BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 127/QĐ-BYT |
Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2019 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH “HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN GIÁM SÁT QUỐC GIA VỀ KHÁNG KHÁNG SINH”
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn thực hiện giám sát quốc gia về kháng kháng sinh”.
Điều 2. “Hướng dẫn thực hiện giám sát quốc gia về kháng kháng sinh” được áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong Mạng lưới giám sát kháng thuốc và khuyến khích áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh thanh tra Bộ, Tổng Cục trưởng, Cục trưởng và Vụ trưởng các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Giám đốc các Bệnh viện, Viện trực thuộc Bộ Y tế, Thủ trưởng Y tế các ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. BỘ
TRƯỞNG |
THỰC
HIỆN GIÁM SÁT QUỐC GIA VỀ KHÁNG KHÁNG SINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 127/QĐ-BYT ngày 15 tháng 01 năm 2019 của Bộ
trưởng Bộ Y tế)
MỤC LỤC
GIỚI THIỆU
Tổng quan
Khung chính sách
Mục tiêu giám sát
Lộ trình
Đơn vị giám sát kháng thuốc
CHƯƠNG 1. PHƯƠNG PHÁP GIÁM SÁT
1. Quần thể
2. Phương pháp vi khuẩn học và kháng sinh đồ (AST)
3. Nhập dữ liệu vào WHONET
4. Dữ liệu phải báo cáo cho VNASS
5. Loại bỏ các dữ liệu trùng lặp
6. Gửi dữ liệu đến Đơn vị AMR
CHƯƠNG 2: CÁC TÁC NHÂN ƯU TIÊN, BỆNH PHẨM VÀ AST ĐỂ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
Tác nhân gây bệnh và bệnh phẩm lâm sàng
CHƯƠNG 3: CÁC TIÊU CHUẨN TRONG GIÁM SÁT VÀ BÁO CÁO
1. Các phòng xét nghiệm Vi sinh
2. Đơn vị AMR
1. Chất lượng và tính đầy đủ của dữ liệu:
2. Chỉ số chất lượng phòng xét nghiệm:
PHỤ LỤC A1
DANH MỤC KHÁNG SINH THỬ NGHIỆM TỐI THIỂU
CHO CÁC TÁC NHÂN GÂY BỆNH ƯU TIÊN
PHỤ LỤC B:
BÁO CÁO VỀ QUẦN THỂ VÀ THU THẬP DỮ LIỆU NUÔI CẤY HÀNG THÁNG
PHỤ LỤC C:
HƯỚNG DẪN CÁCH TẢI MỘT TỆP TIN WHONET
LÊN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ AMR: kks.kcb.vn
1. Giới thiệu
2. Đăng nhập
3. Bảng hiển thị
4. Nhập và gửi báo cáo
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AMR |
Antimicrobial resistance Kháng kháng kháng sinh |
AST |
Antimicrobial susceptibility testing Kháng sinh đồ |
ATCC |
American Type Culture Collection Các chủng chuẩn |
CLSI |
Clinical & Laboratory Standards Institute Viện Tiêu chuẩn Lâm sàng và Xét nghiệm |
EQA |
External quality assurance Ngoại kiểm |
GLASS |
Global Antimicrobial Resistance Surveillance System Hệ thống giám sát kháng thuốc toàn cầu |
IPC |
Infection Prevention and Control Kiểm soát nhiễm khuẩn |
MOH |
Ministry of Health Bộ Y tế |
NCC |
National coordinating center Trung tâm Điều phối quốc gia |
QC |
Quality control Kiểm soát chất lượng |
VAMS |
Viet Nam Administration for Medical Services Cục Quản lý Khám, chữa bệnh |
VNASS |
Viet Nam Antimicrobial Resistance Surveillance System Hệ thống giám sát kháng kháng sinh Việt Nam |
WHO |
World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới |
Tổng quan
Kháng kháng sinh đang là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu. Kháng sinh là một trong những phương pháp điều trị bệnh quan trọng trong nền y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các nhiễm trùng đe dọa tính mạng con người và giúp phòng ngừa các biến chứng nhiễm trùng từ các can thiệp y tế và phẫu thuật thông thường. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các vi khuẩn kháng kháng sinh đã gây nên mối đe dọa tính mạng người bệnh do các vi khuẩn gia tăng đề kháng đối với nhiều loại kháng sinh và trong một số trường hợp kháng với tất cả các kháng sinh hiện có.
Trong thời đại đi lại toàn cầu, nhiều dạng đề kháng có thể lây lan dễ dàng từ khu vực này sang khu vực khác, và khi xuất hiện đề kháng ở bất cứ một nơi nào cũng là mối đe dọa đề kháng trên toàn cầu. Cộng đồng y tế toàn cầu đã thừa nhận tính cấp bách của cuộc khủng hoảng về kháng kháng sinh, và năm 2015, Hội đồng Y tế Thế giới đã thông qua Kế hoạch hành động toàn cầu về phòng chống kháng kháng sinh.
Việt Nam tham gia vào mạng lưới phòng chống kháng kháng sinh trên toàn cầu nhằm hiểu rõ và hạn chế mối đe dọa của kháng kháng sinh. Ở Việt Nam, mỗi năm số trường hợp nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh là khá lớn (tuy chưa có con số thống kê cụ thể), trong số đó có nhiều trường hợp do nhiễm tại các cơ sở y tế. Điều này dẫn tới các nguy cơ không thể chấp nhận về an toàn người bệnh cũng như đã tạo ra gánh nặng đáng kể cho hệ thống y tế của Việt Nam.
Tuy nhiên, mức độ kháng kháng sinh thâm nhập và lây lan ở Việt Nam vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Việt Nam đã cam kết triển khai thực hiện một Hệ thống giám sát kháng kháng sinh chuẩn hóa để hiểu rõ hơn về mối đe dọa kháng kháng sinh và tăng cường các nỗ lực để giảm thiểu mối đe dọa này.
Khung chính sách
Kế hoạch hành động quốc gia năm 2013 về Phòng, chống kháng thuốc giai đoạn 2013 - 2020 đã nêu ra cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc tăng cường giám sát quốc gia đối với các vi sinh vật kháng thuốc, trong đó có cam kết Kế nâng cao nhận thức trong cộng đồng và ngành y tế về nguy cơ kháng kháng sinh không được kiểm soát ở Việt Nam. Kế hoạch hành động đã nêu ra giải pháp đa phương thức bao gồm đảm bảo cung cấp đủ thuốc có chất lượng, đẩy mạnh sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý trong y học, tăng cường các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn cũng như sử dụng kháng sinh an toàn hợp lý cho gia súc, gia cầm và trong nuôi trồng thủy sản. Năm 2013, Dự án kháng thuốc VINARES hợp tác giữa Đơn vị nghiên cứu lâm sàng của Đại học Oxford (Oxford University Clinical Research Unit - OUCRU) và 16 phòng xét nghiệm trên cả nước đã triển khai nhằm giải quyết các vấn đề về kháng kháng sinh trong lĩnh vực y tế và bước đầu thiết lập mạng lưới giám sát kháng kháng sinh.
Ngày 17 tháng 10 năm 2016, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 6211/QĐ-BYT về việc thiết lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới giám sát vi khuẩn kháng thuốc tại các cơ sở khám, chữa bệnh. Quyết định này là nền tảng trong thiết lập hệ thống giám sát vi khuẩn kháng thuốc trong các cơ sở y tế, bao gồm 16 phòng xét nghiệm trọng điểm trong mạng lưới giám sát kháng kháng sinh trong giai đoạn triển khai ban đầu (Bảng 1). Quyết định 6211/QĐ-BYT nêu lên vai trò, trách nhiệm của hệ thống giám sát.
Bảng 1. Các cơ sở giám sát trọng điểm trong giai đoạn triển khai ban đầu
Tên bệnh viện |
Tỉnh/Thành phố |
Khu vực |
1. Bệnh viện Bạch Mai |
Hà Nội |
Miền Bắc |
2. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương |
Hà Nội |
Miền Bắc |
3. Bệnh viện Nhi Trung ương |
Hà Nội |
Miền Bắc |
4. Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức |
Hà Nội |
Miền Bắc |
5. Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn |
Hà Nội |
Miền Bắc |
6. Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp |
Hải Phòng |
Miền Bắc |
7. Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển, Uông Bí |
Quảng Ninh |
Miền Bắc |
8. Bệnh viện Trung ương Huế |
Huế |
Miền Trung |
9. Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng |
Đà Nẵng |
Miền Trung |
10. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định |
Bình Định |
Miền Trung |
11. Bệnh viện đa khoa tỉnh ĐakLak |
Đắk Lắk |
Miền Trung |
12. Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa |
Khánh Hòa |
Miền Trung |
13. Bệnh viện Chợ Rẫy |
Hồ Chí Minh |
Miền Nam |
14. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh |
Hồ Chí Minh |
Miền Nam |
15. Bệnh viện Nhi Đồng 1 |
Hồ Chí Minh |
Miền Nam |
16. Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ |
Cần Thơ |
Miền Nam |
Mục tiêu giám sát
Mục tiêu thiết lập Hệ thống giám sát quốc gia về kháng kháng sinh (Viet Nam Antimicrobial Resistance Surveillance System - viết tắt là VNASS) là thực hiện việc thu thập, phân tích và chia sẻ dữ liệu đã được chuẩn hóa nhằm đưa ra các khuyến cáo hành động ở cấp địa phương, quốc gia, và toàn cầu để giảm thiểu tình trạng kháng kháng sinh. Mục tiêu cụ thể của Hệ thống giám sát bao gồm:
• Xác định đặc điểm tác nhân gây bệnh tại các bệnh viện.
• Theo dõi thay đổi về mô hình đề kháng theo thời gian và phát hiện các tác nhân gây bệnh kháng kháng sinh mới nổi.
• Nâng cao năng lực của các phòng xét nghiệm vi sinh về thực hiện xét nghiệm định danh và kháng sinh đồ chuẩn thức để phát hiện các tác nhân gây bệnh.
• Cung cấp thông tin về chính sách kiểm soát nhiễm khuẩn quốc gia.
• Thực hiện các hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn theo mục tiêu tại các bệnh viện dựa trên dữ liệu kháng kháng sinh của địa phương.
• Phân tích và chia sẻ dữ liệu kháng kháng sinh ở cấp độ quốc gia và toàn cầu bằng báo cáo cho GLASS - Mạng lưới báo cáo kháng kháng sinh toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Để triển khai hệ thống giám sát quốc gia về kháng kháng sinh đạt các mục tiêu đề ra, Bộ Y tế xây dựng tài liệu Hướng dẫn thực hiện giám sát kháng kháng sinh. Tài liệu này nêu ra giải pháp về thực hiện sớm giám sát kháng kháng sinh chuẩn hóa ở Việt Nam, bao gồm phương pháp giám sát; vai trò và trách nhiệm tại cấp cơ sở, khu vực và quốc gia; và các yêu cầu về thu thập, quản lý và báo cáo dữ liệu. Đối tượng sử dụng tài liệu này là 16 phòng xét nghiệm trọng điểm, là những đơn vị của Hệ thống giám sát kháng kháng sinh trong giai đoạn triển khai ban đầu.
Lộ trình
Hệ thống giám sát kháng kháng sinh được thành lập với sự tham gia của 16 phòng xét nghiệm từ Dự án VINARES. Mỗi phòng xét nghiệm đã được đánh giá sơ bộ về năng lực xét nghiệm vi sinh, bao gồm các quy trình vi sinh, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và hệ thống thông tin. Một số khóa tập huấn và đào tạo tại cơ sở và khu vực đã được triển khai và sẽ tiếp tục được tổ chức để khắc phục các tồn tại đã được xác định trong đánh giá này, với ưu tiên trọng điểm là nâng cao năng lực xét nghiệm về định danh vi khuẩn, kháng sinh đồ và thực hiện nội kiểm cho các phòng xét nghiệm vi sinh.
16 Cơ sở trọng điểm đã ứng dụng phần mềm quản lý dữ liệu vi sinh- WHONET thông qua Dự án VINARES. Đây là một phần mềm đa ngôn ngữ miễn phí được xây dựng bởi Trung tâm Hợp tác về giám sát kháng kháng sinh của Tổ chức Y tế thế giới và được sử dụng làm nền tảng giám sát cho VNASS. Các phòng xét nghiệm sẽ nhận được các phản hồi, phân tích sơ bộ dữ liệu giám sát, hỗ trợ kỹ thuật để kết nối WHONET vào luồng dữ liệu thường quy của phòng xét nghiệm, chuẩn hóa báo cáo và cải thiện chất lượng dữ liệu trong các năm đầu thực hiện. Khi dữ liệu chuẩn hóa được báo cáo cho VNASS một cách nhất quán, các kết quả giám sát sẽ được chia sẻ đến cấp độ quốc gia và tới GLASS hàng năm. Các bên liên quan cũng sẽ họp định kỳ để đánh giá quá trình và trao đổi ý tưởng về các định hướng tương lai cho Hệ thống giám sát.
