ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2023/QĐ-UBND |
Tiền Giang, ngày 28 tháng 7 năm 2023 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 10 tháng 8 năm 2023.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
THU
GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
(Kèm theo Quyết định số 14/2023/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Tiền Giang)
Quy định này quy định về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Tiền Giang theo quy định tại khoản 6 Điều 62 Luật Bảo vệ môi trường.
1. Các cơ sở y tế, bao gồm cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở y tế dự phòng, cơ sở đào tạo khối ngành sức khỏe, cơ sở nghiên cứu, xét nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định, thử nghiệm y, dược và có phát sinh chất thải y tế.
2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
1. Chất thải rắn y tế theo quy định này là chất thải phát sinh từ hoạt động của cơ sở y tế bao gồm chất thải rắn y tế nguy hại, chất thải rắn y tế thông thường và bùn thải.
2. Chất thải rắn y tế nguy hại bao gồm chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 4 Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
3. Chất thải rắn y tế thông thường (hay còn gọi là chất thải rắn thông thường) là chất thải theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
4. Thu gom chất thải rắn y tế là quá trình tập hợp chất thải y tế từ nơi phát sinh về khu vực lưu giữ chất thải y tế tạm thời hoặc về nơi xử lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế.
5. Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh tới nơi lưu giữ, xử lý, tiêu hủy.
Điều 4. Nguyên tắc chung về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế
1. Chất thải rắn y tế nguy hại phải được phân loại, thu gom riêng biệt với chất thải rắn y tế thông thường và chất thải rắn sinh hoạt trước khi đưa vào khu vực lưu giữ tại cơ sở phát sinh theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải y tế.
2. Không được tái chế chất thải rắn y tế nguy hại để sản xuất các đồ dùng, bao bì sử dụng trong lĩnh vực thực phẩm.
3. Việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Trường hợp chất thải rắn y tế thông thường lẫn vào chất thải rắn y tế nguy hại thì phải quản lý như đối với chất thải rắn y tế nguy hại.
4. Chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh từ các cơ sở y tế trên địa bàn được xử lý tại cơ sở có chức năng xử lý hoặc được tập trung xử lý tại các cụm theo Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này, hạn chế việc xử lý phân tán tại các cơ sở y tế.
Điều 5. Thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế thông thường
1. Quản lý chất thải rắn y tế thông thường:
a) Chất thải rắn y tế thông thường phải được phân loại theo quy định tại khoản 1 Điều 81 Luật Bảo vệ môi trường.
b) Chất thải rắn y tế thông thường được quản lý như đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
c) Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt thường ngày của nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh, học viên, khách đến làm việc và các chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế (trừ chất thải sinh hoạt phát sinh từ khu vực cách ly, điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm) thực hiện theo quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
2. Vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế thông thường:
a) Chất thải rắn y tế thông thường phải được chứa đựng trong các thiết bị, dụng cụ bảo đảm không rơi vãi, rò rỉ, phát tán ra môi trường trong quá trình vận chuyển, trừ trường hợp chất thải đặc thù có khối lượng lớn phải chứa, đựng trực tiếp bằng các thiết bị, thùng chứa của phương tiện vận chuyển;
b) Chất thải được vận chuyển theo loại sau khi đã được phân loại theo quy định;
c) Việc xử lý chất thải rắn y tế thông thường được thực hiện theo quy định tại Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường.
Điều 6. Thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế nguy hại
1. Việc thu gom chất thải lây nhiễm, chất thải nguy hại không lây nhiễm được thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 7 Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Phương thức vận chuyển chất thải y tế nguy hại:
a) Đối với các cơ sở xử lý tại chỗ: Thực hiện vận chuyển chất thải rắn y tế nguy hại từ các khu vực phát sinh về khu vực lưu giữ chất thải rắn y tế của đơn vị để xử lý phải tuân thủ nguyên tắc chung về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế tại khoản 3 Điều 4 của Quy định này.
