Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 467/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 29 tháng 04 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VỀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2016-2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 4039/QĐ-BYT ngày 09/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Kế hoạch quốc gia phát triển về Phục hồi chức năng giai đoạn 2014-2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch phát triển về phục hồi chức năng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020 (gọi tắt là Kế hoạch), với những nội dung chủ yếu:

1. Mục tiêu chung: Củng cố, phát triển mạng lưới cơ sở phục hồi chức năng (PHCN) và nâng cao chất lượng dịch vụ PHCN; tăng cường phòng ngừa khuyết tật, phát hiện sớm, can thiệp sớm và cải thiện chất lượng cuộc sống của người khuyết tật về mọi mặt để người khuyết tật được hòa nhập và tham gia bình đẳng vào các hoạt động trong xã hội, phát huy tối đa năng lực của người khuyết tật.

2. Mc tiêu cthể

2.1. Củng cố và phát triển mạng lưới PHCN trên địa bàn toàn tỉnh, từng bước đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị đtriển khai các dịch vụ kỹ thuật chất lượng KCB bằng PHCN, đến năm 2020 đạt các chỉ tiêu cụ thể:

- Duy trì tỷ lệ 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn có phân công cán bộ y tế phụ trách công tác PHCN.

- 100% các bệnh viện tuyến huyện có khoa/tPHCN hoặc ghép trong khoa Y học cổ truyền.

- 100% bệnh viện tuyến tỉnh có khoa PHCN.

2.2. Đẩy mạnh công tác PHCN dựa vào cộng đồng, trong đó chú trọng công tác phòng ngừa khuyết tật, phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ khuyết tật để cải thiện chất lượng cuộc sống cho người khuyết tật về mọi mặt, phấn đấu đến năm 2020 đạt được các chỉ tiêu:

- 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn và bệnh viện tuyến tỉnh, huyện tổ chức truyền thông, tuyên truyền về phòng ngừa khuyết tật, về PHCN và PHCN dựa vào cộng đồng, góp phần nâng cao nhận thức cho các cấp lãnh đạo và cộng đồng.

- Tiếp tục duy trì và mở rộng công tác PHCN dựa vào cộng đồng tại các xã, phường, thị trấn nơi có người khuyết tật, phấn đấu đến năm 2020 có 50% các xã, phường, thị trấn duy trì công tác PHCN dựa vào cộng đồng.

- 80% số trẻ em sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc và phát hiện sớm khuyết tật bm sinh, rối loạn phát triển.

- 60% trẻ em khuyết tật dưới 6 tuổi được phát hiện sớm và can thiệp sớm để ngăn ngừa và điều trị phục hồi khuyết tật.

- 60% trẻ em khuyết tật được cải thiện chức năng, tăng cường năng lực để có th tham gia vào học tập, tạo việc làm, có thu nhập và hòa nhập cộng đồng.

- 80% người khuyết tật có nhu cầu được tiếp cận với dịch vụ phục hồi chức năng phù hợp.

2.3. Nâng cao năng lực cho các cán bộ làm công tác PHCN tại tuyến tỉnh, huyện, xã, phấn đấu đến năm 2020 đạt được các chỉ tiêu:

- Triển khai đào tạo về PHCN tại Trường Trung học y tế tỉnh Kon Tum.

- Bệnh viện PHCN đào tạo liên tục về PHCN.

- Bệnh viện PHCN có đầy đủ chức danh chuyên môn theo quy định tại Điều 4 của Thông tư số 46/2013/TT-BYT.

- 90% cán bộ khoa PHCN các bệnh viện huyện được đào tạo kiến thức, chuyên ngành PHCN.

- 90% cán bộ phụ trách công tác PHCN tại tuyến xã được đào tạo kiến thức cơ bản về PHCN.

2.4. Tăng cường triển khai các dịch vụ kỹ thuật về PHCN, nâng cao chất lượng KCB bằng PHCN, đến năm 2020 đạt các chỉ tiêu cụ thể:

- Hàng năm, Bệnh viện PHCN triển khai ít nhất 05 dịch vụ kỹ thuật mới về PHCN; các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh, huyện triển khai ít nhất 03 kỹ thuật mới về PHCN.

- 100% người bệnh chăm sóc cấp I tại các bệnh viện tuyến tỉnh và huyện được tập PHCN để phòng tránh sớm các biến chứng về teo cơ, cứng khớp, viêm phổi do ứ đọng, loét do tì đè cho người bệnh.

- 70% bệnh nhân ở các bệnh viện tuyến huyện được khám, chữa bệnh kết hợp với PHCN.

- 50% trạm y tế xã, phường, thị trấn triển khai các dịch vụ khám chữa bệnh về PHCN và triển khai công tác PHCN dựa vào cộng đồng.

