BỘ
Y TẾ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2032/1999/QĐ-BYT |
Hà Nội, ngày 09 tháng 7 năm 1999 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ THUỐC ĐỘC, DANH MỤC THUỐC ĐỘC VÀ DANH MỤC THUỐC GIẢM ĐỘC
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
- Căn cứ Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân;
- Căn cứ Điều lệ thuốc phòng bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Nghị định số 23/HĐBT, ngày 24/01/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
- Căn cứ Nghị định số 68/CP, ngày 11/10/1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Y tế;
- Xét đề nghị của Ông cục trưởng Cục Quản lý Dược Việt Nam.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này;
1) Quy chế quản lý thuốc độc
2) Danh mục thuốc độc được chia thành 2 bảng.
- Danh mục thuốc độc Bảng A
- Danh mục thuốc độc Bảng B
3) Danh mục thuốc giảm độc
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với những quy định trong Quyết định này đều bị bãi bỏ.
Điều 3. Các Ông, Bà Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Vụ trưởng các Vụ có liên quan thuộc Bộ y tế, Cục trưởng Cục Quản lý Dược Việt Nam, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Y tế ngành, Giám đốc Sở Y tế các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ |
QUẢN LÝ THUỐC ĐỘC
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2032/1999/QĐ-BYT ngày 09 tháng 7 năm 1999
của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Thuốc độc là những thuốc có độc tính cao có thể gây nguy hiểm tới sức khoẻ và tính mạng người bệnh.
1. Quy chế quản lý thuốc độc được áp dụng đối với thuốc độc theo danh mục thuốc độc Bảng A, thuốc độc Bảng B được ban hành kèm theo Quyết định số: 2032/1999/QĐ-BYT ngày 09 tháng 7 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Các thuốc được miễn quản lý theo Quy chế thuốc độc trừ quy định tại Khoản 4 Điều 7 của Quy chế này bao gồm:
- Thuốc thành phẩm dùng ngoài da, nhỏ mũi, nhỏ tai có chứa dược chất độc được bào chế theo công tức đã có trong các tài liệu trong nước hoặc quốc tế.
- Thuốc thành phẩm chứa được chất độc Bảng A, Bảng B có hàm lượng hoặc nồng độ nhỏ hơn hoặc bằng hàm lượng hoặc nồng độ quy định trong Danh mục thuốc giảm độc ban hành kèm theo Quyết định số: 2032/1999/QĐ-BYT ngày 09 tháng 7 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
3. Hoá chất độc không dùng làm thuốc không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này.
4. Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này.
SẢN XUẤT - MUA BÁN - XUẤT NHẬP KHẨU
1. Chỉ có Dược sĩ đại học mới được pha chế thuốc độc.
2. Các xí nghiệp dược phẩm muốn sản xuất thuốc độc phải xin phép Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược Việt Nam).
3. Khoa dược bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh được pha chế thuốc độc để cấp phát cho người bệnh điều trị nội trú, ngoại trú; được chế biến các dược liệu độc để phục vụ công tác điều trị của bệnh viên. Hiệu thuốc pha chế theo đơn dược pha chế thuốc độc để phục vụ người bệnh có đơn thuốc.
4. Doanh nghiệp dược phẩm có chức năng thu mua, chế biến dược liệu được phép chế biến dược liệu độc.
5. Lương y, lương dược, bác sỹ y học cổ truyền có giấy phép hành nghề được chế biến dược liệu độc theo phương pháp cổ truyền với mục đích phục vụ trực tiếp cho người bệnh.
6. Không được sản xuất, pha chế thuốc độc cùng một lúc, cùng một chỗ với các thuốc khác để tránh nhầm lẫn và nhiễm chéo.
1. Đối với doanh nghiệp sản xuất thuốc. Khi đóng gói thuốc độc phải tuân theo quy định của Bộ Y tế.
2. Đối với doanh nghiệp kinh doanh thuốc: Trước khi xuất, bán thuốc độc phải đóng gói riêng thành hòm, kiện, hộp, có kèm theo phiếu đóng gói.
3. Đối với khoa dược bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh, hiệu thuốc pha chế theo đơn: Khi pha chế xong thuốc độc phải đóng gói, dán nhãn ngay để tránh nhầm lẫn.
Thực hiện theo quy định của Quy chế nhãn thuốc và nhãn hiệu hàng hoá do Bộ Trưởng Bộ Y tế ban hành.
1. Các doanh nghiệp kinh doanh thuốc từ Trung ương tới địa phương được mua thuốc độc để bán cho các công ty dược, nhà thuốc, các cơ sở điều trị, y tế ngành theo dự trù hợp lệ, tổ chức hệ thống bán lẻ theo đơn của thầy thuốc.
2. Các doanh nghiệp sản xuất thuốc được trực tiếp bán các thành phẩm thuốc độc do chính doanh nghiệp đó sản xuất cho các doanh nghiệp kinh doanh khác và bán lẻ theo đơn của thầy thuốc.
3. Chủ nhà thuốc được mua thuốc độc để bán lẻ theo đơn của thầy thuốc.
4. Trạm y tế phường, xã, thị trấn, cơ sở y tế ngành được mua thuốc độc để phục vụ công tác khám chữa bệnh tại đơn vị.
5. Viện nghiên cứu không có giường bệnh, các trường đại học y, dược, trường trung học y, dược được mua thuốc độc để phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
6. Người bán thuốc độc theo đơn phải có trình độ chuyên môn từ dược sĩ trong học trở lên. Những nơi chưa đủ cán bộ có trình độ chuyên môn nói trên, thủ trưởng đơn vị được uỷ quyền bằng văn bản cho dược tá làm thay (mỗi lần uỷ quyền không quá 06 tháng).
