BỘ
CÔNG THƯƠNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2650/QĐ-BCT |
Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2016 |
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Kế hoạch của Bộ Công Thương thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công Thương, Giám đốc Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG |
THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 13/CT-TTG NGÀY 09 THÁNG 5 NĂM 2016 CỦA THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2650/QĐ-BCT
ngày 28 tháng 6 năm 2016
của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
Thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ như sau:
1. Mục đích
- Nâng cao trách nhiệm, hiệu quả và tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tạo bước chuyển biến tích cực trong công tác quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý theo Luật an toàn thực phẩm.
- Xác định rõ trách nhiệm của Lãnh đạo, công chức thuộc các đơn vị thuộc Bộ Công Thương trong việc triển khai Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
- Tăng cường mạnh mẽ việc chủ động, phối hợp giữa các đơn vị thuộc Bộ Công Thương và giữa Bộ Công Thương với các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành, địa phương liên quan trong công tác quản lý nhà nước về bảo đảm an toàn thực phẩm, tránh chồng chéo trong tổ chức thực hiện.
- Tạo chuyển biến tích cực trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Công Thương.
2. Yêu cầu
- Xác định cụ thể các nội dung, nhiệm vụ, phân công trách nhiệm thực hiện của các đơn vị thuộc Bộ Công Thương trong việc triển khai Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
- Tăng cường trách nhiệm và nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các đơn vị thuộc Bộ Công Thương trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao. Các đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì hoặc tham gia phối hợp cần đảm bảo các nhiệm vụ đạt hiệu quả cao, hoàn thành đúng tiến độ đề ra.
- Công tác quản lý an toàn thực phẩm phải được thực hiện thường xuyên, liên tục; phải thực hiện theo đúng quy định hiện hành, bảo đảm an toàn trong quá trình sản xuất, kinh doanh các nhóm ngành hàng thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.
- Chủ động, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để ngăn chặn hiệu quả việc lạm dụng thuốc kháng sinh; các hành vi buôn bán, sử dụng chất cấm (sabutamol, chất vàng ô,...) trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; giảm tỷ lệ mẫu có tồn dư hóa chất cấm; tồn dư kháng sinh, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật và ô nhiễm vi sinh vật quá giới hạn cho phép.
- Tăng cường phối hợp, phân công trách nhiệm, phân cấp quản lý giữa Bộ Công Thương và các địa phương trong công tác quản lý an toàn thực phẩm để chủ động kiểm soát chặt chẽ sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo đảm an toàn thực phẩm từ trung ương đến địa phương.
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn, xử lý nghiêm việc nhập lậu, lưu thông, kinh doanh các loại sản phẩm thực phẩm không an toàn, không rõ nguồn gốc.
1. Phạm vi
Triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương trên phạm vi toàn quốc.
2. Đối tượng
- Các đơn vị quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.
- Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các nhóm ngành hàng thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.
- Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
1. Thực hiện công tác quản lý bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 64 của Luật an toàn thực phẩm
a) Xây dựng, ban hành và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm: Vụ Pháp chế chủ động, phối hợp với các Vụ/Cục: Khoa học và Công nghệ, Thị trường trong nước, Quản lý thị trường, Hóa chất và các đơn vị liên quan rà soát văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, đề xuất, kiến nghị khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định, đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm.
b) Thanh tra, kiểm tra bảo đảm an toàn thực phẩm: Hàng năm, Vụ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Vụ/Cục: Thị trường trong nước, Công nghiệp nhẹ, Quản lý thị trường, Hóa chất và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là thanh tra, kiểm tra đột xuất về an toàn thực phẩm đối với ngành hàng được phân công; quản lý chặt chẽ các vật tư liên quan đến an toàn thực phẩm, giải quyết kịp thời các sự cố gây mất an toàn thực phẩm; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân vi phạm và các cơ quan, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý an toàn thực phẩm.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động thực hiện bảo đảm an toàn thực phẩm
Vụ Khoa học và Công nghệ chủ trì và phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các cơ quan truyền thông, báo chí khác trong và ngoài Bộ thực hiện hiệu quả chương trình truyền thông về an toàn thực phẩm.
- Vụ Khoa học và Công nghệ và các đơn vị thuộc Bộ Công Thương tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc thực hiện hiệu quả Chương trình phối hợp vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giữa Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Vụ Khoa học và Công nghệ (Đơn vị đầu mối của Bộ Công Thương) chủ trì tiếp nhận phản ánh của nhân dân, báo chí về vi phạm an toàn thực phẩm và xử lý nghiêm, kịp thời; có hình thức tôn vinh, khen thưởng đối với cá nhân phát hiện và cung cấp thông tin về sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn.
