Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3055/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 10 tháng 9 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT KÊ ĐƠN THUỐC VÀ BÁN THUỐC KÊ ĐƠN GIAI ĐOẠN 2018 - 2020 TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 4041/QĐ-BYT ngày 07/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 4448/QĐ-BYT ngày 03/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Kế hoạch triển khai Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017 - 2020 theo Quyết định số 4041/QĐ-BYT ngày 07/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế”;

Xét đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 208/TTr-SYT ngày 30/8/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này “Kế hoạch triển khai Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2018 - 2020 tại tỉnh Bình Định”.

Điều 2. Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung công việc như đã nêu tại Kế hoạch kèm theo Quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Y tế, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Tuấn Thanh

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT KÊ ĐƠN THUỐC VÀ BÁN THUỐC KÊ ĐƠN GIAI ĐOẠN 2018 - 2020 TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3055/QĐ-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2018 của Chủ tịch UBND tỉnh)

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

Thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh có vai trò quan trọng trong việc điều trị chữa bệnh, tuy vậy, thuốc có những tác dụng phụ, nếu sử dụng không đúng cách hoặc tự ý sử dụng sẽ gây ra những hậu quả, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người như kéo dài thời gian điều trị, gia tăng tỷ lệ tử vong của bệnh nhân, tăng chi phí điều trị, đặc biệt là gia tăng tình trạng kháng kháng sinh.

Trong ngành y tế, đơn thuốc có ý nghĩa rất quan trọng cả về y khoa, kinh tế và pháp lý. Một đơn thuốc được ghi nội dung đúng theo quy định, các thuốc được kê hợp lý, ghi tên thuốc theo tên chung quốc tế, hàm lượng, liều dùng, cách dùng... sẽ giúp giảm thiểu sự nhầm lẫn, sai sót trong cấp phát, sử dụng, tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị cho bệnh nhân.

Nhằm tăng cường giám sát hoạt động kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản quy định về vấn đề này. Tuy vậy, thực trạng kê đơn và sử dụng thuốc ở Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới, đó là tình trạng lạm dụng kháng sinh, thuốc tiêm, vitamin, kê quá nhiều thuốc cho một đơn thuốc. Việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú còn nhiều tồn tại, tình trạng kê đơn theo tên thương mại đối với trường hợp thuốc không có nhiều hoạt chất vẫn còn diễn ra; nội dung ghi hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân còn sai sót, chưa đầy đủ về hàm lượng, liều dùng, đường dùng, thời điểm dùng; thông tin bệnh nhân chưa đầy đủ. Những bất cập này cần có các biện pháp khắc phục cụ thể, kịp thời nhằm hướng tới sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và kinh tế.

Theo kết quả khảo sát, việc bán thuốc kháng sinh ở các cơ sở bán lẻ thuốc ở vùng nông thôn và thành thị các tỉnh phía Bắc nước ta cho thấy, nhận thức về kháng sinh và kháng kháng sinh của người bán thuốc và người dân còn thấp, đặc biệt ở vùng nông thôn. Phần lớn kháng sinh được bán không có đơn (88% ở thành thị và 91% ở nông thôn). Kháng sinh đóng góp 13,4% (ở thành thị) và 18,7% (ở nông thôn) trong tổng số doanh thu của cơ sở bán lẻ thuốc. Do đó, hiện nay hầu hết các cơ sở khám, chữa bệnh đang phải đối mặt với tốc độ lan rộng các vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh. Mức độ và tốc độ kháng thuốc kháng sinh ngày càng gia tăng, đáng báo động. Gánh nặng do tình trạng kháng thuốc kháng sinh ngày càng tăng do chi phí điều trị tăng lên, ngày điều trị kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, cộng đồng và sự phát triển chung của xã hội.

