BỘ
Y TẾ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2011/TT-BYT |
Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2011 |
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Bộ Y tế hướng dẫn phân tuyến kỹ thuật và quy trình kiểm nghiệm phục vụ quản lý
nhà nước về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm trong ngành y tế như sau:
Thông tư này hướng dẫn phân tuyến các nhiệm vụ, chỉ tiêu kiểm nghiệm và quy trình kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trong ngành y tế.
Thông tư này áp dụng đối với hệ thống kiểm nghiệm thuộc ngành y tế hoặc đơn vị kiểm nghiệm được chỉ định từ trung ương đến quận, huyện, thị xã hoặc tương đương (sau đây gọi tắt là các đơn vị kiểm nghiệm).
Điều 3. Các tuyến trong hệ thống kiểm nghiệm
a) Trung ương: Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia;
b) Khu vực: Viện Dinh dưỡng, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh và các đơn vị khác khi được Bộ Y tế chỉ định;
c) Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (tuyến tỉnh, thành phố): Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
d) Quận, huyện: Trung tâm Y tế quận, huyện.
Điều 4. Trách nhiệm chung của các đơn vị kiểm nghiệm
1. Chịu sự giám sát về chuyên môn, kỹ thuật trong lĩnh vực kiểm nghiệm chất lượng, VSATTP của tuyến trên và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
2. Triển khai các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật theo phân tuyến phục vụ quản lý nhà nước về chất lượng, VSATTP bao gồm:
a) Công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, khiếu nại, tố cáo;
b) Kiểm nghiệm mẫu giám sát định kỳ, đột xuất về chất lượng, VSATTP;
c) Điều tra xác định nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm, các mối nguy về chất lượng, VSATTP.
3. Hằng năm, các đơn vị kiểm nghiệm tuyến dưới phải công bố năng lực kiểm nghiệm cho đơn vị kiểm nghiệm tuyến trên trực tiếp.
Điều 5. Đơn vị kiểm nghiệm tuyến quận, huyện, thị xã
1. Lấy mẫu để kiểm nghiệm hoặc để gửi lên tuyến trên phục vụ:
a) Giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm;
b) Kiểm tra điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm;
c) Điều tra nguyên nhân ngộ độc thực phẩm và bệnh lây truyền qua thực phẩm.
2. Sử dụng các kỹ thuật xét nghiệm nhanh để tiến hành phân tích định tính các chỉ tiêu liên quan đến chất lượng, VSATTP.
3. Hướng dẫn Trạm Y tế xã, phường, thị trấn thực hiện công tác lấy mẫu phục vụ kiểm nghiệm đối với các cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống.
4. Thống kê, báo cáo kết quả kiểm nghiệm định kỳ, đột xuất hoặc theo yêu cầu của tuyến trên.
Điều 6. Đơn vị kiểm nghiệm tuyến tỉnh, thành phố
1. Áp dụng và chuẩn hóa các phương pháp phân tích sử dụng tại phòng kiểm nghiệm.
2. Lấy mẫu để kiểm nghiệm hoặc để gửi lên tuyến trên phục vụ các công tác:
a) Giám sát mối nguy ô nhiễm đối với thực phẩm được sản xuất và lưu thông trên thị trường tỉnh, thành phố bao gồm cả thực phẩm nhập khẩu;
b) Kiểm tra điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm;
c) Thanh tra, kiểm tra về chất lượng, VSATTP;
d) Điều tra xác định nguyên nhân ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm.
3. Hướng dẫn tuyến quận, huyện thực hiện việc lấy mẫu kiểm nghiệm phục vụ công tác: giám sát, kiểm tra về chất lượng, VSATTP đối với các cơ sở sản xuất, chế biến và dịch vụ ăn uống.
4. Thống kê, báo cáo kết quả kiểm nghiệm định kỳ, đột xuất hoặc theo yêu cầu của tuyến trên.
Điều 7. Đơn vị kiểm nghiệm tuyến khu vực
1. Áp dụng và chuẩn hóa các phương pháp phân tích sử dụng tại phòng kiểm nghiệm.
2. Làm đầu mối hoặc chủ trì thực hiện việc lấy mẫu và kiểm nghiệm phục vụ các hoạt động sau:
a) Thanh tra, kiểm tra chất lượng, VSATTP;
b) Giám sát mối nguy ô nhiễm đối với thực phẩm được sản xuất và lưu thông trên thị trường tại khu vực được phân công bao gồm cả thực phẩm nhập khẩu;
c) Kiểm tra điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm;
d) Điều tra xác định nguyên nhân ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm.
