Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 476/QĐ-BNN-TY

Nội, ngày 17 tháng 02 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT “CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020”

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định s199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tchức của BNông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Công văn số 10652/VPCP-KTN ngày 22 tháng 12 năm 2015 của Văn phòng Chính phủ về việc Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ công văn số 16448/BTC-HCSN ngày 06/11/2015 về việc tham gia dự thảo Chương trình và công văn số 1905/BTC-HCSN ngày 02/02/2016 về việc tham gia dự thảo Quyết định phê duyệt Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020 của B Tài chính;

Căn cứ công văn số 7651/BKHĐT-KTNN ngày 15/10/2015 về việc góp ý Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020 và Công văn số 476/BKHĐT-KTNN ngày 20/01/2016 về việc góp ý dự thảo Quyết định phê duyệt Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020” (sau đây gọi chung là Chương trình), gồm một số nội dung chính sau đây:

Chủ nhiệm Chương trình: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Cơ quan thực hiện: Cục Thú y;

Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính; Bộ Công thương; Bộ Công an.

Thời gian thực hiện: 05 năm, từ 2016 - 2020.

I. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu chung: Đến năm 2020, khống chế thành công bệnh LMLM ở một số vùng, giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh LMLM gia súc ở Việt Nam và xây dựng được ít nhất một vùng an toàn dịch bệnh LMLM.

2. Mục tiêu cthể

2.1. Vùng nguy cơ cao

a) Vùng khống chế

Tiêm phòng nhằm tạo miễn dịch bảo hộ cho 80% tổng đàn trâu, bò trong vùng khống chế; giảm số ổ dịch mới, nhất là tại các tỉnh biên giới và các tỉnh Tây Nguyên; ngăn chặn dịch bệnh lây lan từ nước ngoài vào Việt Nam.

b) Vùng đệm

Tiêm phòng nhằm tạo miễn dịch bảo hộ cho 80% tổng đàn trâu, bò trong vùng đệm; chủ động giám sát dịch bệnh; khi có dịch bệnh xảy ra được kiểm soát xử lý kịp thời; giảm số ổ dịch và số gia súc mắc bệnh, không để dịch lây lan ra diện rộng.

2.2. Vùng nguy cơ thấp

Kiểm soát chặt chẽ tình hình dịch bệnh ở các huyện thuộc khu vực tiếp giáp vùng đệm, giảm thiểu nguy cơ lây lan và phát sinh dịch ở đàn gia súc để phục vụ cho việc mở rộng xây dựng vùng an toàn dịch bệnh LMLM, đáp ứng các yêu cầu đối với việc xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật; tăng cường xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh.

2.3. Vùng an toàn dịch bệnh

Thực hiện theo Đề án Thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với lợn hướng tới đạt yêu cầu xuất khẩu tại Nam Định và Thái Bình” tại Quyết định số 441/QĐ-BNN-TY ngày 03/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Giải pháp phân vùng đthực hiện

3.1. Vùng nguy cơ cao

Vùng nguy cơ cao được chia thành vùng khống chế và vùng đệm, cụ thể:

a) Vùng khống chế: Là các huyện biên giới và các huyện còn lại của 5 tỉnh Tây Nguyên (bao gồm 157 huyện thuộc 26 tỉnh). Tổng số trâu, bò thuộc diện tiêm phòng của vùng khống chế là 2.255.230 con (chi tiết tại Phụ lục 1).

b) Vùng đệm: Là các huyện tiếp giáp vùng khống chế, có dịch LMLM xảy ra trong giai đoạn 2011 - 2015 và các huyện thuộc các tỉnh xung quanh tiếp giáp với tỉnh Nam Định và Thái Bình (bao gồm 190 huyện thuộc 43 tỉnh). Tổng strâu, bò thuộc diện tiêm phòng của vùng đệm là 2.574.895 con (chi tiết tại Phụ lục 2).

3.2. Vùng nguy cơ thấp: Là các huyện tiếp giáp phía trong vùng đệm (không thuộc vùng khống chế, vùng đệm và vùng ATDB).

3.3. Vùng an toàn dịch bệnh:

Là các huyện, thành phố của tỉnh Nam Định và Thái Bình theo Đề án Thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với lợn hướng ti đạt yêu cầu xuất khẩu tại Nam Định và Thái Bình” được phê duyệt tại Quyết định số 441/QĐ-BNN-TY ngày 03/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

4. Giải pháp tiêm phòng vắc xin

Hằng năm, căn cứ tình hình dịch bệnh LMLM trong nước và khu vực, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ rà soát và đề xuất chủng loại vắc xin phù hợp để tiêm phòng. Việc tiêm phòng vắc xin đối với các vùng như sau:

4.1. Vùng nguy cơ cao

a) Vùng khng chế:

- Đối tượng tiêm phòng: Trâu, bò.