3. Nhiệm vụ và giải pháp

1. Công tác chỉ đạo, điều hành

- Tăng cường sự chỉ đạo, điều hành, giám sát của các cấp Đảng ủy, Chính quyn địa phương các cấp đi với việc trin khai công tác PHCN và PHCN dựa vào cộng đồng; chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh phối hợp trong công tác tuyên truyền, vận động.

- Khuyến khích, thu hút cán bộ có trình độ chuyên môn sâu trong lĩnh vực PHCN về công tác tại các cơ sở KCB tuyến tỉnh và huyện.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát, hỗ trợ và đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động, các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch.

2. Xây dựng và phát trin mạng lưới PHCN

- Củng cố và ổn định cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực của Bệnh viện PHCN theo quy định tại Thông tư số 46/2013/TT-BYT và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh; phát triển Bệnh viện PHCN thành bệnh viện chuyên sâu đầu ngành trong công tác PHCN trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục củng cố, kiện toàn, thành lập các khoa/tổ PHCN tại các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và đội ngũ cán bộ làm công tác PHCN từ tỉnh đến tuyến huyện, xã. Phấn đấu đến năm 2020, 100% các bệnh viện có khoa/tổ PHCN hoạt động hiệu quả.

3. Triển khai PHCN dựa vào cộng đồng

3.1. Truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức về PHCN dựa vào cộng đồng:

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về PHCN dựa vào cộng đồng cho lãnh đạo để từ đó có sự quan tâm, định hướng và chỉ đạo các ngành, đoàn thcác cấp phối hợp triển khai tốt công tác PHCN dựa vào cộng đồng.

- Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng về phòng ngừa khuyết tật, PHCN và PHCN dựa vào cộng đồng; các chế độ, chính sách và quyền lợi của người khuyết tật khi được chăm sóc y tế, PHCN để mọi người chủ động phát hiện, phát hiện, phòng ngừa khuyết tật và những người khuyết tật được hưởng đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, PHCN.

3.2. Đẩy mnh công tác phối hợp liên ngành trong thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020: Xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành giữa Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Y tế và Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc triển khai công tác PHCN dựa vào cộng đồng như: Khảo sát, sàng lọc, phát hiện sớm người khuyết tật tại cộng đồng; tập huấn cho cán bộ làm công tác y tế học đường của các trường mầm non, tiểu học, nhân viên công tác xã hội của các xã, phường, thị trấn; phối hợp trong công tác tuyên truyền về PHCN dựa vào cộng đồng; xây dựng hệ thống giám sát các hoạt động phòng ngừa khuyết tật và quản lý người khuyết tật tại các tuyến.

3.3. Hoàn thiện và nhân rộng mô hình PHCN dựa vào cộng đồng:

- Kiện toàn Ban chăm sóc sức khỏe nhân dân các cấp, bổ sung nhiệm vụ PHCN dựa vào cộng đồng cho ban chăm sóc sức khỏe của địa phương.

- Khảo sát, khám phát hiện khuyết tật, phân loại và lập kế hoạch can thiệp sớm tại địa phương, chuyển tuyến điều trị và PHCN cho người khuyết tật theo quy định.

- Thực hiện PHCN tại nhà cho người khuyết tật, theo dõi định kỳ, hướng dẫn PHCN cho người khuyết tật, tư vấn và tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục, lao động và các hoạt động xã hội khác.

- Thực hiện lồng ghép các hoạt động PHCN dựa vào cộng đồng với hoạt động của các chương trình y tế khác.

- Kiểm tra, giám sát, đánh giá, hoàn thiện mô hình PHCN dựa vào cộng đồng.

4. Đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học lĩnh vực PHCN

- Đào tạo nguồn nhân lực về PHCN cho các bệnh viện tuyến tỉnh và huyện: Bệnh viện PHCN có ít nhất 02 cán bộ được đào tạo chuyên khoa cấp I về PHCN; 4 bác sĩ được đào tạo định hướng PHCN; các bệnh viện tuyến tỉnh và huyện có ít nhất 01 bác sĩ được đào tạo sau đại học về PHCN.

- Tổ chức đào tạo về PHCN trong chương trình đào tạo cán bộ y tế tại Trường Trung học y tế Kon Tum và triển khai thực hiện tốt công tác đào tạo liên tục cho cán bộ y tế làm công tác về PHCN.

- Đào tạo cơ bản về kiến thức, kỹ năng PHCN cho các cán bộ tuyến xã, nhân viên y tế thôn/làng, cán bộ phụ trách y tế trường học của các trường mầm non, tiểu học; đồng thời giám sát, hỗ trợ sau đào tạo để đảm bảo triển khai có hiệu quả chương trình PHCN dựa vào cộng đồng.

- Tăng cường chuyển giao kỹ thuật về PHCN từ tuyến trên cho tuyến dưới thông qua công tác luân phiên cán bộ, chỉ đạo tuyến.

- Khuyến khích công tác nghiên cứu khoa học về chuyên ngành PHCN, PHCN dựa vào cộng đồng.

