Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4399/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 05 tháng 11 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI “THÍCH ỨNG AN TOÀN, LINH HOẠT, KIỂM SOÁT HIỆU QUẢ DỊCH COVID-19” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21/11/2007;

Căn cứ Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ về việc ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”;

Căn cứ Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn tạm thời Về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”;

Căn cứ Kết luận của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh tại phiên họp ngày 01/11/2021;

Xét đề nghị của Sở Y tế (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh).

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Điều 2. Các nội dung về công tác phòng, chống dịch COVID-19 không đề cập tại Quyết định này thì thực hiện theo các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, các Bộ, ngành Trung ương, Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, Trưởng các ngành, đơn vị cấp tỉnh; Thành viên Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Đỗ Minh Tuấn

 

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

“THÍCH ỨNG AN TOÀN, LINH HOẠT, KIỂM SOÁT HIỆU QUẢ DỊCH COVID-19” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
(Kèm theo Quyết định số 4399/QĐ-UBND ngày 05 tháng 11 năm 2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

I. MỤC TIÊU

1. Bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; hạn chế đến mức thấp nhất số ca nhiễm, ca chuyển bệnh nặng, tử vong do COVID-19; vừa tổ chức phòng, chống dịch hiệu quả, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; thực hiện thành công mục tiêu kép, giữ vững thế chủ động phòng, chống dịch COVID-19 trong trạng thái bình thường mới trên địa bàn toàn tỉnh.

2. Đẩy nhanh tỷ lệ bao phủ vắc xin tiến tới đạt độ bao phủ toàn dân, tiếp cận nhanh để áp dụng các phương pháp điều trị, các loại thuốc điều trị COVID-19 phù hợp, đảm bảo đạt hiệu quả cao, an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19.

3. Đảm bảo sự thống nhất trong triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương trong kiểm soát tình hình dịch bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội và đời sống sinh hoạt của Nhân dân.

II. QUAN ĐIỂM

1. Bảo đảm mục tiêu kép nhưng đặt sức khỏe, tính mạng người dân lên trên hết, trước hết; các giải pháp phòng, chống dịch phải dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn và điều kiện của tỉnh; đảm bảo người dân được bảo vệ tốt nhất trước dịch bệnh, được tiếp cận dịch vụ y tế sớm nhất, nhanh nhất, ngay từ cơ sở; nhưng không gây ách tắc cho sản xuất và lưu thông.

2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng; huy động cả hệ thống chính trị; đề cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, trách nhiệm người đứng đầu trong phòng, chống dịch, thực hiện mục tiêu kép; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất trong toàn tỉnh, đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là cấp cơ sở.

3. Trong phòng, chống dịch phải lấy phòng dịch là trọng tâm, cơ bản, lâu dài; y tế là lực lượng nòng cốt cùng với các lực lượng quân đội, công an,... nhưng phải huy động sự tham gia của tất cả các lực lượng, các tầng lớp trong xã hội. Phát huy vai trò của người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể trong phòng, chống dịch, trong sản xuất kinh doanh.

4. Các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 phải được thực hiện chủ động, dứt khoát, kịp thời, quyết liệt; đảm bảo hài hòa giữa các giải pháp chuyên môn y tế với các giải pháp hành chính, kinh tế - xã hội. Các giải pháp y tế phải đồng bộ giữa cách ly với xét nghiệm, điều trị, vắc xin, theo phương châm “cách ly, xét nghiệm là then chốt, vắc xin, thuốc điều trị là điều kiện tiên quyết”; tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc 5K và ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch.

III. PHÂN LOẠI ĐÁNH GIÁ, XÁC ĐỊNH CẤP ĐỘ DỊCH

1. Phân loại cấp độ dịch

- Cấp 1: Nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh.

- Cấp 2: Nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng.

- Cấp 3: Nguy cơ cao tương ứng với màu cam.

- Cấp 4: Nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ.

2. Phạm vi đánh giá cấp độ dịch

Đánh giá quy mô toàn tỉnh; quy mô từng huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là cấp huyện); quy mô từng xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã); khuyến khích đánh giá từ phạm vi, quy mô nhỏ nhất có thể (dưới cấp xã) nhằm đảm bảo linh hoạt, hiệu quả.

3. Tiêu chí đánh giá cấp độ dịch

a) Tiêu chí số 1: Tỷ lệ ca mắc mới tại cộng đồng/số dân/thời gian

Thực hiện đánh giá theo chỉ số: Số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người/tuần với cấp tỉnh, cấp huyện và chỉ số số ca mắc mới tại cộng đồng/10.000 người/tuần với cấp xã, được tính toán như sau:

Số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người/1 tuần = [(Số ca mắc mới trong tuần + Số ca mắc mới của tuần trước)/(2 x Dân số trên địa bàn)] x 100.000. Ca mắc mới tại cộng đồng không bao gồm ca nhập cảnh, ca mắc trong cơ sở cách ly y tế tập trung. Đối với cấp xã áp dụng chỉ số ca mắc mới tại cộng đồng/10.000 người/1 tuần, cách tính tương tự như trên nhưng được nhân với 10.000 thay vì 100.000.

Số ca mắc mới tại cộng đồng/100.000 người/tuần (ca mắc mới) được phân theo 04 mức độ từ thấp đến cao theo hướng dẫn tại Quyết định số 4800/QĐ- BYT, ngày 12/10/2021 (mức 1: 0 - < 20; mức 2: 20 - <50; mức 3: 50 - <150; mức 4: ≥150). Cấp xã áp dụng 4 mức độ như trên nhưng giới hạn các mức lần lượt là 2, 5, 15 ca mới mắc cộng đồng/10.000 người. Các địa phương có thể điều chỉnh giảm hoặc tăng số ca mắc mới trong từng mức độ cho phù hợp với tình hình thực tế.

b) Tiêu chí số 2: Độ bao phủ vắc xin

Thực hiện đánh giá theo chỉ số: Tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 01 liều vắc xin phòng COVID-19, được phân theo 02 mức sau:

- Tỷ lệ cao: ≥70% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin.

- Tỷ lệ thấp: <70% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin.

Tỷ lệ tiêm chủng sẽ được cập nhật, đánh giá theo kết quả và tiến độ tiêm chủng phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương và thời điểm đánh giá cấp độ dịch.

c) Tiêu chí số 3: Khả năng thu dung, điều trị

- Việc thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn toàn tỉnh thực hiện theo Quyết định số 3414/QĐ-UBND ngày 01/9/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt phương án điều trị COVID-19 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Đối với phương án điều trị bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố: giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Bệnh viên Đa khoa huyện, thị xã, thành phố, khu vực xây dựng phương án thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 trên địa bàn, mỗi Bệnh viên Đa khoa tuyến huyện, khu vực có ít nhất 40 giường điều trị bệnh nhân COVID-19 (khi ở mức độ dưới 1.000 bệnh nhân trong toàn tỉnh); 40% số giường của bệnh viện (khi ở mức độ từ 1.000 đến dưới 3.000 bệnh nhân trong toàn tỉnh); 60% số giường của bệnh viện (khi ở mức độ từ 3.000 đến 5.000 bệnh nhân trong toàn tỉnh); duy trì ở mức 60% số giường của bệnh viện (khi dịch ở mức độ trên 5.000 bệnh nhân trong toàn tỉnh), đồng thời sẵn sàng phương án bố trí nhân lực, phương tiện, trang thiết bị để tham gia điều trị tại các đơn vị điều trị bệnh nhân COVID-19 của tỉnh theo sự điều động của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh.

