BỘ
Y TẾ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2002/TT-BYT |
Hà Nội , ngày 29 tháng 05 năm 2002 |
HƯỚNG DẪN VIỆC XÉT CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ Y, DƯỢC
Căn cứ Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân và các văn bản hướng
dẫn thực hành Luật này;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp;
Căn cứ Pháp lệnh Hành nghề y dược tư nhân và các văn bản hướng dẫn thực hiện
Pháp lệnh;
Bộ Y tế hướng dẫn xét cấp Chứng chỉ hành nghề y, dựơc như sau:
Điều 1. Chứng chỉ hành nghề y, dược theo quy định của Thông tư này là văn bản do Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) xem xét và cấp cho cá nhân có đủ trình độ chuyên môn, đạo đức, kinh nghiệm nghề nghiệp để đăng ký hành nghề y dược tư nhân, bán công, dân lập (sau đây gọi tắt là chứng chỉ hành nghề) theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật này.
Điều 2. Chứng chỉ hành nghề có các loại sau:
1. Chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh.
2. Chứng chỉ hành nghề y dược học cổ truyền:
2.1. Chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền;
2.2. Chứng chỉ hành nghề thuốc y học cổ truyền;
3. Chứng chỉ hành nghề dược.
Điều 3. Cá nhân có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Thông tư này, có nguyện vọng hành nghề y, dược đều được xem xét để cấp chứng chỉ hành nghề.
Điều 4. Chứng chỉ hành nghề chỉ cấp cho cá nhân, không cấp cho tổ chức. Mỗi cá nhân chỉ được cấp một loại chứng chỉ hành nghề để đăng ký một loại hình hành nghề, không được hành nghề quá phạm vi cho phép.
Điều 5. Nghiêm cấm việc cho người khác mượn, thuê chứng chỉ để hành nghề hoặc sử dụng vào các mục đích khác.
Điều 6. Người hành nghề có trách nhiệm thực hiện đúng quy định về chuyên môn kỹ thuật y tế.
Trong quá trình hành nghề, người hành nghề phải tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nắm vững các quy chế của ngành, pháp luật của Nhà nước.
Hàng năm Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh tổ chức lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, phổ biến cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật về y tế và các quy định có liên quan:
Điều 7. Thời hạn của chứng chỉ hành nghề là 5 năm.
Sau 5 năm, người có chứng chỉ hành nghề (nếu có nhu cầu gia hạn) phải gửi hồ sơ đến cơ quan đã cấp chứng chỉ hành nghề để làm thủ tục gia hạn.
TIÊU CHUẨN CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ Y, DƯỢC
A. CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ KHÁM CHỮA BỆNH
1. Cá nhân muốn được cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
1.1. Phải có bằng tốt nghiệp tại các trường đại học y, dược, các trường đại học khác, các trường cao đẳng, trung học y và có đủ thời gian hành nghề theo quy định đối với từng loại hình hành nghề.
1 2. Phải có đạo đức nghề nghiệp, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ sức khỏe để hành nghề khám, chữa bệnh.
1.3. Hiểu biết về Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân, Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân, các văn bản quy phạm pháp luật về y tế có liên quan.
1.4. Hiểu biết 12 Điều quy định về y đức (ban hành kèm theo Quyết định số 2088/QĐ-BYT ngày 06/1/1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế), Quy chế Bệnh viện (ban hành kèm theo Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế), Quy chế Quản lý chất thải y tế (ban hành kèm theo Quyết định số 3575/1999/QĐ-BYT ngày 27/8/1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
1.5. Hiểu biết về các chương trình y tế quốc gia phổ cập.
1.6. Phải cam kết thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên (điểm 1.3, l.4), các quy định về chuyên môn kỹ thuật y tế và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có đủ sức khỏe để hành nghề khám, chữa bệnh.
3. Không đang trong thời gian Bộ cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc liên quan đến y tế theo quyết định của tòa án, không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang bị áp dụng biện pháp quản chế hành chính; không đang trong thời gian chấp hành án phạt tù hoặc quyết định áp dụng biện pháp hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc.
Ngoài các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 8 của Thông tư này, người xin cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh phải có các tiêu chuẩn cụ thể sau:
1. Người xin cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh để đăng ký bệnh viện, phòng khám đa khoa phải là bác sĩ đa khoa hay chuyên khoa đã thực hành 5 năm tại cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp.
2. Người xin cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh để đăng ký các loại hình khác trừ loại hình bệnh viện.
a) Phòng khám chuyên khoa nội:
Bác sĩ đa khoa hay chuyên khoa nội đã thực hành 5 năm tại cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp.
Trong đó có ít nhất 3 năm thực hành chuyên khoa nội ở các vùng núi cao, y sĩ đã thực hành 5 năm tại cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp hay bác sĩ đã thực hành 3 năm tại cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp.
b) Phòng khám chuyên khoa ngoại:
Bác sỹ đa khoa, chuyên khoa ngoại đã thực hành 5 năm tại cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp, trong đó có ít nhất 3 năm thực hành chuyên khoa ngoại.
c) Phòng khám chuyên khoa phụ sản - Phòng kế hoạch hóa gia đình:
Bác sĩ đa khoa, chuyên khoa phụ sản đã thực hành 5 năm tại cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp trong đó ít nhất là 3 năm chuyên khoa phụ sản.
