho người lao động không có hợp đồng lao động trong lĩnh vực phi kết cấu (nông nghiệp, làng nghề) về các yếu tố nguy cơ gây tai nạn lao động ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, bệnh nghề nghiệp, bệnh liên quan đến nghề nghiệp và các biện pháp dự phòng.

5.

Quy trình, hướng dẫn triển khai thực hiện theo:

- Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động (Chương II. Kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc);

- Quyết định số 170/QĐ-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hướng dẫn xây dựng cộng đồng an toàn, phòng chống tai nạn thương tích.

XIII. Gói dịch vụ chăm sóc sức khỏe trước khi kết hôn, dân số và kế hoạch hóa gia đình

Dịch vụ 30

Chăm sóc sức khỏe trước khi kết hôn

30.1.

Tư vấn tâm sinh lý và sức khỏe trước khi kết hôn

1.

Địa điểm thực hiện: tại Trạm Y tế xã hoặc điểm cung cấp dịch vụ.

2.

Đối tượng: nam, nữ thanh niên trước khi kết hôn; các bậc phụ huynh.

3.

Tần suất thực hiện: 01 lần/01 đối tượng.

4.

Nội dung: tư vấn những vấn đề về tâm sinh lý, tình bạn, tình yêu, tình dục an toàn, kế hoạch hóa gia đình, dinh dưỡng, phòng ngừa bạo lực tình dục, các bệnh di truyền thường gặp, các bệnh của bố mẹ sẽ liên quan đến bệnh, tật bẩm sinh của trẻ sơ sinh và những nội dung liên quan.

5.

Quy trình, hướng dẫn triển khai thực hiện theo: Quyết định số 25/QĐ-BYT ngày 07 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chuyên môn về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân.

30.2.

Khám sức khỏe trước khi kết hôn

1.

Địa điểm thực hiện: tại Trạm Y tế xã hoặc điểm cung cấp dịch vụ.

2.

Đối tượng: nam, nữ thanh niên trước khi kết hôn.

3.

Tần suất thực hiện: 01 lần/01 đối tượng.

4.

Nội dung:

- Khám lâm sàng gồm: hỏi tiền sử bệnh liên quan đến sức khỏe sinh sản; khám thể lực, sản phụ khoa, da liễu;

- Khám cận lâm sàng gồm: Lấy mẫu máu để thực hiện xét nghiệm sàng lọc phát hiện người có nguy cơ cao mang gen bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia tại Trạm Y tế xã; thực hiện test nhanh viêm gan B: HBsAg test nhanh; test nhanh HIV: anti-HIV nhanh; test nhanh bệnh giang mai: Treponema pallidum TPHA định tính.

5.

Quy trình, hướng dẫn triển khai thực hiện theo:

- Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh;

- Quyết định số 25/QĐ-BYT ngày 07 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chuyên môn về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân.

30.3.

Quản lý đối tượng có nguy cơ cao sau khám sức khỏe trước khi kết hôn

1.

Địa điểm thực hiện: tại Trạm Y tế xã hoặc điểm cung cấp dịch vụ.

2.

Đối tượng: nam, nữ thanh niên có nguy cơ cao sau khám sức khỏe trước khi kết hôn.

3.

Tần suất thực hiện: 01 lần/01 đối tượng.

4.

Nội dung:

- Tư vấn kỹ năng hiểu và phòng tránh các bệnh di truyền cho các cặp nam nữ có nguy cơ cao sau khám sức khỏe trước khi kết hôn;

- Tư vấn hướng dẫn để khám chuyên khoa sâu nhằm xác định bệnh và hướng dẫn điều trị;

- Cập nhật lập hồ sơ theo dõi, quản lý đối tượng.

5.

Quy trình, hướng dẫn triển khai thực hiện theo:

- Thông tư số 32/2023/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh;

- Quyết định số 25/QĐ-BYT ngày 07 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chuyên môn về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân.

