BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3985/QĐ-BYT |
Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2023 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH “HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT VÀ PHÒNG, CHỐNG COVID-19”
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 95/2022/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn giám sát và phòng, chống COVID-19”.
Điều 2. “Hướng dẫn giám sát và phòng, chống COVID-19” là tài liệu hướng dẫn được áp dụng tại các cơ sở y tế dự phòng và khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành; thay thế Quyết định số 3638/QĐ-BYT ngày 30 tháng 7 năm 2021 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống COVID-19”.
Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng, Cục trưởng các Vụ, Cục thuộc Bộ Y tế; Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur; Giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng cơ quan y tế các Bộ, ngành và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. BỘ
TRƯỞNG |
GIÁM
SÁT VÀ PHÒNG, CHỐNG COVID-19
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 3985/QĐ-BYT ngày 29 tháng
10 năm 2023 của Bộ Y tế)
Bệnh COVID-19 do vi rút SARS-CoV-2 gây ra, là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Vi rút gây bệnh thường xuyên biến đổi tạo nên các biến thể mới với khả năng lây lan nhanh. Kết quả giám sát cho thấy phần lớn các biến thể lưu hành phổ biến trên thế giới đều có ghi nhận tại Việt Nam. Vi rút SARS-CoV-2 lưu hành phổ biến nhất hiện nay trên thế giới và Việt Nam đều thuộc biến thể Omicron.
SARS-CoV-2 lây trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp (qua giọt bắn là chủ yếu) và qua bàn tay tiếp xúc với các vật dụng, bề mặt bị nhiễm SARS-CoV-2 rồi đưa lên mắt, mũi, miệng. SARS-CoV-2 cũng có khả năng lây truyền qua hạt khí dung ở trong những không gian kín, đông người và thông gió hạn chế hoặc nơi có nhiều thao tác tạo khí dung như trong các cơ sở điều trị. Thời gian ủ bệnh trung bình hiện nay khoảng 4 ngày. Người bệnh COVID-19 có thể phát tán vi rút và lây cho người khác từ 2 ngày trước khi khởi phát cho tới 3 ngày sau khi hết triệu chứng. Người không triệu chứng vẫn có thể đào thải vi rút và lây nhiễm cho người khác.
Người nhiễm SARS-CoV-2 có biểu hiện lâm sàng đa dạng, có thể không có triệu chứng, có triệu chứng nhẹ hoặc có biểu hiện bệnh lý nặng như viêm phổi nặng, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) nhiễm khuẩn huyết suy chức năng đa cơ quan và tử vong. Nhóm nguy cơ mắc bệnh nặng bao gồm người cao tuổi, người có bệnh nền nặng như tiểu đường/tim mạch, những người có bệnh lý suy giảm miễn dịch, phụ nữ có thai. Hiện bệnh đã có vắc xin dự phòng và có thuốc kháng vi rút để điều trị.
Ngày 05 tháng 5 năm 2023, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng gây quan ngại toàn cầu, tuy nhiên khuyến cáo các nước vẫn cần triển khai các biện pháp giám sát, phòng chống, chuyển từ phòng chống đại dịch sang quản lý bền vững.
Hướng dẫn này được xây dựng, cập nhật và điều chỉnh qua hoạt động thực tiễn với các nội dung giám sát và các hoạt động phòng, chống dịch phù hợp với tình hình dịch bệnh hiện tại để các tỉnh, thành phố, đơn vị y tế và các đơn vị liên quan căn cứ áp dụng, tổ chức triển khai theo thực tế tại địa phương, đơn vị.
1.1. Ca bệnh nghi ngờ (ca bệnh giám sát) là một trong các trường hợp sau:
a) Là người có biểu hiện triệu chứng:
- Sốt và ho; hoặc
- Có ít nhất 3 trong số các triệu chứng sau: sốt; đau người; mệt mỏi; ớn lạnh; ho; nhức đầu; đau họng chảy nước mũi, nghẹt mũi; giảm hoặc mất khứu giác; giảm hoặc mất vị giác; buồn nôn, nôn; tiêu chảy; khó thở.
b) Là trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính nặng (SARI), viêm phổi nặng nghi do vi rút (SVP).
1.2. Ca bệnh xác định là một trong số các trường hợp sau:
a) Là người có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV-2 bằng phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của vi rút (Realtime RT-PCR).
b) Là ca bệnh nghi ngờ (nêu tại mục 1.1) và có kết quả xét nghiệm kháng nguyên nhanh dương tính với vi rút SARS-CoV-2.
2.1. Ổ dịch: Là nơi có ít nhất 2 ca bệnh có liên quan dịch tể với nhau*, trong đó có ít nhất 1 ca bệnh xác định. Tùy theo mức độ liên quan dịch tễ, xác định phạm vi ổ dịch phù hợp với thực tế: hộ gia đình/nơi lưu trú, cụm hộ gia đình, phòng làm việc, lớp học hoặc tương đương.
* Người có yếu tố dịch tễ là người tiếp xúc gần với ca bệnh xác định hoặc có liên quan tới chùm ca bệnh xác định.
2.2. Ổ dịch chấm dứt hoạt động: Ổ dịch được xác định là kết thúc khi sau 8 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới kể từ ngày ca bệnh xác định cuối cùng được phát hiện và quản lý.
- Theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh (biến chủng mới, biến thể mới, tăng bất thường, ...) trong nước, trên thế giới để đánh giá tình hình dịch bệnh.
- Lấy mẫu 5-10 trường hợp đầu tiên đối với những nơi có nhiều người nghi ngờ mắc bệnh để xác định ổ dịch.
- Lấy mẫu xét nghiệm sớm đối với những trường hợp bệnh viêm đường hô hấp nặng hoặc người có triệu chứng nghi ngờ thuộc nhóm nguy cơ cao mắc bệnh nặng (người cao tuổi; người có bệnh nền nặng như tiểu đường/tim mạch kể cả cộng đồng và cơ sở điều trị; những người có bệnh lý suy giảm miễn dịch; phụ nữ có thai).
- Lồng ghép giám sát COVID-19 vào hệ thống giám sát tác nhân gây bệnh đường hô hấp bao gồm giám sát trọng điểm hội chứng Cúm (ILI), giám sát viêm phổi nặng do vi rút (SVP), giám sát đặc điểm di truyền của vi rút SARS-CoV-2 để theo dõi các biến thể của vi rút.
4. Quy trình, kỹ thuật lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm.
- Quy trình, kỹ thuật lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm được hướng dẫn tại Phụ lục 1.
- Phiếu yêu cầu và báo cáo kết quả xét nghiệm tại Phụ lục 3.
Thực hiện thông tin, báo cáo trong vòng 24 giờ theo mẫu tại Phụ lục 2 vào hệ thống thông tin quản lý bệnh truyền nhiễm qua công cụ báo cáo (eCDS) áp dụng đối với các bệnh truyền nhiễm theo quy định tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.
1. Biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu
Mỗi người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau đây:
- Khuyến khích thực hiện 2K (Khẩu trang - Khử khuẩn). Khuyến khích đeo khẩu trang tại nơi tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng. Viện phòng bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo Quyết định số 2609/QĐ-BYT ngày 20/6/2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; súc miệng, họng bằng nước súc miệng; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay, đặc biệt sau khi tiếp xúc với bề mặt nghi ngờ.
- Nâng cao sức khỏe: có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý.
- Tăng cường thông khí, vệ sinh môi trường khu vực nhà ở, trường học, nơi làm việc.
- Tránh tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh đường hô hấp cấp tính (ho, sốt, khó thở...).
- Cơ sở giáo dục, cơ quan, công sở, cơ sở sản xuất kinh doanh hướng dẫn học sinh, sinh viên, người lao động thực hiện các biện pháp phòng bệnh nêu trên.
2. Biện pháp phòng bệnh đặc hiệu
Tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế và cơ quan y tế địa phương. Triển khai lồng ghép tiêm vắc xin phòng COVID-19 với hoạt động tiêm chủng thường xuyên theo hướng dẫn tại Phụ lục 4.
Thực hiện giám sát hành khách nhập cảnh tại các cửa khẩu theo quy định tại Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới.
4. Thuốc, vật tư, hóa chất, thiết bị phòng, chống dịch
Các tỉnh, thành phố chủ động chuẩn bị đầy đủ thuốc, vật tư, hóa chất, thiết bị giám sát, xét nghiệm, phòng, chống dịch phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh.
- Thu dung, quản lý điều trị; phòng chống lây nhiễm trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế.
- Người mắc COVID-19 điều trị ngoại trú cần thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm như sau:
+ Người mắc COVID-19 phải đeo khẩu trang. Khuyến khích tự cách ly tại nơi lưu trú ít nhất 5 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên hoặc từ khi có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính và nên đeo khẩu trang hết ngày thứ 10 để tránh lây nhiễm cho người khác. Nếu cần rời khỏi nơi lưu trú cần tuân thủ đeo khẩu trang, thường xuyên khử khuẩn tay, hạn chế tiếp xúc với người khác.
+ Người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà với người bệnh phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh; hạn chế tiếp xúc với người bệnh.
+ Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; vệ sinh khử khuẩn các vật dụng và bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, tay nắm cửa, các thiết bị cầm tay, bồn cầu, bồn rửa... hàng ngày và khi dây bẩn.
+ Giữ thông thoáng, vệ sinh nơi lưu trú.
- Trường hợp người mắc COVID-19 tử vong: Xử lý thi hài theo Thông tư số 21/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về vệ sinh trong mai táng, hỏa táng.
- Yêu cầu người nghi ngờ mắc bệnh thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm cá nhân:
+ Tự theo dõi sức khỏe.
+ Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác hoặc khi ra khỏi nơi lưu trú.
+ Hạn chế tiếp xúc với người khác.
+ Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; vệ sinh khử khuẩn các bề mặt tiếp xúc.
- Những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh có biểu hiện bệnh nặng hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh nặng (người cao tuổi; người có bệnh nền nặng như tiểu đường/tim mạch; những người có bệnh lý suy giảm miễn dịch; phụ nữ có thai) nên được làm xét nghiệm sớm để chẩn đoán xác định.
- Nếu cần rời khỏi nơi lưu trú: cần tuân thủ đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay, hạn chế tiếp xúc với người khác.
- Người nghi ngờ mắc bệnh: nếu tự xét nghiệm và có kết quả dương tính thì cần thông báo cho Trạm Y tế xã, phường nơi lưu trú để được hướng dẫn và trợ giúp.
3.1. Tại hộ gia đình người bệnh
- Đối với người mắc COVID-19 thực hiện như Mục IV khoản 1.
- Đối với người trong gia đình: Thực hiện các biện pháp phòng bệnh nêu tại mục III khoản 1.
- Thực hiện vệ sinh, thông khí và thông thoáng nhà ở, thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường như xà phòng và các dung dịch tẩy rửa khác.
3.2. Tại ổ dịch ở cơ sở giáo dục, cơ quan, công sở, cơ sở sản xuất, kinh doanh
- Đối với người mắc COVID-19 thực hiện như Mục IV khoản 1.
- Đối với người lao động, học sinh, sinh viên: Triển khai các biện pháp phòng, chống dịch nêu tại mục III khoản 1.
- Vệ sinh khử khuẩn các bề mặt thường xuyên tiếp xúc như nền nhà, nút bấm thang máy, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn, ghế ngồi, bồn rửa, nhà vệ sinh, lavabo, vòi nước, tường nhà, cửa sổ, cửa ra vào... Tăng cường thông khí và thông thoáng phòng học, nơi làm việc, nơi sinh hoạt.
- Các cơ sở giáo dục, cơ quan, công sở, cơ sở sản xuất, kinh doanh tổ chức theo dõi sức khỏe của học sinh, sinh viên, người lao động để phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh; chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế tại địa phương trong công tác phòng, chống dịch.
4. Truyền thông phòng, chống dịch
- Thường xuyên cập nhật để thông tin về tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới và Việt Nam.
- Truyền thông nguy cơ và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
- Truyền thông tiêm vắc xin phòng COVID-19 đầy đủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Truyền thông về chính sách, pháp luật, văn bản có liên quan về phòng, chống bệnh truyền nhiễm để người dân hiểu, đồng thuận và tham gia tích cực hoạt động phòng, chống dịch COVID-19.
Căn cứ diễn biến của tình hình dịch COVID-19 và các khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục cập nhật, điều chỉnh hướng dẫn này phù hợp với tình hình thực tế.
QUY
ĐỊNH LẤY MẪU, BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN BỆNH PHẨM
(Ban hành kèm
theo Quyết định số ngày / /2023 của Bộ
Y tế)
1. Mẫu bệnh phẩm
Bệnh phẩm nghi nhiễm COVID-19 phải được thu thập bởi các nhân viên y tế, người đã được tập huấn về thu thập mẫu bệnh phẩm. Trong đó, bắt buộc phải lấy tối thiểu 01 mẫu bệnh phẩm đường hô hấp:
1.1. Xét nghiệm vật liệu di truyền
a. Bệnh phẩm đường hô hấp trên:
+ Mẫu ngoáy dịch tỵ hầu;
Trong trường hợp không lấy được mẫu ngoáy dịch tỵ hầu thì có thể lấy một trong các mẫu dưới đây:
+ Mẫu ngoáy dịch họng;
+ Mẫu ngoáy dịch mũi (cả hai bên mũi);
b. Bệnh phẩm đường hô hấp dưới:
+ Đờm;
+ Dịch nội khí quản, dịch phế nang, dịch màng phổi...;
+ Tổ chức phổi, phế quản, phế nang.
1.2. Xét nghiệm nhanh kháng nguyên
+ Mẫu dịch tỵ hầu;
+ Mẫu ngoáy dịch họng;
+ Mẫu ngoáy dịch mũi (cả hai bên mũi);
1.3. Xét nghiệm xác định kháng thể
+ Mẫu máu (Không bắt buộc, tùy theo xét nghiệm huyết thanh học các địa phương đơn vị xây dựng phương án cụ thể).
