ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1906/QĐ-UBND |
Phan Thiết, ngày 14 tháng 7 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CƠ BẢN CÁC LOẠI HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ THỂ THAO
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Thể dục - Thể thao ngày 29/11/2006;
Căn cứ Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường;
Căn cứ Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn các cơ sở thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường;
Căn cứ Quyết định số 59/QĐ-UBTDTT ngày 12/01/2007 của Ủy ban Thể dục thể thao trước đây nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc “Hướng dẫn thiết kế các công trình thể thao xã, phường, thị trấn”;
Căn cứ vào Luật thi đấu từng môn thể thao do Ủy ban Thể dục thể thao trước đây nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 60/TTr-SVHTTDL ngày 02/7/2009,
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Nơi nhận: |
CHỦ
TỊCH |
TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CƠ BẢN CÁC LOẠI HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ
THỂ THAO
(Kèm theo Quyết định số 1906/QĐ–UBND ngày 14/7/2009 của Chủ tịch Ủy ban
Nhân dân tỉnh Bình Thuận)
Căn cứ Luật Thể dục, thể thao ngày 29/11/2006;
Căn cứ Nghị định 69/2008/ NĐ - CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao và môi trường;
Căn cứ Quyết định số 1466/QĐ –TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn các cơ sở thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường;
Căn cứ Quyết định số 59/QĐ – UBTDTT ngày 12/01/2007 của Ủy ban Thể dục thể thao trước đây nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch về việc “Hướng dẫn thiết kế các công trình thể thao xã, phường, thị trấn”;
Căn cứ vào Luật thi đấu từng môn thể thao do Ủy ban Thể dục thể thao trước đây nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành;
Nhằm đảm bảo công tác quản lý nhà nước về các hoạt động Thể dục, thể thao cũng như đảm bảo điều kiện tập luyện, vui chơi giải trí an toàn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. UBND tỉnh Bình Thuận ban hành “Quy định tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản các loại hình hoạt động của cơ sở thể thao” như sau:
Quy định tiêu chuẩn kỹ thuật các loại hình hoạt động của cơ sở thể thao bao gồm các nội dung sau:
Tiêu chuẩn kỹ thuật các loại hình thể thao.
Các yêu cầu về công tác sử dụng, an toàn và bảo quản.
c) Tiêu chuẩn kỹ thuật một số mô hình Câu lạc bộ, phòng tập, sân tập, nhà tập các môn thể thao.
Quy định tiêu chuẩn kỹ thuật các loại hình hoạt động của cơ sở thể thao này áp dụng đối với cơ sở thể thao công lập và ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
a) Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 287-2004 - Công trình thể thao – Sân thể thao – Tiêu chuẩn thiết kế.
b) Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 288-2004 - Công trình thể thao – Bể bơi – Tiêu chuẩn thiết kế.
c) Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 289-2004- Công trình thể thao – Nhà thể thao – Tiêu chuẩn thiết kế.
d) Khi lập quy hoạch xây dựng công trình thể thao phải tuân theo các văn bản pháp quy, luật thi đấu các môn thể thao và các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan.
a) Nếu là doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.
b) Các Câu lạc bộ, nhà tập, phòng tập phải có tên, bảng hiệu rõ ràng.
c) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp với loạt hình hoạt động.
d) Có đội ngũ cán bộ, nhân viên, huấn luyện viên, hướng dẫn được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký hoạt động.
e) Phải có bảng nội quy hoạt động.
f) Phải có dụng cụ phòng cháy chữa cháy theo quy định.
Mục 2. TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CÁC LOẠI HÌNH THỂ THAO
I. Tiêu chuẩn kỹ thuật Câu lạc bộ thể thao.
1. Diện tích, không gian, cơ sở vật chất cơ bản tại Câu lạc bộ:
a) Câu lạc bộ thể dục, thể thao phải có diện tích phù hợp theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.
b) Phải có khu vực tập luyện riêng và tuyệt đối đảm bảo không gây nguy hiểm cho người tập.
c) Ánh sáng phải đảm bảo đủ độ chiếu sáng để hoạt động.
d) Có phòng thay đồ và gởi quần áo, nhà vệ sinh, nhà để xe, tủ thuốc sơ cấp cứu phục vụ cho người tham gia tập luyện Thể dục thể thao tại Câu lạc bộ.
e) Phải có dụng cụ phòng cháy chữa cháy theo quy định.
f) Người tham gia tập luyện không được uống rượu bia, hút thuốc lá trong Câu lạc bộ.
Khi các Câu lạc bộ đã đạt tiêu chuẩn câu lạc bộ về mặt diện tích tập luyện, phải đảm bảo đạt chuẩn về mặt trang thiết bị, gồm một số yêu cầu sau:
a) Trang thiết bị tập luyện phải đầy đủ, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu tập luyện của người tập luyện.
b) Các trang thiết bị tập luyện phải đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, không gây nguy hiểm cho người tập luyện, không gây các biến đổi không tốt cho sự phát triển của cơ thể người tập luyện.
