Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ NỘI VỤ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 162/QĐ-BNV

Hà Nội, ngày 21 tháng 02 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG) HỘI ĐÔNG Y VIỆT NAM

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

Căn cứ Sắc lệnh số 102/SL-L004 ngày 20 tng 5 năm 1957 ban hành Luật quy định quyền lập hội;

Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính ph quy định về tổ chức, hoạt động và qun hội;

Xét đề nghị của Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam và Vụ trưởng Vụ Tổ chúc phi chính phủ.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Đông y Việt Nam đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (nhiệm kỳ 2010 - 2015) của Hội thông qua ngày 15 tháng 12 năm 2010 tại thành phố Hà Nội.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam. Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ và Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ
báo o);
- Bộ y tế;
- Bộ Công an;
- Lưu: VT, TCPCP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Nguyễn Tiến Dĩnh

 

ĐIỀU LỆ (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG) HỘI ĐÔNG Y VIỆT NAM

(Phê duyệt kèm theo Quyết định số: 162/QĐ-BNV ngày 21 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)

LỜI NÓI ĐẦU

Tri qua hàng nghìn năm lịch sử, nn đông y Việt Nam givai trò quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc, bo vệ sức khỏe nhân dân. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, được sự quan tâm ca Đng, Nhà nước và ca Chủ tịch Hồ Chí Minh, Sắc lệnh số 52 ngày 22 tháng 4 năm 1946 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa "quy định việc lập hội" ra đi. Ngày 22 tháng 8 năm 1946 tại Nghị định số 337NV/DC của Bộ Nội vụ cho phép thành lập Hội Nghiên cứu nam dược, sau đổi tên là Hội Đông y cu quc. Sau kháng chiến chống thực Pháp thành công, ngày 03 tháng 6 năm 1957 Bộ Nội vụ ban hành Nghị định 399-NV-DC-NĐ cho phép thành lập Hội Đông y Việt Nam. Từ đó đến nay Hội đã phát triển không ngừng về chuyên môn nghiệp vụ và tổ chức.

Đông y Việt Nam là di sn của nn văn hóa Việt Nam, Hội Đông y Việt Nam có tính chất đặc thù, có nhiệm vụ thừa kế, phát huy, phát triển nền đông y Việt Nam xứng đáng với vai trò lịch sđất nước.

Chương I

TÊN GỌI, TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH

Điều 1. Tên, biểu tượng, trụ sở của Hội

1. Tên hội: Hội Đông y Việt Nam.

2. Tên tiếng Anh: Vietnam orientally traditional medicine association.

3. n viết tt tiếng Anh: VOTMA.

4. Biu tượng (logo) của Hội Đông y Việt Nam theo quy định của pháp luật.

5. Trụ sở của Hội đặt tại thành phHà Nội.

Điều 2. Tôn ch

Hội Đông y Việt Nam là tchức xã hội nghề nghiệp ca công dân Việt Nam hành nghề đông y, đông dưc, hoạt động trong lĩnh vực khám chữa bệnh bng đông y, thừa kế, phát huy, phát triển, bo tn di sản văn hóa dân tộc thuộc lĩnh vực đông y và có vai trò nòng ct trong phát triển nn đông y Việt Nam.

Điều 3. Mục đích của Hội

Hội tập hợp, đoàn kết nhng người Việt Nam hành nghề đông y, đông dược trong nước và công dân Việt Nam ở nước ngoài, tự nguyện đem hết khnăng, kiến thức và kinh nghim chuyên môn của mình cng hiến cho sự nghiệp chăm sóc bảo vệ sc khe nhân dân. Hội phối hợp với ngành y tế để thừa kế, phát huy, phát trin nền đông y Việt Nam, kết hp đông y với tây y, từng bước hiện đại hóa nn đông y đông dược Việt Nam; Xây dựng nn đông y Việt Nam thành một ngành khoa học mang bn sc văn hóa của các dân tộc Vit Nam, thực hiện lời dạy của Chtịch HChí Minh xây dựng nn y học Việt Nam khoa học, dân tộc, đại chúng, thiết thực phục vụ sức khe nhân dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước góp phần xây dựng và bảo vệ t quc Việt Nam xã hội chnghĩa thực hiện thành công mục tiêu của Đng xây dựng đất nước: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bng n ch và văn minh.

