Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ Y TẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 07/2011/TT-BYT

Hà Nội, ngày 26 tháng 01 năm 2011

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC ĐIỀU DƯỠNG VỀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRONG BỆNH VIỆN

Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế,
Bộ Y tế hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện bao gồm cả trung tâm y tế và viện nghiên cứu có giường bệnh.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chăm sóc người bệnh trong bệnh viện bao gồm hỗ trợ, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mỗi người bệnh nhằm duy trì hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt, ăn uống, bài tiết, tư thế, vận động, vệ sinh cá nhân, ngủ, nghỉ; chăm sóc tâm lý; hỗ trợ điều trị và tránh các nguy cơ từ môi trường bệnh viện cho người bệnh.

2. Quy trình điều dưỡng là phương pháp khoa học được áp dụng trong lĩnh vực điều dưỡng để thực hiện chăm sóc người bệnh có hệ thống bảo đảm liên tục, an toàn và hiệu quả bao gồm: nhận định, chẩn đoán điều dưỡng, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc điều dưỡng.

3. Phiếu chăm sóc là phiếu ghi diễn biến bệnh của người bệnh và những can thiệp điều dưỡng do điều dưỡng viên, hộ sinh viên thực hiện.

4. Người bệnh cần chăm sóc cấp I là người bệnh nặng, nguy kịch, hôn mê, suy hô hấp, suy tuần hoàn, phải nằm bất động và yêu cầu có sự theo dõi, chăm sóc toàn diện và liên tục của điều dưỡng viên, hộ sinh viên.

5. Người bệnh cần chăm sóc cấp II là người bệnh có những khó khăn, hạn chế trong việc thực hiện các hoạt động hằng ngày và cần sự theo dõi, hỗ trợ của điều dưỡng viên, hộ sinh viên.

6. Người bệnh cần chăm sóc cấp III là người bệnh tự thực hiện được các hoạt động hằng ngày và cần sự hướng dẫn chăm sóc của điều dưỡng viên, hộ sinh viên.

Điều 3. Nguyên tắc chăm sóc người bệnh trong bệnh viện

1. Người bệnh là trung tâm của công tác chăm sóc nên phải được chăm sóc toàn diện, liên tục, bảo đảm hài lòng, chất lượng và an toàn.

2. Chăm sóc, theo dõi người bệnh là nhiệm vụ của bệnh viện, các hoạt động chăm sóc điều dưỡng, theo dõi do điều dưỡng viên, hộ sinh viên thực hiện và chịu trách nhiệm.

3. Can thiệp điều dưỡng phải dựa trên cơ sở các yêu cầu chuyên môn và sự đánh giá nhu cầu của mỗi người bệnh để chăm sóc phục vụ.

Chương II

NHIỆM VỤ CHUYÊN MÔN CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH

Điều 4. Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe

1. Bệnh viện có quy định và tổ chức các hình thức tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe phù hợp.

2. Người bệnh nằm viện được điều dưỡng viên, hộ sinh viên tư vấn, giáo dục sức khỏe, hướng dẫn tự chăm sóc, theo dõi, phòng bệnh trong thời gian nằm viện và sau khi ra viện.

Điều 5. Chăm sóc về tinh thần

1. Người bệnh được điều dưỡng viên, hộ sinh viên và người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh khác chăm sóc, giao tiếp với thái độ ân cần và thông cảm.

2. Người bệnh, người nhà người bệnh được động viên yên tâm điều trị và phối hợp với người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị và chăm sóc.

3. Người bệnh, người nhà người bệnh được giải đáp kịp thời những băn khoăn, thắc mắc trong quá trình điều trị và chăm sóc.

4. Bảo đảm an ninh, an toàn và yên tĩnh, tránh ảnh hưởng đến tâm lý và tinh thần của người bệnh.

Điều 6. Chăm sóc vệ sinh cá nhân

1. Chăm sóc vệ sinh cá nhân cho người bệnh hằng ngày gồm vệ sinh răng miệng, vệ sinh thân thể, hỗ trợ đại tiện, tiểu tiện và thay đổi đồ vải.

2. Trách nhiệm chăm sóc vệ sinh cá nhân:

a) Người bệnh cần chăm sóc cấp I do điều dưỡng viên, hộ sinh viên và hộ lý thực hiện;

b) Người bệnh cần chăm sóc cấp II và cấp III tự thực hiện dưới sự hướng dẫn của điều dưỡng viên, hộ sinh viên và được hỗ trợ chăm sóc khi cần thiết.

Điều 7. Chăm sóc dinh dưỡng

1. Điều dưỡng viên, hộ sinh viên phối hợp với bác sĩ điều trị để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh.

2. Hằng ngày, người bệnh được bác sĩ điều trị chỉ định chế độ nuôi dưỡng bằng chế độ ăn phù hợp với bệnh lý.

3. Người bệnh có chế độ ăn bệnh lý được cung cấp suất ăn bệnh lý tại khoa điều trị và được theo dõi ghi kết quả thực hiện chế độ ăn bệnh lý vào Phiếu chăm sóc.

4. Người bệnh được hỗ trợ ăn uống khi cần thiết. Đối với người bệnh có chỉ định ăn qua ống thông phải do điều dưỡng viên, hộ sinh viên trực tiếp thực hiện.

Điều 8. Chăm sóc phục hồi chức năng

1. Người bệnh được điều dưỡng viên, hộ sinh viên hướng dẫn, hỗ trợ luyện tập và phục hồi chức năng sớm để đề phòng các biến chứng và phục hồi các chức năng của cơ thể.

2. Phối hợp khoa lâm sàng và khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng để đánh giá, tư vấn, hướng dẫn và thực hiện luyện tập, phục hồi chức năng cho người bệnh.

Điều 9. Chăm sóc người bệnh có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật

1. Người bệnh được điều dưỡng viên, hộ sinh viên hướng dẫn và hỗ trợ thực hiện chuẩn bị trước phẫu thuật, thủ thuật theo yêu cầu của chuyên khoa và của bác sĩ điều trị.

2. Trước khi đưa người bệnh đi phẫu thuật, thủ thuật, điều dưỡng viên, hộ sinh viên phải:

a) Hoàn thiện thủ tục hành chính;

b) Kiểm tra lại công tác chuẩn bị người bệnh đã được thực hiện theo yêu cầu của phẫu thuật, thủ thuật;

c) Đánh giá dấu hiệu sinh tồn, tình trạng người bệnh và báo cáo lại cho bác sĩ điều trị nếu người bệnh có diễn biến bất thường.

3. Điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên hoặc hộ lý chuyển người bệnh đến nơi làm phẫu thuật, thủ thuật và bàn giao người bệnh, hồ sơ bệnh án cho người được phân công chịu trách nhiệm tiếp nhận của đơn vị thực hiện phẫu thuật hoặc thủ thuật.

Điều 10. Dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho người bệnh

Khi dùng thuốc cho người bệnh, điều dưỡng viên, hộ sinh viên phải:

1. Dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

2. Chuẩn bị đủ và phù hợp các phương tiện cho người bệnh dùng thuốc; khi dùng thuốc qua đường tiêm phải chuẩn bị sẵn sàng hộp thuốc cấp cứu và phác đồ chống sốc, chuẩn bị đúng và đủ dung môi theo quy định của nhà sản xuất.

3. Kiểm tra thuốc (tên thuốc, nồng độ/hàm lượng, liều dùng một lần, số lần dùng thuốc trong 24 giờ, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc, thời điểm dùng thuốc và đường dùng thuốc so với y lệnh). Kiểm tra hạn sử dụng và chất lượng của thuốc bằng cảm quan: màu sắc, mùi, sự nguyên vẹn của viên thuốc, ống hoặc lọ thuốc.