Nguyên nhân của hiện tượng bán thuốc kê đơn mà không có đơn tràn lan là do chủ cơ sở bán lẻ thuốc muốn tối đa hóa doanh thu, áp lực từ phía khách hàng liên quan đến thói quen khám bệnh, dùng thuốc; sự phiền hà và tốn kém để có được đơn thuốc; nhận thức của người dân, chủ cơ sở bán lẻ thuốc còn hạn chế; số lượng cơ sở bán lẻ thuốc quá lớn; cơ cấu nhân lực của cơ quan quản lý còn hạn chế ... Ngoài ra, chế tài xử phạt vi phạm hiện hành chưa đủ sức răn đe, đối với hành vi bán lẻ các loại thuốc phải kê đơn mà không có đơn thuốc bị xử phạt từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng; đối với hành vi kê đơn thuốc không ghi đầy đủ, rõ ràng, không chính xác trong đơn bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Khi kiểm soát việc kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn được thực hiện nghiêm túc thì việc sử dụng thuốc sẽ đảm bảo an toàn, hợp lý và hiệu quả, vấn đề kháng thuốc kháng sinh sẽ được ngăn chặn và đẩy lùi, góp phần nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và đảm bảo an sinh xã hội. Từ thực tiễn nêu trên, ngày 07/9/2017 Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 4041/QĐ-BYT về phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017 - 2020.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Cụ thể hóa những nội dung cơ bản của Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017 - 2020 của Bộ Y tế trên địa bàn tỉnh Bình Định, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

2. Xác định mục tiêu, các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu cho giai đoạn 2018 - 2020, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và nhu cầu thực tế, nhằm từng bước đạt mục tiêu đề ra.

3. Xác định rõ trách nhiệm đầu mối, phối hợp của các cấp, các ngành trong từng hoạt động cụ thể để hiện thực các mục tiêu của Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017 - 2020 của Bộ Y tế trên địa bàn tỉnh Bình Định.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Nâng cao nhận thức của cộng đồng về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và nâng cao trách nhiệm của cán bộ y tế, đặc biệt là người kê đơn thuốc và người bán lẻ thuốc trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn, trọng tâm là thuốc kháng sinh, góp phần giảm tình trạng kháng kháng sinh, lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc không hợp lý.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

a. Tăng tỷ lệ tuân thủ việc thực hiện đúng quy định của pháp luật về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú:

- Đạt 100% kê đơn thuốc đủ nội dung theo quy định của Bộ Y tế về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú đối với cơ sở khám, chữa bệnh công lập; bệnh viện ngoài công lập và đạt 80% đối với các cơ sở khám, chữa bệnh ngoài công lập khác.

- Đạt 90% kê đơn thuốc tuân thủ hướng dẫn của Bộ Y tế về quản lý và sử dụng kháng sinh trong các bệnh lý nhiễm trùng đối với cơ sở khám, chữa bệnh công lập; bệnh viện ngoài công lập và đạt 70% đối với các cơ sở khám, chữa bệnh ngoài công lập khác.

b. Tăng tỷ lệ thực hiện bán thuốc kháng sinh phải có đơn thuốc: Đạt 100% bán thuốc kháng sinh phải có đơn thuốc tại quầy thuốc, nhà thuốc.

IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Nhiệm vụ:

a. Hoạt động đảm bảo thực hiện đúng quy định kê đơn thuốc:

- Triển khai đào tạo, tập huấn về quy định kê đơn thuốc; đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cho các bác sỹ, y sỹ trực tiếp kê đơn.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức của người kê đơn về việc kê đơn thuốc an toàn, hợp lý, trọng tâm là thuốc kháng sinh.

- Ứng dụng và triển khai việc thực hiện kê đơn ngoại trú điện tử trên địa bàn toàn tỉnh để giảm được các sai sót trong việc kê đơn thuốc cho bệnh nhân ngoại trú.

- Kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực thi các quy định về kê đơn thuốc ngoại trú tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn toàn tỉnh.

b. Các hoạt động đảm bảo thực hiện bán thuốc theo đơn:

- Triển khai đào tạo, tập huấn về quy định bán thuốc theo đơn; đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cho các dược sỹ, người giúp việc chuyên môn trực tiếp bán thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức của dược sỹ, người giúp việc chuyên môn về việc bán thuốc theo đơn đúng quy định.

- Ứng dụng phần mềm kết nối liên thông quản lý mua bán, sử dụng thuốc tại các quầy thuốc, nhà thuốc để bảo đảm bán thuốc kê đơn đúng quy định, bảo đảm thuốc có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và có chất lượng; đồng thời công khai minh bạch về giá cả.

- Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành tại các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố nhằm phát hiện, ngăn ngừa, xử lý nghiêm các trường hợp hành nghề không có giấy phép; các trường hợp vi phạm quy định về bán thuốc theo đơn.

c. Các hoạt động để nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ của người dân:

- Truyền thông cho người dân về việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, tác hại của việc tự ý sử dụng thuốc kê đơn, việc sử dụng kháng sinh không hợp lý, hậu quả của kháng kháng sinh và các lợi ích mang lại khi khám bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cho người dân trên địa bàn.

- Hàng năm, tổ chức phát động hưởng ứng Tuần lễ nhận thức về việc sử dụng thuốc kháng sinh một cách hiệu quả; mỗi người dân cần có trách nhiệm hơn trong việc sử dụng kháng sinh, người sử dụng không tự ý uống thuốc kháng sinh, người chăn nuôi không sử dụng thuốc kháng sinh tràn lan.

- Triển khai mô hình bác sỹ gia đình hoạt động lồng ghép với hoạt động khám chữa bệnh của phòng khám và các trạm y tế để tạo thuận lợi cho người dân khám bệnh và được kê đơn trong các trường hợp mắc các bệnh nhẹ và bệnh mãn tính.

d. Các hoạt động để đánh giá thực trạng về hoạt động kê đơn và bán thuốc kê đơn trước khi can thiệp:

- Khảo sát về hoạt động kê đơn thuốc

+ Khảo sát nhận thức của người kê đơn thuốc của 20 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập và một số phòng khám đa khoa tư nhân trong tỉnh Bình Định về các quy định của pháp luật liên quan đến kê đơn thuốc (tối thiểu 5 - 10 người/cơ sở);

+ Hình thức khảo sát: Thực hiện theo mẫu do Bộ Y tế hướng dẫn, ban hành, gửi mẫu về cho tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để triển khai thực hiện việc khảo sát và gửi trả về Sở Y tế để tổng hợp.

- Khảo sát về hoạt động bán thuốc kê đơn

+ Khảo sát nhận thức của người bán lẻ thuốc về các quy định của pháp luật liên quan đến bán thuốc kê đơn tại các nhà thuốc và quầy thuốc (tối thiểu 01 người/01 cơ sở bán lẻ thuốc) trong tỉnh Bình Định;

+ Hình thức khảo sát: Thực hiện theo mẫu do Bộ Y tế hướng dẫn, ban hành, gửi mẫu về cho các Phòng Y tế/Trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố để triển khai thực hiện việc khảo sát và gửi trả về Sở Y tế để tổng hợp.

- Khảo sát về hoạt động mua thuốc kê đơn.

+ Khảo sát nhận thức của người mua thuốc tại nhà thuốc/quầy thuốc ngoài khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn thành phố Quy Nhơn về việc mua thuốc và sử dụng thuốc (Tối thiểu 200 người).

+ Hình thức khảo sát: Thực hiện theo mẫu do Bộ Y tế hướng dẫn, ban hành, gửi mẫu về cho Phòng Y tế/Trung tâm y tế thành phố Quy Nhơn để triển khai thực hiện việc khảo sát và gửi trả về Sở Y tế để tổng hợp.

- Kiểm tra, đánh giá về hoạt động kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn.

+ Kiểm tra, đánh giá hoạt động kê đơn thuốc ngoại trú tại các cơ sở y tế điều trị công lập trong tỉnh và một số phòng khám đa khoa tư nhân tại thành phố Quy Nhơn (chú trọng về sử dụng kháng sinh).

+ Kiểm tra, đánh giá hoạt động bán thuốc kê đơn tại các nhà thuốc trên địa bàn thành phố Quy Nhơn.

đ. Các hoạt động để đánh giá kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn sau khi có giải pháp can thiệp:

- Khảo sát về hoạt động kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn sau khi có giải pháp can thiệp.

+ Khảo sát nhận thức của người kê đơn thuốc về các quy định của pháp luật liên quan đến kê đơn thuốc.