3. Hướng dẫn kỹ thuật kiểm nghiệm chất lượng, VSATTP cho các tỉnh, thành phố tại khu vực được phân công.
4. Chủ trì và phối hợp xây dựng phương pháp thử, nghiên cứu các kỹ thuật kiểm nghiệm mới và chuẩn hóa kỹ thuật kiểm nghiệm.
5. Tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ kiểm nghiệm tuyến tỉnh, thành phố tại khu vực được phân công.
6. Tham gia đánh giá năng lực kỹ thuật các phòng kiểm nghiệm về chất lượng, VSATTP.
7. Thống kê, báo cáo kết quả kiểm nghiệm định kỳ, đột xuất hoặc theo yêu cầu của tuyến trên.
Điều 8. Đơn vị kiểm nghiệm tuyến trung ương
Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia là đơn vị đầu mối về kiểm nghiệm phục vụ công tác quản lý nhà nước đối với chất lượng, VSATTP:
1. Là đơn vị kiểm chứng đối với công tác kiểm nghiệm chất lượng, VSATTP.
2. Chủ trì xây dựng và thống nhất phương pháp kiểm nghiệm trình cơ quan có thẩm quyền ban hành.
3. Tham gia đánh giá năng lực kỹ thuật các phòng kiểm nghiệm về chất lượng, VSATTP.
4. Tham gia hoạt động đánh giá nguy cơ về VSATTP.
5. Tập huấn nâng cao năng lực kỹ thuật cho đơn vị kiểm nghiệm các tuyến.
6. Thống kê, tổng hợp, báo cáo định kỳ, đột xuất về kết quả kiểm nghiệm, năng lực kiểm nghiệm của hệ thống với cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng, VSATTP.
7. Thiết lập chất chuẩn và chất đối chiếu phục vụ công tác kiểm nghiệm chất lượng, VSATTP.
PHÂN TUYẾN CÁC CHỈ TIÊU KIỂM NGHIỆM
Điều 9. Đơn vị kiểm nghiệm tuyến quận, huyện
Thực hiện các xét nghiệm nhanh để sàng lọc các chỉ tiêu liên quan đến chất lượng, VSATTP trước khi chuyển lên tuyến trên.
Điều 10. Đơn vị kiểm nghiệm tuyến tỉnh, thành phố
Thực hiện các kỹ thuật kiểm nghiệm thực phẩm đối với:
1. Các chỉ tiêu thành phần dinh dưỡng;
2. Một số phụ gia và chất hỗ trợ chế biến;
3. Một số kim loại nặng và vi khoáng;
4. Vi sinh vật, ký sinh trùng;
5. Dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật gốc chlor, phosphor;
6. Các chỉ tiêu khác theo năng lực.
Điều 11. Đơn vị kiểm nghiệm tuyến khu vực
1. Thực hiện các kỹ thuật kiểm nghiệm thực phẩm:
a) Thực hiện các kỹ thuật kiểm nghiệm quy định tại Điều 10 Thông tư này;
b) Phân tích các độc tố tự nhiên, độc tố vi sinh vật, độc tố vi nấm và hóa chất độc hại trong thực phẩm, kháng thể.
2. Nghiên cứu và phát triển các kỹ thuật kiểm nghiệm mới trong kiểm nghiệm chất lượng, VSATTP.
Điều 12. Đơn vị kiểm nghiệm tuyến trung ương
1. Thực hiện các kỹ thuật kiểm nghiệm thực phẩm:
a) Thực hiện các kỹ thuật kiểm nghiệm quy định tại Điều 10 Thông tư này;
b) Thực phẩm biến đổi gen và chiếu xạ.
2. Nghiên cứu kỹ thuật mới trong kiểm nghiệm chất lượng, VSATTP.
1. Kiểm tra tình trạng và điều kiện bảo quản mẫu.
2. Tiếp nhận và xem xét các yêu cầu kiểm nghiệm:
a) Chỉ tiêu kiểm nghiệm trên mẫu;
b) Lượng mẫu tối thiểu cho mỗi phép thử;
c) Thời gian trả kết quả kiểm nghiệm;
d) Trong trường hợp có một hoặc nhiều chỉ tiêu vượt quá khả năng kiểm nghiệm thì đơn vị kiểm nghiệm sẽ xem xét và chuyển lên tuyến trên;
đ) Khi có sự thay đổi về yêu cầu kiểm nghiệm, đơn vị gửi mẫu kiểm nghiệm có thông báo bằng văn bản cho đơn vị kiểm nghiệm, các thông tin trao đổi được lưu lại bằng văn bản.
