BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2023/TT-BYT |
Hà Nội, ngày 04 tháng 4 năm 2023 |
Căn cứ Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29 tháng 6 năm 2006; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 16 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS;
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn quy trình, phương pháp giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và giám sát các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Thông tư này hướng dẫn về quy trình, phương pháp giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và giám sát các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giám sát phát hiện nhiễm HIV là việc thu thập thông tin về các chỉ số dịch tễ học HIV/AIDS của các nhóm đối tượng có nguy cơ khác nhau để phát hiện trường hợp nhiễm HIV.
2. Giám sát ca bệnh HIV/AIDS là việc thu thập, theo dõi thông tin liên tục về chỉ số dịch tễ học của người nhiễm HIV từ khi có kết quả xét nghiệm khẳng định HIV dương tính, trong quá trình điều trị HIV/AIDS đến khi tử vong để biết được chiều hướng, kết quả theo thời gian nhằm cung cấp Thông tin cho việc lập kế hoạch, dự phòng, khống chế, đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS.
3. Giám sát trọng điểm HIV lồng ghép phỏng vấn hành vi là việc thu thập thông tin về hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV bằng các câu hỏi phỏng vấn cho các nhóm đối tượng được lựa chọn của giám sát trọng điểm HIV.
4. Bệnh lây truyền qua đường tình dục là các nhiễm trùng do vi khuẩn, vi rút, nấm, ký sinh trùng, đơn bào hoặc các tác nhân khác lây truyền qua quan hệ tình dục.
5. Giám sát phát hiện các bệnh lây truyền qua đường tình dục là việc thu thập thông tin về các chỉ số dịch tễ học của các đối tượng có nguy cơ khác nhau đã được chẩn đoán mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
6. Giám sát các bệnh lây truyền qua đường tình dục theo căn nguyên là việc thu thập định kỳ và hệ thống thông tin liên quan đến các chỉ số dịch tễ học của các đối tượng có nguy cơ khác nhau dựa vào xét nghiệm tìm tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục.
7. Giám sát các bệnh lây truyền qua đường tình dục theo hội chứng là việc thu thập thông tin định kỳ và hệ thống các triệu chứng và dấu hiệu qua khám lâm sàng để quy theo hội chứng của bệnh lây truyền qua đường tình dục.
8. Giám sát trọng điểm bệnh giang mai là việc thu thập thông tin dịch tễ học, xét nghiệm giang mai trong các nhóm đối tượng được lựa chọn của giám sát trọng điểm HIV.
PHƯƠNG PHÁP, QUY TRÌNH GIÁM SÁT DỊCH TỄ HỌC HIV/AIDS
Mục 1. GIÁM SÁT PHÁT HIỆN NHIỄM HIV
Điều 3. Phương pháp giám sát phát hiện nhiễm HIV
1. Phương pháp giám sát phát hiện nhiễm HIV bao gồm:
a) Tư vấn trước và sau xét nghiệm HIV;
b) Xét nghiệm HIV;
c) Thu thập, tổng hợp và báo cáo về chỉ số dịch tễ học HIV/AIDS.
2. Đối tượng ưu tiên của giám sát phát hiện nhiễm HIV bao gồm:
a) Người sử dụng ma túy;
b) Người bán dâm;
c) Người có quan hệ tình dục đồng giới;
d) Người chuyển đổi giới tính;
đ) Vợ, chồng và thành viên khác trong gia đình cùng sống chung với người nhiễm HIV; vợ, chồng của đối tượng quy định tại các điểm a, b, c và điểm d khoản này;
e) Người có quan hệ tình dục với người nhiễm HIV;
g) Người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục;
h) Người di biến động;
k) Người mắc bệnh lao;
l) Người có triệu chứng lâm sàng nghi ngờ nhiễm HIV/AIDS;
m) Phạm nhân, người bị tạm giam, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc, học sinh trường giáo dưỡng, học viên cơ sở cai nghiện ma túy;
n) Các đối tượng khác.
Điều 4. Quy trình tư vấn, xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV
1. Tư vấn trước và sau xét nghiệm HIV như sau:
a) Tư vấn trước và sau xét nghiệm HIV tại cơ sở y tế và trong các cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giam giữ khác thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2015/TT-BYT ngày 27 tháng 2 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc hướng dẫn tư vấn phòng, chống HIV/AIDS tại cơ sở y tế;
b) Tư vấn trước và sau xét nghiệm HIV tại cộng đồng thực hiện theo quy định tại Quyết định số 2673/QĐ-BYT ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn tư vấn, xét nghiệm HIV tại cộng đồng.
2. Việc xét nghiệm HIV thực hiện theo hướng dẫn chuyên môn tại Quyết định số 2674/QĐ-BYT ngày 27 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn quốc gia xét nghiệm HIV.
Điều 5. Quy trình thu thập, tổng hợp và báo cáo về chỉ số dịch tễ học HIV/AIDS
1. Thu thập, tổng hợp và báo cáo về chỉ số dịch tễ học HIV/AIDS của người được xét nghiệm thực hiện như sau:
a) Cơ sở xét nghiệm sàng lọc thu thập và chuyển thông tin của người có kết quả xét nghiệm sàng lọc HIV có phản ứng qua hệ thống quản lý thông tin HIV/AIDS (sau đây gọi là hệ thống HIV-INFO) hoặc bằng văn bản theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này tới cơ sở xét nghiệm khẳng định HIV;
b) Cơ sở xét nghiệm khẳng định HIV tiếp nhận thông tin của người có kết quả xét nghiệm sàng lọc HIV có phản ứng từ cơ sở xét nghiệm sàng lọc HIV gửi đến trên hệ thống HIV-INFO hoặc bằng văn bản. Trường hợp người được xét nghiệm HIV trực tiếp đến cơ sở xét nghiệm khẳng định HIV để thực hiện xét nghiệm, cơ sở xét nghiệm khẳng định thực hiện việc thu thập thông tin theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
2. Cập nhật thông tin, chuyển gửi và trả kết quả xét nghiệm khẳng định HIV dương tính thực hiện như sau:
a) Sau khi có kết quả xét nghiệm khẳng định HIV, cơ sở xét nghiệm khẳng định HIV có trách nhiệm cập nhật kết quả xét nghiệm khẳng định HIV lên hệ thống HIV-INFO và chuyển gửi kết quả xét nghiệm khẳng định HIV bằng bản giấy hoặc bản điện tử cho cơ sở lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc hoặc trả kết quả xét nghiệm khẳng định HIV dương tính cho người được xét nghiệm HIV;
b) Cơ sở xét nghiệm sàng lọc tiếp nhận kết quả xét nghiệm khẳng định HIV từ cơ sở xét nghiệm khẳng định HIV và cập nhật thông tin đối với trường hợp có kết quả xét nghiệm khẳng định HIV dương tính (nếu có) quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này và gửi thông tin cập nhật về cơ sở xét nghiệm khẳng định HIV.
3. Cơ sở xét nghiệm khẳng định HIV thực hiện báo cáo giám sát phát hiện nhiễm HIV quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này và gửi báo cáo về cơ quan giám sát dịch HIV/AIDS quy định tại Điều 6 Thông tư này.
4. Cơ sở xét nghiệm sàng lọc và cơ sở xét nghiệm khẳng định HIV chuyển thông tin của người nhiễm HIV tới cơ sở điều trị HIV/AIDS nơi người nhiễm HIV đăng ký điều trị.
1. Sau khi có kết quả xét nghiệm khẳng định HIV dương tính, cơ sở xét nghiệm khẳng định HIV thông báo cho cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ giám sát dịch tễ học HIV/AIDS cấp huyện, cấp tỉnh, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên và Viện Pasteur Nha Trang (sau đây gọi là Viện) và Cục Phòng, chống HIV/AIDS (sau đây gọi là cơ quan giám sát dịch HIV/AIDS) qua hệ thống HIV-INFO.
Cơ sở xét nghiệm khẳng định HIV thuộc Bộ, ngành thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính cho cơ quan giám sát dịch HIV/AIDS cấp tỉnh nơi cơ sở y tế có trụ sở đóng trên địa bàn tỉnh.
2. Sau khi nhận thông báo về kết quả xét nghiệm HIV dương tính của cơ sở xét nghiệm khẳng định HIV, các cơ quan giám sát dịch HIV/AIDS thực hiện việc quản lý thông tin của người được xét nghiệm khẳng định HIV dương tính theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
Mục 2. GIÁM SÁT CA BỆNH HIV/AIDS
Điều 7. Phương pháp giám sát ca bệnh HIV/AIDS
1. Phương pháp giám sát ca bệnh HIV/AIDS bao gồm:
a) Giám sát người nhiễm HIV;
b) Giám sát tình trạng điều trị người nhiễm HIV:
c) Giám sát người nhiễm HIV tử vong.
2. Đối tượng giám sát ca bệnh HIV/AIDS là người nhiễm HIV.
Điều 8. Quy trình quản lý thông tin của người được xét nghiệm khẳng định HIV dương tính
1. Sau khi nhận được thông tin về người nhiễm HIV, Cục Phòng, chống HIV/AIDS phân công cho cán bộ đầu mối về giám sát dịch HIV/AIDS thực hiện:
a) Cập nhật thông tin về người nhiễm HIV theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này lên hệ thống HIV-INFO;
b) Rà soát, đối chiếu, xác minh thông tin về người nhiễm HIV khi có yêu cầu trên hệ thống HIV-INFO;
c) Phối hợp với các Viện tổ chức triển khai giám sát phát hiện nhiễm HIV và đánh giá nguy cơ lây nhiễm HIV khi có số người nhiễm HIV gia tăng theo hướng dẫn chuyên môn.
2. Sau khi nhận được thông tin về người nhiễm HIV, Viện phân công cho cán bộ đầu mối về giám sát dịch HIV/AIDS thực hiện:
a) Cập nhật, rà soát, đối chiếu, xác minh thông tin của người nhiễm HIV theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này;
b) Phối hợp với Cục Phòng, chống HIV/AIDS và cơ quan giám sát dịch HIV/AIDS cấp tỉnh tổ chức giám sát phát hiện nhiễm HIV và đánh giá nguy cơ lây nhiễm HIV khi có số người nhiễm HIV gia tăng theo hướng dẫn chuyên môn.