7. Đối với nguyên liệu độc:
Việc mua, bán nguyên liệu độc giữa các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất thuốc và các bệnh viện, các hiệu thuốc có pha chế theo đơn phải có dự trù hợp lệ theo quy định tại Điều 8, Điều 9 của Quy chế này.
1. Doanh nghiệp kinh doanh thuốc có chức năng xuất khẩu, nhập khẩu mới được xuất khẩu, nhập khẩu thuốc độc.
2. Doanh nghiệp sản xuất thuốc có chức năng xuất khẩu, nhập khẩu được nhập khẩu nguyên liệu độc để phục vụ cho nhu cầu sản xuất của chính doanh nghiệp và được xuất khẩu thuốc độc do chính doanh nghiệp sản xuất.
3. Đơn hàng xuất khẩu, nhập khẩu thuốc độc phải làm theo quy định tại Mẫu số 1A1, 1A2 - 1B1, 1B2 được đính kèm theo Quy chế này.
4. Thuốc giảm độc khi xuất khẩu, nhập khẩu phải làm đơn theo quy định tại Mẫu số 1A1, 1A2 - 1B1, 1B2 được đính kèm theo Quy chế này.
Hàng năm, các đơn vị có nhu cầu thuốc độc đều phải lập dự trù theo quy định tại Mẫu số 2 được đính kèm theo Quy chế này. Dự trù được làm thành 4 bản (cơ quan duyệt dự trù lưu 2 bản, đơn vị lưu 1 bản, nơi bán lưu 1 bản). Khi làm dự trù thuốc độc nếu số lượng vượt quá mức so với năm trước thì đơn vị làm dự trù phải giải thích rõ lý do.
Khi cần thiết, các đơn vị có thể làm dự trù bổ sung.
Thời gian gửi dự trù trước ngày 25/12 của năm trước.
1 - Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược Việt Nam) duyệt dự trù:
- Mua thuốc độc của các bệnh viện Trung ương, viện nghiên cứu, trường đại học y - dược, trường trung học y - dược trực thuộc Bộ Y tế.
- Mua nguyên liệu phục vụ sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất trong cả nước.
2. Cục trưởng Cục Quân y - Bộ Quốc phòng, Cục trưởng Cục Y tế - Bộ Công an, giám đốc Sở Y tế - Bộ Giao thông vận tải duyệt dự trù cho các đơn vị y tế thuộc quyền quản lý của mình.
3. Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố duyệt dự trù cho các bệnh viện, trường trung học y - dược, công ty dược tỉnh, thành phố, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty liên doanh trong địa bàn.
4. Giám đốc trung tâm y tế quận, huyện:
- Duyệt dự trù cho bệnh viện quận, huyện, trạm y tế phường, xã, nhà thuốc, y tế công nông lâm trường, cơ quan, xí nghiệp đóng trên địa bàn.
Duyệt mua dược liệu độc cho bác sĩ y học dân tộc, lương y, lương dược hành nghề tư thuộc địa bàn.
5. Những đơn vị không thuộc ngành y tế nếu có nhu cầu sử dụng thuốc độc cho nghiên cứu khoa học hoặc sử dụng cho mục đích khác phải làm công văn giải thích rõ lý do, được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp nhận và gửi cho cơ quan quản lý y tế cấp tương đương xét duyệt.
GIAO NHẬN - VẬN CHUYỂN - BẢO QUẢN
Người nhận, người giao thuốc độc phải có trình độ chuyên môn từ dược sĩ trung học trở lên, những nơi không đủ cán bộ có trình độ chuyên môn kể trên, thủ trưởng đơn vị được uỷ quyền cho dược tá làm thay (mỗi lần uỷ quyền không quá 06 tháng). Người nhận, người giao thuốc độc phải kiểm tra kỹ tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng, số lô sản xuất, hạn dùng, chất lượng thuốc.
Người được giao trách nhiệm vận chuyển thuốc độc phải mang theo hoá đơn bán hàng hoặc phiếu xuất kho và chịu trách nhiệm về số lượng, chủng loại, chất lượng thuốc độc.
1. Thuốc độc phải được bảo quản trong kho chắc chắn, có đủ các điều kiện bảo quản thuốc. Nếu không có kho riêng thì thuốc độc phải được bảo quan trong tủ có khoá chắc chắn. Thuốc độc bảng A xếp riêng, thuốc độc bảng B xếp riêng.
2. Người giữ (người bảo quản, cấp phát) thuốc độc phải có trình độ chuyên môn từ dược sĩ trung học trở lên, những nơi không đủ cán bộ có trình độ chuyên môn nói trên, thủ trưởng đơn vị uỷ quyền bằng văn bản cho dược tá làm thay (mỗi lần uỷ quyền không quá 06 tháng).
3. Thuốc độc ở tủ thuốc cấp cứu, tủ thuốc trực, tủ thuốc y tế cơ quan:
- Người giữ thuốc độc là y tá, y sĩ hoặc bác sĩ.
- Thuốc độc được sắp xếp trong ngăn riêng. Tủ thuốc phải có khoá, có bảng danh mục để tiện việc tra cứu. Số lượng, chủng loại thuốc độc ở tủ thuốc trực, tủ thuốc cấp cứu do Giám đốc bệnh viện quy định. Người trực ca trước phải bàn giao số lượng thuốc độc cho người trực ca sau.