- Loại vc xin: Căn cứ lưu hành vi rút LMLM tại các địa phương, hàng  năm BNông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát và đề xuất chủng loại vắc xin sử dụng tiêm phòng trong Chương trình.

- Thời gian tiêm phòng: Bảo đảm 02 lần tiêm phòng trong năm, mỗi lần cách nhau 6 tháng.

Căn cứ điều kiện chăn nuôi, khí hậu, thời tiết, đặc điểm của tng vùng, miền, các địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tiêm phòng cho phù hợp, bảo đảm hiệu quả tiêm phòng.

b) Vùng đệm: Thực hiện như đối với vùng khống chế.

4.2. Vùng nguy cơ thấp

Căn cứ tình hình thực tế, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc tiêm phòng vắc xin LMLM cho đàn gia súc theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và theo Kế hoạch tiêm phòng ca địa phương.

4.3. Vùng an toàn dịch bệnh

- Thực hiện theo Đề án Thí điểm xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với lợn hưng tới đạt yêu cầu xuất khẩu tại Nam Định và Thái Bình” theo Quyết định số 441/QĐ-BNN-TY ngày 03/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố căn cứ nhu cầu, nguồn lực của địa phương, tổ chức xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Đẩy mạnh áp dụng chăn nuôi theo quy trình VietGAP và thực hiện quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung và triển khai Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020.

5. Giải pháp về giám sát dịch bệnh và lưu hành vi rút

- Giám sát lâm sàng phát hiện bệnh (giám sát bị động);

- Giám sát chủ động phát hiện và xác định tỷ lệ lưu hành vi rút LMLM;

- Giám sát huyết thanh học sau tiêm phòng.

6. Giải pháp kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ

- Giai đoạn trước ngày 01/7/2016 thực hiện theo các quy định hiện hành.

- Giai đoạn từ ngày 01/7/2016 thực hiện theo quy định của Luật thú y.

- Thiết lập hệ thống nhận diện gia súc, thực hiện đánh dấu gia súc theo quy định, xây dựng dữ liệu về vận chuyển gia súc, bảo đảm truy xuất nguồn gốc.

- Rà soát, quy hoạch hệ thống trạm kiểm dịch đầu mối giao thông để kiểm soát vận chuyển động vật và sản phẩm động vật tại các địa phương, bảo đảm kiểm soát có hiệu quả việc vận chuyn gia súc và sản phm gia súc.

- Đảm bảo nguồn nhân lực và đào tạo, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ thực hiện công tác kiểm dịch, kim soát vận chuyển, giết mổ, kim tra vệ sinh thú y.

- Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng như quản lý thị trường, công an, biên phòng và chính quyền địa phương trong việc kiểm tra, kiểm soát và xử lý các trường hợp vi phạm về kiểm dịch vận chuyển động vật và sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ.

- Việc giết mổ gia súc được thực hiện theo quy trình kiểm soát giết mổ động vật, theo các quy định hiện hành và quy định của Luật thú y.

7. Giải pháp thông tin tuyên truyền: Xây dựng các tài liệu tuyên truyền để nâng cao nhận thức cộng đồng về tính chất nguy hiểm của bệnh LMLM. Đồng thời, hàng năm phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí xây dựng chương trình truyền thông về công tác phòng, chống bệnh LMLM.

8. Giải pháp hợp tác quốc tế về phòng, chống bệnh LMLM

- Tổ chức thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế về phòng, chống bệnh LMLM; nghiên cứu chuyên sâu về vi rút, dịch tễ bệnh LMLM, vắc xin phòng bệnh và kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật qua biên giới.

- Trao đổi, thống nhất với Trung Quốc, Lào, Căm-pu-chia thường xuyên chia sẻ thông tin, quản lý vận chuyển động vật qua biên giới và triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh LMLM khu vực biên giới.

9. Giải pháp xử lý dịch: Xử lý gia súc mắc bệnh LMLM và thực hiện hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch theo các quy định hiện hành.