3. Sau khi nhận được thông tin về người nhiễm HIV, cơ quan giám sát dịch HIV/AIDS cấp tỉnh phân công cho cán bộ đầu mối về giám sát dịch HIV/AIDS thực hiện:
a) Cập nhật, rà soát, đối chiếu, xác minh thông tin của người nhiễm HIV theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này;
b) Thông báo thông tin về người nhiễm HIV cho cơ quan giám sát dịch HIV/AIDS cấp huyện nơi người nhiễm HIV đang sinh sống hoặc thường trú trên hệ thống HIV-INFO;
c) Tổ chức giám sát phát hiện nhiễm HIV trên địa bàn và đánh giá nguy cơ lây nhiễm HIV khi có số người nhiễm HIV gia tăng theo hướng dẫn chuyên môn.
4. Sau khi nhận được thông tin về người nhiễm HIV, cơ quan giám sát dịch HIV/AIDS cấp huyện phân công cho cán bộ đầu mối về giám sát dịch HIV/AIDS thực hiện:
a) Cập nhật thông tin về người nhiễm HIV theo điểm a khoản 1 Điều này;
b) Chủ trì, phối hợp với Trạm Y tế xã tổ chức triển khai rà soát, đối chiếu, xác minh và cập nhật thông tin về người nhiễm HIV nhận được từ cơ quan giám sát dịch HIV/AIDS cấp tỉnh lên hệ thống HIV-INFO;
c) Thông báo thông tin về người nhiễm HIV cho Trạm Y tế xã nơi người nhiễm HIV đang sinh sống hoặc thường trú qua hệ thống HIV-INFO;
d) Tổ chức giám sát phát hiện nhiễm HIV trên địa bàn huyện và đánh giá nguy cơ lây nhiễm HIV khi có số người nhiễm HIV gia tăng theo hướng dẫn chuyên môn.
5. Sau khi nhận được thông tin về người nhiễm HIV, Trạm Y tế xã phân công cán bộ đầu mối về giám sát dịch HIV/AIDS thực hiện:
a) Rà soát, hiệu chỉnh thông tin người nhiễm HIV trên hệ thống HIV-INFO;
b) Phối hợp với cơ quan giám sát dịch HIV/AIDS cấp huyện đánh giá nguy cơ lây nhiễm HIV khi có số người nhiễm HIV gia tăng theo hướng dẫn chuyên môn.
Điều 9. Quy trình quản lý thông tin người nhiễm HIV đang điều trị HIV/AIDS
1. Sau khi người nhiễm HIV vào cơ sở điều trị hoặc đang trong quá trình điều trị HIV/AIDS, cơ sở điều trị HIV/AIDS thông báo thông tin về điều trị HIV/AIDS của người nhiễm HIV quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này cho cơ quan giám sát dịch HIV/AIDS.
Cơ sở điều trị HIV/AIDS thuộc Bộ, ngành thông báo thông tin về người nhiễm HIV đang điều trị HIV/AIDS cho cơ quan giám sát dịch HIV/AIDS cấp tỉnh nơi cơ sở điều trị HIV/AIDS có trụ sở đóng trên địa bàn.
2. Sau khi nhận được thông tin về người nhiễm HIV đang điều trị HIV/AIDS, cơ quan giám sát dịch HIV/AIDS cấp tỉnh phân công cán bộ đầu mối về giám sát dịch HIV/AIDS thực hiện:
a) Cập nhật thông tin về điều trị HIV/AIDS của người nhiễm HIV quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này lên hệ thống HIV-INFO;
b) Rà soát, đối chiếu thông tin về người nhiễm HIV điều trị HIV/AIDS lần đầu với dữ liệu điều trị HIV/AIDS trên hệ thống HIV-INFO;
c) Thông báo danh sách người nhiễm HIV đang điều trị HIV/AIDS cho cơ quan giám sát dịch HIV/AIDS cấp huyện nơi người nhiễm HIV đang sinh sống hoặc thường trú trên hệ thống HIV-INFO;
d) Báo cáo tình hình điều trị HIV/AIDS của người nhiễm HIV về Cục Phòng, chống HIV/AIDS và Viện khu vực.
3. Sau khi nhận được thông tin điều trị HIV/AIDS của người nhiễm HIV, cơ quan giám sát dịch HIV/AIDS cấp huyện phân công cán bộ đầu mối giám sát dịch HIV/AIDS thực hiện:
a) Cập nhật thông tin về điều trị HIV/AIDS của người nhiễm HIV quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và gửi báo cáo tình hình điều trị HIV/AIDS của người nhiễm HIV cho cơ quan giám sát dịch HIV/AIDS cấp tỉnh;
b) Thông báo danh sách người nhiễm HIV đang điều trị HIV/AIDS cho Trạm Y tế xã;
c) Rà soát, đối chiếu thông tin về người nhiễm HIV điều trị HIV/AIDS lần đầu với dữ liệu điều trị HIV/AIDS trên hệ thống HIV-INFO.
4. Sau khi nhận được thông tin về người nhiễm HIV đang điều trị HIV/AIDS, Trạm Y tế xã phân công cán bộ đầu mối giám sát dịch HIV/AIDS cập nhật thông tin lên hệ thống HIV-INFO.
5. Sau khi nhận được thông tin về người nhiễm HIV đang điều trị HIV/AIDS, Viện khu vực phân công cán bộ đầu mối về giám sát dịch HIV/AIDS thực hiện:
a) Cập nhật thông tin về điều trị HIV/AIDS của người nhiễm HIV quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và báo cáo tình hình điều trị HIV/AIDS của người nhiễm HIV cho Cục Phòng, chống HIV/AIDS;
b) Rà soát thông tin người nhiễm HIV đang điều trị HIV/AIDS trên địa bàn phụ trách trên hệ thống HIV-INFO.
6. Sau khi nhận được thông tin về người nhiễm HIV đang điều trị HIV/AIDS, Cục Phòng, chống HIV/AIDS phân công cán bộ đầu mối về giám sát dịch HIV/AIDS thực hiện:
a) Cập nhật thông tin về điều trị HIV/AIDS của người nhiễm HIV quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Rà soát và phản hồi thông tin người nhiễm HIV đang điều trị HIV/AIDS trên toàn quốc trên hệ thống HIV-INFO cho các cơ quan giám sát dịch HIV/AIDS (nếu có).
Điều 10. Quy trình quản lý thông tin người nhiễm HIV tử vong
1. Sau khi nhận được thông tin người nhiễm HIV tử vong tại địa phương, Trạm Y tế xã phối hợp với cán bộ tư pháp xã nơi người nhiễm HIV tử vong sinh sống hoặc thường trú có trách nhiệm thu thập thông tin quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này lên hệ thống HIV-INFO hoặc gửi bằng văn bản cho cơ quan giám sát dịch HIV/AIDS cấp huyện.
2. Sau khi nhận được thông tin người nhiễm HIV tử vong, cơ quan giám sát dịch HIV/AIDS cấp huyện cập nhật thông tin của người nhiễm HIV tử vong quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này lên hệ thống HIV-INFO.
3. Sau khi nhận được thông tin người nhiễm HIV tử vong, cơ quan giám sát dịch HIV/AIDS các cấp phân công cán bộ đầu mối về giám sát dịch HIV/AIDS quản lý, sử dụng thông tin phục vụ giám sát dịch tễ học HIV/AIDS theo chức năng nhiệm vụ.
Điều 11. Báo cáo tổng hợp số liệu giám sát ca bệnh HIV/AIDS
1. Tần suất báo cáo: Báo cáo định kỳ hằng quý và báo cáo định kỳ hằng năm.
2. Thời gian chốt số liệu báo cáo:
a) Báo cáo định kỳ hằng quý: Thời gian chốt số liệu giám sát ca bệnh HIV/AIDS được tính từ ngày đầu tiên của quý thực hiện báo cáo đến hết ngày cuối cùng của quý báo cáo;
b) Báo cáo định kỳ hằng năm: Thời gian chốt số liệu giám sát ca bệnh HIV/AIDS được tính từ ngày đầu tiên của năm thực hiện báo cáo đến hết ngày cuối cùng của năm báo cáo.
3. Phương thức gửi, nhận báo cáo: Gửi trực tiếp báo cáo bản giấy hoặc gửi qua hệ thống thư điện tử hoặc trực tuyến qua hệ thống HIV-INFO. Báo cáo phải được ký, đóng dấu và lưu theo quy định của pháp luật về văn thư lưu trữ.
4. Nội dung báo cáo tổng hợp số liệu giám sát ca bệnh HIV/AIDS bao gồm số người nhiễm HIV phát hiện mới và số người nhiễm HIV tử vong theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Đối tượng, quy trình báo cáo:
a) Trạm Y tế xã thực hiện nội dung báo cáo theo quy định tại khoản 4 Điều này về cơ quan giám sát dịch HIV/AIDS cấp huyện chậm nhất trước ngày 05 của tháng tiếp theo của kỳ báo cáo;
b) Cơ quan giám sát dịch HIV/AIDS cấp huyện thực hiện tổng hợp báo cáo từ Trạm Y tế xã theo quy định tại khoản 4 Điều này về cơ quan giám sát dịch HIV/AIDS cấp tỉnh chậm nhất trước ngày 10 của tháng tiếp theo của kỳ báo cáo;
c) Cơ quan giám sát dịch HIV/AIDS cấp tỉnh thực hiện tổng hợp báo cáo từ cơ quan giám sát dịch HIV/AIDS cấp huyện theo quy định tại khoản 4 Điều này về Cục Phòng, chống HIV/AIDS, các Viện chậm nhất trước ngày 15 của tháng tiếp theo của kỳ báo cáo;
d) Các Viện tổng hợp báo cáo từ cơ quan giám sát dịch HIV/AIDS cấp tỉnh theo quy định tại khoản 4 Điều này về Cục Phòng, chống HIV/AIDS chậm nhất trước ngày 20 của tháng tiếp theo của kỳ báo cáo.
Điều 12. Phương pháp giám sát trọng điểm
1. Phương pháp giám sát trọng điểm bao gồm:
a) Giám sát trọng điểm HIV/AIDS;
b) Giám sát trọng điểm bệnh giang mai;
c) Giám sát trọng điểm HIV lồng ghép phỏng vấn hành vi.
