Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1962/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 06 tháng 6 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ DINH DƯỠNG ĐẾN NĂM 2015

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2015” với những nội dung chính như sau:

1. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

Đến năm 2015, bữa ăn của người dân ở tất cả các vùng được cải thiện về số lượng, cân đối hơn về chất lượng; suy dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt th thấp còi được giảm mạnh góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của người Việt Nam, kiểm soát có hiệu quả tình trạng thừa cân - béo phì góp phần hạn chế các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng.

b) Các mục tiêu cụ thể đến 2015

- Mục tiêu 1: Tiếp tục cải thiện về số lượng, nâng cao chất lượng bữa ăn của người dân.

Chỉ tiêu:

+ Tỷ lệ hộ gia đình có mức năng lượng ăn vào bình quân đầu người dưới 1800Kcal giảm xuống 10%.

+ Tỷ lệ hộ gia đình có khẩu phần cân đối (tỷ lệ các chất sinh nhiệt P:L:G = 14:18:68) đạt 50%.

- Mục tiêu 2: Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em.

Chỉ tiêu:

+ Giảm tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ tuổi sinh đẻ còn 15%.

+ Giảm tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp (<2500 gam) xuống dưới 10%.

+ Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 26%.

+ Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống 15%.

+ Chiều cao của trẻ 5 tuổi tăng từ 0,7cm - 1cm cho cả trẻ trai và gái và chiều cao của thanh niên theo giới tăng từ 0,4cm - 0,5cm so với năm 2010.

+ Khống chế và duy trì tỷ lệ béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi ở mức dưới 5% ở nông thôn và dưới 10% ở thành phố lớn.

- Mục tiêu 3: Cải thiện tình trạng vi chất dinh dưỡng của người dân, cụ thể: giảm tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng, thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ có thai; thanh toán các rối loạn do thiếu i-ốt.

Chỉ tiêu:

+ Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi có hàm lượng vitamin A huyết thanh thấp (<0,7 μmol/L) xuống dưới 10%. 

+ Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai giảm còn 28%.

+ Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm còn 20%.

+ Tỷ lệ hộ gia đình dùng muối iốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh (≥ 20 ppm) đạt > 90%, mức trung vị lốt niệu của bà mẹ có con dưới 5 tuổi đạt từ 10 đến 20 μg/dl.

- Mục tiêu 4: Từng bước kiểm soát có hiệu quả tình trạng thừa cân - béo phì và yếu tố nguy cơ của một số bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng ở người trưởng thành.

Chỉ tiêu:

+ Kiểm soát tình trạng béo phì ở người trưởng thành ở mức dưới 8%.

+ Khống chế tỷ lệ người trưởng thành có cholesterol trong máu cao (> 5,2 mmol/L) dưới 28%.

- Mục tiêu 5: Nâng cao hiểu biết và tăng cường thực hành dinh dưỡng hợp lý. Chỉ tiêu:

+ Tỷ lệ trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đạt 27% vào năm 2015.

+ Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức và thực hành dinh dưỡng đúng cho trẻ ốm đạt 75% vào năm 2015.

+ Tỷ lệ nữ thanh niên được huấn luyện về dinh dưỡng và kiến thức cơ bản về làm mẹ đạt 65% vào năm 2015.

- Mục tiêu 6: Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của mạng lưới dinh dưỡng tại cộng đồng và cơ sở y tế.

Chỉ tiêu:

+ Đến năm 2015, đảm bảo 75% cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tuyến tỉnh và 50% tuyến huyện được đào tạo chuyên ngành dinh dưỡng cộng đồng từ 1 đến 3 tháng.

+ Đến năm 2015, bảo đảm 100% cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tuyến xã và cộng tác viên dinh dưỡng được tập huấn, cập nhật kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng.

+ Đến năm 2015, 90% bệnh viện tuyến trung ương và 70% bệnh viện tuyến tỉnh và 30% bệnh viện tuyến huyện có cán bộ dinh dưỡng tiết chế. 90% bệnh viện tuyến trung ương, 70% tuyến tỉnh và 20% tuyến huyện có triển khai hoạt động tư vấn và thực hiện thực đơn về chế độ dinh dưỡng hợp lý cho một số nhóm bệnh và đối tượng đặc thù bao gồm người cao tuổi, HIV/AIDS và Lao vào năm 2015.

+ Đến năm 2015, đảm bảo 50% số tỉnh có đơn vị giám sát dinh dưỡng đủ năng lực thu thập đầy đủ, có chất lượng bộ chỉ tiêu về tình hình thực hiện các mục tiêu. Thực hiện giám sát dinh dưỡng trong các trường hợp khẩn cấp tại các tỉnh thường xuyên xảy ra thiên tai.

2. Các giải pháp chủ yếu

a) Giải pháp về chính sách

- Tập trung chỉ đạo để thực hiện chỉ tiêu giảm suy dinh dưỡng thể nhẹ cân; Sớm đưa chỉ tiêu giảm suy dinh dưỡng thể thấp còi thành một chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Quốc gia và các địa phương; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu về dinh dưỡng.

- Hoàn thiện cơ chế phối hợp liên ngành, đặc biệt là phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Y tế với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội trong triển khai thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng. Có chính sách, giải pháp huy động, khuyến khích sự tham gia của các tổ chức chính trị, dân sự xã hội và các doanh nghiệp tham gia thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng.

- Xây dựng và hoàn thiện các chính sách, quy định về dinh dưỡng và thực phẩm. Quy định về sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ; tăng cường vi chất vào thực phẩm; khuyến khích nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu; Nghiên cứu đề xuất chính sách hỗ trợ dinh dưỡng học đường trước hết là lứa tuổi mầm non và tiểu học; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất và cung ứng các sản phẩm dinh dưỡng đặc thù hỗ trợ cho vùng nghèo, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt là phụ nữ có thai, trẻ em dưới 5 tuổi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; đáp ứng nhanh về dinh dưỡng trong tình huống khn cấp.

b) Giải pháp về nguồn nhân lực

- Mở rộng đào tạo và sử dụng hiệu quả đội ngũ chuyên gia đầu ngành về dinh dưỡng, dinh dưỡng tiết chế và an toàn thực phẩm.

- Đào tạo cán bộ chuyên sâu làm công tác dinh dưỡng (sau đại học, cử nhân, kỹ thuật viên dinh dưỡng, dinh dưỡng tiết chế).

- Củng c và phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác dinh dưỡng đặc biệt là mạng lưới cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dinh dưỡng ở tuyến cơ sở. Nâng cao năng lực quản lý điều hành các chương trình hoạt động dinh dưỡng cho cán bộ trên ở các cấp từ trung ương đến địa phương và các Bộ, Ngành liên quan.

- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo theo nhu cầu của xã hội, ưu tiên đào tạo nhân lực các dân tộc thiểu số, vùng/miền khó khăn và vùng có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao với các hình thức phù hợp (đào tạo cử tuyn, đào tạo theo địa chỉ, theo nhu cầu); Tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo nhân lực cho ngành dinh dưỡng.

c) Giải pháp về nguồn tài chính

- Xã hội hóa, đa dạng các nguồn lực tài chính và từng bước tăng mức đầu tư cho công tác dinh dưỡng. Kinh phí thực hiện bao gồm: ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, sự hỗ trợ quốc tế và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác, trong đó ngân sách Nhà nước đầu tư chủ yếu thông qua dự án và chương trình mục tiêu quốc gia.

- Quản lý và điều phối có hiệu quả nguồn lực tài chính, bảo đảm sự công bng và bình đng trong chăm sóc dinh dưỡng cho mọi người dân. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng ngân sách.

d) Giải pháp về chuyên môn kỹ thuật

- Nghiên cứu xây dựng các chương trình, dự án và các giải pháp can thiệp đặc hiệu góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng, nâng cao thể lực và thể chất của trẻ em cũng như người dân phù hợp theo vùng, miền, ưu tiên cho những vùng nghèo, khó khăn, dân tộc thiểu số và các nhóm đối tượng có nguy cơ khác.

- Chăm sóc, dinh dưỡng hợp lý cho bà mẹ trước, trong và sau sinh. Thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, cho trẻ ăn bổ sung hợp lý sau 6 tháng, tiếp tục cho bú sữa mẹ đến 24 tháng và lâu hơn.

- Nâng cao năng lực giám sát dinh dưỡng và thực phẩm ở trung ương, các viện khu vực và các tỉnh, thành phố nhằm giám sát diễn biến tiêu thụ thực phẩm và tình trạng dinh dưỡng một cách hệ thống.

- Phát triển và nâng cao hiệu quả của mạng lưới dịch vụ, tư vấn và phục hồi dinh dưỡng.

- Đa dạng hóa sản xuất, chế biến và sử dụng các loại thực phẩm sẵn có ở địa phương. Phát triển hệ sinh thái Vườn - Ao - Chuồng, bảo đảm sản xuất, lưu thông, phân phối và sử dụng thực phẩm an toàn. Tăng cường sử dụng cá, sữa, rau trong bữa ăn hàng ngày.

- Thiết lập hệ thống giám sát, cảnh báo sớm mất an ninh thực phẩm cấp quốc gia và an ninh thực phẩm hộ gia đình. Xây dựng kế hoạch để đáp ứng kịp thời trong tình trạng khẩn cấp.

- Nâng cao năng lực, tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học về dinh dưỡng và thực phẩm. Khuyến khích nghiên cứu sản xuất và chế biến các thực phẩm bổ sung, vi chất dinh dưỡng, sản phẩm dinh dưỡng và dinh dưỡng đặc hiệu phù hợp với các đối tượng.

- Tăng cường sử dụng thông tin và bằng chứng khoa học trong xây dựng chính sách, lập kế hoạch, chương trình/dự án dinh dưỡng ở các cấp, đặc biệt là phòng chống suy dinh dưỡng thể thấp còi và thiếu vi chất dinh dưỡng.

- Áp dụng kinh nghiệm và thành tựu khoa học dinh dưỡng trong dự phòng béo phì, hội chứng chuyn hóa và các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng.

- Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế một cách toàn diện để hỗ trợ, thúc đẩy triển khai thực hiện Chiến lược; Lồng ghép các dự án hợp tác quốc tế với hoạt động của Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng nhằm thực hiện các mục tiêu của Chiến lược.

đ) Giải pháp về truyền thông vận động và truyền thông giáo dục dinh dưỡng

- Đẩy mạnh công tác truyền thông vận động, nâng cao kiến thức về tầm quan trọng của công tác dinh dưỡng đối với sự phát triển toàn diện về tầm vóc, thể chất và trí tuệ của trẻ em cho các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý.

- Triển khai các hoạt động truyền thông đại chúng với các loại hình, phương thức, nội dung phù hợp với từng vùng, miền và từng nhóm đối tượng nhằm nâng cao hiểu biết và thực hành dinh dưỡng hợp lý đc biệt là phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi, khống chế thừa cân - béo phì và các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng cho mọi tầng lớp nhân dân.

- Tiếp tục thực hiện giáo dục dinh dưỡng và thể chất trong hệ thống trường học (từ mầm non đến đại học). Xây dựng và triển khai chương trình dinh dưỡng học đường (từng bước thực hiện thực đơn tiết chế dinh dưỡng và sữa học đường cho lứa tuổi mầm non và tiểu học). Xây dựng mô hình phù hợp với từng vùng miền và đối tượng.

3. Kinh phí thực hiện

Tổng nhu cầu kinh phí để thực hiện kế hoạch dự kiến: 923,418 tỷ đồng. Khoản ngân sách này sẽ được huy động từ các nguồn tài chính sau:

- Ngân sách Trung ương (từ chương trình mục tiêu quốc gia về y tế).

- Ngân sách địa phương.

………………….

Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, xây dựng kế hoạch hành động giai đoạn 2011 - 2015 trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt. Huy động mọi nguồn lực, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch hành động tại địa phương, định kỳ báo cáo tiến độ thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố và Bộ Y tế.

b) Cơ chế phối hợp triển khai.

- Tại cấp Trung ương: Với vai trò là đơn vị đầu mối, Viện Dinh dưỡng chịu trách nhiệm thu thập, chia sẻ thông tin, điều phối các hoạt động giữa các ngành, các đơn vị, chương trình/dự án, các tổ chức trong và ngoài nước trong các hoạt động dinh dưỡng nhằm tăng cường phối hợp hiệu quả, tránh trùng lặp.

- Tại cấp tỉnh, thành phố: Sở Y tế là đầu mối chỉ đạo các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai có hiệu quả các hoạt động can thiệp dinh dưỡng, truyền thông vận động, truyền thông nâng cao nhận thức, chuyn đi hành vi trong chăm sóc dinh dưỡng hợp lý; Phối hợp với các ban/ngành của địa phương trong triển khai các chương trình có liên quan đến dinh dưỡng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các ông, bà: Chánh văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, Thủ trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng Y tế các ngành và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng Bộ Y tế (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để phối hợp chỉ đạo);
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố;
- Y tế các Bộ, ngành;
- Website Bộ Y tế;
- Lưu VT, BM-TE, Viện Dinh dưỡng;

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thanh Long

 

MỤC LỤC

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

PHẦN MỞ ĐẦU

PHẦN I: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH DINH DƯỠNG HIỆN NAY

1. Đánh giá chung về triển khai kế hoạch 2006-2010 thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001-2010

2. Tình hình lương thực và bữa ăn của người dân

3. Tình hình thiếu dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em

4. Tình hình thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng

4.1. Tình hình thiếu vitamin A

4.2. Tình hình thiếu máu do thiếu sắt

4.3. Tình hình thiếu it

5. Tình trạng thừa cân béo phì và các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng

5.1. Tình trạng thừa cân béo phì

5.2. Sự gia tăng nhanh chóng của các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng

6. Một số tồn tại, hạn chế cần tiếp tục giải quyết

7. Các bài học kinh nghiệm cho kế hoạch hành động đến năm 2015

PHẦN II: KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ DINH DƯỠNG ĐẾN NĂM 2015

I- CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

II- QUAN ĐIỂM, BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC T KHI XÂY DNG KẾ HOẠCH

1. Bối cảnh quốc tế

2. Bối cảnh trong nước

3. Cơ hội và thách thức

4. Quan điểm xây dựng kế hoạch

5. Các vấn đề ưu tiên trong giai đoạn tới

III- MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

2. Các mục tiêu cụ thể

IV- NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH

1. CẢI THIỆN VỀ SỐ LƯỢNG, NÂNG CAO CHT LƯỢNG BỮA ĂN CỦA NGƯỜI DÂN

2. CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA BÀ MẸ VÀ TRẺ EM

3. CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG VI CHẤT DINH DƯỠNG

4. KIỂM SOÁT CÓ HIỆU QUẢ TÌNH TRẠNG THỪA CÂN - BÉO PHÌ VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA MỘT SỐ BỆNH MẠN TÍNH KHÔNG LÂY LIÊN QUAN ĐẾN DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH

5. NÂNG CAO HIỂU BIẾT VÀ TĂNG CƯỜNG THỰC HÀNH DINH DƯỠNG HỢP LÝ

6. NÂNG CAO NĂNG LỰC VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠNG LƯỚI DINH DƯỠNG TẠI CỘNG ĐNG VÀ CƠ SỞ Y TẾ

V- PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH

VI- GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

VII- KINH PHÍ THỰC HIỆN

VIII- CÁC PHỤ LỤC

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á

ATVSTP

An toàn vệ sinh thực phẩm

BYT

BY tế

CLQGDD

Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng

CTV

Cộng tác viên

CRLTI

Rối loạn do thiếu lốt.

CSSKSS

Chăm sóc sức khỏe sinh sản

ĐTĐ

Đái tháo đường

GAIN

Liên minh toàn cầu về cải thiện dinh dưỡng

GDTT

Giáo dục truyền thông

GDP

Tổng thu nhập quốc nội

HĐND

Hội đồng nhân dân

HCCH

Hội chứng chuyển hóa

KAP

Kiến thức, Thái độ, Thực hành

NCDs

Các bệnh mạn tính không lây

NGO

Tổ chức phi chính phủ

NPAN

Kế hoạch hành động quốc gia dinh dưỡng

PCSDDTE

Phòng chng suy dinh dưỡng trẻ em

SCN

Ủy ban dinh dưỡng của Liên hp quốc

SDD

Suy dinh dưỡng

TCBP

Thừa cân, Béo phì

TOT

Đào tạo Giảng viên

UBND

Ủy ban nhân dân

UNICEF

Quỹ nhi đồng Liên hp quốc

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

VAC

Vườn Ao Chuồng

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới

YTDP

Y tế dự phòng

PHẦN MỞ ĐẦU

Để phát huy các kết quả đạt được trong kế hoạch hành động quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 1995-2000 và tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa mục tiêu cải thiện dinh dưỡng của nhân dân, ngày 22 tháng 02 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng (CLQGDD) giai đoạn 2001-2010. Chiến lược này tiếp tục thể hiện cam kết của Nhà nước ta đối với công tác dinh dưỡng trong giai đoạn mới. Thực hiện quyết định của Chính phủ về triển khai kế hoạch thực hiện CLQGDD giai đoạn 2001-2010, trong 10 năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và an ninh lương thực quốc gia được bảo đảm, được sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư của Đảng và Nhà nước; sự nỗ lực của ngành Y tế và sự tham gia tích cực của các ban ngành và toàn xã hội, Việt Nam đã đạt được kết quả đáng kể trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của nhân dân. Sau 10 năm triển khai, hầu hết các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001-2010 đã đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Kiến thức và thực hành dinh dưỡng của người dân đã được cải thiện đáng kể, tỷ lệ suy dinh dưỡng (thể nhẹ cân) ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm nhanh và liên tục. Tại kỳ họp thường niên lần thứ 35 của Ủy ban thường trực về dinh dưỡng Liên hợp quốc tổ chức tại Hà Nội (3/2008), UNICEF/WHO đã đánh giá Việt Nam là một trong s ít các quốc gia đạt mức giảm suy dinh dưỡng trẻ em gần với Mục tiêu thiên niên kỷ.

Mặc dù đạt được các thành tựu đáng ghi nhn nhưng Việt Nam vẫn phải đương đầu với những thách thức lớn về dinh dưỡng. Trong khi, tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ tuổi sinh đẻ, tỷ lệ suy dinh dưỡng, đặc biệt là suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao so với tuổi) của trẻ em dưới 5 tuổi và tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng và thiếu máu phụ nữ mang thai và ở trẻ em vẫn còn ở mức cao thì tình trạng thừa cân - béo phì và một số bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng đang có xu hướng gia tăng.

Để giải quyết được các vấn đề còn tồn tại trên ngày 22 tháng 02 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Để đạt được mục tiêu của Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 đòi hỏi phải có sự nỗ lực lớn trong khuôn khổ một kế hoạch hành động quốc gia về dinh dưỡng được triển khai đồng bộ các hoạt động từ việc truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về dinh dưỡng hợp lý đến các chương trình can thiệp đặc hiệu thích hợp cho từng vùng, từng nhóm đối tượng, ưu tiên nhóm đối tượng là phụ nữ và trẻ em và cơ chế thực hiện chương trình phù hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội của nước ta, hướng tới dinh dưỡng hợp lý và tăng cường sức khỏe cho cộng đồng góp phần nâng cao tầm vóc, thể lực và trí tuệ của người dân trong thập niên tới. Đến năm 2015, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 26%, ở mức trung bình của thế gii.

Mặc dù tình trạng an ninh lương thực và bữa ăn của người dân có cải thiện rõ, song mất an ninh thực phẩm vẫn còn hiện hữu đe dọa các vùng khó khăn, vùng nghèo và những nơi xảy ra thiên tai bất thường. Ở vùng thường xuyên hạn hán, tỷ lệ hộ đói đã tăng lên tới mức khá cao (33%) với khoảng thời gian bị đói từ 3 đến 5 tháng.

3- Tình hình thiếu dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em.

Tình trạng thiếu dinh dưỡng ở các bà mẹ hiện nay không ch ảnh hưởng đến sự tăng trưởng bào thai mà còn làm giảm sự tích lũy năng lượng cho việc tiết sữa làm giảm tiết sữa mẹ và mất sữa sớm. Khi sinh ra nếu chiều dài trẻ chênh lên và trọng lượng chênh 0,2kg thì khi đến tuổi trưng thành sẽ có mức chênh tương ứng là 3cm và 5kg. Điều đó cho thấy việc tìm cách nâng trọng lượng và chiều cao trẻ ngay từ trong bụng mẹ sẽ có tác động rất lớn đến sự phát triển tầm vóc sau này của trẻ. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và UNICEF, chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em là một trong những vấn đề luôn được ưu tiên hàng đầu, nhất là ở các nước đang phát triển.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, cuộc sng của người dân ngày càng được cải thiện, Công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân ngày càng được quan tâm. Nhiều chương trình sức khỏe quốc gia nói chung và đặc biệt là các chương trình có liên quan đến dinh dưỡng nói riêng được ưu tiên triển khai nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe của người dân. Trong 10 năm qua tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (cân nặng theo tuổi) đã giảm từ 33,8% năm 2000 xuống 25,2% năm 2005 và 17,5% năm 2010, bình quân mỗi năm giảm 1,5%, vượt mục tiêu đề ra là 20% vào năm 2010. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao theo tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi tính chung cả nước mỗi năm giảm 1,0% tuy nhiên vẫn còn ở mức cao (29,3% năm 2010) và có sự chênh lệch nhiều giữa các vùng nhất là ở vùng núi, vùng khó khăn và nông thôn với thành phố, đồng bằng.

Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ tuổi sinh đẻ giảm từ 28,5% năm 2000 xuống còn 21,9 % năm 2005 và 19,6% năm 2009. Tính chung toàn quốc mỗi năm giảm 0,98%.

Bên cạnh thiếu dinh dưỡng, tỷ lệ thừa cân trẻ em dưới 5 tuổi đang có xu hưng gia tăng, nhất là ở các thành phố lớn. Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em < 5 tuổi chung toàn quốc là 4,8% (thành phố: 5,7%; nông thôn: 4,2%) so với mục tiêu đề ra là dưới 5%.

Tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp (dưới 2500 gam) là một trong những chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng tới tình trạng dinh dưỡng và tầm vóc của trẻ. Theo số liệu thống kê của mạng lưới giám sát dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng) năm 2009, tỷ lệ này là 12,5%.

4- Tình hình thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng.

Vi chất dinh dưỡng giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với sức khỏe và tầm vóc của con người. Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng là một giải pháp quan trọng trong cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe của phụ nữ, trẻ em (đặc biệt đối với suy dinh dưỡng thp còi). Hiện nay, tình hình thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin A, sắt, iốt, kẽm là rất phổ biến trên thế giới và luôn được xem là những vấn đề sức khỏe cộng đồng rt quan trọng ở các nước đang phát triển như nước ta.

4.1- Tình hình thiếu vitamin A

Chương trình phòng chống thiếu Vitamin A được triển khai trên diện rộng từ năm 1989. Sau 5 năm triển khai, đến năm 1994 cả nước đã cơ bản loại trừ các thể lâm sàng bệnh khô mắt do thiếu Vitamin A. Tuy nhiên, tỷ lệ thiếu vitamin A tiến lâm sàng vẫn còn cao.

Kết quả điều tra năm 2008 trên các tỉnh thành thuộc 8 vùng sinh thái toàn quốc cho thấy tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng (vitamin A huyết thanh <0,7 mcmol/L) có xu hướng giảm hơn so với năm 2006, những vẫn còn ở mức cao (bình quân cả nước là 14,2%), cao nhất ở nhóm trẻ <6 tháng tuổi (32,7%), cao gấp 2-4 lần so với các nhóm tuổi khác và còn dao động nhiều theo vùng sinh thái (Hình 1), tỷ lệ thiếu vitamin A thấp nhất là thành phố Hà Nội 3,9% và Hồ Chí Minh 4,2%; Đồng bằng sông Hồng 6,2%; miền Đông Nam Bộ 9%; Bắc Miền Trung 9,4%; Miền Núi Đông Bắc 10,7%; Nam Miền Trung 15,3%; đồng bằng sông Mekong 18,6%; Tây Nguyên 19,2%; Núi Tây Bắc 20,2%.

Nồng độ vitamin A trong sữa mẹ thấp là yếu tố nguy cơ quan trọng gây nên vitamin A huyết thanh của trẻ thấp. Nồng độ vitamin A trong sữa thấp vẫn chiếm tỷ lệ 49,4%. Trẻ suy dinh dưỡng thể còm, viêm đường hô hấp trong tháng trước điều tra, suy dinh dưỡng thể còi có liên quan ý nghĩa với nồng đ vitamin A huyết thanh thấp.

Hình 1: T lệ retinol huyết thanh thấp (<0.7 μmol/L) trẻ em <5 tuổi (2008)

4.2- Tình hình thiếu máu thiếu sắt

Thiếu dinh dưỡng thường dẫn đến thiếu đa chất nhưng hay gặp nhất vẫn là thiếu máu do thiếu sắt mà phụ nữ và trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao nhất. Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng năm 2009, tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt bình quân chung cả nước hiện nay ở trẻ em < 5 tuổi là 29,4%, nhóm trẻ <24 tháng tuổi có tỷ lệ thiếu máu cao nhất. Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai là 36,5%. Do khó khăn về nguồn lực nên chương trình phòng chống thiếu máu dinh dưỡng trong thời gian qua chủ yếu tập trung vào giáo dục truyền thông dinh dưỡng: đa dạng hóa bữa ăn, sử dụng nguồn thực phẩm giàu sắt và tuyên truyền hướng dẫn cho phụ nữ có thai và đối tượng nguy cơ tự mua viên sắt cho chính mình.

Để giải quyết tốt vấn đề thiếu máu do thiếu sắt của các đối tượng, ngoài việc mở rộng độ bao phủ viên sắt cho các đối tượng nguy cơ (phụ nữ có thai, trẻ em dưới 5 tuổi, các em nữ tuổi vị thành niên), cần quan tâm đến những giải pháp mang tính đồng bộ, lâu dài như khuyến khích đa dạng hóa bữa ăn, tăng cường sử dụng các sản phẩm thực phẩm có bổ sung vi chất, cải thiện vệ sinh môi trường, phòng chống giun sán.

4.1- Tình hình thiếu iốt

Các rối loạn do thiếu iốt trên toàn quốc cơ bản đã được thanh toán từ năm 2005. So với chỉ tiêu của Chiến lược, toàn quốc đã đạt chỉ tiêu về hạ thấp tỷ lệ bướu cổ ở trẻ em 8 - 12 tuổi nhưng chưa đạt về chỉ tiêu duy trì mức iốt niệu trung vị và độ bao phủ muối iốt (độ bao phủ muối iốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh năm 2005 là 91,9% giảm xuống còn 69,5% vào năm 2009). Độ bao phủ muối iốt chưa đồng đều, tính duy trì và bền vững chưa cao. Việc đầu tư cho chương trình phòng chống bướu cổ giảm đi là trở ngại để duy trì kết quả đã đạt được.

5- Tình trạng thừa cân béo phì và các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng.

5.1- Tình trạng thừa cân, béo phì.

Những năm gần đây, bên cnh tỷ lệ suy dinh dưỡng còn ở mức cao thì thừa cân vào béo phì ở một bộ dân cư thành thị đang có xu hướng tăng nhanh và trở thành một vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam. Các cuộc điều tra dịch tễ học trên diện rộng năm 2005 và năm 2009 cho thấy thừa cân, béo phì đang gia tăng ở nhóm 25-64 tuổi: 18.1% ở nữ; 14.6% ở Nam. Thừa cân và béo phì là giai đoạn đầu của các bệnh mạn tính không lây (đái tháo đường và bệnh tim mạch). Gần đây nhất, Liên đoàn đái tháo đường quốc tế đã đưa ra một định nghĩa mới về hội chng chuyển hóa (HCCH), coi béo bụng là một tiêu chuẩn bắt buộc để đánh giá HCCH. HCCH làm tăng tỷ lệ mắc bệnh lý tim mạch lên gần gấp 2 lần so với những người không có HCCH.

Theo kết quả điều tra của trung tâm dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh, trên địa bàn thành phố, tỷ lệ thừa cân ở trẻ em dưới 5 tuổi tăng từ 3,2% năm 2000 lên 11,5% năm 2010 (tăng gần 4 lần trong vòng 10 năm). T lệ thừa cân béo phì ở học sinh tiểu học năm 2002 là 9,4% đã tăng gấp 4 lần vào năm 2009 (38,5%, trong đó 21,4% thừa cân và 17,1% béo phì); Tỷ lệ này ở học sinh trung học cơ sở 2002 là 6.1% tăng gấp 3,7 lần năm 2009 (22,5%, trong đó 15,7% thừa cân và 6,8% béo phì); Một nghiên cứu được thực hiện trong một năm học 2008-2009 tại 2 trường tiểu học bán trú tại quận 10 cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thiếu cân và thể còi cọc đều rất thấp (1.4% và 0.9% tương ứng), trong khi đó tỷ lệ thừa cân và béo phì khá cao (20.8% và 7.7% tương ứng). Đa số học sinh thừa cân hay béo phì đều là nam giới (67.1% và 91.7% tương ứng). Đây thực sự là vấn đề đáng lo ngại cho cả ngành y tế và giáo dục thành phố trong thời gian sắp tới. Tỉ lệ thừa cân-béo phì ở phụ nữ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) tại thành phố Hồ Chí Minh cũng gia tăng rất nhanh, trong vòng 10 năm tỷ lệ này đã tăng gấp 3 lần, từ 10,2% (năm 1999) đã tăng đến 30,1% (2009).

5.2- Sự gia tăng nhanh chóng của các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng.

Cùng với sự gia tăng nhanh chóng của bệnh béo phì, tình trạng rối loạn chuyển hóa đang có xu hướng tăng nhanh ở các nhóm dân cư trong những năm gần đây. Hội chứng chuyển hóa (HCCH) là hội chứng bao gồm một số rối loạn liên quan chặt chẽ với béo bụng, bệnh lý tim mạch (tăng huyết áp, giảm cholesterol tỷ trọng cao (HDL-cholesterol), tăng triglyceride máu) và tăng đường huyết.

Các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng ngày càng gia tăng, làm thay đổi mô hình bệnh tật và tử vong ở nước ta. Các nghiên cứu gn đây trên người trưng thành Việt Nam cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp vào đầu những năm 60 mới chỉ là 1%, năm 2008 đã tăng lên 27,4%. Hội chứng chuyển hóa năm 2005 tại Hà nội là 13,1%. Đái tháo đường týp 2 ở người > 15 tuổi tại Hà nội đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20 chỉ mới là 1,6%, nay đã tăng lên tới 4,9% và đang có xu hướng tăng nhanh ở các đô thị lớn. Tỷ lệ rối loạn dung nạp đường huyết là 5,9%. Riêng thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ đái tháo đường týp 2 đã điều chỉnh theo cơ cấu dân số là 3,7%.

Theo kết quả khảo sát năm 2008, hội chứng chuyển hóa ở người trưởng thành tại TP.H Chí Minh là 18%, đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt ở nội thành: tăng 1,5 lần trong vòng 5 năm (12% năm 2003 tăng lên 18% năm 2008). Hội chứng chuyển hóa ngày càng phổ biến ở các nhóm đối tượng trẻ, với 12% người < 50 tuổi và 4,6% trẻ vị thành niên. Tình trạng tăng triglyceride máu (khoảng 46%) và tăng huyết áp (40%) ở người trưởng thành là những nguy cơ đối với bệnh tim mạch (năm 2008). Tình trạng béo bụng ở người trưởng thành được ghi nhận chiếm tỷ lệ đáng kể (gần 30%) và khoảng một nửa người béo phì (BMI ≥ 27,5) có béo bụng. Gần 35% người dân thành phố Hồ Chí Minh bị rối loạn chuyển hóa đường (trong đó 7% mắc đái tháo đường; 10,7% bị rối loạn dung nạp đường và 16,4% bị rối loạn đường khi đói). Tỷ lệ đái tháo đường ở thành phố Hồ Chí Minh tăng gần gấp đôi trong vòng 7 năm (7% năm 2008 so với 3.8% năm 2001).

Sự gia tăng nhanh chóng của các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng trong những năm qua có liên quan chặt chẽ đến chế độ dinh dưỡng không hợp lý, đến lối sống. Đối tượng mắc bệnh đái tháo đường thường ở độ tuổi từ 30-65, tuy nhiên hiện nay có những bệnh nhân đái tháo đường chỉ mới 9-10 tuổi, điều này phản ánh sự trẻ hóa về bệnh này ở nước ta. Theo số liệu của Hội người bệnh đái tháo đường Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường năm 2002 là 2,7% đã tăng lên 5,7% dân số vào 2008. Tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường ở các thành phố lớn chiếm tỷ lệ 7,2% dân số.

6- Một số tồn tại, hạn chế cần tiếp tục giải quyết:

- Mặc dù được tổ chức quốc tế đánh giá cao về thành tích giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trong 10 năm qua nhưng tỷ lệ suy dinh dưỡng của nước ta còn ở mức cao, đặc biệt là suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao/tuổi) còn 31,9%. Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi vẫn còn rất cao ở vùng miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Bắc miền Trung.

- Trong khi mọi nỗ lực đang tập trung giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng thì vấn đề thừa cân vào béo phì ở một bộ dân cư thành thị đang có xu hướng tăng nhanh và trở thành một vấn đề có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam. Thừa cân, béo phì có xu hướng gia tăng ở cả người trưởng thành và cả ở trẻ em. Tại một số thành phố lớn tỷ lệ thừa cân - béo phì ở trẻ em, đã ở mức ngang bằng thậm chí còn cao hơn với tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân. Thừa cân và béo phì là giai đoạn đầu của các bệnh chuyển hóa như bệnh đái tháo đường và các bệnh tim mạch sẽ nổi lên sau một thế hệ. HCCH làm tăng tỷ lệ mắc bệnh lý tim mạch lên gn gấp 2 lần so với những người không có HCCH.

- Các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng ngày càng gia tăng, làm thay đổi mô hình bệnh tật và tử vong ở nước ta. Các nghiên cu gần đây trên người trưởng thành Việt Nam cho thấy tỷ lệ tăng huyết áp vào đầu những năm 60 mới chỉ là 1%, năm 2008 đã tăng lên 27,4%. Đái tháo đường týp 2 ở người trên 15 tuổi tại Hà nội đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20 chỉ mới là 1,6%, nay đã tăng lên tới 4,9% và đang có xu hướng tăng nhanh ở các đô thị lớn.

- Suy dinh dưỡng thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ tuổi sinh đẻ tính chung toàn quốc là 20.6% (2007). Đây là một trong những nguyên nhân của tỷ lệ sơ sinh nhẹ cân cao ở nước ta cũng như ở các nước đang phát triển. Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam cho thấy trẻ đẻ nhẹ cân có nguy cơ cao bị mắc các bệnh mãn tính sau này như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đột qụy, béo phì.

- Mô hình ăn uống của nhân dân ta đang có chiều hướng phát triển phức tạp tạo nên một hiện tượng phức hợp trong thời kỳ chuyển tiếp. Bữa ăn thiếu về số lượng, mất cân đối về chất lượng còn tồn tại ở một số vùng - đặc biệt vùng sâu, vùng xa. Trong khi đó tại các vùng đô thị tình trạng ăn uống bất hợp lý đang trở nên phổ biến ở một số tầng lớp dân cư. Họ có xu hướng ăn nhiều chất béo bão hòa, chất đường, và các loại thực phẩm tinh chế và ít chất xơ đang dần trở thành thịnh hành. Điều này làm gia tăng các bệnh chuyển hóa, bệnh mạn tính

- Vấn đề an ninh lương thực, thực phẩm: Tỷ lệ hộ có mức năng lượng/người/ngày < 1800 kcal vẫn còn ở mức 34,2% (trong khi chỉ tiêu cho năm 2010 là dưới 5%). Nguy cơ thiếu lương thực thực phẩm do thiên tai, bão lũ, hạn hán vẫn thường xuyên đe dọa ở nhiều vùng, nhiều khu vực. Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu cũng là những nguyên nhân đe dọa đến vấn đề an ninh lương thực thực phẩm

- Tình trạng mất An toàn Vệ sinh thực phẩm vẫn đang là một thách thức lớn.

- Tầm quan trọng của vấn đề dinh dưỡng chưa được đánh giá đúng mức. Chỉ mới chú ý tới giảm suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (cân nặng/tuổi) chưa chú ý tới suy dinh dưỡng thấp còi (chiều cao/tuổi) và vấn đề dinh dưỡng không hợp lý dẫn đến các vấn đề dinh dưỡng mới nẩy sinh nhất là bệnh đái tháo đường, các bệnh tim mạch là khó tránh khỏi.

- Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng vẫn cần quan tâm đầu tư: Thiếu Vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em dưới 5 tuổi bình quân chung cả nước còn cao (14,2%), trong đó nhiều vùng tỷ lệ này còn rất cao như: Nam miền Trung 15,3%; đồng bằng sông Mekong 18,6%; Tây Nguyên 19,2%; Tây Bắc 20,2%. Tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở phụ nữ mang thai là 36,6%) Tỷ lệ vitamin A trong sữa thấp là 49,4%; Tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em dưới 5 tuổi là 36,2%; ở phụ nữ có thai: 37,6%; Nam giới 9.4%; Tỷ lệ thiếu hụt iốt: lốt niệu 11.3%.

- Sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp về vấn đề dinh dưỡng còn hạn chế. Nhận thức về dinh dưỡng hợp lý của cộng đồng còn thấp. Nhiều tỉnh không những không đầu tư thêm cho chương trình dinh dưỡng mà còn cắt bớt phần kinh phí do trung ương cấp. Cán bộ làm công tác dinh dưỡng tại khoa Dinh dưỡng - An toàn vệ sinh thực phẩm thường xuyên thay đổi và không được bổ sung kịp thời.

Nguyên nhân của thành công và hạn chế:

Nguyên nhân thành công:

- Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp.

Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện CLQGDD và các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng. Tại cuộc họp của Ủy ban dinh dưỡng của Liên hợp quốc (3/2008), Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực để ngăn chặn SDD, phn đấu giảm tỷ lệ SDD xuống dưới 20% vào năm 2010 và dưới 15% năm 2015.

Chỉ tiêu giảm suy dinh dưỡng đã được đưa vào Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc, nghị quyết hàng năm của Quốc hội và của HĐND các cấp.

Đầu tư của chính quyền các cấp cho chương trình dinh dưỡng tăng lên hàng năm. Trung ương, đầu tư 30 tỷ cho chương trình dinh dưỡng (năm 2001) đã tăng dần lên 122 tỷ (năm 2010). Tương ứng như vậy, chính quyền các tỉnh cũng đã đầu tư cho chương trình dinh dưỡng hơn 8 tỷ năm 2001 đã tăng lên đến 20 tỷ vào năm 2010.

- Sự tham gia tích cực của các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội các cấp: Trong quá trình tổ chức thực hiện, hầu hết các bộ ngành, đoàn thể xã hội đã có những hình thức, mô hình hoạt động riêng, phù hợp với đối tượng tác động và nội dung nhiệm vụ được giao, huy động được sự tham gia ngày càng rộng rãi của các tầng lớp nhân dân. Một số ngành đã xây dựng chương trình hành động thực hiện Chiến lược quốc gia dinh dưỡng của ngành mình như Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam vv...

- Chủ trương triển khai các hoạt động toàn diện từ trung ương đến địa phương: Các hoạt động dinh dưỡng được triển khai sâu rộng và đồng bộ từ trung ương xuống đến tận các xã phường trong cả nước. Chính nhờ triển khai toàn diện như vậy nên đã huy động được các ban ngành, tổ chức xã hội và cộng đồng cùng tham gia. Ý thức về dinh dưỡng hợp lý nói chung và phòng chống suy dinh dưỡng nói riêng trong các tầng lớp cán bộ cũng như cộng đồng đã được nâng cao. Bên cạnh đó, các bộ, ban ngành đã tham mưu cho chính phủ, cho lãnh đạo bộ, ban ngành xây dựng và ban hành nhiều văn bản đường lối chính sách hỗ trợ cho dinh dưỡng ở các cấp.

- Kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ tạo môi trường thuận lợi: - Trong 10 năm qua, Kinh tế tăng trưởng nhanh; tỷ lệ hộ nghèo giảm liên lục. Hệ thống giáo dục đào tạo, thông tin - truyền thông phát triển mạnh mẽ, hội nhập quốc tế sâu rộng làm tăng lượng thông tin, kiến thức cho người dân.

- Huy động được sự hỗ trợ có hiệu quả của các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước. Các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước, các tổ chức phi chính phủ đã hỗ trợ kỹ thuật, tài chính cho việc thực hiện nhiều nội dung như nghiên cứu, đào tạo cán bộ, giáo dục truyền thông, triển khai các dự án can thiệp. Đã tăng cường được nguồn lực thông qua các dự án trong nước và hợp tác quốc tế, công tác huy động xã hội, đặc biệt là trong mục tiêu phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em đã đạt hiệu quả cao.

Nguyên nhân chưa thành công:

- Cấp ủy Đảng và chính quyền một số nơi chưa quan tâm hoặc chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của vấn đề dinh dưỡng. Ở một số tỉnh, thành lập Ban chỉ đạo CLQGDD hoặc Ban chỉ đạo phòng chống SDD theo chỉ đạo của cấp trên nhưng chưa thực hiện đúng chức trách của Ban chỉ đạo.

