THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 198/2001/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2001 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày 30 tháng 6 năm 1989;
Căn cứ Nghị quyết số 90/CP ngày 21 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ về phương
hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá;
Để cung cấp đầy đủ máu và các sản phẩm máu có chất lượng tốt cho nhu cầu điều
trị;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Phê duyệt "Chương trình An toàn truyền máu" với các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên chương trình: Chương trình An toàn truyền máu
2. Thời gian thực hiện: từ năm 2001 đến năm 2010, được chia thành 3 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: từ năm 2001 đến năm 2003.
Giai đoạn 2: từ năm 2004 đến năm 2006.
Giai đoạn 3: từ năm 2007 đến năm 2010.
Kết thúc mỗi giai đoạn đều có sơ kết và kết thúc chương trình có tổng kết, đánh giá hiệu quả chương trình.
3. Cơ quan quản lý chương trình: Bộ Y tế
4. Mục tiêu chương trình:
a. Mục tiêu chung:
Từng bước cung cấp máu và các sản phẩm máu có chất lượng và an toàn cho nhu cầu cấp cứu, điều trị, dự phòng các thảm hoạ; có đủ máu dự trữ cho nhu cầu an ninh, quốc phòng; sử dụng máu và chế phẩm máu hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm - góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong, tỷ lệ mắc bệnh, tăng cường hợp tác và đầu tư quốc tế.
b. Mục tiêu cụ thể:
- Phấn đấu đáp ứng nhu cầu về máu và các sản phẩm máu cho điều trị, có đủ máu dự trữ cho an ninh, quốc phòng và thảm họa..., với các chỉ tiêu: toàn quốc thu gom 180.000 lít máu/ năm (đáp ứng 50% nhu cầu vào năm 2005) và 380.000 lít máu/năm (đáp ứng trên 90% nhu cầu vào năm 2010).
- Thay đổi cơ bản cơ cấu nguồn người cho máu. Người cho máu tình nguyện không lấy tiền đạt 50% (vào năm 2005) và trên70% (vào năm 2010). Loại trừ lấy máu ở nhóm người nguy cơ cao, khuyến khích cho máu nhắc lại, nâng cao sức khoẻ người cho máu.
- Bảo đảm trên phạm vi toàn quốc 100% đơn vị máu (đơn vị máu = 250 ml) trước khi truyền được sàng lọc đủ 5 bệnh nhiễm trùng: HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai, sốt rét. Bảo đảm định nhóm máu ABO, Rh, sàng lọc kháng thể bất thường trước truyền máu ở 100% các bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh.
- Đến năm 2005 sản xuất được các sản phẩm máu, thực hiện truyền máu từng phần đạt 50% và đến năm 2010 đạt 70% tổng số máu thu được. Đến năm 2005 chuẩn hoá các sản phẩm máu đạt tiêu chuẩn quốc tế ở 3 trung tâm: Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh và đến năm 2010 ở các trung tâm: Cần Thơ, Đắc Lắc, Thái Nguyên, Sơn La, Hải Phòng, Nghệ An, Phú Thọ, Khánh Hòa và các trung tâm khác.
- Nâng cao chất lượng an toàn truyền máu tại bệnh viện bao gồm chỉ định sử dụng máu và các sản phẩm máu hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm.
5. Các giải pháp chính để thực hiện mục tiêu:
a) Tổ chức và xây dựng hợp lý hệ thống truyền máu quốc gia theo hướng tập trung và hiện đại trên 3 lĩnh vực: vận động hiến máu, ngân hàng máu và sử dụng máu. Ưu tiên xây dựng ngân hàng máu tỉnh và khu vực để có đủ khả năng cung cấp máu có chất lượng cao và an toàn cho các bệnh viện trong tỉnh/khu vực, bao gồm cả bệnh viện huyện.
b) Xã hội hoá công tác vận động hiến máu tự nguyện theo Quyết định số 43/2000/QĐ-TTg ngày 07/04/2000 của Thủ tướng Chính phủ để tăng nguồn người cho máu an toàn. Tăng cường hoạt động lồng ghép và phối hợp với các chương trình, các tổ chức quần chúng. Hợp tác giữa trung ương và địa phương, phát huy trách nhiệm đóng góp và xây dựng của địa phương và chương trình An toàn truyền máu.
c) Đổi mới trang bị, kỹ thuật nhằm nâng cao số lượng và chất lượng thu gom máu, sàng lọc bệnh nhiễm trùng, sản xuất các sản phẩm máu, bảo quản và phân phối máu an toàn cho các bệnh viện trong tỉnh/ khu vực.
d) Xây dựng hệ thống an toàn truyền máu bệnh viện, lập kế hoạch về nhu cầu cung cấp máu hàng năm, hướng dẫn sử dụng hợp lý máu và các sản phẩm máu, kiểm tra các quy chế an toàn truyền máu bệnh viện, bảo đảm an toàn truyền máu tại giường bệnh.
