Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3850/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 08 tháng 8 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN THÀNH LẬP CƠ SỞ THU DUNG, ĐIỀU TRỊ NGƯỜI BỆNH COVID-19 KHÔNG TRIU CHNG VÀ TRIỆU CHNG NHẸ TẠI KÝ TÚC XÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA, PHƯỜNG YÊN NGHĨA, QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật T chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh ngày 23/11/2009;

Căn cứ Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21/11/2007;

Căn cứ Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/1/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra;

Căn cứ Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19;

Căn cứ Quyết định số 219/QĐ-BYT ngày 30/01/2020 của Bộ Y tế về việc bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona (nCoV) gây ra vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm;

Căn cứ Quyết định số 173/QĐ-TTg ngày 01/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc công b dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra;

Căn cứ Quyết định số 5188/QĐ-BYT ngày 14/12/2020 của Bộ Ytế về việc hướng dẫn phòng và kim soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

Căn cứ Quyết định số 3416/QĐ-BYT ngày 11/7/2021 của Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chn đoán và điều trị COVID-19 do chủng vi rút Corona mới (SARS-CoV-2);

Căn cứ Công điện số 16/CĐ-UBND ngày 21/7/2021 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế Hà Nội tại Tờ trình số 11206/TTr-SYT ngày 07/8/2021 về việc phê duyệt Phương án thành lập Cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại Ký túc xá Trường Đại học Phenikaa, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Phương án thành lập Cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại Ký túc xá Trường Đại học Phenikaa, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, thành Phố Hà Nội (sau đây gọi tắt là Cơ sở thu dung, điều trị F0).

Quy mô: 600 giường bệnh.

Điều 2. Cơ sở thu dung, điều trị chịu trách nhiệm tiếp nhận, điều trị cho người bệnh COVID-19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ, thực hiện chuyển tuyến và xử trí người bệnh theo đúng quy định của Bộ Y tế.

Điều 3. Căn cứ Phương án này, các đơn vị được phân công chịu trách nhiệm đảm bảo hoạt động cho Cơ sở thu dung, điều trị F0 (phương án kèm theo). Cơ sở thu dung, điều trị F0 áp dụng tuyến, hạng, danh mục kỹ thuật, danh mục thuốc, vật tư y tế như của đơn vị được phân công.

Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, phát sinh các đơn vị được phân công kịp thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Thành phố xem xét, quyết định; tổng kết, báo cáo kết quả hoạt động về Ủy ban nhân dân Thành phố, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Thành phố theo quy định.

Cơ sở thu dung, điều trị F0 tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Điều 4. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Bộ Tư lệnh Thủ đô, Giám đốc/Thủ trưởng các Sở, ngành: Y tế, Tài chính, Xây dựng, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải, Bảo hiểm xã hội Thành phố, Công an Thành phố; Chủ tịch UBND quận Hà Đông và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- BCĐ Quốc gia PCD COVID-19;
- Bộ Y t
ế;
- Đồng chí Bí thư Thành ủy;
- Các đồng chí Phó Bí thư Thành ủy;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Văn phòng Thành ủy;
- VPUB: CVP, các PCVP;
Phòng KGVX, KT, ĐT, TKBT;
- Lưu VT, KGVXAN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Chu Ngọc Anh

 

PHƯƠNG ÁN THÀNH LẬP CƠ SỞ THU DUNG, ĐIỀU TRỊ NGƯỜI BỆNH COVID-19 KHÔNG TRIỆU CHỨNG VÀ TRIỆU CHỨNG NHẸ TẠI KÝ TÚC XÁ ĐẠI HỌC PHENIKAA, PHƯỜNG YÊN NGHĨA, QUẬN HÀ ĐÔNG, HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3850/QĐ-UBND ngày 08/8/2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

Địa điểm : Ký túc xá Trường Đại học Phenikaa.

Địa chỉ : Đường Nguyễn Văn Trác, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Quy mô : 600 Giường bệnh.

 

MỤC LỤC

I. SỰ CẦN THIẾT TRIỂN KHAI CƠ SỞ THU DUNG, ĐIỀU TRỊ

1. Trên Thế giới

2. Tại Việt Nam

3. Tại Hà Nội

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ

III. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG

1. Mục đích

2. Tiêu chuẩn tiếp nhận người bệnh

IV. TÊN GỌI, ĐỊA ĐIỂM, QUY MÔ VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN VẬN HÀNH..

1. Tên cơ sở

2. Địa điểm

3. Quy mô

4. Các điều kiện hạ tầng, cơ sở vật chất đảm bảo vận hành

V. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

1. Chức năng

2. Nhiệm vụ

1. Ban Quản lý, điều hành

2. Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn

2.1. Bố trí nhân lực làm nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19.

2.1.1. Tổ Tiếp đón, Cấp cứu

2.1.2. Hai Tổ điều trị

2.1.3. Tổ Cận lâm sàng

2.1.4. Tổ chạy ngoài

2.1.5. Tổ hành chính

3. Bộ Tư lệnh Thủ đô

3.1. Tổ hậu cần

3.2. T dinh dưỡng

3.3. Tổ bảo vệ, trạm gác

3.4. Tổ vệ sinh

3.5. Các Tổ công tác khác

4. Ủy ban nhân dân quận Hà Đông.

