BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3449/QĐ-BYT |
Hà Nội, ngày 07 tháng 6 năm 2018 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT PHẪU THUẬT TẠO HÌNH - THẨM MỸ
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;
Căn cứ Nghị định 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Xét Biên bản họp ngày 22 tháng 9 năm 2017 của Hội đồng nghiệm thu Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật Phẫu thuật Tạo hình - Thẩm mỹ của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này tài liệu “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phẫu thuật Tạo hình- thẩm mỹ”, gồm 223 quy trình kỹ thuật.
Điều 2. Tài liệu “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phẫu thuật Tạo hình - Thẩm mỹ” ban hành kèm theo Quyết định này được áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Căn cứ vào tài liệu hướng dẫn này và điều kiện cụ thể của đơn vị, Giám đốc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xây dựng và ban hành tài liệu Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phẫu thuật Tạo hình - Thẩm mỹ phù hợp để thực hiện tại đơn vị.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Chánh Thanh tra Bộ, Cục trưởng và Vụ trưởng các Cục, Vụ thuộc Bộ Y tế, Giám đốc các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng Y tế các Bộ, Ngành và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
223
HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT PHẪU THUẬT TẠO HÌNH - THẨM MỸ
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 3449/QĐ-BYT ngày 07 tháng 6 năm 2018 của Bộ trưởng
Bộ Y tế)
TT |
TÊN QUY TRÌNH KỸ THUẬT |
1. |
Kỹ thuật Cắt lọc - khâu vết thương da đầu mang tóc |
2. |
Phẫu thuật che phủ vết thương khuyết da đầu mang tóc bằng vạt tại chỗ |
3. |
Phẫu thuật che phủ vết thương khuyết da đầu mang tóc bằng vạt lân cận |
4. |
Phẫu thuật che phủ vết thương khuyết da đầu mang tóc bằng vạt tự do |
5. |
Phẫu thuật điều trị lột da đầu bán phần |
6. |
Phẫu thuật điều trị da đầu đứt rời không sử dụng kỹ thuật vi phẫu |
7. |
Phẫu thuật cắt bỏ u da lành tính vùng da đầu từ 2cm trở lên |
8. |
Phẫu thuật cắt bỏ ung thư da vùng da đầu dưới 2cm |
9. |
Phẫu thuật cắt bỏ ung thư da vùng da đầu từ 2cm trở lên |
10. |
Kỹ thuật Tạo hình khuyết da đầu bằng ghép da mỏng |
11. |
Kỹ thuật Tạo hình khuyết da đầu bằng ghép da dày |
12. |
Phẫu thuật tạo vạt da lân cận che phủ các khuyết da đầu |
13. |
Phẫu thuật tạo vạt da tự do che phủ các khuyết da đầu |
14. |
Phẫu thuật tạo hình che phủ khuyết phức hợp vùng đầu bằng vạt da cân xương có cuống nuôi |
15. |
Phẫu thuật tạo hình che phủ khuyết phức hợp vùng đầu bằng vạt da cân xương tự do |
16. |
Phẫu thuật đặt túi giãn da vùng da đầu |
17. |
Kỹ thuật bơm túi giãn da vùng da đầu |
18. |
Phẫu thuật tạo vạt giãn da vùng da đầu |
19. |
Phẫu thuật giãn da cấp tính vùng da đầu |
20. |
Phẫu thuật ghép mỡ trung bì vùng trán |
21. |
Phẫu thuật độn khuyết xương sọ bằng sụn tự thân |
22. |
Phẫu thuật độn khuyết xương sọ bằng xương tự thân |
23. |
Phẫu thuật độn khuyết xương sọ bằng chất liệu nhân tạo |
24. |
Phẫu thuật ghép mỡ tự thân coleman vùng trán |
25. |
Phẫu thuật tái tạo trán lõm bằng xi măng xương |
26. |
Phẫu thuật lấy mảnh xương sọ hoại tử |
27. |
Phẫu thuật ghép bộ phận mũi đứt rời không sử dụng vi phẫu |
28. |
Phẫu thuật tạo hình môi toàn bộ bằng vạt tại chỗ |
29. |
Phẫu thuật tạo hình môi toàn bộ bằng vạt tự do |
30. |
Phẫu thuật tạo hình môi từng phần bằng vạt tại chỗ |
31. |
Phẫu thuật tạo hình môi từng phần bằng vạt lân cận |
32. |
Phẫu thuật tạo hình môi từng phần bằng vạt từ xa |
33. |
Phẫu thuật tạo hình môi kết hợp các bộ phận xung quanh bằng kỹ thuật vi phẫu |
34. |
Phẫu thuật chỉnh sửa lệch miệng do liệt thần kinh VII |
35. |
Phẫu thuật phục hồi, tái tạo dây thần kinh VII (đoạn ngoài sọ) |
36. |
Phẫu thuật khâu vết thương thấu má và ống tuyến nước bọt |
37. |
Phẫu thuật khâu vết thương ống tuyến nước bọt |
38. |
Phẫu thuật khâu vết thương thần kinh |
39. |
Phẫu thuật ghép lại mảnh da mặt đứt rời không bằng vi phẫu |
40. |
Phẫu thuật vết thương vùng hàm mặt do hỏa khí |
41. |
Phẫu thuật tạo hình khe hở sọ mặt số 7 |
42. |
Phẫu thuật tạo hình khe hở sọ mặt số 8 |
43. |
Phẫu thuật tạo hình khe hở sọ mặt 2 bên |
44. |
Phẫu thuật tạo hình thiểu sản bẩm sinh nửa mặt bằng ghép mỡ coleman |
45. |
Phẫu thuật tạo hình thiểu sản bẩm sinh toàn bộ mặt bằng ghép mỡ coleman |
46. |
Phẫu thuật sửa sẹo vùng cổ, mặt bằng vạt da tại chỗ |
47. |
Phẫu thuật sửa sẹo vùng cổ, mặt bằng vạt da lân cận |
48. |
Phẫu thuật Ghép da dầy toàn bộ, diện tích dưới 10cm2 |
49. |
Phẫu thuật Ghép da dầy toàn bộ, diện tích trên 10cm2 |
50. |
Phẫu thuật Cắt u máu vùng đầu mặt cổ |
51. |
Phẫu thuật Cắt dị dạng bạch mạch đầu mặt cổ |
52. |
Phẫu thuật Cắt dị dạng tĩnh mạch đầu mặt cổ |
53. |
Kỹ thuật Tiêm xơ dị dạng tĩnh mạch đầu mặt cổ |
54. |
Phẫu thuật cắt ung thư da vùng cổ mặt dưới 5cm và tạo hình bằng ghép da tự thân |
55. |
Phẫu thuật cắt ung thư da vùng cổ mặt dưới 5cm và tạo hình bằng vạt da tại chỗ |
56. |
Phẫu thuật cắt ung thư da vùng cổ mặt trên 5cm và tạo hình bằng vạt da lân cận |
57. |
Phẫu thuật cắt ung thư da vùng cổ mặt trên 5cm và tạo hình bằng vạt da bằng kỹ thuật vi phẫu |
58. |
Phẫu thuật Cắt u mỡ hệ thống lan tỏa vùng hàm mặt |
59. |
Phẫu thuật lấy bỏ chất silicon lỏng vùng mặt cổ |
60. |
Phẫu thuật lấy bỏ chất liệu độn vùng mặt cổ |
61. |
Phẫu thuật thu nhỏ vú phì đại |
62. |
Phẫu thuật Cắt bỏ khối u da lành tính dưới 5cm |
63. |
Phẫu thuật Cắt bỏ khối u da lành tính trên 5cm |
64. |
Phẫu thuật ghép da tự thân các khuyết phần mềm cánh tay |
65. |
Phẫu thuật ghép da tự thân các khuyết phần mềm cẳng tay |
66. |
Phẫu thuật tạo hình các khuyết phần mềm phức tạp cánh tay bằng vạt tại chỗ |
67. |
Phẫu thuật tạo hình các khuyết phần mềm phức tạp cẳng tay bằng vạt tại chỗ |
68. |
Phẫu thuật tạo hình các khuyết phần mềm phức tạp cẳng tay bằng vạt lân cận |
69. |
Phẫu thuật tạo hình các khuyết phần mềm phức tạp cánh tay bằng vạt da có sử dụng vi phẫu thuật |
70. |
Phẫu thuật điều trị vết thương bàn tay bằng ghép da tự thân |
71. |
Phẫu thuật điều trị vết thương bàn tay bằng các vạt da tại chỗ |
72. |
Phẫu thuật điều trị vết thương bàn tay bằng các vạt da lân cận |
73. |
Phẫu thuật điều trị vết thương bàn tay bằng các vạt da từ xa |
74. |
Phẫu thuật điều trị vết thương bàn tay bằng vạt có sử dụng vi phẫu thuật |
75. |
Phẫu thuật điều trị vết thương ngón tay bằng ghép da tự thân |
76. |
Phẫu thuật điều trị vết thương ngón tay bằng các vạt da tại chỗ |
77. |
Phẫu thuật điều trị vết thương ngón tay bằng các vạt da lân cận |
78. |
Phẫu thuật điều trị vết thương ngón tay bằng các vạt da từ xa |
79. |
Phẫu thuật điều trị vết thương ngón tay bằng vạt có sử dụng vi phẫu thuật |
80. |
Phẫu thuật Nối gân gấp |
81. |
Phẫu thuật ghép gân gấp không sử dụng vi phẫu thuật |
82. |
Phẫu thuật ghép gân gấp có sử dụng vi phẫu thuật |
83. |
Phẫu thuật Nối gân duỗi |
84. |
Phẫu thuật Gỡ dính gân |
85. |
Phẫu thuật Khâu nối thần kinh không sử dụng vi phẫu thuật |
86. |
Phẫu thuật Khâu nối thần kinh sử dụng vi phẫu thuật |
87. |
Phẫu thuật Gỡ dính thần kinh |
88. |
Phẫu thuật tái tạo ngón cái bằng kỹ thuật vi phẫu |
89. |
Phẫu thuật cái hóa |
90. |
Phẫu thuật Chuyển ngón có cuống mạch nuôi |
91. |
Phẫu thuật tạo hình kẽ ngón cái |
92. |
Phẫu thuật Rút nẹp vít và các dụng cụ khác sau phẫu thuật |
93. |
Phẫu thuật Thay khớp bàn tay |
94. |
Phẫu thuật Thay khớp liên đốt các ngón tay |
95. |
Phẫu thuật tách dính 2 ngón tay |
96. |
Phẫu thuật tách dính 3 ngón tay |
97. |
Phẫu thuật tách dính 4 ngón tay |
98. |
Phẫu thuật cắt ngón tay thừa |
99. |
Phẫu thuật cắt bỏ ngón tay cái thừa |
100. |
Phẫu thuật tạo hình ngón tay cái xẻ đôi |
101. |
Phẫu thuật sửa sẹo co nách bằng ghép da tự thân |
102. |
Phẫu thuật sửa sẹo co khuỷu bằng ghép da tự thân |
103. |
Phẫu thuật sửa sẹo co nách bằng vạt da tại chỗ |
104. |
Phẫu thuật sửa sẹo co khuỷu bằng vạt tại chỗ |
105. |
Phẫu thuật sửa sẹo co nách bằng vạt da cơ lân cận |
106. |
Phẫu thuật sửa sẹo co khuỷu bằng vạt da từ xa |
107. |
Phẫu thuật sửa sẹo co nách bằng vạt da có sử dụng vi phẫu thuật |
108. |
Phẫu thuật sửa sẹo co khuỷu bằng vạt da có sử dụng vi phẫu thuật |
109. |
Phẫu thuật sửa sẹo co cổ bàn tay bằng tạo hình chữ Z |
110. |
Phẫu thuật sửa sẹo co ngón tay bằng tạo hình chữ Z |
111. |
Phẫu thuật sửa sẹo co cổ bàn tay bằng ghép da tự thân |
112. |
Phẫu thuật sửa sẹo co ngón tay bằng ghép da tự thân |
113. |
Phẫu thuật vi phẫu tích làm mỏng vạt tạo hình bàn ngón tay |
114. |
Phẫu thuật tạo vạt trì hoãn cho bàn ngón tay |
115. |
Phẫu thuật tạo vạt tĩnh mạch cho khuyết phần mềm bàn ngón tay |
116. |
Phẫu thuật ghép móng |
117. |
Phẫu thuật giãn da cho vùng cánh cẳng tay |
118. |
Phẫu thuật giãn da điều trị dính ngón bẩm sinh |
119. |
Phẫu thuật tạo hình các khuyết da vùng đùi bằng ghép da tự thân |
120. |
Phẫu thuật tạo hình các khuyết da vùng khoeo bằng ghép da tự thân |
121. |
Phẫu thuật tạo hình các khuyết da vùng cẳng bằng ghép da tự thân |
122. |
Phẫu thuật tạo hình các khuyết da vùng cổ chân bằng ghép da tự thân |
123. |
Phẫu thuật tạo hình các khuyết da vùng bàn chân bằng ghép da tự thân |
124. |
Phẫu thuật tạo hình các khuyết da vùng đùi bằng vạt da tại chỗ |
125. |
Phẫu thuật tạo hình các khuyết da vùng khoeo bằng vạt da tại chỗ |
126. |
Phẫu thuật tạo hình các khuyết da vùng cẳng chân bằng vạt da tại chỗ |
127. |
Phẫu thuật tạo hình các khuyết da vùng đùi bằng vạt da lân cận |
128. |
Phẫu thuật tạo hình các khuyết da vùng khoeo bằng vạt da lân cận |
129. |
Phẫu thuật tạo hình các khuyết da vùng cẳng chân bằng vạt da lân cận |
130. |
Phẫu thuật tạo hình các khuyết da vùng bàn chân bằng ghép da lân cận |
131. |
Phẫu thuật tạo hình các khuyết da vùng cẳng chân bằng vạt da có sử dụng kỹ thuật vi phẫu |
132. |
Phẫu thuật tạo hình các khuyết da vùng bàn chân bằng ghép da có sử dụng kỹ thuật vi phẫu |
133. |
Kỹ thuật Khâu nối thần kinh ngoại biên vùng cổ |
134. |
Kỹ thuật khâu vết thương thấu má |
135. |
Điều trị gãy xương chỉnh mũi bằng nắn chỉnh |
136. |
Điều trị gãy xương chỉnh mũi bằng nắn chỉnh |
137. |
Phẫu thuật chỉnh sửa góc hàm xương hàm dưới |
138. |
Phẫu thuật chỉnh sửa góc hàm xương hàm dưới |
139. |
Phẫu thuật cắt chỉnh cằm |
140. |
Phẫu thuật chỉnh sửa thân xương hàm dưới |
141. |
Phẫu thuật tạo hình thiểu sản bẩm sinh nửa mặt bằng chất làm đầy |
142. |
Phẫu thuật tạo hình thiểu sản bẩm sinh nửa mặt bằng chất làm đầy |
143. |
Phẫu thuật cắt bỏ u da mặt lành tính |
144. |
Phẫu thuật khâu đóng trực tiếp sẹo vùng cổ, mặt (dưới 3cm) |
145. |
Phẫu thuật khâu đóng trực tiếp sẹo vùng cổ, mặt (trên 3cm) |
146. |
Phẫu thuật sửa sẹo vùng cổ, mặt bằng vạt da từ xa |
147. |
Phẫu thuật ghép xương tự thân tức thì sau đoạn xương hàm trên |
148. |
Phẫu thuật ghép xương bằng vật liệu thay thế tức thì sau cắt đoạn xương hàm trên |
149. |
Phẫu thuật Tạo hình hộp sọ trong dị tật hẹp hộp sọ |
150. |
Phẫu thuật Tạo hình không âm đạo bằng (tạo khoang và) nong giãn |
151. |
Phẫu thuật Tạo hình dị tật ngắn âm đạo bằng nong giãn |
152. |
Phẫu thuật cắt bỏ tổ chức hoại tử trong ổ loét tỳ đè |
153. |
Phẫu thuật ghép sụn mi mắt |
154. |
Phẫu thuật ghép da tự thân vùng mi mắt |
155. |
Kỹ thuật tạo hình mi mắt kết hợp các bộ phận xung quanh |
156. |
Phẫu thuật ghép mỡ tự thân coleman điều trị lõm mắt |
157. |
Phẫu thuật ghép mỡ trung bì tự thân điều trị lõm mắt |
158. |
Phẫu thuật Đặt sụn sườn vào dưới màng xương điều trị lõm mắt |
159. |
Kỹ thuật Đặt bản silicon trong điều trị lõm mắt |
160. |
Phẫu thuật Nâng sàn hốc mắt |
161. |
Phẫu thuật Tạo hình hốc mắt trong tật không nhãn cầu để lắp mắt giả |
162. |
Phẫu thuật Tái tạo toàn bộ mi bằng vạt có cuống mạch |
163. |
Phẫu thuật Tái tạo toàn bộ mi và cùng đồ bằng vạt có cuống mạch |
164. |
Phẫu thuật Tái tạo toàn bộ mi và cùng đồ bằng vạt tự do |
165. |
Điều trị chứng co giật mi trên bằng botox |
166. |
Phẫu thuật Tái tạo cung mày bằng vật có cuống mạch nuôi |
167. |
Phẫu thuật Tái tạo cung mày bằng ghép da đầu mang tóc |
168. |
Phẫu thuật Khâu và cắt lọc vết thương vùng mũi |
169. |
Phẫu thuật tạo hình mũi toàn bộ |
170. |
Phẫu thuật tạo hình mũi một phần |
171. |
Phẫu thuật tạo hình tháp mũi bằng vạt có cuống mạch nuôi |
172. |
Phẫu thuật tạo hình tháp mũi bằng vạt da kế cận |
173. |
Phẫu thuật tạo hình tháp mũi bằng vạt da từ xa |
174. |
Phẫu thuật tạo hình cánh mũi bằng các vạt có cuống mạch nuôi |
175. |
Phẫu thuật tạo hình cánh mũi bằng ghép phức hợp vành tai |
176. |
Phẫu thuật cắt bỏ u lành tính vùng mũi (dưới 2cm) |
177. |
Phẫu thuật cắt bỏ u lành tính vùng mũi (trên 2cm) |
178. |
Phẫu thuật tạo hình mũi sư tử |
179. |
Phẫu thuật sửa cánh mũi trong sẹo khe hở môi đơn |
180. |
Phẫu thuật treo cung mày bằng chỉ |
181. |
Phẫu thuật tạo hình thiểu năng vòm hầu bằng tiêm chất làm đầy |
182. |
Kỹ thuật Hút mỡ vùng hông |
183. |
Kỹ thuật Hút mỡ vùng lưng |
184. |
Kỹ thuật Hút mỡ tạo bụng 6 múi |
185. |
Phẫu thuật chỉnh sửa các biến chứng sau hút mỡ |
186. |
Phẫu thuật cấy mỡ tạo dáng cơ thể |
187. |
Phẫu thuật cấy mỡ nâng mũi |
188. |
Phẫu thuật cấy mỡ làm đầy vùng mặt |
189. |
Phẫu thuật cấy mỡ bàn tay |
190. |
Phẫu thuật cấy mỡ vùng mông |
191. |
Phẫu thuật làm to mông bằng túi độn mông |
192. |
Phẫu thuật nâng vú bằng túi độn ngực |
193. |
Phẫu thuật nâng vú bằng chất làm đầy |
194. |
Phẫu thuật chỉnh sửa các biến chứng sau mổ nâng vú |
195. |
Phẫu thuật căng da bụng không cắt rời và di chuyển rốn |
196. |
Phẫu thuật căng da bụng có cắt rời và di chuyển rốn |
197. |
Phẫu thuật tái tạo thành bụng đơn giản |
198. |
Phẫu thuật tái tạo thành bụng phức tạp |
199. |
Phẫu thuật tạo hình thành bụng toàn phần kết hợp hút mỡ bụng |
200. |
Phẫu thuật chỉnh sửa các biến chứng sau mổ tạo hình thẩm mỹ bụng |
201. |
Phẫu thuật độn cằm |
202. |
Phẫu thuật chỉnh hình cằm bằng cấy mỡ |
203. |
Phẫu thuật chỉnh hình cằm bằng tiêm chất làm đầy |
204. |
Phẫu thuật chỉnh sửa các biến chứng sau mổ chỉnh hình cằm |
205. |
Phẫu thuật thẩm mỹ cơ quan sinh dục ngoài nữ |
206. |
Phẫu thuật thu nhỏ âm đạo |
207. |
Laser điều trị u da |
208. |
Laser điều trị nám da |
209. |
Laser điều trị đồi mồi |
210. |
Laser điều trị nếp nhăn |
211. |
Tiêm botulium điều trị nếp nhăn |
212. |
Tiêm chất làm đầy xóa nếp nhăn |
213. |
Tiêm chất làm đầy nâng mũi |
214. |
Tiêm chất làm đầy độn mô |
215. |
Phẫu thuật cắt xương điều trị nhô cằm |
216. |
Phẫu thuật điều trị hoại tử mô do tia xạ bằng vạt có cuống mạch nuôi |
217. |
Phẫu thuật điều trị hoại tử xương hàm do tia xạ |
218. |
Phẫu thuật điều trị hoại tử xương và phần mềm vùng hàm mặt do tia xạ |
219. |
Phẫu thuật đặt túi bơm giãn da |
220. |
Kỹ thuật Nút động mạch dị dạng động tĩnh mạch ở vùng đầu và hàm mặt |
221. |
Phẫu thuật Cắt u phần mềm vùng cổ |
222. |
Phẫu thuật Cắt nơvi sắc tố vùng hàm mặt |
223. |
Phẫu thuật ghép lại mảnh da mặt đứt rời bằng vi phẫu |
CẮT LỌC- KHÂU VẾT THƯƠNG DA ĐẦU MANG TÓC
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật cắt lọc, làm sạch, xử lý khâu vết thương vùng da đầu mang tóc do các nguyên nhân tai nạn khác nhau.
II. CHỈ ĐỊNH
Vết thương da đầu có thể đóng trực tiếp
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh lý toàn thân phối hợp nặng
- Da đầu khuyết rộng, đứt rời
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hoặc chuyên khoa hệ ngoại; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp gây mê: 01 BS gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy, chụp phim CT sọ hoặc MRI sọ não nếu cần hoặc theo chỉ định.
- Cạo tóc
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
4. Thời gian phẫu thuật: 0,5h - 1h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Tùy theo vị trí khuyết da người bệnh nằm ngửa, nghiêng hoặc sấp
2. Vô cảm: Gây mê toàn thân hoặc tê tại chỗ nếu vết thương đơn giản.
3. Kỹ thuật:
- Đánh giá vết thương, các tổn thương phối hợp
- Cắt lọc vết thương, lấy bỏ dị vật, bơm rửa
- Khâu đóng vết thương theo từng lớp: cân galia, dưới da, da.
- Đặt dẫn lưu nếu cần
- Điều trị kháng sinh
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Tai biến của gây tê, gây mê: dị ứng, sốc phản vệ... Xử trí: Chống sốc, thuốc chống dị ứng.
- Chảy máu: Chảy qua vết thương hoặc qua dẫn lưu, tụ máu dưới da. Xử trí: Bù khối lượng tuần hoàn, băng ép, mổ cầm máu nếu cần.
- Nhiễm trùng: Vết mổ sưng tấy, viêm đỏ, chảy dịch đục. Xử trí: thay băng, cấy dịch vết thương, mở vết thương nếu cần, điều trị theo kháng sinh đồ.
- Sẹo xấu, sẹo lồi: Xử trí tuỳ theo bệnh lý.
- Hoại tử mép da một phần hoặc toàn bộ. Xử trí: cắt lọc, làm sạch, lập kế hoạch tạo hình tiếp theo.
PHẪU THUẬT CHE PHỦ VẾT THƯƠNG KHUYẾT DA ĐẦU MANG TÓC BẰNG VẠT TẠI CHỖ
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật che phủ các vết thương da đầu rộng bằng sử dụng các vạt tại chỗ
II. CHỈ ĐỊNH
Vết thương da đầu không thể đóng trực tiếp
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh lý toàn thân phối hợp nặng.
- Tình trạng nhiễm trùng tại chỗ.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp gây mê: 01 BS gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy, chụp phim CT sọ hoặc MRI sọ não nếu cần hoặc theo chỉ định.
- Cạo tóc
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
- Dao lấy da ghép nếu cần.
4. Thời gian phẫu thuật: 0,5h - 3h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Tùy theo vị trí khuyết da người bệnh nằm ngửa, nghiêng hoặc sấp
2. Vô cảm: Gây mê toàn thân hoặc tê tại chỗ nếu vết thương đơn giản.
3. Kỹ thuật:
- Đánh giá vết thương, các tổn thương phối hợp
- Cắt lọc vết thương, lấy bỏ dị vật, bơm rửa
- Thiết kế, bóc tách, chuyển các vạt xê dịch, vạt dồn đẩy, vạt xoay... che phủ vết thương. Nơi cho vạt có thể đóng trực tiếp hoặc ghép da.
- Đặt dẫn lưu nếu cần
- Điều trị kháng sinh
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Tai biến của gây tê, gây mê: dị ứng, sốc phản vệ... Xử trí: Chống sốc, thuốc chống dị ứng.
- Chảy máu: Chảy qua vết thương hoặc qua dẫn lưu, tụ máu dưới da. Xử trí: Bù khối lượng tuần hoàn, băng ép, mổ cầm máu nếu cần.
- Nhiễm trùng: Vết mổ sưng tấy, viêm đỏ, chảy dịch đục. Xử trí: thay băng, cấy dịch vết thương, mở vết thương nếu cần, điều trị theo kháng sinh đồ.
- Sẹo xấu, sẹo lồi: Xử trí tuỳ theo bệnh lý.
- Hoại tử vạt một phần hoặc toàn bộ. Xử trí: cắt lọc, làm sạch, lập kế hoạch tạo hình tiếp theo.
PHẪU THUẬT CHE PHỦ VẾT THƯƠNG KHUYẾT DA ĐẦU MANG TÓC BẰNG VẠT LÂN CẬN
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật che phủ các vết thương da đầu rộng bằng sử dụng các vạt lân cận
II. CHỈ ĐỊNH
Vết thương da đầu không thể đóng trực tiếp hoặc sử dụng vạt tại chỗ
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh lý toàn thân phối hợp nặng.
- Tình trạng nhiễm trùng tại chỗ.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp gây mê: 01 BS gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy, chụp phim CT sọ hoặc MRI sọ não nếu cần hoặc theo chỉ định.
- Cạo tóc
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
- Dao lấy da ghép nếu cần.
4. Thời gian phẫu thuật: 0,5h - 3h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Tùy theo vị trí khuyết da: nằm ngửa, nghiêng hoặc sấp
2. Vô cảm: Gây mê toàn thân hoặc tê tại chỗ nếu vết thương đơn giản.
3. Kỹ thuật
- Đánh giá vết thương, các tổn thương phối hợp
- Cắt lọc vết thương, lấy bỏ dị vật, bơm rửa
- Thiết kế, bóc tách, chuyển các vạt lân cận, vạt xoay, vạt chuyển... che phủ vết thương. Nơi cho vạt có thể đóng trực tiếp hoặc ghép da.
- Đặt dẫn lưu nếu cần
- Điều trị kháng sinh
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Tai biến của gây tê, gây mê: dị ứng, sốc phản vệ... Xử trí: Chống sốc, thuốc chống dị ứng.
- Chảy máu: Chảy qua vết thương hoặc qua dẫn lưu, tụ máu dưới da. Xử trí: Bù khối lượng tuần hoàn, băng ép, mổ cầm máu nếu cần.
- Nhiễm trùng: Vết mổ sưng tấy, viêm đỏ, chảy dịch đục. Xử trí: thay băng, cấy dịch vết thương, mở vết thương nếu cần, điều trị theo kháng sinh đồ.
- Sẹo xấu, sẹo lồi: Xử trí tuỳ theo bệnh lý.
- Hoại tử vạt một phần hoặc toàn bộ. Xử trí: cắt lọc, làm sạch, lập kế hoạch tạo hình tiếp theo.
PHẪU THUẬT CHE PHỦ VẾT THƯƠNG KHUYẾT DA ĐẦU MANG TÓC BẰNG VẠT TỰ DO
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật che phủ các vết thương da đầu rộng bằng sử dụng vạt tự do có kèm theo nối mạch máu thần kinh vi phẫu.
II. CHỈ ĐỊNH
Vết thương da đầu rộng lộ xương, màng cứng không thể đóng trực tiếp hay sử dụng các vạt tại chỗ, vạt có cuống.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh lý toàn thân phối hợp nặng.
- Tình trạng nhiễm trùng tại chỗ.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: 2 kíp, mỗi kíp gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình và 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp gây mê: 01 bác sỹ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy, chụp phim CT sọ hoặc MRI sọ não nếu cần hoặc theo chỉ định.
- Chuẩn bị máu đồng nhóm dự trù hoặc truyền trong mổ
- Cạo tóc
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- 2 Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
- Bộ dụng cụ vi phẫu
- Dao lấy da ghép nếu cần.
- Kính lúp
- Kính hiển vi phẫu thuật
- Máy Doppler mạch máu cầm tay (nếu có)
4. Thời gian phẫu thuật: 4h - 10h.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Tùy theo vị trí khuyết da người bệnh nằm ngửa, nghiêng hoặc sấp
2. Vô cảm: Gây mê toàn thân hoặc tê tại chỗ nếu vết thương đơn giản.
3. Kỹ thuật
Kíp 1.
- Cắt lọc vết thương, lấy bỏ dị vật, bơm rửa
- Phẫu tích tìm mạch phần da đầu còn lại: 1 động mạch, ít nhất 2 tĩnh mạch nếu có thể, thần kinh nếu có thể.
- Đánh dấu các đầu mạch
Kíp 2.
- Làm sạch vạt da đầu đứt rời, lấy bỏ dị vật.
- Phẫu tích tìm mạch trên phần da đầu đứt rời, đánh giá kích thước và tình trạng của các động mạch và tĩnh mạch, thần kinh.
- Thiết kế, phẫu tích các vạt tổ chức khác để che phủ khuyết da đầu nếu vạt da đầu đứt rời quá dập nát, không có khả năng nối lại.
2 kíp:
- Đưa vạt lên diện nhận
- Cố định tạm thời vạt vào diện nhận
- Nối các động mạch và tĩnh mạch dưới kính hiển vi phẫu thuật.
- Kiểm tra tình trạng thông mạch sau nối mạch.
- Nơi cho vạt có thể đóng trực tiếp hoặc ghép da.
- Đặt dẫn lưu nếu cần
- Điều trị kháng sinh, thuốc chống đông nếu cần, giảm đau.
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Tai biến của gây tê, gây mê: dị ứng, sốc phản vệ... Xử trí: Chống sốc, thuốc chống dị ứng.
- Chảy máu: Chảy qua vết thương hoặc qua dẫn lưu, tụ máu dưới da. Xử trí: Bù khối lượng tuần hoàn, băng ép, mổ cầm máu nếu cần.
- Nhiễm trùng: Vết mổ sưng tấy, viêm đỏ, chảy dịch đục. Xử trí: thay băng, cấy dịch vết thương, mở vết thương nếu cần, điều trị theo kháng sinh đồ.
- Sẹo xấu, sẹo lồi: Xử trí tuỳ theo bệnh lý.
- Hoại tử vạt một phần hoặc toàn bộ. Xử trí: cắt lọc, làm sạch, lập kế hoạch tạo hình tiếp theo.
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ LỘT DA ĐẦU BÁN PHẦN
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật tạo hình phục hồi lại da đầu trong chấn thương lột da đầu bán phần
II. CHỈ ĐỊNH
Lột da đầu bán phần, da đầu vẫn được nuôi dưỡng bởi ít nhất 1 cuống mạch
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh lý toàn thân phối hợp nặng
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình, chuyên khoa ngoại chấn thương, hoặc ngoại thần kinh; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp gây mê: 01 bác sỹ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý.
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy, chụp phim CT sọ hoặc MRI sọ não nếu cần hoặc theo chỉ định.
- Cạo tóc
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình và vi phẫu
- Dao lấy da ghép nếu cần.
- Kính lúp
- Kính hiển vi phẫu thuật nếu cần.
4. Thời gian phẫu thuật: 01h - 06h.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Tùy theo vị trí khuyết da: nằm ngửa, nghiêng hoặc sấp.
2. Vô cảm: Gây mê toàn thân hoặc tê tại chỗ nếu vết thương đơn giản.
3. Kỹ thuật
- Đánh giá vết thương, các tổn thương phối hợp
- Cắt lọc vết thương, lấy bỏ dị vật, bơm rửa
- Kiểm tra vạt da đầu lột: Nếu còn cuống mạch nuôi, mép vạt chảy máu tốt thì có thể tiến hành khâu nối vạt vào phần da đầu còn lại. Nếu cuống mạch kém hoặc mép vạt chảy máu kém, có thể tiến hành phẫu tích tìm nhánh mạch còn lại của vạt nối với mạch của phần da đầu còn lại dưới kính hiển vi phẫu thuật, tăng cường cấp máu cho vạt.
- Đặt dẫn lưu nếu cần
- Điều trị kháng sinh, giảm đau, chống đông nếu cần.
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Tai biến của gây tê, gây mê: dị ứng, sốc phản vệ... Xử trí: Chống sốc, thuốc chống dị ứng.
- Chảy máu: Chảy qua vết thương hoặc qua dẫn lưu, tụ máu dưới da. Xử trí: Bù khối lượng tuần hoàn, băng ép, mổ cầm máu nếu cần.
- Nhiễm trùng: Vết mổ sưng tấy, viêm đỏ, chảy dịch đục. Xử trí: thay băng, cấy dịch vết thương, mở vết thương nếu cần, điều trị theo kháng sinh đồ.
- Sẹo xấu, sẹo lồi: Xử trí tuỳ theo bệnh lý.
- Hoại tử vạt một phần hoặc toàn bộ. Xử trí: cắt lọc, làm sạch, lập kế hoạch tạo hình tiếp theo.
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ DA ĐẦU ĐỨT RỜI KHÔNG SỬ DỤNG KỸ THUẬT VI PHẪU
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật ghép lại da đầu đứt rời không sử dụng kỹ thuật nối mạch vi phẫu.
II. CHỈ ĐỊNH
Da đầu bị đứt rời hoàn toàn, không thực hiện được phẫu thuật vi phẫu.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh lý toàn thân phối hợp nặng
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình, chấn thương chỉnh hình, hoặc ngoại thần kinh.
2. Người bệnh:
- Làm đầy đủ các xét nghiệm.
- Đặt vein truyền. Chuẩn bị nơi lấy mạch ghép ở đùi hoặc bàn chân. Đặt sonde tiểu.
- Giải thích cho người bệnh và gia đình biết rõ bệnh và tình trạng toàn thân, về khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về các tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, do cơ địa của người bệnh.
- Giải đáp những khúc mắc của người bệnh về bệnh tật, về phẫu thuật,...trong phạm vi cho phép.
- Hồ sơ bệnh án: hoàn thành các thủ tục hành chính theo quy định. Người bệnh và gia đình phải ký cam đoan mổ, ghi rõ đã được nghe giải thích rõ ràng, hiểu và chấp nhận các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra
3. Phương tiện: dụng cụ phẫu thuật tạo hình, băng gạc, kính hiển vi, chỉ phẫu thuật vi phẫu.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa
2. Vô cảm: Gây mê Nội khí quản
3. Kỹ thuật
- Làm sạch phần cân và xương sọ, ở phần lộ xương sọ thì có thể khoan bản ngoài xương sọ đến phần chảy máu.
- Làm mỏng phần da đầu đứt rời như một miếng da ghép dày, có đục lỗ thoát dịch
- Cố định miếng da ghép.
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
Do gây tê, gây mê, chảy máu, nhiễm trùng, hoại tử vạt.
PHẪU THUẬT CẮT BỎ U DA LÀNH TÍNH VÙNG DA ĐẦU TỪ 2 CM TRỞ LÊN
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật cắt bỏ khối u da đầu lành tính kích thước từ 2 cm
II. CHỈ ĐỊNH
U da đầu lành tính kích thước lớn hơn 2 cm
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh lý toàn thân phối hợp nặng
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp gây mê: 01 bác sỹ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy, chụp phim CT sọ hoặc MRI sọ não nếu cần hoặc theo chỉ định.
- Cạo tóc
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
4. Thời gian phẫu thuật: 0,5h - 2h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa, nghiêng hoặc sấp tuỳ tổn thương.
2. Vô cảm: Gây mê hoặc gây tê.
3. Kỹ thuật
- Cắt theo thiết diện tổn thương của khối u, thường cắt theo hình trám.
- Tùy theo kích thước tổn khuyết sau cắt bỏ khối u mà có thể đóng vết mổ trực tiếp, hoặc tạo hình đóng vết mổ bằng các vạt tại chỗ, vạt lân cận hoặc vạt tự do.
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Tai biến của gây tê, gây mê: dị ứng, sốc phản vệ... Xử trí: Chống sốc, thuốc chống dị ứng.
- Chảy máu: Chảy qua vết thương hoặc qua dẫn lưu, tụ máu dưới da. Xử trí: Bù khối lượng tuần hoàn, băng ép, mổ cầm máu nếu cần.
- Nhiễm trùng: Vết mổ sưng tấy, viêm đỏ, chảy dịch đục. Xử trí: thay băng, cấy dịch vết thương, mở vết thương nếu cần, điều trị theo kháng sinh đồ.
- Sẹo xấu, sẹo lồi: Xử trí tuỳ theo bệnh lý.
- Hoại tử vạt một phần hoặc toàn bộ. Xử trí: cắt lọc, làm sạch, lập kế hoạch tạo hình tiếp theo.
PHẪU THUẬT CẮT BỎ UNG THƯ DA VÙNG DA ĐẦU DƯỚI 2 CM
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật cắt bỏ khối ung thư da đầu kích thước dưới 2 cm
II. CHỈ ĐỊNH
Ung thư da đầu kích thước dưới 2cm
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh lý toàn thân phối hợp nặng
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình, chấn thương chỉnh hình, hoặc ngoại thần kinh; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp gây mê: 01 bác sỹ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy, chụp phim CT sọ hoặc MRI sọ não nếu cần hoặc theo chỉ định.
- Cạo tóc
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
4. Thời gian phẫu thuật: 0,5h - 2h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa, nghiêng hoặc sấp tuỳ tổn thương.
2. Vô cảm: Gây mê hoặc gây tê.
3. Kỹ thuật
- Cắt theo tổn thương, cắt thêm ngoài rìa tổn thương từ 0,5cm đến 5cm hoặc nhiều hơn tuỳ bản chất ác tính của khối u.
- Gửi bệnh phẩm đến khoa giải phẫu bệnh làm sinh thiết tức thì, đánh giá mức độ sạch của mép cắt.
- Nếu còn tế bào ung thư ở rìa hoặc đáy khối bệnh phẩm thì cắt tiếp, sau đó tiếp tục gửi làm sinh thiết tức thì cho đến khi rìa sạch.
- Sau khi rìa bệnh phẩm đã sạch, theo kích thước tổn khuyết sau cắt bỏ khối u mà có thể đóng vết mổ trực tiếp, ghép da tự thân hoặc tạo hình đóng vết mổ bằng các vạt tại cỗ, vạt lân cận hoặc vạt tự do.
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Tai biến của gây tê, gây mê: dị ứng, sốc phản vệ... Xử trí: Chống sốc, thuốc chống dị ứng.
- Chảy máu: Chảy qua vết thương hoặc qua dẫn lưu, tụ máu dưới da. Xử trí: Bù khối lượng tuần hoàn, băng ép, mổ cầm máu nếu cần.
- Nhiễm trùng: Vết mổ sưng tấy, viêm đỏ, chảy dịch đục. Xử trí: thay băng, cấy dịch vết thương, mở vết thương nếu cần, điều trị theo kháng sinh đồ.
- Sẹo xấu, sẹo lồi: Xử trí tuỳ theo bệnh lý.
- U tái phát tại chỗ: phẫu thuật rộng rãi hoặc kết hợp với các phương pháp khác như tia xạ, hoá chất...
PHẪU THUẬT CẮT BỎ UNG THƯ DA VÙNG DA ĐẦU TỪ 2 CM TRỞ LÊN
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật cắt bỏ khối ung thư da đầu kích thước từ 2 cm trở lên
II. CHỈ ĐỊNH
Ung thư da đầu kích thước trên 2cm
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh lý toàn thân phối hợp nặng
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 bác sỹ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy, chụp phim CT sọ hoặc MRI sọ não nếu cần hoặc theo chỉ định.
- Cạo tóc
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
4. Thời gian phẫu thuật: 0,5h - 4h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa, nghiêng hoặc sấp tuỳ tổn thương.
2. Vô cảm: Gây mê hoặc gây tê.
3. Kỹ thuật
- Cắt theo tổn thương, cắt thêm ngoài rìa tổn thương từ 0,5cm đến 5cm hoặc nhiều hơn tuỳ bản chất ác tính của khối u.
- Gửi bệnh phẩm đến khoa giải phẫu bệnh làm sinh thiết tức thì, đánh giá mức độ sạch của mép cắt.
- Nếu còn tế bào ung thư ở rìa hoặc đáy khối bệnh phẩm thì cắt tiếp, sau đó tiếp tục gửi làm sinh thiết tức thì cho đến khi rìa sạch.
- Sau khi rìa bệnh phẩm đã sạch, theo kích thước tổn khuyết sau cắt bỏ khối u mà có thể đóng vết mổ trực tiếp, ghép da tự thân hoặc tạo hình đóng vết mổ bằng các vạt tại cỗ, vạt lân cận hoặc vạt tự do.
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Tai biến của gây tê, gây mê: dị ứng, sốc phản vệ... Xử trí: Chống sốc, thuốc chống dị ứng.
- Chảy máu: Chảy qua vết thương hoặc qua dẫn lưu, tụ máu dưới da. Xử trí: Bù khối lượng tuần hoàn, băng ép, mổ cầm máu nếu cần.
- Nhiễm trùng: Vết mổ sưng tấy, viêm đỏ, chảy dịch đục. Xử trí: thay băng, cấy dịch vết thương, mở vết thương nếu cần, điều trị theo kháng sinh đồ.
- Sẹo xấu, sẹo lồi: Xử trí tuỳ theo bệnh lý.
- U tái phát tại chỗ: phẫu thuật rộng rãi hoặc kết hợp với các phương pháp khác như tia xạ, hoá chất...
- Hoại tử da ghép hoặc vạt: Thay băng, cắt lọc, dùng phương pháp tạo hình khác.
TẠO HÌNH KHUYẾT DA ĐẦU BẰNG GHÉP DA MỎNG
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật ghép da mỏng tạo hình che phủ trên các tổn khuyết da đầu
II. CHỈ ĐỊNH
Tổn khuyết da đầu không lộ xương, tổ chức hạt mọc tốt
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh lý toàn thân phối hợp nặng, lộ xương
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình, chuyên khoa chấn thương chỉnh hình, hoặc chuyên khoa bỏng; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp gây mê: 01 bác sỹ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy
- Chụp phim CT sọ hoặc MRI sọ não nếu cần hoặc theo chỉ định.
- Cạo tóc
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
- Dao lấy da mỏng.
4. Thời gian phẫu thuật: 0,5h - 3h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa, nghiêng hoặc sấp tuỳ tổn thương.
2. Vô cảm: Gây mê hoặc gây tê.
3. Kỹ thuật
- Chuẩn bị làm sạch nền nhận ở các tổn khuyết vùng da đầu.
- Cầm máu, cắt lọc
- Lấy da ghép mỏng bằng dao lấy da ở đùi, bụng hoặc lưng...
- Đặt và cố định da ghép.
- Gối gạc nếu cần.
- Băng ép nơi lấy da.
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Tai biến của gây tê, gây mê: dị ứng, sốc phản vệ... Xử trí: Chống sốc, thuốc chống dị ứng.
- Chảy máu: hiếm gặp, chảy máu nơi lấy da. Xử trí: Bù khối lượng tuần hoàn, băng ép, mổ cầm máu nếu cần.
- Nhiễm trùng: Vết mổ sưng tấy, viêm đỏ, chảy dịch đục. Xử trí: thay băng, cấy dịch vết thương, mở vết thương nếu cần, điều trị theo kháng sinh đồ.
- Sẹo xấu, sẹo lồi: Xử trí tuỳ theo bệnh lý.
- Hoại tử da ghép: Thay băng, ghép da bổ sung nếu cần.
TẠO HÌNH KHUYẾT DA ĐẦU BẰNG GHÉP DA DÀY
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật ghép da dày tạo hình che phủ trên các tổn khuyết da đầu
II. CHỈ ĐỊNH
Tổn khuyết da đầu không lộ xương, tổ chức hạt mọc tốt
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh lý toàn thân phối hợp nặng, lộ xương
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình, chuyên khoa chấn thương chỉnh hình, hoặc chuyên khoa bỏng; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp gây mê: 01 bác sỹ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy
- Chụp phim CT sọ hoặc MRI sọ não nếu cần hoặc theo chỉ định.
- Cạo tóc
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
4. Thời gian phẫu thuật: 0,5h - 3h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa, nghiêng hoặc sấp tuỳ tổn thương.
2. Vô cảm: Gây mê hoặc gây tê.
3. Kỹ thuật
- Chuẩn bị làm sạch nền nhận ở các tổn khuyết vùng da đầu.
- Cầm máu, cắt lọc
- Lấy da dày toàn bộ từ bẹn, bụng, sau tai...
- Lọc bỏ mỡ nếu có
- Đặt da ghép lên diện nhận
- Cố định da ghép
- Gối gạc nếu cần.
- Khâu phục hồi nơi lấy da.
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Tai biến của gây tê, gây mê: dị ứng, sốc phản vệ... Xử trí: Chống sốc, thuốc chống dị ứng.
- Chảy máu: hiếm gặp, chảy máu nơi lấy da. Xử trí: Bù khối lượng tuần hoàn, băng ép, mổ cầm máu nếu cần.
- Nhiễm trùng: Vết mổ sưng tấy, viêm đỏ, chảy dịch đục. Xử trí: thay băng, cấy dịch vết thương, mở vết thương nếu cần, điều trị theo kháng sinh đồ.
- Sẹo xấu, sẹo lồi: Xử trí tuỳ theo bệnh lý.
- Hoại tử da ghép: Thay băng, ghép da bổ sung nếu cần.
PHẪU THUẬT TẠO VẠT DA LÂN CẬN CHE PHỦ CÁC KHUYẾT DA ĐẦU
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật che phủ các vết thương da đầu rộng bằng sử dụng các vạt lân cận
II. CHỈ ĐỊNH
Vết thương da đầu không thể đóng trực tiếp hoặc sử dụng vạt tại chỗ
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh lý toàn thân phối hợp nặng.
- Tình trạng nhiễm trùng tại chỗ.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình, hoặc chấn thương chỉnh hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp gây mê: 01 bác sỹ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy, chụp phim CT sọ hoặc MRI sọ não nếu cần hoặc theo chỉ định.
- Cạo tóc
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
- Dao lấy da ghép nếu cần.
4. Thời gian phẫu thuật: 0,5h - 3h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Tùy theo vị trí khuyết da: nằm ngửa, nghiêng hoặc sấp
2. Vô cảm: Gây mê toàn thân hoặc tê tại chỗ nếu vết thương đơn giản.
3. Kỹ thuật
- Đánh giá vết thương, các tổn thương phối hợp
- Cắt lọc vết thương, lấy bỏ dị vật, bơm rửa
- Thiết kế, bóc tách, chuyển các vạt lân cận, vạt xoay, vạt chuyển... che phủ vết thương. Nơi cho vạt có thể đóng trực tiếp hoặc ghép da.
- Đặt dẫn lưu nếu cần
- Điều trị kháng sinh
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Tai biến của gây tê, gây mê: dị ứng, sốc phản vệ... Xử trí: Chống sốc, thuốc chống dị ứng.
- Chảy máu: Chảy qua vết thương hoặc qua dẫn lưu, tụ máu dưới da. Xử trí: Bù khối lượng tuần hoàn, băng ép, mổ cầm máu nếu cần.
- Nhiễm trùng: Vết mổ sưng tấy, viêm đỏ, chảy dịch đục. Xử trí: thay băng, cấy dịch vết thương, mở vết thương nếu cần, điều trị theo kháng sinh đồ.
- Sẹo xấu, sẹo lồi: Xử trí tuỳ theo bệnh lý.
- Hoại tử vạt một phần hoặc toàn bộ. Xử trí: cắt lọc, làm sạch, lập kế hoạch tạo hình tiếp theo.
PHẪU THUẬT TẠO VẠT DA TỰ DO CHE PHỦ CÁC KHUYẾT DA ĐẦU
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật che phủ các khuyết da đầu rộng bằng sử dụng vạt tự do có kèm theo nối mạch máu thần kinh vi phẫu.
II. CHỈ ĐỊNH
Khuyết da đầu rộng lộ xương, màng cứng không thể đóng trực tiếp hay sử dụng các vạt tại chỗ, vạt có cuống
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh lý toàn thân phối hợp nặng.
- Tình trạng nhiễm trùng tại chỗ.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: 2 kíp, mỗi kíp gồm 01 phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình và 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp gây mê: 01 bác sỹ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy, chụp phim CT sọ hoặc MRI sọ não nếu cần hoặc theo chỉ định.
- Chuẩn bị máu đồng nhóm dự trù hay truyền trong mổ
- Cạo tóc
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- 2 Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
- Bộ dụng cụ vi phẫu thuật
- Dao lấy da ghép nếu cần.
- Kính lúp
- Kính hiển vi phẫu thuật
- Máy Doppler mạch cầm tay
4. Thời gian phẫu thuật: 4h - 10h.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Tùy theo vị trí khuyết da: nằm ngửa, nghiêng hoặc sấp
2. Vô cảm: Gây mê toàn thân hoặc tê tại chỗ nếu vết thương đơn giản.
3. Kỹ thuật
Kíp 1.
- Chuẩn bị nền nhận.
- Phẫu tích tìm mạch phần da đầu còn lại: 1 động mạch, ít nhất 2 tĩnh mạch nếu có thể, thần kinh nếu có thể.
- Đánh dấu các đầu mạch
Kíp 2.
- Làm sạch vạt da đầu đứt rời, lấy bỏ dị vật.
- Phẫu tích tìm mạch trên phần da đầu đứt rời, đánh giá kích thước và tình trạng của các động mạch và tĩnh mạch, thần kinh.
- Thiết kế, phẫu tích các vạt tổ chức khác để che phủ khuyết da đầu nếu vạt da đầu đứt rời quá dập nát, không có khả năng nối lại.
2 kíp:
- Đưa vạt lên diện nhận
- Cố định tạm thời vạt vào diện nhận
- Nối các động mạch và tĩnh mạch dưới kính hiển vi phẫu thuật.
- Kiểm tra tình trạng thông mạch sau nối mạch
- Nơi cho vạt có thể đóng trực tiếp hoặc ghép da.
- Đặt dẫn lưu nếu cần
- Điều trị kháng sinh, thuốc chống đông nếu cần, giảm đau.
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Tai biến của gây tê, gây mê: dị ứng, sốc phản vệ... Xử trí: Chống sốc, thuốc chống dị ứng.
- Chảy máu: Chảy qua vết thương hoặc qua dẫn lưu, tụ máu dưới da. Xử trí: Bù khối lượng tuần hoàn, băng ép, mổ cầm máu nếu cần.
- Nhiễm trùng: Vết mổ sưng tấy, viêm đỏ, chảy dịch đục. Xử trí: thay băng, cấy dịch vết thương, mở vết thương nếu cần, điều trị theo kháng sinh đồ.
- Sẹo xấu, sẹo lồi: Xử trí tuỳ theo bệnh lý.
- Hoại tử vạt một phần hoặc toàn bộ. Xử lý: cắt lọc, làm sạch, lập kế hoạch tạo hình tiếp theo.
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH CHE PHỦ KHUYẾT PHỨC HỢP VÙNG ĐẦU BẰNG VẠT DA CÂN XƯƠNG CÓ CUỐNG MẠCH NUÔI
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật tạo hình che phủ các khuyết phức hợp vùng da đầu rộng bằng sử dụng vạt da cân xương có cuống mạch nuôi.
II. CHỈ ĐỊNH
Tổn khuyết da đầu rộng lộ xương, màng cứng không thể đóng trực tiếp hay sử dụng các vạt tại chỗ
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh lý toàn thân phối hợp nặng
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 1 bác sỹ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình, 2 phụ phẫu thuật.
- Kíp gây mê: 1 bác sỹ gây mê, 1 phụ mê
- Kíp dụng cụ: 1 điều dưỡng dụng cụ, 1 chạy ngoài, 1 hộ lý.
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy
- Làm xét nghiệm bổ sung nếu cần thiết: CT, MRI...
- Cạo tóc nếu cần
- Giải thích kỹ cho người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký cam đoan mổ
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
- Bộ dụng cụ vi phẫu thuật
- Dao lấy da ghép nếu cần.
- Kính lúp
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa
2. Vô cảm: Gây mê nội khí quản
3. Kỹ thuật
- Đánh giá, cắt lọc, làm sạch chuẩn bị tổn khuyết.
- Thiết kế, bóc vạt phức hợp da cân xương có cuống mạch nuôi.
- Chuyển vạt che phủ tổn thương.
- Cố định vạt vào diện nhận
- Đóng nơi cho vạt: Trực tiếp hoặc ghép da
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Tai biến của gây tê, gây mê: dị ứng, sốc phản vệ... Xử trí: Chống sốc, thuốc chống dị ứng.
- Chảy máu: Chảy qua vết thương hoặc qua dẫn lưu, tụ máu dưới da. Xử trí: Bù khối lượng tuần hoàn, băng ép, mổ cầm máu nếu cần.
- Nhiễm trùng: Vết mổ sưng tấy, viêm đỏ, chảy dịch đục. Xử trí: thay băng, cấy dịch vết thương, mở vết thương nếu cần, điều trị theo kháng sinh đồ.
- Sẹo xấu, sẹo lồi: Xử trí tuỳ theo bệnh lý.
- Hoại tử vạt một phần hoặc toàn bộ. Xử lý: cắt lọc, làm sạch, lập kế hoạch tạo hình tiếp theo.
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH CHE PHỦ KHUYẾT PHỨC HỢP VÙNG ĐẦU BẰNG VẠT DA CÂN XƯƠNG TỰ DO
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật che phủ các khuyết da đầu rộng bằng sử dụng vạt tự do phức hợp da cân xương có kèm theo nối mạch máu thần kinh vi phẫu.
II. CHỈ ĐỊNH
Tổn khuyết da đầu rộng lộ xương, màng cứng không thể đóng trực tiếp hay sử dụng các vạt tại chỗ
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh lý toàn thân phối hợp nặng
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: 2 kíp, mỗi kíp gồm 01 phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình và 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp gây mê: 01 bác sỹ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy, chụp phim CT sọ hoặc MRI sọ não nếu cần hoặc theo chỉ định.
- Cạo tóc
- Máu đồng nhóm dự trù hoặc truyền trong mổ
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- 2 Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
- Bộ dụng cụ vi phẫu thuật
- Dao lấy da ghép nếu cần.
- Kính lúp
- Kính hiển vi phẫu thuật
- Máy Doppler mạch máu cầm tay
4. Thời gian phẫu thuật: 4h - 10h.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Tùy theo vị trí khuyết da: nằm ngửa, nghiêng hoặc sấp
2. Vô cảm: Gây mê toàn thân hoặc tê tại chỗ nếu vết thương đơn giản.
3. Kỹ thuật
Kíp 1
- Chuẩn bị nền nhận.
- Phẫu tích tìm mạch phần da đầu còn lại: 1 động mạch, ít nhất 2 tĩnh mạch nếu có thể, thần kinh nếu có thể.
- Đánh dấu các đầu mạch
Kíp 2
- Làm sạch vạt da đầu đứt rời, lấy bỏ dị vật.
- Phẫu tích tìm mạch trên phần da đầu đứt rời, đánh giá kích thước và tình trạng của các động mạch và tĩnh mạch, thần kinh.
- Thiết kế, phẫu tích các vạt tổ chức khác để che phủ khuyết da đầu nếu vạt da đầu đứt rời quá dập nát, không có khả năng nối lại.
2 kíp
- Đưa vạt lên diện nhận
- Cố định tạm thời vạt vào diện nhận
- Nối các động mạch và tĩnh mạch dưới kính hiển vi phẫu thuật.
- Kiểm tra tình trạng thông mạch sau nối mạch
- Nơi cho vạt có thể đóng trực tiếp hoặc ghép da.
- Đặt dẫn lưu nếu cần
- Điều trị kháng sinh, thuốc chống đông nếu cần, giảm đau.
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Tai biến của gây tê, gây mê: dị ứng, sốc phản vệ... Xử trí: Chống sốc, thuốc chống dị ứng.
- Chảy máu: Chảy qua vết thương hoặc qua dẫn lưu, tụ máu dưới da. Xử trí: Bù khối lượng tuần hoàn, băng ép, mổ cầm máu nếu cần.
- Nhiễm trùng: Vết mổ sưng tấy, viêm đỏ, chảy dịch đục. Xử trí: thay băng, cấy dịch vết thương, mở vết thương nếu cần, điều trị theo kháng sinh đồ.
- Sẹo xấu, sẹo lồi: Xử trí tuỳ theo bệnh lý.
- Hoại tử vạt một phần hoặc toàn bộ. Xử trí: cắt lọc, làm sạch, lập kế hoạch tạo hình tiếp theo.
PHẪU THUẬT ĐẶT TÚI GIÃN DA VÙNG DA ĐẦU
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật tạo khoang đặt túi giãn da ở vùng da đầu với mục đích giãn rộng da lành kế cận vùng khuyết hổng cần tạo hình che phủ
II. CHỈ ĐỊNH
- Che phủ khuyết hổng tổ chức kế cận.
- Chuẩn bị cho một phẫu thuật khác.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh lý toàn thân phối hợp nặng, tâm thần.
- Vị trí đặt túi cạnh các tổn thương ác tính, viêm nhiễm nặng, tổn thương của mạch máu.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình, 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp gây mê: 01 bác sỹ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy.
- Làm xét nghiệm bổ sung nếu cần: CT, MRI...
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
4. Thời gian phẫu thuật: 1h - 3h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa hoặc nghiêng
2. Vô cảm: Gây mê nội khí quản.
3. Kỹ thuật
- Thiết kế vị trí khoang đặt túi bên cạnh tổn thương
- Lựa chọn kích cỡ túi, vị trí đặt trống để bơm dịch.
- Bóc tách khoang đặt túi, đặt túi giãn da vào khoang bóc tách.
- Bơm nước muối sinh lý vừa đủ.
- Đóng vết mổ theo từng lớp bằng chỉ không tiêu
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Tai biến của gây tê, gây mê: Dị ứng, phản ứng thuốc, sốc phản vệ... Xử trí: Chống sốc, thuốc chống dị ứng.
- Chảy máu: hiếm gặp, gây tụ máu dưới da. Xử trí: Bù khối lượng tuần hoàn, băng ép, mổ cầm máu nếu cần.
- Nhiễm trùng: Vết mổ sưng tấy, viêm đỏ, chảy dịch đục. Xử trí: thay băng, cấy dịch vết thương, mở vết thương nếu cần, điều trị theo kháng sinh đồ.
- Hoại tử da, lộ túi giãn: Lấy bỏ túi giãn.
I. ĐẠI CƯƠNG
Bơm dịch vào túi giãn da theo một lịch trình đều đặn để làm tăng kích thước da giãn.
II. CHỈ ĐỊNH
Trường hợp đã đặt túi giãn da để chuẩn bị da giãn tạo hình che phủ tổn khuyết
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh lý toàn thân phối hợp nặng, tâm thần
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình,
- Kíp gây mê: 01 bác sỹ gây mê
- Kíp dụng cụ: 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy.
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật.
4. Thời gian phẫu thuật: 1h - 2h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa
2. Vô cảm: Gây tê hoặc không.
3. Kỹ thuật
- Tiêm tại bệnh viện, người bệnh có thể ngoại trú.
- Bơm sau phẫu thuật từ 7 - 15 ngày, theo một lịch trình đều đặn.
- Vị trí bơm tại túi trống, các lần bơm dịch cách nhau 3 ngày, bơm dung dịch nước muối sinh lý vô trùng bằng 10 - 15% thể tích túi.
- Sau tiêm lần thứ 10 đến thứ 12 nghỉ 1-2 ngày để chuẩn bị tiến hành phẫu thuật thì 2.
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Tai biến của gây tê, gây mê: Dị ứng, phản ứng thuốc, sốc phản vệ... Xử trí: Chống sốc, thuốc chống dị ứng.
- Đau: do bơm nhanh và nhiều. Xử trí: Bơm chậm, có thể dùng bơm tiêm điện, dùng thuốc giảm đau.
- Toác vết mổ, lộ túi hoặc vỡ túi giãn: Rất hiếm gặp. Xử trí: Dừng bơm giãn, lấy bỏ túi, tạo hình che phủ.
PHẪU THUẬT TẠO VẠT GIÃN DA VÙNG DA ĐẦU
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật lấy bỏ túi giãn, túi trống, cắt bỏ tổn thương và sử dụng vạt da giãn thu được để tạo hình che phủ tổn thương.
II. CHỈ ĐỊNH
Trường hợp đã đặt túi giãn da để chuẩn bị da giãn tạo hình che phủ tổn khuyết
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh lý toàn thân phối hợp nặng, tâm thần
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình, 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp gây mê: 01 bác sỹ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy.
- Làm xét nghiệm bổ sung nếu cần: CT, MRI...
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
4. Thời gian phẫu thuật: 1h - 3h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa hoặc nghiêng
2. Vô cảm: Gây mê nội khí quản
3. Kỹ thuật
- Lấy bỏ túi giãn da và túi trống.