đ) Đào tạo cán bộ, kỹ thuật viên có trình độ và tay nghề về an toàn truyền máu, bảo đảm sử dụng thành thạo các trang bị và kỹ thuật hiện đại. Chuẩn hoá các trang bị, kỹ thuật, các sản phẩm máu, các sinh phẩm sử dụng cho Ngân hàng máu.
e) Nâng cao chất lượng quản lý hệ thống an toàn truyền máu toàn quốc, bao gồm:
- Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Truyền máu (ban hành năm 1992) cho phù hợp với tình hình truyền máu trong nước và thông lệ quốc tế giai đoạn 2001 - 2010.
- Phân cấp quản lý Ngân hàng máu theo 3 tuyến: Trung ương, tỉnh, huyện.
- Xây dựng hệ thống kiểm tra chất lượng an toàn truyền máu từ Trung ương xuống tuyến huyện, nhằm chuẩn hoá các trang bị - kỹ thuật - sinh phẩm chẩn đoán và sản phẩm máu đạt tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế.
g) Tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và thế giới, các tổ chức quốc tế nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học.
h) Xây dựng Viện Huyết học - Truyền máu Hà Nội thành viện đầu ngành của Bộ Y tế để chỉ đạo chuyên môn, đào tạo cán bộ về Huyết học - Truyền máu, đồng thời bảo đảm cung cấp đủ máu an toàn, chất lượng cao cho nhu cầu điều trị của khu vực Thủ đô.
i) Tăng cường trách nhiệm, sự đóng góp và hợp tác của các Bộ, ngành, chính quyền các cấp trong quá trình thực hiện chương trình và duy trì tính bền vững của chương trình sau khi kết thúc.
6. Kinh phí đầu tư:
Kinh phí đầu tư từ các nguồn vốn:
a) Ngân sách Nhà nước.
b) Viện trợ ODA.
c) Vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước.
d) Kinh phí thu hồi.
đ) Các nguồn kinh phí khác.
Điều 3: Bộ Y tế có trách nhiệm:
1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện "Chương trình An toàn truyền máu", bảo đảm cung cấp đủ máu và sản phẩm máu có chất lượng tốt cho cấp cứu, điều trị và dự trữ đủ máu phục vụ cho nhu cầu an ninh, quốc phòng, thảm họa.
2. Tổ chức và xây dựng hợp lý hệ thống truyền máu toàn quốc từ trung ương đến huyện.
3. Chỉ đạo các đơn vị xây dựng các dự án trình duyệt theo quy định hiện hành
4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn truyền máu và sử dụng hợp lý máu, sản phẩm máu tại bệnh viện.
Điều 5: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 198/2001/QD-TTg |
Hanoi, December 28, |
DECISION
APPROVING THE PROGRAM ON BLOOD TRANSFUSION
SAFETY
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the
Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Law on Protection of People’s
Health of June 30, 1989;
Pursuant to the Government’s
Resolution No. 90/CP of August 21, 1997 on orientation and policy of
socialization of educational, medical and cultural activities;
In order to adequately supply high-quality blood and blood products for the
hospitalizing demand;
At the proposal of the Minister of Health,
DECIDES:
Article 1.- To approve the "Program on Blood Transfusion Safety" with the following principal contents:
1. The program’s name: The Program on Blood Transfusion Safety.
2. Implementation duration: from 2001 to 2010, divided into 3 stages as follows:
...
...
...
Stage 2: from 2004 to 2006.
Stage 3: from 2007 to 2010.
At the end of each stage, a preliminary review shall be made, and when the program is finished, a final review and assessment of its efficiency shall be conducted.
3. The program-managing agency: The Ministry of Health.
4. The program’s objectives:
a/ General objectives:
To step by step supply high-quality and safe blood and blood products to meet the emergency, hospitalization and disaster prevention demands; to have enough reserve blood for security and defense demand; to use blood and blood preparations rationally, efficiently and economically, thus contributing to reducing the mortality and morbidity rates, enhancing international cooperation and investment.
b/ Specific objectives:
- To strive to meet the demand for blood and blood products in service of hospitalization, to have enough reserve blood for security, defense and disaster prevention,... with the following norms: to collect 180,000 liters of blood/year (meeting 50% of the demand in 2005) and 380,000 liters of blood/year (meeting 90% of the demand in 2010) in the whole country.