+ Thể tích lấy mẫu máu: 3ml - 5ml.
2. Phương pháp thu thập bệnh phẩm
2.1. Chuẩn bị dụng cụ
- Dụng cụ lấy mẫu ngoáy dịch tỵ hầu, mẫu ngoáy dịch họng và mẫu ngoáy dịch mũi cho xét nghiệm SARS-CoV-2 có cán không phải là calcium hay gỗ, tốt nhất là sử dụng que có đầu là sợi tổng hợp.
- Que đè lưỡi;
- Ống chứa tối thiểu 2-3ml môi trường vận chuyển vi rút;
- Lọ nhựa hoặc túi nylon để đóng gói bệnh phẩm;
- Băng, gạc có tẩm chất sát trùng;
- Cồn sát trùng, bút ghi;
- Phương tiện bảo vệ cá nhân gồm quần áo, khẩu trang và đồ dùng cần thiết khác (nếu cần);
- Găng tay sạch không bột;
- Bơm tiêm 10 ml, vô trùng;
- Tuýp vô trùng không có chất chống đông;
- Bình lạnh bảo quản mẫu.
2.2. Tiến hành
Thực hiện đảm bảo an toàn và tránh lây nhiễm chéo trong quá trình lấy mẫu.
2.2.1. Kỹ thuật lấy bệnh phẩm đối với xét nghiệm tìm vật chất di truyền
2.2.1.1. Kỹ thuật lấy mẫu ngoáy dịch tỵ hầu và dịch họng
a) Kỹ thuật lấy mẫu ngoáy dịch tỵ hầu
- Yêu cầu người bệnh ngồi yên, xì nhẹ dịch mũi vào khăn giấy, mặt hơi ngửa, trẻ nhỏ thì phải có người lớn giữ.
- Người lấy bệnh phẩm nghiêng đầu người bệnh ra sau khoảng 70 độ, tay đỡ phía sau cổ người bệnh.
- Tay kia đưa nhẹ nhàng que lấy mẫu vào mũi, vừa đẩy vừa xoay giúp que lấy mẫu đi dễ dàng vào sâu 1 khoảng bằng 1/2 độ dài từ cánh mũi đến dái tai cùng phía.
Lưu ý: nếu chưa đạt được độ sâu như vậy mà cảm thấy có lực cản rõ thì rút que lấy mẫu ra và thử lấy mũi bên kia. Khi cảm thấy que lấy mẫu chạm vào thành sau họng mũi thì dừng lại,xoay tròn rồi từ từ rút que lấy mẫu ra
- Giữ que lấy mẫu tại chỗ lấy mẫu trong vòng 5 giây để đảm bảo dịch thấm tối đa.
- Từ từ xoay và rút que lấy mẫu ra.
- Đặt đầu que lấy mẫu vào ống đựng bệnh phẩm có chứa môi trường vận chuyển và bẻ cán que lấy mẫu tại điểm đánh dấu để có độ dài phù hợp với độ dài của ống nghiệm chứa môi trường vận chuyển. Lưu ý: Que ngoáy dịch tỵ hầu sẽ được để chung vào ống môi trường chứa que lấy dịch ngoáy họng nếu lấy cả hai loại.
- Đóng nắp, xiết chặt, bọc ngoài bằng giấy parafin (nếu có).
Lưu ý: Đối với trẻ nhỏ đặt ngồi trên đùi của cha/mẹ hoặc người đi cùng, lưng của trẻ đối diện với phía ngực cha/mẹ hoặc người đi cùng. Cha/mẹ hoặc người đi cùng cần ôm trẻ giữ chặt cơ thể và tay trẻ. Yêu cầu cha/mẹ hoặc người đi cùng ngả đầu trẻ ra phía sau.
|
Đưa que lấy mẫu vô trùng vào thẳng phía sau một bên mũi (không hướng lên trên), dọc theo sàn mũi tới khoang mũi hầu |
Hình 1: Lấy mẫu ngoáy dịch tỵ hầu
b) Kỹ thuật lấy mẫu ngoáy dịch họng:
- Yêu cầu người bệnh há miệng to.
- Dùng dụng cụ đè nhẹ nhàng lưỡi người bệnh.
- Đưa que lấy mẫu vào vùng hầu họng, miết và xoay tròn nhẹ 3 đến 4 lần tại khu vực 2 bên vùng a-mi-đan và thành sau họng để lấy được dịch và tế bào vùng họng.
- Sau khi lấy bệnh phẩm, que lấy mẫu được chuyển vào ống chứa 3ml môi trường vận chuyển (VTM hoặc UTM) để bảo quản. Lưu ý, đầu que lấy mẫu phải nằm ngập hoàn toàn trong môi trường vận chuyển, và nếu que lấy mẫu dài hơn ống đựng môi trường vận chuyển thì cần bẻ/cắt cán que lấy mẫu cho phù hợp với độ dài của ống nghiệm chứa môi trường vận chuyển.
- Đóng nắp, xiết chặt, bọc ngoài bằng giấy parafin (nếu có).
2.2.1.2. Kỹ thuật lấy mẫu ngoáy dịch mũi
- Yêu cầu người bệnh ngồi yên, xì nhẹ dịch mũi vào khăn giấy. Trẻ nhỏ thì phải có người lớn giữ.
- Người lấy bệnh phẩm nghiêng nhẹ đầu người bệnh ra sau, tay đỡ phía sau cổ người bệnh.
- Tay kia đưa nhẹ nhàng que lấy mẫu vào mũi sâu khoảng 2 cm, xoay que lấy mẫu vào thành mũi trong khoảng 3 giây. Sau khi lấy xong 1 bên mũi thì dùng đúng que lấy mẫu này để lấy mẫu với mũi còn lại.
- Đặt đầu que lấy mẫu vào ống đựng bệnh phẩm có chứa môi trường vận chuyển và bẻ cán que lấy mẫu tại điểm đánh dấu để có độ dài phù hợp với độ dài của ống nghiệm chứa môi trường vận chuyển.
- Đóng nắp, xiết chặt, bọc ngoài bằng giấy parafin (nếu có).
2.2.1.3. Mẫu dịch nội khí quản
Người bệnh khi đang thở máy, đã được đặt nội khí quản. Dùng 1 ống hút dịch, đặt theo đường nội khí quản và dùng bơm tiêm hút dịch nội khí quản theo đường ống đã đặt. Cho dịch nội khí quản vào tuýp chứa môi trường bảo quản vi rút.
2.2.1.4. Mẫu máu cho xét nghiệm xác định kháng thể
Sử dụng bơm kim tiêm vô trùng lấy 3-5ml máu tĩnh mạch, chuyển vào tuýp không có chất chống đông, tách huyết thanh và bảo quản ở nhiệt độ từ +2°C đến +8°C trong vòng 48 giờ. Nếu bảo quản lâu hơn thì các mẫu bệnh phẩm phải được bảo quản -70°C.