VII. THIẾT LẬP CƠ SỞ VẬT CHẤT

VIII. TỔ CHỨC THỰC HIN

1. Sở Y tế

2. Ủy ban nhân dân quận Hà Đông

3. Bộ Tư lệnh Thủ đô

5. Sơ Giao thông vận tải

6. Công an Thành phố

7. Sở Tài chính

8. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

9. Bảo hiểm xã hội Thành phố

 

PHƯƠNG ÁN

CƠ SỞ THU DUNG, ĐIỀU TRỊ NGƯỜI BỆNH COVID-19 KHÔNG TRIỆU CHỨNG VÀ TRIỆU CHỨNG NHẸ TẠI KÝ TÚC XÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA, PHƯỜNG YÊN NGHĨA, QUẬN HÀ ĐÔNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3850/QĐ-UBND ngày 08/8/2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố)

I. SỰ CẦN THIẾT TRIỂN KHAI CƠ SỞ THU DUNG, ĐIỀU TRỊ

1. Trên Thế giới

- Đại dịch COVID-19 sau gần 02 năm đến nay đã xuất hiện và lây lan ở 219 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện nay, thế giới có 106 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 chủng mới; 87 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch.

- Thời gian gần đây, biến chủng Delta và Delta Plus đã xuất hiện tại hàng loạt nước; châu Á hiện là một trong những vùng dịch “nóng nhất”, số ca mắc và tử vong ở mức đáng quan ngại.

- Tại khu vực Đông Nam Á, Indonesia, Malaysia, Thái Lan là các nước đang ghi nhận tình hình dịch bệnh hết sức phức tạp với số ca mắc và tử vong tăng cao. Đặc biệt, Indonesia hiện đang là nước có số ca tử vong và số ca mắc mới cao nhất châu Á, số ca bệnh mới của nước này còn cao nhất kể từ đầu dịch tới nay trong nhiều ngày liên tiếp, số ca tử vong trong ngày tại Indonesia cao hơn tất cả các nước ASEAN khác cộng lại và cao hơn cả tâm dịch Ấn Độ, trở thành tâm dịch mới của châu Á.

- Cộng dồn đến ngày 07/8/2021, thế giới ghi nhận trên 202,7 triệu ca mắc và hơn 4,29 triệu ca tử vong.

2. Ti Việt Nam

- Hiện nay, tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp nhất là tại các tỉnh, thành phía Nam như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Long..., bên cạnh đó nhiều tỉnh, thành ở các khu vực khác cũng ghi nhận thêm các ca mắc mới. Hiện tại, đã có 19 tỉnh, thành phố phía Nam đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ để phòng chống dịch. Mỗi ngày đã có hàng nghìn ca nhiễm mới.

- Tính đến sáng ngày 07/8/2021 cả nước ghi nhận 197.175 ca nhiễm, trong đó 2.293 ca nhập cảnh và 194.882 ca trong nước, 3.016 ca tử vong.

3. Tại Hà Nội

3.1. Tình hình dịch bệnh

Tại Hà Nội, cộng dồn số ca mắc trong đợt dịch thứ 04 (từ ngày 27/4/2021 đến 07/8/2021) có 1.663 ca. Lượng bệnh nhân trung bình trên 80 ca bệnh/ngày trong 02 tuần nay và xu hướng gia tăng.

3.2. Nhn đnh d báo

Tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn trong tầm kiểm soát, tuy nhiên nguy cơ đang ở mức rất cao và khó lường.

Hiện nay, địa bàn Thành phố xuất hiện nhiều ca bệnh, ổ dịch phức tạp với số lượng ca mắc lớn, nhiều ca bệnh chưa xác định được nguồn lây, có thể co các ca bệnh ngoài cộng đồng chưa được phát hiện.

Nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, trong khi đó Hà Nội là đầu mối giao thông, có sự giao lưu rất lớn với các tỉnh, thành phố. Nguy cơ xuất hiện các ca bệnh xâm nhập từ các địa phương có dịch vào Hà Nội là rất cao.

Trong thời gian tới, tình hình dịch bệnh trên địa bàn Hà Nội có thể sẽ diễn biến phức tạp hơn, không loại trừ khả năng sẽ xuất hiện nhiều ca bệnh, chùm ca bệnh ngoài cộng đồng. Đặc biệt, nguy cơ lây lan dịch bệnh trong bệnh viện, các nhà máy, xí nghiệp, cơ quan, doanh nghiệp với số ca mắc lớn.