2. Đối tượng giám sát trọng điểm bao gồm:
a) Nam nghiện chích ma túy;
b) Phụ nữ bán dâm:
c) Nam có quan hệ tình dục đồng giới;
d) Nhóm khác: căn cứ vào nguy cơ lây truyền HIV của từng tỉnh để lựa chọn nhóm đối tượng có vai trò làm gia tăng lây truyền HIV tại địa phương, tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm này phải ước lượng trên 1% và phải bảo đảm thực hiện giám sát liên tục theo tần suất được quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này.
Điều 13. Quy trình tổ chức triển khai giám sát trọng điểm
1. Cơ quan giám sát dịch HIV/AIDS cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với cơ quan giám sát dịch HIV/AIDS cấp huyện, Trạm Y tế xã và các tổ chức, cá nhân được giao nhiệm vụ giám sát trọng điểm thực hiện:
a) Tiến hành điều tra, lập khung mẫu cho giám sát trọng điểm;
b) Tiếp cận, mời các đối tượng giám sát trọng điểm;
c) Lấy mẫu, vận chuyển mẫu và thực hiện xét nghiệm;
d) Phỏng vấn đối tượng tham gia giám sát trọng điểm theo phiếu điều tra;
đ) Làm sạch, cập nhật, tổng hợp, phân tích số liệu;
e) Tổng kết, báo cáo kết quả giám sát trọng điểm.
2. Cục Phòng, chống HIV/AIDS chủ trì, phối hợp với các Viện và Bệnh viện Da liễu Trung ương chịu trách nhiệm xây dựng, cập nhật hướng dẫn quy trình tổ chức triển khai giám sát trọng điểm.
Điều 14. Tần suất, thời gian thực hiện giám sát trọng điểm
1. Giám sát trọng điểm được thực hiện đồng thời, luân phiên theo nhóm đối tượng với tần suất hai năm một lần và không trùng lắp với nhau trong cùng một năm.
2. Thời gian thực hiện: Bắt đầu từ ngày 01 tháng 6 và kết thúc vào ngày 30 tháng 9 của năm thực hiện giám sát.
Điều 15. Tiêu chí lựa chọn địa điểm giám sát trọng điểm
1. Địa điểm giám sát trọng điểm được lựa chọn như sau:
a) Cấp huyện được lựa chọn triển khai giám sát trọng điểm khi có số lượng đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư này nhiều nhất theo dữ liệu được quản lý hoặc ước tính đối tượng giám sát trọng điểm;
b) Trên địa bàn một tỉnh lựa chọn tối đa không quá 5 huyện được triển khai giám sát trọng điểm.
2. Danh sách tỉnh và đối tượng giám sát trọng điểm thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế (Cục Phòng, chống HIV/AIDS).
Điều 16. Tiêu chí lựa chọn, cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu giám sát trọng điểm
1. Tiêu chí lựa chọn đối tượng giám sát trọng điểm là người đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự và đáp ứng các tiêu chuẩn như sau:
a) Nam nghiện chích ma túy có ít nhất một lần tiêm chích ma túy trong 1 tháng trước thời điểm thu thập mẫu;
b) Phụ nữ bán dâm qua quan hệ tình dục bằng đường âm đạo hoặc đường hậu môn ít nhất một lần trong 1 tháng trước thời điểm thu thập mẫu;
c) Nam có quan hệ tình dục qua đường hậu môn với nam giới khác trong vòng 12 tháng trước thời điểm thu thập mẫu;
d) Đối tượng khác có hành vi làm tăng nguy cơ lây truyền HIV trên địa bàn tỉnh và hiện đang cư trú tại tỉnh.
2. Cỡ mẫu giám sát trọng điểm:
a) Nam nghiện chích ma túy: 150-300 mẫu;
b) Phụ nữ bán dâm: 150-300 mẫu;
c) Nam có quan hệ tình dục đồng giới: 150-300 mẫu;
d) Đối tượng khác có hành vi làm tăng nguy cơ lây truyền HIV: 300 mẫu.
3. Phương pháp chọn mẫu thực hiện theo hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật của Bộ Y tế (Cục Phòng, chống HIV/AIDS).
Điều 17. Báo cáo tổng hợp số liệu giám sát trọng điểm
1. Tần suất báo cáo: thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư này.
2. Thời gian chốt số liệu báo cáo: Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Thông tư này.
3. Phương thức gửi, nhận báo cáo: Thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư này.
4. Nội dung báo cáo tổng hợp số liệu giám sát trọng điểm bao gồm địa bàn và đối tượng triển khai, cỡ mẫu và kết quả xét nghiệm HIV, giang mai, đánh giá chiều hướng tỷ lệ hiện nhiễm HIV và tỷ lệ giang mai, phân tích các nhóm chỉ số, đánh giá việc triển khai, kiến nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Đối tượng, quy trình báo cáo:
a) Cơ quan giám sát dịch HIV/AIDS cấp tỉnh thực hiện nội dung báo cáo giám sát trọng điểm quy định tại các Phụ lục 5, 6, 7 và Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này về Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Viện khu vực phụ trách trước ngày 31 tháng 10 của năm thực hiện giám sát trọng điểm;
b) Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tổng hợp nội dung báo cáo giám sát trọng điểm toàn quốc quy định tại các Phụ lục 5, 6, 7 và Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này về Cục Phòng, chống HIV/AIDS trước ngày 15 tháng 11 của năm thực hiện giám sát trọng điểm.
GIÁM SÁT PHÁT HIỆN CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC
Điều 18. Phương pháp giám sát phát hiện các bệnh lây truyền qua đường tình dục
1. Phương pháp giám sát phát hiện các bệnh lây truyền qua đường tình dục bao gồm:
a) Khám, chẩn đoán và điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục theo căn nguyên và theo hội chứng;
b) Thu thập, tổng hợp và báo cáo về chỉ số dịch tễ học bệnh lây truyền qua đường tình dục.
2. Đối tượng giám sát phát hiện các bệnh lây truyền qua đường tình dục là người bệnh đã được chẩn đoán mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Điều 19. Quy trình thu thập thông tin giám sát phát hiện các bệnh lây truyền qua đường tình dục
1. Cơ sở y tế tiến hành khám, chẩn đoán, điều trị bệnh lây truyền qua đường tình dục theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh và thu thập thông tin về dịch tễ học của người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục theo quy định tại Điều 20 Thông tư này.
2. Sau khi có kết quả khám, chẩn đoán, cơ sở y tế phân công cán bộ đầu mối thực hiện thu thập số liệu về các bệnh lây truyền qua đường tình dục quy định tại các Phụ lục 9, 10 và Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 21 và Điều 22 Thông tư này.
Điều 20. Nội dung thu thập thông tin về dịch tễ học của người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục
1. Thông tin tuổi, giới tính, nghề nghiệp.
2. Thông tin chẩn đoán các bệnh lây truyền qua đường tình dục theo căn nguyên và theo hội chứng quy định tại Phụ lục 9 và Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Tình trạng nhiễm HIV của trường hợp bị bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Điều 21. Tần suất, thời gian chốt số liệu và phương thức báo cáo
1. Tần suất báo cáo: Định kỳ 6 tháng.
2. Thời gian chốt số liệu báo cáo:
a) Chốt số liệu 6 tháng đầu năm được tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày cuối cùng tháng 6 của kỳ báo cáo;
b) Chốt số liệu 6 tháng cuối năm được tính từ ngày 01 tháng 7 đến hết ngày cuối cùng của năm báo cáo.
3. Phương thức gửi, nhận báo cáo: Thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư này.
Điều 22. Quy trình báo cáo giám sát phát hiện các bệnh lây truyền qua đường tình dục
1. Báo cáo của Trạm y tế xã:
a) Nội dung báo cáo: Số người bệnh khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục của 6 tháng trước theo các mẫu quy định tại các Phụ lục 9, 10 và Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Thời gian gửi báo cáo: Báo cáo 6 tháng đầu năm được gửi từ ngày 01 đến ngày 05 tháng 7 của năm báo cáo; Báo cáo 6 tháng cuối năm được gửi từ ngày 01 đến ngày 05 tháng 01 năm tiếp theo của kỳ báo cáo;
c) Đơn vị nhận báo cáo: Cơ quan giám sát dịch HIV/AIDS cấp huyện.
2. Báo cáo tại cấp huyện:
a) Nội dung báo cáo theo quy định tại điềm a khoản 1 Điều này;
b) Đơn vị gửi báo cáo: Trạm Y tế xã, cơ sở y tế cấp huyện có khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục và cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn huyện;
c) Thời gian gửi báo cáo: Báo cáo 6 tháng đầu năm được gửi từ ngày 01 đến ngày 05 tháng 7 của năm báo cáo; Báo cáo 6 tháng cuối năm được gửi từ ngày 01 đến ngày 05 tháng 01 năm tiếp theo của kỳ báo cáo;
d) Đơn vị nhận và tổng hợp báo cáo: Cơ quan giám sát dịch HIV/AIDS cấp huyện.
3. Báo cáo tại cấp tỉnh:
a) Nội dung báo cáo theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Đơn vị gửi báo cáo: Cơ quan giám sát dịch HIV/AIDS cấp huyện, cơ sở y tế cấp tỉnh có khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đơn vị y tế thuộc Bộ, ngành đóng trên địa bàn tỉnh và các cơ sở y tế có khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
c) Thời gian gửi báo cáo: Báo cáo 6 tháng đầu năm được gửi từ ngày 06 đến ngày 10 tháng 7 của năm báo cáo; Báo cáo 6 tháng cuối năm được gửi từ ngày 06 đến ngày 10 tháng 01 năm tiếp theo của kỳ báo cáo;
d) Đơn vị nhận và tổng hợp báo cáo: Đơn vị đầu mối về da liễu cấp tỉnh.
4. Báo cáo tại cấp trung ương:
a) Nội dung báo cáo theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Đơn vị gửi báo cáo: Đơn vị đầu mối về da liễu cấp tỉnh;
c) Thời gian gửi báo cáo: Báo cáo 6 tháng đầu năm được gửi từ ngày 11 đến ngày 15 tháng 7 của năm báo cáo; Báo cáo 6 tháng cuối năm được gửi từ ngày 11 đến ngày 15 tháng 01 năm tiếp theo của kỳ báo cáo;
d) Đơn vị nhận và tổng hợp báo cáo: Bệnh viện Da liễu Trung ương tổng hợp số liệu toàn quốc và gửi về Cục Phòng, chống HIV/AIDS chậm nhất trước ngày 20 tháng 7 của năm báo cáo và 20 tháng 01 năm tiếp theo của kỳ báo cáo.
1. Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Bộ Y tế có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá, tổng kết việc thực hiện các quy định của Thông tư này trên phạm vi toàn quốc;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn xây dựng, cập nhật tài liệu hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật; lựa chọn đối tượng và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc diện giám sát trọng điểm; tổ chức tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật cho các đơn vị, địa phương; triển khai các nghiên cứu, đánh giá phương pháp giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và giám sát các bệnh lây truyền qua đường tình dục;
c) Chủ trì tổ chức triển khai hệ thống quản lý thông tin HIV/AIDS.
2. Các Viện chuyên ngành thuộc Bộ Y tế và Bệnh viện Da liễu Trung ương có trách nhiệm:
a) Tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này thuộc lĩnh vực hoạt động chuyên môn;
b) Hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật thuộc phạm vi phụ trách và phối hợp triển khai các nghiên cứu, đánh giá phương pháp giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và giám sát các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
3. Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hướng dẫn, tổ chức triển khai, thanh tra, kiểm tra, đánh giá, tổng kết việc thực hiện các quy định của Thông tư này trên địa bàn quản lý.
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 6 năm 2023.
2. Thông tư số 09/2012/TT-BYT ngày 24 tháng 5 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và giám sát các bệnh lây truyền qua đường tình dục hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, trường hợp có khó khăn, vướng mắc, cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Y tế (Cục Phòng, chống HIV/AIDS) để xem xét, giải quyết./.
|
KT. BỘ
TRƯỞNG |
MẪU
BÁO CÁO GIÁM SÁT PHÁT HIỆN NHIỄM HIV
(Ban
hành kèm Thông
tư
số 07/2023/TT-BYT ngày
04
tháng
4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
TÊN ĐƠN VỊ
CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
||
Số: ……./…1… |
…2… ngày … tháng … năm …. |
||
|
|
|
|
BÁO CÁO GIÁM SÁT PHÁT HIỆN NHIỄM HIV
Kính gửi: …………………….3………………………….
1. Họ và tên4: ……….……. 2. Dân tộc5: ………. 3. Giới tính6: ………… 4. Năm sinh7:........
5. Số CMND/CCCD/giấy tờ tùy thân8:............................................................................
6. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú9:..............................................................................
7. Nơi cư trú hiện tại10:..................................................................................................
8. Nghề nghiệp (mã số)11: ……………………….. 9. Đối tượng (mã số)12:..........................
10. Ngày xét nghiệm khẳng định: …../ ……/ …...11. Phòng xét nghiệm khẳng định: ........
12. Nơi lấy mẫu máu xét nghiệm:..................................................................................
13. Xét nghiệm nhiễm mới13
Ngày làm xét nghiệm nhiễm mới HIV bằng sinh phẩm nhanh: ………../………/………
Kết quả xét nghiệm nhiễm mới HIV bằng sinh phẩm nhanh:............................................
Kết quả xét nghiệm nhiễm mới HIV theo phương cách:..................................................
14. Kết quả xác minh hiện trạng cư trú (mã số)14:...........................................................
NGƯỜI TỔNG
HỢP
|
THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ |
__________________________
1 Chữ viết tắt tên cơ quan làm báo cáo
2 Địa danh
3 Tên cơ quan nhận báo cáo
4 Họ và tên: Ghi đầy đủ họ và tên của người nhiễm bằng chữ in hoa, có dấu
5 Dân tộc: Ghi rõ người nhiễm thuộc dân tộc gì (Kinh, Nùng, Thái v.v… )
6 Giới tính: Ghi rõ giới tính (khi sinh) của người nhiễm, giới tính nam ghi là “Nam”, giới tính nữ ghi là “Nữ”
7 Năm sinh: Ghi rõ năm sinh của người nhiễm. Nếu trẻ em dưới 1 tuổi cần ghi rõ số tháng tuổi và dưới một tháng tuổi thì ghi ngày tuổi (ví dụ: trẻ được 28 ngày thì ghi 28ng, trẻ được 6 tháng tuổi thì ghi 6th)
8 Số CMND/CCCD/giấy tờ tùy thân: ghi đầy đủ số CMND/CCCD/giấy tờ tùy thân của người nhiễm
9 Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú. Ghi đầy đủ thông tin: (số nhà; tổ, xóm, ấp; xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương)
10 Nơi cư trú hiện tại: Là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú. Ghi đầy đủ thông tin: (số nhà; tổ, xóm, ấp; xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương)
11 Điền số tương ứng vào trường Nghề nghiệp: 1. Nhân viên cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm. 2: Lái xe; 3: Ngư dân, 4; Người làm nông nghiệp, 5: Công nhân 6: Cán bộ; chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân. 7: Công chức, viên chức, người lao động có hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động, 8: Học sinh, sinh viên, 9: Trẻ em, 10: Lao động tự do, 11; Thất nghiệp, 12: Phạm nhân.
12 Điền số tương ứng vào trường Đối tượng: 1. Người sử dụng ma túy. 2: Người bán dâm, 3: Người có quan hệ tình dục đồng giới, 4: Người chuyển đổi giới tính, 5: Vợ, chồng và thành viên khác của gia đình cùng sống chung với người nhiễm HIV; vợ, chồng của đối tượng quy định tại các mục 1, 2, 3, 4, 6; Người có quan hệ tình dục với người nhiễm HIV, 7: Người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, 8: Phạm nhân, người bị tạm giam, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc, học sinh trường giáo dưỡng, học viên cơ sở cai nghiện ma túy, 9: Nhóm bệnh nhân Lao, 10: Người nghi ngờ AIDS
13 Xét nghiệm nhiễm mới thực hiện theo Quyết định số 2834/QĐ-BYT ngày 09/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Ban hành Hướng dẫn thực hiện xét nghiệm phát hiện nhiễm mới HIV và sử dụng số liệu xét nghiệm phát hiện nhiễm mới HIV trong phòng chống HIV/AIDS
Kết quả xét nghiệm nhiễm mới HIV bằng sinh phẩm nhanh: Ghi nhận kết quả Nhiễm mới hoặc Nhiễm lâu.
Kết quả xét nghiệm nhiễm mới HIV theo phương cách: Ghi nhận kết quả Nhiễm mới hoặc Nhiễm lâu, để trống nếu Kết quả xét nghiệm nhiễm mới HIV bằng sinh phẩm nhanh là nhiễm lâu.
14 Điền số tương ứng vào trường Kết quả xác minh hiện trạng cư trú: 1: Mất dấu, 2: Hiện đang sinh sống tại địa phương, 3: Không có thực tế, 4: Đi trại, 5: Chuyển đi tỉnh khác, 6: Chưa xác định được. 7: Đi làm ăn xa, 8: Chuyển đi trong tỉnh.
MẪU
BÁO CÁO NGƯỜI NHIỄM HIV ĐANG ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ HIV/AIDS
(Ban
hành kèm Thông
tư
số 07/2023/TT-BYT
ngày 04
tháng
4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
TÊN ĐƠN VỊ
CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
||
Số: ……./…1… |
…2… ngày … tháng … năm …. |
||
|
|
|
|
BÁO CÁO NGƯỜI NHIỄM HIV ĐANG ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ HIV/AIDS
Kính gửi: …………………….3………………………….
1. Họ và tên4: ……….…….………. 2. Giới tính5: ………… 3. Năm sinh6:...........................
4. Số CMND/CCCD/giấy tờ tùy thân7:............................................................................
5. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú8:..............................................................................
6. Nơi cư trú hiện tại9:...................................................................................................
7. Ngày xét nghiệm khẳng định: …../ ……/ …...8. Phòng xét nghiệm khẳng định: ...........
9. Tiền sử điều trị HIV/AIDS: ........................................................................................
9.1. Ngày bắt đầu điều trị: …./…../….
9.2. Nơi bắt đầu điều trị: ..............................................................................................
9.3. Ngày bắt đầu điều trị tại cơ sở hiện tại: …/…./…. Nơi điều trị hiện tại: .....................
9.4. Ngày chuyển điều trị: …./…./…. Nơi chuyển điều trị: ...............................................
9.5. Ngày bỏ trị: …./…../….
10. Xét nghiệm CD410
Ngày làm xét nghiệm CD4: …./…./…. Kết quả xét nghiệm CD4: ....................................
11. Xét nghiệm tải lượng HIV thường quy11
Ngày lấy mẫu: …/…./… Nơi lấy mẫu: ...........................................................................
Ngày làm xét nghiệm: …./…./…. Kết quả xét nghiệm: ...................................................
12. Đồng nhiễm HIV và Lao12
Ngày chẩn đoán Lao: …./…./….
Ngày bắt đầu điều trị Lao: …./…./….
13. Điều trị Lao tiềm ẩn13
Ngày bắt đầu điều trị Lao tiềm ẩn: …./…./….
Ngày hoàn thành điều trị Lao tiềm ẩn: …./…./….
14. Điều trị đồng nhiễm HIV và viêm gan C14
Ngày làm xét nghiệm anti-HCV: …./…./…. Kết quả xét nghiệm anti-HCV (Dương tính/Âm tính) (ghi rõ):
Kết quả chẩn đoán khẳng định nhiễm Viêm gan C (bằng xét nghiệm HCV RNA hoặc HCV cAg) (ghi rõ):
Ngày bắt đầu điều trị viêm gan C: …./…./….
NGƯỜI TỔNG
HỢP
|
THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ |
__________________________
Các trường thông tin thu thập 01 lần khi bệnh nhân bắt đầu điều trị HIV/AIDS bao gồm các trường từ 1 đến 8 và 9.1, 9.2.
Các trường thông tin thu thập và báo cáo khi có thay đổi (ví dụ bệnh nhân chuyển điều trị, bỏ trị; khi được xét nghiệm và điều trị) bao gồm các trường từ 9.3 đến 14.