Điều 4. Nguyên tắc, phạm vi hoạt động và địa vị pháp lý của Hội

1. Hội Đông y Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tc tự nguyện, dân ch, hiệp thương.

2. Hội Đông y Việt Nam hoạt động trong phạm vi cả nước, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Y tế và các bộ, ngành khác có liên quan về lĩnh vực Hội hoạt động. Hội có con du riêng, có tài khoản tại ngân hàng, kho bạc nhà nước.

3. Hội có cơ quan ngôn luận đtuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về đông y, đông dược đtruyền bá học thuật cho hội viên và nhân dân. Giới thiệu những kinh nghiệm phòng bệnh chữa bệnh bng đông y, đông dược cho nhân dân để từng bước xã hội hóa đông y tại cng đồng.

4. Hội Đông y Việt Nam ly ngày 22 tháng 8 hàng năm là ngày truyền thống của Hội.

5. Hội Đông y Việt Nam là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Chương II

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HỘI

Điều 5. Nhiệm vụ của Hội

1. Vận động, tập hợp, giáo dục y đức, y thuật cho nhng người hành nghề đông y, đông dược. Động viên mọi người đoàn kết mang hết tài năng, trí tuệ, kinh nghiệm vào sự nghiệp bo vệ và chăm sóc sc khỏe nhân dân.

2. Xây dựng tchức hội trên các mặt: Truyền bá y thuật của nn đông y Việt Nam. Dịch thuật, biên soạn tài liệu, sách báo đông y, đông dược xuất bn để hướng dn lý luận và kinh nghiệm cho cán bộ, hội viên.

3. Tổ chức khám chữa bệnh bng đông y và các bài thuc gia truyền để đáp ng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ca nhân dân theo quy định của pháp luật; từng bước xã hội hóa nn đông y, đông dược trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

4. Tổ chức, tham gia đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ lương y, lương dược theo quy định của pháp luật; phối hợp cùng ngành y tế đào tạo đội ngũ thy thuốc đông y Việt Nam ngày càng đông đảo về số lượng, đảm bảo chất lượng chuyên môn đáp ứng việc khám chữa bệnh bằng đông y tại cộng đồng.

5. Vn động, khuyến khích người có bài thuc gia truyn chữa bệnh có hiệu qu, truyn lại cho con cháu và cng hiến cho Nhà nước hoặc cho Hội để bo tn và phát huy mặt tích cc của các bài thuc đó, tránh tht truyn.

6. Thường xuyên tổ chức bi dưng chuyên môn, đạo đức nghnghiệp cho hội viên để nâng cao trình độ nhằm phục vụ tốt sức khe của nhân dân.

7. Tham gia xây dng chính sách pháp luật, tư vn, phn biện và giám định xã hội trong việc xây dựng chế độ chính sách, pháp luật nhằm bo tn phát trin nn đông y, đông dược Việt Nam theo quy định của pháp luật.

8. Mrộng phát triển mi quan hệ hợp tác quốc tế của Hội về đông y, đông dược theo qui định của pháp luật.

9. Xác định kh năng chuyên môn của người hành nghề đông y, người có bài thuc gia truyn hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền theo quy định của pháp luật đcơ quan chức năng cấp phép hành nghề theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Điều 6. Quyền hạn của Hội

1. Tạo điều kiện cho hội viên hành ngh, truyền nghề đông y, đông dược theo Điều lệ của Hội và pháp luật hiện hành ca Nhà nước. Chống lợi dụng danh nghĩa đông y đ hành nghề mê tín dị đoan hoặc làm nhng việc trái với nghề nghiệp đông y.