Phân loại mức độ triệu chứng của người mắc COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định số 3416/QĐ-BYT ngày 14/7/2021 về việc hướng dẫn, chẩn đoán và điều trị COVID-19 có khoảng 80% người bệnh không có triệu chứng hoặc mức độ nhẹ, khoảng 15% người bệnh mức độ vừa và khoảng 05% người bệnh có mức độ lâm sàng nặng và nguy kịch cần điều trị hồi sức tích cực[1].

Vì vậy, việc thành lập các cơ sở thu dung, điều trị nhóm người bệnh COVID-19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ là rất quan trọng để giảm tải gánh nặng cho các bệnh viện, tập trung nguồn lực điều trị người bệnh trung bình và nặng, phòng tránh lây nhiễm chéo trong các bệnh viện, giảm nguy cơ lây bệnh ra cộng đồng.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Luật Khám bệnh, chữa bệnh ngày 23/11/2009;

- Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 21/11/2007;

- Nghị định số 101/2010/NĐ-CP ngày 30/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch;

- Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08/02/2021 của Chính phủ về chi phí cách ly y tế, khám, chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19;

- Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19;

- Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mi của vi rút Corona gây ra;

- Quyết định số 1895/1997/BYT-QĐ ngày 19/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy chế bệnh viện;

- Quyết định số 219/QĐ-BYT ngày 30/01/2020 của Bộ Y tế về việc bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona (nCoV) gây ra vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của Luật phòng, chống, bệnh truyền nhiễm;

- Quyết định số 173/QĐ-TTg ngày 01/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona gây ra;

- Quyết định số 1259/QĐ-BYT ngày 20/3/2020 của Bộ Y tế về danh mục phương tiện phòng hộ cá nhân thiết yếu của 01 khu vực điều trị cách ly người bệnh COVID-19 và Quyết định số 1460/QĐ-BYT ngày 30/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc đính chính Quyết định số 1259/QĐ-BYT ngày 20/3/2020;

- Quyết định số 1942/QĐ-BYT ngày 04/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành mô hình tổ chức, hoạt động bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVED-19;

- Quyết định số 3455/QĐ-BCĐQG ngày 05/8/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 về việc ban hành Hưng dẫn quản lý chất thải và vệ sinh phòng, chống dịch COVID-19;

- Quyết định số 5188/QĐ-BYT ngày 14/12/2020 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

- Quyết định số 2626/QĐ-BYT ngày 28/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành danh mục nhu cầu trang thiết bị, vật tư tiêu hao và thuốc thiết yếu của các khu vực điều trị người bệnh COVID-19;

- Quyết định số 3416/QĐ-BYT ngày 11/7/2021 của Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng vi rút Corona mới (SARS-CoV-2);

- Quyết định số 3646/QĐ-BYT ngày 31/7/2021 của Bộ Y tế về Tiêu chí phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2;

- Công văn số 3835/BYT-KHTC ngày 10/5/2021 của Bộ Y tế về hướng dẫn xây dựng giường bệnh và thiết lập Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVED-19;

- Công văn số 5838/BYT-KCB ngày 02/7/2021 của Bộ Y tế về việc bảo đảm sẵn sàng thu dung, điều trị COVID-19 khi dịch bệnh lan rộng tại địa phương;

- Công điện số 16/CĐ-UBND ngày 21/7/2021 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch COVED- 19 trên địa bàn Thành phố;

- Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 23/7/2021 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội để phòng chống dịch Covid;

- Công điện số 18/CT-UBND ngày 06/8/2021 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về việc tiếp tục giãn cách toàn xã hội trên địa bàn Thành phố để phòng chống dịch Covid-19.

III. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG

1. Mục đích

Thành lập cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ để theo dõi, chăm sóc và điều trị các ca bệnh COVID-19 không có triệu chứng và triệu chứng nhẹ.

Tập trung nguồn lực và bảo đảm hiệu quả công tác quản lý, điều trị các ca bệnh không triệu chứng và triệu chứng nhẹ giúp giảm tải cho các cơ sở y tế để tập trung tiếp nhận điều trị các ca bệnh COVID-19 mức độ lâm sàng vừa trở lên, các trường hợp có bệnh lý nền và các trường hợp khác.

Việc thiết lập cơ sở thu dung, điều trị tập trung người bệnh COVID-19 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ không ảnh hưởng đến hệ thống khám, chữa bệnh đã được hình thành để đảm bảo duy trì hoạt động khám, chữa bệnh thường xuyên đồng thời ứng phó với dịch bệnh COVID-19.

2. Tiêu chuẩn tiếp nhận người bệnh

Là người bệnh có xét nghiệm dương tính với vi rút SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật Real-Time RT-PCR[2] và đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

- Người bệnh không có triệu chứng lâm sàng hoặc có các triệu chứng nhẹ như: sốt nhẹ, ho, mệt mỏi, đau người; thay đổi vị giác, khứu giác,...

- Người bệnh không có các bệnh lý nền kèm theo.

- Người bệnh từ 18 đến dưới 65 tuổi.

- Không tiếp nhận các trường hợp.

+ Phụ nữ mang thai.

+ Người béo phì (BMI trên 25).

+ Người nước ngoài.