Dịch vụ 31

Thu thập thông tin dân số tại hộ dân cư; cập nhật và quản lý thông tin chuyên ngành dân số

1.

Địa điểm thực hiện: tại Trạm Y tế xã hoặc tại nhà hoặc điểm cung cấp dịch vụ tại cộng đồng.

2.

Đối tượng: toàn bộ người dân sinh sống theo hộ dân cư trên địa bàn, không phân biệt là họ đã hoặc chưa được đăng ký hộ khẩu thường trú.

3.

Tần suất thực hiện: hằng tháng.

4.

Nội dung:

- Phân công cho mỗi cộng tác viên dân số quản lý, phụ trách một địa bàn, đảm bảo mỗi thôn, bản, khóm, ấp, buôn, làng, phum, sóc, tổ dân phố có tối thiểu 01 cộng tác viên dân số. Cộng tác viên dân số đến từng hộ dân cư thu thập, cập nhật các thông tin chuyên ngành dân số (sinh, chết, kết hôn, ly hôn, chuyển đi, chuyển đến) và các dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình;

- Thu thập thông tin lần đầu theo hộ dân cư các thông tin cơ bản (địa chỉ nơi ở, họ và tên, quan hệ chú hộ, ngày sinh, giới tính, dân tộc, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, tình trạng cư trú);

- Thu thập thông tin biến động theo hộ dân cư về sinh, chết, kết hôn, ly hôn, chuyển đi, chuyển đến và các dịch vụ dân số;

- Thu thập thông tin tách nhập hộ (nếu có);

- Cán bộ dân số cấp xã cập nhật các thông tin thu thập tại hộ dân cư của cộng tác viên dân số vào kho dữ liệu chuyên ngành dân số;

- Cán bộ dân số cấp xã thực hiện kiểm tra hiệu đính các phiếu thu tin của cộng tác viên dân số;

- Cập nhật thông tin lần đầu theo hộ dân cư với các thông tin cơ bản và thường xuyên cập nhật các thông tin biến động.

5.

Quy trình, hướng dẫn triển khai thực hiện theo: Thông tư số 01/2022/TT-BYT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định ghi chép ban đầu và chế độ báo cáo thống kê chuyên ngành dân số.

Dịch vụ 32

Đặt hoặc tháo dụng cụ tử cung, tiêm thuốc tránh thai và cấp phát viên uống tránh thai, bao cao su

32.1.

Đặt hoặc tháo dụng cụ tử cung

1.

Địa điểm thực hiện: tại Trạm Y tế xã hoặc điểm cung cấp dịch vụ tại cộng đồng.

2.

Đối tượng: phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) và có nhu cầu đặt hoặc tháo dụng cụ tử cung.

3.

Tần suất thực hiện: 4,5 năm/01 lần.

4.

Nội dung:

- Thực hiện tư vấn trực tiếp cho từng đối tượng về kế hoạch hóa gia đình theo hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản;

- Thực hiện đặt hoặc tháo dụng cụ tử cung theo hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.

5.

Quy trình, hướng dẫn triển khai thực hiện theo: Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 29 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tài liệu hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.

32.2.

Tiêm thuốc tránh thai

1.

Địa điểm thực hiện: tại Trạm Y tế xã hoặc điểm cung cấp dịch vụ tại cộng đồng.

2.

Đối tượng: phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) và có nhu cầu tiêm thuốc tránh thai.

3.

Tần suất thực hiện: 01 lần/03 tháng.

4.

Nội dung:

- Thực hiện tư vấn trực tiếp cho từng đối tượng về kế hoạch hóa gia đình theo hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản;

- Thực hiện tiêm thuốc tránh thai theo hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.

5.

Quy trình, hướng dẫn triển khai thực hiện theo: Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 29 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tài liệu hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.

32.3.

Cấp phát viên uống tránh thai và bao cao su tránh thai

1.