4. Hướng dẫn, giải thích cho người bệnh tuân thủ điều trị.

5. Thực hiện 5 đúng khi dùng thuốc cho người bệnh: đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng đường dùng, đúng thời gian dùng thuốc.

6. Bảo đảm người bệnh uống thuốc ngay tại giường bệnh trước sự chứng kiến của điều dưỡng viên, hộ sinh viên.

7. Theo dõi, phát hiện các tác dụng không mong muốn của thuốc, tai biến sau dùng thuốc và báo cáo kịp thời cho bác sĩ điều trị.

8. Ghi hoặc đánh dấu thuốc đã dùng cho người bệnh và thực hiện các hình thức công khai thuốc phù hợp theo quy định của bệnh viện.

9. Phối hợp giữa các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng viên, hộ sinh viên trong dùng thuốc nhằm tăng hiệu quả điều trị bằng thuốc và hạn chế sai sót trong chỉ định và sử dụng thuốc cho người bệnh.

Điều 11. Chăm sóc người bệnh giai đoạn hấp hối và người bệnh tử vong

1. Người bệnh ở giai đoạn hấp hối được bố trí buồng bệnh thích hợp, thuận tiện cho việc chăm sóc, điều trị tránh ảnh hưởng đến người bệnh khác.

2. Thông báo và giải thích với người nhà người bệnh về tình trạng bệnh của người bệnh và tạo điều kiện để người nhà người bệnh ở bên cạnh người bệnh.

3. Động viên, an ủi người bệnh và người nhà người bệnh.

4. Khi người bệnh tử vong, điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên phối hợp với hộ lý thực hiện vệ sinh tử thi và thực hiện các thủ tục cần thiết như quản lý tư trang của người bệnh tử vong, bàn giao tử thi cho nhân viên nhà đại thể.

Điều 12. Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng

1. Bệnh viện có các quy định, quy trình kỹ thuật điều dưỡng phù hợp, cập nhật trên cơ sở các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế.

2. Điều dưỡng viên, hộ sinh viên phải tuân thủ quy trình kỹ thuật chuyên môn, kỹ thuật vô khuẩn.

3. Điều dưỡng viên, hộ sinh viên thực hiện các biện pháp phòng ngừa, theo dõi phát hiện và báo cáo kịp thời các tai biến cho bác sĩ điều trị để xử trí kịp thời.

4. Dụng cụ y tế dùng trong các kỹ thuật, thủ thuật xâm lấn phải bảo đảm vô khuẩn và được xử lý theo Điều 2Điều 3 của Thông tư số 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 của Bộ Y tế về Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các quy định khác về kiểm soát nhiễm khuẩn.

Điều 13. Theo dõi, đánh giá người bệnh

1. Người bệnh đến khám bệnh được điều dưỡng viên, hộ sinh viên khoa Khám bệnh đánh giá ban đầu để sắp xếp khám bệnh theo mức độ ưu tiên và theo thứ tự.

2. Điều dưỡng viên, hộ sinh viên phối hợp với bác sĩ điều trị để đánh giá, phân cấp chăm sóc và thực hiện chăm sóc, theo dõi phù hợp cho từng người bệnh.

3. Người bệnh cần chăm sóc cấp I được bác sĩ điều trị, điều dưỡng viên, hộ sinh viên nhận định nhu cầu chăm sóc để thực hiện những can thiệp chăm sóc phù hợp.

4. Bệnh viện có quy định cụ thể về theo dõi, ghi kết quả theo dõi dấu hiệu sinh tồn và các can thiệp điều dưỡng phù hợp với tính chất chuyên môn và yêu cầu của từng chuyên khoa.

5. Người bệnh được đánh giá và theo dõi diễn biến bệnh, nếu phát hiện người bệnh có dấu hiệu bất thường, điều dưỡng viên, hộ sinh viên và kỹ thuật viên phải có ngay hành động xử trí phù hợp trong phạm vi hoạt động chuyên môn và báo cáo cho bác sĩ điều trị để xử trí kịp thời.

Điều 14. Bảo đảm an toàn và phòng ngừa sai sót chuyên môn kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh

1. Bệnh viện xây dựng và thực hiện những quy định cụ thể về an toàn cho người bệnh phù hợp với mô hình bệnh tật của từng chuyên khoa.

2. Điều dưỡng viên, hộ sinh viên thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện, bảo đảm an toàn, tránh nhầm lẫn cho người bệnh trong việc dùng thuốc, phẫu thuật và thủ thuật.

3. Bệnh viện thiết lập hệ thống thu thập và báo cáo các sự cố, nhầm lẫn, sai sót chuyên môn kỹ thuật tại các khoa và toàn bệnh viện. Định kỳ phân tích, báo cáo các sự cố, sai sót chuyên môn kỹ thuật trong chăm sóc và có biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Điều 15. Ghi chép hồ sơ bệnh án

1. Tài liệu chăm sóc người bệnh trong hồ sơ bệnh án gồm: phiếu theo dõi chức năng sống, phiếu điều dưỡng và một số biểu mẫu khác theo Quyết định số 4069/QĐ-BYT ngày 28/9/2001 về việc ban hành mẫu hồ sơ bệnh án của Bộ Y tế và theo tính chất chuyên khoa do bệnh viện quy định.

2. Tài liệu chăm sóc người bệnh trong hồ sơ bệnh án phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Ghi các thông tin về người bệnh chính xác và khách quan.

b) Thống nhất thông tin về công tác chăm sóc người bệnh của điều dưỡng viên, hộ sinh viên và của bác sĩ điều trị. Những khác biệt trong nhận định, theo dõi và đánh giá tình trạng người bệnh phải được kịp thời trao đổi và thống nhất giữa những người trực tiếp chăm sóc, điều trị người bệnh;

c) Ghi đầy đủ, kịp thời diễn biến bệnh và các can thiệp điều dưỡng.

3. Hồ sơ bệnh án phải được lưu trữ theo quy định tại Khoản 3 Điều 59 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Chương III

CÁC ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM CÔNG TÁC CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRONG BỆNH VIỆN

Điều 16. Hệ thống tổ chức chăm sóc người bệnh

1. Tổ chức quản lý điều dưỡng cấp bệnh viện

a) Bệnh viện công lập từ hạng III trở lên thành lập Hội đồng Điều dưỡng và phòng Điều dưỡng.

b) Các bệnh viện khác thành lập Hội đồng Điều dưỡng, phòng Điều dưỡng hay tổ Điều dưỡng tùy theo điều kiện của từng bệnh viện.

c) Tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động của Hội đồng Điều dưỡng được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

d) Phòng Điều dưỡng có Trưởng phòng, các Phó trưởng phòng phụ trách khối. Tổ chức và nhiệm vụ phòng Điều dưỡng được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

đ) Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng phòng Điều dưỡng được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Tổ chức quản lý điều dưỡng cấp khoa

a) Mỗi khoa có Điều dưỡng trưởng khoa, Hộ sinh trưởng khoa hoặc Kỹ thuật viên trưởng khoa. Điều dưỡng trưởng khoa, Hộ sinh trưởng khoa và Kỹ thuật viên trưởng khoa do Giám đốc bệnh viện quyết định bổ nhiệm.

b) Nhiệm vụ, quyền hạn của Điều dưỡng trưởng khoa, Hộ sinh trưởng khoa được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

c) Nhiệm vụ, quyền hạn của Kỹ thuật viên trưởng khoa được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

d) Phạm vi thực hành của Điều dưỡng viên theo Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức y tế điều dưỡng tại Quyết định số 41/2005/QĐ-BNV ngày 22/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và các quy định có liên quan của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Điều 17. Nhân lực chăm sóc người bệnh

1. Bệnh viện phải bảo đảm đủ nhân lực điều dưỡng viên, hộ sinh viên theo quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 5/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Nội vụ về Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế Nhà nước để bảo đảm chăm sóc người bệnh liên tục.