- Đầu tư nguồn lực chưa đáp ứng yêu cầu: Đầu tư nguồn lực cho công tác dinh dưỡng chưa đáp ứng nhu cầu triển khai toàn diện và đồng bộ trên phạm vi cả nước. Hầu hết kinh phí chỉ mới tập trung cho công tác phòng chống SDD trẻ em dưới 5 tuổi mà chủ yếu là phòng chống SDD thể nhẹ cân. Nhiều vấn đề dinh dưỡng quan trọng khác như phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng chưa được quan tâm đúng mức.

- Công tác điều hành và tổ chức thực hiện còn nhiều hạn chế. Trong thực hiện, nhiều địa phương còn triển khai có tính hình thức. Công tác kiểm tra giám sát chưa thường xuyên và sâu sát. Việc xây dựng kế hoạch, giao ch tiêu và phân bổ kinh phí chưa tính toán đầy đủ đến thực tế của địa phương.

7- Các bài học kinh nghiệm cho kế hoạch hành động đến năm 2015:

- Sự cam kết mạnh mẽ của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với công tác dinh dưỡng là một yếu tố hết sức quan trọng và tiên quyết bảo đảm sự thành công của công tác này.

- Cần liên tục triển khai hoạt động thuyết phục, vận động các cấp các ngành. Mục tiêu về phòng chống suy dinh dưỡng cần được đưa vào nghị quyết của Đại hội Đảng, ngh quyết hàng năm của Quốc hội và của HĐND các cấp.

- Công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ hành vi về dinh dưỡng hp lý cho người dân là rất quan trọng. Suy dinh dưỡng nhiều khi không chỉ do thiếu ăn mà là do ăn uống không hợp lý do thiếu kiến thức.

- Công tác dinh dưỡng đòi hỏi các giải pháp sáng tạo đề xuất từ chính các địa phương. Do đó, cn thường xuyên tập hợp các sáng kiến, đề xuất của cơ sở để đưa vào chỉ đạo, định hướng cho công tác triển khai có hiệu quả.

- Thực hiện thật tốt sự tham gia phối hợp liên ngành ở mọi cấp. Bài học thành công về giảm suy dinh dưỡng trẻ em ở nhiều tỉnh, thành phố cho thấy đã phát huy tốt công tác phối hợp liên ngành, phối hợp với các đoàn thể xã hội một cách thường xuyên, liên tục.

- Thực hiện tốt công tác đánh giá, theo dõi một cách có hệ thống tình trạng dinh dưỡng. Đồng thời, cần kịp thời đề xuất và thực hiện các nghiên cứu để phát hiện, nhận định, đánh giá những vấn đề dinh dưỡng mới nảy sinh, từ đó có các đề xuất về giải pháp.

- Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế, huy động mọi nguồn lực để tăng nguồn lực cho các hoạt động dinh dưỡng.

Phần II

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ DINH DƯỠNG ĐẾN NĂM 2015

I- CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH.

- Nghị quyết 37/CP ngày 20/6/1996 của Chính phủ về định hướng chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân đã nêu ra các chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe của nhân dân ta đến năm 2020;

- Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 22/02/2012 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

II- QUAN ĐIỂM, BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ KHI XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

1- Bối cảnh quốc tế.

- Toàn cầu hóa kinh tế là xu thế khách quan, hội nhập kinh tế là tất yếu tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu t bất bình đẳng, gây khó khăn thách thức lớn cho các quốc gia. Cải thiện tình trạng dinh dưỡng, nâng cao tầm vóc người Việt nam, hạn chế các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực có thể chất và trí tuệ tốt cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong những thập niên tới.

- Khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, tiếp tục phát triển nhảy vọt, thúc đẩy sự hình thành nền kinh tế tri thức đã tác động nhiều mặt và làm biến đổi sâu sắc các lĩnh vực về đời sống xã hội của tất cả các quốc gia;

2- Bối cảnh trong nước.

- Sau hơn 20 năm đổi mới (1986 - 2010), nước ta đã đạt nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội. Mức tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,5% năm. Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ở Châu Á trong những năm gần đây. Kinh tế phát triển, nước ta dần dần thoát ra khỏi nước nghèo. Đến năm 2020, Việt Nam cơ bn trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Mặc dù vậy, nền kinh tế nước ta vẫn là nền kinh tế có mức thu nhập thấp. Các chỉ số về kết cấu hạ tầng, phát triển con người vẫn ở thứ hạng dưới so với nhiều nước trên thế giới. Đã xuất hiện phân hóa giàu nghèo trong các tầng lớp dân cư trong xã hội.

- Nhiều chính sách và văn bản pháp quy được ban hành hoặc sửa đổi để phù hợp hơn với các cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, từng bước tạo ra môi trường pháp lý đầy đủ, an toàn và thuận lợi hơn cho các hoạt động sản xuất và kinh doanh cũng như chăm sóc sức khỏe nhân dân.

- Nghị quyết 37/CP của Chính phủ về Định hướng chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân đã nêu ra các chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe của nhân dân ta đến năm 2020: "Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm còn 15% vào năm 2020 và chiều cao trung bình của thanh niên Việt nam đạt 1m65 vào năm 2020".

3- Cơ hội và thách thức.

Các cơ hội.

a) Đến năm 2020, dân số Việt Nam có khoảng 100 triệu người, trong đó dân số trong độ tuổi lao động (15-59 tuổi) khoảng 65 triệu người. Điều này là cơ hội cho phát triển song cũng tạo ra thách thức về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cũng như đào tạo nghề, tạo việc làm cho hàng chục triệu người lao động.

b) Sau hơn 20 năm đổi mới, những thành tựu đạt được trong phát triển kinh tế xã hội, sự ổn đnh chính trị làm cho thế và lực nước ta lớn mạnh lên nhiều. Thu nhập của người dân tăng, đời sống được cải thiện. Sự đóng góp về nguồn lực của nhà nước cho chương trình dinh dưỡng ngày càng được tăng cường.

Các thách thức.

a) Tỷ lệ dân số già đã tăng từ 7,15% năm 1979 lên 9,19% vào năm 2008 và dự kiến là 11,2% năm 2020. Chi phí xã hội cho một người già lớn gấp 8 lần so với chi phí xã hội cho một trẻ em. Người già sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề về bệnh tật và dinh dưỡng. Vì vậy chăm sóc dinh dưỡng, sức khỏe nhất là đối với các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng là một thách thức lớn.

b) Đô thị hóa sẽ là động lực phát triển dài hạn, tuy nhiên, đô thị hóa kéo theo giảm đất sản xuất nông nghiệp. Dân số gia tăng kết hợp với đô thị hóa và thu nhập tăng sẽ tác động đến ăn uống, lối sống, tình trạng dinh dưỡng và các bệnh tật liên quan đến dinh dưỡng trong thập niên tới.

c) Chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu toàn cầu nên nước ta trong những năm ti sẽ phải đối phó với nhiều thiên tai, bão lụt, hạn hán, nước biển dâng cao dẫn ti nguy cơ về mất an ninh lương thực thực phẩm quốc gia và an ninh lương thực thực phẩm hộ gia đình.

d) Toàn cầu hóa đưa ra những thách thức mới về thực phẩm và kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm.

đ) Tỷ lệ suy dinh dưỡng càng xuống thấp thì mức giảm càng chậm. Sự khác biệt về tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi giữa các vùng miền còn lớn. Bên cạnh thiếu dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng đang tồn tại thì các bệnh mạn tính không lây có liên quan đến dinh dưỡng đang có xu hướng gia tăng.

e) Nguồn lực đầu tư cho dinh dưỡng chưa tương xứng với yêu cầu giảm nhanh và bền vững tỷ lệ suy dinh dưỡng. Mạng lưới triển khai còn chưa đồng bộ, đội ngũ cán bộ làm công tác dinh dưỡng ở trên cộng đồng và trong bệnh viện còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.

4- Quan điểm xây dựng kế hoạch.

a) Triển khai các can thiệp theo chu kỳ vòng đời của con người từ lúc trong bụng mẹ đến lúc trưởng thành, trong đó ưu tiên các nhóm đối tượng phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi và lứa tuổi vị thành niên chuẩn bị bước vào thời kỳ làm bố, làm m và nhóm người di cư vào các khu công nghiệp.

b) Triển khai trên phạm vi toàn quốc, ưu tiên các can thiệp vào vùng nghèo, vùng khó khăn về đa lý và các vùng/tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao, nhằm giảm sự khác biệt về tình trạng dinh dưỡng giữa các vùng khác nhau trong cả nước.

c) Phối hợp các hoạt động của chương trình dinh dưỡng với các chương trình khác của ngành y tế cũng như các chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình nước sạch, chương trình An ninh thực phẩm, chương trình giảm nhẹ thiên tai và các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác.

d) Thực hiện chương trình dinh dưỡng đòi hỏi sự tham gia không chỉ của ngành y tế, mà còn là sự tham gia của chính quyền các cấp, của các bộ ngành trong khuôn khổ các hoạt động liên quan đến dinh dưỡng, của các đoàn thể, của các cơ quan truyền thông đại chúng và của toàn dân.

đ) Các hoạt động triển khai gắn liền với các nghiên cứu nhằm đánh giá thành tựu đạt được và định hướng cho các can thiệp tiếp theo của chương trình dinh dưỡng.

e) Đa dạng hóa các nguồn lực tài chính. Kết hợp chặt chẽ giữa nguồn ngân sách nhà nước thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, kinh phí thường xuyên của ngành y tế với các nguồn của ngân sách của địa phương, của các tổ chức, cá nhân có liên quan và của các chương trình viện trợ trong lĩnh vực dinh dưỡng, thực phẩm.

5- Các vấn đề ưu tiên trong giai đoạn tới

5.1- V lĩnh vực:

- Phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi nhằm nâng cao tầm vóc, thể lực của các thế hệ người Việt Nam trong thập niên tới.

- Kiểm soát có hiệu qu tình trạng thừa cân - béo phì và các bệnh mạn tính không lây nhiễm liên quan đến dinh dưỡng, trước hết là các bệnh: Đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch vv...

- Nâng cao năng lực triển khai hoạt động của đội ngũ cán bộ làm công tác dinh dưỡng ở cộng đồng và bệnh viện.

5.2- Về phạm vi:

- Các can thiệp được triển khai tập trung các vùng nghèo, vùng khó khăn về địa lý, vùng dân tộc ít người, tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng, đặc biệt là suy dinh dưỡng thấp còi cao.

- Các khu công nghiệp có các đối tượng nhập cư cao trong cả nước.

III- MỤC TIÊU

1- Mục tiêu chung

Đến năm 2015, bữa ăn của người dân ở tất cả các vùng được cải thiện về số lượng, cân đối hơn về chất lượng; suy dinh dưỡng trẻ em, đặc biệt thể thấp còi được giảm mạnh góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực của người Việt Nam, kiểm soát có hiệu quả tình trạng thừa cân - béo phì góp phần hạn chế các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng.

2- Các mục tiêu cụ thể đến 2015

- Mục tiêu 1: Tiếp tục cải thiện về số lượng, nâng cao chất lượng bữa ăn của người dân.

Chỉ tiêu:

+ Tỷ lệ hộ gia đình có mức năng lượng ăn vào bình quân đầu người dưới 1800Kcal giảm xuống 10%.

+ Tỷ lệ hộ gia đình có khẩu phần cân đối (tỷ lệ các chất sinh nhiệt P:L:G - 14:18:68) đạt 50%.

- Mục tiêu 2: Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em.

Chỉ tiêu:

+ Giảm tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ tuổi sinh đẻ còn 15%.

+ Giảm tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp (<2500 gam) xuống dưới 10%.

+ Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 26%.

+ Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống 15%.

+ Chiều cao của trẻ 5 tuổi tăng từ 0,7cm - 1cm cho cả trẻ trai và gái và chiều cao của thanh niên theo giới tăng từ 0,4cm - 0,5cm so với năm 2010.

+ Khống chế và duy trì tỷ lệ béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi ở mức dưới 5% ở nông thôn và dưới 10% ở thành phố lớn.

- Mục tiêu 3: Cải thiện tình trạng vi chất dinh dưỡng của người dân, cụ thể: giảm tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng, thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ có thai; thanh toán các rối loạn do thiếu i-ốt.

Chỉ tiêu:

+ Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi có hàm lượng vitamin A huyết thanh thấp (<0,7 μmol/L) xuống dưới 10%.

+ Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai giảm còn 28%.

+ Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm còn 20%.

+ Tỷ lệ hộ gia đình dùng muối it đủ tiêu chuẩn phòng bệnh (≥ 20 ppm) đạt > 90%, mức trung vị lốt niệu của bà mẹ có con dưới 5 tuổi đạt từ 10 đến 20 μg/dl.

- Mục tiêu 4: Từng bước kiểm soát có hiệu quả tình trạng thừa cân - béo phì và yếu tố nguy cơ của một số bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng ở người trưởng thành.

Chỉ tiêu:

+ Kiểm soát tình trạng béo phì ở người trưng thành ở mức dưới 8%.

+ Khống chế tỷ lệ người trưởng thành có cholesterol trong máu cao (> 5,2 mmol/L) dưới 28%

- Mục tiêu 5: Nâng cao hiểu biết và tăng cường thực hành dinh dưỡng hợp lý.

Chỉ tiêu:

+ Tỷ lệ trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đạt 27% vào năm 2015.

+ Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức và thực hành dinh dưỡng đúng cho trẻ ốm đạt 75% vào năm 2015.

+ Tỷ lệ nữ thanh niên được huấn luyện về dinh dưỡng và kiến thức cơ bản về làm mẹ đạt 65% vào năm 2015.

- Mục tiêu 6: Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của mạng lưới dinh dưỡng tại cộng đồng và cơ sở y tế.

Chỉ tiêu:

+ Đến năm 2015, đảm bảo 75% cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tuyến tỉnh và 50% tuyến huyện được đào tạo chuyên ngành dinh dưỡng cộng đồng từ 1 đến 3 tháng.

+ Đến năm 2015, bảo đảm 100% cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tuyến xã và cộng tác viên dinh dưỡng được tập huấn, cập nhật kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng.

+ Đến năm 2015, 90% bệnh viện tuyến trung ương và 70% bệnh viện tuyến tỉnh và 30% bệnh viện tuyến huyện có cán bộ dinh dưỡng tiết chế. 90% bệnh viện tuyến trung ương, 70% tuyến tỉnh và 20% tuyến huyện có triển khai hoạt động tư vấn và thực hiện thực đơn về chế độ dinh dưỡng hợp lý cho một số nhóm bệnh và đối tượng đặc thù bao gồm người cao tuổi, HIV/AIDS và Lao vào năm 2015.

+ Đến năm 2015, đảm bảo 50% số tỉnh có đơn vị giám sát dinh dưỡng đủ năng lực thu thập đy đủ, có chất lượng bộ chỉ tiêu về tình hình thực hiện các mục tiêu. Thực hiện giám sát dinh dưỡng trong các trường hợp khẩn cấp tại các tỉnh thường xuyên xảy ra thiên tai.

IV- NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH

1- CẢI THIỆN V SỐ LƯỢNG, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỮA ĂN CỦA NGƯỜI DÂN.

Kết quả mong đợi 1: Xây dựng lại bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam và những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý

Đầu ra 1.1: Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam được xây dựng

Hoạt động 1.1.1: Cập nhật, bổ sung và hoàn thiện bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam

Năm 2012:

+ Thu thập và tham khảo bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị một số nước trong khu vực và trên Thế giới. .

+ Cập nhật các thông tin, số liệu về mức tiêu thụ lương thực thực phẩm của người Việt Nam trong những năm gn đây

+ Biên tập bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt nam trong giai đoạn tới

Hoạt động 1.1.2: Phân tích thành phần dinh dưỡng thực phẩm để bổ sung, cập nhật bảng thành phần thực phẩm Việt Nam.

Năm 2013-2015: Triển khai hàng năm

+ Phân tích thành phần dinh dưỡng thực phẩm để bổ sung, cập nhật bảng thành phần thực phẩm Việt Nam.

Hoạt động 1.1.3: Hội nghị phổ biến và hướng dẫn sử dụng bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam tới các bộ/ngành và 63 tỉnh/thành phố.

Năm 2013:

+ Tổ chức 01 hội nghị phổ biến và hướng dẫn sử dụng bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam tới các bộ/ngành và 63 tỉnh/thành phố tại 3 miền Bắc, Trung và Nam (2 người/tỉnh; 63 tỉnh thành).

Hoạt động 1.1.4: Xuất bản, phát hành bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam giai đoạn tới.

Năm 2013:

+ Cấp phát 20cuốn/tỉnh, thành phố cho 63 tỉnh,thành phố toàn quốc.

+ Cấp phát 05cuốn/huyện cho 698 huyện toàn quốc.

+ Cấp phát 500 cuốn cho các cán bộ Bộ, ngành, Viện liên quan

Đầu ra 1.2: Những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý cho giai đoạn tới được xây dựng lại

Hoạt động 1.2.1: Thu thập và tham khảo lời khuyên dinh dưỡng hợp lý một số nước trong khu vực và trên Thế giới và cập nhật số liệu, thông tin về tiêu thụ thực phẩm và thói quen ăn uống của người Việt Nam trong 5 năm qua.

Năm 2012:

+ Thu thập và tham khảo lời khuyên dinh dưỡng hợp lý một số nước trong khu vực và trên Thế giới

+ Triển khai nghiên cứu ở 6 vùng sinh thái để có số liệu về tiêu thụ thực phẩm và thói quen ăn uống của người Việt Nam trong 5 năm qua

Hoạt động 1.2.2: Soạn thảo những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý cho giai đoạn tới.

Năm 2012:

+ Soạn thảo những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý cho giai đoạn tới

Hoạt động 1.2.3: Biên soạn hướng dẫn thực hiện “những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý”

Năm 2013:

+ Xây dựng 01 hướng dẫn thực hiện “những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý”

Hoạt động 1.2.4: Hội thảo phổ biến “những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý” giai đoạn tới.

Năm 2012:

+ Tổ chức 01 hội thảo phổ biến cho “những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý” giai đoạn tới (30 đại biểu TW, 30 đại biểu tỉnh (2 người/tỉnh x 15 tỉnh).

Hoạt động 1.2.5: Hội nghị phổ biến hướng dẫn “những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý”.

Năm 2013:

+ Tổ chức 01 hội nghị phổ biến “những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý” và hướng dẫn sử dụng cho các đối tượng là lãnh đạo và cán bộ làm công tác dinh dưỡng và các ban ngành tại 02 miền (04 người/tỉnh; 63 tỉnh)

Hoạt động 1.2.6: Xuất bản và phát hành tờ rơi và hướng dẫn sử dụng “những lời khuyên dinh dưỡng hp lý” cho 63 tỉnh thành.

Năm 2013:

+ Cấp phát 50 cuốn hướng dẫn và 200 tờ rơi/tỉnh, cho 63 tỉnh,thành phố toàn quốc.

+ Cấp phát 5 cuốn hướng dẫn và 100 tờ rơi/huyện cho 698 huyện toàn quốc.

+ Cấp phát 10 tờ rơi và 2 cuốn hướng dẫn/xã cho 11118 xã toàn quốc

+ Cấp phát 500 cuốn và 1.000 tờ rơi cho các cán bộ Bộ, ngành, Viện liên quan

Kết quả mong đợi 2: Nâng cao kiến thức về dinh dưỡng hợp lý (bữa ăn đủ về số lượng, cân đối về chất lượng) cho người dân

Đầu ra 2.1: Tài liệu truyền thông theo các nội dung của “những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý” mới được xây dựng và phân phối.

Hoạt động 2.1.1: Xây dựng tài liệu truyền thông hướng dẫn đa dạng hóa bữa ăn.

Năm 2013:

+ Xây dựng 2 tờ rơi về đa dạng hóa bữa ăn

+ Xây dựng 1 sách hướng dẫn thực hiện đa dạng hóa bữa ăn

Năm 2014:

+ Xây dựng 2 phóng sự về đa dạng hóa bữa ăn

+ Xây dựng 1 bộ tranh lật về đa dạng hóa bữa ăn dành cho cộng tác viên dinh dưỡng

Năm 2015:

+ Thiết kế 3 poster về đa dạng hóa bữa ăn

+ Xây dựng 2 phóng sự về đa dạng hóa bữa ăn

Hoạt động 2.1.2: Xuất bản và phát hành các loại tài liệu truyền thông.

Năm 2013:

+ Xuất bản và phát hành 2 tờ rơi về đa dạng hóa bữa ăn cho cán bộ tuyến xã (05 tờ/xã; 11118 xã)

+ Xuất bản và phát hành 2 tờ rơi về đa dạng hóa bữa ăn cho cán bộ tuyến huyện (50 tờ/huyện; 698 huyện)

+ Xuất bản và phát hành 02 sách hướng dẫn cho 11816 xã, huyện (3 cuốn/đơn vị)

Năm 2014:

+ Sản xuất đĩa CD nội dung về đa dạng hóa bữa ăn cho 11816 xã, huyện

Năm 2015:

+ Xuất bản và phát hành 1 bộ tranh lật về đa dạng hóa bữa ăn dành cho cộng tác viên dinh dưỡng (25 tờ/xã) của 11816 xã, huyện

+ Xuất bản và phát hành 3 poster về đa dạng hóa bữa ăn (2tờ/xã của 11816 xã).

Hoạt động 2.1.3: Xây dựng và phân phối mô hình tháp dinh dưỡng hợp lý.

Năm 2013:

+ Xây dựng tháp dinh dưỡng hợp lý dành cho người lớn, trẻ mẫu giáo và mầm non.

Năm 2014: In và phân phối mô hình 03 tháp dinh dưỡng hợp lý cho các đối tượng.

+ Xuất bản và phát hành 3 loại cho cán bộ tuyến xã (05 tờ/xã; 11118 xã)

+ Xuất bản và phát hành 3 loại cho cán bộ tuyến huyện (50 tờ/huyện; 698 huyện)

+ Xuất bản và phát hành 3 loại cho 03 Trung tâm (YTDP, CSSKSS, GDTT) cho 63 tỉnh (200 tờ/đơn vị) để cấp phát cho các trường mẫu giáo, mầm non

Hoạt động 2.1.4: Phổ biến tài liệu về đa dạng hóa bữa ăn và dinh dưỡng hợp lý trên các kênh truyền thông đại chúng.

Năm 2013 - 2015: Triển khai hàng năm .

+ Lồng ghép xây dựng 03 phóng sự phổ biến tài liệu truyền thông cho các ngày Vi chất Dinh dưỡng, Tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ, tuần lễ Dinh dưỡng và Phát triển.

Đầu ra 2.2: Năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác dinh dưỡng được nâng cao.

Hoạt động 2.2.1: Tổ chức các lớp tập huấn, tư vấn (TOT) hàng năm cho đội ngũ cán bộ làm công tác dinh dưỡng tuyến tỉnh về kiến thức dinh dưỡng cơ bản, cách chế biến và lựa chọn thực phẩm để có bữa ăn hợp lý, cách chế biến thức ăn bổ sung cho trẻ,...

Năm 2013-2015: Triển khai hàng năm

+ Lồng ghép nội dung với các lớp tập huấn, tư vấn (TOT) cho đội ngũ cán bộ làm công tác dinh dưỡng tuyến tỉnh

Hoạt động 2.2.2: Tổ chức các lớp tập huấn (TOT) hàng năm cho đội ngũ cán bộ làm công tác dinh dưỡng của các ban/ngành về kiến thức dinh dưỡng cơ bản, cách chế biến và lựa chọn thực phẩm để có bữa ăn hợp lý, cách chế biến thức ăn bổ sung cho trẻ,...

Năm 2013 -2015: Triển khai hàng năm

+ Lồng ghép nội dung với các lớp (TOT) cho đội ngũ cán bộ làm công tác dinh dưỡng của các ban/ngành

Đầu ra 2.3: Hoạt động truyền thông đại chúng trong các chiến dịch truyền thông dinh dưỡng (ngày Vi chất Dinh dưỡng, Tuần lễ Dinh dưỡng và phát triển) được thực hiện.

Hoạt động 2.3.1: Tổ chức chiến dịch truyền thông dinh dưỡng hợp lý và cân đối ở cấp quốc gia.

Năm 2013-2015: Triển khai hàng năm

+ Tổ chức 2 chiến dịch truyền thông dinh dưỡng hợp lý và cân đối ở cấp quốc gia.

Hoạt động 2.3.2: Xây dựng lịch truyền thông (phát sóng, tin, bài) trên các phương tiện truyền thông đại chúng của báo, đài truyền thanh và truyền hình cấp tỉnh.

Năm 2013 - 2014:Triển khai hàng năm

+ Xây dựng nội dung và lịch truyền thông (phát sóng, tin, bài) trên các phương tiện truyền thông đại chúng của báo, đài truyền thanh và truyền hình cấp tỉnh 2 đợt/năm .

Kết quả mong đợi 3: Thúc đẩy mô hình sản xuất, chăn nuôi để tạo nguồn thực phẩm sẵn có tại chỗ cho bữa ăn tại hộ gia đình.

Đầu ra 3.1: Mô hình sản xuất, chăn nuôi tạo nguồn thực phẩm sẵn có tại hộ gia đình được khuyến khích xây dựng.

Hoạt động 3.1.1: Hướng dẫn nuôi, trồng và phát triển ao cá; chuồng gia súc, chú trọng chăn nuôi gia cầm.

Năm 2013-2015: Triển khai hàng năm:

+ Xây dựng mô hình tại 06 vùng sinh thái (1 mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm hoặc thủy, hải sản tại 6 vùng sinh thái tại hộ gia đình)

Hoạt động 3.1.2: Khuyến khích phát triển nguồn protein thực vật có giá trị dinh dưỡng cao (vừng lạc, đậu đỗ).

Năm 2013-2015: Triển khai hàng năm

+ Xây dựng tại mỗi vùng sinh thái (6 vùng) 3 mô hình sản xuất nguồn protein thực vật có giá trị dinh dưỡng cao (vừng lạc, đậu đỗ...)

Hoạt động 3.1.3: Phát triển ô dinh dưỡng (vườn rau, hoa quả) hộ gia đình.

Năm 2013 - 2015:  Triển khai hàng năm

+ Xây dựng tại 06 vùng sinh thái, mỗi vùng 5 mô hình sản xuất vườn rau, quả hộ gia đình

Đầu ra 3.2: Mô hình chăn nuôi, trồng trọt tại hộ gia đình và các hoạt động truyền thông giáo dục dinh dưỡng khác được lồng ghép và quảng bá rộng rãi

Hoạt động 3.2.1: Phối hợp với hội Nông dân, hội làm vườn, tổ chức các lớp tập huấn về chăn nuôi và trồng trọt phù hợp cho các hộ gia đình.

Năm 2013-2015: Triển khai hàng năm

+ Phối hợp với hội Nông dân, hội làm vườn, tổ chức 5 lớp tập huấn về chăn nuôi và trồng trọt cho các hộ gia đình thực hiện các mô hình điểm tại các vùng sinh thái

Hoạt động 3.2.2: Hướng dẫn công nghệ bảo quản lương thực, thực phẩm sau thu hoạch cho hộ gia đình.

Năm 2013-2015: Triển khai hàng năm

+ Tổ chức tập huấn về hướng dẫn công nghệ bảo quản lương thực, thực phẩm sau thu hoạch cho hộ gia đình (100 hộ gia đình/tỉnh x 2 lớp x 15 tỉnh)

Hoạt động 3.2.3: Phối hợp truyền thông về dinh dưỡng, phát triển chăn nuôi, trồng trọt tại hộ gia đình trong các hoạt động truyền thông thường kỳ thông qua đội ngũ cộng tác viên dinh dưỡng.

Năm 2013 - 2015: Triển khai hàng năm

+ Tổ chức truyền thông về dinh dưỡng, phát triển chăn nuôi, trồng trọt tại hộ gia đình trong các hoạt động huyền thông thường kỳ thông qua đội ngũ cộng tác viên dinh dưỡng (2 lớp x 15 tỉnh)

Đầu ra 3.3: Mô hình điểm về cải thiện bữa ăn dựa vào nguồn thực phẩm sẵn có của địa phương được xây dựng và nhân rộng

Hoạt động 3.3.1: Hướng dẫn nuôi, trồng các thực phẩm giàu chất đạm và chất béo phù hợp với điều kiện canh tác của từng địa phương.

Năm 2013:

+ Thành lập và duy trì hoạt động câu lạc bộ nuôi trồng giỏi giúp cải thiện chất lượng bữa ăn (10 tỉnh x 2 câu lạc bộ/tỉnh)

Năm 2014-2015:

+ Duy trì hoạt động câu lạc bộ nuôi trồng giỏi giúp cải thiện chất lượng bữa ăn (10 tỉnh x 2 câu lạc bộ/tỉnh)

+ Tổ chức hội thi câu lạc bộ nuôi trồng giỏi giúp cải thiện chất lượng bữa ăn (1 hội thi/tỉnh x 10 tỉnh)

+ Tổ chức 01 hội thảo/năm chia sẻ kinh nghiệm cho 2 tỉnh

Hoạt động 3.3.2: Cung cấp hạt giống cây trồng và vật nuôi.

Năm 2013:

+ Cung cấp cho 10 tỉnh điểm giống hạt cây trồng và giống vật nuôi phù hợp với thực tế triển khai của từng mô hình

Năm 2014-2015:

+ Duy trì và phát triển giống cây trồng và giống vật nuôi

Hoạt động 3.3.3: Xây dựng các câu lạc bộ và tổ chức các hội thi.

Năm 2013- 2015:

+ Xây dựng 20 câu lạc bộ trồng trọt/chăn nuôi giỏi tại 10 tỉnh

Năm 2015:

+ Tổ chức 10 hội thi tại 10 tỉnh về chăn nuôi/trồng trọt giỏi

+ Tổ chức 1 hội thi giữa 10 tỉnh về chăn nuôi/trồng trọt giỏi

Hoạt động 3.3.4: Tổ chức các hội thảo, hội nghị phổ biến và chia sẻ kinh nghiệm.

Năm 2015:

+ Tổ chức 01 hội thảo chia sẻ kinh nghiệm tại 3 miền Bắc, Trung và Nam

Hoạt động 3.3.5: Nghiên cứu tạo nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng tại địa phương.

Năm 2012-2015: Triển khai hàng năm

+ Triển khai 03 nghiên cu tạo nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng tại địa phương

2- CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA BÀ MẸ VÀ TRẺ EM.

Kết quả mong đợi 1: Kiện toàn mạng lưới, đào tạo và tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng chống suy dinh dưỡng

Đầu ra 1.1: Mạng lưới triển khai các hoạt động dinh dưỡng được kiện toàn.

Hoạt động 1.1.1: Kiện toàn và bổ sung Ban chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng tại các tuyến, đảm bảo 100% số tỉnh, huyện, xã có Ban chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng.

Năm 2013-2015: Triển khai hàng năm

+ Họp Ban chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng tuyến tỉnh (1 cuộc họp/tỉnh)

Hoạt động 1.1.2: Kiện toàn khoa dinh dưỡng trong hệ thống trung tâm YTDP tỉnh/huyện và bổ sung chuyên trách dinh dưỡng để đảm bảo mỗi tỉnh, huyện, xã có một chuyên trách/thư ký dinh dưỡng.

Năm 2013-2015: Triển khai hàng năm

+ Lồng ghép chỉ đạo để kiện toàn, bổ sung Ban chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng tại các tuyến huyện, xã (6 tháng/lần)

Hoạt động 1.1.3: Rà soát và bổ sung đảm bảo mỗi thôn/bản có ít nhất một cộng tác viên dinh dưỡng.

Năm 2013-2015: Triển khai hàng năm

+ Lồng ghép chỉ đạo rà soát đảm bảo số cộng tác viên dinh dưỡng cho thôn bản (6 tháng/lần)

Đầu ra 1.2: Năng lực triển khai và giám sát hoạt động dinh dưỡng của cán bộ làm công tác dinh dưỡng tại cộng đồng được nâng cao.

Hoạt động 1.2.1: Tổ chức tập huấn cho các chuyên trách dinh dưỡng tuyến tỉnh

Năm 2013-2015: Triển khai hàng năm

+ Tổ chức tập huấn cho cán bộ làm chuyên trách dinh dưỡng tuyến tỉnh (8 người/tỉnh; 63 tỉnh thành; 1 năm/lần) (thành phần lãnh đạo và cán bộ phòng Nghiệp vụ Y- Sở Y tế, lãnh đạo và chuyên trách/thư ký dinh dưỡng của Trung tâm Y tế dự phòng, trung tâm Sức khỏe sinh sản và trung tâm Truyền thông giáo dục dinh dưỡng.

Hoạt động 1.2.2: Tổ chức tập huấn cho các chuyên trách dinh dưỡng tuyến huyện.

Năm 2013-2015: Triển khai hàng năm

+ Tổ chức tập huấn cho cán bộ làm chuyên trách dinh dưỡng tuyến huyện (một lần/năm; 698 huyện) (thành phần: lãnh đạo và chuyên trách dinh dưỡng trung tâm Y tế huyện, lãnh đạo và nhân viên khoa dinh dưỡng và ATTP, đội bà mẹ trẻ em).

+ Hỗ trợ tập huấn cho cán bộ chuyên trách dinh dưỡng của 03 tỉnh khó khăn (1 lần/năm)

Hoạt động 1.2.3: Tổ chức tập huấn cho các chuyên trách dinh dưỡng tuyến xã và cộng tác viên dinh dưỡng.

Năm 2013-2015: Triển khai hàng năm

+ Lồng ghép giao ban tổ chức tập huấn cho trạm trưởng và chuyên trách dinh dưỡng xã (1 lần/năm) và tổ chức tập huấn cho cộng tác viên dinh dưỡng theo định kỳ và các cộng tác viên mới (1 năm/lần)

Hoạt động 1.2.4: Đào tạo cán bộ chuyên sâu làm công tác dinh dưỡng (sau đại học, cử nhân, kỹ thuật viên dinh dưỡng, dinh dưỡng tiết chế)

Năm 2013 - 2015: Triển khai hàng năm

+ Theo nhu cầu đào tạo của các tuyến và nhu cầu nâng cao kiến thức chuyên môn của cán bộ làm công tác dinh dưỡng.

Kết quả mong đợi 2: Nâng cao kiến thức của phụ nữ mang thai, bà mẹ, người chăm sóc trẻ thông qua hoạt động truyền thông giáo dục dinh dưỡng

Đầu ra 2.1: Hoạt động truyền thông giáo dục dinh dưỡng thông qua truyền thông các sự kiện và các chiến dịch được triển khai.

Hoạt động 2.1.1: Tổ chức ngày Vi chất dinh dưỡng vào ngày 1-2/6 hàng năm, tuyên truyền, truyền thông giáo dục dinh dưỡng, phòng chống suy dinh dưỡng lồng ghép trong ngày Vi chất dinh dưỡng tại trung ương, tại tuyến tỉnh, huyện, xã.

Năm 2013 - 2015: Triển khai hàng năm

+ Tổ chức 01 lễ phát động Ngày vi chất dinh dưỡng (1-2/6) tại 1 tỉnh.

+ Triển khai hoạt động uống vitamin A trong ngày vi chất dinh dưỡng (1-2/12)

+ Phát phóng sự, tuyên truyền trên 05 kênh truyền hình Trung ương.

+ Tuyên truyền trên truyền hình, báo chí 63 tỉnh thành

+ Truyền thông 20 lần trên loa phóng thanh huyện, xã của 63 tỉnh, thành

+ Tuyên truyền trên 20 bài báo trên các tờ báo Trung ương.

+ Tuyên truyền 20 lần/năm trên đài tiếng nói Việt Nam

Hoạt động 2.1.2: Truyền thông giáo dục dinh dưỡng, phòng chống suy dinh dưỡng lồng ghép trong Tuần lễ Dinh dưỡng & Phát triển được tổ chức tại tất cả các tuyến trung ương, tỉnh, huyện và xã vào tháng 10 hàng năm.

Năm 2013-2015: Triển khai hàng năm

+ Phát phóng sự, tuyên truyền trên 03 kênh truyền hình Trung ương.

+ Tuyên truyền trên truyền hình, báo chí 63 tnh thành

+ Truyền thông 20 lần trên loa phóng thanh huyện, xã của 63 tỉnh, thành

Hoạt động 2.1.3: Truyền thông giáo dục dinh dưỡng, phòng chống suy dinh dưỡng lồng ghép trong Tuần lễ nuôi con bằng Sữa mẹ được tổ chức tại trung ương, các tuyến tỉnh, huyện và xã vào tháng 8 hàng năm.

Năm 2013-2015: Triển khai hàng năm (Lồng ghép trong hoạt động 1.1.3 của mục tiêu 5).

+ Phát phóng sự, tuyên truyền trên 02 kênh truyền hình Trung ương.

+ Tuyên truyền trên truyền hình, báo chí 63 tỉnh thành

+ Truyền thông 20 lần/năm trên loa phóng thanh huyện, xã của 63 tỉnh, thành

Hoạt động 2.1.4: Tổ chức các hội thi chuyên trách dinh dưỡng và cộng tác viên dinh dưỡng giỏi tại 63 tỉnh/thành phố.

Năm 2015:

+ Tổ chức hội thi chuyên trách và cộng tác viên dinh dưỡng giỏi tại 63 tỉnh, thành (1 tỉnh/hội thi) và Hội thi toàn quốc.

Hoạt động 2.1.5: Tổ chức hội thảo về dinh dưỡng cho cán bộ ngành y tế và cán bộ các ban ngành trung ương với sự tham gia của các đơn vị trực thuộc ban chỉ đạo PCSDDTE, các đơn vị phối hợp triển khai hoạt động PCSDDTE.

Năm 2014-2015:

+ Tổ chức hội thảo về dinh dưỡng cho cán bộ ngành y tế và cán bộ các ban ngành trung ương (1 lần/năm)

Đầu ra 2.2: Các hoạt động truyền thông giáo dục dinh dưỡng trên các phương tiện thông tin đại chúng được tăng cường

Hoạt động 2.2.1: Xây dựng phóng sự, thông điệp dinh dưỡng về các chủ đề phòng chống suy dinh dưỡng phát trên đài truyền hình trung ương.

Năm 2013-2015: Triển khai hàng năm

+ Phát phóng sự, tuyên truyền trên 05 kênh truyền hình Trung ương (2 phóng sự/thông điệp/năm)

Hoạt động 2.2.2: Xây dựng tin, bài phổ biến kiến thức dinh dưỡng hợp lý đăng tải trên các báo, tạp chí, báo mạng, các trang web chuyên ngành vv...

Năm 2013-2015: Triển khai hàng năm

+ Xây dựng tin bài phổ biến kiến thức dinh dưỡng hợp lý (10 nội dung/năm)

Hoạt động 2.2.3: Xây dựng tin, bài về các chủ đề dinh dưỡng phát trên đài tiếng nói Việt Nam và hệ thống loa phát thanh địa phương.

Năm 2013-2015: Triển khai hàng năm

+ Xây dựng tin, bài phổ biến kiến thức dinh dưỡng hợp lý (phát trên 05 chương trình/năm)

Hoạt động 2.2.3: Xây dựng các tin, bài về các chủ đề dinh dưỡng phát trên hệ thống loa phát thanh địa phương hàng tháng.

Năm 2013-2015: Triển khai hàng năm

+ Xây dựng 12 tin, bài/năm phổ biến kiến thức dinh dưỡng hợp lý (phát trên truyền thanh địa phương 63 tỉnh thành)

Đầu ra 2.3: Công tác truyền thông giáo dục dinh dưỡng trực tiếp được đẩy mạnh

Hoạt động 2.3.1: Tổ chức truyền thông cho phụ nữ có thai, bà mẹ, người chăm sóc trẻ, các thành viên trong gia đình về các nội dung: phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng, phòng chống thừa cân - béo phì và các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng.

Năm 2013-2015: Triển khai hàng năm

+ Tổ chức 01 lớp tập huấn tại tỉnh cho cán bộ làm dinh dưỡng của Trung tâm y tế huyện cho 698 huyện (2 người/huyện; 2 ngày)

+ Lồng ghép hoạt động tại huyện cho trạm trưởng trạm y tế và y sĩ sản nhi của trạm y tế 11118 xã

+ Lồng ghép giao ban cộng tác viên thôn bản để phổ biến các nội dung: phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng, phòng chống thừa cân - béo phì và các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng

+ Lồng ghép tổ chức truyền thông cho phụ nữ có thai, bà mẹ, người chăm sóc trẻ, các thành viên trong gia đình

Hoạt động 2.3.2: Tổ chức các lớp giáo dục truyền thông kết hợp và các buổi thực hành dinh dưỡng tại thôn/bản cho bà mẹ/người chăm sóc trẻ tại tất cả các thôn/bản, nội dung hướng dẫn thực hành dinh dưỡng cần bám sát điều kiện thực tế của từng địa phương và lồng ghép với hoạt động truyền thông cộng đồng.

Năm 2013-2015: Triển khai hàng năm

+ Tổ chức các lớp giáo dục truyền thông kết hợp và các buổi thực hành dinh dưỡng tại thôn/bản cho bà mẹ/người chăm sóc trẻ 1 lần/năm tại 5 thôn/xã trong tất cả các xã toàn quốc (ước tính khoảng 650 trẻ/xã tham gia)

Hoạt động 2.3.3: Xây dựng và duy trì hoạt động của các trung tâm tư vấn, phục hồi dinh dưỡng tại 63 tỉnh/thành phố.