+ Khảo sát nhận thức của người bán lẻ thuốc về các quy định của pháp luật liên quan đến bán thuốc kê đơn.

+ Khảo sát nhận thức của người mua thuốc về việc mua thuốc và sử dụng thuốc.

- Kiểm tra, đánh giá về hoạt động kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn.

+ Kiểm tra đánh giá hoạt động kê đơn thuốc ngoại trú tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

+ Kiểm tra, đánh giá hoạt động bán thuốc kê đơn tại các nhà thuốc, quầy thuốc.

2. Giải pháp

a. Giải pháp về truyền thông:

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ y tế trong tỉnh về việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, trọng tâm là thuốc kháng sinh và tình trạng kháng thuốc kháng sinh.

- Tổ chức thông tin, tuyên truyền về tác hại của việc tự ý sử dụng thuốc kê đơn, việc sử dụng kháng sinh không hợp lý, hậu quả của việc kháng kháng sinh, lợi ích mang lại khi khám bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh cho người dân trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng xã hội và hệ thống truyền thanh cơ sở.

b. Giải pháp về tập huấn, đào tạo:

- Tập huấn cho người kê đơn thuốc:

+ Đối tượng: Tất cả bác sỹ, y sỹ trực tiếp kê đơn trên địa bàn tỉnh.

+ Nội dung: Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định về kê đơn thuốc; về hướng dẫn sử dụng kháng sinh.

+ Hình thức tập huấn: Giao cho Hội đồng Thuốc và Điều trị của các bệnh viện triển khai tập huấn theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Tập huấn cho người bán lẻ thuốc:

+ Đối tượng: Tất cả dược sỹ phụ trách chuyên môn và người giúp việc chuyên môn (trực tiếp bán hàng) tại các cơ sở bán lẻ thuốc chữa bệnh trên địa bàn tỉnh.

+ Nội dung: Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định liên quan đến việc bán thuốc kê đơn; việc cần thiết thuyết phục bệnh nhân khi mua thuốc phải mua đủ đơn thuốc, dùng thuốc đủ liều và tuân thủ dùng đủ liều điều trị, đặc biệt là kháng sinh.

+ Hình thức tập huấn: Sở Y tế chủ trì triển khai tập huấn theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế.

+ Kinh phí tập huấn: Sở Y tế trình UBND tỉnh thu theo quy định hiện hành của Nhà nước đối với các cá nhân tham dự tập huấn.

- Tập huấn công tác tuyên truyền cho cán bộ Mặt trận và các đồng chí thành viên Mặt trận.

c. Giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin:

- Xây dựng và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin kết nối cơ sở cung ứng thuốc nhằm kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn (Đối với nội dung này sẽ có kế hoạch chi tiết theo hướng dẫn của Bộ Y tế).

- Tiếp tục duy trì và áp dụng việc kê đơn điện tử để kiểm soát được các trường hợp đơn thuốc kê quá nhiều thuốc, kê thuốc chưa đúng liều, kê thực phẩm chức năng...; đơn thuốc điện tử được in chữ rõ ràng, người bệnh dễ đọc tên thuốc và việc mua, bán thuốc, hạn chế sai sót do nhầm lẫn chữ viết.

- Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh giám sát việc kê đơn qua phần mềm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

d. Giải pháp về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm:

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trên cơ sở phân cấp quản lý theo quy định.

- Nguyên tắc chung xử lý sau kiểm tra:

+ Đối với các trường hợp vi phạm quy định về kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn của các cá nhân, cơ sở trước khi có giải pháp can thiệp, áp dụng hình thức chính là nhắc nhở.

+ Đối với các trường hợp vi phạm quy định về kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn của các cá nhân, cơ sở sau khi có giải pháp can thiệp kiểm tra lần 1, áp dụng hình thức phạt tiền ở mức phạt tiền cao nhất theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

+ Đối với các trường hợp vi phạm quy định về kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn của các cá nhân, cơ sở sau khi có giải pháp can thiệp kiểm tra từ lần 2 trở đi, ngoài việc áp dụng hình thức phạt tiền ở mức cao nhất, cá nhân, cơ sở có các vi phạm khác trong việc thực hiện quy định của pháp luật trong hoạt động kê đơn thuốc và bán lẻ thuốc sẽ bị áp dụng mức phạt cao nhất đối với các hành vi vi phạm khác.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Từ nguồn chi sự nghiệp y tế hàng năm và các nguồn kinh phí khác (Chi tiết như Phụ lục 1 kèm theo).