2. Bảo vệ quyền lợi chính đáng hợp pháp của hội viên.

3. Tổ chức hướng dẫn hoạt động đông y, đông dược của hội viên trong phạm vi cnước.

4. Bồi dưỡng, cấp chứng chchuyên môn có trình độ chuyên sâu theo chương trình ca Trung ương Hội Đông y Việt Nam thng nht trong cả nước cho hội viên theo quy định của pháp luật.

5. Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bằng các phương pháp ca đông y (dùng thuc và không dùng thuc) phục vụ sức khe nhân dân tại cộng đồng theo quy định của pháp luật.

6. Sưu tm, thừa kế ứng dụng các môn thuc hay, các bài thuc quí, các bài thuc gia truyền chữa bệnh có hiệu qu, tổ chức nuôi trng, thu hái và bào chế thuốc đ sdụng, có kế hoạch bo tn nguồn dược liệu trong nước.

7. Tổng kết kinh nghiệm chun môn, nghiên cứu khoa học, kết hợp đông y với tây y để chữa bệnh cho nhân dân.

Chương III

HỘI VIÊN

Điều 7. Tiêu chuẩn và hình thức hội viên

1. Tiêu chuẩn:

Hội viên Hội Đông y Việt Nam: bao gồm các tổ chức Việt Nam, công dân Việt Nam là Lương y, Lương dược, người làm thuc gia truyền, thuốc dân tộc; Giáo sư, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Bác sĩ, Y sĩ, Dược sĩ, Kthuật viên, Điềung viên có liên quan đến đông y; những người đi sau nghiên cứu đông y, đông dược, có đạo đức nghề nghip; tán thành Điều lHội, tự nguyn làm đơn xin gia nhập Hội thì được kết nạp vào Hội.

2. Hình thức:

a) Hội viên chính thức: Là công dân, tchức Việt Nam trong nước và ngoài ớc hoạt động trong lĩnh vực đông y, đông dược có đđiều kiện nghề nghip được kết nạp vào Hội;

b) Hội viên liên kết: Là công dân, tchức Việt Nam mun hợp tác, giúp đỡ góp phần phát triển nn đông y, đông dược Việt Nam, được Ban Thường vụ Trung ương Hội Đông y Việt Nam công nhận. Việc đóng hội phí ca hội viên liên kết theo qui định chung của hội, việc tài trợ là do tự nguyện;

c) Hội viên danh dự: Là công dân, tổ chức Việt Nam có uy tín, tâm huyết đóng góp vào sự nghiệp phát triển nền đông y, đông dược Việt Nam, được Ban Chp hành Trung ương Hội Đông y Việt Nam chp nhận. Việc đóng hội phí ca hội viên là do tự nguyện.

3. Hội viên liên kết, hội viên danh dự được tham gia các hoạt động của Hội nhưng không tham gia ứng cử, đề cử vào Ban Chp hành, Ban Kiểm tra Trung ương Hội và không tham gia biu quyết các vn đ ca Hội.

Điều 8. Thẻ hội viên

Ban Chấp hành Trung ương Hội qui định việc cấp phát, qun lý và thu hồi thẻ hội viên.

Điều 9. Quyền của hội viên

1. Thực hiện quyền dân ch, bình đng khi tho luận các công tác ca hội, được ứng cvà đề cử vào Ban lãnh đạo, Ban Kiểm tra và các chức vụ khác của Hội.

2. Được Hội bo vệ quyn lợi chính đáng và hợp pháp trước pháp luật và công luận về chuyên môn đông y, về bn quyn tác gi, tác phm, bài thuc kinh nghiệm, bài thuốc gia truyền, và các phát minh sáng kiến có giá trị khoa học và kinh tế.