+ Người có các yếu tố nguy Cơ khác.

IV. TÊN GỌI, ĐỊA ĐIỂM, QUY MÔ VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN VẬN HÀNH

1. Tên cơ s

Tên cơ sở được gọi là: “Cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại ký túc xá Trường Đại học Phenikaa, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội” (Sau đây gọi tắt là Cơ sở thu dung, điều trị F0).

2. Địa điểm

Ký túc xá Trường Đại học Phenikaa - đường Nguyễn Văn Trác, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, thành Phố Hà Nội.

3. Quy mô

Quy mô: 600 giường bệnh.

4. Các điều kiện hạ tầng, cơ sở vật chất đảm bảo vận hành

Qua khảo sát thực tế tại về đặc điểm tổ chức cơ sở hạ tầng của khu Ký túc xá Trường Đại học Phenikaa, tổ chức bố trí hạ tầng, cơ sở vật chất để đảm bảo vận hành như sau:

4.1. Bố trí hạ tầng

- Khu vực giường bệnh điều trị: được bố trí, sắp xếp tại 03 toà nhà để tiếp nhận người bệnh theo thứ tự ưu tiên nhà C1, nhà C2, nhà B.

- Khu vực hành chính, điều hành, sinh hoạt của NVYT: Khu nhà A.

4.2 Điều kiện cơ sở vật chất

- Đảm bảo các điều kiện sinh hoạt thiết yếu: điện, nước, vệ sinh, nhà tắm...

- Đảm bảo thông khí.

- Đảm bảo an ninh, an toàn.

- Đảm bảo phòng chống cháy, n.

- Đảm bảo cách biệt với khu dân cư.

- Thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển người bệnh, tiếp tế hậu cần và vận chuyển chất thải đi xử lý.

- Phòng chống lây nhiễm ra khu vực bên ngoài.

V. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ

1. Chức năng

- Cơ sở thu dung, điều trị cho các đối tượng đáp ứng theo tiêu chuẩn tại mục 2 Phần III.

- Đối với những người bệnh chuyển độ (từ mức độ lâm sàng vừa trở lên) cần được chuyển tuyến kịp thời đến các cơ sở y tế được Sở Y tế phân công điều trị các ca trung bình và nặng (đảm bảo phải báo cáo, liên hệ trước khi chuyển viện).

- Trường hợp tử vong (nếu có), phải báo cáo theo quy định, tổ chức vận chuyển tới cơ sở hỏa táng, mai táng đúng chế độ bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo quy định của Bộ Y tế.

2. Nhiệm v

- Tiếp nhận, điều trị cho mọi đối tượng nhiễm COVID-19 không có triệu chứng lâm sàng và triệu chứng nhẹ theo tiêu chuẩn nhập viện quy định tại mục 2, Phn III.

- Thu dung và điều trị người bệnh COVID-19 đến khi ổn định và đủ tiêu chuẩn xuất viện theo quy định của Bộ Y tế.

- Chuẩn bị đy đủ hồ sơ, bệnh án, phương tiện và người hộ tng đ chuyn những trường hợp vượt khả năng cứu chữa về cơ sở được phân công tiếp nhận.

- Chuẩn bị thủ tục hành chính đbàn giao bệnh nhân đã được điều trị n định (không còn khả năng lây nhim) về địa phương hoặc bệnh viện tuyên truyền, trạm y tế xã, các đơn vị chủ quản; những bệnh nhân đã được điều trkhỏi cho ra viện.

- Tổng hợp đầy đủ tình hình thu dung, cấp cứu, điều trị và báo cáo các hoạt động của cơ sở với Sở Y tế theo quy định.

- Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trong việc vận chuyển hỏa táng, mai táng những trường hợp tử vong theo đúng chế độ bệnh truyền nhiệm nguy him.

- Tổ chức lực lượng canh gác, bảo vệ nhằm bảo đảm an ninh, an toàn cho cơ sở và áp dụng các biện pháp cách ly triệt để chống dịch lây lan ra khu vực lân cận.

VI. CƠ CẤU TỔ CHỨC

Để tổ chức vận hành tại cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 không triệu chứng và nhẹ phải thành lập Ban quản lý điều hành để vận hành hoạt động của cơ sở. Trưởng ban: Lãnh đạo UBND quận Hà Đông - Chịu trách nhiệm điều hành chung.

về chuyên môn y tế, Sở Y tế chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn.

MÔ HÌNH T CHỨC CƠ SỞ THU DUNG, ĐIỀU TRỊ

1. Ban Quản lý, điều hành

Bao gồm lãnh đạo các đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức triển khai:

- Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn - Trưởng ban chịu trách nhiệm quản lý điều hành chung.

- Phó Trưởng khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn - Phó Trưởng ban phụ trách chuyên môn.

- Bộ Tư lệnh Thủ đô - Phó Trưởng ban phụ trách hậu cần.

- UBND quận Hà Động - Phó Trưng ban phụ trách an ninh.

2. Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn

2.1. Bố trí nhân lực làm nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19

Huy động nguồn nhân lực hiện có của các khoa, phòng trong đơn vị tham gia công tác thường trực chống dịch tại cơ sở điều trị COVID-19 do Bệnh viện phụ trách, sắp xếp, bố trí nhân lực tại các bộ phận được dựa trên nguồn nhân lực hiện có của đơn vị. Việc tổ chức ca kíp trực cụ thể (số lượng, cách bố trí ca kíp, nhân lực trong từng kíp cụ thể...) sẽ được thực hiện linh hoạt để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn, đồng thời phù hợp với các quy định hiện hành, quyền lợi người lao động và điều kiện thực tế.

- Trưởng ban: Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, chịu trách nhiệm quản lý điều hành chung;

- Phó Trưởng ban chuyên môn: Phó Trưởng khoa Nội Tim mạch Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn.

- Thành lập các t chuyên môn gồm:

+ 01 Tổ Tiếp đón, Cấp cứu gồm: 03 bác sỹ và 06 điều dưỡng.

+ 02 Tổ Điều trị gồm 30 người, trong đó mỗi Tổ Điều trị gồm: 04 bác sỹ, 10 điều dưỡng, 01 hộ lý phụ trách theo dõi 250 đến 300 giường bệnh.

+ 01 Tổ Cận lâm sàng: 06 người (02 bác sỹ chẩn đoán hình ảnh, 02 kỹ thuật viên xét nghiệm, 02 kỹ thuật viên CĐHA).

+ 01 Tổ chạy ngoài: 06 điều dưỡng

+ 01 Tổ Hành chính: 11 người (02 lái xe, 02 vật tư, 02 dược, 01 phụ trách điều hành, 01 công nghệ thông tin, 01 kế hoạch tổng hợp, 02 giám sát kiểm soát nhiễm khuẩn).

2.1.1. Tổ Tiếp đón, Cấp cứu

- Nhân lực bao gồm: 03 bác sỹ và 06 điều dưỡng.

- Nhiệm vụ tiếp đón, phân loại và cấp cứu tại chỗ trong khi chờ vận chuyển người bệnh có dấu hiệu chuyển nặng.

2.1.2. Hai Tổ điều trị

- Mỗi Tổ phụ trách công tác điều trị cho 250 đến 300 người bệnh bao gồm:

+ 04 bác sỹ: bác sĩ nội khoa/đa khoa, bác sĩ Nhi, Bác sỹ cấp cứu và chuyên ngành khác

+ 10 Điều dưỡng (hoặc kỹ thuật viên/học viên/học sinh các trường Đại học Cao đẳng về Điều dưỡng/ kỹ thuật viên).

+ 01 hộ lý (nhân viên dọn vệ sinh).

- Nhiệm vụ của Tổ điều trị: khám, phân loại, điều trị, chăm sóc, theo dõi, phát hiện du hiệu chuyên mức độ, sơ cứu, lây bệnh phẩm xét nghiệm, chỉ định chuyển tuyến người bệnh khi cần.

+ Làm việc theo 3 ca 4 kíp:

Ca làm việc

Số lượng

Ca 1: 07h00 - 15h00 (kíp 1)

01 Bác sỹ, 03 Điều dưỡng, 01 hộ lý

Ca 2: 15h00 - 23h00 (kíp 2)

01 Bác sỹ, 02 Điều dưỡng

Ca 3: 23h00b - 7h00 (kíp 3)

01 Bác sỹ, 02 Điều dưỡng

Ca 1: của ngày kế tiếp (kíp 4)

01 Bác sỹ, 03 Điều dưỡng

Tổng cộng

04 Bác sỹ, 10 Điều dưỡng, 01 hộ lý

- Các Tổ điều trị được điều động thêm theo số lượng người bệnh phát sinh. Các tổ hoạt động độc lập để hạn chế lây nhiễm chéo.

- Các Tổ điều trị được bố trí khu vực riêng để nghỉ ngơi ngay khi thay ca, không ra khỏi khu vực điều trị và được xét nghiệm định kỳ.

2.1.3. Tổ Cận lâm sàng

- Nhân lực bao gồm 06 người cụ thể:

+ 02 Bác sỹ chẩn đoán hình ảnh.

+ 04 Kỹ thuật viên (02 KTV CĐHA, 02 KTV Xét nghiệm);

- Nhiệm vụ:

+ Thực hiện việc chụp X quang phổi cho các đối tượng có chỉ định;

+ Tập kết bệnh phẩm từ các tổ điều trị chuyển lên xe vận chuyển bệnh phẩm. Các xét nghiệm cơ bản và xét nghiệm RT-PCR được vận chuyển về làm tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn hoặc các cơ sở khác theo phân công của Sở Y tế.

2.1.4. Tổ chạy ngoài

Hỗ trợ các thủ tục giấy tờ, trình ký lãnh đạo bệnh viện, liên lạc với các TTYT để cho bệnh nhân ra viện, làm các thủ tục cần thiết cho bệnh nhân ra viện.

