ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1785/QĐ-UBND |
Sơn La, ngày 22 tháng 7 năm 2019 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
Căn cứ Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 08/1/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018 - 2025”;
Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 297/TTr-SGDĐT ngày 12 tháng 7 năm 2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Đề án “Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2019 - 2025”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Giáo dục và Đào tạo; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Nội vụ; Y tế; Lao động - Thương binh và xã hội; Thông tin và truyền thông; Văn hóa, Thể thao và du lịch; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐẢM BẢO DINH DƯỠNG HỢP LÝ VÀ TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG THỂ
LỰC CHO TRẺ EM, HỌC SINH, SINH VIÊN ĐỂ NÂNG CAO SỨC KHỎE, DỰ PHÒNG BỆNH UNG
THƯ, TIM MẠCH, ĐÁI THÁO ĐƯỜNG, BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH VÀ HEN PHẾ QUẢN
GIAI ĐOẠN 2019 -2025” TỈNH SƠN LA.
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1785/QĐ-UBND
ngày 22/7/2019 của
UBND tỉnh Sơn La)
Căn cứ Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 08/1/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018 - 2025”; UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Đề án “Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tỉnh và hen phế quản giai đoạn 2019 - 2025” trên địa bàn tỉnh Sơn La cụ thể như sau:
1. Tổ chức thực hiện có hiệu quả chế độ dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ của đề án nhằm nâng cao sức khỏe, phát triển chiều cao, thể lực, dự phòng các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản (sau đây gọi tắt là bệnh không lây nhiễm).
2. Việc triển khai thực hiện Đề án trong các cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và lâu dài, lồng ghép đan cài với các đề án, dự án và các chương trình có liên quan đảm bảo hiệu quả thiết thực, đúng tiến độ và huy động được nhiều nguồn lực cùng tham gia.
3. Đối tượng và phạm vi áp dụng: Trẻ em mầm non, học sinh và sinh viên thuộc các cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn tỉnh Sơn La.
1. Mục tiêu chung
Nâng cao hiểu biết về dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực phù hợp đối với cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, nhân viên, trẻ em, học sinh, sinh viên và cha mẹ học sinh nhằm dự phòng các bệnh không lây nhiễm; thực hiện dinh dưỡng hợp lý, tăng cường hoạt động thể lực phù hợp đối với trẻ em, học sinh, sinh viên.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Đến năm 2020
a) Nâng cao kiến thức và năng lực của cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, nhân viên, trẻ em, học sinh, sinh viên và cha mẹ học sinh về dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực để nâng cao sức khỏe, dự phòng các bệnh không lây nhiễm.
- 95% cán bộ làm công tác y tế trường học; ít nhất 80% học sinh, sinh viên và nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp; ít nhất 45% cha mẹ học sinh được truyền thông về lợi ích của dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực đối với việc phòng, chống các bệnh không lây nhiễm.
- 100% học sinh, sinh viên được truyền thông về phòng, chống tác hại thuốc lá; ít nhất 75% học sinh phổ thông, 100% sinh viên được truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu bia.
- 100% cán bộ làm công tác y tế trường học được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về dinh dưỡng hợp lý, nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn và tăng cường hoạt động thể lực, phòng, chống các bệnh không lây nhiễm.
- 100% nhân viên làm việc tại các bếp ăn tập thể trong cơ sở giáo dục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về dinh dưỡng hợp lý và an toàn vệ sinh thực phẩm.
b) Nâng cao tỷ lệ thực hành dinh dưỡng hợp lý cho trẻ em, học sinh, sinh viên.
- Ít nhất 85% các cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp có tổ chức bữa ăn bán trú cung cấp bữa ăn tại trường học cho trẻ em, học sinh, sinh viên đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo quy định.
- 100% các cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông tổ chức theo dõi và đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, học sinh đầy đủ theo quy định.