3. Tho luận, biểu quyết công việc tại các kỳ họp ca Hội, được học tập, tham quan, bi dưng cập nhật kiến thức chuyên môn, các chủ trương chính sách của Đng và Nhà nước về đông y, đông dược.

4. Được hưởng mọi quyn lợi về thi đua khen thưởng theo pháp luật và qui chế thi đua khen thưng của Hội.

5. Được tham gia hội nghị ca Hội đđóng góp ý kiến và đề nghị của mình lên Ban Chp hành Trung ương Hội.

6. Được quyn xin ra Hội khi không tán thành Điều lệ Hội hoặc không có điều kiện để tiếp tục tham gia sinh hoạt hội.

Điều 10. Nhiệm vụ của hội viên

1. Sinh hoạt theo quy định trong một tổ chức của Hội.

2. Chp hành Điều lệ Hội và những nghị quyết ca Đại hội, của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ Trung ương Hội.

3. Tham gia đầy đủ các sinh hoạt của Hội.

4. Tuyên truyn phát trin hội viên mới, đoàn kết hợp tác với các Hội viên khác đ cùng nhau thực hiện mục đích vì sự phát trin của Hội, góp phần xây dựng Hội ngày càng vững mạnh.

5. Đóng Hi phí đy đủ và đúng hạn theo quy định của Hội.

Điều 11. Xóa tên hội viên

Hội viên sbị xóa tên và thu hi thhội viên khi vi phạm pháp luật của Nhà nước.

Chương IV

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

Điều 12. Tổ chức của Hội

1. Hội Đông y được tổ chức:

a) Trung ương: Hội Đông y Việt Nam;

b) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gọi chung là Hội Đông y tnh;

c) quận, huyện, thị xã sau đây gọi chung là: Hội Đông y huyện;

d) xã, phường thị trn sau đây gọi chung là: Hội Đông y xã.

Việc thành lập và phê duyệt Điều lệ của Hội Đông y tỉnh, huyện, xã theo quy định của pháp luật, nếu tự nguyện có thtrở thành hội thành viên của Hội Đông y Việt Nam.

2. Cơ cấu tổ chức Hội, gm:

a) Đại hội đại biu;

b) Ban Chấp hành;

c) Ban Thường vụ;

d) Ban Kiểm tra;

đ) Văn phòng Hội và các ban chuyên môn;

e) Trung tâm thừa kế ứng dụng; Phòng chn trị và các tổ chức có tư cách pháp nhân trực thuộc Hội Đông y Việt Nam được thành lập theo quy định của pháp luật;

g) Chi hội: bệnh viện, bệnh xá, trường học, viện nghiên cứu, nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp Trung ương có hoạt động chuyên môn đông y, đông dược có ít nht 03 hội viên trở lên được thành lập chi hội trực thuộc Trung ương Hội.

Điều 13. Đại hội đại biểu toàn quốc

1. Cơ quan lãnh đạo cao nht ca Hội Đông y Việt Nam là Đại hội đại biu toàn quốc (sau đây gọi chung là Đại hội), được tổ chức 5 năm một lần do Ban Chấp hành Trung ương Hội triệu tập. Đại hội bất thường được triệu tập khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tng số ủy viên Ban Chp hành Trung ương Hội yêu cầu hoặc có ít nht trên 1/2 (một phần hai) tng shội viên chính thức đề nghị. Thành phần, slượng đại biu dự Đại hội do Ban Chp hành Trung ương Hội quy định.

2. Nhim vụ của Đại hội:

a) Tho luận báo cáo tng kết nhiệm k, đề ra phương hướng, nhiệm vụ của nhiệm kỳ mới;

b) Tho luận và biu quyết Điều l, hoặc đổi tên Hi, sa đổi, bổ sung Điều lvà quyết định việc chia, tách, sáp nhập, hợp nht, gii thể Hi;

c) Tho luận, góp ý kiến báo cáo kim điểm nhiệm kcủa Ban Chấp hành Trung ương Hội và báo cáo tài chính của Hi;

d) Bu Ban Chp hành, Ban Kiểm tra Trung ương Hi;

đ) Thông qua nghị quyết Đại hội.