3. Tổ chức quản lý chuyên môn:
a) Phải có Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ.
b) Huấn luyện viên, hướng dẫn viên phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
- Có tư cách và không vi phạm pháp luật Việt Nam.
- Có văn bằng hoặc giấy chứng nhận tham dự các khoá học chuyên ngành về lĩnh vực thể thao này.
- Phải tham gia các khoá bồi dưỡng, nâng cao do Liên đoàn thể thao các môn tổ chức nhằm cập nhật kiến thức.
- Có mặt tại phòng tập đúng với thời gian quy định của Câu lạc bộ.
c) Nội dung, chương trình huấn luyện và hướng dẫn người tập phải đạt những yêu cầu cơ bản về chuyên môn do Ngành định hướng và Liên đoàn thể thao các môn hướng dẫn.
d) Phải tổ chức kiểm tra chuyên môn cho người tập theo định kỳ.
II. Tiêu chuẩn Phòng tập thể dục thể thao:
1. Diện tích, không gian, cơ sở vật chất cơ bản tại Phòng tập thể dục thể thao:
a) Phòng tập thể dục thể thao dùng để tập luyện các môn thể dục thể thao cụ thể có diện tích phù hợp theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam .
b) Ánh sáng phải đảm bào đủ độ chiếu sáng để hoạt động.
c) Phải bố trí vị trí thay đồ và gửi quần áo, nhà vệ sinh, nhà để xe, tủ thuốc sơ cấp cứu phục vụ cho người tham gia tập luyện thể dục, thể thao.
d) Phải có bảng phân chia thời gian tập luyện trong ngày để ở nơi dễ nhìn thấy nhất.
- Các trang thiết bị tập luyện tại Phòng tập phải đảm bảo như (Mục 2, khoản 2).
3. Tổ chức quản lý chuyên môn:
a) Phải có người đứng tên chịu trách nhiệm Phòng tập thể dục thể thao.
b) Huấn luyện viên, hướng dẫn viên phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
- Có đạo đức, tư cách và không vi phạm pháp luật Việt Nam.
- Có văn bằng hoặc giấy chứng nhận tham dự các khoá học về lĩnh vực đăng ký hoạt động do ngành hoặc Hiệp hội, Liên đoàn Thể thao chứng nhận.
- Phải thường xuyên tham gia các khoá bồi dưỡng, nâng cao do Liên đoàn thể thao các môn tổ chức nhằm cập nhật kiến thức.
- Phải có mặt tại phòng tập đúng với thời gian quy định hoạt động của Phòng tập.
c) Nội dung, chương trình huấn luyện và hướng dẫn người tập phải đạt những yêu cầu cơ bản về chuyên môn do ngành định hướng và Liên đoàn thể thao các môn hướng dẫn.
III. Tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhà tập thể thao đơn giản:
1. Đặc điểm: Là nhà thể thao loại nhỏ dùng giảng dạy và tập luyện một số môn thể thao như: bóng chuyền, bóng bàn, đá cầu, võ thuật, vật, cầu lông…
2. Cấu trúc:
Tùy theo yêu cầu sử dụng và điều kiện thực tế cho phép, sàn của nhà tập thể thao đơn giản có thể thiết kế theo các dạng sau:
a) Phải có ít nhất một lối vào nhà tập đơn giản đảm bảo cho người cao tuổi và người khuyết tật tiếp cận sử dụng.
b) Nhà tập thể thao đơn giản phải có ít nhất hai cửa ra vào, chiều rộng mỗi cửa không được nhỏ hơn 2,1m. Cửa mở ra phía ngoài và 1 trong 2 cửa phải có chiều cao không thấp hơn 3m. Phải có khoảng không gian thông thủy kích thước 1,5m x 1,50m trước và sau cửa để cho người tàn tật di chuyển xe lăn.
c) Nếu điều kiện cho phép có thể bố trí 1 số phòng phục vụ cho hoạt động thể thao của nhà tập như bộ phận quản lý, phòng thường trực bảo vệ, chổ rửa tay, phòng vệ sinh…
3. Tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà tập đơn giản:
a) Hướng của nhà tập cần đảm bảo thông thoáng, đón gió tự nhiên, tận dụng ánh sáng tự nhiên để chiếu sáng cho nhà tập.
b) Mặt sàn nhà tập phải đảm bảo đúng kỹ thuật, an toàn, bền vững phù hợp với các Luật thi đấu các môn thể thao hiện hành.
c) Kích thước nhà tập thể thao để phục vụ cho các hoạt động chung của xã phường, thị trấn, kích thước tối thiểu: 24m x 12m; chiều cao từ 7m đến 9m.