- Rà soát, xây dựng kế hoạch tăng cường đầu tư trang thiết bị, nhân lực cho Trạm Y tế xã, phường, thị trấn đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch và điều trị bệnh nhân COVID-19 khi có yêu cầu. Giao UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch thiết lập Trạm Y tế lưu động trên địa bàn theo Quyết định số 4042/QĐ-BYT ngày 21/8/2021 của Bộ Y tế.

- Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan, xây dựng kế hoạch bổ sung đủ hệ thống Oxy trung tâm tại các bệnh viện điều trị COVID-19 số 1, số 2, số 3 và 27 Bệnh viên Đa khoa các huyện, thị xã, thành phố, khu vực, dung tích phù hợp với quy mô dân số và lưu lượng bệnh nhân, kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh, ngân sách huyện và ngân sách bệnh viện đối với từng đơn vị cụ thể. Chủ trì phối hợp với Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp xây dựng phương án thiết lập Trạm Y tế lưu động tại Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

d) Điều chỉnh cấp độ dịch

- Đến ngày 30/11/2021, yêu cầu tối thiểu 80% người từ 50 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19. Nếu không đạt được yêu cầu nêu trên thì phải tăng lên 01 cấp độ dịch.

- Căn cứ tiến độ, kết quả tiêm chủng vắc xin, diễn biến dịch, khả năng thu dung, điều trị, tình hình thực tiễn (đặc điểm kinh tế, xã hội, dân cư, …) và các yêu cầu đặt ra tại quy định này; Sở Y tế, UBND cấp huyện, UBND cấp xã chủ động thực hiện đánh giá, điều chỉnh cấp độ dịch cho sát với tình hình thực tiễn công tác phòng, chống dịch COVID-19.

4. Phương pháp xác định cấp độ dịch

Trên cơ sở đánh giá tình hình dịch theo các tiêu chí nêu trên; Sở Y tế đánh giá xác định cấp độ dịch cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố đánh giá xác định cấp độ dịch ở quy mô cấp huyện; UBND các xã, phường, thị trấn đánh giá xác định cấp độ dịch ở quy mô cấp xã theo bảng sau:

Tiêu chí 1

Tiêu chí 2

0 - < 20

(Cấp xã: 0 - < 2)

20 - <50

(Cấp xã: 2 - <5)

50 - <150

(Cấp xã: 5 - <15)

≥150

(Cấp xã ≥15)

≥70% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin

Cấp 1

(màu xanh)

Cấp 1

(màu xanh)

Cấp 2

(màu vàng)

Cấp 3

(màu cam)

<70% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin

Cấp 1

(màu xanh)

Cấp 2

(màu vàng)

Cấp 3

(màu cam)

Cấp 4

(màu đỏ)

 

Đánh giá: “Đạt” hoặc “Không đạt” nếu đánh giá “Không đạt” thì không được giảm cấp độ dịch

5. Quyết định và công bố cấp độ dịch trên địa bàn tỉnh

Căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, hàng tuần, hoặc khi dịch có diễn biến mới, thực hiện theo nguyên tắc: cấp nào quyết định thì công bố cấp độ dịch ở cấp đó. Cụ thể như sau:

- UBND các xã, phường, thị trấn quyết định và công bố cấp độ dịch cấp xã trước 13h00, vào ngày thứ 6 hàng tuần, hoặc khi dịch có diễn biến mới, phức tạp hơn.

- UBND các huyện, thị xã, thành phố quyết định và công bố cấp độ dịch ở cấp huyện trước 15h00, vào ngày thứ 6 hàng tuần, hoặc khi dịch có diễn biến mới, phức tạp hơn.

- Sở Y tế sau khi báo cáo Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, quyết định và công bố cấp độ dịch ở quy mô toàn tỉnh và tổng hợp công bố từng huyện, thị xã, thành phố; từng xã, phường, thị trấn trước 17h00, vào ngày thứ 6 hàng tuần, hoặc khi dịch có diễn biến mới, phức tạp hơn; đồng thời báo cáo Bộ Y tế cập nhật trên cổng thông tin điện tử Bộ Y tế.

- Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo, hướng dẫn, cung cấp tài khoản cho các địa phương thực hiện công bố và cập nhật mức độ dịch trên cổng thông tin phòng, chống COVID-19 tỉnh Thanh Hóa; cổng thông tin điện tử UBND tỉnh, trang thông tin điện tử Sở Y tế.

- Trong trường hợp nâng cấp độ dịch:

+ Thông báo trước 48 giờ khi áp dụng ở phạm vi toàn tỉnh.

+ Thông báo trước 24 giờ khi áp dụng ở phạm vi cấp huyện.

+ Thông báo trước 12 giờ áp dụng ở phạm vi cấp xã và dưới cấp xã.

+ Trường hợp cấp bách Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định theo thẩm quyền.

IV. CÁC BIỆN PHÁP ÁP DỤNG THEO CẤP ĐỘ DỊCH

1. Đối với tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp

Biện pháp

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

Cấp 4

1. Hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch (không áp dụng đối với lực lượng vũ trang)

Không hạn chế số người

Hạn chế, có điều kiện

Không tổ chức/Hạn chế, có điều kiện

Không tổ chức/Hạn chế, có điều kiện

1.1. Hoạt động trong nhà (hội họp, tập huấn, hội thảo,…)

* 100% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 hoặc có xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính còn hiệu lực theo quy định.

Không hạn chế số người

Không quá 50 người hoặc người tham gia phải đảm bảo * ở mục 1.1

Không quá 30 người hoặc người tham gia phải đảm bảo * ở mục 1.1

Không tổ chức/ Nếu tổ chức không quá 10 người và phải đảm bảo * ở mục 1.1

1.2 Hoạt động ngoài trời

* 100% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 hoặc có xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính còn hiệu lực theo quy định.

Không hạn chế số người

Không quá 100 người

Không quá 50 người

Không tổ chức/ Nếu tổ chức không quá 10 người và phải đảm bảo * ở mục 1.2

1.3. Tổ chức đám cưới, đám tang

* chịu sự giám sát của chính quyền cấp xã.

Không hạn chế số người

Không quá 40 người và người tham gia phải đảm bảo * ở mục 1.3

Không quá 30 người và người tham gia phải đảm bảo * ở mục 1.3

Không quá 20 người và người tham gia phải đảm bảo * ở mục 1.3

2. Vận tải hành khách công cộng đường bộ (bao gồm cả vận tải hành khách trong địa bàn xã/phường/thị trấn; huyện/thị xã/thành phố; liên huyện và liên tỉnh), đường thủy nội địa, hàng hải đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 (đối với đường hàng không và đường sắt áp dụng theo văn bản quy định riêng).