4. Các nhiệm vụ trọng điểm cần triển khai trong năm 2016
a) Cục Quản lý thị trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan: Chỉ đạo Chi cục quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục tăng cường kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý nghiêm việc nhập lậu, lưu thông thực phẩm giả, không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc thuộc nhóm ngành hàng Bộ Công Thương quản lý. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện, tổng hợp báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm.
b) Vụ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý thị trường, Vụ Thị trường trong nước, các đơn vị liên quan và UBND các địa phương: Tham mưu trình Lãnh đạo Bộ chỉ đạo Sở Công thương 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường quản lý chặt chẽ hoạt động việc sản xuất, lưu thông, kinh doanh, nhập khẩu rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến và các hàng hóa thực phẩm khác là hàng giả, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng, gian lận thương mại, nhập lậu; bảo đảm an toàn thực phẩm tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.
c) Chủ động phối hợp với các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định danh mục các chất cấm trong sản xuất, chế biến thực phẩm thuộc ngành hàng quản lý; phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước đưa vào danh mục chất cần kiểm soát đặc biệt; tập trung xử lý dứt điểm việc sử dụng salbutamol, vàng ô, kháng sinh trong chăn nuôi, sản xuất, chế biến thực phẩm:
- Các đơn vị: Vụ Khoa học và Công nghệ, Cục Quản lý thị trường, Cục Hóa chất cử lãnh đạo, cán bộ có chuyên môn phù hợp tham gia, phối hợp với các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định danh mục các chất cấm trong sản xuất, chế biến thực phẩm thuộc ngành hàng quản lý; đưa vào danh mục chất cần kiểm soát đặc biệt; tập trung xử lý dứt điểm việc sử dụng salbutamol, vàng ô, kháng sinh trong chăn nuôi, sản xuất, chế biến thực phẩm.
- Cục Quản lý thị trường phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn hoạt động việc sản xuất, lưu thông, kinh doanh, nhập khẩu các chất cấm trong sản xuất, chế biến thực phẩm.
d) Báo cáo tình hình thực hiện Chỉ thị: Từ ngày 25 đến ngày 30 của các tháng (3, 6, 9, 12), các đơn vị gửi báo cáo tình hình triển khai thực hiện Chỉ thị theo phân công tại Kế hoạch về Vụ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp và báo cáo lãnh đạo Bộ.
1. Nhân lực
- Các đơn vị có trách nhiệm huy động nguồn lực để triển khai các nội dung của kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
2. Nguồn kinh phí
Vụ Tài Chính chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ và các đơn vị liên quan trình Lãnh đạo Bộ phương án cấp và sử dụng kinh phí cho công tác quản lý an toàn thực phẩm theo hướng cho phép các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ Công Thương chủ động sử dụng toàn bộ kinh phí thu được từ các hoạt động quản lý an toàn thực phẩm (Xử phạt vi phạm hành chính, xác nhận nội dung quảng cáo, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện, xác nhận kiến thức,...) và có kinh phí tăng cường từ ngân sách nhà nước theo quy định của Luật ngân sách nhà nước để đầu tư trang thiết bị kỹ thuật và công tác kiểm tra, hậu kiểm, kiểm nghiệm, xử lý tiêu hủy thực phẩm không an toàn.
1. Lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Công Thương có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này.
2. Các đơn vị phối hợp có trách nhiệm tham gia chặt chẽ với Vụ Khoa học và Công nghệ trong việc xây dựng các văn bản và tổ chức thực hiện các nội dung của Kế hoạch này.
3. Vụ Tài chính, Văn phòng Bộ hướng dẫn cụ thể các đơn vị thuộc Bộ trong việc lập dự toán và thực hiện thanh quyết toán các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm.
4. Vụ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện, định kỳ báo cáo tổng hợp tình hình triển khai và kết quả thực hiện với Bộ trưởng Bộ Công Thương./.
Quyết định 2650/QĐ-BCT năm 2016 Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
Số hiệu: | 2650/QĐ-BCT |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương |
Người ký: | Nguyễn Cẩm Tú |
Ngày ban hành: | 28/06/2016 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 2650/QĐ-BCT năm 2016 Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
Chưa có Video