Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 657/QĐ-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 3 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Dược ngày 06 tháng 4 năm 2016;

Căn cứ Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30 tháng 01 năm 2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới;

Căn cứ Quyết định số 38/2020/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển;

Căn cứ Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn 2045;

Căn cứ Quyết định số 1165/QĐ-TTg ngày 09 tháng 10 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 1085/TTr-SYT ngày 06 tháng 02 năm 2024, ý kiến của Thành viên Ủy ban nhân dân Thành phố.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp dược Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (theo nội dung Đề án đính kèm).

Điều 2. Giao Sở Y tế là cơ quan thường trực, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan, chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Đề án này, định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố kết quả thực hiện.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Cục trưởng Cục Thuế Thành phố, Trưởng Ban quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Dương Anh Đức

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045
(Kèm theo Quyết định số 657/QĐ-UBND ngày 04 tháng 3 năm 2024 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

PHẦN 1: CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. TÍNH CẤP THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Sự cần thiết

Theo Chiến lược Quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Chính phủ Việt Nam xác định một trong những lĩnh vực trọng tâm là phát triển ngành công nghiệp dược phẩm nội địa, với mục tiêu giảm sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu, đồng thời tập trung hiện đại hóa ngành dược Việt Nam trở nên ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới, về lâu dài, mục tiêu của Chính phủ hướng đến đáp ứng nhu cầu y tế cơ bản trong nước qua việc nội địa hóa sản xuất và hướng đến sản xuất các thuốc trị liệu cao cho mục đích phòng bệnh, chữa bệnh. Việt Nam cũng đặt mục tiêu xây dựng năng lực sản xuất vắc xin và các sản phẩm sinh học để phòng, chống dịch bệnh, phát triển hệ thống xét nghiệm, phân phối thuốc và thông tin thuốc tương đương với các quốc gia tiên tiến trong khu vực.

Theo thống kê của viện IQVIA năm 2021, Việt Nam nằm trong số 17 quốc gia có ngành dược phẩm có tổng giá trị thị trường dược phẩm và mức tăng trưởng ngành dược phẩm nhanh nhất trên thế giới (Pharmerging Market). Trong nhóm thị trường mới nổi, được chia thành 3 phân nhóm, Việt Nam được xếp vào nhóm thứ 3 trong 12 quốc gia. Với tốc độ tăng trưởng 14%, Việt Nam chỉ đứng sau Argentina và Pakistan. Tiềm năng tăng trưởng của ngành dược đang được đánh giá cao1. Tổng giá trị thị trường dược phẩm tại Việt Nam đạt mức 3,4 tỷ USD trong năm 2015, giá trị này tăng mạnh lên đến 5,1 tỷ USD vào năm 2018 và năm 2020 đạt 6,0 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2015 - 2018 khoảng 16,7%/ năm, giai đoạn 2018 - 2020 khoảng 8,8%/ năm2.

Theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ngành công nghiệp dược Việt Nam hiện đang ở cấp độ 3 (là mức có công nghiệp dược nội địa; có sản xuất thuốc generic; xuất khẩu được một số dược phẩm). Những năm gần đây, các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước đã có nhiều chuyển biến, việc áp dụng các nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc (GMP) đã được các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện; qua đó, năm 1997 từ 02 cơ sở đạt GMP đến năm 2022 đã có 273 cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn GMP3. Thị phần của thuốc sản xuất trong nước hiện nay chiếm tỷ lệ khoảng 46% về trị giá và khoảng 75% về số lượng4. Thị phần thuốc trong nước của Việt Nam xấp xỉ mức trung bình của các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APAC) xét về mặt giá trị (38%) và cao hơn xét về mặt số lượng. So với các nước ASEAN, Việt Nam có thị phần thuốc trong nước cao nhất về số lượng, mặc dù vẫn phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu nguyên liệu (90% nguyên liệu và bao bì)3. Giá trị sản xuất của ngành sản xuất thuốc hóa dược và dược liệu có mức tăng bình quân trong giai đoạn 2012 - 2020 là 7,8%, trong đó năm 2020 đạt mức tăng cao nhất là 21,8%5; các con số thống kê này mặc dù có thể bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhưng cho thấy vai trò quan trọng của ngành công nghiệp dược đối với sự phát triển của đất nước và sự cần thiết, cấp bách phải đề ra các giải pháp phát triển hơn nữa của ngành công nghiệp dược.

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật, y tế trọng điểm của cả nước, nơi tập trung nhiều các cơ sở sản xuất, kinh doanh dược phẩm, là đầu mối phân phối thuốc cho các khu vực trên cả nước.

Thành phố Hồ Chí Minh có những tiềm năng nhất định trong việc phát triển công nghiệp dược. Thành phố là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực dược lớn nhất cả nước với các trường đại học như: Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành,... Thành phố là nơi thu hút nguồn nhân lực dược hàng đầu cả nước với tổng số nhân lực dược đang công tác tại các đơn vị hành chính sự nghiệp là 2.999 người6. Đây còn là trung tâm giao thương ở khu vực phía Nam, thuận lợi cho việc vận chuyển, cung ứng thuốc đến các khu vực khác. Các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, sản xuất, kinh doanh cũng tập trung nhiều tại Thành phố Hồ Chí Minh. Với những lợi thế đó, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ngành dược của Thành phố luôn có sự tăng trưởng cao; hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu dược phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế dược của cả nước.

Thành phố cũng là nơi tập trung các bệnh viện có quy mô lớn với nhiều chuyên khoa đầu ngành, là tuyến điều trị cuối của nhiều địa phương khác nên nhu cầu về thuốc phòng, chữa bệnh rất lớn, đặc biệt là các thuốc chuyên khoa đặc trị, các thuốc điều trị tiểu đường, tim mạch, ung bướu,...

Ngành hóa dược (sản xuất thuốc và dược liệu) là ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao và là một trong những ngành mà Thành phố có lợi thế cạnh tranh cao do có lợi thế về nguồn nhân lực, trình độ lao động, công nghệ và vốn đầu tư của doanh nghiệp. Trong 02 năm chịu tác động của dịch COVID-19 vừa qua, ngành công nghiệp dược thể hiện vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất thuốc điều trị cho người dân và có tốc độ tăng trưởng khá cao (năm 2019 tăng 13%, năm 2020 tăng 7,2%)7.

Việc phát triển sản xuất các sản phẩm về dược và các ngành phụ trợ như sản xuất bao bì ngành dược, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất dược phẩm, ngành Logistic cần được tập trung chuyên môn hóa khép kín trong một khu vực. Các ngành này được quy hoạch để phát triển ổn định, lâu dài, có khả năng xử lý chất thải tập trung nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường và tận dụng việc tương hỗ nhau trong quy trình sản xuất.

Bên cạnh đó, trong lĩnh vực điều trị, công nghệ y sinh kỹ thuật cao phục vụ trong chẩn đoán và điều trị ngày càng phát triển, việc sản xuất các sản phẩm này đòi hỏi phải thực hiện tại các khu vực vô trùng nghiêm ngặt.

Thành phố hiện có 01 dự án về Khu y tế Kỹ thuật cao Thành phố Hồ Chí Minh do Công ty Hoa Lâm làm chủ đầu tư tại quận Bình Tân (diện tích toàn khu khoảng 37 ha) là 01 tổ hp gồm bệnh viện, khu nhà ở, dịch vụ,... Đây không phải là khu vực bố trí các nhà máy sản xuất ngành công nghiệp dược.