2. Bệnh viện xây dựng cơ cấu trình độ của điều dưỡng viên, hộ sinh viên phù hợp với tính chất chuyên môn và phân hạng bệnh viện. Bảo đảm tỷ lệ điều dưỡng viên, hộ sinh viên có trình độ cao đẳng và đại học đáp ứng yêu cầu Thỏa thuận công nhận dịch vụ chăm sóc đã được Chính phủ ký kết với các nước ASEAN ngày 8/12/2006.

3. Bệnh viện bố trí nhân lực điều dưỡng viên, hộ sinh viên hằng ngày hợp lý tại các khoa và trong mỗi ca làm việc.

4. Phòng Điều dưỡng phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ đề xuất Giám đốc bệnh viện điều động bổ sung điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý và y công kịp thời cho khoa khi có yêu cầu để bảo đảm chất lượng chăm sóc và phục vụ người bệnh.

Điều 18. Tổ chức làm việc

1. Bệnh viện căn cứ vào đặc điểm chuyên môn của từng khoa để áp dụng một trong các mô hình phân công chăm sóc sau đây:

a) Mô hình phân công điều dưỡng chăm sóc chính: Một điều dưỡng viên hoặc một hộ sinh viên chịu trách nhiệm chính trong việc nhận định, lập kế hoạch chăm sóc, tổ chức thực hiện có sự trợ giúp của các điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên khác và theo dõi đánh giá cho một số người bệnh trong quá trình nằm viện.

b) Mô hình chăm sóc theo nhóm: Nhóm có từ 2-3 điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên chịu trách nhiệm chăm sóc một số người bệnh ở một đơn nguyên hay một số buồng bệnh.

c) Mô hình chăm sóc theo đội: Đội gồm bác sĩ, điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên và người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh khác chịu trách nhiệm điều trị, chăm sóc cho một số người bệnh ở một đơn nguyên hay một số buồng bệnh.

d) Mô hình phân chăm sóc theo công việc: Mô hình này được áp dụng trong các trường hợp cấp cứu thảm họa hoặc ở chuyên khoa sâu đòi hỏi điều dưỡng chuyên khoa thực hiện kỹ thuật chăm sóc đặc biệt trên người bệnh.

2. Bệnh viện tổ chức cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên làm việc theo ca tại các khoa, đặc biệt là ở các khoa Cấp cứu, khoa Hồi sức tích cực, khoa Phẫu thuật, khoa Sản và khoa Sơ sinh. Mỗi ca làm việc áp dụng mô hình phân công chăm sóc phù hợp với đặc điểm chuyên môn của từng khoa.

Điều 19. Trang thiết bị phục vụ chăm sóc người bệnh

Bệnh viện trang bị đủ các thiết bị và phương tiện dưới đây để bảo đảm yêu cầu chăm sóc người bệnh:

1. Thiết bị, phương tiện, dụng cụ chuyên dụng, vật tư tiêu hao y tế và phương tiện bảo hộ phục vụ công tác chuyên môn của điều dưỡng viên, hộ sinh viên.

2. Phương tiện phục vụ sinh hoạt của người bệnh.

3. Mỗi khoa lâm sàng có ít nhất một buồng thủ thuật, một buồng cách ly và một buồng xử lý dụng cụ được thiết kế đúng quy cách và có đủ trang thiết bị đáp ứng yêu cầu kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và Thông tư số 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 của Bộ Y tế về hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

4. Phòng nhân viên, phòng trực, phòng vệ sinh và các điều kiện làm việc, phục vụ sinh hoạt khác cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên.

Điều 20. Nguồn tài chính cho công tác chăm sóc

Hằng năm bệnh viện phân bổ kinh phí thường xuyên cho các hoạt động sau:

1. Mua sắm thiết bị, dụng cụ cho công tác chăm sóc và phục vụ người bệnh.

2. Thực hiện, duy trì và cải tiến chất lượng chăm sóc người bệnh.

3. Đào tạo liên tục để nâng cao kỹ năng thực hành cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên và kỹ thuật viên.

4. Khen thưởng các đơn vị, cá nhân thực hiện tốt công tác chăm sóc người bệnh.

Điều 21. Đào tạo, cập nhật kiến thức y khoa liên tục

1. Bệnh viện xây dựng chương trình đào tạo và tổ chức đào tạo định hướng cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên mới được tuyển dụng.

2. Điều dưỡng viên, hộ sinh viên được đào tạo cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ liên tục, bảo đảm thời gian học tập tối thiểu 24 giờ theo quy định tại Thông tư 07/2008/TT-BYT ngày 28/05/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Hướng dẫn công tác đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế.

3. Bệnh viện tổ chức đào tạo và hướng dẫn thực hành và xác nhận quá trình thực hành cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên đã thực hành tại cơ sở của mình theo quy định tại Điều 24 Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

4. Bệnh viện tổ chức cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên tham gia nghiên cứu khoa học và áp dụng các kết quả nghiên cứu, sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong chăm sóc.

5. Bệnh viện tổ chức kiểm tra đánh giá kiến thức và tay nghề của điều dưỡng viên, hộ sinh viên ít nhất 2 năm một lần.

Điều 22. Công tác hộ lý trợ giúp chăm sóc

1. Căn cứ vào thực tế, bệnh viện bố trí hộ lý trợ giúp chăm sóc để thực hiện các chăm sóc thông thường cho người bệnh.

2. Hộ lý trợ giúp chăm sóc phải:

a) Có chứng chỉ đào tạo theo Chương trình đào tạo hộ lý được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

b) Tuyệt đối không được làm các thủ thuật chuyên môn của điều dưỡng viên, hộ sinh viên.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN

Điều 23. Trách nhiệm của Giám đốc bệnh viện

1. Tổ chức thực hiện Thông tư: phổ biến Thông tư, ban hành các quy định cụ thể, tổ chức thực hiện đầy đủ các quy định tại Thông tư này.

2. Bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, nhân lực, phương tiện, thiết bị và vật tư cho chăm sóc người bệnh.

3. Chỉ đạo tổ chức huấn luyện, đào tạo, nghiên cứu khoa học, kiểm tra, giám sát thực hiện công tác chăm sóc người bệnh.

4. Phát động phong trào thi đua và thực hiện khen thưởng, kỷ luật về công tác chăm sóc người bệnh.

Điều 24. Trách nhiệm của các Trưởng phòng chức năng

1. Trưởng phòng Tổ chức cán bộ phối hợp với phòng Điều dưỡng trong việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng, phân công, điều động, đánh giá điều dưỡng viên, hộ sinh viên và kỹ thuật viên.

2. Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp và các phòng chức năng liên quan khác phối hợp với phòng Điều dưỡng xây dựng kế hoạch đào tạo liên tục cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên. Phối hợp kiểm tra, giám sát chất lượng chăm sóc, phục vụ người bệnh.

3. Trưởng phòng Vật tư - Thiết bị y tế và Hành chính - Quản trị có trách nhiệm bảo đảm cung cấp và sửa chữa kịp thời phương tiện, thiết bị phục vụ công tác chăm sóc người bệnh.

Điều 25. Trách nhiệm của các Trưởng khoa

1. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc bệnh viện về việc tổ chức thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ chăm sóc người bệnh được quy định tại Thông tư này.

2. Phối hợp với phòng Điều dưỡng, phòng Tổ chức cán bộ trong bố trí nhân lực, tổ chức mô hình chăm sóc phù hợp và thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng chăm sóc người bệnh.

3. Khoa Dược, khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn bảo đảm cung cấp thuốc, giao và nhận vật tư tiêu hao y tế, đồ vải dùng cho người bệnh tại khoa điều trị.