II. CƠ CHẾ TÀI CHÍNH

1. Ngân sách Trung ương bảo đảm các nội dung sau:

- Ngân sách Trung ương hỗ trợ địa phương mua vắc xin LMLM để tiêm phòng đối với đàn trâu, bò giống của nhà nước, đàn trâu, bò của các hộ gia đình, cá nhân trong vùng khống chế thuộc diện tiêm phòng bắt buộc theo khả năng của ngân sách hàng năm.

- Kinh phí xét nghiệm mẫu giám sát của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Kinh phí kiểm tra, chỉ đạo thực hiện Chương trình, tập huấn, hội thảo, họp sơ kết, tổng kết; thông tin, tuyên truyền; gửi mẫu đi nước ngoài và nghiên cứu chuyên sâu; xây dựng bản đồ dịch tễ và hợp tác trao đổi kinh nghiệm với các nước của Cục Thú y.

2. Ngân sách địa phương bảo đảm các nội dung sau:

2.1. Đối với vùng khống chế và vùng đệm:

- Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí mua vắc xin LMLM để tiêm phòng đối với đàn trâu, bò giống của nhà nước, đàn trâu bò của các hộ gia đình, cá nhân trong vùng đệm thuộc diện phải tiêm phòng bắt buộc. Trả công tiêm phòng vắc xin thực hiện trong vùng khng chế và vùng đệm.

- Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí chỉ đạo tiêm phòng; kinh phí lấy mẫu giám sát.

2.2. Đối với các vùng còn lại

Tùy theo khả năng ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hỗ trợ kinh phí mua vắc xin và chi phí tổ chức tiêm phòng đối với đàn gia súc của các hộ gia đình, cá nhân và các chi phí khác cho công tác phòng chống dịch LMLM cho phù hợp với điều kiện ngân sách của địa phương.

3. Kinh phí thuộc doanh nghiệp, chủ chăn nuôi tự đảm bảo

- Đối với đàn gia súc của cơ sở chăn nuôi, doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trang trại chăn nuôi thì các đơn vị tự bảo đảm kinh phí mua vắc xin và tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc của đơn vị mình theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương.

- Đối với đàn gia súc của các hộ gia đình, cá nhân không thuộc diện được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo các quy định nêu trên thì chủ chăn nuôi phải tự bảo đảm kinh phí mua vắc xin và tổ chức tiêm phòng theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương.

4. Kinh phí hỗ trợ công tác phòng, chống dịch

- Kinh phí hỗ trợ tiêu hủy gia súc mắc bệnh, gia súc chết do bệnh hoặc do phản ứng sau khi tiêm phòng vắc xin thực hiện theo Quyết định số 719/2008/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; Quyết định số 1442/QĐ-TTg ngày 23/8/2011 của Thtướng Chính phủ về sửa đi, bsung một số điều của Quyết định số 719/2008/QĐ-TTg ngày 05/6/2008 về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; Thông tư số 80/2008/TT-BTC ngày 18/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính để phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và các quy định hiện hành của pháp luật.

- Hỗ trợ vắc xin, hóa chất từ nguồn Dự trữ quốc gia khi có dịch xảy ra thực hiện theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 22 của Luật thú y và Luật Dự trữ quốc gia.

Điều 2. Trách nhiệm của các Tổ chức, cá nhân:

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Cục Thú y là đầu mối, phối hợp với các đơn vị có liên quan để triển khai thực hiện Chương trình, bao gồm: (i) Hàng năm, chịu trách nhiệm xác định, công bố typ vi rút lưu hành, chủng loại vắc xin LMLM và yêu cầu kỹ thuật của từng loại vắc xin sử dụng để tiêm phòng tại các địa phương; (ii) Tổng hp số lượng gia súc thuộc diện tiêm phòng hàng năm trong Chương trình; nhu cầu về số lượng, chủng loại vắc xin hàng năm sử dụng tại mỗi địa phương, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính để tổng hợp, tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bố trí kinh phí thực hiện; (iii) Tổng hợp nhu cầu đột xuất của địa phương về việc thay đổi số lượng, chủng loại vắc xin (trường hợp thay đổi typ vi rút gây bệnh LMLM hoặc thay đi về số lượng trâu, bò) đbáo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, điều chỉnh; (iv) Tổng hp, báo cáo kết quả thực hiện tiêm phòng đối với đàn trâu, bò giống của nhà nước, đàn trâu, bò của các hộ gia đình, cá nhân trong vùng khống chế thuộc diện phải tiêm phòng bắt buộc của các địa phương, trên cơ sở đó tham mưu cho Bộ đề xuất nguyên tắc và mức hỗ trợ kinh phí, gửi Bộ Tài chính để có cơ sở xem xét, trình cấp có thẩm quyền quyết định hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho các địa phương; (v) Tổ chức giám sát dịch bệnh và lưu hành vi rút;