Theo quy hoạch các Khu công nghiệp Thành phố, trên địa bàn có 01 Khu công nghiệp cho ngành dược là Khu Công nghiệp Phước Hiệp 200 ha tại huyện Củ Chi, tuy nhiên do không được triển khai nên vừa qua Thành phố kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đưa ra khỏi quy hoạch và bổ sung Khu Công nghiệp Phạm Văn Hai (668 ha) tại huyện Bình Chánh6. Do đó, hiện nay trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh chưa có khu công nghiệp chuyên ngành Y - Dược nhm thu hút mạnh mẽ các dự án, doanh nghiệp đầu tư sản xuất ngành công nghiệp dược và phát triển ngành y tế kỹ thuật cao.

Theo Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045, dự kiến miền Nam hoặc miền Trung sẽ xây dựng một Khu Công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 “Xây dựng mới cơ sở hạ tầng khu công nghiệp thu hút các nhà đầu tư FIE8 chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc phát minh, thuốc generic có dạng bào chế công nghệ cao vắc xin, sinh phẩm y tế, thuốc sinh học giá trị kinh tế cao”.

Trước yêu cầu hội nhập về phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật, đồng thời để thực hiện được chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về mục tiêu phục vụ nâng cao sức khỏe Nhân dân, từ các yêu cầu ngày càng tăng cao về chất lượng của thuốc sản xuất trong nước phục vụ yêu cầu điều trị cũng như các sản phẩm trang thiết bị y tế, máy móc dùng trong xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị, Đề án “Phát triển công nghiệp dược Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” như là một chương trình hành động có tính chiến lược, tăng cường quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực Y, Dược trên địa bàn Thành phố. Đề án thuộc một trong những chương trình trọng điểm phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo và phát triển sản phẩm chủ lực của Thành phố Hồ Chí Minh nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Cơ sở pháp lý

Sau đây là một số văn bản quan trọng về chủ trương và khung pháp lý cho việc xây dựng Đề án:

- Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới;

- Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30 tháng 01 năm 2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới;

- Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 ngày 23 tháng 6 năm 2023;

- Nghị quyết số 139-NQ/CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới;

- Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2022 của Chính phủ về quy định quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế;

- Quyết định số 38/2020/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển;

- Quyết định số 376/QĐ-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn 2045;

- Quyết định số 1165/QĐ-TTg ngày 09 tháng 10 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045;

- Thông tư số 35/2018/TT-BYT ngày 22 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc;

- Thông tư số 03/2019/TT-BYT ngày 28 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp;

- Thông tư số 15/2019/TT-BYT ngày 17 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập;

- Thông tư số 15/2020/TT-BYT ngày 10 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục thuốc đấu thầu, Danh mục thuốc đấu thầu tập trung, Danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá;

- Thông tư số 15/2021/TT-BYT ngày 24 tháng 9 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 15/2019/TT-BYT ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập;

- Thông tư số 15/2022/TT-BYT ngày 09 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục tại Thông tư số 03/2019/TT-BYT ngày 28 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp và Thông tư số 15/2020/TT-BYT ngày 10 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục thuốc đấu thầu, Danh mục thuốc đấu thầu tập trung, Danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá;

- Thông tư số 08/2022/TT-BYT ngày 05 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc;

- Thông tư số 06/2023/TT-BYT ngày 12 tháng 3 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 15/2019/TT-BYT ngày 11 tháng 7 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập;

- Quyết định số 788/QĐ-BYT ngày 13 tháng 02 năm 2023 của Bộ Y tế ban hành Kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân đến năm 2025;

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 về 4 chương trình phát triển thành phố 2020 - 2025/2030;

- Quyết định số 430/QĐ-UBND ngày 05 tháng 02 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành Danh mục “Nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực và Nhóm sản phẩm công nghiệp tiềm năng của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2025”.

II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1. Tình hình sản xuất thuốc hóa dược

1.1. Thực trạng

- Thành phố Hồ Chí Minh có 43 nhà máy dược phẩm đạt GMP-WHO9 (chi tiết trong Phụ lục I kèm theo) phân bổ chủ yếu tại các khu chế xuất, khu công nghiệp và khu công nghệ cao, chủ yếu sản xuất các thuốc generic để cung cấp cho thị trường trong nước và một phần xuất khẩu. Trong số 43 nhà máy, có 03 nhà máy đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn EU-GMP, 01 nhà máy đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn PIC/S-GMP (chi tiết trong Phụ lục II kèm theo). Ngoài ra, trên địa bàn còn có 02 nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP về sản xuất bao bì dùng trong ngành dược là công ty cổ phần sản xuất Oai Hùng Constantia (sản xuất màng nhôm tráng đã in và chưa in, màng nhôm ghép giấy đã in và chưa in, màng nhôm ghép chất dẻo đã in và chưa in, màng chất dẻo đơn lớp, màng chất dẻo đa lớp) và công ty TNHH sản xuất hút ẩm Gia Phát (sản xuất gói hút ẩm Silicagel).

- Tổng số các số đăng ký thuốc còn hiệu lực của các nhà máy sản xuất trên địa bàn là 2.529 số đăng ký, chiếm khoảng 10% tổng số đăng ký còn hiệu lực của cả nước, trong đó số mặt hàng đưa vào sản xuất là 2.104 mặt hàng, chiếm hơn 83% tổng số đăng ký được cấp10. Trong đó, có 121 thuốc11 (chi tiết trong Phụ lục IV kèm theo) đã được đánh giá tương đương sinh học.

1.2. Ưu điểm

- Xét trên tổng thể về các cơ sở sản xuất, Thành phố Hồ Chí Minh có 43/273 cơ sở sản xuất đạt GMP12. Như vậy, tổng số cơ sở sản xuất thuốc tại Thành phố Hồ Chí Minh đã chiếm hơn 15% tổng số cơ sở sản xuất của cả nước. Bên cạnh đó, nhiều công ty dược phẩm có cơ sở sản xuất tại các địa phương lân cận (Bình Dương, Đồng Nai) nhưng trụ sở chính tại thành phố. Điều này cho thấy sự đóng góp quan trọng của nền công nghiệp dược Thành phố.

- Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương tập trung nhiều trường đại học nói chung và đại học chuyên ngành dược nói riêng nên nguồn nhân lực dược cung cấp cho Thành phố là rất lớn.

- Ngành công nghiệp dược Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều lợi thế về trình độ nhân lực, đặc biệt là nhân lực có trình độ về dược (sau đại học, đại học, cao đng và trung cấp dược). Do đó, các công ty có nhiều thuận lợi trong việc nghiên cứu, cải tiến công nghệ sản xuất cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm.

- Công nghiệp dược hoàn toàn có tiềm năng trở thành mũi nhọn của kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh vì Thành phố có nhiều lợi thế về nguồn nhân lực dược, vốn đầu tư và thị trường đầu ra. Thực tế, đã có nhiều công ty đa quốc gia đặt hàng các nhà máy tại Thành phố để sản xuất gia công và xuất khẩu đi các nước khác.

- Trên địa bàn Thành phố, số lượng công ty phân phối rộng khắp giúp cho việc phân phối sản phẩm dễ dàng hơn. Thành phố Hồ Chí Minh có lợi thế về thị trường đầu ra (132 bệnh viện và trung tâm y tế có giường bệnh; 1.202 doanh nghiệp bán buôn và 6.529 nhà thuốc)13 cũng như đầu mối để xuất khẩu.

- Các doanh nghiệp dược cũng đã đầu tư sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, thuốc sinh học, thuốc dược liệu (tại Khu Công nghệ cao có Công ty TNHH công nghệ sinh học Nanogen, Công ty Sanofi, Công ty TNHH Mekophar và các dự án nhà máy phân đoạn huyết tương, thuốc nhỏ mắt) hoặc công nghiệp phụ trợ dược (Công ty Oai Hùng Constantia là nhà máy bao bì dược đạt GMP đầu tiên, hiện đại nhất khu vực).