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế:

- Tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Kế hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác quản lý nhà nước hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; hành nghề dược; chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc phòng và chữa bệnh cho người về công tác kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn trên địa bàn tỉnh...

- Theo dõi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện, sơ kết, tổng kết và đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch hàng năm và giai đoạn.

2. Sở Tài chính:

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị liên quan đề xuất, cân đối nguồn kinh phí thực hiện Đề án để trình UBND tỉnh xem xét, quyết định theo các quy định hiện hành của Nhà nước; hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.

3. Sở Thông tin và Truyền thông:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Bình Định, các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương thường trú trên địa bàn tỉnh, Đài Truyền thanh huyện, thị xã, thành phố, hệ thống đài truyền thanh cơ sở tuyên truyền cho người dân về tác hại của việc tự ý sử dụng thuốc kê đơn, việc sử dụng kháng sinh không hợp lý, hậu quả của kháng kháng sinh, lợi ích mang lại khi khám bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan, đơn vị liên quan ứng dụng và triển khai việc thực hiện kê đơn thuốc ngoại trú điện tử trên địa bàn tỉnh.

4. UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Có trách nhiệm triển khai Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn trên địa bàn; căn cứ Kế hoạch của tỉnh, chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch tại địa phương.

- Chỉ đạo Đài Truyền thanh và UBND các xã, phường, thị trấn tuyên truyền cho người dân về tác hại của việc tự ý sử dụng thuốc kê đơn, việc sử dụng kháng sinh không hợp lý, hậu quả của kháng kháng sinh, lợi ích mang lại khi khám bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn thực hiện các quy định về bán thuốc kê đơn; xử lý vi phạm theo các quy định hiện hành; định kỳ hàng năm báo cáo Sở Y tế.

- Bố trí nguồn ngân sách để thực hiện kế hoạch tại địa phương.

5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên: Tích cực tham gia tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt công tác kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn; giám sát việc tổ chức thực hiện Kế hoạch này.

(Bảng kế hoạch triển khai cụ thể các hoạt động như Phụ lục 2 kèm theo)

Yêu cầu các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Y tế để được hướng dẫn, giải quyết; trường hợp vượt thẩm quyền, Sở Y tế báo cáo, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

 

PHỤ LỤC 1

DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT KÊ ĐƠN THUỐCVÀ BÁN THUỐC KÊ ĐƠN GIAI ĐOẠN 2018 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Kế hoạch thực hiện triển khai Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2018 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định theo Quyết định số 3055/QĐ-UBND ngày 10/9/2018 của UBND Chủ tịch tỉnh)

Số TT

Nội dung hoạt động

Dự kiến kinh phí thực hiện (Triệu đồng)

Ghi chú

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Tổng cộng

NS

Ngoài NS

NS

Ngoài NS

NS

Ngoài NS

NS

Ngoài NS

 

I

Truyền thông

145.9

0

130

0.0

130

0

405.9

0.0

 

1

Sản xuất phóng sự, chuyên đề, chuyên mục phát sóng trên Đài phát thanh - Truyền hình Bình Định

70

 

70

 

70

 

210.0

 

 

2

Tuyên truyền trên Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện, thị xã, thành phố

30

 

30

 

30

 

90.0

 

 

3

Tuyên truyền trên Báo Bình Định

30

 

30

 

30

 

90.0

 

 

4

Tuyên truyền của Trung tâm truyền thông giáo dự sức khỏe tỉnh

0

 

0

 

0

 

0.0

 

Theo nhiệm vụ được phân công

5

Tuyên truyền trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh, ban ngành và địa phương

0

 

0

 

0

 

0.0

 

Theo nhiệm vụ được phân công

6

In đĩa truyền thông cho các xã, phường, thị trấn

15.9

 

0

 

0

 

15.9

 

 