- Cắt bỏ tổn thương
- Sử dụng vạt da giãn thu được tạo hình che phủ tổn khuyết bằng các vạt xoay, vạt đẩy hoặc vạt xoay đẩy.
- Đóng vết mổ theo từng lớp.
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Tai biến của gây tê, gây mê: Dị ứng, phản ứng thuốc, sốc phản vệ... Xử trí: Chống sốc, thuốc chống dị ứng.
- Chảy máu: hiếm gặp, gây tụ máu dưới da. Xử trí: Bù khối lượng tuần hoàn, băng ép, mổ cầm máu nếu cần.
- Nhiễm trùng: Vết mổ sưng tấy, viêm đỏ, chảy dịch đục. Xử trí: thay băng, cấy dịch vết thương, mở vết thương nếu cần, điều trị theo kháng sinh đồ.
- Hoại tử một phần hoặc toàn bộ vạt: Cắt lọc, thay băng, tạo hình che phủ phương pháp khác.
PHẪU THUẬT GIÃN DA CẤP TÍNH VÙNG DA ĐẦU
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật bơm giãn cấp tính để thu được một lượng da cần thiết cho tạo hình che phủ tổn khuyết trong phẫu thuật
II. CHỈ ĐỊNH
Che phủ khuyết hổng tổ chức kế cận
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh lý toàn thân phối hợp nặng, tâm thần.
- Vị trí đặt túi cạnh các tổn thương ác tính, viêm nhiễm nặng, tổn thương của mạch máu.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình, 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp gây mê: 01 bác sỹ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy.
- Làm xét nghiệm bổ sung nếu cần: CT, MRI...
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
4. Thời gian phẫu thuật: 1h - 3h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa
2. Vô cảm: Gây mê nội khí quản
3. Kỹ thuật
- Thiết kế vị trí khoang đặt túi bên cạnh tổn thương, lựa chọn kích cỡ túi, vị trí đặt trống để bơm dịch.
- Bóc tách khoang đặt túi, đặt và bơm túi giãn da.
- Rạch giảm căng trên cân Galea nếu cần.
- Sử dụng vạt da giãn cấp tính thu được, tạo hình che phủ tổn khuyết chủ yếu sử dụng các vạt xoay, đẩy...
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Tai biến của gây tê, gây mê: Dị ứng, phản ứng thuốc, sốc phản vệ... Xử trí: Chống sốc, thuốc chống dị ứng.
- Chảy máu: hiếm gặp, gây tụ máu dưới da. Xử trí: Bù khối lượng tuần hoàn, băng ép, mổ cầm máu nếu cần.
- Nhiễm trùng: Vết mổ sưng tấy, viêm đỏ, chảy dịch đục. Xử trí: thay băng, cấy dịch vết thương, mở vết thương nếu cần, điều trị theo kháng sinh đồ.
PHẪU THUẬT GHÉP MỠ TRUNG BÌ VÙNG TRÁN
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật tạo hình độn vùng trán bằng ghép trung bì mỡ trong các trường hợp khuyết, lõm trán
II. CHỈ ĐỊNH
Lõm, biến dạng vùng trán do chấn thương.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh lý toàn thân phối hợp nặng, tâm thần, vùng tổn thương viêm nhiễm
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình, 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp gây mê: 01 bác sỹ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy.
- Làm xét nghiệm bổ sung nếu cần: CT, MRI...
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
4. Thời gian phẫu thuật: 1h - 3h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa
2. Vô cảm: Gây mê toàn thân
3. Kỹ thuật
- Gây tê vùng dự định lấy mảnh ghép.
- Lấy mảnh ghép trung bì - mỡ phù hợp với tổn thương khuyết tổ chức vùng trán.
- Tạo ổ nhận ghép.
- Đặt mảnh ghép lên diện khuyết tổ chức.
- Cố định mảnh ghép.
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Tai biến của gây tê, gây mê: Dị ứng, phản ứng thuốc, sốc phản vệ... Xử trí: Chống sốc, thuốc chống dị ứng.
- Chảy máu: hiếm gặp, gây tụ máu dưới da. Xử trí: Bù khối lượng tuần hoàn, băng ép, mổ cầm máu nếu cần.
- Nhiễm trùng: Vết mổ sưng tấy, viêm đỏ, chảy dịch đục. Xử trí: thay băng, cấy dịch vết thương, mở vết thương nếu cần, điều trị theo kháng sinh đồ.
- Hoại tử mảnh ghép: Mổ lấy bỏ mảnh ghép, tạo hình phương pháp khác nếu cần.
PHẪU THUẬT ĐỘN KHUYẾT XƯƠNG SỌ BẰNG SỤN TỰ THÂN
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật tạo hình khuyết xương sọ bằng sụn tự thân
II. CHỈ ĐỊNH
Khuyết xương sọ chấn thương hoặc ung thư.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh lý toàn thân phối hợp nặng, tâm thần, vùng tổn khuyết viêm nhiễm nặng
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình, và (hoặc) 01 phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật thần kinh, 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp gây mê: 01 bác sỹ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy.
- Làm xét nghiệm bổ sung nếu cần: CT, MRI...
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
- Bộ dụng cụ phẫu thuật thần kinh.
- Chất liệu nhân tạo phù hợp.
4. Thời gian phẫu thuật: 1h - 4h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa
2. Vô cảm: Gây mê toàn thân
3. Kỹ thuật
- Bộc lộ diện khuyết xương
- Đánh giá tổn thương
- Lấy sụn: Thường lấy sụn sườn
- Tạo hình che phủ khuyết xương bằng mảnh ghép sụn tự thân.
- Đặt dẫn lưu nếu cần.
- Khâu trực tiếp da đầu theo từng lớp bằng kim chỉ phù hợp.
- Đóng vết mổ nơi lấy sụn.
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Tai biến của gây tê, gây mê: Dị ứng, phản ứng thuốc, sốc phản vệ... Xử trí: Chống sốc, thuốc chống dị ứng.
- Chảy máu: hiếm gặp, gây tụ máu dưới da, máu tụ ngoài màng cứng, chảy máu nhiều qua dẫn lưu. Xử trí: Bù khối lượng tuần hoàn, mổ cầm máu nếu cần.
- Nhiễm trùng: Vết mổ sưng tấy, viêm đỏ, chảy dịch đục. Xử trí: thay băng, cấy dịch vết thương, mở vết thương nếu cần, điều trị theo kháng sinh đồ.
- Viêm màng não, viêm não: Điều trị theo kháng sinh đồ.
- Hoại tử da đầu, lộ sụn ghép: Mổ lấy bỏ mảnh ghép, tạo hình che phủ màng cứng.
- Hoại tử mảnh ghép: Mổ lấy bỏ mảnh ghép, tạo hình bằng phương pháp khác.
PHẪU THUẬT ĐỘN KHUYẾT XƯƠNG SỌ BẰNG XƯƠNG TỰ THÂN
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật tạo hình khuyết xương sọ bằng xương tự thân
II. CHỈ ĐỊNH
Khuyết xương sọ chấn thương hoặc ung thư.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh lý toàn thân phối hợp nặng, tâm thần, vùng tổn khuyết viêm nhiễm nặng
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình, và (hoặc) 01 phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật thần kinh, 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp gây mê: 01 bác sỹ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy.
- Làm xét nghiệm bổ sung nếu cần: CT, MRI...
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
- Bộ dụng cụ phẫu thuật thần kinh.
- Chất liệu nhân tạo phù hợp.
4. Thời gian phẫu thuật: 1h - 4h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa
2. Vô cảm: Gây mê toàn thân
3. Kỹ thuật
- Bộc lộ diện khuyết xương
- Đánh giá tổn thương
- Lấy xương ghép: Xương mào chậu, xương sườn, bản ngoài xương sọ...
- Tạo hình che phủ khuyết xương bằng mảnh ghép xương tự thân.
- Đặt dẫn lưu nếu cần.
- Khâu trực tiếp da đầu theo từng lớp bằng kim chỉ phù hợp.
- Đóng vết mổ nơi lấy xương.
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Tai biến của gây tê, gây mê: Dị ứng, phản ứng thuốc, sốc phản vệ... Xử trí: Chống sốc, thuốc chống dị ứng.
- Chảy máu: hiếm gặp, gây tụ máu dưới da, máu tụ ngoài màng cứng, chảy máu nhiều qua dẫn lưu. Xử trí: Bù khối lượng tuần hoàn, mổ cầm máu nếu cần.
- Nhiễm trùng: Vết mổ sưng tấy, viêm đỏ, chảy dịch đục. Xử trí: thay băng, cấy dịch vết thương, mở vết thương nếu cần, điều trị theo kháng sinh đồ.
- Viêm màng não, viêm não: Điều trị theo kháng sinh đồ.
- Hoại tử da đầu, lộ xương ghép: Mổ lấy bỏ mảnh ghép, tạo hình che phủ màng cứng.
- Hoại tử mảnh ghép: Mổ lấy bỏ mảnh ghép, tạo hình bằng phương pháp khác.
PHẪU THUẬT ĐỘN KHUYẾT XƯƠNG SỌ BẰNG CHẤT LIỆU NHÂN TẠO
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật tạo hình khuyết xương sọ bằng chất liệu nhân tạo
II. CHỈ ĐỊNH
Khuyết xương sọ chấn thương hoặc ung thư.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh lý toàn thân phối hợp nặng, tâm thần, vùng tổn khuyết viêm nhiễm nặng
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình, và (hoặc) 01 phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật thần kinh, 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp gây mê: 01 bác sỹ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy.
- Làm xét nghiệm bổ sung nếu cần: CT, MRI...
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
- Bộ dụng cụ phẫu thuật thần kinh.
- Chất liệu nhân tạo phù hợp.
4. Thời gian phẫu thuật: 1h - 4h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa
2. Vô cảm: Gây mê toàn thân
3. Kỹ thuật:
- Bộc lộ diện khuyết xương
- Đánh giá tổn thương
- Chuẩn bị chất liệu ghép
- Tạo hình che phủ khuyết xương bằng chất liệu nhân tạo.
- Đặt dẫn lưu nếu cần.
- Khâu trực tiếp da đầu theo từng lớp bằng kim chỉ phù hợp.
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Tai biến của gây tê, gây mê: Dị ứng, phản ứng thuốc, sốc phản vệ... Xử trí: Chống sốc, thuốc chống dị ứng.
- Chảy máu: hiếm gặp, gây tụ máu dưới da, máu tụ ngoài màng cứng, chảy máu nhiều qua dẫn lưu. Xử trí: Bù khối lượng tuần hoàn, mổ cầm máu nếu cần.
- Nhiễm trùng: Vết mổ sưng tấy, viêm đỏ, chảy dịch đục. Xử trí: thay băng, cấy dịch vết thương, mở vết thương nếu cần, điều trị theo kháng sinh đồ.
- Viêm màng não, viêm não: điều trị theo kháng sinh đồ.
- Hoại tử da đầu, lộ chất liệu: Mổ lấy bỏ mảnh ghép, tạo hình che phủ màng cứng.
PHẪU THUẬT GHÉP MỠ TỰ THÂN COLEMAN VÙNG TRÁN
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật tạo hình độn vùng trán bằng ghép mỡ tự thân Coleman điều trị lõm hoặc biến dạng trán sau ung thư, chấn thương hay bệnh lý.
II. CHỈ ĐỊNH: Lõm trán do ung thư hay chấn thương.
II. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh lý toàn thân phối hợp nặng, tâm thần, vùng tổn khuyết viêm nhiễm nặng
III. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình, 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp gây mê: 01 bác sỹ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy.
- Làm xét nghiệm bổ sung nếu cần: CT, MRI...
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
- Bộ dụng cụ hút mỡ
- Máy quay ly tâm
4. Thời gian phẫu thuật: 1h - 4h
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa
2. Vô cảm: Gây mê toàn thân
3. Kỹ thuật
- Gây tê vùng dự định lấy mỡ
- Hút mỡ vùng bụng, đùi, cánh tay...
- Quay ly tâm tốc độ cao.
- Sử dụng phần tế bào mỡ thu được bơm vào tổ chức phần mềm vùng trán theo phương pháp Coleman.
V. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Tai biến của gây tê, gây mê: Dị ứng, phản ứng thuốc, sốc phản vệ... Xử trí: Chống sốc, thuốc chống dị ứng.
- Chảy máu: hiếm gặp, gây tụ máu dưới da. Xử trí: Bù khối lượng tuần hoàn, băng ép, mổ cầm máu nếu cần.
- Nhiễm trùng: Vết mổ sưng tấy, viêm đỏ, chảy dịch đục. Xử trí: thay băng, cấy dịch vết thương, mở vết thương nếu cần, điều trị theo kháng sinh đồ.
- Tắc mạch do mỡ: Hiếm gặp. Xử trí tùy theo vị trí tắc mạch.
PHẪU THUẬT TÁI TẠO TRÁN LÕM BẰNG XI MĂNG XƯƠNG
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật tạo hình che phủ khuyết xương sọ vùng trán, lõm trán bằng ghép xi măng xương
II. CHỈ ĐỊNH
Khuyết xương sọ, biến dạng xương sọ vùng trán sau chấn thương hoặc ung thư
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh lý toàn thân phối hợp nặng, tâm thần, vùng tổn khuyết viêm nhiễm nặng
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình, và (hoặc) 01 phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật thần kinh, 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp gây mê: 01 bác sỹ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy.
- Làm xét nghiệm bổ sung nếu cần: CT, MRI...
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
- Bộ dụng cụ phẫu thuật thần kinh.
- Chất liệu xi măng y tế.
4. Thời gian phẫu thuật: 1h - 4h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa
2. Vô cảm: Gây mê toàn thân
3. Kỹ thuật
- Bộc lộ diện khuyết xương
- Đánh giá tổn thương
- Chuẩn bị chất liệu ghép
- Tạo hình che phủ khuyết xương bằng xi măng
- Đặt dẫn lưu nếu cần.
- Khâu trực tiếp da đầu theo từng lớp bằng kim chỉ phù hợp.
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Tai biến của gây tê, gây mê: Dị ứng, phản ứng thuốc, sốc phản vệ... Xử trí: Chống sốc, thuốc chống dị ứng.
- Chảy máu: hiếm gặp, gây tụ máu dưới da, máu tụ ngoài màng cứng, chảy máu nhiều qua dẫn lưu. Xử trí: Bù khối lượng tuần hoàn, mổ cầm máu nếu cần.
- Nhiễm trùng: Vết mổ sưng tấy, viêm đỏ, chảy dịch đục. Xử trí: thay băng, cấy dịch vết thương, mở vết thương nếu cần, điều trị theo kháng sinh đồ.
- Viêm màng não, viêm não: Điều trị theo kháng sinh đồ.
- Hoại tử da đầu, lộ xi măng: Mổ lấy bỏ mảnh ghép, tạo hình che phủ màng cứng.
PHẪU THUẬT LẤY MẢNH XƯƠNG SỌ HOẠI TỬ
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật lấy bỏ mảnh xương sọ bị hoại tử sau chấn thương hoặc ung thư
II. CHỈ ĐỊNH
Người bệnh có mảnh xương sọ hoại tử do chấn thương hoặc ung thư.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh lý toàn thân phối hợp nặng, người bệnh không hợp tác
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình, 01 phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật thần kinh, 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 bác sỹ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy.
- Làm xét nghiệm bổ sung nếu cần: CT, MRI...
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
- Bộ dụng cụ phẫu thuật thần kinh.
4. Thời gian phẫu thuật: 1h - 2h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa
2. Vô cảm: Gây mê toàn thân
3. Kỹ thuật
- Đánh giá tổn thương
- Lấy mảnh xương sọ hoại tử đến phần lành bằng dụng cụ thích hợp
- Lấy rộng thêm rìa tổn thương tùy vào bản chất của bệnh
- Vá màng cứng nếu có thủng màng cứng.
- Đặt dẫn lưu nếu cần.
- Khâu treo màng cứng.
- Khâu trực tiếp theo từng lớp bằng kim chỉ phù hợp.
- Nếu khuyết da đầu, tùy tình trạng khuyết mà sử dụng các biện pháp tạo hình: các vạt tại chỗ, ghép da...
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Tai biến của gây tê, gây mê: Dị ứng, phản ứng thuốc, sốc phản vệ... Xử trí: Chống sốc, thuốc chống dị ứng.
- Chảy máu: hiếm gặp, gây tụ máu dưới da, máu tụ ngoài màng cứng, chảy máu nhiều qua dẫn lưu. Xử trí: Bù khối lượng tuần hoàn, mổ cầm máu nếu cần.
- Nhiễm trùng: Vết mổ sưng tấy, viêm đỏ, chảy dịch đục. Xử trí: thay băng, cấy dịch vết thương, mở vết thương nếu cần, điều trị theo kháng sinh đồ.
- Viêm màng não, viêm não: Điều trị theo kháng sinh đồ.
PHẪU THUẬT GHÉP BỘ PHẬN MŨI ĐỨT RỜI KHÔNG SỬ DỤNG VI PHẪU
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật ghép lại các bộ phận mũi đứt rời do chấn thương không sử dụng vi phẫu.
II. CHỈ ĐỊNH
Bộ phận mũi đứt rời do chấn thương.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Phối hợp đa chấn thương, bệnh toàn thân nặng, bộ phận đứt rời dập nát, nhiều mảnh
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình, chuyên khoa tai mũi họng, hoặc chuyên khoa hệ ngoại
2. Người bệnh: Làm các xét nghiệm
3. Phương tiện: Dụng dụ phẫu thuật tạo hình, băng gạc
4. Bệnh án: Hoàn thành các thủ tục hành chính theo quy định. Người bệnh và gia đình phải ký cam đoan mổ, ghi rõ đã được nghe giải thích rõ ràng, hiểu và chấp nhận các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa
2. Vô cảm: Gây mê nội khí quản
3. Kỹ thuật: Cắt lọc làm sạch bộ phận đứt rời và vết thương. Ghép và cố định bộ phận đứt rời.
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Biến chứng do gây mê lâu, thời gian phẫu thuật kéo dài
- Chảy máu, nhiễm trùng, hoại tử mảnh ghép một phần hoặc toàn bộ.
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH MÔI TOÀN BỘ BẰNG VẠT TẠI CHỖ
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật tái tạo lại tổn khuyết toàn bộ môi bằng vạt tại chỗ
II. CHỈ ĐỊNH
Tổn khuyết toàn bộ môi
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh toàn thân nặng cao huyết áp đái đường, đa chấn thương
- Mắc các vấn đề về tâm lý
- Nhiễm trùng nặng da tại chỗ vùng môi
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp bác sĩ phẫu thuật: 1 Phẫu thuật viên phẫu thuật tạo hình, 2 bác sĩ phụ phẫu thuật
- Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 1 điều dưỡng dụng cụ, 1 điều dưỡng chạy ngoài, 1 hộ lý
2. Người bệnh
- Làm các xét nghiệm máu,
- Giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
- Kí hồ sơ bệnh án
3. Phương tiện
- Thuốc tê, mê, chỉ, băng gạc
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, hàm mặt, dụng cụ vi phẫu
- Kính lúp
- Dao 15, 11
- Xanh Methylen
4. Thời gian phẫu thuật: 2- 4 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa
2. Vô cảm: Gây mê nội khí quản
3. Kỹ thuật:
- Thiết kế vạt
- Tạo hình toàn bộ môi trên bằng hai vạt Eslander từ môi dưới
- Tạo hình toàn bộ môi dưới bằng hai vạt Camille Bernard là vạt phức hợp đẩy từ bên má xuống kết hợp với tạo hình hai khuyết tam giác ở rãnh mũi- má và má- cằm.
- Khâu đóng 2 lớp
- Gạc mỡ
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Biến chứng gây mê hồi sức
- Chảy máu
- Vạt da hoại tử toàn bộ hoặc 1 phần
- Nhiễm trùng vết mổ
- Sẹo xấu, co kéo, biến dạng
- Biến dạng thứ phát
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH MÔI TOÀN BỘ BẰNG VẠT TỰ DO
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật tái tạo lại tổn khuyết toàn bộ môi bằng vạt tự do có nối mạch, thần kinh vi phẫu.
II. CHỈ ĐỊNH
Tổn khuyết toàn bộ môi
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh toàn thân nặng cao huyết áp đái đường, đa chấn thương
- Mắc các vấn đề về tâm lý
- Nhiễm trùng nặng da tại chỗ vùng môi
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện:
- Kíp bác sĩ phẫu thuật: 2 kíp, mỗi kíp gồm, 1 Phẫu thuật viên phẫu thuật tạo hình, 2 bác sĩ phụ phẫu thuật.
- Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 1 điều dưỡng dụng cụ, 1 điều dưỡng chạy ngoài, 1 hộ lý.
2. Người bệnh
- Làm các xét nghiệm máu
- Chuẩn bị máu đồng nhóm dự trù hay truyền trong mổ
- Giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
- Kí hồ sơ bệnh án
3. Phương tiện
- Thuốc tê, mê, chỉ, băng gạc
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, hàm mặt, dụng cụ vi phẫu
- Kính lúp
- Dao 15, 11
- Xanh Methylen
4. Thời gian phẫu thuật: 4- 7 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa
2. Vô cảm: Gây mê nội khí quản
3. Kỹ thuật
Kíp 1:
- Cắt lọc chuẩn bị vùng khuyết hổng của môi,
- Chuẩn bị cuống mạch, thần kinh nhận. Bộc lộ bó mạch mặt hoặc các nhánh của cảnh ngoài
Kíp 2:
- Bóc vạt tự do có cuống mạch nuôi 2 kíp:
- Chuyển vạt tạo hình môi có nối mạch thần kinh vi phẫu
- Khâu cố định vạt
- Heparin
- Khâu nối động mạch vi phẫu
- Khâu nối tĩnh mạch vi phẫu
- Khâu nối thần kinh vi phẫu nếu có
- Kiểm tra thông mạch
- Đóng 2 lớp
- Thuốc sau phẫu thuật: kháng sinh, giảm đau, chống phù nề, có thể dùng kháng đông nếu cần
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Biến chứng gây mê hồi sức
- Chảy máu
- Vạt da hoại tử toàn bộ hoặc 1 phần
- Nhiễm trùng vết mổ
- Sẹo xấu, co kéo, biến dạng
- Biến dạng thứ phát
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH MÔI TỪNG PHẦN BẰNG VẠT TẠI CHỖ
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật tái tạo lại tổn khuyết từng phần môi bằng vạt tại chỗ
II. CHỈ ĐỊNH
Tổn khuyết một phần của môi
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh toàn thân nặng cao huyết áp đái đường, đa chấn thương
- Mắc các vấn đề về tâm lý
- Nhiễm trùng nặng da tại chỗ vùng môi
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp bác sĩ phẫu thuật: 1 Phẫu thuật viên phẫu thuật tạo hình, 2 bác sĩ phụ phẫu thuật
- Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 1 điều dưỡng dụng cụ, 1 điều dưỡng chạy ngoài, 1 hộ lý
2. Người bệnh
- Làm các xét nghiệm máu.
- Giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
- Kí hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Thuốc tê, mê, chỉ, băng gạc
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, hàm mặt, dụng cụ vi phẫu
- Kính lúp
- Dao 15, 11
- Xanh Methylen
4. Thời gian phẫu thuật: 2- 4 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa
2. Vô cảm: Gây mê nội khí quản
3. Kỹ thuật
- Tùy theo vị trí và mức độ tổn thương ở môi trên hay môi dưới mà ta sử dụng các vạt tại chỗ khác nhau (Vạt đẩy Webter, vạt chuyển rãnh mũi má, vạt Abbe...).
- Thiết kế vạt
- Bóc vạt
- Chuyển đến nơi nhận
- Đóng 2 lớp
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Biến chứng gây mê hồi sức
- Chảy máu
- Vạt da hoại tử toàn bộ hoặc 1 phần
- Nhiễm trùng vết mổ
- Sẹo xấu, co kéo, biến dạng
- Biến dạng thứ phát
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH MÔI TỪNG PHẦN BẰNG VẠT LÂN CẬN
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật tái tạo lại tổn khuyết từng phần môi bằng vạt lân cận
II. CHỈ ĐỊNH
Tổn khuyết một phần của môi
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh toàn thân nặng cao huyết áp đái đường, đa chấn thương
- Mắc các vấn đề về tâm lý
- Nhiễm trùng nặng da tại chỗ vùng môi
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp bác sĩ phẫu thuật: 1 Phẫu thuật viên phẫu thuật tạo hình, 2 bác sĩ phụ phẫu thuật
- Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 1 điều dưỡng dụng cụ, 1 điều dưỡng chạy ngoài, 1 hộ lý
2. Người bệnh
- Làm các xét nghiệm máu.
- Giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
- Kí hồ sơ bệnh án
3. Phương tiện
- Thuốc tê, mê, chỉ, băng gạc
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, hàm mặt, dụng cụ vi phẫu
- Kính lúp
- Dao 15, 11
- Xanh Methylen
4. Thời gian phẫu thuật: 2- 4 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa
2. Vô cảm: Gây mê nội khí quản.
3. Kỹ thuật
- Tùy theo vị trí và mức độ tổn thương ở môi trên hay môi dưới mà ta sử dụng các vạt lân cận khác nhau (vạt chuyển rãnh mũi má, vạt Abbe...)
- Thiết kế vạt
- Bóc vạt
- Chuyển đến nơi nhận
- Đóng 2 lớp
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Biến chứng gây mê hồi sức
- Chảy máu
- Vạt da hoại tử toàn bộ hoặc 1 phần
- Nhiễm trùng vết mổ
- Sẹo xấu, co kéo, biến dạng
- Biến dạng thứ phát
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH MÔI TỪNG PHẦN BẰNG VẠT TỪ XA
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật tái tạo lại tổn khuyết từng phần môi bằng vạt từ xa
II. CHỈ ĐỊNH
Tổn khuyết một phần của môi
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh toàn thân nặng cao huyết áp đái đường, đa chấn thương
- Mắc các vấn đề về tâm lý
- Nhiễm trùng nặng da tại chỗ vùng môi
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp bác sĩ phẫu thuật: 2 kíp, mỗi kíp gồm 1 Phẫu thuật viên phẫu thuật tạo hình, 2 bác sĩ phụ phẫu thuật
- Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 1 điều dưỡng dụng cụ, 1 điều dưỡng chạy ngoài, 1 hộ lý
2. Người bệnh
- Làm các xét nghiệm máu.
- Chuẩn bị máu đồng nhóm dự trù hay truyền trong mổ
- Giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
- Kí hồ sơ bệnh án
3. Phương tiện
- Thuốc tê, mê, chỉ, băng gạc
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, hàm mặt, dụng cụ vi phẫu
- Kính lúp
- Dao 15, 11
- Xanh Methylen
4. Thời gian phẫu thuật: 4- 6 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa
2. Vô cảm: Gây mê NKQ
3. Kỹ thuật
Kíp 1
- Tùy theo vị trí và mức độ tổn thương ở môi trên hay môi dưới mà ta sử dụng các vạt từ xa có nối mạch vi phẫu để tái tạo
- Cắt lọc chuẩn bị vùng khuyết hổng của môi,
- Chuẩn bị cuống mạch, thần kinh nhận. Bộc lộ bó mạch mặt hoặc các nhánh của cảnh ngoài
Kíp 2:
- Bóc vạt tự do có cuống mạch nuôi
2 kíp:
- Chuyển vạt tạo hình môi có nối mạch thần kinh vi phẫu
- Khâu cố định vạt
- Heparin
- Khâu nối động mạch vi phẫu
- Khâu nối tĩnh mạch vi phẫu
- Khâu nối thần kinh vi phẫu nếu có
- Kiểm tra thông mạch
- Đóng 2 lớp
- Thuốc sau phẫu thuật: kháng sinh, giảm đau, chống phù nề, có thể dùng kháng đông nếu cần.
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Biến chứng gây mê hồi sức
- Chảy máu
- Vạt da hoại tử toàn bộ hoặc 1 phần
- Nhiễm trùng vết mổ
- Sẹo xấu, co kéo, biến dạng
- Biến dạng thứ phát
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH MÔI KẾT HỢP CÁC BỘ PHẬN XUNG QUANH BẰNG CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH VI PHẪU
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật tái tạo lại tổn khuyết môi kết hợp các bộ phận xung quanh bằng vạt từ xa có nối mạch vi phẫu.
II. CHỈ ĐỊNH
Tổn khuyết môi rộng và phối hợp với các bộ phận xung quanh
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Phối hợp đa chấn thương, bệnh toàn thân nặng
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình.
2. Người bệnh
Làm các xét nghiệm
3. Phương tiện: Dụng cụ phẫu thuật Tạo hình, Siêu âm doppler mạch cầm tay, Kính hiển vi phẫu thuật, chỉ vi phẫu, băng, gạc.
4. Bệnh án: hoàn thành các thủ tục hành chính theo quy định. Người bệnh và gia đình phải ký cam đoan mổ, ghi rõ đã được nghe giải thích rõ ràng, hiểu và chấp nhận các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa
2. Vô cảm: Gây mê nội khí quản
3. Kỹ thuật: Tùy theo vị trí và mức độ tổn thương ở môi trên hay môi dưới và các bộ phận xung quanh mà lựa chọn các vạt tổ chức từ xa có nối mạch vi phẫu để tái tạo môi.
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Biến chứng do gây mê lâu, thời gian phẫu thuật kéo dài
- Chảy máu, nhiễm trùng, hoại tử vạt một phần hoặc toàn bộ.
PHẪU THUẬT CHỈNH SỬA LỆCH MIỆNG DO LIỆT THẦN KINH VII
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật tạo hình điều trị lệch miệng do liệt thần kinh VII
II. CHỈ ĐỊNH
Biến dạng, lệch miệng một bên do liệt thần kinh VII thời gian dài.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh toàn thân nặng cao huyết áp đái đường, đa chấn thương
- Mắc các vấn đề về tâm lý
- Nhiễm trùng nặng da tại chỗ vùng miệng
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp bác sĩ phẫu thuật: 1 Phẫu thuật viên phẫu thuật tạo hình, 2 bác sĩ phụ phẫu thuật
- Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 1 điều dưỡng dụng cụ, 1 điều dưỡng chạy ngoài, 1 hộ lý
2. Người bệnh
- Làm các xét nghiệm máu.
- Giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
- Kí hồ sơ bệnh án
3. Phương tiện
- Thuốc tê, mê, chỉ, băng gạc
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, hàm mặt, dụng cụ vi phẫu
- Kính lúp
- Dao 15, 11
- Xanh Methylen
4. Thời gian phẫu thuật: 2- 4 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa
2. Vô cảm: Gây mê NKQ
3. Kỹ thuật:
- Phẫu thuật treo môi tĩnh bằng cân cơ tự thân hay vật liệu trơ hoặc phẫu thuật treo môi động bằng chuyển vạt cơ lân cận (cơ cắn, cơ thái dương) và ghép cơ tự do.
- Rạch da vị trí cạnh mép và trước tai
- Bóc tách trên cân
- Lấy cơ hoặc vật liệu thay thế treo góc miệng
- Nếu sử dụng vạt vi phẫu:
+ Chuẩn bị cuống mạch, thần kinh nhận. Bộc lộ bó mạch mặt hoặc các nhánh của cảnh ngoài
+ Bóc vạt tự do có cuống mạch nuôi
+ Chuyển vạt tạo hình môi có nối mạch thần kinh vi phẫu
+ Khâu cố định vạt
+ Heparin
+ Khâu nối động mạch vi phẫu
+ Khâu nối tĩnh mạch vi phẫu
+ Khâu nối thần kinh vi phẫu nếu có
+ Kiểm tra thông mạch
- Khâu đóng 2 lớp
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Biến chứng gây mê hồi sức
- Chảy máu
- Vạt cơ hoại tử toàn bộ hoặc 1 phần
- Nhiễm trùng vết mổ
- Sẹo xấu, co kéo, biến dạng
- Biến dạng thứ phát
PHẪU THUẬT PHỤC HỒI, TÁI TẠO THẦN KINH VII (ĐOẠN NGOÀI SỌ)
I. ĐẠI CƯƠNG
Sử dụng kim chỉ siêu nhỏ để khâu nối phục hồi thần kinh VII dưới kính vi phẫu hoặc kính lúp.
II. CHỈ ĐỊNH
Đứt 1 nhánh hoặc nhiều nhánh hoặc toàn bộ thần kinh VII
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Vết thương bẩn nhiễm trùng, toàn trạng người bệnh không phù hợp với phẫu thuật kéo dài
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 bác sỹ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy.
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, dụng cụ vi phẫu thuật.
- Kính hiển vi phẫu thuật hoặc kíp lúp phẫu thuật
4. Thời gian phẫu thuật: 2h-4h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: người bệnh nằm ngửa, đầu nghiêng về bên lành
2. Vô cảm: gây mê nội khí quản
3. Thực hiện kỹ thuật
- Qua tổn thương bộc lộ các đầu thần kinh
- Dùng chỉ liền kim nylon 10.0 hoặc 11.0 khâu nối thần kinh bằng các mũi khâu rời dưới kính vi phẫu hoặc kính lúp.
- Cầm máu kỹ bằng đốt điện hoặc khâu buộc
- Băng ép nhẹ
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn trong vòng 24h đầu.
- Chảy máu: hiếm gặp. Xử trí: băng ép hoặc cầm máu lại trên phòng mổ, bù đủ khối lượng tuần hoàn.
- Nhiễm trùng: chảy dịch vết mổ, người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng. Xử trí: thay băng, điều trị theo kháng sinh đồ.
- Rò nước bọt qua vết mổ do tổn thương tuyến nước bọt: băng ép, uống thuốc giảm tiết nước bọt, dẫn lưu nước bọt vào khoang miệng.
PHẪU THUẬT KHÂU VẾT THƯƠNG THẤU MÁ VÀ ỐNG TUYẾN NƯỚC BỌT
I. ĐẠI CƯƠNG
Sử dụng kim chỉ nhỏ khâu nối ống tuyến nước bọt và khâu vết thương.
II. CHỈ ĐỊNH
Vết thương qua toàn bộ má vào trong khoang miệng, có hoặc không có tổn thương ống tuyến nước bọt.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
không có chống chỉ định tuyệt đối
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật
- Kíp gây mê: 01 bác sỹ gây mê, 01 điều dưỡng phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ, 01 điều dưỡng chạy ngoài, 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa
- Làm đầy đủ các xét nghiệm thường quy
- Giải thích người bệnh và người nhà người bệnh trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, dụng cụ vi phẫu thuật
- Kính lúp hoặc kính hiển vi phẫu thuật.
4. Thời gian phẫu thuật: 01 - 02h.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa, đầu nghiêng về bên đối diện với tổn thương.
2. Vô cảm: gây mê nội khí quản, tốt nhất là đường mũi
3. Thực hiện kỹ thuật
- Bộc lộ vết thương, kiểm tra ống tuyến bằng kim luồn đưa từ lỗ đổ vào khoang miệng của tuyến nước bọt mang tai. Nếu có bị đứt:
+ Bộc lộ 2 đầu ống tuyến
+ Nối ống tuyến bằng chỉ liền kim nylon 8.0
+ Đặt dẫn lưu vào khoang miệng
+ Khâu vết thương bằng các mũi khâu rời ở phần da phía ngoài. Khâu bằng chỉ tự tiêu nhanh ở phần niêm mạc phía trong miệng.
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn trong 24h đầu.
- Rút dẫn lưu sau 07 ngày.
- Chảy máu: hiếm gặp, hoặc dẫn lưu ra trên 100ml/2h đầu. Xử trí: băng ép hoặc cầm máu lại trên phòng mổ, bù đủ khối lượng tuần hoàn.
- Nhiễm trùng: chảy dịch vết mổ, người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng. Xử trí: thay băng, điều trị theo kháng sinh đồ.
- Dò nước bọt qua vết mổ do tổn thương tuyến nước bọt: băng ép, uống thuốc giảm tiết nước bọt, dẫn lưu nước bọt vào khoang miệng.
PHẪU THUẬT KHÂU VẾT THƯƠNG ỐNG TUYẾN NƯỚC BỌT
I. ĐẠI CƯƠNG
Sử dụng kim chỉ nhỏ khâu nối ống tuyến nước bọt
II. CHỈ ĐỊNH
Vết thương có tổn thương ống tuyến nước bọt
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có chống chỉ định tuyệt đối
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật
- Kíp gây mê: 01 bác sỹ gây mê, 01 điều dưỡng phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ, 01 điều dưỡng chạy ngoài, 01 hộ lý
2. Người bệnh:
- Bệnh án ngoại khoa
- Làm đầy đủ các xét nghiệm thường quy
- Giải thích người bệnh và người nhà người bệnh trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện:
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, dụng cụ vi phẫu thuật
- Kính lúp hoặc kính hiển vi phẫu thuật.
4. Thời gian phẫu thuật: 01 - 02h.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa, đầu nghiêng về bên đối diện với tổn thương.
2. Vô cảm: gây mê nội khí quản, tốt nhất là đường mũi
3. Thực hiện kỹ thuật
- Bộc lộ vết thương, kiểm tra ống tuyến bằng kim luồn đưa từ lỗ đổ vào khoang miệng của tuyến nước bọt mang tai
- Bộc lộ 2 đầu ống tuyến
- Nối ống tuyến bằng chỉ liền kim nylon 8.0
- Đặt dẫn lưu vào khoang miệng
- Khâu vết thương bằng các mũi khâu rời ở phần da phía ngoài. Đóng bao tuyến. Khâu bằng chỉ tự tiêu nhanh ở phần niêm mạc phía trong miệng.
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn trong 24h đầu.
- Rút dẫn lưu sau 07 ngày.
- Chảy máu: hiếm gặp, hoặc dẫn lưu ra trên 100ml/2h đầu. Xử trí: băng ép hoặc cầm máu lại trên phòng mổ, bù đủ khối lượng tuần hoàn.
- Nhiễm trùng: chảy dịch vết mổ, người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng. Xử trí: thay băng, điều trị theo kháng sinh đồ.
- Rò nước bọt qua vết mổ do tổn thương tuyến nước bọt: băng ép, uống thuốc giảm tiết nước bọt, dẫn lưu nước bọt vào khoang miệng.
PHẪU THUẬT KHÂU VẾT THƯƠNG THẦN KINH
I. ĐẠI CƯƠNG
Sử dụng kim chỉ siêu nhỏ để khâu nối vết thương thần kinh dưới kính vi phẫu hoặc kính lúp.
II. CHỈ ĐỊNH
Vết thương đứt thần kinh
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Vết thương bẩn nhiễm trùng
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật
- Kíp gây mê: 01 bác sỹ gây mê, 01 điều dưỡng phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ, 01 điều dưỡng chạy ngoài, 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa
- Làm đầy đủ các xét nghiệm thường quy
- Giải thích người bệnh và người nhà người bệnh trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, dụng cụ vi phẫu thuật
- Kính lúp hoặc kính hiển vi phẫu thuật.
4. Thời gian phẫu thuật: 01 - 02h.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: tuỳ thuộc vào vị trí tổn thương
2. Vô cảm: gây mê nội khí quản
3. Thực hiện kỹ thuật
- Bộc lộ 2 đầu thần kinh.
- Dùng chỉ liền kim nylon 9.0 hoặc 10.0 khâu nối thần kinh bằng các mũi khâu rời dưới kính vi phẫu thuật hoặc kính lúp.
- Có thể khâu thêm các mũi chống căng bằng prolene 6.0
- Khâu da hai lớp
- Băng ép nhẹ.
- Nẹp cố định với các tổn thương ở vị trí vận động.
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn trong 24 h đầu.
- Chảy máu: hiếm gặp, hoặc dẫn lưu ra trên 100ml/2h đầu. Xử trí: băng ép hoặc cầm máu lại trên phòng mổ, bù đủ khối lượng tuần hoàn.
- Nhiễm trùng: chảy dịch vết mổ, người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng. Xử trí: thay băng, điều trị theo kháng sinh đồ.
- Để nẹp bột ở vị trí cơ năng giảm căng thần kinh trong 3 tuần.
PHẪU THUẬT GHÉP LẠI MẢNH DA MẶT ĐỨT RỜI KHÔNG BẰNG VI PHẪU
I. ĐẠI CƯƠNG
Sử dụng kĩ thuật ghép da dày toàn bộ ghép lại mảnh da mặt đứt rời
II. CHỈ ĐỊNH
Mảnh da ghép không dập nát và vết thương không đóng được trực tiếp, phần khuyết da không lộ xương hoặc sụn, ống tuyến
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Vết thương bẩn, da dập nát
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: bác sĩ phẫu thuật tạo hình
2. Người bệnh: Làm đủ các xét nghiệm
3. Phương tiện: dụng cụ phẫu thuật tạo hình, băng gạc...
4. Bệnh án: hoàn thành các thủ tục hành chính theo quy định. Người bệnh và gia đình phải ký cam đoan mổ, ghi rõ đã được nghe giải thích rõ ràng, hiểu và chấp nhận các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa, đầu nghiêng về bên đối diện với tổn thương.
2. Vô cảm: gây mê nội khí quản
3. Kỹ thuật
- Làm sạch mảnh da bị đứt rời và nền nhận. Dùng kĩ thuật lấy da dày toàn bộ hoặc da xẻ đôi mảnh da đứt rời
- Khâu cố định da ghép vào nền nhận
- Đặt gối gạc.
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
1. Theo dõi và chăm sóc: tháo gối gạc sau 7 ngày
2. Biến chứng:
- Chảy máu (hiếm gặp):
- Nhiễm trùng: thay băng và dùng kháng sinh.
- Hoại tử da ghép: cắt lọc, thay băng và ghép da lại.
PHẪU THUẬT VẾT THƯƠNG VÙNG HÀM MẶT DO HỎA KHÍ
I. ĐẠI CƯƠNG
Làm sạch tối đa vết thương hàm mặt do hoả khí
II. CHỈ ĐỊNH
Vết thương vùng hàm mặt do hoả khí
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có chống chỉ định tuyệt đối
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp gây mê: 01 bác sỹ gây mê, 01 điều dưỡng phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ, 01 điều dưỡng chạy ngoài, 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa
- Làm đầy đủ các xét nghiệm thường quy
- Chụp Xquang mặt thẳng nghiêng, chụp cắt lớp vi tính dựng hình.
- Giải thích người bệnh và người nhà người bệnh trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình Hàm mặt
4. Thời gian phẫu thuật: 01 - 02h.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa, đầu nghiêng về bên đối diện với tổn thương.
2. Vô cảm: gây mê nội khí quản
3. Kỹ thuật:
- Rửa sạch vết thương bằng xà phòng y tế
- Bộc lộ vết thương, đánh giá tổn thương
- Cắt lọc tổ chức hoại tử và lấy dị vật
- Khâu nối thần kinh và ống tuyến nếu không bị mất đoạn
- Dẫn lưu vào trong miệng
- Khâu vết thương thưa hoặc để hở tuỳ theo mức độ tổn thương.
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn trong 24h đầu
- Thay băng, theo dõi vết thương nếu tiếp tục hoại tử, cắt lọc tiếp
- Chảy máu (hiếm gặp): băng ép chặt, nếu không đỡ cắt chỉ cầm máu bằng dao điện.
- Nhiễm trùng: thay băng và dùng kháng sinh.
- Rò nước bọt qua vết mổ do tổn thương tuyến nước bọt: băng ép, uống thuốc giảm tiết nước bọt, dẫn lưu nước bọt vào khoang miệng.
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH KHE HỞ SỌ MẶT SỐ 7
I. ĐẠI CƯƠNG
Là khe hở ngang mặt chạy từ góc mép đến trước tai, biểu hiện từ nhẹ đến nặng.
II. CHỈ ĐỊNH
Khe hở ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ của trẻ
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Toàn trạng của trẻ không phù hợp với phẫu thuật
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 bác sỹ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý.
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy. Chụp Xquang sọ mặt. Chụp cắt lớp vi tính dựng hình.
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, dụng cụ vi phẫu thuật.
- Kính hiển vi phẫu thuật hoặc kíp lúp phẫu thuật
4. Thời gian phẫu thuật: 2h-4h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa
2. Vô cảm: gây mê nội khí quản, gây tê tại chỗ bằng Lidocain pha với Adrenalin nồng độ 1/100000.
3. Kỹ thuật: tuỳ theo từng mức độ tổn thương
- Thì 1 (khi trẻ 03 đến 12 tháng tuổi): đóng khe hở phần mềm môi mũi: Cắt mép khe hở môi mũi, khâu đóng khe hở trực tiếp hoặc các vạt tại chỗ với các kỹ thuật vạt xoay đẩy hoặc vạt chữ Z. Khâu 03 lớp: lớp niêm mạc và cơ khâu vicryl, lớp da khâu nilon.
- Thì 2 (khi trẻ 6 đến 9 tuổi): ghép xương ổ răng: Ghép xương bản ngoài xương sọ hoặc xương mào chậu.
- Thì 3 (khi trẻ từ 14 tuổi trở lên): chỉnh nha và khớp cắn.
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Tùy từng giai đoạn phẫu thuật
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn sau mổ 24h.
- Chảy máu (hiếm gặp): băng ép chặt, nếu không đỡ cắt chỉ cầm máu bằng dao điện.
- Nhiễm trùng: thay băng và dùng kháng sinh
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH KHE HỞ SỌ MẶT SỐ 8
I. ĐẠI CƯƠNG
Là khe hở chạy ngang từ gò má xuống góc hàm và lên trên đến bờ ngoài ổ mắt, biểu hiện từ nhẹ đến nặng.
II. CHỈ ĐỊNH
Khe hở ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ của trẻ.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Toàn trạng của trẻ không phù hợp với phẫu thuật.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 01 phụ phẫu thuật
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ, 01 điều dưỡng chạy ngoài, 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa
- Làm đầy đủ các xét nghiệm thường quy.
- Chụp Xquang sọ mặt. Chụp cắt lớp vi tính dựng hình
- Giải thích người bệnh và người nhà người bệnh trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình - hàm mặt.
4. Thời gian phẫu thuật: 02 - 04h.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa
2. Vô cảm: gây mê nội khí quản, gây tê tại chỗ bằng Lidocain pha với Adrenalin nồng độ 1/100000.
3. Kỹ thuật: tuỳ theo từng mức độ tổn thương
- Thì 1 (khi trẻ 03 đến 12 tháng tuổi): đóng khe hở phần mềm môi mũi: Cắt mép khe hở môi mũi, khâu đóng khe hở trực tiếp hoặc các vạt tại chỗ với các kỹ thuật vạt xoay đẩy hoặc vạt chữ Z. Khâu 03 lớp: lớp niêm mạc và cơ khâu vicryl, lớp da khâu nilon.
- Thì 2 (khi trẻ 6 đến 9 tuổi): ghép xương ổ răng: Ghép xương bản ngoài xương sọ hoặc xương mào chậu.
- Thì 3 (khi trẻ từ 14 tuổi trở lên): chỉnh nha và khớp cắn.
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Tùy từng giai đoạn phẫu thuật.
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn sau mổ 24h.
- Chảy máu (hiếm gặp): băng ép chặt, nếu không đỡ cắt chỉ cầm máu bằng dao điện.
- Nhiễm trùng: thay băng và dùng kháng sinh.
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH KHE HỞ SỌ MẶT HAI BÊN
I. ĐẠI CƯƠNG
Là khe hở ở 2 bên mặt, có thể cùng loại hoặc mỗi bên 1 loại, biểu hiện từ nhẹ đến nặng.
II. CHỈ ĐỊNH
Khe hở ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ của trẻ
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Toàn trạng của trẻ không phù hợp với phẫu thuật
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 bác sỹ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy; Chụp Xquang sọ mặt; Chụp cắt lớp vi tính dựng hình.
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình - hàm mặt
4. Thời gian phẫu thuật: 2h-4h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa
2. Vô cảm: gây mê nội khí quản, gây tê tại chỗ bằng Lidocain pha với Adrenalin nồng độ 1/100000.
3. Kỹ thuật: tuỳ theo từng mức độ tổn thương
- Thì 1 (khi trẻ 03 đến 12 tháng tuổi): đóng khe hở phần mềm môi mũi: cắt mép khe hở môi mũi, khâu đóng khe hở trực tiếp hoặc các vạt tại chỗ với các kỹ thuật vạt xoay đẩy hoặc vạt chữ Z. Khâu 03 lớp: lớp niêm mạc và cơ khâu vicryl, lớp da khâu nilon
- Thì 2 (khi trẻ 6 đến 9 tuổi): ghép xương và ghép xương ổ răng: Ghép xương bản ngoài xương sọ hoặc xương mào chậu
- Thì 3 (khi trẻ từ 14 tuổi trở lên): chỉnh nha và khớp cắn
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Tùy từng giai đoạn phẫu thuật.
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn sau mổ 24h.
- Chảy máu (hiếm gặp): băng ép chặt, nếu không đỡ cắt chỉ cầm máu bằng dao điện.
- Nhiễm trùng: thay băng và dùng kháng sinh.
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH THIỂU SẢN BẨM SINH NỬA MẶT BẰNG GHÉP MỠ COLEMAN
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật bơm mỡ tự thân để điều trị thiểu sản bẩm sinh nửa mặt
II. CHỈ ĐỊNH
Thiểu sản bẩm sinh nửa mặt
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Người bệnh toàn trạng không phù hợp với phẫu thuật
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật
- Kíp gây mê: 01 bác sỹ gây mê, 01 điều dưỡng phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ, 01 điều dưỡng chạy ngoài, 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa
- Làm đầy đủ các xét nghiệm thường quy
- Giải thích người bệnh và người nhà người bệnh trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình - hàm mặt
- Dụng cụ hút và bơm mỡ
4. Thời gian phẫu thuật: 01h - 02h.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa
2. Vô cảm: gây tê tại chỗ hoặc gây mê nội khí quản
3. Kỹ thuật: tuỳ theo từng mức độ mà tiêm số lượng cũng như vị trí khác nhau.
- Tiến hành lấy mỡ vùng bụng hoặc đùi
- Quay li tâm 3000 vòng/phút trong 3 phút
- Loại bỏ huyết tương và hồng cầu, gạn lấy mỡ vào xilanh 1ml
- Bơm mỡ vào vùng thiểu sản
- Băng ép vùng lấy mỡ
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn trong vòng 24h đầu
- Chườm lạnh và kháng sinh sau mổ.
- Chảy máu: hiếm gặp. Xử trí: băng ép hoặc cầm máu lại trên phòng mổ, bù đủ khối lượng tuần hoàn.
- Nhiễm trùng: chảy dịch vết mổ, người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng. Xử trí: thay băng, điều trị theo kháng sinh đồ.
- Tắc mạch do mỡ: Hiếm gặp, cần xử lý sớm cho thuốc chống đông máu dự phòng.
- Tiêu mỡ sau bơm: Cần bơm nhiều lần để có kết quả tốt nhất.
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH THIỂU SẢN BẨM SINH TOÀN BỘ MẶT BẰNG GHÉP MỠ COLEMAN
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật bơm mỡ tự thân để điều trị thiểu sản bẩm sinh toàn bộ mặt
II. CHỈ ĐỊNH
Thiểu sản bẩm sinh toàn bộ mặt
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Người bệnh toàn trạng không phù hợp với phẫu thuật
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật
- Kíp gây mê: 01 bác sỹ gây mê, 01 điều dưỡng phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ, 01 điều dưỡng chạy ngoài, 01 hộ lý
2. Người bệnh:
- Bệnh án ngoại khoa
- Làm đầy đủ các xét nghiệm thường quy
- Giải thích người bệnh và người nhà người bệnh trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện:
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình - hàm mặt
- Dụng cụ hút và bơm mỡ
4. Thời gian phẫu thuật: 1,5h - 02h.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa
2. Vô cảm: gây tê tại chỗ hoặc gây mê nội khí quản
3. Kỹ thuật: tuỳ theo từng mức độ mà tiêm số lượng cũng như vị trí khác nhau.
- Tiến hành hút mỡ vùng bụng hoặc đùi
- Quay ly tâm 3000 vòng/phút trong 3 phút
- Loại bỏ huyết tương và hồng cầu, gạn lấy mỡ vào xilanh 1ml
- Bơm mỡ vào vùng thiểu sản
- Băng ép vùng lấy mỡ
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn trong vòng 24h đầu
- Chườm lạnh và kháng sinh sau mổ.
- Chảy máu: hiếm gặp. Xử trí: băng ép hoặc cầm máu lại trên phòng mổ, bù đủ khối lượng tuần hoàn.
- Nhiễm trùng: chảy dịch vết mổ, người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng. Xử trí: thay băng, điều trị theo kháng sinh đồ.
- Tắc mạch do mỡ: Hiếm gặp, cần xử lý sớm cho thuốc chống đông máu dự phòng.
- Tiêu mỡ sau bơm: Cần bơm nhiều lần để có kết quả tốt nhất.
PHẪU THUẬT SỬA SẸO VÙNG CỔ, MẶT BẰNG VẠT TẠI CHỖ
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật cắt bỏ sẹo và che phủ khuyết phần mềm bằng vạt tại chỗ
II. CHỈ ĐỊNH
Trong các trường hợp sẹo xấu vùng cổ, mặt
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Người bệnh có bệnh toàn thân không phù hợp cho phẫu thuật.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật
- Kíp gây mê: 01 bác sỹ gây mê, 01 điều dưỡng phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ, 01 điều dưỡng chạy ngoài, 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa
- Làm đầy đủ các xét nghiệm thường quy
- Giải thích người bệnh và người nhà người bệnh trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình - hàm mặt
4. Thời gian phẫu thuật: 01h - 02h.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa, đầu nghiêng về bên đối diện với sẹo hoặc ngửa cổ
2. Vô cảm: gây tê tại chỗ hoặc gây mê trong trường hợp trẻ em
3. Kỹ thuật
- Rạch da theo đường thiết kế
- Cắt bỏ sẹo và cầm máu
- Phẫu tích lấy vạt da lân cận
- Chuyển vạt da với các kỹ thuật xê dịch, xoay chuyển vạt.
- Khâu cố định vạt da vào nền nhận 2 lớp: dưới da bằng Vicryl, khâu da bằng Nylon
- Đặt dẫn lưu hoặc lam dẫn lưu
- Đóng vết mổ
- Băng ép nhẹ
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn trong vòng 24h đầu
- Chườm lạnh và kháng sinh sau mổ.
- Rút dẫn lưu nơi lấy vạt và nền nhận sau 48h.
- Chảy máu: hiếm gặp, hoặc dẫn lưu ra trên 100ml/2h đầu. Xử trí: băng ép hoặc cầm máu lại trên phòng mổ, bù đủ khối lượng tuần hoàn.
- Nhiễm trùng: chảy dịch vết mổ, người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng. Xử trí: thay băng, điều trị theo kháng sinh đồ.
- Vạt da tím hoặc lạnh: cắt chỉ giảm căng và theo dõi thêm
- Hoại tử vạt da: Cắt bỏ vạt da, thay băng và lập kế hoạch tạo hình thì 2.
PHẪU THUẬT SỬA SẸO VÙNG CỔ, MẶT BẰNG VẠT LÂN CẬN
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật cắt bỏ sẹo và che phủ khuyết phần mềm bằng vạt lân cận
II. CHỈ ĐỊNH
Trong các trường hợp sẹo xấu vùng cổ, mặt
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Người bệnh có bệnh toàn thân không phù hợp cho phẫu thuật
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật
- Kíp gây mê: 01 bác sỹ gây mê, 01 điều dưỡng phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ, 01 điều dưỡng chạy ngoài, 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa
- Làm đầy đủ các xét nghiệm thường quy
- Giải thích người bệnh và người nhà người bệnh trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình - hàm mặt
4. Thời gian phẫu thuật: 01h - 02h.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa, đầu nghiêng về bên đối diện với sẹo hoặc ngửa cổ
2. Vô cảm: gây mê nội khí quản
3. Kỹ thuật
- Rạch da theo đường thiết kế
- Cắt bỏ sẹo và cầm máu kỹ nền nhận
- Phẫu tích lấy vạt da lân cận
- Chuyển vạt da lân cận đến che phủ khuyết sau cắt sẹo theo các kỹ thuật vạt xoay, xoay-xê dịch.
- Khâu cố định vạt da vào nền nhận 2 lớp: dưới da bằng Vicryl, khâu da bằng Nylon
- Đặt dẫn lưu hoặc lam dẫn lưu, đóng vết mổ.
- Băng ép nhẹ
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn trong vòng 24h đầu
- Chườm lạnh và kháng sinh sau mổ.
- Rút dẫn lưu nơi lấy vạt và nền nhận sau 48h.
- Chảy máu: hiếm gặp, hoặc dẫn lưu ra trên 100ml/2h đầu. Xử trí: băng ép hoặc cầm máu lại trên phòng mổ, bù đủ khối lượng tuần hoàn.
- Nhiễm trùng: chảy dịch vết mổ, người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng. Xử trí: thay băng, điều trị theo kháng sinh đồ.
- Vạt da tím hoặc lạnh: Cắt chỉ giảm căng và theo dõi thêm
- Hoại tử vạt da: Cắt bỏ vạt da, thay băng và lập kế hoạch tạo hình thì 2.
GHÉP DA DÀY TOÀN BỘ, DIỆN TÍCH DƯỚI 10CM2
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật điều trị tổn khuyết da dưới 10 cm2 bằng mảnh ghép da dày toàn bộ
II. CHỈ ĐỊNH
Các trường hợp khuyết phần mềm không có khả năng đóng kín trực tiếp mà phải che phủ bằng các phương pháp khác. Trong đó ghép da dày toàn bộ là phương pháp đơn giản và khả thi, đặc biệt là trong điều kiện tuyến y tế cơ sở.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh lý phối hợp toàn thân nặng không cho phép phẫu thuật: suy kiệt, bệnh tim mạch, rối loạn đông máu
- Nền tổn khuyết còn bẩn, nhiễm trùng, tổ chức hạt mọc kém, lộ gân, xương, khớp...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sỹ chuyên khoa Phẫu thuật Tạo hình: 03
- Bác sỹ gây mê: 01
- Điều dưỡng phụ mê: 01
- Điều dưỡng dụng cụ: 01
- Điều dưỡng chạy ngoài: 01
- Bác sỹ hồi tỉnh: 01
- Điều dưỡng hồi tỉnh: 01
- Nhân viên vệ sinh: 01
2. Người bệnh
- Làm bệnh án đầy đủ theo quy định
- Làm đầy đủ các xét nghiệm cơ bản, xét nghiệm chuyên sâu, Xquang phổi, siêu âm bụng, Xquang mặt, Xquang vùng tổn thương...
- Khám và hội chẩn liên chuyên khoa để phối hợp điều trị trước, trong và sau mổ nếu cần: Tăng đường huyết, rối loạn đông máu, cao huyết áp...
- Chuẩn bị trước mổ theo quy trình Ngoại khoa chung: Kháng sinh, nhịn ăn vệ sinh thân thể, cạo lông...
- Phẫu thuật viên gặp gỡ người bệnh và gia đình để giải thích trước mổ về tình trạng bệnh tật, kế hoạch điều trị, khả năng phẫu thuật, tỷ lệ thành công, những khó khăn, thuận lợi, tai biến, di chứng có thể gặp trong quá trình điều trị; đồng thời lắng nghe và giải đáp những thắc mắc của người bệnh và gia đình về những vấn đề liên quan đến chuyên môn (trong phạm vi cho phép)
- Sau khi nghe bác sỹ giải thích và giải đáp các thắc mắc, người bệnh và gia đình phải ký cam đoan mổ vào hồ sơ, đã hiểu và chấp nhận những nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau mổ.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
- Dao lấy da
- Gạc mỡ, băng chun, chỉ to
4. Thời gian phẫu thuật: 1- 1,5 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: tuỳ theo tổn thương
2. Vô cảm
- Gây tê tại chỗ hoặc gây tê vùng (gây tê đám rối TK cánh tay hoặc gây tê tủy sống)
- Gây mê trong trường hợp trẻ em
3. Kỹ thuật
- Sát trùng trải toan vùng tổn khuyết và vùng dự kiến lấy da ghép
- Làm sạch nền tổn khuyết (làm sạch giả mạc, cắt lọc tổ chức hoại tử, tổ chức hạt già)
- Cầm máu nền nhận
- Đo kích thước tổn khuyết phần mềm để xác định kích thước mảnh da ghép
- Rạch da tại vùng lấy da theo kích thước đã xác định
- Lấy toàn bộ chiều dày của da đến hết lớp trung bì, cắt lọc tổ chức mỡ dưới da (hạ bì)
- Có thể đục lỗ mắt lưới trong trường hợp cần tăng diện tích da ghép và để thoát dịch
- Đặt mảnh da ghép vào nền nhận
- Khâu da ghép bằng Nylon, cố định da ghép bằng gối gạc, hoặc băng chun (lưu ý không băng quá chặt vùng chi thể để tránh nguy cơ chèn ép mạch gây thiếu máu ngoại vi)
- Bóc tách 2 mép da nơi lấy da ghép
- Cầm máu kỹ
- Khâu đóng trực tiếp nơi lấy da.
- Băng vô trùng
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
1. Chăm sóc: Nơi lấy da thay băng cách ngày, cắt gối gạc sau 7 ngày
2. Theo dõi các biến chứng:
- Các dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở
- Chảy máu: băng ép
- Nhiễm trùng: thay băng, dùng kháng sinh
- Hoại tử da ghép: thay băng
- Các tai biến liên quan đến bệnh phối hợp: tăng đường huyết, tăng huyết áp...
