THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 374/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 17 tháng 03 năm 2014 |
PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG LAO ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN 2030
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Phòng, chống các bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 với các nội dung sau:
a) Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với sức khỏe cũng như tính mạng người mắc bệnh với nguy cơ lây lan ra cộng đồng lớn; bệnh có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm, chữa đúng phương pháp và đủ thời gian. Vì vậy, công tác phòng, chống bệnh lao là một nhiệm vụ quan trọng lâu dài của cả hệ thống chính trị trong đó ngành Y tế là nòng cốt.
b) Nhà nước giữ vai trò chủ đạo bảo đảm các nguồn lực cho công tác phòng, chống bệnh lao, đồng thời cần huy động mọi nguồn lực xã hội để hỗ trợ công tác phòng, chống bệnh lao.
c) Phòng, chống bệnh lao chủ yếu dựa vào cộng đồng và được mạng lưới phòng chống lao và bệnh phổi từ trung ương đến địa phương thực hiện, có sự phối hợp giữa các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập.
a) Mục tiêu hết năm 2015:
- Giảm số người mắc bệnh lao trong cộng đồng xuống dưới 187 người trên 100.000 người dân;
- Giảm số người chết do bệnh lao xuống dưới 18 người trên 100.000 người dân;
- Tỷ lệ mắc lao đa kháng thuốc dưới 5% trong tổng số người bệnh lao mới phát hiện.
b) Mục tiêu hết năm 2020:
- Giảm số người mắc bệnh lao trong cộng đồng xuống dưới 131 người trên 100.000 người dân;
- Giảm số người chết do bệnh lao xuống dưới 10 người trên 100.000 người dân;
- Khống chế số người mắc bệnh lao đa kháng thuốc với tỷ lệ dưới 5% trong tổng số người bệnh lao mới phát hiện.
Tiếp tục giảm số người chết do bệnh lao và giảm số người mắc bệnh lao trong cộng đồng xuống dưới 20 người trên 100.000 người dân. Hướng tới mục tiêu để người dân Việt Nam được sống trong môi trường không còn bệnh lao.
a) Giải pháp chính sách, pháp luật
- Rà soát, sửa đổi và bổ sung các chính sách phù hợp với thực tiễn công tác phòng, chống bệnh lao.
- Nghiên cứu ban hành văn bản quy phạm pháp luật về khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia vào công tác phòng, chống bệnh lao.
- Xây dựng chế độ chính sách ưu đãi cho cán bộ, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế đang làm công tác phòng, chống bệnh lao.
- Nghiên cứu ban hành quy định để người có Thẻ bảo hiểm y tế được thuận lợi trong khám, chữa bệnh lao cũng như ưu đãi trong chi trả chi phí khám, chữa bệnh lao từ Quỹ bảo hiểm y tế.
b) Giải pháp truyền thông
- Đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền pháp luật, chính sách về phòng, chống bệnh lao.
- Tuyên truyền về bệnh lao và công tác phòng, chống lao để người dân, đặc biệt người dân vùng sâu, vùng xa, người di biến động hiểu, không mặc cảm kỳ thị đối với bệnh lao và chủ động tiếp cận sử dụng dịch vụ khám phát hiện, chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao do ngành y tế cung cấp.
- Các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, người bệnh, người nhà người bệnh tham gia tích cực vào tuyên truyền về bệnh lao để mọi tầng lớp nhân dân hiểu và chủ động phòng, chống bệnh lao.