Ở các vùng núi cao, y sĩ sản nhi hay nữ hộ sinh từ trung học trở lên đã thực hành 3 năm chuyên khoa tại cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp.
d) Phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt:
Bác sĩ đa khoa, chuyên khoa răng hàm mặt đã thực hành 5 năm tại cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp trong đó có ít nhất là 3 năm chuyên khoa răng hàm mặt.
e) Phòng khám chuyên khoa tai mũi họng:
Bác sĩ đa khoa, chuyên khoa tai mũi họng đã thực hành 5 năm tại cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp, trong đó ít nhất 3 năm thực hành chuyên khoa.
g) Phòng khám chuyên khoa mắt:
Bác sĩ đa khoa, chuyên khoa mắt, thực hành 5 năm tại cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp, trong đó có 3 năm thực hành chuyên khoa mắt.
h) Phòng chuyên khoa giải phẫu thẩm mỹ:
Bác sĩ đã thực hành 5 năm tại cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp, trong đó ít nhất có 3 năm thực hành chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hay thẩm mỹ.
i) Phòng chuyên khoa điều dưỡng - phục hồi chức năng và vật lý trị liệu.
Bác sĩ đã thực hành 5 năm tại cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp, trong đó có ít nhất 3 năm thực hành chuyên khoa điều dưỡng - phục hồi chức năng và vật lý trị liệu.
k) Phòng chẩn đoán hình ảnh:
Bác sĩ đa khoa, chuyên khoa, cử nhân Xquang (tốt nghiệp đại học) chẩn đoán hình ảnh đã thực hành chuyên khoa 5 năm tại cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp ở các vùng núi cao, bác sỹ đã thực hành 5 năm tại cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp trong đó có ít nhất 3 năm thực hành chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh.
l) Phòng xét nghiệm:
Bác sĩ hay dược sĩ, cử nhân sinh học, hóa học, kỹ thuật viên xét nghiệm (tốt nghiệp đại học) đã thực hành 5 năm chuyên khoa xét nghiệm tại cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp ở các vùng núi cao người đăng ký hành nghề là bác sĩ, dược sĩ, cử nhân sinh học, hóa học đã thực hành 5 năm tại cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp, trong đó có ít nhất 3 năm thực hành chuyên khoa.
m) Nhà hộ sinh:
Bác sĩ đa khoa, chuyên khoa phụ sản, nữ hộ sinh từ trung học trở lên đã thực hành chuyên khoa 5 năm tại cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp, trong đó có ít nhất 3 năm thực hành chuyên khoa phụ sản.
Ở các vùng núi cao: Bác sĩ chuyên khoa phụ sản, nữ hộ sinh từ trung học trở lên đã thực hành chuyên khoa 3 năm tại cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp. Người được cấp chứng chỉ hành nghề phải là người hành nghề 100% thời gian.
B. CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN
1. Phải có bằng tốt nghiệp bác sĩ y dược học cổ truyền, y sĩ y dược học cổ truyền, bằng tốt nghiệp đại học dược, trung học dược, sơ học dược hoặc Giấy chứng nhận lương y, lương dược hoặc có Giấy xác nhận trình độ chuyên môn y dược học cổ truyền và có thời gian thực hành tại các cơ sở y dược học cổ truyền hợp pháp tùy theo yêu cầu của từng loại hình hành nghề.
2. Có đạo đức và kinh nghiệm nghề nghiệp.
3. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ sức khỏe để hành nghề y dược học cổ truyền.
4. Không đang trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc liên quan đến y tế theo quyết định của tòa án, không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang bị áp dụng biện pháp quản chế hành chính; không đang trong thời gian chấp hành án phạt tù hoặc quyết định áp dụng biện pháp hành chính đưa vào cơ sở giáo đục, đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc.
5. Hiểu biết và cam kết thực hiện đúng các quy định của Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân, Pháp lệnh Hành nghề y dược tư nhân, Điều lệ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, đạo đức người hành nghề y dược cổ truyền theo 9 Điều y huấn cách ngôn của Hải Thượng Lãn Ông và các quy chế chuyên môn có liên quan.
Điều 11. Ngoài những tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 10, người được cấp chứng chỉ hành nghề y dược học cổ truyền phải có đủ các tiêu chuẩn cụ thể sau:
1. Đối với người được cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh bằng y dược học cổ truyền:
1.1. Để đăng ký bệnh viện y học cổ truyền:
a) Có bằng tốt nghiệp bác sĩ y dược học cổ truyền hoặc Giấy chứng nhận lương y do Bộ Y tế cấp.
b) Có thời gian thực hành từ 5 năm trở lên tại bệnh viện y dược học cổ truyền, khoa y học cổ truyền trong các bệnh viện đa khoa hoặc viện có giường bệnh.