II

Kinh phí đào tạo, tập huấn

 

84.0

 

84.0

 

 

 

168.0

 

1

Tập huấn cho người kê đơn thuốc

0

 

0

 

0

 

0.0

 

Từng cơ sở y tế tự tổ chức tập huấn cho các bác sĩ, y sĩ kê đơn

2

Tập huấn cho người bán lẻ thuốc

0

84

 

84.0

 

 

 

168.0

Khoảng 740 cơ sở

III

Kinh phí triển khai ứng dụng công nghệ thông tin

 

190

0

2.846.4

0

0

0.0

3.036.4

 

1

Tập huấn sử dụng phần mềm

 

0

 

0.0

 

 

 

0.0

Đơn vị triển khai đường truyền và phần mềm tập huấn miễn phí.

2

Thuê đường truyền internet hàng tháng

 

99.5

 

1,491.0

 

 

 

1,590.5

165.000đ/tháng/cơ sở, 3 tháng cuối năm 2018 dự kiến triển khai 18 cơ sở bán buôn và 183 nhà thuốc, năm 2019 triển khai các cơ sở còn lại (552)

3

Thuê phần mềm quản lý các cơ sở cung ứng thuốc kết nối liên thông hàng tháng

 

90.5

 

1,355.4

 

 

 

1.445.9

150.000đ/tháng/cơ sở, 3 tháng cuối năm 2018 dự kiến triển khai 18 cơ sở bán buôn và 183 nhà thuốc, năm 2019 triển khai các cơ sở còn lại (552)

IV

Kiểm tra, khảo sát hoạt động kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn

47.8

0

100

0.0

100

0

247.8

 

 

1

Khảo sát nhận thức của người kê đơn

4

 

 

 

 

 

4.0

 

Khoảng 200 bác sĩ, y sĩ kê đơn

2

Khảo sát nhận thức của người bán lẻ thuốc

14.8

 

 

 

 

 

14.8

 

Khoảng 740 cơ sở bán lẻ thuốc

3

Khảo sát nhận thức của người mua thuốc

4

 

 

 

 

 

4.0

 

Khoảng 200 người

4

Đánh giá việc kê đơn thuốc

25

 

 

 

 

 

25.0

 

Khoảng 500 đơn thuốc

5

Tổ chức kiểm tra, khảo sát đánh giá hoạt động kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn sau khi có giải pháp can thiệp

 

 

100

 

100

 

200.0

 

Trên địa bàn tỉnh
(Khoảng > 1.000 cơ sở)

V

Chi phí hội nghị sơ kết, tổng kết đánh giá thực hiện kế hoạch

15.6

 

15.6

 

15.6

 

46.8

 

 

 

TỔNG CỘNG:

209.3

274

246

2,930.4

246

0

700.5

3.204.4

 

 

PHỤ LỤC 2

BẢNG KẾ HOẠCH CÁC HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT KÊ ĐƠN VÀ BÁN THUỐC THEO ĐƠN GIAI ĐOẠN 2018 - 2020 TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Kế hoạch thực hiện triển khai Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2018 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định theo Quyết định số 3055/QĐ-UBND ngày 10/9/2018 của UBND Chủ tịch tỉnh)

STT

Nội dung

Đơn vị chủ trì

Đơn vị/đối tượng thực hiện

Đơn vị phối hợp

Dự kiến sản phẩm đạt được

Thời gian hoàn thành

1

Đánh giá thực trạng về hoạt động kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn trước khi có can thiệp

a

- Khảo sát nhận thức của người kê đơn thuốc về các quy định của pháp luật liên quan đến kê đơn thuốc.

Sở Y tế

220 người kê đơn

Các cơ sở điều trị công lập trong tỉnh; Các phòng khám đa khoa tư nhân

Sản phẩm: Báo cáo thực trạng nhận thức của người kê đơn thuốc về các quy định của pháp luật liên quan đến kê đơn thuốc, bán thuốc kê đơn.

Quý 1/2019

- Khảo sát nhận thức của người mua thuốc về việc mua thuốc và sử dụng thuốc.