Địa điểm thực hiện: tại Trạm Y tế xã hoặc tại nhà hoặc điểm cung cấp dịch vụ tại cộng đồng.

2.

Đối tượng: phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) và có nhu cầu sử dụng viên uống tránh thai hoặc bao cao su tránh thai.

3.

Tần suất thực hiện: 01 lần/01 tháng.

4.

Nội dung:

- Thực hiện tư vấn trực tiếp cho từng đối tượng về kế hoạch hóa gia đình theo hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản;

- Thực hiện cấp phát viên uống tránh thai hoặc bao cao su tránh thai theo hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.

5.

Quy trình, hướng dẫn triển khai thực hiện theo: Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 29 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tài liệu hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.

XIV. Gói dịch vụ về truyền thông y tế - dân số.

Dịch vụ 33

Truyền thông, giáo dục sức khỏe, dân số tại Trạm Y tế xã

33.1.

Truyền thông tư vấn trực tiếp

1.

Địa điểm thực hiện: tại Trạm Y tế xã.

2.

Đối tượng: người dân, người bệnh đến Trạm Y tế xã.

3.

Tần suất thực hiện: hằng tuần hoặc theo yêu cầu của các chương trình y tế, dân số cụ thể.

4.

Nội dung: tư vấn cho người dân và người bệnh về chế độ chính sách y tế, bảo hiểm y tế, chăm sóc, điều trị, dự phòng và nâng cao sức khỏe, dinh dưỡng, dân số và kế hoạch hóa gia đình.

5.

Quy trình, hướng dẫn triển khai thực hiện theo: hướng dẫn của các chương trình cụ thể của Bộ Y tế.

33.2.

Truyền thông tư vấn nhóm, nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt câu lạc bộ sức khỏe tại Trạm y tế xã

1.

Địa điểm thực hiện: tại Trạm Y tế xã.

2.

Đối tượng: người dân, người bệnh đến Trạm Y tế xã.

3.

Tần suất thực hiện: ít nhất 02 lần/01 tháng hoặc theo yêu cầu của các chương trình y tế, dân số cụ thể.

4.

Nội dung: truyền thông tư vấn nhóm, nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt câu lạc bộ sức khỏe cho người dân và người bệnh khi đến Trạm Y tế xã về chế độ chính sách y tế, bảo hiểm y tế, chăm sóc, điều trị, dự phòng và nâng cao sức khỏe, dinh dưỡng, dân số và kế hoạch hóa gia đình.

5.

Quy trình, hướng dẫn triển khai thực hiện theo: hướng dẫn của các chương trình cụ thể của Bộ Y tế.

Dịch vụ 34

Truyền thông y tế, dân số tại cộng đồng

34.1.

Thăm - tư vấn hộ gia đình

1.

Địa điểm thực hiện: tại hộ gia đình.

2.

Đối tượng: người dân, người bị mắc bệnh tại xã.

3.

Tần suất thực hiện: hằng tuần hoặc theo yêu cầu của chương trình y tế, dân số cụ thể.

4.

Nội dung: thăm thực tế, tư vấn tại hộ gia đình, điều tra đối tượng, kiểm tra vệ sinh môi trường, dịch bệnh và giám sát theo dõi các người bệnh đang quản lý, điều trị tại gia đình, tuyên truyền vận động về chế độ chính sách y tế, bảo hiểm y tế, chăm sóc, điều trị, dự phòng và nâng cao sức khỏe, dinh dưỡng, dân số và kế hoạch hóa gia đình.

5.

Quy trình, hướng dẫn triển khai thực hiện theo: hướng dẫn của các chương trình cụ thể của Bộ Y tế.

34.2.

Truyền thông - tư vấn trực tiếp tại cộng đồng

1.

Địa điểm thực hiện: điểm cung cấp dịch vụ tại cộng đồng.

2.

Đối tượng: người dân, người bị mắc bệnh tại xã.

3.