Tổ chức đôn đốc, kiểm tra công tác tiêm phòng vắc xin, công tác giám sát theo quy định; căn cứ tình hình dịch bệnh LMLM trong nước và trong khu vực để xác định đối tượng và phạm vi tiêm phòng vắc xin, hướng dẫn các địa phương thực hiện; tổ chức giám sát lưu hành và biến đổi vi rút LMLM theo yêu cầu thực tế của công tác phòng, chống dịch LMLM.

Hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện các giải pháp kỹ thuật theo quy định của Chương trình; tổ chức sơ kết, tổng kết Chương trình;

b) Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động phối hợp với Cục Thú y để tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Chương trinh.

2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trên cơ sở Chương trình này, chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ngành có liên quan của địa phương thực hiện:

a) Xây dựng kế hoạch kinh phí thuộc diện ngân sách địa phương bảo đảm thực hiện Chương trình (bao gồm cả tiền công tiêm phòng trong vùng khống chế) tại địa phương, kế hoạch tiêm phòng vắc xin, kế hoạch giám sát để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Hàng năm, chủ động thống kê số lượng gia súc của địa phương thuộc diện tiêm phòng trong Chương trình; tổng hợp nhu cầu hàng năm của địa phương về số lượng, chủng loại vắc xin sử dụng trong Chương trình, gửi Cục Thú y để tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính theo quy định; tng hợp nhu cầu đột xuất về việc thay đi số lượng, chủng loại vắc xin (trường hợp thay đổi typ vi rút gây bệnh LMLM hoặc thay đổi về số lượng trâu, bò), gửi Cục Thú y để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh.

c) Tổ chức mua đúng chủng loại vắc xin LMLM để thực hiện Chương trình theo hướng dẫn của Cục Thú y; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai các nội dung, giải pháp của Chương trình trên địa bàn; đồng thời báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Thú y), Bộ Tài chính kết quả thực hiện Chương trình trên địa bàn để tổng hợp, báo cáo Thủ tưng Chính phủ theo quy định.

d) Trường hợp có sự thay đổi chủng loại vắc xin do thay đổi typ vi rút gây bệnh LMLM hoặc thay đổi về số lượng trâu, bò, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, điều chỉnh kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương thuộc vùng đệm theo điều chỉnh của Bộ Nông nghiệp và Phát trin nông thôn.

đ) Các địa phương có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện tiêm phòng đối với đàn trâu, bò giống của nhà nước, đàn trâu, bò của các hộ gia đình, cá nhân trong vùng khống chế thuộc diện phải tiêm phòng bắt buộc (tổng mức kinh phí thực hiện, số kinh phí địa phương đảm bảo, số kinh phí đề nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ...) gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính đcó cơ sở xem xét hỗ trợ.

3. Các Bộ, ngành có liên quan chỉ đạo các đơn vị chức năng chủ động phối hợp với Cục Thú y, các cơ quan liên quan của Trung ương và địa phương để tổ chức thực hiện các nội dung theo quy định nhằm bảo đảm các mục tiêu của Chương trình đề ra.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Thú y, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng;
- Lãnh đạo Bộ NN&PTNT;
- Văn phòng Trung ương Đảng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ (để b/c);
- UBND các tỉnh, tp trực thuộc TƯ;
- Sở NN&PTNT các tỉnh, tp trực thuộc TƯ;
- Các Bộ: TC, KHĐT, CT, CA;
- Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ NN&PTNT;
- Lưu: VT, TY.

BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát

 

PHỤ LỤC I

DANH SÁCH CÁC HUYỆN VÙNG KHỐNG CHẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 476/QĐ-BNN-TY ngày 17 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn )

TT

Tnh

Huyện

Số lượng trâu, bò (con)

1

Quảng Ninh

TP.Móng Cái

6.752

Bình Liêu

8.579

Hải Hà

8.203

2

Lạng Sơn

Lộc Bình

15.471

Đình Lập

4.317

Tràng Định

11.795

Văn Lãng

13.435

Cao Lộc

15.164

3

Cao Bng

Thông Nông

11.243

Hà Quảng

11.632

Bảo Lạc

24.640

Hạ Lang

13.340

Bảo Lâm

30.776

Trùng Khánh

21.989

Thạch An

11.505

Phục Hòa

6.515

Trà Lĩnh

7.891

4

Hà Giang

Hoàng Su Phì

26.410

Quản Ba

18.455

Mèo Vạc

28.983

Đồng Văn

20.598

Xín Mần

24.688

Yên Minh

32.847

Vị Xuyên

36.310

5

Lào Cai

TP. Lào Cai

4.517

Si Ma Cai

11.121

Mường Khương

15.882

Bát Xát

19.509

Bảo Thắng

13.319

6

Lai Châu

Sìn Hồ

23.099

Mường Tè

12.895

Phong Thổ

17.745

Nậm Nhùn

8.743

Than Uyên

19.827

Thành phố Lai Châu

1.418

7

Điện Biên

Mường Nhé

10.744

Điện Biên

37.364

Mường Chà

15.230

Nậm Pồ

20.850

8

Sơn La

Mai Sơn

29.000

Sông Mã

42.000

Mộc Châu

34.000

Vân H

32.000

Sp Cộp

18.000

Yên Châu

25.000

9

Thanh Hóa

Mường Lát

14.082

Lang Chánh

12.464

Thường Xuân

21.282

Quan Hóa

16.934

Quan Sơn

14.400

10

Nghệ An

Thanh Chương

45.000

Anh Sơn

29.550

Con Cuông

26.500

Quỳ Châu

18.000

Quỳ Hợp

25.000

K Sơn

32.000

Tương Dương

24.000

Quế Phong

24.000

11

Hà Tĩnh

Hương Khê

28.465

Vũ Quang

12.545

ơng Sơn

34.032

12

Quảng Bình

Quảng Ninh

8.421

Minh Hóa

16.094

Lệ Thủy

16.883

Tuyên Hóa

17.384

Bố Trạch

30.817

13

Quảng Trị

Hướng Hóa

9.102

Đa Krông

8.631

14

Thừa Thiên Huế

A Lưới

8.829

15

Quảng Nam

Phước Sơn

5.704

Tây Giang

3.425

Nam Giang

7.785

Núi Thành

19.913

TX. Đin Bàn

18.542

16

Kontum

Đắk

6.595

Ngọc Hồi

5.238

Tu Mơ Rông

11.348

Sa Thầy

8.515

IaH'Drai

500

Kon Ry

5.561

Đk Tô

5.685

Đắk Glei

9.447

Thành ph Kon Tum

19.998

Kon Plông

10.355

17

Gia Lai

Th xã An Khê

16.005

Mang Yang

23.070

Thị xã A Yun Pa

9.920

Ia Grai

14.108

Đắk Pơ

17.341

Phú Thin

25.457

Chư Prông

22.634

Ia Pa

27.572

Thành ph Plei Ku

14.185

Đức Cơ

7.680

Chư Pưh

18.824

Kông Chro

34.195

Chư Sê

20.327

Đắk Đoa

20.453

Chư Păh

18.562

Krông Pa

61.234

K Bang

25.103

18

Đắk Lắk

KRông Búk

2.046

TP.Buôn Ma Thut

6.491

Krông Bông  

 19.701

Ea Súp

16.643

Krông Năng

5.171

Cư M'Gar

10.965

Krông Ana

4.249

M'Drắk

13.375

Lắk

13.319

Krông Pắc

21.242

Buôn Đôn

10.143

Thị xã Buôn Hồ

6.682

Ea H' Leo

6.738

Cư Kuin

6.788

Ea Kar

18.641

19

Đắk Nông

Đk Song

1.938

Đắk Mil

2.172

Đắk Glong

2.168

Đắk R'Lấp

2.361

Thị xã Gia Nghĩa

1.262

Cư Jút

6.651

Tuy Đức

2.644

Krông Nô

4.001

20

Lâm Đng

Thành phố Bảo Lộc

1.928

Đơn Dương

19.168

Đam Rông

3.975

Cát Tiên

6.858

Đạ Tẻh

5.744

Thành phố Đà Lạt

1.028

Lâm Hà

2.914

Bảo Lâm

3.171

Đức Trọng

14.978

Lạc Dương

4.229

Đạ Huoai

2.389

Di Linh

3.640

21

Bình Phước

Lộc Ninh

10.003

Bù Gia Mập

5.297

Bù Đốp

6.492

22

Tây Ninh

Tân Biên

6.081

Trảng Bàng

22.755

Châu Thành

13.069

Tân Châu

4.686

Bến Cầu

7.853

23

Long An

Đức Huệ

8.915

Mộc Hóa

1.764

Kiến Tường

2.883

Thạnh Hóa

443

Vĩnh Hưng

2.926

Tân Hưng

3.069

24

Đồng Tháp

Thị xã Hồng Ngự

525

Tân Hồng

4.601

Hồng Ngự

3.354

25

An Giang

Thị xã Tân Châu

5.639

Tịnh Biên

23.031

An Phú

3.910

Thị xã Châu Đốc

1.210

Tri Tôn

23.099

26

Kiên Giang

Thị xã Hà Tiên

1.380

Giang Thành

3.335

 

Tổng

157

2.255.230

 

PHỤ LỤC II

DANH SÁCH CÁC HUYỆN VÙNG ĐỆM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 476/QĐ-BNN-TY ngày 17 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn )

TT

Tỉnh

Huyện

Số lượng trâu, bò (con)