GHÉP DA DÀY TOÀN BỘ, DIỆN TÍCH TRÊN 10CM2
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật điều trị tổn khuyết da trên 10 cm2 bằng mảnh ghép da dày toàn bộ
II. CHỈ ĐỊNH
Các trường hợp khuyết phần mềm không có khả năng đóng kín trực tiếp mà phải che phủ bằng các phương pháp khác. Trong đó ghép da dày toàn bộ là phương pháp đơn giản và khả thi, đặc biệt là trong điều kiện tuyến y tế cơ sở.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh lý phối hợp toàn thân nặng không cho phép phẫu thuật: suy kiệt, bệnh tim mạch, rối loạn đông máu
- Nền tổn khuyết còn bẩn, nhiễm trùng, tổ chức hạt mọc kém, lộ gân, xương, khớp...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sỹ chuyên khoa Phẫu thuật Tạo hình: 03
- Bác sỹ gây mê: 01
- Điều dưỡng phụ mê: 01
- Điều dưỡng dụng cụ: 01
- Điều dưỡng chạy ngoài: 01
- Bác sỹ hồi tỉnh: 01
- Điều dưỡng hồi tỉnh: 01
- Nhân viên vệ sinh: 01
2. Người bệnh
- Làm bệnh án đầy đủ theo quy định
- Làm đầy đủ các xét nghiệm cơ bản, xét nghiệm chuyên sâu, Xquang phổi, siêu âm bụng, Xquang mặt, Xquang vùng tổn thương...
- Khám và hội chẩn liên chuyên khoa để phối hợp điều trị trước, trong và sau mổ nếu cần: Tăng đường huyết, rối loạn đông máu, cao huyết áp...
- Chuẩn bị trước mổ theo quy trình Ngoại khoa chung: Kháng sinh, nhịn ăn vệ sinh thân thể, cạo lông...
- Phẫu thuật viên gặp gỡ người bệnh và gia đình để giải thích trước mổ về tình trạng bệnh tật, kế hoạch điều trị, khả năng phẫu thuật, tỷ lệ thành công, những khó khăn, thuận lợi, tai biến, di chứng có thể gặp trong quá trình điều trị; đồng thời lắng nghe và giải đáp những thắc mắc của người bệnh và gia đình về những vấn đề liên quan đến chuyên môn (trong phạm vi cho phép)
- Sau khi nghe bác sỹ giải thích và giải đáp các thắc mắc, người bệnh và gia đình phải ký cam đoan mổ vào hồ sơ, đã hiểu và chấp nhận những nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau mổ.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
- Dao lấy da
- Gạc mỡ, băng chun, chỉ to
4. Thời gian phẫu thuật: 1- 1,5 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: tuỳ theo tổn thương
2. Vô cảm:
- Gây tê tại chỗ hoặc gây tê vùng (gây tê đám rối TK cánh tay hoặc gây tê tủy sống)
- Gây mê trong trường hợp trẻ em
3. Kỹ thuật
- Sát trùng trải toan vùng tổn khuyết và vùng dự kiến lấy da ghép
- Làm sạch nền tổn khuyết (làm sạch giả mạc, cắt lọc tổ chức hoại tử, tổ chức hạt già)
- Cầm máu nền nhận
- Đo kích thước tổn khuyết phần mềm để xác định kích thước mảnh da ghép (trên 10 cm2)
- Rạch da tại vùng lấy da theo kích thước đã xác định
- Lấy toàn bộ chiều dày của da đến hết lớp trung bì, cắt lọc tổ chức mỡ dưới da (hạ bì)
- Có thể đục lỗ mắt lưới trong trường hợp cần tăng diện tích da ghép và để thoát dịch
- Đặt mảnh da ghép vào nền nhận
- Khâu da ghép bằng Nylon, cố định da ghép bằng gối gạc, hoặc băng chun (lưu ý không băng quá chặt vùng chi thể để tránh nguy cơ chèn ép mạch gây thiếu máu ngoại vi)
- Bóc tách 2 mép da nơi lấy da ghép
- Cầm máu kỹ
- Khâu đóng trực tiếp nơi lấy da.
- Băng vô trùng
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
1. Chăm sóc: Nơi lấy da thay băng cách ngày, cắt gối gạc sau 7 ngày
2. Theo dõi các biến chứng:
- Các dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở
- Chảy máu: băng ép
- Nhiễm trùng: thay băng, dùng kháng sinh
- Hoại tử da ghép: thay băng
- Các tai biến liên quan đến bệnh phối hợp: tăng đường huyết, tăng huyết áp...
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ u mạch máu vùng đầu mặt cổ
II. CHỈ ĐỊNH
U vùng đầu mặt ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh lý phối hợp toàn thân nặng không cho phép phẫu thuật: suy kiệt, bệnh tim mạch, rối loạn đông máu
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sỹ chuyên khoa Phẫu thuật Tạo hình: 03
- Bác sỹ gây mê: 01
- Điều dưỡng phụ mê: 01
- Điều dưỡng dụng cụ: 01
- Điều dưỡng chạy ngoài: 01
- Bác sỹ hồi tỉnh: 01
- Điều dưỡng hồi tỉnh: 01
- Nhân viên vệ sinh: 01
2. Người bệnh
- Làm bệnh án đầy đủ theo quy định
- Làm đầy đủ các xét nghiệm cơ bản, xét nghiệm chuyên sâu, Xquang phổi, siêu âm bụng, Xquang mặt, Xquang vùng tổn thương, phim CT scanner, MRI, phim chụp mạch...
- Khám và hội chẩn liên chuyên khoa để phối hợp điều trị trước, trong và sau mổ nếu cần: Tăng đường huyết, rối loạn đông máu, cao huyết áp...
- Chuẩn bị trước mổ theo quy trình Ngoại khoa chung: Kháng sinh, nhịn ăn vệ sinh thân thể, cạo lông, tóc...
- Phẫu thuật viên gặp gỡ người bệnh và gia đình để giải thích trước mổ về tình trạng bệnh tật, kế hoạch điều trị, khả năng phẫu thuật, tỷ lệ thành công, những khó khăn, thuận lợi, tai biến, di chứng có thể gặp trong quá trình điều trị; đồng thời lắng nghe và giải đáp những thắc mắc của người bệnh và gia đình về những vấn đề liên quan đến chuyên môn (trong phạm vi cho phép)
- Sau khi nghe bác sỹ giải thích và giải đáp các thắc mắc, người bệnh và gia đình phải ký cam đoan mổ vào hồ sơ, đã hiểu và chấp nhận những nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau mổ.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật mạch máu
- Bộ dụng cụ phẫu thuật hàm mặt
- Kính lúp, kính vi phẫu
- Clip mạch máu
- Chất nút mạch,thuốc gây xơ
Gạc mỡ, băng chun
4. Thời gian phẫu thuật: 4-6 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: tuỳ theo tổn thương (nằm ngửa, nghiêng, hoặc sấp)
2. Vô cảm
- Gây tê tại chỗ hoặc gây mê nội khí quản trong trường hợp u to hoặc trẻ em
- Mở khí quản nếu u to gây chèn ép đường thở, không đặt được nội khí quản
3. Kỹ thuật
- Sát trùng, trải toan
- Xác định đường rạch da, niêm mạc để tiếp cận khối u mạch máu
- Gây tê
- Rạch da, niêm mạc
- Bộc lộ khối u
- Kiểm soát các nguồn chảy máu quanh u (động mạch, tĩnh mạch)
- Dùng clip mạch máu hoặc chỉ thắt và cắt các nhánh mạch của u, tránh mất máu
- Cắt u toàn bộ u hoặc 1 phần tuỳ theo từng trường hợp thương tổn cụ thể (bản chất u mạch máu, kích thước, mức độ khu trú)
- Có thể phối hợp các phương pháp khác nhằm giảm sự phát triển của khối u mạch máu (gây xơ, nút mạch trực tiếp...)
- Bơm rửa
- Cầm máu kỹ
- Dẫn lưu vết mổ (nếu cần)
- Đóng vết thương trực tiếp hoặc ghép da hoặc dùng vạt da che phủ
- Băng chun
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
1. Theo dõi: Dẫn lưu rút sau 2 ngày
2. Biến chứng
- Các dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở
- Chảy máu vết mổ: Băng ép chặt hoặc mổ lại cầm máu
- Nhiễm trùng vết mổ: Kháng sinh, thay băng tại chỗ
- Tắc mạch nơi khác do chất nút mạch di chuyển
- Hoại tử da trên khối u mạch máu gây loét, chảy máu: Do nút mạch quá nhiều, hoặc do u mạch máu quá nông trên da
- Các tai biến liên quan đến bệnh phối hợp: tăng đường huyết, tăng huyết áp
CẮT DỊ DẠNG BẠCH MẠCH ĐẦU MẶT CỔ
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ ổ dị dạng bạch mạch vùng đầu mặt cổ.
II. CHỈ ĐỊNH
Dị dạng bạch mạch vùng đầu cổ mặt ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh lý phối hợp toàn thân nặng không cho phép phẫu thuật: suy kiệt, bệnh tim mạch, rối loạn đông máu.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sỹ chuyên khoa Phẫu thuật Tạo hình: 03
- Bác sỹ gây mê: 01
- Điều dưỡng phụ mê: 01
- Điều dưỡng dụng cụ: 01
- Điều dưỡng chạy ngoài: 01
- Bác sỹ hồi tỉnh: 01
- Điều dưỡng hồi tỉnh: 01
- Nhân viên vệ sinh: 01
2. Người bệnh
- Làm bệnh án đầy đủ theo quy định
- Làm đầy đủ các xét nghiệm cơ bản, xét nghiệm chuyên sâu, Xquang phổi, siêu âm bụng, Xquang mặt, Xquang vùng tổn thương, phim CT scanner, MRI, phim chụp mạch...
- Khám và hội chẩn liên chuyên khoa để phối hợp điều trị trước, trong và sau mổ nếu cần: Tăng đường huyết, rối loạn đông máu, cao huyết áp...
- Chuẩn bị trước mổ theo quy trình Ngoại khoa chung: Kháng sinh, nhịn ăn vệ sinh thân thể, cạo lông, tóc...
- Phẫu thuật viên gặp gỡ người bệnh và gia đình để giải thích trước mổ về tình trạng bệnh tật, kế hoạch điều trị, khả năng phẫu thuật, tỷ lệ thành công, những khó khăn, thuận lợi, tai biến, di chứng có thể gặp trong quá trình điều trị; đồng thời lắng nghe và giải đáp những thắc mắc của người bệnh và gia đình về những vấn đề liên quan đến chuyên môn (trong phạm vi cho phép)
- Sau khi nghe bác sỹ giải thích và giải đáp các thắc mắc, người bệnh và gia đình phải ký cam đoan mổ vào hồ sơ, đã hiểu và chấp nhận những nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau mổ.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật mạch máu
- Bộ dụng cụ phẫu thuật hàm mặt
- Kính lúp, kính vi phẫu
- Clip mạch máu
- Thuốc gây xơ
- Gạc mỡ, băng chun
4. Thời gian phẫu thuật: 4-6 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: tuỳ theo tổn thương (nằm ngửa, nghiêng, hoặc sấp)
2. Vô cảm:
- Gây tê tại chỗ hoặc gây mê nội khí quản trong trường hợp u to hoặc trẻ em
- Mở khí quản nếu u to gây chèn ép đường thở, không đặt được nội khí quản
3. Kỹ thuật:
- Sát trùng, trải toan
- Xác định đường rạch da, niêm mạc để tiếp cận khối u bạch mạch
- Gây tê
- Rạch da, niêm mạc
- Bộc lộ khối u
- Dùng clip mạch máu hoặc chỉ kiểm soát các nguồn chảy máu quanh u tránh mất máu
- Cắt u toàn bộ u hoặc 1 phần tuỳ theo từng trường hợp thương tổn cụ thể (type u bạch mạch, kích thước, mức độ khu trú)
- Có thể phối hợp các phương pháp khác nhằm giảm sự phát hiển của khối dị dạng bạch mạch (gây xơ)
- Bơm rửa
- Cầm máu kỹ
- Dẫn lưu vết mổ (nếu cần)
- Đóng vết thương trực tiếp hoặc ghép da hoặc dùng vạt da che phủ
- Băng chun
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
1. Theo dõi: Dẫn lưu rút sau 2 ngày
2. Biến chứng
- Các dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở
- Chảy máu vết mổ: Băng ép chặt hoặc mổ lại cầm máu
- Nhiễm trùng vết mổ: Kháng sinh, thay băng tại chỗ
- Tắc mạch nơi khác do chất nút mạch di chuyển
- Hoại tử da trên khối dị dạng bạch mạch gây loét, chảy máu: Do nút mạch quá nhiều, hoặc do u máu quá nông trên da
- Các tai biến liên quan đến bệnh phối hợp: tăng đường huyết, tăng huyết áp...
CẮT DỊ DẠNG TĨNH MẠCH ĐẦU MẶT CỔ
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ khối dị dạng tĩnh mạch vùng đầu mặt cổ
II. CHỈ ĐỊNH
Dị dạng tĩnh mạch vùng đầu cổ mặt ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh lý phối hợp toàn thân nặng không cho phép phẫu thuật: suy kiệt, bệnh tim mạch, rối loạn đông máu.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sỹ chuyên khoa Phẫu thuật Tạo hình: 03
- Bác sỹ gây mê: 01
- Điều dưỡng phụ mê: 01
- Điều dưỡng dụng cụ: 01
- Điều dưỡng chạy ngoài: 01
- Bác sỹ hồi tỉnh: 01
- Điều dưỡng hồi tỉnh: 01
- Nhân viên vệ sinh: 01
2. Người bệnh
- Làm bệnh án đầy đủ theo quy định
- Làm đầy đủ các xét nghiệm cơ bản, xét nghiệm chuyên sâu, Xquang phổi, siêu âm bụng, Xquang mặt, Xquang vùng tổn thương, phim CT scanner, MRI, phim chụp mạch...
- Khám và hội chẩn liên chuyên khoa để phối hợp điều trị trước, trong và sau mổ nếu cần: Tăng đường huyết, rối loạn đông máu, cao huyết áp...
- Chuẩn bị trước mổ theo quy trình Ngoại khoa chung: Kháng sinh, nhịn ăn vệ sinh thân thể, cạo lông, tóc...
- Phẫu thuật viên gặp gỡ người bệnh và gia đình để giải thích trước mổ về tình trạng bệnh tật, kế hoạch điều trị, khả năng phẫu thuật, tỷ lệ thành công, những khó khăn, thuận lợi, tai biến, di chứng có thể gặp trong quá trình điều trị; đồng thời lắng nghe và giải đáp những thắc mắc của người bệnh và gia đình về những vấn đề liên quan đến chuyên môn (trong phạm vi cho phép).
- Sau khi nghe bác sỹ giải thích và giải đáp các thắc mắc, người bệnh và gia đình phải ký cam đoan mổ vào hồ sơ, đã hiểu và chấp nhận những nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau mổ.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật mạch máu
- Bộ dụng cụ phẫu thuật hàm mặt
- Kính lúp, kính vi phẫu
- Clip mạch máu
- Thuốc gây xơ
- Gạc mỡ, băng chun
4. Thời gian phẫu thuật: 4-10 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: tuỳ theo tổn thương (nằm ngửa, nghiêng, hoặc sấp)
2. Vô cảm
- Gây tê tại chỗ hoặc gây mê nội khí quản trong trường hợp u to hoặc trẻ em
- Mở khí quản nếu u to gây chèn ép đường thở, không đặt được nội khí quản
3. Kỹ thuật
- Sát trùng, trải toan
- Xác định đường rạch da, niêm mạc để tiếp cận khối di dạng mạch
- Gây tê
- Rạch da, niêm mạc
- Bộc lộ khối u
- Dùng clip mạch máu hoặc chỉ kiểm soát các nguồn chảy máu quanh u tránh mất máu
- Cắt u toàn bộ u hoặc 1 phần tuỳ theo từng trường hợp thương tổn cụ thể (kích thước, mức độ khu trú)
- Có thể phối hợp các phương pháp khác nhằm giảm sự phát triển của khối u máu (gây xơ)
- Bơm rửa
- Cầm máu kỹ
- Dẫn lưu vết mổ (nếu cần)
- Đóng vết thương trực tiếp hoặc ghép da hoặc dùng vạt da che phủ
- Băng chun
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
1. Theo dõi: Dẫn lưu rút sau 2 ngày
2. Biến chứng
- Các dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở
- Chảy máu vết mổ: Băng ép chặt hoặc mổ lại cầm máu
- Nhiễm trùng vết mổ: Kháng sinh, thay băng tại chỗ
- Tắc mạch nơi khác do chất nút mạch di chuyển
- Hoại tử da trên khối u máu gây loét, chảy máu: Do u máu quá nông trên da
- Các tai biến liên quan đến bệnh phối hợp: tăng đường huyết, tăng huyết áp...
TIÊM XƠ DỊ DẠNG TĨNH MẠCH ĐẦU MẶT CỔ
I. ĐẠI CƯƠNG
Là thủ thuật dùng chất gây xơ tiêm vào vùng dị dạng tĩnh mạch làm giảm kích thước và phát triển của ổ dị dạng. Có thể gây xơ đơn thuần hoặc phối hợp điều trị với phương pháp phẫu thuật cắt bỏ ổ dị dạng mạch.
II. CHỈ ĐỊNH
- Dị dạng tĩnh mạch đầu mặt cổ ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ
- Dị dạng tĩnh mạch ở người có chống chỉ định phẫu thuật
- Dị dạng tĩnh mạch lớn mà phẫu thuật không có khả năng lấy bỏ toàn bộ.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH: Người bệnh dị ứng với chất gây xơ
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sỹ chuyên khoa Phẫu thuật Tạo hình: 01
- Bác sỹ gây mê: 01
- Bác sỹ chẩn đoán hình ảnh: 01
- Điều dưỡng/ kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh: 01
- Điều dưỡng phụ mê: 01
- Điều dưỡng dụng cụ: 01
- Điều dưỡng chạy ngoài: 01
- Bác sỹ hồi tỉnh: 01
- Điều dưỡng hồi tỉnh: 01
- Nhân viên vệ sinh: 01
2. Người bệnh
- Làm bệnh án đầy đủ theo quy định
- Làm đầy đủ các xét nghiệm cơ bản, xét nghiệm chuyên sâu, Xquang phổi, siêu âm bụng, Xquang mặt, Xquang vùng tổn thương, phim CT scanner, MRI, phim chụp mạch...
- Khám và hội chẩn liên chuyên khoa để phối hợp điều trị trước, trong và sau thủ thuật nếu cần: Tăng đường huyết, rối loạn đông máu, cao huyết áp...
- Chuẩn bị trước thủ thuật theo quy trình Ngoại khoa chung: Kháng sinh, nhịn ăn vệ sinh thân thể, cạo lông, tóc...
- Phẫu thuật viên gặp gỡ người bệnh và gia đình để giải thích trước thủ thuật về tình trạng bệnh tật, kế hoạch điều trị, khả năng phẫu thuật, tỷ lệ thành công, những khó khăn, thuận lợi, tai biến, di chứng có thể gặp trong quá trình điều trị; đồng thời lắng nghe và giải đáp những thắc mắc của người bệnh và gia đình về những vấn đề liên quan đến chuyên môn (trong phạm vi cho phép)
- Sau khi nghe bác sỹ giải thích và giải đáp các thắc mắc, người bệnh và gia đình phải ký cam đoan mổ vào hồ sơ, đã hiểu và chấp nhận những nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau thủ thuật.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật mạch máu
- Bộ dụng cụ phẫu thuật hàm mặt
- Clip mạch máu
- Thuốc gây xơ
- Gạc mỡ, băng chun
- Máy siêu âm màu hoặc đen trắng
- C-arm
4. Thời gian thủ thuật: 1-2 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: tuỳ theo tổn thương
2. Vô cảm: gây tê tại chỗ hoặc gây mê trong trường hợp u to hoặc trẻ em
3. Kỹ thuật:
- Sát trùng trải toan
- Xác định vị trí khối dị dạng, có thể thực hiện dưới siêu âm hoặc dưới màn tăng sáng
- Luồn kim vào ổ dị dạng, dưới sự quan sát của C-arm, đảm bảo kim nằm trong lòng mạch
- Tiêm chất gây xơ trực tiếp vào khối dị dạng trong khi cô lập khối dị dạng
- Băng ép
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
1. Theo dõi và chăm sóc
2. Biến chứng
- Các dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở
- Chảy máu: Băng ép chặt
- Nhiễm trùng vết mổ: Kháng sinh
- Tắc mạch nơi khác do chất nút mạch di chuyển
- Hoại tử da trên khối u máu gây loét, chảy máu: Do u máu quá nông trên da
- Các tai biến liên quan đến bệnh phối hợp: tăng đường huyết, tăng huyết áp...
PHẪU THUẬT CẮT UNG THƯ DA VÙNG CỔ MẶT DƯỚI 5CM VÀ TẠO HÌNH BẰNG GHÉP DA TỰ THÂN
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật cắt bỏ khối ung thư da vùng cổ mặt kích thước dưới 5cm đến ranh giới an toàn. Khuyết phần mềm sau khi cắt u được che phủ bằng ghép da tự thân. Mảnh ghép da có thể là da mỏng hoặc da dày toàn bộ.
II. CHỈ ĐỊNH
Các ung thư da vùng cổ mặt kích thước dưới 5cm, không có khả năng đóng kín trực tiếp vì sẽ gây co kéo, biến dạng.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có chống chỉ định tuyệt đối.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sỹ chuyên khoa Phẫu thuật Tạo hình: 03
- Bác sỹ gây mê: 01
- Điều dưỡng phụ mê: 01
- Điều dưỡng dụng cụ: 01
- Điều dưỡng chạy ngoài: 01
- Bác sỹ hồi tỉnh: 01
- Điều dưỡng hồi tỉnh: 01
- Nhân viên vệ sinh: 01
2. Người bệnh
- Làm bệnh án đầy đủ theo quy định
- Làm đầy đủ các xét nghiệm cơ bản, xét nghiệm chuyên sâu, Xquang phổi, siêu âm bụng, Xquang mặt, Xquang vùng tổn thương, phim CT scanner, MRI, phim chụp mạch...
- Khám và hội chẩn liên chuyên khoa để phối hợp điều trị trước, trong và sau mổ nếu cần: Tăng đường huyết, rối loạn đông máu, cao huyết áp...
- Chuẩn bị trước mổ theo quy trình Ngoại khoa chung: Kháng sinh, nhịn ăn vệ sinh thân thể, cạo lông, tóc...
- Phẫu thuật viên gặp gỡ người bệnh và gia đình để giải thích trước mổ về tình trạng bệnh tật, kế hoạch điều trị, khả năng phẫu thuật, tỷ lệ thành công, những khó khăn, thuận lợi, tai biến, di chứng có thể gặp trong quá trình điều trị; đồng thời lắng nghe và giải đáp những thắc mắc của người bệnh và gia đình về những vấn đề liên quan đến chuyên môn (trong phạm vi cho phép)
- Sau khi nghe bác sỹ giải thích và giải đáp các thắc mắc, người bệnh và gia đình phải ký cam đoan mổ vào hồ sơ, đã hiểu và chấp nhận những nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau mổ.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
- Bộ dụng cụ phẫu thuật hàm mặt
- Dao lấy da chuyên dụng (cầm tay hoặc máy)
- Dầu Parafin
- Máy cán da
- Bông rối
- Gạc mỡ, băng chun
- Chỉ phẫu thuật
4. Thời gian phẫu thuật: 4-6 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa, đầu nghiêng về bên đối diện với bên tổn thương
2. Vô cảm: gây tê tại chỗ hoặc gây mê trong trường hợp trẻ em
3. Kỹ thuật
- Sát trùng trải toan
- Thiết kế đường rạch da quanh u đảm bảo ranh giới an toàn, cách rìa u từ 1 đến 2 cm tuỳ theo từng loại ung thư
- Rạch da theo đường thiết kế
- Cắt bỏ toàn bộ u
- Gửi sinh thiết tức thì các vị trí rìa bệnh phẩm, đảm bảo diện cắt không còn tế bào u
- Khi đã xác định diện cắt đã hết tế bào u, tiến hành bơm rửa, cầm máu
- Lấy da dày toàn bộ (từ bẹn, nếp lằn cổ, sau tai...)
- Lấy da mỏng bằng dao lấy da chuyên dụng (vị trí lấy thường ở chân)
- Khâu da ghép vào vùng khuyết da, cố định da ghép bằng gối gạc
- Đóng nơi lấy da dày toàn bộ theo các lớp giải phẫu
- Nơi lấy da mỏng băng gạc mỡ trong 2 tuần
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
1. Theo dõi: cắt gối gạc sau 7 ngày
2. Biến chứng và chăm sóc
- Các dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở
- Chảy máu vết mổ: Băng ép chặt hoặc mổ lại cầm máu
- Nhiễm trùng vết mổ: Kháng sinh và thay băng tại chỗ
- Hoại tử da ghép: thay băng và dùng kháng sinh.
- Còn sót u: cắt lại
- Các tai biến liên quan đến bệnh phối hợp: tăng đường huyết, tăng huyết áp...
PHẪU THUẬT CẮT UNG THƯ DA VÙNG CỔ MẶT DƯỚI 5CM VÀ TẠO HÌNH BẰNG VẠT TẠI CHỖ
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật cắt bỏ khối ung thư da vùng cổ mặt kích thước dưới 5cm đến ranh giới an toàn. Khuyết phần mềm sau khi cắt u được che phủ bằng vạt tại chỗ
II. CHỈ ĐỊNH
Các ung thư da vùng cổ mặt kích thước dưới 5cm, không có khả năng đóng kín trực tiếp vì sẽ gây co kéo, biến dạng
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có chống chỉ định tuyệt đối
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sỹ chuyên khoa Phẫu thuật Tạo hình: 03
- Bác sỹ gây mê: 01
- Điều dưỡng phụ mê: 01
- Điều dưỡng dụng cụ: 01
- Điều dưỡng chạy ngoài: 01
- Bác sỹ hồi tỉnh: 01
- Điều dưỡng hồi tỉnh: 01
- Nhân viên vệ sinh: 01
2. Người bệnh
- Làm bệnh án đầy đủ theo quy định
- Làm đầy đủ các xét nghiệm cơ bản, xét nghiệm chuyên sâu, Xquang phổi, siêu âm bụng, Xquang mặt, Xquang vùng tổn thương, phim CT scanner, MRI, phim chụp mạch...
- Khám và hội chẩn liên chuyên khoa để phối hợp điều trị trước, trong và sau mổ nếu cần: Tăng đường huyết, rối loạn đông máu, cao huyết áp...
- Chuẩn bị trước mổ theo quy trình Ngoại khoa chung: Kháng sinh, nhịn ăn vệ sinh thân thể, cạo lông, tóc...
- Phẫu thuật viên gặp gỡ người bệnh và gia đình để giải thích trước mổ về tình trạng bệnh tật, kế hoạch điều trị, khả năng phẫu thuật, tỷ lệ thành công, những khó khăn, thuận lợi, tai biến, di chứng có thể gặp trong quá trình điều trị; đồng thời lắng nghe và giải đáp những thắc mắc của người bệnh và gia đình về những vấn đề liên quan đến chuyên môn (trong phạm vi cho phép).
- Sau khi nghe bác sỹ giải thích và giải đáp các thắc mắc, người bệnh và gia đình phải ký cam đoan mổ vào hồ sơ, đã hiểu và chấp nhận những nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau mổ.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
- Bộ dụng cụ phẫu thuật hàm mặt
- Gạc mỡ, băng chun
4. Thời gian phẫu thuật: 4-6 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa, đầu nghiêng về bên đối diện với bên tổn thương
2. Vô cảm: gây tê tại chỗ hoặc gây mê trong trường hợp trẻ em
3. Kỹ thuật
- Sát trùng trải toan
- Thiết kế đường rạch da quanh u đảm bảo ranh giới an toàn, cách rìa u từ 1 đến 2 cm tuỳ theo từng loại ung thư
- Rạch da theo đường thiết kế
- Cắt bỏ toàn bộ u
- Gửi sinh thiết tức thì các vị trí rìa bệnh phẩm, đảm bảo diện cắt không còn tế bào u
- Khi đã xác định diện cắt đã hết tế bào u, tiến hành bơm rửa, cầm máu
- Xác định kích thước khuyết phần mềm cần che phủ
- Thiết kế vạt tại chỗ ngay cạnh tổn khuyết cho vừa kích thước đã xác định
- Phẫu tích vạt, bảo vệ cuống mạch nuôi của vạt
- Chuyển vạt đến che phủ khuyết phần mềm
- Đóng nơi lấy vạt tại chỗ trực tiếp hoặc ghép da
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
1. Theo dõi: cắt gối gạc sau 7 ngày (nếu có)
2. Biến chứng và chăm sóc
- Các dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở
- Chảy máu vết mổ: Băng ép chặt hoặc mổ lại cầm máu
- Nhiễm trùng vết mổ: Kháng sinh và thay băng tại chỗ
- Hoại tử vạt da: thay băng và dùng kháng sinh.
- Còn sót u: cắt lại
- Các tai biến liên quan đến bệnh phối hợp: tăng đường huyết, tăng huyết áp...
PHẪU THUẬT CẮT UNG THƯ DA VÙNG CỔ MẶT TRÊN 5CM VÀ TẠO HÌNH BẰNG VẠT LÂN CẬN
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật cắt bỏ khối ung thư da vùng cổ mặt kích thước trên 5 cm đến ranh giới an toàn. Khuyết phần mềm sau khi cắt u được che phủ bằng vạt lân cận
II. CHỈ ĐỊNH
Các ung thư da vùng cổ mặt kích thước trên 5cm, không có khả năng đóng kín trực tiếp, cũng như các vạt tại chỗ vì sẽ gây co kéo, biến dạng.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có chống chỉ định tuyệt đối
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sỹ chuyên khoa Phẫu thuật Tạo hình: 03
- Bác sỹ gây mê: 01
- Điều dưỡng phụ mê: 01
- Điều dưỡng dụng cụ: 01
- Điều dưỡng chạy ngoài: 01
- Bác sỹ hồi tỉnh: 01
- Điều dưỡng hồi tỉnh: 01
- Nhân viên vệ sinh: 01
2. Người bệnh
- Làm bệnh án đầy đủ theo quy định
- Làm đầy đủ các xét nghiệm cơ bản, xét nghiệm chuyên sâu, Xquang phổi, siêu âm bụng, Xquang mặt, Xquang vùng tổn thương, phim CT scanner, MRI, phim chụp mạch...
- Khám và hội chẩn liên chuyên khoa để phối hợp điều trị trước, trong và sau mổ nếu cần: Tăng đường huyết, rối loạn đông máu, cao huyết áp...
- Chuẩn bị trước mổ theo quy trình Ngoại khoa chung: Kháng sinh, nhịn ăn vệ sinh thân thể, cạo lông, tóc...
- Phẫu thuật viên gặp gỡ người bệnh và gia đình để giải thích trước mổ về tình trạng bệnh tật, kế hoạch điều trị, khả năng phẫu thuật, tỷ lệ thành công, những khó khăn, thuận lợi, tai biến, di chứng có thể gặp trong quá trình điều trị; đồng thời lắng nghe và giải đáp những thắc mắc của người bệnh và gia đình về những vấn đề liên quan đến chuyên môn (trong phạm vi cho phép).
- Sau khi nghe bác sỹ giải thích và giải đáp các thắc mắc, người bệnh và gia đình phải ký cam đoan mổ vào hồ sơ, đã hiểu và chấp nhận những nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau mổ.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
- Bộ dụng cụ phẫu thuật hàm mặt
- Gạc mỡ, băng chun
4. Thời gian phẫu thuật: 4-6 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa, đầu nghiêng về bên đối diện với bên tổn thương
2. Vô cảm: gây tê tại chỗ hoặc gây mê trong trường hợp trẻ em
3. Kỹ thuật
- Sát trùng trải toan
- Thiết kế đường rạch da quanh u đảm bảo ranh giới an toàn, cách rìa u từ 1 đến 2 cm tuỳ theo từng loại ung thư
- Rạch da theo đường thiết kế
- Cắt bỏ toàn bộ u
- Gửi sinh thiết tức thì các vị trí rìa bệnh phẩm, đảm bảo diện cắt không còn tế bào u
- Khi đã xác định diện cắt đã hết tế bào u, tiến hành bơm rửa, cầm máu
- Xác định kích thước khuyết phần mềm cần che phủ
- Thiết kế vạt lân cận cho vừa kích thước tổn khuyết đã xác định
- Phẫu tích vạt, bảo vệ cuống mạch nuôi của vạt
- Chuyển vạt đến che phủ khuyết phần mềm
- Đóng nơi lấy vạt tại chỗ trực tiếp hoặc ghép da
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
1. Theo dõi: cắt gối gạc sau 7 ngày
2. Biến chứng và chăm sóc
- Các dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở
- Chảy máu vết mổ: Băng ép chặt hoặc mổ lại cầm máu
- Nhiễm trùng vết mổ: Kháng sinh và thay băng tại chỗ
- Hoại tử vạt: thay băng và dùng kháng sinh.
- Còn sót u: cắt lại
- Các tai biến liên quan đến bệnh phối hợp: tăng đường huyết, tăng huyết áp...
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật cắt khối ung thu da vùng cổ mặt trên 5cm và che phủ khuyết phần mềm bằng vạt da vi phẫu.
II. CHỈ ĐỊNH
Trong các trường hợp cắt ung thư da trên 5cm để lại khuyết hổng rộng không thể che phủ bằng vạt tại chỗ và lân cận.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Người bệnh có bệnh toàn thân không phù hợp cho phẫu thuật
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Bác sĩ chuyên khoa Phẫu thuật Tạo hình.
2. Phương tiện: Dụng cụ phẫu thuật Tạo hình, Siêu âm doppler mạch cầm tay, Kính hiển vi phẫu thuật
3. Người bệnh
- Cạo lông vùng chuẩn bị lấy vạt
- Làm đủ các xét nghiệm chẩn đoán, chú ý các bệnh lý phối hợp: Tim mạch, tiểu đường...Đánh giá tình trạng toàn thân như tuổi, cơ địa, những bệnh mãn tính phối hợp có ảnh hưởng tới cuộc phẫu thuật, trong thời kỳ hậu phẫu. Đánh giá khả năng phẫu thuật để chuẩn bị cho cuộc mổ diễn ra an toàn và hiệu quả nhất.
- Dùng kháng sinh dự phòng nếu cần thiết.
- Giải thích cho người bệnh và gia đình biết rõ bệnh và tình trạng toàn thân, về khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về các tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, do cơ địa của người bệnh
- Giải đáp những khúc mắc của người bệnh về bệnh tật, về phẫu thuật,...trong phạm vi cho phép.
- Chuẩn bị trước mổ theo quy trình Ngoại khoa thông thường
4. Hồ sơ bệnh án: hoàn thành các thủ tục hành chính theo quy định. Người bệnh và gia đình phải ký cam đoan mổ, ghi rõ đã được nghe giải thích rõ ràng, hiểu và chấp nhận các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa, đầu nghiêng về bên đối diện với tổn thương hoặc ngửa cổ
2. Vô cảm: gây mê nội khí quản
3. Kỹ thuật:
Kíp 1
- Rạch da theo đường thiết kế
- Bóc tách vạt da kèm theo động mạch và tĩnh mạch
Kíp 2
- Rạch da theo đường thiết kế
- Cắt bỏ khối ung thư da đến ranh giới an toàn dựa vào kết quả sinh thiết tức thì
- Chuẩn bị mạch nhận
- Tiến hành cắt rời vạt da, chuyển đến vùng nhận
- Khâu cố định vạt
- Nối động mạch và tĩnh mạch giữa nơi cho và nơi nhận dưới kính vi phẫu bằng Nylon 9.0 hoặc 10.0
- Khâu dưới da bằng Vicryl, khâu da bằng Nylon
- Băng ép nhẹ
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
1. Theo dõi: màu sắc da ghép 30'/Lần trong ngày 24h đầu, 2h/lần trong các ngày tiếp theo.
- Nếu da trắng lạnh, tiến hành nhỏ Xylocain nguyên chất vào nơi nối mạch. Nếu không cải thiện có thể đưa lên nhà mổ kiểm tra mối nối mạch (Thường do tắc động mạch).
- Nếu mảnh ghép tím do tĩnh mạch thông kém hoặc không thông: đưa lên nhà mổ kiểm tra mối nối mạch (Thường do tắc tĩnh mạch).
2. Biến chứng
- Chảy máu: theo dõi công thức máu, nếu thiếu máu tiến hành truyền máu
- Nhiễm trùng: thay băng và dùng kháng sinh.
- Hoại tử ướt: thay băng không cải thiện thì cắt bỏ
- Hoại tử khô: thay băng
- Còn ung thư hoặc tái phát: cắt lại
CẮT U MỠ HỆ THỐNG LAN TỎA VÙNG HÀM MẶT
I. ĐỊNH NGHĨA
U mở có kích thước lớn, lan tỏa vùng hàm mặt. Điều trị chủ yếu bằng phẫu thuật cắt bỏ
II. CHỈ ĐỊNH
U mỡ hệ thống, lan tỏa vùng hàm mặt, gây chèn ép, biến dạng mặt, ảnh hưởng chức năng, thẩm mỹ.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Các tình trạng toàn thân tại chỗ không cho phép phẫu thuật, các bệnh toàn thân
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sỹ chuyên khoa Phẫu thuật Tạo hình: 03
- Bác sỹ gây mê: 01
- Điều dưỡng phụ mê: 01
- Điều dưỡng dụng cụ: 01
- Điều dưỡng chạy ngoài: 01
- Bác sỹ hồi tỉnh: 01
- Điều dưỡng hồi tỉnh: 01
- Nhân viên vệ sinh: 01
2. Người bệnh
- Làm bệnh án đầy đủ theo quy định
- Làm đầy đủ các xét nghiệm cơ bản, xét nghiệm chuyên sâu, Xquang phổi, siêu âm bụng, Xquang mặt, Xquang vùng tổn thương, phim CT scanner, MRI, phim chụp mạch...
- Khám và hội chẩn liên chuyên khoa để phối hợp điều trị trước, trong và sau mổ nếu cần: Tăng đường huyết, rối loạn đông máu, cao huyết áp...
- Chuẩn bị trước mổ theo quy trình Ngoại khoa chung: Kháng sinh, nhịn ăn vệ sinh thân thể, cạo lông, tóc...
- Phẫu thuật viên gặp gỡ người bệnh và gia đình để giải thích trước mổ về tình trạng bệnh tật, kế hoạch điều trị, khả năng phẫu thuật, tỷ lệ thành công, những khó khăn, thuận lợi, tai biến, di chứng có thể gặp trong quá trình điều trị; đồng thời lắng nghe và giải đáp những thắc mắc của người bệnh và gia đình về những vấn đề liên quan đến chuyên môn (trong phạm vi cho phép).
- Sau khi nghe bác sỹ giải thích và giải đáp các thắc mắc, người bệnh và gia đình phải ký cam đoan mổ vào hồ sơ, đã hiểu và chấp nhận những nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau mổ.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật mạch máu
- Bộ dụng cụ phẫu thuật hàm mặt
- Gạc mỡ, băng chun
- Bông băng gạc, chỉ phẫu thuật
- Kính lúp
4. Thời gian phẫu thuật: 4-6 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, đầu thẳng hoặc nghiêng bên đối diện
2. Vô cảm: Gây tê tại chỗ hoặc gây mê nội khí quản
3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Sát trùng trải toan
- Thiết kế đường rạch da, theo nếp gấp tự nhiên. Tùy thuộc kích thước, vị trí u mà đường rạch có thể trực tiếp trên u hoặc gián tiếp từ xa.
- Gây tê tại chỗ đường rạch (Lidocain và Adrenalin 1/100000)
- Rạch da theo đường thiết kế
- Bóc tách các lớp theo giải phẫu đến u, tránh tổn thương các thành phần quan trọng (mạch máu, thần kinh, ống tuyến nước bọt...).
- Cắt một phần hoặc toàn bộ u nếu có thể
- Sinh thiết tức thì nếu nghi ngờ ác tính
- Bơm rửa, cầm máu kỹ
- Đặt dẫn lưu vết mổ
- Khâu đóng vết mổ theo các lớp giải phẫu
- Băng ép
- Gửi giải phẫu bệnh khối u
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
1. Theo dõi: Thay băng, cắt chỉ. Dẫn lưu rút sau 48 giờ nếu ra ít
2. Biến chứng và chăm sóc
- Các dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở
- Chảy máu vết mổ: Băng ép chặt hoặc mổ lại cầm máu
- Nhiễm trùng vết mổ: Kháng sinh và thay băng tại chỗ
- Tổn thương mạch máu, thần kinh
- Các tai biến liên quan đến bệnh phối hợp: tăng đường huyết, tăng huyết áp...
PHẪU THUẬT LẤY BỎ CHẤT SILICON LỎNG VÙNG MẶT CỔ
I. ĐỊNH NGHĨA
Lấy bỏ silicon lỏng
II. CHỈ ĐỊNH
Lấy bỏ silicon lỏng
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Các tình trạng của toàn thân + tại chỗ không cho phép phẫu thuật
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên phẫu thuật tạo hình hàm mặt.
2. Người bệnh: Làm các xét nghiệm
3. Phương tiện: Thuốc tê, mê, chỉ bông băng gạc.
4. Hồ sơ bệnh án: giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trong và sau quá trình điều trị.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa
2. Vô cảm: Mê NKQ hoặc tê tại chỗ
3. Cách thức mổ: Tê tại chỗ vị trí nơi lấy chất liệu. Rạch da, lấy bỏ chất liệu khâu đóng vết mổ.
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
Tai biến của gây mê tê, chảy máu, nhiễm trùng
PHẪU THUẬT LẤY BỎ CHẤT LIỆU ĐỘN VÙNG MẶT CỔ
I. ĐỊNH NGHĨA
Là phương pháp lấy bỏ chất liệu độn
II. CHỈ ĐỊNH
Lấy bỏ chất liệu độn khi nhiễm trùng hoặc thay thế chất liệu mới
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Các tình trạng của toàn thân + tại chỗ không cho phép phẫu thuật
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên phẫu thuật tạo hình hàm mặt.
2. Người bệnh: Làm các xét nghiệm
3. Phương tiện: Thuốc tê, mê, chỉ bông băng gạc.
4. Hồ sơ bệnh án: giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trong và sau quá trình điều trị.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa
2. Vô cảm: Mê NKQ hoặc tê tại chỗ
3. Cách thức mổ: Tê tại chỗ vị trí nơi lấy chất liệu. Rạch da, lấy bỏ chất liệu khâu đóng vết mổ
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
Tai biến của gây mê tê, chảy máu, nhiễm trùng
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật thu nhỏ thể tích vú gồm cả da và tuyến sữa.
II. CHỈ ĐỊNH
Vú nhỏ bẩm sinh hoặc cho con bú, vú mất cân đối sau mổ hoặc bẩm sinh.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh toàn thân, tại chỗ không cho phép
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 bác sỹ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm bệnh án đầy đủ theo quy định
- Làm đầy đủ các xét nghiệm cơ bản, xét nghiệm chuyên sâu, Xquang phổi, siêu âm bụng, Xquang mặt...
- Khám và hội chẩn liên chuyên khoa để phối hợp điều trị trước, trong và sau mổ nếu cần: Tăng đường huyết, rối loạn đông máu, cao huyết áp...
- Chuẩn bị trước mổ theo quy trình Ngoại khoa chung: Kháng sinh, nhịn ăn vệ sinh răng miệng, thân thể...
- Phẫu thuật viên gặp gỡ người bệnh và gia đình để giải thích trước mổ về tình trạng bệnh tật, kế hoạch điều trị, khả năng phẫu thuật, tỷ lệ thành công, những khó khăn, thuận lợi, tai biến, di chứng có thể gặp trong quá trình điều trị; đồng thời lắng nghe và giải đáp những thắc mắc của người bệnh và gia đình về những vấn đề liên quan đến chuyên môn (trong phạm vi cho phép).
- Sau khi nghe bác sỹ giải thích và giải đáp các thắc mắc, người bệnh và gia đình phải ký cam đoan mổ vào hồ sơ, đã hiểu và chấp nhận những nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau mổ...
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
- Chỉ khâu: 08 sợi chỉ vicril; 06 sợi nilon.
- Dẫn lưu áp lực: 02.
- Gạc vuông, gạc ổ bụng: 20 gói.
- Opsite dán phẫu thuật: 02 loại 35 x 40 cm.
- Urgotul SSD: 05 miếng, băng chun: 02 cuộn
4. Thời gian phẫu thuật: Từ 3-5 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa
2. Vô cảm: mê NKQ
3. Kỹ thuật
- Sát trùng trải toan.
- Thiết kế đường rạch da trên 2 vú tuỳ theo phương pháp đã chọn.
- Tính toán thể tích vú cần cắt bỏ
- Lựa chọn cuống mạch nuôi quầng vú
- Rạch da theo thiết kế
- Phẫu tích cuống mạch nuôi quầng vú
- Cắt bỏ phần da và tuyến vú theo thiết kế
- Xoay vạt tạo hình vú cho tròn, cân 2 bên
- Cầm máu kĩ
- Đặt dẫn lưu
- Khâu đóng da
- Băng chun cố định
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
1. Theo dõi:
Vạt bằng siêu âm Doppler, theo dõi dẫn lưu, vết mổ. Thay băng 2 ngày/ lần.
2. Biến chứng và chăm sóc
- Tai biến của gây tê/mê. Xử trí: hồi sức và theo dõi tại phòng hồi sức.
- Chảy máu vết mổ: Băng ép hoặc mổ lại cầm máu
- Máu tụ. Xử trí: băng chun sau mổ, chọc hút dịch nếu có.
- Nhiễm trùng. Xử trí: thay băng, điều trị kháng sinh, tháo túi nếu cần.
- Chậm liền vết mổ: thay băng, khâu đóng thì 2.
- Hoại tử núm vú: cắt lọc tổ chức hoại tử, tạo hình núm vú thì 2.
- Sẹo xấu. Xử trí: chăm sóc sẹo, tạo hình khi sẹo ổn định.
CẮT CÁC KHỐI U DA LÀNH TÍNH DƯỚI 5 CM
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật nhằm lấy bỏ các u da lành tính dưới 5 cm...
II. CHỈ ĐỊNH
Các khối u lành tính của da
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Điều kiện toàn thân không cho phép phẫu thuật
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
4. Thời gian phẫu thuật: 30p-1h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa/sấp tùy thuộc vị trí khối u
2. Vô cảm: tê tại chỗ
3. Kỹ thuật
- Rạch da quanh u, cắt bỏ toàn bộ khối u
- Khâu đóng trực tiếp, ghép da hoặc xoay vạt tại chỗ
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Tai biến của gây tê, máu tụ, nhiễm trùng, sốt, sẹo lồi
- Xử trí theo từng nguyên nhân
CÁT CÁC KHỐI U DA LÀNH TÍNH TRÊN 5 CM
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật nhằm lấy bỏ các u da lành tính trên 5 cm...
II. CHỈ ĐỊNH
Các khối u lành tính của da
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Điều kiện toàn thân không cho phép phẫu thuật
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
4. Thời gian phẫu thuật: 1h-2h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa/sấp tùy thuộc vị trí khối u
2. Vô cảm: tê tại chỗ
3. Kỹ thuật
- Rạch da quanh u, cắt bỏ toàn bộ khối u
- Khâu đóng trực tiếp/ ghép da/ vạt có cuống/ vi phẫu
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Tai biến của gây tê, máu tụ, nhiễm trùng, sốt, sẹo lồi
- Xử trí theo từng nguyên nhân
PHẪU THUẬT GHÉP DA TỰ THÂN CÁC KHUYẾT PHẦN MỀM CÁNH TAY
I. ĐỊNH NGHĨA
Là phẫu ghép da phủ kín diện khuyết da vùng cánh tay.
II. CHỈ ĐỊNH
Khuyết da, mất ít hoại tử không tổ chức phần mềm dưới da (sau chấn thương, sau cắt bỏ u, sau lấy vạt, sau bỏng)
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Tình trạng toàn thân + tại chỗ không cho phép (viêm nhiễm)
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên phẫu thuật tạo hình hàm mặt.
2. Người bệnh: Làm các xét nghiệm
3. Phương tiện: Thuốc tê, mê, chỉ bông băng gạc.
4. Hồ sơ bệnh án: giải thích kỹ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trong và sau quá trình điều trị.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa
2. Vô cảm: Tê tại chỗ hoặc mê NKQ, tê đám rối cánh tay.
3. Cách thức mổ: Dùng dụng cụ nên lấy da mỏng, lấy da dày tách bỏ mỡ dưới da. Đặt lên diện mất da, cố định vào nơi nhận, gối gạc
VI. BIẾN CHỨNG DI CHỨNG
Biến chứng của gây mê, tê, chảy máu, nhiễm trùng, hoại tử của mảnh ghép, sẹo co, sẹo lồi
PHẪU THUẬT GHÉP DA TỰ THÂN CÁC KHUYẾT PHẦN MỀM CẲNG TAY
I. ĐỊNH NGHĨA
Là phẫu thuật lấy da (mỏng, dày) rời, ghép tự do lên diện khuyết da của cẳng tay.
II. CHỈ ĐỊNH
Mất da hay mô dưới da có tổ chức hạt tốt và không đi qua vùng khớp (sau chấn thương, sau cắt bỏ u, sau lấy vạt, sau bỏng).
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Tình trạng toàn thân + tại chỗ không cho phép (viêm nhiễm)
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, bác sĩ vi phẫu thuật.
2. Người bệnh: Làm các xét nghiệm
3. Phương tiện: Thuốc tê, mê, chỉ bông băng gạc, gạc vaseline hay xeroform.
4. Hồ sơ bệnh án: giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trong và sau quá trình điều trị.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa
2. Vô cảm: Mê Nội khí quản (vì phải lấy da ở đùi hay bụng, bẹn)
3. Cách thức mổ:
- Dùng dụng cụ nên lấy da mỏng, lấy da dày tách bỏ mỡ dưới da.
- Đặt lên diện mất da, cố định vào nơi nhận, đắp gạc vaseline hay xeroform, gối gạc và bông ép.
VI. BIẾN CHỨNG DI CHỨNG
Biến chứng của gây mê, tê, chảy máu, nhiễm trùng, hoại tử của mảnh ghép, sẹo co, sẹo lồi
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH CÁC KHUYẾT PHẦN MỀM PHỨC TẠP CÁNH TAY BẰNG VẠT TẠI CHỖ
I. ĐỊNH NGHĨA
Sử dụng các phương pháp chuyển vạt da tại chỗ che phủ các khuyết hổng phần mềm phức tạp cánh tay.
II. CHỈ ĐỊNH
Khuyết hổng phần mềm cánh tay do các nguyên nhân: Chấn thương cắt bỏ khối u, viêm loét mãn tính, nhiễm trùng...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Điều kiện toàn thân không cho phép phẫu thuật tại chỗ
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên phẫu thuật tạo hình-thẩm mỹ, bác sĩ vi phẫu.
2. Người bệnh: Làm các xét nghiệm
3. Phương tiện: Thuốc tê, mê, chỉ bông băng gạc, gạc vaseline
4. Hồ sơ bệnh án: giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trong và sau quá trình điều trị
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa.
2. Vô cảm: Mê NKQ hoặc tê đám rối.
3. Cách thức mổ: Sử dụng kỹ thuật che phủ tổn khuyết.
VI. BIẾN CHỨNG- DI CHỨNG
- Gây mê hồi sức.
- Tại chỗ: Vạt da hoại tử, nhiễm trùng sẹo xấu. Tại chỗ cho vạt sẹo xấu, co kéo...
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH CÁC KHUYẾT PHẦN MỀM PHỨC TẠP CẲNG TAY BẰNG VẠT LÂN CẬN
I. ĐỊNH NGHĨA
Sử dụng các phương pháp chuyển vạt da lân cận (cánh tay, cẳng tay...) che phủ các khuyết hổng phần mềm phức tạp vùng cẳng tay.
II. CHỈ ĐỊNH
Khuyết hổng phần mềm cẳng tay phức tạp: viêm nhiễm, lộ các cấu trúc quan trọng phía dưới (mạch máu, gân, xương, khớp, thần kinh...) mà không thể dùng phương pháp ghép da hay các vạt tại chỗ được.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh lý phối hợp toàn thân nặng không cho phép phẫu thuật: suy kiệt, bệnh tim mạch, rối loạn đông máu.
- Vùng da lân cận cũng có tổn thương trước đó nên không thể cung cấp chất liệu tạo hình.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sỹ chuyên khoa Phẫu thuật Tạo hình: 03 (01 PTV chính, 02 PTV phụ), bác sĩ vi phẫu thuật
- Bác sỹ gây mê: 01
- Điều dưỡng phụ mê: 01
- Điều dưỡng dụng cụ: 01
- Điều dưỡng chạy ngoài: 01
- Bác sỹ hồi tỉnh: 01
- Điều dưỡng hồi tỉnh: 01
- Nhân viên vệ sinh: 01
2. Người bệnh
- Làm bệnh án đầy đủ theo quy định
- Làm đầy đủ các xét nghiệm cơ bản, xét nghiệm chuyên sâu, Xquang phổi, siêu âm tim (vì phải dùng thuốc giãn mạch), Xquang cẳng tay.
- Khám và hội chẩn liên chuyên khoa để phối hợp điều trị trước, trong và sau mổ nếu cần: Tăng đường huyết, rối loạn đông máu, cao huyết áp...
- Chuẩn bị trước mổ theo quy hình Ngoại khoa chung: Kháng sinh, nhịn ăn vệ sinh thân thể, cạo lông, tóc...
- Phẫu thuật viên gặp gỡ người bệnh và gia đình để giải thích trước mổ về tình trạng bệnh tật, kế hoạch điều trị, khả năng phẫu thuật, tỷ lệ thành công, những khó khăn, thuận lợi, tai biến, di chứng có thể gặp trong quá trình điều trị; đồng thời lắng nghe và giải đáp những thắc mắc của người bệnh và gia đình về những vấn đề liên quan đến chuyên môn (trong phạm vi cho phép).
- Sau khi nghe bác sỹ giải thích và giải đáp các thắc mắc, người bệnh và gia đình phải ký cam đoan mổ vào hồ sơ, đã hiểu và chấp nhận những nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau mổ.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật bàn tay
- Bộ dụng cụ phẫu thuật vi phẫu
- Bộ dụng cụ phẫu thuật mạch máu
- Kính lúp
- Dao lấy da chuyên dụng (cầm tay hoặc máy)
- Máy cán da
- Gạc mỡ, băng chun, bông rối, ghim cặp da (stapler)
- Chỉ phẫu thuật: Trung bình 10 sợi chỉ tiêu và không tiêu
- Clip mạch máu (6 phong, 30 chiếc), hay chỉ silk 3.0, 4.0
4. Thời gian phẫu thuật: 4 - 6 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa.
2. Vô cảm: Gây mê NKQ hoặc gây tê đám rối TK cánh tay
3. Cách thức mổ
- Sát trùng, trải săng
- Đánh rửa sạch vết thương, giả mạc
- Cắt lọc tổ chức hoại tử, dập nát, thiểu dưỡng
- Xác định kích thước khuyết phần mềm phức tạp cần che phủ (lộ gân, xương, khớp, mạch máu, thần kinh...)
- Thiết kế vạt lân cận (cánh tay, cẳng tay...) cho vừa kích thước tổn khuyết đã xác định
- Phẫu tích vạt, bảo vệ cuống mạch nuôi của vạt, có thể sử dụng kính lúp nếu cuống mạch quá nhỏ
- Phẫu tích tạo đường hầm hoặc đường rạch da để cuống mạch của vạt nằm
- Chuyển vạt đến che phủ khuyết phần mềm, yêu cầu không được để cuống mạch của vạt bị căng, bị chèn ép, tụ máu
- Đóng nơi lấy vạt tại chỗ trực tiếp hoặc ghép da
VI. BIẾN CHỨNG DI CHỨNG
1. Theo dõi: Màu sắc vạt, hồi lưu mao mạch, độ ẩm của vạt da, sưởi đèn, kê cao tay. Thay băng, Cắt gối gạc sau 5-7 ngày.
2. Biến chứng và chăm sóc
- Các dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở
- Chảy máu vết mổ: Băng ép có trọng điểm nơi chảy máu hay mổ lại cầm máu.
- Nhiễm trùng vết mổ: Kháng sinh và thay băng tại chỗ
- Hoại tử vạt da: thay băng và dùng kháng sinh, cắt lọc hoại tử.
- Các tai biến liên quan đến bệnh phối hợp: tăng đường huyết, tăng huyết áp...
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH CÁC KHUYẾT PHẦN MỀM PHỨC TẠP CÁNH TAY BẰNG VẠT DA CÓ SỬ DỤNG VI PHẪU THUẬT
I. ĐỊNH NGHĨA
Sử dụng phương pháp phẫu thuật bằng vạt da vi phẫu che phủ các khuyết hổng phần mềm cánh tay.
II. CHỈ ĐỊNH
Khuyết hổng phần mềm cánh tay do các nguyên nhân: Chấn thương cắt bỏ khối u, viêm loét mãn tính, nhiễm trùng...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Điều kiện toàn thân không cho phép phẫu thuật.
- Tình trạng vết thương tại chỗ nhiễm trùng nặng.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, vi phẫu thuật.
2. Người bệnh: Làm các xét nghiệm.
3. Phương tiện: Thuốc tê, mê, kháng đông, giãn mạch, chống ngưng tập tiểu cầu, chỉ bông băng gạc kính hiển vi, dao lấy da....
4. Hồ sơ bệnh án, giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Mê NKQ
2. Tư thế: Tùy thuộc vào vị trí tổn khuyết phần mềm và vị trí dự kiến lấy vạt.
3. Cách thức mổ: 2 kíp phẫu thuật
- Kíp 1 (thực hiện trước): Cắt lọc vết thương, tìm mạch máu vùng nhận, cố gắng tìm đủ 01 động mạch và 02 tĩnh mạch. Thực hiện thông mạch.
- Kíp 2 (làm sau khi đã có mạch nhận): Bóc tách vạt da và đóng vết mổ hay ghép da nơi cho vạt.
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Gây mê hồi sức
- Tại chỗ: Vạt da hoại tử, nhiễm trùng sẹo xấu. Tại chỗ cho vạt sẹo xấu, co kéo...
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG BÀN TAY BẰNG GHÉP DA TỰ THÂN
I. ĐỊNH NGHĨA
Sử dụng phương pháp phẫu thuật ghép da để che phủ các khuyết hổng bàn tay
II. CHỈ ĐỊNH
Khuyết hổng phần mềm bàn tay do các nguyên nhân: Chấn thương cắt bỏ khối u, viêm loét mãn tính, nhiễm trùng...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Điều kiện toàn thân không cho phép phẫu thuật.
- Tình trạng vết thương tại chỗ nhiễm trùng...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, phẫu thuật bàn tay, vi phẫu.
2. Người bệnh: Làm các xét nghiệm
3. Phương tiện: Thuốc tê, mê, chỉ bông băng gạc, gạc vaseline hay xeroform.
4. Hồ sơ bệnh án: giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Mê NKQ
2. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa
3. Cách thức mổ: Làm sạch vết thương bàn tay.
- Nếu lấy da dày thì lấy da vùng bẹn. Đục lỗ mắt lưới, đặt da ghép lên vùng khuyết tổn. Cố định da ghép.
- Không ghép da mỏng vì da bàn tay dễ co rút.
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Gây mê hồi sức
- Tại chỗ: da ghép hoại tử, nhiễm trùng sẹo xấu (Lấy da dày vùng bụng thường theo đường C-section nên ít co rút).
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG BÀN TAY BẰNG CÁC VẠT DA TẠI CHỖ
I. ĐỊNH NGHĨA
Sử dụng các phương pháp chuyển vạt tại chỗ che phủ các khuyết hổng phần mềm bàn tay.
II. CHỈ ĐỊNH
Khuyết hổng phần mềm bàn tay do các nguyên nhân: Chấn thương cắt bỏ khối u, viêm loét mãn tính, nhiễm trùng...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Điều kiện toàn thân không cho phép phẫu thuật tại chỗ
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, bàn tay hay vi phẫu.
2. Người bệnh: Làm các xét nghiệm.
3. Phương tiện: Thuốc tê, mê, chỉ bông băng gạc kính hiển vi, dao lấy da.
4. Hồ sơ bệnh án: giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Mê NKQ hoặc tê đám rối
2. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa
3. Cách thức mổ: Sử dụng kỹ thuật che phủ tổn khuyết có nhiều cách: chéo ngón, chéo tay, Atasoy, Kuttler...
VI. BIẾN CHỨNG DI CHỨNG
- Gây mê hồi sức
- Tại chỗ: Vạt da hoại tử, nhiễm trùng sẹo xấu. Tại chỗ cho vạt sẹo xấu, co kéo...
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG BÀN TAY BẰNG CÁC VẠT LÂN CẬN
I. ĐỊNH NGHĨA
Sử dụng các phương pháp chuyển vạt lân cận để che phủ các khuyết hổng phần mềm vùng bàn tay do vết thương.
II. CHỈ ĐỊNH
Khuyết hổng phần mềm bàn tay do vết thương lớn hơn không thể đóng kín trực tiếp hoặc sử dụng được các vạt tại chỗ vùng bàn tay để che phủ.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Điều kiện toàn thân không cho phép phẫu thuật.