3. Nguyên tc biu quyết của Đại hội:

a) Đại hội có th biu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bphiếu kín. Việc quy định hình thức biu quyết do Đại hội quyết định;

b) Việc biu quyết thông qua các quyết định của Đại hội phi được trên 1/2 (một phần hai) tng sđại biu chính thức có mặt tại Đại hội tán thành.

Điều 14. Ban Chấp hành Trung ương Hội

1. Ban Chp hành Trung ương Hội là cơ quan lãnh đạo của Hội giữa hai nhiệm kỳ Đại hội. Số lượng ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội do Đại hội toàn quốc quyết định. Trường hợp khuyết ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội, thì Ban Chấp hành Trung ương Hội có thể bu bổ sung không quá 10% so với tổng số ủy viên Ban Chấp hành Trung ương do Đại hội qui định.

2. Ban Chp hành Trung ương Hội họp thường kỳ mỗi năm một lần, khi cn có thể họp bất thường.

3. Ban Chấp hành Trung ương Hội có nhiệm vụ và quyền hạn:

a) Quyết định các biện pháp thực hiện nghị quyết, chương trình hoạt động trong nhiệm kỳ ca Đại hội;

b) Quyết định chương trình, kế hoạch công tác hàng năm;

c) Bầu và bãi miễn các chức danh lãnh đạo của Hội gm: Chủ tịch, các Phó Chtịch, Tng Thư ký và các y viên Ban Thường vụ Trung ương Hội; bầu bổ sung, bãi min ủy viên Ban Chp hành Trung ương Hội và quyết định công nhận hội viên danh dự;

d) Xem xét, quyết định khen thưng và kluật ủy viên Ban Chp hành Trung ương Hội;

đ) Chuẩn bị nội dung, chương trình, nhân sự phục vụ Đại hội;

e) Quyết định triệu tập Đại hội nhiệm khoặc Đại hội bất thường.

4. Xây dựng và ban hành quy tc đạo đức trong hoạt động của Hội.

5. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội chđược tiến hành khi có ít nhất trên 1/2 (một phần hai) tng số ủy viên Ban Chp hành có mặt tại Hội nghị. Việc bu, bãi min và kluật các chức danh lãnh đạo của Hội phi được 2/3 (hai phần ba) số y viên Ban Chp hành Trung ương Hội có mặt tán thành.

Điều 15. Ban Thường vụ Trung ương Hội

1. Ban Thường vụ Trung ương Hội do Ban Chp hành Trung ương Hội bầu. Số ủy viên Ban Thường vụ không quá 1/3 (một phần ba) số ủy viên Ban Chp hành Trung ương Hội.

2. Ban Thường vụ gm: Chtịch, các Phó Chtịch, Tổng Thư ký và các ủy viên. Ban Thường vụ họp thường kỳ 6 tháng một lần, khi cn có thhọp bất thường.

3. Ban Thường vụ có nhiệm vụ:

a) Thay mặt Ban Chp hành Trung ương Hội chỉ đạo, điều hành các công việc của Hội giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành;

b) Báo cáo kim điểm công tác trong các khọp của Ban Chp hành;

4. Ban Thường vụ có quyền hạn:

a) Quyết định thành lập các tchức trực thuộc Hội theo quy định của pháp luật và công nhận hội viên liên kết;

b) Thành lập Hội đồng khoa học của Hội khi cn;

c) Tổ chức các hội nghị khoa học trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật;

d) Quyết định các chương trình hoạt động, kế hoạch công tác của các ban và các tổ chức trực thuộc Trung ương Hội;

đ) Quyết định gia nhập các tổ chức quốc tế và khu vực theo quy định của pháp luật;

e) Cử cán bộ đi dự hội nghị, hội thảo khoa học trong nước, quốc tế và đi công tác nước ngoài theo quy định ca của pháp luật;

g) Quyết định các vấn đ thi đua khen thưng và kluật thuộc quyền hạn của Hội.