2.2.2. Lấy mẫu và bảo quản mẫu đối với phương pháp nghiệm nhanh kháng nguyên tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất.
Lưu ý:
- Ghi rõ tên, tuổi, địa chỉ, loại bệnh phẩm, ngày lấy mẫu trên tuýp đựng bệnh phẩm.
- Các loại bệnh phẩm thu thập tại đường hô hấp dưới (dịch nội khí quản, phế nang, màng phổi) phải được phối hợp với các bác sỹ lâm sàng trong quá trình thu thập mẫu bệnh phẩm.
3. Bảo quản, đóng gói và vận chuyển bệnh phẩm tới phòng xét nghiệm
3.1. Bảo quản
Bệnh phẩm được bảo quản tại từ +2°C đến +8°C và chuyển tới phòng xét nghiệm trong thời gian sớm nhất, đảm bảo không quá 48 giờ sau khi thu thập. Nếu do điều kiện không thể chuyển mẫu trong vòng 48 giờ sau khi thu thập, mẫu phải được bảo quản -70°C.
3.2. Đóng gói bệnh phẩm
- Bệnh phẩm được đóng gói theo nguyên tắc 3 lớp được quy định theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế tại Thông tư 40/2018/TT-BYT ngày 07 tháng 12 năm 2018 quy định về quản lý mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm.
- Kiểm tra thông tin trên ống mẫu bệnh phẩm với thông tin trên phiếu điều tra đảm bảo trùng khớp nhau.
- Kiểm tra xem ống đựng mẫu bệnh phẩm đã được nắp chặt, bọc ống bằng giấy paraffin (nếu có) hoặc giấy thấm.
- Đặt ống đựng mẫu bệnh phẩm trong túi chống thấm/ túi ni lông hoặc hộp đựng có nắp và đóng kín.
- Đặt túi/hộp chứa ống đựng mẫu bệnh phẩm vào phích lạnh bảo quản mẫu hoặc thùng cứng.
- Bổ sung đủ túi/bình tích lạnh vào trong phích/thùng đựng mẫu để mẫu được bảo quản ở nhiệt độ từ +2°C đến +8°C, trong suốt quá trình vận chuyển mẫu.
- Đối với mẫu đông, bổ sung đủ túi/bình tích lạnh đã được đặt trong tủ -70°C để mẫu không bị tan băng trong suốt quá trình vận chuyển.
- Các phiếu yêu cầu xét nghiệm được đặt trong túi chống thấm/túi ni lông khác (không để chung phiếu với mẫu bệnh phẩm) và đặt trong phích lạnh/thùng đựng mẫu, bên ngoài có dán nhãn theo quy định tại Thông tư 40/2018/TT-BYT ngày 07/12/2018 quy định về quản lý mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm khi vận chuyển.
3.3. Vận chuyển bệnh phẩm đến phòng xét nghiệm
- Mẫu bệnh phẩm phải được bảo quản trong nhiệt độ từ +2°C đến + 8°C (hoặc tại -70°C nếu là mẫu đông) trong suốt quá trình vận chuyển.
- Phiếu yêu cầu xét nghiệm và phiếu điều tra phải được gửi kèm với mẫu bệnh phẩm.
- Các cơ sở gửi mẫu cần thông báo ngay cho phòng xét nghiệm khoảng thời gian dự kiến phòng xét nghiệm sẽ nhận được bệnh phẩm để cán bộ phòng xét nghiệm có thể chuẩn bị cho việc nhận mẫu.
- Lựa chọn các phương tiện, hình thức vận chuyển để đảm bảo thời gian vận chuyển ngắn nhất, trong khi vẫn phải đảm bảo điều kiện bảo quản mẫu trong suốt quá trình vận chuyển.
PHIẾU ĐIỀU TRA CA MẮC COVID-19
Đơn vị báo cáo: …………………………………………………………………………….……
1. Thông tin ca bệnh (mã người bệnh: …………………………)
a. Họ và tên người bệnh: ………………………… b. Ngày tháng năm sinh: …../…../……..
c. Giới: 1. Nam 2. Nữ d. Nghề nghiệp: ……………….
đ. Dân tộc: ……………………………………………….. e. Số CMND/CCCD: ………….
g. Điện thoại: ............................................................. h. Quốc tịch: ……………………
2. Địa chỉ:
Địa chỉ nơi sinh sống: Số: …………… Đường phố/Thôn ấp: ……………………………………..
Phường/Xã: …………………………….. Quận/huyện: ……………………………………
Tỉnh/Thành phố: ………………………... Số điện thoại liên hệ: ………………………….
Địa chỉ nơi làm việc/ học tập: Số: ...... Đường phố/Thôn ấp: …………………………
Phường/Xã: ……………………………. Quận/huyện: ………….…………………………
Tỉnh/Thành phố: ……………………….. Số điện thoại liên hệ: …….…………………….
Địa chỉ nơi đăng ký thường trú: số: ….. Đường phố/Thôn ấp: …………………………..
Phường/Xã: ……………………………. Quận/huyện: …………………………………….
Tỉnh/Thành phố: ……………………….. Số điện thoại liên hệ: ………………………….
(Lưu ý: Nếu địa chỉ thường trú trùng với địa chỉ nơi đang sinh sống thì bỏ qua)
3. Địa chỉ nơi bệnh khởi phát: □ Nơi sinh sống □ Nơi làm việc □ Khác, ghi rõ: ………….
4. Ngày khởi phát: …../….. /202…. 5. Ngày vào viện: …/ …/202....
6. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh điều trị: ……………………………………………………
7. Tiền sử mắc các bệnh mãn tính và các bệnh khác có liên quan: ………………………………………………………………………………………………………..
8. Tiền sử dịch tễ: ………………………………………………………………………………..
9. Thông tin về tiêm vắc xin phòng COVID-19: □ Có, số mũi tiêm: ………………………
□ Không □ Không rõ
10. Thông tin lấy mẫu và xét nghiệm:
- Ngày lấy mẫu: ………………… Loại mẫu bệnh phẩm: …………………………
- Phương pháp xét nghiệm: ………………………………………………………………………
- Ngày trả kết quả: ……………………… Kết quả: □ Dương tính □ Âm tính
11. Diễn biến bệnh: Mô tả diễn biến bệnh, triệu chứng, tình trạng xét nghiệm ....
……………………………………………………………………………………………………….
12. Tình trạng hiện tại, kết quả điều trị:
□ Điều trị ngoại trú □ Điều trị nội trú; □ Khỏi, ra viện □ Không theo dõi được
□ Tử vong: Ngày tử vong: …/ …/ ……; Lý do tử vong ………………………………………..
□ Khác, ghi rõ (nặng xin về, chuyển viện,...): …………………………………………………..