Đơn vị giám sát kháng thuốc
Đơn vị giám sát kháng thuốc (viết tắt là Đơn vị AMR) tại Cục Quản lý Khám, chữa bệnh sẽ là trung tâm điều phối quốc gia của VNASS. Đơn vị AMR gồm các chuyên viên về bệnh truyền nhiễm, dịch tễ học, vi sinh và công nghệ thông tin, chịu trách nhiệm:
- Xây dựng các phương pháp giám sát và các yêu cầu báo cáo giám sát kháng kháng sinh.
- Xác nhận việc tuân thủ các chương trình nội kiểm và ngoại kiểm xem xét kết quả ngoại kiểm của các phòng xét nghiệm trong hệ thống giám sát.
- Tiếp nhận và quản lý dữ liệu giám sát từ tất cả các phòng xét nghiệm của mạng lưới
- Phản hồi các yêu cầu của phòng xét nghiệm.
- Đơn vị AMR sẽ đáp ứng các nhu cầu đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật cho các phòng xét nghiệm trong Hệ thống. Đơn vị AMR sẽ phối hợp với các chuyên gia vi sinh trong nước, quốc tế, hoặc nhóm kỹ thuật về AMR quốc gia để xây dựng các chính sách, quyết định, hướng dẫn về giám sát kháng kháng sinh.
CHƯƠNG 1. PHƯƠNG PHÁP GIÁM SÁT
1. Quần thể
Quần thể bệnh nhân của 16 điểm giám sát trọng điểm bao gồm tất cả các bệnh nhân các nhóm tuổi trên khắp các khu vực Bắc, Trung, Nam trong cả nước. Các phòng xét nghiệm trong Hệ thống giám sát sẽ được yêu cầu cung cấp toàn bộ dữ liệu bệnh nhân tại cơ sở hàng năm. Thông tin này sẽ được báo cáo thông qua trang thông tin điện tử AMR mỗi năm một lần (chi tiết trong Phụ lục B: Báo cáo về quần thể và dữ liệu thu thập về nuôi cấy hàng tháng).
2. Phương pháp vi khuẩn học và kháng sinh đồ (AST)
Phân lập, định danh và AST phải được thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc tế được nêu trong tài liệu M100 của Viện Tiêu chuẩn Lâm sàng và Phòng xét nghiệm (Clinical and Laboratory Standards Institute - CLSI) (tài liệu được cập nhật hàng năm).
Thử nghiệm kháng sinh đồ cho các tác nhân gây bệnh cần được tiến hành theo một trong các phương pháp sau:
- Phương pháp khoanh giấy khuếch tán Kirby Bauer: kết quả được báo cáo là đường kính vòng ức chế.
- Phương pháp kháng sinh đồ tự động (ví dụ: Vitek, Phoenix, Microscan): kết quả được báo cáo là giá trị nồng độ ức chế tối thiểu (Minimum Inhibitory Concentration - MIC).
- Khuếch tán theo gradient nồng độ: kết quả được báo cáo là giá trị MIC.
Kết quả kháng sinh đồ đối với các tác nhân ưu tiên giám sát phải được báo cáo dưới dạng đường kính vòng ức chế hoặc là giá trị MIC. Trong trường hợp phòng xét nghiệm không thể chuyển kết quả đường kính vòng ức chế và giá trị MIC sang định dạng tệp tin WHONET thì có thể báo cáo kết quả là Nhạy cảm (S), Trung gian (I) hoặc Đề kháng (R), đồng thời Đơn vị AMR tiếp tục phối hợp với Phòng xét nghiệm để tìm cách khắc phục và báo cáo dữ liệu dưới dạng đường kính vòng ức chế và MIC.
3. Nhập dữ liệu vào WHONET
Tất cả các kết quả nuôi cấy sẽ được lưu trong cơ sở dữ liệu sẵn có của các phòng xét nghiệm. Các kết quả này nhanh chóng được gửi tới khoa lâm sàng theo quy trình của từng bệnh viện. Để Đơn vị AMR thực hiện được phân tích dữ liệu, các dữ liệu nuôi cấy dương tính và âm tính cần được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của phòng xét nghiệm. Các phòng xét nghiệm sẽ có hai lựa chọn để gửi dữ liệu nuôi cấy dương tính và nuôi cấy âm tính đến VNASS:
a) Phương pháp ưu tiên thực hiện: Nhập tất cả các kết quả nuôi cấy dương tính và âm tính vào WHONET và gửi tệp tin đó đến cổng thông tin điện tử AMR của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (kks.kcb.vn).
HOẶC
b) Nhập tất cả các kết quả nuôi cấy dương tính vào WHONET và gửi file dữ liệu hàng tháng đến cổng đến cổng thông tin điện tử AMR của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (kks.kcb.vn). Đồng thời, hàng tháng báo cáo tổng số mẫu bệnh phẩm nuôi cấy dương tính và âm tính của phòng xét nghiệm đến cổng thông tin điện tử như hướng dẫn tại Phụ lục B - Báo cáo về quần thể và thu thập dữ liệu nuôi cấy hàng tháng.
Các phòng xét nghiệm có thể nhập dữ liệu vào WHONET bất kỳ thời gian nào trong tháng; tuy nhiên nên nhập hàng ngày để bảo đảm gửi dữ liệu kịp thời và đầy đủ.
4. Dữ liệu phải báo cáo cho VNASS
Các mã phòng xét nghiệm theo WHONET sau đây sẽ được sử dụng cho 16 phòng xét nghiệm trong Hệ thống giám sát AMR:
Bảng 2: Các mã phòng xét nghiệm theo WHONET
Đơn vị/Phòng xét nghiệm |
Mã phòng, XN |
Đơn vị/Phòng xét nghiệm |
Mã phòng XN |
Bệnh viện Bạch Mai |
BMA |
Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng |
DNG |
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương |
CLI |
Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định |
BID |
Bệnh viện Nhi Trung ương |
VCH |
Bệnh viện đa khoa tỉnh ĐakLak |
016 |
Bệnh viện Việt - Đức |
VD |
Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa |
KH |
Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn |
123 |
Bệnh viện Chợ Rẫy |
CRH |
BV Hữu nghị Việt Tiệp |
H06 |
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM |
HTD |
BV Việt Nam - Thụy Điển, Uông Bí |
UBI |
Bệnh viện Nhi Đồng 1 |
CH1 |
Bệnh viện Trung ương Huế |
HUE |
Bệnh viện đa khoa trung ương Cần Thơ |
WTH |
Các phòng xét nghiệm sẽ gửi tất cả các kết quả nuôi cấy vi khuẩn của các mẫu lấy từ các khoa lâm sàng. Các trường dữ liệu trong cấu hình phòng xét nghiệm chuẩn hóa theo WHONET được liệt kê trong Bảng 3. Thông tin trong mỗi trường dữ liệu cần được nhập và báo cáo đầy đủ cho mỗi phân lập cũng như trong toàn bộ file dữ liệu. Các trường dữ liệu bổ sung có thể được đưa thêm vào cấu hình phòng xét nghiệm WHONET tùy theo nhu cầu sử dụng của các phòng xét nghiệm.
Bảng 3: Các trường dữ liệu bắt buộc đối với cấu hình phòng xét nghiệm WHONET
Trường dữ liệu WHONET |
Định nghĩa |
Định dạng |
Institution Đơn vị |
Mã ID gồm ba ký tự cho bệnh viện nơi lấy bệnh phẩm |
Xem Bảng 2 |
Laboratory Phòng xét nghiệm |
Mã ID ba ký tự cho phòng xét nghiệm- nơi mẫu bệnh phẩm được làm xét nghiệm |
Xem Bảng 2 |
Patient_ID ID bệnh nhân |
Số hồ sơ bệnh án hoặc số nhận dạng duy nhất khác được gắn cho bệnh nhân trong quá trình đăng ký hoặc nhập viện. |
Số hoặc Chữ số |
Sex Giới tính |
Giới tính của bệnh nhân |
Nam, Nữ, hoặc Khác |
Date_Birth Ngày tháng năm sinh |
Ngày sinh của BN (bắt buộc đối với bệnh nhân ≤2 tuổi) |
DD/MM/YYYY |
Age Tuổi |
Tuổi của bệnh nhân, làm tròn xuống số nguyên gần nhất |
Tuổi (≥1 tuổi) Tháng (<1 tuổi, ≥1 tháng) Ngày (<1 tháng) |
Date_Admission Ngày vào viện |
Ngày bệnh nhân được nhập viện. |
DD/MM/YYYY |
Ward_Type Loại bệnh phòng |
Bệnh phòng nơi bệnh nhân nằm tại thời điểm lấy bệnh phẩm |
ICU (hồi sức tích cực), Nội trú không phải ICU, Ngoại trú. |
Department Khoa |
Tên khoa nơi bệnh nhân nằm tại thời điểm lấy bệnh phẩm |
Tùy từng đơn vị (ví dụ, khoa nhi, khoa tim mạch) |
Spec_Num Mã bệnh phẩm |
Mã duy nhất được gắn cho mỗi mẫu bệnh phẩm khi phòng xét nghiệm nhận mẫu |
Số hoặc Chữ số |
Spec_Date Ngày lấy bệnh phẩm |
Ngày bệnh nhân được lấy bệnh phẩm |
DD/MM/YYYY |
Spec_Type Loại bệnh phẩm |
Loại bệnh phẩm được lấy từ bệnh nhân |
VD: máu, nước tiểu, dịch hô hấp, dịch não tủy, dịch cơ thể vô trùng khác, phân, vết thương... |
Organism Tên tác nhân |
Gọi tên chi, và nếu có thể thì gọi đến tên loài tác nhân gây bệnh đã được phân lập. |
Định dạng chuẩn trong WHONET |
ASTa Kháng sinh đồa |
Kết quả kháng sinh đồ được thực hiện bằng phương pháp khoanh giấy, phương pháp tự động, hoặc khuếch tán gradient. |
Khuếch tán khoanh giấy: Đường kính vòng ức chế (mm) Kháng sinh đồ tự động: Giá trị MIC (µg/ml) Khuếch tán gradient: Giá trị MIC (µg/ml) |
a Lưu ý: trong trường hợp phòng xét nghiệm không thể cung cấp kết quả kháng sinh đồ dưới dạng đường kính vòng ức chế hay giá trị MIC thì có thể báo cáo kết quả kháng sinh đồ dưới dạng nhạy cảm (S), Trung gian (I) hoặc Đề kháng (R) đối với từng kháng sinh.
Đối với trường ngày/tháng/năm sinh: có thể nhập năm sinh nếu không có đủ thông tin ngày/tháng/năm sinh. Đối với trường ngày vào viện: khuyến khích nhưng không bắt buộc phải nhập và báo cáo thông tin này trong giai đoạn đầu triển khai thực hiện giám sát kháng kháng sinh.
5. Loại bỏ các dữ liệu trùng lặp
Sau khi Đơn vị AMR nhận được các tập tin WHONET, các số liệu trùng lặp của cùng một bệnh nhân sẽ được loại bỏ (lọc trùng). Việc lọc trùng dữ liệu sẽ được thực hiện cho mỗi giai đoạn giám sát và chỉ lấy kết quả đầu tiên để phân tích cho mỗi bệnh nhân theo loại mẫu bệnh phẩm và tác nhân gây bệnh được khảo sát. Nếu các kết quả nuôi cấy âm tính được nhập vào WHONET thì các mẫu nuôi cấy âm tính lặp lại cho cùng một loại mẫu bệnh phẩm của cùng một bệnh nhân cũng sẽ được lọc trùng.
Để đảm bảo có thể lọc trùng dữ liệu, các cơ sở phải bảo đảm rằng tất cả các kết quả nuôi cấy được gửi trong tệp tin WHONET tới Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và đảm bảo rằng mỗi kết quả được gán với một thông tin nhận dạng bệnh nhân duy nhất hoặc là số hoặc là chữ số (tên trường dữ liệu WHONET là: "Patient_ID"). Thông thường, đây là số hồ sơ bệnh án do bệnh viện chỉ định (gán) trong quá trình đăng ký bệnh nhân. Nếu bệnh viện không có một hệ thống chuẩn hóa để gán số hồ sơ bệnh án (hoặc mã duy nhất nhận dạng bệnh nhân cần thông tin cho Đơn vị AMR và khi gửi tệp tin phải sử dụng họ tên bệnh nhân đầy đủ cho đến khi tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề này).