- Xây dựng chính sách khuyến khích cộng đồng xã hội tham gia truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng, chống bệnh lao.
c) Giải pháp chuyên môn kỹ thuật và dịch vụ phòng, chống bệnh lao
- Tăng cường phát hiện lao sớm và điều trị có hiệu quả bệnh lao
+ Các cơ sở y tế có trách nhiệm cung cấp dịch vụ khám phát hiện, chẩn đoán, điều trị, dự phòng và quản lý bệnh lao theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Các cơ sở y tế chuyên khoa lao và bệnh phổi các tuyến chủ trì, phối hợp với các cơ sở y tế đa khoa, chuyên khoa khác và y tế ngoài công lập bảo đảm hướng dẫn, giám sát việc cung cấp dịch vụ khám phát hiện, chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao có chất lượng cho mọi người dân;
+ Nghiên cứu, ban hành chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi để người dân, đặc biệt người dân vùng sâu, vùng xa, người di biến động dễ dàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám phát hiện, chẩn đoán, điều trị, dự phòng bệnh lao với khuyến khích tham gia của cộng đồng và các tổ chức xã hội hỗ trợ cho người bệnh lao được sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh lao thuận lợi.
- Đẩy mạnh việc áp dụng các kỹ thuật mới vào khám phát hiện, chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao.
+ Xây dựng kế hoạch để chủ động tiếp cận các kỹ thuật đã được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo sử dụng nhằm phổ cập dịch vụ khám phát hiện, điều trị và dự phòng bệnh lao toàn diện cũng như sử dụng tối ưu các kỹ thuật truyền thống để khám, chữa và phòng bệnh lao đạt hiệu quả trong điều kiện Việt Nam;
+ Nghiên cứu, triển khai thí điểm áp dụng các mô hình tiếp cận mới trước khi triển khai phổ cập các dịch vụ phòng, chống lao cho người dân thông qua hệ thống y tế công lập và ngoài công lập với sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể và cộng đồng. Thường xuyên rà soát, đánh giá các mô hình đã được thí điểm, nếu có hiệu quả cao, chủ động triển khai nhân rộng nhằm tăng khả năng cung ứng dịch vụ cũng như tạo điều kiện để người dân tiếp cận với các dịch vụ khám, chữa bệnh lao có chất lượng hơn.
d) Giải pháp hợp tác quốc tế
- Củng cố và tăng cường hợp tác với các nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài về lĩnh vực nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng và hỗ trợ kỹ thuật phòng chống lao, đặc biệt với các tổ chức đã có mối quan hệ lâu dài và có kỹ thuật phòng, chống lao tiên tiến.
- Mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực của công tác phòng, chống lao, tích cực và chủ động vận động sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế cho các lĩnh vực đột phá trong công tác phòng chống lao.
- Hợp tác chặt chẽ với các nước trong khu vực và thế giới để cùng giải quyết vấn đề phát hiện, điều trị và lan truyền bệnh lao qua biên giới cũng như các đối tượng di biến.
đ) Giải pháp về cung ứng thuốc và hậu cần kỹ thuật phòng, chống bệnh lao
- Nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý, cung ứng thuốc chữa bệnh lao và hậu cần kỹ thuật phù hợp cho công tác phòng, chống bệnh lao kịp thời.
- Nghiên cứu, ban hành chính sách tạo điều kiện tốt hơn về dinh dưỡng cho bệnh nhân lao.
- Củng cố và tăng cường cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế cho các cơ sở y tế trong việc tham gia phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh lao.
- Đầu tư nghiên cứu sản xuất thuốc trong nước đáp ứng nhu cầu điều trị cho người bệnh lao. Theo dõi tình hình kháng thuốc và phản ứng có hại của thuốc điều trị bệnh lao.
e) Giải pháp về nguồn tài chính cho công tác phòng, chống bệnh lao
Nguồn kinh phí phòng, chống lao được cấp từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật ngân sách nhà nước, nguồn Quỹ bảo hiểm y tế, các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.
g) Giải pháp về nguồn nhân lực cho công tác phòng, chống bệnh lao
- Nghiên cứu ban hành chính sách ưu tiên về đào tạo, tuyển dụng, sử dụng và đãi ngộ đối với cán bộ, viên chức và người lao động làm công tác phòng, chống lao.
- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo chuyên khoa; cập nhật kiến thức phòng, chống bệnh lao cho các thầy thuốc đa khoa và chuyên khoa khác; kết hợp hình thức đào tạo tập trung với đào tạo tại chức, đào tạo ngắn hạn và dài hạn; bồi dưỡng y khoa liên tục thông qua tập huấn, hội nghị, hội thảo, hướng dẫn trực tiếp.