* Người điều khiển, người phục vụ trên phương tiện được xét nghiệm định kỳ 01 lần/tuần và được tiêm ít nhất 01 liều vắc xin phòng Covid-19; không quá 80% số ghế ngồi/lượt;

** Người điều khiển, người phục vụ trên phương tiện được xét nghiệm định kỳ 02 lần/tuần và được tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19; không quá 50% số ghế ngồi/lượt;

Đối với hành khách khi đến/về Thanh Hóa và các nội dung khác: Đảm bảo điều kiện theo quy định Bộ Giao thông vận tải và hướng dẫn của Sở Giao thông vận tải.

Hoạt động

Hoạt động phải đảm bảo * ở mục 2

Không hoạt động/Nếu hoạt động phải đảm bảo ** ở mục 2

Không hoạt động

3. Lưu thông, vận chuyển hàng hóa trong phạm vi xã/phường/thị trấn; huyện/thị xã/thành phố; liên huyện và liên tỉnh (thực hiện theo quy định của Bộ Giao thông vận tải về phòng, chống dịch COVID-19 và hướng dẫn của Sở Giao thông Vận tải).

* Đối với Người vận chuyển hàng bằng xe máy sử dụng công nghệ có đăng ký (bao gồm nhân viên của doanh nghiệp bưu chính): Trong trường hợp cần thiết UBND cấp huyện có thể quy định về số lượng tham gia lưu thông trong cùng một thời điểm.

Hoạt động

Hoạt động

Hoạt động

Hoạt động phải đảm bảo * ở mục 3

4. Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

 

 

 

 

4.1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp, khu/cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế

Hoạt động phải đảm bảo điều kiện

Hoạt động phải đảm bảo điều kiện

Hoạt động phải đảm bảo điều kiện

Hoạt động phải đảm bảo điều kiện

(1) Đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19.

Áp dụng

Áp dụng

Áp dụng

Áp dụng

(2) Định kỳ đánh giá nguy cơ lây nhiễm COVID-19 tại cơ sở sản xuất kinh doanh.

Áp dụng (01 tuần/lần)

Áp dụng (01 tuần/lần)

Áp dụng (02 lần/tuần)

Áp dụng (02 lần/tuần)

(3) Có kế hoạch phòng, chống dịch và phương án xử lý khi có trường hợp mắc bệnh COVID-19, báo cáo UBND cấp huyện phê duyệt.

Áp dụng

Áp dụng

Áp dụng

Áp dụng

(4) Đánh giá nguy cơ lây nhiễm và đánh giá mức độ an toàn lên Bản đồ chung sống an toàn với COVID-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động.

Áp dụng (01 tuần/lần)

Áp dụng (01 tuần/lần)

Áp dụng (02 lần/tuần)

Áp dụng (02 lần/tuần)

(5) Tổ chức phương án “ba tại chỗ” và “một cung đường hai điểm đến”.

 

 

Áp dụng

Áp dụng

(6) Tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người lao động1.

 

 

 

 

(i) Khi có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 như ho, sốt, khó thở…hoặc có yếu tố dịch tễ.

Áp dụng

Áp dụng

Áp dụng

Áp dụng

(ii) Xét nghiệm ngẫu nhiên định kỳ2 hằng tuần cho người lao động có nguy cơ cao tại cơ sở sản xuất kinh doanh (Người phải tiếp xúc nhiều, lễ tân, bảo vệ, vệ sinh, lái xe, sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì, cung cấp thực phẩm, suất ăn, nguyên vật liệu...): Đối với những người đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 thì thời gian xét nghiệm định kỳ là 02 tuần/lần. Nếu cơ sở sản xuất kinh doanh đã có ≥ 80% người lao động đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 thì giảm 1/2 tỷ lệ phải xét nghiệm ngẫu nhiên theo cấp độ dịch.

Áp dụng (≥20% người lao động có nguy cơ cao)

Áp dụng (≥50% người lao động có nguy cơ cao)

Áp dụng (≥50% người lao động có nguy cơ cao)

Áp dụng (100% người lao động có nguy cơ cao)

(7) Có cán bộ/bộ phận y tế tại cơ sở sản xuất kinh doanh theo quy định, thực hiện công tác phòng, chống dịch và khám chữa bệnh thông thường khác theo quy định. Cán bộ/bộ phận y tế tại cơ sở sản xuất kinh doanh xác nhận kết quả tự xét nghiệm kháng nguyên nhanh, báo cáo và phối hợp y tế địa phương xử trí khi có trường hợp mắc tại nơi làm việc. (Đối với các cơ sở sản xuất không bố trí được người làm công tác y tế hoặc không thành lập được bộ phận y tế thì phải ký hợp đồng với cơ sở khám, chữa bệnh đủ năng lực để cung cấp đủ số lượng người làm công tác y tế, có mặt kịp thời tại cơ sở khi xảy ra trường hợp khẩn cấp theo quy định tại Khoản 5, Điều 37, Nghị định số 39/2016/NĐ-CP, ngày 15/5/2016).

Áp dụng

Áp dụng

Áp dụng

Áp dụng

4.2. Hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp, diêm nghiệp

* Đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định.

Hoạt động phải đảm bảo * ở mục 4.2

Hoạt động phải đảm bảo * ở mục 4.2

Hoạt động phải đảm bảo * ở mục 4.2

Hoạt động phải đảm bảo * ở mục 4.2

4.3. Cơ sở sản xuất, đơn vị thi công dự án, công trình giao thông, xây dựng

* Có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19.

Hoạt động phải đảm bảo * ở mục 4.3

Hoạt động phải đảm bảo * ở mục 4.3

Hoạt động phải đảm bảo * ở mục 4.3

Hoạt động phải đảm bảo * ở mục 4.3

4.4. Cơ sở kinh doanh dịch vụ3 trừ các cơ sở tại điểm (5), (6)

Hoạt động phải đảm bảo điều kiện

Hoạt động phải đảm bảo điều kiện

Hoạt động phải đảm bảo điều kiện

Hoạt động phải đảm bảo điều kiện

(1) Đảm bảo phòng, chống dịch COVID- 19.

Áp dụng

Áp dụng

Áp dụng

Áp dụng

(2) Có kế hoạch phòng, chống dịch và phương án xử lý khi có trường hợp mắc bệnh COVID- 19, báo cáo UBND cấp xã để theo dõi quản lý.

Áp dụng

Áp dụng

Áp dụng

Áp dụng

(3) Tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người lao động5

 

 

 

 

(i) Khi có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID- 19 như ho, sốt, khó thở…hoặc có yếu tố dịch tễ.