200 người mua thuốc

Các cơ sở bán lẻ thuốc ở địa bàn thành phố Quy Nhơn

Sản phẩm: Báo cáo thực trạng nhận thức của người mua thuốc về việc mua thuốc và sử dụng thuốc

- Khảo sát nhận thức của người bán lẻ thuốc về quy định của pháp luật liên quan đến bán thuốc kê đơn.

300 người bán lẻ thuốc

UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp chỉ đạo và Phòng Y tế huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện tại các cơ sở bán lẻ thuốc

Sản phẩm: Báo cáo thực trạng nhận thức của người hành nghề kinh doanh thuốc về các quy định của pháp luật liên quan đến kê đơn thuốc, bán thuốc kê đơn.

b

Kiểm tra đánh giá về hoạt động kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn

Sở Y tế

10 cơ sở điều trị và 50 nhà thuốc ở Tp. Quy Nhơn

UBND các huyện, thị xã, thành phố; Các cơ sở điều trị công lập trong tỉnh; Các phòng khám đa khoa tư nhân

Sản phẩm: Báo cáo đánh giá về hoạt động kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn.

Quý 1/2019

2

Hoạt động truyền thông

a

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ y tế về việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, trọng tâm là thuốc kháng sinh và kháng thuốc kháng sinh.

Sở Y tế

Cán bộ y tế trong tỉnh

Các cơ sở điều trị trong tỉnh, Hội Đông Y, Hội Y học, Hội Dược học

Sản phẩm: Phổ biến về việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý (trọng tâm là kháng sinh và kháng thuốc kháng sinh)

2019 - 2020

b

Truyền thông cho cộng đồng về việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, tác hại của việc tự ý sử dụng thuốc kê đơn, việc sử dụng kháng sinh không hợp lý, hậu quả của kháng kháng sinh; và các lợi ích mang lại khi khám bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh cho cộng đồng tại các tỉnh, thành phố.

Sở Thông tin và Truyền thông

Đài Phát thanh Truyền hình Bình Định, Báo Bình Định, Đài Truyền thanh cấp huyện

Sở Y tế, các đơn vị, tổ chức liên quan: Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Đông Y, …

Sản phẩm: Bài viết, phóng sự, chuyên mục về việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, tác hại của việc tự ý sử dụng thuốc kê đơn, việc sử dụng kháng sinh không hợp lý, hậu quả của kháng kháng sinh; và các lợi ích mang lại khi khám bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh cho cộng đồng

2019 - 2020

3

Tập huấn, đào tạo

 

- Tập huấn cho người kê đơn các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định liên quan đến việc kê đơn thuốc và về hướng dẫn sử dụng kháng sinh.

Sở Y tế

Người kê đơn trong các cơ sở khám chữa bệnh

Các cơ sở điều trị công lập trong tỉnh; Các phòng khám đa khoa tư nhân

Sản phẩm: Tổ chức tập huấn được cho người kê đơn, người bán thuốc

Quý 1/2019

- Tập huấn cho người bán lẻ thuốc các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định liên quan đến việc bán thuốc kê đơn; việc cần thiết thuyết phục bệnh nhân khi mua thuốc phải mua đủ đơn thuốc, dùng thuốc đủ liều và tuân thủ dùng đủ liều điều trị đặc biệt là kháng sinh.

Chủ cơ sở và người giúp việc chuyên môn (người bán lẻ thuốc)

Các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh Bình Định

4

Ứng dụng công nghệ thông tin

 

 

 

Xây dựng và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý các cơ sở bán lẻ thuốc, cơ sở khám chữa bệnh đồng thời kết nối giữa người dân, bác sỹ, dược sỹ tạo thuận lợi cho người dân được kê đơn, được mua thuốc và được tư vấn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

Sở Y tế

Các cơ sở điều trị công lập trong tỉnh; Các phòng khám đa khoa tư nhân; Các cơ sở bán lẻ thuốc trong tỉnh

Các đơn vị liên quan (Sở Thông tin và Truyền thông, Viettel, VNPT, …)

Sản phẩm: Phần mềm kết nối liên thông quản lý nhà thuốc và các phần mềm khác liên quan

2018 - 2019

5

Kiểm tra đánh giá hoạt động kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn sau khi có giải pháp can thiệp

a

- Khảo sát nhận thức của người kê đơn thuốc về các quy định của pháp luật liên quan đến kê đơn thuốc.