6. Gửi dữ liệu đến Đơn vị AMR
a) Tần suất báo cáo
Các phòng xét nghiệm phải thực hiện thu thập và báo cáo dữ liệu đảm bảo chất lượng theo đúng thời hạn và yêu cầu báo cáo. Mỗi phòng xét nghiệm sẽ tổng hợp dữ liệu AMR (cả phương pháp khoanh giấy khuếch tán, tự động và E-test) của 1 tháng vào một tệp tin WHONET duy nhất và tải tệp tin này lên cổng thông tin điện tử bảo mật của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh: kks.kcb.vn. Thời hạn gửi báo cáo: trước ngày mùng 10 của tháng sau (ví dụ, dữ liệu từ ngày 01/01/2019 đến ngày 31/01/2019 sẽ được báo cáo lên cổng thông tin kks.kcb.vn trước ngày 10/2/2019).
b) Định dạng tệp tin
Dữ liệu phải được gửi trong một tệp tin WHONET duy nhất, trong đó bao gồm cả kết quả AST theo phương pháp khoanh giấy khuếch tán và MIC. Hướng dẫn tạo một tệp tin WHONET tại Phụ lục C - Hướng dẫn cách tải một tệp tin WHONET lên cổng thông tin điện tử AMR: kks.kcb.vn. Mỗi tệp tin phải được đặt tên theo định dạng được chuẩn hóa bao gồm mã phòng xét nghiệm gồm ba ký tự, tháng (MM) và năm (YYYY). Ví dụ, dữ liệu tháng 1 năm 2018 của Bệnh viện Bạch Mai sẽ được đặt tên là BMH_012018. Đơn vị AMR phối hợp với các đối tác quốc tế và các chuyên gia vi sinh trong nước hỗ trợ kỹ thuật cho các phòng xét nghiệm chỉnh sửa cấu hình WHONET nhằm đạt được các tiêu chuẩn tối thiểu về báo cáo, tích hợp WHONET vào luồng dữ liệu phòng xét nghiệm và tổng hợp các tệp tin dữ liệu hàng tháng để gửi tới Đơn vị AMR.
c) Gửi đến cổng thông tin điện tử bảo mật: Hướng dẫn cách tải tệp tin dữ liệu đến cổng thông tin điện tử bảo mật AMR theo Phụ lục C.
CHƯƠNG 2: CÁC TÁC NHÂN ƯU TIÊN, BỆNH PHẨM VÀ AST ĐỂ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
Tác nhân gây bệnh và bệnh phẩm lâm sàng
Các phòng xét nghiệm sẽ gửi tất cả các kết quả nuôi cấy vi khuẩn của các mẫu bệnh phẩm thường quy được xét nghiệm theo yêu cầu của lâm sàng. Các dữ liệu sẽ được sử dụng ưu tiên cho mục đích phân tích và giám sát chất lượng, như được mô tả tại Bảng 4. Để đảm bảo chuẩn hóa và chất lượng của dữ liệu vi sinh được báo cáo cho Cục Quản lý Khám, chữa bệnh các yêu cầu tối thiểu về xét nghiệm AST và báo cáo đối với các vi khuẩn ưu tiên được mô tả trong Phụ lục A1, A2 và được dựa trên các hướng dẫn trong tài liệu CLSI M100:
Bảng 4: Các tác nhân gây bệnh và các mẫu bệnh phẩm ưu tiên giám sát
Bệnh phẩm |
Vi khuẩn ưu tiên giám sát |
Máu |
E. coli K. pneumonia A. baumannii S. aureus S. pneumonia Salmonella spp. |
Nước tiểu |
E. coli K. pneumoniae |
Phân |
Salmonella spp. Shigella spp |
Dịch niệu đạo và âm đạo |
N. gonorrhoeae |
Bệnh phẩm từ các vị trí vô trùng khác của cơ thể Dịch não tủy Dịch khớp Dịch khớp háng Dịch màng phổi Dịch màng ngoài tim Hoạt dịch Dịch màng bụng Mủ từ ổ áp xe Hạch bạch huyết |
Acinetobacter spp. Escherichia coli Enterococcus spp. Klebsiella spp. Pseudomonas spp. Staphylococcus aureus Streptococcus pneumoniae |
CHƯƠNG 3: CÁC TIÊU CHUẨN TRONG GIÁM SÁT VÀ BÁO CÁO
1. Các phòng xét nghiệm Vi sinh
a) Năng lực kỹ thuật
• Có đủ năng lực thực hiện việc lấy bệnh phẩm, nuôi cấy, định danh vi khuẩn và xét nghiệm kháng sinh đồ theo tiêu chuẩn của CLSI.
• Sẵn sàng tham gia đánh giá phòng xét nghiệm để nâng cao năng lực xét nghiệm và giám sát kháng kháng sinh.
b) Mua sắm vật tư phòng xét nghiệm và bảo trì thiết bị
• Đảm bảo quản lý lưu trữ thích hợp đối với tất cả các thuốc thử, sinh phẩm và vật tư cần thiết để đảm bảo các xét nghiệm nuôi cấy, định danh và kháng sinh đồ có thể được thực hiện vào mọi thời điểm.
• Tuân thủ và duy trì hồ sơ bảo trì và sửa chữa hoặc thay thế thiết bị một cách phù hợp khi cần thiết.
• Có kế hoạch dự phòng để dịch vụ xét nghiệm không bị gián đoạn do thiếu vật tư hoặc khi hỏng thiết bị. Nếu phòng xét nghiệm, tạm thời hoặc dài hạn không thể duy trì vật tư và thiết bị phù hợp để khắc phục việc gián đoạn dịch vụ xét nghiệm, cần thông báo cho Đơn vị AMR càng sớm càng tốt.
c) Thực hiện nội kiểm
• Thực hiện kiểm soát chất lượng (QC) đối với các loại môi trường, thuốc thử và kháng sinh với tần suất phù hợp theo tiêu chuẩn quốc tế do CLSI công bố hoặc tương đương và sử dụng các chủng tham chiếu tiêu chuẩn, chẳng hạn như ATCC (Đơn vị AMR sẽ hỗ trợ chủng tối thiểu 18 chủng chuẩn ATCC kèm theo hồ sơ chủng cho 16 phòng xét nghiệm thực hiện QC kháng sinh đồ).
• Ghi lại các kết quả QC và các biện pháp khắc phục đã được thực hiện; lưu trữ hồ sơ đầy đủ.
d) Ngoại kiểm
• Tham gia vào chương trình EQA hàng tháng để giám sát độ chính xác và độ tin cậy của các xét nghiệm định danh và kết quả kháng sinh đồ [trong giai đoạn triển khai ban đầu là tham gia vào chương trình ngoại kiểm UK-NEQAS (United Kingdom National External Quality Assessment Service - NEQAS)
• Tham gia vào công tác rà soát, đánh giá kết quả ngoại kiểm và thực hiện điều chỉnh khi kết quả ngoại kiểm không đạt với sự hỗ trợ của OUCRU, các chuyên gia vi sinh của Việt Nam và các đối tác quốc tế nếu cần.
đ) Lưu trữ và gửi một số chủng phân lập đặc biệt
• Các phòng xét nghiệm sẽ lưu trữ và gửi một số chủng phân lập đặc biệt về phương diện dịch tễ học hoặc vi sinh tới phòng xét nghiệm tham chiếu để thực hiện xét nghiệm khẳng định và xác định đặc điểm sinh học phân tử của kháng thuốc.
e) Quản lý dữ liệu
• Đảm bảo có đủ nhân viên và cơ sở vật chất phù hợp để thực hiện các hoạt động giám sát kháng kháng sinh.
• Đảm bảo nhân viên được đào tạo phù hợp về thu thập, phân tích và báo cáo dữ liệu kháng kháng sinh theo phương diện dịch tễ học, lâm sàng và xét nghiệm.
• Dành thời gian cho các nhân viên thực hiện nhiệm vụ nhập, đối chiếu và báo cáo dữ liệu giám sát một cách kịp thời, và đầy đủ dữ liệu, đảm bảo chất lượng cho Đơn vị AMR.
• Xây dựng phương pháp chia sẻ dữ liệu AMR với khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn và các khoa lâm sàng ít nhất là hàng quý
• Xây dựng cách thức để thông tin với khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn và các khoa lâm sàng khi phân lập được các tác nhân gây bệnh đòi hỏi các biện pháp dự phòng/cách ly (ví dụ: cách ly tiếp xúc).
• Viết các báo cáo riêng cho từng bệnh viện về các tác nhân gây bệnh và mô hình nhạy cảm kháng sinh ("bảng thống kê kháng sinh- cumulative antibiogram của bệnh viện") theo năm để chia sẻ với các khoa lâm sàng và các bác sĩ, giúp định hướng cho việc thực hành kê đơn dựa trên mô hình đề kháng kháng sinh tại đơn vị.
2. Đơn vị AMR
Để đảm bảo triển khai và điều phối thành công Hệ thống giám sát, Đơn vị AMR sẽ bao gồm các nhân sự chủ chốt của VAMS với các trách nhiệm quan trọng cần thiết để hỗ trợ VNASS trong các lĩnh vực sau:
a) Lãnh đạo có tính chiến lược
• Giám sát và điều phối hoạt động của Hệ thống giám sát quốc gia về kháng kháng sinh.
• Xây dựng các phương pháp giám sát và các yêu cầu về báo cáo cho các phòng xét nghiệm tham gia trong Hệ thống giám sát.
• Xác định chiến lược cần thiết để tham gia GLASS thành công
• Đại diện cho VNASS trong các cuộc họp, hội nghị, các cuộc họp của các bên liên quan và các diễn đàn quốc gia và quốc tế có liên quan khác.
• Phối hợp với các đơn vị khác trong Bộ Y tế để thực hiện giám sát kháng kháng sinh theo phương pháp tiếp cận "một sức khỏe" (One Health)
• Lựa chọn và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giám sát trọng điểm tham gia hoạt động giám sát kháng kháng sinh.
• Huy động các bên liên quan về xét nghiệm tại các Bệnh viện tham gia hỗ trợ giám sát kháng kháng sinh cho các bệnh viện.
• Đóng vai trò kết nối giữa lãnh đạo Bộ Y tế và các đơn vị thực hiện giám sát.
b) Đảm bảo chất lượng
• Xây dựng và phổ biến các hướng dẫn chuẩn, quy trình, công cụ giám sát AMR trên cơ sở tham vấn với các đối tác quốc tế và nhóm kỹ thuật khi cần thiết.
• Xác nhận việc tuân thủ chương trình nội kiểm và ngoại kiểm của các phòng xét nghiệm trong hệ thống giám sát.
• Xác nhận sự sẵn có của vật tư, hóa chất, sinh phẩm có chất lượng tại các phòng xét nghiệm trong hệ thống giám sát
• Đáp ứng nhu cầu về đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật của các phòng xét nghiệm trong Hệ thống giám sát khi cần thiết.
c) Quản lý dữ liệu và báo cáo
• Đảm bảo tất cả các phòng xét nghiệm đều có thể truy cập vào phần mềm WHONET để báo cáo dữ liệu giám sát và cập nhật WHONET ít nhất là hàng năm.
• Đảm bảo duy trì cổng thông tin điện tử AMR để gửi dữ liệu, bao gồm đảm bảo sự toàn vẹn và bảo mật dữ liệu.
• Giám sát việc gửi tệp tin WHONET hàng tháng của phòng xét nghiệm đúng thời hạn và đầy đủ dữ liệu.
• Thực hiện kiểm tra định kỳ chất lượng dữ liệu của các tệp tin WHONET: về tuân thủ các hướng dẫn của CLSI, tuân thủ các quy trình AMR, tính hợp lý về vi khuẩn học và sự phù hợp trong phiên giải kết quả kháng sinh đồ theo kích thước vòng ức chế và MIC.
• Kịp thời phản hồi cho phòng xét nghiệm các sai sót về chất lượng dữ liệu, đồng thời thảo luận về cách thức khắc phục.
• Hỗ trợ kỹ thuật từ xa hoặc tại chỗ để trợ giúp các phòng xét nghiệm tích hợp WHONET trong quy trình quản lý dữ liệu và tối ưu hóa việc thu thập và báo cáo dữ liệu.