Việc kê đơn thuốc độc dược thực hiện theo quy định của Quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Điều 14. Cấp phát, sử dụng ở các cơ sở điều trị.
Khoa dược bệnh viện cấp phát thuốc độc cho các khoa điều trị theo phiếu lĩnh thuốc quy định tại Mẫu số 3 được đính kèm theo Quy chế này.
ở các khoa điều trị, sau khi lĩnh thuốc ở khoa dược, y tá được phân công nhiệm vụ phải đối chiếu tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng thuốc trước lúc tiêm hoặc phát cho người bệnh.
1. Đơn vị sản xuất, pha chế phải mở sổ pha chế thuốc độc A, B quy định tại Mẫu số 4 được đính kèm theo Quy chế này.
2. Đơn vị mua, bán, sử dụng phải mở sổ theo dõi thuốc độc A, B quy định tại Mẫu số 5 được đính kèm theo Quy chế này.
1 - Báo cáo năm:
Hàng năm, trước ngày 15/01 các đơn vị sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc độc phải báo cáo kiểm kê tồn kho tới cơ quan xét duyệt dự trữ, báo cáo quy định tại Mẫu số 6 được đính kèm theo Quy chế này.
2. Trung tâm y tế quận, huyện tập hợp báo cáo của các cơ sở y tế trực thuộc gửi tới Sở Y tế tỉnh, thành phố.
3. Cục Quân y - Bộ Quốc phòng, Cục Y tế - Bộ Công an, Sở Y tế - Bộ Giao thông vận tải, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các công ty dược phẩm, dược liệu Trung ương, các xí nghiệp dược phẩm Trung ương, các bệnh viện Trung ương, viện nghiên cứu, trường đại học y dược, trường trung học y dược trực thuộc Bộ y tế báo cáo cả năm gửi Cục Quản lý dược Việt Nam để tổng hợp trình Bộ Trưởng Bộ Y tế. Các đơn vị phải gửi báo cáo trước ngày 31 tháng 01 năm sau.
Những đơn vị không nộp báo cáo theo quy định, việc xét duyệt dự trù cho thời gian kế tiếp phải lùi lại cho đến khi có báo cáo mới giải quyết.
4. Báo cáo đột xuất:
Khi bị mất trộm, ngộ độc chết người hoặc các lý do đặc biệt khác, đơn vị phải báo cáo tới cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp. Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp khi nhận được báo cáo đột xuất cần tiến hành thẩm tra và có những biện pháp xử lý thích hợp.
5. Báo cáo xin huỷ thuốc độc:
Thuốc độc kém chất lượng, quá hạn dùng số lượng dưới 500 viên, dưới 300 ống, nguyên liệu dưới 100g do Thủ trưởng đơn vị ký quyết định huỷ, nếu số lượng nhiều trên mức quy định, đơn vị cần huỷ phải báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp. Báo cáo phải ghi rõ tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng, lý do xin huỷ, phương pháp huỷ. Khi được cơ quan cấp trên đồng ý bằng văn bản, thủ trưởng đơn vị lập hội đồng huỷ thuốc, huỷ xong thủ trưởng đơn vị phải báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên, thời gian gửi báo cáo chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày huỷ.
THANH TRA - KIỂM TRA - XỬ LÝ VI PHẠM
Mọi đơn vị sản xuất, kinh doanh, sử dụng thuốc độc phải chịu sự kiểm tra của Cục Quản lý Dược Việt Nam, Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và chịu sự thanh tra của Thanh tra chuyên ngành dược của Bộ Y tế và Sở Y tế.
Cơ quan xét duyệt dự trù quy định tại Điều 9 của Quy chế này có trách nhiệm kiểm tra, thanh tra các đơn vị thuộc quyền quản lý.
