ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 64/2001/QĐ-UB |
Cần Thơ, ngày 19 tháng 11 năm 2001 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân (sửa đổi) ngày 21 tháng 6 năm 1994;
Căn cứ Quyết định 62/2000/QĐ-TTg ngày 06/6/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Cần Thơ từ nay đến năm 2010;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cần Thơ lần thứ X (nhiệm kỳ 2001-2005);
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế và Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 784/SYT ngày 26/10/2001 và Công văn số 619/KHĐT ngày 29/10/2001,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Quy hoạch phát triển sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân tỉnh Cần Thơ thời kỳ 2001 - 2005 và định hướng đến năm 2010 - 2020" với những nội dung chủ yếu sau đây:
1/- Tên Quy hoạch: Quy hoạch phát triển sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân tỉnh Cần Thơ thời kỳ 2001 - 2005 và định hướng đến năm 2010 - 2020 .
2/- Cơ quan quản lý Quy hoạch: Sở Y tế.
a) Mục tiêu tổng quát:
- Thực hiện đồng bộ chính sách bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh, phấn đấu nâng cao thể lực, tăng sức khỏe và tuổi thọ của người dân.
- Từng bước khắc phục về cơ bản các bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng như tiêu chảy, lỵ, thương hàn, lao, sốt rét, nhiễm khuẩn hô hấp cấp trẻ em, thanh toán hoặc khống chế đến mức thấp nhất đối với các bệnh có vaccin phòng ngừa, hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em.
- Chủ động phòng chống các bệnh trong mô hình bệnh tật của các nước phát triển như: các bệnh tim mạch, ung thư, tai nạn, ngộ độc, nghiện ma túy. Tăng cường phòng chống HIV/AIDS ...
- Phấn đấu để mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng và đảm bảo công bằng, đưa sức khỏe nhân dân tỉnh Cần Thơ đạt cao hơn mức trung bình của cả nước, phục vụ tốt nhất cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.
b) Các mục tiêu cụ thể:
* Các chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe:
STT |
Nội dung |
Đến năm 2005 |
Đến năm 2010 |
Đến năm 2020 |
1 |
Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi |
25%0 |
20%0 |
15%0 |
2 |
Tỷ suất chết trẻ em dưới 5 tuổi |
35%0 |
30%0 |
<25%0 |
3 |
Tỷ suất chết mẹ |
<10/100.000 |
<10/100.000 |
<10/100.000 |
4 |
Tỷ lệ trẻ em mới sinh có trọng lượng dưới 2.500g |
3,5% |
3% |
<2% |
5 |
Tỷ lệ trẻ em < 5 tuổi suy dinh dưỡng
|
23,5% |
20% |
<15% |
* Giảm các bệnh nhiểm khuẩn và ký sinh trùng lây lan.
* Khống chế đến mức thấp nhất tỷ lệ mắc và chết các bệnh tả, sốt xuất huyết, thương hàn, viêm não Nhật bản B và không để các bệnh này xãy ra thành dịch lớn. Duy trì kết quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, khống chế bệnh bạch hầu, ho gà, hạn chế tốc độ gia tăng HIV/AIDS.
* Tích cực phòng chống các bệnh không nhiễm trùng như bệnh tâm thần, tim mạch, ung thư, bệnh nghề nghiệp, tai nạn và thương tích, ngộ độc, tự tử, các bệnh do lối sống không lành mạnh mang lại như: nghiện hút, nghiện rượu...
* Nâng cao hiệu qủa các hoạt động của ngành Y tế để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân trong việc phòng bệnh, khám chữa bệnh ... Phát triển và ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến để rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực.
* Có chính sách và biện pháp thích hợp để mọi người đều được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
- Hoạt động y tế đòi hỏi sự công bằng trong chăm sóc sức khoẻ.
- Dự phòng tích cực và chủ động là quan điểm xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triền ngành Y tế.
- Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền
- Xã hội hoá và đa dạng hóa sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ.
5.1/- Đẩy mạnh công tác y tế dự phòng, nâng cao sức khoẻ:
- Vận động toàn dân, trước hết trong từng hộ gia đình thực hiện phương châm "phòng bệnh hơn trị bệnh", thực hiện vệ sinh môi trường và vệ sinh thực phẩm, ăn sạch, uống sạch, ở sạch. Chủ động phòng chống dịch bệnh trong các thời điểm giao mùa và khi lũ lụt xảy ra, không để dịch bệnh xảy ra diện rộng.
