BỘ NỘI VỤ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 605/QĐ-BNV |
Hà Nội, ngày 14 tháng 05 năm 2021 |
PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG) LIÊN ĐOÀN BÓNG ĐÁ VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Sắc lệnh số 102/SL-L004 ngày 20 tháng 5 năm 1957 ban hành Luật quy định quyền lập hội;
Căn cứ Nghị định số 34/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/210/NĐ-CP;
Xét đề nghị của Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đã được Đại hội thường niên năm 2020 của Liên đoàn thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ và Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
LIÊN
ĐOÀN BÓNG ĐÁ VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 605/QĐ-BNV ngày 14 tháng 05 năm 2021 của
Bộ trưởng Bộ Nội vụ)
Điều 1. Tên gọi, tôn chỉ, mục đích
1. Tên gọi, biểu trưng:
a) Tên tiếng Việt: Liên đoàn Bóng đá Việt Nam;
b) Tên viết tắt: LĐBĐVN;
c) Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Football Federation;
d) Tên viết tắt: VFF;
đ) Biểu trưng:
Biểu trưng này đã đăng ký bản quyền theo pháp luật Việt Nam.
2. Tôn chỉ, mục đích
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp về bóng đá và các hoạt động liên quan đến bóng đá trong phạm vi Việt Nam và quốc tế, tập hợp các thành viên để phát triển phong trào bóng đá các lứa tuổi, nam, nữ, nghiệp dư và chuyên nghiệp nhằm mục đích xây dựng nền bóng đá Việt Nam phát triển lành mạnh, rèn luyện sức khỏe, thể lực cho quần chúng nhân dân; góp phần nâng cao thành tích và vị thế của bóng đá Việt Nam trong khu vực và thế giới.
Trong Điều lệ này, các thuật ngữ, từ ngữ, tên viết tắt dưới đây được hiểu như sau:
1. FIFA (Federation Internationale de Football Assticiation): Liên đoàn Bóng đá Quốc tế;
2. Liên đoàn Bóng đá Châu lục là một nhóm các Liên đoàn Bóng đá quốc gia thuộc về cùng một châu lục (hoặc có cùng khu vực địa lý) bao gồm cả Liên đoàn Bóng đá Châu Á (AFC) được FIFA công nhận là thành viên;
3. Liên đoàn Bóng đá quốc gia: Tổ chức quản lý bóng đá đại diện cho nền bóng đá của một quốc gia được FIFA công nhận là thành viên;
4. Thành viên: Tổ chức, đơn vị được Đại hội Liên đoàn Bóng đá Việt Nam công nhận là thành viên của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam;
5. Câu lạc bộ bóng đá (CLB), đội bóng: Thành viên của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam;
6. Quan chức trong lĩnh vực bóng đá: Bao gồm lãnh đạo, ủy viên các ban, các huấn luyện viên (HLV), trọng tài, những cán bộ tham gia và chịu trách nhiệm về chuyên môn, y tế và hành chính của: FIFA, AFC, LĐBĐVN, đơn vị tổ chức giải bóng đá, CLB, đội bóng (ngoại trừ cầu thủ và đơn vị trung gian);
7. Cầu thủ: Cầu thủ bóng đá đã được CLB, đội bóng đăng ký đăng ký với Liên đoàn Bóng đá Việt Nam;
8. Ban lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá Việt Nam gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Ủy viên Ban Chấp hành (BCH).
9. Tòa án nhân dân: Là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gồm: Toà án nhân dân tối cao và các Toà án khác do luật định;
10. IFAB (International Football Association Board): Hội đồng Liên đoàn Bóng đá Quốc tế có thẩm quyền ban hành và sửa đổi, bổ sung Luật Thi đấu bóng đá;
11. CAS (Court of Arbitration for Sports): Toà Trọng tài Thể thao quốc tế đặt tại Lausanne, Thụy Sỹ;
12. Điều lệ và các quy định chuyên môn gồm: Điều lệ, quy chế, Luật Thi đấu bóng đá, Luật Thi đấu Futsal, nghị quyết, các quy định, hướng dẫn và các quyết định có liên quan của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và các tổ chức bóng đá quốc tế mà Liên đoàn Bóng đá Việt Nam là thành viên;
13. Futsal: Là môn bóng đá thi đấu trong nhà giữa 02 (hai) đội, mỗi đội gồm 05 (năm) cầu thủ chính theo luật thi đấu futsal của FIFA;
14. Môn bóng đá: Môn thể thao do FIFA quản lý và tổ chức theo quy định của Luật Thi đấu bóng đá;
15. Trọng tài xét xử: Thực hiện chức năng xét xử trong lĩnh vực bóng đá.
Điều 3. Địa vị pháp lý, trụ sở
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo quy định của Điều lệ này.
Trụ sở của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đặt tại Đường Lê Quang Đạo, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Số điện thoại: 024.37332644, 024.38452480. Số fax: 024.38233119, 024.37341349. Địa chỉ website: www.vff.org.vn. Email: vietnamff@gmail.com (hộp thư điện tử quốc tế) và vanphong@vff.org.vn (hộp thư điện tử trong nước).
Điều 4. Phạm vi, lĩnh vực hoạt động
1. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực bóng đá trên phạm vi cả nước. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam là thành viên của Ủy ban Olympic Việt Nam, FIFA và AFC.
2. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ và các bộ, ngành khác có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
Điều 5. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản; dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch; thống nhất hành động, quyết định theo đa số; tuân thủ hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
1. Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích hoạt động của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
2. Huy động và tập hợp các thành viên tham gia phát triển phong trào bóng đá Việt Nam, góp phần nâng cao thể chất nhân dân, phát hiện và bồi dưỡng tài năng bóng đá theo quy định của pháp luật.
3. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống đào tạo tài năng bóng đá các lứa tuổi, các đội tuyển quốc gia theo định hướng bóng đá chuyên nghiệp.
4. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thi đấu bóng đá quốc gia phù hợp với hệ thống thi đấu của khu vực, Châu lục và thế giới theo quy định của pháp luật.
5. Xây dựng nền bóng đá Việt Nam phát triển lành mạnh, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực như tham nhũng, hối lộ, dàn xếp tỷ số, mua bán độ, phân biệt chủng tộc, tình trạng bạo lực, xô xát trong thi đấu, dùng các chất kích thích bị cấm và các hành vi bị cấm khác trong bóng đá.
6. Ban hành theo thẩm quyền và đảm bảo thực hiện các quy định trong hoạt động quản lý, kiểm soát và điều hành môn bóng đá, trong đó bao gồm cả việc tổ chức các trận đấu và các giải bóng đá; đăng ký và quản lý HLV, trọng tài, cầu thủ; quản lý hoạt động chuyển nhượng, cho mượn cầu thủ; khai thác quyền thương mại, quyền truyền thông trong các giải đấu, các sự kiện do LĐBĐVN quản lý, tổ chức phù hợp với các quy định có liên quan của luật pháp quốc gia và của các tổ chức bóng đá quốc tế mà Liên đoàn Bóng đá Việt Nam là thành viên.
7. Tôn trọng và ngăn ngừa bất kỳ vi phạm nào đối với Điều lệ và các quy định chuyên môn; đảm bảo các thành viên của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam tôn trọng Điều lệ, và các quy định chuyên môn.
8. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ chuyên môn, HLV, giảng viên, trọng tài bóng đá.
2. Phối hợp, tham gia với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý các hoạt động hợp tác quốc tế về bóng đá theo quy định của pháp luật. Hợp tác chặt chẽ với FIFA, AFC, các Liên đoàn Bóng đá quốc gia và các đối tác khác trong xây dựng và triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế về bóng đá theo quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và Điều lệ của các tổ chức bóng đá quốc tế.
3. Tổ chức, quản lý, điều hành các giải bóng đá quốc gia và đăng cai tổ chức các giải bóng đá quốc tế (bao gồm cả các trận đấu giao hữu) được tổ chức tại Việt Nam, đảm bảo tuân thủ Điều lệ, các quy định chuyên môn và quy định của pháp luật.
4. Cấp phép, trao quyền cho một thành viên hoặc đơn vị, tổ chức khác đăng cai giải bóng đá thuộc quyền quản lý, tổ chức của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam trên cơ sở Điều lệ giải được Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thông qua và quy định của pháp luật.
5. Phát triển các thành viên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên thuộc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam theo quy định của pháp luật.
6. Hỗ trợ các tổ chức bóng đá ở các địa phương, các ngành về chuyên môn, nghiệp vụ.
7. Giải quyết tranh chấp giữa thành viên với cầu thủ, HLV, đơn vị trung gian và tranh chấp chuyển nhượng cầu thủ giữa các thành viên.
8. Huy động các nguồn lực và tổ chức các hoạt động kinh tế theo quy định của pháp luật để tạo nguồn kinh phí phát triển bóng đá.
9. Tuyển chọn vận động viên, HLV tham gia các đội tuyển quốc gia và cử cán bộ, HLV, trọng tài, các đội tuyển quốc gia đi học tập, công tác, tập huấn, thi đấu ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
10. Ký hợp đồng với chuyên gia nước ngoài theo quy định của pháp luật.
11. Đề xuất và tham gia với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về chiến lược, kế hoạch và chính sách để phát triển bóng đá theo quy định của pháp luật. Xây dựng cơ sở vật chất, phục vụ cho việc tập huấn và thi đấu bóng đá.
12. Sở hữu tất cả các quyền phát sinh từ các giải đấu và các sự kiện thuộc quyền quản lý, tổ chức, điều hành của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, trong đó bao gồm các quyền về tài chính; quyền thu thanh, ghi hình; sản xuất; phát thanh, truyền hình; truyền thông đa phương tiện; quảng cáo, tiếp thị; các quyền khác theo quy định của pháp luật.
13. Trao quyền sử dụng và phân phối hình ảnh, âm thanh và các hình thức dữ liệu khác của các trận đấu và các sự kiện thuộc quyền quản lý, tổ chức và điều hành của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam phù hợp với quy định của luật pháp quốc gia và của các tổ chức bóng đá quốc tế mà Liên đoàn Bóng đá Việt Nam là thành viên.
14. Các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Không phân biệt đối xử
Nghiêm cấm mọi hình thức phân biệt về chủng tộc, nguồn gốc, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính trị hoặc bất kỳ lý do nào khác trong các hoạt động bóng đá do Liên đoàn Bóng đá Việt Nam quản lý, tổ chức và điều hành. Hành vi phân biệt đối xử sẽ bị xử phạt bằng hình thức đình chỉ hoặc khai trừ.