Năm 2013

+ Thành lập trung tâm tư vấn, phục hồi dinh dưỡng tại 63 tỉnh/thành phố

Hoạt động 2.3.4: Tổ chức tư vấn dinh dưỡng trực tiếp thông qua hệ thống phòng khám tư vấn dinh dưỡng cho bà mẹ nuôi con nhỏ, bà mẹ có trẻ bị suy dinh dưỡng vừa và nặng tại 63 tnh/thành phố.

Năm 2014 - 2015: Triển khai hàng năm

+ Duy trì hoạt động của trung tâm tư vấn, phục hồi dinh dưỡng tại 63 tỉnh/thành phố

Hoạt động 2.3.5: Xây dựng và duy trì 3 câu lạc bộ/tỉnh/năm về chia sẻ kinh nghiệm, chăm sóc dinh dưỡng và thực hành dinh dưỡng cho trẻ nhỏ.

Năm 2013

+ Thành lập 3 câu lạc bộ/tỉnh để chia sẻ kinh nghiệm, chăm sóc dinh dưỡng và thực hành dinh dưỡng cho trẻ nhỏ tại 35 tỉnh khó khăn.

Hoạt động 2.3.6: Tổ chức hội thi về các chủ đề liên quan đến công tác phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng và cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em.

Năm 2015:

+ Lồng ghép tổ chức hội thi về các ch đề liên quan đến công tác phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng và cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em tại 63 tỉnh, thành (1 lần; 1 tỉnh/hội thi)

Đầu ra 2.4: Tài liệu, vật liệu truyền thông giáo dục dinh dưỡng được biên soạn và xây dựng.

Hoạt động 2.4.1: Biên soạn tài liệu tập huấn chuyên cho các cán bộ giảng dạy tại các trường y, trường sư phạm và trường cao đẳng mẫu giáo.

Năm 2013- 2015:

+ Biên soạn 03 bộ tài liệu tập huấn chuyên cho các cán bộ giảng dạy tại các trường y, trường sư phạm và trường cao đẳng mẫu giáo (mỗi trường/bộ)

Hoạt động 2.4.2: Xây dựng tài liệu chuyên môn và tài liệu giảng dạy cho cán bộ trực tiếp triển khai các hoạt động dinh dưỡng tại các tuyến.

Năm 2013- 2014:

+ Biên soạn 02 bộ tài liệu tài liệu chuyên môn và tài liệu giảng dạy cho cán bộ trực tiếp triển khai các hoạt động dinh dưỡng tại các tuyến huyện, xã

Hoạt động 2.4.3: Xây dựng 01 bộ tài liệu cho cộng tác viên dinh dưỡng.

Năm 2014- 2015:

+ Biên soạn 01 bộ tài liệu tài liệu chuyên môn và tài liệu giảng dạy cho cộng tác viên dinh dưỡng tại xã

Hoạt động 2.4.4: Xây dựng 02 sổ theo dõi dành cho cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dinh dưỡng.

Năm 2014- 2015:

+ Biên soạn 02 sổ theo dõi dành cho cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dinh dưỡng

Hoạt động 2.4.5: Xây dựng các tài liệu, vật liệu truyền thông giáo dục dinh dưỡng;

Năm 2013-2015:

+ Xây dựng 2 tài liệu hướng dẫn chăm sóc phụ nữ mang thai và chăm sóc trẻ 0-5 tuổi.

+ Xây dựng băng rôn, khẩu hiệu, tờ rơi... về phòng chống suy dinh dưỡng.

Hoạt động 2.4.6: Xây dựng tài liệu truyền thông đặc thù bằng tiếng dân tộc ít người để phát trên đài truyền hình trung ương và đài khu vực cũng như đài địa phương cho các tỉnh có SDD thấp còi cao.

Năm 2013- 2015:

+ Xây dựng 03 bộ tài liệu truyền thông đặc thù bằng tiếng dân tộc ít người để phát trên đài truyền hình trung ương và đài khu vực;

Kết quả mong đợi 3: Triển khai các hoạt động phục hồi suy dinh dưỡng nặng và can thiệp dinh dưỡng khẩn cấp

Đầu ra 3.1: Hướng dẫn điều trị nhằm phục hồi dinh dưỡng cho trẻ bị suy dinh dưỡng nặng tại bệnh viện và cộng đồng được xây dựng.

Hoạt động 3.1.1: Xây dựng 01 bộ tài liệu hướng dẫn điều trị phục hồi dinh dưỡng cho trẻ bị suy dinh dưỡng nặng tại bệnh viện và cộng đồng.

Năm 2012: Đã hoàn thành

+ Xây dựng 01 bộ tài liệu hướng dẫn điều trị phục hồi dinh dưỡng cho trẻ bị suy dinh dưỡng nặng tại bệnh viện và cộng đồng;

Hoạt động 3.1.2: Tổ chức lấy ý kiến các đơn vị chuyên môn thông qua hội thảo.

Năm 2012: Đã hoàn thành Tổ chức lấy ý kiến các đơn vị chuyên môn

Hoạt động 3.1.3: Thử nghiệm và đánh giá.

Năm 2012: Đã hoàn thành Thử nghiệm và đánh giá

Hoạt động 3.1.4: Hoàn thiện và trình lãnh đạo Bộ Y tế phê duyệt.

Năm 2012: Đang thực hiện

Đầu ra 3.2: Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng được hỗ trợ để phục hồi dinh dưỡng.

Hoạt động 3.2.1: In và cung cấp hồ sơ quản lý, theo dõi, những trẻ suy dinh dưỡng nặng tại bệnh viện và cộng đồng.

Năm 2013-2015:

+ Cung cấp hồ sơ quản lý, theo dõi, những trẻ suy dinh dưỡng nặng tại bệnh viện và cộng đồng (63 tỉnh; 225 huyện khó khăn; 3.375 xã)

Hoạt động 3.2.2: Hỗ trợ sản phẩm dinh dưỡng đặc hiệu (thực phẩm giàu năng lượng có bổ sung vi chất) cho 30% trẻ suy dinh dưỡng nặng tại cộng đồng và tại các cơ sở y tế.

Năm 2013-2015: Triển khai hàng năm

+ Cấp phát miễn phí 30 sản phẩm dinh dưỡng đặc hiệu/trẻ; cho 25 trẻ SDD nặng dưới 2 tuổi/xã của 5 xã trong 225 huyện khó khăn.

+ Vận chuyển sản phẩm dinh dưỡng đặc hiệu tới 36 Trung tâm YTDP tỉnh có 225 huyện khó khăn.

Hoạt động 3.2.3: Tổ chức tập huấn cho cán bộ khoa nhi tại tất cả các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện và trưởng trạm và chuyên trách dinh dưỡng tuyến xã về hướng dẫn điều trị trẻ suy dinh dưỡng nặng.

Năm 2013:

+ Tổ chức 01 lớp tập huấn cán bộ của bệnh viện, Trung tâm YTDP và Trung tâm CSSKSS 63 tỉnh. (2 ngày; 2 người/đơn vị)

+ Tổ chức 01 lớp tập huấn tại tỉnh cho cán bộ của bệnh viện, Trung tâm y tế huyện cho 698 huyện (10 người/huyện; 2 ngày)

+ Lồng ghép hoạt động tại huyện tập huấn cho trạm trưởng trạm y tế và y sĩ sản nhi của trạm y tế các xã (11118 xã)

Hoạt động 3.2.4: Thành lập nhóm chuyên gia hỗ trợ địa phương triển khai hoạt động phục hồi cho trẻ suy dinh dưỡng nặng.

Năm 2013 -2015:

+ Thành lập 01 nhóm chuyên gia hỗ trợ địa phương triển khai hoạt động phục hồi cho trẻ suy dinh dưỡng nặng

Hoạt động 3.2.5: Giám sát, đánh giá quá trình hồi phục dinh dưỡng của trẻ.

Năm 2013 -2015:

+ Tổ chức 01 đoàn giám sát TW để giám sát, đánh giá quá trình hồi phục dinh dưỡng của trẻ: 3 người/đoàn; 4 ngày; 1 lần/tỉnh/63 tỉnh thành

+ Tổ chức 01 đoàn giám sát cấp tỉnh giám sát, đánh giá quá trình hồi phục dinh dưỡng của trẻ: 3 người/đoàn; 3 ngày; 6 lần/năm; 63 tỉnh

+ Tổ chức 01 đoàn giám sát cấp huyện giám sát, đánh giá quá trình hồi phục dinh dưỡng của trẻ: 2 người/đoàn; 2 ngày; 6 lần/năm; 225 huyện.

Đầu ra 3.3: Trẻ em các vùng bị thiên tai bão lụt và các đối tượng đặc biệt khác (trẻ nhiễm HIV) được hỗ trợ dinh dưỡng.

Hoạt động 3.3.1: Cung cấp sản phẩm dinh dưỡng cho tất cả trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ bị suy dinh dưỡng vừa và nặng tại các vùng xẩy ra thiên tai.

Năm 2013-2015: Triển khai hàng năm

+ Cấp phát miễn phí 30 sản phẩm dinh dưỡng đặc hiệu/trẻ; cho 100 trẻ SDD ở vùng thiên tai /xã của 20 xã trong tỉnh thiên tai.

+ Vận chuyển sản phẩm dinh dưỡng đặc hiệu tới tỉnh có các xã thiên tai.

Hoạt động 3.3.2: Nâng cao kỹ năng truyền thông, tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế, người chăm sóc trẻ tại 18 tnh miền trung và các tỉnh thường xuyên xảy ra bão lũ về công tác phòng chống suy dinh dưỡng, kiểm soát.

Năm 2013:

+ Tổ chức 01 lớp tập huấn về kỹ năng truyền thông cán bộ Trung tâm YTDP và Trung tâm CSSKSS 18 tỉnh. (4 ngày; 4 người/đơn vị)

+ Tổ chức 01 lớp tập huấn tại tnh cho cán bộ của bệnh viện, Trung tâm y tế huyện cho 200 huyện (5 người/huyện; 2 ngày)

+ Lồng ghép hoạt động tại huyện tập huấn cho trạm trưởng trạm y tế và y sĩ sản nhi của trạm y tế các xã của 18 tỉnh.

Hoạt động 3.3.3: Hướng dẫn ăn, uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong điều kin thiên tai: Tổ chức hướng dẫn, tập huấn cho cán bộ khoa Dinh dưỡng và Vệ sinh an toàn thực phẩm về công tác đảm bo vệ sinh, an toàn thực phẩm trong điều kiện xẩy ra thiên tai, bão lụt của 18 tỉnh miền trung và các tỉnh thường xuyên xẩy ra thiên tai

Năm 2013: Lồng ghép cùng triển khai với hoạt động 3.3.2

Kết quả mong đợi 4: Triển khai các nghiên cứu và Xây dựng các mô hình dinh dưỡng đặc thù.

Đầu ra 4.1: Các nghiên cứu về giải pháp, kỹ thuật được xây dựng và triển khai

Hoạt động 4.1.1: Triển khai nghiên cứu phát triển kỹ thuật đánh giá tình trạng dinh dưỡng và các chỉ số.

Năm 2013-2015: Triển khai hàng năm

+ Triển khai 01 nghiên cứu/năm về phát triển kỹ thuật đánh giá tình trạng dinh dưỡng và các chỉ số.

Hoạt động 4.1.2: Triển khai nghiên cứu phát triển các sản phẩm giàu dinh dưỡng, sản phẩm giàu vi chất dinh dưỡng.

Năm 2013-2015: Triển khai hàng năm

+ Triển khai 02 nghiên cứu/năm về phát triển các sản phẩm giàu dinh dưỡng, sản phẩm giàu vi chất dinh dưỡng.

Đầu ra 4.2: Các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng lên tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em tại cộng đồng được triển khai.

Hoạt động 4.2.1: Triển khai nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng của kiến thức thực hành dinh dưỡng lên tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em.

Năm 2013-2015: Triển khai hàng năm

+ Triển khai 05 nghiên cứu/năm về ảnh hưởng của kiến thức thực hành dinh dưỡng lên tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em.

Hoạt động 4.2.2: Triển khai nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng của thái độ, hành vi lên tình trạng dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em.

Năm 2013-2015: Triển khai hàng năm

+ Triển khai 05 nghiên cứu/năm về ảnh hưởng của thái độ, hành vi lên tình trạng dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em.

Hoạt động 4.2.3: Triển khai nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường chính sách đối với công tác phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em.

Năm 2013 -2015: Triển khai hàng năm

+ Triển khai 02 nghiên cứu/năm về ảnh hưởng của môi trường chính sách.

Hoạt động 4.2.4: Triển khai nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng và các vi chất dinh dưỡng đối với sự phát triển thể lực, trí tuệ... qua các giai đoạn phát triển của trẻ ở các vùng khác nhau

Năm 2013 -2015: Triển khai hàng năm

+ Triển khai 03 nghiên cứu/năm về nhu cầu dinh dưỡng và các vi chất dinh dưỡng.

Hoạt động 4.2.5: Triển khai nghiên cứu về tập quán nuôi con của các vùng, miền, các dân tộc khác nhau phục vụ chương trình phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi.

Năm 2013 -2015: Triển khai hàng năm

+ Triển khai 05 nghiên cứu/năm về tập quán nuôi con của các vùng, miền, các dân tộc khác nhau.

Đầu ra 4.3: Các mô hình dinh dưỡng được nghiên cứu, xây dựng

Hoạt động 4.3.1: Triển khai nghiên cứu và ứng dụng mô hình dinh dưỡng đặc thù cho các vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

Năm 2013-2014: Triển khai hàng năm

+ Triển khai 2 nghiên cứu/năm về để xây dựng mô hình dinh dưỡng đặc thù cho các vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

Năm 2015:

+ Triển khai thí điểm mô hình tại cộng đồng .

Hoạt động 4.3.2: Triển khai nghiên cứu và ứng dụng mô hình dinh dưỡng đặc thù cho trung du.

Năm 2013-2014: Triển khai hàng năm

+ Triển khai 2 nghiên cứu/năm về để xây dựng mô hình dinh dưng đặc thù cho trung du.

Năm 2015:

+ Triển khai thí điểm mô hình tại cộng đồng.

Hoạt động 4.3.3: Triển khai nghiên cứu và ứng dụng mô hình dinh dưỡng đặc thù cho vùng một số vùng đồng bằng duyên hải.

Năm 2013 - 2014: Triển khai hàng năm

+ Triển khai 2 nghiên cứu/năm về để xây dựng mô hình dinh dưỡng đặc thù cho vùng một số vùng đồng bằng duyên hải.

Năm 2015:

+ Triển khai thí điểm mô hình tại cộng đồng.

Hoạt động 4.3.4: Triển khai nghiên cứu và ứng dụng mô hình dinh dưỡng đặc thù cho các khu công nghiệp.

Năm 2013 - 2014: Triển khai hàng năm

+ Triển khai 2 nghiên cứu/năm để xây dựng mô hình dinh dưỡng đặc thù cho các khu công nghiệp.

Kết quả mong đợi 5: Cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em lứa tuổi học đường

Đầu ra 5.1: Các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng được xác định

Hoạt động 5.1.1: Xây dựng 01 bộ tài liệu về hướng dẫn xác định các vấn đề liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ tuổi học đường.

Năm 2014:

+ Xây dựng 01 bộ tài liệu về hướng dẫn xác định các vấn đề liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ tuổi học đường.

Hoạt động 5.1.2: Tổ chức đào tạo, tập huấn hàng năm cho cán bộ làm công tác y tế trường học tuyến tỉnh, huyện, xã về kỹ thuật đánh giá các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng.

Năm 2014:

+ Tổ chức 01 lớp tập huấn cán bộ Trung tâm YTDP và Trung tâm CSSKSS 63 tỉnh về kỹ thuật đánh giá các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng. (3 ngày; 4 người/đơn vị)

+ Tổ chức 01 lớp tập huấn tại tỉnh cho cán bộ của bệnh viện, Trung tâm y tế huyện cho 698 huyện (4 người/huyện; 2 ngày)

+ Lồng ghép hoạt động tại huyện tập huấn cho trạm trưởng trạm y tế và y sĩ sản nhi của trạm y tế các xã.

Hoạt động 5.1.3: Trang bị để hỗ trợ đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em tuổi học đường.

Năm 2014:

+ Cung cấp 03 bộ cân, thước cho 63 tỉnh thành

Hoạt động 5.1.4: Tổ chức điều tra xác định các bệnh liên quan đến dinh dưỡng (suy dinh dưỡng, béo phì) và tư vấn cho cha mẹ học sinh tại các trường học ở các thành phố lớn

Năm 2014:

+ Tổ chức khám xác định các bệnh liên quan đến dinh dưỡng tại 10 trường/thành phố/năm; 3 thành phố lớn/năm)

Đầu ra 5.2: “Bữa ăn học đường” và bổ sung vi chất dinh dưỡng cho học sinh được xây dựng

Hoạt động 5.2.1: Tổ chức khảo sát thực trạng bữa ăn và mức đáp ứng nhu cầu trong chế độ ăn hàng ngày của học sinh.

Năm 2013:

+ Tổ chức 3 đợt khảo sát thực trạng bữa ăn và mức đáp ứng nhu cầu trong chế độ ăn hàng ngày của học sinh

Hoạt động 5.2.2: Tổ chức tập huấn xây dựng thực đơn và giám sát và quản lý “bữa ăn học đường” của trường đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cán bộ làm công tác dinh dưỡng tại các trường học ở các thành phố lớn.

Năm 2013 -2015:

+ Tổ chức 03 lớp tập huấn xây dựng thực đơn và giám sát và quản lý “bữa ăn học đường” của trường cho các cán bộ làm công tác dinh dưỡng tại các trường học ở các thành phố lớn (1 lần/năm)

Hoạt động 5.2.3: Xây dựng thực đơn và chế biến bữa ăn học đường hàng ngày cho học sinh tại Tp. Hà Nội.

Năm 2013:

+ Xây dựng 01 bộ thực đơn và chế biến bữa ăn học đường hàng ngày cho học sinh tại Tp. Hà Nội

Hoạt động 5.2.4: Thử nghiệm và hoàn thiện thực đơn bữa ăn học đường cho trẻ.

Năm 2014:

+ Thẩm định và tập huấn ứng dụng phần mềm quản lý khẩu phần ăn cho học sinh các trường tiểu học trên toàn quốc.

Hoạt động 5.2.5: Xây dựng phần mềm quản lý bữa ăn học đường.

Năm 2013-2014:

+ Xây dựng phần mềm quản lý bữa ăn học đường

Hoạt động 5.2.6: Triển khai mô hình điểm về sữa học đường cho mẫu giáo và học sinh tiểu học.

Năm 2013:

+ Xây dựng mô hình điểm về sữa học đường cho mẫu giáo và học sinh tiểu học

Năm 2014- 2005:

+ Triển khai mô hình điểm về sữa học đường cho mẫu giáo và học sinh tiểu học tại 5 tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi cao

Đầu ra 5.3: Công tác truyền thông giáo dục dinh dưỡng tại các trường được tăng cường

Hoạt động 5.3.1: Xây dựng và thử nghiệm tài liệu truyền thông về cải thiện dinh dưỡng, phòng chống một số vấn đề dinh dưỡng (suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng, thừa cân béo phì) tuổi học đường.

Năm 2014:

+ Xây dựng và thử nghiệm 05 tài liệu truyền thông

Hoạt động 5.3.2: Đưa một số nội dung của tài liệu vào các sinh hoạt ngoại khóa cho học sinh trong các trường.

Năm 2015:

+ Đưa một số nội dung của tài liệu vào các sinh hoạt ngoại khóa tại 2 trường

Hoạt động 5.3.3: Tổ chức lớp tập huấn về kỹ năng giáo dục truyền thông về phòng chống một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng, cải thiện dinh dưỡng cho cán bộ làm công tác y tế trường học và giáo viên các trường tại các thành phố lớn.

Năm 2015:

+ Tổ chức 04 lớp tập huấn tại 4 trường của thành phố lớn

Hoạt động 5.3.4: Tổ chức tuyên truyền cho phụ huynh học sinh về phòng chống một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng (suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng, thừa cân béo phì)

Năm 2015:

+ Tổ chức 04 đợt tuyên truyền tại 4 trường của thành phố lớn

Hoạt động 5.3.5: xây dựng chương trình tuyên truyền qua báo chí, truyền hình, chuyên mục về phòng chống một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng học đường (suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng, thừa cân béo phì).

Năm 2015:

+ Xây dựng 10 chương trình tuyên truyền qua báo chí, truyền hình

Kết quả mong đợi 6: Phòng chống tình trạng béo phì ở trẻ em.

Đầu ra 6.1: Nhận thức của người dân về sự gia tăng của tình trạng thừa cân/béo phì ở trẻ em và mối liên quan đến tình trạng rối loạn chuyển hóa và các bệnh mạn tính không lây được nâng cao thông qua truyền thông giáo dục dinh dưỡng

Hoạt động 6.1.1: Xây dựng và phát định kỳ hàng năm các phóng sự, chuyên mục, tin, bài... trên truyền hình, đài phát thanh, báo, tạp chí và các trang web điện tử truyền thông về phòng chống thừa cân béo phì trong đó lưu ý về tác hại của thức ăn nhanh, đồ ngọt có ga.

Năm 2013 - 2015: Triển khai hàng năm

Về phòng chống thừa cân béo phì trong đó lưu ý về tác hại của thức ăn nhanh, đồ ngọt có ga.

Năm 2013 -2015: Triển khai hàng năm

+ Xây dựng 5 phóng sự, chuyên mục, tin, bài...

Hoạt động 6.1.2: Tổ chức 02 chiến dịch truyền thông đại chúng, lồng ghép tuyên truyền, vận động phòng chống thừa cân/béo phì vào các chiến dịch Tuần lễ Dinh dưỡng và Phát triển, chiến dịch truyền thông cho Ngày Vi chất dinh dưỡng.

Năm 2013 - 2015: Triển khai hàng năm

+ Lồng ghép truyền thông tuyên truyền, vận động phòng chống thừa cân/béo phì

Hoạt động 6.1.3: Xây dựng, thử nghiệm và phân phối tài liệu truyền thông (đĩa, sách hướng dẫn, poster, tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu... về phòng chống thừa cân/béo phì).

Năm 2013:

+ Xây dựng và phân phối 03 loại tài liệu truyền thông ...

Năm 2013-2014

+ Cấp phát 50 tờ/trung tâm/tỉnh, thành phố cho 63 tỉnh,thành phố toàn quốc (3 trung tâm; 3 loại tài liệu tờ rơi, áp phích).

+ Cấp phát 20 tờ/huyện cho 698 tỉnh,thành phố toàn quốc (3 loại tài liệu tờ rơi, áp phích).

+ Cấp phát 05tờ/xã cho 11118 xã của 698 huyện khó khăn (3 loại tài liệu tờ rơi, áp phích).

+ Cấp phát 01 đĩa CĐ về phóng sự cho tất cả các huyện, xã trên toàn quốc (1 chiếc/tỉnh; 3 trung tâm của 63 tỉnh thành và 698 huyện)

Hoạt động 6.1.4: Tổ chức các buổi gặp mặt, tọa đàm tại tất cả các xã trên toàn quốc về phòng chống tình trạng thừa cân/béo phì, truyền thông giáo dục phòng chống thừa cân/béo phì qua các lớp truyền thông giáo dục dinh dưỡng, thực hành dinh dưỡng tại cộng đồng.

Năm 2013-2015: Triển khai hàng năm

+ Tổ chức các buổi gặp mặt, tọa đàm 1 năm/lần tại 11118 xã trên toàn quốc.

Hoạt động 6.1.5: Phổ biến thông tin về phòng chống thừa cân béo phì và các bệnh mạn tính liên quan tới dinh dưỡng thông qua hệ thống khám và tư vấn dinh dưỡng trên toàn quốc.

Năm 2013-2015: Triển khai hàng năm

+ Phổ biến thông tin về phòng chống thừa cân béo phì và các bệnh mạn tính liên quan tới dinh dưỡng thông qua hệ thống khám và tư vấn dinh dưỡng của 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc.

Đầu ra 6.2: Chế độ ăn cho trẻ trong hệ thống trường mầm non (phối hợp với Bộ giáo dục và đào tạo) được xây dựng và phổ biến.

Hoạt động 6.2.1: Xây dựng quy định về tổ chức ăn bán trú cho trẻ.

Năm 2013:

+ Xây dựng chế độ ăn bán trú hợp lý cho trẻ.

Hoạt động 6.2.3: Xây dựng chế độ ăn bán trú kiểm soát thừa cân/béo phì cho trẻ thừa cân/béo phì.

Năm 2013:

+ Xây dựng chế độ ăn bán trú kiểm soát thừa cân/béo phì cho trẻ.

Hoạt động 6.2.4: Tập huấn cho cán bộ Sở, Phòng Giáo dục, Giáo viên các trường mầm non, trung tâm Y tế dự phòng, trạm y tế phường về các nội dung phòng chống thừa cân/béo phì ở trẻ em.

Năm 2013 -2015:

+ Hỗ trợ tổ chức tập huấn hàng năm cho giáo viên tại 63 tnh/thành.

Đầu ra 6.3: Các can thiệp về dinh dưỡng, chế độ tập luyện hợp lý phòng chống thừa cân/béo phì được xây dựng.

Hoạt động 6.3.1: Tổ chức tư vấn trực tiếp tại thành phố lớn nhằm khuyến khích bố mẹ và người chăm sóc trẻ phối hợp tích cực và chủ động phòng chống tình trạng thừa cân/béo phì cho trẻ. Hướng dẫn theo dõi cân nặng, chiều cao của trẻ, hướng dẫn các thói quen và lối sống tích cực, lành mạnh cho trẻ.

Năm 2013 -2015:

+ Tổ chức tư vấn trực tiếp tại 05 thành phố lớn (1 năm/lần).

Hoạt động 6.3.2: Xây dựng kế hoạch đưa nội dung phòng chống thừa cân/béo phì vào chương trình học.

Năm 2013:

+ Xây dựng kế hoạch đưa nội dung phòng chống thừa cân/béo phì vào chương trình học.

Hoạt động 6.3.3: Xây dựng bếp ăn và tập huấn cho người phụ trách bữa ăn tại trường các tỉnh đại diện cho vùng sinh thái.

Năm 2014-2015:

+ Hỗ trợ xây dựng bếp ăn và tập huấn cho người phụ trách bữa ăn tại trường ở 14 tỉnh đại diện cho 7 vùng sinh thái.

Hoạt động 6.3.4: Tổ chức hội thi thể dục - thể thao, các trò chơi dân gian nhằm tăng cường hoạt động thể lực, tổ chức câu lạc bộ thể dục buổi sáng, sau giờ học... tại tỉnh đại diện cho vùng sinh thái.

Năm 2015:

+ Tổ chức 7 hội thi tại 7 tỉnh ở 7 vùng sinh thái.

Hoạt động 6.3.5: Tổ chức các buổi nói chuyện, các cuộc thi tìm hiểu kiến thức - thực hành phòng chống thừa cân/béo phì.

Năm 2014-2015:

+ Tổ chức các buổi nói chuyện, các cuộc thi tìm hiểu kiến thức tại 63 tỉnh/thành phố trên cả nước.

Hoạt động 6.3.6: Tổ chức câu lạc bộ phòng chống thừa cân/béo phì cho các gia đình có trẻ thừa cân/béo phì hoặc các gia đình quan tâm đến công tác phòng chống thừa cân/béo phì cho trẻ 1 lần/năm tại 63 tỉnh/thành phố trên cả nước.

Năm 2014-2015:

+ Tổ chức các buổi nói chuyện, các cuộc thi tìm hiểu kiến thức tại 63 tnh/thành phố trên cả nước.

Hoạt động 6.3.7: Xây dựng và phổ biến quy trình sàng lọc và phát hiện tình trạng thừa cân/béo phì, xây dựng hướng dẫn điều trị tình trạng thừa cân/béo phì ở trẻ em.

Năm 2013:

+ Xây dựng và phổ biến 01 bộ quy trình sàng lọc và phát hiện tình trạng thừa cân/béo phì, xây dựng hướng dẫn điều trị tình trạng thừa cân/béo phì ở trẻ em.

Đầu ra 6.4: Tài liệu phòng chống thừa cân/béo phì được xây dựng và các lớp tập huấn phòng chống thừa cân/béo phì cho mạng lưới được triển khai.

Hoạt động 6.4.1: Xây dựng, thử nghiệm và hoàn thiện tài liệu về dinh dưỡng tiết chế cho trẻ bị thừa cân/béo phì.

Năm 2013:

+ Xây dựng, thử nghiệm và hoàn thiện 01 bộ tài liệu

Hoạt động 6.4.2: Tổ chức tập huấn về dinh dưỡng tiết chế phòng chống thừa cân/béo phì ở trẻ em cho cán bộ tiết chế tại các trường học

Năm 2014:

+ Tổ chức tập huấn về dinh dưỡng tiết chế tại các trường học tại 63 tỉnh/thành phố trên cả nước. .

Hoạt động 6.4.3: Hỗ trợ kỹ thuật và công cụ thực hành, đánh giá tình trạng thừa cân/béo phì trong trường học và tại cộng đồng.

Năm 2014:

+ Hỗ trợ kỹ thuật và công cụ thực hành, đánh giá tại 63 tỉnh/thành phố trên cả nước.

Hoạt động 6.4.4: Tập huấn cho cán bộ Sở, Phòng Giáo dục, Giáo viên các trường mầm non Năm 2014:

+ Tập huấn về các nội dung phòng chống thừa cân/béo phì ở trẻ em trước tuổi học đường tại 63 tỉnh/thành phố trên c nước.

Hoạt động 6.4.5: Tập huấn cho cán bộ trung tâm Y tế dự phòng, trạm y tế phường về các nội dung phòng chống thừa cân/béo phì ở trẻ em trước tuổi học đường.

Năm 2014:

+ Tập huấn về các nội dung phòng chống thừa cân/béo phì ở trẻ em trước tuổi học đường tại 63 tỉnh/thành phố trên cả nước.

Kết quả mong đợi 7: Phối hợp liên ngành trong công tác phòng chống suy dinh dưỡng

Đầu ra 7.1: Các lớp tập huấn hỗ trợ kỹ thuật triển khai cho mạng lưới được phối hợp tổ chức.

Hoạt động 7.1.1: Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn cho người chăm sóc trẻ tại các trường mầm non/mẫu giáo.

Năm 2013 - 2015: Triển khai hàng năm

+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn cho người chăm sóc trẻ tại các trường mầm non/mẫu giáo

Hoạt động 7.1.2: Phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội liên hiệp Phụ nữ xây dựng kế hoạch và tập huấn cho nam nữ thanh niên, cho phụ nữ mang thai, phụ nữ nuôi con nhỏ thông qua các hoạt động của trung ương Đoàn Thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ...

Năm 2013 -2015: Triển khai hàng năm

+ Xây dựng kế hoạch và tập huấn cho nam nữ thanh niên, cho phụ nữ mang thai, phụ nữ nuôi con nhỏ

Đầu ra 7.2: Các can thiệp dinh dưỡng được triển khai

Hoạt động 7.2.1: Xây dựng kế hoạch và triển khai các can thiệp dinh dưỡng trong trường mầm non/mẫu giáo.

Năm 2013 - 2015: Triển khai hàng năm

+ Xây dựng kế hoạch và triển khai các can thiệp dinh dưỡng trong trường mầm non/mẫu giáo

Hoạt động 7.2.2: Xây dựng kế hoạch và triển khai các can thiệp dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng có điều kiện đặc biệt thông qua Bộ Lao động thương binh xã hội.

Năm 2013 -2015: Triển khai hàng năm

+ Xây dựng kế hoạch và triển khai các can thiệp dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng có điều kiện đặc biệt thông qua Bộ Lao động thương binh xã hội

Hoạt động 7.2.3: Phối hp với Hội Nông dân triển khai hoạt động tăng cường dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em thông qua mô hình kinh tế VAC.

Năm 2013 -2015: Triển khai hàng năm

+ Phối hợp với Hội Nông dân triển khai hoạt động tăng cường dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em thông qua mô hình kinh tế VAC

Đầu ra 7.3: Các nghiên cứu về dinh dưỡng được triển khai.

Hoạt động 7.3.1: Triển khai nghiên cu tình trạng dinh dưỡng và nghiên cứu các can thiệp dinh dưỡng đặc hiệu của trẻ tại khoa nhi của các bệnh viện.

Năm 2013 -2015: Triển khai hàng năm

+ Triển khai 01 nghiên cứu/năm

Hoạt động 7.3.2: Triển khai nghiên cứu đánh giá dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh thiếu tháng, nhẹ cân và các yếu tố ảnh hưởng tại các khoa sản và bệnh viện phụ sản.

Năm 2013-2015: Triển khai hàng năm + Triển khai 01 nghiên cứu/năm

Hoạt động 7.3.3: Triển khai nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng của trẻ và chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non/mẫu giáo.

Năm 2013 -2015: Triển khai hàng năm

+ Triển khai 01 nghiên cứu/năm

Đầu ra 7.4: Phối hợp liên ngành trong kiểm tra, giám sát và đánh giá được tăng cường.

Hoạt động 7.4.1: Xây dựng kế hoạch giám sát liên ngành trong các chiến dịch Ngày vi chất dinh dưỡng, Tuần lễ Dinh dưỡng & Phát triển, Tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ.

Năm 2013-2015: Triển khai hàng năm

+ Xây dựng kế hoạch và triển khai giám sát liên ngành trong 3 đợt chiến dịch của cơ quan quản lý TW

+ Xây dựng kế hoạch và triển khai giám sát liên ngành trong 3 đợt chiến dịch của cơ quan quản lý 63 tỉnh thành

Hoạt động 7.4.2: Xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát và đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em tại tất cả các khoa nhi của các bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương.

Năm 2013 -2015: Triển khai hàng năm

+ Xây dựng kế hoạch và triển khai giám sát liên ngành của cơ quan quản lý 63 tỉnh thành

Hoạt động 7.4.3: Xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ sơ sinh tại khoa sản và bệnh viện phụ sản tuyến tỉnh và tuyến trung ương.

Năm 2013-2015: Triển khai hàng năm

+ Xây dựng kế hoạch và triển khai giám sát liên ngành của cơ quan quản lý 63 tỉnh thành

Hoạt động 7.4.4: Xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ tại một số trường mầm non.

Năm 2013 -2015: Triển khai hàng năm

+ Xây dựng kế hoạch và triển khai giám sát liên ngành của cơ quan quản lý 10 tỉnh thành

Kết quả mong đợi 8: Giám sát, đánh giá

Đầu ra 8.1: Các hoạt động kiểm tra, giám sát trong các chiến dịch được tăng cường.

Hoạt động 8.1.1: Xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát hoạt động bổ sung vitamin A và tẩy giun cho trẻ trong đợt 1 và các hoạt động truyền thông giáo dục phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng trong Ngày vi chất dinh dưỡng (1-2/6) tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc.

Năm 2013 -2015: Triển khai hàng năm

+ Lồng ghép hoạt động tổ chức giám sát

Hoạt động 8.1.2: Xây dựng kế hoạch, tổ chức giám sát Tuần lễ Dinh dưỡng & Phát triển tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc.

Năm 2013 -2015: Triển khai hàng năm

+ Lồng ghép hoạt động tổ chức giám sát

Hoạt động 8.1.3: Xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát hoạt động của Tuần lễ nuôi con bằng Sữa mẹ tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc.

Năm 2013 - 2015: Triển khai hàng năm

+ Lồng ghép hoạt động tổ chức giám sát

Hoạt động 8.1.4: Xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát hoạt động bổ sung vitamin A và tẩy giun cho trẻ trong đợt 2 hàng năm tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc.

Năm 2013 - 2015: Triển khai hàng năm

+ Lồng ghép hoạt động tổ chức giám sát

Đầu ra 8.2: Hoạt động kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo, Tổ thư ký dự án và các đơn vị liên ngành được tăng cường.

Hoạt động 8.2.1: Hoạt động giám sát của Ban Chỉ đạo, Ban điều hành, tổ thư ký dự án.

Năm 2013 -2015: Triển khai hàng năm

+ Triển khai hoạt động tổ chức giám sát thường xuyên, định kỳ và đột xuất

Hoạt động 8.2.2: Các hoạt động giám sát của các Viện Khu vực.

Năm 2013 -2015: Triển khai hàng năm

+ Triển khai hoạt động giám sát thường xuyên và đột xuất tại 03 viện khu vực

Hoạt động 8.2.3: Giám sát công tác triển khai liên ngành.

Năm 2013 -2015: Triển khai hàng năm

+ Triển khai hoạt động tổ chức giám sát thường xuyên, định kỳ và đột xuất của liên ngành

Đầu ra 8.3: Các hoạt động theo dõi, điều tra, đánh giá tình trạng dinh dưỡng được triển khai.

Hoạt động 8.3.1: Tổ chức cân, đo đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ, theo dõi biểu đồ phát triển của trẻ.

Năm 2013 -2015: Triển khai hàng năm

+ Tổ chức cân, đo đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ, theo dõi biểu đồ phát triển của trẻ tại 63 tnh/thành phố trên toàn quốc

Hoạt động 8.3.2: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ tại các khoa nhi và tình trạng cân nặng trẻ sơ sinh.

Năm 2013 - 2015: Triển khai hàng năm

+ Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ tại các khoa nhi và tình trạng cân nặng trẻ sơ sinh tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc

3- CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG VI CHẤT DINH DƯỠNG

Kết quả mong đợi 1: Hướng dẫn quốc gia về phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng được xây dựng, phê duyệt, phổ biến và thực hiện.

Đầu ra 1.1. Hướng dẫn quốc gia về phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng được phê duyệt

Hoạt động 1.1.1: Xây dựng hướng dẫn quốc gia phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

Năm 2012: Hoàn thành xây dựng 01 hướng dẫn

Hoạt động 1.1.2. Thử nghiệm và đánh giá tài liệu hướng dẫn

Năm 2012: Triển khai thử nghiệm và đánh giá 01 hướng dẫn

Hoạt động 1.1.3. Tài liệu hướng dẫn quốc gia phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng được Bộ Y tế phê duyệt và ban hành

Năm 2012: Bộ Y tế phê duyệt và cho phép ban hành 01 hướng dẫn.

Năm 2013: In tài liệu hướng dẫn quốc gia phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng để cấp phát cho tất cả các xã, phường, thị trấn trong toàn quốc.

Đầu ra 1.2: Nâng cao nhận thức và huy động nguồn lực để phòng chống thiếu máu và thiếu vi chất dinh dưỡng (iốt, sắt, kẽm, vitamin A, acid folic, vitamin D, selen....)

Hoạt động 1.2.1. Tổ chức các hội nghị, hội thảo với các bộ ngành, ban ngành đoàn thể, tổ chức trong và quốc tế để vận động sự ủng hộ, huy động nguồn lực cho phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

Năm 2013-2015: Triển khai hàng năm

+ T chức 1 hội thảo cấp TW

Hoạt động 1.2.2. Vận động các tổ chức trong và ngoài nước hỗ trợ và thực hiện chương trình phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng.

Năm 2013:

+ Tổ chức 2 hội tho vận động

Hoạt động 1.2.3: Tập huấn cho cán bộ chuyên trách dinh dưỡng của các tỉnh, huyện, xã về sử dụng hướng dẫn phòng chống thiếu vi chất.

Năm 2013:

+ Tổ chức 01 lớp tập huấn cán bộ làm dinh dưỡng của Trung tâm YTDP và Trung tâm CSSKSS 63 tỉnh tại 03 miền Bắc, Trung, Nam

+ Tổ chức 01 lớp tập huấn tại tỉnh cán bộ làm dinh dưỡng của Trung tâm y tế huyện cho 698 huyện

+ Tổ chức 01 lớp tập huấn tại huyện cho trạm trưng trạm y tế và y sĩ sản nhi của trạm y tế 11118 xã

+ Lồng ghép giao ban cộng tác viên thôn bản để tập huấn sử dụng hướng dẫn phòng chống thiếu vi chất cho tt cả các cộng tác viên thôn bản trong toàn quốc.

Hoạt động 1.2.4: Tổ chức Ngày Vi chất dinh dưỡng kết hợp với truyền thông phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng ở cấp tnh và quốc gia.

+ Lồng ghép với hoạt động của mục tiêu phòng chống SDD trẻ em để triển khai các hoạt động truyền thông phòng chống thiếu vi chất DD.

Kết quả mong đợi 2: Các hoạt động phòng chống thiếu máu dinh dưỡng được triển khai có hiệu quả.

Đầu ra 2.1: Bổ sung viên sắt/acid folic cho phụ nữ có thai ở những vùng ưu tiên, phụ nữ tuổi sinh đẻ ở các khu công nghiệp, nữ vị thành niên ở trường học được triển khai. Bổ sung bột đa vi chất (sprinkle) cho trẻ em 6-24 tháng.

Hoạt động 2.1.1: Bổ sung viên sắt/acid folic đối với Phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai, nữ sinh trong các trường phổ thông trung học cơ sở và trung học phổ thông; Nữ thanh niên các ngành nghề: - Cấp phát miễn phí cho các đối tượng tại 6 tỉnh ưu tiên và 225 huyện khó khăn; - Các huyện còn lại tuyên truyền để đối tượng tự mua viên sắt/viên đa vi chất dinh dưỡng.