- Lồng ghép và thực hiện có hiệu quả các chương trình, mục tiêu quốc gia về y tế. Triển khai thực hiện các chương trình phòng chống các bệnh không nhiễm trùng như: tim mạch, ung thư, đái tháo đường, di truyền và dị tật bẩm sinh, nghiện ma tuý.
- Xây dựng các phương án đề phòng và khắc phục nhanh chóng hậu quả của thảm họa, thiên tai, phòng chống tai nạn và thương tích, nhất là tai nạn giao thông, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
- Triển khai các vấn đề sức khoẻ và môi trường lao động trong các doanh nghiệp. Tăng cường giám sát và xử lý các chất thải gây ô nhiễm môi trường và tác động xấu đến sức khoẻ như chất thải bệnh viện, hóa chất bảo vệ thực vật .v.v...
- Tăng cường quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Nghiên cứu và chủ động giám sát tình hình ô nhiễm thực phẩm để đề phòng ngộ độc và các bệnh tật gây ra do ăn uống. Phát triển đội ngũ thanh tra và kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại tất cả các tuyến.
- Triển khai chương trình sức khỏe sinh sản, làm mẹ an toàn, chăm sóc sản khoa thiết yếu và các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình. Phấn đấu giảm nhanh tỷ suất chết mẹ, tỷ lệ nạo phá thai và tỷ lệ phụ nữ mắc các bệnh phụ khoa.
- Thực hiện các chương trình chăm sóc sức khoẻ trẻ em như: phòng chống suy dinh dưỡng, sức khoẻ vị thành niên, nha học đường, phòng chống tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp cấp, thấp tim, giun sán.
- Phát huy phong trào toàn dân tập thể dục thể thao, dưỡng sinh, tự nâng cao sức khoẻ.
5.2/- Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh:
Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế toàn diện, trước hết là khám chữa bệnh, bảo đảm cung cấp thuốc đến người bệnh. Sử dụng có hiệu quả và khai thác hết công suất các thiết bị y tế trong chẩn đoán và điều trị
Xây dựng danh mục thuốc phù hợp với nhu cầu của bệnh viện, khuyến khích sử dụng thuốc sản xuất trong nước. Chống lãng phí và lạm dụng việc sử dụng thuốc đắt tiền, các kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị. Tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường hoạt động phục hồi chức năng, phòng ngừa các di chứng bệnh tật.
- Triển khai thực hiện tốt qui chế bệnh viện, cải cách các thủ tục hành chính trong khám bệnh, chữa bệnh. Bảo đảm các điều kiện phục vụ bệnh nhân tại các cơ sở khám chữa bệnh một cách tối ưu.
- Đa dạng hoá các hoạt động khám chữa bệnh bao gồm các cơ sở y tế của Nhà nước, của các ngành, cơ sở khám chữa bệnh bán công, tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài.
Thực hiện tốt phương châm "Đông - Tây y kết hợp" trong điều trị bệnh. Kết hợp chặt chẽ y học hiện đại với y học cổ truyền từ khâu đào tạo đến khâu khám bệnh và điều trị. Triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 25/1999/CT-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác y dược học cổ truyền.
5.3/- Tăng cường cơ sở vật chất cho ngành y tế và củng cố, phát triển mạng lưới y tế cơ sở:
- Hoàn chỉnh đầu tư bệnh viện đa khoa khu vực. Nghiên cứu thành lập bệnh viện chuyên sâu.
- Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế, đặc biệt là xây dựng và hoàn thiện các mạng lưới Y tế dự phòng, Khám chữa bệnh, Dược ở cơ sở . Tăng đầu tư kỹ thuật y tế đến bệnh viện huyện một cách hợp lý. Nâng cao chất lượng hoạt động của phòng khám đa khoa khu vực để đưa kỹ thuật khám chữa bệnh thích hợp xuống gần dân.
- Nâng cao năng lực hệ thống y tế dự phòng từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là các đội vệ sinh phòng dịch của thị xã và các huyện. Chú ý lĩnh vực y tế lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nâng cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật, đổi mới nội dung và nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cường đội ngũ cán bộ giảng dạy ở Trường Trung học y tế để phát triển thành Trường Cao đẳng y tế.