• Báo cáo dữ liệu giám sát AMR tổng hợp hàng năm cho các phòng xét nghiệm thuộc hệ thống giám sát và các bên liên quan, đồng thời bảo đảm tính bảo mật thông tin về dữ liệu và nguồn gốc dữ liệu, loại bỏ mọi thông tin nhận dạng bệnh viện khỏi bộ dữ liệu tổng hợp.
• Tổng hợp và gửi dữ liệu giám sát AMR tổng hợp hàng năm cho GLASS.
• Cung cấp dữ liệu đã phiên giải để sử dụng trong xây dựng chính sách và hướng dẫn.
CHƯƠNG IV: GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ
Giám sát VNASS sẽ bắt đầu thực hiện vào năm 2019. Giám sát thường xuyên việc gửi dữ liệu và chất lượng dữ liệu sẽ do Đơn vị AMR thực hiện với sự hỗ trợ của các chuyên gia vi sinh trong nước và các đối tác quốc tế. Các chỉ số về chất lượng dữ liệu và tính đầy đủ của dữ liệu sẽ được Đơn vị AMR hoàn thành hàng tháng với phản hồi được hiển thị đối với mỗi phòng xét nghiệm trên cổng thông tin điện tử AMR. Cũng có thể có phản hồi, thu thập thông tin và hỗ trợ kỹ thuật bổ sung giữa Đơn vị AMR và phòng xét nghiệm thông qua thảo luận qua điện thoại hoặc làm việc trực tiếp tại cơ sở khi cần thiết.
Khi công bố các bài báo khoa học liên quan đến dữ liệu bệnh viện: cần được sự đồng ý/cho phép của bệnh viện và đưa tên các cán bộ tham gia chương trình giám sát làm đồng tác giả.
Các chỉ số về dữ liệu sẽ bao gồm nhưng không giới hạn các nội dung sau:
1. Chất lượng và tính đầy đủ của dữ liệu:
- Phần trăm số lần gửi dữ liệu đúng thời hạn, theo phòng xét nghiệm.
- Phần trăm các biến bắt buộc có trong tệp tin dữ liệu WHONET mô tả trong Bảng 3.
- Tính đầy đủ của các biến dữ liệu có trong mỗi tệp tin dữ liệu WHONET đã gửi.
- Phần trăm các cơ sở tuân thủ theo hướng dẫn của CLSI về các tác nhân gây bệnh ưu tiên, dựa trên các yêu cầu được liệt kê tại Phụ lục A1, A2. Giám sát này sẽ bao gồm:
o Danh mục kháng sinh thử nghiệm (antibiotic panel) phù hợp theo mẫu bệnh phẩm và nguồn mẫu bệnh phẩm.
o Các chú thích phù hợp kèm theo.
o Các kết quả AST mâu thuẫn hoặc không hợp lý dựa trên kiểm tra dữ liệu.
2. Chỉ số chất lượng phòng xét nghiệm:
- Phần trăm số phòng xét nghiệm thực hiện nội kiểm ít nhất hàng tuần.
- Phần trăm số phòng xét nghiệm ghi lại hành động khắc phục khi QC không đạt
- Phần trăm số phòng xét nghiệm tham gia EQA hàng tháng.
- Phần trăm số phòng xét nghiệm có kết quả EQA đạt hàng tháng
- Phần trăm số phòng xét nghiệm ghi lại hành động khắc phục khi EQA không đạt.
Năm 2019, Bộ Y tế sẽ thực hiện đánh giá Hệ thống giám sát quốc gia về kháng kháng sinh. Nhóm đánh giá do Bộ Y tế thành lập, bao gồm đại diện Đơn vị AMR, các chuyên gia vi sinh trong nước và các đối tác quốc tế. Đánh giá sẽ dựa vào các mục tiêu và cấu trúc Hệ thống giám sát được mô tả trong tài liệu này. Thành viên trong Nhóm đánh giá sẽ làm việc cùng nhau để thiết kế đánh giá nhằm mô tả và cải thiện hiệu suất thực hiện chương trình. Tài liệu sử dụng trong đánh giá Hệ thống giám sát là khung kế hoạch đánh giá chương trình đã được xây dựng bởi CDC và hiệu chỉnh cho phù hợp với Việt Nam (Bản Hướng dẫn cập nhật đánh giá Hệ thống giám sát sức khỏe công cộng, CDC 1999). Các kết quả đánh giá sẽ được Đơn vị AMR báo cáo và phổ biến theo định dạng được thống nhất. Kết quả này sẽ được sử dụng để điều chỉnh Tài liệu "Hướng dẫn thực hiện Giám sát quốc gia về kháng kháng sinh" trước khi mở rộng Hệ thống giám sát.
DANH MỤC KHÁNG SINH THỬ NGHIỆM TỐI THIỂU CHO CÁC TÁC NHÂN GÂY BỆNH ƯU TIÊN
Danh mục kháng sinh thử nghiệm cho 8 tác nhân gây bệnh được liệt kê trong bảng dưới đây là các yêu cầu xét nghiệm và báo cáo tối thiểu đối với các phòng xét nghiệm khi tham gia mạng lưới giám sát kháng kháng sinh.
Ngoài ra, bệnh viện cần giám sát và báo cáo thêm 5 loại vi khuẩn phổ biến tại bệnh viện trong trường hợp 10 vi khuẩn phổ biến của bệnh viện không bao gồm 8 vi khuẩn trong danh sách của bảng dưới (VD: Steno/máu; Suit/dịch não tủy or máu, whitmore,...)
Vi khuẩn |
Kháng sinh được lựa chọn làm kháng sinh đồ |
Escherichia coli |
Co-trimoxazole Ciprofloxacin hoặc levofloxacin Ceftriaxone hoặc cefotaxime và ceftazidime Cefepime Imipenem, meropenem, ertapenem hoặc doripenem Colistin Ampicillin |
Klebsiella pneumoniae |
Co-trimoxazole Ciprofloxacin hoặc levofloxacin Ceftriaxone hoặc cefotaxime và ceftazidime Cefepime Imipenem, meropenem, ertapenem hoặc doripenem Colistin |
Acinetobacter baumannii |
Tigecycline hoặc minocycline Gentamicin và/hoặc amikacin Imipenem, meropenem, hoặc doripenem Colistin |
Staphylococcus aureus |
Cefoxitin |
Streptococcus pneumoniae |
Oxacillin, Penicillin G Co-trimoxazole Ceftriaxone hoặc cefotaxime |
Salmonella spp. |
Ciprofloxacin hoặc levofloxacin Ceftriaxone hoặc cefotaxime và ceftazidime Imipenem, meropenem, ertapenem hoặc doripenem |
Shigella spp. |
Ciprofloxacin và levofloxacin Ceftriaxone hoặc cefotaxime và ceftazidime Azithromycin |
Neisseria gonorrhea |
Cefixime, Ceftriaxone Spectinomycin Ciprofloxacin |
DANH MỤC KHÁNG SINH THỬ NGHIỆM CHO CÁC TÁC NHÂN GÂY BỆNH ƯU TIÊN
(khuyến khích các phòng xét nghiệm tuân thủ)
Danh mục kháng sinh thử nghiệm cho các tác nhân gây bệnh được liệt kê trong bảng dưới đây là các yêu cầu xét nghiệm và báo cáo khuyến khích các phòng xét nghiệm tuân thủ khi tham gia vào mạng lưới giám sát kháng kháng sinh.
Danh sách được xây dựng dựa trên tài liệu M100, Bảng 1A và 1B của CLSI. Các phòng xét nghiệm có thể tiến hành đặt/thử nghiệm thêm kháng sinh khác tùy theo chính sách của bệnh viện. Trong trường hợp phòng xét nghiệm gặp khó khăn khi triển khai thực hiện theo biểu mẫu kháng sinh này hoặc khi muốn thảo luận về sự thay thế kháng sinh trong biểu mẫu, phòng xét nghiệm cần liên hệ với Đơn vị AMR.
Các phòng xét nghiệm phải tuân thủ tất cả các hướng dẫn hiện hành của CLSI đối với xét nghiệm và báo cáo kháng sinh của tài liệu M100, đặc biệt là các chú thích của Bảng 1A và các nhận xét chung ở cuối mỗi phần của các Bảng 2A, 2B-1, 2B-2, 2C, 2D và 2G. Một số chú giải và nhận xét đã được đưa vào các bảng dưới đây.
Các phòng xét nghiệm sử dụng các hệ thống kháng sinh đồ tự động cũng phải tuân theo các hạn chế đề cập trong bản hướng dẫn sử dụng của từng bộ mẫu chuẩn đang được sử dụng. Đối với các phòng xét nghiệm sử dụng hệ thống Vitek thì họ được khuyến cáo sử dụng các bộ mẫu chuẩn GN74, GP67 và GP74 (cho Strep pneumoniae). Đối với các phòng xét nghiệm sử dụng hệ thống Phoenix thì họ được khuyến cáo sử dụng các bộ mẫu chuẩn NMIC-121, -123, hoặc -124; PMIC-100, -101 hoặc -102; và SMIC-101.