Năm 2013 - 2015: Triển khai hàng năm

+ Cấp phát miễn phí viên sắt/folat cho khoảng 100 phụ nữ có thai trong vòng 3 tháng thai kỳ của tất cả các xã trong 225 huyện khó khăn (ước tính 16 xã/huyện)

+ Hỗ trợ kinh phí vận chuyển viên sắt/folat tới 36 Trung tâm YTDP tỉnh có 225 huyện khó khăn.

Hoạt động 2.1.2: Cấp phát gói đa vi chất cho trẻ em dưới 2 tuổi ở 225 huyện khó khăn

Năm 2013-2015: Triển khai hàng năm

+ Cấp phát miễn phí 60 gói bộ đa vi chất/trẻ; cho 25 trẻ SDD nặng dưới 2 tuổi/xã của 5 xã trong 225 huyện khó khăn.

+ Lồng ghép vận chuyển gói bột đa vi chất tới 36 Trung tâm YTDP tỉnh có 225 huyện khó khăn (hoạt động 2.1.2)

Hoạt động 2.1.3: Tập huấn cho cán bộ chuyên trách dinh dưỡng ở tỉnh, huyện ở những huyện khó khăn về cách sử dụng và quản lý viên sắt acid folic cho phụ nữ và bột đa vi chất cho trẻ em dưới 2 tuổi

Năm 2013: Tổ chức tập huấn về cách sử dụng và quản lý viên sắt acid folic cho phụ nữ và bột đa vi chất cho trẻ em dưới 2 tuổi

+ Tổ chức 01 lớp tập huấn cán bộ làm dinh dưỡng của Trung tâm YTDP và Trung tâm CSSKSS 36 tỉnh tại 03 miền Bắc, Trung, Nam

+ Tổ chức 01 lớp tập huấn tại tỉnh cán bộ làm dinh dưỡng của Trung tâm y tế huyện cho 225 huyện

+ Lồng ghép hoạt động tại huyện cho trạm trưởng trạm y tế và y sĩ sản nhi của trạm y tế các xã của 225 huyện

Hoạt động 2.1.4: Cộng tác viên dinh dưỡng lồng ghép hoạt động truyền thông giáo dục về viên sắt và phòng chống thiếu máu thiếu sắt vào các hoạt động giáo dục truyền thông thường xuyên.

Năm 2014: Lồng ghép hoạt động để truyền thông giáo dục về viên sắt và phòng chống thiếu máu thiếu sắt vào các hoạt động giáo dục truyền thông thường xuyên

+ Lồng ghép nội dung trong lớp tập huấn cán bộ làm dinh dưỡng của Trung tâm YTDP và Trung tâm CSSKSS 63 tỉnh.

+ Lồng ghép nội dung trong lớp tập huấn cho cán bộ làm dinh dưỡng của Trung tâm y tế huyện cho 698 huyện.

+ Lồng ghép nội dung truyền thông tại huyện trong giao ban cho trạm trưởng trạm y tế và y sĩ sản nhi của trạm y tế 11118 xã

+ Lồng ghép nội dung truyền thông trong giao ban cộng tác viên thôn bản cho tất cả các cộng tác viên thôn bản trong toàn quốc.

Hoạt động 2.1.5: Mua để cấp viên sắt acid folic cho phụ nữ tuổi sinh đẻ ở khu công nghiệp và nữ vị thành niên ở trường học ở 6 tỉnh ưu tiên và 225 huyện khó khăn đặc biệt lưu ý phụ nữ tiền mang thai.

Năm 2013 - 2015: Triển khai hàng năm

+ Cấp phát miễn phí viên sắt/folat cho phụ nữ có thai trong vòng 3 tháng thai kỳ của 6 khu công nghiệp/6 tỉnh/36 tnh khó khăn trong 3 năm.

+ Cấp phát miễn phí viên sắt/folat cho học sinh trong 3 tháng ở 25 huyện/225 huyện khó khăn trong 3 năm.

+ Hỗ trợ kinh phí vận chuyển viên sắt/folat tới 6 Trung tâm YTDP tỉnh và 25 huyện khó khăn.

Hoạt động 2.1.6: Tập huấn cho giáo viên ở trường học và nhân viên y tế ở các khu công nghiệp về phân phối và quản lý viên sắt

Năm 2013: Tổ chức tập huấn cho giáo viên ở trường học và nhân viên y tế ở các khu công nghiệp về phân phối và quản lý viên sắt

+ Tổ chức 01 lớp tập huấn cán bộ làm dinh dưỡng của Trung tâm YTDP và Trung tâm CSSKSS 6 tỉnh.

+ Tổ chức 01 lớp tập huấn tại tnh cho 10 giáo viên/huyện cho 25 huyện và 10 cán bộ y tế/khu công nghiệp/tỉnh của 6 tỉnh/36 tỉnh khó khăn

Hoạt động 2.1.7: Theo dõi, giám sát, đánh giá triển khai hoạt động phòng chống thiếu máu tại cộng đồng.

Năm 2013 -2015:

+ Tổ chức 01 đoàn giám sát TW để giám sát triển khai hoạt động phòng chống thiếu máu tại cộng đồng

+ Tổ chức 01 đoàn giám sát cấp tỉnh giám sát thực hiện triển khai hoạt động phòng chống thiếu máu tại cộng đồng

+ Tổ chức 01 đoàn giám sát cấp huyện giám sát thực hiện triển khai hoạt động phòng chống thiếu máu tại cộng đồng

Đầu ra 2.2: Truyền thông tiếp thị xã hội về viên sắt/ acid folic cho phụ nữ có thai và phụ nữ tuổi sinh đẻ ở những vùng không ưu tiên được thực hiện có hiệu qu

Hoạt động 2.2.1: Thiết kế và in ấn các tài liệu về viên sắt, acid folic

Năm 2013:

+ Xây dựng 01 tờ rơi truyền thông tiếp thị xã hội về viên sắt acid folic

+ Xây dựng 01 cuốn sách nhỏ về kiến thức phòng chống thiếu máu và truyền thông tiếp thị xã hội về viên sắt acid folic

+ In tờ rơi truyền thông tiếp thị xã hội về viên sắt acid folic cấp phát cho 3.375 xã

+ In sách nhỏ về kiến thức phòng chống thiếu máu và truyền thông tiếp thị xã hội về viên sắt acid folic cấp phát cho 225 huyện

Hoạt động 2.2.2: Tập huấn cho cán bộ chuyên trách dinh dưỡng của các tỉnh, huyện, xã về triển khai các hoạt động truyền thông tiếp thị xã hội về phòng chống thiếu máu ở cộng đồng cho 36 tỉnh khó khăn

Năm 2013:

+ Tổ chức 01 lớp tập huấn cán bộ làm dinh dưỡng của Trung tâm YTDP và Trung tâm CSSKSS 36 tỉnh.

+ Tổ chức 01 lớp tập huấn cho cán bộ làm dinh dưỡng của Trung tâm y tế huyện cho 225 huyện

+ Tổ chức 01 lớp tập huấn tại huyện cho trạm trưởng trạm y tế và y sĩ sản nhi của trạm y tế 3.375 xã

+ Lồng ghép giao ban cộng tác viên thôn bản triển khai các hoạt động truyền thông tiếp thị xã hội về phòng chống thiếu máu ở cộng đồng.

Năm 2014-2015:

+ Lồng ghép hoạt động hàng năm tập huấn nhắc lại các nội dung hoạt động truyền thông tiếp thị xã hội về phòng chống thiếu máu ở cộng đồng

Hoạt động 2.2.3: Đánh giá về tình hình (bán, sản xuất) viên sắt acid folic trên thị trường.

Năm 2013:

+ Đánh giá tình hình (bán, sản xuất) viên sắt acid folic trên thị trường ở 30 nhà thuốc/tỉnh tại 9 tỉnh của 3 miền.

Hoạt động 2.2.4: Truyền thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng về phòng chống thiếu máu ở trung ương và địa phương, sử dụng phương pháp tiếp thị xã hội tại 36 tỉnh khó khăn.

Năm 2014:

+ Xây dựng 01 phóng sự và 01 tài liệu truyền thông tiếp thị xã hội viên sắt acid folic trong phòng chống thiếu máu thiếu sắt.

+ Phát 02 lần phóng sự, tuyên truyền trên truyền hình Trung ương.

+ Tuyên truyền 05 lần trên truyền hình 36 tỉnh khó khăn.

+ Truyền thông 7 lần trên loa phóng thanh huyện, xã của 36 tỉnh.

Năm 2015:

+ Phát 01 lần phóng sự, tuyên truyền trên truyền hình Trung ương.

+ Lồng ghép tuyên truyền 01 lần trên truyền hình 36 tỉnh thành

+ Lồng ghép truyền thông 7 lần trên loa phóng thanh huyện, xã của 36 tỉnh, thành

Hoạt động 2.2.5: Theo dõi, giám sát, đánh giá triển khai hoạt động tại cộng đồng

Năm 2014-2015:

+ Tổ chức 01 đoàn giám sát TW để giám sát triển khai hoạt động phòng chống thiếu máu tại cộng đồng

+ Tổ chức 01 đoàn giám sát cấp tỉnh giám sát thực hiện triển khai hoạt động phòng chống thiếu máu tại cộng đồng (36 tỉnh)

Đầu ra 2.3: Trẻ em 2 - 5 tuổi và phụ nữ tuổi sinh đẻ không có thai ở các vùng ưu tiên được tẩy giun định kỳ theo hướng dẫn của Bộ Y tế

Hoạt động 2.3.1: Triển khai việc tẩy giun định kỳ cho tr em từ 2 đến 5 tuổi và phụ nữ độ tuổi sinh đẻ dựa trên hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế. Đối với 225 huyện khó khăn và vùng có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng đường ruột cao, các đối tượng được cấp miễn phí một liều duy nhất mebendazole 500mg từ 1-2 lần/năm.

Năm 2014-2015: Triển khai hàng năm

+ Cấp phát miễn phí thuốc tẩy giun cho phụ nữ tuổi sinh đẻ của 3.375 xã của 36 tỉnh khó khăn trong 2 năm.

+ Cấp phát miễn phí thuốc tẩy giun cho trẻ từ 2 - 5 tuổi của 3.375 xã của 36 tỉnh khó khăn trong 2 năm.

Hoạt động 2.3.2: Phân phối thuốc tẩy giun và tẩy giun định kỳ cho các nhóm đối tượng có nguy cơ ở các vùng có nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Năm 2014-2015: Triển khai hàng năm

+ Vận chuyển thuốc tẩy giun tới 36 tỉnh khó khăn để đảm bảo cấp phát cho 3.375 xã của 225 huyện khó khăn.

Hoạt động 2.3.3: Theo dõi, giám sát triển khai hoạt động tại cộng đồng

Năm 2014-2015: Lồng ghép hoạt động

+ Lồng ghép giám sát TW để giám sát triển khai hoạt động

+ Lồng ghép giám sát cấp tỉnh giám sát thực hiện triển khai hoạt động

+ Lồng ghép giám sát cấp huyện giám sát thực hiện triển khai hoạt động.

Kết quả mong đợi 3: Các hoạt động phòng chống thiếu Vitamin A được triển khai thực hiện một cách có hiệu quả

Đầu ra 3.1: Trẻ em 6-36 tháng tuổi, trẻ em 6-60 tháng tuổi đối với các tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng thp còi cao, trẻ em dưới 6 tháng tuổi không được bú sữa mẹ, tr em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, tiêu chy, sởi, viêm đường hô hấp cấp, và phụ nữ trong vòng 1 tháng sau đẻ được bổ sung viên nang vitamin A theo hướng dẫn.

Hoạt động 3.1.1: Cấp viên nang vitamin A cho trẻ em 6-36 tháng tuổi, trẻ em 6-60 tháng tuổi đối với các tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi cao, trẻ em dưới 6 tháng tuổi không được bú sữa mẹ, trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy, sởi, viêm đường hô hấp cấp, và phụ nữ trong vòng 1 tháng sau đẻ ở 6 tỉnh ưu tiên và 225 huyện khó khăn.

Năm 2013 -2015: Triển khai hàng năm

+ Cấp phát miễn phí viên nang vitamin A cho trẻ tại 3.375 xã của 255 huyện khó khăn

Hoạt động 3.1.2: Phân phối viên nang vitamin A từ Viện Dinh dưỡng cho các tỉnh

Năm 2013 -2015: Triển khai hàng năm

+ Vận chuyển viên nang vitamin A tới 36 tỉnh khó khăn để cấp phát theo kế hoạch của hoạt động 3.1.2

Hoạt động 3.2.3: Theo dõi, giám sát, đánh giá triển khai hoạt động tại cộng đồng

Kết quả mong đợi 4: Cho hoạt động phòng chống thiếu kẽm được triển khai có hiệu quả

Đầu ra 4.1: Bổ sung kẽm cho trẻ em bị tiêu chảy theo phác đồ được Bộ Y tế phê duyệt

Hoạt động 4.1.1: Tham khảo chương trình lồng ghép quản lý và chăm sóc trẻ bệnh phần hướng dẫn quốc gia về quản lý lâm sàng bệnh tiêu chy

Năm 2015:

+ Xây dựng chương trình lồng ghép quản lý và chăm sóc trẻ bệnh phần hướng dẫn quốc gia về quản lý lâm sàng bệnh tiêu chảy

Kết quả mong đợi 5: Các mô hình phòng chống thiếu vi chất được nghiên cứu, xây dựng và triển khai thí điểm

Đầu ra 5.1: Mô hình dinh dưỡng học đường trong trường học (tại các bậc học khác nhau) tại khu vực thành phố, vùng khó khăn (miền núi), vùng đồng bằng được nghiên cứu xây dựng và triển khai thí điểm

Hoạt động 5.1.1: Tổ chức các hội thảo với Bộ Giáo dục và Đào tạo để thảo luận về xây dựng mô hình phòng chống thiếu vi chất học đường

Năm 2013 -2014:

+ Tổ chức 05 các hội thảo với Bộ Giáo dục và Đào tạo để thảo luận về xây dựng mô hình phòng chống thiếu vi chất học đường

Hoạt động 5.1.2: Xây dựng và hoàn thiện các mô hình phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng trong học đường tại các bậc học khác nhau

Năm 2014-2015:

+ Xây dựng và hoàn thiện 03 mô hình phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng trong học đường tại các bậc học khác nhau

Hoạt động 5.1.3. Thử nghiệm các mô hình dinh dưỡng học đường phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

Năm 2015:

+ Thử nghiệm 03 mô hình dinh dưỡng học đường phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng ở 03 cấp học (cấp I, II, III)

Hoạt động 5.1.4. Áp dụng triển khai các mô hình dinh dưỡng học đường phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng tại các bậc học khác nhau

Năm 2015:

+ Áp dụng triển khai 01 mô hình dinh dưỡng học đường phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng tại các bậc học khác nhau (cấp I, II, III) (5 tỉnh/mô hình)

Đầu ra 5.2: Các mô hình phòng chống thiếu máu và thiếu vi chất cho các nhóm đối tượng có nguy cơ tại khu vực thành phố, vùng khó khăn (núi), vùng đồng bằng được nghiên cứu, xây dựng và triển khai có hiệu qu

Hoạt động 5.2.1: Nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện các mô hình phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho các nhóm đối tượng có nguy cơ tại cộng đồng

Năm 2013-2014:

+ Nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện 02 mô hình phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho các nhóm đối tượng có nguy cơ tại cộng đồng

Hoạt động 5.2.2. Nghiên cứu thử nghiệm các mô hình phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng tại cộng đồng

Năm 2014:

+ Thử nghiệm 02 mô hình phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng tại cộng đồng

Hoạt động 5.2.3 Áp dụng triển khai một cách có hiệu quả các mô hình phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng tại cộng đồng

Năm 2015:

+ Áp dụng triển khai 02 mô hình phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng tại cộng đồng (5 tỉnh/mô hình)

Kết quả mong đợi 6: Nghiên cứu phát triển các sản phẩm phòng chống thiếu máu, thiếu vi chất được thực hiện một cách có hiệu quả

Đầu ra 6.1: Nghiên cứu các sản phẩm dự phòng thiếu vi chất (bổ sung vi chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, vitamin A, vitamin D, acid folic vào các thực phẩm thông dụng và phù hợp như gia vị, dầu ăn, đường, gạo.) và điều trị thiếu vi chất được thực hiện

Hoạt động 6.1.1: Phát triển sản phẩm để dự phòng và điều trị thiếu máu, thiếu vi chất

Năm 2013:

+ Xây dựng 01 công thc viên Đa vi chất dinh dưỡng hàng tuần cho phụ nữ có thai

Năm 2014:

+ Xây dựng 02 công thức cho sản phẩm mới phù hp với tình hình thiếu máu, thiếu vi chất của người Việt Nam

Hoạt động 6.1.2: Thử nghiệm sản phẩm để dự phòng và điều trị thiếu vi chất tại cộng đồng/bệnh viện

Năm 2015:

+ Thử nghiệm 02 sản phẩm tại 02 địa điểm để dự phòng và điều trị thiếu vi chất tại cộng đồng/bệnh viện

Hoạt động 6.1.3: Sản xuất sản phẩm để ứng dụng rộng rãi trên cộng đồng

Đầu ra 6.2: Nghiên cứu kỹ thuật chế biến, bảo quản, hạn chế hao hụt lượng vi chất có trong thực phẩm được tiến hành.

Hoạt động 6.2.1: Nghiên cứu kỹ thuật chế biến, bảo quản, hạn chế hao hụt lượng vi chất có trong thực phẩm.

Năm 2013 -2014:

+ Nghiên cu 01 kỹ thuật chế biến, bảo quản, hạn chế hao hụt lượng vi chất có trong thực phẩm

Hoạt động 6.2.1: Triển khai áp dụng kỹ thuật chế biến, bảo quản, hạn chế hao hụt lượng vi chất có trong thực phẩm.

Năm 2015:

+ Triển khai 01 áp dụng kỹ thuật chế biến, bảo quản, hạn chế hao hụt lượng vi chất có trong thực phẩm

Kết quả mong đợi 7: Các hoạt động giáo dục truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để cải thiện kiến thức và thực hành phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng (tập trung vào các nội dung chế độ ăn đa dạng, hợp lý, phù hợp với nhóm tuổi và tình trạng sinh lý) được triển khai đa dạng

Đầu ra 7.1: Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược truyền thông để khuyến khích chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm dự phòng thiếu vi chất dinh dưỡng qua các phương tiện thông tin đại chúng

Hoạt động 7.1.1: Xây dựng các tài liệu tập huấn và giảng dạy thống nhất và phù hợp về chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ.

Năm 2013 -2014:

+ Xây dựng 01 cuốn sách về chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ

+ Cấp phát 20cuốn/tỉnh, thành phố cho 63 tnh,thành phố toàn quốc.

+ Cấp phát 05cuốn/huyện cho 698 huyện toàn quốc.

+ Cấp phát 01cuốn/xã cho 3.375 xã của 225 huyện khó khăn.

Hoạt động 7.1.2: Xây dựng tài liệu truyền thông thống nhất của Bộ Y tế về chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng (iốt, kẽm, vitamin D, acid folic, selen....) cho phụ nữ tiền mang thai, phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi, trẻ em tuổi học đường.

Năm 2015:

+ Xây dựng 01 cuốn sách về truyền thông thống nhất của Bộ Y tế về chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

+ Cấp phát 20cuốn/tỉnh, thành phố cho 63 tỉnh,thành phố toàn quốc.

+ Cấp phát 05cuốn/huyện cho 698 huyện toàn quốc.

+ Cấp phát 01cuốn/xã cho 3.375 xã của 225 huyện khó khăn.

Hoạt động 7.1.3: Thảo luận, xây dựng các chuyên đề lồng ghép vào các chương trình truyền hình trên VTV3 (chiếc nón kỳ diệu, Gia đình hạnh phúc,...)

Năm 2013 -2014:

+ Lồng ghép đưa 03 chuyên đề phòng chống vi chất dinh dưỡng lên chương trình truyền hình VTV3

Hoạt động 7.1.4: Xây dựng các phóng sự về tình hình thiếu vi chất ở trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, ...

Năm 2013-2014:

+ Xây dựng 03 phóng sự về tình hình thiếu vi chất ở trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ

Hoạt động 7.1.5: Triển khai các chiến dịch truyền thông để khuyến khích chế độ dinh dưỡng hợp lý, khuyến khích sử dụng các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng nhằm dự phòng thiếu vi chất dinh dưỡng cho các nhóm đối tượng có nguy cơ.

Năm 2013 -2014:

+ Triển khai 03 chiến dịch truyền thông để khuyến khích chế độ dinh dưỡng hợp lý, khuyến khích sử dụng các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng

Kết quả mong đợi 8: Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.

Đầu ra 8.1. Quy định tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm (rà soát, ban hành, phổ biến qui chuẩn, qui định về tiêu chuẩn vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, kiểm soát chất lượng thực phẩm).

Hoạt động 8.1.1. Rà soát, bổ sung, hiệu chỉnh và trình Bộ Y tế ban hành các quy chuẩn về bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.

Năm 2013-2014:

+ Rà soát, bổ sung, hiệu chỉnh và trình Bộ Y tế ban hành các quy chuẩn về bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm

Hoạt động 8.1.2: Xây dựng quy định tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm trình Bộ Y tế phê duyệt theo luật “An toàn thực phẩm” được quốc hội khóa XII phê chuẩn.

Năm 2013-2014:

+ Xây dựng quy định tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm trình Bộ Y tế phê duyệt theo nội dung của luật “An toàn thực phẩm” được quốc hội khóa XII phê chuẩn

Hoạt động 8.1.3: Phổ biến quy định tăng cường vi chất dinh dưỡng đã được phê duyệt cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được tăng cường vi chất dinh dưỡng.

Năm 2015:

+ Tập huấn cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được tăng cường vi chất về quy định tăng cường Vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm mới

Hoạt động 8.1.4: Thúc đẩy sản xuất và phân phối các thực phẩm đã được tăng cường vi chất dinh dưỡng.

Năm 2013:

+ Thúc đẩy sản xuất và phân phối các thực phẩm đã được tăng cường vi chất dinh dưỡng

Hoạt động 8.1.5: Xây dựng văn bản hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm.

Năm 2013:

+ Xây dựng văn bản hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm

Hoạt động 8.1.6: Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về chất lượng các sản phẩm thực phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng: Văn bản kiểm tra, tập huấn kỹ thuật cho cán bộ kiểm tra, thanh tra thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng.

Năm 2013:

+ Xây dựng văn bản hướng dẫn kiểm tra, thanh tra về chất lượng thực phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm

Năm 2014:

+ Tập huấn triển khai văn bản hướng dẫn kiểm tra, thanh tra về chất lượng thực phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm

Năm 2014-2015: Triển khai hàng năm

+ Thanh tra thực phẩm tăng cường vi chất tại 63 tỉnh thành

Hoạt động 8.1.7: Tăng cường truyền thông phổ biến các sản phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng.

Năm 2014:

+ Lồng ghép tổ chức tập huấn tăng cường truyền thông phổ biến các sản phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng

+ Tổ chức tập huấn triển khai cho cán bộ y tế của 698 huyện

+Tuyên truyền trên Đài truyền hình tỉnh

+ Tuyên truyền trên Đài truyền hình TW

Hoạt động 8.1.8: Triển khai công tác tiếp thị xã hội, hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng

Năm 2015:

+ Triển khai công tác tiếp thị xã hội, hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng

Kết quả mong đợi 9: Kết quả điều tra giám sát định kỳ tình trạng thiếu vi chất và các yếu tố nguy cơ có liên quan tới dinh dưỡng được thu thập nhằm định hướng cho các chiến lược can thiệp phù hợp.

Đầu ra 9.1. Điều tra giám sát định kỳ về tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở các nhóm đối tượng có nguy cơ trong cộng đồng

Hoạt động 9.1. Điều tra tình trạng thiếu vi chất và các yếu tố nguy cơ liên quan đến dinh dưỡng ở các nhóm đối tượng

Năm 2014:

+ Điều tra tình trạng thiếu vi chất và các yếu tố nguy cơ liên quan đến dinh dưỡng ở các nhóm đối tượng (3 nhóm đối tượng)

Hoạt động 9.2. Phân tích số liệu, viết báo cáo, đưa ra khuyến nghị phù hợp.

Năm 2015:

+ Phân tích số liệu, viết báo cáo, đưa ra khuyến nghị phù hợp

Kết quả mong đợi 10: Phòng chống thiếu lốt.

Đầu ra 10.1. Đảm bảo cung cấp đủ muối iốt cho cộng đồng

Hoạt động 10.1.1: Đánh giá mức tiêu th muối iốt toàn quốc để xác định nhu cầu KIO3

Năm 2013:

+ Đánh giá nhu cầu tiêu th muối iốt của toàn quốc để tính toán nhu cầu KIO3 (Có chương trình riêng)

Hoạt động 10.1.2: Mua hóa chất KIO3 cấp cho các nhà máy sản xuất muối iốt

Năm 2013-2015:

+ Mua KIO3 cấp cho các nhà máy sản xuất muối iốt (Có chương trình riêng)

Hoạt động 10.1.3: Mua KIT thử cấp cho cơ sở sản xuất muối iốt và các labo tuyến tnh

Năm 2013-2015:

+ Mua KIT thử cung cấp cho các cơ sở sản xuất muối iốt và các labo tuyến tỉnh (Có chương trình riêng)

Hoạt động 10.1.4: Kiểm tra giám sát nội kiểm, ngoại kiểm việc sản xuất và cung ứng tại các cơ sở sản xuất muối iốt theo Nghị định của chính phủ số 163/2005/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2005 về sản xuất và cung ứng muối it cho người ăn.

Năm 2013-2015:

+ Kiểm tra giám sát nội kiểm, ngoại kiểm việc sản xuất và cung ứng tại các cơ sở sản xuất muối lốt (Có chương trình riêng)

Đầu ra 10.2. Tăng cường kiến thức của cộng đồng trong việc phòng chống các rối loạn thiếu hụt iốt

Hoạt động 10.2.1: Truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng vận động toàn dân mua và sử dụng muối iốt

Năm 2013-2015: (Có chương trình riêng)

+ Thiết kế, in tờ rơi, áp phích về phòng chống các rối loạn thiếu iốt

+ Cấp phát in ấn tờ rơi, áp phích, tranh lật cho các tỉnh

+ Lập kế hoạch và thực hiện các spot truyền thông, buổi tư vấn, phóng sự về phòng chống rối loạn do thiếu Iôt trên truyền hình.

Hoạt động 10.2.2: Phối hợp hệ thống Trung tâm truyền thông trung ương, tỉnh và huyện đẩy mạnh công tác truyền thông qua các kênh thông tin đại chúng, xây dựng các hình ảnh pano, áp phích nhằm thay đổi hành vi dựa vào cộng đồng bằng nhiều hình thức trực tiếp và gián tiếp về nguy cơ bệnh ĐTĐ và cách phòng chống.

Năm 2013-2015:

+ Thiết kế tài liệu truyền thông (tờ rơi, áp phích) về phòng chống các rối loạn thiếu iốt

+ Cấp phát 10.000 tờ/tỉnh cho 63 tỉnh

+ Tuyên truyền trên Đài truyền hình tỉnh (63 tỉnh; 1 đợt)

+ Tuyên truyền trên Đài truyền hình TW (2 chiến dịch; 3 lần)

Đầu ra 10.3. Tăng cường năng lực quản lý của nhân viên y tế tại các tỉnh trong vấn đề quản lý dự án phòng chống các rối loạn thiếu hụt iốt (CRLTI).

Hoạt động 10.3.1: Tập huấn nâng cao năng lực của cán bộ y tế phòng chống CRLTI:

Năm 2013-2015 (có chương trình riêng)

+ Tập huấn giám sát muối iốt

+ Tập huấn điều tra KAP và điều tra bướu cổ

+ Tập huấn về bệnh lý tuyến giáp

+ Tập huấn truyền thông phòng chống CRLTI

Hoạt động 10.3.2: Nghiên cứu khoa học, nâng cao hiểu biết cho cán bộ về chương trình phòng chống CRLTI

Năm 2013-2015

+ Nghiên cứu nâng cao hiểu biết cho cán bộ về chương trình phòng chống CRLTI

Đầu ra 10.4. Hiệu chỉnh nghị định hiện hành về muối I ốt

Hoạt động 10.4.1. Hiệu chỉnh nghị định hiện hành về muối I ốt

Năm 2013-2015 (có chương trình riêng)

+ Hiệu chỉnh nghị định hiện hành về muối I ốt

Hoạt động 10.4.2. Công bố và phổ biến nghị định về muối I ốt

Năm 2013-2015 (có chương trình riêng)

+ Công bố và phổ biến nghị định về muối I ốt

Đầu ra 10.5. Chuẩn hóa kỹ thuật bổ sung iốt vào thc phẩm và các hoạt động phòng chống CRLTI được triển khai có hiệu quả

Hoạt động 10.5.1. Xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật bổ sung iốt vào thực phẩm

Năm 2013 (có chương trình riêng)

Hoạt động 10.5.2. Theo dõi, giám sát định kỳ triển khai hoạt động phòng chống CRLTI

Năm 2012 - 2015 (có chương trình riêng)

Hoạt động 10.5.3. Điều tra, đánh giá định kỳ về tình trạng thiếu iốt ở các nhóm đối tượng có nguy cơ trong cộng đồng

Năm 2015 (có chương trình riêng)

Hoạt động 10.5.4. Xây dựng và nâng cấp labo xét nghiệm tình trạng thiếu lốt

Năm 2013 - 2015 (có chương trình riêng)

Kết quả mong đợi 11: Tăng cường đa dạng hóa bữa ăn

Đầu ra 11.1. Xây dựng các tài liệu nghe nhìn, in ấn về phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng và hướng dẫn đa dạng hóa bữa ăn

Hoạt động 11.1.1. Thiết kế các tài liệu nghe nhìn, in ấn về hướng dẫn đa dạng hóa bữa ăn và phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

Năm 2013-2014

+ Xây dựng 01 tài liệu truyền thông và 01 phóng sự về phòng chống phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng và hướng dẫn đa dạng hóa bữa ăn

Hoạt động 11.1.2. Xây dựng tài liệu nghe nhìn, in ấn về hướng dẫn đa dạng hóa bữa ăn

Năm 2013-2014.

+ Cấp phát 100 tờ/trung tâm/tỉnh, thành phố cho 63 tỉnh,thành phố toàn quốc (3 trung tâm; 3 loại tài liệu tờ rơi, áp phích).

+ Cấp phát 20 tờ/huyện cho 698 huyện toàn quốc (3 loại tài liệu tờ rơi, áp phích).

+ Cấp 05 tờ/xã cho 11118 xã của 698 huyện khó khăn (3 tài liệu tờ rơi, áp phích).

+ Cấp phát đĩa CĐ về phóng sự cho tất c các huyện, xã trên toàn quốc (63 tnh thành và 698 huyện)

Đầu ra 11.2. Hoạt động truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng để phổ biến hướng dẫn đa dạng hóa bữa ăn được triển khai

Hoạt động 11.2.1. Các chương trình quảng bá thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng về đa dạng hóa bữa ăn và dinh dưỡng hợp lý phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng.

Năm 2013-2015

+ Truyên truyền trên đài truyền hình Trung ương.

+ Truyên truyền trên đài truyền hình của 63 tỉnh,thành phố toàn quốc

Hoạt động 11.2.2. Các chương trình về đa dạng hóa bữa ăn và dinh dưỡng hợp lý được triển khai trong các chiến dịch truyền thông

Năm 2014:

+ Tập huấn triển khai hoạt động truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng để phổ biến hướng dẫn đa dạng hóa bữa ăn được triển khai

+ Tổ chức tập huấn triển khai cho cán bộ y tế của 698 huyện

Kết quả mong đợi 12: Nâng cao năng lực, nâng cấp trang thiết bị phòng thí nghiệm Vi chất dinh dưỡng

Đầu ra 12.1. Nâng cấp trang thiết bị máy móc labo xét nghiệm Vi chất và nâng cao năng lực cho cán bộ labo xét nghiệm Vi chất

Hoạt động 12.1.1. Mua và bảo dưỡng trang thiết bị, máy móc

Năm 2013 -2015:

+ Mua máy sắc ký lỏng cao áp

+ Mua máy phân tích khoáng

+ Mua máy miễn dịch tự động

+ Mua các trang thiết bị khác, bo dưỡng máy móc định kỳ

Hoạt động 12.1.2. Đào tạo cán bộ, phát triển kỹ thuật mới

Năm 2013-2015:

+ Đào tạo cán bộ, phát triển các kỹ thuật mới

4- KIỂM SOÁT CÓ HIỆU QUẢ TÌNH TRẠNG THỪA CÂN - BÉO PHÌ VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ CỦA MỘT SỐ BỆNH MẠN TÍNH KHÔNG LÂY LIÊN QUAN ĐẾN DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH

Kết quả mong đợi 1: Hướng dẫn quốc gia về dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực phòng chống các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng được phê duyệt và các cơ quan, đoàn thể, đối tác liên quan cam kết thực hiện và hỗ trợ.

Đầu ra 1.1. Hướng dẫn quốc gia về dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực nhằm dự phòng các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng được phê duyệt

Hoạt động 1.1.1. Rà soát Chiến lược toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới về chế độ ăn và hoạt động thể lực; Rà soát và điều tra thu thập số liệu bổ sung về thực trạng chế độ ăn và hoạt động thể lực ở các nhóm đối tượng

Năm 2013:

+ Tham khảo và rà soát Chiến lược toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới về chế độ ăn và hoạt động thể lực.

+ Rà soát và tiến hành điều tra thu thập số liệu bổ sung về thực trạng chế độ ăn và hoạt động thể lực ở các nhóm đối tượng

Hoạt động 1.1.2: Xây dựng dự thảo hướng dẫn quốc gia về chế độ ăn và hoạt động thể lực nhằm phòng chống các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng.

Năm 2014:

+ Xây dựng dự thảo hướng dẫn quốc gia về chế độ ăn và hoạt động thể lực nhằm phòng chống các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng.

Hoạt động 1.1.3: Hoàn chnh và trình BYT phê duyệt hướng dẫn này

Năm 2014:

+ Tổ chức 03 hội thảo góp ý, sửa chữa (30 người/lần)

+ Trình Bộ Y tế phê duyệt

Đầu ra 1.2. Nhận thức và nguồn lực của các bộ/ngành liên quan và các đoàn thể xã hội được nâng cao và huy động để phòng chống thừa cân, béo phì, rối loạn chuyển hóa và các bệnh mạn tính không lây có liên quan tới dinh dưỡng.

Hoạt động 1.2.1: Vận động các đối tác có vai trò trong việc thực hiện và hỗ trợ thực hiện Hướng dẫn quốc gia về chế độ ăn và hoạt động thể lực.

Năm 2013:

+ Tổ chức 02 hội thảo vận động các tổ chức trong và ngoài nước hỗ trợ và thực hiện Hướng dẫn quốc gia về chế độ ăn và hoạt động thể lực vận động (50 người; 2 ngày)

Hoạt động 1.2.2: Tổ chức các hội nghị, hội thảo với các bộ/ban/ngành/đoàn thể để phổ biến các thông tin về phòng chống thừa cân và béo phì và các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng.

Năm 2013:

+ Tổ chức 01 hội thảo với cán bộ ban ngành và cán bộ làm dinh dưỡng của trung tâm YTDP và CSSKSS 63 tỉnh. (63 tỉnh; 3 ngày; 2 người/tỉnh) tại 02 miền Bắc, Nam

Kết quả mong đợi 2: Các mô hình thí điểm về thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý và các hoạt động thể lực phòng chống thừa cân và béo phì, rối loạn chuyển hóa và các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng tại cộng đồng được xây dựng và triển khai thí điểm

Đầu ra 2.1: Mô hình kiểm soát cân nặng thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực tại cộng đồng tại 5 thành phố lớn

Hoạt động 2.1.1: Xây dựng mô hình kiểm soát cân nặng, tăng cường hoạt động thể lực

Năm 2013:

+ Xây dựng nội dung mô hình kiểm soát cân nặng, tăng cường hoạt động thể lực.

Hoạt động 2.1.2: Triển khai thí điểm các mô hình

Năm 2013 - 2014:

+ Triển khai thí điểm mô hình kiểm soát cân nặng, tăng cường hoạt động thể lực.

Hoạt động 2.1.3: Tổng kết rút kinh nghiệm để nhân rộng mô hình

Năm 2014:

+ Tổng kết rút kinh nghiệm.

Hoạt động 2.1.4. Tham quan, học tập kinh nghiệm triển khai các mô hình can thiệp phòng chống thừa cân-béo phì và bệnh mạn tính không lây liên quan tới dinh dưỡng ở các nước.

Năm 2014:

+ Tổ chức 1 đoàn tham quan học tập kinh nghiệm nước ngoài cho 10 người

Đầu ra 2.2: Mô hình giảm ăn mặn dự phòng tăng huyết áp tại cộng đồng được xây dựng và triển khai

Hoạt động 2.2.1: Xây dựng mô hình

Năm 2013:

+ Xây dựng nội dung mô hình giảm ăn mặn dự phòng tăng huyết áp tại cộng đồng được xây dựng và triển khai.

Hoạt động 2.2.2: Triển khai thí điểm các mô hình

Năm 2013 -2014:

+ Triển khai thí điểm mô hình giảm ăn mặn dự phòng tăng huyết áp tại cộng đồng được xây dựng và triển khai.

Hoạt động 2.2.3: Tổng kết rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình

Năm 2014:

+ Tổng kết rút kinh nghiệm.

Đầu ra 2.3: Mô hình kiểm soát cholesterol tại cộng đồng được xây dựng và triển khai

Hoạt động 2.3.1: Xây dựng mô hình

Năm 2013:

+ Xây dựng nội dung mô hình kiểm soát cholesterol tại cộng đồng được xây dựng và triển khai.

Hoạt động 2.3.2: Triển khai thí điểm các mô hình

Năm 2013-2014:

+ Triển khai thí điểm kiểm soát cholesterol tại cộng đồng được xây dựng và triển khai.

Hoạt động 2.3.3: Tng kết rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình

Năm 2014:

+ Tổng kết rút kinh nghiệm.

Kết quả mong đợi 3: Các mô hình thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý và các hoạt động thể lực phòng chống thừa cân-béo phì trong trường học được xây dựng và triển khai

Đầu ra 3.1: Mô hình dinh dưỡng học đường trong trường học tại khu vực thành phố, vùng khó khăn (miền núi), vùng đồng bằng được triển khai thí điểm

Hoạt động 3.1.1: Tổ chức các hội thảo với Bộ Giáo dục và Đào tạo để thảo luận về xây dựng mô hình dinh dưỡng học đường

Năm 2013:

+ Tổ chức 01 hội thảo với Bộ Giáo dục và Đào tạo để thảo luận về xây dựng mô hình dinh dưỡng học đường (2 ngày; 60 người)

Hoạt động 3.1.2: Xây dựng và hoàn thiện các mô hình dinh dưỡng học đường khác nhau

Năm 2013 - 2014:

+ Xây dựng và hoàn thiện nội dung của 03 mô hình dinh dưỡng học đường cho bậc tiểu học, mầm non, trung học cơ sở

Hoạt động 3.1.3 Thử nghiệm các mô hình dinh dưỡng học đường khác nhau

Năm 2014:

+ Thử nghiệm 03 mô hình dinh dưỡng học đường cho 03 bậc học khác nhau

Đầu ra 3.2: Hướng dẫn chế độ ăn và tổ chức ăn trong trường mẫu giáo và các trường tiểu học có ăn bán trú được phê duyệt

Hoạt động 3.2.1: Xây dựng Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng, thực đơn tại trường cho trẻ em ở các bậc học mầm non và tiểu học

Năm 2013-2014:

+ Xây dựng và hoàn thiện Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng, thực đơn tại trường cho trẻ em ở các bậc học mầm non và tiểu học.

Hoạt động 3.2.2: Bộ Y tế và Bộ Giáo dục-Đào tạo phê duyệt và ban hành quy định tổ chức bữa ăn trong trường học cho trẻ em (đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và dinh dưỡng)

Năm 2014:

+ Bộ Y tế và Bộ Giáo dục-Đào tạo phê duyệt và ban hành quy định tổ chức bữa ăn trong trường học cho trẻ em (đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và dinh dưỡng).

Đầu ra 3.3.: Mô hình các hoạt động thể lực phòng chống thừa cân-béo phì trong trường học được xây dựng và đưa vào thời khóa biểu của bậc học mầm non và tiểu học.

Hoạt động 3.3.1: Xây dựng/hiệu chỉnh nội dung và các phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ em trong trường học từ mẫu giáo tới tiểu học.

Năm 2013:

+ Xây dựng/hiệu chỉnh nội dung và các phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ em trong trường học từ mẫu giáo tới tiểu học.

Hoạt động 3.3.2: Xây dựng/hiệu chnh giáo trình giáo dục thể chất cho học sinh trong trường học

Năm 2013:

+ Xây dựng/hiệu chỉnh giáo trình giáo dục thể chất cho học sinh trong trường học.