1.2. Để đăng ký dịch vụ khám chữa bệnh bằng y dược học cổ truyền (trừ loại hình quy định tại khoản 1 của Điều này):
a) Có bằng tốt nghiệp: bác sĩ y dược học cổ truyền, y sĩ y dược học cổ truyền, Giấy chứng nhận lương y, người có bài thuốc gia truyền.
b) Có thời gian thực hành 2 năm trở lên tại các cơ sở khám chữa bệnh bằng y dược học cổ truyền hợp pháp:
2. Đối với người được cấp chứng chỉ hành nghề thuốc y dược học cổ truyền:
2.1. Để đăng ký hộ kinh doanh cá thể sản xuất thuốc thành phẩm y dược học cồ truyền (cao, đơn, hoàn, tán...) hoặc kinh doanh sản xuất bài thuốc gia truyền:
a) Có bằng dược sỹ đại học và có Giấy chứng nhận đã học dược học cổ truyền, hoặc bác sỹ (y dược học cổ truyền hoặc có giấy chứng nhận là lương y hay lương dược do Bộ Y tế cấp, hoặc có Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền cơ Sở Y tế tỉnh, Bộ Y tế cấp.
b) Có 2 năm thực hành trở lên tại các cơ sở kinh doanh thuốc thành phẩm y dược học cổ truyền hợp pháp.
2.2. Để đăng ký hộ kinh doanh cá thể về thuốc phiến:
a) Có trình độ dược sĩ trung học trở lên và có chứng chỉ đã học dược học cổ truyền hoặc là bác sĩ y dược học cổ truyền, y sĩ y dược học cổ truyền, lương y, lương dược hoặc là người đã được Sở Y tế tỉnh cấp Giấy chứng nhận đủ trình độ chuyên môn để kinh doanh thuốc y dược học cổ truyền.
b) Có thời gian thực hành từ 2 năm trở lên tại các cơ sở kinh doanh thuốc y dược học cổ truyền hợp pháp.
2.3. Để đăng ký hộ kinh doanh cá thể về dược liệu sống:
a) Có trình độ dược tá trở lên đã được bổ túc về Đông dược, hoặc là y sĩ y dược học cổ truyền, bác sĩ y dược học cổ truyền, lương y, lương dược, người có Giấy chứng nhận đủ trình độ chuyên môn để kinh doanh dược liệu sống do Sở Y tế định cấp.
b) Có thời gian thực hành từ 2 năm trở lên tại ở sở kinh doanh dược liệu sống hợp pháp.
2.4. Để đăng ký kinh doanh đại lý thuốc y dược học cổ truyền.
a) Có Giấy chứng nhận đủ trình độ chuyên môn mở cơ sở đại lý thuốc y dược học cổ truyền do Sở Y tế tỉnh cấp.
b) Có thời gian thực hành 2 năm trở lên tại cơ sở đại lý thuốc y học cổ truyền hợp pháp.
1. Phải có bằng hoặc giấy chứng nhận chuyên ngành dược và có đủ thời gian thực hành trong các cơ sở dược hợp pháp tùy theo yêu cầu của từng loại hình hành nghề.
2. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ sức khỏe để hành nghề dược.
3. Không đang trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến y tế theo quyết định của tòa án, không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang bị áp dụng biện pháp quản chế hành chính; không đang trong thời gian chấp hành án phạt tù hoặc quyết định áp đụng biện pháp hành chính đưa váo cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc.
4. Hiểu biết và cam kết thực hiện Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân, pháp luật hành nghề y dược tư nhân, quy chế dược và các quy chế chuyên môn khác có liên quan đến lĩnh vực hành nghề dược.
1. Cá nhân đăng ký loại hình doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm và người phụ trách đơn vị phụ tá của doanh nghiệp: Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành dược và đã có 5 năm thực hành tại cơ sở dược hợp pháp.
Có Giấy chứng nhận trình độ chuyên môn lương dược, lương y hoặc có Giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền do Bộ Y tế cấp và qua thời gian thực hành 5 năm tại cơ sở dược cơ sở y học cổ truyền hợp pháp đối với cá nhân đăng ký loại hình doanh nghiệp, chỉ kinh doanh thuốc y học cổ truyền.
2. Cá nhân đăng ký loại hình nhà thuốc tư nhân:
2.1. Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành dược và đã qua thực hành 5 năm tại cơ sở dược hợp pháp.
2.2. Đối với các vùng miền núi, vùng cao, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa: có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành dược và đã qua thực hành 2 năm tại cơ sở dược hợp pháp. Người được cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh dược phẩm theo quy định tại điểm này chỉ được phép hành nghề trong phạm vi của vùng đó.
3. Cá nhân đăng ký loại hình đại lý bán lẻ thuốc: có bằng tốt nghiệp trung học dược, sơ học dược và đã có 2 năm thực hành tại cơ sở dược hợp pháp.