IV. Tiêu chuẩn kỹ thuật Sân thể thao phổ thông:
1. Đặc điểm: Sân thể thao phổ thông là sân tập luyện đa môn cho nhiều đối tượng tập luyện. Sân có thể bố trí từ 2 sân tập từng môn trở lên như sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, điền kinh, bi sắt, võ thuật … và một số môn thể thao dân tộc của địa phương.
2.Cấu trúc:
a) Các sân thể thao phải có bề mặt bằng phẳng, chịu được mưa nắng và dễ thoát nước. Mặt sân ngoài trời có lớp phủ phải có khả năng thoát nước trên lớp nền.
b) Thuận tiện cho việc đi lại (có tính đến nhu cầu tiếp cận và sử dụng công trình của người cao tuổi và người khuyết tật).
c) Đối với sân thể thao ngoài trời nên bố trí dọc theo hướng Bắc – Nam để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và chiếu sáng.
V. Tiêu chuẩn kỹ thuật Sân tập từng môn thể thao:
1. Đặc điểm: Là sân có quy mô kích thước được quy định theo luật thể thao phục vụ cho tập luyện và thi đấu đáp ứng riêng cho một hoạt động thể thao nhất định và đáp ứng yêu cầu hoạt động thể thao của địa phương.
2. Cấu trúc:
- Bề mặt sân phải chắc chắn, không trơn trượt và không bị biến dạng.
- Mặt sân có thể làm bằng đất nện, nền bê tông hoặc phủ nhựa tổng hợp.
- Có khu vực giành cho khán giả.
VI. Tiêu chuẩn kỹ thuật các môn thể thao dưới nước:
1. Đặc điểm: Thể thao dưới nước là môn thể thao được nhiều người ưa thích, kể cả trong và ngoài nước. Đây là sản phẩm du lịch tạo nên sự thu hút cho du khách đến địa phương. Do đặc thù các môn thể thao phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, các dịch vụ thể thao như lướt ván buồm, lướt ván diều, dù kéo, mô tô nước, bơi lội, … Đó là những môn thể thao giái trí dưới nước đang phát triển và hoạt động rộng rãi trên địa bàn tỉnh ta hiện nay.
2. Cấu trúc:
- Các phương tiện hoạt động thể thao có sử dụng động cơ như mô tô nước, dù kéo, ca nô, tàu cao tốc, thảm bay trên biển, …
- Các phương tiện thể thao không có động cơ như lướt ván buồm, lướt ván diều, thuyền buồn, kayak, lặn dưới biển, thuyền truyền thống…Người sử dụng phương tiện thường nhờ sức gió, sức nước, lực cơ học để làm di chuyển phương tiện trong quá trình điều khiển.
- Khu vực hoạt động thường là ở khu vực hồ thiên nhiên, hồ nhân tạo, trên sông, trên biển.
3. Tiểu chuẩn kỹ thuật:
Đối với những người chơi các môn thể thao giải trí trên biển bắt buộc phải mặc áo phao để đảm bảo sự an toàn cho du khách.
a) Đối với phương tiện sử dụng động cơ: Phải có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thuỷ nội địa, không gây tiếng ồn, không gây ô nhiễm môi trường, phải có chứng nhận an toàn kỹ thuật do Sở giao thông vận tải cấp chứng nhận.
b) Đối với các phương tiện không có động cơ được sử dụng hoạt động theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
c) Về khu vực hoạt động, an toàn cứu nạn, quản lý điều hành thực hiện theo Quyết định số 47/2007/QĐ-UBND ngày 14/09/2007 của UBND tỉnh Bình Thuận về “Ban hành quy định về quản lý các hoạt động thể thao giải trí trên biển tại tỉnh Bình Thuận”.
Mục 3. CÁC YÊU CẦU VỀ CÔNG TÁC SỬ DỤNG, AN TOÀN VÀ BẢO QUẢN
I. Yêu cầu về cấp điện, chiếu sáng, âm thanh và thiết bị kỹ thuật điện:
1. Mạng lưới cấp điện phải đảm bảo tuyệt đối an toàn. Không được phép đặt mạng lưới cấp điện dưới lớp phủ bề mặt của sân.
2. Không được bố trí hướng chiếu sáng của đèn ngược với hướng tập luyện của người tập, tốt nhất nên bố trí nguồn chiếu sáng từ trên xuống.
3. Khi thiết kế cửa lấy ánh sáng tự nhiên phải tuân theo quy định sau:
- Không mở cửa ra hướng tây hoặc tây nam.
- Mép dưới của cửa phải cao hơn mặt sàn ít nhất là 2m.
- Không bố trí cửa ở 2 đầu trục dọc của phòng tập thể thao.