13. Phân loại chẩn đoán
□ Ca bệnh nghi ngờ □ Ca bệnh xác định □ Không phải COVID-19
□ Khác, ghi rõ ………………………………………………………………………………………
Chẩn đoán bệnh kèm theo: …………………………… Chẩn đoán biến chứng: ……………
|
Ngày … tháng … năm 202
... |
MẪU PHIẾU YÊU CẦU VÀ TRẢ LỜI KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM
1. Thông tin người bệnh
1.1. Họ và tên người bệnh: ………………………………………………………………………
1.2. Tuổi: …….. Ngày sinh: …… / ……. / ………….
……… Tháng tuổi (< 24 tháng): …………. □ Năm tuổi (≥24 tháng): ……………
1.3. Giới tính: □ Nam □ Nữ 1.4. Dân tộc: …………………………
1.5. Địa chỉ người bệnh: …………………………………………………………………………
Thôn, xóm: ………………………………… Xã/phường: ………………………….
Quận/huyện: ………………………………. Tỉnh/thành: ……………………………
1.6. Họ tên người giám hộ (bố mẹ/người thân, nếu có): ………………………………………
Điện thoại: ………………..
2. Thông tin bệnh phẩm
2.1. Ngày khởi phát: …… / ……. / …………..
2.2. Ngày lấy mẫu: …… / ……. / ………….. Giờ lấy mẫu: ... - ...
Người lấy mẫu: ………………………….. Điện thoại: ……………………………
Đơn vị: …………………………………………………………………………………………
2.3. Loại mẫu: …………………………………………………. Số lượng: ………………….
Loại mẫu: …………………………………………………. Số lượng: ………………….
Loại mẫu: …………………………………………………. Số lượng: ………………….
2.4. Yêu cầu xét nghiệm: …………………………………………………………………………
Đơn vị yêu cầu xét nghiệm: …………………………………………………………………
|
Đơn vị
gửi mẫu |
ĐƠN VỊ ……………………………………………………..
PHÒNG XÉT NGHIỆM ……………………………………
Ngày/giờ nhận mẫu: ……. / ……. / …….. … - … Người nhận mẫu: ……………………….
Tình trạng mẫu khi nhận: …………………………………………………………………………
□ Từ chối mẫu □ Chấp nhận mẫu-Mã người bệnh: ……………………………….
Ghi chú:
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Tỉnh/ thành phố:
Đơn vị:
BÁO CÁO KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM SARS-CoV-2
Danh sách các trường hợp xét nghiệm SARS-CoV-2
TT |
Mã mẫu |
Họ và tên |
Tuổi |
Địa chỉ |
Ngày lấy mẫu |
Ngày xét nghiệm |
Loại bệnh phẩm |
Kết quả xét nghiệm |
||
Nam |
Nữ |
Realtime RT- PCR |
Test nhanh |
|||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Xác nhận của đơn vị |
Người báo cáo |
HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI LỒNG GHÉP TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 VỚI HOẠT ĐỘNG TIÊM CHỦNG THƯỜNG XUYÊN
Việc triển khai lồng ghép tiêm vắc xin phòng COVID-19 với hoạt động tiêm chủng thường xuyên được thực hiện như sau:
1. Nguyên tắc thực hiện
- Căn cứ số đối tượng cần tiêm chủng, số lượng vắc xin được cung ứng, hạn dùng, điều kiện bảo quản vắc xin và thực tiễn triển khai tiêm chủng, các tỉnh/thành phố xem xét, quyết định hình thức triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 thường xuyên hàng tháng hoặc định kỳ.
- Tổ chức truyền thông rộng rãi về hình thức tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và thông báo cho người dân về thời gian, địa điểm tiêm chủng.
- Tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 riêng với các vắc xin tiêm chủng thường xuyên khác để đảm bảo an toàn, tránh nhầm lẫn do nhóm đối tượng tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 khác với đối tượng tiêm chủng các vắc xin trong tiêm chủng mở rộng.
- Việc lập kế hoạch, phân bổ và điều phối vắc xin, bố trí địa điểm, nguồn lực, phương tiện tiêm chủng, tổ chức buổi tiêm chủng, thống kê, báo cáo kết quả tiêm và theo dõi, giám sát, báo cáo phản ứng sau tiêm chủng: thực hiện theo quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng và các Thông tư, hướng dẫn liên quan của Bộ Y tế.
- Việc xác định nhu cầu vắc xin căn cứ theo nhu cầu tiêm chủng của người dân cho các đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế và khuyến cáo của WHO.
2. Đối tượng
- Nhóm ưu tiên cao: người cao tuổi, người lớn với bệnh nền nặng như tiểu đường/tim mạch, những người có bệnh lý miễn dịch, phụ nữ có thai và cán bộ y tế tuyến đầu.
- Nhóm ưu tiên trung bình: người lớn khỏe mạnh dưới 50 tuổi hoặc 60 tuổi không có bệnh nền, trẻ em và trẻ vị thành niên mắc các bệnh nền.
- Nhóm ưu tiên thấp: trẻ em và trẻ vị thành niên khoẻ mạnh từ 5 đến dưới 18 tuổi.
Tài liệu tham khảo
1. Quyết định số 2671/QĐ-BYT ngày 26 tháng 6 năm 2023 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19.
2. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/hcp/clinical-care/clinical-considerations-presentation.html#:~:text=Meta%2Danalyses%20of%20studies%20published,from%20exposure%20to%20symptom%20onset
3. https://www.who.int/publications/i/item/WHO-2019-nCoV-SurveillanceGuidance-2022.2
4. https://www.who.int/publications-detail-redirect/WHO-WHE-SPP-2023.1
https://www.who.int/director-general/speeches/detail/who-director-general-s-opening-remarks-at-the-media-briefing---26-april-2023
MINISTRY OF HEALTH OF VIETNAM |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 3985/QD-BYT |
Hanoi, October 29, 2023 |
DECISION
PROVIDING GUIDELINES FOR COVID-19 MONITORING AND PREVENTION
MINISTER OF HEALTH
Pursuant to Government’s Decree No. 95/2022/ND-CP dated November 15, 2022 on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;
At request of the General Director of General Department of Preventive Medicine.
HEREBY DECIDES:
Article 1. Guidelines for COVID-19 monitoring and prevention are provided in this Decision.
Article 2. Guidelines for COVID-19 monitoring and prevention shall be applied at preventive healthcare establishments and healthcare establishments in nationwide.
...
...
...
Article 4. Chief of Office of the Ministry of Health; Chief Inspector of the Ministry of Health; heads of Departments under the Ministry of Health; Heads of Institutes of Hygiene and Epidemiology; Heads of Pasteur Institutes; Directors of hospitals affiliated to the Ministry of Health; Directors of Departments of Health of provinces and central-affiliated cities; heads of health units of other ministries and central government authorities; and heads of relevant units shall implement this Decision.
PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER
Nguyen Thi Lien Huong
GUIDELINES
COVID-19 MONITORING AND PREVENTION
(Issued together with Decision No. 3985/QD-BYT dated October 29, 2023 of the
Ministry of Health)
I. GENERAL CHARACTERISTICS
COVID-19 is an acute infectious disease caused by the SARS-CoV-2 virus. This virus mutates regularly, resulting in more infectious variants. According to monitoring results, Vietnam has recorded the majority of variants common in the world. The Omicron variant of SARS-Cov-2 is the most common variant in Vietnam and in the world at present.