HỒ SƠ, THỦ TỤC, THẨM QUYỀN CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ Y, DƯỢC
A. HỒ SƠ, THỦ TỤC CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ Y, DƯỢC
Điều 14. Hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn chứng chỉ hành nghề gồm:
1. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề:
a) Đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề.
b) Bằng tốt nghiệp hoặc Giấy chứng nhận trình độ chuyên môn (bản sao hợp pháp).
c) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc Thủ trưởng cơ quan nơi người đó đang công tác.
d) Giấy chứng nhận thời gian thực hành do Thủ trưởng đơn vị nơi thực hành ký và đóng dấu.
e) Giấy khám sức khỏe do trung tâm y tế quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh trở lên cấp.
f) Bản cam kết thực hiện đúng các quy định của Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân, Pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân, các văn bản hướng dẫn thi hành luật; pháp lệnh và các quy chế chuyên môn có liên quan.
g) Giấy cho phép hành nghề ngoài giờ của Thủ trưởng đơn vị nếu người xin cấp chứng chỉ hành nghề đang làm việc trong các cơ sở y, dược của Nhà nước.
h) Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề để đăng ký bệnh viện, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dược phải có xác nhận không đang là công chức nhà nước.
i) Có 3 ảnh chân dung cỡ 3 cm x 4 cm.
2. Hồ sơ đề nghị gia hạn chứng chỉ hành nghề:
a) Đơn đề nghị gia hạn chứng chỉ hành nghề.
b) Giấy khám sức khỏe do trung tâm y tế quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh trở lên cấp.
c) Giấy cho phép tiếp tục hành nghề ngoài giờ của Thủ trưởng đơn vị nếu người xin cấp chứng chỉ hành nghề đang làm việc trong các cơ sở y, dược của Nhà nước.
d) Giấy xác nhận của Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh đã qua các lớp đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn và pháp luật y tế do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế tỉnh tổ chức.
B. THỦ TỤC CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ
1. Hồ sơ đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế cấp chứng chỉ hành nghề:
Đối với người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh: Hồ sơ gửi về Vụ Điều trị -Bộ Y tế.
Đối với người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề dược: Hồ sơ gửi về Cục Quản lý dược Việt Nam - Bộ Y tế.
Đối với người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề y dược học cổ truyền: Hồ sơ gửi về Vụ Y học cổ truyền - Bộ Y tế.
2. Hồ sơ đề nghị Giám đốc Sở Y tế tỉnh cấp chứng chỉ hành nghề: Gửi về Sở Y tế tỉnh nơi đăng ký hành nghề.
C. THẨM QUYỀN CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ
Điều 16. Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề:
1. Bộ Y tế cấp chứng chỉ hành nghề để đăng ký bệnh viện, doanh nghiệp kinh doanh dược (kể cả doanh nghiệp kinh doanh thuốc y học cổ truyền), các cơ sở sản xuất thuốc y dược học cổ truyền.
Chứng chỉ hành nghề do Bộ Y tế cấp có giá trị trong phạm vi cả nước.
2. Sở Y tế tỉnh xét cấp chứng chỉ hành nghề cho các loại hình trừ các loại hình quy định tại khoản 1 Điều này.
Chứng chỉ hành nghề do Sở Y tế tỉnh cấp có giá trị trong phạm vi tỉnh.
3. Bộ Y tế thành lập Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề để giúp Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc xem xét tiêu chuẩn để cấp chứng chỉ hành nghề.
a) Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh do đồng chí Thứ trưởng phụ trách điều trị làm Chủ tịch, Vụ trưởng Vụ Điều trị làm Phó chủ tịch, đại diện Tổng hội Y dược Việt Nam và các thành viên khác.
b) Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề y dược học cổ truyền do đồng chí Thứ trưởng phụ trách y dược học cổ truyền làm Chủ tịch, Vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền làm Phó chủ tịch, đại diện Hội Đông y Việt Nam và các thành viên khác.
c) Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề dược do đồng chí Thứ trưởng phụ trách dược làm Chủ tịch, Cục trưởng Cục Quản lý dược Việt Nam làm Phó chủ tịch, đại diện Hội Dược học Việt Nam và các thành viên khác.
Riêng việc xét cấp chứng chỉ hành nghề dược cho người xin đăng ký doanh nghiệp sản xuất thuốc y dược học cổ truyền, Hội đồng xét cấp chứng chỉ phải có thêm thành viên là Vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền.
4. Sở Y tế tỉnh thành lập Hội đồng xét cấp chứng chỉ hành nghề để giúp Giám đốc Sở trong việc xem xét tiêu chuẩn để cấp chứng chỉ hành nghề y, dược. Hội đồng do một đồng chí lãnh đạo Sở làm Chủ tịch, Trưởng phòng nghiệp vụ y hoặc dược (tùy thuộc loại chứng chỉ hành nghề) là Phó chủ tịch Hội đồng, các ủy viên khác là đại diện các Hội Đông y tỉnh, Hội Y học, Hội Dược học của tỉnh (tùy thuộc loại chứng chỉ hành nghề) và các thành viên khác.
5. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hợp lệ, Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh phải xét cấp, nếu từ chối cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
6. Chứng chỉ hành nghề được gửi và lưu như sau:
Giấy chứng chỉ hành nghề do Bộ trưởng Bộ Y tế cấp hoặc do Giám đốc Sở Y tế định cấp được làm thành 2 bản: 1 bản lưu tại Bộ Y tế nếu do Bộ trưởng Bộ Y tế cấp hoặc Sở Y tế (nếu do Giám đốc Sở Y tế tỉnh cấp), 1 bản cho đương sự.