- Tổn thương phối hợp vết thương bàn tay và các vùng lân cận không cho phép sử dụng vạt.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện:
- Kíp bác sĩ phẫu thuật: 1 Phẫu thuật viên phẫu thuật tạo hình, 2 bác sĩ phụ phẫu thuật
- Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 1 điều dưỡng dụng cụ, 1 điều dưỡng chạy ngoài, 1 hộ lý
2. Người bệnh:
- Làm đầy đủ các xét nghiệm máu, bilan trước mổ
- Chụp Xquang bàn tay
- Siêu âm Doppler xác định cuống vạt trước mổ và trong mổ
- Giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
- Kí hồ sơ bệnh án
3. Phương tiện:
- Thuốc gây mê,
- Băng gạc, thuốc sát trùng
- Chỉ dự kiến: Chỉ tự tiêu 15 sợi, chỉ không tiêu 10 sợi
- Bộ dụng cụ: Phẫu thuật tạo hình, Phẫu thuật bàn tay
- Dụng cụ vi phẫu thuật
- Kính hiển vi, kính lúp
- Dao lấy da.
- Siêu âm Doppler (Hand-dopper)
- Clip bạc cầm máu hay silk 4.0
4. Thời gian phẫu thuật: 3 - 5 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Mê NKQ hoặc tê đám rối
2. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, tay đặt trên bàn phẫu thuật
3. Cách thức mổ:
- Bước 1: Cắt lọc
+ Cắt lọc tổ chức dập nát, bơm rửa, làm sạch vết thương bàn tay
+ Kết hợp xương (KHX) xương bàn tay
+ Nối gân, mạch máu, thần kinh nếu tổn thương
- Bước 2:
+ Xác định khuyết tổn bàn tay sau khi cắt lọc: kích thước, mức độ
- Bước 3:
+ Thiết kế vạt da lân cận tương ứng để che phủ khuyết tổn (thường là vạt có cuống mạch liền để xoay, chuyển che phủ tổn thương như các vạt Trưng quốc, vạt trụ, vạt liên cốt sau...).
+ Bóc vạt theo thiết kế, phẫu tích cuống vạt dài nhất có thể để xoay xuống che phủ toàn bộ tổn khuyết và vạt không bị căng.
+ Trong quá trình bóc vạt chú ý bảo tồn không gây tổn thương các nhánh mạch, thần kinh.
- Bước 4:
+ Chuyển vạt xoay xuống che phủ hoàn toàn tổn khuyết của vết thương bàn tay.
+ Khâu vạt da 1 lớp mũi rời
+ Đặt lam dẫn lưu dưới vạt
- Bước 5: Đóng kín nơi cho vạt
+ Nơi cho vạt có thể đóng trực tiếp hoặc ghép da
+ Da ghép có thể lấy ở vùng đùi, bẹn (không nên lấy ở cổ tay).
+ Ghép da dày lấy ở bẹn hay bụng (vì phải khâu khép nơi cho vạt trước nên chắc chắn đủ da ghép).
+ Chuyển da ghép khâu vào chỗ cho vạt, độ ẩm.
+ Cố định da ghép bằng gối gạc
- Bước 6: Theo dõi vạt sau mổ
+ Theo dõi màu sắc, sức sống của vạt, hồi lưu mao mạch của vạt
+ Siêu âm doppler kiểm tra cuống vạt
VI. THEO DÕI BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
1. Theo dõi
- Màu sắc da ghép 30'/Lần trong ngày 24h đầu, 2h/lần trong các ngày tiếp theo.
- Nếu da trắng lạnh, tiến hành nhỏ Xylocain nguyên chất vào cuống mạch. Nếu không cải thiện có thể đưa lên nhà mổ kiểm tra cuống mạch.
- Nếu mảnh ghép tím do tĩnh mạch thông kém: cắt bớt mối chỉ, cắt mép vạt, nhỏ heparin pha loãng. Nếu không cải thiện phải đưa lên phòng mổ kiểm tra.
2. Biến chứng
- Gây mê hồi sức: Sốc, phù phổi cấp, dị ứng...
- Chảy máu: theo dõi công thức máu, đông máu, nếu thiếu máu tiến hành truyền máu
- Nhiễm trùng: thay băng và dùng kháng sinh.
- Vạt da hoại tử toàn bộ hoặc 1 phần: cắt lọc hoại tử.
3. Di chứng
- Vạt da che phủ vết thương sẹo xấu, co kéo, biến dạng bàn tay
- Hạn chế chức năng vận động của bàn tay
- Sẹo xấu nơi cho vạt
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG BÀN TAY BẰNG VẠT TỪ XA
I. ĐỊNH NGHĨA
Sử dụng phương pháp phẫu thuật bằng vạt từ xa để che phủ các khuyết hổng phần mềm bàn tay do vết thương.
II. CHỈ ĐỊNH
- Khuyết hổng phần mềm bàn tay do vết thương lớn không thể sử dụng các vạt tại chỗ, lân cận.
- Tổn thương bàn tay và phối hợp vùng lân cận không thể sử dụng được vạt ở vùng lân cận.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Điều kiện toàn thân không cho phép phẫu thuật
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp bác sĩ phẫu thuật:
+ Kíp chuẩn bị nơi nhận: 1 Phẫu thuật viên phẫu thuật tạo hình, 2 bác sĩ phụ phẫu thuật
+ Kíp bóc vạt: 1 Phẫu thuật viên Phẫu thuật tạo hình, 2 bác sĩ phụ phẫu thuật
- Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 2 điều dưỡng dụng cụ, 2 điều dưỡng chạy ngoài, 2 hộ lý.
2. Người bệnh
- Làm các xét nghiệm máu,
- Chụp Xquang bàn tay,
- Chụp mạch nơi lấy vạt
- Siêu âm Doppler cuống vạt
- Cạo lông, vệ sinh nơi cho vạt
- Giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
- Kí hồ sơ bệnh án
3. Phương tiện
- Thuốc gây mê
- Chỉ dự kiến: Chỉ tự tiêu 20 sợi, không tiêu 10 sợi
- Băng gạc, thuốc sát trùng
- Clip mạch máu, hay silk 3.0, 4.0
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật bàn tay
- Dụng cụ vi phẫu
- Kính hiển vi, kính lúp
- Dao lấy da.
- Máy siêu âm Doppler cầm tay
4.Thời gian phẫu thuật: 3-5 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Mê NKQ
2. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, tay đặt trên bàn phẫu thuật
3. Cách thức mổ
- Bước 1: Cắt lọc
+ Cắt lọc tổ chức dập nát, bơm rửa, làm sạch vết thương bàn tay
+ Tiến hành kết hợp xương (KHX) bàn tay, nối gân
+ Nối thần kinh, mạch máu nếu bị tổn thương
- Bước 2: Xác định kích thước, vị trí khuyết tổn bàn tay sau khi cắt lọc
- Bước 3: Thiết kế vạt vi phẫu hoặc vạt từ xa theo kích thước tổn khuyết của bàn tay (Với các vạt từ xa sử dụng để cắt cuống sau 3 tuần thì thường sử dụng các vạt bẹn, vạt đùi, vạt vùng bụng.
- Bước 4: Bóc vạt, phẫu tích cuống mạch dài tối đa có thể, phẫu tích theo từng động mạch, tĩnh mạch, thần kinh dưới kính lúp hoặc kính hiển vi, tránh tổn thương các thần kinh mạch máu lớn nơi cho vạt
- Bước 5:
+ Chuyển vạt đến nơi nhận khâu cố định vạt vào nền nhận
+ Sử dụng Heparin toàn thân tiêm tĩnh mạch
+ Khâu vạt da 1 lớp mũi rời
+ Đặt lam dẫn lưu dưới vạt
- Bước 6: Đóng kín nơi cho vạt
+ Nơi cho vạt có thể đóng trực tiếp hoặc ghép da
+ Da ghép có thể lấy ở vùng đùi, bẹn
+ Ghép da dày lấy ở bụng, bẹn
+ Chuyển da ghép khâu vào chỗ cho vạt
+ Cố định da ghép bằng gối gạc
- Bước 7: Theo dõi vạt sau mổ
+ Theo dõi màu sắc, sức sống của vạt, hồi lưu mao mạch của vạt
+ Siêu âm doppler kiểm tra cuống vạt
VI. THEO DÕI BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
1. Theo dõi
- Màu sắc da ghép 30'/lần trong ngày 24h đầu, 2h/lần trong các ngày tiếp theo.
- Nếu da trắng lạnh, tiến hành nhỏ Xylocain nguyên chất vào cuống mạch. Nếu không cải thiện có thể đưa lên nhà mổ kiểm tra cuống mạch.
- Nếu mảnh ghép tím do tĩnh mạch thông kém: cắt bỏ mối chỉ, cắt mép vạt da nhỏ heparin loãng, không cải thiện phải đưa lên phòng mổ kiểm tra.
2. Biến chứng
- Gây mê hồi sức: Sốc, phù phổi cấp, dị ứng...
- Chảy máu: theo dõi công thức máu, đông máu, nếu thiếu máu tiến hành truyền máu.
- Nhiễm trùng: thay băng và dùng kháng sinh.
- Vạt da hoại tử toàn bộ hoặc 1 phần: cắt lọc hoại tử.
3. Di chứng
- Vạt da che phủ vết thương sẹo xấu, co kéo, biến dạng bàn tay
- Hạn chế chức năng vận động của bàn tay
- Sẹo xấu nơi cho vạt
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG BÀN TAY BẰNG VẠT CÓ SỬ DỤNG VI PHẪU
I. ĐỊNH NGHĨA
Sử dụng phương pháp phẫu thuật bằng vạt da vi phẫu che phủ các khuyết hổng phần bàn tay.
II. CHỈ ĐỊNH
Khuyết hổng phần mềm bàn tay do các nguyên nhân: Chấn thương cắt bỏ khối u, viêm loét mãn tính, nhiễm trùng...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Điều kiện toàn thân không cho phép phẫu thuật.
- Tình trạng vết thương tại chỗ nhiễm trùng...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, bàn tay, vi phẫu.
2. Người bệnh: Làm các xét nghiệm.
3. Phương tiện: Thuốc tê, mê, chỉ bông băng gạc kính hiển vi, dao lấy da....
4. Hồ sơ bệnh án: giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Mê NKQ
2. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa
3. Cách thức mổ: 2 kíp phẫu thuật
- Kíp 1: Chuẩn bị vùng nhận vạt. Chuyển vạt da có nối mạch vi phẫu
- Kíp 2: Bóc tách vạt da vi phẫu
VI. BIẾN CHỨNG DI CHỨNG
- Gây mê hồi sức
- Tại chỗ: Vạt da hoại tử, nhiễm trùng sẹo xấu. Tại chỗ cho vạt sẹo xấu, co kéo...
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG NGÓN TAY BẰNG GHÉP DA TỰ THÂN
I. ĐỊNH NGHĨA
Sử dụng phương pháp phẫu thuật ghép da để che phủ các khuyết hổng ngón tay.
II. CHỈ ĐỊNH
Khuyết hổng phần mềm ngón tay có tổ chức hạt mọc tốt không lộ gân, xương do các nguyên nhân: Chấn thương cắt bỏ khối u, viêm loét mãn tính, nhiễm trùng...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Điều kiện toàn thân không cho phép phẫu thuật.
- Tình trạng vết thương tại chỗ nhiễm trùng
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp bác sĩ phẫu thuật: 1 Phẫu thuật viên phẫu thuật tạo hình, bàn tay. 2 bác sĩ phụ phẫu thuật
- Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 1 điều dưỡng dụng cụ, 1 điều dưỡng chạy ngoài, 1 hộ lý.
2. Người bệnh
- Làm các xét nghiệm máu, chụp Xquang bàn tay
- Giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
- Kí hồ sơ bệnh án
3. Phương tiện
- Thuốc tê, mê, chỉ, băng gạc, gạc vaseline hay xeroform.
- Dao mổ 20 hay 22.
4. Thời gian thực hiện: 2 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Tê ĐRCT, tê tại chỗ nơi lấy da.
2. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, tay đặt trên bàn phẫu thuật
3. Cách thức mổ
- Cắt lọc, bơm rửa, làm sạch vết thương ngón tay.
- Xác định kích thước vị trí tổn khuyết để lại sau khi xử lý vết thương
- Nếu lấy da dày thì lấy da vùng bẹn. Đục lỗ thoát dịch bằng kim 18G, đặt da ghép lên vùng khuyết hổng.
- Không được lấy da mỏng vì dễ co rút.
- Cố định da ghép
- Khâu đóng nơi cho da
- Băng ép vùng cho da
VI. BIẾN CHỨNG DI CHỨNG
- Gây mê hồi sức
- Da ghép hoại tử, nhiễm trùng
- Chảy máu
- Co kéo biến dạng ngón tay.
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG NGÓN TAY BẰNG CÁC VẠT TẠI CHỖ
I. ĐỊNH NGHĨA
Sử dụng các phương pháp chuyển vạt tại chỗ che phủ các khuyết hổng phần mềm ngón tay.
II. CHỈ ĐỊNH
Khuyết hổng phần mềm ngón tay lộ gân, xương không thể ghép da do các nguyên nhân: Chấn thương cắt bỏ khối u, viêm loét mãn tính, nhiễm trùng...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Điều kiện toàn thân không cho phép phẫu thuật tại chỗ
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp bác sĩ phẫu thuật: 1 Phẫu thuật viên phẫu thuật tạo hình bàn tay, 2 bác sĩ phụ phẫu thuật
- Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 1 điều dưỡng dụng cụ, 1 điều dưỡng chạy ngoài, 1 hộ lý
2. Người bệnh
- Làm các xét nghiệm máu, chụp Xquang bàn tay
- Giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
- Kí hồ sơ bệnh án
3. Phương tiện
- Thuốc tê, mê, chỉ, băng gạc
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật bàn tay, dụng cụ vi phẫu
- Kính hiển vi, kính lúp
- Dao 20 (để lấy da dày).
4. Thời gian phẫu thuật: 2- 4 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Mê NKQ hoặc tê đám rối
2. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, tay đặt trên bàn phẫu thuật
3. Cách thức mổ:
- Cắt lọc tổ chức dập nát, bơm rửa, làm sạch vết thương ngón tay
- Xác định khuyết tổn ngón tay sau khi cắt lọc
- Thiết kế vạt da tại chỗ tương ứng để che phủ khuyết tổn (vạt dồn đẩy, vạt xoay, vạt chuyển...)
- Bóc vạt, nhấc vạt chuyển che phủ tổn khuyết ngón tay
- Khâu vạt da 1 lớp mũi rời
- Đặt lam dẫn lưu dưới vạt
- Nơi cho vạt có thể đóng trực tiếp hoặc ghép da
- Da ghép có thể lấy ở bẹn
- Cố định da ghép
- Theo dõi vạt sau mổ: Màu sắc, sức sống của vạt, hồi lưu mao mạch, độ ẩm vạt
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Gây mê hồi sức
- Vạt da hoại tử toàn bộ hoặc 1 phần
- Nhiễm trùng vết mổ
- Vạt sẹo xấu, co kéo, biến dạng bàn tay
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG NGÓN TAY BẰNG CÁC VẠT LÂN CẬN
I. ĐỊNH NGHĨA
Sử dụng các phương pháp chuyển vạt lân cận che phủ các khuyết hổng phần mềm ngón tay.
II. CHỈ ĐỊNH
Khuyết hổng phần mềm ngón tay lớn không thể sử dụng các vạt tại chỗ do các nguyên nhân: Chấn thương cắt bỏ khối u, viêm loét mãn tính, nhiễm trùng...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Điều kiện toàn thân không cho phép phẫu thuật
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp bác sĩ phẫu thuật: 1 Phẫu thuật viên phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật bàn tay, 2 bác sĩ phụ phẫu thuật
- Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 1 điều dưỡng dụng cụ, 1 điều dưỡng chạy ngoài, 1 hộ lý
2. Người bệnh
- Làm các xét nghiệm máu, chụp Xquang bàn tay
- Giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
- Kí hồ sơ bệnh án
3. Phương tiện
- Thuốc tê, mê, chỉ, băng gạc
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật bàn tay, dụng cụ vi phẫu
- Kính hiển vi, kính lúp
- Dao lấy da - dao 20.
4. Thời gian phẫu thuật: 2-4 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Mê NKQ hoặc tê đám rối
2. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, tay đặt trên bàn phẫu thuật
3. Cách thức mổ:
- Cắt lọc tổ chức dập nát, bơm rửa, làm sạch vết thương ngón tay
- Xác định khuyết tổn bàn tay sau khi cắt lọc
- Thiết kế vạt da lân cận tương ứng để che phủ khuyết tổn (vạt có cuống mạch liền để xoay, chuyển...).
- Bóc vạt, nhấc vạt chuyển che phủ tổn khuyết ngón tay
- Khâu vạt da 1 lớp mũi rời
- Đặt lam dẫn lưu dưới vạt
- Nơi cho vạt có thể đóng trực tiếp hoặc ghép da
- Da ghép có thể lấy ở vùng đùi, bẹn
- Cố định da ghép
- Theo dõi vạt sau mổ: Màu sắc, sức sống của vạt, hồi lưu mao mạch
VI. BIẾN CHỨNG DI CHỨNG
- Gây mê hồi sức
- Vạt da hoại tử toàn bộ hoặc 1 phần
- Nhiễm trùng vết mổ
- Vạt sẹo xấu, co kéo, biến dạng bàn tay
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG NGÓN TAY BẰNG VẠT TỪ XA
I. ĐỊNH NGHĨA
Sử dụng phương pháp phẫu thuật bằng vạt da vi phẫu che phủ các khuyết hổng ngón tay.
II. CHỈ ĐỊNH
Khuyết hổng phần mềm ngón tay lớn không sử dụng được vạt lân cận do các nguyên nhân: Chấn thương cắt bỏ khối u, viêm loét mãn tính, nhiễm trùng...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Điều kiện toàn thân không cho phép phẫu thuật.
- Tình trạng vết thương tại chỗ nhiễm trùng...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp bác sĩ phẫu thuật:
- Kíp chuẩn bị nơi nhận: 1 Phẫu thuật viên phẫu thuật tạo hình, 2 bác sĩ phụ phẫu thuật
- Kíp bóc vạt: 1 Phẫu thuật viên Phẫu thuật tạo hình, 2 bác sĩ phụ phẫu thuật
- Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 2 điều dưỡng dụng cụ, 2 điều dưỡng chạy ngoài, 2 hộ lý
2. Người bệnh
- Làm các xét nghiệm máu, chụp Xquang bàn tay, chụp mạch nơi lấy vạt
- Cạo lông, vệ sinh nơi cho vạt
- Giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
- Kí hồ sơ bệnh án
3. Phương tiện:
- Thuốc tê, mê, chỉ, băng gạc, clip mạch máu hay silk 3.0, 4.0
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật bàn tay, dụng cụ vi phẫu
- Kính hiển vi, kính lúp
- Dao lấy da.
- Máy siêu âm Doppler cầm tay
4. Thời gian phẫu thuật: 3-5 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Mê NKQ
2. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, tay đặt trên bàn phẫu thuật
3. Cách thức mổ:
- Cắt lọc tổ chức dập nát, bơm rửa, làm sạch vết thương ngón tay
- Xác định kích thước, vị trí khuyết tổn ngón tay sau khi cắt lọc
- Bộc lộ mạch máu nơi nhận vạt ở bàn tay
- Thiết kế vạt vi phẫu hoặc vạt từ xa theo kích thước tổn khuyết của ngón tay (Thường sử dụng là vạt phần mềm vạt bụng, vạt bẹn)
- Bóc vạt vi phẫu, phẫu tích cuống mạch dài tối đa có thể, phẫu tích theo từng động mạch, tĩnh mạch, thần kinh dưới kính lúp hoặc kính hiển vi, tránh tổn thương các thần kinh mạch máu lớn nơi cho vạt
- Chuyển vạt đến nơi nhận
- Khâu vạt da 1 lớp mũi rời
- Đặt lam dẫn lưu dưới vạt
- Nơi cho vạt có thể đóng trực tiếp hoặc ghép da
- Da ghép có thể lấy ở vùng đùi, bẹn
- Cố định da ghép, dẫn lưu nơi cho vạt
- Theo dõi vạt sau mổ: Màu sắc, sức sống của vạt, hồi lưu mao mạch trên vạt, siêu âm Doppler
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Gây mê hồi sức
- Hoại tử vạt một phần hoặc toàn bộ
- Tắc mạch cuống nuôi vạt, chảy máu cuống vạt
- Nhiễm trùng bàn tay hoặc nơi cho vạt
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG NGÓN TAY BẰNG VẠT CÓ SỬ DỤNG VI PHẪU
I. ĐỊNH NGHĨA
Sử dụng phương pháp phẫu thuật bằng vạt da vi phẫu che phủ các khuyết hổng ngón tay.
II. CHỈ ĐỊNH
Khuyết hổng phần mềm ngón tay do các nguyên nhân: Chấn thương cắt bỏ khối u, viêm loét mãn tính, nhiễm trùng...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Điều kiện toàn thân không cho phép phẫu thuật.
- Tình trạng vết thương tại chỗ nhiễm trùng...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, bàn tay, vi phẫu.
2. Người bệnh: Làm các xét nghiệm
3. Phương tiện: Thuốc tê, mê, chỉ bông băng gạc kính hiển vi, dao lấy da....
4. Hồ sơ bệnh án: giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Mê NKQ
2. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa
3. Cách thức mổ: 2 kíp phẫu thuật
- Kíp 1: Chuẩn bị vùng nhận vạt. Chuyển vạt da có nối mạch vi phẫu
- Kíp 2: Bóc tách vạt da vi phẫu, khâu nơi cho vạt hay ghép da.
VI. BIẾN CHỨNG DI CHỨNG
- Gây mê hồi sức
- Tại chỗ: Vạt da hoại tử, nhiễm trùng sẹo xấu. Tại chỗ cho vạt sẹo xấu, co kéo...
I. ĐỊNH NGHĨA
Phẫu thuật nối gân gấp là phẫu thuật nối lại gân gấp nhằm phục hồi lại chức năng của bàn tay.
II. CHỈ ĐỊNH
Đứt gân gấp
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh toàn thân tại chỗ không cho phép phẫu thuật
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: 1 PTV phẫu thuật tạo hình hoặc phẫu thuật bàn tay, 2 phụ phẫu thuật
- Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 1 điều dưỡng dụng cụ, 1 điều dưỡng chạy ngoài
2. Người bệnh
- Làm các xét nghiệm máu, chụp Xquang bàn tay
- Giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
- Kí hồ sơ bệnh
3. Phương tiện
- Thuốc tê, mê, chỉ, băng gạc, clip mạch máu
- Bộ nẹp vis hoặc đinh cố định xương
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật bàn tay, dụng cụ vi phẫu
- Kính lúp
- Khoan xương, chỉ thép (để luồn gân qua các ròng rọc)
4. Thời gian phẫu thuật 2-3 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Tê đám rối cánh tay
2. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, tay đặt trên bàn phẫu thuật
3. Cách thức mổ:
- Rạch da mở rộng vết thương theo các nếp tấp tự nhiên của bàn tay
- Bộc lộ tổn thương, cầm máu
- Phẫu tích tìm 2 đầu gân bị đứt, găm kim giữ cố định các đầu gân
- Nếu có kết hợp gãy xương hoặc tổn thương khớp tiến hành KHX, xử lý vết thương khớp
- Nối gân gấp theo các phương pháp Kessler, Tajima... bằng chỉ Prolen 4/0, 5.0
- Khâu bao gân
- Đóng da
- Nẹp bột
VI. BIẾN CHỨNG DI CHỨNG
- Do gây mê hồi sức
- Đứt gân lại, hoại tử gân
- Hoại tử ngón tay
- Biến dạng ngón tay
- Nhiễm trùng
PHẪU THUẬT GHÉP GÂN GẤP KHÔNG SỬ DỤNG VI PHẪU THUẬT
I. ĐỊNH NGHĨA
Sử dụng gân gan tay để ghép nhằm phục hồi hình thể và chức năng của gân gấp
II. CHỈ ĐỊNH
Khuyết, mất đoạn gân gấp do chấn thương, bỏng, sau phẫu thuật cắt các khối u...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh lý phối hợp toàn thân nặng không cho phép phẫu thuật: suy kiệt, bệnh tim mạch, rối loạn đông máu
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Phẫu thuật viên: 01 PTV chính, Bác sỹ chuyên khoa Phẫu thuật Tạo hình, bàn tay, 02 phẫu thuật viên phụ.
- Kíp gây mê: 01 bác sỹ gây mê; Điều dưỡng phụ mê: 01
- Điều dưỡng dụng cụ: 01; Điều dưỡng chạy ngoài: 01
- Bác sỹ hồi tỉnh: 01; Điều dưỡng hồi tỉnh: 01
- Hộ lý: 01
2. Người bệnh
- Làm bệnh án đầy đủ theo quy định
- Làm đầy đủ các xét nghiệm cơ bản, xét nghiệm chuyên sâu, Xquang phổi, siêu âm bụng, Xquang cánh tay
- Khám và hội chẩn liên chuyên khoa để phối hợp điều trị trước, trong và sau mổ nếu cần: Tăng đường huyết, rối loạn đông máu, cao huyết áp...
- Chuẩn bị trước mổ theo quy trình Ngoại khoa chung: Kháng sinh, nhịn ăn vệ sinh thân thể, cạo lông, tóc...
- Phẫu thuật viên gặp gỡ người bệnh và gia đình để giải thích trước mổ về tình trạng bệnh tật, kế hoạch điều trị, khả năng phẫu thuật, tỷ lệ thành công, những khó khăn, thuận lợi, tai biến, di chứng có thể gặp trong quá trình điều trị; đồng thời lắng nghe và giải đáp những thắc mắc của người bệnh và gia đình về những vấn đề liên quan đến chuyên môn (trong phạm vi cho phép)
- Sau khi nghe bác sỹ giải thích và giải đáp các thắc mắc, người bệnh và gia đình phải ký cam đoan mổ vào hồ sơ, đã hiểu và chấp nhận những nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau mổ.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
- Bộ dụng cụ phẫu thuật mạch máu
- Chỉ phẫu thuật: vicryl 2 sợi, nylon: 2 sợi, prolene: 2 sợi
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, tay dạng vuông góc với thân mình
2. Vô cảm: Gây mê NKQ / tê ĐRCT
3. Cách thức mổ:
- Sát trùng trải toan
- Làm sạch 2 đầu gân gấp, cắt lọc tổ chức hoại tử
- Xác định kích thước khuyết gân gấp cần ghép
- Rạch da mặt trước cổ tay, bóc tách lấy đoạn gân gan tay cho vừa kích thước đã xác định, hay lấy đoạn gân gấp mỏng để ghép
- Ghép gân gan tay vào 2 đầu gân gấp bằng chỉ prolene
- Đóng vết mổ bằng chỉ Vicryl và Nylon
- Đặt nẹp tư thế cơ năng
Nếu gân gấp đã đứt lâu cần chia phẫu thuật làm 2 thì cách nhau 2 tháng:
- Thì 1: Phẫu thuật Hunter I: bóc tách đường hầm đặt ống silicon để tạo đường hầm trơn cho gân ghép thì sau
- Thì 2: Phẫu thuật Hunter II: dùng gân gấp nông, gân gan tay dày hay fascia lata để làm mảnh ghép
4. Thời gian phẫu thuật: 1-2h
VI. BIẾN CHỨNG DI CHỨNG
1. Theo dõi: theo dõi vết mổ. Thay băng 2 ngày/lần
2. Biến chứng và chăm sóc
- Các dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở
- Chảy máu vết mổ: Băng ép chặt hoặc mổ lại cầm máu
- Nhiễm trùng vết mổ: Kháng sinh và thay băng tại chỗ
- Đứt mối nối gân gấp: kiểm tra nối/ghép lại
- Các tai biến liên quan đến bệnh phối hợp: tăng đường huyết, tăng huyết áp...
PHẪU THUẬT GHÉP GÂN GẤP CÓ SỬ DỤNG VI PHẪU
I. ĐỊNH NGHĨA
Là phẫu thuật vi phẫu chuyển vạt có mạch máu có kèm 1 đoạn gân hay fascia để tái tạo lại một đoạn gân gấp đã mất nhằm phục hồi lại chức năng của chi thể.
II. CHỈ ĐỊNH:
Đứt gân gấp có khuyết hổng mô mềm
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh toàn thân tại chỗ không cho phép phẫu thuật
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật viên vi phẫu và bàn tay.
2. Người bệnh: Làm các xét nghiệm.
3. Phương tiện: Thuốc tê, mê, chỉ bông băng gạc, chỉ vi phẫu, kính vi phẫu, nẹp vít.
4. Hồ sơ bệnh án, giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: mê NKQ
2. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa
3. Cách thức mổ:
- Kíp 1: chuẩn bị mạch máu nơi nhận (1 động mạch và 2 tĩnh mạch).
- Kíp 2: lấy vạt da cân cơ
- Nối vi phẫu mạch máu. Nối gân gấp theo các phương pháp Kessler, Tajima...Nẹp cố định sau mổ
VI. BIẾN CHỨNG DI CHỨNG
Gây mê, tê, hoại tử, nhiễm trùng, hoại tử vạt
I. ĐỊNH NGHĨA
Phẫu thuật nối gân duỗi là phẫu thuật nối lại gân duỗi nhằm phục hồi lại chức năng của bàn tay.
II. CHỈ ĐỊNH
Đứt gân duỗi
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh toàn thân tại chỗ không cho phép phẫu thuật
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: 1 PTV phẫu thuật tạo hình hoặc phẫu thuật bàn tay, 2 phụ phẫu thuật
- Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 1 điều dưỡng dụng cụ, 1 điều dưỡng chạy ngoài
2. Người bệnh:
- Làm các xét nghiệm máu, chụp Xquang bàn tay
- Giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
- Kí hồ sơ bệnh
3. Phương tiện:
- Thuốc tê, mê, chỉ, băng gạc, clip mạch máu, silk 3.0 hay 4.0
- Bộ nẹp vis hoặc đinh cố định xương
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật bàn tay, dụng cụ vi phẫu
- Kính lúp
- Khoan xương
4. Thời gian phẫu thuật 2- 3 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Tê đám rối cánh tay
2. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, tay đặt trên bàn phẫu thuật
3. Cách thức mổ:
- Rạch da mở rộng vết thương
- Bộc lộ tổn thương, cầm máu
- Phẫu tích tìm 2 đầu gân bị đứt
- Nếu có kết hợp gãy xương hoặc tổn thương khớp tiến hành kết hợp xương, xử lý vết thương khớp
- Nối gân duỗi có đường kính lớn kiểu wessler hay Tajima bằng prolene 4.0, 5.0 nối gân duỗi mặt lưng bàn tay hay lưng ngón bằng các mũi chữ X bằng prolene 5.0
- Đóng da
- Nẹp bột
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Do gây mê hồi sức
- Đứt gân lại, hoại tử gân
- Hoại tử ngón tay
- Biến dạng ngón tay
- Nhiễm trùng
I. ĐỊNH NGHĨA
Phẫu thuật gỡ dính gân nhằm phục hồi lại chức năng của chi thể
II. CHỈ ĐỊNH
Dính gân sau mổ nối gân
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh toàn thân tại chỗ không cho phép phẫu thuật
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: 1 PTV phẫu thuật tạo hình hoặc phẫu thuật bàn tay, 2 phụ phẫu thuật
- Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 1 điều dưỡng dụng cụ, 1 điều dưỡng chạy ngoài
2. Người bệnh
- Làm các xét nghiệm máu, chụp Xquang bàn tay
- Giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
- Kí hồ sơ bệnh án
3. Phương tiện
- Thuốc tê, mê, chỉ, băng gạc, clip mạch máu hay silk 3.0, 4.0
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật bàn tay, dụng cụ vi phẫu
- Kính lúp
4. Thời gian phẫu thuật 2- 3 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Tê đám rối cánh tay.
2. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, tay đặt trên bàn phẫu thuật
3. Cách thức mổ:
- Rạch da vùng tổn thương
- Bộc lộ đến phần gân dính, cầm máu
- Gỡ dính giữa các gân và với tổ chức xung quanh, chú ý bảo tồn các thành phần quan trọng: mạch máu thần kinh
- Kiểm tra chức năng của gân, khả năng di động của các khớp
- Đóng da
VI. BIẾN CHỨNG DI CHỨNG
- Gây mê hồi sức
- Hoại tử gân
- Nhiễm trùng
- Chảy máu
KHÂU NỐI THẦN KINH KHÔNG SỬ DỤNG VI PHẪU THUẬT
I. ĐỊNH NGHĨA
Khâu nối các thần kinh có kích thước lớn có thể nhìn thấy bằng mắt thường nhằm phục hồi chức năng dẫn truyền của thần kinh
II. CHỈ ĐỊNH
Thần kinh bị đứt do chấn thương, tai nạn...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh lý phối hợp toàn thân nặng không cho phép phẫu thuật: suy kiệt, bệnh tim mạch, rối loạn đông máu
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Phẫu thuật viên: 01 PTV chính, Bác sỹ chuyên khoa vi phẫu-Tạo hình, 02 phẫu thuật viên phụ.
- Kíp gây mê: 01 bác sỹ gây mê; Điều dưỡng phụ mê: 01
- Điều dưỡng dụng cụ: 01; Điều dưỡng chạy ngoài: 01
- Bác sỹ hồi tỉnh: 01; Điều dưỡng hồi tỉnh: 01
- Hộ lý: 01
2. Người bệnh
- Làm bệnh án đầy đủ theo quy định
- Làm đầy đủ các xét nghiệm cơ bản, xét nghiệm chuyên sâu, Xquang phổi, siêu âm bụng.
- Khám và hội chẩn liên chuyên khoa để phối hợp điều trị trước, trong và sau mổ nếu cần: Tăng đường huyết, rối loạn đông máu, cao huyết áp...
- Chuẩn bị trước mổ theo quy trình Ngoại khoa chung: Kháng sinh, nhịn ăn vệ sinh thân thể, cạo lông, tóc...
- Phẫu thuật viên gặp gỡ người bệnh và gia đình để giải thích trước mổ về tình trạng bệnh tật, kế hoạch điều trị, khả năng phẫu thuật, tỷ lệ thành công, những khó khăn, thuận lợi, tai biến, di chứng có thể gặp trong quá trình điều trị; đồng thời lắng nghe và giải đáp những thắc mắc của người bệnh và gia đình về những vấn đề liên quan đến chuyên môn (trong phạm vi cho phép).
- Sau khi nghe bác sỹ giải thích và giải đáp các thắc mắc, người bệnh và gia đình phải ký cam đoan mổ vào hồ sơ, đã hiểu và chấp nhận những nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau mổ.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
- Bộ dụng cụ phẫu thuật mạch máu
- Bộ dụng cụ vi phẫu thuật
- Chỉ phẫu thuật: vicryl: 2 sợi, nilon: 2 sợi, Prolene: 4 sợi
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa.
2. Vô cảm: Gây mê NKQ / tê ĐRCT
3. Cách thức mổ
- Sát trùng trải toan
- Qua vết thương, bóc tách bộc lộ 2 đầu thần kinh bị đứt
- Nối bao thần kinh bằng chỉ Prolen 6/0
- Nối bó sợi thần kinh bằng chỉ Prolene 8/0
- Đóng vết mổ bằng chỉ Vicryl, Nilon.
4. Thời gian phẫu thuật: 1-2h
VI. BIẾN CHỨNG DI CHỨNG
1. Theo dõi: theo dõi, vết mổ. Thay băng 2 ngày/lần
2. Biến chứng và chăm sóc
- Các dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở
- Chảy máu vết mổ: Băng ép chặt hoặc mổ lại cầm máu
- Nhiễm trùng vết mổ: Kháng sinh và thay băng tại chỗ
- Các tai biến liên quan đến bệnh phối hợp: tăng đường huyết, tăng huyết áp...
KHÂU NỐI THẦN KINH CÓ SỬ DỤNG VI PHẪU THUẬT
I. ĐỊNH NGHĨA
Các tổn thương thần kinh cần được phục hồi phải được nối bằng CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH vi phẫu.
II. CHỈ ĐỊNH
Tổn thương thần kinh mắc phải
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh toàn thân... tổn thương quá lâu > 5 năm:
- Thần kinh vận động: trên 6 tháng
- Thần kinh cảm giác: bất cứ thời điểm nào
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên vi phẫu tạo hình, phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình...
2. Người bệnh: Làm các xét nghiệm.
3. Phương tiện: Thuốc tê, mê, chỉ bông băng gạc, kính hiển vi, chỉ vi phẫu.
4. Hồ sơ bệnh án: giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Tê đám rối cánh tay hoặc mê NKQ.
2. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa
3. Cách thức mổ: Nối Tận tận hay sử dụng đoạn thần kinh ghép.
VI. BIẾN CHỨNG DI CHỨNG
- Gây mê, tê, mổ xẻ.
- Chức năng vận động và cảm giác không tốt
I. ĐỊNH NGHĨA
Gỡ dính thần kinh là phẫu thuật nhằm giải ép, giải phóng thần kinh khỏi xơ dính với tổ chức xung quanh
II. CHỈ ĐỊNH
Thần kinh ngoại biện bị xơ dính tổ chức xung quanh gây chèn ép thần kinh có biểu hiện lâm sàng do chấn thương, vết thương hoặc do nguyên nhân khác.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh toàn thân không thể phẫu thuật
- Tổn thương thần kinh:
+ Thần kinh vận động >12 tháng
+ Thần kinh cảm giác: bất cứ thời điểm nào.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: 1 Phẫu thuật viên (PTV) phẫu thuật tạo hình hoặc phẫu thuật bàn tay, 2 phụ phẫu thuật
- Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 1 điều dưỡng dụng cụ, 1 điều dưỡng chạy ngoài, 1 hộ lý.
2. Người bệnh
- Làm các xét nghiệm máu
- Chụp Xquang bàn tay, vùng tổn thương
- Điện chẩn thần kinh cơ
- Siêu âm vùng tổn thương xác định vị trí thần kinh
- Chụp MRI đánh giá vị trí, mức độ tổn thương thần kinh
- Giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
- Kí hồ sơ bệnh án
3. Phương tiện
- Thuốc gây mê
- Chỉ dự kiến: Tự tiêu 10 sợi, không tiêu 6 sợi, chỉ vi phẫu 10/0, 9/0
- Băng gạc, thuốc sát trùng
- Clip mạch máu
- Siêu âm Doppler
- Bút thử thần kinh
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật bàn tay
- Dụng cụ vi phẫu
- Kính lúp, kính hiển vi
- Máy garo hơi
4. Thời gian phẫu thuật: 3- 5 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Gây mê nội khí quản
2. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, tay đặt trên bàn phẫu thuật
3. Cách thức mổ:
- Rạch da tương ứng với vùng tổn thương, sao cho có thể bộc lộ tốt nhất vùng thần kinh bị sơ hóa
- Phẫu tích tổ chức xác định phần thần kinh bị chèn ép, phần thần kinh lành
- Siêu âm Doppler xác định tình trạng mạch máu đi kèm
- Phẫu tích, giải phóng thần kinh bị dính chèn ép, sử dụng kính hiển vi hoặc kính lúp trong quá trình phẫu thuật. Chú ý phẫu tích cần tránh gây tổn thương thêm phần thần kinh lành và các tổ chức mạch máu thần kinh khác đi kèm
- Cầm máu kĩ trong quá trình mổ
- Bảo tồn tối đa sự nguyên vẹn của thần kinh. Sau khi giải phóng thần kinh cần xác định phần thần kinh còn lành, phần thần kinh nào đã bị thoái hóa bằng bút thử thần kinh.
- Đóng vết mổ nơi lấy thần kinh hiển, băng ép sau mổ
- Cầm máu kĩ, đóng vết mổ sau khi lấy thần kinh
- Đặt lam dẫn lưu
- Nẹp bột tư thế cơ năng tránh gây căng thần kinh
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Trong quá trình gây mê hồi sức
- Nhiễm trùng: Điều trị kháng sinh, nạo viêm
- Chảy máu: Cầm máu kĩ khi mổ, băng ép, nếu thiếu máu phải truyền máu
- Tổn thương thần kinh trong quá trình phẫu thuật
- Tổn thương các mạch máu lớn đi kèm
- Phục hồi vận động, cảm giác kém sau mổ
PHẪU THUẬT TÁI TẠO NGÓN CÁI BẰNG KỸ THUẬT VI PHẪU
I. ĐỊNH NGHĨA
Phẫu thuật chuyển ngón chân thay thế cho ngón tay thứ 1 khi bị mất ngón 1.
II. CHỈ ĐỊNH
Cụt ngón 1
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh toàn thân, tại chỗ không cho phép phẫu thuật.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên phẫu thuật vi phẫu - tạo hình, phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình...
2. Người bệnh: Làm các xét nghiệm
3. Phương tiện: Thuốc tê, mê, chỉ bông băng gạc, đinh kirschner, nẹp vít, chỉ vi phẫu, kính vi phẫu, khoan xương, kirschner, kháng đông, giãn mạch, chống ngưng tập tiểu cầu
4. Hồ sơ bệnh án: giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: mê NKQ
2. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa
3. Cách thức mổ: 2 kíp mổ:
- Kíp 1: bóc tách mạch máu bàn tay, động mạch thường là động mạch quay tại hố vào và tĩnh mạch lân cận, gân gấp ngón cái dài, duỗi ngón cái dài, thần kinh cảm giác.
- Kíp 2: bóc tách ngón chân thường là ngón chân 2 hay ngón cái có kèm gân gập, duỗi, mạch máu và thần kinh
- Kết hợp xương ngón chân vào xương bàn I
- Nhận gân gập duỗi
- Nối mạch máu, nối thần kinh
- Nẹp bột
VI. BIẾN CHỨNG DI CHỨNG:
- Mổ xẻ: Chảy máu, nhiễm trùng, sẹo co kéo.
- Mê, tê: Phản ứng, sốc phản vệ.
- Hoại tử ngón, sẹo vùng bàn tay.
I. ĐỊNH NGHĨA
Phẫu thuật chuyển ngón tay dài sang thay thế cho ngón tay thứ 1 khi không có hoặc mất ngón 1.
II. CHỈ ĐỊNH
Cụt hay không có ngón 1 bẩm sinh, 4 ngón tay dài còn nguyên vẹn.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh toàn thân, tại chỗ không cho phép phẫu thuật.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp bác sĩ phẫu thuật: 1 Phẫu thuật viên phẫu thuật tạo hình, 2 bác sĩ phụ phẫu thuật
- Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 1 điều dưỡng dụng cụ, 1 điều dưỡng chạy ngoài, 1 hộ lý
2. Người bệnh
- Làm các xét nghiệm máu, chụp Xquang bàn tay
- Giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
- Kí hồ sơ bệnh án
3. Phương tiện
- Thuốc tê, mê, chỉ, băng gạc
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật bàn tay, dụng cụ vi phẫu
- Kính hiển vi, kính lúp
- Siêu âm Doppler, khoan xương, đinh Kirschner
4. Thời gian phẫu thuật: 6 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Mê NKQ hoặc tê đám rối
2. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, tay đặt trên bàn phẫu thuật
3. Cách thức mổ:
- Rạch da, bộc lộ ngón cái đến phần xương đốt bàn hoặc phần xương còn lại của ngón cái
- Cắt bằng, chuẩn bị đầu xương nhận của ngón cái
- Tìm đầu còn lại các gân gấp, duỗi của ngón cái. Nếu trong trường hợp không có ngón cái bẩm sinh thì sẽ cắt ngắn gân gấp duỗi của ngón tay dùng cái hóa và khâu lại
- Rạch da, phẫu tích cuống mạch thần kinh ngón 4 hay ngón 2 đến tận gốc chia của cung mạch
- Dùng clip cầm máu kĩ các điểm mạch chảy máu
- Tạo đường hầm dưới da cho cuống mạch
- Nhấc ngón 4 hay ngón 2 đã được phẫu tích lấy ra, chuyển sang vị trí ngón cái
- Kết hợp xương, nối gân gấp, duỗi
- Các bước phẫu tích mạch máu thần kinh cần được thực hiện dưới kính lúp hoặc kính vi phẫu
- Đóng nơi cho ngón tay ở vị trí ngón 4
- Đóng da
VI. BIẾN CHỨNG DI CHỨNG
- Gây mê hồi sức
- Vạt da hoại tử toàn bộ hoặc 1 phần
- Nhiễm trùng vết mổ
- Vạt sẹo xấu, co kéo, biến dạng bàn tay
CHUYỂN NGÓN CÓ CUỐNG MẠCH NUÔI
I. ĐỊNH NGHĨA
Phẫu thuật chuyển ngón chân lên thay thế ngón tay thường là ngón tay cái có nối mạch máu thần kinh vi phẫu vi phẫu.
II. CHỈ ĐỊNH
Cụt ngón 1 hay mất cả 4 ngón dài do chấn thương hoặc bẩm sinh
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh toàn thân, tại chỗ không cho phép phẫu thuật.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp bác sĩ phẫu thuật:
+ Kíp chuyển bị nơi nhận: 1 Phẫu thuật viên phẫu thuật tạo hình, 2 bác sĩ phụ phẫu thuật
+ Kíp bóc vạt: 1 Phẫu thuật viên Phẫu thuật tạo hình, 2 bác sĩ phụ phẫu thuật
+ Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 2 điều dưỡng dụng cụ, 2 điều dưỡng chạy ngoài, 2 hộ lý
2. Người bệnh
- Làm các xét nghiệm máu, chụp Xquang bàn tay, chụp mạch nơi lấy vạt
- Cạo lông, vệ sinh nơi cho vạt
- Giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
- Kí hồ sơ bệnh án
3. Phương tiện
- Thuốc tê, mê, chỉ, băng gạc, clip mạch máu, kim chỉ vi phẫu 9.0, 10.0, kim tròn
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật bàn tay, dụng cụ vi phẫu
- Kính hiển vi, kính lúp
- Dao lấy da.
- Máy siêu âm Doppler cầm tay, khoan xương, kirschner, kháng đông, giãn mạch, chống ngưng tập tiểu cầu.
4. Thời gian phẫu thuật: 8-12 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Mê NKQ
2. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, tay đặt trên bàn phẫu thuật
3. Cách thức mổ:
- Rạch da, bộc lộ ngón cái đến phần xương đốt bàn hoặc phần xương còn lại của ngón cái, hay ngón tay dài
- Cắt bằng, chuẩn bị đầu xương nhận của ngón cái
- Tìm đầu còn lại các gân gấp, duỗi của ngón cái, hay các ngón tay dài
- Phẫu tích tìm cuống động tĩnh mạch nhận của bàn tay thường là động mạch ngón, cái chính, các tĩnh mạch nông ở mu tay dưới kính lúp hoặc kính vi phẫu
- Dùng clip cầm máu kĩ các điểm mạch chảy máu
- Bóc tách phần cho là ngón chân có thể là ngón cái hoặc ngón chân thứ 2
- Phẫu tích tìm các gân gấp, duỗi của ngón chân
- Phẫu tích động, tĩnh mạch thần kinh của ngón chân dài nhất có thể dưới vi phẫu
- Chuyển ngón đến nơi nhận, kết hợp xương bằng kirschner, khâu gân gập, duỗi, nối động mạch, tĩnh mạch, thần kinh vi phẫu dưới kính hiển vi phẫu thuật.
- Sử dụng Heparin toàn thân tiêm tĩnh mạch
- Khâu da 1 lớp mũi rời
- Nơi cho ngón có thể đóng trực tiếp hoặc ghép da
- Da ghép có thể lấy ở vùng đùi, bẹn
- Cố định da ghép
- Theo dõi ngón sau mổ: Màu sắc, sức sống của ngón, hồi lưu mao mạch, độ ẩm ngón, siêu âm Doppler
VI. BIẾN CHỨNG DI CHỨNG
- Gây mê hồi sức
- Hoại tử vạt một phần hoặc toàn bộ
- Tắc mạch ngón chân chuyển ghép
- Nhiễm trùng bàn tay hoặc bàn chân
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH KẼ NGÓN CÁI
I. ĐỊNH NGHĨA
Phẫu thuật làm rộng kẽ ngón cái
II. CHỈ ĐỊNH
Hẹp kẽ ngón cái
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh toàn thân, tại chỗ không cho phép phẫu thuật.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện:
- Kíp phẫu thuật: 1 PTV phẫu thuật tạo hình hoặc phẫu thuật bàn tay, 2 phụ phẫu thuật
- Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 1 điều dưỡng dụng cụ, 1 điều dưỡng chạy ngoài
2. Người bệnh:
- Làm các xét nghiệm máu, chụp Xquang
- Giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
- Kí hồ sơ bệnh
3. Phương tiện:
- Thuốc tê, mê, chỉ, băng gạc, clip mạch máu
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, dụng cụ vi phẫu
- Kính lúp
- Siêu âm Doppler, kim kirschner hay bất động ngoài
4. Thời gian phẫu thuật: 3-6 h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Mê NKQ, gây tê ĐRTKCT
2. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa
3. Cách thức mổ:
- Thiết kế vạt có thể là vạt tại chỗ (Vạt chữ Z, vạt hoán vị) hoặc vạt lân cận có cuống mạch liền (Vạt liên cốt sau)
- Rạch da theo thiết kế
- Bóc tách vạt
- Phẫu tích cuống vạt đủ dài để xoay xuống che phủ kẽ ngón
- Cắt bỏ sẹo xơ dính gây hẹp kẽ ngón
- Dùng kirschner hay bất động ngoài banh rộng kẽ ngoài ngón 1-2
- Xoay vạt che phủ làm rộng kẽ ngón
- Khâu vạt mũi rời
- Đặt lam dẫn lưu
- Băng
VI. BIẾN CHỨNG DI CHỨNG
- Gây mê hồi sức
- Hoại tử vạt một phần hoặc toàn bộ
- Chảy máu
- Nhiễm trùng
RÚT NẸP VÍT VÀ CÁC DỤNG CỤ KHÁC SAU PHẪU THUẬT
I. ĐỊNH NGHĨA
Tháo nẹp vít (phương tiện KHX) sau phẫu thuật điều trị gãy xương
II. CHỈ ĐỊNH
- Trẻ em< 18 tuổi
- Người lớn có biểu hiện bất thường tại vị trí đặt nẹp hoặc toàn thân.
- Tháo nẹp theo yêu cầu.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Chống chỉ định (tương đối): BL toàn thân: tim, não, tâm thần, chuyển hóa.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện:
- Kíp phẫu thuật: 1 PTV phẫu thuật tạo hình hoặc phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, 2 phụ phẫu thuật
- Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 1 điều dưỡng dụng cụ, 1 điều dưỡng chạy ngoài
2. Người bệnh:
- Làm các xét nghiệm máu, chụp Xquang bàn tay
- Giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
- Kí hồ sơ bệnh
3. Phương tiện:
- Thuốc tê, mê, chỉ, băng gạc, clip mạch máu
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật bàn tay, dụng cụ kết hợp xương
- Kính lúp
4. Thời gian phẫu thuật 2 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm:
- Mê Nội khí quản, mask thanh quản: trẻ em không hợp tác
- Tê tủy sống, tê tại chỗ: người lớn
2. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa
3. Cách thức mổ:
- Rạch da theo đường mổ cũ
- Bộc lộ phần nẹp vis cố định xương hoặc đầu đinh
- Tháo vis và nẹp cố định hoặc rút đinh
- Cầm máu kĩ
- Băng
VI. BIẾN CHỨNG DI CHỨNG
- Gây mê, hồi sức
- Chảy máu, nhiễm trùng
I. ĐỊNH NGHĨA
Thay khớp bằng bàn tay bằng chất liệu thay thế.
II. CHỈ ĐỊNH
Thoái hóa khớp bàn tay, cứng khớp bàn tay.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh lí toàn thân.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện:
- Kíp phẫu thuật: 1 PTV phẫu thuật tạo hình hoặc phẫu thuật bàn tay, 2 phụ phẫu thuật
- Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 1 điều dưỡng dụng cụ, 1 điều dưỡng chạy ngoài
2. Người bệnh:
- Làm các xét nghiệm máu, chụp Xquang bàn tay
- Giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
- Kí hồ sơ bệnh
3. Phương tiện:
- Thuốc tê, mê, chỉ, băng gạc, clip mạch máu
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật bàn tay, dụng cụ vi phẫu, khớp nhân tạo
- Kính lúp, garrot hơi
4. Thời gian phẫu thuật: 3-5 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Mê NKQ hay tê
2. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, tay đặt trên bàn phẫu thuật
3. Cách thức mổ:
- Rạch da vùng khớp cần thay theo đường zig zăg
- Phẫu tích bộc lộ khớp bàn tay tổn thương cần thay thế
- Bóc tách đến phần xương ở 2 đầu khớp
- Tách bỏ phần mềm xung quanh
- Cắt lấy bỏ khớp tổn thương bằng cưa cắt
- Cầm máu kĩ
- Đặt lại phần khớp thay thế, cố định
- Đặt lại phần mềm
- Đóng vết mổ
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Gây mê, hồi sức
- Nhiễm trùng lan tỏa
- Lỏng ổ khớp
- Hạn chế chức năng vận động
THAY KHỚP LIÊN ĐỐT CÁC NGÓN TAY
I. ĐỊNH NGHĨA
Thay khớp liên đốt các ngón tay bằng chất liệu thay thế.
II. CHỈ ĐỊNH
Thoái hóa khớp ngón tay, cứng khớp ngón tay.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh lí toàn thân
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: 1 phẫu thuật viên (PTV) phẫu thuật tạo hình hoặc phẫu thuật bàn tay, 2 phụ phẫu thuật
- Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 1 điều dưỡng dụng cụ, 1 điều dưỡng chạy ngoài
2. Người bệnh
- Làm các xét nghiệm máu, chụp Xquang bàn tay
- Giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
- Kí hồ sơ bệnh
3. Phương tiện
- Thuốc tê, mê, chỉ, băng gạc, clip mạch máu
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật bàn tay, dụng cụ vi phẫu, khớp nhân tạo
- Kính lúp, garrot hơi
4. Thời gian phẫu thuật: 3-5 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Mê NKQ
2. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, tay đặt trên bàn phẫu thuật
3. Cách thức mổ:
- Rạch da vùng khớp cần thay theo đường zig zăg
- Phẫu tích bộc lộ khớp ngón tay tổn thương cần thay thế
- Bóc tách đến phần xương ở 2 đầu khớp
- Tách bỏ phần mềm xung quanh
- Cắt lấy bỏ khớp tổn thương bằng cưa cắt
- Cầm máu kĩ
- Đặt lại phần khớp thay thế, cố định
- Đặt lại phần mềm
- Đóng vết mổ
VI. BIẾN CHỨNG DI CHỨNG
- Gây mê, hồi sức
- Nhiễm trùng lan tỏa
- Lỏng ổ khớp
- Hạn chế chức năng vận động
PHẪU THUẬT TÁCH DÍNH 2 NGÓN TAY
I. ĐỊNH NGHĨA
Phẫu thuật tách dính ngón
II. CHỈ ĐỊNH
Dính ngón tay bẩm sinh hoặc sẹo dính ngón
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh lí toàn thân
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: 1 Phẫu thuật viên ( PTV) phẫu thuật tạo hình hoặc phẫu thuật bàn tay, 2 phụ phẫu thuật
- Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 1 điều dưỡng dụng cụ, 1 điều dưỡng chạy ngoài
2. Người bệnh
- Làm các xét nghiệm máu, chụp Xquang bàn tay
- Giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
- Kí hồ sơ bệnh
3. Phương tiện
- Thuốc tê, mê, chỉ, băng gạc, clip mạch máu, gạc vaseline hay xeroform
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật bàn tay, dụng cụ vi phẫu
- Kính lúp, marking-pen, garrot hơi
4. Thời gian phẫu thuật: 2- 3 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Mê NKQ
2. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, tay đặt trên bàn phẫu thuật
3. Cách thức mổ:
- Thiết kế đường rạch da giữ hai kẽ ngón theo đường zig zag xen kẽ + vạt da mặt lưng để tạo kẽ
- Rạch da theo đường vẽ
- Phẫu tích tách rời tổ chức phần mềm của hai ngón tay
- Cầm máu kĩ
- Khâu da theo hình chữ Z đan xen
- Với phần thiếu không đóng được da trực tiếp thì ghép da dày
- Da thường lấy ở bẹn, có đục lỗ thoát dịch
- Đặt da ghép
- Cố định da ghép
- Băng
VI. BIẾN CHỨNG DI CHỨNG
- Gây mê, hồi sức
- Nhiễm trùng lan tỏa
- Hoại tử ngón tay
- Hoại tử da ghép
PHẪU THUẬT TÁCH DÍNH 3 NGÓN TAY
I. ĐỊNH NGHĨA
Phẫu thuật tách dính ngón
II. CHỈ ĐỊNH
Dính ngón tay bẩm sinh hoặc sẹo co dính ngón
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh lí toàn thân
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: 1 PTV phẫu thuật tạo hình hoặc phẫu thuật bàn tay, 2 phụ phẫu thuật
- Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 1 điều dưỡng dụng cụ, 1 điều dưỡng chạy ngoài
2. Người bệnh
- Làm các xét nghiệm máu, chụp Xquang bàn tay
- Giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
- Kí hồ sơ bệnh
3. Phương tiện
- Thuốc tê, mê, chỉ, băng gạc, clip mạch máu, gạc vaseline hay xeroform
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật bàn tay, dụng cụ vi phẫu
- Kính lúp, marking-pen, garrot hơi
4. Thời gian phẫu thuật 3 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Mê NKQ
2. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, tay đặt trên bàn phẫu thuật
3. Cách thức mổ:
- Thiết kế đường rạch da giữ kẽ của 1 ngón và 2 ngón còn lại, vạt da mặt lưng để tạo kẽ theo đường zig zag xen kẽ
- Rạch da theo đường vẽ
- Phẫu tích tách rời tổ chức phần mềm của 1 ngón và 2 ngón còn lại
- Cầm máu kĩ
- Khâu da theo hình chữ Z đan xen
- Với phần thiếu không đóng được da trực tiếp thì ghép da dày
- Da thường lấy ở bẹn, có đục lỗ thoát dịch
- Đặt da ghép
- Cố định da ghép
- Băng, hai ngón còn lại sẽ tách sau 2 tháng
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Gây mê, hồi sức
- Nhiễm trùng lan tỏa
- Hoại tử ngón tay
- Hoại tử da ghép
PHẪU THUẬT TÁCH DÍNH 4 NGÓN TAY
I. ĐỊNH NGHĨA
Phẫu thuật tách dính ngón
II. CHỈ ĐỊNH
Dính ngón tay bẩm sinh hoặc sẹo co dính ngón
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh lí toàn thân
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: 1 PTV phẫu thuật tạo hình hoặc phẫu thuật bàn tay, 2 phụ phẫu thuật
- Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 1 điều dưỡng dụng cụ, 1 điều dưỡng chạy ngoài
2. Người bệnh
- Làm các xét nghiệm máu, chụp Xquang bàn tay
- Giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
- Kí hồ sơ bệnh
3. Phương tiện
- Thuốc tê, mê, chỉ, băng gạc, clip mạch máu, gạc vaseline hay xeroform
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật bàn tay, dụng cụ vi phẫu
- Kính lúp, marking-pen, garrot hơi
4. Thời gian phẫu thuật: 3-5 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Mê NKQ
2. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, tay đặt trên bàn phẫu thuật
3. Cách thức mổ:
- Thiết kế đường rạch da giữa kẽ ngón III và IV, vạt da lưng để tạo kẽ ngón theo đường zig zag xen kẽ
- Rạch da theo đường vẽ
- Phẫu tích tách rời tổ chức phần mềm của hai ngón tay III và IV
- Cầm máu kĩ
- Khâu da theo hình chữ Z đan xen
- Với phần thiếu không đóng được da trực tiếp thì ghép da dày
- Da thường lấy ở bẹn, có đục lỗ thoát dịch
- Đặt da ghép
- Cố định da ghép
- Băng, ngón II-III và IV-V sẽ tách tiếp sau 2 tháng
VI. BIẾN CHỨNG DI CHỨNG
- Gây mê, hồi sức
- Nhiễm trùng lan tỏa
- Hoại tử ngón tay
- Hoại tử da ghép
I. ĐỊNH NGHĨA
Phẫu thuật làm mỏm cụt ngón tay thừa do dị tật bẩm sinh.
II. CHỈ ĐỊNH
Thừa ngón trong dị tật bẩm sinh
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh toàn thân
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: 1 PTV phẫu thuật tạo hình hoặc phẫu thuật bàn tay, 2 phụ phẫu thuật
- Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 1 điều dưỡng dụng cụ, 1 điều dưỡng chạy ngoài
2. Người bệnh
- Làm các xét nghiệm máu, chụp Xquang bàn tay
- Giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
- Kí hồ sơ bệnh án
3. Phương tiện
- Thuốc tê, mê, chỉ, băng gạc, clip mạch máu
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật bàn tay, dụng cụ vi phẫu
- Kính lúp
4. Thời gian phẫu thuật: 2 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Mê NKQ với trẻ em <15 tuổi, tê tại chỗ hoặc đám rối cánh tay.
2. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa
3. Cách thức mổ:
- Thiết kế đường rạch da, sử dụng 1 phần da của ngón tay thừa để bù phần da còn thiếu sau khi cắt ngón tay
- Rạch da theo thiết kế
- Bóc tách tổ chức phần mềm, bộc lộ gốc ngón tay thừa
- Tách riêng phần gân của ngón thừa nếu có
- Cắt bỏ ngón thừa, chuyển gân tạo hình cho ngón chính
- Đóng vết mổ
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Biến chứng do gây mê, tê.
- Chảy máu nhiễm trùng sẹo xấu
PHẪU THUẬT CẮT NGÓN TAY CÁI THỪA
I. ĐỊNH NGHĨA
Phẫu thuật làm mỏm cụt ngón tay cái thừa do dị tật bẩm sinh.