- Nâng cao năng lực quản lý về phòng, chống bệnh lao cho cán bộ quản lý các cấp thông qua các chương trình đào tạo, tham quan học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong và ngoài nước.
- Lồng ghép hoạt động phòng, chống bệnh lao với hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, các bệnh phổi mạn tính và các hoạt động y tế dự phòng khác.
h) Giải pháp về kiểm tra giám sát
- Đẩy mạnh hoạt động và hoàn thiện việc theo dõi, báo cáo để lượng giá, đánh giá và kiểm soát chất lượng dịch vụ phòng, chống bệnh lao ở tất cả các cơ sở y tế bằng áp dụng công nghệ thông tin.
- Nghiên cứu xây dựng kế hoạch nhằm nâng cao năng lực giám sát dịch tễ bệnh lao và đánh giá hiệu quả công tác phòng, chống bệnh lao các tuyến thông qua các chương trình đào tạo, tham quan học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong và ngoài nước.
- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống bệnh lao.
a) Bộ Y tế
- Chủ trì xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Chiến lược; chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi và giám sát việc triển khai Chiến lược. Định kỳ hằng năm tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình triển khai và kết quả thực hiện Chiến lược.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống bệnh lao.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, đề xuất các giải pháp huy động nguồn lực cho công tác phòng, chống bệnh lao.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định ưu tiên đối với người có thẻ bảo hiểm y tế trong khám, chữa bệnh lao thuận lợi cũng như về chi trả chi phí khám, chữa bệnh lao từ Quỹ bảo hiểm y tế.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát thực hiện Chiến lược ở địa phương và hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Tổ chức triển khai, giám sát và kiểm tra thực hiện các chế độ chính sách hỗ trợ người mắc bệnh lao.
b) Bộ Tài chính
Bố trí kinh phí cho hoạt động phòng, chống bệnh lao theo quy định của pháp luật ngân sách nhà nước.
c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Bố trí kinh phí đầu tư cho hoạt động phòng, chống lao thông qua các Chương trình hoặc kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường, huy động vốn đầu tư phát triển cho hệ thống phòng, chống bệnh lao trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và đề xuất các nguồn đầu tư cho công tác phòng, chống bệnh lao.
d) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, ban hành các quy định hướng dẫn phòng, chống bệnh lao cho người lao động tại nơi làm việc, cho đối tượng là lao động nữ và nhóm lao động di biến động dễ bị tổn thương và các chính sách hỗ trợ người lao động bị mắc lao.
- Phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức triển khai, giám sát và kiểm tra thực hiện các chế độ chính sách hỗ trợ người mắc bệnh lao là người lao động trong các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.
đ) Bộ Công an
- Phối hợp với Bộ Y tế triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh lao tại các đơn vị thuộc Bộ Công an quản lý, trong đó chú trọng tới công tác phòng, chống bệnh lao trong các nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng.
- Phối hợp tổ chức đào tạo, truyền thông, giáo dục sức khoẻ và phòng, chống bệnh lao cho cán bộ, chiến sĩ công an, phạm nhân, trại viên, học sinh trường giáo dưỡng trong các đơn vị do Bộ quản lý.
e) Bộ Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Bộ Y tế, các Bộ, ngành liên quan và các địa phương xây dựng kế hoạch thông tin, truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng; chỉ đạo các cơ quan thông tin, báo chí thường xuyên phối hợp với Chương trình phòng, chống bệnh lao các cấp thực hiện hoạt động thông tin. truyền thông phòng, chống bệnh lao.
g) Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Nghiên cứu, rà soát và lồng ghép các nội dung phòng, chống bệnh lao trong các chương trình ngoại khóa của nhà trường. Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục về phòng, chống bệnh lao cho học sinh, sinh viên, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp với các hình thức phong phú và hiệu quả.
- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng chính sách ưu tiên trong đào tạo nguồn nhân lực y tế chuyên ngành lao.
h) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Phối hợp với Bộ Y tế, các Bộ, ngành liên quan, các địa phương xây dựng kế hoạch tuyên truyền phòng, chống bệnh lao trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch; tuyên truyền phòng, chống bệnh lao trong các tác phẩm và biểu diễn nghệ thuật để người dân dễ hiểu, dễ thực hiện và chủ động phòng, chống bệnh lao.
i) Bộ Quốc phòng
Triển khai các hoạt động phòng, chống lao trong các đơn vị quân đội phù hợp với đặc thù của ngành; chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế mở rộng hoạt động mô hình quân dân y kết hợp nhằm tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng, chống bệnh lao, triển khai khám phát hiện và điều trị cho người dân tại các khu vực biên giới, biển đảo, những khu vực có điều kiện khó khăn.
k) Bộ Nội vụ
Phối hợp với Bộ Y tế và các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu sửa đổi, bổ sung kịp thời các chế độ, chính sách cho người làm công tác phòng, chống bệnh lao phù hợp với thực tiễn hoạt động.
l) Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tham gia triển khai thực hiện Chiến lược này theo chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi hoạt động của mình; phối hợp với Bộ Y tế giám sát thực hiện Chiến lược.
m) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược trên địa bàn.
- Thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo Phòng, chống bệnh lao cấp tỉnh giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch, triển khai và giám sát thực hiện Chiến lược tại địa phương.
- Xây dựng chính sách thu hút nguồn nhân lực cho công tác phòng, chống bệnh lao tại địa phương, xây dựng và xác lập các mục tiêu phòng, chống bệnh lao trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố.
- Bố trí đủ ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất cho công tác phòng, chống bệnh lao tại địa phương cùng với nguồn ngân sách trung ương cấp theo kế hoạch hằng năm.
- Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức ở địa phương phối hợp chặt chẽ với ngành y tế thường xuyên giám sát, kiểm tra việc triển khai thực hiện Chiến lược, định kỳ báo cáo Bộ Y tế kết quả thực hiện, đề xuất sửa đổi, bổ sung những quy định mới nhằm tăng cường hiệu quả công tác phòng, chống lao.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. THỦ TƯỚNG |
THE PRIME MINISTER ------- |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom - Happiness --------------- |
No. 374/QD-TTg |
Hanoi, March 17, 2014 |
DECISION
INTRODUCING NATIONAL STRATEGY FOR TUBERCULOSIS PREVENTION BY 2020 WITH VISION TOWARDS 2030
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Government Organization dated December 25, 2001;
Pursuant to the Law on Prevention and Control of Infectious Diseases dated November 21, 2007;
Pursuant to the Government’s Decree No.63/2012/ND-CP dated August 31, 2012 on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health;
At the request of the Minister of Health,
HEREBY DECIDES:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Viewpoints
a) Tuberculosis (hereinafter referred to as “TB”) is a highly infectious disease that poses a threat to human health and human lives, which can be cured if detected early and treated correctly. Therefore, TB prevention is a crucial and long-term duty of the whole political system with the healthcare sector as the nucleus.
b) The State shall take the major role in ensuring the resources for TB prevention; however, all social resources shall also be mobilized to support TB prevention.
c) Central and local TB and pulmonary disease prevention networks shall perform TB prevention tasks, with primary support from the community and cooperation between public and non-public healthcare facilities.
2. Targets
a) Targets by the end of 2015:
- Reduce number of TB cases to fewer than 187 cases per 100,000 persons;
- Reduce number of TB deaths to fewer than 18 cases per 100,000 persons;
- Reduce rate of multidrug-resistant TB cases among new TB cases by fewer than 5%.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Reduce number of TB cases to fewer than 131 cases per 100,000 persons;
- Reduce number of TB deaths to fewer than 10 cases per 100,000 persons;
- Maintain rate of multidrug-resistant TB cases among new TB cases under 5%.
3. Vision towards 2030
Reduce number of TB deaths and TB cases to fewer than 20 cases per 100,000 persons. Strive to eliminate TB from Vietnamese people’s life completely.