3. Mẫu phải được mã hóa, vào sổ nhận mẫu.
4. Mẫu kiểm nghiệm nếu chưa phân tích ngay thì phải bảo quản ở điều kiện thích hợp.
1. Mẫu gửi phân tích phải còn nguyên bao gói, được bảo quản thích hợp, số mã hóa rõ ràng, không bị mờ hoặc rách.
2. Việc phân tích mẫu kiểm nghiệm phải thực hiện theo các phương pháp thử đã được quy định.
1. Mẫu lưu phải được bảo quản trong các điều kiện phù hợp.
2. Thời gian lưu mẫu: theo yêu cầu của đơn vị gửi mẫu nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày nhận mẫu kiểm nghiệm.
Điều 16. Trách nhiệm của đơn vị kiểm nghiệm
1. Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm nghiệm của đơn vị.
2. Báo cáo kết quả kiểm nghiệm cho tuyến trên trực tiếp và cơ quan quản lý có thẩm quyền.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2011.
Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị kịp thời phản ánh về Bộ Y tế (Cục An toàn vệ sinh thực phẩm) để được xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
THE MINISTRY OF HEALTH |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 13/2011/TT-BYT |
Hanoi, March 31, 2011 |
CIRCULAR
ON DECENTRALIZATION OF TASKS, TESTING INDICATORS AND TESTING PROCEDURES FOR STATE MANAGEMENT IN TERMS OF FOOD QUALITY, SAFETY AND HYGIENE IN THE HEALTH SECTOR
Pursuant to the Government's Decree No. 188/2007/ND-CP dated December 27 2007, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;
The Ministry of Health provide guidelines for technical-based decentralization and testing procedures for state management in terms of food quality, safety and hygiene in the health sector as follows:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope
This Circular provides guidelines for decentralization of tasks, testing indicators and testing procedures for state management in terms of food quality, safety and hygiene (food safety and hygiene) in the health sector.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
This Circular applies to the testing system of the health sector or testing units assigned from the central to districts or equivalent (hereinafter referred to as testing units).
Article 3. Levels in the testing system
a) Central level: National Institute for Food Control;
b) Regional level: Institute of Nutrition, Central Highlands Institute of Hygiene and Epidemiology, Nha Trang Pasteur Institute, Institute of Hygiene and Public Health of Ho Chi Minh City and other units appointed by the Ministry of Health;
c) Province or central-affiliated city level (hereinafter referred to as province level): Preventive health centers of provinces;
d) District level: Medical centers of districts.
Article 4. General responsibilities of testing units
1. Be subject to specialized- and technical-related monitoring in the testing of food quality, safety and hygiene of the superior levels and competent authorities.
2. Initiate specialized-related tasks according to decentralization serving the state management in terms of food quality, safety and hygiene, including:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Regular or irregular testing of samples in terms of food quality, safety and hygiene;
c) Investigation and determination of reasons for food poisoning and hazards in terms of food quality, safety and hygiene.
3. Annually, inferior testing units must report their competence of testing to superior testing units.
Chapter II
DECENTRALIZATION OF TESTING TASKS SERVING MANAGEMENT OF FOOD QUALITY, SAFETY AND HYGIENE
Article 5. Testing units of district level
1. Collect samples for testing or sending to superior levels for the purposes of:
a) Monitoring of food contamination hazards;
b) Inspection of food safety and hygiene;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Use quick testing techniques to conduct qualitative analysis of indicators related to food quality, safety and hygiene.
3. Instruct health facilities of communes to take samples for testing at facilities processing and trading food and beverage services.
4. Release statistics and send reports on regular or irregular testing or testing as requested to the superior level.
Article 6. Testing units of province level
1. Apply and standardize analysis methods using in laboratories.
2. Collect samples for testing or sending to superior levels for the purposes of:
a) Monitoring of contamination hazards of food produced and sold on the market of provinces, including imported food;
b) Inspection of food safety and hygiene;
c) Inspection of food quality, safety and hygiene;
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. Instruct testing units of districts to take samples for testing for the purposes of: monitoring and inspection in terms of food quality, safety and hygiene of facilities producing, processing and providing food and beverage services.