2.1.5. Tổ hành chính

- Nhân lực: 11 người (02 lái xe, 02 vật tư, 02 dược, 01 phụ trách điều hành, 01 công nghệ thông tin, 01 Kế hoạch tổng hợp, 02 giám sát kiểm soát nhiễm khuẩn).

- Nhiệm vụ:

+ Thống kê, tổng hợp, cập nhật số liệu.

+ Quản lý và cấp phát vật tư cho các tổ điều trị.

+ Quản lý và cấp phát thuốc, vật tư cho các tổ điều trị.

+ Vận chuyển người bệnh và bệnh phẩm.

+ Giám sát công tác kiểm soát nhiễm khuẩn cho công tác điều trị.

* Thời gian thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở thu dung, điều trị

Mỗi tổ sẽ dự kiến làm việc tại cơ sở thu dung, điều trị tối thiểu 01 tháng. Ban điều hành sẽ bổ sung thay thế nếu có tình huống phát sinh (ốm, XN PCR-RT định kỳ phát hiện dương tính, gia đình có công việc bất khả kháng...).

TT

Các tổ y tế

Số lượng dự kiến

1

Tổ Tiếp đón - Cp cứu

03 bác sĩ; 06 điều dưỡng (2ca 3 kíp)

2

Tổ điều trị: 2 tổ chính thức, mỗi t gm

04 bác sĩ + 10 điều dưỡng + 02 hộ lý

08 bác sĩ (3 ca 4 kíp)

20 điều dưỡng (3 ca 4 kíp) 02 hộ lý làm giờ hành chính

3

Tổ cận lâm sàng

02 bác sĩ chẩn đoán hình ảnh; 02 KTV Xét nghiệm, 02 KTV CĐHA (1 kíp 01 bác sỹ CĐHA, 01 KTV xét nghiệm, 01 KTV CĐHA trực 24 giờ)

4

Tổ chạy ngoài

06 Điều dưỡng (2 ca 3 kíp)

5

Tổ hành chính

02 lái xe; 02 vật tư; 02 dược, 01 điều hành; 02 KSNK (2 kíp, mỗi kíp trực 24 giờ) 01 CNTT; 01 KHTH (làm giờ hành chính)

 

Tổng cộng

62

Toàn bộ nhân lực y tế trong Cơ sở thu dung, điều trị đều phải được tập huấn về các quy định liên quan đến công tác thu dung, điều trị, chăm sóc người bệnh COVID-19.

3. Bộ Tư lệnh Thủ đô

- Là Phó Trưởng ban phụ trách công tác hậu cần, chịu trách nhiệm bố trí lực lượng triển khai các tổ công tác dự kiến như sau:

3.1. Tổ hậu cn

Nhiệm vụ: Phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân viên làm việc và người bệnh trong khu cách ly (chiếu, chăn, màn; nước uống, khăn mặt, khẩu trang, dung dịch rửa tay, dung dịch sát khuẩn miệng, bàn chải đánh răng, xà phòng và các vật dụng thiết yếu, các chi phí khác). (Phụ lục 1)

3.2. Tổ dinh dưỡng

Nhiệm vụ: Đảm bảo dự trù và cung cấp suất ăn hàng ngày cho nhân viên làm việc và phục vụ, người bệnh tại cơ sở thu dung, điều trị.

3.3. Tổ bảo vệ, trạm gác

Nhiệm vụ: Triển khai công tác an ninh, trạm gác tại cơ sở thu dung, điều trị theo quy định.

3.4. Tổ vệ sinh

Nhiệm vụ: Đảm bảo nhân lực trong công tác vệ sinh, khử khuẩn, thu gom rác thải tại cơ sở thu dung, điều trị hàng ngày theo quy định.

3.5. Các Tổ công tác khác

Thực hiện theo nhiệm vụ được phân công.

4. Ủy ban nhân dân quận Hà Đông

- Bố trí Tổ an ninh đảm bảo an ninh trong và ngoài khu vực cách ly; tuyên truyền cho cộng đồng trên địa bàn.

- Chỉ đạo Ban quản lý Ký túc xá Trường Đại học Phenikaa thành lập tổ kỹ thuật và tham gia lực lượng điều hành, đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất, điện, nước, phòng cháy chữa cháy, thang máy, đảm bảo xử lý nước thải, cho cơ sở điều trị và các tổ công tác khác.

- Bố trí các Tổ công tác khác theo phân công nhiệm vụ.

- Cung cấp theo danh mục trang thiết bị cơ sở điều trị yêu cầu. (Phụ lục 2)

VII. THIẾT LẬP CƠ SỞ VẬT CHẤT

Bao gồm các khu vực sau:

- Cổng bảo vệ.

- Khu tiếp đón - Cấp cứu.

- Khu điều hành, hành chính.

- Khu điều trị.

- Khu cận lâm sàng.

- Khu cấp phát thuốc, vật tư, hóa chất.