1

Quảng Ninh

Vân Đn

2.152

Ba Chẽ

3.609

Cô Tô

437

Đm Hà

5.808

Tiên Yên

6.277

2

Lạng Sơn

Bình Gia

7.214

Chi Lăng

22.362

Văn Quan

19.900

TP.Lạng Sơn

1.991

3

Cao Bằng

Quảng Uyên

16.581

Thị xã Cao Bằng

2.190

Hòa An

14.527

Nguyên Bình

19.258

4

Hà Giang

Bắc Mê

24.932

Quang Bình

22.100

Bc Quang

21.063

5

Bc Cạn

Pác Nm

14.133

Ba Bể

15.771

Na Rì

10.941

Ngân Sơn

11.142

6

Lai Châu

Tân Uyên

17.750

Tam Đường

14.563

7

Bắc Giang

Lục Ngạn

17.148

Sơn Động

12.270

TP.Bắc Giang

2.833

Yên Thế

9.443

Tân Yên

25.458

Lc Nam

22.400

Hiệp Hòa

30.258

Lạng Giang

24.810

Yên Dũng

8.742

Vit Yên

16.782

8

Thái Nguyên

Đnh Hóa

10.467

Võ Nhai

7.978

Đại Từ

11.076

Phú Lương

6.701

Phú Bình

28.781

9

Tuyên Quang

Chiêm Hóa

28.842

Na Hang

17.892

Lâm Bình

9.534

Chiêm Hóa

28.842

10

Hải Dương

Tứ Kỳ

3.221

Ninh Giang

2.744

Thanh Min

2.607

11

Hưng Yên

Phù Cừ

2.293

Tiên Lữ

4.613

12

Hải Phòng

Tiên Lãng

3.592

Vĩnh Bảo

4.553

13

Ninh Bình

Kim Sơn

3.059

Yên Khánh

5.188

TP. Ninh Bình

1.229

Hoa Lư

1.251

Gia Viễn

4.304

14

Lào Cai

Bảo Yên

19.772

Sa Pa

9.935

Bc Hà

 16.073

Văn Bàn

23.834

15

Yên Bái

Lc Yên

5.500

Văn Chn

  19.500

Văn Yên

16.500

16

Điện Biên

Mường Áng

11.341

Thị xã Mường Lay

1.848

Ta Chùa

14.555

Điện Biên Đông

29.060

Tuần Giáo

26.681

TP.Điện Biên Phủ

1.279

17

Sơn La

Quỳnh Nhai

21.631

Mường La

23.121

Bc Yên

24.207

Thành phố Sơn La

6.881

Thun Châu

34.592

Phù Yên

29.892

18

Phú Thọ

Tân Sơn

18.293

Thanh Sơn

21.249

19

Hòa Bình

Đà Bc

15.424

Mai Châu

14.059

Tân Lc

22.984

Lc Sơn

32.767

Lạc Thủy

9.056

Yên Thủy

14.267

20

Hà Nam

Lý Nhân

5.636

Thanh Liêm

4.470

Bình Lc

3.376

21

Thanh Hóa

Như Xuân

13.430

Ngọc Lặc

27.295

Triệu Sơn

21.183

Th Xuân

31.254

Bá Thước

29.260

Hu Lc

9.637

Nga Sơn

7.957

Hà Trung

9.521

22

Nghệ An

Tân Kỳ

24.000

Nam Đàn

15.000

Đô Lương

22.450

Nghĩa Đàn

24.000

TX. Thái Hòa

3.550

23

Hà Tĩnh

Kỳ Anh

32.301

TX. Kỳ Anh

-

Cm Xuyên

22.712

Thch Hà

22.977

Đức Th

21.270

Can Lộc

24.099

Lc Hà

11.628

Nghi Xuân

16.611

TP. Hà Tĩnh

3.682

24

Quảng Bình

Quảng Trạch

21.750

TP.Đồng Hới

1.840

TX. Ba Đồn

8.011

25

Quảng Trị

Triệu Phong

7.657

ThQuảng Trị

1 088

Gio Linh

10.392

Cam L

6.070