1. Tư cách của cầu thủ và các quy định về chuyển nhượng cầu thủ được BCH Liên đoàn Bóng đá Việt Nam quy định dựa trên các văn bản hiện hành của FIFA về tư cách và chuyển nhượng cầu thủ.
2. Cầu thủ được đăng ký, chuyển nhượng theo quy định của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
Điều 10. Áp dụng Luật Thi đấu Bóng đá
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và các thành viên của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam tuân theo Luật Thi đấu bóng đá do IFAB ban hành và Luật Thi đấu futsal do Hội đồng FIFA ban hành. Chỉ IFAB có quyền ban hành và sửa đổi, bổ sung Luật Thi đấu bóng đá và chỉ Hội đồng FIFA có quyền ban hành và sửa đổi, bổ sung Luật Thi đấu futsal.
Các thành viên, đơn vị trực thuộc và cán bộ thuộc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam phải tuân theo Điều lệ, quy chế, các hướng dẫn, quyết định và các chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp của FIFA, AFC và LĐBĐVN trong mọi hoạt động.
Điều 12. Ngôn ngữ chính thức của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam
Ngôn ngữ chính thức của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam là tiếng Việt, ngôn ngữ giao dịch quốc tế chính thức là tiếng Anh. Các văn kiện, văn bản chính thức được soạn thảo bằng tiếng Việt và tiếng Anh có giá trị pháp lý như nhau. Trường hợp có sự không thống nhất trong việc hiểu các văn bản thì văn bản bằng tiếng Việt là căn cứ chuẩn.
Điều 13. Thành viên của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam
1. Các thành viên của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, các quy định của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và của các tổ chức bóng đá quốc tế mà Liên đoàn Bóng đá Việt Nam là thành viên.
2. Thành viên của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam gồm:
a) Các CLB tham gia các giải bóng đá Vô địch quốc gia, hạng Nhất quốc gia;
b) Các CLB, đội bóng tham gia các giải bóng đá hạng Nhì quốc gia, bóng đá nữ quốc gia, Futsal quốc gia.
c) Liên đoàn Bóng đá tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), đơn vị tổ chức các giải bóng đá quốc gia.
3. Thành viên của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có thể đồng thời là thành viên của Liên đoàn Bóng đá cấp tỉnh.
Điều 14. Thể thức gia nhập Liên đoàn Bóng đá Việt Nam
1. Những tổ chức theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Điều lệ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam muốn trở thành thành viên của Liên đoàn phải nộp hồ sơ xin gia nhập Liên đoàn Bóng đá Việt Nam theo quy định tại Khoản 2 của Điều này.
2. Hồ sơ xin gia nhập Liên đoàn Bóng đá Việt Nam gồm:
a) Đơn xin gia nhập Liên đoàn Bóng đá Việt Nam;
b) Bản sao Điều lệ và quy chế của tổ chức xin gia nhập;
c) Quy chế hoạt động (đối với thành viên là CLB, đội bóng) hoặc quyết định thành lập CLB, đội bóng do cơ quan có thẩm quyền ban hành;
d) Danh sách lãnh đạo chủ chốt đại diện cho tổ chức (những người có thẩm quyền ký các cam kết với bên thứ ba);
đ) Văn bản cam kết:
- Tuân thủ Điều lệ, các quy định chuyên môn và bảo đảm rằng các thành viên, CLB, quan chức, cầu thủ của mình và đơn vị trung gian cũng tuân thủ Điều lệ và các quy định chuyên môn;
- Công nhận thẩm quyền giải quyết tranh chấp của cơ quan do Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thành lập, đồng thời công nhận và tôn trọng các quyết định giải quyết tranh chấp của cơ quan do FIFA thành lập và của CAS;
- Chỉ tổ chức và tham gia các trận đấu, giải bóng đá chính thức và giao hữu khi được sự cho phép của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, Liên đoàn Bóng đá Châu lục có liên quan, FIFA;
- Trụ sở chính của cơ quan đã được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và đặt trên lãnh thổ Việt Nam;
- Tham gia các trận đấu, giải bóng đá chính thức do Liên đoàn Bóng đá Việt Nam quản lý, tổ chức;
- Đảm bảo cơ cấu pháp lý của tổ chức muốn trở thành thành viên tự đưa ra những quyết định độc lập mà không bị tác động của bất kỳ tổ chức nào khác.
3. Thẩm quyền công nhận thành viên thuộc về Đại hội Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. Thành viên có các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 14 và Điều 15 của Điều lệ này ngay sau khi được công nhận.
1. Được tham dự Đại hội Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, được thông báo trước về chương trình, nội dung Đại hội, được triệu tập dự Đại hội, được quyền phát biểu ý kiến và biểu quyết tại Đại hội.
2. Được đề cử, bầu ban lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, Ban Kiểm tra và Trưởng Ban Kiểm tra.
Văn bản đề cử của thành viên phải được gửi về Liên đoàn Bóng đá Việt Nam ít nhất 60 (sáu mươi) ngày trước khi diễn ra Đại hội.
3. Được đề xuất các nội dung công việc để đưa vào chương trình Đại hội; đề xuất, thảo luận và biểu quyết về chiến lược, chủ trương, kế hoạch hoạt động của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
4. Được thông báo về tình hình hoạt động của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam; giám sát hoạt động của BCH và các cơ quan, thành viên của Liên đoàn.
5. Được tham gia thi đấu tại các giải bóng đá do Liên đoàn Bóng đá Việt Nam quản lý, tổ chức theo quy định của Điều lệ giải. Được ưu tiên sử dụng các cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện, thi đấu của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam khi có nhu cầu phù hợp.
6. Được Liên đoàn Bóng đá Việt Nam bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong hoạt động bóng đá. Được khen thưởng khi có thành tích xuất sắc.
7. Được hưởng các quyền khác theo quy định của Điều lệ này và các quy định của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
Điều 16. Nghĩa vụ của thành viên
1. Chấp hành Điều lệ và các quy định chuyên môn; đồng thời, đảm bảo các thành viên, CLB, quan chức, cầu thủ của mình và đơn vị trung gian cũng tuân thủ Điều lệ và các quy định chuyên môn.
2. Thực hiện bầu ban lãnh đạo, Ban Kiểm tra và Trưởng Ban Kiểm tra theo quy định của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
3. Tích cực tham gia các hoạt động của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, góp phần phát triển và nâng cao trình độ bóng đá Việt Nam.
4. Đóng niên liễm, phí và lệ phí đầy đủ và đúng hạn theo quy định.
5. Quy định trong Điều lệ của tổ chức (hoặc quy chế hoạt động của thành viên) việc bất kỳ tranh chấp nào về bóng đá của chính thành viên đó hoặc tổ chức của thành viên đó liên quan đến Điều lệ, Quy chế của FIFA, AFC hoặc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thuộc thẩm quyền giải quyết của FIFA, AFC hoặc LĐBĐVN và không công nhận việc đưa các tranh chấp ra giải quyết tại Tòa án nhân dân; tôn trọng nguyên tắc, hành vi thể thao cao thượng, trung thực.
6. Thông báo kịp thời tới Liên đoàn Bóng đá Việt Nam tất cả những sửa đổi, bổ sung Điều lệ, quy chế hoạt động (nếu có) và các quy định khác có liên quan đến tổ chức mình; danh sách cán bộ chủ chốt hoặc những người được ủy quyền đại diện.
7. Không duy trì quan hệ thể thao với các tổ chức không được công nhận hoặc với các thành viên đã bị đình chỉ hoặc khai trừ.
8. Không được đồng thời là thành viên của một Liên đoàn Bóng đá quốc gia khác và không được phép tham gia các hoạt động bóng đá trên lãnh thổ của Liên đoàn Bóng đá quốc gia khác nếu không được sự cho phép của Liên đoàn Bóng đá quốc gia đó, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, Liên đoàn Bóng đá Châu lục có liên quan, FIFA.
9. Đảm bảo tuân thủ các cam kết khi gia nhập Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
10. Báo cáo Liên đoàn Bóng đá Việt Nam về hoạt động của tổ chức mình và của các thành viên của tổ chức mình.
11. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ khác theo quy định của Điều lệ này và các quy định có liên quan của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, AFC và FIFA.
Điều 17. Tư cách của thành viên
1. Các thành viên của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đều trực thuộc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, thực hiện các quyền và nghĩa vụ nêu tại Điều lệ này. Điều lệ và quy định của các thành viên do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Thành viên có quyền quyết định về các vấn đề có liên quan đến tư cách thành viên một cách độc lập.
2. Không một cá nhân hay tổ chức nào có quyền quản lý nhiều hơn một CLB hoặc đội bóng tham gia cùng một giải đấu, vì điều này làm ảnh hưởng tới tính trung thực của trận đấu hay giải đấu.
Điều 18. Đình chỉ và tạm đình chỉ thành viên
1. Đại hội có quyền đình chỉ thành viên vi phạm nghiêm trọng hoặc nhiều lần nghĩa vụ của thành viên (quy định tại Điều 15 Điều lệ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam). Quyết định đình chỉ được thông qua khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số đại biểu có quyền biểu quyết có mặt tán thành.
2. Nếu một thành viên vi phạm nghiêm trọng hoặc nhiều lần nghĩa vụ của thành viên, BCH có quyền tạm đình chỉ thành viên đó. Quyết định tạm đình chỉ của BCH được thông qua khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số Ủy viên BCH có mặt biểu quyết tán thành và có hiệu lực tới kỳ Đại hội tiếp theo, trừ trường hợp việc tạm đình chỉ đã được BCH quyết định thôi áp dụng trước khi Đại hội diễn ra. Trường hợp không được Đại hội thông qua, quyết định tạm đình chỉ thành viên do BCH ban hành sẽ chấm dứt hiệu lực.
3. Thành viên không tham gia hoạt động bóng đá của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam trong vòng một năm (hoặc một mùa giải) thì tạm thời mất quyền thành viên, Đại hội xem xét và quyết định tư cách thành viên của thành viên đó. Trong thời gian tạm đình chỉ, thành viên đó không được tham gia đề cử, ứng cử, bầu cử, biểu quyết; không được bổ nhiệm và giao trách nhiệm mới trong tổ chức và hoạt động của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
4. Thành viên bị đình chỉ (hoặc tạm đình chỉ) sẽ mất các quyền thành viên. Các thành viên khác không được phép liên hệ về các vấn đề liên quan đến bóng đá với thành viên bị đình chỉ (hoặc tạm đình chỉ).