Các tác nhân gây bệnh được giám sát |
Nhóm kháng sinh |
Kháng sinh được giám sát |
GRAM ÂM |
||
Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae |
Phối hợp với chất ức chế beta-lactamase |
Amoxicillin-clavulanate hoặc Ampicillin-sulbactam hoặc Piperacillin-tazobactam (chọn một hoặc nhiều hơn). |
Cephalosporin thế hệ 1 |
Cefazolin1 |
|
Cephalosporin thế hệ 3 |
Ceftriaxone hoặc Cefotaxime (chọn một hoặc nhiều hơn). |
|
Cephalosporin thế hệ 4 |
Cefepime |
|
Cephamycin |
Cefoxitin |
|
Carbapenem |
Imipenem hoặc Meropenem (chọn một hoặc nhiều hơn) |
|
Aminoglycoside |
Gentamicin và Tobramycin và Amikacin |
|
Fluoroquinolone |
Ciprofloxacin hoặc Levofloxacin (chọn một hoặc nhiều hơn)1 |
|
Nitrofuran |
Nitrofurantoin (chỉ cho các phân lập nước tiểu) |
|
Thuốc đối kháng con đường Folate |
Trimethoprim-Sulfamethoxazole (hay còn gọi là Co-trimoxazole) |
|
Lipopeptide |
Colistin2 hoặc Polymyxin B2 (chọn một hoặc nhiều hơn, chỉ có phương pháp BMD)1 |
|
Salmonella spp1 và Shigella spp3 |
Penicillin |
Ampicillin |
Cephalosporin thế hệ 3 |
Ceftriaxone hoặc Cefotaxime (chỉ xét nghiệm cho các phân lập từ máu và CSF, không xét nghiệm cho phân lập từ bệnh phẩm là phân) (chọn một hoặc nhiều hơn). |
|
Fluoroquinolone |
Ciprofloxacin hoặc Levofloxacin (chọn một hoặc nhiều hơn) |
|
Thuốc đối kháng con đường Folate |
TMP/SMX (hay còn gọi là Co-trimoxazole) |
|
Phenicol |
Chloramphenicol6 |
|
Pseudomonas aeruginosa |
Phối hợp với chất ức chế beta-lactamase |
Piperacillin/Tazobactam |
Cephalosporin thế hệ 3 |
Ceftazidime |
|
Cephalosporin thế hệ 4 |
Cefepime |
|
Carbapenem |
Imipenem or Meropenem (chọn một hoặc nhiều hơn) |
|
Monobactam |
Aztreonam |
|
Aminoglycoside |
Gentamicin và Tobramycin và Amikacin |
|
Fluoroquinolone |
Ciprofloxacin hoặc Levofloxacin (chọn một hoặc nhiều hơn)1 |
|
Lipopeptide |
Colistin2 hoặc Polymyxin B2 (chọn một hoặc nhiều hơn, chỉ áp dụng cho phương pháp BMD) |
|
Acinetobacter baumannii-calcoaceticus complex |
Phối hợp với chất ức chế beta-lactamase |
Ampicillin-sulbactam hoặc Piperacillin-tazobactam (chọn một hoặc nhiều hơn). |
Cephalosporin thế hệ 3 |
Ceftazidime và Cefotaxime hoặc Ceftriaxone (chọn một hoặc nhiều hơn). |
|
Cephalosporin thế hệ 4 |
Cefepime |
|
Carbapenem |
Imipenem hoặc Meropenem |
|
Aminoglycosides |
Gentamicin và Tobramycin và Amikacin |
|
Fluoroquinolones |
Ciprofloxacin1 hoặc Levofloxacin1 (chọn một hoặc nhiều hơn). |
|
Tetracyclines |
Tetracycline1 (chỉ báo cáo đối với phân lập nước tiểu). Doxycycline1 hoặc Minocycline1,4 (chọn một hoặc nhiều hơn). |
|
Thuốc đối kháng con đường Folate |
TMP/SMX (hay còn gọi là Co-trimoxazole) |
|
Lipopeptide |
Colistin2, Polymyxin B2 (chọn một hoặc nhiều hơn, chỉ có phương pháp BMD) |
|
GRAM DƯƠNG |
||
Staphylococcus aureus |
Cephamycin |
Cefoxitin2 (chỉ có thể thay thế bằng Oxacillin nếu sử dụng phương pháp MIC) |
Macrolide |
Erythromycin hoặc clarithromycin hoặc azithromycin (chọn một hoặc nhiều hơn)1,3 |
|
Lincosamide |
Clindamycin1,6 |
|
|
Thuốc đối kháng con đường Folate |
TMP/SMX (hay còn gọi là Co-trimoxazole) |
Glycopeptide |
Vancomycin (chỉ cho P. pháp MIC)4. |
|
Oxazolidinone |
Linezolid |
|
Tetracycline |
Tetracycline1,4 hoặc Doxycycline1,4 hoặc Minocycline1,4,6 (chọn một hoặc nhiều hơn) |
|
Ansamycin |
Rifampin5 (chỉ để điều trị phối hợp) |
|
Aminoglycoside |
Gentamicin (chỉ để điều trị phối hợp)6 |
|
Fluoroquinolone |
Ciprofloxacin1 hoặc Levofloxacin1 hoặc Moxifloxacin1 (chọn một hoặc nhiều hơn). |
|
Nitrofuran |
Nitrofurantoin (chỉ cho các phân lập từ nước tiểu) |
|
Enterococcus faecalis &E.faecium7 |
Penicillin |
Penicillin8 và Ampicillin9 |
Glycopeptide |
Vancomycin |
|
Oxazolidinone |
Linezolid |
|
Nitrofuran |
Nitrofurantoin (chỉ cho các phân lập từ nước tiểu). |
|
Streptococcus pneumoniae* *Chỉ các phân lập từ các vị trí vô trùng: máu, dịch não tủy, dịch màng phổi, dịch màng ngoài tim |
Penicillin |
Sàng lọc10 bằng khoan giấy Oxacillin (1ug) và/hoặc Penicillin (chỉ với phương pháp MIC)11 |
Cephalosporin thế hệ 3 |
Cefotaxime13 (chỉ với phương pháp MIC) hoặc Ceftriaxone13 (chỉ với phương pháp MIC) (chọn một hoặc nhiều hơn). |
|
Carbapenems |
Meropenem13 (chỉ với phương pháp MIC). |
|
Fluoroquinolones |
Levofloxacin1 (không cho phân lập từ CSF). |
|
Tetracycline |
Tetracycline1 (không cho phân lập từ CSF). |
|
Thuốc đối kháng con đường Folate |
TMP/SMX (hay còn gọi là Co-trimoxazole). |
|
Glycopeptide |
Vancomycin |
________________________
1 CẢNH BÁO: Các kháng sinh sau đây không được báo cáo thường quy cho vi khuẩn phân lập từ dịch não tủy (CSF): cephalosporin thế hệ 1 và thế hệ 2 và cephamycins, Clindamycin, Macrolides (ví dụ: Erythromycin, Azithromycin), Tetracycline, Fluoroquinolones, các kháng sinh chỉ dùng đường uống. Đây không phải là thuốc được lựa chọn và có thể không hiệu quả trong điều trị nhiễm trùng CSF.
2 Chỉ phải làm xét nghiệm Colistin/Polymyxin B đối với các phân lập kháng carbapenem. Gửi một mẫu cấy chuyển của tất cả các phân lập loại này đến một phòng thí nghiệm tham chiếu để xét nghiệm xác định hoặc xét nghiệm khẳng định về xét nghiệm đặc điểm phân tử. Phương pháp duy nhất được chấp thuận để xét nghiệm là MIC bằng pha loãng vi lượng canh thang. Không nên sử dụng phương pháp khuếch tán khoanh giấy kháng sinh và khuếch tán gradient.
3 CẢNH BÁO: Đối với Salmonella spp. và Shigella spp., aminoglycosides, cephalosporin thế hệ 1 và thế hệ 2 và cephamycins có thể hiệu quả ở in vitro, nhưng không hiệu quả trên lâm sàng và không được báo cáo là nhạy cảm.
4 Những sinh vật nhạy cảm với tetracycline khi xét nghiệm cũng nhạy cảm với doxycycline và minocycline và có thể được báo cáo là nhạy cảm mà không cần xét nghiệm thêm, với bất kể loại bệnh phẩm nào. Tuy nhiên, các sinh vật có kết quả là trung gian hoặc đề kháng với tetracycline có thể nhạy cảm với doxycycline và/hoặc minocycline và phải xét nghiệm với từng loại thuốc cụ thể để xác định kết quả.
5 Cefoxitin được xét nghiệm như một chất thay thế cho oxacillin. Xét nghiệm khoanh giấy kháng sinh Oxacillin không đáng tin cậy đối với Staph aureus (tụ cầu vàng). Các phân lập có kết quả xét nghiệm kháng sinh đồ đề kháng với cefoxitin bằng phương pháp khuếch tán khoanh giấy kháng sinh, cefoxitin bằng phương pháp MIC hoặc oxacillin bằng phương pháp MIC phải được báo cáo là kháng oxacillin. Các kết quả có thể được áp dụng đối với các penicilinin có penicillinase ổn định (oxacillin, methicillin, nafcillin, cloxacillin, dicloxacillin). Staphylococci (cầu khuẩn) kháng cefoxitin kháng với tất cả các thuốc beta-lactam hiện có trừ ceftaroline. Do đó, không khuyến cáo làm kháng sinh đồ với các thuốc beta-lactam khác.
6 Một số thuốc không được báo cáo một cách thường quy cho các vi sinh vật được phân lập từ đường tiết niệu: Macrolides, Lincosamides, Minocycline, Chloramphenicol.
7 Nếu không thực hiện được phương pháp MIC thì không làm kháng sinh đồ với vancomycin. Không yêu cầu làm kháng sinh đồ Vancomycin đối với tất cả các phân lập S.aureus nếu hiện tại đây không phải là công việc thường quy của phòng xét nghiệm. Gửi bất kỳ phân lập S.aureus nào đó mà kết quả kháng sinh đồ vancomycin theo phương pháp MIC > 8ug/ml đến một phòng xét nghiệm chuẩn thức.
8 Không nên dùng một mình Rifampin để điều trị
9 Đối với staphylococci mà có kết quả kháng sinh đồ nhạy cảm thì chỉ nên dùng aminoglycosid để điều trị bệnh nhân kết hợp với các thuốc có hoạt tính khác cũng có kết quả kháng sinh đồ nhạy cảm.
10 CẢNH BÁO: Đối với Enterococcus spp. thì Cephalosporin, aminoglycosid (trừ kết quả kháng sinh đồ đề kháng mức cao), clindamycin và co-trimoxazol có thể có hoạt tính ở in vitro, nhưng không hiệu quả trên lâm sàng và không được báo cáo là nhạy cảm.
11 Enterococci (các cầu khuẩn đường ruột) nhạy cảm với penicillin thì có thể dự đoán là nhạy cảm với ampicillin, amoxicillin, ampicillin-sulbactam, amoxicillin-clavulanate, piperacillin và piperacillin-tazobactam đối với enterococci không sinh beta-lactamase. Tuy nhiên, enterococci nhạy cảm với ampicillin thì lại không thể giả định rằng là nó sẽ nhạy cảm với penicillin.
12 Đối với Enterococcus spp, kết quả kháng sinh đồ nhạy cảm với ampicillin nên được sử dụng để dự đoán hoạt tính của amoxicillin.
13 Các phân lập Pneumococcus (phế cầu) có kích thước vòng vô khuẩn của oxacillin ≥ 20mm là nhạy cảm với penicillin. Đối với các phân lập có kích thước vòng vô khuẩn của oxacillin ≤ 19mm thì không báo cáo là kháng penicillin mà không thực hiện MIC penicillin. Phải xác định MIC của penicillin và cefotaxime, ceftriaxone, hoặc meropenem của những phân lập này bởi vì kích thước vòng vô khuẩn ≤ 19mm có ở cả các chủng kháng, trung gian, và chắc chắn nhạy cảm với penicillin.
14 Đối với các phân lập từ CSF, chỉ báo cáo phiên giải cho viêm màng não. Đối với các phân lập khác, báo cáo phiên giải cho cả viêm màng não và không viêm màng não.
BÁO CÁO VỀ QUẦN THỂ VÀ THU THẬP DỮ LIỆU NUÔI CẤY HÀNG THÁNG
Dữ liệu sau đây sẽ được nhập vào phần Nhập liệu (Data Entry) của cổng thông tin điện tử AMR: kks.kcb.vn; chi tiết yêu cầu những dữ liệu cho mục đích cung cấp thông tin sẽ có ở Phụ lục này. Các phòng xét nghiệm sẽ nhận được những hướng dẫn bổ sung về cách gửi dữ liệu này đến cổng thông tin điện tử.
Báo cáo hàng năm về dữ liệu quần thể bệnh nhân
• Dữ liệu sẽ được báo cáo mỗi năm một lần và được gửi trước ngày 31 tháng 1 của năm sau (ví dụ, dữ liệu năm 2019 phải được báo cáo trước ngày 31/01/2020).
- Năm báo cáo (ví dụ, "2019")
- Số giường bệnh của bệnh viện trong năm báo cáo
- Tổng số bệnh nhân nội trú trong năm báo cáo
- Tổng số bệnh nhân ngoại trú trong năm báo cáo
Báo cáo dữ liệu nuôi cấy hàng tháng
• Chỉ bắt buộc đối với các phòng xét nghiệm không báo cáo dữ liệu nuôi cấy âm tính hàng tháng trong tệp tin dữ liệu WHONET.
• Đối với từng loại bệnh phẩm: báo cáo tổng số nuôi cấy dương tính và tổng số nuôi cấy âm tính hàng tháng.
• Thời hạn gửi báo cáo: trước ngày mùng 10 của tháng sau (ví dụ, dữ liệu từ ngày 01/01/2019 đến ngày 31/01/2019 sẽ được báo cáo lên cổng thông tin kks.kcb.vn trước ngày 10/2/2019).
Bệnh phẩm |
Vi khuẩn ưu tiên cho việc giám sát |
Máu |
E. coli K. pneumonia A. baumannii S. aureus S. pneumonia Salmonella spp. |
Nước tiểu |
E. coli K. pneumoniae |
Phân |
Salmonella spp. Shigella spp |
Dịch niệu đạo và âm đạo |
N. gonorrhoeae |
Bệnh phẩm từ vị trí vô trùng khác của cơ thể Dịch não tủy Dịch khớp Dịch khớp háng Dịch màng phổi Dịch màng ngoài tim Hoạt dịch Dịch màng bụng Mủ từ ổ áp xe Hạch bạch huyết |
Acinetobacter spp. Escherichia coli Enterococcus spp. Klebsiella spp. Pseudomonas spp. Staphylococcus aureus Streptococcus pneumoniae |
HƯỚNG DẪN CÁCH TẢI MỘT TỆP TIN WHONET LÊN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ AMR: kks.kcb.vn
1. Giới thiệu
Tài liệu này sử dụng để hướng dẫn các phòng xét nghiệm gửi dữ liệu vi sinh (theo định dạng WHONET) đến cổng thông tin điện tử AMR của cục quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế. Tài liệu bao gồm hướng dẫn chi tiết các bước gửi tệp dữ liệu WHONET và số liệu tổng số mẫu xét nghiệm hàng tháng và xem các phản hồi từ nhóm chuyên gia về tệp dữ liệu.
2. Đăng nhập
Username: Sẽ được cung cấp đến từng phòng xét nghiệm
Password: Sẽ được cung cấp đến từng phòng xét nghiệm
Người sử dụng: Nhân viên phòng xét nghiệm vi sinh người sẽ trực tiếp nộp báo cáo lên
Trình duyệt web: Chrome, Firefox
Địa chỉ báo cáo: http://kks.kcb.vn
Nhập tên tài khoản và mật khẩu.