...
...
...
- To ensure that, in the whole country, before transfusion, 100% of blood units (1 blood unit = 250 ml) are sorted out against 5 infectious diseases: HIV, hepatitis B, hepatitis C, syphilis and malaria. To ensure ABO blood grouping, Rh (Rhesus factor) grouping, and sorting of abnormal antibody before blood transfusion at 100% of the central and provincial hospitals.
- By 2005, to produce blood products and to conduct partial blood transfusion with 50%, and, by 2010, 70%, of the total collected blood volume. By 2005, to internationally standardize blood products at Hanoi, Hue and Ho Chi Minh City centers, and by 2010, at Can Tho, Dac Lac, Thai Nguyen, Son La, Hai Phong, Nghe An, Phu Tho, Khanh Hoa provinces and other centers.
- To raise the quality of blood transfusion safety at hospitals, including indications for the rational, efficient and economical use of blood and blood products.
5. Major solutions to attain the objectives:
a/ To rationally organize and build the national blood transfusion system along the direction of concentration and modernization in 3 aspects: blood donation mobilization, blood bank and blood use. To give priority to building provincial and regional blood banks so that they can provide high-quality and safe blood for hospitals in the provinces and regions, including the district hospitals.
b/ To socialize the work of voluntary blood donation mobilization under the Prime Minister�s Decision No. 43/2000/QD-TTg of April 7, 2000 in order to increase the sources of safe blood donors. To enhance the integration and coordination among programs and mass organizations. To promote cooperation between the central and local levels, to bring into play the responsibility of contribution and building by localities and the Program on Blood Transfusion Safety.
c/ To renew equipment and techniques in order to increase the quantity and raise the quality of blood collection, the sorting against infectious diseases, the production of blood products, and safe preservation and distribution of blood to the provincial/regional hospitals.
d/ To build the blood transfusion safety systems at hospitals, to draw up plans on annual demand for blood supply, to guide the rational use of blood and blood products, to examine the regulations on blood transfusion safety at hospitals, and to ensure blood transfusion safety at hospital beds.
e/ To train officials and technicians with professional qualifications and skills on blood transfusion safety, to ensure the skilled handling of modern equipment and techniques. To standardize equipment and techniques, blood products and bio-preparations used for blood banks.
...
...
...
- To amend and supplement the Blood Transfusion Regulation (issued in 1992) to suit the blood transfusion situation in the country and international practices in the 2001-2010 period.
- To decentralize the management of blood banks according to the central, provincial and district levels.
- To build the system of blood transfusion safety quality control from the central to district levels in order to standardize diagnosis equipment, techniques and bio-preparations, as well as blood products of national and international standards.
g/ To enhance cooperation with the countries in the region and the world, as well as international organizations with a view to raising the quality of scientific training and research.
h/ To build Hanoi Hematology-Blood Transfusion Institute into a top specialized one of the Health Ministry so that it can provide professional direction, train cadres for the hematology-blood transfusion sector and, at the same time ensure the adequate supply of safe and high-quality blood for the hospitalizing demand of Hanoi capital.
i/ To enhance responsibility, contribution and cooperation of the ministries, branches and administrations at all levels in the course of program implementation, and to maintain the sustainability of the program after completion.
6. Investment funding:
Investment funding shall be covered by the following capital sources:
a/ State budget;
...
...
...
c/ The State’s preferential credit capital;
d/ Retrieved funding;
e/ Other funding sources.
Article 2.- Annually, the Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Finance and the Ministry of Heath in working out fund allocation plan in order to submit it to the Prime Minister for consideration and decision.
Article 3.- The Ministry of Health shall have to:
1. Assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries and branches in organizing the implementation of the "Program on Blood Transfusion Safety", ensure the adequate supply of high-quality blood and blood products for emergency, hospitalization, and reserve enough blood in service of the security, defense and disaster prevention demands.
2. Rationally organize and build the national blood transfusion system, from the central to district levels.
3. Direct units in building projects to be submitted for approval according to the current regulations.
4. Organize the inspection and examination of implementation of the regulations on blood transfusion safety and the rational use of blood and blood products at hospitals.
...
...
...
Article 5.- This Decision takes effect 15 days after its signing for promulgation.
Article 6.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decision.
PRIME MINISTER
Phan Van Khai
Quyết định 198/2001/QĐ-TTg phê duyệt chương trình an toàn truyền máu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 198/2001/QĐ-TTg |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 28/12/2001 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 198/2001/QĐ-TTg phê duyệt chương trình an toàn truyền máu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chưa có Video