1. Đại hội khai trừ thành viên theo đề nghị của BCH trong các trường hợp sau đây:
a) Thành viên không hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Liên đoàn Bóng đá Việt Nam;
b) Thành viên vi phạm nghiêm trọng Điều lệ, các quy chế, quy định, nghị quyết, hướng dẫn và các quyết định của FIFA, AFC và Liên đoàn Bóng đá Việt
2. Ủy viên BCH được đề nghị khai trừ thành viên bằng văn bản với lý do chính đáng và phải gửi đến tất cả các ủy viên BCH.
3. Thành viên bị đề nghị khai trừ có quyền nêu ý kiến để bảo vệ quyền lợi của mình.
4. Đề nghị khai trừ thành viên được thông qua khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số Ủy viên BCH có mặt biểu quyết tán thành, đề nghị khai trừ được đưa vào chương trình Đại hội và được gửi tới tất cả các thành viên.
5. Việc khai trừ thành viên chỉ có hiệu lực khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số đại biểu có quyền biểu quyết có mặt tán thành.
6. Thành viên bị khai trừ phải dừng ngay mọi hoạt động bóng đá.
Điều 20. Ra khỏi Liên đoàn Bóng đá Việt Nam
Thành viên muốn xin ra khỏi Liên đoàn Bóng đá Việt Nam phải có đơn gửi đến BCH Liên đoàn Bóng đá Việt Nam ít nhất 03 (ba) tháng trước khi ra khỏi Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và phải hoàn thành các nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ có liên quan đến Liên đoàn, các tổ chức và cá nhân khác.
Điều 21. Chấm dứt tư cách thành viên
1. Tư cách của một thành viên chấm dứt khi thành viên đó bị đình chỉ, khai trừ, giải thể, tự xin ra khỏi Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
2. Một thành viên chấm dứt tư cách thành viên thì mọi quyền và lợi ích của thành viên đó bị hủy bỏ, nhưng vẫn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác có liên quan đến Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, các tổ chức và cá nhân khác.
Điều 22. Cơ cấu tổ chức của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam
1. Đại hội.
2. Ban chấp hành.
3. Thường trực Ban chấp hành.
4. Ban Kiểm tra.
5. Các ban chức năng và Hội đồng Tư vấn.
6. Bộ phận Pháp chế.
7. Bộ phận hành chính.
8. Tổ chức trực thuộc.
Điều 23. Đại hội Liên đoàn Bóng đá Việt Nam
1. Đại hội Liên đoàn Bóng đá Việt Nam là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. Đại hội tổ chức cuộc họp bao gồm tất cả các thành viên của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. Chỉ có Đại hội được tổ chức đúng quy định của pháp luật mới có quyền ban hành các quyết định.
2. Đại hội Liên đoàn Bóng đá Việt Nam gồm: Đại hội nhiệm kỳ được tiến hành bốn năm một lần, Đại hội thường niên được tiến hành một năm một lần và Đại hội bất thường.
3. Chủ tịch đoàn chủ trì Đại hội theo nội dung chương trình đã được thông qua trước đó.
Điều 24. Đại biểu và quyền biểu quyết
1. Đại hội bao gồm 72 (bảy mươi hai) đại biểu có quyền biểu quyết và bỏ phiếu. Mỗi đại biểu đại diện cho một tổ chức thành viên. Số lượng đại biểu có quyền biểu quyết và bỏ phiếu được phân bổ như sau:
a) 14 (mười bốn) CLB tham gia giải bóng đá Vô địch quốc gia: Mỗi CLB một đại biểu;
b) 13 (mười ba) CLB hạng Nhất quốc gia: Mỗi CLB một đại biểu;
c) 10 (mười) CLB/ đội bóng hạng Nhì quốc gia: Mỗi CLB/ đội bóng một đại biểu;
d) 07 (bảy) CLB/ đội bóng đá nữ: Mỗi CLB/ đội bóng một đại biểu;
đ) 06 (sáu) CLB futsal: Mỗi CLB một đại biểu;
e) 20 (hai mươi) Liên đoàn Bóng đá cấp tỉnh: Mỗi Liên đoàn một đại biểu;
g) 02 (hai) đơn vị tổ chức giải bóng đá quốc gia: Mỗi đơn vị một đại biểu.
Mỗi thành viên được cử thêm một đại biểu ngoài danh sách nêu trên tham dự Đại hội nhưng đại biểu cử thêm không có quyền biểu quyết.
Trường hợp thay đổi về số lượng tổ chức thành viên theo quyết định của Đại hội LĐBĐVN không dẫn đến việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
2. Đại biểu phải thuộc về thành viên mà họ đại diện, được quyết định bởi cơ quan có thẩm quyền của thành viên đó và phải chứng minh về tư cách đại biểu khi được yêu cầu.
3. Mỗi đại diện của thành viên có quyền biểu quyết và số lượng phiếu bầu bằng nhau trong Đại hội. Chỉ có đại biểu đại diện cho mỗi thành viên có quyền biểu quyết và bỏ phiếu có mặt tại Đại hội mới được quyền biểu quyết và bỏ phiếu. Không được bỏ phiếu thay hoặc bỏ phiếu qua thư.
4. BCH và Tổng thư ký tham dự Đại hội nhưng không có quyền biểu quyết. Trong suốt nhiệm kỳ, các ủy viên BCH không được quyền đại diện cho các thành viên để biểu quyết tại Đại hội.
5. BCH đương nhiệm có trách nhiệm mời các cá nhân được các thành viên đề cử vào ban lãnh đạo, Ban Kiểm tra và Trưởng Ban Kiểm tra Liên đoàn Bóng đá Việt Nam tham dự Đại hội (các cá nhân này không phải là đại biểu đại diện của thành viên nên không có quyền biểu quyết tại Đại hội).
6. BCH đương nhiệm có quyền mời một hoặc nhiều cá nhân có đóng góp hiệu quả cho sự phát triển bóng đá Việt Nam và các đại biểu khác tham dự Đại hội với tư cách khách mời. Các khách mời không có quyền biểu quyết.
7. Trưởng Ban Kiểm tra, Trưởng Ban Kỷ luật và Trưởng Ban Giải quyết khiếu nại được mời tham dự Đại hội nhưng không có quyền biểu quyết.
1. Đại hội nhiệm kỳ:
a) Sửa đổi và thông qua Điều lệ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và các quy định đảm bảo thực hiện Điều lệ;
b) Kiểm điểm công tác và đề ra phương hướng hoạt động của nhiệm kỳ;
c) Thông qua báo cáo kiểm điểm của BCH và các báo cáo khác do BCH trình lên Đại hội;
d) Thông qua báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán và ngân sách;
đ) Công nhận, đình chỉ tư cách thành viên, khai trừ hoặc thông qua việc ra khỏi LĐBĐVN của thành viên;
e) Bầu các ủy viên BCH, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ban Kiểm tra và Trưởng Ban Kiểm tra;
g) Biểu quyết về đề nghị giải thể Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (nếu có);
h) Chỉ định cơ quan kiểm toán độc lập theo đề xuất của BCH;
i) Ấn định mức nộp phí, lệ phí, niên liễm của thành viên;
k) Thảo luận và thông qua nghị quyết của Đại hội;
l) Các vấn đề khác được Đại hội chấp thuận xem xét.
2. Đại hội thường niên: Thực hiện các quyền như Đại hội nhiệm kỳ, ngoại trừ quy định tại các điểm b, e, h khoản 1 Điều này, được tiến hành như sau:
a) Kiểm điểm công tác năm và đề ra phương hướng hoạt động, nhiệm vụ cho năm sau hoặc bổ sung mục tiêu, nhiệm vụ của nhiệm kỳ nếu thấy cần thiết;
b) Miễn nhiệm, bãi nhiệm ủy viên BCH và chức danh khác do Đại hội bầu (nếu có). Bầu ủy viên BCH và chức danh khác thuộc thẩm quyền của Đại hội nếu các chức danh đó bị khuyết;
c) Thay đổi cơ quan kiểm toán độc lập theo đề xuất của BCH.
Điều 26. Số lượng đại biểu trong Đại hội
1. Đại hội Liên đoàn Bóng đá Việt Nam được tiến hành khi có trên 1/2 (một phần hai) tổng số đại biểu đại diện cho các thành viên có mặt.
2. Nếu số lượng đại biểu đại diện cho các thành viên không đủ để tiến hành Đại hội thì trong vòng 24 (hai mươi tư) giờ kế tiếp, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam sẽ tổ chức Đại hội lần hai với chương trình của Đại hội thứ nhất mà không yêu cầu phải đạt số lượng đại biểu như nêu tại khoản 1 Điều này.
3. Đại hội lần hai quyết định theo thẩm quyền những nội dung trong chương trình Đại hội, ngoại trừ sửa đổi Điều lệ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, bầu ban lãnh đạo Liên đoàn, Ban Kiểm tra và Trưởng Ban Kiểm tra, miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh do Đại hội bầu, đình chỉ, khai trừ thành viên hoặc giải thể.
Điều 27. Quyết định của Đại hội
1. Trừ trường hợp có quy định khác trong Điều lệ này, quyết định của Đại hội được thông qua khi có trên 1/2 (một phần hai) tổng số đại biểu có quyền biểu quyết có mặt tán thành.
2. Đại hội có thể biểu quyết bằng hình thức giơ thẻ (thẻ màu xanh là đồng ý, thẻ màu đỏ là không đồng ý) hoặc bỏ phiếu kín hoặc qua các phương tiện điện tử, việc quyết định hình thức biểu quyết do Đại hội quyết định. Nếu biểu quyết bằng hình thức giơ thẻ không cho kết quả rõ ràng thì tiếp tục tiến hành thông qua việc hỏi ý kiến từng đại biểu bằng việc gọi tên từng đại biểu theo thứ tự bảng chữ cái. Nếu biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín, các phiếu trắng hoặc ghi sai quy định hoặc không tham gia bỏ phiếu sẽ không được tính vào kết quả bỏ phiếu.
1. Việc bầu Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, ủy viên BCH được thực hiện trực tiếp tại Đại hội bằng hình thức bỏ phiếu kín. Ban Kiểm tra và Trưởng Ban Kiểm tra được bầu trực tiếp tại Đại hội bằng hình thức bỏ phiếu kín hoặc bằng hình thức giơ thẻ theo quyết định của Đại hội.