Áp dụng

Áp dụng

Áp dụng

Áp dụng

(ii) Xét nghiệm ngẫu nhiên định kỳ hằng tuần cho người lao động có nguy cơ cao tại cơ sở kinh doanh dịch vụ (Người phải tiếp xúc nhiều, lễ tân, bảo vệ, vệ sinh, lái xe, sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì, cung cấp thực phẩm, suất ăn, nguyên vật liệu...):

(Đối với những người đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 thì thời gian xét nghiệm định kỳ là 02 tuần/lần. Nếu cơ sở kinh doanh dịch vụ đã có ≥ 80% người lao động đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID- 19 thì giảm 1/2 tỷ lệ phải xét nghiệm ngẫu nhiên theo cấp độ dịch).

Áp dụng (≥5% người lao động có nguy cơ cao)

Áp dụng (≥10% người lao động có nguy cơ cao)

Áp dụng (≥15% người lao động có nguy cơ cao)

Áp dụng (≥20% người lao động có nguy cơ cao)

4.5. Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ đầu mối; nhà hàng/ quán ăn; chợ truyền thống

 

 

 

 

(1) Trung tâm thương mại

* Có kế hoạch phòng, chống dịch và phương án xử lý khi có trường hợp mắc bệnh COVID- 19, báo cáo UBND cấp huyện phê duyệt;

** Người lao động và khách đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID- 19 hoặc có xét nghiệm Âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ;

*** Giảm 50% số lượng người bán, người mua cùng một thời điểm.

Hoạt động phải đảm bảo * ở mục (1)

Hoạt động phải đảm bảo * ở mục (1)

Hoạt động phải đảm bảo * và **ở mục (1)

Hoạt động phải đảm bảo *, ** và *** ở mục (1)

(2) Siêu thị, cửa hàng tiện lợi (tạp hóa)

* Có kế hoạch phòng, chống dịch và phương án xử lý khi có trường hợp mắc bệnh COVID- 19, báo cáo UBND cấp xã phê duyệt;

** 100% người lao động phải được tiêm vắc-xin đủ liều hoặc đã khỏi bệnh Covid- 19 và có xét nghiệm Ân tính với SARS- CoV-2 còn hiệu lực.

Hoạt động phải đảm bảo * ở mục (2)

Hoạt động phải đảm bảo * ở mục (2)

Hoạt động phải đảm bảo * và **ở mục (2)

Hoạt động phải đảm bảo * và **ở mục (2)

(3) Nhà hàng, quán ăn

* Có kế hoạch phòng, chống dịch và phương án xử lý khi có trường hợp mắc bệnh COVID- 19, báo cáo UBND cấp xã phê duyệt;

** 100% người lao động phải được tiêm vắc-xin đủ liều hoặc đã khỏi bệnh Covid- 19 và có xét nghiệm Âm tính với SARS- CoV-2 còn hiệu lực;

*** đảm bảo khoảng cách tối thiểu 02m giữa các bàn ăn và không quá 30 người/ phòng/thời điểm;

**** chỉ bán mang về, mang đi trừ nhà hàng thuộc cơ sở lưu trú phục vụ khách đang lưu trú.

Hoạt động phải đảm bảo * ở mục (3)

Hoạt động phải đảm bảo * ở mục (3)

Hoạt động phải đảm bảo *, ** và ***ở mục (3);

Hoạt động phải đảm bảo *, ** và **** ở mục (3);

(4) Chợ đầu mối, chợ truyền thống, cảng cá, nơi tập kết hàng hóa

* Đảm bảo quy định về phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế;

** 100% người lao động phải được tiêm vắc-xin đủ liều hoặc đã khỏi bệnh Covid- 19 và có xét nghiệm Âm tính với SARS- CoV-2 trong vòng 72 giờ;

*** giảm 50% số lượng người mua, người bán và 100% khách hàng và người lao động phải có xét nghiệm Âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ.

Hoạt động phải đảm bảo * ở mục (4)

Hoạt động phải đảm bảo * ở mục (4)

Hoạt động phải đảm bảo * và ** ở mục (4)

Hoạt động phải đảm bảo *, ** và *** ở mục (4)

4.6. Cơ sở kinh doanh các dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao khác như làm tóc (bao gồm cắt tóc), làm đẹp, mát xa, vũ trường, karaoke, quán bar, internet, trò chơi điện tử hoặc các cơ sở khác do UBND tỉnh quyết định tùy theo tình hình diễn biến của dịch và đảm bảo phòng, chống dịch theo hướng dẫn của chính quyền địa phương.

* Đảm bảo quy định về phòng chống dịch COVID-19;

** 100% người lao động phải được tiêm vắc-xin đủ liều hoặc đã khỏi bệnh Covid- 19 và có xét nghiệm Âm tính với SARS- CoV-2 còn hiệu lực.

Hoạt động phải đảm bảo * và ** ở mục 4.6

Ngừng hoạt động (trừ dịch vụ cắt tóc hoạt động không quá 5 khách hàng trong cùng một thời điểm và phải đảm bảo * và ** ở mục 4.6)

Ngừng hoạt động (trừ dịch vụ cắt tóc hoạt động không quá 5 khách hàng trong cùng một thời điểm và phải đảm bảo * và ** ở mục 4.6)

Ngừng hoạt động

4.7. Hoạt động bán hàng rong, vé số,…. không có địa điểm cố định

* Người bán hàng, vé số… phải có xét nghiệm Âm tính với SARS-CoV-2 còn hiệu lực;

** Người bán hàng, vé số… được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 và có xét nghiệm Âm tính với SARS- CoV-2 còn hiệu lực;

*** Phải đăng ký phạm vi, khu vực hoạt động, cam kết với chính quyền địa phương.

Hoạt động

Hoạt động phải đảm bảo * ở mục 4.7

Hoạt động phải đảm bảo *, ** và *** ở mục 4.7

Ngừng hoạt động

5. Hoạt động giáo dục, đào tạo trực tiếp

* Đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của các Bộ, các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Lao động- TB và XH, Y tế;

** Thời gian, số lượng học sinh, ngừng một số hoạt động theo hướng dẫn của các Bộ, các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Lao động - TB và XH và quy định cụ thể của địa phương. Kết hợp với dạy, học trực tuyến và qua truyền hình. Riêng các huyện miền núi, kết hợp dạy học trực tuyến và hình thức giao bài cho học sinh.

Hoạt động phải đảm bảo * ở mục 5

Hoạt động phải đảm bảo * ở mục 5

Hoạt động đảm bảo ** ở mục 5

Ngừng hoạt động/Nếu hoạt động đảm bảo ** ở mục 5

6. Hoạt động cơ quan, công sở: Có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19.

* Giảm số lượng người làm việc, tăng cường làm việc trực tuyến.

Hoạt động

Hoạt động

Hoạt động đảm bảo * ở mục 6

Hoạt động đảm bảo * ở mục 6

(6.1) Đảm bảo phòng, chống dịch COVID- 19.

Áp dụng

Áp dụng

Áp dụng

Áp dụng

Giảm số người làm việc tại cơ quan, công sở; tăng cường làm việc trực tuyến (trừ trường hợp ≥ 80% số người làm việc đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc chữa khỏi bệnh COVID-192).

