VĂN
PHÒNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 57/TB-VPCP |
Hà Nội, ngày 23 tháng 03 năm 2021 |
Sáng ngày 17 tháng 3 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ trực tuyến với lãnh đạo các địa phương về phòng, chống dịch Covid-19. Tham dự cuộc họp có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trương Hòa Bình, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, Phó Chánh Văn phòng Trung ương Nguyễn Đắc Vinh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phạm Tất Thắng; các đồng chí Thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19; đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Sau khi nghe báo cáo tổng hợp Ban Chỉ đạo quốc gia về kết quả công tác phòng chống dịch từ đầu năm 2020 đến nay, phát biểu của các Phó Thủ tướng và đại biểu dự họp, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến như sau:
Đến nay, Việt Nam đã đạt được kết quả toàn diện cả về y tế và kinh tế, kiểm soát được dịch bệnh, duy trì sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, được quốc tế đánh giá cao và nhân dân đồng tình, tin tưởng, ủng hộ. Đây là kết quả của sự nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị, mọi người dân và doanh nghiệp, của toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó có vai trò, đóng góp quan trọng của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, đội ngũ y bác sĩ, quân y, lực lượng quân đội, công an, đặc biệt là chính quyền địa phương các cấp.
Thủ tướng Chính phủ trân trọng cảm ơn toàn thể nhân dân trong nước và đồng bào ta ở nước ngoài, các ngành, các cấp, cấp ủy và chính quyền các địa phương đã nỗ lực khắc phục khó khăn, đồng lòng chia sẻ và chung tay hành động phòng, chống dịch.
Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao đồng chí Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Vũ Đức Đam, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Nguyễn Thanh Long đã thực hiện tốt nhiệm vụ chỉ đạo phòng, chống dịch; biểu dương, đánh giá cao các Thành viên Ban Chỉ đạo, các địa phương trong cả nước, các cơ quan truyền thông... đã đóng góp tích cực trong chỉ đạo.
a) Thứ nhất, có sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, quyết liệt, kịp thời của Đảng và Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó nổi bật là tinh thần trách nhiệm, tận tụy, quên mình của cán bộ ngành y tế, lực lượng quân đội, biên phòng, công an, sự cố gắng, chủ động, quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các địa phương (nhất là các đồng chí ở cơ sở xã, thôn, bản, ấp, khu phố, tại các khu cách ly...).
b) Thứ hai, quan điểm bảo vệ sức khỏe, tính mạng nhân dân là quan trọng hàng đầu đã tạo tiền đề cho mọi nỗ lực, đồng thuận và huy động nguồn lực xã hội cho phòng, chống dịch.
c) Thứ ba, cần xây dựng, vun đắp tinh thần tự cường, tự chủ, nỗ lực vượt khó, đoàn kết một lòng ở tất cả các cấp, các ngành, các chủ thể trong xã hội, phát huy vai trò của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
d) Thứ tư, cung cấp thông tin công khai minh bạch, kịp thời, tạo đồng thuận xã hội và tạo điều kiện để trao đổi, kiểm tra, giám sát.
đ) Thứ năm, luôn quan tâm bảo đảm an sinh xã hội, cung ứng hàng hóa thiết yếu cho nhân dân, bảo đảm tài chính cho phòng, chống dịch cũng như các cân đối lớn của nền kinh tế.
e) Thứ sáu, chú trọng hợp tác quốc tế, chủ động đưa ra các sáng kiến và tham gia có trách nhiệm vào các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong giải quyết các thách thức toàn cầu góp phần nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
4. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Chủ động xây dựng các phương án chống dịch với phương châm 4 tại chỗ, bảo đảm sẵn sàng đáp ứng mọi tình huống dịch bệnh.
b) Phối hợp với Bộ Y tế rà soát, chuẩn bị sẵn sàng các kịch bản, thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn, diễn tập phòng dịch. Quán triệt phương châm “truy vết thần tốc, khoanh vùng nhanh, xét nghiệm rộng, phong tỏa hẹp” và thực hiện cách ly tập trung ngay với tất cả các trường hợp tiếp xúc gần (F1), khống chế mầm bệnh, không để lây lan rộng ra cộng đồng, hạn chế đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực đến các hoạt động kinh tế - xã hội.
c) Chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trước hết là đeo khẩu trang, không tụ tập đông người không cần thiết (đối với đám cưới, đám tang cần hạn chế số lượng người tham gia và thực hiện tốt 5K); chú ý các biện pháp phù hợp với các đối tượng, khu vực có nguy cơ cao; thường xuyên kiểm tra, giám sát phòng chống dịch tại các cơ sở cách ly tập trung và cách ly tại khách sạn, cơ sở lưu trú...
d) Phối hợp với Bộ Y tế tổ chức tốt việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 bảo đảm an toàn, khẩn trương, đúng đối tượng.