Mọi hành vi vi phạm Quy chế này, tuỳ mức độ và tính chất vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
THUỐC ĐỘC BẢNG A
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2032/1999/QĐ-BYT ngày 09 tháng 7 năm 1999
của Bộ trưởng Bộ Y tế)
1. Aclarubicin |
31. Digittoxin |
2. Aconitin |
32. Digoxin |
3. Actinomycin |
33. Dihydroergotamin |
4. Aldesleukin |
34. Dobutamin |
5. Amrinon |
35. Docetaxel |
6. Amsacrin |
36. Dopamin |
7. Apomorphin |
37. Doxorubicin |
8. Asparaginase |
38. Drostanolon |
9. Atropin |
39. Epinephrin (Adrenalin) |
10. Azathioprin |
40. Epirubicin |
11. Bisantren |
41. Estramustin |
12. Bleomycin |
42. Etomidat |
13. Busulfan |
43. Etoposid |
14. Các Prostaglandin |
44. Finasterid |
15. Carboplatin |
45. Fludarabin |
16. Carmustin |
46. Fluorouracil (5 - Fluorouracil) |
17. Celmoleukin (Interleukin-2) |
47. Formestan |
18. Ciclosporin |
48. Fotemustin |
19. Cincocain (Percain; Dibucain) |
49. Gemcitabin |
20. Cisplatin |
50. Goserelin |
21. Clorambucil |
51. Hexanethylmelanin (Altretamin) |
22. Clormethin |
52. Homatropin |
23. Convalatoxin |
53. Hydroxyurea |
24. Cyclophosphamid |
54. Interferon à, ± |
25. Cytarabin |
55. Ketamin |
26. Dacarbazin |
56. Lamivudin |
27. Daunorubicin |
57. Letrozol |
28. Desfluran |
58. Leuprorelin |
29. Deslanosid |
59. Lomustin |
30. Didanosin |
60. Megestrol |
61. Melphalan |
91. Protirelin |
62. Methotrexat |
92. Ritodrin |
63. Methylergometrin |
93. Scopolamin |
64. Milrinon |
94. Somatostain |
65. Mithramycin (Plicamycin) |
95. Strychnin |
66. Mitobronitol |
96. Sulproston |
67. Mitoguazon |
97. Tamoxifen |
68. Mitomycin |
98. Teniposid |
69. Mitoxantron |
99. Tetracain (Amethocain; Dicain) |
70. Molgramostim |
100. Thiotepa |
71. Nalorphin |
101. Triptorelin |
72. Naloxon |
102. Vinblastin |
73. Naltrexon |
103. Vincristin |
74. Neostigmin bromid |
104. Vindesin |
75. Nitrat bạc |
105. Vinorelbin |
76. Nitroglycerin |
106. Zalcitabin |
77. Nilutamind |
107. Zidovudin |
78. Nor-Epinephrin (Nor-Adrenalin) |
108. Các dược liệu: |
79. Oleandrin |
|
80. Ouabain - Becladon: lá, bột là và dạng bào |
|
81. Oxaliplatin chế cao đặc, cồn |
|
82. Paclitaxel - Cà độc dược (Datura metel): hoa, |
|
83. Parapenzolat bromid lá, quả và dạng bào chế cồn. |
|
84. Pilocarpin |
|
85. Pipecuronium bromid - Ô đầu (là rễ củ của cây Aconitum sinense). |
|
86. Pipenzolat Bromid |
|
87. Pipobroman - Mã tiền (Strychnos nux vomica): |
|
hạt, và dạng bào chế cao, cồn. |
|
88. Prednimustin |
|
89. Procarbazin - Hoàng nàn (Strychni |
|
90. Propofol wallichianae): vỏ thân |
|
THUỐC ĐỘC BẢNG B
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2032/1999/QĐ-BYT ngày 09 tháng 7 năm 1999
của Bộ trưởng Bộ Y tế)
1. Acarbose |
28. Beclometason |
2. Aceclidin |
29. Befunolol |
3. Acenoumarol |
30. Benazepril |
4. Acepromazin |
31. Benfluorex |
5. Aceprometazin |
32. Benperidol |
6. Aciclovir |
33. Benzatropin |
7. Acrivastin |
34. Bepridil |
8. Alcuronium clorid |
35. Betahistin |
9. Aldosteron acetat |
36. Betametason |
10. Alfacalcidol |
37. Bezafibrat |
11. Alfuzosin |
38. Bezafibrat |
12. Alteplase |
39. Bietaserpin |
13. Alylestrenol |
40. Biperiden |
14. Amcinonid |
41. Bisoprolot |
15. Amilorid |
42. Bretylium tosilat |
16. Amineptin |
43. Bromocripin |
17. Amiodaron |
44. Budesonid |
18. Amisulprid |
45. Bupivacain |
19. Amitriptylin |
46. Buspiron |
20. Amlodipin |
47. Các chế phẩm của Hormon tuyến yên (Pituitary hormones) |
21. Amulocain |
48. Các loại huyết thanh phòng chống uốn ván, nọc rắn, dại. |
22. Androstanolon |
49. Calcitriol |
23. Atenolol |
50. Captopril |
24. Atracurium besilat |
51. Carbamazepin |
25. Auranofin |
52. Carvedilol |
26. Azatadin |
53. Cerivastatin |
27. Baclofen |
54. Clobetasol |
|
|
55. Clobetason |
87. Dipivefrin |
56. Clofibrat |
88. Dipyridamol |
57. Clomifen |
89. Disopyramid |
58. Clomipramin |
90. Doxazosin |