5. Thường trực Hội gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tng Thư ký và một số ủy viên trong Ban Thường vụ, được Ban Thường vụ giao nhiệm vụ thường trực đgiải quyết công việc hàng ngày và đột xuất.

Điều 16. Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký

1. Chtịch là người đứng đầu tổ chức Hội, do Ban Chp hành Trung ương Hội bầu, chịu trách nhiệm trước Ban Chp hành, quyết định các mặt công tác của Hội.

2. Các Phó Chtịch do Ban Chấp hành Trung ương Hội bầu, giúp Chủ tịch một số công việc được phân công.

3. Tng Thư ký do Ban Chấp hành Trung ương bầu, có nhiệm vụ tổng hợp công tác Hội cnước, định kỳ báo cáo Chtịch Hội.

Điều 17. Ban Kiểm tra Trung ương Hội.

1. Ban Kiểm tra Trung ương Hội do Đại hội bầu, gồm: Trưởng ban, Phó Trưng ban và các ủy viên. Slượng ủy viên Ban Kiểm tra do Đại hội quyết định.

2. Ban Kiểm tra Trung ương Hội có nhiệm vụ giám sát các hội viên và các tổ chức thành viên của Hội trong việc chấp hành Điều lệ Hội; việc thực hiện các chủ trương của Ban Chấp hành và Ban Thường vụ Trung ương Hội; kiểm tra việc qun lý và sử dụng tài chính, tài sn của Hội và xem xét gii quyết các khiếu nại, tcáo trong nội bộ Hội.

3. Báo cáo kết qukiểm tra trong hội nghị hàng năm và trong Đại hội đại biu.

4. Nhiệm kỳ của Ban Kiểm tra Trung ương Hội theo nhiệm kỳ của Đại hi.

Điều 18. Văn phòng Trung ương Hội, các ban và các tổ chức trực thuộc Trung ương Hội

1. Văn phòng Trung ương Hội có nhiệm vụ giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Trung ương Hội tổ chức các hoạt động của Hội và làm đầu mối điều hòa với các ban trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

2. Các ban của Hội: Ban Chuyên môn; Ban Tchức hành chính; Ban Kinh tế; Ban Đối ngoại và quan hệ quốc tế. Các ban có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất cho Ban Chp hành và Ban Thường vụ Trung ương Hội về các mặt hoạt động trong lĩnh vực được phân công.

3. Các tổ chức trực thuộc Hội thành lập theo Điều lệ và quy định của pháp luật.

Chương V

TÀI CHÍNH, TÀI SẢN CỦA HỘI

Điều 19. Tài sản của Hội

1. Tài sản của Hội gồm: Tài sản do Nhà nước hỗ trợ, tài sản tự có ca Hội, tài sản thuê dài hạn. Toàn bộ tài sản phải được thhiện đy đủ trong ssách kế toán của Hội.

2. Văn phòng Hội có trách nhiệm qun lý, bo vệ và sử dụng tài sản đúng mục đích và hiệu quả.

3. Nếu tài sn bị hư hỏng, không thsửa cha đtiếp tục sử dụng được thì Văn phòng Hội làm thủ tục thanh lý trình Chủ tịch Hội quyết định.

Điều 20. Tài chính của Hội

1. Nguồn thu tài chính của Hội gm:

a) Kinh phí do ngân sách nhà nước tài trợ hàng năm;

b) Hội phí của hội viên (Ban Chấp hành Trung ương Hội quy định hàng năm);

c) Thu từ hoạt động xây dựng quỹ hội theo quy định của pháp luật;

d) ng hộ của hội viên, các ngành, các cấp, các nhà ho tâm, các tổ chức phi chính phphù hợp với quy định của pháp luật;

d) Thu từ các chương trình, công trình khoa học, bồi dưỡng chuyên môn nâng cao tay nghề đông y;

e) Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Kinh phí thu được từ các nguồn trên không được chia cho hội viên.