Không áp dụng

Không áp dụng

Áp dụng (giảm 30% số người làm việc)

Áp dụng (Giảm 50% số người làm việc)

(6.2) Có kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 và phương án xử trí khi có trường hợp mắc.

Áp dụng

Áp dụng

Áp dụng

Áp dụng

(6.3) Tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người lao động.

 

 

 

 

(i) Khi có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 như ho, sốt, khó thở…hoặc có yếu tố dịch tễ.

Áp dụng

Áp dụng

Áp dụng

Áp dụng

(ii) Xét nghiệm ngẫu nhiên định kỳ cho người lao động có nguy cơ cao tại cơ quan, công sở (Người phải tiếp xúc nhiều, lễ tân, bảo vệ, vệ sinh, lái xe, sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì, cung cấp thực phẩm, suất ăn, nguyên vật liệu...): Theo hướng dẫn của ngành y tế.

Không áp dụng

Ápdụng

Ápdụng

Áp dụng

7. Hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự

* Có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ;

** 100% người tham gia đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc người đã khỏi bệnh COVID- 19 hoặc có kết quả xét nghiệm Âm tính với SARS-CoV-2 còn hiệu lực3.

Hoạt động không quá 40 người hoặc người tham gia phải đảm bảo * ở mục 7

Hoạt động không quá 30 người hoặc người tham gia phải đảm bảo * ở mục 7

Hoạt động không quá 20 người hoặc người tham gia phải đảm bảo * và ** ở mục 7

Ngừng hoạt động

8. Hoạt động nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ, tham quan du lịch; biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao

 

 

 

 

8.1. Cơ sở, địa điểm nghỉ dưỡng, khách sạn, nhà nghỉ

* Có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

** Khách và người phục vụ phải được tiêm ít nhất 01 liều vắc xin phòng Covid- 19.

Hoạt động phải đảm bảo * ở mục 8.1

Hoạt động phải đảm bảo * ở mục 8.1

Hoạt động hạn chế <50% công suất và phải đảm bảo * và ** ở mục 8.1

Ngừng hoạt

8.2. Điểm tham quan du lịch

* Có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

** Khách và người phục vụ phải được tiêm ít nhất 01 liều vắc xin phòng Covid- 19 và phải có xét nghiệm Âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ.

Hoạt động phải đảm bảo * ở mục 8.2

Hoạt động phải đảm bảo * ở mục 8.2

Hoạt động <30% công suất và phải đảm bảo * và ** ở mục 8.2

Ngừng hoạt động

8.3.Hoạt động bảo tàng, triển lãm, thư viện, rạp chiếu phim, cơ sở, địa điểm biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao,...

* Cơ sở có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (bao gồm việc tự tổ chức xét nghiệm cho nhân viên, người lao động, điều kiện đối với người thăm quan, khán thính giả và phương án xử lý khi có ca mắc mới);

** Khách và người phục vụ phải được tiêm ít nhất 01 liều vắc xin phòng Covid- 19 và phải có xét nghiệm Âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ.

Hoạt động phải đảm bảo * ở mục 8.3

Hoạt động <40% sức chứa, không quá 140 người và phải đảm bảo * ở mục 8.3

Hoạt động <20% sức chứa và không quá 70 người và phải đảm bảo * và ** ở mục 8.3

Ngừng hoạt động

9. Ứng dụng công nghệ thông tin

 

 

 

 

9.1. Cập nhật thông tin về tiêm chủng vắc xin, kết quả xét nghiệm COVID-19, kết quả điều trị COVID-19.

Áp dụng

Áp dụng

Áp dụng

Áp dụng

9.2. Quản lý thông tin người vào/ra địa điểm công cộng, sử dụng phương tiện giao thông công cộng, các địa điểm sản xuất, kinh doanh, sự kiện đông người bằng mã QR.

Áp dụng

Áp dụng

Áp dụng

Áp dụng

2. Các biện pháp áp dụng đối với cá nhân

Biện pháp

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

Cấp 4

1. Tuân thủ 5K

Áp dụng

Áp dụng

Áp dụng

Áp dụng

2. Ứng dụng công nghệ thông tin

Sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin theo quy định để khai báo y tế, đăng ký tiêm chủng vắc xin, khám chữa bệnh (nếu có điện thoại thông minh). Sử dụng mã QR theo quy định của chính quyền và cơ quan y tế.

Áp dụng

Áp dụng

Áp dụng

Áp dụng

3. Đi lại của người dân đến từ các địa bàn có cấp độ dịch khác nhau(bao gồm cả người từ tỉnh khác đến/về Thanh Hóa)

* Tuân thủ điều kiện về tiêm chủng, xét nghiệm theo hướng dẫn của ngành Y tế;

** Tuân thủ các điều kiện về tiêm chủng, xét nghiệm, cách ly theo hướng dẫn của ngành Y tế. Trường hợp Bộ Y tế hướng dẫn cách ly tại nhà nhưng không đảm bảo quy định cách ly hoặc được cá nhân người thuộc diện cách ly đồng ý thì có thể tổ chức cách ly tập trung thay vì cách ly tại nhà.

Không hạn chế

Không hạn chế

Không hạn chế, hoạt động phải đảm bảo * ở mục 3

hoạt động phải đảm bảo ** ở mục 3

4. Điều trị tại nhà đối với người nhiễm COVID-19.

Không áp dụng

Không áp dụng

Không áp dụng

Không áp dụng

V. CÁC BIỆN PHÁP VỀ CHUYÊN MÔN

1. Chuẩn bị ứng phó với dịch COVID-19

a) Trách nhiệm của Sở Y tế

- Tham mưu cho UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung các nội dung của Quy định này khi có chỉ đạo mới của Trung ương và tình hình dịch COVID-19 thực tế trên địa bàn tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng kịch bản, phương án đảm bảo công tác y tế đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch theo từng cấp độ dịch trên phạm vi toàn tỉnh, trình UBND tỉnh phê duyệt, ban hành.

- Xây dựng phương án điều động lực lượng cán bộ y tế hỗ trợ điều trị, lấy mẫu xét nghiệm, tiêm vắc xin… đáp ứng yêu cầu theo từng cấp độ dịch.

- Tổ chức tập huấn cho lực lượng cán bộ y tế tham gia điều trị, lấy mẫu xét nghiệm, tiêm vắc xin.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan xây dựng phương án mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác phòng chống dịch, đảm bảo khả năng cung ứng đủ, kịp thời, phù hợp với diễn biến tình hình dịch trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng phương án trang bị phương tiện, trang thiết bị, vật tư y tế và các điều kiện cần thiết cho các Bệnh viện COVID-19 số 1, số 2, số 3 của tỉnh đáp ứng công tác phòng, chống dịch.

b) UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Chủ động về nguồn lực và chỉ đạo mua sắm đáp ứng đủ Oxy y tế cho các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn, đảm bảo tối thiểu 20 bình Oxy y tế loại từ 10 lít trở lên/Trạm y tế.

- Phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo BVĐK các huyện, thị xã, thành phố, khu vực xây dựng phương án bố trí đủ giường bệnh để tiếp nhận và điều trị bệnh nhân COVID-19 trong tình huống cần thiết.

- UBND các huyện, thị xã, thành phố phải tổ chức công tác cách ly y tế và xây dựng các khu cách ly tập trung của địa phương. Tổ chức lực lượng điều tra, truy vết, lấy mẫu, xét nghiệm khi có trường hợp F0 xảy ra trên địa bàn.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn theo tiến độ, yêu cầu đề ra.

- UBND cấp huyện, cấp xã, chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc tiếp tục củng cố, tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, lực lượng công an, nhất là tổ COVID-19 cộng đồng tại các khu dân cư. Đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động và thực hiện cam kết với các hộ gia đình trong việc khai báo y tế, giám sát dịch tễ người đến từ các địa phương khác.

2. Về Xét nghiệm

- Việc xét nghiệm được thực hiện theo địa bàn nguy cơ và nhóm nguy cơ.

+ Xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở…

+ Xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên, định kỳ do cơ quan y tế thực hiện tại các khu vực có nguy cơ cao, tập trung đông người như cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, chợ đầu mối, bến xe, siêu thị…; đối với các nhóm nguy cơ (các trường hợp di chuyển nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người…) như lái xe, người chạy xe mô tô chở khách (xe ôm), người giao hàng hóa (shipper)…

+ Tại cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở kinh doanh dịch vụ, trung tâm thương mại, siêu thị, cơ quan, công sở: tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên cho người có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao.

- Không chỉ định xét nghiệm đối với việc đi lại của người dân; chỉ thực hiện xét nghiệm đối với trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc vùng cách ly y tế (phong tỏa) và các trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ khi đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3.

- Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh, chỉ xét nghiệm trong các trường hợp: (1) khi có yêu cầu điều tra dịch tễ; (2) khi phải cách ly y tế hoặc theo dõi y tế; (3) đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc vùng cách ly y tế (phong tỏa).

- Việc thực hiện xét nghiệm để xử lý ổ dịch: tùy thuộc vào các yếu tố nguy cơ, tình hình dịch bệnh và mức độ của ổ dịch, UBND các cấp xem xét quyết định đối tượng, địa bàn xét nghiệm cho phù hợp.

- Thực hiện xét nghiệm theo phương pháp gộp mẫu hoặc Test nhanh trong trường hợp xét nghiệm tầm soát, sàng lọc, định kỳ.

3. Về các biện pháp cách ly và giám sát quản lý các đối tượng nguy cơ

Đẩy mạnh việc thực hiện khai báo y tế và tăng cường giám sát từ xa, từ sớm các đối tượng nguy cơ; phát huy vai trò của tổ giám sát cộng đồng và gia đình, tuyên truyền, vận động những người ở vùng có dịch ở cấp độ 3, cấp độ 4 hạn chế đi đến các vùng khác, trường hợp thật cần thiết thì phải thông báo trước cho địa phương nơi đến từ 12 đến 72 giờ để được hướng dẫn các biện pháp cách ly, phòng chống dịch; đồng thời áp dụng thực hiện việc cách ly các đối tượng có nguy cơ theo hướng dẫn của Bộ Y tế, như sau:

3.1. Đối với người đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 1

Thực hiện khai báo y tế và luôn tuân thủ nghiêm thông điệp 5K; nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác thì báo cho cơ quan y tế để theo dõi và xử trí theo quy định.

3.2. Đối với người đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 2 và người tiếp xúc gần với đối tượng F2 (F3)

Tự theo dõi sức khỏe 07 ngày kể từ ngày về địa phương (hoặc ngày tiếp xúc, nếu là đối tượng F3) và luôn thực hiện thông điệp 5K; nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác thì báo cho cơ quan y tế để theo dõi và xử trí theo quy định; đồng thời chủ động tự rà soát tiền sử tiếp xúc của mình để khai báo y tế và bổ sung thực hiện các biện pháp tương ứng.

3.3. Đối với người đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3 và người tiếp xúc gần với đối tượng F1 (F2)

- Những người đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 (thẻ xanh trên Sổ Sức khoẻ điện tử hoặc giấy chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin của cơ quan có thẩm quyền cấp) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19): Tự cách ly tại nhà, nơi lưu trú 07 ngày; kể từ ngày về địa phương và luôn thực hiện thông điệp 5K; nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác thì báo cho cơ quan y tế để theo dõi và xử trí theo quy định.

- Những người tiêm chưa đủ liều vắc xin phòng COVID-19 (thẻ vàng trên Sổ Sức khoẻ điện tử hoặc giấy chứng nhận tiêm chủng của cơ quan có thẩm quyền cấp): Tự cách ly tại nhà, nơi lưu trú 07 ngày; thực hiện xét nghiệm vào ngày đầu kể từ ngày về địa phương; thực hiện thông điệp 5K; nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác thì báo cho cơ quan y tế để theo dõi và xử trí theo quy định.

- Những người chưa tiêm vắc xin phòng COVID-19 và các đối tượng F2: Cách ly tại nhà 14 ngày; thực hiện xét nghiệm vào ngày đầu tiếp tục tự theo dõi sức khỏe thêm 14 ngày tiếp theo kể từ ngày về địa phương (hoặc ngày tiếp xúc, nếu là đối tượng F2); luôn thực hiện thông điệp 5K; nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác thì báo cho cơ quan y tế để theo dõi và xử trí theo quy định.

- Đối với các trường hợp trên, cơ quan y tế địa phương ưu tiên chỉ định xét nghiệm SARS-CoV-2 để sàng lọc đối tượng nguy cơ.

3.4. Đối với người đến từ địa bàn có dịch (địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc vùng cách ly y tế), người tiếp xúc gần (F1)

- Những người đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 (thẻ xanh trên Sổ Sức khoẻ điện tử hoặc giấy chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin của cơ quan có thẩm quyền cấp) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19): Thực hiện tự cách ly tại nhà, nơi lưu trú 07 ngày; thực hiện xét nghiệm vào ngày đầu kể từ ngày về địa phương; luôn thực hiện thông điệp 5K; nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác thì báo cho cơ quan y tế để theo dõi và xử trí theo quy định.

- Những người tiêm chưa đủ liều vắc xin phòng COVID-19 (thẻ vàng trên Sổ Sức khoẻ điện tử hoặc giấy chứng nhận tiêm chủng của cơ quan có thẩm quyền cấp): Thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú 7 ngày; xét nghiệm SARS- CoV-2 vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 kể từ ngày về địa phương; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 07 ngày tiếp theo và luôn thực hiện thông điệp 5K; nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác thì báo cho cơ quan y tế để theo dõi và xử trí theo quy định.