59. Cloral Hydrat |
91. Doxepin |
60. Clormezanon |
92. Droperidol |
61. Cloroquyn |
93. Dyclonin |
62. Cloroquynol |
94. Emetin |
63. Clorpromazin |
95. Enalapril |
64. Clorpropamid |
96. Encainid |
65. Clozapin |
97. Endrison |
66. Colchicin |
98. Enfluran |
67. Corticotropin |
99. Enoxaparin |
68. Cortison |
100. Enozimon |
69. Cortivasol |
101. Eperison |
70. Cyclofenil |
102. Erythropoietin (Epoetin) |
71. Cyclopenthiazid |
103. Esmolol |
72. Cycloserin |
104. Estradiol |
73. Cyproteron |
105. Estriol |
74. Danazol |
106. Ether |
75. Dapson |
107. Ethoheptazin |
76. Debrisoquyn |
108. Ethylestrenol |
77. Deferoxamin |
109. Etidocain |
78. Dehydroemetin |
110. Etifoxin |
79. Deserpidin |
111. Etodolac |
80. Desoxycorton |
112. Felodipin |
81. Dexamathason |
113. Fenofibarat |
82. Diclorison |
114. Fexofenadin |
83. Dicoumarol và các dẫn chất của nó |
115. Fluazacort |
84. Diflorason |
116. Fluconazol |
85. Diflucortolon |
117. Fludrocortison |
86. Diltiazem |
118. Flumazenil |
|
|
119. Flumetason |
151. Hydroxyzin |
120. Flunarizin |
152. Hyoscin N-butylbromid |
121. Flunisolid |
153. Idoxuridin |
122. Fluocinolon acetonid |
154. Imipramin |
123. Fluocinonid |
155. Idapamid |
124. Fluocortin |
156. Idometacin |
125. Fluocortolon |
157. Idoramin |
126. Fluorometholon |
158. Insulin |
127. Fluoxetin |
159. Iod |
128. Fluoxymesteron |
160. Iohexol |
129. Flupameson |
161. Iopamidol |
130. Fluphenazin |
162. Iopentol |
131. Flupredniden |
163. Iopromid |
132. Fluprednisolon |
164. Ioversol |
133. Fluticason |
165. Ipeca (Ipecacuanha) |
134. Fluvastatin |
166. Ipratropium bromid |
135. Formocortal |
167. Isocarboxazid |
136. Formoterol |
168. Isofluran |
137. Galamin triethiodid |
169. Isradipin |
138. Gemfibrozil |
170. Ketotifen |
139. Gliclazid |
171. Lacidipin |
140. Glimepirid |
172. Lansoprazol |
141. Glipizid |
173. Levomepromazin |
142. Glycopyrronium bromid |
174. Lidocain |
143. Gonadorelin |
175. Lisinopril |
144. Gonadotrophin (Menotropin) |
176. Lisurid |
145. Guaiacol |
177. Lobelin |
146. Haloperidol |
178. Lovastatin |
147. Halothan |
179. Loxapin |
148. Heparin |
180. Lynestrenol |
149. Hydrocortison |
181. Lypressin |
150. Hydroxyprogesteron |
182. Maprotilin |
183. Mazipredon |
215. Mometson |
184. Mecamylamin |
216. Moxisylyt |
185. Medifoxamin |
217. Nadolol |
186. Medrogeston |
218. Nadroparin calci |
187. Medroxyprogesteron |
219. Narcotin |
188. Meloxicam |
220. Natri nitroprussid |
189. Mepivacain |
221. Nước oxy già (trên 20 thể tích) |
190. Mesterolon |
222. Nicardipin |
191. Metandienon |
223. Nicergolin |
192. Metenolon |
224. Nicotin |
193. Metformin |
225. Nifedipin |
194. Methoxsalen |
226. Nimodipin |
195. Methyldopa |
227. Nisoldipin |
196. Methylprednisolon |
228. Nitrendipin |
197. Methyltestosteron |
229. Nitrofurantoin |
198. Metipranolol |
230. Nomegestrol |
199. Metoclopramid |
231. Norethisteron |
200. Metofenazat |
232. Norgestrel |
201. Metoprolol |
233. Octreotid |
202. Metrizamid |
234. Ondansetron |
203. Metyrapon |
235. Orlistat |
204. Mexiletin |
236. Oxytocin |
205. Mianserin |
237. Pamidronic acid |
206. Miconazol |
238. Pancuronium Bromid |
207. Mifepriston |
239. Papaverin |
208. Minoxidil |
240. Paramethason |
209. Misoprostol |
241. Parnaparin |
210. Mivacurium clorid |
242. Penfluridol |
211. Mizolastin |
243. Pergolid |
212. Moclobemid |
244. Perindopril |
213. Modafinil |
245. Perphenazin |
214. Molsidomin |
246. Phentolamin |
247. Pimozid |
279. Selegilin |
248. Pipamperon |
280. Sevofluran |
249. Pipotiazin |
281. Simvastatin |
250. Pirbuterol |
282. Somatropin |
251. Piretanid |
283. Sotalol |
252. Piribedil |
284. Spartein |
253. Piroxicam |
285. Spironolacton |
254. Pravastatin |
286. Streptokinase |
255. Prazosin |
287. Streptomycin |
256. Prednisolon |
288. Sulodexid |
257. Prednison |
289. Sulpirid |
258. Prifinium bromid |