7. Mẫu chứng chỉ hành nghề được đính kèm theo Thông tư này*
Điều 17. Người vi phạm các quy định của Thông tư này, tùy mức độ và tính chất vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
1. Người được cấp chứng chỉ hành nghề sẽ bị thu hồi chứng chỉ trong các trường hợp sau:
a) Chuyển, nhượng chứng chỉ hành nghề;
b) Cho người khác mượn, thuê chứng chỉ hành nghề;
c) Sử dụng chứng chỉ hành nghề không đúng mục đích;
d) Hành nghề quá phạm vi cho phép hoặc vi phạm các quy định về chuyên môn kỹ thuật y tế gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người bệnh;
e) Vi phạm pháp luật, vi phạm quy định về y đức đạo đức hành nghề dược, đạo đức hành nghề y học cổ truyền;
f) Người được cấp chứng chỉ hành nghề bị chết.
2. Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề có quyền thu hổi chứng chỉ hành nghề đối với những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
2. Vụ trưởng Vụ Điều trị, Cục trưởng Cục Quản lý dược Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền phối hợp với Vụ Pháp chế và các vụ, cục chức năng, Thanh tra Bộ Y tế để tổ chức việc hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư này.
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký ban hành và hủy bỏ các Thông tư số 19/2000/TT-BYT ngày 24/11/2000 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh, Thông tư số 20/2000/TT-BYT ngày 28/11/2000 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn xét cấp giấy chứng chỉ hành nghề y dược học cổ truyền để đăng ký kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền và kinh doanh thuốc y học cổ truyền, Thông tư số 01/2001/TT-BYT ngày 19/1/2001 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề dược, Thông tư số 18/2001/TT-BYT ngày 02/8/2001 của Bộ Y tế về việc sửa đổi Điều 5, Điều 7 Thông tư số 01/2001/TT-BYT ngày 19/1/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc xét cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh dược phẩm. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các đơn vị, địa phương phải báo cáo về Bộ Y tế (Vụ Pháp chế) để nghiên cứu và giải quyết./.
|
BỘ
TRƯỞNG |
THE
MINISTRY OF PUBLIC HEALTH |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 04/2002/TT-BYT |
Hanoi, May 29, 2002 |
GUIDING THE CONSIDERATION AND GRANTING OF MEDICAL AND PHARMACEUTICAL PRACTICE CERTIFICATES
Pursuant to the Law on
Protection of People’s Health and the documents guiding the implementation
thereof;
Pursuant to the Enterprise Law and the documents guiding the implementation
thereof;
Pursuant to the Ordinance on Private Practice of Medical and Pharmaceutical
Professions and the documents guiding the implementation thereof;
The Health Ministry hereby guides the consideration and granting of
"medical and pharmaceutical practice certificates" as follows:
Article 2.- The professional practice certificates shall include the following types:
1. Medical examination and treatment practice certificate.
...
...
...
2.1. Certificate of practice of medical examination and treatment with traditional medicine;
2.2. Certificate of traditional pharmacy practice.
3. Pharmaceutical practice certificate.
Annually, the Health Ministry and/or provincial Health Services shall organize refresher courses to raise professional qualifications, popularize and update legal documents on health and relevant regulations.
Article 7.- The validity duration of a professional practice certificate shall be 5 years.
...
...
...
CRITERIA FOR THE GRANTING OF MEDICAL, PHARMACEUTICAL PRACTICE CERTIFICATES
A. MEDICAL EXAMINATION AND TREATMENT PRACTICE CERTIFICATES
1. Individuals who wish to be granted the medical examination and treatment practice certificates must satisfy all the following criteria:
1.1. Having diplomas of graduation from medical and/or pharmaceutical universities, other universities, medical colleges or intermediate medical schools and having adequate professional practice time as prescribed for each form of professional practice.
1.2. Having professional ethics, full civil act capacity and good health for medical examination and treatment practice.
1.3. Having knowledge about the Law on Protection of People’s Health, the Ordinance on Private Practice of Medical and Pharmaceutical Professions and the relevant legal documents on health.
1.4. Being knowledgeable about the Twelve-Article Regulation on Physicians’ ethics (issued together with the Health Minister’s Decision No.2088/QD-BYT of January 6, 1996), the Regulation on Hospitals (issued together with the Health Minister’s Decision No.1895/1997/QD-BYT of September 19, 1997), the Regulation on Management of Medical Wastes (issued together with the Health Minister’s Decision No. 3575/1999/QD-BYT of August 27, 1999).
...
...
...
1.6. Committing to observe the above-mentioned legal documents (Points 1.3 and 1.4), the medically technical operation regulations and other relevant legal documents.
2. Having full civil act capacity and good health to practice medical examination and treatment.
3. Not being in the period of being banned from professional practice or banned from doing health-related jobs under court decisions, not being examined for penal liability or being subject to administrative surveillance measures; not being in the period of serving imprisonment sentence or subject to decisions on application of administrative measures of being sent to reformatories or compulsory medical treatment establishments.
Apart from the general criteria prescribed in Article 8 of this Circular, the applicants for medical examination and treatment practice certificates must also satisfy the following specific criteria:
1. The applicants for medical examination and treatment practice certificates for the registration of hospitals or general consultation clinics must be general or specialized physicians who have practiced their professions for 5 years at lawful medical examination and treatment establishments.