Hoạt động 3.3.3: Tổ chức các hội thảo để thống nhất nội dung và phương pháp giáo dục thể chất và đưa vào thời khóa biểu

Năm 2013:

+ Tổ chức các hội thảo để thống nhất nội dung và phương pháp giáo dục thể chất và đưa vào thời khóa biểu (2 lần; 60 người)

Đầu ra 3.4: Các chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể lực trong trường học được triển khai (phối hợp với Vụ quản lý học sinh, sinh viên/ Viện Khoa học giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Hoạt động 3.4.1: Tập huấn cho các cán bộ của Sở Giáo dục về chương trình dinh dưỡng học đường, hoạt động thể lực và quy định về tổ chức ăn tại trường cho học sinh

Năm 2015:

+ Tổ chức Tập huấn cho các cán bộ của Sở Giáo dục về chương trình dinh dưỡng học đường, hoạt động thể lực và quy định về tổ chức ăn tại trường cho học sinh (2 ngày; 2 người/tỉnh; 63 tỉnh)

Hoạt động 3.4.2: Tập huấn cho giáo viên các trường phổ thông, trường mầm non về hoạt động thể lực, về phòng chống thừa cân - béo phì và các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng.

Năm 2015:

+ Tổ chức Tập huấn cho giáo viên 10 trường phổ thông, trường mầm non về hoạt động thể lực, về phòng chống thừa cân - béo phì và các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng (2 ngày; 2 người/trường; 5 tỉnh)

Hoạt động 3.4.3: Triển khai thực hiện chế độ ăn và hoạt động thể lực trong trường học.

Năm 2015:

+ Hỗ trợ các trường triển khai thực hiện chế độ ăn và hoạt động thể lực trong trường học (5 tỉnh; 10 trường/tỉnh)

Kết quả mong đi 4: Các sản phẩm phòng chống thừa cân-béo phì và các bệnh mạn tính không lây cho các nhóm đối tượng khác nhau được nghiên cứu phát triển

Đầu ra 4.1: Phát triển các sản phẩm dự phòng và điều trị thừa cân béo phì

Hoạt động 4.1.1: Phát triển sản phẩm để dự phòng và điều trị thừa cân, béo phì

Năm 2013:

+ Nghiên cứu phát triển 01 sản phẩm để dự phòng và điều trị thừa cân, béo phì

Hoạt động 4.1.2: Thử nghiệm lâm sàng sản phẩm dự phòng và điều trị thừa cân, béo phì

Năm 2014:

+ Thử nghiệm lâm sàng sản phẩm để dự phòng và điều trị thừa cân, béo phì (65 người; 6 tháng)

Hoạt động 4.1.3: Sản xuất sản phẩm để ứng dụng rộng rãi trên cộng đồng

Năm 2014:

+ Sản xuất sản phẩm để ứng dụng rộng rãi trên cộng đồng (thăm dò và sản xuất theo nhu cầu thị trường)

Đầu ra 4.2. Các sản phẩm hỗ trợ điều trị, dự phòng cho các bệnh mạn tính không lây có liên quan tới dinh dưỡng được nghiên cứu phát triển

Hoạt động 4.2.1: Phát triển thực phẩm hỗ trợ điều trị các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng.

Năm 2013:

+ Nghiên cứu phát triển 02 sản phẩm thực phẩm hỗ trợ điều trị các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng

Hoạt động 4.2.2: Thử nghiệm lâm sàng thực phẩm chức năng cho bệnh nhân các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng.

Năm 2014:

+ Thử nghiệm lâm sàng 02 thực phẩm chức năng cho bệnh nhân các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng

Hoạt động 4.2.3: Sản xuất sản phẩm để ứng dụng rộng rãi trên cộng đồng

Năm 2014:

+ Sản xuất 02 sản phẩm để ứng dụng rộng rãi trên cộng đồng (thăm dò và sản xuất theo nhu cầu thị trường)

Kết quả mong đợi 5: Các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm liên quan tới dinh dưỡng (hành vi nguy cơ, thừa cân-béo phì, rối loạn chuyển hóa và các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng được sàng lọc và tư vấn dinh dưỡng tiết chế được thực hiện tại cộng đồng.

Đầu ra 5.1. Tài liệu về sàng lọc các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm và tư vấn dinh dưỡng tiết chế dự phòng thừa cân-béo phì, rối loạn chuyển hóa và bệnh nhân các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng liên quan tới dinh dưỡng cho cán bộ y tế tại cộng đồng được xây dựng và phê duyệt

Hoạt động 5.1.1: Xây dựng tài liệu hướng dẫn về sàng lọc thừa cân-béo phì, rối loạn chuyển hóa, các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng và tư vấn dinh dưỡng tiết chế cho cán bộ y tế tại cộng đồng

Năm 2013:

+ Xây dựng tài liệu hướng dẫn về sàng lọc thừa cân-béo phì, rối loạn chuyển hóa, các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng và tư vấn dinh dưỡng tiết chế cho cán bộ y tế tại cộng đồng.

Hoạt động 5.1.2. Thử nghiệm và đánh giá tài liệu

Năm 2013:

+ Thử nghiệm và đánh giá tài liệu tại 2 tỉnh.

Hoạt động 5.1.3. Tài liệu hướng dẫn về sàng lọc thừa cân-béo phì, rối loạn chuyển hóa, các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng và tư vấn dinh dưỡng tiết chế cho cán bộ y tế tại cộng đồng được phê duyệt và ban hành

Năm 2013:

+ Phê duyệt tài liệu hướng dẫn

+ Ban hành tài liệu tới 63 tỉnh thành.

Đầu ra 5.2. Mạng lưới cán bộ dinh dưỡng tiết chế được thiết lập

Hoạt động 5.2.1. Thành lập đơn vị phòng chống thừa cân-béo phì và các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng/ giao nhiệm vụ cho đơn vị phụ trách hoạt động dinh dưỡng tại các trung tâm y tế dự phòng tỉnh, huyện và chuyên trách tại trạm y tế xã

Năm 2014:

+ Thành lập đơn vị phòng chống TCBP và các bệnh không lây liên quan tới dinh dưỡng tiết chế ở 10 tỉnh, 10 huyện

+ Hỗ trợ 50 trạm y tế xã sàng lọc TCBP và bệnh không lây

Hoạt động 5.2.2. Tổ chức tập huấn về sàng lọc và tư vấn dinh dưỡng tiết chế dự phòng Thừa cân-béo phì và các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng tại cộng đồng ở các cấp.

Năm 2014:

+ Tổ chức tập huấn về sàng lọc và tư cấn dinh dưỡng tiết chế dự phòng TCBP và NCDs tại cộng đồng ở các cấp cho 10 tỉnh và 10 huyện (4 ngày; 5 người/tỉnh và 3 người/huyện).

+ Hỗ trợ tập huấn cho 50 xã về sàng lọc và tư cấn dinh dưỡng tiết chế dự phòng TCBP và NCDs

Hoạt động 5.2.3. Cung cấp trang thiết bị sàng lọc và vật liệu truyền thông phục vụ công tác tư vấn cho mạng lưới ở các cấp.

Năm 2014:

+ Hỗ trợ kinh phí trang thiết bị sàng lọc và tư vấn dinh dưỡng tiết chế dự phòng TCBP và NCDs tại cộng đồng ở 100 quận/huyện thuộc 20 tỉnh/thành phố lớn).

Đầu ra 5.3. Hoạt động sàng lọc và tư vấn dinh dưỡng tiết chế được triển khai tại cộng đồng

Hoạt động 5.3.1. Tổ chức sàng lọc định kỳ để phát hiện các đối tượng có tình trạng tiền bệnh và bệnh các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng

Năm 2014 - 2015: Triển khai hàng năm

+ Hỗ trợ cho 100 quận/huyện thuộc thành phố lớn có nguy cơ cao sàng lọc định kỳ (2 lần/năm).

Hoạt động 5.3.2. Tổ chức thực hiện tư vấn dinh dưỡng tiết chế tại cộng đồng định kỳ và thường xuyên

Năm 2014 - 2015: Triển khai hàng năm

+ Hỗ trợ cho 100 quận/huyện thuộc thành phố lớn có nguy cơ cao Tổ chức thực hiện tư vấn dinh dưỡng tiết chế tại cộng đồng định kỳ và thường xuyên (2 lần/năm).

Kết quả mong đợi 6: Các hoạt động dinh dưỡng phòng chống các bệnh mạn tính không lây ở các bnh vin tại 5 thành phố lớn (TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nng, Huế, Hải Phòng) được triển khai

Đầu ra 6.1: Phần mềm tính toán chế độ ăn và thực đơn điều trị cho các bệnh mạn tính không lây có liên quan tới dinh dưỡng được xây dựng và phê duyệt

Hoạt động 6.1.1: Xây dựng phần mềm tính toán chế độ ăn cho các bệnh mạn tính không lây có liên quan tới dinh dưỡng

Năm 2013:

+ Xây dựng phần mềm tính toán chế độ ăn cho các bệnh mạn tính không lây có liên quan tới dinh dưỡng.

Hoạt động 6.1.2: Rà soát và hiệu chnh các thực đơn điều trị cho các bệnh mạn tính không lây như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch.

Năm 2013-2014:

+ Rà soát và hiệu chỉnh các thực đơn điều trị cho các bệnh mạn tính không lây như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch.

Hoạt động 6.1.3: Thu thập ý kiến đóng góp về phần mềm và chế độ ăn điều trị thông qua hội thảo

Năm 2013-2014:

+ Thu thập ý kiến đóng góp về phần mềm và chế độ ăn điều trị thông qua 01 hội thảo (2 ngày; 60 người)

Hoạt động 6.1.4: Hoàn thiện và phê duyệt phần mềm và chế độ ăn điều trị

Năm 2014:

+ Hoàn thiện và phê duyệt phần mềm và chế độ ăn điều trị

Hoạt động 6.1.5: Mua máy tính và các thiết bị (cân, thước) cho các phòng tư vấn thừa cân béo phì và các bệnh mạn tính không lây

Năm 2014:

+ Trang bị cho 20 phòng khám tư vấn (10 Trung tâm YTDP tỉnh; 10 Trung tâm YTDP huyện) 01 bộ máy tính, máy in

Đầu ra 6.2: Tư vấn dinh dưỡng phòng chống thừa cân béo phì và các bệnh mạn tính không lây có liên quan tới dinh dưỡng được triển khai tại các bệnh viện.

Hoạt động 6.2.1: Xây dựng phòng tư vn dinh dưỡng phòng chống thừa cân, béo phì và các bệnh mạn tính không lây tại bệnh viện

Năm 2014:

+ Hỗ trợ thành lập 20 phòng khám tư vấn dinh dưỡng phòng chống thừa cân, béo phì và các bệnh mạn tính không lây ở 20 bệnh viện (01 bộ máy tính, máy in; 03 bộ cân, thước; máy đo thể lực)

Hoạt động 6.2.2: Tập huấn cho cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tại bệnh viện và các trung tâm y tế dự phòng tỉnh về kỹ năng tư vấn, sử dụng phần mềm và thực đơn điều trị.

Năm 2014:

+ Tập huấn cho cán bộ chuyên trách dinh dưỡng của 10 Trung tâm YTDP; 10 Trung tâm y tế huyện và 20 bệnh viện có phòng khám về kỹ năng tư vấn, sử dụng phần mềm và thực đơn điều trị (2 ngày)

Hoạt động 6.2.3: Triển khai phòng tư vấn dinh dưỡng tại bệnh viện và các Trung tâm y tế tỉnh, huyện

Năm 2015:

+ Hỗ trợ 10 Trung tâm YTDP; 10 Trung tâm y tế huyện và 20 bệnh viện triển khai phòng khám

Kết quả mong đi 7: Các hoạt động giáo dục truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để cải thiện kiến thức và thực hành phòng chống thừa cân-béo phì và các bệnh mạn tính không lây có liên quan tới dinh dưỡng (tập trung vào các nội dung hạn chế tiêu thụ muối, sử dụng chất béo hợp lý, tăng tiêu thụ rau và quả chín, thúc đẩy các hoạt động thể lực) được triển khai đa dạng

Đầu ra 7.1: Kế hoạch/chiến lược truyền thông để khuyến khích chế độ dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực nhằm dự phòng thừa cân-béo phì, rối loạn chuyển hóa và các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng qua các phương tiện thông tin đại chúng được xây dựng và triển khai

Hoạt động 7.1.1: Xây dựng kế hoạch truyền thông khuyến khích chế độ dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực nhằm dự phòng thừa cân-béo phì, rối loạn chuyn hóa và các bệnh mạn tính không lây liên quan dinh dưỡng qua các phương tiện thông tin đại chúng

Năm 2013:

+ Xây dựng kế hoạch chiến lược truyền thông để khuyến khích chế độ dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực

Hoạt động 7.1.2: Xây dựng các tài liệu truyền thông để khuyến khích chế độ dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực

Năm 2013:

+ Thiết kế 03 tài liệu (áp phích, tờ rơi) khuyến khích chế độ dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực

+ Xây dựng 02 phóng sự về chế độ dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực nhằm dự phòng thừa cân-béo phì, rối loạn chuyển hóa và các bệnh mạn tính không lây

+ Cấp phát 03 tài liệu truyền thông cho tnh, huyện, xã trong toàn quốc (63 tỉnh, 698 huyện, 11118 xã) 10 tờ/loại

Hoạt động 7.1.3: Phát các tin, bài, tài liệu truyền thông để khuyến khích chế độ dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực qua các phương tiện truyền thông đại chúng

Năm 2014 - 2015:

+ Phát 02 lần phóng sự, tuyên truyền trên truyền hình TW

+ Tuyên truyền 05 lần trên truyền hình 36 tỉnh khó khăn.

Hoạt động 7.1.4: Thảo luận, xây dựng các chuyên đề lồng ghép vào các chương trình truyền hình trên VTV3 (chiếc nón kỳ diệu, Gia đình hạnh phúc...)

Năm 2014-2015:

+ Phát những thông điệp truyền thông về chế độ dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực lên 03 chương trình/năm trong 2 năm

Hoạt động 7.1.5: Xây dựng các phóng sự về tình hình thừa cân-béo phì ở trẻ em, các bệnh mạn tính không lây, các thói quen tiêu thụ thực phẩm, các chương trình giáo dục th chất trong trường học

Năm 2014-2015:

+ Phát 04 phóng sự/năm tuyên truyền trên truyền hình TW

Hoạt động 7.1.6: Truyền thông phổ biến, khuyến khích áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực nhằm dự phòng thừa cân-béo phì, rối loạn chuyển hóa và các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng

Năm 2014-2015:

+ Phát 04 phóng sự/năm tuyên truyền trên truyền hình trung ương.

Kết quả mong đi 8: Giám sát định kỳ các hành vi nguy cơ và tình trạng tiền bệnh (thừa cân-béo phì, rối loạn chuyển hóa) của các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng nhằm định hướng cho các chiến lược can thiệp phù hợp.

Đầu ra. 8.1. Mạng lưới giám sát yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm được thiết lập

Hoạt động 8.1.1 Nhiệm vụ giám sát các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm liên quan tới dinh dưỡng được (Bộ Y tế) giao cho đơn vị chuyên trách tại trung tâm y tế dự phòng tỉnh, huyện và xã

Năm 2013-2014:

+ Xây dựng và thử nghiệm nội dung giám sát các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm liên quan tới dinh dưỡng tại trung tâm y tế dự phòng tỉnh, huyện và xã

+ Lồng ghép hoạt động triển khai giám sát trên toàn quốc ở tất cả các tuyến tỉnh, huyện, xã

Hoạt động 8.1.2. Tập huấn mạng lưới giám sát về bộ chỉ số giám sát và tổ chức thực hiện

Năm 2014:

+ Tổ chức 01 lớp tập huấn cán bộ làm dinh dưỡng của Trung tâm YTDP 63 tỉnh. (1 ngày; 2 người/tỉnh)

+ Lồng ghép tổ chức 01 lớp tập huấn tại tỉnh cán bộ làm dinh dưỡng của Trung tâm y tế huyện cho 698 huyện (2 người/huyện; 2 ngày)

+ Lồng ghép tổ chức 01 lớp tập huấn tại huyện cho trạm trưởng trạm y tế và y sĩ sản nhi của trạm y tế 11118 xã

+ Lồng ghép giao ban cộng tác viên thôn bản triển khai các hoạt động.

Kết quả mong đợi 9: Ban hành quy định về ghi nhãn dinh dưỡng cho các sản phẩm thực phẩm.

Đầu ra 9.1: Ban hành các quy chuẩn cho việc ghi nhãn dinh dưỡng

Hoạt động 9.1.1: Rà soát, tổng hợp các quy định về ghi nhãn dinh dưỡng đang được áp dụng trên thế giới.

Năm 2013:

+ Rà soát, tổng hợp các quy định về ghi nhãn dinh dưỡng đang được áp dụng trên thế giới

Hoạt động 9.1.2: Xây dựng các quy chuẩn cho việc ghi nhãn dinh dưỡng

Năm 2013:

+ Xây dựng các quy chuẩn cho việc ghi nhãn dinh dưỡng

Hoạt động 9.1.3: Phê duyệt ban hành các quy chuẩn cho việc ghi nhãn dinh dưỡng

Năm 2013:

+ Phê duyệt ban hành các quy chuẩn cho việc ghi nhãn dinh dưỡng

Đầu ra 9.2: Ban hành nghị đnh/luật quy định về việc bắt buộc ghi nhãn dinh dưỡng trên các sản phẩm thực phẩm lưu hành trên thị trường.

Hoạt động 9.2.1: Xây dựng dự thảo nghị định/luật/quy định về việc bắt buộc ghi nhãn dinh dưỡng trên các sản phẩm thực phẩm.

Năm 2013:

+ Xây dựng dự thảo nghị định/luật/quy định về việc bắt buộc ghi nhãn dinh dưỡng trên các sản phẩm thực phẩm

Hoạt động 9.2.2: Thu thập ý kiến đóng góp thông qua các hội thảo

Năm 2013-2014:

+ Hội thảo thu thập ý kiến đóng góp về dự thảo nghị định/luật/quy định về việc bắt buộc ghi nhãn dinh dưỡng trên các sản phẩm thực phẩm (2 ngày; 60 người)

Hoạt động 9.2.3: Chỉnh lý, phê duyệt và ban hành luật nghị định về việc bắt buộc ghi nhãn dinh dưỡng trên các sản phẩm thực phẩm.

Năm 2014:

+ Phê duyệt ban hành luật/nghị đnh về việc bắt buộc ghi nhãn dinh dưỡng trên các sản phẩm thực phẩm.

Đầu ra 9.3: Nâng cao năng lực xây dựng nhãn dinh dưỡng

Hoạt động 9.3.1: Đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ trực tiếp phân tích thành phần thực phẩm và xây dựng nhãn dinh dưỡng

Năm 2014:

+ Tổ chức 01 lớp tập huấn cán bộ làm dinh dưỡng của Trung tâm YTDP 63 tnh. (1 ngày; 2 người/tỉnh)

Hoạt động 9.3.2: Xây dựng nhóm chuyên gia, đào tạo cán bộ xây dựng nhãn dinh dưỡng

Năm 2014:

+ Tổ chức khóa đào tạo ngắn ngày ở nước ngoài cho 5 người trong 5 ngày.

Hoạt động 9.3.3: Khảo sát năng lực phân tích thành phần dinh dưỡng thực phẩm của các phòng thí nghiệm trong cả nước.

Năm 2014:

+ Khảo sát năng lực phân tích thành phần dinh dưỡng thực phẩm của 50 phòng thí nghiệm.

Hoạt động 9.3.4: Khảo sát và tổng hợp nhu cầu về trang thiết bị của các phòng thí nghiệm trong cả nước.

Năm 2014:

+ Khảo sát và tổng hợp nhu cầu về trang thiết bị của các phòng thí nghiệm trong cả nước (50 phòng thí nghiệm).

Hoạt động 9.3.5: Lập đề án trình bộ Y tế/ Chính phủ

Năm 2015:

+ Lập đề án trình Bộ Y tế và Chính phủ.

Hoạt động 9.3.6: Cung cấp máy phục vụ cho việc phân tích thành phần dinh dưỡng.

Năm 2015: Cung cấp 02 máy cho 2 đơn vị.

Đầu ra 9.4: Thúc đẩy và hỗ trợ việc ghi nhãn dinh dưỡng

Hoạt động 9.4.1: Tập huấn về kiểm soát chất lượng cho các thanh tra thực phẩm, nhân viên y tế, hướng dẫn kiểm soát chất lượng cho nhà sản xuất

Năm 2014:

+ Tổ chức 01 lớp tập huấn cán bộ làm dinh dưỡng của Trung tâm YTDP 63 tỉnh. (1 ngày; 2 người/tỉnh)

+ Lồng ghép tổ chức 01 lớp tập huấn tại tỉnh cán bộ làm dinh dưỡng của Trung tâm y tế huyện cho 698 huyện (2 người/huyện; 2 ngày)

Hoạt động 9.4.2: Nâng cao hiểu biết của xã hội về lợi ích của nhãn dinh dưỡng

Năm 2014-2015:

+ Phát 02 phóng sự/năm tuyên truyền trên truyền hình trung ương.

Hoạt động 9.4.3: Xây dựng tài liệu truyền thông cho người tiêu dùng về sự cần thiết và cách sử dụng nhãn dinh dưỡng

Năm 2014-2015:

+ Thiết kế 3 loại tài liệu truyền thông và phân phối 8.000 bản/loại cho người tiêu dùng

Hoạt động 9.4.4: Lồng ghép chương trình truyền thông về nhãn dinh dưỡng trong các chiến dịch truyền thông phòng chống thừa cân, béo phì và các bệnh mạn tính không lây có liên quan tới dinh dưỡng

Năm 2014-2015:

+ Phát 05 phóng sự tuyên truyền trên truyền hình TW

Hoạt động 9.4.5: Đưa hướng dẫn sử dụng nhãn thực phẩm vào nội dung tư vấn dinh dưỡng tại các phòng khám, tư vấn dinh dưỡng.

Năm 2014:

+ Tổ chức 01 lớp tập huấn cho cán bộ làm dinh dưỡng của Trung tâm YTDP 63 tỉnh. (1 ngày; 2 người/tỉnh)

5- NÂNG CAO HIỂU BIẾT VÀ TĂNG CƯỜNG THỰC HÀNH DINH DƯỠNG HỢP LÝ.

Kết quả mong đợi 1: Cải thiện kiến thức và thực hành cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.

Đầu ra 1.1: Truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và chiến dịch truyền thông bú mẹ hoàn toàn

Hoạt động 1.1.1: Xây dựng phóng sự và cấp phát tài liệu để truyền thông thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và ăn bổ sung hợp lý cho trẻ dưới 2 tuổi.

Năm 2013:

+ Xây dựng 01 phóng sự truyền thông về nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và ăn bổ sung hợp lý cho trẻ dưới 2 tuổi.

+ Xây dựng tờ rơi về nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và ăn bổ sung hợp lý cho trẻ dưới 2 tuổi

Năm 2013 -2015: Triển khai hàng năm

+ Phát sóng phóng sự trên kênh truyền thông đại chúng

- Phát phóng sự, tuyên truyền trên 02 kênh truyền hình TW

- Tuyên truyền trên truyền hình, báo chí 63 tỉnh thành

- Truyền thông 20 lần trên loa phóng thanh huyện của 63 tỉnh, thành

- Cấp phát 100 tờ/trung tâm/tỉnh, thành phố cho 63 tỉnh,thành phố toàn quốc (3 trung tâm; 01 tờ rơi, áp phích).

- Cấp phát 20 tờ/huyện cho 698 huyện toàn quốc (1 loại tờ rơi).

- Cấp phát 05 tờ/xã cho 11118 xã của 698 huyện (1 loại tài liệu tờ rơi).

- Cấp phát đĩa CĐ về phóng sự cho tt cả các huyện, xã trên toàn quốc (63 tỉnh thành và 698 huyện)

Hoạt động 1.1.2: Tổ chức các hoạt động quảng bá, hội thi về nuôi con bằng sữa mẹ trong tuần lễ “nuôi con bằng sữa mẹ”, tuần lễ “dinh dưỡng và phát triển”.

Năm 2013:

+ Tổ chức 01 Hội thi về chủ đề "nuôi con bằng sữa mẹ" trong tuần lễ "dinh dưỡng và phát triển" qua báo "Sức khỏe đời sống" và Đặc san của Viện Dinh dưỡng

Năm 2014:

+ Tổ chức Hội thi về nuôi con bằng sữa mẹ trong "tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ" qua đài tiếng nói Việt Nam.

Hoạt động 1.1.3: Tổ chức tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng về thời gian nghỉ thai sản 6 tháng và vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ.

Năm 2013 -2015: Triển khai hàng năm

+ Phát phóng sự, tuyên truyền trên 03 kênh truyền hình TW trong tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ

+ Tuyên truyền trên 20 bài báo trên các báo TW trong tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ

+ Tuyên truyền 20 lần trên đài tiếng nói Việt Nam trong tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ

+ Tuyên truyền 05 lần trên truyền hình, báo chí 63 tỉnh thành trong tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ

+ Truyền thông 20 lần trên loa phóng thanh huyện, xã của 63 tỉnh, thành trong tuần lễ nuôi con bằng sữa mẹ

Đầu ra 1.2: Nâng cao nhận thức của cán bộ Y tế về nuôi con bằng sữa mẹ.

Hoạt động 1.2.1: Tổ chức hội thảo về nội dung nghị định 21/2006/NĐ-CP và thông tin về vai trò của nuôi con bằng sữa mẹ đối với giảm tỷ lệ tử vong, tỷ lệ mắc bệnh và suy dinh dưỡng của trẻ nhỏ.

Năm 2013:

+ Tổ chức 02 hội thảo cấp TW (50 người; 2 ngày )

Hoạt động 1.2.2: Tập huấn và hướng dẫn nhân viên y tế các khoa sản, khoa nhi của bệnh viện các tuyến, nữ hộ sinh ở trạm y tế xã thực hiện cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau khi sinh và nuôi con bằng sữa mẹ.

Năm 2013:

+ Tổ chức 01 lớp tập huấn cán bộ y tế khoa sản, khoa nhi tuyến bệnh viện tỉnh cho 63 tỉnh. (63 tnh; 1 ngày; 2 người/tỉnh) tại 03 miền Bắc, Trung, Nam

+ Tập huấn cán bộ y tế khoa sản, khoa nhi tuyến bệnh viện huyện cho 698 huyện (3 người/huyện; 1 ngày)

+ Lồng ghép giao ban hàng tháng tập huấn cho trạm trưởng trạm y tế và y sĩ sản nhi của trạm y tế 11118 xã

Đầu ra 1.3: Hỗ trợ kiến thức và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ cho các bà mẹ có con dưới 2 tuổi thông qua truyền thông giáo dục dinh dưỡng trực tiếp

Hoạt động 1.3.1: Tập huấn/truyền thông cho các phụ nữ có thai, bà mẹ có con dưới 2 tuổi về nuôi con bằng sữa mẹ

Năm 2013:

+ Tổ chức 01 lớp tập huấn cán bộ làm dinh dưỡng của trung tâm YTDP và trung tâm CSSKSS 63 tỉnh. (63 tỉnh; 1 ngày; 3 người/tỉnh) tại 03 miền Bắc, Trung, Nam

+ Tổ chức 01 lớp tập huấn tại tỉnh cán bộ làm dinh dưỡng của trung tâm y tế huyện cho 698 huyện (3 người/huyện; 1 ngày)

+ Lồng ghép giao ban hàng tháng tập huấn tại huyện cho trạm trưởng trạm y tế và y sĩ sản nhi của trạm y tế 11118 xã

+ Lồng ghép giao ban cộng tác viên thôn bản để tập huấn và tập huấn lại kiến thức cho tất cả các cộng tác viên thôn bản trong toàn quốc.

+ Lồng ghép truyền thông về kiến thức và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ cho các bà mẹ trong ngày tiêm chủng hàng tháng

Năm 2014-2015: Triển khai hàng năm

+ Lồng ghép giao ban hàng tháng tập huấn tại huyện cho trạm trưởng trạm y tế và y sĩ sản nhi của trạm y tế 11118 xã

+ Lồng ghép giao ban cộng tác viên thôn bản để tập huấn và tập huấn lại kiến thức cho tất cả các cộng tác viên thôn bản cho 11118 xã, toàn quốc.

+ Lồng ghép truyền thông về kiến thức và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ cho các bà mẹ trong ngày tiêm chủng hàng tháng

Hoạt động 1.3.2: Tổ chức các nhóm hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ tại cộng đồng, kết hợp nội dung nuôi con bằng sữa mẹ trong nội dung các lớp giáo dục truyền thông kết hợp với thực hành dinh dưỡng.

Năm 2013 - 2015: Triển khai hàng năm

+ Cộng tác viên dinh dưỡng tổ chức truyền thông về nuôi con bằng sữa mẹ, thực hành dinh dưỡng hợp lý và trình diễn bữa ăn bổ sung cho 11118 xã; 3 tháng/lần

Hoạt động 1.3.3: Tuyên truyền nội dung nuôi con bằng sữa mẹ thông qua hoạt động của trung tâm phục hồi dinh dưỡng

Năm 2013 - 2014: Triển khai hàng năm

+ Hỗ trợ 10 trung tâm YTDP/SKSS tỉnh khó khăn mở phòng tư vấn, phục hồi dinh dưỡng

Hoạt động 1.3.4: Tổ chức hoạt động tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ tại các phòng khám tư vấn dinh dưỡng

Năm 2013 -2015: Triển khai hàng năm

+ Hỗ trợ hoạt động tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ tại 10 Trung tâm tư vấn, phục hồi dinh dưỡng của 10 trung tâm YTDP/ trung tâm CSSKSS tỉnh khó khăn

Hoạt động 1.3.5: Xây dựng mô hình tăng cường thực hành chuẩn mực chăm sóc và nuôi con bằng sữa mẹ (bệnh viện bạn hữu duy trì thực hành 10 điều nuôi con bằng sữa mẹ)

Năm 2013:

+ Xây dựng mô hình tăng cường thực hành chuẩn mực trong nuôi dưỡng trẻ (mô hình bệnh viện bạn hữu duy trì 10 điều nuôi con bằng sữa mẹ)

Năm 2014-2015: Triển khai mô hình

+ Triển khai áp dụng 12 mô hình tại 12 tỉnh khó khăn.

Hoạt động 1.3.6: Xây dựng câu lạc bộ chia sẻ kinh nghiệm, chăm sóc dinh dưỡng và thực hành dinh dưỡng (có nội dung nuôi con bằng sữa mẹ)

Năm 2013-2015: Triển khai hàng năm

+ Thành lập câu lạc bộ những bà mẹ có con dưới 2 tuổi để chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc và thực hành dinh dưỡng tại 225 huyện (câu lạc bộ/xã)

+ Lồng ghép, xếp lịch sinh hoạt hàng tháng của xã để đảm bảo hiệu quả buổi sinh hoạt.

+ Hỗ trợ trung tâm y tế huyện giám sát hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ tại một số xã

Kết quả mong đợi 2: Xây dựng và thực hiện các chính sách hỗ trợ triển khai kế hoạch nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Hoạt động 2.1.1: Tổ chức Hội thảo, tuyên truyền quảng bá về thời gian nghỉ thai sản 6 tháng và vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ với các ban ngành ở trung ương và địa phương.

Năm 2013:

+ Tổ chức 02 hội tho cấp TW (50 người; 2 ngày )

+ Tổ chức 01 hội thảo cấp tỉnh (50 người; 2 ngày; 36 tỉnh khó khăn)

Hoạt động 2.1.2: Xây dựng cơ chế phối hợp giữa ngành y tế với các ban ngành liên quan ở các cấp tuyên truyền quảng bá và tổ chức triển khai nghị định về thời gian nghỉ thai sản 6 tháng và vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ.

Năm 2013:

+ Xây dựng hướng dẫn phối hợp liên ngành trong tuyên truyền và thực hiện nghị định

+ Tổ chức 02 hội thảo cấp TW (50 đại biểu trung ương và 4 đại biểu địa phương/tnh; 10 tỉnh khó khăn; 2 ngày)

Hoạt động 2.1.3: Xây dựng chỉ tiêu giám sát xử phạt vi phạm nội dung của nghị định 21/2006/NĐ-CP về việc kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ.

Năm 2013:

+ Xây dựng bảng chỉ tiêu giám sát việc thực hiện hướng dẫn phối hợp liên ngành trong tuyên truyền và thực hiện nghị định 21/2006/NĐ-CP

+ Tổ chức 02 hội thảo cấp TW để thống nhất chỉ tiêu giám sát (50 đại biểu trung ương; 2 ngày)

Hoạt động 2.1.4: Giám sát việc thực hiện nghị định 21/2006/NĐ-CP về việc kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ và nghị định nghỉ thai sản.

Năm 2013-2015:

+ Tổ chức giám sát thực hiện nghị định 21 cấp TW: 4 người/đoàn; 4 ngày; 4 lần/năm

+ Tổ chức giám sát thực hiện nghị định 21 cấp tỉnh: 4 người/đoàn; 4 ngày; 4 lần/năm; 63 tỉnh thành

Kết quả mong đợi 3: Cải thiện kiến thức về dinh dưỡng hợp lý, cho trẻ ăn bổ sung hợp lý

Đầu ra 3.1: Nâng cao kiến thức, thực hành nuôi dưỡng trẻ.

Hoạt động 3.1.1: Tổ chức các lớp hướng dẫn thực hành dinh dưỡng tại thôn/bản cho các bà mẹ với nội dung phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương.

Năm 2013:

+ Xây dựng 6 tài liệu truyền thông có nội dung phù hợp với điều kiện của địa phương.

+ Triển khai lồng ghép tập huấn các nội dung trên cho các tuyến tỉnh, huyện, xã.

+ Truyền thông về kiến thức và thực hành nuôi con cho các bà mẹ hàng tháng

+ Cấp phát tờ rơi cho các bà mẹ trong ngày tiêu chủng.

- Cấp phát 100 tờ/trung tâm/tnh, thành phố cho 63 tỉnh,thành phố toàn quốc (3 trung tâm; 01 tờ rơi, áp phích).

- Cấp phát 20 tờ/huyện cho 698 huyện toàn quốc (1 loại tờ rơi).

- Cấp phát 500 tờ/xã cho 11118 xã của 698 huyện (1 loại tài liệu tờ rơi).

Hoạt động 3.1.2: Tổ chức hoạt động tư vấn dinh dưỡng trực tiếp cho bà mẹ mang thai và nữ thanh niên thông qua hệ thống phòng khám tư vấn dinh dưỡng.

Năm 2013 -2015: Triển khai hàng năm

+ Hỗ trợ hoạt động tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ, dinh dưỡng hợp lý cho bà mẹ mang thai và nữ thanh niên thông qua 10 Trung tâm tư vấn, phục hồi dinh dưỡng của 10 trung tâm YTDP/ trung tâm CSSKSS tỉnh khó khăn vùng sâu, vùng xa

Hoạt động 3.1.3: Tổ chức các buổi sinh hoạt các hội (Trung ương Đoàn TNCSHCM, Hội phụ nữ, Hội Nông dân ...) hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm, chăm sóc dinh dưỡng và thực hành dinh dưỡng.

Năm 2013: Do Trung ương Đoàn, Hội Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân chủ trì

+ Xây dựng 03 tài liệu để truyền thông cho các thành viên của Hội

+ Năm 2013 - 2015: Triển khai hàng năm do Trung ương Đoàn, Hội Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân chủ trì

+ Tổ chức 01 lớp tập huấn cho cán bộ ch chốt cấp tỉnh của các Hội tại 10 tỉnh thành (4 người/tỉnh; 1 ngày)

+ Chỉ đạo triển khai và tổ chức 4 đợt giám sát hoạt động lồng ghép trong sinh hoạt của hội để hướng dẫn chia sẻ về chăm sóc dinh dưỡng

Hoạt động 3.1.4: Tổ các hội thi chế biến thức ăn bổ sung cho trẻ.

Năm 2014:

+ Tổ chức Hội thi về dinh dưỡng hp lý và thực hành chế biến thức ăn bổ sung tại 10 tnh có tỷ lệ SDD thấp còi cao.

Kết quả mong đợi 4: Nâng cao kiến thức về dinh dưỡng và kiến thức cơ bản về làm mẹ cho nữ thanh niên.

Đầu ra 4.1: Nâng cao hiểu biết về dinh dưỡng hợp lý cho nữ thanh niên

Hoạt động 4.1.1: Xây dựng và tổ chức hoạt động các câu lạc bộ tiền hôn nhân: Huấn luyện kiến thức dinh dưỡng, chia sẻ kinh nghiệm, cấp giấy chứng nhận đã qua huấn luyện kiến thức làm mẹ trước khi kết hôn.

Năm 2013 - 2015: Triển khai hàng năm do Trung ương Đoàn TNCSHCM chủ trì

+ Đoàn thanh niên các xã/phường thành lập câu lạc bộ tiền hôn nhân trong chi Đoàn tại các xã của 225 huyện khó khăn (câu lạc bộ/xã)

+ Lồng ghép trong những ngày sinh hoạt để huấn luyện kiến thức dinh dưỡng, chia sẻ kinh nghiệm.

+ Trung ương Đoàn TNCSHCM cấp giấy chứng nhận đã qua huấn luyện kiến thức làm mẹ cho đoàn viên công đoàn đã tham gia sinh hoạt đủ 10 buổi.

+ Tổ chức giám sát hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ tại một số tỉnh (4 đợt/4 tỉnh/năm)

Hoạt động 4.1.2: Xây dựng tài liệu về dinh dưỡng hợp lý và kiến thức cơ bản về làm mẹ nữ thanh niên và các bà mẹ trẻ.

Năm 2013: Trung ương Đoàn TNCSHCM chủ trì

+ Xây dựng 02 tờ rơi truyền thông về dinh dưỡng hợp lý cho các thành viên của Hội

+ Xây dựng 01 cuốn sách nhỏ về dinh dưỡng hợp lý và kiến thức làm mẹ

+ Phát hành sách cho chi Đoàn cấp huyện, xã (1 - 2 cuốn/đơn vị)

Hoạt động 4.1.3: Tập huấn cho nữ thanh niên, các cặp vợ chồng mới cưới kiến thức làm mẹ, về chăm sóc dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai và chăm sóc trẻ nhỏ.

Năm 2013: Trung ương Đoàn TNCSHCM chủ trì

+ Lồng ghép đưa nội dung về kiến thức làm mẹ, chăm sóc dinh dưỡng trong thai kỳ, chăm sóc trẻ nhỏ trong lớp tập huấn cho cán bộ chủ chốt cấp tỉnh của các Hội tại 10 tỉnh thành (4 người/tỉnh; 1 ngày) (hoạt động 3.1.5)

+ Chỉ đạo triển khai và tổ chức 4 đợt giám sát hoạt động lồng ghép trong sinh hoạt của hội để tập huấn về kiến thức làm mẹ, chăm sóc trẻ, chăm sóc dinh dưỡng.

Hoạt động 4.1.4: Tập huấn kiến thức, thực hành dinh dưỡng cho phụ nữ có thai, bà mẹ nuôi con nhỏ, thành viên gia đình trực tiếp chăm sóc trẻ về phòng chống suy dinh dưỡng, đặc biệt khi trẻ ốm.

Năm 2013-2015: Triển khai hàng năm

+ Lồng ghép đưa nội dung về thực hành dinh dưỡng cho phụ nữ có thai, bà mẹ nuôi con nhỏ, cách chăm sóc trẻ m trong lớp tập huấn cán bộ làm dinh dưỡng của trung tâm YTDP và trung tâm CSSKSS 63 tỉnh. (63 tnh; 1 ngày; 3 người/tỉnh) tại 03 miền Bắc, Trung, Nam (hoạt động 1.3.1)

+ Lồng ghép đưa nội dung về thực hành dinh dưỡng cho phụ nữ có thai, bà mẹ nuôi con nhỏ, cách chăm sóc trẻ m trong lớp tập huấn tại tỉnh cán bộ làm dinh dưỡng của trung tâm y tế huyện cho 698 huyện (3 người/huyện; 1 ngày) (hoạt động 1.3.1)

+ Lồng ghép tập huấn với giao ban hàng tháng tập huấn tại huyện cho trạm trưng trạm y tế và y sĩ sản nhi của trạm y tế 11118 xã

+ Lồng ghép với giao ban cộng tác viên thôn bản để tập huấn và tập huấn lại kiến thức cho tất cả các cộng tác viên thôn bản trong toàn quốc.

+ Lồng ghép truyền thông về kiến thức và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ cho các bà mẹ hàng tháng.

6- NÂNG CAO NĂNG LỰC VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠNG LƯỚI DINH DƯỠNG TẠI CỘNG ĐỒNG VÀ CƠ SỞ Y TẾ

Kết quả mong đợi 1: Nâng cao năng lực hoạt động của mạng lưới dinh dưỡng tại cộng đồng.

Đầu ra 1.1: Củng cố Khoa “An toàn vệ sinh thực phẩm và Dinh dưỡng thuộc trung tâm YTDP tỉnh/TP trực thuộc trung ương.

Hoạt động 1.1.1: Trình Bộ Y tế bổ sung, sửa đổi tên, cơ cấu và chức năng nhiệm vụ của khoa “An toàn vệ sinh thực phẩm và Dinh dưỡng” trong quyết định số 05/2006/QĐ-BYT ngày 17/01/2006 về việc ban hành “Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương” sau khi Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã được thành lập.

Năm 2012:

+ Rà soát lại chức năng nhiệm vụ; bổ sung, cập nhật, sửa đổi bản dự thảo chức năng nhiệm vụ mới

Năm 2013:

+ Trình phê duyệt Bộ Y tế

Hoạt động 1.1.2: Xây dựng và trình Bộ Y tế văn bản chỉ đạo Sở y tế các tỉnh củng cố công tác giám sát dinh dưỡng của khoa dinh dưỡng, thuộc trung tâm Y tế dự phòng tỉnh.