5. Đầu tư trang thiết bị, nâng cấp cơ sở hạ tầng

- Từng bước đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và phát triển các dịch vụ kỹ thuật về PHCN cho Bệnh viện PHCN tỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh và định hướng phát triển của Ngành để trở thành cơ sở chuyên khoa đầu ngành của tỉnh về PHCN.

- Đầu tư các trang thiết bị cần thiết cho các bệnh viện để triển khai các dịch vụ về PHCN.

- Đầu tư một số trang thiết bị, phương tiện thiết yếu để triển khai công tác PHCN dựa vào cộng đồng tại tuyến xã.

6. Triển khai các biện pháp nâng cao chất lượng KCB PHCN cho người bệnh

- Đẩy mạnh công tác quản lý và cải tiến chất lượng bệnh viện theo Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện do Bộ Y tế ban hành.

- Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng PHCN từ cơ bản đến nâng cao cho các bộ y tế các tuyến và thực hiện đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh.

- Triển khai tốt công tác khám, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc, hướng dẫn tư vấn giáo dục sức khỏe... và các biện pháp tăng cường an toàn người bệnh.

7. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá

- Thường xuyên tổ chức và nâng cao chất lượng trong các hoạt động theo dõi, giám sát, kiểm tra, đánh giá việc triển khai các hoạt động PHCN từ tỉnh đến cơ sở.

- Tổ chức kiểm tra, sơ kết, đánh giá hiệu quả hoạt động, đánh giá tiến độ triển khai thực hiện kế hoạch, phân tích những khó khăn, tồn tại và đề xuất biện pháp tháo gỡ; điều chỉnh mục tiêu, các hoạt động thực hiện kế hoạch (nếu cần thiết); khen thưởng, động viên kịp thời đối với các đơn vị, cá nhân có thành tích.

4. Kinh phí: Kinh phí thực hiện Kế hoạch từ nguồn ngân sách Trung ương; ngân sách địa phương (cân đối trong chi nghiệp y tế được giao hàng năm cho Sở Y tế) và các nguồn huy động hợp pháp khác.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch này. Căn cứ các mục tiêu, chỉ tiêu và nhiệm vụ, giải pháp của kế hoạch này, hàng năm xây dựng và ban hành kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát thực hiện Kế hoạch, định kỳ báo cáo Bộ Y tế và UBND tỉnh.

2. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh xem xét, bố trí kinh phí phù hợp với khả năng ngân sách địa phương hàng năm để triển khai thực hiện Kế hoạch.

3. SKế hoạch và Đầu tư: Tham mưu cân đối nguồn vốn đầu tư phát triển theo quy định và phù hợp với khả năng ngân sách địa phương để thực hiện Kế hoạch.

4. SNội vụ: Phối hợp với Sở Y tế tham mưu việc cử cán bộ, viên chức đi học nâng cao trình độ chuyên môn về chuyên ngành về PHCN.

5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Phi hợp với Sở Y tế xây dựng, phát triển các hình thức xã hội, hoạt động nhân đạo, từ thiện của tổ chức và cá nhân nhằm chăm sóc, nâng cao đời sống vật chất cho người khuyết tật.

6. SGiáo dục và Đào tạo: Phối hợp với Sở Y tế tổ chức đào tạo, tập huấn bồing các kiến thức cơ bản về PHCN cho các cán bộ y tế học đường tại các trường trên địa bàn tỉnh, phát hiện sớm người khuyết tật để can thiệp PHCN sớm.

7. Sở Khoa học và công nghệ: Phối hợp với Sở Y tế tham gia thẩm định các công trình nghiên cứu khoa học theo quy định về lĩnh vực PHCN và trang thiết bị trợ giúp người khuyết tật.

8. Đnghị Hội bảo trợ Người khuyết tật - Trẻ em, Hội Nạn nhân chất độc da cam, Trung tâm Bảo trxã hội tỉnh: Tham gia phát hiện sớm người khuyết tật tại cộng đồng để có hình thức can thiệp PHCN sớm và hỗ trợ phương tiện trợ giúp cho người khuyết tật hòa nhập cộng đồng.

9. Các s, ban, ngành khác: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Y tế tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng về phòng ngừa khuyết tật, PHCN và PHCN dựa vào cộng đồng.

10. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Xây dựng kế hoạch cụ thể để chỉ đạo các cơ quan, tổ chức ở địa phương phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế triển khai thực hiện Kế hoạch; đồng thời giám sát, kiểm tra việc triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Y tế; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3 (t/h);
- Văn phòng Chính phủ (b/c
)
- BY tế (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Ủy ban MTTQVN tỉnh (p/h);
- Chủ tịch và các PCT UBND t
nh;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX3, KT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Thị Nga

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 467/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch phát triển phục hồi chức năng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020

Số hiệu: 467/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
Người ký: Trần Thị Nga
Ngày ban hành: 29/04/2016
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 467/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch phát triển phục hồi chức năng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2016-2020

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…