Điều 26. Trách nhiệm của bác sĩ điều trị

1. Phối hợp chặt chẽ với điều dưỡng viên, hộ sinh viên của khoa trong việc đánh giá, phân cấp chăm sóc người bệnh và phối hợp trong việc thực hiện kế hoạch chăm sóc cho từng người bệnh.

2. Phối hợp với điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên trong thực hiện các phẫu thuật, thủ thuật, hướng dẫn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh.

3. Kiểm tra việc thực hiện các chỉ định điều trị, theo dõi, chăm sóc người bệnh của điều dưỡng viên, hộ sinh viên và kỹ thuật viên.

Điều 27. Trách nhiệm của điều dưỡng viên, hộ sinh viên

1. Thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ chăm sóc người bệnh được quy định tại Thông tư này.

2. Phối hợp chặt chẽ với bác sĩ điều trị, điều dưỡng viên, hộ sinh viên và kỹ thuật viên trong công tác chăm sóc người bệnh.

3. Tuân thủ các quy trình kỹ thuật điều dưỡng, các quy định của Bộ Y tế và của bệnh viện.

4. Thực hiện quy tắc ứng xử và thực hành giao tiếp với đồng nghiệp, người bệnh và người nhà người bệnh.

Điều 28. Trách nhiệm của giáo viên, học sinh, sinh viên thực tập

1. Thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ chăm sóc người bệnh được quy định tại Thông tư này và các nội quy, quy định của bệnh viện, của khoa nơi đến thực tập.

2. Học sinh, sinh viên điều dưỡng, hộ sinh chỉ được thực hiện các thủ thuật, kỹ thuật điều dưỡng trên người bệnh khi được sự cho phép và dưới sự giám sát của giáo viên hoặc điều dưỡng viên, hộ sinh viên được giao trách nhiệm phụ trách.

Điều 29. Trách nhiệm của người bệnh và người nhà người bệnh.

1. Thực hiện đúng nghĩa vụ của người bệnh theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

2. Thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy định của bệnh viện, của khoa điều trị và làm theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 30. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 3 năm 2011.

2. Bãi bỏ các quy chế: Chăm sóc người bệnh toàn diện; Vị trí, chức năng nhiệm vụ và tổ chức phòng Y tá (Điều dưỡng); Nhiệm vụ quyền hạn, chức trách của Trưởng phòng Y tá (Điều dưỡng); Nhiệm vụ quyền hạn, chức trách Y tá (Điều dưỡng) trưởng khoa, Nữ hộ sinh trưởng khoa; Nhiệm vụ quyền hạn, chức trách Kỹ thuật viên trưởng khoa; Nhiệm vụ quyền hạn, chức trách Y tá (Điều dưỡng) chăm sóc trong Quy chế Bệnh viện ban hành kèm theo Quyết định số 1895/1997/BYT-QĐ ngày 19/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Điều 31. Điều khoản tham chiếu

Trường hợp các văn bản dẫn chiếu trong Thông tư này được thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo văn bản thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung đó.

Điều 32. Tổ chức thực hiện

Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Giám đốc bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng y tế các ngành chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá việc thực hiện Thông tư này./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính Phủ (phòng Công báo, cổng TTĐTCP);
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Văn phòng, Thanh tra, các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế;
- Y tế các ngành;   
- Cổng TTĐT Bộ Y tế;
- Lưu: VT, KCB.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Xuyên

 

PHỤ LỤC I

TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ CỦA HỘI ĐỒNG ĐIỀU DƯỠNG BỆNH VIỆN
(Kèm theo Thông tư số 07/2011/TT-BYT ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Bộ Y tế)

1. Tổ chức

a) Hội đồng Điều dưỡng do Giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập;

b) Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo bệnh viện;

c) Ủy viên thường trực kiêm thư ký Hội đồng là Trưởng phòng Điều dưỡng;

d) Ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo các phòng chức năng, khoa Dược, khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, đại diện lãnh đạo và điều dưỡng trưởng một số khoa lâm sàng.

2. Nhiệm vụ

a) Tư vấn cho Giám đốc bệnh viện về kế hoạch công tác chăm sóc người bệnh trong bệnh viện;

b) Tư vấn cho Giám đốc bệnh viện sửa đổi, bổ sung các quy định kỹ thuật về chăm sóc điều dưỡng phù hợp với quy định của Bộ Y tế và đặc điểm của từng chuyên khoa.

3. Hoạt động

a) Hội đồng điều dưỡng họp định kỳ hằng quý hoặc đột xuất theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng để thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng;

b) Kết luận của Hội đồng phải theo đa số.

 

PHỤ LỤC II

TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG
(Kèm theo Thông tư số 07/2011/TT-BYT ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Bộ Y tế)

1. Tổ chức

Phòng Điều dưỡng do Giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập. Tùy theo quy mô bệnh viện, phòng Điều dưỡng có các bộ phận sau:

a) Bộ phận giám sát khối lâm sàng;

b) Bộ phận giám sát khối cận lâm sàng;

c) Bộ phận giám sát khối khám bệnh.

2. Nhiệm vụ của phòng Điều dưỡng

a) Lập kế hoạch công tác chăm sóc điều dưỡng trong bệnh viện để trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt;

b) Tổ chức thực hiện công tác chăm sóc người bệnh toàn diện theo quy định;

c) Đầu mối xây dựng các quy định, quy trình kỹ thuật chuyên môn chăm sóc người bệnh phù hợp với đặc điểm của bệnh viện, chuyên khoa để trình Hội đồng Điều dưỡng xem xét và giám đốc bệnh viện phê duyệt;

d) Đôn đốc, kiểm tra điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý và y công thực hiện đúng các quy định, kỹ thuật chuyên môn;

đ) Phối hợp với các khoa, bộ phận liên quan lập dự trù mua sắm dụng cụ, vật tư tiêu hao cho công tác chăm sóc điều dưỡng và phục vụ người bệnh. Giám sát chất lượng dụng cụ, vật tư tiêu hao y tế và giám sát việc sử dụng, bảo quản theo quy định;

e) Phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ trong việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng, bố trí và điều động điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý và y công;

g) Phối hợp với khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn thực hiện kiểm tra công tác vệ sinh, kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện;

h) Phối hợp với phòng (trung tâm) Đào tạo thực hiện đào tạo nâng cao trình độ cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý và y công. Tham gia tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn thực hành cho học viên và tham gia kiểm tra tay nghề cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý và y công trước khi tuyển dụng;

i) Tham gia công tác nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến;

k) Định kỳ sơ kết, tổng kết và báo cáo công tác chăm sóc người bệnh trong bệnh viện;

l) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc bệnh viện phân công.

 

PHỤ LỤC III

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA TRƯỞNG PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG
(Kèm theo Thông tư số 07/2011/TT-BYT ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Bộ Y tế)

Dưới sự lãnh đạo của Giám đốc bệnh viện, Trưởng phòng Điều dưỡng bệnh viện chịu trách nhiệm giúp Giám đốc tổ chức, thực hiện công tác chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.