b) Đối với cơ sở không đủ điều kiện xử lý tại chỗ và cơ sở xử lý theo mô hình cụm: phải hợp đồng với đơn vị có giấy phép xử lý chất thải nguy hại hoặc các đơn vị khác có chức năng xử lý chất thải y tế nguy hại phù hợp với loại chất thải cần xử lý và phù hợp quy định pháp luật để thực hiện vận chuyển đến nơi xử lý. Trường hợp cơ sở y tế tự vận chuyển chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh tại cơ sở đến nơi xử lý thì các phương tiện, thiết bị vận chuyển phải đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 37 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
c) Việc bàn giao chất thải rắn y tế nguy hại giữa chủ nguồn thải và cơ sở xử lý phải được ghi vào sổ giao, nhận chất thải y tế nguy hại theo quy định tại Phụ lục số VI ban hành kèm theo Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
3. Phương thức xử lý chất thải rắn y tế nguy hại:
a) Cơ sở y tế có công trình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này tự xử lý chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh tại đơn vị và xử lý chất thải rắn y tế nguy hại cho các cơ sở y tế lân cận theo mô hình cụm.
b) Các cơ sở y tế không thuộc danh mục các cơ sở y tế theo mô hình cụm và đã được đầu tư công trình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đảm bảo theo quy định để tự xử lý chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh trong khuôn viên cơ sở được phép xử lý chất thải y tế nguy hại tại cơ sở mình nhưng phải đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 70 Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ; trường hợp công trình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại của các cơ sở không đảm bảo hoặc có sự cố, phát sinh chất thải gây quá tải thì hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại để xử lý theo quy định.
c) Các cơ sở y tế không thuộc danh mục các cơ sở y tế theo mô hình cụm và không được đầu tư công trình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đảm bảo theo quy định hoặc cơ sở y tế xử lý chất thải rắn y tế nguy hại theo mô hình cụm nhưng muốn xử lý chất thải y tế nguy hại với đơn vị khác phải ký hợp đồng để chuyển giao chất thải rắn y tế nguy hại cho cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại đảm bảo điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 70 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ.
4. Phương tiện, thiết bị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định.
Điều 7. Trách nhiệm các Sở ngành
1. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung Quy định này khi có sự thay đổi các quy định của pháp luật hoặc thực tế công tác quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh.
b) Phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh theo quy định.
c) Kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường và việc thực hiện các quy định về quản lý chất thải y tế theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Quy định này.
d) Phối hợp với Sở Y tế tổ chức tập huấn, hướng dẫn các cơ sở y tế trên địa bàn thực hiện việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế theo đúng quy định tại Điều 42 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Quy định này.
2. Sở Y tế:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện Quy định này; tổ chức tập huấn, hướng dẫn các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh thực hiện việc phân loại, thu gom, lưu giữ chất thải rắn y tế theo đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Quy định này.
b) Kịp thời thông tin cho Sở Tài nguyên và Môi trường về các thay đổi trong thực tế công tác quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định điều chỉnh, bổ sung nội dung Quy định này (nếu có).
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bố trí kinh phí để đầu tư, nâng cấp, vận hành công trình, thiết bị, hệ thống xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh.
d) Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
Thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn theo quy định. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn thường xuyên kiểm tra xử lý, giải quyết công tác quản lý chất thải rắn y tế tại các cơ sở y tế trên địa bàn.
4. Trách nhiệm của các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh:
a) Thực hiện quản lý chất thải rắn y tế theo đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên, Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Quy định này;
b) Phân công lãnh đạo cơ sở y tế phụ trách về công tác quản lý chất thải rắn y tế; bố trí cán bộ chuyên trách về công tác quản lý chất thải rắn y tế; giao nhiệm vụ cho bộ phận phụ trách về công tác quản lý chất thải rắn y tế, bố trí người của cơ sở y tế hoặc lựa chọn đơn vị có đủ năng lực theo quy định để thực hiện vận hành công trình, thiết bị, hệ thống xử lý chất thải rắn y tế phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ;
c) Xây dựng kế hoạch quản lý chất thải rắn y tế hoặc tích hợp trong kế hoạch hoạt động chung hằng năm của cơ sở y tế; lập dự toán hoặc bố trí kinh phí để tổ chức thực hiện việc quản lý chất thải rắn y tế theo quy định;
d) Thực hiện việc xác định các loại chất thải phát sinh từ hoạt động của cơ sở y tế để áp dụng biện pháp quản lý phù hợp theo quy định của Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế;
đ) Thực hiện yêu cầu về kế hoạch, biện pháp, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải theo quy định của pháp luật (trong đó bao gồm cả phương án xử lý trong trường hợp lượng chất thải rắn y tế gia tăng bất thường do dịch bệnh hoặc lý do bất khả kháng);
e) Tổ chức tập huấn, truyền thông, phổ biến cho viên chức, người lao động và các đối tượng có liên quan các quy định về quản lý chất thải rắn y tế tại đơn vị, cơ sở y tế của mình;
g) Bố trí đủ kinh phí, nhân lực hoặc lựa chọn đơn vị có đủ năng lực theo quy định để thực hiện việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế;
h) Báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
1. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì theo dõi việc triển khai quy định này, định kỳ tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Các sở, ban, ngành liên quan; Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy định này, tổng hợp kết quả quản lý chất thải rắn y tế trong báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm gửi Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo.