3. Bảng hiển thị
Sau khi đăng nhập màn hình hiển thị đầu tiên sẽ hiện ra
Màn hình hiển thị sẽ thể hiện những thông tin về mức độ hoàn thành của dữ liệu theo các tháng, và hiển thị các đánh giá, phản hồi từ nhóm xem xét dữ liệu.
4. Nhập và gửi báo cáo
Bước 1: Nhấn vào nút "Gửi file" ở dưới màn hình
Bước 2: Chọn "Biểu nhập" và thời điểm
Bước 3: Gửi file dữ liệu bằng cách nhấn vào nút "" và chọn file cần gửi
Bước 4: Đợi đến khi gửi file thành công và ô "file" chuyển sang màu xanh.
Bước 5: Nhập số mẫu xét nghiệm theo tháng (Chỉ yêu cầu với các phòng xét nghiệm không có dữ liệu kết quả xét nghiệm âm tính trong file WHONET)
Bước 6: Nhấn vào "Hoàn thành"
MINISTRY
OF HEALTH |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 127/QD-BYT |
Hanoi, January 15, 2019 |
ISSUANCE OF “GUIDELINES ON NATIONAL ANTIMICROBIAL RESISTANCE SURVEILLANCE”
MINISTER OF HEALTH
Pursuant to the Law on Medical Examination and Treatment in 2009;
Pursuant to Decree No. 75/2017/ND-CP dated June 20, 2017 of Government on functions, tasks, powers, and organizational structure of Ministry of Health;
At the request of Director General of Vietnam Administration of Medical Services,
HEREBY DECIDES:
Article 1. “Guidelines on national surveillance of antimicrobial resistance” are attached to this Decision
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Article 3. This Decision comes into effect from the day of signing.
Article 4. Chief of the Ministry Office, Chief Ministry Inspectorate, Director General, Directors of General Departments, Departments affiliated to Ministry of Health, Directors of Departments of Health of provinces and central-affiliated cities, Chairpersons of Hospitals and Institutes affiliated to Ministry of Health, heads of medical sector shall implement this Decision./.
PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER
Nguyen Viet Tien
ON NATIONAL SURVEILLANCE OF ANTIMICROBIAL RESISTANCE
(Attached to Decision No. 127/QD-BYT dated January 15, 2019 of Minister of
Heath)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
INTRODUCTION
Abstract
Policy framework
Surveillance objectives
Course
Antimicrobial resistance surveillance unit
CHAPTER 1. SURVEILLANCE METHODS
1. Group
2. Microbiology methods and Antimicrobial Susceptibility Testing (AST)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4. Data to be reported to VNASS
5. Elimination of duplicate data
6. Data submission to AMR Unit
CHAPTER 2: PRIORITIZED PATHOGENS, SPECIMENS AND AST FOR DATA ANALYSIS
Pathogens and clinical specimens
CHAPTER 3: SURVEILLANCE AND REPORT STANDARDS
1. Microbiology laboratories
2. AMR Unit
1. Data adequacy:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
ANNEX A1
LIST OF MANDATORY
ANTIMICROBIALS TO BE TESTED
ON PRIORITIZED PATHOGENS
ANNEX B:
REPORT ON GROUPS AND COLLECTION OF MONTHLY CULTURE DATA
ANNEX C:
INSTRUCTION ON HOW TO UPLOAD
A WHONET FILE
ON THE AMR WEBSITE: kks.kcb.vn
1. Introduction
2. Log in
3. Interface
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
ACRONYMS
AMR
Antimicrobial resistance
AST
Antimicrobial susceptibility testing
ATCC
American Type Culture Collection
CLSI
Clinical & Laboratory Standards Institute
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
External quality assurance
GLASS
Global Antimicrobial Resistance Surveillance System
IPC
Infection Prevention and Control
MOH
Ministry of Health
NCC
National coordinating center
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Quality control
VAMS
Viet Nam Administration for Medical Services
VNASS
Viet Nam Antimicrobial Resistance Surveillance System
WHO
World Health Organization
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Antimicrobial resistance is a threat to global health. In modern medicine, antimicrobial is one of the important methods of medical treatment which effectively treats life-threatening infections and prevents infectious complications caused by regular medical intervention or surgery. However, the appearance of antimicrobial resistant microbes has posed a threat to patients’ lives since such microbes grow resistant to many types of antimicrobial and in some cases, to all of the existing antimicrobials.
In a global travel era, many forms of antimicrobial resistance can easily spread from one region to another which means the appearance of antimicrobial resistance in any region is a worldwide threat. Global health community already admits the urgency of the antimicrobial resistance crisis. Since 2015, Global Health Council adopted the Global Action Plan on Antimicrobial Resistance.
With the participation in the global antimicrobial resistance network, Vietnam pursues a deeper understanding and restriction on the antimicrobial resistance threat. In Vietnam, cases of antimicrobial resistance infection each year are in large numbers (without specific statistical data), many of which are infections contracted at medical facilities. This leads to unacceptable risks to patients' safety and imposes a considerable burden on health system of Vietnam.
However, the levels of infiltration and spread of antimicrobial resistance in Vietnam are not fully comprehended yet. Vietnam guarantees to implement a standardized antimicrobial resistance system to have a clearer view on the antimicrobial resistance threat and to make every effort to minimize it.
Policy framework
In the National Action Plan in 2013 to combat antimicrobial resistance for the period 2013 – 2020, Vietnam guaranteed to increase national surveillance with respect to antimicrobial resistant microbes, and to raise the awareness within the community and health sector of the risk of uncontrolled antimicrobial resistance in Vietnam. The action plans has furnished with a solution of multiple approaches including ensuring adequate and sufficient medication, encouraging the safe and reasonable medical use of antimicrobials, enhancing the measures to prevent and control infections as well as use antimicrobials safely and reasonably on livestock, poultry and fishery. In 2013, the Vietnam Resistance (VINARES) Project, which is collaboration between the Oxford University Clinical Research Unit (OUCRU) and 16 nationwide testing labs, was implemented in order to cope with antimicrobial resistance related issues in health sector and to establish the initial antimicrobial resistance surveillance network.
On October 17, 2016, Ministry of Health promulgated Decision No. 6211/QD-BYT on establishment and functions, tasks of surveillance network of antimicrobial resistant microbes in medical examination and treatment facilities. This Decision is a foundation in the establishment of surveillance network of antimicrobial resistant microbes in health facilities, including the 16 testing labs in the initial implementation of the antimicrobial resistance surveillance network (Table 1). Decision No. 6211/QD-BYT specifies roles and responsibilities of the surveillance system.
Table 1. Core surveillance facilities in initial implementation phase
Name of hospitals
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Region
1. Bach Mai Hospital
Ha Noi
Northern region
2. National Hospital for Tropical Diseases
Ha Noi
Northern region
3. National Hospital of Pediatrics
Ha Noi
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4. Vietnam-Germany Friendship Hospital
Ha Noi
Northern region
5. Saint Paul General Hospital
Ha Noi
Northern region
6. Vietnam-Czech Friendship Hospital
Hai Phong
Northern region
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Quang Ninh
Northern region
8. Hue Central Hospital
Hue
Middle region
9. Da Nang General Hospital
Da Nang
Middle region
10. Binh Dinh Provincial General Hospital
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Middle region
11. Dak Lak Provincial General Hospital
Dak Lak
Middle region
12. Khanh Hoa General Hospital
Khanh Hoa
Middle region
13. Cho Ray Hospital
Ho Chi Minh
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
14. Ho Chi Minh City Hospital for Tropical Diseases
Ho Chi Minh
Southern region
15. Children’s Hospital No. 1
Ho Chi Minh
Southern region
16. Can Tho Central General Hospital
Can Tho
Southern region
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Objectives of the Viet Nam Antimicrobial Resistance Surveillance System (VNASS) include collection, analysis and share of standardized data to recommend actions in local scale, national scale and global scale to minimize the antimicrobial resistance. Specific objectives of the surveillance system include:
. Determine characteristics of pathogens at hospitals.
. Monitor any changes in the models of antimicrobial resistance over specific period and identify new antimicrobial resistant pathogens.
. Increase capacity of microbiology laboratories in conducting identification and antimicrobial susceptibility tests to detect the pathogens.
. Provide information on national policy on infection control.
. Implement infection control activities following objectives at hospitals based on local antimicrobial resistance data.
. Analyze and share national and international antimicrobial resistance data by reporting to GLASS - Global Antimicrobial Resistance Surveillance System of World Health Organization (WHO).
To implement the national antimicrobial resistance surveillance system satisfactory to the objectives set forth, Ministry of Health prepares the Guidelines on antimicrobial resistance surveillance. This document provides solutions on premature adoption of standardized antimicrobial resistance surveillance in Vietnam, including surveillance methods; roles and responsibilities in local, regional and national scale; and requirements of data collection, management and report. This documents aims at 16 core testing laboratories, who are affiliated to the initial Antimicrobial Resistance Surveillance System.
Course
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
16 core facilities adopted the software for management of microbiology laboratory data – WHONET via VINARES Project. This is a free multilingual program developed by the Antimicrobial Resistance Surveillance and Quality Assessment Collaborating Centers of World Health Organization and used as a surveillance platform for VNASS. Laboratories will receive preliminary responses and analysis regarding surveillance data and technical support to connect WHONET to routine data flows of laboratories, standardize reports and improve data quality in first few years of implementation. When standardized data are jointly reported to VNASS, surveillance results shall be shared on a national scale and to GLASS on a yearly basis. Relevant parties shall arrange periodic appointments to assess process and exchange ideas regarding future orientation of the Surveillance System.
Antimicrobial Resistance Surveillance Unit
Antimicrobial Resistance Surveillance Unit (hereinafter referred to as “AMR Unit”) at Vietnam Administration of Medical Services shall act as a national coordinating center affiliated to VNASS. The AMR Unit includes experts in infectious diseases, epidemiology, microbiology and information technology and is responsible for:
- Develop surveillance methods and requirements of antimicrobial resistance surveillance reports.
- Verify compliance with internal quality control and external quality assessment programs and inspect results of the external quality assessment of laboratories under the Surveillance System.
- Accept and manage surveillance data from all of the testing laboratories in the network.
- Respond to requests of the testing laboratories.
- The AMR Unit shall satisfy requirements relating training and technical support of the laboratories in the Surveillance System. The AMR Unit shall cooperate with domestic and international microbiology experts or national AMR technical teams to develop policies, decisions and guidelines on antimicrobial resistance surveillance.
CHAPTER 1. SURVEILLANCE METHODS
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Patient groups of 16 core surveillance facilities include patients of all age groups in northern, middle and southern regions nationwide. The laboratories in the Surveillance System shall be required to fully provide data about patients at the facilities on a yearly basis. Such information shall be reported via the AMR website once per year (more details under Annex B: Report on group and monthly report on collection of culture data).
2. Microbiology methods and Antimicrobial Susceptibility Testing (AST)
Isolation, identification and AST must follow international standards set forth in M100 document of Clinical and Laboratory Standards Institute (CLSI) (the document is updated on a yearly basis).
Antimicrobial susceptibility tests on pathogens must follow any of the methods below:
- Kirby Bauer disk diffusion method: reported result is the diameter of zone of inhibition.
- Automated antimicrobial susceptibility method (e.g. Vitek, Phoenix, Microsan): reported result is the Minimum Inhibitory Concentration (MIC) value.
- Gradient diffusion method: reported result is the MIC value.
The AST results of pathogens prioritized for surveillance must be reported as the diameter of the zone of inhibition or the MIC values. In case a testing laboratory is unable to convert the result in the form of the diameter of the zone of inhibition and the MIC value to a WHONET file, they can report as Sensitive (S), Intermediate (I) or Resistant (R). Meanwhile, the AMR Unit shall continue to collaborate with the testing laboratory to rectify and report the data in the form of the diameter of zone of inhibition and the MIC value.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Prioritized option: Load all positive and negative culture data into WHONET and sent the file to AMR website of Vietnam Administration of Medical Services (kks.kcb.vn).
OR
b) Load all positive culture data into WHONET and sent monthly file to the AMR website of Vietnam Administration of Medical Services (kks.kcb.vn). In the meantime, report on total specimens positively and negatively cultured of the testing laboratories to the website on a monthly basis as set forth under Annex B – Report on group and monthly report on collection of culture data.
The testing laboratories may load data into WHONET at any time in a month; however, loading on a daily basis is recommended to ensure timely and complete data submission.