1. Nhiệm vụ

a) Tổ chức thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của phòng Điều dưỡng;

b) Xây dựng kế hoạch hoạt động của phòng Điều dưỡng và công tác điều dưỡng trong toàn bệnh viện;

c) Hỗ trợ Điều dưỡng trưởng khoa, Hộ sinh trưởng khoa, Kỹ thuật viên trưởng khoa xây dựng kế hoạch công tác chăm sóc người bệnh tại các khoa và theo dõi triển khai thực hiện;

d) Phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ xây dựng bản mô tả công việc cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên và hộ lý trong bệnh viện để trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt;

đ) Tổ chức công tác giám sát sự thực hiện các quy định kỹ thuật bệnh viện, các quy định chuyên môn của Bộ Y tế và các quy định của bệnh viện. Báo cáo kịp thời cho Giám đốc bệnh viện các việc đột xuất có liên quan đến công tác chăm sóc xảy ra ở các khoa;

e) Tham gia nghiên cứu khoa học, huấn luyện và chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực chăm sóc người bệnh;

g) Tham gia xây dựng kế hoạch mua sắm, phân bổ vật tư tiêu hao và dụng cụ y tế cho công tác chăm sóc phục vụ người bệnh và giám sát sử dụng vật tư tiêu hao bảo đảm hợp lý và hiệu quả;

h) Hướng dẫn, kiểm tra việc ghi hồ sơ điều dưỡng của điều dưỡng viên, hộ sinh viên và kỹ thuật viên trong bệnh viện;

i) Phối hợp với khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn tổ chức giám sát công tác vệ sinh, kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện;

k) Uỷ viên thường trực kiêm Thư ký Hội đồng người bệnh cấp bệnh viện;

l) Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo công tác chăm sóc người bệnh trong bệnh viện;

m) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc bệnh viện phân công.

2. Quyền hạn

a) Chủ trì giao ban phòng hằng ngày và dự giao ban bệnh viện;

b) Chủ trì các cuộc họp điều dưỡng trưởng khoa của bệnh viện;

c) Phối hợp với các khoa, phòng khác đề xuất ý kiến với Giám đốc về:

- Tuyển dụng, thuyên chuyển, khen thưởng, kỷ luật, tăng lương và học tập đối với điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên và hộ lý;

- Bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm Điều dưỡng trưởng khoa, Hộ sinh trưởng khoa và Kỹ thuật viên trưởng khoa;

d) Phối hợp với các khoa, phòng liên quan trình Giám đốc bệnh viện điều động tạm thời điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên và hộ lý khi cần theo quy định của bệnh viện để kịp thời chăm sóc và phục vụ người bệnh;

đ) Đề nghị cấp phát, bổ sung vật tư tiêu hao cho các khoa khi có yêu cầu đột xuất;

e) Được tham gia các Hội đồng theo quy định của Nhà nước và sự phân công của Giám đốc bệnh viện.

 

PHỤC LỤC IV

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG KHOA, HỘ SINH TRƯỞNG KHOA
(Kèm theo Thông tư số 07/2011/TT-BYT ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Bộ Y tế)

Dưới sự chỉ đạo của Trưởng khoa, Điều dưỡng trưởng khoa, Hộ sinh trưởng khoa có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1. Nhiệm vụ

a) Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác chăm sóc người bệnh trong khoa và tổ chức thực hiện kịp thời các chỉ định điều trị, theo dõi, xét nghiệm, chăm sóc của các bác sĩ điều trị.

c) Phân công công việc và phân công trực cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên và hộ lý trong khoa;

d) Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định, quy trình kỹ thuật bệnh viện, các quy định về vệ sinh, kiểm soát nhiễm khuẩn. Báo cáo kịp thời cho Trưởng khoa các việc đột xuất và những diễn biến bất thường của người bệnh để kịp thời xử lý;

đ) Quản lý buồng bệnh, đề xuất việc sửa chữa, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của khoa;

e) Dự trù y dụng cụ, vật tư tiêu hao; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản, vật tư theo quy định hiện hành;

g) Tổ chức và giám sát việc ghi hồ sơ điều dưỡng, sổ sách hành chính, thống kê và báo cáo trong khoa;

h) Tham gia đào tạo liên tục cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên, học viên, hộ lý, y công; tham gia nghiên cứu khoa học và công tác chỉ đạo tuyến theo sự phân công;

i) Theo dõi, chấm công lao động hằng ngày và tổng hợp ngày công để báo cáo;

k) Tham gia thường trực và chăm sóc người bệnh khi cần thiết;

l) Uỷ viên thường trực kiêm thư ký Hội đồng người bệnh cấp khoa;

m) Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo công tác điều dưỡng trong khoa;

n) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa phân công.

2. Quyền hạn

a) Phân công công việc cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên và hộ lý trong khoa;

b) Giám sát điều dưỡng viên, hộ sinh viên và hộ lý trong khoa thực hiện các quy định chuyên môn về chăm sóc điều dưỡng người bệnh, các quy định của khoa và bệnh viện;

c) Tham gia nhận xét, đề xuất khen thưởng, kỷ luật, tăng lương và học tập đối với điều dưỡng viên, hộ sinh viên và hộ lý trong khoa.

 

PHỤ LỤC V

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA KỸ THUẬT VIÊN TRƯỞNG KHOA
(Kèm theo Thông tư số 07/2011/TT-BYT ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Bộ Y tế)

Dưới sự chỉ đạo của Trưởng khoa, Kỹ thuật viên trưởng khoa có nhiệm vụ, quyền hạn sau:

1. Nhiệm vụ

a) Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và các kỹ thuật chuyên môn của kỹ thuật viên và y công;

b) Phân công công việc và phân công trực cho kỹ thuật viên và y công trong khoa;

c) Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các quy định, quy trình kỹ thuật chuyên môn, vệ sinh, kiểm soát nhiễm khuẩn, an toàn lao động của khoa và bệnh viện;

d) Quản lý khoa phòng, phương tiện, trang thiết bị; đề xuất việc sửa chữa, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của khoa;

đ) Dự trù y dụng cụ, vật tư tiêu hao; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản, vật tư theo quy định hiện hành;

e) Tổ chức và giám sát công tác hành chính, sổ sách, thống kê báo cáo;

g) Tham gia đào tạo liên tục cho kỹ thuật viên, học viên và y công; tham gia nghiên cứu khoa học và công tác chỉ đạo tuyến theo sự phân công;

h) Theo dõi, chấm công lao động hằng ngày và tổng hợp ngày công để báo cáo;

i) Tham gia thường trực và thực hiện các kỹ thuật chuyên môn khi cần thiết;

k) Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo hoạt động chuyên môn của khoa;

l) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa phân công.

2. Quyền hạn

a) Phân công kỹ thuật viên và y công trong khoa đáp ứng yêu cầu công tác chuyên môn kỹ thuật của khoa;

b) Giám sát kỹ thuật viên và y công trong khoa thực hiện các quy định kỹ thuật chuyên môn và các quy định của khoa, của bệnh viện;

c) Tham gia nhận xét, đề xuất khen thưởng, kỷ luật, tăng lương và học tập đối với kỹ thuật viên và y công trong khoa.

THE MINISTRY OF HEALTH
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No: 07/2011/TT-BYT

Hanoi, January 26, 2011

 

CIRCULAR

GUIDING THE NURSING IN HOSPITALS

Pursuant to the Government’s Decree No. 188/2007/ND-CP dated 27/12/2007, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health,

The Ministry of Health guides the nursing in hospitals as follows:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Circular guides the nursing in hospitals including medical centers and research institutes with hospital beds.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In this Circular, the following terms are construed as follows

1. Nursing in hospital includes support, provision for basic demands of each patient aiming to keep respiration, circulation, body temperature, dining, excretion, posture, locomotor, personal hygiene, sleeping, resting; psychological care; medical treatment support and prevention of risks from hospital environment for patient

2. Nursing procedures mean science method which is applied in domain of sanatorium to care patient with system ensuring the continuity, safety and effectiveness including: giving out identification, diagnosis for sanitarium, making plan, implementation and assessment on nursing result.

3. Care report means report recording changes of disease of patient and nursing intervenes realized by nursing officers and midwives.

4. Patient of level-I care means a patient who is diseased seriously, critically, falls in coma, respiratory failure, circulatory failure, must be bedridden and is required to have the entire and continuous monitoring and care of nursing officers and midwives.