- Củng cố và tăng cường y tế ở xã, phường, thị trấn, ấp, khu vực. Phát triển đội ngũ tình nguyện viên sức khỏe cộng đồng. Bảo đảm 100 % số xã có trạm y tế, được xây dựng kiên cố; có bác sĩ, nữ hộ sinh trung học, dược sĩ trung học (dược tá) và y sĩ y học cổ truyền; có trang bị những thiết bị thiết yếu đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh thông thường cho nhân dân.
5.4/- Tăng cường các chính sách đầu tư:
- Huy động sự đầu tư của Nhà nước và đóng góp của cộng đồng, trong đó đầu tư của Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
- ưu tiên đầu tư cho vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc về các hoạt động y tế dự phòng, y học cổ truyền, các hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại y tế cơ sở, khám chữa bệnh cho người nghèo và các đối tượng chính sách, bảo vệ sức khoẻ bà mẹ, trẻ em.
- Thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ; đổi mới cơ chế và chính sách viện phí. Thực hiện bảo hiểm y tế tự nguyện, tiến tới thực hiện bảo hiểm y tế bắt buộc toàn dân. Thực hiện khám chữa bệnh miễn phí cho gia đình đối tượng chính sách và người nghèo.
- Mở rộng xã hội hóa công tác y tế. Phát triển y, dược tư nhân đúng qui định của nhà nước. Huy động sự đóng góp của cộng đồng trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Tăng cường huy động và điều phối các nguồn viện trợ, đặc biệt là các khoản viện trợ không hoàn lại cho hỗ trợ kỹ thuật và các khoản vay ưu đãi cho đầu tư phát triển.
5.5/- Xã hội hóa công tác y tế:
- Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết số 90/CP của Chính phủ ngày 21/8/1997 về "Phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa". Lồng ghép các yêu cầu bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của nhân dân trong các chính sách vĩ mô về kinh tế, xã hội, các chương trình, dự án phát triển sản xuất, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo.
- Đa dạng hóa các loại hình chăm sóc sức khoẻ, tìm kiếm và khai thác các nguồn đầu tư khác nhau cho y tế như bảo hiểm y tế tự nguyện, viện trợ nước ngoài v.v. Xây dựng các điển hình tiên tiến về vệ sinh môi trường, an toàn cộng đồng.
- Tiếp tục củng cố và phát triển các trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ các tỉnh, thành phố. Phát triển mạng lưới tuyên truyền viên đến xã. Sử dụng các biện pháp và hình thức truyền thông phù hợp để mọi tầng lớp nhân dân và các tổ chức quần chúng tự nguyện tham gia và đóng góp vào việc bảo vệ sức khoẻ cho chính bản thân mình và cộng đồng.
- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong ý thức của nhân dân làm thế nào để mỗi cá nhân phải biết tự bảo vệ và chăm sóc cho bản thân và gia đình, khắc phục tình trạng coi công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân là công việc của riêng ngành y tế.
5.6/- Thuốc và trang thiết bị y tế:
- Đẩy mạnh sản xuất dược phẩm, bảo đảm cung ứng thường xuyên và đủ thuốc thiết yếu có chất lượng đến người dân, thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả.
- Hiện đại hoá mạng lưới phân phối thuốc, chú trọng địa bàn nông thôn, vùng sâu.
5.7/- Phát triển nguồn nhân lực ngành y tế:
- Nâng cao trình độ chuyên môn, tăng cường kỷ luật lao động và y đức của cán bộ y tế.
- Tiêu chuẩn hóa việc đào tạo các loại hình cán bộ cho từng tuyến. Cải cách chương trình giảng dạy, đổi mới nội dung và nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo số lượng cán bộ Y tế theo đầu dân, cán bộ Y tế chuyên khoa, và cân đối số luợng điều dưỡng/ bác sĩ. Đi đôi với việc ban hành các chính sách khuyến khích cán bộ Y tế phù hợp với yêu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong điều kiện mới.