Tần suất thực hiện: hằng tuần hoặc theo yêu cầu của các chương trình y tế, dân số cụ thể.

4

Nội dung: tư vấn, hướng dẫn cho người dân về chế độ chính sách y tế, bảo hiểm y tế, chăm sóc, điều trị, dự phòng và nâng cao sức khỏe, dinh dưỡng, dân số và kế hoạch hóa gia đình.

5.

Quy trình, hướng dẫn triển khai thực hiện theo: hướng dẫn của các chương trình cụ thể của Bộ Y tế.

34.3.

Tư vấn nhóm, nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt câu lạc bộ sức khỏe tại cộng đồng

1.

Địa điểm thực hiện: tại cộng đồng.

2.

Đối tượng: người dân, người bị mắc bệnh tại xã.

3.

Tần suất thực hiện: hằng tuần hoặc theo yêu cầu của các chương trình y tế, dân số cụ thể.

4.

Nội dung: tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề hoặc sinh hoạt các câu lạc bộ sức khỏe về các chủ đề liên quan đến tư vấn, hướng dẫn cho người dân về chăm sóc, quản lý bệnh tật tại nhà, dự phòng bệnh tật và nâng cao sức khỏe, chế độ chính sách y tế, bảo hiểm y tế, chăm sóc, điều trị, dự phòng và nâng cao sức khỏe, dân số và kế hoạch hóa gia đình.

5.

Quy trình, hướng dẫn triển khai thực hiện theo: hướng dẫn của các chương trình cụ thể của Bộ Y tế.

Dịch vụ 35

Truyền thông trên hệ thống truyền thông cấp xã

35.1.

Biên tập các tin, bài để truyền thông trên loa đài truyền thanh cấp xã hoặc các trang mạng xã hội của xã

1.

Địa điểm thực hiện: tại xã.

2.

Đối tượng: toàn thể người dân tại xã.

3.

Tần suất thực hiện: ít nhất 02 bài/01 tháng hoặc theo yêu cầu của các chương trình y tế, dân số cụ thể.

4.

Nội dung: viết, biên tập các tin, bài để đọc phát trên loa đài truyền thanh cấp xã hoặc truyền thông trên các trang mạng xã hội cấp xã về các chủ đề: chế độ chính sách y tế, bảo hiểm y tế, chăm sóc, điều trị, dự phòng bệnh tật và nâng cao sức khỏe, dinh dưỡng, dân số và kế hoạch hóa gia đình.

5.

Quy trình, hướng dẫn triển khai thực hiện theo: hướng dẫn của các chương trình cụ thể của Bộ Y tế.

35.2.

Đọc phát thanh các nội dung truyền thông trên loa đài phát thanh cấp xã

1.

Địa điểm thực hiện: tại xã.

2.

Đối tượng: toàn thể người dân tại xã.

3.

Tần suất thực hiện: ít nhất 02 lần/01 tuần và hằng ngày trong các đợt chiến dịch hoặc theo yêu cầu của các chương trình y tế, dân số, dinh dưỡng cụ thể.

4.

Nội dung: đọc trên loa đài truyền thanh xã các bài tuyên truyền đã biên tập hoặc các tài liệu truyền thông của tuyến trên chuyển xuống.

5.

Quy trình, hướng dẫn triển khai thực hiện theo: hướng dẫn của các chương trình cụ thể của Bộ Y tế.

Dịch vụ 36

Tổ chức các hoạt động sự kiện, chiến dịch truyền thông trên địa bàn

1.

Địa điểm thực hiện: tại xã.

2.

Đối tượng: toàn thể người dân tại xã.

3.

Tần suất thực hiện: theo yêu cầu của cấp trên và các chương trình y tế, dân số cụ thể.

4.

Nội dung: tổ chức, giám sát thực hiện các hoạt động truyền thông, sự kiện và chiến dịch truyền thông, truyền thông lồng ghép theo các chủ đề, hướng dẫn của tuyến Trung ương, tỉnh, huyện.