2. The applicants for medical examination and treatment practice certificates for the registration of other forms excluding the form of hospitals:
a/ Internal medicine consultation clinics:
They must be general physicians or specialized internal medicine physicians who have practiced, their profession for 5 years at lawful medical examination and treatment establishments, including at least 3 years for practice of internal medicine.
...
...
...
b/ Specialized surgery consultation clinics:
They must be general physicians or specialized surgeons who have practiced their profession for 5 years at lawful medical examination and treatment establishments, including at least 3 years for surgical practice.
c/ Specialized obstetric clinics, family planning clinics:
They must be general physicians or specialized obstetricians, who have practiced their profession for 5 years at lawful medical examination and treatment establishments, including at least 3 years for obstetric practice.
In highland areas, they must be assistant obstetricians or midwives of intermediate level, who have practiced their specialty for 3 years at lawful medical examination and treatment establishments.
d/ Specialized dento-maxillo-facial consultation clinics:
They must be general physicians or dento-maxillo-facial physicians, who have practiced their profession for 5 years at lawful medical examination and treatment establishments, including at least 3 years for dento-maxillo-and facial practice.
e/ Specialized O.R.L. consultation clinics:
They must be general physicians or specialized O.R.L. physicians, who have practiced their profession for 5 years at lawful medical examination and treatment establishments, including at least 3 years for specialized practice.
...
...
...
They must be general physicians or opthalmologists, who have practiced their profession for 5 years at lawful medical examination and treatment establishments, including 3 years for opthalmological practice.
g/ Specialized aesthetic surgery clinics:
The physicians have practiced their profession for 5 years at lawful medical examination and treatment establishments, including at least 3 years for practice of specialized plastic or aesthetic surgery.
h/ Specialized convalescence- Functional Rehabilitation and physical therapy clinics:
The physicians have practiced their profession for 5 years at lawful medical examination and treatment establishments, including at least 3 years for practice of specialized convalescence- functional rehabilitation and physical therapy.
i/ Image diagnose clinics:
They must be general or specialized physicians, bachelor of X-ray (university graduate), of image diagnosis, who have practiced their specialty for 5 years at lawful medical examination and treatment establishments.
In highland areas, they must be physicians who have practiced their profession for 5 years at lawful medical examination and treatment establishments, including at least 3 years for practice of specialized image diagnosis.
j/ Laboratories:
...
...
...
In highland areas, the professional practice registrants must be physicians, pharmacists, bachelors of biology or chemistry, who have practiced their specialty for 5 years at lawful medical examination and treatment establishments, including at least 3 years for specialized practice.
k/ Maternity homes:
They must be general physicians or specialized obstetricians, midwives of intermediate or higher level, who have practiced their specialty for 5 years at lawful medical examination and treatment establishments, including at least 3 years for obstetric practice.
In highland areas: They must be specialized obstetricians or midwives of intermediate or higher level, who have practiced their specialty for 3 years at lawful medical examination and treatment establishments. Those who are granted the professional practice certificates must be full-time practitioners.
B. TRADITIONAL MEDICINE, PHARMACY PRACTICE CERTIFICATES
Article 10.- General criteria.
1. Having diplomas of traditional medicine physicians or assistant physicians, diplomas of graduation from pharmacy universities, intermediate or primary pharmacy schools, or certificates of galenic physicians, pharmacists, or certificates of traditional medicine or pharmaceutical qualifications, and having time of practice at lawful traditional medicine establishments, depending on the requirements of each form of professional practice.
2. Having professional ethics and experiences.
3. Having full civil act capacity and good health for the practice of traditional medicine or pharmacy.
...
...
...
5. Having knowledge about and committing to strictly observe the provisions of the Law on Protection of People’s Health, the Ordinance of Private Practice of Medical and Pharmaceutical Professions, the Regulation on practice of medical examination and treatment with traditional medicine and the documents guiding the implementation of the Law and the Ordinance, the traditional medicine and pharmacy practitioners’ ethics according to 9 medical instructions and saying of Hai Thuong Lan Ong, and the relevant professional regulations.
1. For grantees of certificates of practice of medical examination and treatment with traditional medicine:
1.1. For registration of traditional medicine hospitals:
a/ They must have a graduation diploma of traditional medicine physician or a certificate of galenic physician granted by the Health Ministry.
b/ They have practiced their profession for 5 years or more at traditional medicine hospitals, traditional medicine departments of general hospitals or institutes with hospital beds.
1.2. For registration of services on medical examination and treatment with traditional medicine (except for the form prescribed in Clause 1 of this Article):
a/ They must have graduation diploma of traditional medicine physician, traditional medicine assistant physician, a galenic physician certificate, or a family-handed down prescription certificate.
b/ They have a professional practice duration of 2 years or more at lawful establishments for medical examination and treatment with traditional medicine.
...
...
...
2.1. For business registration of private production of traditional medicines (cataplasm, ixora, powder and pill,…) or dealing in family-handed down prescription:
a/ They must have a pharmacist’s diploma and certificate of traditional pharmacy study, or a traditional medicine physician, galenic physician or pharmacist certificate granted by provincial/municipal Heath Services or the Health Ministry.
b/ They have practiced for 2 years or more at lawful traditional medicine trading establishments.