- 95% các cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp có bếp ăn bán trú trong trường học bảo đảm các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- 95% các cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp có căng tin trong trường học bảo đảm các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm; không bán các thực phẩm, đồ uống không đảm bảo dinh dưỡng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có lợi cho sức khỏe trẻ em, học sinh, sinh viên.
c) Tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng các bệnh không lây nhiễm.
- 100% các cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp thực hiện đầy đủ các quy định về hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên thông qua các hoạt động chính khóa và ngoại khóa, phấn đấu mỗi học sinh, sinh viên đạt ít nhất 60 phút hoạt động thể lực mỗi ngày theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.
- 100% các cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp có tổ chức các hoạt động truyền thông về lợi ích của việc tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên.
2.2. Đến năm 2025
a) Nâng cao kiến thức và năng lực của cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, nhân viên, trẻ em, học sinh, sinh viên và cha mẹ học sinh về dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực để nâng cao sức khỏe, dự phòng các bệnh không lây nhiễm.
- 100% cán bộ làm công tác y tế trường học; ít nhất 85% học sinh, sinh viên và nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp; ít nhất 50% cha mẹ học sinh được truyền thông về lợi ích của dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể lực đối với việc phòng, chống các bệnh không lây nhiễm.
- 100% học sinh, sinh viên tiếp tục được truyền thông về phòng, chống tác hại thuốc lá; ít nhất 80% học sinh phổ thông, 100% sinh viên tiếp tục được truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu bia.
- 100% cán bộ làm công tác y tế trường học tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về dinh dưỡng hợp lý, nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn và tăng cường hoạt động thể lực, phòng, chống các bệnh không lây nhiễm.
- 100% nhân viên làm việc tại các bếp ăn tập thể trong cơ sở giáo dục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về dinh dưỡng hợp lý và an toàn vệ sinh thực phẩm.
b) Nâng cao tỷ lệ thực hành dinh dưỡng hợp lý cho trẻ em, học sinh, sinh viên.
- Ít nhất 90% các cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp có tổ chức bữa ăn bán trú cung cấp bữa ăn tại trường học cho trẻ em, học sinh, sinh viên đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo quy định.
- 100% các cơ sở giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông tiếp tục tổ chức theo dõi và đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, học sinh đầy đủ theo quy định.
- 100% các cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp có bếp ăn bán trú trong trường học bảo đảm các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- 100% các cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp có căng tin trong trường học bảo đảm các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm; không bán các thực phẩm, đồ uống không đảm bảo dinh dưỡng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có lợi cho sức khỏe trẻ em, học sinh, sinh viên.
c) Tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng các bệnh không lây nhiễm.
- 100% các cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp tiếp tục thực hiện đầy đủ các quy định về hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên thông qua các hoạt động chính khóa và ngoại khóa, phấn đấu mỗi học sinh, sinh viên dạt ít nhất 60 phút hoạt động thể lực mỗi ngày theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.
- 100% các cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp tiếp tục tổ chức các hoạt động truyền thông về lợi ích của việc tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên.
III. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Nâng cao năng lực của các cấp quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh sinh viên trong các cơ sở giáo dục về vai trò của dinh dưỡng và hoạt động thể lực trong trường học
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của dinh dưỡng hợp lý là nền tảng cho sự phát triển thể chất, sức khỏe và trí tuệ của trẻ tới các cấp ủy, chính quyền, cán bộ quản lý (CBQL) giáo dục các cấp, giáo viên mầm non (GVMN), giáo viên phổ thông (GVPT), các bậc cha mẹ, học sinh sinh viên và cộng đồng dân cư trong toàn tỉnh.
- Trẻ em mầm non, học sinh phổ thông và sinh viên phải được cung cấp nguồn dinh dưỡng hợp lý, các nhóm thực phẩm bảo đảm lành mạnh và vệ sinh an toàn thực phẩm cho từng cấp học, các tiêu chuẩn định mức về dinh dưỡng phù hợp; Nếu cung cấp chế độ ăn nghèo nàn cho trẻ các độ tuổi mầm non, tiểu học, phổ thông thì trẻ sẽ chậm phát triển, dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu Vitamin A, thiếu I-ốt và không có đủ năng lượng để học tập và vui chơi. Ngược lại, nếu đối tượng này ăn quá nhiều, đặc biệt thực phẩm giàu năng lượng thì dễ bị thừa cân - béo phì và các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư...