5.

Quy trình, hướng dẫn triển khai thực hiện theo: hướng dẫn của các chương trình cụ thể của Bộ Y tế.

Dịch vụ 37

Tổ chức cuộc thi, giao lưu truyền thông giáo dục sức khỏe tại cộng đồng

1.

Địa điểm thực hiện: tại xã hoặc các địa điểm khác do cấp có thẩm quyền quyết định.

2.

Đối tượng: cộng đồng.

3.

Tần suất thực hiện: theo yêu cầu của cấp trên và các chương trình y tế, dân số cụ thể.

4.

Nội dung: tổ chức, giám sát thực hiện các cuộc thi, giao lưu truyền thông giáo dục sức khỏe theo các chủ đề, hướng dẫn của tuyến Trung ương, tỉnh, huyện.

5.

Quy trình, hướng dẫn triển khai thực hiện theo: hướng dẫn của các chương trình cụ thể của Bộ Y tế.

XV. Gói dịch vụ về ứng dụng công nghệ thông tin

Dịch vụ 38

Quản lý hồ sơ sức khỏe của người dân

1.

Địa điểm thực hiện: tại Trạm Y tế xã hoặc tại cơ sở y tế.

2.

Đối tượng: người dân hoặc người bệnh có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú trên địa bàn xã.

3.

Tần suất thực hiện:

- Tạo lập hồ sơ sức khỏe ban đầu: 01 lần/01 đối tượng;

- Cập nhật, quản lý hồ sơ sức khỏe: định kỳ hoặc đột xuất theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế và phù hợp với các quy định khác của pháp luật.

4.

Nội dung:

- Tạo lập hồ sơ sức khỏe ban đầu: thu thập thông tin, tạo lập hồ sơ sức khỏe cho người dân hoặc người bệnh đến khám lần đầu hoặc chưa có hồ sơ sức khỏe theo quy định;

- Cập nhật, quản lý hồ sơ sức khỏe: cập nhật thông tin sức khỏe của người dân hoặc người bệnh trong các lần khám bệnh tại Trạm Y tế xã và các cơ sở y tế khác;

- Tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng ứng dụng quản lý hồ sơ sức khỏe.

5.

Quy trình, hướng dẫn triển khai thực hiện theo: hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.

Dịch vụ 39

Tư vấn sức khỏe người dân sử dụng Nền tảng Hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa

1.

Địa điểm thực hiện: tại Trạm Y tế xã hoặc tại cơ sở y tế.

2.

Đối tượng: người dân hoặc người bệnh có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú trên địa bàn xã.

3.

Tần suất thực hiện:

- 100% người dân được tư vấn sức khỏe từ xa sau khi đi khám chữa bệnh;

- Mỗi người dân được tư vấn sức khỏe từ xa 02 lần/01 năm.

4.

Nội dung:

- Tuyên truyền, hướng dẫn người dân cài đặt và sử dụng ứng dụng Hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa (VTelehealth), đảm bảo 100% người dân có điện thoại thông minh cài đặt và sử dụng ứng dụng khám chữa bệnh từ xa;

- Tư vấn sức khỏe chủ động cho người dân sau khi đi khám bệnh tại các cơ sở y tế;

- Thực hiện tư vấn sức khỏe từ xa theo nhu cầu của người dân trên địa bàn xã.

5.

Quy trình, hướng dẫn triển khai thực hiện theo: hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Thông tư 30/2024/TT-BYT quy định danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do Trạm Y tế xã, phường, thị trấn thực hiện do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Số hiệu: 30/2024/TT-BYT
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Y tế
Người ký: Nguyễn Thị Liên Hương
Ngày ban hành: 04/11/2024
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [1]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [66]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Thông tư 30/2024/TT-BYT quy định danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do Trạm Y tế xã, phường, thị trấn thực hiện do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…