- Những người chưa tiêm vắc xin phòng COVID-19 và các đối tượng F1: Thực hiện cách ly tập trung hoặc cách ly tại nhà (nếu đủ điều kiện) 14 ngày; xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 kể từ ngày về địa phương (hoặc ngày tiếp xúc, nếu là đối tượng F1); tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo và luôn thực hiện thông điệp 5K; nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác thì báo cho cơ quan y tế để theo dõi và xử trí theo quy định.

- Đối với người cao tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, người dưới 18 tuổi (trẻ em): Thực hiện cách ly tại nhà và có người chăm sóc cách ly cùng; thời gian áp dụng các biện pháp cách ly, xét nghiệm, theo dõi sức khỏe tương ứng với các nhóm đối tượng thuộc diện cách ly nêu trên.

- Các trường hợp cách ly tại nhà phải đảm bảo thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các điều kiện theo Công văn số 5599/BYT-MT ngày 14/7/2021 của Bộ Y tế về việc giảm thời gian cách ly, thí điểm cách ly y tế F1 tại nhà, quản lý điều trị bệnh nhân COVID-19.

3.5. Đối với các trường hợp khác

a) Đối với những người tham gia các đoàn công tác theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền tại các địa bàn có dịch

- Trường hợp công tác ở tỉnh ngoài:

+ Những người đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19: Tự theo dõi sức khoẻ trong 07 ngày. Thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR 02 lần vào ngày đầu và ngày thứ 07 kể từ ngày đến/về địa phương. Luôn thực hiện thông điệp 5K, đặc biệt là đeo khẩu trang, không tụ tập và không đến nơi tập trung đông người.

+ Những người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin phòng COVID-19: Thực hiện cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú 03 ngày kể từ ngày đến/về địa phương theo quy định tại Quyết định số 879/QĐ-BYT ngày 20/3/2020 của Bộ Y tế. Tiếp tục tự theo dõi sức khỏe cho đến hết 14 ngày kể từ ngày đến/về địa phương, luôn thực hiện thông điệp 5K, đặc biệt là đeo khẩu trang, không tụ tập và không đến nơi tập trung đông người. Thực hiện xét nghiệm 02 lần vào ngày đầu và ngày thứ 03 kể từ ngày cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú.

- Trường hợp công tác ở trong tỉnh: Tự theo dõi sức khoẻ trong 07 ngày; luôn thực hiện thông điệp 5K, đặc biệt là đeo khẩu trang, không tụ tập và không đến nơi tập trung đông người.

- Đối với người thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch ở những địa phương thuộc cấp độ 4, cấp độ 3; tùy từng trường hợp cụ thể, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 nơi điều động quyết định các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp.

b) Đối với người từ nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, cách ly trên địa bàn tỉnh (trừ trường hợp người nhập cảnh vào làm việc dưới 14 ngày và các trường hợp nhập cảnh cách ly theo quy định khác của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và của Bộ Y tế):

- Thực hiện cách ly y tế tập trung 07 ngày và tiếp tục theo dõi y tế tại nhà trong 07 ngày tiếp theo; thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 tính từ ngày nhập cảnh (ngày thứ nhất có thể sử dụng Test nhanh kháng nguyên hoặc bằng phương pháp RT-PCR; ngày thứ 7 bắt buộc phải sử dụng phương pháp RT-PCR mẫu đơn) đối với người nhập cảnh đáp ứng đủ các điều kiện sau:

+ Có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (bằng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP) trong vòng 72 giờ trước khi xuất cảnh và được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất cảnh thực hiện xét nghiệm cấp chứng nhận.

+ Đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 (liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm nhập cảnh) và có giấy chứng nhận tiêm chủng; Hoặc đã từng bị nhiễm SARS-CoV-2 (có giấy chứng nhận xét nghiệm dương tính với SAR-COV-2 bằng phương pháp RT- PCR mẫu đơn không quá 6 tháng tính đến thời điểm nhập cảnh) và có giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19 hoặc các giấy tờ tương đương xác nhận đã khỏi bệnh do cơ quan có thẩm quyền tại nước điều trị cấp.

- Những người từ nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, cách ly trên địa bàn tỉnh, nếu không đáp ứng được yêu cầu nêu trên thì thực hiện cách ly tập trung 14 ngày, tiếp tục theo dõi y tế tại nhà trong 14 ngày tiếp theo; lấy mẫu và làm xét nghiệm 03 lần bằng phương pháp RT-PCR lần vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 sau khi nhập cảnh.

c) Những đối tượng khác và khi có sự thay đổi thì thực hiện theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế. Các trường hợp đặc biệt Bộ Y tế chưa có quy định, giao Sở Y tế căn cứ các yêu cầu chuyên môn, xem xét quyết định trên cơ sở kiểm soát chặt chẽ các yếu tố nguy cơ. Đối với các trường hợp Bộ Y tế hướng dẫn cách ly tại nhà nhưng không đảm bảo quy định cách ly hoặc được cá nhân người thuộc diện cách ly đồng ý thì có thể tổ chức cách ly tập trung thay vì cách ly tại nhà.

4. Về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19

- Tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo Kế hoạch số 183/KH-UBND ngày 11/8/2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa; ưu tiên tiêm cho người từ 50 tuổi trở lên, người có bệnh nền, phụ nữ có thai, người lao động làm việc tại các khu, cụm công nghiệp.

- Xây dựng lộ trình mở rộng đối tượng tiêm chủng cho trẻ em theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

5. Về Điều trị F0

Thực hiện theo Quyết định số 4689/QĐ-BYT ngày 06/10/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19, các quy định, hướng dẫn của Trung ương, của Bộ Y tế và Quyết định số 3414/QĐ-UBND ngày 01/9/2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt phương án điều trị COVID-19 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

6. Hướng dẫn, quản lý, hỗ trợ người từ vùng dịch về cư trú/lưu trú trên địa bàn tỉnh

Các Chốt kiểm soát liên ngành phòng, chống dịch COVID-19 Khe nước lạnh, thị xã Nghi Sơn; xã Xuân Bình, huyện Như Xuân; xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành; Dốc Xây, thị xã Bỉm Sơn; Ga Thanh Hóa; Ga Bỉm Sơn; Ga Minh Khôi; Cảng Hàng không Thọ Xuân và các chốt kiểm soát khác do tỉnh thành lập thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh.

7. Về các chi phí trong cách ly y tế, khám chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19

Thực hiện theo Nghị quyết 16/NQ-CP ngày 08/02/2021 của Chính phủ về chi phí cách ly y tế, khám, chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng chống dịch COVID-19; các quy định hiện hành của Chính phủ, Bộ Y tế.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các sở, ban, ngành, cơ quan cấp tỉnh

Theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện tốt các quy định nêu trên; tăng cường công tác quản lý, giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện tại các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp tiếp tục tổ chức thực hiện đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Chủ động tham mưu, đề xuất, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 khả thi, phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh và quan điểm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.