5. Patient of level-II care means a patient who has difficulties and disadvantages in implementation of daily-life activities and need be monitored, assisted by nursing officers and midwives.

6. Patient of level-III care means a patient who self implements daily-life activities and need be guided and cared by nursing officers and midwives.

Article 3. Principles in patient care in hospital

1. A patient is the centre of care so he/she must be cared completely, continuously to ensure satisfaction, quality and safety.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The nursing intervene must base on specialized requirements and assessment on demand of each patient to care and serve him/her.

Chapter II

SPECIALIZED TASKS OF PATIENT CARE

Article 4. Consultancy, guiding, education of health

1. Hospitals may provide and organize appropriate forms of health consultancy, guiding, education.

2. Patients in hospital shall be consulted, educated on health, guided to self care, monitor and prevent disease by nursing officers and midwives during time in hospital and after leaving from hospital.

Article 5. Spirit care

1. Patients are cared by, communicated with thoughtful and sympathy attitude from nursing officers, midwives and other persons who practice medical examination and treatment.

2. Patients and their relatives are advised to feel assured in medical treatment and coordination with persons who practice medical examination and treatment during the course of medical treatment and care.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. To ensure security, safety and quietness, avoid effect to psychology and spirit of patients.

Article 6. Care of personal hygiene

1. Care of personal hygiene for patient daily includes doing hygiene for teeth and mouth, body, assisting in defecation, urination and changing cloth utensils.

2. Responsibilities in caring personal hygiene:

a) For patients of level-I care; nursing officers, midwives and nursing assistants shall take care

b) For patients of level-II and level-III care, they self perform under guideline of nursing officers, midwives and they may be assisted in care as necessary.

Article 7. Nutritional care

1. Nursing officers and midwives shall coordinate with doctor to assess nutritional conditions and demands of patient.

2. Every day, doctor will determine feeding regime for patient within a meal regime suitable with his/her pathology.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Patient will be assisted in eating and drinking as necessary. For patients who are directed to eat through cannula, nursing officers, midwives will directly perform.

Article 8. Care for rehabilitation

1. Patients will be guided, assisted by nursing officers, midwives, in exercising and rehabilitation early to prevent complications and rehabilitate functions of body.

2. To coordinate clinical department and Physiotherapy – rehabilitation department so as to assessing, consulting, guiding, and performing exercise, rehabilitation for patient.

Article 9. Case for patients with direction of surgery, operation

1. Patients will be guided and assisted by nursing officers, midwives to perform preparations before surgery, operation at the request of specialized department and of doctor.

2. Before bringing patient to place of surgery, operation, nursing officers, midwives must:

a) Complete administrative procedures;

b) Check again the preparation work performed by patient at the request of surgery, operation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Nursing officers, midwives or nursing assistants bring patient to place to make surgery, operation and hand over patient, medical record to persons who is assigned to receive by unit implementing surgery, operation.

Article 10. Usage of medicine and monitoring usage of medicine for patient

When use medicine for patient, nursing officers, midwives, nursing assistants must:

1. Use medicine under directions of doctor.

2. Prepare fully and consistently means for patient to use medicine; case of using medicine through injection, they must prepare availably fist-aid box and anti-shock therapy, prepare properly and fully solvent as prescribed by producers.

3. Check medicines (name of medicines, concentration/content, dosage, number of medicine usage within 24 hours, duration between times of medicine usage, time of medicine usage and route of administration in comparison with medical treatment command). Visually check the expiry and quality of medicine: color, smell, intactness of tablets, tubes and vials.

4. Guide and explain for patient to abide by medical treatment.

5. Implement 5 correct issues when using medicine for patient: correct patient, correct medicine, correct dosage, correct route of administration, correct time of medicine usage.

6. Ensure that patient will drink medicine at hospital bed before the witness of nursing officers, midwives.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8. Record or mark medicines used for patient and perform appropriate forms of medicine publicity under regulations of hospital.

9. Coordinate among doctors, pharmacist, nursing officers and midwives in using medicine aiming to increase effectiveness of treatment by medicine and limit mistakes in medicine direction and usage for patient.

Article 11. Patient care at stages of moribund and mortality

1. Patient at stage of moribund will be arranged an appropriate room convenient for care and medical treatment to avoid effect to other patients.

2. Notify and explain with their relatives about their status and facilitate for their relatives to stay at beside of them.

3. Advise and comfort patients and their relatives.

4. When patient dies, nursing officers or midwives will coordinate with nursing assistants to do hygiene for corpse and do necessary procedures such as management of personal utensils and assets of died patient, hand over corpse for staff of morgue.

Article 12. Implementation of nursing techniques

1. Hospitals have regulations and procedures on nursing techniques which are appropriate and updated on the basis of regulations and guideline of the Ministry of Health.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Nursing officers and midwives implement preventive measures, monitor, detect and report timely complications to doctor to settle timely.

4. Medical equipment used in the invasiveness techniques, operation must ensure aseptic and be processed according to Article 2 and Article 3 of Circular 18/2009/TT-BYT dated 14/10/2009 of the Ministry of Health on guiding organizations to implement the work of bacterial infection control in medical examination and treatment establishments and other regulations on bacterial infection control.

Article 13. Monitoring and assessment on patient

1. Patient going to hospital will be assessed initially by nursing officers or midwives of medical examination department to arrange medical examination under level of priority and order.

2. Nursing officers and midwives shall coordinate with doctor to assess and grade patients in care and implement care and monitoring appropriately for each patient.

3. Patients of level-I care shall be identified demand of care by doctor, nursing officers, midwives to perform appropriate nursing interventions.

4. Hospitals have specific provisions on monitoring, recording result of monitoring vital signs and nursing interventions in line with specialized nature and requirements of each specialized departments.

5. Patient will be assessed and monitored changes of disease, when detecting abnormal signs of patient, nursing officer, midwives and technicians must immediately have acts to handle appropriately within scope of functional operation and report to doctor for timely handle.

Article 14. Ensuring safety and preventing mistakes on specialized operations and technique in patient care

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Nursing officers and midwives implement measures to prevent bacterial infection in hospital, ensure safety, and prevent mistakes for patient in medicine use, surgery and operation.

3. Hospitals set up system of collection and report accidents, mistakes, errors on specialized operation and technique at departments and entire hospital. Periodically analyze, report accidents, mistakes on specialized operations and technique during care and have effective measures to prevent.

Article 15. Making and writing in medical record

1. Documents of patient care in a medical record include: Report on monitoring vital functions, report on nursing and some other forms according to Decision No. 4069/QD-BYT dated 28/9/2001, on promulgating form of medical record of the Ministry of Health and nature of specialized department specified by hospital.

2. Documents of patient care in a medical record must ensure the following requirements:

a) Information of patient is written exactly and objectively.

b) Information of patient care made by nursing officers, midwives and doctors must be unified. Differences in identification, monitoring and assessment of patient’s status must be exchanged and unified timely among persons directly caring and treating medically for patient;

c) Changes of diseases and nursing intervenes must be written fully and timely.

3. Medical record must be kept as prescribed at Clause 3 Article 59 of Law on medical examination and treatment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

CONDITIONS FOR ENSURING THE WORK OF PATIENT CARE IN HOSPITAL

Article 16. Original system for patient care

1. Management organization of nursing officers at hospital levels

Public hospitals of level III or higher shall establish Nursing council and Nursing department.

b) Other hospitals shall establish Nursing council and Department or team of nursing officers.

c) Organization, tasks and operation of nursing council are defined in Annex I promulgated together with this Circular.

d) Nursing department has chief of department, Deputy Chiefs in charge of groups. Organization and tasks of nursing department are defined in Annex II promulgated together with this Circular.

e) Tasks and powers of chief of nursing department are defined in Annex III promulgated together with this Circular.