Vĩnh Linh

11.550

Hải Lăng

6.401

TP. Đông Hà

1.205

26

Thừa Thiên Huế

Hương Trà

4.765

Nam Đông

4.022

Thị xã Hương Thủy

3.362

Phong Đin

7.033

27

Quảng Nam

Nông Sơn

5.662

Hiệp Đức

14.449

Đi Lc

15.672

Quế Sơn

15.351

Duy Xuyên

15.114

Thăng Bình

30.184

28

Quảng Ngãi

Sơn Tây

6.457

Sơn Hà

28.570

Ba Tơ

20.103

Bình Sơn

45.000

Sơn Tnh

32.000

TP.Quảng Ngãi

26.000

Tư Nghĩa

22.000

MĐức

24.000

Đức Phổ

23.000

Nghĩa Hành

21.500

29

Bình Định

An Lão

7.384

Vĩnh Thnh

11.095

Tây Sơn

36.569

Vân Canh

11.000

30

Phú Yên

Đồng Xuân

21.546

Sơn Hòa

17.442

Sông Hinh

19.281

Tuy An

33.852

Tây Hòa

15.623

Phú Hòa

1.420

Đông Hòa

984

TP. Tuy Hòa

2.100

TX. Sông Cầu

7.466

31

Khánh Hòa

Ninh Hòa

23.455

Khánh Vĩnh

7.028

32

Ninh Thuận

Bắc Ái

13.142

Ninh Sơn

10.700

Ninh Phước

13.400

Ninh Hải

6.900

Thuận Bắc

14.000

Thuận Nam

10.000

33

Bình Thuận

Tuy Phong

12.093

Bắc Bình

42.188

Hàm Thuận Bắc

34.692

Tánh Linh

4.280

Đức Linh

5.026

34

Đồng Nai

Tân Phú

4.093

35

Bình Dương

Bàu Bàng

2.000

Phú Giao

1.537

Dầu Tiếng

3.874

36

Bình Phước

Thị xã Phước Long

392

Hớn Quản

7.093

Đồng Phú

2.414

Bù Đăng

6.329

Phú Riềng

2.830

Bình Long

1.746

37

Long An

Bến Lức

1.760

Đức Hòa

54.546

Tân Thạnh

1.030

Thủ Thừa

2.000

38

Tây Ninh

Dương Minh Châu

11.281

Gò Dầu

9.068

Thị xã Tây Ninh

3.197

Hòa Thành

2.378

39

Tiền Giang

Tân Phước

1.410

40

TP.Hồ Chí Minh

Củ Chi

62.863

41

An Giang

Châu Phú

12.190

Châu Thành

6.391

Phú Tân

5.306

Thoại Sơn

3.506

42

Đồng Tháp

Tam Nông

742

Tháp Mười

572

Thanh Bình

3.211

43

Kiên Giang

Kiên Lương

1.645

Hòn Đất

1.405

 

Tổng

190

2.574.895

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 476/QĐ-BNN-TY năm 2016 phê duyệt “Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020” do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu: 476/QĐ-BNN-TY
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký: Cao Đức Phát
Ngày ban hành: 17/02/2016
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [6]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 476/QĐ-BNN-TY năm 2016 phê duyệt “Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020” do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [6]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…