4. Khi thiết kế âm thanh cho phòng tập thể thao phải chú ý các điều kiện sau:
- Sử dụng vật liệu thích hợp để giảm độ ồn, chống loạn âm, nhiễu âm …
- Mở cửa thoát âm theo tính toán và nên kết hợp với cửa lấy ánh sáng tự nhiên.
II. Yêu cầu về phòng, chống cháy và thoát hiểm:
1. Phải có nội quy phòng cháy chữa cháy và có đủ các dụng cụ cần thiết như bình chữa cháy, bao tải, xẻng xúc cát … tại những nơi quy định và thuận tiện cho việc sử dụng khi xảy ra sự cố.
2. Trong thiết kế cần quy định vị trí đặt các dụng cụ chữa cháy đơn giản và các bình chữa cháy bằng các chất hóa học.
3. Trong phòng tập phải bố trí các cửa thoát nạn và lối thoát nạn khi có sự cố. Cửa để phân tán khán giả phải mở ra bề mặt đường phân tán khán giả phải bằng phẳng không được trơn trợt và không có bậc.
III. Yêu cầu về sử dụng và bảo quản:
- Các sân thể thao dành cho tập luyện chỉ được sử dụng đúng môn thể thao trên sân đó. Việc tổ chức sử dụng công trình phải căn cứ vào cấp quản lý và cấp kỷ thuật của công trình để bố trí cho thích hợp.
- Phòng tập thể thao hoặc sân thể thao phổ thông có thể được kết hợp sử dụng và các mục đích khác như mít tinh, hội họp, ca nhạc … nhưng phải được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền
- Khi tổ chức tập và thi đấu phải đảm bảo an toàn cho công trình, khán giả và vận động viên.
- Trong quá trình khai thác và sử dụng các cơ sở thể thao cần phải duy trì và bảo quản các trang thiết bị ở tình trạng kỷ thuật tốt, đảm bảo đúng các yêu cầu như thiết kế quy định.
- Tại các vị trí lấp đặt trang thiết bị phải có bảng hướng dẫn sử dụng và biển báo.
- Phải triệt để tận dụng giải pháp thông gió tự nhiên trong phòng tập thể thao để đảm bảo yêu cầu vệ sinh và hạn chế nóng về mùa hè.
- Hệ thống đèn chiếu sáng phải đảm bảo các yêu cầu về độ rọi, độ đồng đều và giảm sự chói mắt. Phải có chế độ bảo quản, kiểm tra định kỳ hệ thống thiết bị kỹ thuật được lắp đặt trong các công trình thể thao.
I. Tiêu chuẩn kỹ thuật môn Cử tạ và Thể dục thể hình:
1. Đối với môn Cử tạ:
a) Diện tích đủ bố trí tối thiểu 03 sàn tập 2m x 3m dành cho tối đa 12 VĐV tập luyện. Khoảng cách tối thiểu giữa các sàn tạ là 2m.
b) Có thể đặt phòng tập cử tạ trong phòng tập thể hình nhưng phải có khu vực riêng và tuyệt đối đảm bảo không gây nguy hiểm cho người tập và các đối tượng khác.
c) Trang thiết bị, dụng cụ tập luyện cần có như sau:
- Bộ tạ chuyên dùng;
- Đòn tạ cử chuyên dùng;
- Giá gánh đùi;
- Giá tập giật treo;
- Bục kê gánh đùi;
- Giá xếp tạ;
- Hộp đựng phấn thoa.
2. Đối với môn Thể dục thể hình:
a) Nếu diện tích tập luyện trên 80 m2 được công nhận là CLB. Nếu diện tích nhỏ hơn 80 m2 được gọi là phòng tập.
b) Đối với Câu lạc bộ hoặc phòng tập thể dục thể hình cần có các trang thiết bị, dụng cụ tập luyện sau:
STT |
Trang thiết bị, dụng cụ |
Số lượng |
01 |
Ghế nằm đẩy ngực có giá rộng |
02 |
02 |
Ghế nằm đẩy ngực trên có giá rộng và độ dốc 45 độ |
01 |
03 |
Ghế nằm đẩy ngực trên không có giá rộng và độ dốc 45 độ |
01 |
04 |
Ghế nằm đẩy ngực dưới và độ dốc 35 độ |
01 |
05 |
Máy ép ngực |
01 |
06 |
Dàn tập vai đôi |
01 |
07 |
Máy tập xô trên |
01 |
08 |
Máy tập xô dưới |
01 |
09 |
Dàn kéo lưng chữ T |
01 |
10 |
Giá gánh đùi |
01 |
11 |
Máy ngồi đá đùi |
01 |
12 |
Ghế ngồi tập nhóm cơ chuối |
01 |
13 |
Ghế tập vai giá rộng |
01 |
14 |
Ghế tập tay trước |
01 |
15 |
Ghế tập bụng trên |
01 |
16 |
Dàn tập bụng dưới |
01 |
17 |
Dàn tập lưng dưới |
01 |
18 |
Bộ đĩa xoay eo |
01 |
19 |
Đòn tạ dài, trung bình, ngắn |
|
20 |
Đĩa tạ các loại |
2000kg |
21 |
Tạ đôi các loại (01kg – 40 kg) |
|
II. Tiêu chuẩn Kỹ thuật môn thể dục thẩm mỹ nữ:
1. Nếu diện tích tập luyện trên 80 m2 được công nhận là CLB. Nếu diện tích nhỏ hơn 80 m2 được gọi là phòng tập.
2. Đảm bảo các trang thiết bị chuyên môn cần thiết và an toàn.
3. Trong quá trình tập luyện, các Câu lạc bộ, phòng tập phải trang bị các thiết bị âm thanh có tầng số vừa phải, không làm ảnh hưởng đến thính giác người tập luyện.
4. Vận động viên trong quá trình tập luyện phải mặc trang phục thể thao.
5. Phòng tập phải thoáng mát, vệ sinh.
6. Mỗi cơ sở phải có ít nhất 01 huấn luyện viên và 01 hướng dẫn viên thường xuyên có mặt tại Câu lạc bộ, Phòng tập trong suốt thời gian hoạt động.
III. Tiêu chuẩn kỹ thuật môn Billiards:
1. Số lượng bàn tập luyện.
a) Từ 04 bàn trở lên công nhận Câu lạc bộ.
b) Dưới 04 bàn gọi là phòng tập.
2. Khoảng cách giữa các bàn tối thiểu là 120cm.
3. Ánh sáng trên bàn phải chiếu sáng có máng rọi:
a) Loại bàn nhỏ: độ sáng tối thiểu tương đương 02 bóng 1m20.
b) Loại bàn lớn: độ sáng tối thiểu tương đương 06 bóng 1m20
c) Đèn phải đặt cao cách mặt bàn tối thiểu 1m40.
d) Câu lạc bộ, phòng tập phải trang bị tối thiểu các trang thiết bị phục vụ cho việc tập luyện như: cơ, lơ, giá đặt cơ, bảng ghi điểm.
4. Phải có phòng vệ sinh, nhà để xe, tủ thuốc sơ cấp cứu phục vụ cho người đến tập luyện.
5. Bảng nội quy Câu lạc bộ hoặc Phòng tập phải quy định giờ sinh hoạt tập luyện; không được tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức; không được hút thuốc, uống rượu bia trong Câu lạc bộ hoặc Phòng tập.
6. Người phục vụ phải ăn mặc lịch sự.
7. Phải có bảng niêm yết giá.
8. Giờ tập luyện từ 7 giờ đến 24 giờ hàng ngày.
9. Nơi tập luyện phải thoáng mát, nếu trang bị máy lạnh thì cửa ra vào không được sử dụng kính màu hoặc che chắn và nhìn thấy được toàn bộ bên trong phòng.
IV. Tiêu chuẩn kỹ thuật các sân tập thể thao:
1. Sân điền kinh:
a) Sân nhảy xa, nhảy ba bước:
Đối với sân nhảy xa, nhảy ba bước phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Vị trí ván giậm nhảy phải được chôn ngang với đường chạy đà
- Mặt phẳng ván giậm nhảy phải trùng với mặt phẳng của đường lấy đà và mặt phẳng hố cát để rơi.
- Khoảng cách từ ván dậm nhảy đến cuối mép hố cát trong nhảy xa dài 11m, trong nhảy 3 bước dài 21m. Ván dậm nhảy 3 bước đạt cách mép hố cát tối thiểu từ 12m trở lên. Đối với nhảy xa không nhỏ hơn 2m.
- Hố cát có chiều rộng tối thiểu 2,75m và tối đa 3m chiều dài 9 m, sâu 0.5m
- Ván dậm nhảy có chiều dài 1,25m, rộng 20 - 22 cm, dày 10 cm
b) Sân nhảy cao, nhảy sào:
Đối với sân nhảy cao, nhảy sào phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Đường chạy đà có độ dài tối thiểu của nhảy cao là 15m và của nhảy sào là 45m.
- Khu vực giậm nhảy phải bằng phẳng, có độ cứng.
- Khu vực rơi có kích thước dài 5m, rộng 3m và được đổ cát mịn hoặc để đệm mút cao 0,5m đối với nhảy cao và 1,5m đối với nhảy sào.
c) Sân đẩy tạ:
- Mặt nền vòng lấy đà là đất tự nhiên đầm chắc, hoặc bêtông hay nhưa đường rắn chắc trách trơn trượt.