2. Nguồn chi của Hội gm:

a) Chi cho các hoạt động ca Hội;

b) Chi trả lương cho cán bộ, nhân viên chuyên trách;

c) Chi v nhà ca, điện nước, mua sm phương tiện làm việc;

d) Chi nghiên cu khoa học, đầu tư phát trin Hội;

đ) Chi khen thưởng và các khoản chi hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 21. Quản lý tài chính, kế toán

1. Tài chính, kế toán của Hội được qun lý theo Qui chế tài chính, kế toán của Hội, phù hợp luật pháp tài chính, kế toán của Nhà nước.

2. Báo cáo về tài chính hàng năm của Hội phi được kim toán và báo cáo trong hội nghị Ban Chp hành, trong Đại hội của Hội và công khai theo theo qui chế của Hội.

Chương VI

KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

Điều 22. Khen thưởng

1. Cờ thi đua của Hội xét tặng hàng năm cho các đơn vị có thành tích xuất sắc toàn diện.

2. Bằng khen Hội tặng cho các đơn vị và cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hàng năm và những đơn vị, cá nhân có thành tích đột xuất.

3. Nhng đơn vị, cá nhân có thành tích xut sc liên tục nhiều năm thì được đề nghị Nhà nước khen thưởng theo Luật thi đua khen thưng.

4. Kniệm chương vì sự nghiệp đông y tặng thưởng cho cán bộ, hội viên đã có nhiều thành tích xuất sắc xây dựng Hội và xây dựng nền đông y Việt Nam, cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thcác cấp đã có công lao đóng góp xây dựng Hội. Việc tặng thưng Kỷ niệm chương theo qui chế thi đua khen thưng đã được Ban Chấp hành Trung ương Hội ban hành và theo quy định của pháp luật.

Điều 23. Kỷ luật

1. Những đơn vị, hội viên nào có hành động sai trái với Điều lệ Hội, vi phạm pháp luật, làm tổn hại đến thanh danh của Hội. Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà bị khiển trách, cnh cáo, cách chức, khai trừ ra khi Hội.

2. Nếu tổ chức hội hoạt động vi phạm chuyên môn, vi phạm pháp luật thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Ban Chp hành Trung ương Hội quy định cụ thnội dung, trình tự, thủ tục và hình thức kluật của Hội.

Chương VII

HIỆU LỰC CỦA ĐIỀU LỆ

Điều 24. Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ

Chcó Đại hội đại biểu toàn quốc ca Hội Đông y Việt Nam mới có quyền sa đi, bổ sung Điều lệ này.

Điều 25. Hiệu lực thi hành

1. Bn Điều l này có 7 Chương, 25 Điều đã được Đại hội đại biu toàn quốc lần thứ XII (nhiệm kỳ 2010-2015) của Hội Đông y Việt Nam thông qua ngày 15 tháng 12 năm 2010 tại thành phố Hà Nội và chính thức có hiệu lực thi hành theo quyết định phê duyệt của Bộ trưng Bộ Nội vụ. Bn Điều l này thay thế Bn Điều lệ (sa đổi) Hội Đông y Việt Nam đã được Đại hội ln thXI ngày 12 tháng 10 năm 2005 thông qua.

2. Căn cứ các quy định pháp luật vhội và Điều lệ Hội Đông y Việt Nam, Ban Chp hành Trung ương Hội Đông y Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện bn Điều lệ này./.

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 162/QĐ-BNV năm 2011 phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Đông y Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành

Số hiệu: 162/QĐ-BNV
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
Người ký: Nguyễn Tiến Dĩnh
Ngày ban hành: 21/02/2011
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [4]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 162/QĐ-BNV năm 2011 phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Đông y Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…