Trong trường hợp chỉ có 01 ứng cử viên cho chức danh Chủ tịch, Đại hội có thể quyết định bầu bằng hình thức giơ thẻ. Ứng cử viên trúng cử chức danh Chủ tịch phải đạt trên 1/2 số thẻ đồng ý.
2. Chủ tịch và các Phó Chủ tịch trúng cử nếu được trên 1/2 (một phần hai) phiếu hợp lệ. Nếu sau lần bỏ phiếu đầu tiên, không có ứng cử viên nào trúng chức danh Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch thì 02 (hai) ứng cử viên có số phiếu cao nhất sẽ tham gia vòng bỏ phiếu tiếp theo.
3. Các ủy viên BCH (ngoài chức danh Chủ tịch và Phó Chủ tịch) trúng cử nếu được trên 1/2 (một phần hai) phiếu hợp lệ trong lần bỏ phiếu đầu tiên. Nếu trong lần bỏ phiếu đầu tiên chưa bầu đủ số lượng ủy viên BCH, trong lần bỏ phiếu thứ hai các vị trí còn lại sẽ được tính dựa trên số phiếu cao hơn (ứng cử viên trúng cử có số phiếu nhiều hơn ứng cử viên khác). Nếu trong lần bỏ phiếu thứ hai có từ 02 (hai) ứng cử viên có cùng số phiếu trở lên thì sẽ tổ chức bỏ phiếu cho những ứng cử viên có cùng số phiếu cho đến khi bầu đủ số lượng ủy viên BCH.
Điều 29. Thông báo tổ chức Đại hội
1. Thời gian và địa điểm tổ chức Đại hội do BCH quyết định và thông báo bằng văn bản tới các thành viên, các ủy viên BCH chậm nhất là 30 (ba mươi) ngày trước ngày Đại hội. Trường hợp Đại hội bất thường, phải gửi văn bản thông báo trước 30 (ba mươi) ngày trước ngày Đại hội.
2. Các văn bản của Đại hội được gửi tới các thành viên và các ủy viên BCH chậm nhất là 10 (mười) ngày trước ngày Đại hội, bao gồm:
a) Chương trình Đại hội;
b) Danh sách chính thức các ứng cử viên các chức danh được bầu tại Đại hội.
c) Các tài liệu liên quan khác.
1. Tổng thư ký báo cáo nội dung chương trình Đại hội dựa trên đề xuất của BCH và các thành viên. Các đề xuất của BCH và thành viên về nội dung chương trình Đại hội phải gửi đến Tổng thư ký bằng văn bản ít nhất 40 (bốn mươi) ngày trước khi Đại hội chính thức diễn ra.
2. Chương trình Đại hội gồm:
a) Thông qua báo cáo kiểm tra tư cách đại biểu dự Đại hội của Ban Kiểm tra tư cách đại biểu;
b) Tuyên bố Đại hội đã được triệu tập theo quy định của Điều lệ LĐBĐVN;
c) Phát biểu khai mạc của Chủ tịch;
d) Bầu Chủ tịch đoàn và Ban Thư ký Đại hội;
đ) Thông qua chương trình Đại hội;
e) Báo cáo và thông qua các báo cáo, trong đó có báo cáo tài chính và báo cáo ngân sách do BCH đệ trình;
g) Thông qua sửa đổi, bổ sung Điều lệ (nếu có);
h) Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Đại hội do thành viên hoặc BCH đề xuất;
i) Quyết định thành viên bị đình chỉ, khai trừ hoặc xin ra khỏi Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (nếu có);
k) Bầu Ban lãnh đạo, Ban Kiểm tra, Trưởng Ban Kiểm tra Liên đoàn Bóng đá Việt Nam;
l) Miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh do Đại hội bầu (nếu có);
m) Bổ nhiệm đơn vị kiểm toán độc lập theo đề xuất của BCH;
n) Phê duyệt báo cáo kiểm điểm của BCH và các báo cáo khác BCH trình Đại hội;
o) Ấn định mức phí, lệ phí và niên liễm của thành viên;
p) Thảo luận các vấn đề do thành viên hoặc BCH đề xuất;
q) Thông qua nghị quyết Đại hội.
3. Chương trình Đại hội có thể thay đổi khi có trên 1/2 (một phần hai) tổng số đại biểu có mặt tại Đại hội có quyền biểu quyết yêu cầu.
4. Đại hội không được quyền quyết định những nội dung không có trong chương trình Đại hội.
Điều 31. Việc triệu tập Đại hội bất thường
1. BCH triệu tập Đại hội bất thường khi có một trong các lý do sau:
a) Có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên BCH hoặc ít nhất 1/2 (một phần hai) tổng số thành viên đề nghị bằng văn bản;
b) Trường hợp vị trí Chủ tịch bị bỏ trống trong thời gian từ 06 (sáu) tháng trở lên của nhiệm kỳ;
c) Trong trường hợp có 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên BCH bị trống;
d) Biểu quyết về đề nghị giải thể Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (nếu có).
2. Đề nghị triệu tập Đại hội bất thường phải nêu rõ các nội dung trong chương trình họp. Đại hội bất thường sẽ được tổ chức trong vòng 60 (sáu mươi) ngày kể từ khi nhận được đề nghị. Nếu Đại hội bất thường không được triệu tập trong khoảng thời gian này, các ủy viên BCH hoặc các thành viên đã đề nghị có thể tự tổ chức Đại hội và có thể yêu cầu sự trợ giúp của FIFA khi cần thiết (trình tự, thủ tục tiến hành tự tổ chức Đại hội do BCH quy định cụ thể phù hợp với quy định pháp luật). Các thành viên sẽ được thông báo ngày giờ, địa điểm và chương trình Đại hội ít nhất 30 (ba mươi) ngày trước khi Đại hội bất thường diễn ra.
3. Nếu BCH đề nghị họp Đại hội bất thường thì nội dung chương trình Đại hội do BCH đưa ra. Nếu các thành viên đề nghị họp Đại hội bất thường thì nội dung chương trình Đại hội do các thành viên đó đưa ra. Nội dung chương trình Đại hội bất thường không được thay đổi.
Điều 32. Sửa đổi Điều lệ, quy định hướng dẫn áp dụng Điều lệ và trình tự tiến hành Đại hội
1. Đề nghị sửa đổi Điều lệ của BCH hoặc thành viên phải được làm bằng văn bản nêu rõ lý do đề nghị và gửi về Văn phòng Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. Đề nghị của một thành viên chỉ được coi là hợp lệ nếu có ít nhất 02 (hai) thành viên khác ủng hộ.
2. Đề nghị sửa đổi Điều lệ được thông qua nếu được 3/4 (ba phần tư) tổng số đại biểu có quyền biểu quyết có mặt tại Đại hội tán thành.
3. Đề nghị sửa đổi quy định hướng dẫn áp dụng Điều lệ và trình tự tiến hành Đại hội phải được BCH hoặc thành viên làm bằng văn bản nêu rõ lý do đề nghị và gửi về Văn phòng Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
4. Đề nghị sửa đổi quy định hướng dẫn áp dụng Điều lệ và trình tự tiến hành Đại hội được thông qua nếu được trên 1/2 (một phần hai) thành viên có quyền biểu quyết có mặt tại Đại hội tán thành.
Tổng thư ký chịu trách nhiệm tổ chức ghi biên bản Đại hội. Biên bản sẽ được các thành viên (được chỉ định) kiểm tra, sau khi hoàn thiện sẽ lưu tại Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
Điều 34. Hiệu lực của nghị quyết Đại hội
1. Nghị quyết được Đại hội thông qua có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, trừ khi Đại hội quy định ngày có hiệu lực khác.
2. Nghị quyết Đại hội phải được gửi tới các thành viên và các ủy viên BCH trong vòng 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày nghị quyết có hiệu lực.
1. BCH là cơ quan quản lý, lãnh đạo, giám sát và tổ chức hoạt động của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam giữa hai kỳ Đại hội.
2. BCH gồm 17 (mười bảy) ủy viên trong đó có: 01 (một) Chủ tịch, 03 (ba) Phó Chủ tịch và 13 (mười ba) ủy viên.
3. Các ủy viên BCH, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch do Đại hội bầu. Mỗi ứng cử viên phải được ít nhất hai thành viên đề cử bằng văn bản.
4. Nhiệm kỳ của các ủy viên BCH, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch là 04 (bốn) năm. Những người này được tái cử các nhiệm kỳ tiếp theo.
5. Ủy viên BCH phải là công dân Việt Nam từ 25 (hai mươi lăm) tuổi trở lên, phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm trong công việc; hiểu biết và có kinh nghiệm trong hoạt động bóng đá hoặc hoạt động thể thao chuyên nghiệp; có năng lực quản lý, chỉ đạo, điều hành; tự nguyện và có khả năng bố trí thời gian để tham gia các hoạt động của BCH Liên đoàn Bóng đá Việt Nam; được các tổ chức thành viên tín nhiệm; không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành kỷ luật, án phạt.
6. Ủy viên BCH không được là thành viên của Ban Kiểm tra, Ban Kỷ luật, Ban Giải quyết khiếu nại, Ban Cấp phép CLB và Ban Giải quyết khiếu nại cấp phép CLB.
7. Ủy viên BCH vắng mặt trong 03 (ba) cuộc họp BCH liên tiếp mà không có lý do chính đáng sẽ bị tạm thời miễn nhiệm khỏi BCH. Quyết định miễn nhiệm sẽ do Đại hội quyết định theo Điều 38 của Điều lệ này.
8. Ủy viên BCH muốn ra khỏi BCH phải nộp đơn cho BCH, BCH sẽ xem xét tạm thời miễn nhiệm đối với Ủy viên đó, người đó phải bàn giao lại toàn bộ công việc, các nguồn tài chính và cơ sở vật chất do mình chịu trách nhiệm quản lý cho một cá nhân được BCH chỉ định.
9. Nếu một vị trí trong BCH bị khuyết, BCH phân công người đảm nhiệm công việc của vị trí đó đến kỳ Đại hội tiếp theo bầu người thay thế đến khi hết nhiệm kỳ hiện tại.