...
...
...
Clinical manifestations of SARS-CoV-2 patients vary, ranging from no symptoms, mild symptoms to severe pneumonia, acute respiratory distress syndrome, sepsis and multiple organ dysfunction syndromes and death. People who are at higher risk of severity include the elderly, those with underlying conditions, including diabetes mellitus/cardiovascular disease, those with immunodeficiency diseases and pregnant women. Now, preventive vaccines and antiviral drugs for treatment are available.
On May 5, 2023, the World Health Organization (WHO) announced that COVID-19 no longer constitutes a public health emergency of international concern, but advised that countries still implement monitoring and prevention measures and make the transition from pandemic prevention to sustainable management.
These guidelines are formulated, updated and adjusted on the basis of actual COVID-19 containment and COVID-19 monitoring, prevention and control as appropriate to current situation and they shall be implemented by provincial governments, health units and relevant units according to actual local situation.
II. MONITORING GUIDELINES
1. Definition of cases
Suspected cases (monitored cases):
a) Suspected cases are those with:
- Symptoms: fever and cough; or
- At least three of the following symptoms: fever, cough, headache, body ache - fatigue - chill; throat pain, runny or stuffy nose; reduction or loss of taste or smell; nausea, vomiting, diarrhea or difficulty breathing.
...
...
...
1.2. Confirmed cases (F0 cases):
a) Confirmed cases are persons getting SARS-CoV-2 positive test results via genetic material detection testing (Realtime RT-PCR).
b) Confirmed cases are persons mentioned in Section 1.1. and getting positive rapid antigen test results for SARS-CoV-2.
2. Definition of epidemic hotspots
2.1. Epidemic hotspot is an area where there are at least 02 cases with epidemiological connection*, at least one of which is the confirmed cases, Depending on the level of epidemiological connection, the scope of epidemic hotspots shall be determined as appropriate to reality (household/accommodation, household clusters, offices, classrooms or equivalent areas).
* Person meeting epidemiological criteria is a person who closely contacts with confirmed cases or is involved in cluster of confirmed cases
2.2. Inactive epidemic hotspot: An epidemic hotspot is considered inactive if no new cases are recorded after 8 days from the date on which the last confirmed case was detected and managed.
3. Monitoring contents
...
...
...
- Collecting samples of the first 5-10 cases from places where there are many suspected cases to determine epidemic hotspots.
- Quickly collecting samples from people suffering from severe respiratory tract infection or people who are at higher risk of severity (the elderly, those with underlying conditions, including diabetes mellitus/ cardiovascular disease, those with immunodeficiency diseases and pregnant women).
- Integrating COVID-19 monitoring into the system for monitoring respiratory pathogen, including monitoring of influenza-like illness (ILI), monitoring of severe viral pneumonia (SVP) and monitoring of genetic characteristics of SARS-CoV-2 to monitor its variants.
4. Sample collection, preservation and transport
- Sample collection, preservation and transport are specified in Appendix 1.
- Test request forms and reports on test results are provided in Appendix 3.
5. Reporting
Complying with reporting requirements within 24 hours under the form in Appendix 2 through the Electronic communicable disease surveillance system (eCDS) applicable to infectious diseases according to regulations in Circular No. 54/2015/TT-BYT dated 28/12/2015 by the Ministry of Health providing guidance on reporting and declaration of infectious diseases.
III. PREVENTION MEASURES
...
...
...
Each person shall proactively adopt the following prevention measures:
- Be encouraged to comply with the 2K requirements (mask – disinfection). Be encouraged to wear mask in crowded places and on public transport. Implement prevention measures at healthcare establishments according to Decision No. 2609/QD-BYT dated June 20, 2023 of the Minister of Health.
- Regularly wash hands with clean water and soap or with sanitizer; rinse the mouth and throat with mouthwash and avoid touching the eyes, nose or mouth; cover the nose and mouth when coughing or sneezing, preferably with a towel, handkerchief, disposable tissue paper or shirt sleeve to prevent respiratory fluids from spreading; wash hands with soap and water or sanitizer immediately after contacting with suspected surfaces.
- Improve health via reasonable diet, rest and activities.
- Enhance ventilation and environmental hygiene in house, school and working place,
- Avoid direct contact with people having acute respiratory diseases (fever, cough, breathing difficulty, etc.)
- Educational institutions, agencies, offices, and production and trade establishments shall provide guidance on implementation of the above prevention measures for students and employees.
2. Specific prevention measures
Receive a COVID-19 vaccine according to guidance of the Ministry of Health and local health units. Integrate COVID-19 vaccination into regular immunization under guidance in Appendix 4.
...
...
...
Supervise persons entering Vietnam at border checkpoints according to regulations in Government’s Decree No. 89/ND-CP dated June 25, 2018 on elaboration of the Law on Prevention and Control of Infectious Disease regarding the border health quarantine.
4. Drugs, materials, chemicals and equipment for COVID-19 prevention and control
Provincial governments shall proactively prepare sufficient drugs, materials, chemicals and equipment for COVID-19 monitoring, testing, prevention and control in conformity with epidemic developments.
IV. CONTROL MEASURES
1. Regarding confirmed cases
- Admit, manage and treat COVID-19 patients; prevent and control infection in health establishments according to regulations of the Ministry of Health.
- Each COVID-19 outpatient shall proactively adopt the following measures for preventing infection:
+ The COVID-19 patient shall wear mask. He/she is encouraged to suffer self-isolation at home for at least 5 days from the date on which the first symptom occurs or he/she gets positive SARS-CoV-2 test result, and wear mask until the 10th day in order to prevent infection. If it is necessary to leave home, the patient shall wear mask, regularly disinfect his/her hands and avoid contact with other persons.
+ Caregivers or roommates of the COVID-19 patient shall wear mask when they contact with the patient, and avoid regular contact with him/her.
...
...
...
+ Keep well ventilated and clean his/her home.
- Regarding death cases: the corpse processing shall comply with Circular No. 21/2021/TT-BYT dated November, 26 2021 of the Minister of Health on sanitation in burial and cremation.
2. Regarding suspected cases
- Request the suspected case to adopt the following measures for preventing infection:
+ Self-monitor health.
+ Wear mask when he/she contacts with other persons or leaves home.
+ Avoid regular contact with other persons.
+ Regularly wash his/her hands with clean water and soap or hand sanitizer; clean and disinfect contact surfaces.
- Quickly collect samples from people who have severe symptoms or are at higher risk of severity (the elderly, those with underlying conditions, including diabetes mellitus/ cardiovascular disease, those with immunodeficiency diseases and pregnant women) so as to make diagnosis.
...
...
...
- If the suspected case does COVID-19 self-test and gets positive test result, it is required to notify the medical station of commune where he/she is residing to receive guidance and support.
3. Handling of epidemic hotspots
3.1. COVID-19 patient home
- Regarding COVID-19 patient: the handling shall comply with Section IV Clause 1.