- Khu vực dinh dưỡng - phát suất ăn.

- Khu nghỉ ngơi cho các Tổ điều trị và người phục vụ.

- Khu kiểm soát nhiễm khuẩn.

- Khu đồ vải và dụng cụ y tế.

- Khu lưu giữ, bảo quản tử thi.

Tùy theo địa hình và thực tế số lượng người bệnh để bố trí diện tích các khu vực trên phù hợp.

VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Là đơn vị thường trực phối hợp với Bộ tư lệnh Thủ đô, UBND quận Hà Đông bố trí lực lượng quản lý, điều hành và phục vụ cho cơ sở thu dung, điều trị.

- Giao Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn phụ trách về chuyên môn y tế, thực hiện công tác khám, điều trị người bệnh COVID-19 không triệu chứng và nhẹ theo đúng quy chế chuyên môn của Bộ Y tế.

- Chịu trách nhiệm điều phối các đơn vị vận chuyển phục vụ cho việc chuyển người bệnh đến và đi khỏi cơ sở thu dung, điều trị.

- Phân công các cơ sở y tế trong ngành hỗ trợ Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn thực hiện nhiệm vụ khi cần thiết.

- Chịu trách nhiệm trang bị đầy đủ thuốc, trang thiết bị, vật tư tiêu hao.... phục vụ triển khai chuyên môn y tế tại Cơ sở thu dung, điều trị.

- Chịu trách nhiệm điều phối các đơn vị tiếp nhận vận chuyển phục vụ cho việc chuyển người bệnh đến và đi khỏi cơ sở thu dung, điều trị.

- Phân công các cơ sở y tế trong ngành hỗ trợ Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn thực hiện nhiệm vụ khi cần thiết.

2. Ủy ban nhân dân quận Hà Đông

- Chỉ đạo Trường đại học Phenikaa bàn giao cơ sở để triển khai cơ sở thu dung, điều trị.

- Là đầu mối chịu trách nhiệm, phối hợp Bộ Tư lệnh Thủ đô hoàn thiện cơ sở vật chất ban đầu, thực hiện phương châm 4 tại chỗ, đảm bảo cơ sở vật chất sẵn sàng cho cơ sở thu dung, điều trị F0 đi vào hoạt động.

- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư lệnh Thủ đô và các Sở, ban, ngành liên quan trong công tác quản lý, vận hành cơ sở thu dung, điều trị F0 đúng quy định.

- Tăng cường tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh và nắm bắt tư tưởng của nhân dân tránh việc kỳ thị, phản ứng của nhân dân trên địa bàn.

- Chỉ đạo Công an quận Hà Đông để tổ chức tốt về trật tự an ninh vòng ngoài cơ sở thu dung, điều trị.

- Cung cấp một số vật dụng trang thiết bị theo yêu cầu của cơ sở điều trị.

3. Bộ Tư lệnh Thủ đô

- Phân công cán bộ làm Phó Trưởng ban và các cán bộ tham gia phục vụ tại cơ sở thu dung, điều trị.

- Tiếp nhận bàn giao cơ sở vật chất từ Trường đại học Phenikaa, phối hợp UBND quận Hà Đông để quản lý, triển khai, vận hành cơ sở vật chất, hậu cần gồm các nội dung như sau:

- Đáp ứng điều kiện cơ sở vật chất ban đầu theo tiêu chuẩn định mức bệnh viện dã chiến. Chịu trách nhiệm đề xuất trình danh mục, khái toán kinh phí và tổ chức thực hiện mua sắm các thiết bị, vật dụng cá nhân cho người bệnh và nhân viên phục vụ của Cơ sở thu dung, điều trị: chăn, màn, chiếu; nhu yếu phẩm đảm bảo sinh hoạt cá nhân hàng ngày (khăn mặt, bàn chải đánh răng, khẩu trang, cốc dung dịch rửa tay, dung dịch sát khuẩn, giấy vệ sinh, túi nilon đựng rác thải đúng tiêu chuẩn sử dụng trong khu thu dung, điều trị.

- Công tác an ninh trật tự: Bố trí trạm gác và lực lượng an ninh đảm bảo an ninh trong Cơ sở thu dung, điều trị và đảm bảo cách ly với cộng đồng.

- Đề xuất khái toán kinh phí, lựa chọn đơn vị hoặc tổ chức thực hiện việc cung cấp suất ăn cho người bệnh và nhân viên phục vụ hàng ngày.

- Hỗ trợ các công tác khác khi cần thiết.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

- Đảm bảo công tác thông tin liên lạc của cơ sở thu dung, điều trị (thiết bị công nghệ thông tin: Điện thoại, Camera, loa gọi, wifi, mạng internet, máy tính, máy in, bộ đàm cho các Tổ điều trị và Tổ chạy ngoài...theo nhu cầu của Cơ sở thu dung, điều trị. (Phụ lục 3)

- Đảm bảo hoạt động của tổng đài tư vấn bệnh COVID-19 và Trung tâm điều phối phân luồng người bệnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.