II. CHỈ ĐỊNH
Thừa ngón 1 trong dị tật bẩm sinh
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh toàn thân
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: 1 PTV phẫu thuật tạo hình hoặc phẫu thuật bàn tay, 2 phụ phẫu thuật
- Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 1 điều dưỡng dụng cụ, 1 điều dưỡng chạy ngoài
2. Người bệnh
- Làm các xét nghiệm máu, chụp Xquang bàn tay
- Giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
- Kí hồ sơ bệnh án
3. Phương tiện
- Thuốc tê, mê, chỉ, băng gạc, clip mạch máu
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật bàn tay, dụng cụ vi phẫu
- Kính lúp
4. Thời gian phẫu thuật: 2 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Mê NKQ với trẻ em <15 tuổi, tê tại chỗ hoặc đám rối cánh tay.
2. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa
3. Cách thức mổ:
- Thiết kế đường rạch da, sử dụng 1 phần da của ngón tay thừa để bù phần da còn thiếu sau khi cắt ngón tay.
- Rạch da theo thiết kế
- Bóc tách tổ chức phần mềm, bộc lộ gốc ngón tay thừa
- Tách riêng phần gân của ngón thừa nếu có
- Cắt bỏ ngón thừa, chuyển gân tạo hình cho ngón chính
- Đóng vết mổ
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Biến chứng do gây mê, tê.
- Chảy máu nhiễm trùng sẹo xấu
PHẪU THUẬT NGÓN TAY CÁI XẺ ĐÔI
I. ĐỊNH NGHĨA
Phẫu thuật tạo hình ngón tay cái thừa do dị tật bẩm sinh.
II. CHỈ ĐỊNH
Dị tật ngón 1 bẩm sinh
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh toàn thân
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: 1 PTV phẫu thuật tạo hình hoặc phẫu thuật bàn tay, 2 phụ phẫu thuật
- Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 1 điều dưỡng dụng cụ, 1 điều dưỡng chạy ngoài
2. Người bệnh
- Làm các xét nghiệm máu, chụp Xquang bàn tay
- Giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
- Kí hồ sơ bệnh án
3. Phương tiện
- Thuốc tê, mê, chỉ, băng gạc, clip mạch máu
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật bàn tay, dụng cụ vi phẫu
- Kính lúp
4. Thời gian phẫu thuật 2 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Mê NKQ với trẻ em <15 tuổi, tê tại chỗ hoặc đám rối cánh tay.
2. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa
3. Cách thức mổ:
- Thiết kế đường rạch da
- Rạch da theo thiết kế
- Bóc tách tổ chức phần mềm, bộc lộ phần xương gốc của phần ngón tay xẻ đôi
- Cắt, chỉnh trục xương ngón tay
- Cắt tạo gân của ngón
- Đóng vết mổ
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Biến chứng do gây mê, tê.
- Chảy máu nhiễm trùng sẹo xấu
PHẪU THUẬT SỬA SẸO CO NÁCH BẰNG GHÉP DA TỰ THÂN
I. ĐỊNH NGHĨA
Là phẫu thuật giải phóng sẹo co kéo vùng nách bằng ghép da tự thân
II. CHỈ ĐỊNH
Sẹo co kéo vùng nách (sau phẫu thuật, do bỏng)
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Tình trạng toàn thân + tại chỗ không cho phép phẫu thuật
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp bác sĩ phẫu thuật: 1 Phẫu thuật viên phẫu thuật tạo hình, 2 bác sĩ phụ phẫu thuật
- Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 1 điều dưỡng dụng cụ, 1 điều dưỡng chạy ngoài, 1 hộ lý
2. Người bệnh
- Làm các xét nghiệm máu, chụp Xquang
- Giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
- Kí hồ sơ bệnh án
3. Phương tiện:
- Thuốc tê, mê, chỉ, băng gạc
- Dao lấy da.
4. Thời gian thực hiện 2 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Mê NKQ, tê ĐRCT
2. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa,
3. Cách thức mổ:
- Cắt bỏ sẹo co kéo, giải phóng vùng nách vận động tối đa có thể
- Cầm máu kĩ, tránh tổn thương thần kinh, mạch máu vùng nách
- Nếu lấy da dày thì lấy da vùng bẹn. Đục lỗ mắt lưới, đặt da ghép lên vùng khuyết tổn.
- Nếu lấy da mỏng thì dùng dao Humby, hoặc dao lấy da, máy lấy da. Đục lỗ mắt lưới, đặt da ghép lên vùng khuyết tổn.
- Cố định da ghép
- Khâu đóng nơi cho da
- Băng ép vùng cho da
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Gây mê hồi sức
- Da ghép hoại tử, nhiễm trùng
- Chảy máu
- Co kéo biến dạng ngón tay, biến dạng nơi cho vạt
PHẪU THUẬT SỬA SẸO CO KHUỶU BẰNG GHÉP DA TỰ THÂN
I. ĐỊNH NGHĨA
Là phẫu thuật giải phóng sẹo co kéo vùng khuỷu bằng ghép da tự thân
II. CHỈ ĐỊNH
Sẹo co kéo vùng khuỷu (sau phẫu thuật, do bỏng)
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Tình trạng toàn thân + tại chỗ không cho phép (viêm nhiễm)
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp bác sĩ phẫu thuật: 1 Phẫu thuật viên phẫu thuật tạo hình, 2 bác sĩ phụ phẫu thuật
- Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 1 điều dưỡng dụng cụ, 1 điều dưỡng chạy ngoài, 1 hộ lý.
2. Người bệnh
- Làm các xét nghiệm máu, chụp Xquang
- Giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
- Kí hồ sơ bệnh án
3. Phương tiện
- Thuốc tê, mê, chỉ, băng gạc
- Dao lấy da.
4. Thời gian thực hiện 2 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Mê Nội khí quản (NKQ), tê đám rối thần kinh (ĐRCT).
2. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa,
3. Cách thức mổ:
- Cắt bỏ sẹo co kéo, giải phóng vùng khuỷu vận động tối đa có thể
- Cầm máu kĩ, tránh tổn thương thần kinh, mạch máu vùng khuỷu
- Nếu lấy da dày thì lấy da vùng bẹn. Đục lỗ mắt lưới, đặt da ghép lên vùng khuyết tổn.
- Nếu lấy da mỏng thì dùng dao Humby, hoặc dao lấy da máy lấy da. Đục lỗ mắt lưới, đặt da ghép lên vùng khuyết tổn.
- Cố định da ghép
- Khâu đóng nơi cho da
- Băng ép vùng cho da
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Gây mê hồi sức
- Da ghép hoại tử, nhiễm trùng
- Chảy máu
- Co kéo biến dạng ngón tay, biến dạng nơi cho vạt
PHẪU THUẬT SỬA SẸO CO NÁCH BẰNG VẠT DA TẠI CHỖ
I. ĐỊNH NGHĨA
Là phẫu thuật giải phóng sẹo co kéo vùng nách bằng phương pháp chuyển vạt tại chỗ
II. CHỈ ĐỊNH
Sẹo co kéo vùng nách (sau phẫu thuật, do bỏng)
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Tình trạng toàn thân + tại chỗ không cho phép (viêm nhiễm)
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp bác sĩ phẫu thuật: 1 Phẫu thuật viên phẫu thuật tạo hình, 2 bác sĩ phụ phẫu thuật.
- Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 1 điều dưỡng dụng cụ, 1 điều dưỡng chạy ngoài, 1 hộ lý.
2. Người bệnh
- Làm các xét nghiệm máu, chụp Xquang
- Giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
- Kí hồ sơ bệnh án
3. Phương tiện
- Thuốc tê, mê, chỉ, băng gạc
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật bàn tay, dụng cụ vi phẫu
- Kính hiển vi, kính lúp
- Dao lấy da.
4. Thời gian phẫu thuật: 2- 4 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Mê NKQ hoặc tê đám rối
2. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa
3. Cách thức mổ:
- Cắt bỏ sẹo co kéo vùng nách, giải phóng vùng nách vận động tối đa có thể, chú ý tránh gây tổn thương các mạch máu, thần kinh vùng nách.
- Thiết kế vạt da tại chỗ tương ứng để che phủ khuyết tổn (vạt dồn đẩy, vạt xoay, vạt chuyển...).
- Bóc vạt, nhấc vạt chuyển che phủ tổn khuyết vùng nách.
- Khâu vạt da 1 hoặc 2 lớp mũi rời
- Đặt lam dẫn lưu dưới vạt
- Nơi cho vạt có thể đóng trực tiếp hoặc ghép da
- Da ghép có thể lấy ở vùng đùi, bẹn hoặc cổ tay
- Cố định da ghép
- Theo dõi vạt sau mổ: Màu sắc, sức sống của vạt, hồi lưu mao mạch
VI. BIẾN CHỨNG DI CHỨNG
- Gây mê hồi sức
- Vạt da hoại tử toàn bộ hoặc 1 phần
- Nhiễm trùng vết mổ
- Vạt sẹo xấu, co kéo, biến dạng vùng nách
PHẪU THUẬT SỬA SẸO CO KHUỶU BẰNG VẠT DA TẠI CHỖ
I. ĐỊNH NGHĨA
Là phẫu thuật giải phóng sẹo co kéo vùng khuỷu bằng phương pháp chuyển vạt tại chỗ
II. CHỈ ĐỊNH
Sẹo co kéo vùng khuỷu (sau phẫu thuật, do bỏng)
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Tình trạng toàn thân + tại chỗ không cho phép phẫu thuật
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp bác sĩ phẫu thuật: 1 Phẫu thuật viên phẫu thuật tạo hình, 2 bác sĩ phụ phẫu thuật
- Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 1 điều dưỡng dụng cụ, 1 điều dưỡng chạy ngoài, 1 hộ lý
2. Người bệnh
- Làm các xét nghiệm máu, chụp Xquang
- Giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
- Kí hồ sơ bệnh án
3. Phương tiện
- Thuốc tê, mê, chỉ, băng gạc
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật bàn tay, dụng cụ vi phẫu
- Kính hiển vi, kính lúp
- Dao lấy da.
4. Thời gian phẫu thuật: 2- 4 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Mê NKQ hoặc tê đám rối
2. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa
3. Cách thức mổ:
- Cắt bỏ sẹo co kéo vùng nách, giải phóng vùng khuỷu vận động tối đa có thể, chú ý tránh gây tổn thương các mạch máu, thần kinh vùng nách
- Thiết kế vạt da tại chỗ tương ứng để che phủ khuyết tổn (vạt dồn đẩy, vạt xoay, vạt chuyển...)
- Bóc vạt, nhấc vạt chuyển che phủ tổn khuyết vùng khuỷu
- Khâu vạt da 1 hoặc 2 lớp mũi rời
- Đặt lam dẫn lưu dưới vạt
- Nơi cho vạt có thể đóng trực tiếp hoặc ghép da
- Da ghép có thể lấy ở vùng đùi, bẹn hoặc cổ tay
- Cố định da ghép
- Theo dõi vạt sau mổ: Màu sắc, sức sống của vạt, hồi lưu mao mạch
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Gây mê hồi sức
- Vạt da hoại tử toàn bộ hoặc 1 phần
- Nhiễm trùng vết mổ
- Vạt sẹo xấu, co kéo, biến dạng vùng khuỷu
PHẪU THUẬT SỬA SẸO CO NÁCH BẰNG VẠT DA CƠ LÂN CẬN
I. ĐỊNH NGHĨA
Là phẫu thuật giải phóng sẹo co kéo vùng nách bằng phương pháp chuyển vạt da cơ lân cận
II. CHỈ ĐỊNH
Sẹo co kéo vùng nách (sau phẫu thuật, do bỏng)
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Tình trạng toàn thân + tại chỗ không cho phép (viêm nhiễm)
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp bác sĩ phẫu thuật: 1 Phẫu thuật viên phẫu thuật tạo hình, 2 bác sĩ phụ phẫu thuật
- Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 1 điều dưỡng dụng cụ, 1 điều dưỡng chạy ngoài, 1 hộ lý
2. Người bệnh
- Làm các xét nghiệm máu, chụp Xquang
- Giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
- Kí hồ sơ bệnh án
3. Phương tiện
- Thuốc tê, mê, chỉ, băng gạc
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật bàn tay, dụng cụ vi phẫu
- Kính hiển vi, kính lúp
- Dao lấy da.
4. Thời gian phẫu thuật: 2-4 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Mê NKQ hoặc tê đám rối
2. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, tay đặt trên bàn phẫu thuật
3. Cách thức mổ:
- Cắt tổ chức sẹo xơ, giải phóng nách vận động tối đa
- Cầm máu kĩ tránh gây tổn thương thần kinh mạch máu
- Xác định khuyết tổn vùng nách sau khi cắt lọc
- Thiết kế vạt da lân cận tương ứng để che phủ khuyết tổn (vạt có cuống mạch liền để xoay, chuyển...)
- Bóc vạt, nhấc vạt chuyển che phủ tổn khuyết vùng nách
- Khâu vạt da 1 hoặc 2 lớp mũi rời
- Đặt lam dẫn lưu dưới vạt
- Nơi cho vạt có thể đóng trực tiếp hoặc ghép da
- Da ghép có thể lấy ở vùng đùi, bẹn hoặc cổ tay
- Cố định da ghép
- Theo dõi vạt sau mổ: Màu sắc, sức sống của vạt, hồi lưu mao mạch
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Gây mê hồi sức
- Vạt da hoại tử toàn bộ hoặc 1 phần
- Nhiễm trùng vết mổ
- Vạt sẹo xấu, co kéo, biến dạng nách
PHẪU THUẬT SỬA SẸO CO KHUỶU BẰNG VẠT DA TỪ XA
I. ĐỊNH NGHĨA
Là phẫu thuật giải phóng sẹo co kéo vùng khuỷu bằng phương pháp chuyển vạt từ xa
II. CHỈ ĐỊNH
Sẹo co kéo vùng khuỷu (sau phẫu thuật, do bỏng)
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Tình trạng toàn thân + tại chỗ không cho phép (viêm nhiễm)
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp bác sĩ phẫu thuật:
o Kíp chuyển bị nơi nhận: 1 Phẫu thuật viên phẫu thuật tạo hình, 2 bác sĩ phụ phẫu thuật
o Kíp bóc vạt: 1 Phẫu thuật viên Phẫu thuật tạo hình, 2 bác sĩ phụ phẫu thuật
- Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 2 điều dưỡng dụng cụ, 2 điều dưỡng chạy ngoài, 2 hộ lý
2. Người bệnh
- Làm các xét nghiệm máu, chụp Xquang bàn tay, chụp mạch nơi lấy vạt
- Cạo lông, vệ sinh nơi cho vạt
- Giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
- Kí hồ sơ bệnh án
3. Phương tiện
- Thuốc tê, mê, chỉ, băng gạc, clip mạch máu
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật bàn tay, dụng cụ vi phẫu
- Kính hiển vi, kính lúp
- Dao lấy da.
- Máy siêu âm Doppler cầm tay
4. Thời gian phẫu thuật: 8-12 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
4. Vô cảm: Mê NKQ
5. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, tay đặt trên bàn phẫu thuật
6. Cách thức mổ:
- Cắt bỏ tổ chức sẹo xơ, giải phóng vùng khuỷu tối đa
- Xác định kích thước, vị trí khuyết tổn khuỷu sau cắt bỏ sẹo
- Bộc lộ mạch máu nơi nhận vạt ở khuỷu
- Thiết kế vạt vi phẫu hoặc vạt từ xa theo kích thước tổn khuyết của khuỷu (Thường sử dụng là vạt phần mềm vạt đùi trước ngoài, vạt cẳng tay trước, vạt bẹn...).
- Bóc vạt vi phẫu, phẫu tích cuống mạch dài tối đa có thể, phẫu tích theo từng động mạch, tĩnh mạch, thần kinh dưới kính lúp hoặc kính hiển vi, tránh tổn thương các thần kinh mạch máu lớn nơi cho vạt.
- Chuyển vạt đến nơi nhận, nối động mạch, tĩnh mạch vi phẫu dưới kính hiển vi phẫu thuật.
- Sử dụng Heparin toàn thân tiêm tĩnh mạch
- Khâu vạt da 1 hoặc 2 lớp mũi rời
- Đặt lam dẫn lưu dưới vạt
- Nơi cho vạt có thể đóng trực tiếp hoặc ghép da
- Da ghép có thể lấy ở vùng đùi, bẹn hoặc cổ tay
- Cố định da ghép, dẫn lưu nơi cho vạt
- Theo dõi vạt sau mổ: Màu sắc, sức sống của vạt, hồi lưu mao mạch trên vạt, siêu âm Doppler.
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Gây mê hồi sức
- Hoại tử vạt một phần hoặc toàn bộ
- Tắc mạch cuống nuôi vạt, chảy máu cuống vạt
- Nhiễm trùng bàn tay hoặc nơi cho vạt
PHẪU THUẬT SỬA SẸO CO NÁCH BẰNG VẠT DA CÓ SỬ DỤNG VI PHẪU
I. ĐỊNH NGHĨA
Là phẫu thuật giải phóng sẹo co kéo vùng nách bằng phương pháp chuyển vạt vi phẫu.
II. CHỈ ĐỊNH
Sẹo co kéo vùng nách (sau phẫu thuật, do bỏng)
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Tình trạng toàn thân + tại chỗ không cho phép (viêm nhiễm)
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên phẫu thuật tạo hình hàm mặt.
2. Người bệnh: Làm các xét nghiệm
3. Phương tiện: Thuốc tê, mê, chỉ bông băng gạc, chỉ vi phẫu, kính vi phẫu.
4. Hồ sơ bệnh án, giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Mê NKQ, tê đám rối cánh tay
2. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa
3. Cách thức mổ
- Cắt sẹo co kéo vùng nách
- Thiết kế vạt da có mạch máu và thần kinh.
- Chuyển vạt bằng kỹ thuật vi phẫu.
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
Biến chứng của gây mê, tê, chảy máu, nhiễm trùng, hoại tử của vạt, sẹo co, sẹo lồi
PHẪU THUẬT SỬA SẸO CO KHUỶU BẰNG VẠT DA CÓ SỬ DỤNG VI PHẪU
I. ĐỊNH NGHĨA
Là phẫu thuật giải phóng sẹo co kéo vùng khuỷu bằng phương pháp chuyển vạt vi phẫu.
II. CHỈ ĐỊNH
Sẹo co kéo vùng khuỷu (sau phẫu thuật, do bỏng)
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Tình trạng toàn thân + tại chỗ không cho phép (viêm nhiễm)
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Phẫu thuật viên phẫu thuật tạo hình hàm mặt.
2. Người bệnh: Làm các xét nghiệm
3. Phương tiện: Thuốc tê, mê, chỉ bông băng gạc, chỉ vi phẫu, kính vi phẫu.
4. Hồ sơ bệnh án, giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Mê NKQ, tê đám rối cánh tay
2. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa
3. Cách thức mổ
- Cắt sẹo co kéo vùng khuỷu
- Thiết kế vạt da có mạch máu và thần kinh.
- Chuyển vạt bằng kỹ thuật vi phẫu.
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
Biến chứng của gây mê, tê, chảy máu, nhiễm trùng, hoại tử của vạt, sẹo co, sẹo lồi
PHẪU THUẬT SỬA SẸO CO CỔ BÀN TAY BẰNG TẠO HÌNH CHỮ Z
I. ĐỊNH NGHĨA
Giải phóng sẹo co cổ bàn tay bằng tạo hình chữ Z.
II. CHỈ ĐỊNH
Sẹo co kéo cổ bàn tay (chấn thương, bỏng...)
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Điều kiện toàn thân không cho phép phẫu thuật.
- Tình trạng vết thương tại chỗ nhiễm trùng...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện:
- Kíp bác sĩ phẫu thuật: 1 Phẫu thuật viên phẫu thuật tạo hình, 2 bác sĩ phụ phẫu thuật
- Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 1 điều dưỡng dụng cụ, 1 điều dưỡng chạy ngoài, 1 hộ lý
2. Người bệnh:
- Làm các xét nghiệm máu, chụp Xquang
- Giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
- Kí hồ sơ bệnh án
3. Phương tiện:
- Thuốc tê, mê, chỉ, băng gạc
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật bàn tay, dụng cụ vi phẫu
- Kính hiển vi, kính lúp
- Dao lấy da.
4. Thời gian phẫu thuật: 2-4 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Mê NKQ hoặc tê đám rối
2. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, đặt tay lên bàn phẫu thuật
3. Cách thức mổ:
- Thiết kế đường rạch da, thiết kế vạt chữ Z
- Rạch da theo hình vẽ
- Rạch da theo hình vẽ, bóc tách cắt sẹo xơ co kéo vùng cổ tay
- Chú ý tránh gây tổn thương mạch máu thần kinh ở cổ tay
- Chuyển vạt chữ Z che phủ giải phóng cổ tay
- Khâu vạt mũi rời
- Đặt lam dẫn lưu
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Gây mê hồi sức
- Vạt hoại tử một phần hoặc toàn bộ
- Nhiễm trùng chảy máu
PHẪU THUẬT SỬA SẸO CO NGÓN TAY BẰNG TẠO HÌNH CHỮ Z
I. ĐỊNH NGHĨA
Giải phóng sẹo co ngón tay bằng tạo hình chữ Z.
II. CHỈ ĐỊNH
Sẹo co kéo ngón tay (chấn thương, bỏng...)
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Điều kiện toàn thân không cho phép phẫu thuật.
- Tình trạng vết thương tại chỗ nhiễm trùng...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp bác sĩ phẫu thuật: 1 Phẫu thuật viên phẫu thuật tạo hình, 2 bác sĩ phụ phẫu thuật
- Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 1 điều dưỡng dụng cụ, 1 điều dưỡng chạy ngoài, 1 hộ lý
2. Người bệnh
- Làm các xét nghiệm máu, chụp Xquang
- Giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
- Kí hồ sơ bệnh án
3. Phương tiện
- Thuốc tê, mê, chỉ, băng gạc
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật bàn tay, dụng cụ vi phẫu
- Kính hiển vi, kính lúp
- Dao lấy da.
4. Thời gian phẫu thuật: 2-4 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Mê NKQ hoặc tê đám rối
2. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, đặt tay lên bàn phẫu thuật
3. Cách thức mổ:
- Thiết kế đường rạch da, thiết kế vạt chữ Z
- Rạch da theo hình vẽ
- Rạch da theo hình vẽ, bóc tách cắt sẹo xơ co kéo vùng ngón tay
- Chú ý tránh gây tổn thương mạch máu thần kinh ở ngón tay
- Chuyển vạt chữ Z che phủ giải phóng ngón tay
- Khâu vạt mũi rời
- Đặt lam dẫn lưu
VI. BIẾN CHỨNG DI CHỨNG
- Gây mê hồi sức
- Vạt hoại tử một phần hoặc toàn bộ
- Nhiễm trùng chảy máu
PHẪU THUẬT SỬA SẸO CO CỔ BÀN TAY BẰNG GHÉP DA TỰ THÂN
I. ĐỊNH NGHĨA
Giải phóng sẹo co cổ bàn tay bằng ghép da tự thân
II. CHỈ ĐỊNH
Sẹo co kéo cổ bàn tay (chấn thương, bỏng...)
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Điều kiện toàn thân không cho phép phẫu thuật.
- Tình trạng vết thương tại chỗ nhiễm trùng...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp bác sĩ phẫu thuật: 1 Phẫu thuật viên phẫu thuật tạo hình, 2 bác sĩ phụ phẫu thuật
- Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 1 điều dưỡng dụng cụ, 1 điều dưỡng chạy ngoài, 1 hộ lý
2. Người bệnh
- Làm các xét nghiệm máu, chụp Xquang
- Giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
- Kí hồ sơ bệnh án
3. Phương tiện
- Thuốc tê, mê, chỉ, băng gạc
- Dao lấy da.
4. Thời gian thực hiện: 2 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Mê NKQ, tê ĐRCT
2. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa,
3. Cách thức mổ:
- Cắt bỏ sẹo co kéo, giải phóng vùng cổ bàn tay vận động tối đa có thể
- Cầm máu kĩ, tránh tổn thương thần kinh, mạch máu
- Nếu lấy da dày thì lấy da vùng bẹn. Đục lỗ mắt lưới, đặt da ghép lên vùng khuyết tổn.
- Nếu lấy da mỏng thì dùng dao Humby, hoặc dao lấy da, máy lấy da. Đục lỗ mắt lưới, đặt da ghép lên vùng khuyết tổn.
- Cố định da ghép
- Khâu đóng nơi cho da
- Băng ép vùng cho da
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Gây mê hồi sức
- Da ghép hoại tử, nhiễm trùng
- Chảy máu
- Co kéo biến dạng ngón tay, biến dạng nơi cho vạt
PHẪU THUẬT SỬA SẸO CO NGÓN TAY BẰNG GHÉP DA TỰ THÂN
I. ĐỊNH NGHĨA
Giải phóng sẹo co ngón tay bằng ghép da tự thân
II. CHỈ ĐỊNH
Sẹo co kéo ngón bàn tay (chấn thương, bỏng...)
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Điều kiện toàn thân không cho phép phẫu thuật.
- Tình trạng vết thương tại chỗ nhiễm trùng...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp bác sĩ phẫu thuật: 1 Phẫu thuật viên phẫu thuật tạo hình, 2 bác sĩ phụ phẫu thuật
- Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 1 điều dưỡng dụng cụ, 1 điều dưỡng chạy ngoài, 1 hộ lý
2. Người bệnh
- Làm các xét nghiệm máu, chụp Xquang
- Giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
- Kí hồ sơ bệnh án
3. Phương tiện
- Thuốc tê, mê, chỉ, băng gạc
- Dao lấy da.
4. Thời gian thực hiện 2 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Mê NKQ, tê ĐRCT
2. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa,
3. Cách thức mổ
- Cắt bỏ sẹo co kéo, giải phóng vùng ngón tay vận động tối đa có thể
- Cầm máu kĩ, tránh tổn thương thần kinh, mạch máu
- Nếu lấy da dày thì lấy da vùng bẹn. Đục lỗ mắt lưới, đặt da ghép lên vùng khuyết tổn.
- Nếu lấy da mỏng thì dùng dao Humby, hoặc dao lấy da máy lấy da. Đục lỗ mắt lưới, đặt da ghép lên vùng khuyết tổn.
- Cố định da ghép
- Khâu đóng nơi cho da
- Băng ép vùng cho da
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Gây mê hồi sức
- Da ghép hoại tử, nhiễm trùng
- Chảy máu
- Co kéo biến dạng ngón tay, biến dạng nơi cho vạt
PHẪU THUẬT VI PHẪU TÍCH LÀM MỎNG VẠT TẠO HÌNH BÀN NGÓN TAY
I. ĐỊNH NGHĨA
Là phẫu thuật sử dụng vạt có cuống mạch nuôi được làm mỏng bằng kỹ thuật vi phẫu đến che phủ khuyết hổng bàn ngón tay.
II. CHỈ ĐỊNH
Các khuyết phần mềm bàn ngón tay do các nguyên nhân: sau cắt u, di chứng chấn thương, sau bỏng, xạ trị...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có chống chỉ định tuyệt đối phụ thuộc các yếu tố lựa chọn người bệnh
IV. CÁC YẾU TỐ LỰA CHỌN NGƯỜI BỆNH TRƯỚC PHẪU THUẬT
- Độ tuổi
- Các bệnh lý về tiểu đường, tim mạch, mạch máu, các yếu tố đông máu.
- Sử dụng các chất kích thích, co mạch.
- Hút thuốc
- Mong muốn của người bệnh về kết quả phẫu thuật
V. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: 02 kíp phẫu thuật từ 4-6 phẫu thuật viên tạo hình vi phẫu.
- Kíp gây mê: 01 bác sỹ gây mê, 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ: 02 điều dưỡng dụng cụ, 01 điều dưỡng chạy ngoài, 01 hộ lý.
- Hồi tỉnh: 01 bác sỹ gây mê, 01 điều dưỡng hồi tỉnh.
2. Người bệnh
- Làm các xét nghiệm: xét nghiệm cơ bản, chụp các phim theo yêu cầu
- Làm đủ các xét nghiệm chẩn đoán, chú ý các bệnh lý phối hợp: Tim mạch, tiểu đường...Đánh giá tình trạng toàn thân như tuổi, cơ địa, những bệnh mãn tính phối hợp có ảnh hưởng tới cuộc phẫu thuật, trong thời kỳ hậu phẫu. Đánh giá khả năng phẫu thuật để chuẩn bị cho cuộc mổ diễn ra an toàn và hiệu quả nhất.
- Bàn ngón tay phải được đánh giá để xác định sự hiện diện hoặc mức độ của bệnh và để xác định tình trạng chung của người bệnh. Nơi lấy vạt được kiểm tra các dấu hiệu của bệnh mạch máu ngoại biên, kiểm tra mạch bằng khám hoặc Doppler siêu âm, chụp mạch.
- Dùng kháng sinh dự phòng nếu cần thiết.
- Giải thích cho người bệnh và gia đình biết rõ bệnh và tình trạng toàn thân, về khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về các tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, do cơ địa của người bệnh.
- Chuẩn bị trước mổ theo quy trình Ngoại khoa thông thường.
3. Phương tiện
Phục vụ phẫu thuật:
+ Phòng mổ lớn cho gây mê toàn thân kéo dài
+ Bộ dụng cụ phẫu thuật bàn tay.
+ Bộ dụng cụ mạch máu
+ Bộ dụng cụ vi phẫu
+ Bộ khoan cắt xương
+ Bộ nẹp vis hàm mặt, đinh nội tủy
+ Chỉ phẫu thuật và chỉ vi phẫu.
+ Bông băng, gạc
+ Kính vi phẫu
Gây mê:
+ Máy mê
+ Máy giữ nhiệt độ cho người bệnh
+ Bơm tiêm điện
4. Thời gian phẫu thuật: 8-12h
VI. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế
- Người bệnh nằm ngửa, tay dạng vuông góc với thân mình
- Bộc lộ vùng bàn ngón tay cần phẫu thuật
- Bộc lộ nơi cần lấy vạt, cần đặt một nệm chèn vùng hông và chân được kê cao (nếu lấy vạt ở đùi).
2. Vô cảm: Nội khí quản đường miệng
3. Kỹ thuật:
- Kíp 1:
+ Bộc lộ phần bàn ngón tay bị tổn thương, cắt lọc tiết kiệm, làm sạch.
+ Xử lý cơ, gân, xương theo thương tổn: khâu cơ, nối/ghép gân, kết hợp xương bằng nẹp vis/ đinh nội tủy.
+ Tìm và bộc lộ mạch nhận gồm 01 động mạch, 02 tĩnh mạch
- Kíp 2:
+ Thiết kế vạt da theo kích thước tổn khuyết bàn ngón tay. Phẫu tích tìm nhánh xiên ra da của vạt.
+ Phẫu tích cuống mạch đủ dài để nối với mạch nhận ở bàn ngón tay.
+ Cắt bỏ tổ chức mỡ dưới da của vạt dưới kính hiển vi để bảo tồn các mạch máu nuôi vạt đến khi đạt độ mỏng cần thiết.
+ Cắt cuống mạch.
+ Cầm máu, đặt dẫn lưu đóng nơi cho vạt. Đóng trực tiếp nếu vạt có kích thước nhỏ. Ghép da mỏng nếu lấy vạt kích thước lớn, không đóng trực tiếp được.
- Chuyển vạt và nối mạch:
+ Phẫu tích, chuẩn bị mạch, nối mạch bằng kính vi phẫu với chỉ 9.0, 10.0.
+ Đóng vạt, dẫn lưu
VII. THEO DÕI SAU PHẪU THUẬT
- Toàn trạng: Mạch, Huyết áp, Hô hấp, Công thức máu...
- Theo dõi vạt: Doppler vạt 30 phút/lần trong 48h đầu và 3 lần/ngày tiếp theo, màu sắc, hồi lưu, nhiệt độ...
- Sử dụng Heparin bơm tiêm điện 05-07 ngày sau phẫu thuật.
- Theo dõi chảy máu vạt và nơi cho vạt.
- Theo dõi vận động, cảm giác nơi cho vạt.
VIII. BIẾN CHỨNG VÀ XỬ TRÍ
- Tắc mạch vạt: trong 1h đầu sau phẫu thuật: kiểm tra mạch dưới kính vi phẫu tại phòng mổ xử trí theo kết quả kiểm tra, cắt bớt chỉ tại vạt, tại cuống....
- Chảy máu: Cầm máu tại phòng mổ, giảm bớt liều Heparin.
- Nhiễm trùng: Kháng sinh theo kháng sinh đồ
PHẪU THUẬT TẠO VẠT TRÌ HOÃN CHO BÀN NGÓN TAY
I. ĐỊNH NGHĨA
Sử dụng vạt trì hoãn để che phủ các khuyết tổn ở bàn ngón tay.
II. CHỈ ĐỊNH
Khuyết da, cơ có hoặc không lộ xương ở bàn ngón tay.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh toàn thân, tâm thần.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 bác sỹ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy, chụp phim XQ tay theo chỉ định
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
4. Thời gian phẫu thuật: 2h-4h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Tùy theo vị trí khuyết da: nằm ngửa hoặc sấp
2. Vô cảm: Gây mê toàn thân
3. Kỹ thuật
- Đánh giá, cắt lọc, làm sạch vết thương.
- Thiết kế vạt
- Cắt cuống vạt sau 3 tuần
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Chảy máu: hiếm gặp gây tụ máu da đầu, hoặc dẫn lưu ra trên 100ml/2h đầu. Xử trí: băng ép hoặc cầm máu lại trên phòng mổ, bù đủ khối lượng tuần hoàn.
- Nhiễm trùng: chảy dịch vết mổ, người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng. Xử trí: thay băng, điều trị theo kháng sinh đồ.
- Hoại tử vạt: một phần hoặc toàn bộ. Xử lý: cắt lọc, làm sạch, lập kế hoạch tạo hình tiếp theo.
- Sẹo xấu, sẹo co.
PHẪU THUẬT TẠO VẠT TĨNH MẠCH CHO KHUYẾT PHẦN MỀM BÀN NGÓN TAY
I. ĐỊNH NGHĨA
Sử dụng vạt tĩnh mạch che phủ khuyết phần mềm bàn ngón tay.
II. CHỈ ĐỊNH
Khuyết da có hoặc không lộ gân xương ở bàn ngón tay.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh toàn thân, tâm thần.
- Nhiễm trùng tại chỗ
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy, chụp phim XQ tay
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
- Dao lấy da máy cho da ghép.
4. Thời gian phẫu thuật: 2h-4h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa
2. Vô cảm: Gây mê toàn thân, tê đám rối cánh tay
3. Kỹ thuật:
- Đánh giá, cắt lọc, làm sạch vết thương.
- Thiết kế vạt:
+ Tạo hình chuyển
+ Nơi cho vạt có thể đóng trực tiếp hoặc ghép da.
+ Da ghép lấy vùng bẹn hoặc đùi.
+ Cố định da ghép bằng gối gạc.
+ Băng ép
- Theo dõi vạt sau mổ: đánh giá qua màu sắc, hồi lưu mao mạch hoặc siêu âm Doppler.
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Chảy máu
- Nhiễm trùng: chảy dịch vết mổ, người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng. Xử trí: thay băng, điều trị theo kháng sinh đồ.
- Hoại tử vạt: một phần hoặc toàn bộ. Xử trí: cắt lọc, làm sạch, lập kế hoạch tạo hình tiếp theo.
- Sẹo xấu, sẹo co.
I. ĐỊNH NGHĨA
Ghép lại móng bị bật khỏi đầu ngón
II. CHỈ ĐỊNH
Móng tay bị bật khỏi đầu ngón.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh toàn thân, tâm thần.
- Nhiễm trùng tại chỗ.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 bác sĩ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý.
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy, chụp phim XQ theo chỉ định.
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
4. Thời gian phẫu thuật: 1-2h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa
2. Vô cảm: Gây tê tại chỗ, đám rối
3. Kỹ thuật
- Đánh giá, cắt lọc, làm sạch vết thương.
- Khâu đính móng vào ngón tay
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Gây tê, mê, nhiễm trùng chảy máu
PHẪU THUẬT GIÃN DA CHO VÙNG CÁNH CẲNG TAY
I. ĐỊNH NGHĨA
Giãn tổ chức lành vùng lân cận để tạo hình cho vùng cánh cẳng tay
II. CHỈ ĐỊNH
Sẹo xấu, sẹo co kéo vùng cánh cẳng tay.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh toàn thân, tâm thần.
- Nhiễm trùng tại chỗ
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 bác sỹ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý.
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy, chụp phim XQ theo chỉ định.
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, túi giãn da
4. Thời gian phẫu thuật 2-3h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa hoặc nằm sấp tuỳ theo vị trí cần đặt túi
2. Vô cảm: Gây mê, tê tại chỗ, đám rối cánh tay
3. Kỹ thuật:
- Rạch da
- Tạo khoang đặt túi
- Đặt túi giãn da
- Đặt dẫn lưu
- Khâu đóng vết mổ
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
Gây tê, mê, nhiễm trùng chảy máu
PHẪU THUẬT GIÃN DA ĐIỀU TRỊ DÍNH NGÓN BẨM SINH
I. ĐỊNH NGHĨA
Giãn tổ chức lành vùng lân cận để điều trị dính ngón bẩm sinh
II. CHỈ ĐỊNH
Điều trị dính ngón bẩm sinh.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh toàn thân, tâm thần.
- Nhiễm trùng tại chỗ
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy, chụp phim XQ theo chỉ định.
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, túi giãn da
4. Thời gian phẫu thuật 2-3h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa hoặc nằm sấp tuỳ theo vị trí cần đặt túi
2. Vô cảm: Gây mê, tê tại chỗ, đám rối cánh tay
3. Kỹ thuật
- Rạch da
- Tạo khoang đặt túi
- Đặt túi giãn da
- Đặt dẫn lưu
- Khâu đóng vết mổ
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
Gây tê, mê, nhiễm trùng chảy máu
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH CÁC KHUYẾT DA VÙNG ĐÙI BẰNG GHÉP DA TỰ THÂN
I. ĐẠI CƯƠNG
Sử dụng phương pháp vá da che phủ các khuyết hổng phần mềm vùng đùi
II. CHỈ ĐỊNH
Khuyết hổng phần mềm vùng đùi do các nguyên nhân: Chấn thương, cắt bỏ khối u, viêm loét mãn tính, nhiễm trùng...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh toàn thân nặng (tim mạch, rối loạn đông máu...), tâm thần, thể trạng suy kiệt.
- Nhiễm trùng tại chỗ
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 bác sỹ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
- Kíp hồi tỉnh: 01 bác sĩ, 01 điều dưỡng hồi tỉnh
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật về những nguy cơ rủi ro trong và sau phẫu thuật.
- Gia đình người bệnh ký hồ sơ bệnh án.
- Nếu có bệnh kèm theo cần mời các bác sĩ chuyên khoa để hội chẩn trước mổ.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
- Dao lấy da máy cho da ghép.
1. Thời gian phẫu thuật: 2h-3h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Tùy theo vị trí khuyết da: nằm ngửa hoặc sấp
2. Vô cảm: Gây mê toàn thân
3. Kỹ thuật
- Sát trùng trải toan
- Đánh giá, cắt lọc, làm sạch vết thương.
- Da ghép lấy vùng bụng hoặc vùng bẹn đùi ở bên đùi đối diện.
- Lấy da bằng dao lấy da
- Đục lỗ mắt lưới da bằng máy cán
- Cố định da ghép bằng gối gạc.
- Băng ép
- Tháo gối gạc sau 5-7 ngày. Tháo băng vùng lấy da sau 2 tuần
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Chảy máu
- Nhiễm trùng: chảy dịch vết mổ, người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng. Xử trí: thay băng, điều trị theo kháng sinh đồ.
- Sẹo xấu, sẹo co
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH CÁC KHUYẾT DA VÙNG KHOEO BẰNG GHÉP DA TỰ THÂN
I. ĐẠI CƯƠNG
Sử dụng phương pháp vá da che phủ các khuyết hổng phần mềm vùng khoeo
II. CHỈ ĐỊNH
Khuyết hổng phần mềm vùng khoeo do các nguyên nhân: Chấn thương cắt bỏ khối u, viêm loét mãn tính, nhiễm trùng...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh toàn thân nặng (tim mạch, rối loạn đông máu...), tâm thần, thể trạng suy kiệt.
- Nhiễm trùng tại chỗ
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 bác sỹ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
- Kíp hồi tỉnh: 01 bác sĩ, 01 điều dưỡng hồi tỉnh
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật về những nguy cơ rủi ro trong và sau phẫu thuật
- Gia đình người bệnh ký hồ sơ bệnh án.
- Nếu có bệnh kèm theo cần mời các bác sĩ chuyên khoa để hội chẩn trước mổ.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
- Dao lấy da máy cho da ghép.
- Máy cán da
4. Thời gian phẫu thuật: 2h-3h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Tùy theo vị trí khuyết da: nằm ngửa hoặc sấp
2. Vô cảm: Gây mê toàn thân
3. Kỹ thuật
- Sát trùng trải toan
- Đánh giá, cắt lọc, làm sạch vết thương.
- Da ghép lấy vùng bẹn hoặc đùi.
- Lấy da bằng dao lấy da
- Đục lỗ mắt lưới da bằng máy cán da
- Cố định da ghép bằng gối gạc
- Tháo gối gạc sau 5-7 ngày.
- Tháo băng vùng lấy da sau 2 tuần
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Chảy máu
- Nhiễm trùng: chảy dịch vết mổ, người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng. Xử trí: thay băng, điều trị theo kháng sinh đồ.
- Sẹo xấu, sẹo co.
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH CÁC KHUYẾT DA VÙNG CẲNG CHÂN BẰNG GHÉP DA TỰ THÂN
I. ĐẠI CƯƠNG
Sử dụng phương pháp vá da che phủ các khuyết hổng phần mềm vùng cẳng chân
II. CHỈ ĐỊNH
Khuyết hổng phần mềm vùng cẳng chân do các nguyên nhân: Chấn thương, cắt bỏ khối u, viêm loét mãn tính, nhiễm trùng...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh toàn thân nặng (tim mạch, rối loạn đông máu...), tâm thần, thể trạng suy kiệt.
- Nhiễm trùng tại chỗ
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 bác sỹ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý.
- Kíp hồi tỉnh: 01 bác sĩ, 01 điều dưỡng
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trong và sau phẫu thuật.
- Gia đình người bệnh ký hồ sơ bệnh án
- Người bệnh có bệnh toàn thân cần mời hội chẩn các bác sĩ chuyên khoa.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
- Dao lấy da máy cho da ghép.
- Máy cán da
4. Thời gian phẫu thuật: 2h-3h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Tùy theo vị trí khuyết da: nằm ngửa hoặc sấp
2. Vô cảm: Gây mê toàn thân
3. Kỹ thuật
- Đánh giá, cắt lọc, làm sạch vết thương.
- Da ghép lấy vùng bẹn hoặc đùi.
- Lấy da bằng dao lấy da
- Đục lỗ mắt lưới bằng máy cán da
- Cố định da ghép bằng gối gạc.
- Băng vết thương
- Tháo gối gạc vùng da ghép sau 5-7 ngày.
- Tháo băng vùng lấy da sau 2 tuần
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Chảy máu
- Nhiễm trùng: chảy dịch vết mổ, người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng. Xử trí thay băng, điều trị theo kháng sinh đồ.
- Sẹo xấu, sẹo co.
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH CÁC KHUYẾT DA VÙNG CỔ CHÂN BẰNG GHÉP DA TỰ THÂN
I. ĐẠI CƯƠNG
Sử dụng phương pháp vá da che phủ các khuyết hổng phần mềm vùng cổ chân
II. CHỈ ĐỊNH
Khuyết hổng phần mềm vùng cổ chân do các nguyên nhân: Chấn thương cắt bỏ khối u, viêm loét mãn tính, nhiễm trùng...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Điều kiện toàn thần, tại chỗ không cho phép phẫu thuật
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 bác sỹ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
- Dao lấy da máy cho da ghép.
4. Thời gian phẫu thuật: 2h-3h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Tùy theo vị trí khuyết da: nằm ngửa hoặc sấp
2. Vô cảm: Gây mê toàn thân
3. Kỹ thuật
Đánh giá, cắt lọc, làm sạch vết thương:
- Da ghép lấy vùng bẹn hoặc đùi.
- Lấy da bằng dao lấy da
- Cố định da ghép bằng gối gạc.
- Băng vết thương
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Chảy máu: Nhiễm trùng, chảy dịch vết mổ. Người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng. Xử trí: thay băng, điều trị theo kháng sinh đồ.
- Sẹo xấu, sẹo co.
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH CÁC KHUYẾT DA VÙNG BÀN CHÂN BẰNG GHÉP DA TỰ THÂN
I. ĐẠI CƯƠNG
Sử dụng phương pháp vá da che phủ các khuyết hổng phần mềm vùng bàn chân
II. CHỈ ĐỊNH
Khuyết hổng phần mềm vùng bàn chân do các nguyên nhân: Chấn thương cắt bỏ khối u, viêm loét mãn tính, nhiễm trùng...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Điều kiện toàn thân, tại chỗ không cho phép phẫu thuật.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 bác sỹ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý.
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
- Dao lấy da máy cho da ghép.
4. Thời gian phẫu thuật: 2h-3h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Tùy theo vị trí khuyết da: nằm ngửa hoặc sấp
2. Vô cảm: Gây mê toàn thân
3. Kỹ thuật
Đánh giá, cắt lọc, làm sạch vết thương:
- Da ghép lấy vùng bẹn hoặc đùi.
- Lấy da bằng dao lấy da
- Cố định da ghép bằng gối gạc.
- Băng vết thương
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Chảy máu: Nhiễm trùng: chảy dịch vết mổ, người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng. Xử trí: thay băng, điều trị theo kháng sinh đồ.
- Sẹo xấu, sẹo co.
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH CÁC KHUYẾT DA VÙNG ĐÙI BẰNG VẠT DA TẠI CHỖ
I. ĐẠI CƯƠNG
Sử dụng phương pháp tạo hình che phủ các khuyết hổng phần mềm vùng đùi bằng vạt tại chỗ
II. CHỈ ĐỊNH
Khuyết hổng phần mềm vùng bàn chân do các nguyên nhân: Chấn thương cắt bỏ khối u, viêm loét mãn tính, nhiễm trùng...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Điều kiện toàn thân, tại chỗ không cho phép phẫu thuật
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 bác sỹ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý.
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
4. Thời gian phẫu thuật: 2h-3h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Tùy theo vị trí khuyết da: nằm ngửa hoặc sấp
2. Vô cảm: Gây mê toàn thân
3. Kỹ thuật
Đánh giá, cắt lọc, làm sạch vết thương:
- Tạo hình chuyển vạt
- Đóng da theo đúng giải phẫu
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Chảy máu: Nhiễm trùng, chảy dịch vết mổ. Người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng. Xử trí: thay băng, điều trị theo kháng sinh đồ.
- Sẹo xấu, sẹo co.
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH CÁC KHUYẾT DA VÙNG KHOEO BẰNG VẠT DA TẠI CHỖ
I. ĐẠI CƯƠNG
Sử dụng phương pháp tạo hình che phủ các khuyết hổng phần mềm vùng khoeo bằng vạt tại chỗ
II. CHỈ ĐỊNH
Khuyết hổng phần mềm vùng bàn khoeo do các nguyên nhân: Chấn thương cắt bỏ khối u, viêm loét mãn tính, nhiễm trùng...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Điều kiện toàn thân, tại chỗ không cho phép phẫu thuật.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý.
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
4. Thời gian phẫu thuật: 2h-3h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm sấp
2. Vô cảm: Gây mê toàn thân
3. Kỹ thuật
Đánh giá, cắt lọc, làm sạch vết thương:
- Tạo hình chuyển vạt
- Đóng da theo đúng giải phẫu
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Chảy máu: Nhiễm trùng, chảy dịch vết mổ. Người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng. Xử trí: thay băng, điều trị theo kháng sinh đồ.
- Sẹo xấu, sẹo co.
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH CÁC KHUYẾT DA VÙNG CẲNG BÀN CHÂN BẰNG VẠT DA TẠI CHỖ
I. ĐẠI CƯƠNG
Sử dụng phương pháp tạo hình che phủ các khuyết hổng phần mềm vùng cẳng bàn chân bằng vạt tại chỗ
II. CHỈ ĐỊNH
Khuyết hổng phần mềm vùng bàn cẳng chân do các nguyên nhân: Chấn thương cắt bỏ khối u, viêm loét mãn tính, nhiễm trùng...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Điều kiện toàn thân, tại chỗ không cho phép phẫu thuật
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
4. Thời gian phẫu thuật: 2h-3h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: tuỳ theo vị trí khuyết tổn mà nằm sấp hay nằm ngửa.
2. Vô cảm: Gây mê toàn thân
3. Kỹ thuật:
Đánh giá, cắt lọc, làm sạch vết thương:
- Tạo hình chuyển vạt
- Đóng da theo đúng giải phẫu
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Chảy máu: Nhiễm trùng, chảy dịch vết mổ. Người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng. Xử trí: thay băng, điều trị theo kháng sinh đồ.
- Sẹo xấu, sẹo co.
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH CÁC KHUYẾT DA VÙNG ĐÙI BẰNG VẠT DA LÂN CẬN
I. ĐẠI CƯƠNG
Sử dụng phương pháp tạo hình che phủ các khuyết hổng phần mềm vùng đùi bằng vạt lân cận
II. CHỈ ĐỊNH
Khuyết hổng phần mềm vùng đùi do các nguyên nhân: Chấn thương cắt bỏ khối u, viêm loét mãn tính, nhiễm trùng...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Điều kiện toàn thân, tại chỗ không cho phép phẫu thuật
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 bác sỹ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý.
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
4. Thời gian phẫu thuật: 2h - 3h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: tuỳ theo vị trí khuyết tổn mà nằm sấp hay nằm ngửa
2. Vô cảm: Gây mê toàn thân
3. Kỹ thuật:
Đánh giá, cắt lọc, làm sạch vết thương:
- Tạo hình chuyển vạt
- Đóng da theo đúng giải phẫu
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Chảy máu: Nhiễm trùng, chảy dịch vết mổ. Người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng. Xử trí: thay băng, điều trị theo kháng sinh đồ.
- Sẹo xấu, sẹo co.
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH CÁC KHUYẾT DA VÙNG KHOEO BẰNG VẠT DA LÂN CẬN
I. ĐẠI CƯƠNG
Sử dụng phương pháp tạo hình che phủ các khuyết hổng phần mềm vùng khoeo bằng vạt lân cận
II. CHỈ ĐỊNH
Khuyết hổng phần mềm vùng khoeo do các nguyên nhân: Chấn thương cắt bỏ khối u, viêm loét mãn tính, nhiễm trùng...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Điều kiện toàn thân, tại chỗ không cho phép phẫu thuật
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 bác sỹ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
4. Thời gian phẫu thuật: 2h - 3h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm sấp
2. Vô cảm: Gây mê toàn thân
3. Kỹ thuật
Đánh giá, cắt lọc, làm sạch vết thương:
- Tạo hình chuyển vạt
- Đóng da theo đúng giải phẫu
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Chảy máu: Nhiễm trùng: chảy dịch vết mổ, người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng. Xử trí: thay băng, điều trị theo kháng sinh đồ.
- Sẹo xấu, sẹo co.
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH CÁC KHUYẾT DA VÙNG CẲNG CHÂN BẰNG VẠT DA LÂN CẬN
I. ĐẠI CƯƠNG
Sử dụng phương pháp tạo hình che phủ các khuyết hổng phần mềm vùng cẳng chân bằng vạt lân cận
II. CHỈ ĐỊNH
Khuyết hổng phần mềm vùng cẳng chân do các nguyên nhân: Chấn thương cắt bỏ khối u, viêm loét mãn tính, nhiễm trùng...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Điều kiện toàn thân, tại chỗ không cho phép phẫu thuật
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 bác sỹ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
4. Thời gian phẫu thuật: 2h - 3h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: tuỳ theo vị trí khuyết tổn mà nằm sấp hay nằm ngửa
2. Vô cảm: Gây mê toàn thân
3. Kỹ thuật
Đánh giá, cắt lọc, làm sạch vết thương:
- Tạo hình chuyển vạt
- Đóng da theo đúng giải phẫu
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Chảy máu: Nhiễm trùng, chảy dịch vết mổ. Người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng. Xử trí: thay băng, điều trị theo kháng sinh đồ.
- Sẹo xấu, sẹo co.
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH CÁC KHUYẾT DA VÙNG BÀN CHÂN BẰNG VẠT DA LÂN CẬN
I. ĐẠI CƯƠNG
Sử dụng phương pháp tạo hình che phủ các khuyết hổng phần mềm vùng bàn chân bằng vạt lân cận
II. CHỈ ĐỊNH
Khuyết hổng phần mềm vùng bàn chân do các nguyên nhân: Chấn thương cắt bỏ khối u, viêm loét mãn tính, nhiễm trùng...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Điều kiện toàn thân, tại chỗ không cho phép phẫu thuật
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
4. Thời gian phẫu thuật: 2h -3h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: tuỳ theo vị trí khuyết tổn mà nằm sấp hay nằm ngửa
2. Vô cảm: Gây mê toàn thân
3. Kỹ thuật:
Đánh giá, cắt lọc, làm sạch vết thương:
- Tạo hình chuyển vạt
- Đóng da theo đúng giải phẫu
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Chảy máu: Nhiễm trùng: chảy dịch vết mổ, người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng. Xử trí: thay băng, điều trị theo kháng sinh đồ.
- Sẹo xấu, sẹo co.
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH CÁC KHUYẾT DA VÙNG CẲNG CHÂN BẰNG VẠT DA CÓ SỬ DỤNG KỸ THUẬT VI PHẪU
I. ĐẠI CƯƠNG
Sử dụng phương pháp phẫu thuật bằng vạt da vi phẫu che phủ khuyết da vùng cẳng chân.
II. CHỈ ĐỊNH
Khuyết da vùng cẳng chân do các nguyên nhân: chấn thương, cắt bỏ khối u, viêm loét mạn tính, nhiễm trùng...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Điều kiện toàn thân không cho phép phẫu thuật.
- Tình trạng vết thương tại chỗ nhiễm trùng...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình, 6 người kíp gây mê: 01 Bác sĩ gây mê, 01 phụ mê, 4 dụng cụ chạy ngoài.
2. Người bệnh: làm các xét nghiệm
3. Phương tiện: Dụng cụ phẫu thuật Tạo hình, Siêu âm doppler mạch cầm tay, Kính hiển vi phẫu thuật, dụng cụ vi phẫu.
4. Bệnh án: hoàn thành các thủ tục hành chính theo quy định. Người bệnh và gia đình phải ký cam đoan mổ, ghi rõ đã được nghe giải thích rõ ràng, hiểu và chấp nhận các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa
2. Vô cảm: mê nội khí quản
3. Kỹ thuật: 2 kíp phẫu thuật
- Kíp bóc tách vạt da vi phẫu: Bóc tách vạt theo thiết kế, phẫu tích cuống vạt
- Chuẩn bị vùng nhận vạt: Cắt lọc vùng tổn thương, bộc lộ mạch nhận
- Chuyển vạt da có nối mạch vi phẫu: Tạo hình vạt che phủ.
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Tai biến của gây mê; Vạt da hoại tử, nhiễm trùng sẹo xấu. Tại chỗ cho da sẹo xấu, co kéo...
- Xử trí theo từng nguyên nhân
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH CÁC KHUYẾT DA VÙNG BÀN CHÂN BẰNG VẠT DA CÓ SỬ DỤNG KỸ THUẬT VI PHẪU
I. ĐẠI CƯƠNG
Sử dụng phương pháp phẫu thuật bằng vạt da vi phẫu che phủ khuyết da vùng bàn chân.
II. CHỈ ĐỊNH
Khuyết da vùng bàn chân do các nguyên nhân: chấn thương, cắt bỏ khối u, viêm loét mạn tính, nhiễm trùng...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Điều kiện toàn thân không cho phép phẫu thuật.
- Tình trạng vết thương tại chỗ nhiễm trùng...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình, 6 bác sĩ kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê, 4 dụng cụ.
2. Người bệnh: Làm các xét nghiệm
3. Phương tiện: Dụng cụ phẫu thuật Tạo hình, Siêu âm doppler mạch cầm tay, Kính hiển vi phẫu thuật, dụng cụ vi phẫu.
4. Bệnh án: hoàn thành các thủ tục hành chính theo quy định. Người bệnh và gia đình phải ký cam đoan mổ, ghi rõ đã được nghe giải thích rõ ràng, hiểu và chấp nhận các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa
2. Vô cảm: mê nội khí quản
3. Kỹ thuật: 2 kíp phẫu thuật
- Kíp bóc tách vạt da vi phẫu: Bóc tách vạt theo thiết kế, phẫu tích cuống vạt
- Kíp chuẩn bị vùng nhận vạt: Cắt lọc vùng tổn thương, bộc lộ mạch nhận
- Chuyển vạt da có nối mạch vi phẫu: Tạo hình vạt che phủ.
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Tai biến của gây mê; Vạt da hoại tử, nhiễm trùng sẹo xấu. Tại chỗ cho da sẹo xấu, co kéo...
- Xử trí theo từng nguyên nhân
KHÂU NỐI THẦN KINH NGOẠI BIÊN VÙNG CỔ
I. ĐẠI CƯƠNG
Sử dụng kim chỉ siêu nhỏ để khâu nối vết thương thần kinh vùng cổ dưới kính vi phẫu hoặc kính lúp.
II. CHỈ ĐỊNH
VT đứt thần kinh vùng cổ
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Vết thương bẩn nhiễm trùng; Tổn thương đe doạ tính mạng do tổn thương mạch máu không cho phép cuộc mổ kéo dài
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 bác sỹ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý.
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy.
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, dụng cụ vi phẫu thuật.
- Kính hiển vi phẫu thuật hoặc kíp lúp phẫu thuật
4. Thời gian phẫu thuật: 2h-4h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa, nghiêng cổ về bên lành
2. Vô cảm: gây mê nội khí quản
3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Bộc lộ, chắt lọc, làm sạch vết thương
- Qua vết thương bộc lộ 2 đầu thần kinh.
- Dùng chỉ liền kim nylon 9.0 hoặc 10.0 khâu nối thần kinh bằng các mũi khâu rời dưới kính vi phẫu hoặc kính lúp.
- Có thể khâu thêm các mũi chống căng bằng prolene 6.0
- Cầm máu bằng đốt điện hoặc khâu buộc bằng chỉ tiêu.
- Băng ép nhẹ.
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn trong vòng 24h đầu
- Chảy máu: hiếm gặp, hoặc dẫn lưu ra trên 100ml/2h đầu. Xử trí: băng ép hoặc cầm máu lại trên phòng mổ, bù đủ khối lượng tuần hoàn.
- Nhiễm trùng: chảy dịch vết mổ, người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng. Xử trí: thay băng, điều trị theo kháng sinh đồ.
PHẪU THUẬT KHÂU VẾT THƯƠNG THẤU MÁ
I. ĐẠI CƯƠNG
Vết thương thấu má là vết thương vùng hàm mặt xuyên qua các tổ chức thông khoang miệng
II. CHỈ ĐỊNH
Vết thương qua toàn bộ má vào trong khoang miệng
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
VT phức hợp có kèm theo tổn thương mạch máu chính, thần kinh, ống tuyến, các vết thương mất da phần mềm không thể đóng trực tiếp phải sử dụng phương pháp tạo hình thì sau.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ, 01 điều dưỡng chạy ngoài, 01 hộ lý.
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa
- Làm đầy đủ các xét nghiệm thường quy
- Giải thích người bệnh và người nhà người bệnh trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
4. Thời gian phẫu thuật: 30 phút đến 01h.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa, đầu nghiêng về bên đối diện với tổn thương.
2. Vô cảm: gây tê tại chỗ bằng Lidocain pha với Adrenalin nồng độ 1/100000.
3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Sát trùng, rửa vết thương với nhiều nước muối sinh lý và betadin.
- Cắt lọc vết thương: cắt lọc mép và tổ chức dập nát.
- Đánh giá có tổn thương ống tuyến nước bọt và và thần kinh không? Qua đó xử lý theo từng tình trạng tổn thương.
- Khâu cơ và tổ chức dưới da bằng chỉ tự tiêu vicril 3.0/4.0.
- Dùng chỉ liền kim nylon 5.0 hoặc 6.0 khâu vết thương bằng các mũi khâu rời ở phần da phía ngoài.
- Khâu bằng chỉ tự tiêu nhanh ở phần niêm mạc phía trong miệng.
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn trong vòng 24h đầu
- Chảy máu: hiếm gặp, hoặc dẫn lưu ra trên 100ml/2h đầu. Xử trí: băng ép hoặc cầm máu lại trên phòng mổ, bù đủ khối lượng tuần hoàn.
- Nhiễm trùng: chảy dịch vết mổ, người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng. Xử trí: thay băng, điều trị theo kháng sinh đồ.
ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG CHÍNH MŨI BẰNG NẮN CHỈNH
I. ĐẠI CƯƠNG
Dùng phương pháp nắn chỉnh ngoài để nắn chỉnh gãy xương chính mũi
II. CHỈ ĐỊNH
Gãy xương chính mũi kín
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Gãy nát xương chính mũi hoặc gãy mất vững khối mũi mắt sàng phải phẫu thuật đặt nẹp phối hợp cùng sọ não.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện:
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 01 phụ phẫu thuật
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ, 01 điều dưỡng chạy ngoài, 01 hộ lý
2. Người bệnh:
- Bệnh án ngoại khoa
- Làm đầy đủ các xét nghiệm thường quy.
- Chụp Xquang lướt sống mũi, Chụp cắt lớp vi tính dựng hình
- Giải thích người bệnh và người nhà người bệnh trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện:
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình - hàm mặt.