Năm 2013:

+ Xây dựng văn bản chỉ đạo Sở y tế các tỉnh củng c công tác giám sát dinh dưỡng của khoa dinh dưỡng, thuộc trung tâm Y tế dự phòng tỉnh

+ Trình phê duyệt Bộ Y tế

Đầu ra 1.2: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dinh dưỡng tại cộng đồng.

Hoạt động 1.2.1: Tổ chức tập huấn lại và tập huấn bổ sung cho đội ngũ cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tuyến tỉnh, (mỗi năm một lần) để cập nhật kiến thức; kỹ năng vận động, huy động nguồn lực; dinh dưỡng tiết chế cộng đồng, công tác xây dựng kế hoạch, tài chính, giám sát...

Năm 2013-2015:

+ Tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tuyến tỉnh (1 năm/lần; 3 người/tỉnh đó là trung tâm CSSKSS, trung tâm YTDP, trung tâm truyền thông; 2 ngày/lớp; 63 tỉnh thành)

Hoạt động 1.2.2: Tổ chức tập huấn lại và tập huấn bổ sung cho đội ngũ cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tuyến huyện (mỗi năm một lần) để cập nhật kiến thức; kỹ năng vận động, huy động nguồn lực; công tác xây dựng kế hoạch, tài chính, giám sát...

Năm 2013 -2015:

+ Tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tuyến huyện (1 năm/lần; 2 người/huyện; 2 ngày/lớp; trên toàn quốc)

Hoạt động 1.2.3: Tập huấn cho cán bộ chuyên trách dinh dưỡng xã phường nhằm nâng cao kỹ năng truyền thông và kỹ năng triển khai các hoạt động dinh dưỡng tại cộng đồng.

Năm 2013-2015:

+ Tập huấn cho cán bộ chuyên trách dinh dưỡng xã phường ((1 năm/lần; 1 người/ thôn (có thể thiếu); 2 ngày/lớp; trên toàn quốc 11.118 xã)

Hoạt động 1.2.4. Tập huấn cho các cán bộ làm công tác dinh dưỡng của các Bộ, ngành, đoàn thể ở trung ương về kiến thức dinh dưỡng hợp lý và công tác triển khai chương trình.

Năm 2013 -2015:

+ Tập huấn cho các cán bộ làm công tác dinh dưỡng của các Bộ, ngành, đoàn thể ở trung ương (1 năm/lần; 40 người/lớp; 2 ngày/lớp)

Hoạt động 1.2.5: Đào tạo cử nhân dinh dưỡng cộng đồng, dinh dưỡng tiết chế và an toàn thực phẩm (phối hợp giữa Đại học Y Hà Nội và Viện Dinh dưỡng):

+ Soạn thảo chương trình đào tạo,

+ Tư vấn chuyên gia quốc tế,

+ Lấy ý kiến của Bộ, ngành;

+ Phê duyệt chương trình đào tạo.

+ Xây dựng mã ngành.

+ Xây dựng mã công chức.

+ Trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mã ngành và mã công chức về cán bộ dinh dưỡng tiết chế trong bệnh viện.

+ Tập huấn phổ biến áp dụng cho hệ thống bệnh viện trong cả nước.

Năm 2013-2015:

+ Cấp 25 học bổng cho cử nhân dinh dưỡng cộng đồng, dinh dưỡng tiết chế và an toàn thực phẩm

Đầu ra 1.3: Nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống giám sát dinh dưỡng trên toàn quốc.

Hoạt động 1.3.1: Trang bị cân, thước và các trang thiết bị khác cho công tác kiểm tra (quality control) và phân tích số liệu đơn vị giám sát ở trung ương và Viện khu vực.

Năm 2013 và 2015:

+ Trang bị 5 bộ (cân, thước đo chiều đứng và nằm) cho 03 Viện khu vực.

Hoạt động 1.3.2: Trang bị dụng cụ giám sát: Cân, thước và các trang thiết bị khác cho điều tra thu thập số liệu của tỉnh.

Năm 2013 và 2015:

+ Trang bị 3 bộ (cân, thước đo chiều đứng và nằm) cho 63 Trung tâm YTDP tỉnh/Trung tâm CSSKSS).

Hoạt động 1.3.3: Xây dựng tài liệu tập huấn cho công tác theo dõi, đánh giá (monitoring and evaluation) về tình hình tiêu thụ thực phẩm và tình trạng dinh dưỡng của tỉnh.

Năm 2013:

+ Xây dựng 01 tài liệu tập huấn cho công tác theo dõi, đánh giá (monitoring and evaluation) về tình hình tiêu thụ thực phẩm và tình trạng dinh dưỡng của tỉnh.

Hoạt động 1.3.4: Xây dựng hệ thống theo dõi và cung cấp số liệu thường niên về tiêu thụ lương thực thực phẩm ở các xã “Tiền tiêu” tại một số tỉnh đại diện cho các vùng sinh thái.

Năm 2013:

+ Xây dựng 01 hệ thống theo dõi và cung cấp số liệu thường niên về tiêu thụ lương thực thực phẩm ở các xã “Tiền tiêu” tại một số tỉnh đại diện cho các vùng sinh thái.

Hoạt động 1.3.5: Tập huấn cập nhật kiến thức dinh dưỡng và kỹ năng theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho cán bộ khoa dinh dưỡng của trung tâm Y tế dự phòng tỉnh.

Năm 2013:

+ Tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tuyến tỉnh (1 năm/lần; 2 người/tỉnh; 4 ngày/lớp; 63 tỉnh thành)

Hoạt động 1.3.6: Xây dựng bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá tình trạng thừa cân- béo phì và các yếu tố liên quan cho các cuộc điều tra định kỳ và điều tra chuyên biệt.

Năm 2013:

+ Xây dựng 01 bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá tình trạng thừa cân- béo phì và các yếu tố liên quan cho các cuộc điều tra định kỳ và điều tra chuyên biệt.

Hoạt động 1.3.7: Tổ chức tập huấn chuyên đề về theo dõi, đánh giá tình trạng thừa cân - béo phì và các yếu tố liên quan cho cán bộ khoa dinh dưỡng của trung tâm Y tế dự phòng của các thành phố lớn.

Năm 2014:

+ Tổ chức tập huấn cho 200 cán bộ khoa dinh dưỡng của trung tâm Y tế dự phòng của các thành phố lớn (2 ngày/lớp)

Hoạt động 1.3.8: Tổ chức hội thảo xác định các vấn đề cần giám sát dinh dưỡng trong giai đoạn mới và áp dụng giải quyết vấn đề dựa trên bằng chứng.

Năm 2014:

+ Tổ chức 01 hội thảo xác định các vấn đề cần giám sát dinh dưỡng trong giai đoạn mới và áp dụng giải quyết vấn đề dựa trên bằng chng (2 ngày; 130 đại biểu tỉnh; 20 đại biểu TW)

Hoạt động 1.3.9: Điều tra, đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em toàn quốc.

Năm 2013 -2015: Triển khai hàng năm

+ Điều tra, đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em toàn quốc thông qua điều tra 30 cụm tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc

Hoạt động 1.3.10: Điều tra, đánh giá tình trạng dinh dưỡng và tình hạng thiếu vi chất dinh dưỡng toàn quốc năm 2014.

Năm 2014: Đánh giá sau 5 năm

+ Tổ chức 01 cuộc Điều tra, đánh giá tình trạng dinh dưỡng và tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng toàn quốc năm 2014

Kết quả mong đợi 2: Nâng cao năng lực hoạt động của khoa Dinh dưỡng - Tiết chế tại bệnh viện các tuyến trung ương, tỉnh, huyện. Đào tạo Dinh dưỡng - Tiết chế cho các CB dinh dưỡng ngoài bệnh viện

Đầu ra 2.1: Củng c Khoa Dinh dưỡng - Tiết chế tại bệnh viện các tuyến trung ương, tỉnh, huyện.

Hoạt động 2.1.1: Xây dựng và trình Bộ Y tế văn bản chỉ đạo Sở y tế và các bệnh viện các tuyến tỉnh, huyện củng cố hoạt động của khoa Dinh dưỡng - Tiết chế tại bệnh viện.

Năm 2014:

+ Xây dựng và trình Bộ Y tế văn bản chỉ đạo Sở y tế và các bệnh viện các tuyến tỉnh, huyện củng cố hoạt động của khoa Dinh dưỡng - Tiết chế tại bệnh viện (2 ngày; đại biểu tỉnh 30 người; 2 người/tỉnh; 25 đại biểu TW)

Hoạt động 2.1.2: Đào tạo cử nhân dinh dưỡng-tiết chế (phối hợp giữa Đại học Y Hà Nội và Viện Dinh dưỡng):

+ Soạn thảo chương trình đào tạo,

+ Tư vấn chuyên gia quốc tế,

+ Lấy ý kiến của Bộ, ngành;

+ Phê duyệt chương trình đào tạo.

+ Xây dựng mã ngành.

+ Xây dựng mã công chức.

+ Trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mã ngành và mã công chức về cán bộ dinh dưỡng tiết chế trong bệnh viện.

+ Tập huấn phổ biến áp dụng cho hệ thống bệnh viện trong cả nước.

Năm 2013 -2015:

+ Cấp 30 học bổng cho cán bộ học cử nhân dinh dưỡng-tiết chế

Hoạt động 2.1.3: Đào tạo kỹ thuật viên dinh dưỡng-tiết chế (phối hợp giữa Đại học Kỹ thuật Y tế Hải dương và Viện Dinh dưỡng):

+ Soạn thảo chương trình đào tạo,

+ Tư vấn chuyên gia quốc tế,

+ Lấy ý kiến của Bộ, ngành;

+ Phê duyệt chương trình đào tạo.

+ Xây dựng mã ngành.

+ Xây dựng mã công chức.

+ Trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mã ngành và mã công chức về cán bộ dinh dưỡng tiết chế trong bệnh viện.

Năm 2013 -2015:

+ Cấp 30 học bổng cho cán bộ học kỹ thuật viên dinh dưỡng-tiết chế

Đầu ra 2.2: Nâng cao năng lực hoạt động của khoa Dinh dưỡng - Tiết chế tại bệnh viện các tuyến trung ương, tỉnh, huyện.

+ Hoạt động 2.2.1: Tập huấn ngắn hạn về dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế cho:

Năm 2013-2015: Triển khai hàng năm

+ Tập huấn ngắn hạn cho 30 bác sỹ các khoa lâm sàng về dinh dưỡng điều trị và chế độ ăn dự phòng cho bệnh nhân điều trị trong bệnh viện và cán bộ làm công tác dinh dưỡng tiết chế tại các khoa dinh dưỡng của các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện.

Hoạt động 2.2.2: Xây dựng kế hoạch và triển khai các can thiệp dinh dưỡng tại khoa nhi của các bệnh viện.

Năm 2014:

+ Xây dựng kế hoạch và triển khai các can thiệp dinh dưỡng tại khoa nhi của các bệnh viện (04 kế hoạch/04 tuyến cho 50 bệnh viện)

Hoạt động 2.2.3: Xây dựng kế hoạch và triển khai các can thiệp dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh thiếu tháng, nhẹ cân tại các khoa sản và bệnh viện phụ sản.

Năm 2014:

+ Xây dựng kế hoạch và triển khai các can thiệp dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh thiếu tháng, nhẹ cân tại các khoa sản và bệnh viện phụ sản (50 bệnh viện)

Hoạt động 2.2.4: Tổ chức tập huấn cho cán bộ làm công tác dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế tại các khoa nhi của bệnh viện.

Năm 2013- 2015: Triển khai hàng năm

+ Tổ chức tập huấn cho cán bộ làm công tác dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế tại các khoa nhi của bệnh viện (2 người/bệnh viện; 20 bệnh viện/năm)

V- PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH.

- Phối hợp xây dựng các chương trình hành động thực hiện Chiến lược dinh dưỡng của các Bộ, Ban, Ngành có liên quan và cơ chế phối hợp với các chương trình dự án đang triển khai có liên quan trong ngành y tế từ trung ương xuống địa phương.

- Thành lập Ban chỉ đạo liên ngành về công tác dinh dưỡng ở cả trung ương và địa phương.

- Thành lập tổ thư ký chuyên trách giúp việc cho Ban chỉ đạo liên ngành chỉ đạo thực hiện kế hoạch.

VI- GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH:

- Hàng năm tổ chức kiểm tra giám sát, đánh giá việc triển khai kế hoạch với sự tham gia của các Bộ, ngành để kịp thời chỉ đạo đáp ứng mục tiêu, tiến độ đề ra.

- Năm 2015, tổ chức đánh giá, tổng kết việc thực hiện kế hoạch giai đoạn 2011-2015 và xây dựng kế hoạch hành động cho giai đoạn tiếp theo 2016-2020.

VII- KINH PHÍ THỰC HIỆN:

Tổng nhu cầu kinh phí của chương trình là: 927,918 tỷ đồng, trong đó dự kiến :

+ Ngân sách của các chương trình quốc gia TW: 85,606 tỷ đồng;

+ Ngân sách địa phương và các chương trình QG cấp cho địa phương: 436,818 tỷ đồng;

+ Cần huy động: 405,493 tỷ đồng;

Bảng 1: Nhu cầu kinh phí phân theo hoạt động và nguồn giai đoạn 2011- 2015(*)

 (Đơn vị: ngàn đồng)

 

Tên Hoạt động can thiệp

Kinh phí

Tổng số

Trung ương

Địa phương

Nguồn khác (**)

1.

Cải thiện về số lượng, nâng cao chất lượng bữa ăn của người dân.

54,399,200

4,108,820

7,560,000

42,730,380

2.

Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ, trẻ em.

451,178,050

44,030,700

314,678,900

92,468,450

3.

Cải thiện tình trạng vi chất dinh dưỡng

193,222,050

13,210,050

5,852,550

174,159,450

4.

Kiểm soát có hiệu quả tình trạng thừa cân - béo phì và các yếu tố nguy cơ của một số bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng ở người trưởng thành.

42,584,755

3,644,340

11,405,500

27,534,915

5.

ng cao hiểu biết và tăng cường thực hành dinh dưỡng hợp lý.

103,071,310

6,757,000

64,379,820

31,934,490

6.

Nâng cao năng lực và hiệu qu hoạt động của mạng lưới dinh dưỡng ở cộng đồng và cơ sở y tế

83,463,280

13,856,000

32,941,800

36,665,480

 

Tổng cộng

927,918,645

85,606,910

436,818,570

405,493,165

(*) Kèm theo dự toán chi tiết của từng mục tiêu

(**) Nguồn hợp tác quốc tế và các nguồn hợp pháp khác

Bảng 2: CÁC CHỈ BÁO KIỂM ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU CỦA K HOẠCH GIAI ĐOẠN 2011-2015

TT

Chỉ báo kiểm định chỉ tiêu của kế hoạch

Năm 2010

Năm 2015

1.

Tỷ lệ hộ gia đình có mức năng lượng ăn vào bình quân đầu người dưới 1800Kcal giảm xuống.

10%

10%

2.

Tỷ lệ hộ gia đình có khẩu phần cân đối (tỷ lệ các chất sinh nhiệt P:L:G = 14:18:68)

50%

50%

3.

Tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ tuổi sinh đẻ giảm còn

18%

15%

4.

Tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp (dưới 2500 gam) giảm xuống

12%

dưới 10%

5.

Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm xuống còn

29,3%

26%

6.

Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống

17,5%

15%

7.

Chiều cao của trẻ 5 tuổi cho cả trẻ trai và gái so với năm 2010 tăng

0,7cm – 1cm

0,7cm - 1cm

8.

Chiều cao của thanh niên theo giới so với năm 2010 tăng

0,4cm - 0,5 cm

0,4cm - 0,5cm

9.

Khống chế và duy trì tỷ lệ béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi:

- Ở nông thôn ở mức

- Ở thành phố lớn

dưới 5% dưới 10%

dưới 5% dưới 10%

10

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi có hàm lượng vitamin A huyết thanh thấp (<0,7 μmol/L) xuống

dưới 10%

dưới 10%

11

Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai giảm còn

28%

28%

12

Tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm còn

20%

20%

13

Tỷ lệ hộ gia đình dùng muối iốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh (≥ 20 ppm) đạt

Mức trung vị lốt niệu của bà mẹ có con dưới 5 tuổi đạt

trên 90% 10-20  
μg/dl

trên 90% 10 –
20 μg/dl

14

Kiểm soát tình trạng béo phì ở người trưởng thành ở mức

8,2%

dưới 8%

15

Khống chế tỷ lệ người trưởng thành có cholesterol trong máu cao (> 5,2 mmol/L)

dưới 28%

dưới 28%

16

Tỷ lệ trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đạt

27%

27%

17

Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức và thực hành dinh dưỡng đúng cho trẻ ốm đạt

75%

75%

18

Tỷ lệ nữ thanh niên được huấn luyện về dinh dưỡng và kiến thức cơ bản về làm mẹ đạt

65%

65%

19

Cán bộ chuyên trách dinh dưỡng được đào tạo chuyên ngành dinh dưỡng cộng đồng từ 1 đến 3 tháng:

- Tuyến tỉnh:

- Tuyến huyện:

 

 


75%

50%

 

 


75%

50%

20

Cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tuyến xã và cộng tác viên dinh dưỡng được tập huấn, cập nhật kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng đạt

100%

100%

21

Có cán bộ dinh dưỡng tiết chế tại bệnh viện các tuyến:

 

 

 

- Tuyến trung ương:

90%

90%

 

- Tuyến tnh:

70%

70%

 

- Tuyến huyện:

30%

30%

22

Có triển khai hoạt động tư vấn và thực hiện thực đơn về chế độ dinh dưỡng hợp lý cho một số nhóm bệnh và đối tượng đặc thù bao gồm người cao tuổi, HIV/AIDS và Lao tại bệnh viện các tuyến:

 

 

 

- Tuyến trung ương:

90%

90%

 

- Tuyến tỉnh:

70%

70%

 

- Tuyến huyện:

20%

20%

23

Số tỉnh có đơn vị giám sát dinh dưỡng đủ năng lực thu thập đầy đủ, có chất lượng bộ chỉ tiêu về tình hình thực hiện các mục tiêu. Thực hiện giám sát dinh dưỡng trong các trường hợp khẩn cấp tại các tỉnh thường xuyên xảy ra thiên tai đạt:

50%

50%


VII. CÁC PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: CÁC HOẠT ĐỘNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG DINH DƯỠNG QUỐC GIA THEO MỤC TIÊU

Mục tiêu I: Cải thiện bữa ăn của người Việt nam ở tất c các vùng miền cả về s lượng và chất lượng

 

Năm triển khai

Kinh phí: Nghìn VND

Nguồn kinh phí

Kết quả mong đợi

Đầu ra

Hoạt động

Cơ quan triển khai

2012

2013

2014

2015

Kinh phí

Ngân sách TW

Ngân sách ĐP

Cần huy động

1

Xây dựng được hướng dẫn về dinh dưỡng bao gồm bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt nam và hiệu chỉnh những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý

1.1

Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam được xây dựng

1.1.1

Cập nhật, bổ sung và hoàn thiện bng nhu cầu dinh dưỡng cho người Việt Nam

Bộ Y tế

x

 

 

 

243,000

0

0

243,000

1.1.2

Phân tích thành phần dinh dưỡng thực phẩm để b sung, cập nhật bảng thành phần thc phẩm Việt Nam.

Bộ Y tế

 

x

x

x

627,000

627,000

0

0

1.1.3

Hội nghị phổ biến và hướng dẫn sử dụng bng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam tới các bộ/ngành và 63 tnh/thành phố

Bộ Y tế

 

x

 

 

766,400

0

0

766,400

1.1.4

Xuất bản, phát hành bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam giai đoạn tới

Bộ Y tế

 

x

 

 

262,500

262,500

0

0

1.2

Những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý cho giai đoạn ti được xây dựng lại

1.2.1

Thu thập và tham khảo li khuyên dinh dưỡng hợp lý một số nước trong khu vực, trên Thế giới và cập nhật số liệu, thông tin về tiêu thụ thực phẩm và thói quen ăn ung của người Việt Nam trong 5 năm qua

Bộ Y tế/TTYTDP các tỉnh

x

 

 

 

1,224,000

0

0

1,224,000

1.2.2

Soạn thảo những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý cho giai đoạn tới

Viện Dinh dưng/Vụ BMTE

x

 

 

 

61,500

61,500

0

0

1.2.3

Biên soạn hướng dẫn thực hiện “những li khuyên dinh dưỡng hợp lý”

Bộ Y tế

 

x

 

 

61,500

61,500

0

0

1.2.4

Hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho “những li khuyên dinh dưỡng hợp lý” giai đoạn tới

BY tế

x

 

 

 

211,200

0

0

211,200

1.2.5

Hội nghị phổ biến quyển hướng dẫn “những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý”

BY tế

 

x

 

 

715,420

0

0

715,420

1.2.6

Xuất bn và phát hành “những lời khuyên dinh dưng hợp lý” cho mọi đối tượng

Bộ Y tế

 

x

 

 

796,320

796,320

0

0

2

Nâng cao kiến thức về dinh dưỡng hợp lý (bữa ăn đủ về số lượng, cân đối về cht lượng) cho người dân

2.1

Tài liệu truyền thông theo các nội dung của “những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý” mới được xây dựng và phân phi

2.1.1

Xây dựng tài liệu truyền thông hướng dẫn đa dạng hóa bữa ăn.

Bộ Y tế

 

x

x

x

650,000

650,000

0

0

2.1.2

Xuất bản và phát hành các loại tài liệu truyền thông.

Bộ Y tế/TTGDTT

 

x

x

x

7,340,880

0

0

7,340,880

2.1.3

Xây dựng và phân phối mô hình tháp dinh dưỡng hợp lý dành cho người lớn và trẻ nhỏ

Bộ Y tế

 

x

x

x

1,839,480

300,000

0

1,539,480

2.1.4

Ph biến tài liệu về đa dạng hóa bữa ăn và dinh dưỡng hợp lý trên các kênh truyền thông đại chúng

BY tế, Viện DD, Các cơ quan TTĐC

 

x

x

x

Lồng ghép HĐ trong mục tiêu 2

0

0

0

2.2

Năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác dinh dưỡng được nâng cao.

2.2.1

Tổ chức các lớp tập huấn, tư vấn (TOT) hàng năm cho đội ngũ cán bộ làm công tác dinh dưỡng tuyến tnh về kiến thức dinh dưỡng cơ bản, cách chế biến và lựa chọn thực phẩm để có bữa ăn hợp lý, cách chế biến thức ăn bổ sung cho trẻ,...

Bộ Y tế/Trung tâm YTDP/TTBMTE 63 tỉnh

 

x

x

x

Lồng ghép HĐ trong mục tiêu 3

0

0

0

 

 

2.2.2

Tổ chức các lớp tập huấn (TOT) hàng năm cho đội ngũ cán bộ làm công tác dinh dưỡng của các ban /ngành về kiến thức dinh dưỡng cơ bản, cách chế biến và lựa chọn thực phẩm để có bữa ăn hợp lý, cách chế biến thức ăn bổ sung cho trẻ,...

Bộ Y tế

 

x

x

x

450,000

450,000

0

0

2.3

Các hoạt động truyền thông đại chúng trong các chiến dịch truyền thông dinh dưỡng (ngày Vi chất Dinh dưỡng, Tuần lễ Dinh dưỡng và phát triển) được thực hiện

2.3.1

Tổ chức chiến dịch truyền thông dinh dưỡng hợp lý và cân đối ở cấp quốc gia và cấp tnh

Bộ Y tế

 

x

x

x

900,000

900,000

0

0

 

 

2.3.2

Xây dựng lịch truyền thông (phát sóng, tin, bài) trên các phương tiện truyền thông đại chúng của báo, đài truyền thanh và truyền hình cấp tnh.

TTGDSK 63 tnh thành

 

x

x

x

7,560,000

0

7,560,000

0

3

Thúc đẩy mô hình sản xuất, chăn nuôi để tạo nguồn thực phẩm sẵn có tại chỗ cho bữa ăn tại hộ gia đình

3.1

Mô hình sn xuất, chăn nuôi tạo nguồn thực phẩm sn có tại hộ gia đình được khuyến khích xây dựng

3.1.1

Hướng dẫn nuôi, trồng và phát triển ao cá; chuồng gia súc, chú trọng chăn nuôi gia cầm

Bộ Y tế phối hợp với Hội Nông dân

 

x

x

x

3,600,000

0

0

3,600,000

3.1.2

Khuyến khích phát triển nguồn protid thực vật có giá trị dinh dưỡng cao (vừng lạc, đậu đỗ).

Bộ Y tế phối hợp với Hội Nông dân

 

x

x

x

3,240,000

0

0

3,240,000

3.1.3

Phát triển vườn rau hộ gia đình

Bộ Y tế phối hợp với Hội Nông dân

 

x

x

x

1,050,000

0

0

1,050,000

3.2

Mô hình chăn nuôi, trồng trọt tại hộ gia đình và các hoạt động truyền thông giáo dục dinh dưỡng khác được lồng ghép và quảng bá rộng rãi

3.2.1

Phối hợp với hội Nông dân, hội làm vườn, tổ chức các lớp tập huấn về chăn nuôi và trồng trọt phù hợp cho các hộ gia đình

Bộ Y tế phối hợp với Hội Nông dân

 

x

x

x

2,250,000

0

0

2,250,000

3.2.2

Hướng dẫn công nghệ bảo quản lương thực, thực phẩm sau thu hoạch cho hộ gia đình

Bộ Y tế phối hợp với Viện Công nghệ sau thu hoạch

 

x

x

x

4,500,000

0

0

4,500,000

3.2.3

Phối hợp truyền thông về dinh dưỡng, phát triển chăn nuôi, trồng trọt tại hộ gia đình trong các hoạt động truyền thông thường kỳ thông qua đội ngũ cộng tác viên dinh dưng

TTYTDP/TTBMTE 15 tỉnh phối hợp Hội nông dân tỉnh

 

x

x

x

4,500,000

0

0

4,500,000

3.3

Mô hình điểm về cải thiện bữa ăn dựa vào nguồn thực phẩm sẵn có của địa phương được xây dựng và nhân rộng

3.3.1

Hướng dẫn nuôi, trồng các thực phẩm giàu chất đạm và chất béo phù hợp với điều kiện canh tác của từng địa phương

Bộ Y tế phối hợp với Hội Nông dân

 

x

x

x

4,700,000

0

0

4,700,000

3.3.2

Cung cấp giống cây trồng và vật nuôi

Bộ Y tế phối hợp với Hội Nông dân

 

x

x

x

1,000,000

0

0

1,000,000

3.3.3

Xây dựng các câu lạc bộ và tổ chức các hội thi.

Bộ Y tế phối hợp với Hội Nông dân

 

x

x

x

3,000,000

0

0

3,000,000

3.3.4

Tổ chức các hội thảo, hội nghị phổ biến và chia s kinh nghiệm.

Bộ Y tế phối hợp với Hội Nông dân

 

 

 

x

1,050,000

0

0

1,050,000

3.3.5

Nghiên cứu tạo nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và vi chất dinh dưng tại địa phương

Bộ Y tế phối hợp với Viện chăn nuôi

x

x

x

x

1,800,000

0

0

1,800,000

TNG KINH PHÍ MỤC TIÊU 1

 

 

 

54,399,200

4,108,820

7,560,000

42,730,380

 

CÁC HOẠT ĐỘNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG DINH DƯỠNG QUỐC GIA THEO MỤC TIÊU

Mục tiêu 2: CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA BÀ MẸ VÀ TRẺ EM

 

Năm triển khai

Kinh phí: Nghìn VND

Nguồn kinh phí

Kết quả mong đợi

Đầu ra

Hoạt động

Cơ quan triển khai

2012

2013

2014

2015

Kinh phí

Ngân sách TW

Ngân sách ĐP

Cần huy động

1

Kiện toàn mạng lưới, đào tạo và tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác PCSDD

1.1

Kiện toàn mạng lưới triển khai

1.1.1

Kiện toàn và bổ sung Ban chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tại các tuyến, đảm bảo 100% số tỉnh, huyện, xã có Ban chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.

TTYTDP 63 tỉnh thành

 

x

x

x

3,780,000

0

3,780,000

0

1.1.2

Kiện toàn và bổ sung chuyên trách dinh dưỡng để đảm bảo có đủ chuyên trách dinh dưỡng tại các tuyến

TTYTDP 63 tỉnh thành

 

x

x

x

Lồng ghép hoạt động tại tnh

0

0

0

1.1.3

Rà soát và bổ sung đảm bảo mỗi thôn/bản có ít nhất một cộng tác viên dinh dưỡng.

TTYTDP 63 tỉnh thành

 

x

x

x

Lồng ghép hoạt động tại tỉnh

0

0

0

1.2

Năng lực triển khai và giám sát hoạt động dinh dưỡng của cán bộ làm công tác dinh dưỡng tại cộng đồng được nâng cao

1.2.1

Tập huấn cho chuyên trách dinh dưỡng 63 tnh và tập huấn nâng cao cho 3 tnh khó khăn

BY tế/TTYTDP và TTBMTE 63 tỉnh thành

 

x

x

x

7,743,600

3,207,600

4,536,000

0

1.2.2

Tổ chức cho chuyên trách tuyến huyện (do tỉnh tổ chức)

 

 

TTYTDP và TTBMTE 63 tỉnh thành

 

x

x

x

6,282,000

0

6,282,000

0

1.2.3

Tập hun cho chuyên trách DD xã và cộng tác viên xã

TTYTDP và TTBMTE 63 tỉnh thành

 

x

x

x

33,354,000

0

33,354,000

0

1.2.4

Đào tạo cán bộ chuyên sâu làm công tác dinh dưỡng (sau đại học, cử nhân, kỹ thuật viên dinh dưng, dinh dưỡng tiết chế)..

Bộ Y tế

 

x

x

x

Kinh phí xã hội hoá

0

0

0

 

Nâng cao kiến thức của phụ nữ mang thai, bà mẹ, người chăm sóc trẻ thông qua hoạt động truyền thông giáo dục dinh dưng

2.1

Hoạt động truyền thông giáo dục dinh dưỡng thông qua truyền thông các sự kiện và các chiến dịch được triển khai

2.1.1

Truyền thông giáo dục dinh dưỡng, phòng chống suy dinh dưỡng lồng ghép trong ngày Vi chất dinh dưỡng

Bộ Y tế/TTYTDP và TTBMTE 63 tỉnh thành/TTYT huyện, xã

 

x

x

x

59,442,000

3,000,000

56,442,000

0

2

2.1.2

Truyền thông giáo dục dinh dưỡng, phòng chống suy dinh dưỡng lồng ghép trong Tuần lễ Dinh dưỡng & Phát triển

Bộ Y tế/TTYTDP và TTBMTE 63 tỉnh thành/TTYT huyện, xã

 

x

x

x

47,844,000

900,000

46,944,000

0

2.1.3

Truyền thông giáo dục dinh dưỡng, phòng chống suy dinh dưỡng lồng ghép trong Tuần lễ nuôi con bng Sữa mẹ

Bộ Y tế/TTYTDP và TTBMTE 63 tỉnh thành/TTYT huyện, xã

 

x

x

x

Lồng ghép hoạt động mục tiêu, hoạt động 1.1.3

0

0

0

2.1.4

Tổ chức các hội thi chuyên trách dinh dưỡng và cộng tác viên dinh dưỡng giỏi

TTYTDP và TTBMTE 63 tỉnh thành

 

 

 

x

1,260,000

0

1,260,000

0

2.1.5

Tổ chức hội thảo về dinh dưỡng cho cán bộ ngành y tế và cán bộ các ban ngành.

Bộ Y tế/Vụ BMTE/Viện DD

 

 

x

x

200,000

200,000

0

0

2.2

Các hoạt động truyền thông giáo dục dinh dưỡng trên các phương tiện thông tin đại chúng được tăng cường

2.2.1

Xây dựng phóng sự, thông điệp dinh dưng về các chủ đề phòng chống suy dinh dưỡng phát trên đài truyền hình trung ương.

Bộ Y tế

 

x

x

x

1,500,000

1,500,000

0

0

2.2.2

Xây dựng nội dung phổ biến kiến thức dinh dưỡng hợp lý đăng tải trên các báo, tạp chí, báo mạng, các trang web chuyên ngành.

Bộ Y tế

 

x

x

x

300,000

300,000

0

0

2.2.3

Xây dựng các tin, bài về các chủ đề dinh dưỡng phát trên đài tiếng nói Việt Nam và các đài khu vực

Bộ Y tế

 

x

x

x

450,000

450,000

0

0

2.2.4

Xây dựng các tin, bài về các chủ đề dinh dưỡng phát trên hệ thống loa phát thanh địa phương

TTGDSK tnh

 

x

x

x

4,536,000

0

4,536,000

0

2.3

Công tác truyền thông giáo dục dinh dưỡng trực tiếp được đẩy mạnh

2.3.1

Tập huấn cho phụ nữ có thai, bà mẹ, người chăm sóc trẻ, các thành viên trong gia đình về các nội dung: phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi cht dinh dưỡng, phòng chống thừa cân - béo phì và các bệnh mạn nh liên quan đến dinh dưỡng.

TTYTDP/TTBM TE 63 tỉnh thành

 

x

x

x

2,739,600

0

2,739,600

0

2.3.2

Tổ chức các lớp giáo dục truyền thông kết hợp với thực hành dinh dưỡng tại thôn/bản, nội dung hướng dẫn thực hành dinh dưỡng cần bám sát điều kiện thực tế của từng địa phương và lồng ghép với hoạt động truyền thông cộng đồng.

TTYTDP/TTBM TE 63 tỉnh thành

 

x

x

x

128,412,900

0

128,412,900

0

2.3.3

Xây dựng các trung tâm tư vấn, phục hồi dinh dưỡng tại các tuyến

TTYTDP/TTBM TE 63 tỉnh thành

 

x

 

 

1,890,000

0

1,890,000

0

2.3.4

Tổ chức hoạt động tư vấn dinh dưỡng trực tiếp thông qua hệ thống phòng khám tư vấn dinh dưng

TTYTDP/TTBM TE 63 tỉnh thành

 

 

x

x

1,890,000

0

1,890,000

0

2.3.5

Xây dựng câu lạc bộ chia s kinh nghiệm, chăm sóc dinh dưỡng và thực hành dinh dưỡng

TTYTDP/TTBM TE 63 tỉnh thành

 

x

 

 

1,575,000

0

0

1,575,000

2.3.6

Tổ chức các hội thi có chđề liên quan đến công tác phòng chống suy dinh dưng, cải thiện tình trạng dinh dưỡng

TTYTDP/TTBM TE 63 tỉnh thành

 

 

 

x

630,000

0

0

630,000

2.4

Tài liệu, vật liệu truyền thông giáo dục dinh dưỡng được biên soạn và xây dựng.

2.4.1

Biên soạn tài liệu tập huấn chuyên cho các cán bộ giảng dạy tại các trường y, trường sư phạm và trường cao đẳng mẫu giáo.

Bộ Y tế

 

x

x

x

600,000

0

0

600,000

2.4.2

Xây dựng tài liệu chuyên môn và tài liệu giảng dạy cho cán bộ trc tiếp triển khai các hoạt động dinh dưỡng tại các tuyến

Bộ Y tế

 

x

x

 

400,000

400,000

0

0

2.4.3

Xây dựng tài liệu cho cộng tác viên dinh dưỡng

Bộ Y tế

 

 

x

x

100,000

100,000

0

0

2.4.4

Xây dựng sổ theo dõi dành cho cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dinh dưỡng.

Bộ Y tế

 

 

x

x

150,000

150,000

0

0

2.4.5

Xây dựng các tài liệu, vật liệu truyền thông giáo dục dinh dưỡng; Xây dựng băng rôn, khẩu hiệu, tờ rơi... về phòng chống suy dinh dưỡng

Bộ Y tế

 

x

x

x

300,000

300,000

0

0

2.4.6

Xây dựng các vật liệu truyền thông đặc thù bng tiếng dân tộc ít người để phát trên đài truyền hình trung ương và đài khu vực cũng như đài địa phương

Bộ Y tế

 

x

x

x

300,000

300,000

0

0

3

Triển khai các hoạt động phục hồi suy dinh dưỡng nặng và can thiệp dinh dưỡng khẩn cấp

3.1

Hướng dẫn điều trị nhằm phục hồi dinh dưỡng cho trẻ bị suy dinh dưỡng nặng tại bệnh viện và cộng đồng được xây dựng

3.1.1

Xây dựng hướng dẫn điều trị phục hồi dinh dưỡng cho trẻ bị suy dinh dưỡng nặng tại bệnh viện và cộng đồng

Bộ Y tế

x

 

 

 

Đã có kinh phí đang triển khai

0

0

0

3.1.2

Tổ chức lấy ý kiến các đơn vị chuyên môn thông qua hội thảo

Bộ Y tế

x

 

 

 

Đã có kinh phí đang triển khai

0

0

0

3.1.3

Thử nghiệm và đánh giá.

Bộ Y tế

x

 

 

 

Đã có kinh phí đang triển khai

0

0

0

3.1.4

Hoàn thiện và trình lãnh đạo Bộ Y tế phê duyệt

Bộ Y tế

x

x

 

 

Đã có kinh phí đang triển khai

0

0

0

3.2

Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng được hỗ trợ để phục hồi dinh dưỡng

3.2.1

In và cung cấp s quản lý, theo dõi, những trẻ suy dinh dưỡng nặng tại bệnh viện và cộng đồng (63 tỉnh thành)

Bộ Y tế

 

x

x

x

679,050

0

0

679,050

3.2.2

Hỗ trợ sản phẩm dinh dưỡng đặc hiệu (thực phẩm giàu năng lượng có bổ sung vi chất) cho trẻ suy dinh dưỡng nặng tại cộng đồng và tại các cơ sở y tế

TTBMTE 36 tình

 

x

x

x

38,184,750

0

0

38,184,750

3.2.3

Tập huấn cho cán bộ khoa nhi của bệnh viện các tuyến và trạm y tế xã về hướng dẫn điều trị trẻ suy dinh dưỡng nặng.

Bộ Y tế

 

x

 

 

4,428,800

0

0

4,428,800

3.2.4

Thành lập nhóm chuyên gia hỗ trợ địa phương triển khai hoạt động phục hồi cho trẻ suy dinh dưỡng nặng khi có yêu cầu

Bộ Y tế

 

x

x

x

100,000

100,000

0

0

3.2.5

Giám sát, đánh giá quá trình hồi phục dinh dưỡng của trẻ

TTYTDP/TTBMTE 63 tỉnh thành/225 huyện

 

x

x

x

8,456,400

1,134,000

7,322,400

0

3.3

Tr em các vùng bị thiên tai bão lụt và các đối tượng đặc biệt (trẻ nhiễm HIV) khác được hỗ trợ dinh dưỡng.

3.3.1

Cung cấp sản phẩm dinh dưỡng cho những đối tượng có nguy cơ bị suy dinh dưỡng tại các vùng xẩy ra thiên tai

Bộ Y tế/TTBMTE tnh thiên tai

 

x

x

x

2,737,500

537,500

500,000

1,700,000

3.3.2

Đẩy mạnh công tác truyền thông, tập huấn cho cán bộ y tế, người chăm sóc trẻ triển khai các hoạt động phòng chống và can thiệp dinh dưỡng cho trẻ trong trường hợp thiên tai, bão lũ

Bộ Y tế/TTYTDP/ TTBMTE tỉnh thiên tai

 

x

 

 

1,180,400

0

300,000

880,400

3.3.3

Hướng dẫn ăn, uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong điều kin thiên tai.

Bộ Y tế /TTYTDP/TTB MTE tnh thiên tai

 

x

 

 

Lồng ghép hoạt động

0

0

0

4

Triển khai các nghiên cu và xây dựng các mô hình dinh dưỡng đặc thù.

4.1

Các nghiên cứu về giải pháp, kỹ thuật được xây dựng và triển khai

4.1.1

Triển khai các nghiên cứu phát triển kỹ thuật đánh giá tình trạng dinh dưỡng và các chỉ số

Bộ Y tế

 

x

x

x

600,000

0

0

600,000

4.1.2

Triển khai các nghiên cứu phát triển các sản phẩm giàu dinh dưỡng, sản phẩm giàu vi chất dinh dưỡng

Bộ Y tế

 

x

x

x

1,200,000

1,200,000

0

0

4.2

Các nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng lên tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em tại cộng đồng được triển khai.

4.2.1

Nghiên cứu ảnh hưởng của kiến thức lên tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em.

Bộ Y tế

 

x

x

x

3,000,000

3,000,000

0

0

4.2.2

Nghiên cứu ảnh hưởng của thái độ, hành vi lên tình trạng dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em.