10. Nếu có 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên BCH bị bỏ trống thì số ủy viên BCH còn lại sẽ triệu tập Đại hội bất thường trong vòng 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày số ủy viên BCH bị bỏ trống nhằm bầu những người thay thế.
1. BCH Liên đoàn Bóng đá Việt Nam họp ít nhất 03 (ba) lần trong một năm theo triệu tập của Chủ tịch. BCH tiến hành họp khi có trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên BCH có mặt.
2. Nếu có trên 1/2 (một phần hai) số ủy viên BCH yêu cầu họp BCH bất thường thì Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam triệu tập cuộc họp trong vòng 21 (hai mươi mốt) ngày kể từ ngày có yêu cầu họp. Nếu Chủ tịch không triệu tập cuộc họp, các ủy viên BCH yêu cầu họp có thể tự triệu tập cuộc họp.
3. Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam quyết định nội dung chương trình cuộc họp BCH. Các ủy viên BCH có quyền đề xuất các ý kiến về nội dung chương trình họp BCH. Nội dung đề xuất phải gửi đến Tổng thư ký ít nhất 14 (mười bốn) ngày làm việc trước khi cuộc họp diễn ra. Chương trình họp phải được gửi đến các ủy viên BCH ít nhất 07 (bảy) ngày làm việc trước cuộc họp.
4. Tổng thư ký, Trưởng Ban Kiểm tra, Trưởng Ban Kỷ luật và Trưởng Ban Giải quyết khiếu nại được mời tham dự các cuộc họp BCH.
5. Các cuộc họp của BCH đều được lập biên bản và có nghị quyết cuộc họp.
6. Trước khi công bố nghị quyết cuộc họp, nội dung cuộc họp không được công bố rộng rãi, chỉ thông báo cho cá nhân, đơn vị có liên quan.
7. BCH có thể mời các khách mời tham dự, các khách mời không có quyền biểu quyết và chỉ đóng góp ý kiến khi được BCH đồng ý.
Điều 37. Nhiệm vụ, quyền hạn của BCH
1. Thảo luận và thông qua các quyết định trong tất cả các trường hợp không thuộc thẩm quyền của Đại hội hoặc không thuộc các cơ quan khác của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam theo quy định của pháp luật hoặc Điều lệ này.
2. Thảo luận và thông qua quy chế hoạt động của BCH, quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các ban, Hội đồng tư vấn, tổ chức trực thuộc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
3. Bổ nhiệm Thường trực BCH gồm: Chủ tịch, 03 (ba) Phó Chủ tịch và 01 (một) ủy viên trong số ủy viên BCH.
4. Triển khai nghị quyết Đại hội và chỉ đạo, giám sát hoạt động của các ban, Hội đồng tư vấn, cơ quan, tổ chức thuộc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
5. Quyết định thời gian, địa điểm tổ chức Đại hội Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và thành lập Ban Tổ chức Đại hội.
6. Thông qua kế hoạch tài chính của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
7. Quyết định khen thưởng cho các ủy viên BCH, các đơn vị, tổ chức trực thuộc.
8. Báo cáo kế hoạch công tác với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
9. Thành lập các tổ chức trực thuộc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam; bổ nhiệm các Trưởng ban, Phó Trưởng ban, thành viên của các ban và Hội đồng tư vấn thuộc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
10. Trình Đại hội thông qua các báo cáo, đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều lệ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Đại hội.
11. Giao nhiệm vụ trong phạm vi thẩm quyền của mình hoặc ủy quyền cho cá nhân hoặc tổ chức khác thay mình thực hiện những nhiệm vụ thuộc thẩm quyền.
12. Quyết định bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm Tổng thư ký.
13. Tạm thời miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh do Đại hội bầu hoặc tạm thời đình chỉ một thành viên của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam cho đến kỳ Đại hội tiếp theo.
1. Trừ trường hợp có quy định khác trong Điều lệ này, quyết định của BCH được thông qua khi có trên 1/2 (một phần hai) tổng số Ủy viên BCH có mặt biểu quyết tán thành. Trong trường hợp số ý kiến tán thành và không tán thành ngang nhau thì quyết định thuộc về bên có ý kiến của Chủ tịch (hoặc người chủ trì).
2. BCH có thể biểu quyết bằng hình thức giơ thẻ hoặc bỏ phiếu kín, việc quyết định hình thức biểu quyết do BCH quyết định. Nếu biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín, các phiếu trắng hoặc ghi sai quy định hoặc không tham gia bỏ phiếu sẽ không được tính vào kết quả bỏ phiếu.
3. Tất cả các quyết định đều được ghi lại trong biên bản cuộc họp và nghị quyết của BCH.
4. Các quyết định sẽ có hiệu lực ngay sau khi người có thẩm quyền ký văn bản hoặc vào một thời điểm theo quyết định của BCH.
5. Trong trường hợp cần lấy ý kiến của BCH ngoài kỳ họp BCH, ủy viên BCH có thể cho ý kiến bằng văn bản.
6. Ủy viên BCH nếu có mâu thuẫn về lợi ích trong sự việc đang được xem xét quyết định thì ủy viên đó phải rút lui khỏi việc thảo luận và quyết định về sự việc đó.
Điều 39. Miễn nhiệm, bãi nhiệm
1. Việc miễn nhiệm, bãi nhiệm một chức danh do Đại hội bầu thuộc thẩm quyền của Đại hội. BCH chỉ có quyền tạm thời miễn nhiệm/ bãi nhiệm chức danh do Đại hội bầu cho đến khi có quyết định của Đại hội.
2. Ủy viên BCH được đề nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh do Đại hội bầu bằng văn bản với lý do chính đáng và phải gửi đến tất cả các ủy viên BCH.
3. Cá nhân bị đề nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh có quyền nêu ý kiến để bảo vệ quyền lợi của mình.
4. Đề nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm được thông qua khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên BCH có mặt biểu quyết tán thành, đề nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm được đưa vào chương trình Đại hội và được gửi tới tất cả các thành viên.
5. Việc miễn nhiệm, bãi nhiệm chỉ có hiệu lực khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số đại biểu có quyền biểu quyết có mặt tán thành.
6. Cá nhân bị miễn nhiệm, bãi nhiệm (tạm thời) phải dừng ngay mọi hoạt động bóng đá.
1. Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam do Đại hội bầu trực tiếp, có trách nhiệm và quyền hạn:
a) Là chủ tài khoản của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam; đại diện cho Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, BCH, Thường trực BCH trong các quan hệ đối nội và đối ngoại và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam;
b) Chịu trách nhiệm báo cáo BCH, Thường trực BCH và các thành viên về hoạt động của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam;
c) Lãnh đạo việc thực hiện Điều lệ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, các quyết định, nghị quyết của Đại hội, BCH, Thường trực BCH;
d) Triệu tập và chủ trì cuộc họp của Thường trực BCH, BCH, Đại hội. Trường hợp Chủ tịch vắng mặt, một Phó Chủ tịch do Chủ tịch uỷ quyền chủ trì cuộc họp;
đ) Ký các văn bản, quyết định của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam khi đã được Đại hội, BCH, Thường trực BCH thông qua và các văn bản khác trong phạm vi thẩm quyền;
e) Chịu trách nhiệm về mối quan hệ giữa Liên đoàn Bóng đá Việt Nam với các thành viên, với FIFA, AFC, các tổ chức và các cơ quan khác;
g) Chỉ Chủ tịch mới có quyền đề xuất bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm Tổng thư ký;
h) Chủ trì các cuộc họp của các ban khác nếu được đề nghị.
2. Chủ tịch tham gia biểu quyết trong cuộc họp BCH, Thường trực BCH. Trong trường hợp số ý kiến tán thành và không tán thành ngang nhau thì quyết định thuộc về bên có ý kiến của Chủ tịch.
3. Trường hợp Chủ tịch vắng mặt, Phó Chủ tịch đương nhiệm có thời gian tại vị lâu nhất (hoặc Phó Chủ tịch được Chủ tịch ủy quyền) sẽ thay Quyền Chủ tịch. Trường hợp vị trí Chủ tịch bị bỏ trống (bị bệnh nặng, chết hoặc các trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật, không tham dự 03 (ba) cuộc họp BCH liên tiếp hoặc từ chức), Phó Chủ tịch tại vị lâu nhất sẽ đảm nhiệm chức quyền Chủ tịch cho đến khi Chủ tịch mới được bầu tại Đại hội được triệu tập gần nhất theo quy định của Điều lệ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
4. Việc quy định bổ sung quyền hạn của Chủ tịch phải được quy định trong Quy chế của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và phải phù hợp với quy định của FIFA và AFC.
Các Phó Chủ tịch do Đại hội bầu trực tiếp, có trách nhiệm và quyền hạn:
1. Hoạt động theo sự phân công của Chủ tịch và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch và pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ được giao;
2. Được quyền ký thay văn bản khi được Chủ tịch ủy quyền;
3. Giám sát Tổng thư ký điều hành các lĩnh vực công tác do mình phụ trách và báo cáo kết quả trước Chủ tịch.
1. Thường trực BCH do BCH bầu trong số các ủy viên BCH. Thường trực BCH gồm: Chủ tịch, 03 (ba) Phó Chủ tịch và 01 (một) ủy viên. Nhiệm kỳ của Thường trực BCH cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
Thường trực BCH có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề cần phải giải quyết ngay của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam giữa hai kỳ họp của BCH.
2. Chủ tịch triệu tập họp Thường trực BCH. Nếu cuộc họp không được tiến hành trong khoảng thời gian quy định, các quyết định sẽ được thông qua bằng các phương tiện thông tin khác như: Họp trực tuyến, lấy ý kiến bằng văn bản gửi qua thư, fax, thư điện tử và phải được ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Thường trực BCH tán thành.
3. Thường trực BCH họp khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên có mặt. Thường trực BCH có thể biểu quyết bằng hình thức giơ thẻ hoặc bỏ phiếu kín, việc quyết định hình thức biểu quyết do Thường trực BCH quyết định.
4. Các nghị quyết, quyết định của Thường trực BCH được thông qua khi có trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên có mặt biểu quyết tán thành. Trong trường hợp số ý kiến tán thành và không tán thành ngang nhau thì quyết định thuộc về bên có ý kiến của Chủ tịch (hoặc người chủ trì).
5. Tất cả các quyết định đều được ghi lại trong biên bản cuộc họp và nghị quyết.
6. Các quyết định sẽ có hiệu lực ngay sau khi người có thẩm quyền ký hoặc vào một thời điểm theo quyết định của Thường trực BCH.