- Vòng giới hạn bằng vạch vôi hoặc kim loại có đường kinh là 2,135m.
- Khu vực tạ rơi là nền đất phẳng và quy định bằng hai vạch giới hạn rộng 5cm, Đỉnh hai vách giới hạn là tâm của vòng ném và có góc độ là 39o, hai đầu giới hạn có cờ báo hiệu.
d) Đường chạy 100m:
- Ở cự ly đường chạy thẳng 100m phải đảm bảo độ dài là 120m, từ đó xác định khu vực xuất phát và khu vực an toàn sau đích.
- Đường chạy thẳng phải có 1 đoạn dài từ 3 – 5m trước vạch xuất phát và 1 đoạn dài 15m trở lên sau vạch đích, chiều rộng mỗi ô chạy từ 1,22m + 0,01m.
* Ghi chú: Khi thiết kế các sân điền kinh mặt đường chạy thẳng, chạy lấy đà của các môn phải dựa vào cấp của từng loại đường mà có giải pháp cấu tạo phù hợp, đường chạy phải bảo đảm:
- Nền chịu lực tốt, thoát nước nhanh.
- Đường chạy phải bằng phẳng. Cấu tạo các lớp phủ mặt nền đường có thể là lớp phủ hỗn hợp dày 5 – 8cm hoặc hỗn hợp gồm:
+ Than xỉ bột từ 0,2cm 0,6cm 70%
+ Đất sét tán nhỏ từ 0,1cm 0,2cm 20%
+ Vôi bột 05%
+ Than cám nguyên chất 05%
2. Sân bóng đá:
Sân bóng đá là sân hình chữ nhật, sân bóng đá phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Nền chịu lực tốt, chắc, ổn định và thẩm thấu tốt để thoát nước nhanh.
- Mặt sân không được lồi lõm, trơn trợt, lớp phủ bằng cỏ của mặt sân phải có đủ độ dày, chiều cao đúng tiêu chuẩn: dày đều, cao từ 3 – 5cm, cỏ không thành búi, không bị lún khi chịu lực.
- Sân bóng đá phải bảo đảm có khoảng cánh an toàn xung quanh sân
* Đối với sân lớn 11người: chiều dài tối thiểu là 90m tối đa 120m, chiều rộng tối thiểu 45m tối đa là 90m.
* Đối với sân bóng đá 7 người: chiều dài tối thiểu là 50m, tối đa là 75m. Chiều rộng tối thiểu là 40m, tối đa là 55m.
* Đối với sân bóng đá 5 người: chiều dài tối thiểu là 25m tối đa 45m, chiều rộng tối thiểu 15m tối đa là 25m.
* Khung cầu môn Sân lớn có kích thước 7,32m x 2,44m ( theo mép trong), đường kính cột là: 120mm, chôn sâu 1m, bốn góc sân có 4 cột cờ góc cao < 1,5m, bán cung góc 1m.
* Khung cầu môn bóng đá mini có kích thước 2m – 3m ,bề rộng và dày của cột dọc và ngang là 8 cm
3. Sân bóng chuyền:
Đối với sân bóng chuyền phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Mặt sân phải bằng phẳng và đồng nhất độ dốc thoát nước là 5cm. Không nên tập luyện và tổ chức thi đấu trên mặt sân ghồ ghề hoặc trơn trợt.
- Sân thi đấu 6 người có kích thước sử dụng 18m x 9m, xung quanh là khu tự do rộng ít nhất là 3m về tất cả mọi phía. kính thước xây dựng tối thiểu là 24m x 15m.
- Đối với sân bóng chuyền bãi biển: kích thước 16m x 8m, chung quanh là khu vực tự do, rộng ít nhất là 3m.
- Cột lưới sân bóng chuyền phải tròn, nhẵn không gây nguy hiểm cho người sử dụng. cột cao 2,55m , lưới rộng 1m, dài 9m5, chiều cao mép trên của lưới số với mặt sân 2,43m cho nam và 2,24m cho nữ.
- Chi tiết liên kết cột lưới với nền phải ổn định, tháo lắp dễ dàng và an toàn.
4. Sân cầu lông
Đối với sân cầu lông phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Mặt sân bằng phẳng, không trơn trợt, đồng nhất và thoát nước tốt. nền sân chịu lực tốt, ổn định và thẩm thấu tốt. Nếu là sân trong nhà phải có màu sáng, có thể bằng gỗ hoặc vật liệu tổng hợp.
- Sân đấu có kích thước 13,4m x 6,1m đối với sân đôi và 13,4m x 5,18m đối với sân đơn. Chiều cao mép trên của lưới so với mặt sân là 1,55m
- Nếu bố trí 2 sân liền nhau thì khoảng cánh giữa chúng tối thiểu là 4m.