1 Chữ viết tắt tên cơ quan làm báo cáo
2 Địa danh
3 Tên cơ quan nhận báo cáo
4 Họ và tên: Ghi đầy đủ họ và tên của người nhiễm bằng chữ in hoa, có dấu
5 Giới tính: Ghi rõ giới tính (khi sinh) của người nhiễm, giới tính nam ghi là “Nam”, giới tính nữ ghi là “Nữ”
6 Năm sinh: Ghi rõ năm sinh của người nhiễm. Nếu trẻ em dưới 1 tuổi cần ghi rõ số tháng tuổi và dưới một tháng tuổi thì ghi ngày tuổi (ví dụ: trẻ được 28 ngày thì ghi 28ng, trẻ được 6 tháng tuổi thì ghi 6th)
7 Số CMND/CCCD/giấy tờ tùy thân: ghi đầy đủ số CMND/CCCD/giấy tờ tùy thân của người nhiễm
8 Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú. Ghi đầy đủ thông tin: (số nhà; tổ, xóm, ấp; xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương)
9 Nơi cư trú hiện tại: Là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú. Ghi đầy đủ thông tin: (số nhà; tổ, xóm, ấp; xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương)
10 Xét nghiệm CD4: Cập nhật và báo cáo khi người bệnh được xét nghiệm CD4 để theo dõi trước và trong khi điều trị ARV theo hướng dẫn tại Quyết định số 5968/QĐ-BYT ngày 31/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS
11 Xét nghiệm tải lượng HIV thường quy: Cập nhật và báo cáo khi người bệnh được xét nghiệm tải lượng HIV thường quy (xét nghiệm sau 6 tháng, 12 tháng điều trị ARV và sau đó 12 tháng một lần) để theo dõi trước và trong khi điều trị ARV theo hướng dẫn tại Quyết định số 5968/QĐ-BYT ngày 31/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS và Quyết định số 1112/QĐ-BYT ngày 26/3/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn thực hiện xét nghiệm tải lượng HIV trong theo dõi, điều trị HIV/AIDS
12 Đồng nhiễm HIV và Lao: Cập nhật và báo cáo khi người bệnh được chẩn đoán Lao và khi người bệnh bắt đầu được điều trị Lao theo hướng dẫn tại Quyết định số 5968/QĐ-BYT ngày 31/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS
13 Điều trị Lao tiềm ẩn: Cập nhật và báo cáo khi người bệnh bắt đầu được điều trị Lao tiềm ẩn và khi người bệnh hoàn thành điều trị Lao tiềm ẩn theo hướng dẫn tại Quyết định số 5968/QĐ-BYT ngày 31/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS
14 Điều trị đồng nhiễm HIV và viêm gan C: Cập nhật và báo cáo các trường thông tin khi người bệnh được làm xét nghiệm và điều trị viêm gan C theo hướng dẫn tại Quyết định số 5968/QĐ-BYT ngày 31/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS
MẪU
BÁO CÁO NGƯỜI NHIỄM HIV TỬ VONG
(Ban
hành kèm Thông
tư
số 07/2023/TT-BYT
ngày 04
tháng
4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
TÊN ĐƠN VỊ
CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
||
Số: ……./…1… |
…2… ngày … tháng … năm …. |
||
|
|
|
|
BÁO CÁO NGƯỜI NHIỄM HIV TỬ VONG
Kính gửi: …………………….3………………………….
1. Họ và tên4: ……….…….………. 2. Giới tính5: ………… 3. Năm sinh6:...........................
4. Số CMND/CCCD/giấy tờ tùy thân7:............................................................................
5. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú8:..............................................................................
6. Nơi cư trú hiện tại9:...................................................................................................
7. Ngày xét nghiệm khẳng định: …../ ……/ …...8. Phòng xét nghiệm khẳng định: ...........
9. Ngày tử vong: …/…/… 10. Nguyên nhân tử vong10: ...................................................
11. Ngày báo cáo tử vong: …/…/…..
NGƯỜI TỔNG
HỢP
|
THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ |
__________________________
1 Chữ viết tắt tên cơ quan làm báo cáo
2 Địa danh
3 Tên cơ quan nhận báo cáo
4 Họ và tên: Ghi đầy đủ họ và tên của người nhiễm bằng chữ in hoa, có dấu
5 Giới tính: Ghi rõ giới tính (khi sinh) của người nhiễm, giới tính nam ghi là “Nam”, giới tính nữ ghi là “Nữ”
6 Năm sinh: Ghi rõ năm sinh của người nhiễm. Nếu trẻ em dưới 1 tuổi cần ghi rõ số tháng tuổi và dưới một tháng tuổi thì ghi ngày tuổi (ví dụ: trẻ được 28 ngày thì ghi 28ng, trẻ được 6 tháng tuổi thì ghi 6th)
7 Số CMND/CCCD/giấy tờ tùy thân: ghi đầy đủ số CMND/CCCD/giấy tờ tùy thân của người nhiễm
8 Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú. Ghi đầy đủ thông tin: (số nhà; tổ, xóm, ấp; xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương)
9 Nơi cư trú hiện tại: Là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú. Ghi đầy đủ thông tin: (số nhà; tổ, xóm, ấp; xã, phường, thị trấn; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương)
10 Điền số tương ứng vào trường Nguyên nhân tử vong: 1: Giai đoạn cuối của AIDS, 2: Do mắc bệnh khác, 3: Sốc do sử dụng ma tuý quá liều, 4: Tự tử, 5: Tai nạn, 6: Khác (ghi rõ), 7: Không rõ
MẪU
BÁO CÁO TỔNG HỢP SỐ LIỆU GIÁM SÁT CA BỆNH HIV/AIDS
(Ban hành kèm Thông
tư
số 07/2023/TT-BYT
ngày 04
tháng
4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
TÊN ĐƠN VỊ
CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……./…1… |
…2… ngày … tháng … năm …. |
Kính gửi: …………………3………………..
BÁO CÁO TỔNG HỢP SỐ LIỆU GIÁM SÁT CA BỆNH HIV/AIDS
Thời gian chốt số liệu báo cáo ………………………4
STT |
Nội dung báo cáo |
Số người |
Tổng |
|
Nam |
Nữ |
|||
I |
Số liệu báo cáo quý5 |
|
|
|
1 |
Số người nhiễm HIV phát hiện mới trong quý |
|
|
|
|
Trong đó: Số người nhiễm HIV ngoại tỉnh phát hiện mới trong quý |
|
|
|
2 |
Số người phát hiện nhiễm mới HIV theo phương cách trong quý |
|
|
|
3 |
Số người nhiễm HIV tử vong trong quý |
|
|
|
II |
Số liệu từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo6 |
|
|
|
1 |
Số người nhiễm HIV phát hiện mới |
|
|
|
|
Trong đó: Số người nhiễm HIV ngoại tỉnh phát hiện mới |
|
|
|
2 |
Số người phát hiện nhiễm mới HIV theo phương cách |
|
|
|
3 |
Số người nhiễm HIV tử vong |
|
|
|
III |
Số người nhiễm HIV hiện quản lý tính đến cuối kỳ báo cáo7 |
|
|
|
1 |
Số người nhiễm HIV lũy tích |
|
|
|
2 |
Số người nhiễm HIV còn sống |
|
|
|
3 |
Số người nhiễm HIV tử vong |
|
|
|
NGƯỜI TỔNG
HỢP
|
THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ |
__________________________
1 Chữ viết tắt tên cơ quan làm báo cáo
2 Địa danh
3 Tên cơ quan nhận báo cáo
4 Ghi rõ quý báo cáo hoặc năm báo cáo
5 Báo cáo định kỳ hằng năm không báo cáo mục này
6 Số liệu tính từ người nhiễm HIV đầu tiên được báo cáo vào ngày 01/01 của năm đến cuối kỳ báo cáo
7 Số liệu tính từ người nhiễm HIV đầu tiên được báo cáo đến cuối kỳ báo cáo
MẪU
BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ GIÁM SÁT TRỌNG ĐIỂM HIV, GIÁM SÁT TRỌNG ĐIỂM BỆNH
GIANG MAI
(Ban
hành kèm Thông
tư
số 07/2023/TT-BYT
ngày 04
tháng
4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
TÊN ĐƠN VỊ
CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……./…1… |
…2… ngày … tháng … năm …. |
BÁO CÁO TỔNG
HỢP
KẾT
QUẢ GIÁM SÁT TRỌNG ĐIỂM HIV, GIÁM SÁT TRỌNG ĐIỂM BỆNH GIANG MAI - NĂM...3...
Kính gửi: …………………………4………………………..
STT |
Nhóm đối tượng (Ghi tên nhóm đối tượng được thực hiện GSTĐ trong năm báo cáo) |
Số mẫu |
Kết quả Xét nghiệm HIV |
Kết quả Xét nghiệm Giang mai |
||
(+) |
% |
(+) |
% |
|||
1 |
Nam nghiện chích ma túy |
|
|
|
|
|
2 |
Phụ nữ bán dâm |
|
|
|
|
|
3 |
Nam có quan hệ tình dục đồng giới |
|
|
|
|
|
4 |
Nhóm khác: ghi rõ (Tên đối tượng giám sát, phân tổ theo giới...) |
|
|
|
|
|
NGƯỜI TỔNG HỢP
|
THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ |
__________________________
1 Chữ viết tắt tên cơ quan làm báo cáo
2 Địa danh
3 Năm thực hiện Giám sát trọng điểm
4 Tên cơ quan nhận báo cáo
MẪU
BÁO CÁO CHI TIẾT KẾT QUẢ GIÁM SÁT TRỌNG ĐIỂM HIV, GIÁM SÁT TRỌNG ĐIỂM BỆNH
GIANG MAI
(Ban hành kèm Thông
tư
số 07/2023/TT-BYT
ngày 04
tháng
4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
TÊN ĐƠN VỊ
CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……./…1… |
…2… ngày … tháng … năm …. |
BÁO CÁO CHI
TIẾT
KẾT QUẢ GIÁM SÁT TRỌNG ĐIỂM HIV, GIÁM SÁT TRỌNG ĐIỂM BỆNH GIANG MAI - NĂM.. 3...
Kính gửi: …………………………4………………………..
Đối tượng được giám sát:............................................................................................
STT |
Mã (Liệt kê mã của đối tượng được giám sát) |
Năm sinh |
Kết quả xét nghiệm |
Ghi chú |
|||
HIV |
Giang mai |
||||||
(-) |
(+) |
(-) |
(+) |
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI TỔNG
HỢP
|
THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ |
__________________________
1 Chữ viết tắt tên cơ quan làm báo cáo
2 Địa danh
3 Năm thực hiện Giám sát trọng điểm
4 Tên cơ quan nhận báo cáo
MẪU
KẾT QUẢ GIÁM SÁT TRỌNG ĐIỂM NHÓM KHÁC
(Ban hành kèm Thông
tư
số 07/2023/TT-BYT
ngày 04
tháng
4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
TÊN ĐƠN VỊ
CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……./…1… |
…2… ngày … tháng … năm …. |
KẾT QUẢ GIÁM SÁT TRỌNG ĐIỂM HIV, GIÁM SÁT TRỌNG ĐIỂM BỆNH GIANG MAI NĂM...3...