1.3. Hạn chế, nguyên nhân

- Cũng như nhược điểm chung của ngành công nghiệp dược trong cả nước, các nhà máy sản xuất dược phẩm trên địa bàn đa số sản xuất các mặt hàng generic thông thường mang tính trùng lắp, nhiều nhà máy sản xuất cùng một loại hoạt chất, nguồn nguyên liệu chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài, đa số nhập từ n Độ và Trung Quốc. Hầu hết nhà máy chưa phát huy hết công suất, nhất là các nhà máy của doanh nghiệp có vốn nhà nước (Sapharco và các công ty con, công ty liên kết).

- Trong đấu thầu thuốc vào bệnh viện, do giá thành các sản phẩm sản xuất tại Thành phố thường cao (do giá nhân công cao, giá thuê đất cao,...) nên các sản phẩm này không có lợi thế trong đấu thầu. Do đó, so với mặt bằng chung cả nước, các công ty dược Thành phố Hồ Chí Minh chưa chiếm tỷ trọng cao trong danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện.

- Tình hình cấp số đăng ký tại Cục Quản lý Dược còn chậm (trung bình từ 1 đến 2 năm mới có số đăng ký kể từ khi nộp hồ sơ), chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất thuốc của các doanh nghiệp.

- Các nhà máy sản xuất hiện nay đang nằm rải rác khắp các khu công nghiệp và khu dân cư trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, do chênh lệch giá đất và thiếu chính sách khuyến khích, một số công ty dược (Công ty Stellapharm, Công ty Roussel VN, Công ty United pharma, Công ty Vidipha, Công ty OPC, Công ty DKSH,...) đã chuyển nhà máy và kho vận sang các tỉnh khác: tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Long An mặc dù vẫn giữ trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh và xác định Thành phố là thị trường trọng điểm.

2. Tình hình sản xuất thuốc có nguồn gốc dược liệu

2.1. Thực trạng

- Trước 2018, trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có 70 cơ sở sản xuất thuốc Đông y và thuốc từ dược liệu14. Tuy nhiên, theo Thông tư số 35/2018/TT-BYT ngày 22 tháng 11 năm 2018 của Bộ Y tế quy định về thực hành tốt sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc, các cơ sở sản xuất thuốc phải đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) nên các cơ sở này sẽ bị ngưng sản xuất nếu không triển khai áp dụng nguyên tắc GMP.

- Việc duy trì số đăng ký thuốc rất khó khăn nếu cơ sở không chứng minh nguồn gốc xuất xứ công thức thuốc và hiệu quả lâm sàng.

2.2. Ưu điểm

- Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung đông cộng đồng người Hoa, là những người đang sở hữu nhiều bài thuốc gia truyền có giá trị, được thực tiễn chứng minh và cũng được người dân tin tưởng sử dụng.

- Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền và phân bổ rộng khắp, trong đó nổi bật là 2 bệnh viện y học cổ truyền lớn: Bệnh viện Y học cổ truyền và Viện Y dược học dân tộc. Ngoài ra, còn các khoa Y học cổ truyền ở bệnh viện đa khoa và hệ thống phòng khám tư nhân chuyên khoa đã đáp ứng kịp thời nhu cầu khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền cho người dân.

2.3. Hạn chế

- Các dược liệu đưa vào sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu thường do nhiều nguồn cung cấp, chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Một số dược liệu sản xuất trong nước được mua bán lòng vòng qua nhiều trung gian. Các dược liệu thường thiếu thông tin về nguồn gốc, phương pháp thu hái, chế biến, bảo quản, hạn sử dụng.

- Các công ty sản xuất chưa có nguồn cung cấp dược liệu ổn định, đạt tiêu chuẩn Thực hành tốt nuôi trồng và thu hái dược liệu (GACP). Do đó, chưa kiểm soát tốt nguồn nguyên liệu đầu vào.

- Do bị hạn chế về điều kiện nuôi trồng nên Thành phố cần tăng cường liên kết với các địa phương có thế mạnh về dược liệu để tận dụng được nguồn dược liệu địa phương, kết hợp kỹ thuật nuôi trồng tiên tiến nhằm chuẩn hóa đầu vào của nguồn nguyên liệu sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu.

3. Tình hình sản xuất các sản phẩm máy móc phục vụ ngành dược và các trang thiết bị phục vụ trong chẩn đoán và điều trị.

- Ngoài các doanh nghiệp sản xuất bao bì trong ngành dược, một số nhà máy trên địa bàn đã sản xuất được các thiết bị dùng trong ngành dược như máy dập viên, máy ép vỉ tự động, máy sấy và tạo hạt tầng sôi, máy trộn siêu tốc, tủ sấy dược liệu,... và đã xuất khẩu sang các nước.

- Trang thiết bị y tế lưu hành trên thị trường trong nước hiện nay dựa vào nguồn nhập khẩu là chủ yếu (90%). Một số nhà máy sản xuất các thiết bị y tế cũng đã đầu tư xây dựng nhà máy tại Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm các công ty trong và ngoài nước như: United Healthcare, Thế Giới Gen, Bimed Tech (Hoàng Nguyên), MEDEP (MMA), BIVID (Bình Việt Đức), Wembley, Nipro và Wakamono.

4. Tiềm năng phát triển công nghiệp dược, sản phẩm phụ trợ ngành dược và trang thiết bị y tế phục vụ trong chẩn đoán và điều trị

4.1. Tiềm năng về nguồn lực

Thành phố là nơi thu hút nhân lực có trình độ cao về lĩnh vực y, dược. Số lượng cán bộ dược đang công tác tại các đơn vị hành chính sự nghiệp là 2.999 người. Trong đó, có 241 dược sĩ có trình độ trên đại học, 804 dược sĩ đại học, 1.954 dược sĩ trung học và cao đẳng15.

Theo thống kê về nguồn nhân lực tại các cơ sở sản xuất trong thành phố, hiện nay có tổng cộng 4.223 nhân lực (24 nhà máy được khảo sát); trong đó nhân sự có trình độ từ đại học trở lên chiếm khoảng 28% (bao gồm Đại học và sau Đại học), nhân sự có trình độ dược sĩ trung học - cao đẳng chiếm tỷ lệ khoảng 26%. Về phân bổ nhân sự giữa các bộ phận trong nhà máy, xét trung bình 01 nhà máy có 184 nhân sự, trong đó bộ phận sản xuất chiếm tỷ trọng cao nhất (trung bình 79 nhân sự /nhà máy, chiếm 43%)16.

- Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của khu vực phía Nam, thuận lợi cho giao thương sản phẩm từ các vùng lân cận; tập trung nhiều cơ sở nghiên cứu, đào tạo, sản xuất, kinh doanh. Các nhà máy xác định được các tiềm năng phát triển nội tại trong tương lai nằm ở việc nhà máy có dây chuyền công nghệ sản xuất theo hướng đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của GMP và việc nghiên cứu phát triển các dạng sản phẩm tiên tiến đang được đẩy mạnh17.

4.2. Tiềm năng về thị trường tiêu thụ

- Với dân số đông, Thành phố là nơi tập trung các bệnh viện có quy mô lớn với nhiều chuyên khoa đầu ngành, là tuyến điều trị cuối của nhiều địa phương khác, lượng thuốc tiêu thụ lớn nhất cả nước, đặc biệt là các thuốc chuyên khoa đặc trị, các thuốc có hàm lượng công nghệ cao.

- Theo Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh dược của Cục Quản lý Dược, tiền thuốc bình quân đầu người năm 2021 là 73 USD/người/năm, dự kiến tăng đến khoảng 80 USD/người/năm vào năm 2025.