2.2. For registration of individual business households dealing in traditional medicines:
a/ They must be pharmacists of intermediate or higher level and have the certificate of traditional pharmacy study, or be traditional medicine physicians or assistant physicians, galenic physician or pharmacists, or be the grantees of certificates of professional qualifications for traditional medicine business, issued by provincial/municipal Health Services.
b/ They have practiced their profession for 2 years or more at lawful traditional medicine trading establishments.
2.3. For registration of individual business households dealing in raw pharmaceuticals:
a/ They must be pharmacists of primary or higher level, who have been fostered in oriental pharmacy, or be traditional medicine assistant physicians or physicians, galenic physicians or pharmacists, grantees of certificates of professional qualifications for dealing in raw pharmaceutical, issued by provincial/municipal Health Services.
b/ They have practiced for 2 years or more at lawful raw pharmaceutical trading establishments.
...
...
...
a/ Having certificate of professional qualifications for opening traditional medicine agents, granted by Health Services.
b/ Having the practice duration of 2 years or more at lawful traditional medicine agency establishments.
C. PHARMACEUTICAL PRACTICE CERTIFICATES
1. Having pharmacy diplomas or certificates and having adequate time of practice at lawful pharmaceutical establishments, depending on each form of professional practice.
2. Having full civil act capacity and good health for pharmaceutical practice.
3. Not being in the period of being banned from professional practice or from doing health-related jobs under court decisions, not being examined for penal liability or being subject to administrative surveillance measure; not being in the period of serving imprisonment sentence or subject to decision on application of administrative measures of being sent to reformatories or compulsory medical treatment establishments.
4. Having knowledge about and committing to observe the Law on Protection of People’s Health, the legislation on private medical and pharmaceutical practice and other professional regulations related to pharmaceutical practice.
Article 13.- Specific criteria:
...
...
...
- Having university diplomas in pharmacy and having practiced for 5 years at lawful pharmaceutical establishments.
- Having certificates of galenic pharmacist’s or physician’s professional qualifications or certificates of family-handed down prescriptions, granted by the Health Ministry and having practiced for 5 years at lawful traditional medicine or pharmaceutical establishments, for individual registrants of the form of enterprises only dealing in traditional medicines.
2. Individuals registering the form of private drug stores:
2.1. Having university diplomas in pharmacy and having practiced for 5 years at lawful pharmaceutical establishments.
2.2. For mountainous, highland, island regions, areas inhabited by ethnic minority people, deep-lying and far-flung areas: Having university diplomas in pharmacy and having practiced for 2 years at lawful pharmaceutical establishments. Those who are granted certificates of pharmaceutical business practice under the provisions in this point shall only be allowed to conduct professional practice within those areas.
3. Individuals registering the form of drug retail agents: Having intermediate- or primary-level pharmacist diploma and having practiced for 2 years at lawful pharmaceutical establishments.
DOSSIERS, PROCEDURES, COMPETENCE FOR GRANTING OF MEDICAL OR PHARMACEUTICAL PRACTICE CERTIFICATES
...
...
...
a/ The application for granting of professional practice certificate.
b/ The graduation diploma or professional qualification certificate (lawful copies thereof).
c/ Curriculum vitae with certification by the People’s Committee of the commune, ward or district town, where the applicant has registered his/her permanent residence, or by the head of the agency where such person is working.
d/ The written certification of the practice duration, signed and sealed by the head of the unit where he/she has practiced his/her profession.
e/ The health certificate granted by a health center of district, provincial town or higher level.
f/ The written commitment to strictly observe the provisions of the Law on Protection of People’s Health, the Ordinance on Private Practice of Medical and Pharmaceutical Professions, legal documents guiding the implementation of the Law and the Ordinance as well as relevant professional regulations.
g/ The permit for professional practice outside the working hours, issued by the head of the unit if the applicant is working at a State-run medical or pharmaceutical establishment.
h/ Individuals applying for professional practice certificate to register their hospitals, pharmaceutical production and/or business enterprises must get the certification of being not State employees.
i/ 3 portrait photos of 3 x 4 cm size.
...
...
...
a/ The application for extension of the professional practice certificate.
b/ The health certificate granted by a health center of the district, provincial town or higher level.
c/ The permit to continue professional practice outside the working hours, issued by the unit head if the applicant is working at a State-run medical or pharmaceutical establishment.
d/ The written certification by the Health Ministry or the provincial/municipal Health Service of having gone through training courses for updating professional knowledge and health legislation, organized by the Health Ministry of provincial/municipal Health Services.
B. PROCEDURES FOR GRANTING PROFESSIONAL PRACTICE CERTIFICATES
1. Dossiers proposing the Health Minister to grant professional practice certificates:
- For persons requesting the granting of medical examination and treatment practice certificates: The dossiers shall be sent to the Therapy Department, the Health Ministry.
- For persons requesting the granting of pharmaceutical practice certificates: The dossiers shall be sent to Vietnam Pharmaceutical Management Department of the Health Ministry.
...
...
...
2. The dossiers proposing the directors of the provincial/municipal Health Services to grant professional practice certificates: To be sent to the provincial/municipal Health Services where professional practice is registered.