NHÓM (KHÁC) …………………………………..
STT |
Mã |
Năm sinh |
Vị trí lấy mẫu |
Kết quả xét nghiệm HIV |
Kết quả xét nghiệm Giang mai (nếu có thực hiện) |
Ghi chú |
||||
Nam |
Nữ |
Khác |
(-) |
(+) |
(-) |
(+) |
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI TỔNG
HỢP
|
THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ |
__________________________
1 Chữ viết tắt tên cơ quan làm báo cáo
2 Địa danh
3 Năm thực hiện Giám sát trọng điểm
MẪU
BÁO CÁO KẾT QUẢ GIÁM SÁT TRỌNG ĐIỂM
(Ban
hành kèm Thông
tư
số 07/2023/TT-BYT
ngày 04
tháng
4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
BÁO CÁO KẾT QUẢ GIÁM SÁT TRỌNG ĐIỂM
Tỉnh/thành phố: ...........................................................................................................
Đối tượng giám sát trọng điểm: ...................................................................................
Năm thực hiện: ............................................................................................................
1. Đối tượng và địa bàn
Đối tượng thực hiện trong năm giám sát |
Địa bàn triển khai (huyện) |
So sánh thay đổi địa bàn so với năm trước (Nêu rõ việc thay đổi hoặc bổ sung địa bàn) |
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Cỡ mẫu và kết quả xét nghiệm HIV, giang mai trong năm giám sát
STT |
Địa bàn |
Cỡ mẫu kế hoạch của tỉnh |
Cỡ mẫu thực tế thu được |
% đạt cỡ mẫu |
Kết quả HIV (+) |
Kết quả giang mai (+) |
1 |
Địa bàn 1 |
|
|
|
|
|
2 |
Địa bàn 2 |
|
|
|
|
|
3 |
Địa bàn 3 |
|
|
|
|
|
4 |
............. |
|
|
|
|
|
5 |
.............. |
|
|
|
|
|
|
Tổng |
|
|
|
|
|
3. Đánh giá chiều hướng tỷ lệ hiện nhiễm HIV và tỷ lệ giang mai
(Tổng hợp và trình bày số liệu từ năm 2012 đến năm thực hiện giám sát)
4. Phân tích các nhóm chỉ số
(Tổng hợp và trình bày số liệu từ năm 2012 đến năm thực hiện giám sát)
STT |
Tên chỉ số |
Kết quả |
|||||||
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
... |
Năm thực hiện giám sát |
||
Nhóm chỉ số về hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV |
|
||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nhóm chỉ số về tiếp cận dịch vụ chăm sóc, điều trị, dự phòng HIV |
|
||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nhóm chỉ số khác (theo bộ câu hỏi) |
|
||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- |
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Nhận định chung về chiều hướng tình hình dịch HIV/AIDS tại tỉnh/thành phố
- Nhận xét về chiều hướng dịch HIV
- Nhận xét về các chỉ số hành vi, chỉ số tiếp cận dịch vụ và các chỉ số khác
6. Đánh giá công tác thực hiện
a. Đánh giá chung
- Về công tác tổ chức
- Về công tác triển khai (nhóm đối tượng, cỡ mẫu, địa bàn lấy mẫu, thời gian lấy mẫu và xét nghiệm...)
- Về ngân sách thực hiện
b. Khó khăn, tồn tại
- Về công tác tổ chức
- Về công tác triển khai (nhóm đối tượng, cỡ mẫu, địa bàn lấy mẫu, thời gian lấy mẫu và xét nghiệm...)
- Về ngân sách thực hiện
c. Đề xuất, kiến nghị
|
…….., ngày … tháng … năm …. |
NGƯỜI TỔNG
HỢP
|
THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ |
MẪU
BÁO CÁO CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC THEO CĂN NGUYÊN
(Ban hành kèm Thông
tư
số 07/2023/TT-BYT
ngày 04
tháng
4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
TÊN ĐƠN VỊ
CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……./…1… |
…2… ngày … tháng … năm …. |
BÁO CÁO SỐ TRƯỜNG HỢP MẮC CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC THEO CĂN NGUYÊN
(Từ ngày …/…/... đến ngày …/…/…)
Nội dung |
Tuổi |
Đối tượng |
||||||||||||||||||
< 15 tuổi |
15≤49 tuổi |
>49 tuổi |
Không rõ |
Tổng |
Nông dân |
Cán bộ viên chức |
Học sinh Sinh viên |
Lao động tự do |
Khác |
|||||||||||
Nam |
Nữ |
Cộng |
Nam |
Nữ |
Cộng |
Nam |
Nữ |
Cộng |
Nam |
Nữ |
Cộng |
Nam |
Nữ |
Cộng |
||||||
1. Giang mai (GM) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1. GM sớm (GM thời kỳ 1 và 2) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.2. GM muộn (GM 3) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.3. GM kín |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.4. GM Bẩm sinh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Lậu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1. Lậu người lớn |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.2. Lậu mắc trẻ sơ sinh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Bệnh NTLTQĐTD khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.1. Nhiễm Chlamydia sinh dục |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.2. Viêm niệu đạo không đặc hiệu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.3. Viêm âm đạo do trùng roi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.4. Viêm âm đạo do Candida |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.5. Viêm âm đạo không đặc hiệu khác không do Chlamydia |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.6. Hạ cam mềm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.7. Hột xoài |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.8. Herpes sinh dục |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.9. Sùi mào gà sinh dục |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.10. Các nhiễm trùng LTQĐTD khác |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4. Nhiễm HIV |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CỘNG TỔNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI TỔNG
HỢP
|
THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ |
__________________________
1 Chữ viết tắt tên cơ quan làm báo cáo
2 Địa danh
MẪU
BÁO CÁO CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC THEO HỘI CHỨNG
(Ban hành kèm Thông
tư
số 07/2023/TT-BYT
ngày 04
tháng
4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
TÊN ĐƠN VỊ
CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……./…1… |
…2… ngày … tháng … năm …. |
BÁO CÁO SỐ TRƯỜNG HỢP MẮC CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC THEO HỘI CHỨNG
(Từ ngày …/…/... đến ngày …/…/…)
Nội dung |
Tuổi |
Đối tượng |
||||||||||||||||||
< 15 tuổi |
15≤49 tuổi |
>49 tuổi |
Không rõ |
Tổng |
Nông dân |
Cán bộ viên chức |
Học sinh Sinh viên |
Lao động tự do |
Khác |
|||||||||||
Nam |
Nữ |
Cộng |
Nam |
Nữ |
Cộng |
Nam |
Nữ |
Cộng |
Nam |
Nữ |
Cộng |
Nam |
Nữ |
Cộng |
||||||
1. Hội chứng tiết dịch âm đạo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Hội chứng tiết dịch niệu đạo |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Hội chứng loét sinh dục |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4. Hội chứng đau bụng dưới |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Các hội chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
NGƯỜI TỔNG
HỢP
|
THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ |
__________________________
1 Chữ viết tắt tên cơ quan làm báo cáo
2 Địa danh
MẪU
BÁO CÁO KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC
(Ban
hành kèm Thông
tư
số 07/2023/TT-BYT
ngày 04
tháng
4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
TÊN ĐƠN VỊ
CHỦ QUẢN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……./…1… |
…2… ngày … tháng … năm …. |
BÁO CÁO KẾT
QUẢ XÉT NGHIỆM BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC
(Từ
ngày …/…/... đến ngày …/…/…)
Nội dung |
Số xét nghiệm |
Số dương tính |
Ghi chú |
1. Giang Mai |
|
|
|
1.1. RPR/VDRL |
|
|
|
1.2. TPHA |
|
|
|
1.3. Khác (test nhanh...) |
|
|
|
Cộng |
|
|
|
2. Lậu |
|
|
|
2.1. Nhuộm soi trực tiếp |
|
|
|
2.2. Nuôi cấy |
|
|
|
2.3. Khác |
|
|
|
Cộng |
|
|
|
3. Nguyên nhân khác |
|
|
|
3.1. Trùng roi |
|
|
|
3.2. Candida |
|
|
|
3.3. Chlamydia |
|
|
|
3.4. Khác |
|
|
|
Cộng |
|
|
|
4. Nhiễm HIV |
|
|
|
Xét nghiệm HIV |
|
|
|
Cộng tổng |
|
|
NGƯỜI TỔNG
HỢP
|
THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ |
__________________________
1 Chữ viết tắt tên cơ quan làm báo cáo
2 Địa danh
MINISTRY OF
HEALTH OF VIETNAM |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 07/2023/TT-BYT |
Hanoi, April 04, 2023 |
CIRCULAR
Providing procedures and methods for EPIDEMIOLOGical surveillance of HIV/AIDS and sexually transmitted diseases (STDs)
Pursuant to the Law on Prevention and Control of HIV/AIDS dated June 29, 2006; Law on amendments to the Law on Prevention and Control of HIV/AIDS dated November 16, 2020;
Pursuant to Decree No. 95/2022/ND-CP dated November 15, 2022 of the Government on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health of Vietnam;
At the request of the Director of Vietnam Administration of HIV/AIDS Control (VAAC);
The Minister of Health promulgates a Circular providing procedures and methods for surveillance of hiv/aids epidemiology and sexually transmitted diseases (STDs).
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
...
...
...
This Circular providing guidance on procedures and methods for HIV/AIDS epidemiology and STD surveillance.
Article 2. Definitions
For the purposes of this Circular, the terms below shall be construed as follows:
1. “HIV surveillance“ means collection of data on HIV/AIDS epidemiological indicators of groups of people who are at different risks of getting HIV/AIDS to detect cases of confirmed HIV infection.
2. “HIV/AIDS case surveillance" means ongoing collection and monitoring of data on epidemiological indicators of people having HIV after they have confirmed HIV-positive test results, during the process of HIV/AIDS treatment, until they are dead to have knowledge about directions and results day by day in order to provide such data to serve preparation of plans, suppression and assessment of efficiency of anti-HIV/AIDS measures.
3. “HIV behavioral surveillance survey (BSS)" means collection of information on HIV risk behaviors by putting interview questions to groups of the selected people of targeted HIV surveillance.