2. Management organization of nursing officers at department level

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Tasks, powers of the nursing officer, midwife as head of nursing department are defined in Annex IV promulgated together with this Circular.

c) Tasks and powers of technician as chief of nursing department are defined in Annex V promulgated together with this Circular.

d) The practice scope of nursing officer according to the specialized standard of the nursing medical public employee grades at Decision No. 41/2005/QD-BNV dated 22/4/2005 of Minister of Internal Affairs and relevant regulations of Minister of Health.

Article 17. Human force for patient care

1. Hospitals must ensure sufficient human force of nursing officers, midwives as prescribed in the Joint Circular No. 08/2007/TTLT-BYT-BNV dated 5/6/2007 of Minister of Health and Minister of Internal Affairs on guiding non-business payroll norm in state medical establishments to ensure continuous care of patient.

2. Hospitals elaborate the qualification structure of nursing officers, midwives in line with specialized nature and grading of hospital. Ensuring rate of nursing officers, midwives with college and university degree satisfying requirements of agreement on recognizing care service already been signed by the Government and Asian countries on 8/12/2006.

3. Hospitals arrange daily human force of nursing officers, midwives rationally at departments and in each working shift.

4. Nursing department will coordinate with department of organization and personnel in proposing director of hospital to move, supplement nursing officers and midwives, technicians, nursing assistants and medical workers timely to department as required to ensure quality of patient care and service.

Article 18. Organization for working

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Model of assigning nursing officer for main care: A nursing officer or a midwife will take main responsibility in identification, making plan on care, implementation organization with assistance of other nursing officers or midwives and monitor, assess for some patients during staying at hospital.

b) Model of care under group: A group with 2-3 nursing officers or midwives shall be responsible for caring some patients at a unit or some medical rooms.

c) Model of care under team: A team including doctors, nursing officers or midwives and other persons practicing medical examination and treatment shall be responsible for medically treating, caring some patients at an unit or some medical rooms.

d) Model of assigning care under work: This model is applied in cases of disaster first-aid or specialty requesting specialized nursing officers to perform technique in special care on patient.

2. Hospitals organize nursing officers, midwives to work on shift at departments, especially at first-aid department, surgery department, and intensive recovery department, maternity department of obstetrics and neonatal department. Each shift, to apply model assignment in line with specialized characteristics of each department.

Article 19. Equipment in serve of patient care

Hospitals have full equipment and means below to ensure requirements on patient care:

1. Equipment, means, specialized instruments, medical consumable supplies and protective means in serve the specialized work of nursing officers, midwives.

2. Means in serve of daily-life activities of patients.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Rooms for employees, rooms for operator, rest rooms and conditions for working, in serve of other daily-life activities for nursing officers, midwives.

Article 20. Financial source for care

Annually, hospitals allocate regular funding for the following activities:

1. Procurement of equipment, instruments for patient care and serve.

2. To implement, maintain and improve quality of patient care.

3. To conduct continuous training to improve practice skill for nursing officers, midwives and technicians.

4. To commend units and individuals which implement well the work of patient care.

Article 21. Continuous training and update of medical knowledge

1. Hospitals have training programs and organize training to orientate for nursing officers and midwives who have just been recruited.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Hospitals organize the training, provide the practice guideline and certify the course of practice for nursing officers, midwives and technicians who had practiced at their establishments as prescribed in Article 24 of Law on medical examination and treatment.

4. Hospitals operate for nursing officers, midwives and technicians to participate in scientific study and apply results of study, inventions of technical innovation in care.

5. Hospitals organize examinations to assess knowledge and skills of nursing officers and midwives on a basis of twice per year.

Article 22. The work of nursing assistant

1. Base on reality, hospitals will allocate the nursing assistants to implement normal care activities for patient.

2. The nursing assistants must:

a) Possess training certificate according to program on training nursing assistant promulgated by the Ministry of Health;

b) Absolutely not do special operations of nursing officers and midwives.

Chapter IV

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 23. Responsibilities of hospital directors

1. To organize implementation of the Circular: popularize Circular, promulgate specific provisions, organize fulfillment of provisions in this Circular.

2. To ensure funding, material facilities, human force, means, devices and supplies for patient care.

3. To direct organization of coaching, training, scientific study, examination, supervision over implementation of the work of patient care.

4. To mobilize movements of emulation and conduct commendation and discipline involving the work of patient care.

Article 24. Responsibilities of heads of functional divisions

1. Head of organization and personnel division shall coordinate with nursing division in elaborating plan on recruitment, work assignment, position change, and assessment of nursing officers, midwives and technicians.

2. Head of the plan and general division and other concerned functional decisions shall coordinate with nursing division in elaborating plan on continuous training for nursing officers, midwives and technicians. Coordinate in checking, supervising quality of patient care and serve.

3. Head of the division of medical supplies - equipment and administrative – administration shall ensure supply and repair timely means, equipment in serve of patient care.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. They shall take responsibility before director of hospital for organizing fulfillment of patient care tasks specified in this Circular.

2. They shall coordinate with nursing division, division of organization and personnel in allocating human force, organizing suitable models of care and regularly check, assess quality of patient care.

3. Pharmaceutical department, department of bacterial infection control shall ensure supply of medicines, hand over and receipt of medical consumable supplies, cloth items for patients at departments of medical treatment.

Article 26. Responsibilities of doctors

1. Coordinate closely with nursing officers and midwives of departments in assessing, grading the patient care and coordinate in implementing plans on care for each patient.

2. Coordinate with nursing officers, midwives and technicians in implementing surgery and operation, guiding, educating on health for patients.

3. Check implementation of directions in medical treatment, monitoring and care for patient of nursing officers, midwives and technicians.

Article 27. Responsibilities of nursing officers and midwives

1. To implement strictly tasks of patient care as prescribed in this Circular

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. To abide by nursing technical processes, regulations of the Ministry of Health and their hospitals.

4. To implement code of conduct and practice in communication with colleagues, patients and patients’ relatives.

Article 28. Responsibilities of teachers, pupils, students on probation

1. To implement strictly tasks of patient care as prescribed in this Circular and internal rules, regulations of hospitals, departments where they arrive for probation.

2. Nursing and midwifery pupils, students only perform nursing operation and technique on patient when getting permission of or being supervised by teachers or nursing officers, midwives who are assigned responsibilities to be in charge of such work.

Article 29. Responsibilities of patients and their relatives

1. To fulfill obligations of patients as prescribed in Law on medical examination and treatment.

2. To implement strictly internal rules and regulations of hospitals, departments and comply with guidelines of medical staff.

Chapter V

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 30. Effect

1. This Circular takes effect on March 01, 2011.

2. To annul regulations of: comprehensive patient care; positions, functions, tasks and organization of nurse (nursing) rooms; tasks, powers, duties of head of nurse (nursing) rooms; tasks, powers, duties of nurse (nursing) chief of department; tasks, powers, duties of technical chief of department; tasks, powers, duties of nurses (nursing officers) in care in regulation on hospital promulgated together with Decision No. 1895/1997/BYT-QD dated 19/9/1997 of Minister of Health.

Article 31. Reference terms

In case where documents referred in this Circular are replaced or amended, supplemented, those replacing or amending, supplementing documents are applied.

Article 32. Organization of implementation

Director of the Medical Examination and Treatment Management Department, directors of hospitals, institutes with hospital beds, directors of the provincial/municipal health departments and medical heads of sectors shall organize implementation, inspect assessment of implementation of this Circular.

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

ANNEX I

ORGANIZATION AND TASKS OF NURSING COUNCIL
(Enclosed with the Circular No. 07/2011/TT-BYT dated January 26, 2011 of the Ministry of Health)

1. Organizational structure

a) Director of hospital shall decide establishment of the nursing council;

b) Chairperson of council is leader of hospital;

c) Standing Member concurrently being clerk of council is head of nursing division;

d) Members of council are representatives of leaders of functional divisions, Pharmaceutical department, and department of bacterial infection control, representatives of leaders and nursing chief of some clinical departments.