Bộ Y tế

 

x

x

x

3,000,000

3,000,000

0

0

4.2.3

Nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường chính sách đối với công tác phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em

Bộ Y tế

 

x

x

x

1,200,000

1,200,000

0

0

4.2.4

Nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng và các vi chất dinh dưỡng đối với sự phát triển thể lực, trí tuệ... qua các giai đoạn phát triển của trẻ ở các vùng khác nhau

Bộ Y tế

 

x

x

x

1,200,000

0

0

1,200,000

4.2.5

Nghiên cứu về tập quán nuôi con của các vùng, miền, các dân tộc khác nhau phục vụ chương trình phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi

Bộ Y tế

 

x

x

x

3,000,000

0

0

3,000,000

4.3

Các mô hình dinh dưỡng được nghiên cứu, xây dựng

4.3.1

Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng mô hình dinh dưỡng đặc thù cho các vùng dân tộc thiu số, vùng sâu, vùng xa

Bộ Y tế

 

x

x

x

1,600,000

1,600,000

0

0

4.3.2

Nghiên cu xây dựng và ứng dụng mô hình dinh dưỡng đặc thù cho trung du

Bộ Y tế

 

x

x

x

1,600,000

1,600,000

0

0

4.3.3

Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng mô hình dinh dưỡng đặc thù cho vùng một số vùng đồng bằng duyên hải

Bộ Y tế

 

x

x

x

1,600,000

1,600,000

0

0

4.3.4

Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng mô hình dinh dưỡng đặc thù cho các khu công nghiệp

Bộ Y tế

 

x

x

 

1,600,000

1,600,000

0

0

5

Cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em lứa tuổi học đường

5.1

Các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng được xác định

5.1.1

Xây dựng tài liệu hướng dẫn xác định các vấn đề liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ tuổi học đường

Bộ Y tế

 

 

x

 

. 300,000

300,000

0

0

5.1.2

Tổ chức đào tạo, tập huấn cán bộ làm công tác y tế trường học tuyến tỉnh, huyện, xã về kỹ thuật khám xác định các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng

Bộ Y tế

 

 

x

 

3,861,600

0

0

3,861,600

5.1.3

Trang dụng cụ hỗ trợ đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em tuổi học đường.

Bộ Y tế

 

 

x

 

831,600

831,600

0

0

5.1.4

Tổ chức khám xác định các bệnh liên quan đến dinh dưỡng (suy dinh dưỡng, béo phì) và tư vấn cho cha mẹ học sinh

Bộ Y tế phối hợp với Bộ giáo dục

 

 

x

x

900,000

900,000

0

0

5.2

“Bữa ăn học đường” và bổ sung vi chất dinh dưỡng được xây dựng

5.2.1

Khảo sát thực trạng bữa ăn và mức đáp ứng nhu cầu trong chế độ ăn hàng ngày của học sinh

Bộ Y tế phối hợp với Bộ giáo dục

 

x

 

 

600,000

600,000

0

0

5.2.2

Tổ chức tập huấn xây dựng thực đơn hàng ngày cho học sinh tui học đường. Tập huấn về công tác triển khai, giám sát và quản lý “bữa ăn học đường” của trường đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm

Bộ Y tế phối hợp với Bộ giáo dục

 

x

x

x

600,000

600,000

0

0

5.2.3

Xây dựng thực đơn và chế biến bữa ăn học đường hàng ngày cho học sinh.

Bộ Y tế phối hợp với Bộ giáo dục

 

x

 

 

200,000

200,000

0

0

5.2.4

Th nghiệm và hoàn thiện thực đơn bữa ăn học đường cho tr

Bộ Y tế phối hợp với Bộ giáo dục

 

 

x

 

450,000

450,000

0

0

5.2.5

Xây dựng phần mềm quản lý bữa ăn học đường

Bộ Y tế phối hợp với Bộ giáo dục

 

x

x

 

250,000

250,000

0

0

5.3

Công tác truyền thống giáo dục dinh dưỡng tại các trường được tăng cường

5.3.1

Xây dựng tài liệu truyền thông về ci thiện dinh dưỡng, phòng chống một số vấn đề dinh dưỡng tuổi học đường

Bộ Y tế phối hợp với Bộ giáo dục

 

 

x

 

250,000

250,000

0

0

5.3.2

Đưa một số nội dung của tài liệu vào các sinh hoạt ngoại khóa cho học sinh trong các trường

Bộ Y tế phối hợp với Bộ giáo dục

 

 

 

x

200,000

200,000

0

0

5.3.3

Tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng giáo dục truyền thông về phòng chống một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng, cải thiện dinh dưỡng cho cán bộ làm công tác y tế trường học và giáo viên các trường

Bộ Y tế phối hợp với Bộ giáo dục

 

 

 

x

200,000

200,000

0

0

5.3.4

Tổ chức tuyên truyền cho phụ huynh học sinh về phòng chống một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng, cải thiện dinh dưỡng

Bộ Y tế phối hợp với Bộ giáo dục

 

 

 

x

120,000

120,000

0

0

5.3.5

Tổ chức tuyên truyền qua báo chí, truyền hình, xây dựng các chuyên mục tuyên truyền về phòng chống một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng học đường

Bộ Y tế phối hợp với Bộ giáo dục

 

 

 

x

1,000,000

1,000,000

0

0

5.3.6

Triển khai mô hình điểm về sữa học đường cho mẫu giáo và học sinh tiu học.

Bộ Y tế phối hợp với Bộ giáo dục và Đào tạo

 

x

x

x

4,200,000

0

0

4,200,000

6

Phòng chống tình trạng béo phì ở tr em

6.1

Nhận thức của người dân về sự gia tăng của tình trạng tha cân/béo phì ở trẻ em và mối liên quan đến tình trạng rối loạn chuyển hóa và các bệnh mạn tính không lây được nâng cao thông qua truyền thông giáo dục dinh dưỡng

6.1.1

Xây dựng và phát định kỳ các phóng sự, chuyên mục, tin, bài... trên truyền hình, đài phát thanh, báo, tạp chí và các trang web điện t truyền thông về phòng chống thừa cân béo phì trong đó lưu ý về tác hại của thức ăn nhanh, đồ ngọt có ga

Bộ Y tế

 

x

x

x

250,000

250,000

0

0

6.1.2

Tổ chức các chiến dịch truyền thông đại chúng, lồng ghép tuyên truyền, vận động phòng chống thừa cân/béo phì vào các chiến dịch Tuần lễ Dinh dưỡng và Phát triển, chiến dịch truyền thông cho Ngày Vi chất dinh dưỡng

Bộ Y tế

 

x

x

x

Lồng ghép hoạt động

0

0

0

6.1.3

Xây dựng, th nghiệm và phân phi các tài liệu truyền thông (đĩa, sách hướng dẫn, poster, tờ rơi, băng rôn, khu hiệu... về phòng chống tha cân/béo phì trong đó lưu ý về tác hại của thức ăn nhanh, đồ ngọt có ga

Bộ Y tế

 

x

x

 

3,158,050

750,000

0

2,408,050

6.1.4

Tổ chức các buổi gặp mặt, tọa đàm về phòng chống tình trạng thừa cân/béo phì, truyền thông giáo dục phòng chống thừa cân/béo phì qua các lớp truyền thông giáo dục dinh dưỡng, thực hành dinh dưỡng tại cộng đồng

TTYTDP 63 tỉnh thành

 

x

x

x

6,670,800

0

0

6,670,800

6.1.5

Phổ biến thông tin về phòng chống thừa cân béo phì và các bệnh mạn tính liên quan tới dinh dưỡng thông qua hệ thống khám và tư vấn dinh dưỡng trực tiếp tại các phòng khám tư vấn dinh dưỡng tại các tuyến tnh, huyện và xã và qua các hội nghị, hội thảo vi các ban ngành đoàn th

TTYTDP 63 tỉnh thành

 

x

x

x

1,890,000

0

1,890,000

0

6.2

Chế độ ăn cho trtrong hệ thống trường mầm non (phi hp với Bộ giáo dục và đào tạo) được xây dựng và phổ biến

6.2.1

Xây dựng các quy định về tổ chức ăn bán trú cho trẻ khi đến trường

Bộ Y tế phối hợp với Bộ giáo dục

 

x

 

 

100,000

100,000

0

0

6.2.2

Xây dựng chế độ ăn bán trú hợp lý cho trẻ đáp ứng đủ nhu cầu theo độ tuổi đ đảm bảo tình trạng dinh dưỡng, dự phòng tình trạng thừa cân/béo phì

Bộ Y tế phối hợp với Bộ giáo dục

 

x

 

 

200,000

200,000

0

0

6.2.3

Xây dựng chế độ ăn bán trú kiểm soát thừa cân/béo phì cho tr thừa cân/béo phì.

Bộ Y tế phối hợp với Bộ giáo dục

 

x

 

 

200,000

200,000

0

0

6.2.4

Tập huấn cho cán bộ Sở, Phòng Giáo dục, Giáo viên các trường mầm non, trung tâm Y tế dự phòng, trạm y tế phường về các nội dung phòng chống thừa cân/béo phì ở trẻ em

Bộ Y tế phối hợp với Bộ giáo dục

 

x

x

x

1,890,000

0

0

1,890,000

6.3

Các can thiệp về dinh dưỡng, chế độ tập luyện hợp lý phòng chống thừa cân/béo phì được xây dựng

6.3.1

Tổ chức tư vấn trực tiếp khuyến khích bố mẹ và người chăm sóc trẻ phối hợp tích cực và chủ động phòng chống tình trạng thừa cân/béo phì cho trẻ. Hướng dẫn theo dõi cân nặng, chiều cao của trẻ, hướng dẫn các thói quen và lối sống tích cực, lành mạnh cho trẻ.

Bộ Y tế phối hợp với Bộ giáo dục

 

x

x

x

1,500,000

1,500,000

0

0

6.3.2

Có kế hoạch đưa nội dung phòng chống thừa cân/béo phì vào chương trình học.

Bộ Y tế phối hợp với Bộ giáo dục

 

x

 

 

100,000

100,000

0

0

6.3.3

Xây dựng bếp ăn và tập huấn cho người phụ trách bữa ăn tại trường

Bộ Y tế phối hợp với Bộ giáo dục

 

 

x

x

2,100,000

0

0

2,100,000

6.3.4

Tổ chức các hội thi thể dục - thể thao, các trò chơi dân gian nhằm tăng cường hoạt động thể lực, tổ chức câu lạc bộ th dục buổi sáng, sau giờ học

Bộ Y tế phối hợp với Bộ giáo dục

 

 

 

x

700,000

0

0

700,000

6.3.5

Tổ chức các buổi nói chuyện, các cuộc thi tìm hiểu kiến thức - thực hành phòng chống thừa cân/béo phì

TTYTDP 63 tỉnh thành

 

 

x

x

2,520,000

0

0

2,520,000

6.3.6

Tổ chức câu lạc bộ phòng chống thừa cân/béo phì cho các gia đình có tr thừa cân/béo phì hoặc các gia đình quan tâm đến công tác phòng chống tha cân/béo phì cho trẻ.

TTYTDP 63 tỉnh thành/S giáo dục

 

 

x

x

2,520,000

0

0

2,520,000

6.3.7

Xây dựng và phổ biến quy trình sàng lọc và phát hiện tình trạng thừa cân/béo phì, xây dựng hướng dẫn điều trị tình trạng thừa cân/béo phì ở trẻ em

Bộ Y tế

 

x

 

 

200,000

200,000

0

0

6.4

Tài liệu phòng chống thừa cân/béo phì được xây dựng và các lớp tập huấn phòng chống tha cân/béo phì cho mạng lưới được triển khai

6.4.1

Xây dựng, thử nghiệm và hoàn thiện tài liệu về dinh dưỡng tiết chế cho trẻ bị thừa cân/béo phì

Bộ Y tế

 

x

 

 

250,000

250,000

0

0

6.4.2

Tổ chức tập huấn về dinh dưỡng tiết chế phòng chống thừa cân/béo phì ở trẻ em trong trường học

TTYTDP phối hợp với Sở giáo dục 63 tỉnh

 

 

x

 

1,260,000

0

0

1,260,000

6.4.3

Hỗ trợ kỹ thuật và công cụ thực hành, đánh giá tình trạng thừa cân/béo phì trong trường học và tại cộng đồng

TTYTDP phối hợp với Sở giáo dục 63 tỉnh

 

 

x

 

2,520,000

0

0

2,520,000

6.4.4

Tập huấn cho cán bộ Sở, Phòng Giáo dục, Giáo viên các trường mầm non về các nội dung phòng chống thừa cân/béo phì ở tr em trước tuổi học đường

TTYTDP phối hợp với Sở giáo dục 63 tnh

 

 

x

 

1,260,000

0

0

1,260,000

6.4.5

Tập huấn cho cán bộ trung tâm Y tế dự phòng, trạm y tế phường về các nội dung phòng chống thừa cân/béo phì ở trẻ em trước tuổi học đường

TTYTDP 63 tỉnh thành

 

 

x

 

1,260,000

0

1,260,000

0

7

Phối hợp liên ngành trong công tác phòng chống suy dinh dưỡng

7.1

Các lớp tập huấn hỗ trợ kỹ thuật triển khai cho mạng lưới được phối hợp tổ chức.

7.1.1

Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn cho người chăm sóc tr tại các trường mầm non/mẫu giáo

Bộ Y tế phối hợp với Bộ giáo dục và Đào tạo

 

x

x

x

600,000

0

0

600,000

7.1.2-

Phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội liên hiệp Phụ nữ xây dựng kế hoạch và tập huấn cho nam nữ thanh niên, cho phụ nữ mang thai, phụ nữ nuôi con nh thông qua các hoạt động của trung ương Đoàn Thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ

Bộ Y tế phối hợp với Đoàn TNCS và Hội LHPN

 

x

x

x

900,000

0

0

900,000

7.2

Các can thiệp dinh dưng được triển khai

7.2.1

Xây dựng kế hoạch và triển khai các can thiệp dinh dưỡng trong trường mầm non/mẫu giáo

Bộ Y tế phối hợp với Bộ giáo dục

 

x

x

x

600,000

0

0

600,000

7.2.2

Xây dựng kế hoạch và triển khai các can thiệp dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng có điều kiện đặc biệt thông qua Bộ Lao động thương binh xã hội

Bộ Y tế phối hợp với Bộ LĐTBXH

 

x

x

x

600,000

0

0

600,000

7.2.3

Phối hợp với Hội Nông dân triển khai hoạt động tăng cường dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em thông qua mô hình kinh tế VAC

Bộ Y tế phối hợp với Hội nông dân

 

x

x

x

600,000

0

0

600,000

7.3

Các nghiên cứu về dinh dưỡng được triển khai.

7.3.1

Triển khai các nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và nghiên cứu các can thiệp dinh dưỡng đặc hiệu của trẻ tại khoa nhi của các bệnh viện

Bộ Y tế

 

x

x

x

600,000

600,000

0

0

7.3.2

Triển khai các nghiên cứu đánh giá dinh dưỡng cho tr sơ sinh thiếu tháng, nhẹ cân và các yếu tố ảnh hưởng tại các khoa sản và bệnh viện phụ sản

Bộ Y tế

 

x

x

x

600,000

600,000

0

0

7.3.3

Triển khai các nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng của trẻ và chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non, mẫu giáo

Bộ Y tế phối hợp với Bộ giáo dục

 

x

x

x

600,000

600,000

0

0

7.4

Sự phối hợp liên ngành trong kiểm tra, giám sát và đánh giá được tăng cường.

7.4.1

Xây dựng kế hoạch giám sát liên ngành trong các chiến dịch Ngày vi chất dinh dưỡng, Tuần lễ Dinh dưỡng & Phát triển, Tuần lễ nuôi con bng sữa mẹ

Bộ Y tế/TTYTDP và TTBMTE 63 tỉnh thành

 

x

x

x

4,680,000

900,000

3,780,000

0

7.4.2

Xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát và đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em tại khoa nhi của các bệnh viện

Bộ Y tế/Viện Nhi TW

 

x

x

x

1,890,000

0

0

1,890,000

7.4.3

Xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của tr sơ sinh tại khoa sản và bệnh viện phụ sản

Bộ Y tế/Viện phụ sản TW

 

x

x

x

1,890,000

0

0

1,890,000

7.4.4

Xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ tại trường mầm non

Bộ Y tế phối hợp với Bộ giáo dục

 

x

x

x

300,000

300,000

0

0

8

Giám sát, đánh giá

8.1

Các hoạt động kiểm tra, giám sát trong các chiến dịch được tăng cường.

8.1.1

Xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát hoạt động bổ sung vitamin A và tẩy giun cho trẻ trong đợt 1 và các hoạt động truyền thông giáo dục phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng trong Ngày Vi chất dinh dưỡng (1- 2/6).

Bộ Y tế/Viện Dinh dưỡng

 

x

x

x

Lồng ghép hoạt động

0

0

0

8.1.2

Xây dựng kế hoạch, tổ chức giám sát Tuần lễ Dinh dưỡng & Phát triển.

Bộ Y tế/Viện Dinh dưỡng

 

x

x

x

Lồng ghép hoạt động

0

0

0

8.1.3

Xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát hoạt động của Tuần lễ nuôi con bằng Sữa mẹ.

Bộ Y tế/Viện Dinh dưỡng

 

x

x

x

Lồng ghép hoạt động

0

0

0

8.1.4

Xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát hoạt động bổ sung vitamin A và tẩy giun cho trẻ trong đợt 2 hàng năm

Bộ Y tế/Viện Dinh dưỡng

 

x

x

x

Lồng ghép hoạt động

0

0

0

8.2

Hoạt động kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo, Tổ thư ký dự án và các đơn vị liên ngành được tăng cường

8.2.1

Hoạt động giám sát của Ban Chđạo, Ban điều hành, t thư ký dự án

Bộ Y tế phối hợp với Bộ giáo dục

 

x

x

x

2,400,000

2,400,000

0

0

8.2.2

Các hoạt động giám sát của các Viện Khu vực

Bộ Y tế

 

x

x

x

900,000

900,000

0

0

8.2.3

Giám sát công tác triển khai liên ngành

Bộ Y tế

 

x

x

x

900,000

900,000

0

0

8.3

Các hoạt động theo dõi, điều tra, đánh giá tình trạng dinh dưng được triển khai.

8.3.1

Tổ chức cân, đo đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ, theo dõi biểu đồ phát triển của trẻ.

TTBMTE 36 tnh

 

x

x

x

3,780,000

0

3,780,000

0

8.3.2

Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ tại các khoa nhi và tình trạng cân nặng trẻ sơ sinh

TTBMTE 36 tnh

 

x

x

x

3,780,000

0

3,780,000

0

TNG KINH PHÍ MC TIÊU 2

 

 

 

 

451,178,050

44,030,700

314,678,900

92,468,450

 

CÁC HOẠT ĐỘNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG DINH DƯỠNG QUỐC GIA THEO MỤC TIÊU

Mục tiêu 3: CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG VI CHẤT DINH DƯỠNG

Giảm tỷ lệ thiếu vitamin A thể tiền lâm sàng, thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ tuổi sinh đẻ, thiếu kẽm, vitamin D và thanh toán các rối loạn do thiếu I ốt

Có 3 giải pháp khác nhau để thực hiện mục tiêu 3 gồm có uổng bổ sung vi chất dinh dưỡng, bổ sung vi chất vào thực phẩm và đa dạng hóa bữa ăn

GIẢM PHÁP UỐNG BỔ SUNG VI CHẤT DINH DƯỠNG

 

Năm triển khai

ĐVT : nghìn đồng

Nguồn kinh phí

Kết quả mong đợi

Đầu ra

Hoạt động

Cơ quan triển khai

2012

2013

2014

2015

Kinh phí

Ngân sách TW

Ngân sách ĐP

Cần huy động

1

Hướng dẫn quốc gia về phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng được xây dựng, phệ duyệt, phổ biến và thực hiện

1.1

Hướng dẫn quốc gia về phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng được phê duyệt

1.1.1

Xây dựng hướng dẫn quốc gia phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng.

Bộ Y tế

x

x

 

 

Đã được hỗ trợ năm 2012

0

0

0

1.1.2

Th nghiệm và đánh giá tài liệu hướng dẫn

Bộ Y tế

x

x

 

 

Đã được hỗ trợ năm 2012

0

0

0

1.1.3

Tài liệu hướng dẫn quốc gia phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng được Bộ Y tế phê duyệt và ban hành

Bộ Y tế

x

x

 

 

395,000

395,000

0

0

1.2

Nâng cao nhận thức và huy động nguồn lc để phòng chống thiếu máu và thiếu vi chất dinh dưỡng (iốt, sắt, kẽm, vitamin A, acid folic, vitamin D....)

1.2.1

Tổ chức các hội nghị, hội thảo với các bộ ngành, ban ngành đoàn th, tổ chức trong và quốc tế để vận động sự ng hộ, huy động nguồn lực cho phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

Bộ Y tế

 

x

x

x

156,000

0

0

156,000

1.2.2

Vận động các tổ chức trong và ngoài nước hỗ trợ và thực hiện chương trình phòng chống phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng.

Bộ Y tế

 

x

 

 

104,000

0

0

104,000

1.2.3

Tập huấn cho các cán bộ chuyên trách dinh dưỡng của các tnh, huyện, xã về sử dụng hướng dẫn phòng chống thiếu vi chất

Bộ Y tế, Trung tâm YTDP 63 tnh thành

 

x

 

 

1,204,100

0

437,700

766,400

1.2.4

Tổ chức Ngày Vi chất dinh dưỡng kết hợp với truyền thông phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng ở cấp tnh và quốc gia.

Bộ Y tế

 

x

x

x

Lồng ghép triển khai hoạt động trong mục tiêu 2

 

 

 

 

 

Các hoạt động phòng chống thiếu máu dinh dưỡng được triển khai có hiệu quả

2.1

Bổ sung viên sắt/acid folic cho phụ nữ có thai ở những vùng ưu tiên, phụ nữ tuổi sinh đẻ ở các khu công nghiệp, nữ vị thành niên ở trường học được triển khai. Bổ sung bột đa vi chất (sprinkle) cho trẻ em 6-24 tháng

2.1.1

Bổ sung viên sắt/acid folic đối với Phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai, nữ sinh trong các trường ph thông trung học cơ sở và trung học phổ thông; Nữ thanh niên các ngành nghề; - cấp phát miễn phí cho các đối tượng tại 6 tỉnh ưu tiên và 225 huyện khó khăn; - Các huyện còn lại tuyên truyền để đối tượng tự mua viên sắt/viên đa vi chất dinh dưỡng.

Bộ Y tế, Trung tâm YTDP/Trung tâm BMTE 36 tỉnh thành

 

x

x

x

107,244,000

0

0

107,244,000

2.1.2

Hỗ trợ 60 gói bột đa vi chất/trẻ cho trẻ em dưới 2 tuổi SDD nặng ở 5 xã /225 huyện khó khăn trong 3 năm

Bộ Y tế, TTBMTE 36 tnh và 225 huyện

 

x

x

x

6,075,000

6,075,000

0

0

2.1.3

Tập huấn cho cán bộ chuyên trách dinh dưỡng ở tnh, huyện ở những huyện khó khăn về cách sử dụng và quản lý viên sắt acid folic cho phụ nữ và bột đa vi chất cho trẻ em dưới 2 tuổi

Bộ Y tế, TTBMTE 36 tỉnh và 225  huyện

 

x

 

 

419,000

0

0

419,000

2.1.4

Cộng tác viên dinh dưỡng lồng ghép hoạt động truyền thông giáo dục về viên sắt và phòng chống thiếu máu thiếu sắt vào các hoạt động giáo dục truyền thông thường xuyên.

Bộ Y tế/ Trung tâm YTDP/Trung tâm BMTE 63 tỉnh thành

 

 

X

 

150,000

150,000

0

0

2.1.5

Mua để cấp viên sắt cho phụ nữ tuổi sinh đẻ ở khu công nghiệp và nữ vị thành niên ở trường học ở 6 tỉnh ưu tiên và 225 huyện khó khăn đặc biệt lưu ý phụ nữ tiền mang thai

Bộ Y tế, TTBMTE 6 tnh và 25 huyện

 

x

x

x

2,592,000

0

27,000

2,565,000

2.1.6

Tập huấn cho giáo viên ở trường học và nhân viên y tế ở các khu công nghiệp về phân phối và quản lý viên sắt

Bộ Y tế, TTBMTE 6 tỉnh và 25 huyện

 

x

 

 

138,800

0

0

138,800

2.1.7

Theo dõi, giám sát, đánh giá triển khai hoạt động phòng chống thiếu máu tại cộng đồng.

Bộ Y tế, TTBMTE 6 tnh và 25 huyện

 

x

x

x

576,900

202,500

374,400

0

2.2

Truyền thông tiếp thị xã hội về viên sắt acid folic cho phụ nữ có thai và phụ nữ tuổi sinh đẻ ở những vùng không ưu tiên được thực hiện hiệu quả

 

2.2.1

Thiết kế và In ấn các tài liệu truyền thông tiếp thị xã hội về viên sắt, acid folic

Bộ Y tế

 

x

 

 

652,500

652,500

0

0

2.2.2

Tập huấn cho các cán bộ chuyên trách dinh dưỡng của các tnh, huyện, xã về triển khai các hoạt động truyền thông tiếp thị xã hội về phòng chống thiếu máu ở cộng đồng (1 lần/năm 2013) và lồng ghép nhắc lại hàng năm

Bộ Y tế, Trung tâm YTDP/Trung tâm BMTE 36 tỉnh thành

 

x

x

x

1,592,200

0

765,000

827,200

2.2.3

Đánh giá về tình hình viên sắt acid folic trên thị trường

Bộ Y tế

 

x

 

 

278,800

278,800

0

0

2.2.4

Truyền thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng về phòng chống thiếu máu ở trung ương và địa phương, sử dụng phương pháp tiếp thị xã hội

Bộ Y tế, /Trung tâm GDSK 36 tỉnh thành

 

 

x

x

2,357,500

0

0

2,357,500

2.2.5

Theo dõi, giám sát, đánh giá triển khai hoạt động tại cộng đồng

Bộ Y tế/ Viện Dinh dưỡng/ 3 Trung tâm 36 tnh thành

 

 

x

x

849,600

0

0

849,600

2.3

Trẻ em 2 - 5 tuổi và phụ nữ tuổi sinh đẻ ở các vùng ưu tiên được tẩy giun định kỳ theo hướng dẫn của Bộ Y tế

2.3.1

Triển khai việc tẩy giun định kỳ cho trẻ em từ 2 đến 5 tuổi và phụ nữ độ tuổi sinh đẻ dựa trên hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế. Đối với 225 huyện khó khăn và vùng có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng đường ruột cao, các đối tượng được cấp miễn phí một liều duy nhất mebendazole 500mg từ 12 lần/năm

Bộ Y tế/Viện Dinh dưỡng/ Trung tâm YTDP của 36 tnh khó khăn

 

 

x

x

2,025,000

0

0

2,025,000

2.3.2

Phân phối thuốc tẩy giun và tẩy giun định kỳ cho các nhóm đối tượng có nguy cơ ở các vùng có nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Bộ Y tế/Viện Dinh dưng/ Trung tâm YTDP của 36 tnh khó khăn

 

 

x

x

108,000

0

0

108,000

2.3.3

Theo dõi, giám sát triển khai hoạt động tại cộng đồng

Bộ Y tế/ Viện Dinh dưỡng/ Trung tâm YTDP của 36 tỉnh khó khăn

 

 

x

x

Lồng ghép triển khai hoạt động

0

0

0

3

Các hoạt động phòng chống thiếu Vitamin A được triển khai thực hiện một cách có hiệu quả

3.1

Trẻ em 6-36 tháng tuổi, trẻ em 6-60 tháng tuổi đối với các tnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi cao, trẻ em dưới 6 tháng tuổi không được bú sữa mẹ, trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy, sởi, viêm đường hô hấp cấp, và phụ nữ trong vòng 1 tháng sau đẻ được bổ sung viên nang vitamin A theo hướng dẫn

3.1.1

Mua viên nang vitamin A cho trẻ em 6-36 tháng tuổi, trẻ em 6-60 tháng tuổi đối với các tnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi cao, trẻ em dưới 6 tuổi không được bú sữa mẹ, trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy, sởi, viêm đường hô hấp cấp, và phụ nữ trong vòng 1 tháng sau đẻ ở 6 tnh ưu tiên và 225 huyện khó khăn.

Viện Dinh dưỡng/ Trung tâm YTDP của 36 tnh khó khăn

 

x

x

x

2,430,000

0

0

2,430,000

3.1.2

Phân phi viên nang vitamin A từ NIN cho các tnh

Bộ Y tế

 

x

x

x

108,000

0

0

108,000

3.1.3

Theo dõi, giám sát, đánh giá triển khai hoạt động tại cộng đồng

Bộ Y tế/ Trung tâm YTDP của 36 tỉnh khó khăn

 

x

x

x

Lồng ghép triển khai hoạt động

0

0

0

4

Các hoạt động phòng chống thiếu kẽm được triển khai có hiệu quả

4.1

Bổ sung kẽm cho trẻ em bị tiêu chảy theo phác đồ được Bộ Y tế phê duyệt

4.1.1

Tham khảo chương trình lồng ghép qun lý và chăm sóc trẻ bệnh phần hướng dẫn quc gia về quản lý lâm sàng bệnh tiêu chảy

Bộ Y tế

 

 

 

x

60,000

60,000

0

0

5

Các mô hình phòng chống thiếu vi chất được nghiên cứu, xây dựng và triển khai thí điểm

5.1

Mô hình dinh dưỡng học đường trong trường học (tại các bậc học khác nhau) tại khu vực thành phố, vùng khó khăn (miền núi), vùng đồng bằng được nghiên cứu xây dựng và triển khai thí điểm

5.1.1

Tổ chức các hội thảo với Bộ Giáo dục và Đào tạo để thảo luận về xây dựng mô hình phòng chống thiếu vi chất học đường

Bộ giáo dục/B Y tế (Viện Dinh dưỡng)

 

x

x

 

102,500

102,500

0

0

5.1.2

y dựng và hoàn thiện các mô hình phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng trong học đường tại các bậc học khác nhau

Bộ Y tế phối hợp với Bộ GD

 

 

x

x

600,000

0

0

600,000

5.1.3

Th nghiệm các mô hình dinh dưỡng học đường phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

Bộ Y tế phối hợp với Bộ GD

 

 

 

x

1,200,000

0

0

1,200,000

5.1.4

Áp dụng triển khai các mô hình dinh dưỡng học đường phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng tại các bậc học khác nhau

Bộ Y tế phối hợp với Bộ GD

 

 

 

x

13,500,000

0

0

13,500,000

5.2

Các mô hình phòng chống thiếu máu và thiếu vi chất cho các nhóm đối tượng có nguy cơ tại khu vực thành phố, vùng khó khăn (núi), vùng đồng bằng được nghiên cứu, xây dựng và triển khai có hiệu quả

5.2.1

Nghiên cu, xây dựng và hoàn thiện các mô hình phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho các nhóm đối tượng có nguy cơ tại cộng đồng

Bộ Y tế

 

x

x

 

600,000

0

0

600,000

5.2.2

Thử nghiệm các mô hình phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng tại cộng đồng

Bộ Y tế

 

 

x

x

1,000,000

0

0

1,000,000

5.2.3

Áp dụng triển khai một cách có hiệu quả các mô hình phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng tại cộng đồng

Bộ Y tế

 

 

 

x

9,000,000

0

0

9,000,000

6

Nghiên cứu phát triển các sản phẩm phòng chống thiếu máu, thiếu vi chất được thực hiện một cách có hiệu quả

6.1

Nghiên cứu các sản phẩm dự phòng thiếu vi chất (bổ sung vi chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, vitamin A, vitamin D, acid folic vào các thực phẩm thông dụng và phù hợp như gia vị, dầu ăn, đường, gạo.) và điều trị thiếu vi chất được thực hiện

6.1.1

Phát triển sản phẩm để dự phòng và điều trị thiếu máu, thiếu vi chất

Bộ Y tế

 

x

x

 

900,000

0

0

900,000

6.1.2

Thử nghiệm sản phẩm để dự phòng và điều trị thiếu vi chất tại cộng đng/bệnh viện

Bộ Y tế

 

 

 

x

2,000,000

0

0

2,000,000

6.1.3

Sản xuất sản phẩm để ứng dụng rộng rãi trên cộng đồng

Bộ Y tế

 

 

 

x

Sản xuất theo đơn đặt hàng của khách

0

0

0

6.2

Nghiên cứu kỹ thuật chế biến, bảo quản, hạn chế hao hụt lượng vi chất có trong thực phẩm được tiến hành

6.2.1

Nghiên cứu kỹ thuật chế biến, bảo quản, hạn chế hao hụt lượng vi chất có trong thực phẩm

Bộ Y tế

 

x

x

 

300,000

0

0

300,000

6.2.2

Triển khai áp dụng k thuật chế biến, bảo quản, hạn chế hao hụt lượng vi chất có trong thực phẩm

Bộ Y tế

 

 

 

x

900,000

0

0

900,000

 

Các hoạt động giáo dục truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để cải thiện kiến thức và thực hành phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng (tập trung vào các nội dung chế độ ăn đa dạng, hợp lý, phù hợp với nhóm tuổi và tình trạng sinh lý) được triển khai đa dạng

 

 

7.1.1

Xây dựng các tài liệu tập huấn và giảng dạy thống nhất và phù hợp về chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ

Bộ Y tế/Vụ BMTE/ Tuyến tnh, huyện, xã toàn quốc

 

x

x

 

800,000

800,000

0

0

7

7.1

Xây dựng và triển khai kế hoạch/chiến lược truyền thông để khuyến khích chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm dự phòng thiếu vi chất dinh dưng qua các phương tiện thông tin đại chúng

7.1.2

Xây dựng tài liệu truyền thông thống nhất của Bộ Y tế về chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng (iod, kẽm, vitamin D, acid folic...) cho phụ nữ tiền mang thai, phụ nữ mang thai và nuôi con nhỏ, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi, trẻ em tuổi học đường

Bộ Y tế/ Tuyến tnh, huyện, xã toàn quốc

 

 

 

x

303,750

303,750

0

0

7.1.3

Thảo luận, xây dựng các chuyên đề lồng ghép vào các chương trình truyền hình trên VTV3 (chiếc nón kỳ diệu, gia đình hạnh phúc...)

Bộ Y tế

 

x

x

 

150,000

150,000

0

0

7.1.4

Xây dựng các phóng sự về tình hình thiếu vi chất ở trẻ em, phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ,..

Bộ Y tế

 

x

x

 

150,000

150,000

0

0

7.1.5

Xây dựng các chiến dịch truyền thông để khuyến khích chế độ dinh dưỡng hợp lý, khuyến khích sử dụng các thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng nhằm dphòng thiếu vi chất cho các nhóm đối tượng có nguy cơ

Bộ Y tế

 

x

x

 

300,000

300,000

0

0

8

Tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm

8.1

Quy định tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm (rà soát, ban hành, phổ biến qui chuẩn, quy định về tiêu chuẩn vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, kiểm soát chất lượng thực phẩm).

8.1.1

Rà soát, bổ sung, hiệu chỉnh và trình Bộ Y tế ban hành các quy chuẩn về bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm

Bộ Y tế

 

x

x

 

150,000

0

0

150,000

8.1.2

Xây dựng quy định tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm trình Bộ Y tế phê duyệt theo nội dung của luật “An toàn thực phẩm” được quốc hội khóa XII phê chuẩn

Bộ Y tế

 

x

x

 

150,000

0

0

150,000

8.1.3

Phổ biến quy định tăng cường vi chất dinh dưỡng đã được phê duyệt cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được tăng cường vi chất dinh dưỡng

Bộ Y tế

 

 

 

x

692,050

0

0

692,050

8.1.4

Thúc đẩy sản xuất và phân phối các thực phẩm đã được tăng cường vi chất dinh dưỡng

Bộ Y tế

 

x

 

 

300,000

0

0

300,000

8.1.5

Xây dựng văn bản hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm

Bộ Y tế

 

x

 

 

180,000

0

0

180,000

8.1.6

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về chất lượng các sản phẩm thực phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng: Văn bản kiểm tra, tập huấn kỹ thuật cho cán bộ kiểm tra, thanh tra thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng

Bộ Y tế/Chi cục ATVSTP 63 tỉnh thành

 

x

x

 

4,354,400

0

2,016,000

2,338,400

8.1.7

Tăng cường truyền thông ph biến các sản phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng

Bộ Y tế/Chi cục ATVSTP 63 tỉnh thành

 

x

x

x

2,832,450

600,000

2,232,450

0

8.1.8

Triển khai công tác tiếp thị xã hội, h trợ cho các cơ ssản xuất, kinh doanh thực phẩm có tăng cường vi chất dinh dưỡng

Bộ Y tế

 

x

x

x

300,000

0

0

300,000

9

Kết quả điều tra giám sát định kỳ tình trạng thiếu vi chất và các yếu tố nguy cơ có liên quan tới dinh dưỡng được thu thập nhm định hướng cho các chiến lược can thiệp phù hợp

 

Điều tra giám sát đnh kỳ về tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở các nhóm đối tượng có nguy cơ trong cộng đồng

9.1.1

Điều tra tình trạng thiếu vi chất và các yếu t nguy cơ liên quan đến dinh dưỡng các nhóm đối tượng

Bộ Y tế

 

 

x

 

2,400,000

2,400,000

0

0

9.1.2

Phân tích số liệu, viết báo cáo, đưa ra khuyến nghị phù hợp

Bộ Y tế

 

 

 

x

450,000

450,000

0

0

10

Phòng chống thiếu Iod

10.1

Đảm bo cung cấp đủ muối Iod cho cộng đồng

10.1.1

Đánh giá nhu cầu tiêu thụ muối iot của toàn quốc để tính toán nhu cầu KIO3

Bệnh viện Nội tiết TW

 

x

 

 

Có chương trình riêng

 

 

 

10.1.2

Mua hóa chất KIO3 cấp cho các nhà máy sản xuất muối lot

Bệnh viện Nội tiết TW

 

x

x

x

Có chương trình riêng

 

 

 

10.1.3

 

Mua KIT thử cung cấp cho các cơ sở sản xuất muối lot và các labo tuyến tỉnh

Bệnh viện Nội tiết TW

 

x

x

x

Có chương trình riêng

 

 

 

10.1.4

Kiểm tra giám sát nội kiểm, ngoại kiểm việc sản xuất và cung ng tại các cơ sở sản xuất muối lot theo nghị định của chính phủ số 153/2005/ND-CP ngày 29 tháng 12 năm 2005 về sản xuất và cung ng muối lot cho người ăn

Bệnh viện Nội tiết TW

 

x

x

x

Có chương trình riêng

 

 

 

10.2

Tăng cường kiến thức của cộng đồng trong việc phòng chống các rối loạn thiếu hụt Iot

 

10.2.1

Truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng vận động toàn dân mua và sử dụng muối lot

Thiết kế, in tờ rơi, áp phích về phòng chống các rối loạn thiếu iot

Cấp phát in ấn tờ rơi, áp phích, tranh lật cho các tỉnh

Lập kế hoạch và thực hiện các spot truyền thông, buổi tư vấn, phóng sự về PC CRL TI trên truyền hình

 

Bệnh viện Nội tiết TW

 

x

x

x

Có chương trình riêng

 

 

 

10.2.2

Phối hợp hệ thống Trung tâm truyền thông trung ương, tnh và huyện đẩy mạnh các công tác truyền thông qua các kênh thông tin đại chúng, xây dựng các hình ảnh pano, áp phích nhm thay đổi hành vi dựa vào cộng đồng bng nhiều hình thức trực tiếp và gián tiếp về nguy cơ bệnh ĐTĐ và cách phòng chống.