- Tăng cường vai trò của hoạt động thể chất, các bài thể lực, các môn thể thao phù hợp cho từng độ tuổi, từng cấp học; Cung cấp kiến thức về các bệnh không lây nhiễm do tác động của chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể lực; các yếu tố nguy cơ dẫn đến suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng, thấp còi, thừa cân, béo phì và một số bệnh mạn tính không lây đối với từng cấp học, bậc học, đặc biệt là nguy cơ do rượu bia, thuốc lá.
2. Đẩy mạnh và đa dạng hóa nội dung, hình thức truyền thông
- Xây dựng các phóng sự, trang tin, chuyên mục, chuyên đề về Đề án và phổ biến kiến thức về chế độ dinh dưỡng hợp lý đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng theo độ tuổi sẽ giúp trẻ cao lớn, mạnh khỏe và thông minh; gia đình cần sử dụng đa dạng thực phẩm và đảm bảo đủ 4 món thực phẩm là ngũ cốc, đạm, chất béo và rau củ; kết hợp thực phẩm động vật và thực vật; Nhà trường cần tạo ra môi trường dinh dưỡng lành mạnh; Trẻ em tuổi học đường cần được tăng cường hoạt động thể lực để đảm bảo phát triển thể chất, nhận thức và tăng cường sức khỏe ...trên hệ thống báo, đài phát thanh truyền hình của các địa phương trong tỉnh nhằm tạo điều kiện cho các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, các bậc cha mẹ và cộng đồng cùng tham gia có hiệu quả.
- Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa phong phú như: sinh hoạt dưới, cờ, câu lạc bộ, các cuộc thi, phong trào, diễn đàn...; tập huấn cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.
- Truyền thông qua panô, áp phích và tờ rơi về chế độ dinh dưỡng hợp lý và các hoạt động thể lực phù hợp.
- Tổ chức hội nghị tập huấn, nâng cao năng lực về các kỹ năng truyền thông, lập kế hoạch và thực hiện giám sát và đánh giá các hoạt động Đề án.
- Tổ chức tham quan, học tập, chia sẻ kinh nghiệm triển khai hoạt động dinh dưỡng học đường và giáo dục thể chất ở từng cấp học cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên, cán bộ làm công tác y tế trường học.
- Xây dựng và nhân rộng các mô hình điểm về thúc đẩy dinh dưỡng lành mạnh ở các cấp học: Thực phẩm lành mạnh bán ở căn tin trường học và giáo dục dinh dưỡng cho học sinh.
- Lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng và giáo dục thể chất vào các môn học của từng cấp học có liên quan và các hoạt động ngoại khóa.
- Tổ chức khám sức khỏe và đánh giá tình trạng dinh dưỡng, thể lực định kỳ cho trẻ em, học sinh sinh viên và kết hợp lồng ghép, truyền thông cho cha mẹ học sinh sinh viên thông qua các buổi họp phụ huynh, các phương tiện truyền thông của nhà trường.
- Tổ chức các cuộc thi về cách tổ chức bữa ăn cân đối, hợp lý, lựa chọn thực phẩm lành mạnh; tiếp tục nâng cao chất lượng các hoạt động Hội khỏe Phù đổng, các giải thi thể thao các cấp học, bậc học.
3. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, phục vụ việc đảm bảo dinh dưỡng, giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trường học
- Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc tổ chức bữa ăn bán trú của các bếp ăn trường học, căng tin trường học: dụng cụ chế biến, bảo quản thực phẩm, bàn ghế nơi tổ chức cho học sinh ăn, uống trong trường học, trang thiết bị của căng tin trường học.
- Xây dựng, nâng cấp hệ thống sân tập, trang thiết bị, dụng cụ tập luyện, nhà tập luyện đa năng, bể bơi và các công trình thể thao phục vụ cho hoạt động thể lực trong trường học.