- Xung quanh là khu tự do rộng ít nhất là 3m về tất cả mọi phía
5. Sân quần vợt:
- Sân được san phẳng làm bằng bêtông, mặt sân phủ lớp sơn hoặc chất tổng hợp đặc biệt và có độ dốc thoát nuớc mặt sân, quanh sân có lưới sắt chắn bóng. Kích thước của sân phải đảm bảo tiêu chuẩn của luật qui định như sau:
- Sân đôi : Dài: 23.77m - rộng : 10,97 m
- Sân đơn: Dài : 23.77m - rộng: 8,23m
* Cột cao 1,1m so với mặt sân
* Lưới dài 12,798m mép trên của lưới cách mặt sân 0,914m ở vị trí giữa sân
V. Tiêu chuẩn kỹ thuật hồ bơi và quy trình cứu đuối:
A. Tiêu chuẩn kỹ thuật:
1. Cấu trúc - Diện tích:
a) Khi xây dựng hồ bơi phải chọn khu đất cao ráo, dễ thoát nước, thuận tiện cho người bơi và có lối thoát người an toàn khi có sự cố.
b) Bề mặt của đáy và thành hồ phải bằng phẳng không trơn, dốc đều không được gấp khúc
c) Hồ bơi phải bố trí theo quy trình thống nhất: Đại tiểu tiện, thay quần áo, tắm làm vệ sinh trước khi xuống hồ.
d) Kích thước hồ bơi tối thiểu rộng 8m, dài 18m (đối với hồ để tập luyện, sinh hoạt).
e) Chênh lệch về độ sâu không quá 1m (đối với hồ 50m) và 0,5m (đối với hồ 25m).
f) Bể bơi phải có chiều sâu tối thiểu là 1m. Phải có quy định về độ sâu trong bể dành cho người lớn và trẻ em.
g) Khu cạn 01m2 cho 01 người bơi.
h) Khu sâu 02m2 cho 01 người bơi.
2. Chế độ thay và quản lý nước:
a) Đảm bảo thay nước, cọ rữa và khử trùng nước theo quy định, ít nhất 1lần/tuần nếu hồ bơi dùng giếng bơm không có hệ thống lọc tuần hoàn và xử lý nước bằng thuốc.
b) Đối với các hồ bơi có máy lọc tuần hoàn thì tối thiểu 1lần/ngày phải làm vệ sinh thành hồ và hút cặn, châm nước hồ.
c) Mực nước phải cách rãnh thoát nước tối đa 10cm nếu không có máng tràng.
* Phải đảm bảo chất lượng nước sạch cung cấp cho hồ như sau:
Thông số |
Các chỉ tiêu cần đạt |
Ghi chú |
Độ trong |
25 – 35 độ Sneller |
Nhìn thấy các vạch chuẩn đường bơi dưới đáy hồ |
Độ màu |
Không lớn hơn 5- 6 đơn vị trong thang màu cơ bản |
Cho hồ ngoài trời |
Không lớn hơn 2 đơn vị trong thang màu cơ bản |
Cho hồ trong nhà |
|
Hàm lượng chất vẫn đục |
Không lớn hơn 2mg/l |
Cho hồ ngoài trời |
Không lớn hơn 1mg/l |
Cho hồ trong nhà |
|
Độ pH |
7,3 – 7,6 |
|
Độ cứng (tính theo CaCo3) |
500mg/l |
|
Clorua |
Không lớn hơn 0,5 mg/l |
|
Amôniắc |
Không lớn hơn 0,5 mg/l |
|
3. Các bảng báo hiệu:
a) Trong khu vực hồ bơi phải có các bảng khuyến cáo đặt cạnh hồ bơi, ở vị trí thuận lợi nhất với nội dung chính như sau:
- Không biết bơi, sinh hoạt chỗ cạn.
- Không nhảy chuối đầu, không xô đẩy, chạy giỡn xung quanh hồ.
- Độ sâu nguy hiểm, khu vực dành cho người biết bơi.
b) Bảng nội quy hoạt động của hồ bơi gồm các nội dung chính sau:
- Nhiệm vụ hoạt động.
- Độ sâu và kích thước của hồ bơi.
- Quần áo bơi: Nam - quần bơi, Nữ - quần áo bơi.
- Tắm, vệ sinh trước khi xuống hồ.
- Khách bơi mắc bệnh ngoài da, tâm thần, tim mạch và hen suyễn nặng không được bơi.
- Không được uống bia, rượu, hút thuốc lá trong khu vực hồ bơi.
- Giữ vệ sinh chung.
- Không biết bơi và bơi yếu không được ra chỗ sâu.
- Trẻ em dưới 08 tuổi phải có người hướng dẫn.
- Thay quần áo và ăn uống đúng nơi quy định.
- Mua vé và đóng hội phí theo đúng quy định.