290. Suxamethonium |
259. Primaquyn |
291. Teicoplanin |
260. Procain |
292. Tenoxicam |
261. Proclorperazin |
293. Terazosin |
262. Progesteron |
294. Terbutalin |
263. Promegeston |
295. Terlipressin |
264. Promestrien |
296. Tertatolol |
265. Promethazin |
297. Testosteron |
266. Propafenon |
298. Tetracosactid |
267. Propranolol |
299. Thiamazol |
268. Propylthiouracil |
300. Thiocolchicosid |
269. Quynapril |
301. Thiopental natri |
270. Quynuoramin |
302. Thioproperazin |
271. Ramipril |
303. Thioradazin |
272. Reserpin |
304. Thyroxin và các dẫn chất tổng hợp của nó |
273. Rifampicin |
305. Tianeptin |
274. Rifamycin |
306. Tibolon |
275. Rilmenidin |
307. Tiemonium |
276. Risperidon |
308. Tizanidin |
277. Rivastigmin |
309. Tolcapon |
278. Salbutamol |
310. Toloxaton |
311. Tolperison |
326. Venlafaxin |
312. Torasemid |
327. Verapamil |
313. Trandolapril |
328. Vigabatrin |
314. Triamcinolon |
329. Viloxazin |
315. Trifluoperazin |
330. Voglibose |
316. Trihexyphenidyl |
331. Warfarin |
317. Trimipramin |
332. Yohimbin |
318. Tropicamid |
333. Zopiclon |
319. Tropisetron |
334. Zuclopenthixol |
320. Tubocurarin clorid |
335. Dược liệu |
321. Urapidil - Phụ tử (là rễ củ đã chế biến của cây Aconitum sinense) |
|
322. Urokinase |
323. Valpromid |
324. Valsartan |
|
325. Vecuronium bromid |
|
THUỐC GIẢM ĐỘC
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2032/1999/QĐ-BYT ngày 09 tháng 7 năm 1999
của Bộ trưởng Bộ Y tế)
STT |
Tên hoạt chất |
Dạng bào chế |
Nồng độ % tối đa của dạng thuốc chưa chia liều |
Hàm lượng tối đa của dạng thuốc đã chia liều |
1. |
-Acepromazin |
Thuốc giọt Thuốc viên |
0,3 |
10mg |
2. |
-Aceprometazin |
Thuốc viên |
|
7,5mg |
3. |
-Acrivátin |
Thuốc viên |
|
8mg |
4. |
-Alfuzosin |
Thuốc viên |
|
2,5mg |
5. |
-Amilorid |
Thuốc viên |
|
5mg |
6. |
-Amlodipin |
Thuốc viên |
|
5mg |
7. |
-Atenolol |
Thuốc viên |
|
50mg |
8. |
-Atropin |
Thuốc mắt Thuốc tiêm Thuốc viên |
1 0,05 |
0,25mg 0,5mg |
9. |
-Benazepril |
Thuốc viên |
|
10mg |
10. |
-Betahistin |
Thuốc viên |
|
150mg |
11. |
-Betahistin |
Thuốc viên |
|
8mg |
12. |
-Bezafibrat |
Thuốc viên |
|
200mg |
13. |
-Budesonid |
Khí dung phân liều |
|
0,5mg/lần phun |
14. |
-Calcitriol |
Thuốc viên |
|
0,25mg |
15. |
-Captopril |
Thuốc viên |
|
25mg |
16. |
-Carvedilol |
Thuốc viên |
|
5mg |
17. |
-Clofibrat |
Thuốc viên |
|
250mg |
18. |
-Cloral Hydrat |
Thuốc siro Thuốc viên |
6 |
500mg |
19. |
-Cloroquyn |
Thuốc đặt Thuốc Siro Thuốc viên |
0,1 |
300mg 300mg |
20. |
-Cloroquynol |
Thuốc viên |
|
250mg |
21. |
-Clorpromazin |
Thuốc đặt Thuốc giọt Thuốc tiêm Thuốc viên |
4 1 |
50mg 50 mg 25mg |
22. |
-Clorpropamid |
Thuốc viên |
|
250mg |
23. |
-Cyclopenthiazid |
Thuốc viên |
|
0,5mg |
24. |
-Dapson |
Thuốc viên |
|
100mg |
25. |
-Dehydroemetin |
Thuốc viên |
10mg |
|
26. |
-Diltiazem |
Thuốc viên |
|
90mg |
27. |
-Dipivefrin |
Thuốc mắt |
0,1 |
5mg |
28. |
-Doxazosin |
Thuốc viên |
|
** |
29. |
-Emetin |
Thuốc tiêm |
6 |
*** |
30. |
-Enalapril |
Thuốc viên |
*** |
|
31. |
-Epinephrin |
Khí dung phân liều Thuốc đặt Thuốc mắt |
0,1 |
0,2mg/lần phun 1mg |
32. |
-Estradiol |
Thuốc cao dán Thuốc đặt Thuốc viên |
|
0,1mg 0,1mg 0,1mg |
33. |
-Etodolac |
Thuốc viên |
|
200mg |
34. |
-Felodipin |
Thuốc viên |
|
10mg |
35. |
-Fenofibrat |
Thuốc viên |
|
300mg |
36. |
-Fluconazol |
Thuốc viên |
|
150mg |
37. |
-Gemfibrozil |
Thuốc viên |
|
300mg |
38. |
-Guaiacol |
Thuốc đặt Thuốc tiêm Thuốc viên |
3 |
500mg 150mg 250mg |
39. |
-Homatropin |
Thuốc viên |
|
1mg |
40. |
-Hyoscin N-butylbromid |
Thuốc đặt Thuốc giọt Thuốc viên |
2 |
10mg 10mg |
41. |
-Indometacin |
Thuốc đặt Thuốc mắt Thuốc viên |
1 |
50mg 25mg |
42. |
-Indoramin |
Thuốc viên |
|
25mg |
43. |
-Iod (Dung dịch Lugol) |
Thuốc giọt |
1 |
|
44. |
-Isradipin |
Thuốc viên |
|
5mg |
45. |
-Lacidipin |
Thuốc viên |
|
4mg |
46. |
-Lansoprazol |