4. Thời gian phẫu thuật: 30 phút - 1h.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa
2. Vô cảm: gây tê tại chỗ bằng Lidocain pha với Adrenalin nồng độ 1/100000 hoặc tiền mê.
3. Kỹ thuật
- Vệ sinh sạch lỗ mũi
- Sử dụng lóc màng xương trong hàm mặt hoặc đầu kìm kẹp kim đưa vào trong lỗ mũi cùng bên với bên gãy xương đến phần xương gãy
- Nâng xương ra ngoài và lên trên về vị trí giải phẫu
- Đặt meshes mũi bên gãy xương
- Nẹp bột mũi
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
1. Theo dõi và chăm sóc: rút meshes mũi sau 3 ngày, bỏ nẹp bột sau 1 tuần
2. Biến chứng:
- Chảy máu: dùng meshes mũi tẩm adrenalin ép chặt.
- Di lệch xương lại: chuyển mổ.
PHẪU THUẬT CHỈNH SỬA GÓC HÀM XƯƠNG HÀM DƯỚI
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật kéo dài xương hàm dưới trong trường hợp thiểu sản xương hàm dưới hoặc cắt gọt xương hàm dưới trong trường hợp phì đại góc hàm
II. CHỈ ĐỊNH
Thiểu sản hay phì đại xương hàm dưới ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ hay phì đại xương hàm dưới.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Toàn trạng không phù hợp với phẫu thuật
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 bác sỹ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy. Chụp Xquang sọ mặt. Chụp cắt lớp vi tính dựng hình
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình - hàm mặt
- Bộ nẹp vít hàm mặt.
4. Thời gian phẫu thuật: 2h-3h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa
2. Vô cảm: gây mê nội khí quản, gây tê tại chỗ bằng Lidocain pha với Adrenalin nồng độ 1/100000.
3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
- Dùng dụng cụ kéo vén bộc lộ góc hàm 2 bên qua ổ miệng
- Tuỳ theo từng mức độ và tổn thương 1 bên hay 2 bên
- Qua đường niêm mạc góc hàm vào cắt đẩy xương hàm dưới chỉnh sửa thiểu sản góc hàm hoặc cắt 1 phần góc hàm điều trị phì đại góc hàm
- Đặt nẹp vis trong trường hợp cắt đôi xương hàm hoặc hệ thống kéo giãn xương hàm.
- Đặt dẫn lưu, đóng vết mổ
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn sau mổ 24h
- Chườm lạnh
- Ăn mềm, nguội và vệ sinh răng miệng
- Chảy máu (hiếm gặp): băng ép chặt, nếu không đỡ cắt chỉ cầm máu bằng dao điện.
- Nhiễm trùng: thay băng và dùng kháng sinh.
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật cắt đẩy phần cằm xương hàm dưới ra trước hoặc ra sau trong trường hợp thiểu sản hoặc phì đại xương hàm dưới vùng cằm.
II. CHỈ ĐỊNH
Thiểu sản vùng cằm xương hàm dưới ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Toàn trạng không phù hợp với phẫu thuật
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 bác sỹ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy. Chụp Xquang sọ mặt. Chụp cắt lớp vi tính dựng hình.
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình - hàm mặt, cưa cắt hàm mặt
- Bộ nẹp vít hàm mặt.
4. Thời gian phẫu thuật: 2h-3h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa
2. Vô cảm: gây mê nội khí quản, gây tê tại chỗ bằng Lidocain pha với Adrenalin nồng độ 1/100000.
3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Bộc lộ đường cổ vùng cằm qua ổ miệng.
- Tuỳ theo từng mức độ và tổn thương
- Qua đường niêm mạc vùng cằm vào cắt đẩy vùng cằm xương hàm dưới chỉnh sửa thiểu sản vùng cằm hoặc phì đại xương hàm dưới vùng cằm.
- Đặt nẹp vis cố định xương
- Đặt dẫn lưu, đóng vết mổ
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn sau mổ 24h
- Chườm lạnh
- Ăn mềm, nguội và vệ sinh răng miệng
- Chảy máu (hiếm gặp): băng ép chặt, nếu không đỡ cắt chỉ cầm máu bằng dao điện.
- Nhiễm trùng: thay băng và dùng kháng sinh
PHẪU THUẬT CHỈNH SỬA THÂN XƯƠNG HÀM DƯỚI
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật kéo dài hoặc thu ngắn thân xương hàm dưới trong trường hợp thiểu sản xương hàm dưới hoặc cắt gọt xương trong phì đại thân xương hàm dưới.
II. CHỈ ĐỊNH
Thiểu sản và phì đại xương hàm dưới ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Toàn trạng không phù hợp với phẫu thuật
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 bác sỹ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý.
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy. Chụp Xquang sọ mặt. Chụp cắt lớp vi tính dựng hình.
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình - hàm mặt
4. Thời gian phẫu thuật: 02h - 03h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa
2. Vô cảm: gây mê nội khí quản, gây tê tại chỗ bằng Lidocain pha với Adrenalin nồng độ 1/100000.
3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Tuỳ theo từng mức độ và tổn thương 1 bên hay 2 bên, mổ qua đường miệng.
- Qua đường niêm mạc hàm dưới vào cắt đẩy xương hàm dưới chỉnh sửa thiểu sản xương hàm hoặc cắt 1 phần thân xương hàm điều trị phì đại thân xương.
- Chú ý bảo tồn thần kinh hàm dưới hai bên.
- Đặt nẹp vis trong trường hợp cắt đôi xương hàm hoặc hệ thống kéo giãn xương hàm.
- Đặt dẫn lưu, đóng vết mổ
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn sau mổ 24h
- Chườm lạnh
- Ăn mềm, nguội và vệ sinh răng miệng
- Rút dẫn lưu sau 48h
- Chảy máu (hiếm gặp): băng ép chặt, nếu không đỡ cắt chỉ cầm máu bằng dao điện.
- Nhiễm trùng: thay băng và dùng kháng sinh
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH THIỂU SẢN BẨM SINH NỬA MẶT BẰNG CHẤT LÀM ĐẦY
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật bơm chất làm đầy để điều trị thiểu sản bẩm sinh nửa mặt
II. CHỈ ĐỊNH
Thiểu sản bẩm sinh nửa mặt
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Người bệnh có cơ địa dị ứng với chất làm đầy, nhiễm trùng tại chỗ
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 01 - 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ, 01 điều dưỡng chạy ngoài, 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa
- Làm đầy đủ các xét nghiệm thường quy
- Giải thích người bệnh và người nhà người bệnh trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình - hàm mặt
- Chất làm đầy
4. Thời gian phẫu thuật: 30 phút - 01h.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa, đầu nghiêng về bên đối diện với tổn thương.
2. Vô cảm: gây tê tại chỗ.
3. Kỹ thuật
- Đánh dấu vùng thiểu sản, lõm ở mặt
- Dùng kim nhỏ 1ml bơm chất làm đầy vào các vùng thiểu sản nửa mặt, tuỳ theo từng mức độ mà tiêm số lượng cũng như các vị trí khác nhau.
- Băng ép sau tiêm
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
1. Theo dõi
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn sau tiêm 24h
- Vùng da mặt, chườm mát
2. Biến chứng
- Phản ứng quá mẫn hoặc phù nề: chườm mát, dùng giảm phù nề
- Nhiễm trùng: dùng kháng sinh.
PHẪU THUẬT CẮT BỎ U DA MẶT LÀNH TÍNH
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật cắt bỏ u da lành tính vùng mặt, đóng vết mổ sau phẫu thuật bằng các kỹ thuật tạo hình
II. CHỈ ĐỊNH
Trong các trường hợp u lành tính nằm trên da mặt
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Người bệnh có bệnh toàn thân không phù hợp cho phẫu thuật
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp gây mê: 01 bác sỹ gây mê, 01 điều dưỡng phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ, 01 điều dưỡng chạy ngoài, 01 hộ lý.
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa
- Làm đầy đủ các xét nghiệm thường quy
- Giải thích người bệnh và người nhà người bệnh trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình - hàm mặt
4. Thời gian phẫu thuật: 30 phút - 1,5h.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa, đầu nghiêng về bên đối diện với tổn thương
2. Vô cảm: gây tê tại chỗ hoặc gây mê trong trường hợp trẻ em và u lớn
3. Kỹ thuật
- Rạch da theo đường thiết kế
- Bóc tách u, phẫu tích u tránh các tổ chức quan trọng: mạch máu, thần kinh, cơ.
- Cắt bỏ toàn bộ u
- Cầm máu kỹ bằng đốt điện diện bóc tách, bơm rửa sạch.
- Trong trường hợp không đóng trực tiếp, tiến hành dùng vạt che phủ hoặc ghép da (kỹ thuật tạo hình khác).
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn trong vòng 24h đầu (nếu phải gây mê toàn thân)
- Chườm lạnh và kháng sinh sau mổ.
- Chảy máu: hiếm gặp. Xử trí: băng ép hoặc cầm máu lại trên phòng mổ, bù đủ khối lượng tuần hoàn.
- Nhiễm trùng: chảy dịch vết mổ, người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng. Xử trí: thay băng, điều trị theo kháng sinh đồ.
PHẪU THUẬT KHÂU ĐÓNG TRỰC TIẾP SẸO VÙNG CỔ, MẶT (DƯỚI 3CM)
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật cắt sẹo và khâu đóng trực tiếp
II. CHỈ ĐỊNH
Trong các trường hợp sẹo xấu vùng cổ, mặt dưới 3cm
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Người bệnh có bệnh toàn thân không phù hợp cho phẫu thuật
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp gây mê: 01 bác sỹ gây mê, 01 điều dưỡng phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ, 01 điều dưỡng chạy ngoài, 01 hộ lý.
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa
- Làm đầy đủ các xét nghiệm thường quy
- Giải thích người bệnh và người nhà người bệnh trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình - hàm mặt
4. Thời gian phẫu thuật: 30 phút - 1,5h.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa, đầu nghiêng về bên đối diện với sẹo hoặc ngửa cổ
2. Vô cảm: gây tê tại chỗ hoặc gây mê trong trường hợp trẻ em
3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Vẽ thiết kế đường cắt sẹo zig zắc hoặc hình trám.
- Rạch da dọc theo sẹo
- Cắt bỏ sẹo và cầm máu kỹ vùng tổn khuyết để lại.
- Khâu 2 lớp: dưới da bằng Vicryl, khâu da bằng Nylon
- Băng ép nhẹ
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn trong vòng 24h đầu (nếu phải gây mê toàn thân)
- Chườm lạnh và kháng sinh sau mổ.
- Chảy máu: hiếm gặp. Xử trí: băng ép hoặc cầm máu lại trên phòng mổ, bù đủ khối lượng tuần hoàn.
- Nhiễm trùng: chảy dịch vết mổ, người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng. Xử trí: thay băng, điều trị theo kháng sinh đồ
PHẪU THUẬT KHÂU ĐÓNG TRỰC TIẾP SẸO VÙNG CỔ, MẶT (TRÊN 3CM)
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật cắt sẹo và khâu đóng trực tiếp
II. CHỈ ĐỊNH
Trong các trường hợp sẹo xấu vùng cổ, mặt trên 3cm
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Người bệnh có bệnh toàn thân không phù hợp cho phẫu thuật
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật
- Kíp gây mê: 01 bác sỹ gây mê, 01 điều dưỡng phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ, 01 điều dưỡng chạy ngoài, 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa
- Làm đầy đủ các xét nghiệm thường quy
- Giải thích người bệnh và người nhà người bệnh trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình - hàm mặt
4. Thời gian phẫu thuật: 01h - 1,5h.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa, đầu nghiêng về bên đối diện với sẹo hoặc ngửa cổ
2. Vô cảm: gây tê tại chỗ hoặc gây mê trong trường hợp trẻ em
3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Thiết kế đường rạch da
- Rạch da dọc theo sẹo
- Cắt bỏ sẹo, cầm máu kỹ sau cắt sẹo bằng dao điện.
- Bóc tách tổ chức dưới da 2 bên.
- Khâu 2 lớp: dưới da bằng Vicryl, khâu da bằng Nylon
- Băng ép nhẹ
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn trong vòng 24h đầu (nếu phải gây mê toàn thân)
- Chườm lạnh và kháng sinh sau mổ.
- Chảy máu: hiếm gặp. Xử trí: băng ép hoặc cầm máu lại trên phòng mổ, bù đủ khối lượng tuần hoàn.
- Nhiễm trùng: chảy dịch vết mổ, người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng. Xử trí: thay băng, điều trị theo kháng sinh đồ.
PHẪU THUẬT SỬA SẸO VÙNG CỔ, MẶT BẰNG VẠT DA TỪ XA
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật cắt bỏ sẹo và che phủ khuyết phần mềm bằng vạt từ xa
II. CHỈ ĐỊNH
Trong các trường hợp sẹo xấu vùng cổ, mặt
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Người bệnh có bệnh toàn thân không phù hợp cho phẫu thuật
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật
- Kíp gây mê: 01 bác sỹ gây mê, 01 điều dưỡng phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ, 01 điều dưỡng chạy ngoài, 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa
- Làm đầy đủ các xét nghiệm thường quy
- Giải thích người bệnh và người nhà người bệnh trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình - hàm mặt
4. Thời gian phẫu thuật: 1,5h - 02h.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa, đầu nghiêng về bên đối diện với sẹo hoặc ngửa cổ
2. Vô cảm: gây tê tại chỗ hoặc gây mê trong trường hợp trẻ em
3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Thiết kế đường mổ cắt sẹo và vạt da che phủ từ xa.
- Rạch da theo đường thiết kế
- Cắt bỏ sẹo và cầm máu kỹ
- Phẫu tích vạt từ xa theo thiết kế phù hợp với vùng khuyết da sau cắt bỏ sẹo vùng cổ
- Chuyển vạt da tới nơi nhận
- Khâu cố định vạt da vào nền nhận 2 lớp: dưới da bằng Vicryl, khâu da bằng Nylon
- Đặt dẫn lưu hoặc lam dẫn lưu nền nhận và nơi cho vạt
- Băng ép nhẹ
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn trong vòng 24h đầu
- Chườm lạnh và kháng sinh sau mổ.
- Rút dẫn lưu nơi lấy vạt và nền nhận sau 48h.
- Chảy máu: hiếm gặp, hoặc dẫn lưu ra trên 100ml/2h đầu. Xử trí: băng ép hoặc cầm máu lại trên phòng mổ, bù đủ khối lượng tuần hoàn.
- Nhiễm trùng: chảy dịch vết mổ, người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng. Xử trí: thay băng, điều trị theo kháng sinh đồ.
- Vạt da tím hoặc lạnh: Cắt chỉ giảm căng và theo dõi thêm
- Hoại tử vạt da: Cắt bỏ vạt da, thay băng và lập kế hoạch tạo hình thì 2.
PHẪU THUẬT GHÉP XƯƠNG TỰ THÂN TỨC THÌ SAU CẮT ĐOẠN XƯƠNG HÀM TRÊN
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật ghép xương tự thân tạo hình vùng khuyết xương ngay sau cắt đoạn xương hàm trên
II. CHỈ ĐỊNH
Sau cắt u xương hàm trên gây khuyết xương
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có chống chỉ định tuyệt đối
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật
- Kíp gây mê: 01 bác sỹ gây mê, 01 điều dưỡng phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ, 01 điều dưỡng chạy ngoài, 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa
- Làm đầy đủ các xét nghiệm thường quy, chụp Xquang sọ mặt và cắt lớp dựng hình hàm mặt
- Giải thích người bệnh và người nhà người bệnh trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình - hàm mặt.
4. Thời gian phẫu thuật: 1,5h - 02h.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa, bộc lộ nơi lấy xương bản ngoài xương sọ hoặc xương mào chậu
2. Vô cảm: gây mê nội khí quản
3. Kỹ thuật: tuỳ theo vị trí lấy xương ghép là bản ngoài xương sọ hay xương mào chậu.
- Rạch da, bộc lộ vùng lấy xương ghép
- Dùng đục lấy xương theo kích thước cần dùng
- Bộc lộ nơi ghép xương hàm trên
- Đặt xương ghép vào vị trí đã cắt bỏ của xương hàm trên
- Cố định xương ghép bằng nẹp vít
- Đặt dẫn lưu nơi lấy xương
- Băng ép
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn trong vòng 24h đầu
- Chườm lạnh và kháng sinh sau mổ.
- Rút dẫn lưu nơi lấy xương sau 48h.
- Chảy máu: hiếm gặp, hoặc dẫn lưu ra trên 100ml/2h đầu. Xử trí: băng ép hoặc cầm máu lại trên phòng mổ, bù đủ khối lượng tuần hoàn.
- Nhiễm trùng: chảy dịch vết mổ, người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng. Xử trí: thay băng, điều trị theo kháng sinh đồ.
PHẪU THUẬT GHÉP XƯƠNG BẰNG VẬT LIỆU THAY THẾ TỨC THÌ SAU CẮT ĐOẠN XƯƠNG HÀM TRÊN
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật ghép vật liệu thay thế vào vùng khuyết xương ngay sau cắt đoạn xương hàm trên
II. CHỈ ĐỊNH
Sau cắt u xương hàm trên gây khuyết xương
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Quá mẫn với vật liệu thay thế
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp gây mê: 01 bác sỹ gây mê, 01 điều dưỡng phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ, 01 điều dưỡng chạy ngoài, 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa
- Làm đầy đủ các xét nghiệm thường quy, chụp Xquang sọ mặt và cắt lớp dựng hình hàm mặt
- Giải thích người bệnh và người nhà người bệnh trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình - hàm mặt
- Dụng cụ thay thế xương hàm trên.
4. Thời gian phẫu thuật: 01 - 02h.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa
2. Vô cảm: gây mê nội khí quản
3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Bộc lộ vị trí cần ghép xương hàm trên
- Thiết kế vật liệu thay thế phù hợp với hình dáng khuyết xương
- Cố định vật liệu thay thế vào các đầu xương khuyết.
- Đóng vết mổ
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn trong vòng 24h đầu
- Chườm lạnh và kháng sinh sau mổ.
- Chảy máu: hiếm gặp. Xử trí: băng ép hoặc cầm máu lại trên phòng mổ, bù đủ khối lượng tuần hoàn...
- Nhiễm trùng: chảy dịch vết mổ, người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng. Xử trí: thay băng, điều trị theo kháng sinh đồ.
- Dị ứng và thải loại vật liệu ghép: Phẫu thuật lấy bỏ vật liệu ghép.
TẠO HÌNH HỘP SỌ TRONG DỊ TẬT HẸP HỘP SỌ
I. ĐẠI CƯƠNG
Hẹp hộp sọ (craniosynostosis) là bệnh lý gây ra bởi tình trạng liền sớm của một hoặc nhiều khớp giữa các xương sọ, làm hộp sọ không thể giãn nở khi trẻ lớn lên. Nếu không được điều trị nó có thể gây tăng áp lực nội sọ, gây biến dạng hộp sọ, ảnh hưởng đến sự phát triển của não cũng như các cơ quan lân cận.
Phân loại
Có hai cách mô tả các loại Craniosynostosis là theo biến dạng lâm sàng và theo các khớp bị ảnh hưởng. Khi một khớp dính sớm không chỉ gây ra hạn chế sự tăng trưởng vuông góc với nó mà nó còn gây ra tăng trưởng bù ở khớp liền kề. Tại các khớp liền kề song song với khớp dính lại, sự tăng trưởng bù xảy ra như nhau ở cả hai hướng, còn tại khớp vuông góc với khớp bị dính, tăng trưởng bù trừ về phía xa của khớp bị dính, vì vậy ngay cả khi chỉ một khớp bị dính sớm vẫn gây ảnh hưởng đến sự phát triển của toàn bộ hộp sọ.
Hẹp hộp sọ do dính khớp trán (craniosynostosis metopic): Biến dạng hộp sọ hình tam giác Trigonocephaly (trigonos từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là hình tam giác, còn kephale, có nghĩa là đầu).
Dính khớp dọc (Craniosynostosis sagittal): Biến dạng sọ dài kiểu Scaphocephaly (nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp scaphoid nghĩ là giống hình chiếc thuyền).
Dính khớp trán đỉnh một bên: Biến dạng hộp sọ chéo trước Anterior Plagiocephaly (từ plagios trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là chéo, xiên hoặc dốc).
Hẹp khớp lambda một bên: Biến dạng hộp sọ chéo sau (Posterior Plagiocephaly)
Brachycephaly, oxycephaly, và turricephaly được sử dụng cho các biến dạng hộp sọ kết hợp nhiều khớp và thường biểu hiện bởi các hội chứng.
Phân loại các biến dạng hẹp hộp sọ không hội chứng (nonsyndromic) và hội chứng (syndromic) thường được sử dụng trong thực hành lâm sàng.
Hẹp hộp sọ không hội chứng: có thể bao gồm hẹp một khớp hoặc nhiều khớp nhưng không liên quan đến bất kỳ triệu chứng của hội chứng nào khác. Trong nhóm Hẹp hộp sọ nhiều khớp không hội chứng (Multiple nonsyndromic synostosis), có thể bao gồm nhiều dạng khác nhau và không phải tất cả đã được xác định rõ ràng.
Hẹp hộp sọ hội chứng: có thể biểu hiện trong hơn 70 loại hội chứng khác nhau. Các hội chứng thường gặp nhất trên lâm sàng là hội chứng Crouzon và hội chứng Apert, tiếp theo hội chứng Saethre-Chotzen, và hội chứng Pfeiffer.
Các người bệnh có hội chứng Apert, thường co trán phẳng, hai tai bám thấp và xu hướng phát triển hộp sọ dạng turricephaly, một triệu chứng ít thấy ở những người bị hội chứng khác. Các triệu chứng bất thường ngoài sọ khác thường biểu hiện như là một phần của hội chứng. Ở những người có hội chứng Crouzon hoặc Apert, thường có thiểu sản xương hàm trên ở các mức độ khác nhau. Tật dính ngón của bàn tay và bàn chân (acrocephalosyndactyly) là một triệu chứng nổi bật của hội chứng Apert. Sụp mi hai bên phổ biến trong bối cảnh hội chứng Saethre-Chotzen và thường đòi hỏi phải điều trị phẫu thuật. Hình ảnh trễ ngoài của khe mi là đặc trưng của hội chứng Pfeiffer. Trong hầu hết các dạng hẹp khớp trán đỉnh, triệu chứng lồi mắt luôn biểu hiện ở các mức độ khác nhau.
II. CHỈ ĐỊNH
- Chỉ định với các trường hợp dị tật hẹp hộp sọ bẩm sinh người bệnh đủ khả năng và điều kiện gây mê hồi sức
- Chỉ định điều trị ngoại khoa phẫu thuật tái tạo hộp sọ trong những tháng đầu tiên của cuộc sống khi có biến dạng sọ mặt nặng, tăng áp lực nội sọ, và lồi mắt tiến tiến triển nguy cơ ảnh hưởng thị lực.
- Độ tuổi phẫu thuật phần nào phụ thuộc vào kỹ thuật, các kỹ thuật xâm lấn tối thiểu được chỉ định sớm hơn khi một hộp sọ dễ uốn hơn. Từ 9 -12 tháng tuổi là thời điểm tốt nhất cho phẫu thuật sửa chữa hộp sọ. Sụp mi thể nặng có thể ảnh hưởng đến thị lực cũng cần can thiệp càng sớm càng tốt, khe hở môi vòm có thể đóng kín lúc 3-6 tháng tuổi. Các di tật bàn tay thường nên phẫu thuật từ 18-24 tháng. Trẻ từ 5-10 tuổi có thể có hiện tượng tái phát hẹp hộp sọ và có thể cần thiết can thiệp lại. Tạo hình tai thường thực hiện từ 8-12 tuổi. Trên các bệnh nhi có các hội chứng như thiểu sản xương hàm trên gây khó thở cần được điều trị sớm, nếu không thì phẫu thuật, cắt đẩy tầng mặt giữa thường được chỉ định từ 10-15 tuổi.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Người bệnh không đủ điều kiện sức khỏe gây mê hồi sức
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật sọ não: 1 Phẫu thuật viên (PTV) chính và 2 phụ PT.
- Kíp bác sĩ chuyên khoa tạo hình: 1PTV chính và 2 phụ PT
- Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 2 điều dưỡng dụng cụ, 2 điều dưỡng chạy ngoài, 2 hộ lý.
2. Người bệnh
- Làm đủ các xét nghiệm chẩn đoán, chú ý các bệnh lý phối hợp: Tim mạch, tiểu đường...Đánh giá tình trạng toàn thân như tuổi, cơ địa, những bệnh mãn tính phối hợp có ảnh hưởng tới cuộc phẫu thuật, trong thời kỳ hậu phẫu. Đánh giá khả năng phẫu thuật để chuẩn bị cho cuộc mổ diễn ra an toàn và hiệu quả nhất.
- Dùng kháng sinh dự phòng nếu cần thiết.
- Giải thích cho người bệnh và gia đình biết rõ bệnh và tình trạng toàn thân, về khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về các tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, do cơ địa của người bệnh.
- Giải đáp những khúc mắc của người bệnh về bệnh tật, về phẫu thuật,...trong phạm vi cho phép.
- Chuẩn bị trước mổ theo quy trình Ngoại khoa thông thường
- Hồ sơ bệnh án: hoàn thành các thủ tục hành chính theo quy định. Người bệnh và gia đình phải ký cam đoan mổ, ghi rõ đã được nghe giải thích rõ ràng, hiểu và chấp nhận các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra.
3. Phương tiện phẫu thuật
- Thuốc tê, mê, chỉ, băng gạc, clip mạch máu
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật sọ não
- Kính hiển vi, kính lúp
- Cưa rung, cắt
- Búa, đục xương
- Hệ thống nẹp vis cố định
4. Thời gian phẫu thuật 6-10 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa
2. Gây mê nội khí quản, kiểm soát hạ huyết áp
3. Kỹ thuật
- Đối với các loại dị tật hẹp hộp sọ khác nhau sẽ có các dạng sửa đổi tương ứng nhưng vẫn bám theo kỹ thuật chính là đẩy khối trán ổ mắt ra trước. Với những trẻ hẹp khớp trán, phần gồ của khớp sọ dính sớm được cắt bỏ và trán được tái tạo lại với các mảnh xương được thiết kế phù hợp và thanh trên ổ mắt. Trong những trường hợp hẹp khớp trán đỉnh một bên, quan điểm trước đây ủng hộ kỹ thuật đẩy trán một bên. Tuy nhiên các nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù chỉ có một khớp dính sớm nhưng, trên thực tế luôn có sự biến dạng hai bên vì phía có sự quá phát bù trừ của bên lành cho nên sửa chữa cả hai bên trán là cần thiết.
- Tất cả các biến thể của kỹ thuật cắt đẩy phức hợp trán ổ mắt thường đạt được kết quả thẩm mỹ với vùng trán nhìn đẹp và đảm bảo che phủ ổ mắt. Một vấn đề khó thường gặp là sự tồn tại dai dẳng của hẹp vùng thái dương trong bất kỳ phương pháp cắt đẩy trán ổ mắt nào. Ngoài ra, những biến dạng liên quan đến sự phát triển bất thường của hộp sọ, chẳng hạn như turricephaly, brachycephaly, tai bám thấp, và dystopia ổ mắt, xương hàm, cung răng, vòm miệng ... thường tồn tại ngay cả sau khi phẫu thuật thành công. Chính vị vậy các phẫu thuật viên Tạo hình sọ mặt cần nắm vững các kiến thức về phẫu thuật Hàm mặt, Tạo hình cả về giải phẫu sinh lý và sinh lý bệnh để quyết định chính xác thời điểm cần can thiệp đường thở, can thiệp mắt, cung răng, khi nào làm tai, khi nào sửa chữa vòm miệng luyện tập phát âm và phục hồi chức năng, có như thế mới đem lại cho bệnh nhi kết quả tốt và khả năng hòa nhập cộng đồng một cách tốt nhất.
- Với người bệnh có hội chứng hẹp hộp sọ kèm theo thiểu sản tầng mặt giữa có thể cần phẫu thuật cắt đẩy tầng mặt giữa ra trước vào khoảng 5 tuổi. Nó có thể thực hiện theo 2 cách, cắt xương kiểu Le Fort III và đẩy ra trước ngay trong 1 thì hoặc cắt xương và đặt khung kéo giãn liên tục.
- Phương pháp kéo giãn liên tục khung ngoài yêu cầu người bệnh đeo một khung kéo giãn ngoài sọ trong vài tuần, tuy nhiên nó dường như mang đến một kết quả tốt hơn và lâu dài hơn. Các thiết bị kéo giãn xương bên trong cũng đã được sử dụng trong nắn chỉnh phần vòm sọ trước sau khi cắt xương kiểu Le Forte III theo hướng phát triển của tầng mặt giữa.
- Gần đây một số tác giả giới thiệu các kỹ thuật nội soi hỗ trợ cho dính khớp trán đỉnh một bên, các khớp bệnh lý có thể được loại bỏ. Khoảng một nửa số người bệnh được điều trị bằng phương pháp này chữa khỏi hoàn toàn biến dạng trục dọc và hai phần ba số người bệnh còn lại đều có sự điều chỉnh 80%. Ưu điểm của phương pháp nội soi bao gồm giảm mất máu và giảm tỷ lệ bệnh và tỷ lệ tử vong của phẫu thuật.
- Phẫu thuật sửa chữa hẹp hộp sọ thường gây mất máu nhiều. Đây là nguyên nhân chính gây tử vong sau mổ. Cầm máu tỉ mỉ và truyền máu sớm có thể giảm thiểu các hậu quả của mất máu. Gần đây, acid tranexamic (TXA) đã được mô tả trong y văn như một chất bổ trợ cho việc giảm mất máu và nhu cầu truyền máu. Kiểm soát huyết áp để giảm mất máu trong quá trình cắt đẩy vòng ổ mắt đã được nghiên cứu trong năm 2012. Áp lực động mạch trung bình (MAP) và lượng máu mất được đánh giá. Một mối quan hệ nghịch đảo giữa MAP và mất máu đã được phát hiện.
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
1. Theo dõi
- Tình trạng toàn thân của người bệnh sau mổ: Tri giác, huyết động, hô hấp
- Áp lực nội sọ
- Tình trạng mất máu trong và sau mổ
2. Biến chứng
- Chảy máu: theo dõi công thức máu, nếu thiếu máu tiến hành truyền máu
- Nhiễm trùng: thay băng và dùng kháng sinh.
- Tăng áp lực nội sọ: Giải tỏa não
TẠO HÌNH KHÔNG ÂM ĐẠO BẰNG TẠO KHOANG VÀ NONG GIÃN
I. ĐẠI CƯƠNG
Dùng các kỹ thuật tạo hình tạo khoang âm đạo và dùng dụng cụ nong giãn âm đạo rộng ra
II. CHỈ ĐỊNH
Dị tật bẩm sinh không có âm đạo
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Người bệnh có bệnh toàn thân, mạn tính (đái tháo đường, tim mạch...)
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 01 phụ phẫu thuật.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy, chụp phim theo chỉ định.
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
4. Thời gian phẫu thuật: 1h-1h30
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa, chân đặt tư thế sản khoa.
2. Vô cảm: gây tê tủy sống hoặc gây mê.
3. Kỹ thuật
- Tiến hành thiết kế đường rạch da tạo khoang âm đạo.
- Sát khuẩn rộng rãi
- Trải toan
- Bóc tách khoang âm đạo đủ rộng
- Ghép da thành âm đạo hoặc tạo các vạt tại chỗ, lân cận
- Dùng dụng cụ đặt vào khoang âm đạo mới tạo ra để định hình khoang.
- Nơi lấy da thường để liền sẹo tự nhiên, nơi lấy vạt vạt thường đóng trực tiếp hoặc ghép da.
- Băng ép
- Khi vết mổ liền sẹo, tiến hành nong giãn thường xuyên bằng dụng cụ và được bôi trơn bằng parafin hoặc kem bôi trơn.
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
1. Theo dõi: chảy máu, nhiễm trùng
2. Biến chứng và cách xử trí
- Chảy máu (hiếm gặp): băng ép chặt, nếu không đỡ cắt chỉ cầm máu bằng dao điện.
- Nhiễm trùng: thay băng và dùng kháng sinh.
- Hẹp khoang âm đạo do sẹo co: tích cực luyện tập nong giãn
TẠO HÌNH DỊ TẬT NGẮN ÂM ĐẠO BẰNG NONG GIÃN
I. ĐẠI CƯƠNG
Dùng dụng cụ để nong giãn âm đạo với các trường hợp dị tật ngắn âm đạo
II. CHỈ ĐỊNH
Dị tật bẩm sinh ngắn âm đạo
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không có chống chỉ định tuyệt đối
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Gồm 01 bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hoặc sản phụ khoa.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng chuẩn bị;
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy.
- Giải thích cho người bệnh và người nhà trước khi tiến hành thủ thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ nong giãn âm đạo với các kích thước khác nhau
- Kem bôi trơn
4. Thời gian thủ thuật: 30 phút
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa, chân đặt tư thế sản khoa.
2. Vô cảm: bôi tê tại chỗ hoặc xịt lidocain.
3. Kỹ thuật
- Tiến hành sát khuẩn rộng rãi
- Trải toan lỗ
- Dùng kem bôi trơn dụng cụ đặt vào khoang âm đạo để nong giãn
- Tiến hành nong giãn thường xuyên âm đạo bằng dụng cụ theo thời gian định kỳ.
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
1. Theo dõi: mức độ giãn ra của âm đạo
2. Biến chứng và cách xử trí
- Gây đau: dùng thuốc giảm đau và tập nhẹ nhàng.
- Chảy máu: băng ép cầm máu.
- Hẹp khoang âm đạo tái phát: tích cực luyện tập nong giãn
- Âm đạo hẹp, không giãn ra được: tiến hành phẫu thuật
PHẪU THUẬT CẮT BỎ TỔ CHỨC HOẠI TỬ TRONG Ổ LOÉT TỲ ĐÈ
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật cắt bỏ làm sạch phần mềm vùng hoại tử do loét tỳ đè có hoặc không tiến hành che phủ khuyết tổ chức cùng một lúc.
II. CHỈ ĐỊNH
Hoại tử phần mềm vùng tỳ đè (mông, chẩm, ụ ngồi, mấu chuyển lớn, gót...) do nguyên nhân người bệnh nằm lâu, liệt...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh lý phối hợp toàn thân nặng không cho phép phẫu thuật: suy kiệt, bệnh tim mạch, rối loạn đông máu.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Phẫu thuật viên: 01 phẫu thuật viên (PTV) chính là Bác sỹ chuyên khoa Phẫu thuật Tạo hình, 02 phẫu thuật viên phụ.
- Kíp gây mê: 01 bác sỹ gây mê; Điều dưỡng phụ mê: 01
- Điều dưỡng dụng cụ: 01; Điều dưỡng chạy ngoài: 01
- Bác sỹ hồi tỉnh: 01; Điều dưỡng hồi tỉnh: 01
- Hộ lý: 01
2. Người bệnh
- Làm bệnh án đầy đủ theo quy định
- Làm đầy đủ các xét nghiệm cơ bản, xét nghiệm chuyên sâu, Xquang phổi, siêu âm bụng, Xquang mặt...
- Khám và hội chẩn liên chuyên khoa để phối hợp điều trị trước, trong và sau mổ nếu cần: Tăng đường huyết, rối loạn đông máu, cao huyết áp...
- Chuẩn bị trước mổ theo quy trình Ngoại khoa chung: Kháng sinh, nhịn ăn vệ sinh răng miệng, thân thể...
- Phẫu thuật viên gặp gỡ người bệnh và gia đình để giải thích trước mổ về tình trạng bệnh tật, kế hoạch điều trị, khả năng phẫu thuật, tỷ lệ thành công, những khó khăn, thuận lợi, tai biến, di chứng có thể gặp trong quá trình điều trị; đồng thời lắng nghe và giải đáp những thắc mắc của người bệnh và gia đình về những vấn đề liên quan đến chuyên môn (trong phạm vi cho phép)
- Sau khi nghe bác sỹ giải thích và giải đáp các thắc mắc, người bệnh và gia đình phải ký cam đoan mổ vào hồ sơ, đã hiểu và chấp nhận những nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau mổ.
3. Phương tiện:
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, Bộ dụng cụ cắt lọc nạo viêm.
- Chỉ khâu: 05 sợi chỉ vicril; 03 sợi nilon.
- Dẫn lưu áp lực: 02.
- Gạc vuông, gạc ổ bụng: 10 gói.
- Opsite dán phẫu thuật: 02 loại 15 x 20 cm.
- Urgosorb: 05 miếng, urgotul SSD: 05 miếng, băng chun: 02 cuộn.
4. Thời gian phẫu thuật: 2-3 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm nghiêng, hoặc nằm sấp.
2. Vô cảm:
- Gây mê nội khí quản
- Gây tê tại chỗ vết mổ bằng Lidocain pha với Adrenalin nồng độ 1/100000
3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Sát trùng, trải toan
- Đánh rửa ổ loét tỳ đè
- Rạch da và niêm mạc xung quanh ổ loét xạ trị đến vùng chảy máu tốt
- Dùng curet nạo sạch ổ viêm đến đáy ổ loét, sử dụng oxy già, betadine.
- Tuỳ theo mức độ tổn thương của người bệnh và toàn hạng, tiến hành ghép xương và che phủ phần mềm bằng vạt da 1 thì hoặc tiến hành tạo hình thì 2.
- Cầm máu
- Đặt dẫn lưu, đặt gạc chuyên dụng ổ loét.
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
1. Chăm sóc
- Để người bệnh tư thế nghiêng bên đối diện hoặc nằm sấp, thay đổi tư thế 60 phút/lần.
- Thay băng 2 ngày/lần.
2. Theo dõi các biến chứng
- Các dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở
- Chảy máu: băng ép
- Nhiễm trùng: dùng kháng sinh
- Các tai biến liên quan đến bệnh phối hợp: tăng đường huyết, tăng huyết áp...
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật ghép sụn tạo hình sụn mi mắt trong trường hợp tổn thương khuyết sụn mi mắt
II. CHỈ ĐỊNH
Tổn khuyết sụn mi mắt không thể đóng trực tiếp
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh lý toàn thân phối hợp nặng, tâm thần
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 bác sỹ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy, chụp phim theo chỉ định.
- Người bệnh được khám chuyên khoa mắt đánh giá về chức năng.
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
- Chỉ vicyl rapid 5.0: 3 sợi.
- Chỉ nilon 6.0: 3 sợi
4. Thời gian phẫu thuật: 3h- 5h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa
2. Vô cảm: Gây mê toàn thân.
3. Kỹ thuật:
- Thiết kế đường rạch da.
- Đo kích thước khuyết hổng
- Lấy da ghép tự thân (da ghép dày hoặc mỏng) ở các vị trí: bẹn, đùi, sau tai...
- Đặt và cố định da ghép.
- Có thể phải khâu có mi mắt (băng ép nơi lấy da).
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Chảy máu nơi lấy sụn hoặc vùng mi mắt: cầm máu kỹ.
- Nhiễm trùng da ghép: phải tạo hình lại như ghép da lại hoặc dung vạt
- Sẹo co do da ghép trễ mi: Sửa sẹo, ghép da, sử dụng các vạt khác
PHẪU THUẬT GHÉP DA TỰ THÂN VÙNG MI MẮT
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật ghép da tự thân dày hoặc mỏng vào mi mắt
II. CHỈ ĐỊNH
- Trong trường hợp khuyết da mi không đóng được trực tiếp, trễ mi, mi quặm.
- Khuyết mi rộng, tổ chức dưới nền vết thương sạch.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh lý toàn thân phối hợp nặng, tâm thần
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 bác sỹ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy, chụp phim theo chỉ định.
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
- Dao lấy da máy cho da ghép.
- Chỉ vicyl rapid 5.0: 3 sợi.
4. Thời gian phẫu thuật: 2h-4h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa
2. Vô cảm: Gây tê tại chỗ, hoặc gây mê
3. Kỹ thuật
- Thiết kế đường rạch da
- Làm sạch vết thương.
- Đo kích thước khuyết hổng
- Lấy da ghép tự thân (da ghép dày hoặc mỏng) ở các vị trí: bẹn, đùi, sau tai...
- Đặt và cố định da ghép.
- Đặt gối gạc trên da ghép.
- Có thể phải khâu cò mi mắt (băng ép nơi lấy da).
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Nhiễm trùng da ghép: Phải tạo hình lại như ghép da lại hoặc dung vạt.
- Sẹo co do da ghép: sử dụng các vạt khác
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH MI MẮT KẾT HỢP CÁC BỘ PHẬN XUNG QUANH
I. ĐẠI CƯƠNG
Sử dụng các kỹ thuật tạo hình để phục hồi tổn thương mi mắt kết hợp với tạo hình các tổn thương xung quanh (cung mày, mũi, má)
II. CHỈ ĐỊNH
Khuyết mi rộng phối hợp với các khuyết tổn xung quanh
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh lý toàn thân phối hợp nặng, tâm thần
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy, chụp phim theo chỉ định.
- Cạo tóc
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
- Dao lấy da máy cho da ghép.
4. Thời gian phẫu thuật: 2h-4h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa
2. Vô cảm: Gây tê tại chỗ hoặc gây mê NKQ
3. Kỹ thuật:
- Thiết kế đường mổ, lập kế hoạch tạo hình.
- Cắt và làm sạch tổn thương.
- Tạo hình theo từng đơn vị giải phẫu có thể ghép da hoặc chuyển vạt tại chỗ hoặc lân cận.
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Nhiễm trùng da ghép: Phải tạo hình lại như ghép da lại hoặc dung vạt.
- Sẹo co do da ghép: sử dụng các vạt khác
PHẪU THUẬT GHÉP MỠ TỰ THÂN COLEMAN ĐIỀU TRỊ LÕM MẮT
I. ĐẠI CƯƠNG
Sử dụng kỹ thuật ghép mỡ tự thân Colleman để điều trị lõm ổ mắt
II. CHỈ ĐỊNH
Lõm ổ mắt do chấn thương, bẩm sinh.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh lý toàn thân phối hợp nặng, tâm thần
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy, chụp phim theo chỉ định.
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
- Bộ dụng cụ hút và làm đầy mỡ Coleman.
- Máy quay ly tâm
4. Thời gian phẫu thuật: 2h-4h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa
2. Vô cảm: Gây mê NKQ
3. Kỹ thuật
- Thiết kế vùng lấy mỡ, đánh dấu vùng khuyết, lõm phải bơm mỡ
- Hút mỡ tự thân vùng bụng hoặc đùi.
- Quay ly tâm tốc độ cao 3000v/phút.
- Rạch da theo đường sát bờ mi dưới.
- Đường vào bơm mỡ sát xương sàn ổ mắt
- Lấy mỡ tiêm vào tổ chức hậu nhãn cầu bằng xilanh 1ml.
- Khâu đóng vết mổ.
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Chảy máu, nhiễm trùng: tụ máu mắt hoặc nơi lấy mỡ. Xử trí: Kháng sinh, theo dõi sát, lấy máu tụ.
- Giảm thị lực.
PHẪU THUẬT GHÉP MỠ TRUNG BÌ TỰ THÂN ĐIỀU TRỊ LÕM MẮT
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật ghép mỡ trung bì tự thân để điều trị lõm ổ mắt
II. CHỈ ĐỊNH
Lõm ổ mắt do chấn thương, bẩm sinh.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh lý toàn thân phối hợp nặng, tâm thần
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy, chụp phim theo chỉ định.
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
4. Thời gian phẫu thuật: 2h-4h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa
2. Vô cảm: Gây tê tại chỗ hoặc gây mê NKQ
3. Kỹ thuật
- Vẽ thiết kế vùng lấy mỡ và ổ mắt lõm.
- Lấy mỡ trung bì: thường lấy vùng bụng hoặc vùng mông, rạch da đến lớp mỡ, lấy một phần mỡ gồm cả trung bì da theo thể tích cần ghép.
- Rạch da bờ dưới ổ mắt hoặc kết mạc mi.
- Phẫu tích bộc lộ sàn ổ mắt.
- Ghép và cố định tại sàn ổ mắt lõm.
- Khâu đóng vết mổ.
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Chảy máu, nhiễm trùng: tụ máu mắt hoặc nơi lấy mỡ. Xử trí: Kháng sinh, theo dõi sát, lấy máu tụ.
- Giảm thị lực.
ĐẶT SỤN SƯỜN VÀO DƯỚI MÀNG XƯƠNG ĐIỀU TRỊ LÕM MẮT
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật tạo hình độn đặt sụn sườn dưới màng xương trong điều trị lõm ổ mắt
II. CHỈ ĐỊNH
Lõm ổ mắt do chấn thương, bẩm sinh.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh lý toàn thân phối hợp nặng, tâm thần
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý.
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy, chụp phim theo chỉ định.
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
- Bộ dụng cụ lấy sụn sườn.
4. Thời gian phẫu thuật: 3h-5h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa
2. Vô cảm: gây mê NKQ
3. Kỹ thuật
- Vẽ thiết kế vùng mổ và lấy sụn.
- Lấy sụn sườn tự thân: thường lấy sụn sườn số 5, lấy toàn bộ chiều dày sụn.
- Gọt mỏng sụn tạo hình theo sàn ổ mắt
- Rạch da theo đường bờ dưới ổ mắt, bộc lộ sàn ổ mắt, đặt sụn ghép tự thân dưới màng xương sàn ổ mắt.
- Đóng vết mổ, đặt dẫn lưu vùng ngực.
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Chảy máu, nhiễm trùng: tụ máu mắt hoặc nơi lấy mỡ. Xử trí: Kháng sinh, theo dõi sát, lấy máu tụ.
- Giảm thị lực.
- Tràn dịch, tràn khí màng phổi: Dẫn lưu màng phổi.
ĐẶT BẢN SILICON TRONG ĐIỀU TRỊ LÕM MẮT
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật tạo hình độn đặt bản silicon tạo hình sàn ổ mắt trong điều trị lõm ổ mắt
II. CHỈ ĐỊNH
Lõm ổ mắt do chấn thương, bẩm sinh.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh lý toàn thân phối hợp nặng, tâm thần
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy, chụp phim theo chỉ định.
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
- Bộ dụng cụ nẹp vis.
4. Thời gian phẫu thuật: 3h-5h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa
2. Vô cảm: gây mê NKQ
3. Kỹ thuật
- Vẽ thiết kế vùng mổ.
- Rạch da theo đường bờ dưới ổ mắt, bộc lộ sàn ổ mắt.
- Đo kích thước sàn ổ mắt để lựa chọn miếng silicon.
- Đặt silicon vào sàn ổ mắt.
- Cố định bằng vis titan
- Đóng vết mổ.
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Chảy máu, nhiễm trùng: tụ máu mắt hoặc nơi lấy mỡ. Xử trí: Kháng sinh, theo dõi sát, lấy máu tụ.
- Giảm thị lực.
- Thải loại mảnh ghép: sử dụng vật liệu tự thân.
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật tạo hình nâng xương sàn hốc mắt trong phẫu thuật điều trị lõm ổ mắt do chấn thương vỡ sập sàn ổ mắt.
II. CHỈ ĐỊNH
Lõm ổ mắt do chấn thương.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh lý toàn thân phối hợp nặng, tâm thần
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy, chụp phim theo chỉ định.
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
- Bộ dụng cụ hàm mặt.
- Nẹp vis hàm mặt
4. Thời gian phẫu thuật: 3h-5h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa
2. Vô cảm: gây mê NKQ
3. Kỹ thuật
- Vẽ thiết kế đường mổ, lập kế hoạch tạo hình.
- Rạch da theo đường bờ dưới ổ mắt, bộc lộ sàn ổ mắt, đánh giá tổn thương sàn ổ mắt.
- Kết hợp xương hàm mặt vững nếu cần.
- Tạo hình lại sàn ổ mắt bằng: mesh titan, med-pore, xương tự thân, sụn sườn...
- Cố định vật liệu ghép bằng vis.
- Đóng vết mổ.
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Chảy máu, nhiễm trùng: tụ máu mắt hoặc nơi lấy mỡ. Xử trí: Kháng sinh, theo dõi sát, lấy máu tụ.
- Giảm thị lực.
- Thải loại mảnh ghép: sử dụng vật liệu tự thân.
TẠO HÌNH HỐC MẮT TRONG TẬT KHÔNG NHÃN CẦU ĐỂ LẮP MẮT GIẢ
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật tạo hình làm rộng hốc mắt trong tật không nhãn cầu để lắp mắt giả
II. CHỈ ĐỊNH
Tật không nhãn cầu
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh lý toàn thân phối hợp nặng, tâm thần
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy, chụp phim CT ổ mắt hoặc MRI ổ mắt theo chỉ định.
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện: Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
4. Thời gian phẫu thuật: 2h-4h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa
2. Vô cảm: gây mê NKQ
3. Kỹ thuật
- Vẽ thiết kế đường mổ, lập kế hoạch tạo hình
- Cắt chỉnh xương tạo hình ổ mắt.
- Đặt nẹp vis cố định xương
- Tạo hình mở rộng cùng đồ bằng vạt tại chỗ, ghép da, hoặc vạt tự do.
- Đặt mắt giả để tạo khoảng trống.
- Đóng vết mổ theo từng lớp.
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Chảy máu, nhiễm trùng: tụ máu mắt hoặc nơi lấy vạt. Xử trí: Kháng sinh, theo dõi sát, lấy máu tụ.
- Hoại tử vạt.
- Thải loại mảnh ghép: sử dụng vật liệu tự thân
TÁI TẠO TOÀN BỘ MI BẰNG VẠT CÓ CUỐNG MẠCH
I. ĐẠI CƯƠNG
Sử dụng vạt có cuống mạch tạo hình tái tạo toàn bộ mi trong tổn khuyết mất toàn bộ mi mắt
II. CHỈ ĐỊNH
Tổn khuyết mất toàn bộ mi mắt, sẹo co kéo toàn bộ mi mắt
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh lý toàn thân phối hợp nặng, tâm thần
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy, chụp phim CT ổ mắt hoặc MRI ổ mắt theo chỉ định.
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện: Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
4. Thời gian phẫu thuật: 2h-4h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa
2. Vô cảm: gây mê NKQ
3. Kỹ thuật
- Vẽ thiết kế đường rạch da, vùng mổ.
- Chuẩn bị làm sạch vùng tổn khuyết mi.
- Bóc tách vạt cuống mạch (trán, thái dương, vạt da cơ mi trên)
- Chuyển vạt tạo hình mi mắt vùng tổn khuyết.
- Đóng vết mổ.
- Một số trường hợp cần cắt cuống sau 3 tuần.
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Chảy máu, nhiễm trùng: tụ máu mắt hoặc nơi lấy vạt. Xử trí: Kháng sinh, theo dõi sát, lấy máu tụ.
- Hoại tử vạt.
- Thải loại mảnh ghép: sử dụng vật liệu tự thân
TÁI TẠO TOÀN BỘ MI VÀ CÙNG ĐỒ BẰNG VẠT CÓ CUỐNG MẠCH
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật tạo hình tái tạo toàn bộ mi và cùng đồ bằng vạt có cuống mạch trong tổn khuyết mất toàn bộ mi mắt và cạn cùng đồ.
II. CHỈ ĐỊNH
Tổn khuyết mất toàn bộ mi mắt và cạn cùng đồ
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh lý toàn thân phối hợp nặng, tâm thần
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình. 1-2 phụ phẫu thuật
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy, chụp phim CT ổ mắt hoặc MRI ổ mắt theo chỉ định.
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện: Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
4. Thời gian phẫu thuật: 2-4 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa
2. Vô cảm: gây mê NKQ
3. Kỹ thuật
- Chuẩn bị làm sạch vùng tổn khuyết mi.
- Bóc tách vạt cuống mạch (trán, thái dương)
- Chuyển vạt tạo hình mi mắt, và một phần lót phía trong ổ mắt tạo hình cùng đồ.
- Đeo, khâu cố định mắt giả.
- Đóng vết mổ.
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
Do gây tê, gây mê, chảy máu, nhiễm trùng, hoại tử vạt, trễ mi hở nhãn cầu.
Xử trí:
- Cắt lọc, làm sạch.
- Kháng sinh
- Bảo vệ mắt
- Phẫu thuật lại nếu cần
TÁI TẠO TOÀN BỘ MI VÀ CÙNG ĐỒ BẰNG VẠT TỰ DO
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật tạo hình tái tạo toàn bộ mi và cùng đồ bằng vạt tự do có nối mạch vi phẫu trong tổn khuyết mất toàn bộ mi mắt và cạn cùng đồ.
II. CHỈ ĐỊNH
Tổn khuyết mất toàn bộ mi mắt và cạn cùng đồ
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh lý toàn thân phối hợp nặng, tâm thần
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 02 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 04 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 02 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy, chụp phim CT ổ mắt hoặc MRI ổ mắt theo chỉ định.
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình + vi phẫu
- Kính hiển vi phẫu thuật
- Kim chỉ
- Máy Doppler
4. Thời gian phẫu thuật: 8h-10h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa
2. Vô cảm: gây mê NKQ
3. Kỹ thuật
- Kíp 1: Chuẩn bị làm sạch vùng tổn khuyết mi và cùng đồ, chuẩn bị cuống mạch nhận (động mạch thái dương nông, động mạch mặt)
- Kíp 2: Bóc tách vạt tự do có cuống mạch nuôi (vạt quay, vạt đùi trước ngoài, vạt cân thái dương nông)
- Chuyển vạt tạo hình mi mắt, và một phần lót phía trong ổ mắt tạo hình cùng đồ, nối mạch máu thần kinh vi phẫu
- Đeo, khâu cố định mắt giả.
- Đóng vết mổ.
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Chảy máu, nhiễm trùng: tụ máu mắt hoặc nơi lấy vạt. Xử trí: Kháng sinh, theo dõi sát, lấy máu tụ.
- Hoại tử vạt.
Xử trí:
- Cắt lọc, làm sạch.
- Kháng sinh
- Bảo vệ mắt
- Phẫu thuật lại nếu cần
ĐIỀU TRỊ CHỨNG CO GIẬT MI TRÊN BẰNG BOTOX
I. ĐẠI CƯƠNG
Kỹ thuật tiêm Botox vào mi trên trong điều trị chứng co giật mi trên
II. CHỈ ĐỊNH
Co giật mi trên do co cơ nâng mi
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 01 phụ phẫu thuật.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy, chụp phim CT ổ mắt hoặc MRI ổ mắt theo chỉ định.
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ tiêm Botox.
- Bộ chống shock.
4. Thời gian: 30-45 phút
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa
2. Vô cảm: gây tê tại chỗ (kem tê Emla)
3. Kỹ thuật
- Dùng botox tiêm vào cơ nâng mi trên.
- Thường tiêm 03 điểm, 1UL/điểm
V. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
Do gây tê, trễ mi hở nhãn cầu, sụp mi, liệt cơ vận nhãn
Xử trí:
- Cắt lọc, làm sạch.
- Kháng sinh
- Bảo vệ mắt
- Phẫu thuật lại nếu cần
TÁI TẠO CUNG MÀY BẰNG VẠT CÓ CUỐNG MẠCH NUÔI
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật tạo hình nhằm tái tạo lại các tổn khuyết ở cung mày bằng vạt có cuống mạch nuôi (thường là vạt thái dương đỉnh)
II. CHỈ ĐỊNH
Tổn khuyết một phần hoặc toàn bộ cung mày
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh lý toàn thân phối hợp nặng, tâm thần
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý.
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy, chụp phim CT ổ mắt hoặc MRI ổ mắt theo chỉ định.
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
- Kim chỉ nhỏ.
4. Thời gian phẫu thuật: 3h-5h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa
2. Vô cảm: gây mê NKQ
3. Kỹ thuật
- Bước 1: Chuẩn bị, làm sạch vùng khuyết tổn ở cung mày.
- Bước 2: Bóc vạt có cuống mạch nuôi (vạt thái dương đỉnh mang tóc) dựa trên động mạch thái dương nông. Phần cuống bóc dưới da, phần cần đặt tổn khuyết có cả phần tóc mang theo.
- Bước 3: Chuyển vạt, tạo hình cung mày,
- Bước 4: Đóng vết mổ.
- Bước 5: Đặt 02 dẫn lưu dưới da đầu.
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Chảy máu, nhiễm trùng: tụ máu mắt hoặc nơi lấy vạt. Xử trí: Kháng sinh, theo dõi sát, lấy máu tụ.
- Hoại tử vạt.
- Rụng tóc phần vạt
Xử trí:
- Cắt lọc, làm sạch.
- Kháng sinh
- Bảo vệ mắt
- Phẫu thuật lại nếu cần
TÁI TẠO CUNG MÀY BẰNG GHÉP DA ĐẦU MANG TÓC
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật tạo hình nhằm tái tạo lại các tổn khuyết ở cung mày bằng ghép da đầu mang tóc
II. CHỈ ĐỊNH
Tổn khuyết một phần hoặc toàn bộ cung mày
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh lý toàn thân phối hợp nặng, tâm thần
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy, chụp phim CT ổ mắt hoặc MRI ổ mắt theo chỉ định.
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
4. Thời gian phẫu thuật: 3h-5h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa
2. Vô cảm: gây mê NKQ
3. Kỹ thuật
- Chuẩn bị, làm sạch vùng khuyết tổn ở cung mày.
- Lấy miếng ghép da đầu mang tóc.
- Ghép và cố định da ghép ở vùng nhận.
- Đóng nơi lấy mảnh ghép.
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Chảy máu, nhiễm trùng: tụ máu mắt hoặc nơi lấy vạt. Xử trí: Kháng sinh, theo dõi sát, lấy máu tụ.
- Hoại tử vạt.
- Rụng tóc phần vạt
Xử trí:
- Cắt lọc, làm sạch.
- Kháng sinh
- Bảo vệ mắt
- Phẫu thuật lại nếu cần
KHÂU VÀ CẮT LỌC VẾT THƯƠNG VÙNG MŨI
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật xử lý cắt lọc và khâu trong các vết thương nhỏ vùng mũi có thể đóng được trực tiếp
II. CHỈ ĐỊNH
Vết thương nhỏ vùng mũi có thể đóng được trực tiếp
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh lý toàn thân phối hợp nặng, tâm thần
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy, chụp phim CT ổ mắt hoặc MRI ổ mắt theo chỉ định.
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
- Kim chỉ.
4. Thời gian phẫu thuật: 1h-2h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa
2. Vô cảm: gây tê tại chỗ
3. Kỹ thuật:
- Cắt lọc mép vết thương tiết kiệm, làm sạch vết thương,
- Tách mép da với phần tổ chức phía dưới.
- Khâu theo từng lớp mũi rời.
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
Do gây tê, gây mê, chảy máu, nhiễm trùng, hoại tử da ghép.
Xử trí:
- Cắt lọc, làm sạch.
- Kháng sinh
- Bảo vệ mắt
- Phẫu thuật lại nếu cần
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH MŨI TOÀN BỘ
I. ĐẠI CƯƠNG:
Phẫu thuật tái tạo lại toàn bộ mũi bằng vạt
II. CHỈ ĐỊNH
Tổn khuyết toàn bộ mũi
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Phối hợp ĐCT, bệnh toàn thân nặng, người bệnh không hợp tác
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy, chụp phim CT hàm mặt theo chỉ định.
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
- Dao lấy da ghép.
- Bộ dụng cụ vi phẫu.
- Kính vi phẫu, máy Doppler cầm tay
- Chỉ khâu vi phẫu
- Chỉ thường
4. Thời gian phẫu thuật: 4h-8h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa
2. Vô cảm: Gây mê NKQ
3. Kỹ thuật
- Sử dụng vạt tại chỗ: Dùng vạt trán tạo hình phục hồi cấu trúc của mũi. Có thể phải cắt cuống hoặc không.
- Sử dụng vạt tự do: vạt quay, vạt đùi trước ngoài, cần 02 kíp phẫu thuật.
+ Kíp 1: Lấy vạt
+ Kíp 2: Chuẩn bị mạch nhận
- Chuyển vạt vào vùng tổn khuyết.
- Đóng vạt.
- Nếu dùng vạt tự do cần nối mạch vạt vi phẫu.
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Biến chứng do gây mê lâu, thời gian phẫu thuật kéo dài
- Chảy máu, nhiễm trùng, hoại tử vạt một phần hoặc toàn bộ.
Xử trí:
- Cắt lọc, làm sạch.
- Kháng sinh
- Bảo vệ mắt
- Phẫu thuật lại nếu cần
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH MŨI MỘT PHẦN
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật tái tạo lại một phần của mũi bằng vạt
II. CHỈ ĐỊNH
Tổn khuyết một phần mũi
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Phối hợp ĐCT, bệnh toàn thân nặng, người bệnh không hợp tác
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy, chụp phim CT ổ mắt hoặc MRI ổ mắt theo chỉ định.
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
4. Thời gian phẫu thuật: 3h-5h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa
2. Vô cảm: Gây mê NKQ
3. Kỹ thuật
- Bộc lộ tổn khuyết, đo kích thước khuyết hổng.
- Bóc vạt: có cuống, vạt ngẫu nhiên hoặc vạt tự do.
- Chuyển vạt (vạt trán trước, vạt vi phẫu tự do)
- Tạo hình phục hồi cấu trúc của mũi.
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Biến chứng do gây mê lâu, thời gian phẫu thuật kéo dài
- Chảy máu, nhiễm trùng, hoại tử vạt một phần hoặc toàn bộ.
Xử trí:
- Cắt lọc, làm sạch.
- Kháng sinh
- Phẫu thuật lại nếu cần
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH THÁP MŨI BẰNG VẠT CÓ CUỐNG MẠCH NUÔI
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật tái tạo lại tổn khuyết vùng tháp mũi bằng vạt có cuống mạch nuôi
II. CHỈ ĐỊNH
Tổn khuyết vùng tháp mũi
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Phối hợp ĐCT, bệnh toàn thân nặng
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy, chụp phim CT ổ mắt hoặc MRI ổ mắt theo chỉ định.