7. Chủ tịch thông báo ngay tới các ủy viên BCH các quyết định của Thường trực BCH. Các quyết định này sẽ được BCH thông qua tại kỳ họp kế tiếp.
8. Trong trường hợp Chủ tịch không thể tham dự cuộc họp, Phó Chủ tịch đương nhiệm có thời gian tại vị lâu nhất (hoặc Phó Chủ tịch được Chủ tịch ủy quyền) sẽ chủ trì cuộc họp.
1. Ban Kiểm tra do Đại hội bầu để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. Ban Kiểm tra gồm 01 (một) Trưởng ban và 02 (hai) ủy viên. Tiêu chuẩn ủy viên Ban Kiểm tra do Đại hội quyết định. Ủy viên Ban Kiểm tra không được là ủy viên BCH. Nhiệm kỳ của Ban Kiểm tra cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
2. Ban Kiểm tra hoạt động độc lập theo Điều lệ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, quy chế do BCH ban hành và tuân thủ quy định của pháp luật.
3. Nhiệm vụ của Ban Kiểm tra:
a) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Điều lệ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, nghị quyết Đại hội; nghị quyết, quyết định của BCH và Thường trực BCH; các quy chế, các hoạt động kinh tế, tài chính, các hoạt động khác của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, của các tổ chức, đơn vị trực thuộc LĐBĐVN và các thành viên;
b) Tuỳ tính chất của từng vụ việc, Ban Kiểm tra báo cáo kết quả kiểm tra với Thường trực BCH, BCH Liên đoàn Bóng đá Việt Nam hoặc trình Đại hội Liên đoàn Bóng đá Việt Nam xem xét, quyết định.
Điều 44. Các ban chức năng và Hội đồng Tư vấn
1. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có các ban chức năng và Hội đồng Tư vấn
a) Các ban chức năng gồm:
- Ban Chiến lược;
- Ban Bóng đá chuyên nghiệp;
- Ban Cấp phép CLB;
- Ban Futsal;
- Ban Bóng đá Nữ;
- Ban Bóng đá phong trào;
- Ban Tài chính và vận động tài trợ;
- Ban Truyền thông và Đối ngoại;
- Ban Y học thể thao;
- Ban Tư cách cầu thủ;
- Ban Trọng tài.
Trường hợp chia, tách, thành lập, sáp nhập, chấm dứt hoạt động của một hoặc một số ban chức năng, Hội đồng tư vấn do BCH quyết định theo thẩm quyền và không dẫn đến việc sửa đổi Điều lệ này.
b) Hội đồng Tư vấn: Hội đồng HLV bóng đá Quốc gia hoạt động theo quy định của BCH.
2. Trưởng ban của các ban chức năng (ngoại trừ Ban Cấp phép CLB) phải là ủy viên BCH. Các thành viên của mỗi ban và của Hội đồng HLV bóng đá Quốc gia sẽ do BCH bổ nhiệm dựa trên đề xuất của Thường trực BCH. Các Trưởng ban, Phó Trưởng ban và thành viên của các ban chức năng và Hội đồng HLV bóng đá Quốc gia được bổ nhiệm trong một nhiệm kỳ công tác là 04 (bốn) năm.
3. Trưởng ban là người đại diện cho ban triển khai công việc theo quy định.
4. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các ban được quy định rõ trong Điều lệ này, quy chế làm việc và quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng ban do BCH ban hành.
5. Mỗi ban chức năng có thể đề xuất lên BCH những sửa đổi liên quan đến các quy định của ban.
Ban Chiến lược giải quyết những vấn đề về chiến lược phát triển bóng đá và vị thế của bóng đá. Ban Chiến lược gồm 01 (một) Trưởng ban, 01 (một) Phó Trưởng ban và tối đa 03 (ba) ủy viên.
Điều 46. Ban Bóng đá chuyên nghiệp
1. Ban Bóng đá chuyên nghiệp lập kế hoạch phát triển bóng đá chuyên nghiệp và chịu trách nhiệm về các hoạt động liên quan đến bóng đá chuyên nghiệp.
2. Ban Bóng đá chuyên nghiệp gồm 01 (một) Trưởng ban, 01 (một) Phó Trưởng ban và tối đa 03 (ba) ủy viên.
3. Ban Bóng đá chuyên nghiệp hoạt động theo Điều lệ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và Quy chế do BCH ban hành.
1. Ban Cấp phép CLB xem xét, cấp phép cho CLB tham gia giải bóng đá chuyên nghiệp quốc gia và giải bóng đá cấp CLB của AFC theo quy định của Quy chế cấp phép CLB chuyên nghiệp.
2. Ban Cấp phép CLB gồm 01 (một) Trưởng ban, 01 (một) Phó Trưởng ban và tối đa 03 (ba) ủy viên. Ban cấp phép CLB phải có ít nhất 01 thành viên có bằng cử nhân luật và/hoặc 01 thành viên có bằng cử nhân kinh tế chuyên ngành kế toán hoặc kiểm toán.
3. Ban Cấp phép CLB hoạt động theo Điều lệ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và Quy chế cấp phép CLB chuyên nghiệp.
Ban Futsal giúp Liên đoàn Bóng đá Việt Nam phát triển phong trào Futsal. Ban Futsal gồm 01 (một) Trưởng ban, 01 (một) Phó Trưởng ban và tối đa 03 (ba) ủy viên.
Ban Bóng đá nữ giúp Liên đoàn Bóng đá Việt Nam phát triển bóng đá nữ. Ban Bóng đá nữ gồm 01 (một) Trưởng ban, tối đa 02 (hai) Phó Trưởng ban và tối đa 03 (ba) ủy viên.
Điều 50. Ban Bóng đá phong trào
Ban Bóng đá phong trào giải quyết những vấn đề chung về bóng đá ở cấp cơ sở như cơ cấu tổ chức, mối quan hệ giữa các CLB, Liên đoàn, các thành viên và FIFA.
Ban Bóng đá phong trào gồm 01 (một) Trưởng ban, 01 (một) Phó Trưởng ban tối đa 03 (ba) ủy viên.
Điều 51. Ban Tài chính và Vận động tài trợ
Ban Tài chính và Vận động tài trợ tư vấn cho BCH về tất cả các vấn đề tiếp thị, xây dựng chiến lược tiếp thị và thiết lập, duy trì mối quan hệ với các đối tác của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam; giám sát hoạt động quản lý tài chính và tư vấn về quản lý tài chính và tài sản; lập dự toán ngân sách của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, thẩm định báo cáo tài chính của Tổng thư ký để trình BCH xem xét, phê duyệt.
Ban Tài chính và Vận động tài trợ gồm 01 (một) Trưởng ban, 01 (một) Phó Trưởng ban và tối đa 03 (ba) ủy viên.
Ban Truyền thông tổ chức công tác truyền thông và sự kiện của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam; xây dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác giữa LĐBĐVN với các tổ chức truyền thông trong nước và quốc tế.
Ban Truyền thông gồm 01 (một) Trưởng ban, 01 (một) Phó Trưởng ban và tối đa 03 (ba) ủy viên.
Ban Y học Thể thao có chức năng nghiên cứu, đề xuất các chương trình, kế hoạch phát triển y học trong bóng đá và tham mưu, tư vấn cho lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá Việt Nam những giải pháp về tổ chức và nhân sự để hình thành mạng lưới chăm sóc, chữa trị và phục hồi chức năng cho vận động viên.
Ban Y học Thể thao gồm 01 (một) Trưởng ban, 01 (một) Phó Trưởng ban và tối đa 03 (ba) ủy viên, đa số các ủy viên của Ban được lựa chọn từ đội ngũ các chuyên gia y tế của các tổ chức chuyên ngành.
1. Ban Tư cách cầu thủ thiết lập và giám sát việc tuân thủ các quy định về chuyển nhượng theo các quy định của FIFA về tư cách và chuyển nhượng cầu thủ, đồng thời quyết định tư cách cầu thủ đối với các giải đấu của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
2. Ban Tư cách cầu thủ gồm 01 (một) Trưởng ban, 01 (một) Phó Trưởng ban và tối đa 03 (ba) ủy viên.
1. Ban Trọng tài gồm 01 (một) Trưởng ban, 01 (một) Phó Trưởng ban và tối đa 03 (ba) ủy viên. Các thành viên của Ban không được làm việc hoặc dưới sự quản lý của bất kỳ thành viên nào của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
2. Ban Trọng tài chịu trách nhiệm thực hiện và giải thích Luật thi đấu bóng đá, quản lý trọng tài và hoạt động của trọng tài bóng đá ở cấp quốc gia, thông báo và hướng dẫn các quy định của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, FIFA về công tác trọng tài. Phân công giám sát trọng tài, trọng tài và trợ lý trọng tài cho các trận đấu của các giải bóng đá quốc gia.
3. Ban Trọng tài hoạt động theo Điều lệ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và Quy chế tổ chức và hoạt động của trọng tài bóng đá Việt Nam.
Điều 56. Hội đồng HLV bóng đá quốc gia
Hội đồng HLV Bóng đá Quốc gia phối hợp với các cơ quan chức năng của LĐBĐVN tổ chức đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho lực lượng HLV bóng đá toàn quốc, theo dõi, quản lý, giúp đỡ đội ngũ HLV về mặt chuyên môn và tham mưu cho Liên đoàn Bóng đá Việt Nam về việc đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng lực lượng HLV cho các Đội tuyển Quốc gia.
Hội đồng HLV Bóng đá Quốc gia gồm 01 (một) Chủ tịch, 01 (một) Phó Chủ tịch và 03 (ba) ủy viên.
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có một số tổ chức trực thuộc bao gồm: Tạp chí Bóng đá, Trung tâm Đào tạo Bóng đá Trẻ Việt Nam và một số tổ chức khác theo quyết định của BCH.
Điều 58. Bộ phận hành chính của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam
Bộ phận hành chính của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (gồm Văn phòng và các phòng chức năng) thực hiện các nghị quyết, quyết định của Đại hội, của BCH, thường trực BCH và các hoạt động của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng thư ký; tuân thủ Quy chế làm việc của cơ quan Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và các quy định khác có liên quan.