4. Data to be reported to VNASS
The following testing lab codes according to WHONET shall be applicable to 16 testing laboratories in the AMR Surveillance System:
Table 2. Testing lab codes according to WHONET
Unit/Testing laboratory
Testing lab code
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Testing lab code
Bach Mai Hospital
BMA
Da Nang General Hospital
DNG
National Hospital for Tropical Diseases
CLI
Binh Dinh Provincial General Hospital
BID
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
VCH
Dak Lak Provincial General Hospital
016
Vietnam – Germany Hospital
VD
Khanh Hoa General Hospital
KH
Saint Paul General Hospital
123
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CRH
Vietnam – Czech Friendship Hospital
H06
Ho Chi Minh City Hospital for Tropical Diseases
HTD
Vietnam – Sweden Hospital, Uong Bi
UBI
Children’s Hospital No. 1
CH1
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
HUE
Can Tho Central General Hospital
WTH
The testing laboratories shall send all results of bacterial culture of specimens taken from the clinical departments. Data fields in specification of a standardized testing laboratory according to WHONET are listed in Table 3. Information in each data fields must be completely inputted and reported with respect to each case of isolation and information of the whole file must also be completely inputted and reported. Additional data fields may be added to the specification of a WHONET testing laboratory depending on the demand of each testing laboratory.
Table 3. Mandatory data field applicable to specification of a WHONET testing laboratory
WHONET data field
Definition
Format
Institution
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
ID code consists of 3 digits representing the hospital where the specimen is collected
Consult Table 2
Laboratory
ID code consists of 3 digits representing the testing laboratory where the specimen is tested
Consult Table 2
Patient_ID
Number of medical record or other unique identification number attached to the patient during hospital registration or admission
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Sex
Patient’s gender
Male, Female or Other
Date_Birth
Patient’s date of birth (required for patients ≤ 2 years old)
DD/MM/YYYY
Age
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Patient’s age, round down to the nearest integer
Age (≥ 1 year old)
Month (< 1 year old, ≥ 1 month old)
Day (< 1 month)
Date_Admission
Date on which the patient is admitted to the hospital
DD/MM/YYYY
Ward_Type
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Type of rooms where the patient stays at the time of specimen collection
Intensive Care Unit (ICU), Inpatients other than ICU, Outpatients.
Department
Name of department where the patient stays at the time of specimen collection
Depends on respective department (e.g. paediatrics, cardiology, etc.)
Spec_Num
Unique code attached to each specimen when collected by the testing laboratory
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Spec_Date
Date on which the patient may take the specimen
DD/MM/YYYY
Spec_Type
Type of specimen collected from the patient
E.g. blood, urine, respiratory fluids, cerebrospinal fluids, other sterile bodily fluids, stool, wound, etc.
Organism
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Specify the genus and species (if possible) of the isolated pathogen.
Standard format in WHONET
ASTa
Results of antimicrobial resistance conducted by disk diffusion, automated AST or gradient diffusion.
Disk diffusion: Diameter of zone of inhibition (mm)
Automated AST: MIC value (µg/ml)
Gradient diffusion: MIC value (µg/ml)
aNote: in case the testing laboratory is unable to provide the results of AST in the form of diameter of the zone of inhibition or MIC value, may report the AST results as Sensitive (S), Intermediate (I) or Resistant (R) for each antimicrobial.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5. Elimination of duplicate data
After the AMR Unit has received the WHONET files, duplicate data of the same patient will be eliminated (deduplicated). The data deduplication shall be implemented in every surveillance phase in order to collect the first result per patient for analysis based on the type of specimens and pathogens that were surveyed. When negative culture results are loaded into WHONET, any duplicate of the negative culture sample of the same specimen of one patient will also be deduplicated.
In order to ensure that the deduplication functions properly, the facilities must guarantee that all culture results are attached in the WHONET files and sent to Vietnam Administration of Medical Services and that each result shall be give one unique patient ID expressed by either number or numeral (the name of the data field according to WHONET is: “Patient_ID"). This unique patient ID is usually the number on the medical record assigned by a hospital during the process of registering a patient into a medical facility. If a hospital does not have a standardized system to assign the number of the medical record (or the unique patient ID), inform the AMR Unit and when sending the file, specify a patient’s full name until a solution to this issues is achieved.
6. Data submission to AMR Unit
a) Report frequency
The testing laboratories must collect and report the data with adequate quality, before the time limit and in a manner satisfactory to the report requirements. Each testing laboratory shall integrate the AMR data (including the disk diffusion, automated and E-test methods) of 1 month into a single WHONET file and upload it on the secure website of Vietnam Administration of Medical Services: kks.kcb.vn. Deadline for report submission: before the 10th of the following month (e.g. data from January 1, 2019 to January 31, 2019 shall be uploaded on the website kks.kcb.vn before February 10, 2019).
b) File format
The data must be integrated and submitted in a single WHONET file, which includes the result of the AST conducted by following the disk diffusion and MIC methods. Instruction on how to create a WHONET file in Annex C - Instruction on how to upload a WHONET file on the AMR website kks.kcb.vn. Each file shall be named following a standardized format including the testing lab code expressed by 3 letters, month (MM) and year (YYYY). E.g. data of January 2018 of Bach Mai Hospital shall be named BMH_012018. The AMR Unit collaborating with international stakeholders and domestic microbiology experts shall provide technical assistance for the testing laboratory to adjust the WHONET specification in order to achieve the minimum report standards, integrate WHONET into the data flows of the testing laboratory and consolidate monthly file to send to the AMR Unit.
c) Submission to the secure website: Instruction on how to upload a file on the AMR secure website is specified in Annex C.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Pathogens and clinical specimens
The testing laboratories shall send all of the bacterial culture results of routine specimens that were tested at clinical request. The data shall be prioritized for analysis and quality control as described in Table 4. In order to ensure standardization and quality of the microbiology data reported to Vietnam Administration of Medical Services, the minimum requirements of AST testing and report applicable to prioritized bacteria are described in Annex A1, A2 and are based on guidelines in the document CLSI M100:
Table 4. Pathogens and specimens prioritized for surveillance
Specimens
Bacteria prioritized for surveillance
Blood
E. coli
K. pneumoniae
A. baumannii
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
S. pneumoniae
Salmonella spp.
Urine
E. coli
K. pneumoniae
Stool
Salmonella spp.
Shigella spp
Urethra and vaginal discharge
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Specimens from other sterile parts of the body
Cerebrospinal fluid
Fluid in joints
Fluid in hip joint
Pleural effusion
Pericardial fluid
Synovial fluid
Peritoneal cavity fluid
Pus from abscess
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Acinetobacter spp.
Escherichia coli
Enterococcus spp.
Klebsiella spp.
Pseudomonas spp.
Staphylococcus aureus
Streptococcus pneumoniae
CHAPTER 3: SURVEILLANCE AND REPORT STANDARDS
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
. Capable of specimen collection, bacteria culture and identification, and AST according to standards of CLSI.
. Ready to participate in testing laboratory assessment to improve the capacity of antimicrobial resistance testing and surveillance.
b) Procurement of testing laboratory facilities and equipment maintenance
. Provide appropriate storage for all necessary reagents, biologicals and facilities to ensure the availability of the culture, identification tests and AST at all time.
. Comply and maintain documents on equipment maintenance and repair or documents on equipment replacement accordingly when necessary.
. Develop backup plans to prevent the testing services from being interrupted due to facility shortage or damage. If a testing laboratory temporarily or permanently fails to maintain the appropriate facilities and equipment to rectify the interrupted testing services, inform the AMR Unit as soon as possible.
c) Internal quality control
. Conduct quality control activities for each type of environment, reagents and antimicrobials with appropriate frequency according to the international standards publicized by CLSI or similar and use standard reference types such as ATCC (the AMR Unit shall provide at least 18 types satisfactory to ATCC together with type documents for 16 testing laboratories conducting AST quality control activities).
. Record results of implemented quality control and remedial measures; fully archive documents.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
. Participate in the monthly EQA program to monitor the accuracy and reliability of identification testings and AST results [with respect to the initial implementation, participate in the United Kingdom National External Quality Assessment Service (NEQAS)].
. Participate in inspection and assessment to results of the external quality assessment and adjust the unsatisfactory results of the external quality assessment with the assistance of OUCRU, Vietnam’s microbiology experts and international stakeholders if necessary.
dd) Archive and submission of some special isolated types
. The testing laboratories shall archive and send some isolated types deemed as special regarding epidemiology or biology to reference labs to conduct confirmation tests and identify molecular biological properties of drug resistance.
e) Data management
. Ensure enough employees and adequate facilities to implement antimicrobial resistance surveillance.
. Ensure that employees are adequately trained regarding collection, analysis and report of antimicrobial resistance data in epidemiological, clinical and testing perspectives.
. Provide sufficient time to enable the employees to collect, check and report the surveillance data promptly, completely and in a manner satisfactory to the AMR Unit.
. Develop measures to share AMR data with Infection Prevention and Control Departments and clinical departments at least on a quarterly basis.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
. Produce separate reports for each hospital on the pathogens and models of antimicrobial sensitivity ("Cumulative antiogram of hospital”) on a yearly basis to share with clinical departments and doctors to guide the prescription practices based on the local antimicrobial sensitivity models.
In order to successfully implement and coordinate the Surveillance System, the AMR Unit shall consist of key personnel of VAMS having responsibilities that are necessary to aid VNASS in performing following tasks:
a) Strategic leadership
. Supervise and coordinate operation of the National Surveillance System of Antimicrobial Resistance.
. Develop surveillance methods and report requirements applicable to testing laboratories participating in the Surveillance System.
. Identify necessary strategies to successfully participate in GLASS
. Represent VNASS in meetings, seminars, meetings of relevant parties and other relevant national and international forums.
. Cooperate with other units in Ministry of Health in antimicrobial resistance surveillance following “One Health” approach.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
. Encourage relevant parties in testings at hospitals to participate in the antimicrobial resistance surveillance at hospitals
. Act as the link between heads of Ministry of Health and units carrying out surveillance.
b) Quality assurance
. Develop and publicize standard AMR surveillance guidelines, procedures and tools based on consultation with international stakeholders and technical teams when necessary.
. Verify compliance with internal quality assurance and external quality assessment programs of testing laboratories under the Surveillance System.
. Verify availability of qualified facilities, chemicals and biologicals in the testing laboratories under the Surveillance System.
. Satisfy training and technical assistance demands of the testing laboratories under the Surveillance System.
c) Data management and report
. Ensure accessibility to WHONET software of all testing laboratories to facilitate reports on surveillance data and WHONET update at least on a yearly basis.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
. Supervise the monthly submission of WHONET files to ensure the files are submitted within the time limit and completely.
. Conduct periodic examination of data quality of WHONET files: compliance with guidelines of CLSI, compliance with AMR procedures, legitimacy in microbiology and conformance in interpretation sessions of AST results based on the size of the zone of inhibition and MIC values.
. Notify the testing laboratories promptly of data quality flaws and debate about rectification.
. Provide remote or onsite technical assistance to enable the testing laboratories to integrate WHONET into data management procedures and optimization of data collection and report.
. Report annual consolidated AMR surveillance data to the testing laboratories affiliated to the Surveillance System and relevant parties while ensure information security relating data and origin thereof, eliminate all hospital identification from the consolidated data.
. Consolidate and send the annual consolidated AMR surveillance data to GLASS.
. Provide interpreted data to facilitate the use thereof in policy development and guidelines.
CHAPTER IV: SURVEILLANCE AND ASSESSMENT
Starting from 2019, the AMR Unit shall regularly supervise VNASS regarding data submission and data quality with assistance of domestic microbiology experts and international stakeholders. The AMR Unit shall calculate the data quality and data adequacy indices on a monthly basis and display response to each testing laboratory on the AMR website. The AMR Unit may also respond, collect information and provide technical assistance for the testing laboratories and vice versa via telephones or face-to-face meetings at facilities when necessary.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Data indices shall include but not limited to:
- Percentage of data submission within the time limit, per testing laboratory.
- Percentage of mandatory variables required in a WHONET file as specified in Table 3.
- Adequacy of data variables in each submitted WHONET file.
- Percentage of facilities complying with the guidelines of the CLSI on prioritized pathogens based on criteria listed in Annexes A1, A2. This supervision exercised by the AMR Unit shall include:
. Antibiotic panel suitable for specimens and origins thereof.
. Attached appropriate legends.
. Conflicted or unreasonable AST results based on data examination.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Percentage of testing laboratories performing internal control at least on a weekly basis.