Thuốc viên |
|
30mg |
66. |
- Nitroglycerin |
Khí dung phân liều |
|
0,4 mg/lần phun |
|
|
Thuốc cao dán |
|
20 mg |
|
|
Thuốc viên |
|
0,5 mg |
|
|
Thuốc viên tan chậm |
|
2,5 mg |
67. |
- Ondansetron |
Thuốc viên |
|
8 mg |
68. |
- Papaverin |
Thuốc đặt |
|
50 mg |
|
|
Thuốc viên |
|
40 mg |
69. |
- Piroxicam |
Thuốc đặt |
|
20 mg |
|
|
Thuốc viên |
|
20 mg |
70. |
- Prazoxin |
Thuốc viên |
|
5 mg |
71. |
- Procain |
Thuốc tiêm |
3 |
60 mg |
72. |
- Promethazin |
Thuốc viên |
|
10 mg |
|
|
Thuốc siro |
0,1 |
|
73. |
- Propranolol |
Thuốc viên |
|
40 mg |
74. |
- Quynapril |
Thuốc viên |
|
20 mg |
75. |
- Rilmenidin |
Thuốc viên |
|
1 mg |
76. |
- Salbutamol |
Khí dung phân liều |
|
|
|
|
dạng: |
|
|
|
|
- Dung dịch |
|
0,2 mg/lần phun |
|
|
- Bột trong viên nang |
|
0,4 mg/viên/lần hít |
|
|
Thuốc siro |
0,04 |
|
|
|
Thuốc viên |
|
2 mg |
|
|
Thuốc viên tan chậm |
|
8 mg |
77. |
- Spartein |
Thuốc viên |
|
100 mg |
78. |
- Spironolacton |
Thuốc viên |
|
75 mg |
79. |
- Streptomycin |
Thuốc viên |
|
1000 mg |
|
|
(dạng phối hợp) |
|
|
80. |
- Strychmin |
Thuốc tiêm |
0,1 |
|
81. |
- Tenoxicam |
Thuốc đặt |
20 mg |
|
|
|
Thuốc viên |
|
20 mg |
82. |
- Terazosin |
Thuốc viên |
|
10 mg |
83. |
- Terbutalin |
Khí dung phân liều |
0,5 mg/lần phun |
|
|
|
Thuốc siro |
0,03 |
|
|
|
Thuốc viên |
|
5 mg |
84. |
- Thiocolchicosid |
Thuốc tiêm |
0,2 |
4 mg |
|
|
Thuốc viên |
|
4 mg |
85. |
- Trandolapril |
Thuốc viên |
|
2 mg |
86. |
- Các dược liệu: |
|
|
|
|
+ Beladon |
Cao |
0,3 |
20 mg |
|
|
Thuốc đạn |
|
250 mg |
|
+ Mã tiền |
Cồn |
5 |
500 mg |
|
(Strychnos nux vomica). |
Cao |
0,1 |
30 mg |
|
|
Bột uống |
0,5 |
50 mg |
|
+ Cà độc dược - lá |
Cồn |
10 |
|
|
(Datura metel) |
Cao |
0,3 |
20 mg |
|
|
Bột uống |
1,5 |
50 mg |
Tên đơn vị
Số:
ĐƠN HÀNG NHẬP KHẨU THUỐC ĐỘC VÀ THUỐC GIẢM ĐỘC
ĐÃ CÓ SỐ ĐĂNG KÝ NĂM...
Kính gửi: Cục Quản lý dược Việt Nam
TT |
Tên thuốc, hàm lượng, dạng bào chế, quy cách đóng gói |
Số đăng ký |
Đơn vị tính |
Số lượng xin nhập |
Tên thuốc độc Hàm lượng tính ra mg có trong một đơn vị đã chia liều hoặc chưa chia liều |
Tổng số khối lượng thuốc độc tính ra g |
Tên công ty đăng ký Tên nước |
Tên công ty sản xuất Tên nước |
Tên công ty phân phối Tên nước |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
|
Giám đốc công ty (Ký tên, đóng dấu) |
Ngày.. tháng... năm...
Số: .... /QLD
Xác nhận đơn hàng gồm trang khoản có số đăng ký phù hợp
Đơn hàng có giá trị đến ngày / /
|
Hà Nội, ngày... tháng... năm... Cục
quản lý dược Việt Nam |
Tên đơn vị
Số:
ĐƠN HÀNG NHẬP KHẨU NGUYÊN LIỆU THUỐC ĐỘC
NĂM...
Kính gửi: Cục Quản lý dược Việt Nam
TT |
Tên nguyên liệu |
Số đăng ký (nếu có) |
Đơn vị tính |
Số lượng xin nhập |
Tên công ty đăng ký Tên nước |
Tên công ty sản xuất Tên nước |
Tên công ty phân phối Tên nước |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
|
Ngày tháng năm Giám đốc công ty (Ký tên, đóng dấu) |
Xác nhận đơn hàng gồm trang khoản, kèm theo công văn số.... /QLD ngày... tháng ... năm... của Cục Quản lý Dược Việt Nam
|
Hà Nội, ngày... tháng... năm... Cục
quản lý dược Việt Nam |
Tên đơn vị
Số:
ĐƠN HÀNG NHẬP KHẨU THUỐC ĐỘC VÀ THUỐC GIẢM ĐỘC
CHƯA CÓ SỐ ĐĂNG KÝ NĂM...
Kính gửi: Cục Quản lý dược Việt Nam
TT |
Tên thuốc, hàm lượng, dạng bào chế, quy cách đóng gói |
Đơn vị tính |
Số lượng xin nhập |
Tiêu chuẩn chất lượng |
Tên thuốc độc Hàm lượng tính ra mg trong 1 đơn vị đã chia liều hoặc chưa chia liều |
Tổng số khối lượng thuốc độc tính ra g |
Công dụng |
Tên công ty sản xuất Tên nước |
Tên công ty phân phối Tên nước |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
Ngày... tháng... năm...
Đồng ý cho nhập khẩu các thuốc tại đơn hàng này gồm trang khoản kèm theo công văn số.../QLD ngày... tháng... năm... của Cục Quản lý dược Việt Nam Cục
quản lý dược Việt Nam |
Ý
kiến đề nghị của Sở Y tế, của TCT dược |
Giám đốc Công ty (Ký tên, đóng dấu) |
Hà Nội, ngày...tháng...năm...