4. “Sexually transmitted infections (STD)” means infections caused by bacteria, viruses, fungi, parasites, protozoa or other agents that are transmitted through sexual contact.
5. “STD surveillance“ means collection of information on epidemiological indicators of people who are at different risks of getting STDs after diagnosis.
6. "etiological surveillance of STDs" means periodic and systematic collection of information relating to epidemiological indicators of people who are at different risks of getting STDs on the basis of testing to find out infectious agents that are transmitted through sexual contact.
...
...
...
8. “Syphilis targeted surveillance” means collection of data on epidemiology and syphilis tests from groups of selected people of HIV surveillance.
Chapter II
METHODS AND PROCEDURES FOR SURVEILLANCE OF HIV/AIDS EPIDEMIOLOGY
Section 1. HIV surveillance
Article 3. Methods for HIV surveillance
1. Methods for HIV surveillance include:
a) Counselling before and after HIV testing;
b) HIV testing;
c) Collection, consolidation of and report on epidemiological indicators of HIV/AIDS.
...
...
...
a) Drug users;
b) Prostitutes;
c) Homosexual active people;
d) Transgender people;
dd) Spouses and other family members living together with HIV-positve people; spouses of the persons prescribed in Points a, b, c and d of this Clause;
c) Sex partners of HIV-positive people;
g) People infected with STDs;
h) Frequent travelers;
k) Tuberculosis patients;
...
...
...
m) Prisoners, persons held in detention, and persons held in custody at reform schools, compulsory education institutions or rehabilitation centers;
n) Other subjects.
Article 4. HIV testing and counselling process
1. Counselling before and after HIV testing:
a) Counselling before and after HIV testing at healthcare facilities, compulsory education institutions, reform schools, rehabilitation centers, social protection centers, prisons, detention centers and other custody facilities shall be done according to regulations in Circular No. 01/2015/TT-BYT dated February 27, 2015 of the Minister of Health on guidelines on counseling for HIV/AIDS prevention and control at healthcare facilities;
b) Counselling before and after HIV testing in community shall be done according to Decision No. 2673/QD-BYT dated April 27, 2018 of the Minister of Health on promulgation of HIV testing and counseling guidelines in community.
2. HIV testing shall be done according to professional guidelines in Decision No. 2674/QD-BYT dated April 27, 2018 of the Minister of Health on promulgation of the national guidelines for HIV testing.
Article 5. Procedures for collection, consolidation of and report on epidemiological indicators of HIV/AIDS.
1. Epidemiological indicators of HIV/AIDS of the person subject to HIV testing shall be collected, consolidated and reported as follows:
...
...
...
b) The confirmatory HIV testing facility shall receive the electronic document via the HIV-INFO system or printed document from the HIV screening and testing center. In case the person subject to HIV testing directly have test at the confirmatory HIV testing facility, this facility shall collect information as prescribed in Point a Clause 1 of this Article.
2. The update of information, transfer and return of the confirmed positive result shall be done as follows:
a) After the confirmed HIV result is presented, the confirmatory HIV testing facility is responsible for updating the testing result on the HIV-INFO system and transfering an electronic document or physical document on the confirmed positive result to the screening facility or returning the confirmed positive result to the person subject to HIV testing;
b) The HIV screening facility shall receive the confirmed positive result from the confirmatory HIV testing facility and update the confirmed HIV-positive test results (if any) as prescribed in Appendix 1 enclosed herewith and send the updated information to the confirmatory HIV testing facility.
3. The confirmatory HIV testing facility shall prepare a HIV surveillance report prescribed in Appendix 1 enclosed herewith and send the report to the HIV/AIDS surveillance agency prescribed in Article 6 of this Circular.
4. The HIV screening facility and the confirmatory HIV testing facility shall transfer information of the HIV-positive person to the HIV/AIDS treatment facility registered by the HIV-positive person.
Article 6. Procedures for notifying positive HIV test results to agencies and units tasked with HIV/AIDS epidemiological surveillance
1. After the confirmed HIV-positive test result is presented, the confirmatory HIV testing facility shall notify to an agency or unit tasked with HIV/AIDS epidemiological surveillance of a province or district, the National Institute of Hygiene and Epidemiology, the Pasteur Institute in Ho Chi Minh City, the Central Highlands Institute of Hygiene and Epidemiology and Pasteur Institute in Nha Trang (hereinafter referred to as “Institute”) and VAAC (hereinafter referred to as “HIV/AIDS surveillance agencies”) through the HIV-INFO system.
The confirmatory HIV testing facility affiliated to the Ministry or Central authority shall notify the positive HIV test result to the HIV/AIDS surveillance agency of the province where the testing facilty is located.
...
...
...
Section 2. HIV/AIDS case surveillance
Article 7. Methods for HIV/AIDS case surveillance
1. Methods for HIV/AIDS case surveillance include:
a) Surveillance of HIV-positive person;
b) Surveillance of treatment status of HIV-positive person;
c) Surveillance of HIV-related deaths.
2. Subjects under HIV/AIDS case surveillance are HIV-positive people.
Article 8. Procedures for managing information of people getting tested for HIV confirmation
1. After receiving information on the HIV-positive person, VAAC shall assign an official to be in charge of HIV/AIDS surveillance (hereinafter referred to as “surveillance official” to:
...
...
...
b) Review, compare and certify information on the HIV-positive person on the HIV-INFO system if there is a request;
c) Cooperate with Institutes in organizing HIV surveillance and assess HIV transmission risks when the number of HIV-positive people increases according to the professional guidelines.
2. After receiving information on the HIV-positive person, the Institutes shall assign a surveillance official to:
a) Update, review, compare and certify information of the HIV-positive person according to Point a and Point b Clause 1 of this Article;
b) Cooperate with VAAC and the provincial HIV/AIDS surveillance agency in organizing HIV surveillance and assess HIV transmission risks when the number of HIV-positive people increases according to the professional guidelines.
3. After receiving information on the HIV-positive person, the provincial HIV/AIDS surveillance agency shall assign a surveillance official to:
a) Update, review, compare and certify information of the HIV-positive person according to Point a and Point b Clause 1 of this Article;
b) Send a notification of information on the HIV-positive person to the HIV/AIDS surveillance agency of the district where the HIV-positive person is residing or has permanent residence via the HIV-INFO system;
c) Organize HIV surveillance in the district and assess HIV transmission risks when the number of HIV-positive people increases according to the professional guidelines.
...
...
...
a) Update information of the HIV-positive person according to Point a Clause 1 of this Article;
b) Take charge and cooperate with the Commune-level medical station in reviewing, comparing, certifying and updating information on the HIV-positive person receiving from the provincial HIV/AIDS surveillance agency on the HIV-INFO system;
c) Send a notification of information on the HIV-positive person to medical station of the commune where the HIV-positive person is residing or has permanent residence via the HIV-INFO system;
d) Organize HIV surveillance in the district and assess HIV transmission risks when the number of HIV-positive people increases according to the professional guidelines.
5. After receiving information on the HIV-positive person, the commune-level medical station shall assign a surveillance official to:
a) Review and calibrate information on the HIV-positive person on the HIV-INFO system;
b) Cooperate with the district-level HIV/AIDS surveillance agency in assessing HIV transmission risks when the number of HIV-positive people increases according to the professional guidelines.
Article 9. Procedures for managing information on the HIV-positive person who are undergoing HIV/AIDS treatment
1. After the HIV-positive person sent to a HIV/AIDS treatment facility or in the process of HIV/AIDS treatment, the HIV/AIDS treatment facility shall send information on the HIV/AIDS treatment of the HIV-positive person as prescribed in Appendix 2 enclosed herewith to the HIV/AIDS surveillance agency.
...
...
...
2. After receiving information on the HIV-positive person who is undergoing HIV/AIDS treatment, the provincial HIV/AIDS surveillance agency shall assign a surveillance official to:
a) Update information on the HIV/AIDS treatment of the HIV-positive person prescribed in Appendix 2 enclosed herewith on the HIV-INFO system;
b) Review and compare information on HIV-positive people who are undergoing HIV/AIDS treatment for the first time with HIV/AIDS treatment data on the HIV-INFO system;
c) Send a notification of list of HIV-positive people who are undergoing HIV/AIDS treatment to the HIV/AIDS surveillance agency of the district where such HIV-positive people are residing or have permanent residence via the HIV-INFO system;
d) Submit a report on the HIV/AIDS treatment of the HIV-positive people to VAAC and local institutes.
3. After receiving information on the HIV/AIDS treatment of the HIV-positive person, the district-level HIV/AIDS surveillance agency shall assign a surveillance official to:
a) Update information on the HIV/AIDS treatment of the HIV-positive person prescribed in Point a Clause 2 of this Article and send a report on the HIV/AIDS treatment of the HIV-positive person to the provincial HIV/AIDS surveillance agency;
b) Notify the list of HIV-positive people who are undergoing HIV/AIDS treatment to the commune-level medical station;
c) Review and compare information on HIV-positive people who are undergoing HIV/AIDS treatment for the first time with HIV/AIDS treatment data on the HIV-INFO system;
...
...
...
5. After receiving information on the HIV-positive person who is undergoing HIV/AIDS treatment, the local institute shall assign a surveillance official to:
a) Update information on the HIV/AIDS treatment of the HIV-positive person prescribed in Point a Clause 2 of this Article and send a report on the HIV/AIDS treatment of the HIV-positive person to VAAC;
b) Review information on the HIV-positive people who are undergoing HIV/AIDS treatment in the assigned area on the HIV-INFO system;
6. After receiving information on the HIV-positive person who is undergoing HIV/AIDS treatment, VAAC shall assign a surveillance official to:
a) Update information of the HIV/AIDS treatment of the HIV-positive person prescribed in Point a Clause 2 of this Article;
b) Review and respond information on HIV-positive people who are undergoing HIV/AIDS treatment nationwide on the HIV-INFO system to HIV/AIDS surveillance agencies (if any).
Article 10. Procedures for managing information on HIV-related deaths
1. After receiving information on a dead HIV-positive person in a commune, the commune-level medical station shall cooperate with a judicial official of the commune where the dead HIV-positive person had resided or had permanent residence in collecting and updating information prescribed in Appendix 3 enclosed herewith on the HIV-INFO system or sending them in writing to the district-level HIV/AIDS surveillance agency.