Trong quá trình tổ chức thực hiện có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
CỤM XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN
GIANG
(Kèm theo Quyết định số 14/2023/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2023 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)
TT |
Tên cơ sở |
Địa chỉ |
Công suất công trình xử lý chất thải rắn y tế lây nhiễm |
Phạm vi xử lý |
|
Lò đốt (kg/mẻ) |
Lò hấp (kg/mẻ) |
||||
1. |
Trung tâm Y tế huyện Cái Bè |
Quốc lộ 1, ấp An Thuận, xã An Cư, huyện Cái Bè |
- |
30 |
Thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại phát sinh tại đơn vị và các cơ sở y tế trên địa bàn huyện Cái Bè |
2. |
Trung tâm Y tế huyện Cai Lậy (Bệnh viện Đa khoa Mỹ Phước Tây) |
ấp 6, xã Phú Cường, huyện Cai Lậy |
90 |
- |
Thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại phát sinh tại đơn vị và các cơ sở y tế trên địa bàn huyện Cai Lậy, Cái Bè, Tân Phước, Châu Thành, thành phố Mỹ Tho |
3. |
Bệnh viện Đa khoa khu vực Cai Lậy |
Quốc lộ 1, phường 4, thị xã Cai Lậy |
30 |
90 |
Thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại phát sinh tại đơn vị và các cơ sở y tế trên địa bàn thị xã Cai Lậy, huyện Cai Lậy, Cái Bè |
4. |
Trung tâm Y tế huyện Tân Phước |
Thị trấn Mỹ Phước, huyện Tân Phước |
- |
30 |
Thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại phát sinh tại đơn vị và các cơ sở y tế trên địa bàn huyện Tân Phước |
5. |
Trung tâm Y tế huyện Châu Thành |
Thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành |
- |
30 |
Thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại phát sinh tại đơn vị và các cơ sở y tế trên địa bàn huyện Châu Thành |
6. |
Bệnh viện Lao và bệnh phổi Tiền Giang |
ấp Long Mỹ, xã Phước Thạnh, Mỹ Tho |
- |
70 |
Thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại phát sinh tại đơn vị và các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Mỹ Tho |
7. |
Bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang |
Xã Phước Thạnh, thành phố Mỹ Tho |
- |
70 |
Thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại phát sinh tại đơn vị và các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Mỹ Tho, huyện Châu Thành, Chợ Gạo |
8. |
Trung tâm Y tế huyện Chợ Gạo |
Xã Long Bình Điền, huyện Chợ Gạo |
- |
30 |
Thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại phát sinh tại đơn vị và các cơ sở y tế trên địa bàn huyện Chợ Gạo |
9. |
Trung tâm Y tế huyện Tân Phú Đông |
Xã Phú Thạnh, huyện Tân Phú Đông |
- |
30 |
Thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại phát sinh đơn vị và các cơ sở y tế trên địa bàn huyện Tân Phú Đông |
10. |
Trung tâm Y tế huyện Gò Công Tây |
Thị trấn Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây |
- |
30 |
Thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại phát sinh tại đơn vị và các cơ sở y tế trên địa bàn huyện Gò Công Tây |
11. |
Trung tâm Y tế huyện Gò Công Đông (Cơ sở 2) |
ấp 1, xã Tân Tây, huyện Gò Công Đông |
- |
30 |
Thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại phát sinh tại đơn vị và các cơ sở y tế trên địa bàn huyện Gò Công Đông |
12. |
Bệnh viện Đa khoa khu vực Gò Công |
Đường tỉnh 862, phường 5, thị xã Gò Công |
30 |
60 |
Thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại phát sinh tại đơn vị và các cơ sở y tế trên địa bàn thị xã Gò Công; huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông, Chợ Gạo. |
Quyết định 14/2023/QĐ-UBND về Quy định thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Số hiệu: | 14/2023/QĐ-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Tiền Giang |
Người ký: | Phạm Văn Trọng |
Ngày ban hành: | 28/07/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 14/2023/QĐ-UBND về Quy định thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Chưa có Video