- Đẩy mạnh việc đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa I, chuyên khoa II cho tuyến tỉnh và tuyến huyện, nhất là các cán bộ phụ trách khoa, phòng, cán bộ quản lý. Tăng cường hợp tác với các bệnh viện trong và ngoài nước trong lĩnh vực đào tạo cán bộ y tế.
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ y tế ở cơ sở và các trung tâm chuyên sâu để đảm bảo số lượng cán bộ y tế theo đầu dân, cân đối giữa các chuyên khoa, đồng thời khai thác có hiệu quả các trang thiết bị.
- Thực hiện luân chuyển cán bộ.
5.8/- Tăng cường công tác quản lý:
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về y tế, thường xuyên kiểm tra giám sát các hoạt động y tế, nhất là y, dược tư nhân, xử lý nghiêm những vi phạm y đức người thầy thuốc và những tiêu cực trong hoạt động y tế.
- Tổ chức phối hợp liên ngành như kết hợp Quân - Dân y, các ngành, các đoàn thể, và sự tham gia của cộng đồng trong việc khám chữa bệnh, cấp cứu, chống dịch, phòng chống thảm họa, cải thiện môi trường và giáo dục, truyền thông về sức khoẻ cho mọi nhà, nhất là ở những vùng có nhiều khó khăn trong phòng chống dịch bệnh và khắc phục hậu quả thiên tai.
- Xây dựng các chế độ chính sách áp dụng cho cán bộ y tế công tác tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng kháng chiến, vùng đồng bào dân tộc.
- Nâng cao kiến thức quản lý Nhà nước và pháp luật cho cán bộ trong ngành. Xây dựng và kiện toàn hệ thống tổ chức thanh tra y tế đủ năng lực thực hiện chức năng nhiệm vụ được qui định tại Điều lệ Thanh tra Nhà nước về y tế.
- Thực hiện tốt qui chế dân chủ tại tất cả các cơ sở y tế. Xây dựng phong trào thi đua, đặc biệt là việc xây dựng các đơn vị và cá nhân điển hình tiên tiến trong ngành.
- Phấn đấu tăng mức chi thường xuyên cho Y tế đạt 10% trong tổng chi ngân sách Nhà nước vào năm 2005, 2010, và 12 % năm 2020.
- Về chi xây dựng cơ bản: (đơn vị tính: tỷ đồng)
Nội dung đầu tư |
Tổng vốn đầu tư từ |
Trong đó |
Tổng vốn đầu tư từ |
||||
|
2001- 2005 |
2001 |
2002 |
2003 |
2004 |
2005 |
2006-2010 |
Tổng vốn đầu tư |
481,9 |
55,7 |
172,5 |
106,2 |
99 |
48,5 |
133,5 |
Trong đó : |
|
|
|
|
|
|
|
- Xây dựng mới |
305,8 |
44,6 |
82,5 |
85,2 |
70,5 |
23 |
13,5 |
- Nâng cấp cơ sở |
34,5 |
4,5 |
5 |
6 |
8,5 |
10,5 |
20 |
- Trang thiết bị |
141,6 |
6,6 |
85 |
15 |
20 |
15 |
100 |
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Y tế chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện nội dung Quy hoạch này trong toàn ngành. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài Chính - Vật giá cùng các ngành có liên quan tiến hành thực hiện các mục tiêu và cụ thể hóa Quy hoạch thành chương trình, dự án theo tình hình thực tế từng vùng, từng địa phương và từng bước thực hiện các mục tiêu đã đề ra theo đúng trình tự quy định.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, các Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan ban, ngành tỉnh và Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, thị xã Vị Thanh và các huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM.UBND TỈNH CẦN
THƠ |
Quyết định 64/2001/QĐ-UB phê duyệt Quy hoạch phát triển sự nghiệp Chăm sóc và Bảo vệ sức khỏe nhân dân tỉnh Cần Thơ thời kỳ 2001 - 2005 và định hướng đến năm 2010 - 2020
Số hiệu: | 64/2001/QĐ-UB |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Cần Thơ |
Người ký: | Trần Thanh Mẫn |
Ngày ban hành: | 19/11/2001 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 64/2001/QĐ-UB phê duyệt Quy hoạch phát triển sự nghiệp Chăm sóc và Bảo vệ sức khỏe nhân dân tỉnh Cần Thơ thời kỳ 2001 - 2005 và định hướng đến năm 2010 - 2020
Chưa có Video