4. Phòng cấp cứu, y tế: Phòng cấp cứu, y tế phải đặt ở vị trí thuận tiện trong khuôn viên gần hồ bơi và phải có đầy đủ: giường nằm, tủ thuốc cấp cứu, bông băng, thuốc đỏ, thuốc nhỏ mắt, mũi. Có dụng cụ xét nghiệm theo dõi nước thường xuyên.
5. Vệ sinh – nguồn điện:
a) Nếu sinh hoạt đêm hồ bơi phải đảm bảo ánh sáng.
b) Nguồn điện, hệ thống đèn chiếu sáng và máy móc bố trí ở những nơi tiếp xúc với nước như đáy hồ, thành hồ và trong lòng hồ phải có thiết bị hạ thế xuống 6V để đảm bảo an toàn cho người tập khi có sự cố về điện.
c) Đặt thùng rác có nắp ở những chỗ thuận tiện.
d) Hành lang, sàn nhà, lối đi phải được thường xuyên giữ gìn sạch sẽ.
B. Quy trình cứu đuối:
1. Hồ bơi phải có đầy đủ lực lượng cứu hộ, tối thiểu từ 2- 6 người cứu hộ (tuỳ kích cỡ hồ bơi), phải mua bảo hiểm cho khách bơi.
2. Mỗi hồ bơi luôn quan tâm, cũng cố bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho tổ cứu đuối trực hồ.
3. Nhân viên trực hồ cứu đuối trang bị còi, mặc quần áo bơi, đứng ở vị trí thuận lợi ngồi trên ghế cao để có tầm quan sát rộng và phải có giấy chứng nhận do Sở Thể dục thể thao Bình Thuận cấp hoặc giấy chứng nhận chuyên môn phù hợp.
4. Nhân viên trực hồ cứu đuối phải luôn nhắc nhở kịp thời khi khách quy phạm nội quy, sẵn sàng trong tư thế cứu đuối, nhất là đối tượng không biết bơi, bơi yếu.
5. Phát hiện nhanh và kịp thời khi khách bị ngộp nước, ngất xỉu nhanh chóng bằng sơ cứu, bằng phương pháp hô hấp nhân tạo, kết hợp với y tế hồ bơi và trạm y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.
6. Đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng, tài sản cho người bơi. Mọi tai nạn mất mát xảy ra trong phạm vi hồ bơi thì Chủ nhiệm hồ bơi hoặc người phụ trách hồ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Đồng thời phải báo cáo kịp thời cho cơ quan quản lý nhà nước.
7. Khách bơi phải tuân thủ nội quy, quy định, trật tự của hồ bơi nếu vi phạm sẽ bị nhắc nhỡ và kiên quyết mời ra khỏi hồ bơi nếu thấy cần thiết để đảm bảo an toàn
1. Đặc điểm: Môn đua thuyền bao gồm thuyền truyền thống, thuyền buồm, canoe, kayak, rowing …thường được phổ biền ở vùng sông nước, là môn thể thao được mọi người yêu thích. Tuỳ theo đặc điểm của địa phương, từng khu vực mà tổ chức các hoạt động với các cự ly khác nhau theo truyền thống của địa phương hoặc theo điều lệ cụ thể của từng môn .
2. Cấu trúc: Tuỳ theo đặc điểm của từng môn, yêu cầu sử dụng và điều kiện thực tế cho phép thuyền có thể làm bằng vật liệu composite, chất liệu tổng hợp, bằng gỗ, loại tổng hợp thân gỗ đáy được đan bằng tre.
3. Tiêu chuẩn kỹ thuật:
Được sản xuất từ trong nước hay nước ngoài nhưng tất cả các loại thuyền phải chấp hành theo tiêu chuẩn của các Liên đoàn hoặc Hiệp hội thế giới của từng môn ban hành như Liên đoàn Đua thuyền quốc tế (FISA), Liên đoàn thuyền truyền thống thế giới (IDBF), Liên đoàn Canoe thế giới (ICF), Liên đoàn thuyền buồm thế giới (ISAF) hoặc các Liên đoàn khác có liên quan.
Trong qúa trình thực hiện Quy định này nếu có nhu cầu phát sinh cần thiết hoặc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có hướng dẫn thì Giám đốc Sở Văn hoá,Thể thao và Du lịch đề nghị bổ sung cho phù hợp./.
Quyết định 1906/QĐ-UBND năm 2009 về Quy định tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản loại hình hoạt động của cơ sở thể thao do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
Số hiệu: | 1906/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Thuận |
Người ký: | Huỳnh Tấn Thành |
Ngày ban hành: | 14/07/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1906/QĐ-UBND năm 2009 về Quy định tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản loại hình hoạt động của cơ sở thể thao do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
Chưa có Video