2. Sở Y tế

Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ban, ngành, cơ quan liên quan triển khai thực hiện các biện pháp chuyên môn nghiệp vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo các quy định nêu trên; công bố và cập nhật các cấp độ dịch ở tất cả các địa phương trong tỉnh; tiếp tục tham mưu, tổ chức thực hiện các giải pháp về nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế dự phòng, y tế cơ sở, đồng thời đẩy mạnh triển khai nhanh, an toàn, hiệu quả chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh, xây dựng lộ trình tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em và tiêm tăng cường theo hướng dẫn của Bộ Y tế; chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) cập nhật kịp thời thông tin cá nhân đã tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo quy định của Bộ Y tế.

3. Sở Thông tin và Truyền thông

a) Phối hợp Sở Y tế và UBND các huyện, thị xã, thành phố công bố, cập nhật cấp độ dịch tại các địa phương trong tỉnh và công bố cập nhật trên cổng thông tin điện tử UBND tỉnh.

b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch COVID-19.

c) Phối hợp Công an tỉnh thường xuyên rà soát trên không gian mạng, phát hiện xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng đưa thông tin sai sự thật ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch COVID-19.

4. Sở Giao thông vận tải

a) Hướng dẫn các hoạt động thi công các dự án, công trình giao thông trên địa bàn tỉnh đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

b) Rà soát hướng dẫn, kế hoạch hoạt động giao thông, vận tải liên tỉnh, lưu thông hàng hóa, bảo đảm liên tục chuỗi cung ứng sản xuất,... thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

5. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, các sở, ngành, cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu cho Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, UBND tỉnh bố trí đủ kinh phí cho công tác phòng, chống dịch, đẩy nhanh tiến độ giải ngân kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định.

6. Công an tỉnh

a) Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn; đẩy mạnh điều tra, phát hiện, xử lý nghiêm các vi phạm trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

b) Đẩy nhanh việc kết nối cơ sở dữ liệu dân cư với dữ liệu về tiêm chủng, xét nghiệm, quản lý người nhiễm COVID-19 khỏi bệnh để triển khai thống nhất việc ứng dụng mã QR trên thẻ căn cước công dân (hoặc hình thức phù hợp đối với những người chưa có thẻ căn cước công dân mới) phục vụ việc quản lý đi lại của người dân và công tác phòng, chống dịch COVID-19.

7. Ban Quản lý khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp

a) Phối hợp với Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố thẩm định, rà soát đánh giá kế hoạch phòng, chống dịch, đánh giá nguy cơ theo Quyết định số 2194/QĐ-BYT đối với các công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.

b) Triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch theo Kế hoạch số 206/KH-UBND ngày 21/9/2021 của UBND tỉnh về phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở sản xuất, khu kinh tế, khu công nghiệp và cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

8. Đài Phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa

Tăng cường công tác truyền thông nhằm tạo sự đồng thuận, hưởng ứng, tham gia của các tầng lớp nhân dân và toàn xã hội thực hiện có hiệu quả các biện pháp “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn tỉnh. Kịp thời cổ vũ, biểu dương các tấm gương tập thể, cá nhân điển hình, các mô hình chống dịch, thực hiện mục tiêu kép có hiệu quả.

9. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức, đoàn thể

a) Tăng cường phối hợp với các cấp chính quyền vận động nhân dân nâng cao ý thức, tự giác tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; tiếp tục vận động các tổ chức, doanh nghiệp vừa phòng, chống dịch, khắc phục những hậu quả do dịch gây ra, vừa duy trì, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh,... phát huy tinh thần sáng tạo của các tầng lớp nhân dân trong phòng, chống dịch, thực hiện mục tiêu kép;

b) Chủ động phối hợp với chính quyền các cấp giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc ngay tại cơ sở, tham gia tuyên truyền, vận động và giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại địa phương.

10. UBND các huyện, thị xã, thành phố

a) Căn cứ tiến độ, kết quả tiêm chủng vắc xin, diễn biến dịch, tình hình thực tiễn (đặc điểm kinh tế, xã hội, dân cư, …) khả năng ứng phó và các yêu cầu đặt ra tại quy định này, thực hiện nghiêm túc việc cập nhật, báo cáo các số liệu về Sở Y tế để đánh giá, công bố cấp độ dịch theo quy định; đồng thời, chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện đánh giá, công bố cấp độ dịch và triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

Căn cứ các biện pháp áp dụng quy định tại mục IV văn bản này, để ban hành hướng dẫn đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 cụ thể đối với từng cấp độ dịch, đảm bảo không vượt quá quy định này. Trường hợp đặc biệt, báo cáo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh quyết định.

b) Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 với lộ trình cụ thể, khả thi, bảo đảm kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Tổ chức thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp với diễn biến dịch bệnh tại từng xã, phường, thị trấn.

c) Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi phát triển kinh tế với tinh thần chủ động, sáng tạo, bám sát thực tiễn, đề cao cảnh giác, tuyệt đối không lơi lỏng, chủ quan; đảm bảo phương châm “bốn tại chỗ”./.

 



1 Xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng test nhanh kháng nguyên hoặc xét nghiệm RT-PCR và báo cáo cho Trung tâm y tế cấp huyện trên địa bàn (sau khi kết thúc ngày xét nghiệm và ngay sau khi có trường hợp dương tính với SARS-CoV-2). Nếu tự tổ chức xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên (đã được cấp số đăng ký lưu hành hoặc cấp giấy phép nhập khẩu của Bộ Y tế) thì phải được hướng dẫn của Trung tâm kiểm soát bệnh tật cấp tỉnh hoặc Trung tâm y tế cấp huyện trên địa bàn. Cơ sở sản xuất, kinh doanh tự chịu trách nhiệm về chất lượng test nhanh kháng nguyên, quy trình và xác nhận kết quả xét nghiệm. Trung tâm y tế cấp huyện chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện và tiến hành xử lý ngay đúng quy định khi nhận được báo cáo kết quả có trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.

2 Thực hiện xét nghiệm mẫu gộp 3-5 đối với xét nghiệm kháng nguyên nhanh; mẫu gộp 10-15 đối với xét nghiệm RT-PCR.

3 Gồm cung cấp lương thực, thực phẩm; dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa; thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải; tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm, trợ giúp pháp lý, bán đấu giá tài sản); dịch vụ công ích, dịch vụ tiện ích công (cấp thoát nước, công viên, cây xanh, hạ tầng kỹ thuật); chứng khoán, bảo hiểm (chỉ thực hiện các hoạt động liên quan đến giám định, lập hồ sơ, giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng); bưu chính, viễn thông, báo chí, thiết bị tin học, văn phòng, dụng cụ học tập; hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, cơ sở thú y; kho dự trữ, điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, tang lễ và các cơ sở khác do địa phương quyết định.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 4399/QĐ-UBND năm 2021 về Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Số hiệu: 4399/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
Người ký: Đỗ Minh Tuấn
Ngày ban hành: 05/11/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [8]
Văn bản được căn cứ - [5]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 4399/QĐ-UBND năm 2021 về Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [1]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…