- Phối hợp sử dụng một cách hiệu quả các công trình thể thao tại địa phương phục vụ hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên.
4. Tăng cường công tác quản lý về dinh dưỡng học đường và giáo dục thể chất trong các cơ sở giáo dục
- Nghiên cứu, giám sát và đánh giá định kỳ về thực trạng triển khai hoạt động dinh dưỡng học đường và giáo dục thể chất ở từng cấp học tại các địa phương. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp thực hiện phù hợp với từng cấp học và điều kiện của địa phương.
- Chú trọng thực hiện và nâng cao hiệu quả Chương trình sữa học đường trong từng năm học, phù hợp với điều kiện cụ thể của các nhà trường.
- Thường xuyên tập huấn nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, nhân viên về dinh dưỡng học đường và giáo dục thể chất trong trường học để nâng cao sức khỏe, dự phòng các bệnh không lây nhiễm.
- Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, giáo dục nghề nghiệp tại địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao định kỳ tổ chức đánh giá tình hình kết quả thực hiện việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể chất phù hợp đối với các cơ sở giáo dục, giáo dục nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý.
5. Huy động nguồn lực và đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo đảm dinh dưỡng và hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên
- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và huy động các nguồn lực hợp pháp khác thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ, dự án, chương trình của Đề án.
- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động sự tham gia của các cơ quan, ban ngành liên quan trong việc thực hiện giám sát và đánh giá các hoạt động của Đề án.
- Thực hiện lồng ghép phù hợp với các chương trình, Đề án đã được phê duyệt bảo đảm đồng bộ, hiệu quả trong quá trình triển khai Đề án.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức trong, ngoài nước để hỗ trợ về kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, thiết bị phục vụ cho việc triển khai thực hiện Đề án.
1. Kinh phí thực hiện Đề án được huy động từ ngân sách nhà nước và các nguồn huy động hợp pháp khác.
2. Ngân sách nhà nước (trung ương và địa phương) hỗ trợ cho các nhiệm vụ chi theo quy định của pháp luật về đầu tư công, ngân sách nhà nước; huy động các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định và thông qua các chương trình, dự án được duyệt theo quy định của pháp luật.
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương hướng dẫn, xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện các nội dung của Đề án theo quy định hiện hành trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm; nghiên cứu xây dựng nội dung bắt buộc về chế độ dinh dưỡng hợp lý, chế độ hoạt động thể chất phù hợp với học sinh sinh viên và các cơ chế, chính sách thúc đẩy thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, hoạt động thể chất phù hợp trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
- Hướng dẫn lồng ghép việc thực hiện Đề án với việc thực hiện Chương trình sữa học đường, Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025, Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số, Chương trình sức khỏe Việt Nam và các chương trình, đề án, dự án và kế hoạch có liên quan.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Tỉnh Đoàn xây dựng và thực hiện Chương trình vận động và giám sát thực hiện chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể lực phù hợp tại các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Phối hợp với Sở Y tế xây dựng các tiêu chuẩn về dinh dưỡng đối với bữa ăn học đường; tiêu chuẩn dinh dưỡng của các thực phẩm, đồ uống được bán ở căn tin trường học.
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng các quy định về thời gian hoạt động thể lực cho học sinh trong trường học phù hợp với lứa tuổi và vùng, miền.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xây dựng, cơ chế chính sách, quản lý kinh phí, giám sát thực hiện Đề án.
- Xây dựng các tài liệu giảng dạy và tài liệu truyền thông về dinh dưỡng hợp lý và giáo dục thể chất cho từng cấp học trong các cơ sở giáo dục.
-Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện Đề án; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án theo hướng dẫn của Sở giáo dục và đào tạo.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Tổ chức triển khai thực hiện Đề án đối với học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung và ban hành các cơ chế, chính sách cần thiết liên quan đến việc đảm bảo dinh dưỡng và tăng cường thể lực cho học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Phối hợp với Trung ương Tỉnh Đoàn xây dựng và thực hiện Chương trình vận động và giám sát thực hiện chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể lực phù hợp tại các cơ sở đào tạo.