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
- Chỉ phẫu thuật.
4. Thời gian phẫu thuật: 3h-5h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa
2. Vô cảm: Gây mê NKQ
3. Kỹ thuật
- Bộc lộ tổn khuyết, đo kích thước khuyết hổng.
- Thiết kế vạt.
- Bóc vạt: có cuống, vạt ngẫu nhiên hoặc vạt tự do.
- Chuyển vạt (vạt trán trước, vạt vi phẫu tự do)
-Tạo hình phục hồi cấu trúc của mũi
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Biến chứng do gây mê lâu, thời gian phẫu thuật kéo dài
- Chảy máu, nhiễm trùng, hoại tử vạt một phần hoặc toàn bộ.
Xử trí:
- Cắt lọc, làm sạch.
- Kháng sinh
- Bảo vệ mắt
- Phẫu thuật lại nếu cần
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH THÁP MŨI BẰNG VẠT DA KẾ CẬN
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật tái tạo lại tổn khuyết vùng tháp mũi bằng vạt kế cận
II. CHỈ ĐỊNH
Tổn khuyết vùng tháp mũi nhỏ
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Phối hợp ĐCT, bệnh toàn thân nặng, người bệnh không hợp tác
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy, chụp phim CT ổ mắt hoặc MRI ổ mắt theo chỉ định.
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
- Phương tiện: Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
3. Thời gian phẫu thuật: 3h-5h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa
2. Vô cảm: Gây mê NKQ
3. Kỹ thuật
- Bộc lộ tổn khuyết, đo kích thước.
- Thiết kế vạt.
- Bóc vạt kế cận, sử dụng vạt xoay, đẩy để tạo hình tháp mũi.
- Đóng vạt 02 lớp.
- Chỗ cho vạt có thể đóng trực tiếp hoặc ghép da.
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Biến chứng do gây mê lâu, thời gian phẫu thuật kéo dài
- Chảy máu, nhiễm trùng, hoại tử vạt một phần hoặc toàn bộ.
Xử trí:
- Cắt lọc, làm sạch.
- Kháng sinh
- Bảo vệ mắt
- Phẫu thuật lại nếu cần
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH THÁP MŨI BẰNG VẠT DA TỪ XA
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật tái tạo lại tổn khuyết vùng tháp mũi bằng vạt từ xa có nối mạch vi phẫu
II. CHỈ ĐỊNH
Tổn khuyết vùng tháp mũi
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Phối hợp đa chấn thương, bệnh toàn thân nặng, người bệnh không hợp tác
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: 02 kíp phẫu thuật từ 4-6 phẫu thuật viên tạo hình hàm mặt vi phẫu.
- Kíp gây mê: 01 bác sỹ gây mê, 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ: 02 điều dưỡng dụng cụ, 01 điều dưỡng chạy ngoài, 01 hộ lý.
- Hồi tỉnh: 01 bác sỹ gây mê, 01 điều dưỡng hồi tỉnh.
2. Người bệnh:
- Làm các xét nghiệm: xét nghiệm cơ bản, chụp các phim theo yêu cầu:
+ Làm đủ các xét nghiệm chẩn đoán, chú ý các bệnh lý phối hợp: Tim mạch, tiểu đường.. .Đánh giá tình trạng toàn thân như tuổi, cơ địa, những bệnh mãn tính phối hợp có ảnh hưởng tới cuộc phẫu thuật, trong thời kỳ hậu phẫu. Đánh giá khả năng phẫu thuật để chuẩn bị cho cuộc mổ diễn ra an toàn và hiệu quả nhất.
- Dùng kháng sinh dự phòng nếu cần thiết.
- Giải thích cho người bệnh và gia đình biết rõ bệnh và tình trạng toàn thân, về khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về các tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, do cơ địa của người bệnh.
- Chuẩn bị trước mổ theo quy trình Ngoại khoa thông thường
3. Phương tiện
3.1. Phục vụ phẫu thuật:
- Phòng mổ lớn cho gây mê toàn thân kéo dài
- Bộ dụng cụ phẫu thuật hàm mặt, sọ mặt.
- Bộ dụng cụ mạch máu
- Bộ dụng cụ vi phẫu
- Bộ khoan cắt xương
- Bộ nẹp vis hàm mặt
- Chỉ phẫu thuật và chỉ vi phẫu.
- Bông băng, gạc
- Kính vi phẫu
3.2. Gây mê:
- Máy mê
- Máy giữ nhiệt độ cho người bệnh
- Bơm tiêm điện
4. Thời gian phẫu thuật: 8-12h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa
2. Vô cảm: Gây mê NKQ
3. Kỹ thuật:
- Kíp 1: Cắt lọc, chuẩn bị khuyết hổng vùng tháp mũi, chuẩn bị cuống mạch nhận, thiết kế vạt.
- Kíp 2: Bóc vạt tự do có cuống mạch nuôi.
- Chuyển vạt tạo hình tháp mũi, nối mạch máu thần kinh vi phẫu.
- Đóng vạt.
- Nới cho có thể đóng trực tiếp hoặc ghép da.
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Biến chứng do gây mê lâu, thời gian phẫu thuật kéo dài
- Chảy máu, nhiễm trùng, hoại tử vạt một phần hoặc toàn bộ.
Xử trí:
- Cắt lọc, làm sạch.
- Kháng sinh
- Bảo vệ mắt
- Phẫu thuật lại nếu cần
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH CÁNH MŨI BẰNG CÁC VẬT CÓ CUỐNG MẠCH NUÔI
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật tái tạo lại tổn khuyết vùng cánh mũi bằng vạt có cuống mạch nuôi
II. CHỈ ĐỊNH
Tổn khuyết vùng cánh mũi
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Phối hợp ĐCT, bệnh toàn thân nặng, người bệnh không hợp tác
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý.
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy, chụp phim CT hàm mặt theo chỉ định.
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
- Chỉ phẫu thuật.
4. Thời gian phẫu thuật: 3h-5h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa
2. Vô cảm: gây mê NKQ
3. Kỹ thuật
- Chuẩn bị, làm sạch vùng khuyết tổn ở cánh mũi.
- Thiết kế vạt phù hợp khuyết hổng
- Bóc vạt có cuống mạch nuôi (vạt rãnh mũi má) dựa trên động mạch lưng mũi.
- Chuyển vạt, tạo hình cánh mũi,
- Đóng vết mổ.
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Chảy máu, nhiễm trùng: tụ máu mắt hoặc nơi lấy vạt. Xử trí: Kháng sinh, theo dõi sát, lấy máu tụ.
- Hoại tử vạt.
- Sẹo co kéo.
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH CÁNH MŨI BẰNG GHÉP PHỨC HỢP VÀNH TAI
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật tái tạo lại tổn khuyết toàn bộ vùng cánh mũi bằng ghép phức hợp sụn vành tai
II. CHỈ ĐỊNH
Tổn khuyết toàn bộ vùng cánh mũi
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Phối hợp ĐCT, bệnh toàn thân nặng, người bệnh không hợp tác
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy, chụp phim CT hàm mặt theo chỉ định.
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
- Bộ ghép da.
- Chỉ phẫu thuật
4. Thời gian phẫu thuật: 3h-5h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa
2. Vô cảm: gây mê NKQ
3. Kỹ thuật:
- Chuẩn bị, làm sạch vùng khuyết tổn ở cánh mũi.
- Thiết kế mảnh ghép vành tai phù hợp khuyết hổng
- Bóc sụn phức hợp vành tai.
- Chuyển phức hợp, tạo hình cánh mũi, cố định mảnh ghép
- Đóng vết mổ.
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Chảy máu, nhiễm trùng: tụ máu mắt hoặc nơi lấy vạt. Xử trí: Kháng sinh, theo dõi sát, lấy máu tụ.
- Hoại tử vạt.
- Rụng tóc phần vạt
PHẪU THUẬT CẮT BỎ U LÀNH TÍNH VÙNG MŨI (DƯỚI 2CM)
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật cắt bỏ u lành tính vùng mũi < 2cm và tạo hình che phủ tổn khuyết sau cắt u
II. CHỈ ĐỊNH
U vùng mũi kích thước nhỏ hơn 2 cm
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Phối hợp đa chấn thương, bệnh toàn thân nặng, người bệnh không hợp tác
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy, chụp phim CT, MRI hàm mặt theo chỉ định.
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
- Chỉ phẫu thuật
4. Thời gian phẫu thuật: 3h -5h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa
2. Vô cảm: Gây mê NKQ, gây tê tại chỗ
3. Kỹ thuật
- Cắt bỏ theo thiết diện khối u.
- Khuyết hổng sau cắt bỏ u được khâu trực tiếp hoặc tạo hình lại bằng các vạt tại chỗ hay vạt lân cận, ghép da.
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Biến chứng do gây mê lâu, thời gian phẫu thuật kéo dài
- Chảy máu, nhiễm trùng, hoại tử vạt một phần hoặc toàn bộ.
Xử trí:
- Cắt lọc, làm sạch.
- Kháng sinh
- Bảo vệ mắt
- Phẫu thuật lại nếu cần
PHẪU THUẬT CẮT BỎ U LÀNH TÍNH VÙNG MŨI (TRÊN 2CM)
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật cắt bỏ u lành tính vùng mũi > 2cm và tạo hình che phủ tổn khuyết sau cắt u
II. CHỈ ĐỊNH
U vùng mũi kích thước lớn hơn 2 cm
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Phối hợp đa chấn thương, bệnh toàn thân nặng
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy, chụp phim CT, MRI hàm mặt theo chỉ định.
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình + vi phẫu.
- Chỉ phẫu thuật.
- Kính vi phẫu (Nếu có sử dụng vạt tự do).
4. Thời gian phẫu thuật: 3h-5h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa
2. Vô cảm: Gây mê NKQ, gây tê tại chỗ
3. Kỹ thuật
- Cắt bỏ theo thiết diện khối u.
- Khuyết hổng sau cắt bỏ u được khâu trực tiếp hoặc tạo hình lại bằng các vạt tại chỗ, vạt lân cận, vạt có cuống mạch liền hoặc các vạt từ xa có nối mạch vi phẫu vạt tại chỗ/vạt có cuống/vạt tự do.
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Biến chứng do gây mê lâu, thời gian phẫu thuật kéo dài
- Chảy máu, nhiễm trùng, hoại tử vạt một phần hoặc toàn bộ.
Xử trí:
- Cắt lọc, làm sạch.
- Kháng sinh
- Bảo vệ mắt
- Phẫu thuật lại nếu cần
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật thu nhỏ đầu mũi trong tạo hình mũi sư tử
II. CHỈ ĐỊNH
Mũi sư tử
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Phối hợp đa chấn thương, bệnh toàn thân nặng, người bệnh không hợp tác
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý.
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy, chụp phim CT hàm mặt theo chỉ định.
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
- Chỉ phẫu thuật.
4. Thời gian phẫu thuật: 3h-5h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa
2. Vô cảm: Gây tê tại chỗ
3. Kỹ thuật
- Đường mở mũi qua trụ mũi, bóc tách bộc lộ cấu trúc sụn mũi, khâu thu gọn sụn tạo hình đầu mũi.
- Cắt bỏ một phần da và mỡ dưới da thừa
- Đóng vết mổ mũi rời.
- Đặt mech mũi trong 48h.
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
Biến chứng do gây tê, chảy máu, nhiễm trùng.
Xử trí:
- Cắt lọc, làm sạch.
- Kháng sinh
- Bảo vệ mắt
- Phẫu thuật lại nếu cần
PHẪU THUẬT SỬA CÁNH MŨI TRONG SẸO KHE HỞ MÔI ĐƠN
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật sửa cánh mũi trong sẹo khe hở môi đơn do chân cánh mũi bị kéo rộng lệch sang một bên.
II. CHỈ ĐỊNH
Biến dạng cánh mũi trong di chứng sẹo khe hở môi đơn
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Phối hợp đa chấn thương, bệnh toàn thân nặng, người bệnh không hợp tác
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy, chụp phim CT hàm mặt theo chỉ định.
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
- Chỉ phẫu thuật.
4. Thời gian phẫu thuật: 3h-5h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa
2. Vô cảm: Gây tê tại chỗ hoặc mê NKQ
3. Kỹ thuật
- Bộc lộ sụn cánh mũi và đầu mũi, lấy sụn vành tai nếu cần thiết.
- Ghép sụn cánh mũi và đầu mũi bằng sụn vành tai.
- Khâu lại trụ mũi.
- Thu gọn điểm bám chân cánh mũi và nền mũi bên sẹo khe hở môi sao cho cân đối bên đối diện
- Đóng vết mổ mũi rời
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
Biến chứng do gây tê, chảy máu, nhiễm trùng.
Xử trí:
- Cắt lọc, làm sạch.
- Kháng sinh
- Bảo vệ mắt
- Phẫu thuật lại nếu cần
PHẪU THUẬT TREO CUNG MÀY BẰNG CHỈ
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật dùng chỉ để làm tăng khoảng cách mi trên-cung mày.
II. CHỈ ĐỊNH
Cung mày thấp
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh toàn thân, tại chỗ không cho phép phẫu thuật, người bệnh không hợp tác phẫu thuật.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 01 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê/gây tê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy,
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
- Chỉ phẫu thuật.
4. Thời gian phẫu thuật: 1h-2h
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: người bệnh nằm ngửa.
2. Vô cảm: gây tê tại chỗ/gây mê toàn thân
3. Kỹ thuật:
- Rạch da
- Dùng chỉ không tiêu treo cố định phần cung mày sụp về phía trên trán cân hoặc màng xương
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Chảy máu: hiếm gặp gây tụ máu da mi. Xử trí: băng ép hoặc cầm máu lại trên phòng mổ...
- Nhiễm trùng: chảy dịch vết mổ, người bệnh có biểu hiện nhiễm trùng. Xử trí: thay băng, điều trị theo kháng sinh đồ.
- Hoại tử: một phần hoặc toàn bộ. Xử trí: cắt lọc, làm sạch, lập kế hoạch tạo hình tiếp theo
- Sẹo xấu, sẹo co.
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH THIỂU NĂNG VÒM HẦU BẰNG TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY
I. ĐẠI CƯƠNG
Phẫu thuật tạo hình nhằm sửa chữa thiểu năng vòm hầu bằng tiêm chất làm đầy vào vòm thành hầu để làm hẹp vòm hầu
II. CHỈ ĐỊNH
Thiểu năng vòm hầu bẩm sinh hoặc di chứng khe hở vòm
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh toàn thân nặng cao huyết áp đái đường, đa chấn thương.
- Mắc các vấn đề về tâm lý.
- Nhiễm trùng nặng da/ niêm mạc tại chỗ vùng miệng.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp bác sĩ phẫu thuật: 1 Phẫu thuật viên phẫu thuật tạo hình, 2 bác sĩ phụ phẫu thuật.
- Kíp gây mê: 1 bác sĩ gây mê, 1 phụ mê
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 1 điều dưỡng dụng cụ, 1 điều dưỡng chạy ngoài, 1 hộ lý
2. Người bệnh
- Làm các xét nghiệm máu,
- Giải thích kĩ cho người bệnh và người nhà người bệnh về những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau quá trình điều trị.
- Kí hồ sơ bệnh án
3. Phương tiện
- Thuốc tê, mê, chỉ, băng gạc
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, hàm mặt, dụng cụ vi phẫu
- Kính lúp
- Dao 15, 11
- Xanh Methylen
4. Thời gian phẫu thuật: 2- 4 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa
2. Vô cảm: Gây mê NKQ
3. Kỹ thuật
- Tiêm chất làm đầy vào thành hầu với mục đích làm hẹp vòm hầu.
- Đánh dấu vị trí tiêm
- Tiêm lượng vừa đủ
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
- Biến chứng gây mê hồi sức
- Chảy máu
- Nhiễm trùng
Xử trí:
- Cắt lọc, làm sạch.
- Kháng sinh
- Bảo vệ mắt
- Phẫu thuật lại nếu cần
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật nhằm lấy bỏ tổ chức mỡ thừa vùng hông
II. CHỈ ĐỊNH
Thừa mỡ vùng hông, người bệnh có nhu cầu
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh toàn thân, tại chỗ không cho phép, người bệnh không hợp tác.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
- Bộ dụng cụ hút mỡ
4. Thời gian phẫu thuật: Từ 2-4 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa
2. Vô cảm: tê tại chỗ/mê NKQ
3. Kỹ thuật
- Thiết kế khu vực hút mỡ
- Đường rạch da nhỏ vùng hông.
- Dùng canula bơm dung dịch Tumescent vào tổ chức dưới da tại vùng hút mỡ.
- Đưa canula vào hút.
- Thao tác nhẹ nhàng, hút đều giữa các vùng đã thiết kế.
- Kiểm tra sau hút.
- Cắt mép, khâu các vết rạch da.
- Băng ép sau hút.
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Tai biến của gây tê/mê. Xử trí: hồi sức và theo dõi tại phòng hồi sức.
- Máu tụ. Xử trí: băng chun sau mổ, chọc hút dịch nếu có.
- Nhiễm trùng. Xử trí: thay băng, điều trị kháng sinh.
- Tắc mạch do mỡ, hút không đều. Xử trí: theo dõi, điều trị nội khoa, xử trí theo thương tổn.
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật nhằm lấy bỏ tổ chức mỡ thừa vùng lưng
II. CHỈ ĐỊNH
Thừa mỡ vùng lưng, người bệnh có nhu cầu
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh toàn thân, tại chỗ không cho phép, người bệnh không hợp tác.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
- Bộ dụng cụ hút mỡ
4. Thời gian phẫu thuật: Từ 2-4 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm sấp
2. Vô cảm: tê tại chỗ/mê NKQ
3. Kỹ thuật:
- Thiết kế khu vực hút mỡ
- Đường rạch da nhỏ vùng lưng.
- Dùng canula bơm dung dịch Tumescent vào tổ chức dưới da tại vùng hút mỡ.
- Đưa canula vào hút.
- Thao tác nhẹ nhàng, hút đều giữa các vùng đã thiết kế.
- Kiểm tra sau hút.
- Cắt mép, khâu các vết rạch da.
- Băng ép sau hút.
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Tai biến của gây tê/mê. Xử trí: hồi sức và theo dõi tại phòng hồi sức.
- Máu tụ.
- Xử trí: băng chun sau mổ, chọc hút dịch nếu có.
- Nhiễm trùng. Xử trí: thay băng, điều trị kháng sinh.
- Tắc mạch do mỡ, hút không đều. Xử trí: theo dõi, điều trị nội khoa, xử trí theo thương tổn.
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật nhằm lấy bỏ tổ chức mỡ vùng bụng tạo hình bụng 6 múi
II. CHỈ ĐỊNH
Người bệnh có nhu cầu, thừa mỡ vùng bụng
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh toàn thân, tại chỗ không cho phép, người bệnh không hợp tác.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
- Bộ dụng cụ hút mỡ
4. Thời gian phẫu thuật: Từ 2-4 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa
2. Vô cảm: tê tại chỗ/mê NKQ
3. Kỹ thuật
- Thiết kế khu vực hút mỡ
- Đường rạch da nhỏ vùng mạn sườn và eo.
- Dùng canuel bơm dung dịch Tumescent vào tổ chức dưới da tại vùng hút mỡ.
- Đưa canuel vào hút.
- Thao tác nhẹ nhàng, hút đều giữa các vùng đã thiết kế.
- Kiểm tra sau hút.
- Cắt mép, khâu các vết rạch da.
- Băng ép sau hút.
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN - BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Tai biến của gây tê/mê. Xử trí: hồi sức và theo dõi tại phòng hồi sức.
- Máu tụ. Xử trí: băng chun sau mổ, chọc hút dịch nếu có.
- Nhiễm trùng. Xử trí: thay băng, điều trị kháng sinh.
- Tắc mạch do mỡ, hút không đều. Xử trí: theo dõi, điều trị nội khoa, xử trí theo thương tổn, phối hợp nhiều chuyên khoa.
PHẪU THUẬT CHỈNH SỬA CÁC BIẾN CHỨNG SAU HÚT MỠ
I. ĐẠI CƯƠNG
Hút mỡ là phẫu thuật nhằm lấy bỏ tổ chức mỡ thừa, các biến chứng hay gặp sau hút mỡ là nhiễm trùng, tụ máu, tắc mạch mỡ. Phẫu thuật nhằm khắc phục các biến chứng
II. CHỈ ĐỊNH
Người bệnh có biến chứng sau hút mỡ...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh toàn thân, tại chỗ không cho phép, người bệnh không hợp tác.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý.
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện: Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
4. Thời gian phẫu thuật: Tù 2-4 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa
2. Vô cảm: tê tại chỗ/mê NKQ
3. Kỹ thuật
- Tụ máu:
+ Số lượng ít: chọc hút dưới siêu âm, băng ép.
+ Số lượng nhiều: mổ cầm máu, dẫn lưu, băng ép.
- Hút mỡ không đều: có thể hút b/s
- Nhiễm trùng: trích rạch, làm sạch ổ nhiễm trùng, thay băng, cấy kháng sinh đồ, điều trị kháng sinh toàn thân.
- Tắc mạch do mỡ: cần phát hiện kịp thời, điều trị theo triệu chứng, phối hợp nhiều chuyên khoa.
- Thủng các tạng xung quanh: xử lý theo thương tổn
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Tai biến của gây tê/mê. Xử trí: hồi sức và theo dõi tại phòng hồi sức.
- Máu tụ. Xử trí: băng chun sau mổ, chọc hút dịch nếu cần.
- Nhiễm trùng. Xử trí: thay băng, điều trị kháng sinh.
- Sẹo xấu: Xử trí: chăm sóc sẹo, tạo hình sẹo khi sẹo ổn định.
PHẪU THUẬT CẤY MỠ TẠO DÁNG CƠ THỂ
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật lấy mỡ tự thân làm đầy các rãnh khuyết, vùng lõm trên cơ thể, làm tăng thể tích các bộ phận như gò má, cằm, vú, mông
II. CHỈ ĐỊNH
Người bệnh có thừa mỡ vùng bụng, đùi... và thiếu thể tích các bộ phận và có nhu cầu tạo hình
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh toàn thân, tại chỗ không cho phép, người bệnh không hợp tác.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
- Bộ dụng cụ hút mỡ
- Bộ dụng cụ cấy mỡ
- Máy hút
- Máy ly tâm
- Chỉ phẫu thuật, bông, băng, gạc
4. Thời gian phẫu thuật: Từ 2-4 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa
2. Vô cảm: tê tại chỗ/mê NKQ
3. Kỹ thuật:
- Thiết kế vùng lấy mỡ và vùng cấy mỡ.
- Rạch da nhỏ vùng định lấy mỡ.
- Dùng canula bơm dung dịch Tumescent vào tổ chức dưới da.
- Đưa canula vào hút mỡ.
- Dùng dung dịch mỡ hút được đem quay ly tâm tách lấy tế bào mỡ lành
- Rạch da nhỏ vùng cần cấy mỡ.
- Lấy phần mỡ thu được bơm vào bộ phận cần tạo hình.
- Kiểm tra vùng sau hút và sau cấy.
- Khâu đóng vết mổ.
- Băng chun vùng hút mỡ.
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Tai biến của gây tê/mê. Xử trí: hồi sức và theo dõi tại phòng hồi sức.
- Máu tụ. Xử trí: băng chun sau mổ, chọc hút dịch nếu có.
- Nhiễm trùng. Xử trí: thay băng, điều trị kháng sinh.
- Tắc mạch do mỡ, hút không đều. Xử trí: theo dõi, điều trị nội khoa, xử trí theo thương tổn, phối hợp nhiều chuyên khoa.
- Sẹo xấu. Xử trí: chăm sóc sẹo, tạo hình khi sẹo ổn định.
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật lấy mỡ tự thân làm tăng độ cao của mũi
II. CHỈ ĐỊNH
Người bệnh có thừa mỡ vùng bụng, đùi...và có nhu cầu tạo hình mũi
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh toàn thân, tại chỗ không cho phép, người bệnh không hợp tác.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
- Bộ dụng cụ hút mỡ
- Bộ dụng cụ cấy mỡ
- Máy ly tâm
- Máy hút
- Chỉ phẫu thuật, băng, gạc.
4. Thời gian phẫu thuật: Từ 2-4 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa
2. Vô cảm: tê tại chỗ/mê NKQ
3. Kỹ thuật:
- Thiết kế vùng lấy mỡ và vùng cấy mỡ.
- Rạch da nhỏ vùng định lấy mỡ.
- Dùng canula bơm dung dịch Tumescent vào tổ chức dưới da.
- Đưa canula vào hút mỡ.
- Dùng dung dịch mỡ hút được đem quay ly tâm, tách lấy tế bào mỡ lành.
- Rạch da nhỏ vùng mũi.
- Lấy phần mỡ thu được bơm vào sống mũi.
- Kiểm tra vùng sau hút và sau cấy.
- Khâu đóng vết mổ.
- Băng chun vùng hút mỡ.
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Tai biến của gây tê/mê. Xử trí: hồi sức và theo dõi tại phòng hồi sức.
- Máu tụ. Xử trí: băng chun sau mổ, chọc hút dịch nếu có.
- Nhiễm trùng. Xử trí: thay băng, điều trị kháng sinh.
- Tắc mạch do mỡ, hút không đều. Xử trí: theo dõi, điều trị nội khoa, xử trí theo thương tổn, phối hợp nhiều chuyên khoa.
- Sẹo xấu. Xử trí: chăm sóc sẹo, tạo hình khi sẹo ổn định.
PHẪU THUẬT CẤY MỠ LÀM ĐẦY VÙNG MẶT
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật lấy mỡ tự thân làm tăng thể tích một số vùng trên mặt như gò má, cằm, thái dương
II. CHỈ ĐỊNH
Người bệnh có thừa mỡ vùng bụng, đùi... và thiếu thể tích các bộ phận và có nhu cầu tạo hình
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh toàn thân, tại chỗ không cho phép, người bệnh không hợp tác.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
- Bộ dụng cụ hút mỡ
- Bộ dụng cụ cấy mỡ
- Máy ly tâm
- Máy hút
- Chỉ phẫu thuật, băng, gạc.
4. Thời gian phẫu thuật: Từ 2-4 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa
2. Vô cảm: tê tại chỗ/mê NKQ
3. Kỹ thuật:
- Thiết kế vùng lấy mỡ và vùng cấy mỡ.
- Rạch da nhỏ vùng định lấy mỡ.
- Dùng canula bơm dung dịch Tumescent vào tổ chức dưới da.
- Đưa canula vào hút mỡ.
- Dùng dung dịch mỡ hút được đem quay ly tâm, tách lấy tế bào mỡ lành.
- Rạch da nhỏ vùng cần cấy mỡ.
- Lấy phần mỡ thu được bơm vào bộ phận cần tạo hình.
- Kiểm tra vùng sau hút và sau cấy.
- Khâu đóng vết mổ.
- Băng chun vùng hút mỡ.
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Tai biến của gây tê/mê. Xử trí: hồi sức và theo dõi tại phòng hồi sức.
- Máu tụ. Xử trí: băng chun sau mổ, chọc hút dịch nếu có.
- Nhiễm trùng. Xử trí: thay băng, điều trị kháng sinh.
- Tắc mạch do mỡ, hút không đều. Xử trí: theo dõi, điều trị nội khoa, xử trí theo thương tổn, phối hợp nhiều chuyên khoa.
- Sẹo xấu. Xử trí: chăm sóc sẹo, tạo hình khi sẹo ổn định.
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật lấy mỡ tự thân làm trẻ hóa và căng đầy bàn tay.
II. CHỈ ĐỊNH
Người bệnh có thừa mỡ vùng bụng, đùi... bàn tay gầy và có nhu cầu tạo hình.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh toàn thân, tại chỗ không cho phép, người bệnh không hợp tác.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Bệnh án ngoại khoa.
- Làm đủ bộ xét nghiệm thường quy
- Giải thích người bệnh và người nhà trước phẫu thuật, ký hồ sơ bệnh án.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
- Bộ dụng cụ hút mỡ
- Bộ dụng cụ cấy mỡ
- Máy ly tâm
- Máy hút
- Chỉ phẫu thuật, băng, gạc.
4. Thời gian phẫu thuật: Từ 2-4 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa
2. Vô cảm: tê tại chỗ/mê NKQ
3. Kỹ thuật:
- Thiết kế vùng lấy mỡ và vùng cấy mỡ ở mu tay.
- Rạch da nhỏ vùng định lấy mỡ.
- Dùng canuel bơm dung dịch Tumescent vào tổ chức dưới da.
- Đưa canuel vào hút mỡ.
- Dùng dung dịch mỡ hút được đem quay ly tâm, tách lấy tế bào mỡ lành.
- Rạch da nhỏ vùng cần cấy mỡ.
- Lấy phần mỡ thu được bơm vào mu tay.
- Kiểm tra vùng sau hút và sau cấy.
- Khâu đóng vết mổ.
- Băng chun vùng hút mỡ.
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Tai biến của gây tê/mê. Xử trí: hồi sức và theo dõi tại phòng hồi sức.
- Máu tụ. Xử trí: băng chun sau mổ, chọc hút dịch nếu có.
- Nhiễm trùng. Xử trí: thay băng, điều trị kháng sinh.
- Tắc mạch do mỡ, hút không đều. Xử trí: theo dõi, điều trị nội khoa, xử trí theo thương tổn, phối hợp nhiều chuyên khoa.
- Sẹo xấu. Xử trí: chăm sóc sẹo, tạo hình khi sẹo ổn định.
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật lấy mỡ tự thân làm tăng thể tích vùng mông
II. CHỈ ĐỊNH
Người bệnh có thừa mỡ vùng bụng, đùi...thiếu thể tích vùng mông so với cơ thể và có nhu cầu tạo hình
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh toàn thân, tại chỗ không cho phép.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện:
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh:
- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
- Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi.
- Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường, ... trước khi can thiệp phẫu thuật (trừ trường hợp mổ cấp cứu). Truyền máu nếu người bệnh có thiếu máu nhiều.
- Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.
- Có thể dùng kháng sinh dự phòng trước mổ.
3. Phương tiện:
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
- Bộ dụng cụ hút mỡ
- Bộ dụng cụ cấy mỡ
- Máy ly tâm
- Chỉ tự tiêu: 02 sợi (4/0, 5/0)
- Chỉ khâu da: 02 sợi (nilon)
- Băng chun: 02 cuộn
4. Thời gian phẫu thuật: Từ 2-4 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa
2. Vô cảm: tê tại chỗ/mê NKQ
3. Kỹ thuật:
- Thiết kế vùng lấy mỡ và vùng cấy mỡ.
- Rạch da nhỏ vùng định lấy mỡ (vùng bụng dưới, đùi)
- Dùng canuel bơm thuốc.../200.000 vào tổ chức dưới da.
- Đưa canuel vào hút mỡ.
- Dùng dung dịch mỡ hút được đem quay ly tâm, lấy phần mỡ vàng
- Rạch da nhỏ vùng rãnh liên mông.
- Lấy phần mỡ thu được bơm vào vùng mông: dưới da và trong cơ.
- Kiểm tra vùng sau hút và sau cấy.
- Khâu đóng vết mổ.
- Băng chun vùng hút mỡ.
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Tai biến của gây tê/mê. Xử trí: hồi sức và theo dõi tại phòng hồi sức.
- Máu tụ. Xử trí: băng chun sau mổ, chọc hút dịch nếu có.
- Nhiễm trùng. Xử trí: thay băng, điều trị kháng sinh.
- Tắc mạch do mỡ, hút không đều. Xử trí: theo dõi, điều trị nội khoa, xử trí theo thương tổn, phối hợp nhiều chuyên khoa.
- Sẹo xấu. Xử trí: chăm sóc sẹo, tạo hình khi sẹo ổn định.
PHẪU THUẬT LÀM TO MÔNG BẰNG TÚI ĐỘN MÔNG
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật đặt túi độn vào làm tăng thể tích cho mông.
II. CHỈ ĐỊNH
Thiếu thể tích vùng mông so với cơ thể, mông mất cân đối sau mổ hoặc bẩm sinh
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh toàn thân, tại chỗ không cho phép
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý.
2. Người bệnh
- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
- Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi.
- Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường, ... trước khi can thiệp phẫu thuật (trừ trường hợp mổ cấp cứu). Truyền máu nếu người bệnh có thiếu máu nhiều.
- Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.
- Có thể dùng kháng sinh dự phòng trước mổ.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
- Bộ dụng cụ bóc tách khoang đặt túi.
- Túi độn: silicon
- Chỉ khâu: chỉ tự tiêu 4/0, 5/0: 02 sợi; chỉ nilon 5/0, 6/0: 02 sợi.
4. Thời gian phẫu thuật: Từ 3-5 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm sấp
2. Vô cảm: mê NKQ
3. Kỹ thuật:
- Thiết kế khu vực đặt túi.
- Rạch da vùng rãnh liên mông.
- Bóc tách nhẹ nhàng khoang đặt túi giữa cơ mông lớn và cơ mông bé.
- Kiểm tra chảy máu.
- Đặt túi độn vào khoang.
- Đặt dẫn lưu 2 bên.
- Khâu đóng vết mổ.
- Băng chun cố định.
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Tai biến của gây tê/mê. Xử trí: hồi sức và theo dõi tại phòng hồi sức.
- Máu tụ. Xử trí: băng chun sau mổ, chọc hút dịch nếu có.
- Nhiễm trùng. Xử trí: thay băng, điều trị kháng sinh, tháo túi nếu cần.
- Lệch túi. Xử trí: băng ép điều chỉnh, đặt lại nếu cần.
- Bao xơ. Xử trí: bóc bao xơ, đặt lại túi.
- Sẹo xấu. Xử trí: chăm sóc sẹo, tạo hình khi sẹo ổn định.
PHẪU THUẬT NÂNG VÚ BẰNG TÚI ĐỘN NGỰC
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật đặt túi độn vào làm tăng thể tích cho vú.
II. CHỈ ĐỊNH
Vú nhỏ bẩm sinh hoặc cho con bú, vú mất cân đối sau mổ hoặc bẩm sinh.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh toàn thân, tại chỗ không cho phép
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
- Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi.
- Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường,...trước khi can thiệp phẫu thuật (trừ trường hợp mổ cấp cứu). Truyền máu nếu người bệnh có thiếu máu nhiều.
- Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.
- Có thể dùng kháng sinh dự phòng trước mổ.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
- Bộ dụng cụ bóc tách khoang đặt túi.
- Túi độn ngực silicon theo thể tích được tính toán.
- Dụng cụ nội soi
- Chỉ: 04 sợi chỉ tự tiêu 3/0, 5/0; 02 sợi chỉ nilon 6/0.
4. Thời gian phẫu thuật: Từ 3-5 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa
2. Vô cảm: mê NKQ
3. Kỹ thuật:
- Thiết kế khoang đặt túi trên ngực người bệnh.
- Thiết kế đường rạch da theo đường quầng vú, đường nách, rãnh dưới vú, đường rốn...
- Rạch da theo đường đã thiết kế.
- Tạo đường hầm đi vào khoang.
- Bóc tách nhẹ nhàng tạo khoang dưới tuyến hoặc dưới cơ (có sử dụng nội soi hoặc không).
- Kiểm tra cầm máu
- Đặt túi vào khoang.
- Kiểm tra xem túi đặt 2 bên có cân đối nhau không.
- Đặt dẫn lưu 2 bên.
- Khâu đóng vết mổ.
- Băng chun cố định.
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Máu tụ. Xử trí: băng chun sau mổ, chọc hút dịch nếu có.
- Nhiễm trùng. Xử trí: thay băng, điều trị kháng sinh, tháo túi nếu cần.
- Lệch túi. Xử trí: băng ép điều chỉnh, đặt lại nếu cần.
- Bao xơ. Xử trí: bóc bao xơ, đặt lại túi.
- Sẹo xấu. Xử trí: chăm sóc sẹo, tạo hình khi sẹo ổn định.
PHẪU THUẬT NÂNG VÚ BẰNG CHẤT LÀM ĐẦY
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật tiêm chất làm đầy vào để tăng thể tích cho vú.
II. CHỈ ĐỊNH
Vú nhỏ bẩm sinh hoặc cho con bú, vú mất cân đối sau mổ hoặc bẩm sinh.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh toàn thân, tại chỗ không cho phép
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý.
2. Người bệnh
- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
- Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi.
- Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường,... trước khi can thiệp phẫu thuật (trừ trường hợp mổ cấp cứu). Truyền máu nếu người bệnh có thiếu máu nhiều.
- Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.
- Có thể dùng kháng sinh dự phòng trước mổ.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
- Bộ dụng cụ tiêm chất làm đầy
- Chất làm đầy hyaluronic acid
- Kem tê
4. Thời gian phẫu thuật: Từ 3-5 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa
2. Vô cảm: tê tại chỗ
3. Kỹ thuật:
- Thiết kế sơ đồ tiêm.
- Gây tê tại chỗ các điểm tiêm chính.
- Trước khi tiêm kiểm tra tránh đâm kim vào mạch máu.
- Tiêm chất làm đầy theo sơ đồ đã thiết kế vào các lớp.
- Tạo hình khuôn ngực trong lúc tiêm để trông thật tự nhiên.
- Mặc áo chuyên dụng để giữ khuôn ngực.
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Tai biến của gây tê/mê. Xử trí: hồi sức và theo dõi tại phòng hồi sức.
- Máu tụ. Xử trí: băng chun sau mổ, chọc hút dịch nếu có.
- Nhiễm trùng. Xử trí: thay băng, điều trị kháng sinh, mở tháo mủ nếu cần.
- Ngực không cân đối. Xử trí: tạo hình thêm.
- Tắc mạch. Xử trí: theo thương tổn.
PHẪU THUẬT CHỈNH SỬA CÁC BIẾN CHỨNG SAU MỔ NÂNG VÚ
I. ĐẠI CƯƠNG
Nâng ngực là phẫu thuật làm tăng thể tích của vú. Biến chứng của phẫu thuật hay gặp là chảy máu, nhiễm trùng, co thắt bao xơ.
II. CHỈ ĐỊNH
Các người bệnh có biến chứng sau phẫu thuật...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh toàn thân, tại chỗ không cho phép
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
- Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi.
- Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường, ... trước khi can thiệp phẫu thuật (trừ trường hợp mổ cấp cứu). Truyền máu nếu người bệnh có thiếu máu nhiều.
- Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.
- Có thể dùng kháng sinh dự phòng trước mổ.
3. Phương tiện:
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
- Bộ dụng cụ bóc tách khoang đặt túi.
4. Thời gian phẫu thuật: Từ 3-5 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa
2. Vô cảm: mê NKQ/tê tại chỗ
3. Kỹ thuật:
3.1. Chảy máu:
- Kiểm tra tình trạng đông máu, kiểm soát huyết áp.
- Cầm máu, dẫn lưu, băng ép.
3.2. Nhiễm trùng:
- Kháng sinh toàn thân.
- Tháo bỏ túi, làm sạch, dẫn lưu.
3.3. Co thắt bao xơ: xảy ra muộn sau 6 tháng đến 1 năm.
- Tháo túi, cắt bỏ bao xơ.
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Tai biến của gây tê/mê. Xử trí: hồi sức và theo dõi tại phòng hồi sức.
- Máu tụ. Xử trí: băng chun sau mổ, chọc hút dịch nếu có.
- Nhiễm trùng. Xử trí: thay băng, điều trị kháng sinh, tháo túi nếu cần.
- Lệch túi. Xử trí: băng ép điều chỉnh, đặt lại nếu cần.
- Bao xơ. Xử trí: bóc bao xơ, đặt lại túi.
- Sẹo xấu. Xử trí: chăm sóc sẹo, tạo hình khi sẹo ổn định.
PHẪU THUẬT CĂNG DA BỤNG KHÔNG CẮT RỜI VÀ DI CHUYỂN RỐN
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật tạo hình vùng bụng dưới rốn hoặc trên rốn
II. CHỈ ĐỊNH
Người bệnh thừa da, mỡ và cân cơ vùng bụng dưới rốn hoặc trên rốn
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh toàn thân, tại chỗ không cho phép
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện:
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh:
- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
- Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi.
- Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường,... trước khi can thiệp phẫu thuật (trừ trường hợp mổ cấp cứu). Truyền máu nếu người bệnh có thiếu máu nhiều.
- Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.
- Có thể dùng kháng sinh dự phòng trước mổ.
3. Phương tiện:
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
- Bộ dụng cụ hút mỡ.
- Chỉ tự tiêu 3/0,4/0, 5/0: 4-6 sợi
- Chỉ nilon 5/0, 6/0: 3-5 sợi
4. Thời gian phẫu thuật:
Từ 3-5 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa
2. Vô cảm: mê NKQ
3. Kỹ thuật:
- Thiết kế phần da mỡ thừa cần cắt bỏ
- Rạch da nếp lằn bẹn trên xương mu trong trường hợp thừa da mỡ vùng dưới rốn; rạch da nếp lằn dưới vú trong trường hợp thừa da mỡ vùng trên rốn.
- Bóc tách thành bụng sát cân cơ thành bụng đến rốn.
- Khâu tạo hình cân cơ thành bụng ở đường trắng giữa.
- Cắt bỏ phần da, mỡ thừa.
- Đặt dẫn lưu, khâu.
- Băng chung cố định.
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Tai biến của gây tê/mê. Xử trí: hồi sức và theo dõi tại phòng hồi sức.
- Huyết khối, tắc mạch: Kiểm soát tình trạng đông máu, nằm gác chân cao, vận động sớm sau mổ, điều trị heparin trọng lượng phân tử thấp với liều giảm đông.
- Tụ máu: chọc hút. Số lượng nhiều phải mổ lại, cầm máu, đặt dẫn lưu, băng ép.
- Nhiễm trùng: trích rạch ổ nhiễm trùng, kháng sinh toàn thân dựa vào kết quả kháng sinh đồ.
- Hoại tử da, hoại tử mỡ: cắt lọc hoại tử, mỡ kháng sinh; ghép da khi hoại tử rộng.
- Tụ dịch bạch huyết: chọc hút dưới hướng dẫn của siêu âm, băng ép sau mổ
- Hoại tử rốn. Xử trí: cắt bỏ, tạo hình rốn thì 2.
- Sẹo xấu. Xử trí: chăm sóc sẹo, tạo hình khi sẹo ổn định.
PHẪU THUẬT CĂNG DA BỤNG CÓ CẮT RỜI VÀ DI CHUYỂN RỐN
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật tạo hình toàn bộ vùng bụng dưới rốn và trên rốn
II. CHỈ ĐỊNH
Người bệnh thừa da, mỡ và cân cơ vùng bụng dưới rốn hoặc trên rốn
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh toàn thân, tại chỗ không cho phép
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
- Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi.
- Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường, ... trước khi can thiệp phẫu thuật (trừ trường hợp mổ cấp cứu). Truyền máu nếu người bệnh có thiếu máu nhiều.
- Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.
- Có thể dùng kháng sinh dự phòng trước mổ.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
- Bộ dụng cụ hút mỡ.
- Chỉ tự tiêu 3/0,4/0, 5/0: 4-6 sợi
- Chỉ nilon 5/0, 6/0: 3-5 sợi
4. Thời gian phẫu thuật: Từ 3-5 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa
2. Vô cảm: mê NKQ
3. Kỹ thuật:
- Thiết kế vùng da thừa và đường rạch da.
- Hút mỡ trước rạch da
- Rạch da trên xương mu, dưới rốn, kéo dài tới nếp lằn bẹn.
- Bóc tách thành bụng sát cân cơ thành bụng đến rốn.
- Giải phóng rốn khỏi vạt da mỡ, giữ lại cuống rốn.
- Tiếp tục bóc tách thành bụng lên mũi ức.
- Khâu tạo hình cân cơ thành bụng ở đường trắng giữa.
- Cắt bỏ phần da, mỡ thừa
- Thiết kế vị trí rốn mới
- Tái tạo rốn.
- Đặt dẫn lưu, khâu.
- Băng chun cố định.
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Tai biến của gây tê/mê. Xử trí: hồi sức và theo dõi tại phòng hồi sức.
- Huyết khối, tắc mạch: Kiểm soát tình trạng đông máu, nằm gác chân cao, vận động sớm sau mổ, điều trị heparin trọng lượng phân tử thấp với liều giảm đông.
- Tụ máu: chọc hút. Số lượng nhiều phải mổ lại, cầm máu, đặt dẫn lưu, băng ép.
- Nhiễm trùng: trích rạch ổ nhiễm trùng, kháng sinh toàn thân dựa vào kết quả kháng sinh đồ.
- Hoại tử da, hoại tử mỡ: cắt lọc hoại tử, mỡ kháng sinh; ghép da khi hoại tử rộng.
- Tụ dịch bạch huyết: chọc hút dưới hướng dẫn của siêu âm, băng ép sau mổ
- Hoại tử rốn. Xử trí: cắt bỏ, tạo hình rốn thì 2.
- Sẹo xấu. Xử trí: chăm sóc sẹo, tạo hình khi sẹo ổn định.
PHẪU THUẬT TÁI TẠO THÀNH BỤNG ĐƠN GIẢN
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật tạo hình toàn bộ vùng bụng dưới rốn
II. CHỈ ĐỊNH
Người bệnh thừa da, mỡ vùng bụng dưới rốn
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh toàn thân, tại chỗ không cho phép
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
- Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi.
- Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường,... trước khi can thiệp phẫu thuật (trừ trường hợp mổ cấp cứu). Truyền máu nếu người bệnh có thiếu máu nhiều.
- Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.
- Có thể dùng kháng sinh dự phòng trước mổ.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
- Bộ dụng cụ hút mỡ.
- Chỉ tự tiêu 3/0, 4/0, 5/0: 4-6 sợi
- Chỉ nilon 5/0, 6/0: 3-5 sợi
4. Thời gian phẫu thuật: Từ 3-5 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa
2. Vô cảm: mê NKQ
3. Kỹ thuật
- Thiết kế vùng da thừa và đường rạch da.
- Hút mỡ dưới da trước rạch da
- Rạch da ngang nếp lằn bụng trên xương mu.
- Bóc tách thành bụng sát cân cơ thành bụng.
- Cắt bỏ phần da, mỡ thừa
- Đặt dẫn lưu, khâu
- Băng chun cố định
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Tai biến của gây tê/mê. Xử trí: hồi sức và theo dõi tại phòng hồi sức.
- Huyết khối, tắc mạch: Kiểm soát tình trạng đông máu, nằm gác chân cao, vận động sớm sau mổ, điều trị heparin trọng lượng phân tử thấp với liều giảm đông.
- Tụ máu: chọc hút. Số lượng nhiều phải mổ lại, cầm máu, đặt dẫn lưu, băng ép.
- Nhiễm trùng: trích rạch ổ nhiễm trùng, kháng sinh toàn thân dựa vào kết quả kháng sinh đồ.
- Hoại tử da, hoại tử mỡ: cắt lọc hoại tử, mỡ kháng sinh; ghép da khi hoại tử rộng.
- Tụ dịch bạch huyết: chọc hút dưới hướng dẫn của siêu âm, băng ép sau mổ
- Hoại tử rốn. Xử trí: cắt bỏ, tạo hình rốn thì 2.
- Sẹo xấu. Xử trí: chăm sóc sẹo, tạo hình khi sẹo ổn định.
PHẪU THUẬT TÁI TẠO THÀNH BỤNG PHỨC TẠP
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật tạo hình toàn bộ vùng bụng dưới rốn và trên rốn
II. CHỈ ĐỊNH
Người bệnh thừa da, mỡ và giãn nhiều cân cơ thành bụng trên và dưới rốn.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh toàn thân, tại chỗ không cho phép
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
- Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi.
- Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường,... trước khi can thiệp phẫu thuật (trừ trường hợp mổ cấp cứu). Truyền máu nếu người bệnh có thiếu máu nhiều.
- Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.
- Có thể dùng kháng sinh dự phòng trước mổ.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
- Bộ dụng cụ hút mỡ.
- Chỉ tự tiêu 3/0, 4/0, 5/0: 4-6 sợi
- Chỉ nilon 5/0, 6/0: 3-5 sợi
4. Thời gian phẫu thuật: Từ 3-5 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa
2. Vô cảm: mê NKQ
3. Kỹ thuật
- Thiết kế vùng da mỡ thừa cần cắt bỏ.
- Hút mỡ trước rạch da.
- Rạch da trên xương mu, dưới rốn, kéo dài tới nếp lằn bẹn.
- Bóc tách thành bụng sát cân cơ thành bụng đến rốn.
- Có thể kết hợp với hút mỡ vùng bụng, eo.
- Giải phóng rốn khỏi vạt da mỡ, giữ lại cuống rốn.
- Tiếp tục bóc tách thành bụng lên mũi ức.
- Khâu tạo hình cân cơ thành bụng ở đường trắng giữa.
- Cắt bỏ phần da, mỡ thừa.
- Thiết kế vị trí rốn mới.
- Tái tạo rốn.
- Đặt dẫn lưu, khâu.
- Băng chun cố định.
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Tai biến của gây tê/mê. Xử trí: hồi sức và theo dõi tại phòng hồi sức.
- Huyết khối, tắc mạch: Kiểm soát tình trạng đông máu, nằm gác chân cao, vận động sớm sau mổ, điều trị heparin trọng lượng phân tử thấp với liều giảm đông.
- Tụ máu: chọc hút. Số lượng nhiều phải mổ lại, cầm máu, đặt dẫn lưu, băng ép.
- Nhiễm trùng: trích rạch ổ nhiễm trùng, kháng sinh toàn thân dựa vào kết quả kháng sinh đồ.
- Hoại tử da, hoại tử mỡ: cắt lọc hoại tử, mỡ kháng sinh; ghép da khi hoại tử rộng.
- Tụ dịch bạch huyết: chọc hút dưới hướng dẫn của siêu âm, băng ép sau mổ
- Hoại tử rốn. Xử trí: cắt bỏ, tạo hình rốn thì 2.
- Sẹo xấu. Xử trí: chăm sóc sẹo, tạo hình khi sẹo ổn định.
PHẪU THUẬT TẠO HÌNH THÀNH BỤNG TOÀN PHẦN HỢP VỚI HÚT MỠ BỤNG
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật tạo hình toàn bộ vùng bụng dưới rốn và trên rốn kết hợp với hút mỡ bụng
II. CHỈ ĐỊNH
Người bệnh thừa da, mỡ và giãn nhiều cân cơ thành bụng trên và dưới rốn.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh toàn thân, tại chỗ không cho phép
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
- Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi.
- Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường, ... trước khi can thiệp phẫu thuật (trừ trường hợp mổ cấp cứu). Truyền máu nếu người bệnh có thiếu máu nhiều.
- Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.
- Có thể dùng kháng sinh dự phòng trước mổ.
3. Phương tiện:
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
- Bộ dụng cụ hút mỡ.
- Chỉ tự tiêu 3/0, 4/0, 5/0: 4-6 sợi
- Chỉ nilon 5/0, 6/0: 3-5 sợi
4. Thời gian phẫu thuật: Từ 3-5 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa
2. Vô cảm: mê NKQ
3. Kỹ thuật
- Thiết kế vùng da mỡ thừa cần lấy đi.
- Rạch da nhỏ vùng bụng, bơm dung dịch Tumescent vào tổ chức dưới da bụng, dùng canuel hút bỏ mỡ vùng bụng, eo.
- Rạch da trên xương mu, dưới rốn, kéo dài tới nếp lằn bẹn.
- Bóc tách thành bụng sát cân cơ thành bụng đến rốn.
- Có thể kết hợp với hút mỡ vùng bụng, eo.
- Giải phóng rốn khỏi vạt da mỡ, giữ lại cuống rốn.
- Tiếp tục bóc tách thành bụng lên mũi ức.
- Khâu tạo hình cân cơ thành bụng ở đường trắng giữa.
- Cắt bỏ phần da, mỡ thừa.
- Thiết kế vị trí rốn mới.
- Tái tạo rốn.
- Đặt dẫn lưu, khâu.
- Băng chun cố định.
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Tai biến của gây tê/mê. Xử trí: hồi sức và theo dõi tại phòng hồi sức.
- Huyết khối, tắc mạch: Kiểm soát tình trạng đông máu, nằm gác chân cao, vận động sớm sau mổ, điều trị heparin trọng lượng phân tử thấp với liều giảm đông.
- Tụ máu: chọc hút. Số lượng nhiều phải mổ lại, cầm máu, đặt dẫn lưu, băng ép.
- Nhiễm trùng: trích rạch ổ nhiễm trùng, kháng sinh toàn thân dựa vào kết quả kháng sinh đồ.
- Hoại tử da, hoại tử mỡ: cắt lọc hoại tử, mỡ kháng sinh; ghép da khi hoại tử rộng.
- Tụ dịch bạch huyết: chọc hút dưới hướng dẫn của siêu âm, băng ép sau mổ
- Hoại tử rốn. Xử trí: cắt bỏ, tạo hình rốn thì 2.
- Sẹo xấu. Xử trí: chăm sóc sẹo, tạo hình khi sẹo ổn định.
PHẪU THUẬT CHỈNH SỬA CÁC BIẾN CHỨNG SAU MỔ TẠO HÌNH THẨM MỸ BỤNG
I. ĐẠI CƯƠNG
Tạo hình thành bụng là phẫu thuật cắt bỏ phần da, mỡ thừa thành bụng cho những người bệnh thừa da, mỡ, giãn nhiều cân cơ thành bụng.
Các biến chứng hay gặp là: huyết khối tắc mạch; tụ máu; nhiễm trùng; hoại tử da, hoại tử mỡ; tụ dịch bạch huyết.. phẫu thuật nhằm khắc phục và chỉnh sửa các biến chứng
II. CHỈ ĐỊNH
Các người bệnh có biến chứng sau phẫu thuật tạo hình thành bụng
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh toàn thân, tại chỗ không cho phép
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
- Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi.
- Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường, ... trước khi can thiệp phẫu thuật (trừ trường hợp mổ cấp cứu). Truyền máu nếu người bệnh có thiếu máu nhiều.
- Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.
- Có thể dùng kháng sinh dự phòng trước mổ.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
- Bộ dụng cụ hút mỡ.
4. Thời gian phẫu thuật: Từ 3-5 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa
2. Vô cảm: mê NKQ
3. Kỹ thuật:
- Huyết khối, tắc mạch: Kiểm soát tình trạng đông máu, nằm gác chân cao, vận động sớm sau mổ, điều trị heparin trọng lượng phân tử thấp với liều giảm đông.
- Tụ máu: chọc hút. Số lượng nhiều phải mổ lại, cầm máu, đặt dẫn lưu, băng ép.
- Nhiễm trùng: trích rạch ổ nhiễm trùng, kháng sinh toàn thân dựa vào kết quả kháng sinh đồ.
- Hoại tử da, hoại tử mỡ: cắt lọc hoại tử, mỡ kháng sinh; ghép da khi hoại tử rộng.
- Tụ dịch bạch huyết: chọc hút dưới hướng dẫn của siêu âm, băng ép sau mổ.
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Tai biến của gây tê/mê. Xử trí: hồi sức và theo dõi tại phòng hồi sức.
- Huyết khối, tắc mạch: Kiểm soát tình trạng đông máu, nằm gác chân cao, vận động sớm sau mổ, điều trị heparin trọng lượng phân tử thấp với liều giảm đông.
- Tụ máu: chọc hút. Số lượng nhiều phải mổ lại, cầm máu, đặt dẫn lưu, băng ép.
- Nhiễm trùng: trích rạch ổ nhiễm trùng, kháng sinh toàn thân dựa vào kết quả kháng sinh đồ.
- Hoại tử da, hoại tử mỡ: cắt lọc hoại tử, mỡ kháng sinh; ghép da khi hoại tử rộng.
- Tụ dịch bạch huyết: chọc hút dưới hướng dẫn của siêu âm, băng ép sau mổ
- Hoại tử rốn. Xử trí: cắt bỏ, tạo hình rốn thì 2.
- Sẹo xấu. Xử trí: chăm sóc sẹo, tạo hình khi sẹo ổn định.
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật tăng độ nhô của cằm khi nhìn nghiêng bằng các chất liệu độn tạo hình
II. CHỈ ĐỊNH
Những người bệnh hàm nhỏ
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh toàn thân, tại chỗ không cho phép
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
- Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi.
- Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường,... trước khi can thiệp phẫu thuật (trừ trường hợp mổ cấp cứu). Truyền máu nếu người bệnh có thiếu máu nhiều.
- Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.
- Có thể dùng kháng sinh dự phòng trước mổ.
3. Phương tiện:
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
- Các chất độn cằm.
- Máy khoan
- Chỉ tiêu 3/0,4/0: 02 sợi
- Vis
4. Thời gian phẫu thuật: Từ 3-5 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa
2. Vô cảm: mê NKQ
3. Kỹ thuật:
- Thiết kế vùng đặt chất độn.
- Đường rạch trong niêm mạc miệng.
- Bóc tách vùng đặt chất độn.
- Cầm máu kĩ.
- Dùng các chất liệu độn tự thân hoặc silicon, nhựa dẻo.
- Đẽo gọt chất độn theo nhu cầu tạo hình.
- Cố định chất độn bằng vis hoặc chỉ sau khoan xương.
- Khâu đóng niêm mạc bằng chỉ tự tiêu.
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Tai biến của gây tê/mê. Xử trí: hồi sức và theo dõi tại phòng hồi sức.
- Máu tụ. Xử trí: băng chun sau mổ, chọc hút dịch nếu có.
- Nhiễm trùng. Xử trí: thay băng, điều trị kháng sinh, tháo vật liệu nếu cần.
- Lệch chất độn. Xử trí: băng ép điều chỉnh, đặt lại nếu cần.
- Bao xơ. Xử trí: bóc bao xơ, đặt lại chất độn.
- Sẹo xấu. Xử trí: chăm sóc sẹo, tạo hình khi sẹo ổn định.
PHẪU THUẬT CHỈNH HÌNH CẰM BẰNG CẤY MỠ
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật lấy mỡ tự thân làm tăng thể tích của cằm
II. CHỈ ĐỊNH
Người bệnh có thừa mỡ vùng bụng, đùi...và thiếu thể tích vùng cằm mà có nhu cầu tạo hình
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh toàn thân, tại chỗ không cho phép
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
- Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi.
- Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường, ... trước khi can thiệp phẫu thuật (trừ trường hợp mổ cấp cứu). Truyền máu nếu người bệnh có thiếu máu nhiều.
- Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.
- Có thể dùng kháng sinh dự phòng trước mổ.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
- Bộ dụng cụ hút mỡ
- Bộ dụng cụ cấy mỡ
- Máy ly tâm
- Chỉ nilon 4/0, 6/0
- Chỉ tự tiêu: 3/0, 4/0
4. Thời gian phẫu thuật: Từ 2-4 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa
2. Vô cảm: mê NKQ/tê tại chỗ
3. Kỹ thuật:
- Thiết kế vùng lấy mỡ và vùng cấy mỡ.
- Rạch da nhỏ vùng định lấy mỡ.
- Dùng canuel bơm dung dịch Tumescent vào tổ chức dưới da.
- Đưa canuel vào hút mỡ.
- Dùng dung dịch mỡ hút được đem quay ly tâm.
- Rạch da nhỏ vùng.
- Lấy phần mỡ thu được bơm vào cằm.
- Kiểm tra vùng sau hút và sau cấy.
- Khâu đóng vết mổ.
- Băng chun vùng hút mỡ.
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Tai biến của gây tê/mê. Xử trí: hồi sức và theo dõi tại phòng hồi sức.
- Máu tụ. Xử trí: băng chun sau mổ, chọc hút dịch nếu có.
- Nhiễm trùng. Xử trí: thay băng, điều trị kháng sinh.
- Tắc mạch do mỡ, hút không đều. Xử trí: theo dõi, điều trị nội khoa, xử trí theo thương tổn, phối hợp nhiều chuyên khoa.
- Sẹo xấu. Xử trí: chăm sóc sẹo, tạo hình khi sẹo ổn định...
PHẪU THUẬT CHỈNH HÌNH CẰM BẰNG TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật tiêm chất làm đầy làm tăng thể tích của cằm.
II. CHỈ ĐỊNH
Người bệnh thiếu thể tích vùng cằm mà có nhu cầu tạo hình..
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh toàn thân, tại chỗ không cho phép
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
- Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi.
- Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường, ... trước khi can thiệp phẫu thuật (trừ trường hợp mổ cấp cứu). Truyền máu nếu người bệnh có thiếu máu nhiều.
- Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.
- Có thể dùng kháng sinh dự phòng trước mổ.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
- Bộ dụng cụ tiêm chất làm đầy
- Chất làm đầy: hyaluronic acid
4. Thời gian phẫu thuật: Từ 3-5 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa
2. Vô cảm: Tê tại chỗ
3. Kỹ thuật:
- Thiết kế vùng tiêm vào cằm
- Tiêm chất làm đầy (filler) để làm tăng thể tích vùng cằm.
- Kiểm tra sự cân đối của cằm sau tiêm.
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Tai biến của gây tê/mê. Xử trí: hồi sức và theo dõi tại phòng hồi sức.
- Chảy máu: mở qua đường rạch cũ, cầm máu kỹ, đặt dẫn lưu, băng ép.
- Nhiễm trùng: mở qua đường rạch cũ, lấy bỏ chất độn, làm sạch, dẫn lưu.
- Di lệch chất độn: mở qua đường rạch cũ, đặt và cố định chất độn đúng vị trí.
- Dị ứng chất liệu: mở qua đường mở trong niêm mạc miệng, lấy bỏ toàn bộ chất liệu.
- Máu tụ. Xử trí: băng chun sau mổ, chọc hút dịch nếu có.
- Cằm không cân đối. Xử trí: tạo hình thêm.
- Tắc mạch. Xử trí: theo thương tổn.