- Theo nguồn M20/BHYT năm 2020, giá trị tiền thuốc sản xuất trong nước sử dụng trên địa bàn Thành phố đạt gần 2.212 tỷ đồng, nhưng mới chỉ chiếm hơn 20% chi phí sử dụng thuốc và giá trị này dự kiến tăng khoảng 7-10% /năm. Đối với thuốc ung thư, nhu cầu sử dụng ngày càng tăng nhưng chủ yếu vẫn đang sử dụng thuốc nhập khẩu, thuốc sản xuất trong nước chỉ chiếm 2%.

- Theo khảo sát về nhu cầu về thuốc của các bệnh viện trên địa bàn Thành phố (19 bệnh viện ~ 20% tổng số bệnh viện)18:

+ Tỷ lệ sử dụng thuốc nội địa dao động từ 61% - 80%.

+ Trong giai đoạn 2018 - 2021, tỷ lệ biệt dược gốc được sử dụng tại các bệnh viện có xu hướng giảm. Thuốc chiếm tỷ trọng đáng kể trong danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện thuộc nhóm 1 và nhóm 4.

- Từ lâu, dược liệu, thuốc có nguồn gốc dược liệu được sử dụng rất phổ biến và thông dụng. Thị trường tiêu thụ của các sản phẩm này rất lớn do thói quen cũng như truyền thống phòng và chữa bệnh bằng y học cổ truyền của Nhân dân.

- Theo số liệu của Bộ Y tế, tổng vốn đầu tư thị trường thiết bị và vật tư y tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng mạnh. Tổng vốn đầu tư vào trang thiết bị y tế tại Việt Nam đến năm 2019 tăng lên 1,1 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng hàng năm là 18%, dự kiến tiềm năng phát triển còn rất lớn trong thời gian tới do các nguyên nhân: nhu cầu thiết bị y tế hiện đại tăng trong chẩn đoán và điều trị; chính sách thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng ngành y tế (huy động vốn trong và ngoài nước đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vào trang thiết bị y tế); làn sóng các hãng thiết bị y tế lớn trên thế giới đầu tư vào Việt Nam (Terumo, Sonion và United Healthcare đã chuyển nhà máy từ các nước khác về Việt Nam để tận dụng nguồn nhân công giá rẻ và các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ).

5. Một số mô hình khu công nghệ cao hiện nay

Tại Việt Nam:

Khu công nghệ cao là khu kinh tế - kỹ thuật đa chức năng, có ranh giới xác định, do Thủ tướng Chính phủ thành lập, là nơi tập trung các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cao. Hiện nay, tại Việt Nam đã hình thành các Khu công nghệ:

- Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh (SHTP): được thành lập theo Quyết định số 989/QĐ-TTg ngày 24 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ với quy mô 913 ha. Đây được xem là nơi thu hút những nhà đầu tư lớn cả trong và ngoài nước. Nổi bật có thể nhắc đến sự hiện diện của các công ty lớn ngành công nghệ của thế giới như Samsung, Intel,... thông qua nhiều dự án có vốn đầu tư lên đến hàng tỷ USD. Đây là khu công nghệ đa ngành, tuy nhiên hiện nay diện tích đất trống không còn nhiều.

- Khu Công nghệ cao Hòa Lạc: được thành lập theo Quyết định số 198/1998/QĐ-TTg ngày 12 tháng 10 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ. Với quy hoạch tổng thể trên tổng diện tích 1.586 ha được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 621/QĐ-TTg ngày 23 tháng 5 năm 2008, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc được xây dựng theo mô hình Thành phố khoa học với đầy đủ các dịch vụ tiện ích và những khu chức năng chính như: khu phần mềm, khu nghiên cứu, khu trung tâm,...

- Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC): là khu công nghệ thông tin tập trung lớn nhất tại Việt Nam hiện nay với hơn 165 doanh nghiệp công nghệ thông tin đang hoạt động (113 doanh nghiệp trong nước và 52 doanh nghiệp nước ngoài) với tổng số vốn đăng ký kinh doanh khoảng hom 2.400 tỷ đồng và còn tiếp tục tăng trong tương lai19. QTSC đã thực sự trở thành điểm thu hút đầu tư, tìm kiếm cơ hội hợp tác phát triển trong ngành công nghệ thông tin với những tên tuổi lớn trong và ngoài nước đang hoạt động như HP, IBM, KDDI, SPS, TMA, Global CyberSoft, Vina Data,... với 21.700 người đang học tập và làm việc. Đây là công viên phần mềm lớn nhất tại Việt Nam và là đơn vị đầu tiên chính thức nhận được Giấy chứng nhận Khu Công nghệ thông tin tập trung đầu tiên do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp. Để phát huy các thế mạnh, QTSC dự kiến sẽ thành lập chuỗi Công viên Phần mềm Quang Trung bằng việc hình thành 3 công viên phần mềm tại Thành phố Hồ Chí Minh và Công viên phần mềm Quang Trung - Đà Lạt.

- Khu công nghệ cao Đà Nng (Danang Hi-Tech Park): được thành lập theo Quyết định số 1979/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ. Sau hai Khu công nghệ cao ở Hà Nội và Khu công nghệ cao ở Thành phố Hồ Chí Minh, Khu công nghệ cao Đà Nng là khu công nghệ cao đa chức năng thứ ba của cả nước được thành lập. Mục tiêu của Khu công nghệ cao Đà Nng là trở thành một điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển khoa học - kỹ thuật của Thành phố Đà Nng nói riêng và cả khu vực miền Trung - Tây Nguyên nói chung.

Trên Thế gii:

Các loại hình khu công nghệ cao (KCNC): hiện nay có khoảng 800 khu được xếp vào loại KCNC với nhiều loại mô hình khác nhau. Đây là những nơi đã được Chính phủ các nước sở tại dành nhiều điều kiện ưu đãi để khuyến khích các nhà đầu tư, nhà khoa học vào làm việc, nghiên cứu, ứng dụng và cho ra đời các sản phẩm mới có hàm lượng khoa học công nghệ cao. Các KCNC đều có chung ba chức năng hoạt động cơ bản: nghiên cứu - triển khai phục vụ thương mại hoá sản phẩm công nghệ cao; ươm tạo doanh nghiệp công nghệ và dịch vụ hỗ trợ sản xuất các sản phẩm công nghệ cao. Một đặc trưng cơ bản là các khu, vùng này phát triển gắn liền với nguồn nhân lực từ một hay vài trường đại học kề bên. Khu công nghệ cao, khu công nghiệp kỹ thuật cao (high technology park, technology park, High-tech industry park) với diện tích trung bình từ 300 - 2.000 ha, thường ở kề cận một thành phố mẹ có hoạt động sản xuất công nghiệp lớn. Một vài mô hình KCNC có thể kể đến như:

- Thành phố Daegu là nơi phát triển khoa học - công nghệ cao tại Hàn Quốc với mô hình Daegu Technopark, tọa lạc tại 95 Sincheon 3 (sam)-dong, Dong-gu, Daegu, Hàn Quốc - là nơi tập trung hơn 260 công ty chuyên ngành công nghệ cao có quy mô lớn, bao gồm các lĩnh vực điện, điện tử, công nghệ thông tin, môi trường, công nghệ sinh học,...

- Công viên khoa học Tân Trúc (Hsinchu) Đài Loan, Trung Quốc, được thành lập năm 1980 nằm trong khu vực cách Đài Bắc 80 km. Diện tích xây dựng của khu là 743 ha, bao gồm cả 118 ha ở Chuan Bay. Khu Công nghệ này được xây dựng nhằm thu hút đầu tư vào các công ty công nghệ cao và hỗ trợ phát triển công nghiệp công nghệ cao tại Đài Loan.