Bệnh viện Nội tiết TW

 

x

x

x

3,870,000

0

0

3,870,000

10.3

Tăng cường năng lực quản lý của nhân viên y tế tại các tnh trong vấn đề quản lý dự án phòng chống CRLTI

10.3.1

Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực của cán bộ y tế trong phòng chống CRLTI:

- Tập huấn giám sát muối iốt

- Tập huấn điều tra KAP và điều tra bướu c

- Tập huấn về bệnh lý tuyến giáp

- Tập huấn truyền thông PC CRLTI

Bệnh viện Nội tiết TW

 

x

x

x

0

0

0

0

10.3.2

Nghiên cứu khoa học, nâng cao hiểu biết cho cán bộ về chương trình phòng chống CRLTI

Bệnh viện Nội tiết TW

 

x

x

x

100,000

0

0

100,000

10.4

Hiệu chnh nghị định hiện hành về muối I ốt

10.4.1

Hiệu chỉnh nghị định hiện hành về muối I ôt

Bệnh viện Nội tiết TW

 

x

x

x

0

0

0

0

10.4.2

Công bố và phổ biến nghị định về muối Iốt

Bệnh viện Nội tiết TW

 

x

x

x

0

0

0

0

10.5

Chuẩn hóa kỹ thuật bổ sung iốt vào thc phẩm và các hoạt động phòng chống CRLTI được triển khai có hiệu quả

10.5.1

Xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật bổ sung iốt vào thực phẩm

Bệnh viện Nội tiết TW

 

x

 

 

Có chương trình riêng

 

 

 

10.5.2

Theo dõi, giám sát định kỳ triển khai hoạt động phòng chống CRLTI

Bệnh viện Nội tiết TW

x

x

x

x

Có chương trình riêng

 

 

 

10.5.3

Điều tra, đánh giá định kỳ về tình trạng thiếu iốt ở các nhóm đối tượng có nguy cơ trong cộng đồng

Bệnh viện Nội tiết TW

 

 

 

x

Có chương trình riêng

 

 

 

10.5.4

Xây dựng và nâng cấp labo xét nghiệm tình trạng thiếu iốt

Bệnh viện Nội tiết TW

 

x

x

x

Có chương trình riêng

 

 

 

11

Tăng cường đa dạng hóa bữa ăn

11.1

Xây dựng các tài liệu nghe nhìn, in ấn về thiếu vi chất dinh dưỡng và hướng dẫn đa dạng hóa bữa ăn

11.1.1

Thiết kế các tài liệu nghe nhìn, in ấn về hướng dẫn đa dạng hóa bữa ăn và phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

Bộ Y tế

 

x

x

 

140,000

140,000

0

0

11.1.2

Sản xuất các tài liệu nghe nhìn, in ấn về hướng dẫn đa dạng hóa bữa ăn

Bộ Y tế/63 tỉnh thành

 

x

x

x

2,124,550

0

0

2,124,550

11.2

Các hoạt động truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng để phổ biến hướng dẫn đa dạng hóa bữa ăn được triển khai

11.2.1

Các chương trình quảng bá thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng về đa dạng hóa bữa ăn và dinh dưỡng hợp lý phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

Bộ Y tế/ T. tâm truyền thông 63 tnh

 

x

x

x

2,490,000

0

0

2,490,000

11.2.2

Các chương trình về đa dạng hóa bữa ăn và dinh dưỡng hợp lý được triển khai trong các chiến dịch truyền thông

Bộ Y tế

 

 

x

 

1,215,950

0

0

1,215,950

12

Nâng cao năng lực, nâng cấp trang thiết bị Labo Vi chất

12.1

Nâng cấp trang thiết bị máy móc labo xét nghiệm Vi chất và nâng cao năng lực cho cán bộ labo xét nghiệm Vi chất

12.1.2

Mua và bảo dưỡng trang thiết bị, máy móc

Bộ Y tế

 

x

x

x

9,895,000

0

0

9,895,000

12.2.2

Đào tạo cán bộ, phát triển kỹ thuật mới

Bộ Y tế

 

x

x

x

255,000

0

0

255,000

 

TNG KINH PHÍ MC TIÊU 3

 

 

 

 

193,222,050

13,210,050

5,852,550

174,159,450

 

 

CÁC HOẠT ĐỘNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG DINH DƯỠNG QUỐC GIA THEO MỤC TIÊU

MỤC TIÊU 4: KIỂM SOÁT CÓ HIỆU QUẢ THỪA CÂN VÀ BÉO PHÌ ĐỂ GIẢM CÁC BỆNH MẠN TÍNH KHÔNG LÂY

 

Năm triển khai

ĐVT: nghìn đồng

Nguồn kinh phí

Kết quả mong đi

Đầu ra

Hoạt động

Cơ quan triển khai

2012

2013

2014

2015

Kinh phí

Ngân sách TW

Ngân sách ĐP

Cần huy động

1

Hướng dẫn quốc gia về dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực phòng chống các bệnh không lây liên quan đến dinh dưỡng được phê duyệt và các cơ quan, đoàn thể, đối tác liên quan cam kết thực hiện và hỗ trợ

1.1

Hướng dẫn quốc gia về dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực nhằm dự phòng các bệnh không lây liên quan đến dinh dưỡng được phê duyệt

1.1.1

Rà soát Chiến lược toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới về chế độ ăn và hoạt động thể lực; Rà soát và điều tra thu thập s liệu bổ sung về thực trạng chế độ ăn và hoạt động thể lực ở các nhóm đối tượng

Bộ Y tế

 

x

 

 

195,640

134,140

0

61,500

1.1.2

Xây dựng dự thảo hướng dẫn quốc gia về chế độ ăn và hoạt động thể lực nhm phòng chống các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng.

Bộ Y tế

 

 

x

 

49,800

0

0

49,800

1.1.3

Hoàn chnh và trình BYT phê duyệt hướng dẫn này

Bộ Y tế

 

 

x

 

51,000

0

0

51,000

1.2

Nâng cao nhận thức và nguồn lực của các bộ/ngành liên quan và các đoàn thể xã hội trong việc phòng chống thừa cân, béo phì, rối loạn chuyển hóa và các bệnh mạn tính không lây có liên quan đến dinh dưỡng

1.2.1

Vận động các đối tác có vai trò trong việc thực hiện và hỗ trợ thực hiện Hướng dẫn quốc gia về chế độ ăn và hoạt động thể lực

Bộ Y tế

 

x

 

 

104,000

0

0

104,000

1.2.2

Tổ chức các hội nghị, hội thảo với các bộ/ban/ngành/đoàn thể để phổ biến các thông tin về phòng chống thừa cân và béo phì và các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng

Bộ Y tế

 

x

x

 

1,167,320

0

0

1,167,320

2

Các mô hình thí điểm về thực hiện chế đ dinh dưỡng hợp lý và các hoạt động thể lc phòng chống thừa cân và béo phì, rối loạn chuyển hóa và các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng tại cộng đồng được xây dựng và triển khai thí điểm

2.1

Mô hình kim soát cân nặng thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực tại cộng đồng tại 5 thành phố lớn

2.1.1

Xây dựng mô hình kim soát cân nặng, tăng cường hoạt động thể lực

Bộ Y tế

 

 

x

 

46,200

46,200

0

0

2.1.2

Triển khai thí điểm các mô hình

Bộ Y tế/TTYTDP tnh

 

x

x

 

385,800

0

0

385,800

2.1.3

Tng kết rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình

Bộ Y tế

 

 

x

 

43,850

43,850

0

0

2.1.4.

Tổ chức tham quan học tập rút kinh nghiệm mô hình của các nước

Bộ Y tế

 

 

x

 

500,000

500,000

0

0

2.2

Mô hình giảm ăn mặn dự phòng tăng huyết áp tại cộng đồng được xây dựng và triển khai

2.2.1

Xây dựng mô hình

Bộ Y tế

 

x

 

 

46,200

46,200

0

0

2.2.2

Triển khai thí điểm các mô hình

Bộ Y tế/TTYTDP tình

 

x

x

 

385,800

0

0

385,800

2.2.3

Tổng kết rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình

Bộ Y tế

 

 

x

 

43,850

43,850

0

0

2.3

Mô hình kim soát cholesterol tại cộng đồng được xây dựng và triển khai

2.3.1

Xây dựng mô hình

Bộ Y tế

 

x

 

 

46,200

46,200

0

0

2.3.2

Triển khai thí điểm các mô hình

Bộ Y tế/TTYTDP tình

 

x

x

 

385,800

0

0

385,800

2.3.3

Tng kết rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình

Bộ Y tế

 

 

x

 

43,850

43,850

0

0

3

Các mô hình thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý và các hoạt động thể lực phòng chống thừa cân-béo phì trong trường học được xây dựng và triển khai thí điểm

3.1

hình dinh dưỡng học đường trong trường học tại khu vực thành phố, vùng khó khăn (núi), vùng đồng bằng được triển khai thí điểm

3.1.1

Tổ chức các hội thảo với Bộ Giáo dục và Đào tạo để thảo luận về xây dựng mô hình dinh dưỡng học đường

Bộ Y tế phối hợp với Bộ GD

 

x

 

 

34,300

0

0

34,300

3.1.2

Xây dựng và hoàn thiện các mô hình dinh dưỡng học đường khác nhau

Bộ Y tế phối hợp với Bộ GD

 

x

x

 

195,600

195,600

0

0

3.1.3

Thử nghiệm các mô hình dinh dưỡng học đường khác nhau

Bộ Y tế phối hợp với Bộ GD

 

 

x

 

390,000

0

0

390,000

3.2

Hướng dẫn chế độ ăn và tổ chức ăn trong trường mẫu giáo và các trường tiểu học có ăn bán trú được phê duyệt

3.2.1

Xây dựng Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng, thực đơn tại trường cho trẻ em ở các bậc học mầm non và tiểu học

Bộ Y tế phối hợp với Bộ GD

 

x

x

 

168,000

168,000

0

0

3.2.2

Bộ Y tế và Bộ Giáo dục-Đào tạo phê duyệt và ban hành quy định tổ chức bữa ăn trong trường học cho trẻ em (đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và dinh dưng)

Bộ Y tế phối hợp với Bộ GD

 

 

x

 

100,000

100,000

0

0

3.3

Mô hình các hoạt động thể lực phòng chống thừa cân-béo phì trong trường học được xây dựng và đưa vào thời khóa biểu của bậc học mầm non và tiểu học.

3.3.1

Xây dựng/hiệu chỉnh nội dung và các phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ em trong trường học từ mẫu giáo tới tiểu học

Bộ Y tế phối hợp với Bộ GD

 

x

 

 

97,500

0

0

97,500

3.3.2

Xây dựng/hiệu chnh giáo trình giáo dục thể chất cho học sinh trong trường học

Bộ Y tế phối hợp với Bộ GD

 

x

 

 

97,500

0

0

97,500

3.3.3

Tổ chức các hội tho để thống nhất nội dung và phương pháp giáo dục th chất và đưa vào thời khóa biểu

Bộ Y tế phối hợp với Bộ GD

 

x

 

 

61,800

61,800

0

0

3.4

Các chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể lực trong trường học được triển khai (phối hợp với Vụ quản lý học sinh, sinh viên/ Viện Khoa học giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo )

3.4.1

Tập huấn cho các cán bộ của Sở Giáo dục về chương trình dinh dưỡng học đường, hoạt động thể lực và quy định về tổ chức ăn tại trường cho học sinh

Bộ Y tế phối hợp với Bộ GD

 

 

 

x

796,120

0

0

796,120

3.4.2

Tập huấn cho giáo viên các trường phổ thông, trường mầm non về hoạt động thể lực, về phòng chống thừa cân - béo phì và các bệnh mạn nh liên quan đến dinh dưỡng

Bộ Y tế phối hợp với Bộ GD

 

 

 

x

625,300

0

0

625,300

3.4.3

Triển khai thực hiện chế độ ăn và hoạt động thể lực trong trường học.

Bộ Y tế phối hợp với Bộ GD

 

 

 

x

300,000

0

0

300,000

4

Các sn phẩm phòng chống thừa cân-béo phì và các bệnh mạn tính không lây cho các nhóm đối tượng khác nhn được nghiên cứu phát triển

4.1

Phát triển các sản phẩm dự phòng và điều trị thừa cân béo phì

4.1.1

Phát triển sản phẩm để dự phòng và điều trị thừa cân, béo phì

Bộ Y tế

 

x

 

 

200,000

0

0

200,000

4.1.2

Th nghiệm lâm sàng sản phẩm để dự phòng và điều trị thừa cân, béo phì

Bộ Y tế

 

 

x

 

722,000

0

0

722,000

4.1.3

Sản xuất sản phẩm đ ứng dụng rộng rãi trên cộng đồng

Bộ Y tế

 

 

x

 

150,000

0

0

150,000

4.2

Các sản phẩm hỗ trợ điều tr, dự phòng cho các bệnh mạn tính không lây có liên quan ti dinh dưỡng được nghiên cu phát triển

4.2.1

Phát triển thực phẩm hỗ trợ điều trị các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng

Bộ Y tế

 

x

 

 

400,000

0

0

400,000

4.2.2

Th nghiệm lâm sàng thực phẩm chức năng cho bệnh nhân các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng

Bộ Y tế

 

 

x

 

600,000

0

0

600,000

4.2.3

Sản xuất sản phẩm để ứng dụng rộng rãi trên cộng đồng

Bộ Y tế

 

 

x

 

400,000

0

0

400,000

5

Các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm liên quan ti dinh dưỡng (hành vi nguy cơ, thừa cân-béo phì, rối loạn chuyển hóa và các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng được sàng lọc và tư vấn dinh dưỡng tiết chế được thực hiện tại cộng đồng

5.1

Tài liệu về sàng lọc các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm và tư vấn dinh dưỡng tiết chế dự phòng thừa cân- béo phì, rối loạn chuyển hóa và bệnh nhân các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng liên quan tới dinh dưỡng cho cán bộ y tế tại cộng đồng được xây dựng và phê duyệt

5.1.1

Xây dựng tài liệu hướng dẫn về sàng lọc thừa cân-béo phì, rối loạn chuyn hóa, các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng và tư vấn dinh dưỡng tiết chế cho cán bộ y tế tại cộng đồng

Bộ Y tế

 

x

 

 

76,200

76,200

0

0

5.1.2

Thử nghiệm và đánh giá tài liệu

Bộ Y tế

 

x

 

 

114,650

114,650

0

0

5.1.3

Tài liệu hướng dẫn về sàng lọc thừa cân- béo phì, rối loạn chuyển hóa, các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng và tư vấn dinh dưỡng tiết chế cho cán bộ y tế tại cộng đồng được phê duyệt và ban hành

Bộ Y tế/TTYTDP 63 tnh

 

x

 

 

123,000

0

0

123,000

5.2

Mạng lưới cán bộ dinh dưỡng tiết chế được thiết lập

5.2.1

Thành lập đơn vị phòng chống thừa cân- béo phì và các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng/ giao nhiệm vụ cho đơn vị phụ trách hoạt động dinh dưỡng tại các trung tâm y tế dự phòng tỉnh, huyện và chuyên trách tại trạm y tế xã

TTYTDP 10 tình; TTYT 10 huyện; Trạm Y tế 50 xã

 

 

x

 

2,750,000

0

0

2,750,000

5.2.2

Tổ chức tập huấn về sàng lọc và tư vấn dinh dưỡng tiết chế dự phòng thừa cân- béo phì và các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng tại cộng đồng ở các cấp

TTYTDP 10 tnh; TTYT 10 huyện; Trạm Y tế 50 xã

 

 

x

 

820,000

0

0

820,000

5.2.3

Cung cấp trang thiết bị sàng lọc và vật liệu truyền thông phục vụ công tác tư vấn cho mạng lưới ở các cấp

TTYTDP 20 tnh; TTYT 100 huyện;

 

 

x

 

700,000

0

0

700,000

5.3

Hoạt động sàng lọc và tư vấn dinh dưỡng tiết chế được triển khai tại cộng đồng

5.3.1

Tổ chức sàng lọc định kỳ để phát hiện các đối tượng có tình trạng tiền bệnh và bệnh các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng

TTYTDP 20 tnh; TTYT 100 huyện;

 

 

x

x

2,000,000

0

0

2,000,000

5.3.2

Tổ chức thực hiện tư vấn dinh dưỡng tiết chế tại cộng đồng định kỳ và thường xuyên

TTYTDP 20 tnh; TTYT 100 huyện;

 

 

x

x

2,000,000

0

0

2,000,000

6

Các hoạt động dinh dưỡng phòng chống các bệnh mạn tính không lây ở các bệnh viện tại 5 thành phố lớn (TP HChí Minh. Hà Nội, Đà Nng, Huế, Hải Phòng) được triển khai

6.1

Phần mềm tính toán chế độ ăn và thực đơn điều trị cho các bệnh mạn tính không lây có liên quan ti dinh dưỡng được xây dựng và phê duyệt

6.1.1

Xây dựng phần mềm tính toán chế độ ăn cho các bệnh mạn tính không lây liên quan ti dinh dưỡng

Bộ Y tế

 

x

 

 

60,000

60,000

0

0

6.1.2

Rà soát và hiệu chỉnh các thực đơn điều trị cho các bệnh mạn tính không lây như tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch

Bộ Y tế

 

x

x

 

45,000

45,000

0

0

6.1.3

Thu thập ý kiến đóng góp về phần mềm và chế độ ăn điều trị thông qua các hội tho

Bộ Y tế

 

x

x

 

47,300

47,300

0

0

6.1.4

Hoàn thiện và phê duyệt phần mềm và chế độ ăn điều trị

Bộ Y tế

 

 

x

 

36,000

36,000

0

0

6.1.5

Mua máy tính và các thiết bị (cân, thước) cho các phòng tư vấn thừa cân béo phì và các bệnh mạn tính không lây

Bộ Y tế

 

 

x

 

400,000

0

0

400,000

6.2

Tư vấn dinh dưỡng phòng chống thừa cân béo phì và các bệnh mạn tính không lây có liên quan ti dinh dưỡng được triển khai tại các bệnh viện.

6.2.1

Xây dựng phòng tư vấn dinh dưỡng phòng chống thừa cân, béo phì và các bệnh mạn tính không lây tại bệnh viện

Bộ Y tế

 

 

x

 

6,186,000

0

5,400,000

786,000

6.2.2

Tập huấn cho cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tại bệnh viện và các trung tâm y tế dự phòng tnh về kỹ năng tư vấn, sử dụng phần mềm và thực đơn điều trị

Bộ Y tế

 

 

 

x

736,400

0

0

736,400

6.2.3

Triển khai phòng tư vấn dinh dưỡng tại bệnh viện và TTYTDP

TTYTDP 10 tnh; TTYT 10 huyện; 20 bệnh viện

 

x

 

 

1,200,000

0

0

1,200,000

7

Các hoạt động giáo dục truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để cải thiện kiến thức và thực hành  phòng chống thừa cân-béo phì và các bệnh mạn tính không lây có liên quan tới dinh dưỡng (tập trung vào các nội dung hạn chế tiêu thụ muối, sử dụng chất béo hợp lý, tăng tiêu thụ rau và quả chín, thúc đẩy các hoạt động thể lực) được triển khai đa dạng

7.1

Kế hoạch/ chiến lược truyền thông để khuyến khích chế độ dinh dưỡng hợp lý và hoạt động th lực nhằm dự phòng thừa cân-béo phì, rối loạn chuyển hóa và các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng qua các phương tiện thông tin đại chúng được xây dựng và triển khai

7.1.1

Xây dựng kế hoạch chiến lược truyền thông đ khuyến khích chế độ dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực nhằm dự phòng thừa cân-béo phì, rối loạn chuyển hóa và các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng qua các phương tiện thông tin đại chúng

Bộ Y tế

 

 

x

x

24,300

24,300

0

0

7.1.2

Xây dựng các tài liệu truyền thông mang nội dung nói trên

Bộ Y tế

 

 

x

x

2,171,850

0

0

2,171,850

7.1.3

Phát các tin, bài, tài liệu mang nội dung nói trên qua các phương tiện truyền thông đại chúng

Bộ Y tế và TTGDSK 36 tnh

 

 

x

x

1,280,000

0

0

1,280,000

7.1.4

Tho luận, xây dựng các chuyên đề lồng ghép vào các chương trình truyền hình trên VTV3 (chiếc nón kỳ diệu, Gia đình hạnh phúc...)

Bộ Y tế

 

 

x

x

300,000

300,000

0

0

7.1.5

Xây dựng các phóng sự về tình hình thừa cân-béo phì ở trẻ em, các bệnh mạn tính không lây, các thói quen tiêu thụ thực phẩm, các chương trình giáo dục thể chất trong trường học

Bộ Y tế

 

 

x

x

400,000

0

0

400,000

7.1.6

Truyền thông phổ biến, khuyến khích áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực nhm dự phòng thừa cân-béo phì, rối loạn chuyển hóa và các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng

Bộ Y tế

 

 

x

x

400,000

0

0

400,000

8

Giám sát định kỳ các hành vi nguy cơ và tình trạng tiền bệnh (thừa cân-béo phì, rối loạn chuyển hóa) của các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng nhằm định hướng cho các chiến lược can thiệp phù hợp.

8.1

Mạng lưới giám sát các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm được thiết lập.

8.1.1

Nhiệm vụ giám sát các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm liên quan tới dinh dưỡng được (Bộ Y tế) giao cho đơn vị chuyên trách tại trung tâm y tế dự phòng tnh, huyện và xã

Bộ Y tế/TTYTDP tnh, huyện toàn quốc

 

x

x

 

4,806,600

227,000

4,579,600

0

8.1.2

Tập huấn mạng lưới giám sát về bộ chỉ số giám sát và tổ chức thực hiện

Viện Dinh dưỡng/TTYTDP tnh, huyện toàn quốc

 

 

x

 

1,941,800

0

1,321,200

620,600

9

Ban hành quy định về ghi nhãn dinh dưỡng cho các sản phẩm thực phẩm.

9.1

Ban hành các quy chuẩn cho việc ghi nhãn dinh dưỡng

9.1.1

Rà soát, tng hợp các quy định về ghi nhãn dinh dưỡng đang được áp dụng trên thế giới

Bộ Y tế

 

x

 

 

86,000

86,000

0

0

9.1.2

Xây dựng các quy chuẩn cho việc ghi nhãn dinh dưỡng

Bộ Y tế

 

x

 

 

94,800

94,800

0

0

9.1.3

Phê duyệt ban hành các quy chuẩn cho việc ghi nhãn dinh dưỡng

Bộ Y tế

 

x

 

 

60,000

0

0

60,000

9.2

Ban hành nghị định/luật/quy định về việc bắt buộc ghi nhãn dinh dưỡng trên các sản phẩm thực phẩm lưu hành trên thị trường

9.2.1

Xây dựng dự thảo nghị định/luật/quy định về việc bắt buộc ghi nhãn dinh dưng trên các sản phẩm thực phẩm.

Bộ Y tế

 

x

 

 

54,600

54,600

0

0

9.2.2

Thu thập ý kiến đóng góp thông qua các hội thảo

Bộ Y tế

 

x

 

 

33,800

33,800

0

0

9.2.3

Chnh lý, phê duyệt và ban hành luật/nghị định về việc bắt buộc ghi nhãn dinh dưỡng trên các sn phẩm thực phẩm

Bộ Y tế

 

 

x

 

15,000

15,000

0

0

9.3

Nâng cao năng lực xây dựng nhãn dinh dưỡng

9.3.1

Đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ trực tiếp phân tích thành phần thực phẩm và xây dựng nhãn dinh dưỡng

Bộ Y tế

 

 

x

 

629,800

0

0

629,800

9.3.2

Xây dựng nhóm chuyên gia, đào tạo cán bộ xây dựng nhãn dinh dưỡng

Bộ Y tế

 

 

x

 

52,225

0

0

52,225

9.3.3

Khảo sát năng lực phân tích thành phần dinh dưỡng thực phẩm của các phòng thí nghiệm trong cả nước

Bộ Y tế

 

 

x

 

500,000

0

0

500,000

9.3.4

Khảo sát và tổng hợp nhu cầu về trang thiết bị của các phòng thí nghiệm trong c nước

Bộ Y tế

 

 

x

 

200,000

0

0

200,000

9.3.5

Lập đề án trình bộ Y tế/ Chính phủ

Bộ Y tế

 

 

 

x

87,000

0

0

87,000

9.3.6

Cung cấp máy móc trang thiết bị phục vụ cho việc phân tích thành phần dinh dưỡng

Bộ Y tế

 

 

 

x

1,000,000

1,000,000

0

0

9.4

Thúc đẩy và hỗ trợ việc ghi nhãn dinh dưỡng

9.4.1

Tập huấn về kiểm soát chất lượng cho các thanh tra thc phẩm, nhân viên y tế, hướng dẫn kiểm soát chất lượng cho nhà sản xuất

Bộ Y tế

 

 

x

 

1,049,400

0

104,700

944,700

9.4.2

Nâng cao hiểu biết của xã hội về lợi ích của nhãn dinh dưỡng

Bộ Y tế

 

 

x

x

200,000

0

0

200,000

9.4.3

Xây dựng tài liệu truyền thông cho người tiêu dùng về sự cần thiết và cách sử dụng nhãn dinh dưỡng

Bộ Y tế

 

 

x

x

240,000

0

0

240,000

9.4.4

Lồng ghép chương tình truyền thông về nhãn dinh dưỡng trong các chiến dịch truyền thông phòng chống thừa cân, béo phì và các bệnh mạn tính không lây có liên quan tới dinh dưỡng

Bộ Y tế

 

 

x

x

250,000

0

0

250,000

9.4.5

Đưa hướng dẫn sử dụng nhãn thực phẩm vào nội dung tư vấn dinh dưỡng tại các phòng khám, tư vấn dinh dưỡng

Bộ Y tế

 

 

x

 

579,600

0

0

579,600

TNG KINH PHÍ MỤC TIÊU 4

 

 

 

 

42,584,755

3,644,340

11,405,500

27,534,915

 

CÁC HOẠT ĐỘNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG DINH DƯỠNG QUỐC GIA THEO MỤC TIÊU

Mục tiêu 5: NÂNG CAO HIỂU BIẾT VÀ TĂNG CƯỜNG THỰC HÀNH DINH DƯỠNG HỢP LÝ

 

Năm triển khai

Đơn vị: nghìn đồng

Nguồn kinh phí

Kết quả mong đi

Đầu ra

Hoạt động

Cơ quan triển khai

2012

2013

2014

2015

Kinh phí

Ngân sách TW

Ngân sách ĐP

Cần huy động

1

Cải thiện kiến thc và thực hành cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu

1.1

Truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và chiến dịch truyền thông bú mẹ hoàn toàn

1.1.1

Xây dựng phóng sự và cấp phát tài liệu đ truyền thông thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và ăn bổ sung hợp lý cho trẻ dưới 2 tuổi

Bộ Y tế

 

x

x

x

14,809,850

180,000

13,638,000

991,850

1.1.2

Tổ chức các hoạt động quảng bá, hội thi về nuôi con bằng sữa mẹ trong tuần lễ “nuôi con bằng sữa mẹ”, tuần lễ “dinh dưỡng và phát triển”.

Bộ Y tế

 

x

x

 

450,000

450,000

0

0

1.1.3

Tổ chức tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng về thời gian nghthai sản 6 tháng và vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ

Bộ Y tế/TTGDSK 63 tnh

 

x

x

x

43,812,000

0

43,212,000

600,000

1.2

Nâng cao nhận thức của cán bộ Y tế về nuôi con bằng sữa mẹ

1.2.1

Tổ chức hội thảo về nội dung nghị định 21/2006/NĐ-CP và thông tin về vai trò của nuôi con bằng sữa mẹ đối với giảm tỷ lệ tử vong, tỷ lệ mắc bệnh và suy dinh dưỡng của trẻ nhỏ

Bộ Y tế

 

x

 

 

82,000

0

0

82,000

1.2.2

Tập huấn và hướng dẫn nhân viên y tế các khoa sản, khoa nhi của bệnh viện các tuyến, nữ hộ sinh ở trạm y tế xã thực hiện cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau khi sinh và nuôi con bằng sữa mẹ

Bộ Y tế/Bệnh viện tuyến tnh/huyện 63 tỉnh thành/Lồng ghép phổ biến tuyến huyện xã

 

x

 

 

893,700

0

0

893,700

1.3

Hỗ trợ kiến thức và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ cho các bà mẹ có con dưới 2 tuổi thông qua truyền thông giáo dục dinh dưỡng trực tiếp

1.3.1

Tập huấn/truyền thông cho các phụ nữ có thai, bà mẹ có con dưới 2 tuổi về nuôi con bằng sữa mẹ

Bộ Y tế/TTBMTE/TTYT DP 63 tỉnh thành/lồng ghép tuyến huyện, xã

 

x

x

x

1,183,500

0

0

1,183,500

1.3.2

Tổ chức các nhóm hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ tại cộng đồng, kết hợp nội dung nuôi con bằng sữa mẹ trong nội dung các lớp giáo dục truyền thông kết hợp với thực hành dinh dưỡng

Trạm y tế xã và CTV

 

x

x

x

4,002,480

0

4,002,480

0

1.3.3

Tuyên truyền nội dung nuôi con bằng sữa mẹ thông qua hoạt động của trung tâm phục hồi dinh dưỡng

TTYTDP/TTB MTE của 10 tỉnh khó khăn

 

x

x

 

2,000,000

2,000,000

0

0

1.3.4

Tổ chức hoạt động tư vấn nuôi con bng sữa mẹ tại các phòng khám tư vấn dinh dưỡng

TTYTDP/TTBMTE của 10 tnh khó khăn

 

x

x

x

900,000

900,000

0

0

1.3.5

Xây dựng mô hình tăng cường thực hành chuẩn mực chăm sóc và nuôi con bng sữa mẹ (mô hình bệnh viện bạn hữu duy trì thực hành 10 điều nuôi con bằng sữa mẹ)

Bộ Y tế và 12 tnh

 

x

x

x

4,550,000

0

0

4,550,000

1.3.6

Xây dựng câu lạc bộ chia sẻ kinh nghiệm, chăm sóc dinh dưỡng và thực hành dinh dưỡng (có nội dung nuôi con bằng sữa mẹ)

TTYT 225 huyện khó khăn

 

x

x

x

1,687,500

0

1,687,500

0

2

Xây dựng và thực hiện các chính sách hỗ trợ triển khai kế hoạch nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nh

2.1

Xây dựng và thực hiện các chính sách hỗ trợ triển khai kế hoạch nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

 

2.1.1

Tổ chức Hội thảo, tuyên truyền quảng bá về thời gian nghthai sản 6 tháng và vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ với các ban ngành ở trung ương và địa phương

Bộ Y tế/36 tnh khó khăn

 

x

 

 

622,000

0

0

622,000

2.1.2

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa ngành y tế với các ban ngành liên quan ở các cấp tuyên truyền quảng bá và tổ chức triển khai nghị định về thời gian nghthai sản 6 tháng và vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ

Bộ Y tế

 

x

 

 

592,000

30,000

0

562,000

2.1.3

Xây dựng chỉ tiêu giám sát xử phạt vi phạm các nội dung của nghị định 21/2006/NĐ-CP về việc kinh doanh và sử dụng các sn phẩm dinh dưỡng cho trnhỏ.

Vụ BMTE/Viện DD/Cục ATVSTP

 

x

 

 

82,000

0

0

82,000

2.1.4

Giám sát việc thực hiện nghị định 21/2006/NĐ-CP về việc kinh doanh và sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ và nghị định ngh thai sản

Vụ BMTE/Viện DD/TTYTDP + Chi cục ATTP 63 tỉnh thành

 

x

x

x

1,671,840

432,000

1,239,840

0

3

Cải thiện kiến thc về dinh dưỡng hợp lý, cho trẻ ăn bổ sung hợp lý.

3.1

Nâng cao kiến thức, thực hành nuôi dưỡng trẻ

3.1.1

Tổ chức các lớp hướng dẫn thực hành dinh dưỡng tại thôn/bản cho các bà mẹ với nội dung phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương.

TTGD truyền thông/ Lồng ghép trong chương trình PEM tỉnh thành

 

x

 

 

22,547,440

180,000

0

22,367,440

3.1.2

Tổ chức hoạt động tư vấn dinh dưỡng trực tiếp cho bà mẹ mang thai và nữ thanh niên thông qua hệ thống phòng khám tư vấn dinh dưỡng

TTYTDP/TTBMTE của 10 tỉnh khó khăn

 

x

x

x

600,000

0

600,000

0

3.1.3

Tổ chức các buổi sinh hoạt các hội (Hội phụ nữ, Hội Nông dân ...) hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm, chăm sóc dinh dưỡng và thực hành dinh dưỡng

Hội Phụ nữ TW/Hội ND/Trung ương Đoàn TNCSHCM

 

x

x

x

1,182,000

1,182,000

0

0

3.1.4

Tổ chức các hội thi chế biến thức ăn bổ sung cho trẻ

TTBMTE 63 tnh thành

 

x

x

x

500,000

500,000

0

0

4

Nâng cao kiến thức về dinh dưỡng và kiến thức cơ bản về làm mẹ cho nữ thanh niên.

4.1

Nâng cao hiểu biết về dinh dưỡng hợp lý cho nữ thanh niên

4.1.1

Xây dựng và tổ chức hoạt động các câu lạc bộ tiền hôn nhân: Huấn luyện kiến thức dinh dưỡng, chia sẻ kinh nghiệm, cấp giấy chng nhận đã qua huấn luyện kiến thức làm mẹ trước khi kết hôn

Trung ương Đoàn TNCSHCM/lồng ghép hoạt động cấp tnh

 

x

x

x

294,000

294,000

0

0

4.1.2

Xây dựng tài liệu về dinh dưỡng hợp lý và kiến thức cơ bản về làm mẹ nữ thanh niên và các bà mẹ trẻ

Trung ương Đoàn TNCSHCM

 

x

 

 

315,000

315,000

0

0

4.1.3

Tập huấn cho nữ thanh niên, các cặp vợ chồng mới cưới kiến thức làm mẹ, về chăm sóc dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai và chăm sóc trẻ nhỏ

Trung ương Đoàn TNCSHCM/lồng ghép hoạt động cấp tỉnh

 

x

 

 

294,000

294,000

0

0

 

 

 

 

4.1.4

Tập huấn kiến thức, thực hành dinh dưỡng cho phụ nữ có thai, bà mẹ nuôi con nhỏ, thành viên gia đình trực tiếp chăm sóc trẻ về phòng chống suy dinh dưỡng, đặc biệt khi trẻ ốm

TTBMTE 63 tỉnh thành

 

x

x

x

Kinh phí lồng ghép

0

0

0

TỔNG KINH PHÍ MỤC TIÊU 5

 

 

 

 

103,071,310

6,757,000

64,379,820

31,934,490

 

CÁC HOẠT ĐỘNG K HOẠCH HÀNH ĐỘNG DINH DƯỠNG QUC GIA THEO MỤC TIÊU

Mục tiêu 6: Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của mạng lưới dinh dưỡng tại cộng đồng và cơ sở y tế

 

Năm triển khai

ĐVT: nghìn đồng

Nguồn kinh phí

Kết quả mong đợi

Đầu ra

Hoạt động

Cơ quan triển khai

2012

2013

2014

2015

Kinh phí

Ngân sách TW

Ngân sách ĐP

Cần huy động

1

Nâng cao năng lực hoạt động của mạng lưới và hệ thống giám sát dinh dưỡng tại cộng đồng

1.1

Củng cố Khoa “An toàn vệ sinh thực phẩm và Dinh dưỡng thuộc trung tâm YTDP tnh/TP trực thuộc trung ương.

1.1.1

Trình Bộ Y tế bổ sung, sửa đổi cơ cấu và chức năng nhiệm vụ của khoa “An toàn vệ sinh thực phẩm và Dinh dưỡng” trong quyết định số 05/2006/QĐ-BYT ngày 17/01/2006 về việc ban hành “Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trung tâm Y tế dự phòng

Bộ Y tế/Cục YTDP

x

x

 

 

123,000

123,000

0

0

1.1.2

Xây dựng và trình Bộ Y tế văn bản chđạo Sở y tế các tnh củng c công tác giám sát dinh dưỡng của khoa dinh dưng, thuộc trung tâm Y tế dự phòng tnh

Bộ Y tế

 

x

 

 

98,200

98,200

0

0

1.2

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dinh dưỡng tại cộng đồng.

1.2.1

Tổ chức tập huấn lại và tập huấn bổ sung cho đội ngũ cán bộ chuyên trách dinh dưng tuyến tnh, (mỗi năm một lần) để cập nhật kiến thức; kỹ năng vận động, huy động nguồn lực; công tác xây dựng kế hoạch, tài chính, giám sát trong năm 2013

Bộ Y tế

 

x

x

x

3,402,000

0

0

3,402,000

1.2.2

Tổ chức tập huấn lại và tập huấn bổ sung cho đội ngũ cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tuyến huyện (mỗi năm một lần) để cập nhật kiến thc; kỹ năng vận động, huy động nguồn lực; công tác xây dựng kế hoạch, tài chính, giám sát. (Năm 2013)

TTYTDP/TTBM TE 63 tỉnh thành

 

x

x

x

1,256,400

0

1,256,400

0

1.2.3

Tập huấn cho cộng tác viên dinh dưng nhằm nâng cao kỹ năng truyền thống và kỹ triển khai các hoạt động dinh dưng tại cộng đng.

TTYTDP/TTBM TE 63 tỉnh thành

 

x

x

x

3,335,400

0

3,335,400

0

1.2.4

Tập huấn cho các cán bộ làm công tác dinh dưỡng của các Bộ, ngành, đoàn thể ở trung ương về kiến thức dinh dưỡng hợp lý và công tác triển khai chương trình.

Bộ Y tế

 

x

x

x

124,800

0

0

124,800

1.2.5

Đào tạo cử nhân dinh dưỡng cộng đồng, dinh dưỡng tiết chế và an toàn thực phẩm (phối hợp giữa Đại học Y Hà Nội và Viện Dinh dưỡng)

Bộ Y tế

 

x

x

x

7,500,000

0

0

7,500,000

1.3

Nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống giám sát dinh dưỡng trên toàn quốc.

1.3.1

Trang b dụng cụ cân, thước và các trang thiết bị khác cho công tác kiểm tra (quality control) và phân tích số liệu đơn vị giám sát ở trung ương và Viện khu vực.

Bộ Y tế

 

x

 

x

264,000

264,000

0

0

1.3.2

Trang bị dụng cụ giám sát: Cân, thước và các trang thiết bị khác cho điều tra thu thập số liệu của tnh.

Bộ Y tế

 

x

x

x

2,910,600

2,910,600

0

0

1.3.3

Xây dựng tài liệu tập huấn cho công tác theo dõi, đánh giá (monitoring and evaluation) về tình hình tiêu thụ thực phẩm và tình trạng dinh dưỡng của tỉnh.

Bộ Y tế

 

x

 

 

131,950

131,950

0

0

1.3.4

Xây dựng hệ thống theo dõi và cung cấp số liệu thường niên về tiêu thụ lương thực thực phẩm ở các xã “Tiền tiêu” tại một số tnh đại diện cho các vùng sinh thái.

Bộ Y tế

 

x

 

 

1,543,080

0

0

1,543,080

1.3.5

Tổ chức tập huấn cập nhật kiến thc dinh dưỡng và kỹ năng theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho cán bộ khoa dinh dưỡng của trung tâm Y tế dự phòng tnh.

Bộ Y tế

 

x

 

 

1,134,000

0

0

1,134,000

1.3.6

Xây dựng bộ ch tiêu giám sát, đánh giá tình trạng thừa cân- béo phì và các yếu tố liên quan cho các cuộc điều tra định kỳ và điều tra chuyên biệt.

Bộ Y tế

 

x

 

 

715,000

0

0

715,000

1.3.7

Tổ chức tập huấn chuyên đề về theo dõi, đánh giá tình trạng thừa cân - béo phì và các yếu tố liên quan cho cán bộ khoa dinh dưỡng của trung tâm Y tế dự phòng của các thành phố lớn.

Bộ Y tế

 

 

x

 

920,000

0

0

920,000

1.3.8

Tổ chức hội tho xác định các vấn đề cần giám sát dinh dưỡng trong giai đoạn mới và áp dụng giải quyết vấn đề dựa trên bằng chng.

Bộ Y tế

 

 

x

 

796,400

0

0

796,400

1.3.9

Điều tra, đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em toàn quốc thông qua điều tra 30 cụm.

TTYTDP 63 tỉnh thành

 

x

x

x

28,350,000

0

28,350,000

0

1.3.10

Điều tra, đánh giá tình trạng dinh dưỡng và tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng toàn quốc năm 2014

Bộ Y tế/TTYTDP 63 tỉnh thành

 

 

x

 

10,000,000

10,000,000

0

0

2

Nâng cao năng lực hoạt động của khoa Dinh dưỡng - Tiết chế tại bệnh viện các tuyến trung ương, tnh, huyện. Đào tạo Dinh dưỡng - Tiết chế cho các CB dinh dưỡng ngoài bệnh viện

2.1

Nâng cao năng lực hoạt động của khoa Dinh dưỡng - Tiết chế tại bệnh viện các tuyến trung ương, tnh, huyện.

2.1.1

Xây dựng và trình Bộ Y tế văn bản ch đạo Sở y tế và các bệnh viện các tuyến tnh, huyện cng cố hoạt động của khoa Dinh dưỡng - Tiết chế tại bệnh viện

Bộ Y tế

 

 

x

 

328,250

328,250

0

0

2.1.2

Đào tạo cử nhân dinh dưỡng-tiết chế (phối hợp giữa Đại học Y Hà Nội và Viện Dinh dưỡng)

Bộ Y tế

 

x

x

x

9,000,000

0

0

9,000,000

2.1.3

Đào tạo kỹ thuật viên dinh dưỡng-tiết chế (phối hợp giữa Đại học Kỹ thuật Y tế Hải dương và Viện Dinh dưỡng):

 

 

x

x

x

6,000,000

0

0

6,000,000

2.2

Nâng cao năng lực hoạt động của khoa Dinh dưỡng - Tiết chế tại bệnh viện các tuyến trung ương, tnh, huyện.

2.2.1

Tập huấn ngn hạn về dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế cho:

-Bác sỹ các khoa lâm sàng về dinh dưỡng điều trị và chế độ ăn dự phòng cho bệnh nhân điều trị trong bệnh viện.

-Cán bộ làm công tác dinh dưỡng tiết chế tại các khoa dinh dưỡng của các bệnh viện

Bộ Y tế

 

x

x

x

1,203,000

0

0

1,203,000

2.2.2

Xây dựng kế hoạch và triển khai các can thiệp dinh dưỡng tại khoa nhi của các bệnh viện.

Bộ Y tế

 

 

x

 

240,000

0

0

240,000

2.2.3

Xây dựng kế hoạch và triển khai các can thiệp dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh thiếu tháng, nhẹ cân tại các khoa sản và bệnh viện phụ sản.

Bộ Y tế

 

 

x

 

3,000,000

0

0

3,000,000

2.2.4

Tổ chức tập huấn cho cán bộ làm công tác dinh dưỡng lâm sàng và tiết chế tại các khoa nhi của bệnh viện.

Bộ Y tế

 

x

x

x

1,087,200

0

0

1,087,200

 

TNG MỤC TIÊU 6

 

 

 

 

83,463,280

13,856,000

32,941,800

36,665,480

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 1962/QĐ-BYT năm 2013 về phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2015 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Số hiệu: 1962/QĐ-BYT
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Y tế
Người ký: Nguyễn Thanh Long
Ngày ban hành: 06/06/2013
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [4]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 1962/QĐ-BYT năm 2013 về phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2015 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…