4. Solutions
a) Policies and legislation
- Review and amend policies as appropriate to the realities of TB prevention.
- Formulate and promulgate legislative documents to encourage domestic and foreign organizations and individuals to participate in TB prevention.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) Communications
- Further disseminate laws and policies on TB prevention.
- Educate on TB and TB prevention for people, especially those living in remote and isolated areas and the mobile population, to understand, not discriminate against TB and proactively use TB detection, diagnosis, treatment and prevention services provided by the healthcare sector.
- Regulatory bodies, organizations, communities, patients and their family shall actively participate in raising awareness towards TB for all citizens to understand and to prevent TB proactively.
- Develop policies to encourage social communities to participate in education on TB prevention.
c) TB prevention techniques and services
- Enhance early TB detection and effective TB treatment
+ Healthcare facilities shall provide TB detection, diagnosis, treatment, prevention and surveillance services according to guidelines from the Ministry of Health. TB and respiratory care facilities at all levels shall take charge and cooperate with healthcare facilities providing services of general medicine or other specialties and non-public healthcare facilities in instructing and supervising provision of quality TB detection, diagnosis, treatment and prevention services to all people;
Formulate and promulgate policies to enable people, especially those living in remote and isolated areas and the mobile population, to access TB detection, diagnosis, treatment and prevention services easily, and to encourage social organizations and communities to assist TB patients with using TB medical services.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
+ Develop plans for proactive access to techniques recommended by the WHO to provide comprehensive TB detection, treatment and prevention services as well as utilize traditional techniques to examine, treat and prevent TB efficiently in Vietnam’s current situation;
+ Research and carry out pilot implementation of new approaches before upgrading TB prevention services via public and non-public healthcare systems with the participation of organizations, mass organizations and communities. Frequently review and evaluate piloted models and expand the highly effective ones to improve service provision and facilitate access to better TB medical services.
d) International cooperation
- Consolidate and promote cooperation with other countries and foreign organizations and individuals in research, clinical testing and technical assistance concerning TB prevention, especially with long-term partners possessing advanced TB prevention techniques.
- Expand international cooperation in different aspects of TB prevention, and actively and proactively request assistance with achieving breakthroughs in TB prevention from international organizations.
- Tightly collaborate with other countries in the region and around the world in adopting solutions to trans-national TB transmission, detection and treatment and matters related to the mobile population.
dd) Provision of drugs and technical logistics for TB prevention
- Formulate and complete mechanisms for management and timely provision of TB drugs and technical logistics for TB prevention.
- Develop and promulgate policies on nutritional support for TB patients.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Invest in and conduct research on domestic drug manufacture based on TB treatment requirements. Monitor TB drug resistance and adverse reactions.
e) Financial sources for TB prevention
TB prevention shall be funded by state budget according to regulations of state budget laws, health insurance fund, sponsorships from domestic and foreign organizations and individuals, and other legal funding sources.
g) TB prevention staff
- Formulate and promulgate policies on priority given to training, recruitment, employment and benefits of officials, public employees and workers involved in TB prevention.
- Diversify forms of specialized training; provide up-to-date information on TB prevention for general practitioners and doctors of other specialties; combine full-time with in-service training, and short-term with long-term training; enhance medical capacity via training, conferences, seminars and direct guidelines continuously.
- Improve managerial capability concerning TB prevention for officials in managerial positions at all levels via domestic and overseas training programs, study trips and experience exchanges.
- Connect TB prevention with prevention of HIV/AIDS and chronic pulmonary diseases and other preventive medical activities.
h) Inspection and supervision
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Develop plans to improve capacity for TB epidemiological surveillance and evaluation of TB prevention at all levels via domestic and overseas training programs, study trips and experience exchanges.
- Further inspect and supervise implementation of TB prevention policies.
5. Implementation
a) The Ministry of Health shall:
- Take charge in developing plans and guidelines for Strategy implementation; and direct and supervise such implementation. Submit consolidated reports to the Prime Minister on Strategy implementation and results thereof on an annual basis.