3. Sở Y tế
- Xây dựng các tài liệu, hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về dinh dưỡng hợp lý cho trẻ em, học sinh và sinh viên; tài liệu về các bệnh; tài liệu về các yếu tố nguy cơ, nhất là rượu bia thuốc lá; Tiếp tục tổ chức triển khai Chương trình sữa học đường, bảo đảm chất lượng sữa dùng trong Chương trình sữa học đường.
- Chủ trì xây dựng các tiêu chuẩn về dinh dưỡng đối với bữa ăn học đường; tiêu chuẩn dinh dưỡng của các thực phẩm, đồ uống được bán ở căn tin trường học và quy định về thời gian hoạt động thể lực cho học sinh, sinh viên trong trường học phù hợp với lứa tuổi.
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan trong việc triển khai thực hiện các nội dung của Đề án.
4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Chủ trì xây dựng, ban hành định mức, tiêu chuẩn của chế độ thể lực phù hợp, hướng dẫn về chuyên môn, kỹ thuật một số môn thể thao dành cho trẻ em, học sinh; xây dựng tài liệu hướng dẫn các bài tập thể dục nâng cao sức khỏe cho trẻ em, học sinh.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc tuyên truyền về ý nghĩa, tác dụng của tập luyện thể dục thể thao và tổ chức các cuộc thi, giải thể thao cho học sinh, sinh viên.
- Phối hợp tham gia cùng Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra, đánh giá việc tăng cường hoạt động thể lực của học sinh, sinh viên.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Y tế và các ban, ngành, đoàn thể liên quan bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện Đề án theo quy định của pháp luật.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các bộ, cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động thông tin, truyền thống về dinh dưỡng và hoạt động thể lực trong các cơ sở giáo dục, đào tạo.
7. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh
- Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng và thực hiện Chương trình vận động và giám sát thực hiện chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể lực phù hợp tại các cơ sở giáo dục, đào tạo.
- Phối hợp với ngành giáo dục, ngành y tế, văn hóa – thể thao và du lịch và các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện huy động các nguồn lực, xã hội hóa thực hiện Đề án.
8. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh
- Tuyên truyền, vận động hội viên và cộng đồng tích cực tham gia các hoạt động chăm sóc dinh dưỡng, đặc biệt là chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời cho trẻ em.
- Phối hợp với ngành giáo dục, ngành y tế và chính quyền các địa phương tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho các hội viên, các bà mẹ về dinh dưõng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực đối với học sinh, sinh viên và thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp có liên quan của Đề án.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Tổ chức triển khai, chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện Đề án tại địa phương. Chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện hiệu quả Chương trình sữa học đường trên địa bàn.
- Đến hết năm 2020, hoàn thành việc xây dựng ít nhất 01 mô hình điểm về thực hiện dinh dưỡng hợp lý trên địa bàn (Thành phố, Mộc Châu).
- Bố trí kinh phí, huy động nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa phù hợp với điều kiện của địa phương để triển khai thực hiện Đề án.
- Theo dõi, đôn đốc, tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện Đề án tại địa phương; định kỳ hàng năm báo cáo tình hình triển khai thực hiện Đề án gửi Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2019-2025 tỉnh Sơn La. Yêu cầu các sở, ban, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố thực hiện./.
Quyết định 1785/QĐ-UBND năm 2019 Kế hoạch thực hiện Đề án “Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2019 - 2025" do tỉnh Sơn La ban hành
Số hiệu: | 1785/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Sơn La |
Người ký: | Phạm Văn Thủy |
Ngày ban hành: | 22/07/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 1785/QĐ-UBND năm 2019 Kế hoạch thực hiện Đề án “Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh, sinh viên để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2019 - 2025" do tỉnh Sơn La ban hành
Chưa có Video