C. COMPETENCE TO GRANT PROFESSIONAL PRACTICE CERTIFICATES
Article 16.- Competence to grant professional practice certificates:
1. The Health Ministry shall grant professional practice certificates for registration of hospitals, pharmaceutical business enterprises (including traditional medicines trading enterprises), traditional medicine- producing establishments.
The professional practice certificates granted by the Health Ministry shall be valid nationwide.
2. The provincial/municipal Health Services shall grant professional practice certificates for various forms excluding those prescribed in Clause 1 of this Article.
The professional practice certificates granted by a provincial/municipal Health Service shall be valid within the province.
3. The Health Ministry shall set up Councils for Consideration of the granting of professional practice certificates to assist the Health Minister in considering the criteria for granting of professional practice certificates.
a/ The Council for consideration of the granting of medical examination and treatment practice certificates shall be composed of a vice-minister in charge of therapy as its chairman, the Therapy Department director as its vice-chairman, representatives of the Vietnam Federation of Medical and Pharmaceutical Associations and others as its members.
...
...
...
c/ The Council for consideration of the granting of pharmaceutical practice certificates shall be composed of a vice-minister in charge of pharmacy as its chairman, the Vietnam Pharmaceutical Management Department director as its vice-chairman, representatives of Vietnam Pharmacy Association and others as its members.
Particularly for the consideration of the granting of pharmaceutical practice certificates to the applicants for the registration of traditional medicine-producing enterprises, the Council for consideration of certificate granting must also include a member being the director of the Traditional Medicine Department.
4. The provincial/municipal Health Services shall set up Councils for consideration of the granting of professional practice certificates to assist the Service directors in considering the criteria for the granting of medical or pharmaceutical practice certificates. Such a Council shall be composed of a member of the Service’s leadership as its chairman, the head of the Medical or Pharmaceutical Section (depending on type of professional practice certificate) as its vice-chairman, the representatives of the Oriental Medicine Association, the Medicinal Association and the Pharmaceutical Association of the province as well as others as its members.
5. Within 30 days as from the date of receiving complete and valid dossiers of application for the granting of professional practice certificates, the Health Ministry or the provincial/municipal Health Services shall have to consider the granting thereof; if refusing to grant the certificates, they must give written replies and clearly state the reasons therefor.
6. The professional practice certificates shall be sent and kept as follows:
The professional practice certificates granted by the Health Minister or directors of the provincial/municipal Health Services shall be made in 2 copies: 1 copy shall be kept at the Health Ministry (if granted by the Health Minister) or the provincial Health Service (if granted by the director of the provincial/municipal Health Service), and 1 copy given to the applicant.
7. The professional practice certificate forms are attached to this Circular (not printed herewith).
...
...
...
a/ The certificates are transferred or assigned.
b/ The certificates are lent or leased to other persons.
c/ The certificates are used not for the right purposes.
d/ The professional practice is carried out beyond the permitted scope or in violation of regulations on medically technical operations, causing serious consequences to patients’ health.
e/ The violation(s) of law, the regulations on physicians’ ethics, on morality in pharmaceutical practice, morality in traditional medicine practice is (are) committed.
f/ The professional practice certificate grantee dies.
2. The agencies competent to grant professional practice certificates shall have the right to withdraw such certificates in cases prescribed in Clause 1 of this Article.
...
...
...
2. The directors of the Therapy Department, the Vietnam Pharmaceuticals Management Department and of the Traditional Medicine Department shall coordinate with the Legal Department as well as functional Departments, the Inspectorate, of the Health Ministry in guiding, directing, examining and inspecting the implementation of this Circular.
This Circular shall take effect 15 days after its signing for promulgation, annulling Circular No.19/2000/TT-BYT of November 24, 2000 of the Health Ministry on guidance for the granting of medical examination and treatment practice certificates, Circular No.20/2000/TT-BYT of November 28, 2000 of the Health Ministry on guidance for the granting of certificates of traditional medicine and/or pharmacy practice for business registration of services on medical examination and treatment with traditional medicines and on trading in traditional medicines, Circular No.01/2001/TT-BYT of January 19, 2001 of the Health Ministry on guidance for the granting of pharmaceutical practice certificates, Circular No.18/2001/TT-BYT of August 2, 2001 of the Health Ministry amending Articles 5 and 7 of Circular No.01/2001/TT-BYT of January 19, 2001 of the Health Minister guiding the granting of pharmaceutical practice certificates. If any difficulties or problems arise in the course of implementation, units and localities are requested to report them to the Health Ministry (the Legal Department) for study and settlement.
HEALTH MINISTER
Do Nguyen Phuong
;
Thông tư 04/2002/TT-BYT hướng dẫn việc xét cấp Chứng chỉ hành nghề y, dược do Bộ Y tế ban hành
Số hiệu: | 04/2002/TT-BYT |
---|---|
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế |
Người ký: | Đỗ Nguyên Phương |
Ngày ban hành: | 29/05/2002 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông tư 04/2002/TT-BYT hướng dẫn việc xét cấp Chứng chỉ hành nghề y, dược do Bộ Y tế ban hành
Chưa có Video