Tên đơn vị:
Số:
ĐƠN HÀNG XUẤT KHẨU THUỐC ĐỘC VÀ THUỐC GIẢM ĐỘC
NĂM...
Kính gửi: Cục Quản lý dược Việt Nam
TT |
Tên thuốc, hàm lượng, dạng bào chế, quy cách đóng gói |
Đơn vị tính |
Số lượng xin xuất khẩu |
Tiêu chuẩn chất lượng |
Tên thuốc độc Hàm lượng tính ra mg trong 1 đơn vị đã chia liều hoặc chưa chia liều |
Tên công ty sản xuất |
Tên nhập khẩu |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
Ngày.... tháng... năm...
Đồng ý cho nhập khẩu các thuốc tại đơn hàng này gồm trang khoản kèm theo công văn số.../QLD ngày... tháng... năm... của Cục Quản lý dược Việt Nam Cục
quản lý dược Việt Nam |
Giám đốc Công ty (Ký tên, đóng dấu) |
|
Hà Nội, ngày...tháng...năm... Cục
quản lý dược Việt Nam |
Đơn vị
Số:
DỰ TRÙ MUA THUỐC ĐỘC A-B
NĂM...
Kính gửi: ……………….
TT |
Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng |
Đơn vị tính |
Phần báo cáo năm trước |
Dự trù năm nay |
Duyệt |
Ghi chú |
||||
|
|
|
Tồn năm trước chuyển sang |
Mua trong năm |
Tổng số |
Xuất trong năm |
Tồn kho cuối năm |
|
|
|
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
(11) |
Ngày... tháng... năm... |
|
Ngày... tháng...năm... |
Duyệt bản dự trù này gồm... trang... khoản Cơ quan duyệt dự trù |
Người lập dự trù |
Thủ trưởng đơn vị |
(Ký tên, đóng dấu) |
|
(Ký tên, đóng dấu) |
Tên đơn vị
(Bắt đầu sử dụng từ... đến... năm...)
Bệnh viện:
Khoa:
Số:
Phiếu lĩnh thuốc độc A-B
TT |
Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng |
Đơn vị tính |
Số lượng tính |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số:...khoản
Người phát |
Người lĩnh |
|
Ngày... tháng... năm... |
Khoa dược đã kiểm tra |
Trưởng khoa điều trị |
* Phần gốc lưu tại khoa điều trị
Bệnh viện:
Khoa:
Số:
Phiếu lĩnh thuốc độc A-B
TT |
Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng |
Đơn vị tính |
Số lượng tính |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số:...khoản
Người phát |
Người lĩnh |
|
Ngày... tháng... năm... |
Khoa dược đã kiểm tra |
Trưởng khoa điều tra |
Tên đơn vị
(Bắt đầu sử dụng từ... đến... năm...)
Sổ pha chế thuốc độc A-B
Ngày tháng |
Số thứ tự |
Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng |
Công thức pha chế |
Số lượng thuốc thành phẩm thu được trên lý thuyết |
Số lượng thuốc thành phẩm thu được trên thực tế |
Họ và tên người pha chế |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
* Sổ có đóng dấu giáp lai của đơn vị.
Tên đơn vị
(Bắt đầu sử dụng từ... đến... năm...)
Sổ pha chế thuốc độc A-B
TT |
Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng |
Đơn vị |
Tồn kỳ trước chuyển sang |
Lý do nhập |
Tổng số |
Lý do xuất |
Còn lại |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
* Sổ có thể làm thành nhiều trang, có thể mỗi trang là một tên thuốc (tuỳ theo đơn vị có lượng thuốc nhiều hay ít).
* Cột 4 ghi số tồn năm trước chuyển sang hoặc quí trước chuyển sang.
* Cột 5 ghi số nhập trong năm hay trong quí, cột 6 là tổng của cột 4 và cột 5, cột 7 là số lượng đã xuất, cột 8 ghi còn lại cuối năm hay cuối quí. * Lý do xuất, nhập: nhập (mua) theo hoá đơn số...ngày...; xuất theo hoá đơn hoặc bán lẻ theo đơn hoặc đã cấp phát.
Tên đơn vị
Số:
Năm...
Kính gửi: ………………………..
TT |
Tên thuốc, nồng độ, hàm lượng |
Đơn vị |
Tồn năm |
Nhập trong năm |
Tổng số |
Xuất trong năm |
Hư hỏng |
Tồn cuối năm |
Ghi chú |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
|
Thủ trưởng đơn vị (Ký tên, đóng dấu) |
* Cột 6 là tổng số của cột 4 và cột 5
Tổng của cột 7, 8, 9 phải bằng số lượng ghi ở cột 6
* Báo cáo làm thành 2 bản (lưu tại đơn vị 1 bản, gửi cơ quan quản lý cấp trên 1 bản)
Quyết định 2032/1999/QĐ-BYT ban hành Quy chế quản lý thuốc độc, Danh mục thuốc độc và giảm độc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Số hiệu: | 2032/1999/QĐ-BYT |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế |
Người ký: | Lê Văn Truyền |
Ngày ban hành: | 09/07/1999 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 2032/1999/QĐ-BYT ban hành Quy chế quản lý thuốc độc, Danh mục thuốc độc và giảm độc do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Chưa có Video