- Khu Quan Trung Thôn, Trung Quốc là một khu công nghệ cao theo dạng vùng đô thị khoa học công nghệ rất lớn của Thành phố Bắc Kinh, bao gồm 5 vùng khoa học công nghệ cao: Haidan, Fengtai, Changping, vùng điện tử Yizhuang, mỗi vùng tương đương với một quận nội thành. Khu Quang Trung Thôn có 39 viện, trường thuộc Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa. Trong khu còn có hoạt động của 213 viện nghiên cứu của Viện hàn lâm Trung Quốc. Hiện nay khu Quang Trung Thôn đã thu hút được khoảng 1.500 Trung tâm R&D và các công ty sản xuất công nghệ cao, trong đó có các công ty nổi tiếng như IBM, Microsoft, Mitsubishi.

PHẦN 2: MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

I. QUAN ĐIỂM

Đề án “Phát triển công nghiệp dược Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” là dự án trọng điểm của Thành phố, cần xúc tiến thực hiện để đảm bảo chủ động về nguồn thuốc, công nghiệp phụ trợ ngành dược và các sản phẩm trang thiết bị y tế phục vụ xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị trên địa bàn. Đồng thời, đây cũng là một trong những mục tiêu trọng điểm để phát triển kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, qua các định hướng cụ thể:

- Ưu đãi đầu tư cho các nhà máy đang sẵn có để sản xuất thuốc phát minh/ chuyển giao công nghệ; thuốc chuyên khoa đặc trị; thuốc generic có dạng bào chế công nghệ cao; vắc xin, sinh phẩm và thuốc dược liệu có giá trị kinh tế cao.

- Hình thành và phát triển khu công nghiệp chuyên ngành Y - Dược trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh với các hạng mục:

+ Nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP-PIC/S, GMP-EU, TGA,...

+ Nhà máy sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc ứng dụng công nghệ cao, các thuốc chuyên khoa đặc trị, các thuốc từ dược liệu;

+ Nhà máy sản xuất vắc xin, sinh phẩm, các trang thiết bị xét nghiệm, sản phẩm y sinh kỹ thuật cao phục vụ được nhu cầu trong chẩn đoán và điều trị;

+ Nhà máy sản xuất các sản phẩm phụ trợ: thiết bị máy móc, bao bì dùng trong ngành dược và trang thiết bị y tế;

+ Hình thành và phát triển các trung tâm nghiên cứu trong lĩnh vực y, dược, ươm tạo công nghệ và ươm tạo doanh nghiệp trong lĩnh vực y, dược.

- Xây dựng các chính sách đầu tư, ưu đãi hỗ trợ thích đáng, huy động mọi nguồn lực trong xã hội nhằm thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư nhà máy tại khu công nghiệp chuyên ngành Y - Dược để sản xuất các sản phẩm trong lĩnh vực y, dược.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

- Chú trọng chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc và thiết bị y tế, đặc biệt ưu tiên sản xuất thiết bị y tế kỹ thuật cao, sản xuất vắc xin, sinh phẩm, các thuốc mới, thuốc phát minh để đáp ứng nhu cầu phòng, chữa bệnh trong nước, từng bước thay thế thuốc nhập khẩu, hướng tới xuất khẩu với lợi thế cạnh tranh về chất lượng và giá.

- Hình thành và phát triển khu công nghiệp chuyên ngành Y - Dược tại Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Mục tiêu cụ thể

- Khuyến khích các nhà máy hiện có đầu tư, đổi mới dây chuyền sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và sản xuất các sản phẩm công nghệ cao.

- Lựa chọn và thúc đẩy chuyển giao công nghệ sản xuất từ các tập đoàn đa quốc gia, ưu tiên chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin đa giá, sinh phẩm điều trị, sinh phẩm tương tự bằng công nghệ tái tổ hp gen, thuốc dược liệu và các sản phẩm y sinh, sản phẩm phục vụ xét nghiệm, chẩn đoán.

- Đến năm 2030, hình thành khu công nghiệp chuyên ngành Y - Dược tại Thành phố Hồ Chí Minh để sản xuất các thuốc phát minh/chuyển giao công nghệ, thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc generic có dạng bào chế công nghệ cao, vắc xin, sinh phẩm, các trang thiết bị xét nghiệm, sản phẩm y sinh kỹ thuật cao phục vụ được nhu cầu trong chẩn đoán và điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn và trong nước tiến tới xuất khẩu sang các nước trong khu vực.

3. Các chỉ tiêu thực hiện

STT

Chỉ tiêu

Hiện nay

2025

2025-2030

2030-2045

1

Tăng số lượng cơ sở sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn quốc tế GMP-EU, GMP-PIC/S, TGA

5

7

10

30

2

Tăng số lượng thuốc công nghệ cao: công nghệ sinh học, thuốc điều trị ung thư, các chế phẩm từ huyết tương, các dạng bào chế đặc biệt như phóng thích kéo dài, ứng dụng công nghệ nano trong bào chế các hệ phân tán thuốc,...

5

8

10

25

3

Khu công nghiệp chuyên ngành Y - Dược

0

Hoàn thiện pháp lý

Đầu tư hạ tầng

Hoạt động

 

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Về đầu tư

- Khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục duy trì, đầu tư ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất thuốc, thiết bị y tế. Tập trung các phân khúc kỹ thuật cao như: công nghệ sinh học, các thuốc chuyên khoa đặc trị như điều trị ung thư, các chế phẩm từ huyết tương, các dạng bào chế mới, các dạng bào chế đặc biệt như phóng thích kéo dài, ứng dụng công nghệ nano trong bào chế các hệ phân tán thuốc,...

- Kêu gọi các công ty nước ngoài đầu tư sản xuất thuốc bản quyền/chuyển giao tại các nhà máy của Thành phố.

2. Cơ chế, chính sách

- Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách về giá thuê đất, ưu đãi về thuế, chính sách hỗ trợ lãi vay theo Chương trình kích cầu đầu tư của Thành phố nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư, xây dựng nhà máy nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị.

- Xây dựng chính sách hỗ trợ các dự án sản xuất thuốc gia công, thuốc chuyển giao công nghệ ngay khi thuốc phát minh hết hạn bằng sáng chế hoặc các độc quyền có liên quan.

3. Nghiên cứu, chuyển giao và tiếp nhận khoa học công nghệ

- Kết hợp chặt chẽ nguồn lực về con người và trang thiết bị của ngành y, dược với nguồn lực của các sở, ngành, các trường đại học, trung tâm nghiên cứu khoa học khác; gn quá trình nghiên cứu với thực tiễn sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất.

- Thống kê, nghiên cứu, sưu tầm, kế thừa các bài thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc trong cộng đồng; tìm kiếm, khai thác, sử dụng dược liệu mới, làm sáng tỏ cơ sở khoa học của các vị thuốc, các bài thuốc đông y.

- Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, chủ động chuyển giao các công nghệ, tiến bộ kỹ thuật và dây chuyền thiết bị mới, tiên tiến.

- Chủ động đầu tư nghiên cứu khoa học, sản xuất các thuốc chuyên khoa, đặc trị, thiết bị y tế theo yêu cầu của thị trường (đặc biệt thuốc, thiết bị y tế dùng trong tuyến cuối của các bệnh viện Thành phố)

- Chủ động nghiên cứu và triển khai sản xuất các loại thuốc mới đã hết thời hạn bảo hộ độc quyền vào sản xuất. Ngoài việc sản xuất các thuốc generic theo công thức các thuốc biệt dược gốc có sẵn, cần nghiên cứu, phát triển những thuốc generic với một số cải tiến như thành phần công thức mới, đường dùng mới,... chất lượng cao để tạo nên sự khác biệt trong thị trường thuốc generic.

- Xây dựng hình ảnh sản phẩm và doanh nghiệp, hướng tới xuất khẩu thuốc, thiết bị y tế sang các nước trong khu vực.