2. After receiving information on a HIV-related death, the district-level medical station shall update information of the HIV-positive person prescribed in Appendix 3 enclosed herewith on the HIV-INFO system.
...
...
...
Article 11. Consolidated reports on HIV/AIDS case surveillance data
1. Reporting frequency: quarterly reports and annual reports;
2. Reporting periods:
a) The reporting period of a quarterly report shall be the period from the first day of the quarter to the end of the last day of the same quarter;
b) The reporting period of an annual report shall be the period from the first day of the year to the end of the last day of the same year;
3. Reports shall be sent in person or by email or via the HIV-INFO system. Reports must be signed, sealed and saved according to regulations of law on archives.
4. Contents of a consolidated report on HIV/AIDS case surveillance data include the number of new HIV-positive people and the number of HIV-related deaths using the form prescribed in Appendix 4 enclosed hererwith.
5. Reporting entities and procedures:
a) Commune-level medical stations shall submit their reports as prescribed in Clause 4 of this Article to district-level HIV/AIDS surveillance agencies no later than the 5th of the next month of the reporting period;
...
...
...
c) The provincial HIV/AIDS surveillance agencies shall consolidate the reports sent from the district-level medical stations as prescribed in Clause 4 to VAAC and Institutes no later than the 15th of the next month of the reporting period;
d) The Institutes shall consolidate the reports sent from the provincial HIV/AIDS surveillance agencies as prescribed in Clause 4 to VAAC no later than the 20th of the next month of the reporting period;
Section 3. TARGETED SURVEILLANCE
Article 12. Methods for targeted surveillance
1. Methods for targeted surveillance include:
a) HIV/AIDS targeted surveillance;
b) Syphilis targeted surveillance;
c) HIV behavioral surveillance survey (BSS).
2. Subjects under targeted surveillance include:
...
...
...
b) Female prostitutes;
c) Men who have sex with men (MSM);
d) Another group: Based on the risk of HIV transmission of each province to select a group that play a role in increasing HIV transmission in their provinces, the estimated HIV infection rate in this group must be over 1% and continuous surveillance must be ensured according to the frequency specified in Clause 1 Article 14 of this Circular.
Article 13. Procedures for organizing targeted surveillance
1. Provincial HIV/AIDS surveillance agencies shall take charge and cooperate with district-level HIV/AIDS surveillance agencies, commune-level medical stations and organizations and individuals tasked with targeted surveillance in:
a) Conducting surveys, making model frames for targeted surveillance;
b) Accessing, inviting entities under targeted surveillance;
c) Sampling, transporting and testing;
d) Interviewing participants in targeted surveillance according to survey forms;
...
...
...
e) Summarizing and reporting targeted surveillance results.
2. VAAC shall take charge and cooperate with Institutes and National Hospital of Dermatology and Venereology in developing and updating guidelines on the process of organizing and carrying out targeted surveillance.
Article 14. Frequency and period of targeted surveillance
1. Targeted surveillance is carried out simultaneously or sequentially according to target groups every two years and not overlapping with each other in the same year.
2. Surveillance period: Starting from June 1 and ending on September 30 of the year in which the surveillance is carried out.
Article 15. Criteria for selecting targeted surveillance sites
1. Targeted surveillance sites shall be selected as follows:
a) District-level authorities may select to carry out targeted surveillance when there are the largest number of entities specified in Clause 2 Article 12 of this Circular according to the managed or estimated data on entities under targeted surveillance;
b) In a province, no more than 5 districts shall be selected to carry out targeted surveillance.
...
...
...
Article 16. Selection criteria, sample size and targeted surveillance sample selection methods
1. Criteria for selection of entities under targeted surveillance: people who are full 16 years of age or older, have civil act capacity and meet the following criteria:
a) Drug users who are men having at least one injection of drug within a month before sample collection;
b) Female prostitutes having vaginal or anal sex at least one time within a month prior to sample collection;
c) Men having had anal sex with other men within 12 months prior to sample collection;
d) Other subjects having HIV risk behaviors in the province and currently reside in the province.
2. Targeted surveillance sample size:
a) Men addicted to drug injection: 150-300 samples;
b) Female prostitutes: 150-300 samples;
...
...
...
d) Other subjects who have HIV risk behaviors: 300 samples.
3. The sample selection methods shall follow the professional and technical guidelines of the Ministry of Health (via VAAC).
Article 17. Consolidated reports on targeted surveillance data
1. Reporting frequency shall comply with the regulations in Clause 1 Article 14 hereof.
2. Reporting periods shall comply with the regulations in Clause 2 Article 14 hereof.
3. Reports shall be sent and received in accordance with the regulations in Clause 3 Article 11 hereof.
4. A consolidated report on targeted surveillance data includes areas and entities under targeted surveillance, sample size and results of HIV and syphilis tests, assessment of HIV infection trend and syphilis infection rate, analysis of indicator groups, assessment of implementation and submit petitions using the form specified in Appendix 8 enclosed herewith.
5. Reporting entities and procedures:
a) Provincial HIV/AIDS surveillance agencies shall report targeted surveillance specified in Appendices 5, 6, 7 and 8 enclosed herewith to VAAC, the National Institute of Hygiene and Epidemiology and local institutes where they take charge before October 31 of the year in which the targeted surveillance is carried out;
...
...
...
Chapter III
STD SURVEILLANCE
Article 18. Methods for STD surveillance
1. Methods for STD surveillance include:
a) Etiological and syndromic diagnosis and treatment of STDs;
b) Collection, consolidation of and report on epidemiological indicators of STDs.
2. Entities under STD surveillance are patients diagnosed with STDs.
Article 19. Procedures for collection of information on STD surveillance
1. Healthcare facilities shall diagnose and manage STDs according to regulations of law on medical examination and treatment and collect epidemiological information of people who have STDs as prescribed in Article 20 hereof.
...
...
...
Article 20. Information on epidemiology of people having STDs to be collected
1. Age, sex, occupation.
2. Information on etiological and syndromic diagnosis of STDs prescribed in Appendices 9 and 10 enclosed herewith.
3. HIV infection status of people infected with STDs;
Article 21. Frequency, ending date of the reporting period and reporting methods
1. Reporting frequency shall be every 6 months.
2. Reporting periods:
a) The first 6-month report shall cover the period from January 01 to the end of June 30;
b) The last 6-month report shall cover the period from July 01 to the end of December 31;
...
...
...
Article 22. Procedures for STD surveillance reports
1. Reports of commune-level medical stations:
a) Content of reports: the number of patients who have STDs and have been examined and managed in the last 6 months using the forms prescribed in Appendices 9, 10 and 11 enclosed herewith;
b) Submitting period: The first 6-month report shall be submitted within the period from July 01 to 05 of the reporting year; The last 6-month report shall be submitted within the period from January 01 to 05 of the succeeding year;
c) Units receiving reports: district-level HIV/AIDS surveilance agencies.
2. Reports submitted to district-level authorities include:
a) Contents of reports as prescribed in Point a Clause 1 of this Article;
b) Units submitting reports: commune-level medical stations, district-level healthcare facilities providing STD examination and treatment services and private healthcare facilities in the districts;
c) Submitting period: The first 6-month report shall be submitted within the period from July 01 to 05 of the reporting year; The last 6-month report shall be submitted within the period from January 01 to 05 of the succeeding year;
...
...
...
3. Reports submitted to provincial authorities include:
a) Contents of reports as prescribed in Point a Clause 1 of this Article;
b) Units submitting reports: district-level HIV/AIDS surveillance agencies, provincial healthcare facilities providing STD examination and treatment services, healthcare units affiliated to the Ministry and central authorities located in provinces and other healthcare facilities providing STD examination and treatment services.
c) Submitting period: The first 6-month report shall be submitted within the period from July 06 to 10 of the reporting year; The last 6-month report shall be submitted within the period from January 06 to 10 of the succeeding year;
d) Units receiving and consolidating reports: provincial dermatology and venereology facilities.
4. Reports submitted to central authorities include:
a) Contents of reports as prescribed in Point a Clause 1 of this Article;
b) Unit submitting reports: provincial dermatology and venereology facilities;
c) Submitting period: The first 6-month report shall be submitted within the period from July 11 to 15 of the reporting year; The last 6-month report shall be submitted within the period from January 11 to 15 of the succeeding year;
...
...
...
Chapter IV
IMPLEMENTATION CLAUSES
Article 23. Organizing implementation
1. VAAC shall:
a) Take charge and cooperate with relevant agencies and organizations in guiding, inspecting and summarizing the implementation of this Circular nationwide;
b) Take charge and cooperate with specialized agencies in formulating and updating technical professional guidelines; selecting entities and cities/central-affiliated cities under targeted surveillance; organizing trainings, providing technical supports to units and local authorities; doing researches, assessing HIV/AIDS epidemiological surveillance and STD surveillance methods;
c) Preside over implementation of the HIV-INFO system.
2. Relevant Institutes affiliated to the Ministry of Health and the National Hospital of Dermatology and Venereology shall:
a) Implement this Circular within their scope of professional operation;
...
...
...
3. Department of Health of provinces and central-affiliated cities shall guide, implement, inspect, assess and summarize the implementation of regulations of this Circular in their provinces.
Article 24. Effect
1. This Circular comes into force from June 01, 2023.
2. Circular No. 09/2012/TT-BYT dated May 24, 2012 of the Minister of Health on issuance of guidelines on HIV/AIDS epidemiological surveillance and STD surveillance shall be invalid from the day on which this Circular comes into force.
Article 25. Responsibility for implementation
The Director General of VAAC, Chief of the Ministry Office, Chief Inspector of the Ministry, Director Generals Departments and Sub-Departments affiliated to the Ministry of Health, Directors of the Departments of Health of provinces and central-affiliated cities, relevant organizations and individuals are responsible for the implementation of this Circular.
Agencies, organizations and individuals should report difficulties that arise during the period of implementation of this Circular to the Ministry of Health (via VAAC) for consideration and settlement./.
...
...
...
;
Thông tư 07/2023/TT-BYT hướng dẫn quy trình, phương pháp giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và giám sát các bệnh lây truyền qua đường tình dục do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Số hiệu: | 07/2023/TT-BYT |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế |
Người ký: | Nguyễn Thị Liên Hương |
Ngày ban hành: | 04/04/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 07/2023/TT-BYT hướng dẫn quy trình, phương pháp giám sát dịch tễ học HIV/AIDS và giám sát các bệnh lây truyền qua đường tình dục do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Chưa có Video