2. Tasks

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Provide advices for director of hospital to amend, supplement technical provisions on nursing in line with regulations of the Ministry of Health and characteristics of each specialized department.

3. Activity

a) Nursing Council shall meet quarterly or irregularly at the request of chairperson of Council to implement tasks of Council;

b) Conclusions of Council must depend on majority.

 

ANNEX II

ORGANIZATION AND TASKS OF NURSING DIVISION
(Enclosed with the Circular No. 07/2011/TT-BYT dated January 26, 2011 of the Ministry of Health)

1. Organization

Director of hospital shall issue a decision on establishment of the nursing division. Depend on scale of a hospital; a nursing division may have the following parts:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Part of supervising over preclinical group;

c) Part of supervising over medical treatment group.

2. Tasks of nursing division

a) To make plan on care and nursing in hospital to submit to director of hospital for approval;

b) To organize implementation of the work of comprehensive care for patient under regulations;

c) To do as focal unit in elaborating regulations, processes on specialized technique in patient care in line with characteristics of hospital, specialized departments to submit to the nursing council for consideration and director of hospital for approval;

d) To urge, check nursing officers, midwives, technicians, nursing assistants and medical workers to implement in accordance with regulations and specialized technique;

e) To coordinate with relevant departments and divisions in making estimate of procurement of instruments, consumable supplies for nursing and serving patients. To supervise quality of instruments, consumable medical supplies and supervise usage and preservation in accordance with regulations;

f) Coordinate with the organization and personnel division in formulating plan on recruitment, allocation and position change of nursing officers, midwives, technicians, nursing assistants and medical workers;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

h) Coordinate with training division (center) in training, improving knowledge for nursing officers, midwives, technicians, nursing assistants and medical workers. Participate in organization, direct the practice guideline for learners and participate in skill examinations for nursing officers, midwives, technicians, nursing assistants and medical workers before recruitment;

i) Participate in scientific research and direct routes;

k) Periodically conduct preliminary and final reviews and report on patient care in hospitals;

l) To implement other duties as assigned by director of hospital.

 

ANNEX III

TASKS AND POWERS OF HEAD OF NURSING DIVISION
(Enclosed with the Circular No. 07/2011/TT-BYT dated January 26, 2011 of the Ministry of Health)

Under leading of hospital direct, head of nursing division shall assist director in organizing, implementing the patient care in hospital.

1. Tasks

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) To formulate the operational plan of nursing division and nursing work in whole hospital;

c) Assist the nursing chief of department, midwifery chief of department, technical chief of department in formulating plan on patient care at departments and monitoring implementation;

d) Coordinate with the organization and personnel division in formulating descriptions of work for nursing officers, midwives, technicians, nursing assistants in hospital to submit to hospital director for approval;

e) To organize supervision over implementation of technical regulations in hospital, the specialized regulations of the Ministry of Health and regulations of hospital. Timely report to hospital director about ad-hoc issues related to care happening in departments;

f) Participate in scientific research, coaching and direct routes in patient care;

g) Participate in formulating plans on procurement, allocation of consumable supplies and medical instruments for patient care and serve, and supervise use of consumable supplies to ensure reasonability and effectiveness;

h) Guide, check the nursing record written by nursing officers, midwives and technicians in hospital;

i) Coordinate with department of bacterial infection control in organizing supervision over hygiene, bacterial infection control in hospital;

k) Standing member concurrently being clerk of nursing council at hospital levels;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

m) To implement other duties as assigned by director of hospital.

2. Powers

a) Preside over annual briefings of division and participate in briefings of hospital;

b) To preside over meetings of nursing officers who are head of departments of hospital;

c) Coordinate with other departments, divisions to propose with director about:

- Recruitment, position change, commendation, discipline, salary increase and learning for nursing officers, midwives, technicians and nursing assistants;

- Appoint or relieve of duty of the nursing chief of department, midwifery chief of department or technical chief of department.

d) Coordinate with relevant departments and divisions in submitting hospital director to temporarily change position of nursing officers and midwives, technicians and nursing assistants as necessity under regulations of hospital in order to timely care and serve patients.

e) Propose allocation, supplementation of consumable supplies for departments as required irregularly;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

ANNEX IV

TASKS AND POWERS OF NURSING CHIEF OF DEPARTMENT, MIDWIFERY CHIEF OF DEPARTMENT
(Enclosed with the Circular No. 07/2011/TT-BYT dated January 26, 2011 of the Ministry of Health)

Under direction of head of department, nursing chief of department, midwifery chief of department have the following tasks and powers:

1. Tasks

a) To make plan, organize implementation of patient care in departments and organize timely implementation of directions on medical treatment, monitoring, test, care of doctors.

c) Assign work and watchkeeping for nursing officers, midwives and nursing assistants in departments;

d) Check, urge implementation of regulations, technical processes in hospital, regulations on hygiene, bacterial infection control. Timely report to head of department about ad-hoc issues and abnormal changes of patients for timely handling;

e) Manage patient rooms; propose the repair, maintenance of infrastructure, equipment of department;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g) Organize and supervise nursing record, administrative books, statistics and reports in department;

h) Participate in continuous training for nursing officers, midwives, learner, nursing assistants and medical workers; participate in scientific research and direction at routes as assigned;

i) To monitor, track time and attendance of laborers daily and sum up attendance days of laborers for report;

k) Participate in a standing manner and care for patient as necessity;

l) Standing member concurrently being clerk of nursing council at department level;

m) Periodically conduct preliminary and final reviews, report on the nursing work in department;

n) To implement other duties as assigned by head of department.

2. Powers

a) Assign work for nursing officers, midwifes and nursing assistants in department;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Participate in giving out comments, proposal for commendation, discipline, salary increase and learning for nursing officers, midwives and nursing assistants in department.

 

ANNEX V

TASKS AND POWERS OF TECHNICAL CHIEF OF DEPARTMENT
(Enclosed with the Circular No. 07/2011/TT-BYT dated January 26, 2011 of the Ministry of Health)

Under direction of head of department, technical chief of department have the following tasks and powers:

1. Task

a) To make plans, organize implementation of plans and specialized techniques of technicians and medical workers;

b) Assign work and watchkeeping for technicians and medical workers in departments;

c) Check, urge implementation of regulations, processes on specialized technique, hygiene, bacterial infection control, labor safety of department and hospital;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) Estimate the medical instrument, consumable supplies; check the management and use of assets, supplies in accordance with current regulations;

f) Organize and supervise the administrative, book, statistic and report work;

g) Participate in continuous training for technicians, learner and medical workers; participate in scientific research and direction at routes as assigned;

h) To monitor, track time and attendance of laborers daily and sum up attendance days of laborers for report;

i) Participate in a standing manner and implement specialized techniques as necessity;

k) Periodically conduct preliminary and final reviews, report on specialized activities of department;

l) To implement other duties as assigned by head of department.

2. Powers

a) Assign technicians and medical workers in department to satisfy requirements of the technical specialized work of department;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Participate in giving out comments, proposal for commendation, discipline, salary increase and learning for technicians and medical workers in department.

;

Thông tư 07/2011/TT-BYT hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện do Bộ Y tế ban hành

Số hiệu: 07/2011/TT-BYT
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Y tế
Người ký: Nguyễn Thị Xuyên
Ngày ban hành: 26/01/2011
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [1]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [1]
Văn bản được dẫn chiếu - [7]
Văn bản được căn cứ - [1]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [1]

Văn bản đang xem

Thông tư 07/2011/TT-BYT hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện do Bộ Y tế ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [7]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [3]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…