đ) Quản lý chặt chẽ người nhập cảnh, các cơ sở cách ly.
e) Có phương án cụ thể và tổ chức thực hiện tốt mục tiêu kép, nhất là những tỉnh có dịch trong cộng đồng mới trải qua và đang trải qua đợt dịch thứ 3 như Hải Dương và một số địa phương.
a) Khẩn trương tổ chức thực hiện tốt, kịp thời việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 đảm bảo an toàn, đúng đối tượng, hướng tới thực hiện tiêm chủng toàn dân. Xem xét, tiếp cận các nguồn vắc xin khác nhau. Đánh giá kỹ mức độ an toàn của vắc xin. Tiếp tục nghiên cứu phát triển vắc xin trong nước để sớm đưa vào sử dụng trong năm 2022.
b) Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tại các cơ sở y tế; phối hợp với các ngành, các địa phương kiểm tra, giám sát công tác chuẩn bị phòng, chống dịch, quản lý người nhập cảnh.
c) Phối hợp với các bộ, ngành liên quan xem xét các biện pháp phòng chống dịch phù hợp khi triển khai áp dụng “hộ chiếu vắc xin”.
d) Thực hiện tốt công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong mua sắm vật tư, trang thiết bị... phòng, chống dịch.
đ) Tiếp tục đào tạo, tập huấn, diễn tập củng cố năng lực cho hệ thống y tế toàn quốc (về truy vết, xét nghiệm, chuyên môn, kỹ thuật, nhân lực); chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh từ xa, ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao năng lực cán bộ y tế.
a) Chỉ đạo Bộ đội biên phòng tăng cường tuần tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ đường biên giới, cửa khẩu, cảng biển; ngăn chặn tình trạng nhập cảnh trái phép, nhất là tại các đường mòn, lối mở, khu vực cửa khẩu. Phối hợp với cơ quan chức năng xử lý nghiêm các trường hợp nhập cảnh trái phép.
b) Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tiếp nhận, cách ly người nhập cảnh. Tăng cường quản lý, không để lây chéo trong khu cách ly, lây ra cộng đồng và ngược lại.
a) Tăng cường quản lý xuất, nhập cảnh tại các cửa khẩu; phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp nhập cảnh trái phép, tổ chức nhập cảnh trái phép, các cơ sở lưu trú, khách sạn nhận người nhập cảnh trái phép lưu trú, doanh nghiệp nhận lao động là người nhập cảnh trái phép.
b) Chỉ đạo công an các cấp phối hợp với chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ địa bàn dân cư; bảo đảm việc chấp hành nghiêm khai báo lưu trú, tạm trú, nhất là khai báo y tế.
c) Giao lực lượng công an địa phương, phối hợp với ngành giao thông, các cơ quan vận tải công cộng đường dài giám sát việc khai báo y tế của hành khách, nhất là người nước ngoài; sớm làm rõ vụ nước ngoài nhập cảnh trái phép được phát hiện tại thành phố Hồ Chí Minh.
8. Bộ Thông tin và truyền thông:
a) Chỉ đạo thông tin kịp thời về tình hình dịch bệnh; tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về thực hiện yêu cầu 5K và chủ trương tiêm vắc xin phòng bệnh; xử lý nghiêm việc đưa tin sai lệch về dịch bệnh, gây tâm lý hoang mang trong cộng đồng.
b) Tiếp tục phối hợp với Bộ Y tế triển khai tốt ứng dụng khai báo y tế, thực hiện truy vết các trường hợp nghi ngờ và xây dựng bản đồ an toàn dịch bệnh, cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho người dân.
a) Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt việc hướng dẫn quy trình nhập cảnh và giám sát cách ly y tế phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh vào Việt Nam trên chuyến bay quốc tế; hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch trên các chuyến bay trong nước.
b) Phối hợp với các Bộ: Y tế, Quốc phòng, Công an, Ngoại giao... xem xét từng bước mở lại các đường bay quốc tế, triển khai áp dụng “hộ chiếu vắc xin” và kiểm soát dịch bệnh trong giao thương với các nước.
c) Chỉ đạo tiếp tục thực hiện nghiêm quy định về phòng, chống dịch Covid-19 trong hoạt động vận tải; giám sát việc khai báo y tế của hành khách, nhất là người nước ngoài.
11. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
a) Phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan liên quan thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch tại các khách sạn, cơ sở lưu trú được sử dụng làm cơ sở cách ly; tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
b) Có hướng dẫn cụ thể hơn và tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc ngành quán triệt, thực hiện tốt các quy định về phòng, chống dịch tại các cơ sở lưu trú, khách sạn, các địa điểm du lịch, du lịch tâm linh...
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan nghiên cứu các đề xuất của Hội đồng tư vấn du lịch về một số biện pháp kiểm soát để mở lại hoạt động du lịch quốc tế trong bối cảnh dịch bệnh.
Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, có các hình thức khen thưởng phù hợp cho các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phòng, chống dịch bệnh.
Văn phòng Chính phủ thông báo để các Bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương biết, thực hiện./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
Thông báo 57/TB-VPCP năm 2021 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19 do Văn phòng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 57/TB-VPCP |
---|---|
Loại văn bản: | Thông báo |
Nơi ban hành: | Văn phòng Chính phủ |
Người ký: | Nguyễn Sỹ Hiệp |
Ngày ban hành: | 23/03/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Thông báo 57/TB-VPCP năm 2021 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19 do Văn phòng Chính phủ ban hành
Chưa có Video