- Regarding family members: prevention measures specified in Section III Clause 1 shall be implemented.
- Clean and ventilate the home, and regularly clean the floor, door handles and surfaces of household objects with common detergents, including soap and other cleaning solution.
3.2. Educational institutions, agencies, offices, and production and trade establishments
- Regarding COVID-19 patient: the handling shall comply with Section IV Clause 1.
- Regarding employees and students: prevention measures specified in Section III Clause 1 shall be implemented.
...
...
...
- Educational institutions, agencies, offices, and production and trade establishments shall organize monitoring of the health of students and employees to soon detect confirmed or suspected cases; proactively and closely cooperate with local health establishments in COVID-19 prevention and control.
4. Communication about COVID-19 prevention and control
- Regularly update information about the COVID-19 epidemic situation in the world and Vietnam.
- Carry out communication about risks and measures for COVID-19 prevention and control.
- Carry out communication about COVID-19 vaccination according to guidance of the Ministry of Health.
- Carry out communication about relevant policies, laws, and documents on prevention and control of infectious diseases so that people understand, agree and actively participate in COVID-19 prevention and control.
According to COVID-19 developments and recommendations from the World Health Organization, the Ministry of Health will continue to update and adjust these guidelines in conformity with the actual situation.
APPENDIX I
...
...
...
1. Samples
Samples from suspected COVID-19 cases shall be collected by healthcare workers or persons who have received training in sample collection. At least 01 respiratory tract sample shall be collected for each case:
1.1. Genetic material detection testing
a. Upper respiratory tract samples:
+ Nasopharyngeal swab;
If nasopharyngeal swab cannot be collected, one of the following types of sample may be collected:
+ Throat swab;
+ Nasal swab (both nostrils);
b. Lower respiratory tract samples:
...
...
...
+ Tracheal aspirate, broncheoalveolar lavage (BAL) fluid, pleural fluid, etc.;
+ Lungs, bronchi, trachea.
1.2. Rapid antigen detection testing
+ Nasopharyngeal sample;
+ Throat swab;
+ Nasal swab (both nostrils);
1.3. Antibody detection testing
+ Blood sample (not required, depending on serological testing, local governments and units shall formulate detailed plans)
+ Blood sample volume: 3ml - 5ml.
...
...
...
2.1. Tool preparation
- Tools for nasopharyngeal swab, throat swab and nasal swab collection must not have a calcium or wooden handle; synthetic-tipped sticks are preferred.
- Tongue depressors;
- Tube containing 2-3ml of viral transport medium;
- Plastic container or nylon bag for sample packaging;
- Gauzes soaked in antiseptic;
- Antiseptic alcohol, pens;
- Personal protective equipment, including waterproof PPE clothing, masks and other necessary equipment;
- Clean powder-free gloves;
...
...
...
- Sterile tubes without anticoagulant.
- Cold sample preserving containers.
2.2. Procedure
Sampling shall be safe and avoid cross-infection.
2.2.1. Sample collection method for genetic material detection testing
2.2.2.1. Method for nasopharyngeal swab and throat swab collection
a) Method for nasopharyngeal swab collection
- Ask the patient to sit still, sneeze nasal discharge into tissue paper, and tilt their head slightly backwards. Children shall be held by adults.
- Tilt the patient’s head back 70° and support the back of the patient’s neck with one hand.
...
...
...
Note: if resistance is met before reaching such depth, remove the swab and try the other nostril. When reaching the posterior nasopharynx, stop, rotate the swab and slowly remove it.
- Keep the swab in place for 5 seconds to ensure maximum absorbency.
- Slowly rotate and remove the swab.
- Put the tip of the swab in a vial containing transport medium and break the shaft of the swab at the score mark to fit it in the vial. Note: the nasopharyngeal swab and the throat swab shall be put together in one vial.
- Recap the vial tightly and wrap it in paraffin paper (if any).
Note: Children shall sit in their parents’ laps with their backs to their parents' chests. The parent shall hold the child’s body and hands tightly and tilt the child’s head back.
Insert the sterile swab in a straight line into one nostril (do not tilt upwards) along the nasal floor until reaching the pharynx.
Figure 1: nasopharyngeal swab collection
...
...
...
- Ask the patient to open their mouth wide.
- Use a tongue depressor to hold the patient’s tongue down.
- Insert the swab into the throat, rub and rotate the swab 3-4 times against both tonsils and the posterior pharyngeal wall to obtain secretion and cells from the throat.
- Place the swab in a vial containing 3ml of transport medium (VTM or UTM) for preservation. Note that the tip of the swab shall be completely submerged in the transport medium. If the swab is longer than the vial, cut or break its handle to fit it inside the vial.
- Recap the vial tightly and wrap it in paraffin paper (if any).
2.2.1.2. Method for nasal swab collection
- Ask the patient to sit still and sneeze nasal discharge into tissue paper; children shall be held by adults.
- Tilt the patient’s head slightly backwards and support the back of the patient’s neck with one hand.
...
...
...
- Put the tip of the swab in a vial containing transport medium and break the shaft of the swab at the score mark to fit it in the vial.
- Recap the vial tightly and wrap it in paraffin paper (if any).
2.2.1.3. Broncheoalveolar lavage fluid
This type of sample is collected from patients mechanically ventilated via an endotracheal tube Place a suction catheter along the endotracheal tube and use a pump to collect the broncheoalveolar lavage fluid into a vial containing transport medium.
2.2.1.4. Blood samples for antibody detection testing
Use a sterile syringe to collect 3ml-5ml venous blood into a serum separator tube without anticoagulant and store it at 2°C - 8°C for up to 48 hours. If preserved longer, samples shall be stored at -70°C.
2.2.2. Regarding rapid antigen detection testing, the sample collection and preservation shall follow guidance of the manufacturer.
Note:
...
...
...
- Lower respiratory samples (tracheal aspirate, broncheoalveolar lavage (BAL) fluid, pleural fluid) shall be collected with the participation of the doctor(s) in charge of the patient.
3. Preservation, packing and transport of samples to laboratory
3.1. Preservation
Samples shall be stored at 2°C-8°C and delivered to the laboratory as soon as possible within 48 hours after collection. If samples cannot be delivered within 48 hours after collection, they shall be stored at -70°C.
3.2. Sample packing
- Samples shall be packed in three layers according to standards set by the Ministry of Health in Circular No. 40/2018/TT-BYT.
- Check to ensure that information on each sample vial and information in the investigation form are consistent with each other.
- Check to ensure that sample vials are properly capped and wrapped in paraffin (if any) or blotting paper.
- Place sample vials in a waterproof bag/nylon bag or container with lid and close it tightly.
...
...
...
- Add ice-packs to the sample container to ensure that samples are stored at 2-8°C during transport.
- With regard to frozen samples, add ice-packs taken from -70°C freezers to ensure that samples do not thaw during transport.
- Test request forms shall be placed in waterproof bags/other nylon bags (do not place them together with samples) inside the sample container, which shall be labeled according to regulations in Circular No. 40/2018/TT-BYT during transport.