4. Release statistics and send reports on regular or irregular testing or testing as requested to the superior level.
Article 7. Testing units of region level
1. Apply and standardize analysis methods using in laboratories.
2. Act as central unit or take charge of taking sample and testing for the following purposes:
a) Inspection of food quality, safety and hygiene;
b) Monitoring of contamination hazards of food produced and sold on the market of regions as assigned, including imported food;
c) Inspection of food safety and hygiene;
d) Investigation of reasons for food poisoning and foodborne diseases.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4. Take charge and cooperate in formulation of test methods, and research new analysis techniques and standardize testing techniques.
5. Provide training courses to improve professional qualifications for testing workers of provinces in the assigned regions.
6. Carry out assessment of technical competence of laboratories in terms of food quality, safety and hygiene.
7. Release statistics and send reports on regular or irregular testing or testing as requested to the superior level.
Article 8. Testing units of central level
National Institute for Food Control acts as a central unit in terms of testing for state management in terms of food quality, safety and hygiene:
1. Be a verification unit in charge of testing of food quality, safety and hygiene.
2. Take charge of developing a single testing method that is presented to competent authority for issuance.
3. Carry out assessment of technical competence of laboratories in terms of food quality, safety and hygiene.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5. Provide training courses in improvement of technical competence for testing units of levels.
6. Release statistics and send regular and irregular reports on results of testing, competence of testing of the system to the regulatory agencies of food quality, safety and hygiene.
7. Establish standard substances and reference standards serving the testing of food quality, safety and hygiene.
Chapter III
DECENTRALIZATION OF TESTING INDICATORS
Article 9. Testing units of district level
Conduct quick testing for screening of indicators in connection with food quality, safety and hygiene before sending them to superior levels.
Article 10. Testing units of province level
Conduct food testing techniques for:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Additives and processing aids;
3. A number of heavy metals and minerals;
4. Microorganisms, parasitology;
5. Chlorine-containing or phosphorus-containing pesticide residues;
6. Other indicators according to competence.
Article 11. Testing units of regional level
1. Conduct food testing techniques for:
a) Conduct testing techniques prescribed in Article 10 of this Circular;
b) Analyze natural toxins, microbial toxins, fungal toxins and toxic chemicals in food, antibody.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 12. Testing units of central level
1. Conduct food testing techniques for:
a) Conduct testing techniques prescribed in Article 10 of this Circular;
b) Genetically modified foods and irradiation.
2. Research testing techniques in testing of food quality, safety and hygiene.
Chapter IV
TESTING PROCEDURES
Article 13. Receipt of testing samples
1. Inspect status and condition for sample storage.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Testing indicators on samples;
b) Minimum amount of samples for each sampling;
c) Time for testing results;
d) In the case where one or more indicators exceed the testing competence of the testing units, the samples shall be considered sending to the superior level;
dd) Upon the change of requirements for testing, the unit sending samples shall notify the testing unit of the change in writing.
3. The sample must be encoded and included in the receipt book.
4. The sample shall, if not being analyzed immediately, be stored in the appropriate condition.
Article 14. Sample testing
1. The sample to be tested must be in container, under appropriate storage, with clear and untorn code.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 15. Storage of samples
1. The sample to be stored must be in appropriate condition.
2. Time for storage: according to request of the sending unit provided that not exceeding 12 months from the receipt date.
Article 16. Responsibilities of testing units
1. The head of testing unit shall take legal responsibility for the testing results.
2. Send testing reports to superior levels and competent authorities.
Chapter V
IMPLEMENTATION
Article 17. Effect
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 18. Implementation
Department of Food Safety and Hygiene shall implement this Circular.
Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to Department of food safety and hygiene affiliated to the Ministry of Health for consideration./.
PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER
Trinh Quan Huan
;
Thông tư 13/2011/TT-BYT hướng dẫn phân tuyến nhiệm vụ, chỉ tiêu kiểm nghiệm và quy trình kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành y tế do Bộ Y tế ban hành
Số hiệu: | 13/2011/TT-BYT |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế |
Người ký: | Trịnh Quân Huấn |
Ngày ban hành: | 31/03/2011 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 13/2011/TT-BYT hướng dẫn phân tuyến nhiệm vụ, chỉ tiêu kiểm nghiệm và quy trình kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành y tế do Bộ Y tế ban hành
Chưa có Video