Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------

Số: 06/TB-BYT

Hà Nội, ngày 01 tháng 5 năm 2009

 

THÔNG BÁO SỐ 6

VỀ DỊCH CÚM A(H1N1)

Thừa ủy quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống đại dịch cúm ở người. Ông Nguyễn Huy Nga - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Môi trường - Người phát ngôn của Bộ Y tế về lĩnh vực y tế dự phòng và môi trường thông báo:

1.Tình hình dịch cúm A(H1N1), tính đến ngày 01 ngày 5 năm 2009, theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới đã có 11 nước chính thức thông báo ghi nhận 331 trường hợp mắc, dương tính với cúm A(H1N1): tại Mỹ 109 trường hợp mắc, trong đó 1 trường hợp tử vong; Mexico 156 trường hợp mắc, trong đó 9 trường hợp tử vong; Canada (34); Tây Ban Nha (13); Anh (8); Đức (3); New Zealand (3); Israel (2); Áo (1); Hà Lan (01), Thụy sỹ (01).

Theo các nguồn tin từ Đại sứ quán, Bộ Y tế các nước và các nguồn tin khác, đến 01/5/2009, 16 nước khác tiếp tục ghi nhận các trường hợp nghi ngờ cúm A(H1N1): Australia (91), Colombia (42), Chile (24), Pháp (20), Costa rica (18), Hàn Quốc (17), Đan Mạch (5), Hồng Kông – Trung Quốc (4), Ireland (3), Czech (3), Italia (1), Brasil (2), Scotland (2), Peru (1), Thái Lan (01), Ba Lan, Phần Lan (1). Tại Mexico có khoảng 2.547 trường hợp mắc, ít nhất 159 trường hợp tử vong.

Tổ chức Y tế thế giới tiếp tục cảnh báo đại dịch ở mức độ 5 (tức là dịch đã xảy ra trong phạm vi cộng đồng từ 2 nước trở lên của một khu vực) và vi rút lây lan rất nhanh, có thể tới mọi quốc gia trên thế giới, đại dịch đã cận kề và khuyến cáo tất cả các quốc gia trên thế giới ngay lập tức hoạt hóa các hành động phòng chống đại dịch và cảnh giác với các ổ dịch cúm và viêm phổi nặng.

2.Từ ngày 30/4/2009, Tổ chức Y tế thế giới thống nhất sử dụng thuật ngữcúm A(H1N1) thay “cúm lợn A(H1N1)” để mô tả dịch hiện nay.

Tổ chức Y tế thế giới, Tổ chức Nông lương thế giới và Tổ chức Sức khỏe động vật thế giới cùng ra thông báo thịt lợn đã được nấu chín ở nhiệt độ trên 70oC không là nguồn truyền bệnh. Tuy nhiên, lợn bị ốm hoặc chết không được chế biến sử dụng làm thức ăn cho người với bất kỳ lý do nào.

3.Tại Việt Nam đến nay chưa ghi nhận trường hợp bệnh nhân cúm A(H1N1).

Để chủ động phòng chống dịch xâm nhập và lây lan tại Việt Nam, thực hiện Công điện số 639/CĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế - Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống đại dịch cúm ở người đã họp Ban chỉ đạo cùng với các Bộ/ngành, thành viên Ban chỉ đạo, đã chỉ đạo các Bộ/ngành, UBND các tỉnh/thành phố xây dựng kế hoạch của Bộ/ngành, địa phương để sẵn sàng phòng chống đại dịch cúm ở người; tăng cường các hoạt động kiểm dịch y tế biên giới, giám sát chặt chẽ các trường hợp cúm, viêm phổi nặng, cụ thể đến từng ca bệnh; thông báo kịp thời diễn biến dịch trên thế giới và các biện pháp phòng chống dịch tại cộng đồng; sẵn sàng cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc điều trị để phòng trường hợp dịch lớn xảy ra.

Bộ Y tế đề nghị các Giám đốc Sở Y tế tỉnh/thành phố phải có đường dây nóng, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để tiếp nhận thông tin về tình hình dịch cúm, người dân được tư vấn để tránh hoang mang; các Trung tâm Y tế dự phòng cử người trực, giám sát 24/24 các bệnh viện, các cơ sở điều trị trên địa bàn để phát hiện sớm ngay trường hợp đầu tiên và xử lý kịp thời không để dịch lây lan; các Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế gửi danh sách những trường hợp về từ vùng có dịch cho y tế địa phương để theo dõi, đồng thời gửi về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng và Môi trường).

Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện tốt các biện pháp sau để phòng chống dịch cúm A(H1N1):

1.Thực hiện tốt 04 biện pháp phòng chống dịch tại cộng đồng. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn, đặc biệt sau khi tiếp xúc với dịch tiết hầu, họng; sử dụng thường xuyên thuốc sát trùng đường mũi họng; làm thông thoáng nơi ở, hạn chế sử dụng điều hòa. Khi có biểu hiện sốt, ho, đau họng thì cách ly với mọi người và không đến nơi tụ tập đông người, tốt nhất là ở nhà để phòng cho người khác không bị mắc bệnh.

2.Người dân không nên đi đến các vùng đang có dịch. Nếu bắt buộc đi đến các khu vực này, phải áp dụng các biện pháp phòng hộ nghiêm ngặt theo hướng dẫn của cán bộ y tế nơi đến.

3.Các hành khách nhập cảnh từ các vùng có dịch trong vòng 7 ngày qua phải theo dõi sức khỏe bản thân và thông báo với các cơ quan y tế để được tư vấn, theo dõi theo sự hướng dẫn của cán bộ y tế.

4.Khi có hiện tượng nhiều người bị cúm hoặc viêm phổi nặng, nghi ngờ cúm A(H1N1) thì thông báo theo đường dây nóng của Sở Y tế trên địa bàn, các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur đồng thời thông báo Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng và Môi trường) theo số điện thoại đường dây nóng: 0989.671.115, Fax: 043 7366 241, Email: baocaodich@gmail.com.

Bộ Y tế đã và đang phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam để theo dõi sát tình hình và triển khai các biện pháp phòng chống không để dịch xâm nhập và lây lan tại Việt Nam./.

 

 

TUQ. BỘ TRƯỞNG
CỤC TRƯỞNG
NGƯỜI PHÁT NGÔN CỦA BỘ Y TẾ




Nguyễn Huy Nga

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Thông báo số 06/TB-BYT về dịch cúm A(H1N1) do Bộ Y tế ban hành

Số hiệu: 06/TB-BYT
Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Bộ Y tế
Người ký: Nguyễn Huy Nga
Ngày ban hành: 01/05/2009
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Thông báo số 06/TB-BYT về dịch cúm A(H1N1) do Bộ Y tế ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…