3.3. Transport of samples to laboratory
- Samples must be stored at 2-8°C (or -70°C for frozen samples) during transport.
- Test request and investigation forms must be sent together with samples.
- The sample sender shall immediately notify the laboratory of the estimated time of arrival of the samples so that the laboratory’s officials can prepare to receive the samples.
- It is required to choose the fastest transport means and ensure that samples are properly preserved during transport.
...
...
...
APPENDIX II
COVID-19 CASE INVESTIGATION
Reporting unit: …………………………………………………………………………….……
1. Case information (patient's code: …………………………)
a. Patient’s full name: ………………………… b. Date of birth: …../…../……..
c. Gender: 1. Male 2. Female d. Occupation: ……………….
dd. Ethnic group: ……………………………………………….. e. ID Card/Citizen ID Card Number:………….
g. Phone number: ............................................................. h. Nationality: ……………………
2. Address:
...
...
...
Ward: …………………………….. District: ……………………………………
Province/city: ………………………... Contact phone number: ………………………….
Workplace/school address: No:…………… Street: …………………………
Ward: …………………………….. District: ……………………………………
Province/city: ………………………... Contact phone number: ………………………….
Permanent residence address: No:…………… Street: …………………………
Ward: …………………………….. District: ……………………………………
Province/city: ………………………... Contact phone number: ………………………….
(Note: If the permanent residence address is the same as current residence address, the latter is not required.)
...
...
...
4. Date on which the COVID-19 began: …../….. /202….
5. Hospitalization date: …/ …/202....
6. Health establishment: ……………………………………………………
7. Past history of chronic disease and other relevant diseases: ………………………………………………………………………………………………………..
8. Epidemic profile: ………………………………………………………………………………..
9. COVID-19 vaccination: □ Yes, Number of dose: ………………………
□ No □ Unknown
10. Sample collection and testing:
- Date of sample collection: ………………… Type of sample: …………………………
...
...
...
- Date of result receipt: ……………………… Result: □ Positive □ Negative
11. Developments: Description of developments, symptoms and testing status
……………………………………………………………………………………………………….
12. Current status and treatment results:
□ Outpatient treatment □ Inpatient treatment; □ Dehospitalization □ Impossible for surveillance
□ Death: Death date: …/ …/ ……; Cause of death………………………………………..
□ Other (serious health conditions, patient's request for discharge, hospital transfer, etc.): …………………………………………………..
13. Diagnosis and classification
□ Suspected case □ Confirmed case □ Not COVID-19
...
...
...
Comorbidity diagnosis: ……………………………Complication diagnosis: ……………
Reporter
(signature and
full name)
Date … month … 202 ...
Head of unit
(Signature, seal and full name)
APPENDIX III
REQUEST AND NOTIFICATION AND DELIVERY OF TEST RESULT
Form No. 1
TEST REQUEST
...
...
...
Full name:............................................
1.2. Age: …….. Date of birth: …… / ……. /………….
……… Age (month) (< 24 months): …………. □ Age (year) (≥24 month): ……………
1.3. Gender: □ Male □ Female 1.4. Ethic group: …………………………
1.5. Address:............................................
Village: ………………………………… Commune: ………………………….
District: …………………………………… Province/city: ……………………………
1.6. Full name of guardian (father/mother/relative, if any)………………………………………
Phone number:................
...
...
...
2.1. Onset date:…… / ……. / …………..
2.2. Date of sample collection:…… / ……. / ………….. Time of sample collection - ...
Sample collector:………………………….. Phone number:................
Sample-collecting unit: …………………………………………………………………………………………
2.3. Type of sample: …………………………………………… Quantity: ………………….
Type of sample: …………………………………………… Quantity: ………………….
Type of sample: …………………………………………… Quantity: ………………….
2.1. Test requests: ………………………………………………………………………
Test-requesting unit: ………………………………………………………………………
...
...
...
Sample-sending unit
(sample-sending
unit/person’s certification)
UNIT……………………………………………………..
LABORATORY……………………………………
Date/time of sample receipt: ……. / ……. / …….. … - …Sample recipient: ………………
Sample status: …………………………………………………………………………
□ Sample rejection □ Acceptance of sample-patient’s code: …………………………
Note:
………………………………………………………………………………………………………
...
...
...
Form No. 2
Province/city:
Unit:
SARS-COV-2 TEST RESULT REPORT
List of SARS-CoV-2 test cases
NO
Sample code
Full name
...
...
...
Address
Date of sample collection
Test date
Type of sample
Result
Male
Female
Realtime RT- PCR
Rapid antigen test
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Unit’s certification
Reporter
APPENDIX IV.
...
...
...
Integration of COVID-19 vaccination into regular immunization:
1. Integration principles
- According to the number of recipients, the quantity of vaccines provided, expiry date, vaccine storage conditions and immunization practices, provincial governments shall consider deciding COVID-19 vaccination on a regular/monthly/periodic basis.
- Organizing widespread communication about COVID-19 vaccination and notifying people of vaccination time and location.
- Organizing a COVID-19 vaccination session which is separated from other regular immunization sessions in order to ensure safety and avoid confusion because COVID-19 vaccine recipients are different from vaccine recipients of regular immunization:
- Vaccine plan formulation, allocation and distribution, arrangement of locations, resources, vaccination devices, organization of vaccination sessions, statistics, report on vaccination results and monitoring, supervision, and report on post-vaccination reactions shall comply with regulations of Government's Decree No. 104/2016/ND-CP dated July 01, 2016 and relevant Circulars and instructions of the Ministry of Health.
- Vaccine demands shall be identified according to people's vaccination needs for recipients under the guidance of the Ministry of Health and recommendations of WHO.
2. Vaccine recipients
- High priority group: the elderly, adults with underlying conditions, including diabetes mellitus/cardiovascular disease, people with immunodeficiency diseases and pregnant women and frontline medical staff.
...
...
...
- Low priority group: Healthy children and adolescents (5-18 years of age).
References
1. Decision No. 2671/QD-BYT dated June 26, 2023 of the Ministry of Health
2. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/hcp/clinical-care/clinical-considerations-presentation.html#:~:text=Meta%2Danalyses%20of%20studies%20published,from%20exposure%20to%20symptom%20onset
3. https://www.who.int/publications/i/item/WHO-2019-nCoV-SurveillanceGuidance-2022.2
4. https://www.who.int/publications-detail-redirect/WHO-WHE-SPP-2023.1
https://www.who.int/director-general/speeches/detail/who-director-general-s-opening-remarks-at-the-media-briefing---26-april-2023
;Quyết định 3985/QĐ-BYT năm 2023 "Hướng dẫn giám sát và phòng, chống COVID-19" do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Số hiệu: | 3985/QĐ-BYT |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế |
Người ký: | Nguyễn Thị Liên Hương |
Ngày ban hành: | 29/10/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 3985/QĐ-BYT năm 2023 "Hướng dẫn giám sát và phòng, chống COVID-19" do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Chưa có Video