1. Tổng thư ký là người đứng đầu bộ phận hành chính của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. Tổng thư ký được BCH bổ nhiệm trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Liên đoàn. Tổng thư ký làm việc theo hợp đồng lao động với Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
2. Tổng thư ký có quyền hạn và trách nhiệm:
a) Tham dự Đại hội và các cuộc họp của BCH, Thường trực BCH và các ban chức năng;
b) Chịu trách nhiệm chuẩn bị công tác tổ chức Đại hội, các cuộc họp BCH và các ban khác;
c) Tổ chức ghi các biên bản của Đại hội, các cuộc họp BCH, Thường trực BCH và các ban chức năng;
d) Được ủy quyền thứ nhất của chủ tài khoản Liên đoàn Bóng đá Việt Nam;
đ) Là người thay mặt Chủ tịch trong các quan hệ đối nội, đối ngoại;
e) Là người phát ngôn chính thức của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam;
g) Chuẩn bị và thực hiện các nghị quyết, quyết định của Đại hội, BCH, Thường trực BCH về các mặt công tác của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam;
h) Đảm bảo mối quan hệ với FIFA, AFC, các Liên đoàn Bóng đá Quốc gia và các tổ chức thể thao khác dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch;
i) Tuyển dụng nhân sự làm việc ở bộ phận hành chính của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và đề xuất bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm cán bộ quản lý thuộc bộ phận hành chính để Chủ tịch quyết định bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm;
k) Ủy quyền cho các Phó Tổng thư ký ký thay.
3. Tổng thư ký không phải là ủy viên của bất cứ ban nào của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
1. Bộ phận Pháp chế gồm: Ban Kỷ luật, Ban Giải quyết khiếu nại và Ban Giải quyết khiếu nại cấp phép CLB.
2. Thành viên của Bộ phận Pháp chế không được đồng thời đảm nhiệm vị trí ở bất kỳ bộ phận nào khác thuộc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam tại cùng thời điểm.
1. Ban Kỷ luật thực hiện chức năng xem xét và quyết định kỷ luật về bóng đá theo thẩm quyền.
Các thành viên của Ban Kỷ luật do Ban Chấp hành Liên đoàn Bóng đá Việt Nam bổ nhiệm gồm: 01 (một) Trưởng Ban, tối đa 02 phó Trưởng Ban và 02 (hai) ủy viên. Ban Kỷ luật có ít nhất 01 (một) thành viên có bằng cử nhân luật.
2. Chức năng, nhiệm vụ của Ban Kỷ luật được quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Kỷ luật và Quy định về kỷ luật của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. Tất cả các thành viên của Ban Kỷ luật nếu liên quan đến vụ việc thì không được tham gia vào tiến trình giải quyết vụ việc đó.
3. Quyết định của Ban Kỷ luật được thông qua khi có ít nhất 03 (ba) thành viên tham dự hoặc do Trưởng ban tự quyết định.
4. Ban Kỷ luật hoạt động độc lập, tuân theo Điều lệ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, Quy định về kỷ luật của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban kỷ luật và các quy định khác có liên quan khi xem xét kỷ luật đối với Ủy viên BCH vi phạm về đạo đức, thành viên, quan chức, cán bộ, CLB, cầu thủ, đơn vị tổ chức giải đấu, trận đấu và đơn vị trung gian.
5. Các hình thức kỷ luật bãi nhiệm chức danh do Đại hội bầu, đình chỉ và khai trừ thành viên thuộc thẩm quyền của Đại hội.
Điều 62. Ban Giải quyết khiếu nại
1. Ban Giải quyết khiếu nại thực hiện chức năng xem xét, giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật, quyết định giải quyết tranh chấp về bóng đá, quyết định liên quan đến bầu cử của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
Các thành viên của Ban Giải quyết khiếu nại do Ban Chấp hành Liên đoàn Bóng đá Việt Nam bổ nhiệm gồm: 01 (một) Trưởng Ban, 01 (một) phó Trưởng Ban và 03 (ba) ủy viên. Ban Giải quyết khiếu nại có ít nhất 01 (một) thành viên có bằng cử nhân luật.
2. Chức năng và nhiệm vụ của Ban Giải quyết khiếu nại được quy định trong Quy chế hoạt động của Ban Giải quyết khiếu nại và Quy định về kỷ luật của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. Quyết định của Ban được thông qua khi có ít nhất 03 (ba) thành viên tham dự hoặc Trưởng ban tự quyết định.
3. Ban Giải quyết khiếu nại hoạt động độc lập, tuân theo Điều lệ này, Quy định về kỷ luật của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, Quy chế hoạt động của Ban Giải quyết khiếu nại và các quy định khác có liên quan khi xem xét giải quyết khiếu nại.
Điều 63. Ban Giải quyết khiếu nại cấp phép CLB
1. Ban Giải quyết khiếu nại cấp phép CLB thực hiện chức năng xem xét, giải quyết khiếu nại đối với quyết định của Ban Cấp phép CLB.
2. Các thành viên Ban Giải quyết khiếu nại cấp phép CLB do BCH Liên đoàn Bóng đá Việt Nam bổ nhiệm gồm: 01 (một) Trưởng ban, 01 (một) Phó Trưởng ban và tối đa 02 (hai) ủy viên. Ban Giải quyết khiếu nại cấp phép CLB phải có ít nhất 01 thành viên có bằng cử nhân luật và/hoặc 01 thành viên có bằng cử nhân kinh tế chuyên ngành kế toán hoặc kiểm toán.
3. Ban Giải quyết khiếu nại Cấp phép CLB hoạt động theo Điều lệ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và Quy chế cấp phép CLB chuyên nghiệp.
Điều 64. Các hình thức kỷ luật
1. Đối với cá nhân:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Phạt tiền;
d) Thu hồi giải thưởng;
đ) Bãi nhiệm;
e) Đình chỉ thi đấu, đình chỉ làm nhiệm vụ;
g) Cấm vào phòng thay đồ và khu vực kỹ thuật;
h) Cấm vào sân vận động;
i) Đình chỉ, cấm tham gia các hoạt động liên quan đến bóng đá.
2. Đối với tập thể:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Phạt tiền;
d) Thu hồi giải thưởng;
đ) Cấm chuyển nhượng;
e) Buộc phải thi đấu trên sân không có khán giả;
g) Buộc phải thi đấu trên sân trung lập;
h) Cấm thi đấu trên một sân cụ thể;
i) Hủy bỏ kết quả trận đấu;
k) Thi đấu lại;
l) Loại khỏi giải;
m) Khai trừ;
n) Phạt thua;
o) Trừ điểm;
p) Chuyển xuống thi đấu ở hạng thấp hơn.
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thành lập bộ phận Trọng tài xét xử để giải quyết tất cả các tranh chấp nội bộ liên quan đến bóng đá giữa Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, các thành viên, cầu thủ, HLV, đơn vị trung gian, đơn vị tổ chức trận đấu. BCH quy định về cơ cấu, thủ tục và quyền hạn của Trọng tài xét xử.
Điều 66. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp
1. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, thành viên, cầu thủ, HLV, đơn vị trung gian và đơn vị tổ chức trận đấu, giải bóng đá không được đưa bất cứ tranh chấp nào liên quan đến bóng đá ra Tòa án nhân dân trừ những trường hợp đặc biệt được quy định trong Điều lệ và quy định của FIFA. Mọi tranh chấp liên quan đến bóng đá đều thuộc thẩm quyền giải quyết của FIFA, AFC và Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
2. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến các giải bóng đá do Liên đoàn quản lý, tổ chức. Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp quốc tế thuộc về FIFA.
Điều 67. Tòa Trọng tài Thể thao (CAS)
1. Theo các điều khoản có liên quan trong Điều lệ của FIFA, bất cứ khiếu nại nào đối với các quyết định cuối cùng và bắt buộc của FIFA sẽ được CAS giải quyết. CAS không giải quyết những khiếu nại liên quan đến vi phạm Luật Thi đấu bóng đá, đình chỉ thi đấu đến 04 (bốn) trận hoặc từ 03 (ba) tháng trở xuống (ngoại trừ các quyết định liên quan đến doping), các quyết định của bộ phận trọng tài được thành lập hợp lệ và độc lập của các Liên đoàn Bóng đá quốc gia hoặc Liên đoàn Bóng đá Châu lục
2. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam phải đảm bảo sự tuân thủ tuyệt đối của các thành viên, cầu thủ, quan chức, đơn vị trung gian và cơ quan tổ chức trận đấu, giải bóng đá đối với các quyết định cuối cùng của một cơ quan thuộc FIFA hoặc CAS.
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có tài chính và tài sản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ tài chính, được quyền thu, chi cho các hoạt động theo các quy định về tài chính của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật. Năm tài chính của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Điều 69. Quản lý tài chính và tài sản
Việc quản lý tài sản, tài chính được thực hiện theo quy định của pháp luật, các quy định cụ thể của BCH về việc chi tiêu tài chính và phải được báo cáo bằng văn bản trong các kỳ họp BCH và Đại hội.
Điều 70. Các khoản thu của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam
1. Tiền đóng niên liễm của các thành viên theo quy định tại Điều lệ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
2. Thu lệ phí tổ chức các giải thi đấu trong nước.
3. Tiền thu từ các hợp đồng tài trợ, quảng cáo cho các giải thi đấu trong nước và cho các Đội tuyển Quốc gia Nam và Nữ.
4. Tiền tài trợ, viện trợ từ các cá nhân, tổ chức trong nước và quốc tế không gắn với quảng cáo.
5. Tiền ủng hộ, quà biếu, tặng của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
6. Tiền thu từ hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
7. Tiền thu từ các hoạt động kinh tế sau khi đã nộp thuế theo luật định:
a) Sản xuất, kinh doanh (nếu có);
b) Tổ chức các giải thi đấu, các trận thi đấu quốc tế;
c) Tiền cho thuê tài sản;
d) Tiền bán quyền sử dụng các biểu trưng, huy hiệu, hình ảnh của LĐBĐVN;
đ) Tiền bán bản quyền truyền hình các giải thi đấu.
8. Thu tiền phạt từ án kỷ luật, phạt thẻ, khiếu kiện, khiếu nại.
9. Các khoản thu khác theo quy định của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và pháp luật.
10. Kinh phí thu được từ các nguồn thu không được chia cho thành viên của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
Điều 71. Các khoản chi của Liên đoàn
1. Các khoản chi của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam theo quy chế quản lý tài sản, tài chính do BCH thông qua phù hợp với pháp luật.