4. Phát triển và đào tạo nguồn nhân lực

- Phối hợp với các trường đại học tiến hành đào tạo nguồn nhân lực dược cho Thành phố.

- Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực từ khâu khai thác, chế biến dược liệu; sản xuất, sử dụng thuốc phù hợp với nhiệm vụ, yêu cầu doanh nghiệp, tổ chức.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực quản lý về chuyên ngành hóa, dược, trang thiết bị y tế kỹ thuật cao, định kỳ cập nhật kiến thức và quy chuẩn mới theo thế giới đối với cán bộ quản lý để kịp thời áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật của thế giới vào thực tiễn tại Việt Nam.

- Đào tạo và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực dược, đặc biệt bảo đảm đủ nhân lực có trình độ, kỹ năng ứng dụng khoa học công nghệ cho phát triển nghiên cứu, sản xuất, kiểm nghiệm thuốc.

5. Hợp tác quốc tế

- Chủ động xây dựng và thực hiện các chương trình, đề tài, dự án hợp tác quốc tế, học hỏi kinh nghiệm và thu hút đầu tư nhằm phát triển nhanh, mạnh và bền vững khoa học công nghệ trong ngành công nghiệp dược, thiết bị y tế.

- Thực hiện các đề tài, dự án hợp tác với các quốc gia, tổ chức, nhà khoa học nước ngoài, các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài để nghiên cứu bảo tồn nguồn gen, giống cây thuốc; nghiên cứu phát triển các thuốc công nghệ cao, thuốc có nguồn gốc sinh học.

- Mở rộng liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư phát triển chế biến, chiết xuất dược liệu; sản xuất các sản phẩm từ dược liệu; hướng tới xuất khẩu một số nguyên liệu và thuốc từ dược liệu, cung cấp được một số dược liệu sạch đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

- Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực phục vụ ngành dược và trang thiết bị y tế.

- Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước trong lĩnh vực dược để thu hút các nhà đầu tư.

6. Hình thành khu công nghiệp chuyên ngành Y - Dược

6.1. Địa điểm

Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 2 (diện tích 338 ha) tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh (đã thành lập nhưng chưa triển khai).

6.2. Pháp lý

Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 2 là Khu công nghiệp nằm trong Quy hoạch chung theo Công văn số 1300/TTg-KTN ngày 24 tháng 7 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch phát triển các Khu Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020. Hiện nay, Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 2 đã thành lập nhưng chưa triển khai.

Các pháp lý:

- Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt đánh giá tác động môi trường theo Quyết định số 50/QĐ-BTNMT ngày 13 tháng 01 năm 2014.

- Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quyết định số 2154/QĐ-UBND ngày 05 tháng 5 năm 2014 về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 2. Khu công nghiệp ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sạch, kỹ thuật tiên tiến, không gây ô nhiễm môi trường và phù hợp với Quyết định số 188/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Quy hoạch phát triển công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010, có tính đến năm 2020”.

- Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Thành phố cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 6457835385, chứng nhận lần đầu ngày 12 tháng 8 năm 2014, chứng nhận thay đổi lần thứ nhất ngày 09 tháng 6 năm 2017 (thay thế Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 41221000558 ngày 12 tháng 8 năm 2014 của Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Thành phố) cho Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 2 thực hiện Dự án đầu tư xây dựng kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Lê Minh Xuân 2.

- Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định số 6148/QĐ-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2016 về việc thành lập Khu công nghiệp.

6.3. Vị trí địa lý

Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 2 nằm trong nhóm khu công nghiệp ở phía Tây Thành phố với hệ thống hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện với sự kết nối của các công trình giao thông trọng điểm, như: Quốc lộ 1A, Tỉnh lộ 10, Quốc lộ 50, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, cầu vượt An Sương, các tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài (Tây Ninh) và Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ, các tuyến metro số 3A (Bến Thành - Tân Kiên), tuyến metro số 5 (ngã tư Bảy Hiền - cầu Sài Gòn); Các tuyến metro số 2 Bến Thành - Tham Lương, tuyến metro số 6 Bình Phú kết nối giữa tuyến metro số 3A Bến Thành - bến xe miền Tây tại vòng xoay Phú Lâm và tuyến metro số 2 tại Bà Quẹo; Tuyến đường Vành đai 3, giúp giao thông khu Tây Thành phố kết nối với các quận nội thành và Bình Dương, Đồng Nai, Long An thuận tiện hơn. Ngoài ra, hệ thống hạ tầng xã hội phát triển với quy hoạch bệnh viện vệ tinh, như: Nhi Đồng Thành phố, Chợ Ry 2, Khu y tế Kỹ thuật cao Thành phố Hồ Chí Minh, các trung tâm thương mại, tiện ích phục vụ nhu cầu của cư dân khu Tây Thành phố như: cụm rạp chiếu phim, trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi, công viên, trường học, bệnh viện,...được đầu tư hoàn chỉnh góp phần chung cho việc phát triển vùng đô thị này.

Ngoài ra, tại Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 3 liền kề, dự kiến bố trí khu đất diện tích 10,6 ha để xây dựng kho Trung tâm kinh doanh hương liệu, hóa chất Thành phố, định hướng thu hút các đơn vị thuê kho chứa, kinh doanh hóa chất ngành sản xuất lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, hóa dược, hóa mỹ phẩm, công nghiệp hỗ trợ và hóa chất tinh khiết.

6.4. Loại hình

Khu công nghiệp chuyên ngành là khu công nghiệp chuyên sản xuất và cung ứng dịch vụ cho sản xuất sản phẩm thuộc một ngành, nghề cụ thể; có tối thiểu 60% diện tích đất công nghiệp của khu công nghiệp được sử dụng để thu hút các dự án đầu tư thuộc ngành, nghề này (khoản 4 Điều 2 của Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2022 của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, có hiệu lực ngày 15 tháng 7 năm 2022).

Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Thành phố đang trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt và ban hành đề án và kế hoạch triển khai đề án: “Định hướng phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045”, theo đó định hướng phát triển cho các khu công nghiệp mới theo các mô hình như: khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp công nghệ cao, khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ (quy định tại Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2022 quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế), trong đó Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 2 định hướng phát triển theo mô hình khu công nghiệp chuyên ngành Y- Dược.

Trên cơ sở đó đề xuất loại hình khu công nghiệp là loại hình Khu công nghiệp chuyên ngành Y - Dược.

6.5. Chức năng

- Trung tâm nghiên cứu phát triển và đổi mới sáng tạo về lĩnh vực y dược.

- Tập trung các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm chuyên ngành Y- Dược và sản phẩm phụ trợ.

- Trung tâm giao dịch về các sản phẩm chuyên ngành Y- Dược và sản phẩm phụ trợ.

6.6. Cơ chế đầu tư

Chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Lê Minh Xuân 2 đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư và quy định pháp luật có liên quan; cho thuê lại cơ sở hạ tầng khu công nghiệp theo quy định để thu hút dự án đầu tư chuyên ngành Y - Dược.

6.7. Mô hình đầu tư

Tập trung các phân khúc kỹ thuật cao như công nghệ sinh học, các thuốc chuyên khoa đặc trị, sản phẩm thuốc công nghệ cao (công nghệ sinh học, thuốc điều trị ung thư, các chế phẩm từ huyết tương, các dạng bào chế đặc biệt như phóng thích kéo dài, ứng dụng công nghệ nano trong bào chế các hệ phân tán thuốc...), các sản phẩm y sinh, sản phẩm phục vụ xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc sức khỏe.

Thành lập các trung tâm phụ trợ cho phát triển sản xuất như trung tâm đổi mới sáng tạo, cơ sở nghiên cứu, cơ sở thử nghiệm lâm sàng và đánh giá tương đương sinh học, cơ sở kiểm nghiệm,... trong khu công nghiệp chuyên ngành Y - Dược.