Sở Y tế

220 người kê đơn

Các cơ sở điều trị công lập trong tỉnh; Các phòng khám đa khoa tư nhân

Sản phẩm: Báo cáo khả năng thay đổi nhận thức của người kê đơn thuốc về các quy định của pháp luật liên quan đến kê đơn thuốc, bán thuốc kê đơn.

2019 - 2020

- Khảo sát nhận thức của người mua thuốc về việc mua thuốc và sử dụng thuốc.

200 người mua thuốc

Các cơ sở bán lẻ thuốc ở địa bàn thành phố Quy Nhơn

Sản phẩm: Báo cáo khả năng thay đổi nhận thức của người mua thuốc về việc mua thuốc và sử dụng thuốc

 

- Khảo sát nhận thức của người bán lẻ thuốc về quy định của pháp luật liên quan đến bán thuốc kê đơn.

300 người bán lẻ thuốc

UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp chỉ đạo và Phòng Y tế huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện tại các cơ sở bán lẻ thuốc

Sản phẩm: Báo cáo khả năng thay đổi nhận thức của người hành nghề kinh doanh thuốc về các quy định của pháp luật liên quan đến kê đơn thuốc, bán thuốc kê đơn.

b

- Kiểm tra đánh giá hoạt động kê đơn thuốc ngoại trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Sở Y tế và Phòng Y tế các huyện, thị xã, thành phố

Các cơ sở điều trị công lập trong tỉnh; Các phòng khám đa khoa tư nhân

UBND các huyện, thị xã, thành phố; Các cơ sở điều trị công lập trong tỉnh; Các phòng khám đa khoa tư nhân

Sản phẩm: Báo cáo đánh giá hoạt động kê đơn thuốc ngoại trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và báo cáo đánh giá hoạt động bán thuốc kê đơn tại các nhà thuốc sau khi có giải pháp can thiệp

2019 - 2020

- Kiểm tra đánh giá hoạt động bán thuốc kê đơn tại các nhà thuốc.

Các cơ sở bán lẻ thuốc trong tỉnh

6

Đánh giá kết quả thực hiện Đề án

 

 

 

 

a

Tổng kết đánh giá hiệu quả thực hiện Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn trên địa bàn thành phố

Sở Y tế

 

UBND thành phố Quy Nhơn

Sản phẩm: Báo cáo đánh giá hiệu quả thực hiện Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn

Quý 2/2019

b

Đề xuất mô hình/phương thức phù hợp đối với hoạt động kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn tại tỉnh

Sở Y tế

 

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Sản phẩm: Mô hình hoạt động kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn được Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt

Quý 2/2019

c

Tổng kết đánh giá hiệu quả thực hiện Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn trên địa bàn toàn tỉnh

Sở Y tế

 

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Sản phẩm: Báo cáo đánh giá hiệu quả thực hiện Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn

2019-2020

7

Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Kế hoạch

a

Thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện Kế hoạch.

UBND tỉnh

 

Các Sở: Y tế, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông

Sản phẩm: Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh

Tháng 10/2018

b

Kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Kế hoạch tại các địa phương và các đơn vị đầu mối triển khai hoạt động.

Ban Chỉ đạo

 

Sở Y tế, các đơn vị liên quan.

Sản phẩm: Báo cáo kiểm tra, giám sát.

Hàng năm

c

Tổ chức sơ kết, tổng kết, báo cáo đánh giá tiến độ, kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch (theo từng giai đoạn).

Ban Chỉ đạo

 

Sở Y tế, các đơn vị liên quan.

Sản phẩm: Hội nghị/báo cáo sơ kết, tổng kết hàng năm hoặc theo từng giai đoạn.

Hàng năm

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 3055/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2018-2020 tại tỉnh Bình Định

Số hiệu: 3055/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
Người ký: Nguyễn Tuấn Thanh
Ngày ban hành: 10/09/2018
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 3055/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2018-2020 tại tỉnh Bình Định

Văn bản liên quan cùng nội dung - [11]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…