2. Các khoản chi gồm:
a) Trả các khoản thuế và các khoản phí có liên quan;
b) Chi cho hoạt động của cấp quản lý và các ban chức năng của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam;
c) Chi cho hoạt động của cơ quan Liên đoàn Bóng đá Việt Nam như: Tiền lương, tiền công, tiền đóng bảo hiểm cho cán bộ, nhân viên, tiền công tác phí, mua sắm trang thiết bị, chi phí thuê địa điểm, chi phí lễ tân, khánh tiết, tiền điện, nước, cước phí thông tin liên lạc và những chi phí khác;
d) Chi phục vụ Đại hội, Hội nghị BCH Liên đoàn Bóng đá Việt Nam;
đ) Chi tổ chức các giải trong nước như: Hạng Nhì, Vô địch Quốc gia Nữ, Futsal, hạng Ba, bóng đá Bãi biển...;
e) Chi tổ chức các giải quốc tế tại Việt Nam;
g) Chi tổ chức hoặc hỗ trợ tổ chức các giải bóng đá trẻ nam và nữ: U11, U13, U15, U17, U19, U21...;
h) Chi tổ chức các lớp tập huấn trọng tài, giám sát, HLV;
i) Chi tặng các giải thưởng, khen thưởng cho các cá nhân, tập thể có thành tích trong hoạt động bóng đá;
k) Chi thuê HLV nước ngoài, HLV trong nước cho các lớp đào tạo trẻ;
l) Chi cho công tác tuyên truyền, báo chí, thông tin khoa học, nghiên cứu khoa học;
m) Chi đầu tư, xây dựng, trang bị, sửa chữa cơ sở Văn phòng;
n) Chi cho các hoạt động quan hệ quốc tế;
o) Các khoản chi phí tiếp thị, tài trợ, kinh doanh và dịch vụ;
p) Chi hỗ trợ các thành viên khi có điều kiện;
q) Các khoản chi hợp pháp khác.
Đại hội chỉ định một cơ quan kiểm toán độc lập để kiểm tra thu chi tài chính hằng năm do Ban Tài chính báo cáo dựa trên các nguyên tắc kế toán cơ bản và trình Đại hội. Cơ quan kiểm toán độc lập được chỉ định trong khoảng thời gian một nhiệm kỳ là 04 (bốn) năm. Cơ quan này được tái chỉ định hoặc thay đổi khi cần thiết.
1. Các Thành viên phải đóng niên liễm cho Liên đoàn Bóng đá Việt Nam vào ngày 15 tháng 01 hàng năm. Thành viên mới phải đóng niên liễm trong vòng 30 (ba mươi) ngày kể từ khi kết thúc Đại hội mà tổ chức đó được công nhận là thành viên của LĐBĐVN.
2. Đại hội có quyền sửa đổi, ấn định số tiền niên liễm 01 (một) năm một lần theo đề nghị của BCH và sẽ thông báo cho các thành viên vào ngày 01 tháng 01 hàng năm. Số tiền này đối với các thành viên là như nhau và không được quá 03 (ba) triệu Việt Nam đồng/một thành viên/một năm.
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có thể khấu trừ các khoản tiền mà các thành viên được hưởng để thanh toán các khoản nợ của thành viên đó đối với Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có thể yêu cầu các thành viên đóng lệ phí đối với các trận đấu, giải đấu do Liên đoàn Bóng đá Việt Nam tổ chức.
CÁC GIẢI ĐẤU, TRẬN ĐẤU VÀ SỰ KIỆN
Điều 76. Các giải đấu, trận đấu
1. Các giải đấu, trận đấu và sự kiện do Liên đoàn Bóng đá Việt Nam quản lý, tổ chức hoặc phối hợp tổ chức gồm:
a) Các giải bóng đá chuyên nghiệp gồm: Giải Vô địch Quốc gia; Giải hạng Nhất Quốc gia; Giải Cúp Quốc gia; Trận Siêu Cúp; Trận Play off và các giải bóng đá chuyên nghiệp khác (nếu có);
b) Các giải bóng đá ngoài chuyên nghiệp gồm: Các Giải bóng đá Nữ quốc gia, giải hạng Nhì quốc gia, các giải Futsal quốc gia, giải hạng Ba quốc gia, các giải bóng đá Trẻ các lứa tuổi của nam và nữ, giải bóng đá Bãi biển và các giải bóng đá phong trào khác;
c) Các giải đấu, trận đấu và các hoạt động bóng đá quốc tế khác được tổ chức theo quy định của Điều 79 Điều lệ này.
2. BCH có thẩm quyền ủy quyền cho các cơ quan, đơn vị tổ chức giải để tổ chức các giải đấu, trận đấu. Các giải đấu, trận đấu do các đơn vị được ủy quyền tổ chức có trách nhiệm tuân thủ những quy định của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và quy định của pháp luật; không được gây trở ngại cho các giải đấu, trận đấu do Liên đoàn Bóng đá Việt Nam tổ chức. Trong mọi trường hợp, các giải đấu, trận đấu do Liên đoàn Bóng đá Việt Nam tổ chức được quyền ưu tiên trước nhất.
3. BCH có thể ban hành thêm các điều khoản đặc biệt cho mục đích này.
BCH quy định việc cấp phép CLB, trong đó quy định sự tham gia của các CLB, đội bóng vào các giải bóng đá do Liên đoàn Bóng đá Việt Nam quản lý, tổ chức.
1. Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và các thành viên là những chủ sở hữu đầu tiên của các quyền xuất phát từ các giải đấu, trận đấu và các sự kiện khác diễn ra trong phạm vi quyền hạn của các tổ chức này và không bị hạn chế về nội dung, thời gian, địa điểm và luật lệ. Những quyền này bao gồm các quyền về tài chính, ghi hình và ghi âm, bản quyền truyền hình và tường thuật, bản quyền truyền thông đa phương tiện, quyền tiếp thị và quảng cáo, các quyền phát sinh trong khuôn khổ luật sở hữu trí tuệ và các quyền liên quan đến các biểu trưng.
2. BCH quyết định phương thức và mức độ sử dụng những quyền trên đồng thời đưa ra các quy định đặc biệt cho mục đích này. BCH có quyền quyết định sử dụng độc quyền các quyền trên hoặc liên kết với một bên thứ ba hoặc hoàn toàn thông qua bên thứ ba.
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam là cơ quan duy nhất được trao quyền cho các đối tác về phân phối hình ảnh, âm thanh và những dữ liệu khác của các trận bóng, các sự kiện hoạt động bóng đá do Liên đoàn Bóng đá Việt Nam tổ chức và không bị hạn chế về nội dung, thời gian, địa điểm, các vấn đề kỹ thuật và pháp lý.
Điều 80. Các trận đấu và các giải đấu quốc tế
1. Thẩm quyền tổ chức các trận đấu và giải đấu quốc tế giữa các Đội tuyển Quốc gia hoặc giữa các CLB thuộc về FIFA, Liên đoàn Bóng đá Châu lục. Các trận đấu, giải đấu quốc tế chỉ được diễn ra khi có sự cho phép của FIFA hoặc Liên đoàn Bóng đá Châu lục có liên quan.
2. LĐBĐVN tuân theo lịch thi đấu quốc tế của FIFA và AFC.
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam không được phép tổ chức, tham gia các trận đấu, giải đấu nhằm mục đích tạo các mối quan hệ về thể thao với các liên đoàn bóng đá quốc gia không phải là thành viên của FIFA, hoặc chỉ là thành viên tạm thời của Liên đoàn Bóng đá Châu lục nếu không được FIFA cho phép.
Các CLB, đội bóng, đơn vị tổ chức giải đấu quốc gia hoặc nhóm các CLB, đội bóng là thành viên của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam không được làm thành viên của một liên đoàn bóng đá quốc gia khác hay tham gia các giải đấu trên lãnh thổ của liên đoàn bóng đá quốc gia khác mà không được Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, liên đoàn bóng đá quốc gia đó, Liên đoàn bóng đá châu lục hay FIFA cho phép, trừ những trường hợp ngoại lệ.
Thành viên, đơn vị, tập thể và cá nhân thuộc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp phát triển bóng đá được khen thưởng, xét tặng danh hiệu vinh dự của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. Trường hợp đặc biệt, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng, đồng thời đề nghị với FIFA, AFC có hình thức khen thưởng phù hợp với quy định của các cơ quan, tổ chức này.
Điều 84. Hội đồng Thi đua khen thưởng của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam
1. Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam quyết định thành lập Hội đồng Thi đua khen thưởng của Liên đoàn để xem xét kết quả thi đua và đề nghị khen thưởng của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
2. Căn cứ đề nghị của Tổng thư ký, Thường trực BCH và các thành viên, Hội đồng Thi đua khen thưởng xem xét, quyết định khen thưởng hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng đối với các thành viên, Ủy viên BCH và các cá nhân, tập thể, tổ chức có thành tích đóng góp vào sự phát triển của bóng đá Việt Nam.
3. Chủ tịch Hội đồng Thi đua khen thưởng là Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
4. Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua khen thưởng là một trong các Phó Chủ tịch L Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
5. Các Phó Chủ tịch khác, Tổng thư ký và một số Trưởng ban là ủy viên Hội đồng.
BCH có thẩm quyền đưa ra quyết định cuối cùng về mọi vấn đề không có trong Điều lệ này hoặc trong trường hợp bất khả kháng nhưng không trái với pháp luật và những quy định của FIFA, AFC.
1. Mọi quyết định liên quan đến việc giải thể Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đều phải được ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số đại biểu có mặt tại Đại hội biểu quyết tán thành. Việc giải thể Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thực hiện theo nghị quyết của Đại hội Liên đoàn và quy định của pháp luật hiện hành.
2. Tài sản của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam khi bị giải thể được thực hiện theo nghị quyết của Đại hội Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và quy định của pháp luật hiện hành.
1. Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) LĐBĐVN gồm 07 (bảy) Chương, 87 (tám mươi bảy) Điều đã được Đại hội thường niên năm 2020 của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2020 và có hiệu lực thi hành theo Quyết định phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
2. Căn cứ quy định pháp luật về hội và Điều lệ Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, Ban chấp hành Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Điều lệ này./.
Quyết định 605/QĐ-BNV năm 2021 phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Liên đoàn Bóng đá Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
Số hiệu: | 605/QĐ-BNV |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Nội vụ |
Người ký: | Trần Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 14/05/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 605/QĐ-BNV năm 2021 phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Liên đoàn Bóng đá Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
Chưa có Video