PHẪU THUẬT CHỈNH SỬA CÁC BIẾN CHỨNG SAU MỔ CHỈNH HÌNH CẰM
I. ĐẠI CƯƠNG
Các biến chứng hay gặp sau mổ chỉnh hình cằm là chảy máu, nhiễm trùng, di lệch chất độn, dị ứng chất liệu. Phẫu thuật nhằm khắc phục các biến chứng
II. CHỈ ĐỊNH
Các người bệnh có biến chứng sau mổ chỉnh hình cằm
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh toàn thân, tại chỗ không cho phép
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
- Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi.
- Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường,... trước khi can thiệp phẫu thuật (trừ trường hợp mổ cấp cứu). Truyền máu nếu người bệnh có thiếu máu nhiều.
- Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.
- Có thể dùng kháng sinh dự phòng trước mổ.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
- Bộ dụng cụ tiêm chất làm đầy
4. Thời gian phẫu thuật: Từ 3-5 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa
2. Vô cảm: mê NKQ/tê tại chỗ
3. Kỹ thuật:
- Chảy máu: mở qua đường rạch cũ, cầm máu kỹ, đặt dẫn lưu, băng ép.
- Nhiễm trùng: mở qua đường rạch cũ, lấy bỏ chất độn, làm sạch, dẫn lưu.
- Di lệch chất độn: mở qua đường rạch cũ, đặt và cố định chất độn đúng vị trí.
- Dị ứng chất liệu: mở qua đường mở trong niêm mạc miệng, lấy bỏ toàn bộ chất liệu.
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Tai biến của gây tê/mê. Xử trí: hồi sức và theo dõi tại phòng hồi sức.
+ Chảy máu: mở qua đường rạch cũ, cầm máu kỹ, đặt dẫn lưu, băng ép.
+ Nhiễm trùng: mở qua đường rạch cũ, lấy bỏ chất độn, làm sạch, dẫn lưu.
+ Di lệch chất độn: mở qua đường rạch cũ, đặt và cố định chất độn đứng vị trí.
- Dị ứng chất liệu: mở qua đường mở trong niêm mạc miệng, lấy bỏ toàn bộ chất liệu.
- Máu tụ. Xử trí: băng chun sau mổ, chọc hút dịch nếu có.
- Cằm không cân đối. Xử trí: tạo hình thêm.
- Tắc mạch. Xử trí: theo thương tổn.
PHẪU THUẬT THẨM MỸ CƠ QUAN SINH DỤC NGOÀI NỮ
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật tạo hình các bộ phận âm đạo, môi lớn, môi nhỏ của cơ quan sinh dục nữ
II. CHỈ ĐỊNH
Người bệnh có hình dáng các môi lớn, môi nhỏ không cân xứng, giãn rộng hoặc kéo dài; cơ vòng âm đạo lỏng lẻo hay yếu do quá trình sinh con.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh toàn thân, tại chỗ không cho phép
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
- Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi.
- Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường,... trước khi can thiệp phẫu thuật (trừ trường hợp mổ cấp cứu). Truyền máu nếu người bệnh có thiếu máu nhiều.
- Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.
- Có thể dùng kháng sinh dự phòng trước mổ.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
- Bộ dụng cụ tạo hình âm đạo.
- Chỉ tiêu: 3/0, 4/0, 2/0
- Chỉ nilon: 5/0, 4/0
4. Thời gian phẫu thuật: Từ 3-5 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa, tư thế sản khoa
2. Vô cảm: mê NKQ/tê tại chỗ
3. Kỹ thuật:
3.1. Tạo hình môi lớn, môi nhỏ:
- Rạch da hình chữ V hoặc dọc theo chiều dài của môi nhỏ/môi lớn.
- Cắt bỏ da, tổ chức thừa, khâu tạo hình.
3.2. Tạo hình âm đạo:
- Rạch niêm mạc mặt sau âm đạo theo chiều dọc.
- Bóc tách, cắt bỏ phần niêm mạc dư, khâu tạo hình cơ vòng âm đạo bằng chỉ tự tiêu
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Tai biến của gây tê/mê. Xử trí: hồi sức và theo dõi tại phòng hồi sức.
+ Chảy máu: mở qua đường rạch cũ, cầm máu kỹ, đặt dẫn lưu, băng ép.
+ Nhiễm trùng. Xử trí: mở qua đường rạch cũ, bơm rửa sạch, đặt dẫn lưu, điều trị kháng sinh theo kháng sinh đồ.
- Máu tụ. Xử trí: băng chun sau mổ, chọc hút dịch nếu có.
- Tắc mạch. Xử trí: theo thương tổn.
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật cắt bỏ phần dư thừa và làm thắt chặt các cơ âm đạo
II. CHỈ ĐỊNH
Người bệnh có cơ vòng âm đạo lỏng lẻo hay yếu do quá trình sinh con.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh toàn thân, tại chỗ không cho phép
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
- Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi.
- Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường,... trước khi can thiệp phẫu thuật (trừ trường hợp mổ cấp cứu). Truyền máu nếu người bệnh có thiếu máu nhiều.
- Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.
- Có thể dùng kháng sinh dự phòng trước mổ.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
- Bộ dụng cụ tạo hình âm đạo.
4. Thời gian phẫu thuật: Từ 3-5 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa, tư thế sản khoa
2. Vô cảm: tê tại chỗ/tê tủy sống
3. Kỹ thuật:
- Bộc lộ khoang âm đạo, thiết kế vùng niêm mạc âm đạo dư thừa.
- Rạch niêm mạc mặt sau âm đạo theo chiều dọc.
- Bóc tách, cắt bỏ phần niêm mạc dư.
- Kiểm tra cầm máu kĩ.
- Khâu tạo hình cơ vòng âm đạo bằng chỉ tự tiêu.
- Khâu đóng niêm mạc âm đạo.
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Tai biến của gây tê/mê. Xử trí: hồi sức và theo dõi tại phòng hồi sức.
- Chảy máu: mở qua đường rạch cũ, cầm máu kỹ, đặt dẫn lưu, băng ép.
- Nhiễm trùng. Xử trí: mở qua đường rạch cũ, bơm rửa sạch, đặt dẫn lưu, điều trị kháng sinh theo kháng sinh đồ.
- Máu tụ. Xử trí: băng chun sau mổ, chọc hút dịch nếu có.
- Tắc mạch. Xử trí: theo thương tổn.
I. ĐẠI CƯƠNG
Laser (khuyếch đại ánh sáng bằng phát xạ kích thích) được phân loại dựa theo môi trường hoạt chất: rắn, lỏng, khí; Laser được sử dụng trong y học điều trị nhiều bệnh lý của da, các khối u não, gan. Các loại laser hay dùng trong y học: Laser Nd: YAG, laser He-Ne, laser CO2, laser Argon, laser màu...
Trong điều trị u da, laser CO2 thường được sử dụng nhiều nhất
II. CHỈ ĐỊNH
- Các bệnh do virut: hạt cơm (hạt cơm sùi, hạt cơm phẳng...), u mềm lây, u nhú, sùi mào gà...
- Các bệnh da có dày sừng: chai chân, sẩn cục, chàm mạn tính, viêm da mủ sùi, tổn thương cố thủ của vảy nến...
- Các tật của da, nốt ruồi nhỏ, bớt sùi bẩm sinh.
- U nang ống tuyến mồ hôi, dày sừng da dầu, đa u tuyến bã, u vàng...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Người bệnh bị dị ứng các thuốc gây tê và các tổn thương da có kích thước lớn
IV. CHUẨN BỊ
1. Người tiến hành: Bác sỹ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình.
2. Người bệnh:
- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
- Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi.
- Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường,... trước khi can thiệp phẫu thuật (trừ trường hợp mổ cấp cứu). Truyền máu nếu người bệnh có thiếu máu nhiều.
- Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.
- Có thể dùng kháng sinh dự phòng trước mổ.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế
- Người bệnh nằm, tư thế tùy thuộc tổn thương.
- Sử dụng kính bảo vệ mắt nếu cần thiết.
2. Vô cảm: Tê tại chỗ bằng Lidocain, Xylocain tiêm dưới da hoặc bôi bề mặt tổn thương.
3. Kỹ thuật
- Dùng laser CO2 với công suất và chế độ phù hợp đốt cháy tổn thương theo từng lớp.
- Bôi mỡ kháng sinh lên diện đốt sau khi kết thúc.
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
1. Theo dõi
- Mạch, nhiệt độ, huyết áp, toàn trạng
- Tình trạng tại chỗ
- Các tổ chức xung quanh
2. Biến chứng và nguyên tắc xử trí
- Dị ứng thuốc tê. Xử trí: Ngừng thủ thuật, dùng thuốc chống dị ứng.
- Chảy máu. Xử trí: Cầm máu bằng đốt, băng ép.
- Tổn thương tổ chức xung quanh. Xử trí: Đắp ẩm, gửi khám chuyên khoa liên quan nếu cần.
I. ĐẠI CƯƠNG
- Laser (khuyếch đại ánh sáng bằng phát xạ kích thích) được phân loại dựa theo môi trường hoạt chất: rắn, lỏng, khí. Laser được sử dụng trong y học điều trị nhiều bệnh lý của da, các khối u não, gan... Các loại laser hay dùng trong y học: Laser Nd: YAG, laser He-Ne, laser CO2, laser Argon, laser màu...
- Nám da là hiện tượng tăng sắc tố của da, có nhiều nguyên nhân: Di truyền, thay đổi nội tiết, sử dụng mỹ phẩm, phơi nắng...
- Trong điều trị nám da, laser màu hay laser Nd: YAG Q-Switch, IPL... thường được sử dụng nhiều nhất.
II. CHỈ ĐỊNH
Các trường hợp nám da do các nguyên nhân khác nhau.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Người bệnh bị dị ứng các thuốc gây tê và các tổn thương da có kích thước lớn
IV. CHUẨN BỊ
1. Người tiến hành: Bác sỹ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình.
2. Người bệnh:
- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
- Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi.
- Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường,... trước khi can thiệp phẫu thuật (trừ trường hợp mổ cấp cứu). Truyền máu nếu người bệnh có thiếu máu nhiều.
- Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.
- Có thể dùng kháng sinh dự phòng trước mổ.
3. Phương tiện
- Máy laser.
- Kem bôi tê.
- Kem dưỡng da, chống nắng
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế
- Người bệnh nằm, tư thế tùy thuộc tổn thương.
- Sử dụng kính bảo vệ mắt nếu cần thiết.
2. Vô cảm: Tê tại chỗ bằng Lidocain, Xylocain bôi bề mặt tổn thương.
3. Kỹ thuật
- Dùng laser màu hoặc laser YAG Q-Switch với công suất và chế độ phù hợp, sử dụng bàn đạp hay phím bấm tay để bắn tia lên diện tổn thương cần điều trị.
- Bôi kem làm ẩm lên diện tổn thương sau khi kết thúc điều trị.
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
1. Theo dõi
- Mạch, nhiệt độ, huyết áp, toàn trạng
- Tình trạng tại chỗ
- Các tổ chức xung quanh
2. Biến chứng và nguyên tắc xử trí
- Dị ứng thuốc tê. Xử trí: Ngừng thủ thuật, dùng thuốc chống dị ứng.
- Đau, rát vùng điều trị. Xử trí: Bôi tê, dùng thuốc giảm đau nếu cần.
- Tổn thương tổ chức xung quanh. Xử trí: Đắp ẩm, gửi khám chuyên khoa liên quan nếu cần.
I. ĐẠI CƯƠNG
- Laser (khuếch đại ánh sáng bằng phát xạ kích thích) được phân loại dựa theo môi trường hoạt chất: rắn, lỏng, khí. Laser được sử dụng trong y học điều trị nhiều bệnh lý của da, các khối u não, gan... Các loại laser hay dùng trong y học: Laser Nd: YAG, laser He-Ne, laser CO2, laser Argon, laser màu...
- Da đồi mồi là các đốm hoặc mảng tăng sắc tố trên da, có nhiều nguyên nhân: Di truyền, thay đổi nội tiết, sử dụng thuốc, mỹ phẩm...
- Trong điều trị da đồi mồi, laser màu hay laser Nd: YAG Q-Switch, laser Fractional CO2, IPL... thường được sử dụng nhiều nhất.
II. CHỈ ĐỊNH
Các trường hợp da đồi mồi do các nguyên nhân khác nhau.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Người bệnh bị dị ứng các thuốc gây tê và các tổn thương có kích thước lớn
IV. CHUẨN BỊ
1. Người tiến hành: Bác sỹ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình.
2. Người bệnh:
- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
- Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi.
- Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường,... trước khi can thiệp phẫu thuật (trừ trường hợp mổ cấp cứu). Truyền máu nếu người bệnh có thiếu máu nhiều.
- Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.
- Có thể dùng kháng sinh dự phòng trước mổ.
3. Phương tiện
- Máy laser.
- Kem bôi tê.
- Kem dưỡng da, chống nắng
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế
- Người bệnh nằm, tư thế tùy thuộc tổn thương.
- Sử dụng kính bảo vệ mắt nếu cần thiết.
2. Vô cảm: Tê tại chỗ bằng Lidocain, Xylocain tiêm dưới da hoặc bôi bề mặt tổn thương.
3. Kỹ thuật
- Dùng laser Fractional CO2, YAG Q-Switch hoặc laser màu với công suất và chế độ phù hợp, sử dụng bàn đạp hay phím bấm tay để bắn tia lên diện tổn thương cần điều trị.
- Bôi kem làm ẩm lên diện tổn thương sau khi kết thúc điều trị.
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
1. Theo dõi
- Mạch, nhiệt độ, huyết áp, toàn trạng
- Tình trạng tại chỗ
- Các tổ chức xung quanh
2. Biến chứng và nguyên tắc xử trí
- Dị ứng thuốc tê. Xử trí: Ngừng thủ thuật, dùng thuốc chống dị ứng.
- Đau, rát vùng điều trị. Xử trí: Bôi tê, dùng thuốc giảm đau nếu cần.
- Tổn thương tổ chức xung quanh. Xử trí: Đắp ẩm, gửi khám chuyên khoa liên quan nếu cần.
I. ĐẠI CƯƠNG
- Laser (khuyếch đại ánh sáng bằng phát xạ kích thích) được phân loại dựa theo môi trường hoạt chất: rắn, lỏng, khí. Laser được sử dụng trong y học điều trị nhiều bệnh lý của da, các khối u não, gan... Các loại laser hay dùng trong y học: Laser Nd: YAG, laser He-Ne, laser CO2, laser Argon, laser màu...
- Trong điều trị nếp nhăn da, laser Fractional CO2 hay laser màu ... thường được sử dụng nhiều nhất.
II. CHỈ ĐỊNH
Các nếp nhăn da ở các vị trí: Mặt, cổ, tay...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Người bệnh bị dị ứng các thuốc gây tê
IV. CHUẨN BỊ
1. Người tiến hành: Bác sỹ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình.
2. Người bệnh: Được giải thích kỹ về các yếu tố nguy cơ của phẫu thuật, thủ thuật.
- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
- Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi.
- Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường,... trước khi can thiệp phẫu thuật (trừ trường hợp mổ cấp cứu). Truyền máu nếu người bệnh có thiếu máu nhiều.
- Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.
- Có thể dùng kháng sinh dự phòng trước mổ.
3. Phương tiện
- Máy laser.
- Kem bôi tê.
- Kem dưỡng da, chống nắng
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế
- Người bệnh nằm, tư thế tùy thuộc tổn thương.
- Sử dụng kính bảo vệ mắt nếu cần thiết
2. Vô cảm: Tê tại chỗ bằng Lidocain, Xylocain tiêm dưới da hoặc bôi bề mặt tổn thương.
3. Kỹ thuật
- Dùng laser CO2 Fractional hoặc laser màu với công suất và chế độ phù hợp, sử dụng bàn đạp hay phím bấm tay để bắn tia lên diện tổn thương cần điều trị
- Bôi kem làm ẩm lên diện tổn thương sau khi kết thúc điều trị.
VI. THEO DÕI TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
1. Theo dõi
- Mạch, nhiệt độ, huyết áp, toàn trạng
- Tình trạng tại chỗ
- Các tổ chức xung quanh
2. Biến chứng và nguyên tắc xử trí
- Dị ứng thuốc tê. Xử trí: Ngừng thủ thuật, dùng thuốc chống dị ứng.
- Đau, rát vùng điều trị. Xử trí: Bôi tê, dùng thuốc giảm đau nếu cần.
- Tổn thương tổ chức xung quanh. Xử trí: Đắp ẩm, gửi khám chuyên khoa liên quan nếu cần.
TIÊM BOTULIUM ĐIỀU TRỊ NẾP NHĂN
I. ĐẠI CƯƠNG
Các nếp nhăn trên mặt xuất hiện là do các cơ bám da (nằm sát ngay dưới da mặt) co lại, lâu ngày gây nếp nhăn. Botulinum Toxin A là một chất protein, nó làm liệt cục bộ (tại chỗ tiêm) các sợi thần kinh chi phối các cơ bám da mặt, do vậy làm các cơ này bị liệt, không co nữa. Kết quả là nếp nhăn mờ dần rồi mất hẳn
II. CHỈ ĐỊNH
Người bệnh nhiều nếp nhăn “hoạt động” trên mặt (nếp nhăn tạo ra do quá trình hoạt động các cơ trên mặt)
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh toàn thân không cho phép, bệnh nhược cơ, lupus ban đỏ hệ thống, bệnh tự miễn
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện:
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh:
- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
- Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi.
- Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường,... trước khi can thiệp phẫu thuật (trừ trường hợp mổ cấp cứu). Truyền máu nếu người bệnh có thiếu máu nhiều.
- Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.
- Có thể dùng kháng sinh dự phòng trước mổ.
3. Phương tiện:
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
- Bộ dụng cụ tiêm Botulium.
- Chất gây liệt cơ: Botulium
4. Thời gian phẫu thuật: Từ 1-3 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: người bệnh nằm đầu cao/ngồi
2. Vô cảm: tê tại chỗ
3. Kỹ thuật:
3.1. Điều trị vết nhăn giữa 2 cung lông mày: tiêm 4 UI vào mỗi cơ cau mày và 4 UI vào gốc 2 cơ vòng mắt. Cơ cau mày nam giới khỏe hơn nên có thể tiêm thêm 4 UI mỗi bên ở phía trên
3.2. Điều trị nếp nhăn trán: tiêm khoảng 4UI/2cm2, không tiêm vào vùng trên cung mày 1cm
3.3. Điều trị vết chân chim ở khóe mắt, tiêm theo vị trí và liều lượng như hình sau
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Tai biến của gây tê/mê. Xử trí: hồi sức và theo dõi tại phòng hồi sức.
- Chảy máu: mở qua đường rạch cũ, cầm máu kỹ, đặt dẫn lưu, băng ép.
- Nhiễm trùng: thay băng, rạch da giải phóng ổ mủ, đặt dẫn lưu, điều trị kháng sinh theo kháng sinh đồ.
- Tắc mạch. Xử trí: theo thương tổn.
- Sụp mi, trễ mi, nhìn đôi (hiếm gặp). Xử trí theo thương tổn.
TIÊM CHẤT LÀM ĐẦY XÓA NẾP NHĂN
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật làm mất nếp nhăn bằng chất làm đầy
II. CHỈ ĐỊNH
Người bệnh có nhu cầu xóa nếp nhăn vùng mặt
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh lý toàn thân không cho phép
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
- Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi.
- Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường,... trước khi can thiệp phẫu thuật (trừ trường hợp mổ cấp cứu). Truyền máu nếu người bệnh có thiếu máu nhiều.
- Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.
- Có thể dùng kháng sinh dự phòng trước mổ.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình.
- Bộ dụng cụ tiêm chất làm đầy.
- Chất làm đầy hyaluronic acid
4. Thời gian phẫu thuật: Từ 1-3 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm đầu cao
2. Vô cảm: Tê tại chỗ
3. Kỹ thuật:
- Thiết kế vùng cần xoá nếp nhăn.
- Kiểm tra kim không tiêm vào mạch máu
- Dùng kim chuyên dụng tiêm chất làm đầy vào vùng có nếp nhăn.
- Cân chỉnh sau tiêm.
- Massage nhẹ vùng tiêm.
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
Tai biến của gây tê/mê. Xử trí: hồi sức và theo dõi tại phòng hồi sức.
+ Chảy máu: mở qua đường rạch cũ, cầm máu kỹ, đặt dẫn lưu, băng ép.
+ Nhiễm trùng: mở qua đường rạch cũ, lấy bỏ chất độn, làm sạch, dẫn lưu.
- Dị ứng chất liệu: mở qua các đường nhăn da, lấy bỏ toàn bộ chất liệu.
- Tắc mạch. Xử trí: theo thương tổn.
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi bằng chất làm đầy
II. CHỈ ĐỊNH
Sống mũi thấp, người bệnh có nhu cầu
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH: Bệnh lý toàn thân nặng
III. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý.
2. Người bệnh
- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
- Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi.
- Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường,... trước khi can thiệp phẫu thuật (trừ trường hợp mổ cấp cứu). Truyền máu nếu người bệnh có thiếu máu nhiều.
- Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.
- Có thể dùng kháng sinh dự phòng trước mổ.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
- Bộ dụng cụ tiêm chất làm đầy
- Chất làm đầy hyaluronic acid
4. Thời gian phẫu thuật: Từ 1-3 giờ
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa
2. Vô cảm: tê tại chỗ
3. Kỹ thuật
- Thiết kế sơ đồ tiêm vùng mũi.
- Kiểm tra kim không tiêm vào mạch máu
- Dùng kim chuyên biệt tiêm chất làm đầy nâng sống mũi.
- Cân chỉnh sau tiêm.
V. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Tai biến của gây tê, dị ứng chất liệu, nhiễm trùng
- Xử trí theo từng nguyên nhân
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật làm tăng thể tích và tạo dáng mô bằng chất làm đầy
II. CHỈ ĐỊNH
Thiếu thể tích mô
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh lý toàn thân nặng
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Kíp phẫu thuật: Gồm 01 Phẫu thuật viên chuyên khoa phẫu thuật tạo hình; 02 phụ phẫu thuật.
- Kíp Gây mê: 01 BÁC SỸ gây mê; 01 phụ mê.
- Kíp dụng cụ và chạy ngoài: 01 điều dưỡng dụng cụ; 01 điều dưỡng chạy ngoài; 01 hộ lý
2. Người bệnh
- Người bệnh và gia đình được giải thích rõ trước mổ về tình trạng bệnh và tình trạng chung, về những khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về những tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, tê, giảm đau, do cơ địa của người bệnh.
- Nâng cao thể trạng, cân bằng những rối loạn do hậu quả của bệnh hoặc do cơ địa, bệnh mãn tính, tuổi.
- Điều trị ổn định các bệnh nội khoa như cao huyết áp, đái đường,... trước khi can thiệp phẫu thuật (trừ trường hợp mổ cấp cứu). Truyền máu nếu người bệnh có thiếu máu nhiều.
- Nhịn ăn, thụt tháo, vệ sinh vùng phẫu thuật và toàn thân.
- Có thể dùng kháng sinh dự phòng trước mổ.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
- Bộ dụng cụ tiêm chất làm đầy
- Chất làm đầy hyaluronic acid
4. Thời gian phẫu thuật: Từ 1-3 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa
2. Vô cảm: tê tại chỗ
3. Kỹ thuật:
- Thiết kế sơ đồ tiêm ở vùng cần độn.
- Kiểm tra kim không tiêm vào mạch máu.
- Dùng kim chuyên biệt tiêm chất làm đầy độn mô.
- Kiểm tra, cân chỉnh cho cân đối.
- Massage nhẹ nhàng vùng tiêm.
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
- Tai biến của gây tê/mê. Xử trí: hồi sức và theo dõi tại phòng hồi sức.
+ Chảy máu: mở qua đường rạch cũ, cầm máu kỹ, đặt dẫn lưu, băng ép.
+ Nhiễm trùng: mở qua đường rạch cũ, lấy bỏ chất độn, làm sạch, dẫn lưu.
- Dị ứng chất liệu: mở qua các đường nhăn da, lấy bỏ toàn bộ chất liệu.
- Tắc mạch. Xử trí: theo thương tổn.
PHẪU THUẬT CẮT XƯƠNG ĐIỀU TRỊ NHÔ CẰM
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật cắt đẩy phần cằm xương hàm dưới ra sau hoặc ra trước
II. CHỈ ĐỊNH
Xương hàm dưới vùng cằm phát triển nhiều ra trước ảnh hưởng đến thẩm mỹ
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh lý phối hợp toàn thân nặng không cho phép phẫu thuật: suy kiệt, bệnh tim mạch, rối loạn đông máu.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sỹ chuyên khoa Phẫu thuật Tạo hình: 03
- Bác sỹ gây mê: 01
- Điều dưỡng phụ mê: 01
- Điều dưỡng dụng cụ: 01
- Điều dưỡng chạy ngoài: 01
- Bác sỹ hồi tỉnh: 01
- Điều dưỡng hồi tỉnh: 01
- Nhân viên vệ sinh: 01
2. Người bệnh
- Làm bệnh án đầy đủ theo quy định
- Làm đầy đủ các xét nghiệm cơ bản, xét nghiệm chuyên sâu, Xquang phổi, Xquang mặt thẳng - nghiêng, CT-Scanner Hàm mặt 64 dãy (Axial, Coronal, Sagittal, 3D), Panorama, Cephalometric...
- Khám và hội chẩn liên chuyên khoa để phối hợp điều trị trước, trong và sau mổ nếu cần: Tăng đường huyết, rối loạn đông máu, cao huyết áp...
- Chuẩn bị trước mổ theo quy trình Ngoại khoa chung: Kháng sinh, nhịn ăn vệ sinh răng miệng, thân thể...
- Phẫu thuật viên gặp gỡ người bệnh và gia đình để giải thích trước mổ về tình trạng bệnh tật, kế hoạch điều trị, khả năng phẫu thuật, tỷ lệ thành công, những khó khăn, thuận lợi, tai biến, di chứng có thể gặp trong quá trình điều trị; đồng thời lắng nghe và giải đáp những thắc mắc của người bệnh và gia đình về những vấn đề liên quan đến chuyên môn (trong phạm vi cho phép)
- Sau khi nghe bác sỹ giải thích và giải đáp các thắc mắc, người bệnh và gia đình phải ký cam đoan mổ vào hồ sơ, đã hiểu và chấp nhận những nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau mổ.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, dụng cụ phẫu thuật hàm mặt
- Máy cưa xương, máy khoan răng hàm mặt...
- Nẹp vít hàm mặt
4. Thời gian phẫu thuật: 2 - 3 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Nằm ngửa
2. Vô cảm:
- Gây mê nội khí quản đường mũi.
- Gây tê tại chỗ niêm mạc miệng vùng cằm bằng Lidocain 0,5% pha với Adrenalin nồng độ 1/100000.
3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Sát trùng, trải toan rộng
- Bơm rửa sạch miệng
- Rạch niêm mạc vùng cằm
- Bóc tách cơ vùng cằm và màng xương
- Bộc lộ vùng cằm xương hàm dưới
- Dùng máy cưa cắt đẩy phần xương vùng cằm của hàm dưới ra sau hoặc ra trước theo tính toán ban đầu
- Đặt nẹp vít cố định xương
- Bơm rửa, cầm máu
- Đặt dẫn lưu vết mổ
- Đóng vết mổ
- Băng chun ép vùng cằm
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
1. Chăm sóc: chườm mát 48h sau mổ, ăn mềm, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, rút dẫn lưu sau 48 giờ nếu dẫn lưu ra ít.
2. Theo dõi các tai biến và biến chứng
- Các dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở
- Chảy máu: vết mổ sưng đau, dẫn lưu ra nhiều
- Nhiễm trùng vết mổ
- Các tai biến liên quan đến bệnh phối hợp: tăng đường huyết, tăng huyết áp...
3. Nguyên tắc xử trí
- Chảy máu: Băng ép hoặc mổ lại cầm máu nếu chảy nhiều
- Nhiễm trùng: Dùng kháng sinh dự phòng trước và sau mổ
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ HOẠI TỬ MÔ DO TIA XẠ BẰNG VẠT CÓ CUỐNG MẠCH NUÔI
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật cắt bỏ làm sạch mô hoại tử sau điều trị tia xạ và che phủ tổn khuyết bằng vạt có cuống mạch nuôi. Các vạt có cuống mạch nuôi ở đây thường là vạt lân cận, cuống mạch nuôi được sử dụng dưới dạng cuống liền (vạt cơ, vạt da hoặc vạt da cơ)
II. CHỈ ĐỊNH
Khuyết hổng phần mềm do hoại tử sau điều trị tia xạ
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh lý phối hợp toàn thân nặng không cho phép phẫu thuật: suy kiệt, bệnh tim mạch, rối loạn đông máu
- Vùng hoại tử đang tiến triển, đang xạ trị.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sỹ chuyên khoa Phẫu thuật Tạo hình: 03
- Bác sỹ gây mê: 01
- Điều dưỡng phụ mê: 01
- Điều dưỡng dụng cụ: 01
- Điều dưỡng chạy ngoài: 01
- Bác sỹ hồi tỉnh: 01
- Điều dưỡng hồi tỉnh: 01
- Nhân viên vệ sinh: 01
2. Người bệnh
- Làm bệnh án đầy đủ theo quy định
- Làm đầy đủ các xét nghiệm cơ bản, xét nghiệm chuyên sâu, Xquang phổi, siêu âm bụng...
- Khám và hội chẩn liên chuyên khoa để phối hợp điều trị trước, trong và sau mổ nếu cần: Tăng đường huyết, rối loạn đông máu, cao huyết áp...
- Chuẩn bị trước mổ theo quy trình Ngoại khoa chung: Kháng sinh, nhịn ăn vệ sinh răng miệng, thân thể...
- Phẫu thuật viên gặp gỡ người bệnh và gia đình để giải thích trước mổ về tình trạng bệnh tật, kế hoạch điều trị, khả năng phẫu thuật, tỷ lệ thành công, những khó khăn, thuận lợi, tai biến, di chứng có thể gặp trong quá trình điều trị; đồng thời lắng nghe và giải đáp những thắc mắc của người bệnh và gia đình về những vấn đề liên quan đến chuyên môn (trong phạm vi cho phép)
- Sau khi nghe bác sỹ giải thích và giải đáp các thắc mắc, người bệnh và gia đình phải ký cam đoan mổ vào hồ sơ, đã hiểu và chấp nhận những nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau mổ.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, dụng cụ phẫu thuật hàm mặt
- Bộ dụng cụ phẫu thuật mạch máu, phẫu thuật vi phẫu
- Khoan cắt xương
- Máy siêu âm màu cầm tay
- Chỉ tự tiêu 3/0, 4/0
- Chỉ nilon 4/0, 5/0
4. Thời gian phẫu thuật: 4-10 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: tuỳ theo vị trí tổn thương
2. Vô cảm:
- Gây mê nội khí quản hoặc gây tê vùng (tê đám rối cánh tay hoặc tê tủy sống).
- Gây tê tại chỗ bằng Lidocain pha với Adrenalin nồng độ 1/100000.
3. Kỹ thuật: tuỳ theo từng mức độ và vị trí tổn thương
- Sát trùng trải toan
- Đánh rửa sạch tổn thương
- Cắt bỏ toàn bộ phần mô mềm hoại tử đến phần lành (chảy máu tốt).
- Tiến hành phẫu tích bóc vạt lân cận có cuống mạch liền
- Xoay vạt đến che phủ tổn khuyết.
- Nơi lấy vạt có thể đóng trực tiếp hoặc ghép da
- Bơm rửa, cầm máu kỹ
- Đặt dẫn lưu, đóng vết mổ
- Băng vô trùng
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
1. Chăm sóc: màu sắc vạt da.
2. Theo dõi các tai biến và biến chứng
- Các dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở
- Chảy máu: vết mổ sưng đau, dẫn lưu ra nhiều
- Nhiễm trùng vết mổ
- Vạt da hoại tử
- Các tai biến liên quan đến bệnh phối hợp: tăng đường huyết, tăng huyết áp...
3. Nguyên tắc xử trí
- Chảy máu: Băng ép hoặc mổ lại cầm máu nếu chảy nhiều
- Nhiễm trùng: Dùng kháng sinh dự phòng trước và sau mổ
- Vạt da hoại tử: Không băng ép quá chặt, cắt lọc hoại tử
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ HOẠI TỬ XƯƠNG HÀM DO TIA XẠ
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật cắt bỏ làm sạch xương phần xương hàm hoại tử sau điều trị tia xạ có hoặc không ghép xương 1 thì.
II. CHỈ ĐỊNH
Hoại tử xương hàm sau điều trị tia xạ
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh lý phối hợp toàn thân nặng không cho phép phẫu thuật: suy kiệt, bệnh tim mạch, rối loạn đông máu
- Vùng hoại tử đang tiến triển, đang xạ trị
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sỹ chuyên khoa Phẫu thuật Tạo hình: 03
- Bác sỹ gây mê: 01
- Điều dưỡng phụ mê: 01
- Điều dưỡng dụng cụ: 01
- Điều dưỡng chạy ngoài: 01
- Bác sỹ hồi tỉnh: 01
- Điều dưỡng hồi tỉnh: 01
- Nhân viên vệ sinh: 01
2. Người bệnh
- Làm bệnh án đầy đủ theo quy định
- Làm đày đủ các xét nghiệm cơ bản, xét nghiệm chuyên sâu, Xquang phổi, siêu âm bụng, Xquang mặt...
- Khám và hội chẩn liên chuyên khoa để phối hợp điều trị trước, trong và sau mổ nếu cần: Tăng đường huyết, rối loạn đông máu, cao huyết áp...
- Chuẩn bị trước mổ theo quy trình Ngoại khoa chung: Kháng sinh, nhịn ăn vệ sinh răng miệng, thân thể...
- Phẫu thuật viên gặp gỡ người bệnh và gia đình để giải thích trước mổ về tình trạng bệnh tật, kế hoạch điều trị, khả năng phẫu thuật, tỷ lệ thành công, những khó khăn, thuận lợi, tai biến, di chứng có thể gặp trong quá trình điều trị; đồng thời lắng nghe và giải đáp những thắc mắc của người bệnh và gia đình về những vấn đề liên quan đến chuyên môn (trong phạm vi cho phép)
- Sau khi nghe bác sỹ giải thích và giải đáp các thắc mắc, người bệnh và gia đình phải ký cam đoan mổ vào hồ sơ, đã hiểu và chấp nhận những nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau mổ.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, dụng cụ phẫu thuật hàm mặt
- Máy cưa, máy khoan hàm mặt
- Nẹp vít hàm mặt
4. Thời gian phẫu thuật: 2-3 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa
2. Vô cảm
- Gây mê nội khí quản
- Gây tê tại chỗ bằng Lidocain pha với Adrenalin nồng độ 1/100000.
3. Kỹ thuật: tuỳ theo từng mức độ và tổn thương
- Sát trùng, trải toan
- Đánh rửa sạch miệng
- Đánh rửa ổ loét do xạ trị (nếu có)
- Rạch da và niêm mạc
- Bộc lộ vùng xương hoại tử
- Dùng máy cưa cắt bỏ toàn bộ phần xương hàm hoại tử đến vùng xương chảy máu cùng toàn bộ phần mềm xung quanh
- Tuỳ theo mức độ tổn thương của người bệnh và toàn trạng, tiến hành ghép xương và che phủ phần mềm bằng vạt da 1 thì hoặc tiến hành tạo hình thì 2.
- Cầm máu
- Đặt dẫn lưu, đóng vết mổ
VI. THEO DÕI TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
1. Chăm sóc: Chườm mát 48h sau mổ, ăn mềm hoặc ăn qua sonde dạ dày, vệ sinh răng miệng.
2. Theo dõi các biến chứng
- Các dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở
- Chảy máu: băng ép
- Nhiễm trùng: dùng kháng sinh
- Các tai biến liên quan đến bệnh phối hợp: tăng đường huyết, tăng huyết áp...
PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ HOẠI TỬ XƯƠNG PHẦN MỀM VÙNG HÀM MẶT DO TIA XẠ
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật cắt bỏ làm sạch xương và phần mềm vùng hàm mặt hoại tử sau điều trị tia xạ có hoặc không tiến hành che phủ khuyết tổ chức 1 thì.
II. CHỈ ĐỊNH
Hoại tử xương và phần mềm vùng hàm mặt sau điều trị tia xạ
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh lý phối hợp toàn thân nặng không cho phép phẫu thuật: suy kiệt, bệnh tim mạch, rối loạn đông máu
- Vùng hoại tử đang tiến triển, đang xạ trị
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sỹ chuyên khoa Phẫu thuật Tạo hình: 03
- Bác sỹ gây mê: 01
- Điều dưỡng phụ mê: 01
- Điều dưỡng dụng cụ: 01
- Điều dưỡng chạy ngoài: 01
- Bác sỹ hồi tỉnh: 01
- Điều dưỡng hồi tỉnh: 01
- Nhân viên vệ sinh: 01
2. Người bệnh
- Làm bệnh án đầy đủ theo quy định
- Làm đầy đủ các xét nghiệm cơ bản, xét nghiệm chuyên sâu, Xquang phổi, siêu âm bụng, Xquang mặt...
- Khám và hội chẩn liên chuyên khoa để phối hợp điều trị trước, trong và sau mổ nếu cần: Tăng đường huyết, rối loạn đông máu, cao huyết áp...
- Chuẩn bị trước mổ theo quy trình Ngoại khoa chung: Kháng sinh, nhịn ăn vệ sinh răng miệng, thân thể...
- Phẫu thuật viên gặp gỡ người bệnh và gia đình để giải thích trước mổ về tình trạng bệnh tật, kế hoạch điều trị, khả năng phẫu thuật, tỷ lệ thành công, những khó khăn, thuận lợi, tai biến, di chứng có thể gặp trong quá trình điều trị; đồng thời lắng nghe và giải đáp những thắc mắc của người bệnh và gia đình về những vấn đề liên quan đến chuyên môn (trong phạm vi cho phép)
- Sau khi nghe bác sỹ giải thích và giải đáp các thắc mắc, người bệnh và gia đình phải ký cam đoan mổ vào hồ sơ, đã hiểu và chấp nhận những nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau mổ.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, dụng cụ phẫu thuật hàm mặt
- Máy cưa, máy khoan hàm mặt
- Nẹp vít hàm mặt
4. Thời gian phẫu thuật: 2-4 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa
2. Vô cảm
- Gây mê nội khí quản
- Gây tê tại chỗ vết mổ bằng Lidocain pha với Adrenalin nồng độ 1/100000
3. Kỹ thuật
- Sát trùng, trải toan
- Đánh rửa sạch miệng
- Đánh rửa ổ loét do xạ trị (nếu có)
- Rạch da và niêm mạc xung quanh ổ loét xạ trị đến vùng chảy máu tốt
- Bộc lộ vùng xương hoại tử
- Dùng máy cưa cắt bỏ toàn bộ phần xương hàm hoại tử đến vùng xương chảy máu
- Tuỳ theo mức độ tổn thương của người bệnh và toàn trạng, tiến hành ghép xương và che phủ phần mềm bằng vạt da 1 thì hoặc tiến hành tạo hình thì 2.
- Cầm máu
- Đặt dẫn lưu, đóng vết mổ
VI. THEO DÕI TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
1. Chăm sóc: Chườm mát 48h sau mổ, ăn mềm hoặc ăn qua sonde dạ dày, vệ sinh răng miệng.
2. Theo dõi các biến chứng
- Các dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở
- Chảy máu: băng ép
- Nhiễm trùng: dùng kháng sinh
- Các tai biến liên quan đến bệnh phối hợp: tăng đường huyết, tăng huyết áp...
PHẪU THUẬT ĐẶT TÚI BƠM GIÃN DA
I. ĐẠI CƯƠNG
Là phẫu thuật đặt túi giãn bằng silicon vào dưới da. Túi giãn da sau đó được bơm giãn bằng nước trong 1 thời gian, làm vùng da phía trên giãn ra. Sau khi có được lượng da giãn thích hợp, túi silicon được tháo ra, còn lượng da giãn phía trên được dùng cho các mục đích tạo hình khác.
II. CHỈ ĐỊNH
Trong các trường hợp khuyết phần mềm mà cần một lượng da lớn để che phủ hoặc chuẩn bị da trước khi cắt bỏ sẹo và u.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Bệnh lý phối hợp toàn thân nặng không cho phép phẫu thuật: suy kiệt, bệnh tim mạch, rối loạn đông máu
- Vị trí đặt túi giãn da đang có tổn thương cấp tính: viêm nhiễm...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sỹ chuyên khoa Phẫu thuật Tạo hình: 03
- Bác sỹ gây mê: 01
- Điều dưỡng phụ mê: 01
- Điều dưỡng dụng cụ: 01
- Điều dưỡng chạy ngoài: 01
- Bác sỹ hồi tỉnh: 01
- Điều dưỡng hồi tỉnh: 01
- Nhân viên vệ sinh: 01
2. Người bệnh
- Làm bệnh án đầy đủ theo quy định
- Làm đầy đủ các xét nghiệm cơ bản, xét nghiệm chuyên sâu, Xquang phổi, siêu âm bụng, Xquang mặt, Xquang vùng tổn thương...
- Khám và hội chẩn liên chuyên khoa để phối hợp điều trị trước, trong và sau mổ nếu cần: Tăng đường huyết, rối loạn đông máu, cao huyết áp...
- Chuẩn bị trước mổ theo quy trình Ngoại khoa chung: Kháng sinh, nhịn ăn, vệ sinh thân thể, cạo lông, tóc...
- Phẫu thuật viên gặp gỡ người bệnh và gia đình để giải thích trước mổ về tình trạng bệnh tật, kế hoạch điều trị, khả năng phẫu thuật, tỷ lệ thành công, những khó khăn, thuận lợi, tai biến, di chứng có thể gặp trong quá trình điều trị; đồng thời lắng nghe và giải đáp những thắc mắc của người bệnh và gia đình về những vấn đề liên quan đến chuyên môn (trong phạm vi cho phép).
- Sau khi nghe bác sỹ giải thích và giải đáp các thắc mắc, người bệnh và gia đình phải ký cam đoan mổ vào hồ sơ, đã hiểu và chấp nhận những nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau mổ.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
- Bộ dụng cụ phẫu thuật nội soi (nếu cần)
- Túi giãn da bằng silicon phù hợp (kích thước, hình dáng)
- Gạc mỡ, băng chun, chỉ to
4. Thời gian phẫu thuật: 2- 3 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa hoặc nghiêng tuỳ theo vị trí tổn thương
2. Vô cảm
- Gây mê nội khí quản hoặc gây tê vùng nếu ở chi thể (gây tê đám rối TK cánh tay hoặc gây tê tủy sống)
- Gây tê tại chỗ vết mổ bằng Lidocain pha với Adrenalin nồng độ 1/100000
3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Sát trùng trải toan rộng
- Đo đạc, thiết kế đường rạch da và khoang đặt túi
- Rạch da theo đường thiết kế
- Bóc tách khoang đặt túi giãn dưới cân đủ chỗ cho túi giãn, có thể sử dụng nội soi hỗ trợ nếu cần
- Bóc tách khoang đặt trống bơm, đường hầm cho dây dẫn chạy
- Sau khi bóc tách khoang đủ rộng, tiến hành bơm rửa, cầm máu kỹ
- Đặt túi giãn da và trống bơm vào khoang vừa tạo
- Kiểm tra để không làm gập túi và dây dẫn, mặt trống bơm phải quay lên mặt da
- Dẫn lưu vết mổ (nếu cần)
- Đóng da theo các lớp giải phẫu bằng chỉ to, chắc
- Băng chun ép nhẹ
- Bắt đầu bơm giãn khoảng 10% thể tích túi
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
1. Theo dõi và chăm sóc: sau 2 tuần bắt đầu bơm giãn. Thời gian bơm giãn tuỳ thuộc vào thể tích và yêu cầu đủ để có lượng da thích hợp.
2. Biến chứng và nguyên tắc xử trí
- Các dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở
- Chảy máu: Băng ép hoặc mổ lại cầm máu nếu cần
- Nhiễm trùng: thay băng và dùng kháng sinh.
- Hoại tử da giãn: Bóc tách khoang không nông quá, bơm giãn da từ từ
- Các tai biến liên quan đến bệnh phối hợp: tăng đường huyết, tăng huyết áp...
NÚT ĐỘNG MẠCH DỊ DẠNG ĐỘNG TĨNH MẠCH Ở VÙNG ĐẦU VÀ HÀM MẶT
I. ĐẠI CƯƠNG
Là thủ thuật can thiệp nội mạch trong đó chất nút mạch được đưa đến ổ dị dạng động tĩnh mạch vùng đầu và hàm mặt thông qua một cathter luồn vào từ các động mạch vùng ngoại vi (ĐM đùi, ĐM cánh tay...). Mục đích để loại bỏ hoàn toàn hoặc giảm bớt nguồn cấp máu cho ổ dị dạng mạch, phục vụ cho nhu cầu điều trị (phẫu thuật...)
II. CHỈ ĐỊNH
Ổ dị dạng động tĩnh mạch lớn ở vùng đầu và hàm mặt mà có nguy cơ chảy máu cao nếu can thiệp phẫu thuật, hoặc không thể can thiệp phẫu thuật được (do nằm sâu, chống chỉ định phẫu thuật...)
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh dị ứng với chất nút mạch.
- Ổ dị dạng ở các vùng mà nút mạch có nguy cơ gây tổn thương não hoặc mắt
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sỹ chuyên khoa Phẫu thuật Tạo hình: 03
- Bác sỹ chẩn đoán hình ảnh: 01
- Bác sỹ gây mê: 01
- Điều dưỡng phụ mê: 01
- Điều dưỡng dụng cụ: 01
- Điều dưỡng chạy ngoài: 01
- Bác sỹ hồi tỉnh: 01
- Điều dưỡng hồi tỉnh: 01
- Nhân viên vệ sinh: 01
- Kỹ thuật viên/ điều dưỡng chẩn đoán hình ảnh: 01
2. Người bệnh
- Làm bệnh án đầy đủ theo quy định
- Làm đầy đủ các xét nghiệm cơ bản, xét nghiệm chuyên sâu, Xquang phổi, siêu âm bụng, Xquang mặt, Xquang vùng tổn thương, phim CT scanner, MRI, phim chụp mạch...
- Khám và hội chẩn liên chuyên khoa để phối hợp điều trị trước, trong và sau thủ thuật nếu cần: Tăng đường huyết, rối loạn đông máu, cao huyết áp...
- Chuẩn bị trước thủ thuật theo quy trình Ngoại khoa chung: Kháng sinh, nhịn ăn vệ sinh thân thể, cạo lông, tóc...
- Phẫu thuật viên gặp gỡ người bệnh và gia đình để giải thích trước mổ về tình trạng bệnh tật, kế hoạch điều trị, khả năng phẫu thuật, tỷ lệ thành công, những khó khăn, thuận lợi, tai biến, di chứng có thể gặp trong quá trình điều trị; đồng thời lắng nghe và giải đáp những thắc mắc của người bệnh và gia đình về những vấn đề liên quan đến chuyên môn (trong phạm vi cho phép)
- Sau khi nghe bác sỹ giải thích và giải đáp các thắc mắc, người bệnh và gia đình phải ký cam đoan mổ vào hồ sơ, đã hiểu và chấp nhận những nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau thủ thuật.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ can thiệp nội mạch, catheter
- Màn huỳnh quang tăng sáng (C - arm)
- Các chất nút mạch, coin
- Gạc mỡ, băng chun, chỉ to
- Hệ thống máy thở, máy mê (nếu cần gây mê)
4. Thời gian thủ thuật: 2- 3 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa
2. Vô cảm: gây tê tại chỗ hoặc gây mê trong trường hợp trẻ em
3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
- Sát trùng trải toan vùng bẹn hoặc cánh tay (nơi luồn catheter)
- Di chuyển C-arm đến vùng có ổ dị dạng mạch
- Luồn catheter vào lòng động mạch
- Dưới màn C-arm, luồn catheter đến vùng dị dạng
- Xác định các nguồn động mạch cấp máu cho ổ dị dạng
- Tiêm chất nút mạch gây bít tắc nhánh ĐM này
- Kiểm tra trên C-arm kết quả sau nút, các nguồn cấp máu khác ổ dị dạng.
- Rút Catheter
- Băng chun nơi chọc Cathter
VI. THEO DÕI CÁC TAI BIẾN BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
1. Theo dõi và chăm sóc: băng ép vùng bẹn trong 24h
2. Biến chứng
- Các dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở
- Chảy máu vùng chọc Cathter: Băng ép chặt
- Nhiễm trùng vùng chọc: Kháng sinh
- Tắc mạch nơi khác do chất nút mạch di chuyển
- Hoại tử da trên khối dị dạng mạch gây loét, chảy máu: Do nút mạch quá nhiều: Nút mạch càng chọn lọc càng tốt.
- Các tai biến liên quan đến bệnh phối hợp: tăng đường huyết, tăng huyết áp...
I. ĐỊNH NGHĨA
Cắt u phần mềm vùng cổ là cắt u tại vùng cổ.
II. CHỈ ĐỊNH
U vùng cổ.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Các tình trạng toàn thân tại chỗ không cho phép phẫu thuật, các bệnh toàn thân...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sỹ chuyên khoa Phẫu thuật Tạo hình: 03
- Bác sỹ gây mê: 01
- Điều dưỡng phụ mê: 01
- Điều dưỡng dụng cụ: 01
- Điều dưỡng chạy ngoài: 01
- Bác sỹ hồi tỉnh: 01
- Điều dưỡng hồi tỉnh: 01
- Nhân viên vệ sinh: 01
2. Người bệnh
- Làm bệnh án đầy đủ theo quy định
- Làm đầy đủ các xét nghiệm cơ bản, xét nghiệm chuyên sâu, Xquang phổi, siêu âm bụng, Xquang mặt, Xquang vùng tổn thương, phim CT scanner, MRI, phim chụp mạch...
- Khám và hội chẩn liên chuyên khoa để phối hợp điều trị trước, trong và sau mổ nếu cần: Tăng đường huyết, rối loạn đông máu, cao huyết áp...
- Chuẩn bị trước mổ theo quy trình Ngoại khoa chung: Kháng sinh, nhịn ăn vệ sinh thân thể, cạo lông, tóc...
- Phẫu thuật viên gặp gỡ người bệnh và gia đình để giải thích trước mổ về tình trạng bệnh tật, kế hoạch điều trị, khả năng phẫu thuật, tỷ lệ thành công, những khó khăn, thuận lợi, tai biến, di chứng có thể gặp trong quá trình điều trị; đồng thời lắng nghe và giải đáp những thắc mắc của người bệnh và gia đình về những vấn đề liên quan đến chuyên môn (trong phạm vi cho phép).
- Sau khi nghe bác sỹ giải thích và giải đáp các thắc mắc, người bệnh và gia đình phải ký cam đoan mổ vào hồ sơ, đã hiểu và chấp nhận những nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau mổ.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình, bộ dụng cụ phẫu thuật mạch máu
- Bộ dụng cụ phẫu thuật hàm mặt
- Gạc mỡ, băng chun
- Kính lúp
4. Thời gian phẫu thuật: 4-6 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, đầu thẳng hoặc nghiêng bên đối diện
2. Vô cảm: Gây tê tại chỗ hoặc gây mê nội khí quản
3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Sát trùng trải toan
- Thiết kế đường rạch da (ngắn nhất, kín đáo, theo nếp gấp tự nhiên)
- Gây tê tại chỗ đường rạch (Lidocain và Adrenalin 1/100000)
- Rạch da theo đường thiết kế
- Phẫu tích các láp đến u, tránh tổn thương các thành phần quan trọng (mạch máu, thần kinh, ống tuyến nước bọt...)
- Cắt một phần hoặc toàn bộ u nếu có thể
- Sinh thiết tức thì nếu nghi ngờ ác tính
- Bơm rửa, cầm máu kỹ
- Đặt dẫn lưu vết mổ
- Khâu vết mổ theo các lớp giải phẫu
- Băng ép
- Gửi giải phẫu bệnh khối u
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
1. Theo dõi: Dẫn lưu rút sau 48 giờ nếu ra ít
2. Biến chứng và chăm sóc
- Các dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở
- Chảy máu vết mổ: Băng ép chặt hoặc mổ lại cầm máu
- Nhiễm trùng vết mổ: Kháng sinh và thay băng tại chỗ
- Tổn thương mạch máu, thần kinh
- Các tai biến liên quan đến bệnh phối hợp: tăng đường huyết, tăng huyết áp....
I. ĐỊNH NGHĨA
Nơvi sắc tố là những u sắc tố bẩm sinh, đặc trưng bởi sự quá phát của tế bào có chứa melanin nằm trong lớp tế bào đáy, thường lành tính nhưng cũng có thể ác tính.
II. CHỈ ĐỊNH
Nơvi sắc tố vùng hàm mặt.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Các tình trạng toàn thân tại chỗ không cho phép phẫu thuật, các bệnh toàn thân...
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
- Bác sỹ chuyên khoa Phẫu thuật Tạo hình: 03
- Bác sỹ gây mê: 01
- Điều dưỡng phụ mê: 01
- Điều dưỡng dụng cụ: 01
- Điều dưỡng chạy ngoài: 01
- Bác sỹ hồi tỉnh: 01
- Điều dưỡng hồi tỉnh: 01
- Nhân viên vệ sinh: 01
2. Người bệnh
- Làm bệnh án đầy đủ theo quy định
- Làm đầy đủ các xét nghiệm cơ bản, xét nghiệm chuyên sâu, Xquang phổi, siêu âm bụng, Xquang mặt, Xquang vùng tổn thương, phim CT scanner, MRI, phim chụp mạch...
- Khám và hội chẩn liên chuyên khoa để phối hợp điều trị trước, trong và sau mổ nếu cần: Tăng đường huyết, rối loạn đông máu, cao huyết áp...
- Chuẩn bị trước mổ theo quy trình Ngoại khoa chung: Kháng sinh, nhịn ăn vệ sinh thân thể, cạo lông, tóc...
- Phẫu thuật viên gặp gỡ người bệnh và gia đinh để giải thích trước mổ về tình trạng bệnh tật, kế hoạch điều trị, khả năng phẫu thuật, tỷ lệ thành công, những khó khăn, thuận lợi, tai biến, di chứng có thể gặp trong quá trình điều trị; đồng thời lắng nghe và giải đáp những thắc mắc của người bệnh và gia đình về những vấn đề liên quan đến chuyên môn (trong phạm vi cho phép).
- Sau khi nghe bác sỹ giải thích và giải đáp các thắc mắc, người bệnh và gia đình phải ký cam đoan mổ vào hồ sơ, đã hiểu và chấp nhận những nguy cơ, rủi ro có thể xảy ra trước, trong và sau mổ.
3. Phương tiện
- Bộ dụng cụ phẫu thuật tạo hình
- Bộ dụng cụ phẫu thuật hàm mặt
- Gạc mỡ, băng chun
- Kính lúp
4. Thời gian phẫu thuật: 4-6 giờ
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: Người bệnh nằm ngửa, đầu thẳng hoặc nghiêng bên đối diện
2. Vô cảm: Gây tê tại chỗ hoặc gây mê nội khí quản
3. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
- Sát trùng trải toan
- Thiết kế đường rạch da quanh u, theo nếp gấp tự nhiên. Tùy thuộc kích thước u mà đường rạch có thể vòng quanh chu vi hoặc bao gồm một phần u
- Gây tê tại chỗ đường rạch (Lidocain và Adrenalin 1/100000)
- Rạch da theo đường thiết kế
- Sinh thiết tức thì nếu nghi ngờ ác tính
- Cắt một phần hoặc toàn bộ u nếu có thể
- Bơm rửa, cầm máu kỹ
- Khâu đóng vết mổ
- Băng ép
- Gửi giải phẫu bệnh khối u
VI. BIẾN CHỨNG, DI CHỨNG
1. Theo dõi: Thay băng, cắt chỉ
2. Biến chứng và chăm sóc
- Các dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở
- Chảy máu vết mổ: Băng ép chặt hoặc mổ lại cầm máu
- Nhiễm trùng vết mổ: Kháng sinh và thay băng tại chỗ
- Tổn thương mạch máu, thần kinh
- Các tai biến liên quan đến bệnh phối hợp: tăng đường huyết, tăng huyết áp...
PHẪU THUẬT GHÉP LẠI MẢNH DA MẶT ĐỨT RỜI BẰNG VI PHẪU
I. ĐẠI CƯƠNG
Sử dụng kỹ thuật vi phẫu (dụng cụ vi phẫu và kính vi phẫu) ghép lại mảnh da mặt đứt rời.
II. CHỈ ĐỊNH
Vết thương đứt rời da mặt gọn sạch mảnh lớn đảm bảo có mạch nuôi dưỡng. Thời gian mảnh ghép đứt rời trước 8 tiếng.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Vết thương bẩn, dập nát; Người bệnh đa chấn thương phối hợp hoặc các bệnh toàn thân không thích hợp cho phẫu thuật, không được bảo quản đúng cách.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện: Bác sĩ chuyên khoa Phẫu thuật Tạo hình, 2 kíp:
- Kíp 1: 02 phẫu thuật viên chính, 4 phụ mổ
- Kíp gây mê: điều dưỡng (4-6 người)
2. Phương tiện: Dụng cụ phẫu thuật Tạo hình, Siêu âm doppler mạch cầm tay, Kính hiển vi phẫu thuật, dụng cụ vi phẫu, chỉ vi phẫu.
3. Người bệnh
- Làm đủ các xét nghiệm chẩn đoán, chú ý các bệnh lý phối hợp: Tim mạch, tiểu đường...Đánh giá tình trạng toàn thân như tuổi, cơ địa, những bệnh mãn tính phối hợp có ảnh hưởng tới cuộc phẫu thuật, trong thời kỳ hậu phẫu. Đánh giá khả năng phẫu thuật để chuẩn bị cho cuộc mổ diễn ra an toàn và hiệu quả nhất.
- Dùng kháng sinh dự phòng nếu cần thiết.
- Giải thích cho người bệnh và gia đình biết rõ bệnh và tình trạng toàn thân, về khả năng phẫu thuật sẽ thực hiện, về các tai biến, biến chứng, di chứng có thể gặp do bệnh, do phẫu thuật, do gây mê, do cơ địa của người bệnh.
- Giải đáp những khúc mắc của người bệnh về bệnh tật, về phẫu thuật,...trong phạm vi cho phép.
- Chuẩn bị trước mổ theo quy trình Ngoại khoa thông thường
- Hồ sơ bệnh án: hoàn thành các thủ tục hành chính theo quy định. Người bệnh và gia đình phải ký cam đoan mổ, ghi rõ đã được nghe giải thích rõ ràng, hiểu và chấp nhận các nguy cơ rủi ro có thể xảy ra.
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Tư thế: nằm ngửa, đầu nghiêng về bên đối diện với tổn thương
2. Vô cảm: gây mê toàn thân
3. Kỹ thuật
- Kíp 1 (chuẩn bị nơi nhận mảnh ghép): làm sạch vết thương. Tìm dưới kính vi phẫu động mạch cho mảnh ghép, chuẩn bị động mạch cho.
- Kíp 2 (chuẩn bị mảnh ghép): làm sạch mảnh ghép với nước muối sinh lý có pha heparin. Tìm dưới kính vi phẫu các mạch có trên mảnh ghép.
- Cố định mảnh ghép vào nơi nhận theo đúng giải phẫu bằng một vài mũi khâu để đảm bảo mảnh ghép không di lệch.
- Tìm động mạch nhận trên mảnh ghép phù hợp với vị trí của động mạch cho.
- Làm sạch động mạch nhận
- Tiến hành nối động mạch bằng kỹ thuật vi phẫu với chỉ Nylon 10.0 hoặc 11.0 tuỳ thuộc vào kích thước mạch. Sau nối kiểm tra động mạch có thông hay không, kiểm tra xem máu về tĩnh mạch nào nhiều nhất.
- Tìm tĩnh mạch nhận tại tổn thương phù hợp với vị trí giải phẫu của tĩnh mạch mảnh ghép.
- Nối tĩnh mạch bằng kỹ thuật vi phẫu bằng chỉ Nylon 10.0 hoặc 11.0.
- Trong trường hợp động mạch và tĩnh mạch co ngắn không thể nối trực tiếp, tiến hành lấy tĩnh mạch ở đùi hoặc bàn chân ghép đoạn tĩnh mạch đảo chiều cho động mạch và cùng chiều cho tĩnh mạch
- Đóng da thưa
- Băng nhẹ, để hở 1 phần mảnh ghép để theo dõi.
VI. THEO DÕI TAI BIẾN, BIẾN CHỨNG VÀ NGUYÊN TẮC XỬ TRÍ
1. Theo dõi
- Màu sắc da ghép 30'/Lần trong ngày 24h đầu, 2h/lần trong các ngày tiếp theo.
- Nếu da trắng lạnh, tiến hành nhỏ Xylocain nguyên chất vào nơi nối mạch. Nếu không cải thiện có thể đưa lên nhà mổ kiểm tra mối nối mạch.
- Nếu mảnh ghép tím do tĩnh mạch thông kém hoặc không có khả năng nối do quá nhỏ hoặc không có: thả đỉa hút máu tại mảnh ghép
2. Biến chứng
- Chảy máu: theo dõi công thức máu, nếu thiếu máu tiến hành truyền máu
- Nhiễm trùng: thay băng và dùng kháng sinh.
- Hoại tử ướt: thay băng không cải thiện thì cắt bỏ
- Hoại tử khô: thay băng
Quyết định 3449/QĐ-BYT năm 2018 về tài liệu Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ do Bộ Y tế ban hành
Số hiệu: | 3449/QĐ-BYT |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế |
Người ký: | Nguyễn Viết Tiến |
Ngày ban hành: | 07/06/2018 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 3449/QĐ-BYT năm 2018 về tài liệu Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ do Bộ Y tế ban hành
Chưa có Video