5. Sở Giao thông vận tải

Phối hợp với Sở Y tế sẵn sàng bố trí phương tiện vận chuyển người bệnh COVID-19, các mẫu xét nghiệm, và các vật dụng khác phục vụ cho Cơ sở thu dung, điều trị F0 khi được yêu cầu.

6. Công an Thành phố

Bố trí lực lượng đảm bảo an ninh trật tự, công tác phòng cháy chữa cháy cho Cơ sở thu dung, điều trị F0.

7. Sở Tài chính

Tổng hợp nhu cầu kinh phí của các cơ quan, đơn vị, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí nguồn kinh phí để tổ chức hoạt động Cơ sở thu dung, điều trị đảm bảo theo quy định của Trung ương và Thành phố.

8. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động bảo trợ xã hội và xử lý thi hài đối với các trường hợp tử vong theo quy định.

9. Bảo hiểm xã hội Thành phố

Phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn triển khai công tác khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người bệnh COVID-19, thực hiện thanh quyết toán chi phí điều trị cho người bệnh COVID-19 có thẻ BHYT tại cơ sở thu dung, điều trị theo đúng quy định./.

 

PHỤ LỤC 1

(Kèm theo Phương án số 3850/PA-UBND ngày 08/8/2021 của UBND thành phố Hà Nội)

STT

Tên thiết bị

Số lượng

Đơn vị

1

Bộ chăn, màn, chiếu, gối

760

Bộ

2

Gói cá nhân: khăn mặt, bàn chải đánh răng, khẩu trang hàng ngày, cốc, nước hàng ngày

625

Bộ

3

Dung dịch vệ sinh tay chứa cồn

9,524

Chai

4

Dung dịch xà phòng (chai 500ml)

2,743

Chai

5

Xô, chậu cá nhân

174

Bộ

6

Khăn giấy lau tay

800

Gói

7

Giấy vệ sinh

7600

Cuộn

8

Túi nilon đựng rác thải.

200

Kg

 

PHỤ LỤC 2

(Kèm theo Phương án số 3850/PA-UBND ngày 08/8/2021 của UBND thành phố Hà Nội)

STT

Tên thiết bị

Số lượng

Đơn vị

1

Thùng rác hàng lang

88

Chiếc

2

Thùng rác trong phòng

200

Chiếc

3

Hệ thống cột, dây ngăn luồng khu sạch/bẩn các tầng

100

Chiếc

4

Bộ bàn ghế làm việc, bàn cấp phát suất ăn

50

Bộ

5

Máy giặt, máy sấy cho nhân viên phục vụ

4

Cái

6

Tủ lạnh bảo quản mẫu

1

Cái

7

Tủ lạnh

10

Cái

8

Túi zip nilon đựng đ cá nhân, điện thoại

1,000

Kg

 

PHỤ LỤC 3

(Kèm theo Phương án số 3850/PA-UBND ngày 08/8/2021 của UBND thành phố Hà Nội)

STT

Nội dung

SL

Đơn v tính

1

Hệ thống camera theo dõi (192 camera) cho 174 buồng bệnh

 

 

1.1

Đầu ghi 32 kênh

7

Thiết b

1.2

Đầu ghi 16 kênh

2

Thiết b

1.3

cứng 8 TB

9

Thiết b

1.4

Camera IP 2 Mb

192

Thiết b

1.5

Màn hình giám sát camera 21 inch

9

Thiết b

1.6

Switch POE 16 cổng

16

Thiết b

2

Máy tính để bàn

15

Thiết b

3

Máy in (2 mặt)

15

Thiết b

4

Máy in tem code

3

Thiết b

5

đầu đọc mã vạch

10

Thiết b

6

Hộp mực máy in (Mực thay thế )

20

Thiết b

7

Đường truyền Internet 80 Mbps

12

Tháng

8

01 đường truyền mạng nội bộ (Leadline) kết nối với Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn băng thông 100 Mbps

5

Tháng

9

Hệ thống mạng LAN kết nối liên thông 03 tòa nhà và khu hành chính

1

Thiết b

10

Bộ đàm liên lạc nội bộ

7

Thiết b

11

Loa phát thanh

5

Thiết b

12

Chi phí dự phòng

1

Gói

 



[1] Quyết định số 3416/QĐ-BYT ngày 11/7/2021 của Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID- 19 do chủng vi rút Corona mới (SARS-CoV-2)

[2] Quyết định 3416/QĐ-BYT ngày 11/7/2021 của Bộ Y tế ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng vi rút Corona mới (SARS-CoV-2)

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 3850/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Phương án thành lập Cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại Ký túc xá Trường Đại học Phenikaa, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, thành Phố Hà Nội

Số hiệu: 3850/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
Người ký: Chu Ngọc Anh
Ngày ban hành: 08/08/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [24]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 3850/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Phương án thành lập Cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại Ký túc xá Trường Đại học Phenikaa, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, thành Phố Hà Nội

Văn bản liên quan cùng nội dung - [8]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…