6.8. Mô hình quản lý

Ban quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Thành phố thực hiện quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp chuyên ngành Y - Dược theo quy định.

IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN

1. Đối với công tác quản lý nhà nước

- Đảm bảo thống nhất sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực phát triển kinh tế và chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

- Định hướng quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dược và thiết bị y tế, công nghệ y sinh kỹ thuật cao trên địa bàn trong thời kỳ hội nhập phù hợp điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

- Đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, đảm bảo các mặt hàng phục vụ trong chn đoán và điều trị có giá cả ổn định, hợp lý.

- Khai thác tối đa tiềm năng phát triển trong lĩnh vực dược, thiết bị y tế; hướng đến là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Thành phố.

2. Đối với doanh nghiệp

- Hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất dược, thiết bị y tế trong việc định hướng đầu tư phát triển trong tương lai phù hợp xu hướng quy luật phát triển lâu dài.

- Khẳng định giá trị thương hiệu các doanh nghiệp Việt trong nước và trên thế giới, hướng tới xuất khẩu các sản phẩm phục vụ chẩn đoán và điều trị.

- Đảm bảo sự ổn định phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

3. Đối với công tác điều trị

- Đảm bảo việc sản xuất, cung ứng thuốc và thiết bị y tế kỹ thuật cao có chất lượng tốt phục vụ ổn định cho các cơ sở điều trị trên địa bàn Thành phố và trong nước với giá hợp lý, nhằm rút ngắn thời gian và chi phí điều trị.

PHẦN 3: TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH CỤ THỂ

1. Mục tiêu 1: Lựa chọn, thúc đẩy chuyển giao công nghệ sản xuất từ các tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực Y, Dược

1.1. Giai đoạn 1 (2024 - 2025):

- Xác định nhóm sản phẩm chủ lực của thành phố.

- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất thuốc, thiết bị y tế kỹ thuật cao.

- Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ về quỹ đất, thuế, chính sách hỗ trợ lãi vay theo Chương trình kích cầu đầu tư của Thành phố nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư, xây dựng nhà máy nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm kỹ thuật cao.

- Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức khoa học công nghệ, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ.

1.2. Giai đoạn 2 (2025 - 2030):

- Khuyến khích thực hiện các dự án sản xuất thuốc, thiết bị y tế gia công, chuyển giao công nghệ ngay khi hết hạn bằng sáng chế hoặc các độc quyền có liên quan, phát triển sản xuất gia công thuốc generic, thuốc nhượng quyền.

- Phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành dược, thiết bị y tế.

- Đầu tư, hỗ trợ vốn và thuế suất cho các dự án nâng cấp hoặc xây dựng cơ sở sản xuất các loại thuốc chuyển giao công nghệ, các thuốc có dạng bào chế hiện đại (bao gồm cả các thuốc dược liệu).

- Chủ động xây dựng và thực hiện các chương trình, đề tài, dự án hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nhằm phát triển nhanh, mạnh và bền vững khoa học công nghệ trong ngành công nghiệp Y, Dược.

1.3. Giai đoạn 3 (2030 - 2045):

- Tiếp tục thực hiện và đưa ra các chỉ tiêu sau khi có tổng kết, đánh giá từng giai đoạn.

- Xuất khẩu được một số sản phẩm thuốc generic, thuốc nhượng quyền.

2. Mục tiêu 2: Hình thành khu công nghiệp chuyên ngành Y - Dược tại Thành phố Hồ Chí Minh

2.1. Giai đoạn 1:

- Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ đối với chủ đầu tư Khu công nghiệp và các nhà đầu tư thứ cấp trong lĩnh vực Y - Dược đầu tư tại Khu công nghiệp chuyên ngành Y - Dược.

- Xác định các loại hình sản phẩm (dược phẩm công nghệ cao/trang thiết bị y tế) và tiêu chí cụ thể đối với sản phẩm được sản xuất trong khu công nghiệp chuyên ngành Y - Dược.

- Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước trong lĩnh vực y, dược đ thu hút các nhà đầu tư.

2.2. Giai đoạn 2:

- Xây dựng, ban hành các chính sách nhằm thu hút các doanh nghiệp, đơn vị liên quan đến các hoạt động sản xuất thuốc, trang thiết bị y tế, sản phẩm y sinh công nghệ cao hoạt động tại khu công nghiệp tập trung.

- Triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp chuyên ngành Y - Dược tại Thành phố Hồ Chí Minh, từng bước đưa khu công nghiệp đi vào hoạt động thực tế.

2.3. Giai đoạn 3:

- Đưa khu công nghiệp chuyên ngành Y - Dược tại Thành phố Hồ Chí Minh vào hoạt động theo nguyên tắc: đảm bo tính kết nối - liên kết mở giữa các doanh nghiệp trong khu công nghiệp với các doanh nghiệp bên ngoài hoặc các doanh nghiệp hỗ trợ.

- Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, đảm bảo các điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp triển khai xây dựng và đưa nhà máy đi vào hoạt động.

Tiến độ hình thành Khu công nghiệp chuyên ngành Y - Dược (thi gian được tính từ lúc hoàn thiện pháp lý Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 2):

Nhiệm vụ

Năm thứ 1

Năm thứ 2-năm thứ 5

Năm thứ 5- năm thứ 10

Năm thứ 10 trở đi

Xúc tiến đầu tư

 

 

 

 

Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ đối với chủ đầu tư

 

 

 

 

Xác định các loại hình sản phẩm

 

 

 

 

Ban hành chính sách thu hút doanh nghiệp

 

 

 

 

Xây dựng cơ sở hạ tầng

 

 

 

 

Đưa KCN vào hoạt động

 

 

 

 

Hoàn thiện và nâng cao hạ tầng KCN

 

 

 

 

II. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Kinh phí thực hiện đề án bao gồm:

- Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp: kinh phí đ hình thành Khu công nghiệp chuyên ngành Y - Dược và đào tạo nguồn nhân lực;

- Vốn vay được hỗ trợ lãi suất đối với các dự án đầu tư được Công ty Đầu tư tài chính nhà nước Thành phố cho vay thuộc lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;

- Nguồn vốn đầu tư từ các quỹ đầu tư nước ngoài;

- Nguồn vốn do các doanh nghiệp tự huy động.

III. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN

Các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể phối hợp triển khai thực hiện:

- Xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm của đơn vị, địa phương.

- Định kỳ báo cáo kết qu thực hiện về Sở Y tế để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân Thành phố.

1. Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành triển khai thực hiện Đề án và xây dựng lộ trình cụ thể thực hiện đề án đối với từng giai đoạn trình Ủy ban nhân dân Thành phố; nghiên cứu, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các cơ chế, chính sách nhằm xã hội hóa công tác phát triển công nghiệp dược, kêu gọi sự tham gia đầu tư của các thành phần kinh tế. Định kỳ theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Đề án.

- Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố thành lập tổ công tác để triển khai thực hiện Đề án.

- Chủ động thực hiện các công việc trong phạm vi thẩm quyền; đề xuất biện pháp quản lý, phát triển công nghiệp dược; triển khai thực hiện các nội dung của Đề án hiệu quả, đúng tiến độ.

- Kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố những giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện Đề án.

- Phối hợp với các đơn vị đào tạo (viện nghiên cứu, trường đại học) để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên môn về hóa, sinh và dược góp phần phát triển ngành công nghiệp y, dược trên địa bàn.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố chương trình học tập, tham quan các quốc gia có ngành công nghiệp dược tương đồng và cùng mô hình định hướng phát triển.

- Phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành có liên quan xây dựng dự toán hằng năm về các lĩnh vực liên quan đến phát triển công nghiệp dược để kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách và nguồn xã hội hóa.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan chủ động nắm bắt, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Đề án.

2. Sở Công Thương

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, Sở Công Thương có trách nhiệm phối hợp Sở Y tế thực hiện Đề án này.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất dược và trang thiết bị y tế tham gia vay vốn theo lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố để đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, công nghệ.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành có liên quan triển khai các chính sách khuyến khích đầu tư vào công nghiệp dược theo quy định (danh sách các phạm vi kinh doanh được ưu tiên phát triển trong khu công nghiệp chuyên ngành Y - Dược tập trung, chính sách ưu đãi thuế và chính sách hỗ trợ lãi suất đối với các dự án đầu tư được Công ty Đầu tư tài chính nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh cho vay thuộc lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh).

- Phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư thúc đẩy các chương trình xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực y dược trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Sở Tài chính

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến đối với dự án đầu tư được Công ty Đầu tư tài chính nhà nước Thành phố cho vay thuộc lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí kinh phí thực hiện Đề án.

5. Sở Khoa học và Công nghệ

- Tiếp tục triển khai các chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo hướng ứng dụng trong lĩnh vực bào chế đặc biệt ưu tiên đối với các dược liệu là thế mạnh của Thành phố, dược liệu có nguồn gốc nội địa, các chế phẩm sinh học.

- Phối hợp với Sở Y tế và các doanh nghiệp để chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về dược và trang thiết bị y tế thành sản phẩm ra thị trường.

- Phối hợp với Sở Y tế, các sở, ngành, trường, viện nghiên cứu, tổ chức khoa học và công nghệ và doanh nghiệp có liên quan hình thành và phát triển nhóm nghiên cứu mạnh trong hoạt động nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo liên quan đến ngành dược theo đúng định hướng.

6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Thực hiện công tác chọn tạo giống và nhân giống dược liệu, đặc biệt là nguồn dược liệu quý, có giá trị y dược cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Phối hợp với các địa phương khác xây dựng vùng liên kết nuôi trồng để cung cấp nguồn nguyên liệu cho sản xuất dược liệu và các sản phẩm có nguồn gốc dược liệu.

7. Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp với các sở, ngành có liên quan hướng dẫn, hỗ trợ chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp sớm được giao thuê đất theo quy định.

8. Sở Quy hoạch - Kiến trúc

Phối hợp với các sở, ngành có liên quan hướng dẫn, hỗ trợ chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, nhà đầu tư thứ cấp đẩy nhanh thực hiện các thủ tục pháp lý về quy hoạch để khu công nghiệp chuyên ngành Y - Dược, dự án đầu tư thứ cấp triển khai theo quy định.

9. Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp Thành phố

- Phối hợp với các sở, ngành có liên quan tham mưu cho cấp có thẩm quyền hoàn thiện tính pháp lý của Khu công nghiệp Lê Minh Xuân 2, tham mưu cơ chế chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy hình thành và phát triển khu công nghiệp chuyên ngành Y - Dược tại Thành phố.

- Thực hiện quản lý nhà nước về khu công nghiệp theo quy định đối với khu công nghiệp chuyên ngành Y - Dược.

10. Sở Thông tin và Truyền thông

- Phối hợp Ban Tuyên giáo Thành ủy chỉ đạo các cơ quan báo chí Thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá về các thương hiệu thuốc sản xuất trong nước; giới thiệu những tiến bộ, thành tựu của doanh nghiệp dược đạt chuẩn GMP, GSP, GLP; tuyên truyền nâng cao nhận thức và sự tin tưởng lựa chọn của người dân vào chất lượng thuốc sản xuất trong nước,... góp phần thúc đẩy s phát triển của ngành công nghiệp Dược Việt Nam.

- Trong quá trình triển khai thực hiện Đề án, khi có nội dung quan trọng cần cung cấp thông tin trực tiếp cho các cơ quan báo chí, Sở Thông tin và Truyền thông hỗ trợ Sở Y tế đến cung cấp thông tin tại Hội nghị giao ban báo chí vào thứ Sáu hàng tuần với lãnh đạo cơ quan báo chí.

11. Cục Thuế Thành phố

Tạo cơ chế thông thoáng, rút ngắn thời gian trong việc giải quyết hồ sơ thuế cho doanh nghiệp dược theo đúng quy định của pháp luật về thuế.

 

 



1 Tổng quan ngành Dược Việt Nam, 2021; VietnamCredit.

2 Báo cáo tổng kết công tác dược, mỹ phẩm năm 2020 và kế hoạch năm 2021 của Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế.

3 Nguồn: Cục Quản lý Dược (số liệu cập nhật đến ngày 05/01/2023: https://dav.gov.vn/danh-sach-cac-cssx-trong-nuoc-dat-tieu-chuan-nguyen-tac-gmp-gmp-bao-bi-duoc-pham-cap-nhat-toi-ngay-05012023-n3817.html).

4 Theo báo cáo của Bộ Y tế (https://dav.gov.vn/cong-van-so-4443byt-qld-ve-viec-gop-y-du-thao-to-trinh-va-quyet-dinh- của-thu-tuong-chinh-phu-ban-hanh-de-an-phat-trien-cong-nghiep-duoc-duoc-lieu-san-xuat-trong-nuoc-n2916.html).

5 Ấn phẩm thống kê của Tổng cục Thống kê: “Công nghiệp chế biến, chế tạo-Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2020” (https://pserver.gso.gov.vn/default/2021/08/cong-nghiep-che-bien-che-tao-dong-luc-tang-truong- kinh-te-viet-nam-giai-doan-2011-2020/).

6 Nguồn: Cơ sở dữ liệu quản lý của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh.

7 Số liệu của Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh.

8 FIE (Foreign Invested Enterprise): Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

9 Nguồn: Cục Quản lý Dược (số liệu cập nhật đến ngày 05/01/2023: https://dav.gov.vn/danh-sach-cac-cssx-trong-nuoc-dat-tieu-chuan-nguyen-tac-gmp-gmp-bao-bi-duoc-pham-cap-nhat-toi-ngay-05012023-n3817.html).

10 Nguồn: Báo cáo của Sở Y tế về kết quả thực hiện chiến lược quốc gia phát triển ngành dược giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

11 Nguồn: Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh.

12 Nguồn: Cục Quản lý Dược (số liệu cập nhật đến ngày 05/01/2023: https://dav.gov.vn/danh-sach-cac-cssx-trong-nuoc-dat-tieu-chuan-nguyen-tac-gmp-gmp-bao-bi-duoc-pham-cap-nhat-toi-ngay-05012023.3817.html)

13 Nguồn: Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh

14 Nguồn: Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh.

15 Nguồn: Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh

16 Theo kết quả của đề tài “Khảo sát về tình hình sản xuất công nghiệp dược trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và nhu cầu về thuốc (Mục 1.1, Phụ lục VII).

17 Theo kết quả của đề tài “Khảo sát về tình hình sản xuất công nghiệp dược trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và nhu cầu về thuốc (Mục 1.4, Phụ lục VII).

18 Theo kết quả của đề tài “Khảo sát về tình hình sản xuất công nghiệp dược trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và nhu cầu về thuốc (Mục 2, Phụ lục VII).

19 Nguồn: Cổng thông tin điện tử của công viên phần mềm Quang Trung (https://www.qtsc.com.vn/press/cong-vien-phan-mem-quang-trung-1-ha-dat-tao-ra-hon-73-trieu-usd-doanh-thu)

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 657/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp dược Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Số hiệu: 657/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký: Dương Anh Đức
Ngày ban hành: 04/03/2024
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [5]
Văn bản được căn cứ - [21]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 657/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp dược Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…