- Take charge and cooperate with other relevant Ministries and regulatory bodies in formulating and promulgating legislative documents related to TB prevention intra vires or propose such documents to competent authorities for promulgation.
- Take charge and cooperate with the Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance and other relevant Ministries and regulatory bodies in proposing solutions for mobilization of resources for TB prevention.
- Take charge and cooperate with relevant regulatory bodies in formulating and amending regulations on priority concerning TB medical services and reimbursement of costs thereof from the health insurance fund for health insurance card holders.
- Take charge and cooperate with relevant regulatory bodies in inspecting and supervising Strategy implementation in localities and reporting to the Prime Minister annually.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b) The Ministry of Finance shall:
Allocate funding for TB prevention as prescribed by regulations of state budget laws.
c) The Ministry of Planning and Investment shall:
- Allocate investment in TB prevention via programs or plans approved by competent authorities.
- Cooperate with the Ministry of Health and Ministry of Finance in proposing solutions for further mobilization of capital for investment in TB prevention systems to competent authorities for approval and proposing investment sources for TB prevention.
d) The Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs shall:
- Cooperate with the Ministry of Health and other relevant Ministries and regulatory bodies in promulgating guidelines for TB prevention in the workplace, especially for vulnerable mobile workers and female workers, and support policies for workers infected with TB.
- Cooperate with relevant regulatory bodies in implementing support policies for TB-infected employees of regulatory bodies, organizations and enterprises, and supervising and inspecting such implementation.
dd) The Ministry of Public Security shall:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Cooperate in training, communications and education related to health and TB prevention for officials, police force, convicts and students in correctional institutions of units under its management.
e) The Ministry of Information and Communications shall:
Cooperate with the Ministry of Health, other relevant Ministries and regulatory bodies and local authorities in developing plans for communication via mass media; direct information authorities and press agencies to collaborate with TB prevention programs at all levels in providing information on TB prevention regularly.
g) The Ministry of Education and Training shall:
- Develop, review and incorporate TB prevention contents into extracurricular programs in schools. Educate on TB prevention for pupils, students, teachers and educational managers at all levels in a diverse and effective manner.
- Cooperate with other relevant Ministries and regulatory bodies in developing policies on priority given to training of TB medical workforce.
h) The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall:
Cooperate with the Ministry of Health, other relevant Ministries and regulatory bodies and local authorities in formulating TB awareness plans connected to cultural, sport and tourism activities; incorporating TB prevention into artworks and art performances to educate people and encourage them to prevent TB proactively.
i) The Ministry of National Defense shall:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
k) The Ministry of Home Affairs shall:
Cooperate with the Ministry of Health and other relevant Ministries and regulatory bodies in promptly amending regimes and policies applied to persons involved in TB prevention as appropriate to the realities.
l) Central Committee of the Vietnamese Fatherland Front and affiliates thereof shall adopt the Strategy ex officio; and cooperate with the Ministry of Health in supervising Strategy implementation.
m) Provincial People’s Committees shall:
- Direct competent authorities to perform the Strategy’s tasks and solutions within their provinces.
- Establish and strengthen provincial steering committees for TB prevention, which assist Chairpersons of provincial People’s Committees with formulating plans, deploying the Strategy and supervising such deployment within their provinces.
- Develop policies to attract workforce for TB prevention in their provinces, set and incorporate TB prevention targets into provincial socio-economic development plans.
- Allocate funding, workforce and facilities for TB prevention in their provinces in addition to annual funding from central government budget.
- Direct local authorities and organizations to cooperate with the healthcare sector in regularly supervising and inspecting implementation of the Strategy, and periodically submitting reports on such implementation and proposals for amendment to or promulgation of new regulations to the Ministry of Health to enhance TB prevention.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Governmental agencies, chairpersons of provincial People’s Committees and relevant organizations and individuals shall implement this Decision./.
PP. THE PRIME
MINISTER
THE DEPUTY PRIME MINISTER
Vu Duc Nam
;
Quyết định 374/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 374/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Vũ Đức Đam |
Ngày ban hành: | 17/03/2014 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 374/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống lao đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video