- Percentage of testing laboratories recording rectifying measures provided unsatisfactory quality control.
- Percentage of testing laboratories participating in monthly EQA.
- Percentage of testing laboratories whose month EQA results are qualified.
- Percentage of testing laboratories recording rectifying measures provided unsatisfactory EQA.
In 2019, Ministry of Health shall assess the VNASS. Assessment teams shall be established by Ministry of Health consisting of representatives of the AMR Unit, domestic microbiology experts and international stakeholders. The assessment shall rely on the objectives and organizational structure of the Surveillance System described in this document. Members in the assessment teams shall work together to design the assessment in order to describe and improve the capacity of the program implementation. Document used in the assessment of the Surveillance System is the frame for program assessment developed by CDC and adjusted to suit Vietnam (Updated guidelines for evaluating public health surveillance system, CDC 1999). The assessment results shall be reported and publicized by the AMR Unit in joint format. This result shall be used to adjust the “Guidelines for National Surveillance of Antimicrobial Resistance” before expanding the Surveillance System.
LIST OF MANDATORY ANTIMICROBIALS TO BE TESTED
ON PRIORITIZED PATHOGENS
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Furthermore, hospitals must supervise and report another 5 types of bacteria popular at their facilities provided 10 popular bacteria thereof do not include 8 bacteria listed in the table below (e.g. Steno/blood; Suit/cerebrospinal fluid or blood, whitmore, etc.)
Bacteria
Antimicrobials selected for AST
Escherichia coli
Co-trimoxazole
Ciprofloxacin or levofloxacin
Ceftriaxone or cefotaxime and ceftazidime
Cefepime
Imipenem, meropenem, ertapenem or dorpenem
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Ampicillin
Klebsiella pneumoniae
Co-trimoxazole
Ciprofloxacin or levofloxacin
Ceftriaxone or cefotaxime and ceftazidime
Cefepime
Imipenem, meropenem, ertapenem or dorpenem
Colistin
Acinetobacter baumannii
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Gentamicin and/or amikacin
Imipenem, meropenem, or dorpenem
Colistin
Staphylococcus aureus
Cefoxitin
Streptococcus pneumoniae
Oxacillin, Penicillin G
Co-trimoxazole
Ceftriaxone or cefotaxime
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Ciprofloxacin or levofloxacin
Ceftriaxone or cefotaxime and ceftazidime
Imipenem, meropenem, ertapenem or dorpenem
Shigella spp.
Ciprofloxacin and levofloxacin
Ceftriaxone or cefotaxime and ceftazidime
Azithromycin
Neisseria gonorrhea
Cefixime, Ceftriaxone
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Ciprofloxacin
LIST OF SUGGESTED ANTIMICROBIALS TO BE TESTED
ON PRIORITIZED PATHOGENS
(compliance of testing laboratories are recommended)
The list of antimicrobials tested on pathogens in table below is testing and report requirements recommended for compliance of testing laboratories upon joining the antimicrobial resistance system.
The list is developed based on the M100 document, Table 1A and 1B of CLSI. Testing laboratories may order/test other antimicrobials depending on hospital policies. In case a testing laboratory encounters difficulty following this table of antimicrobials or has the desire to debate about replacement of any microbial listed in this table, they must contact the AMR Unit.
Testing laboratories must fully comply with all applicable guidelines of CLSI for microbial testings and reports specified in the M100 document and in the legends of Table 1A and general remarks at end of Tables 2A, 2B-1, 2B-2, 2C, 2D and 2G in particular. Some descriptions and remarks have been added to tables below
Testing laboratories using automated AST must also comply with restrictions mentioned in guidelines of each standard test kit currently in use. With respect to testing laboratories using the Vitek system, standard test kits of GN74, GP67 and GP74 are recommended (applicable to Strep pneumoniae). With respect to testing laboratories using the Phoenix system, standard test kits of NMIC-121, -123, or -124; PMIC-100, -101 or -102; and SMIC-101 are recommended.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Antimicrobial group
Supervised microbials
GRAM-NEGATIVE
Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae
Cooperative with beta-lactamase inhibitor
Amoxicillin-clavulanate or Ampicillin-sulbactam or Piperacillin-tazobactam (choose at least one).
First-generation Cephalosporin
Cefazolin1
Third-generation Cephalosporin
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Fourth-generation Cephalosporin
Cefepime
Cephamycin
Cefoxitin
Carbapenem
Imipenem or Meropenem (choose at least one)
Aminoglycoside
Gentamicin and Tobramycin and Amikacin
Fluoroquinolone
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nitrofuran
Nitrofurantoin (only for urine isolates)
Folate antagonists
Trimethoprim-Sulfamethoxazole (also known as Co-trimoxazole)
Lipopeptide
Colistin2 or Polymyxin B2 (choose at least one, only BMD method)1
Salmonella spp1 and Shigella spp3
Penicillin
Ampicillin
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Ceftriaxone or Cefotaxime (only for testing on isolates of blood and CFS, not on isolates of stool) (choose at least one).
Fluoroquinolone
Ciprofloxacin or Levofloxacin (choose at least one)
Folate antagonists
TMP/SMX (also known as Co-trimoxazole)
Phenicol
Chloramphenicol6
Pseudomonas aeruginosa
Cooperative with beta-lactamase inhibitor
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Third-generation Cephalosporin
Ceftazidime
Fourth-generation Cephalosporin
Cefepime
Carbapenem
Imipenem or Meropenem (choose at least one)
Monobactam
Aztreonam
Aminoglycoside
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Fluoroquinolone
Ciprofloxacin or Levofloxacin (choose at least one)1
Lipopeptide
Colistin2 or Polymyxin B2 (choose at least one, only applicable to BMD method)
Acinetobacter baumannii-calcoaceticus complex
Cooperative with beta-lactamase inhibitor
Ampicillin-sulbactam or Piperacillin-tazobactam (choose at least one).
Third-generation Cephalosporin
Ceftazidime and Cefotaxime or Ceftriaxone (choose at least one).
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Cefepime
Carbapenem
Imipenem or Meropenem
Aminoglycosides
Gentamicin and Tobramycin and Amikacin
Fluoroquinolones
Ciprofloxacin1 or Levofloxacin1 (choose at least one).
Tetracyclines
Tetracycline1 (report is applicable to urine isolates only).
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Folate antagonists
TMP/SMX (also known as Co-trimoxazole)
Lipopeptide
Colistin2, Polymyxin B2 (choose at least one, only BMD method)
GRAM-POSITIVE
Staphylococcus aureus
Cephamycin
Cefoxitin2 (may be replaced by Oxacillin only if adopt MIC method)
Macrolide
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Lincosamide
Clindamycin1,6
Folate antagonists
TMP/SMX (also known as Co-trimoxazole)
Glycopeptide
Vancomycin (only for MIC method)4.
Oxazolidinone
Linezolid
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Tetracycline1,4 or Doxycycline1,4 or Minocycline1,4,6 (choose at least one).
Ansamycin
Rifampin5 (for cooperative treatment only)
Aminoglycoside
Gentamicin (for cooperative treatment only)6
Fluoroquinolone
Ciprofloxacin1 or Levofloxacin1 or Moxifloxacin1 (choose at least one).
Nitrofuran
Nitrofurantoin (only for urine isolates)
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Penicillin
Penicillin8 and Ampicillin9
Glycopeptide
Vancomycin
Oxazolidinone
Linezolid
Nitrofuran
Nitrofurantoin (only for urine isolates)
Streptococcus pneumoniae*
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Penicillin
Screening10 by Oxacillin disk diffusion (1ug) and/or Penicillin (only for MIC method)11
Third-generation Cephalosporin
Cefotaxime13 (only for MIC method) or Ceftriaxone13 (only for MIC method) (choose at least one).
Carbapenems
Meropenem13 (only for MIC method).
Fluoroquinolones
Levofloxacin1 (not for isolates from CSF).
Tetracycline
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Folate antagonists
TMP/SMX (also known as Co-trimoxazole)
Glycopeptide
Vancomycin
________________________
1 WARNING: The following antimicrobials are not routinely reported for bacteria isolated from cerebrospinal fluid (CSF): first and second-generation cephalosporin and cephamycins, Clindamycin, Macrolides (e.g. Erythromycin, Azithromycin), Tetracycline and Fluoroquinolones which are orally administered microbials. These are not drugs of choice and may not be effective in treating CSF infections.
Submit a culture specimen for each isolate of this type to a reference laboratory for identification or confirmation tests regarding molecule properties testings. The only approved testing method is MIC by broth microdilution. Should not use disk diffusion and gradient diffusion.
3 WARNING: For Salmonella spp. and Shigella spp., 1st- and 2nd-generation cephalosporins and cephamycins may appear active in vitro but are not effective clinically and should not be reported as susceptible.
4 Organisms that are susceptible to tetracycline are also considered susceptible to doxycycline and minocycline and may be reported as susceptible without further testing, regardless of specimens. However, organisms concluded as intermediate or resistant to tetracycline may appear susceptible to doxycycline and/or minocycline and must be tested against each antimicrobial to determine.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6 Some agents are not routinely reproted for organisms isolated from unirary tract: Macrolides, Lincosamides, Minocycline, Chloramphenicol.
7 Only perform MIC using vancomycin otherwise refrain from conducting AST. May not conduct Vancomycin AST for all S.aureus isolates if this is not a routine task of the testing laboratories. Send any S.aureus isolates whose vancomycin AST results using MIC appear to be > 8ug/ml to a standardized testing laboratories.
8 Rifampin should not be used alone for antimicrobial therapy.
9 For staphylococci that test susceptible, aminoglycosid is used only in combination with other active agents that test susceptible.
10 WARNING: For Enterococcus spp., cephalosporins, aminoglycosides (except for high-level resistance testing), clindamycin and co-trimoxazol may appear active in vitro, but are not effective clinically and should not be reported as susceptible.
11 Enterococci susceptible to penicillin are predictably susceptible to ampicillin, amoxicillin, ampicillin-sulbactam, amoxicillin-clavulanate, piperacillin and piperacillin-tazobactam for non–β-lactamase-producing enterococci. However, enterococci susceptible to ampicillin cannot be assumed to be susceptible to penicillin.
12 With respect to Enterococcus spp. results of ampicillin testing as susceptible can be used to predict results for amoxicillin.
13 Isolates of Pneumococcus having oxacillin zone to be ≥ 20mm are susceptible to penicillin. For isolates with oxacillin zones ≤ 19 mm, do not report penicillin as resistant without performing a penicillin MIC test. Penicillin and cefotaxime, ceftriaxone, or meropenem MICs should be determined for isolates with oxacillin zone diameters ≤ 19 mm, because zones ≤ 19 mm occur with penicillin-resistant, -intermediate, or certain -susceptible strains.
14 For CSF isolates, report only meningitis interpretations. For all isolates other than those from CSF, report interpretations for both meningitis and nonmeningitis.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
REPORT ON GROUPS AND COLLECTION OF MONTHLY CULTURE DATA
Following data shall be inputted in Data Entry section of the AMR website: kks.kcb.vn; details about data requirements serving data provision shall be specified in this Annex. Testing laboratories shall receive additional instruction on how to send this data to the website.
Annual reports on data of patient groups
. The data shall be reported once a year and must be submitted before January 31 of the following year (e.g. data of 2019 must be reported before January 31, 2020).
- Reporting year (e.g. “2019”)
- Total number of beds a hospital in the reporting year
- Total number of inpatients in the reporting year
- Total number of outpatients in the reporting year
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
. Only mandatory for testing laboratories that fail to report and attach monthly negative culture data in the WHONET file.
. For each type of specimen: report the total positive and negative culture of each month.
. Deadline for report submission: before the 10th of the following month (e.g. data from January 1, 2019 to January 31, 2019 shall be uploaded on the website kks.kcb.vn before February 10, 2019).
Specimens
Bacteria prioritized for surveillance
Blood
E. coli
K. pneumoniae
A. baumannii
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
S. pneumoniae
Salmonella spp.
Urine
E. coli
K. pneumoniae
Stool
Salmonella spp.
Shigella spp
Urethra and vaginal discharge
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Specimens from other sterile parts of the body
Cerebrospinal fluid
Fluid in joints
Fluid in hip joint
Pleural effusion
Pericardial fluid
Synovial fluid
Peritoneal cavity fluid
Pus from abscess
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Acinetobacter spp.
Escherichia coli
Enterococcus spp.
Klebsiella spp.
Pseudomonas spp.
Staphylococcus aureus
Streptococcus pneumoniae
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Introduction
This document aims to instruct testing laboratories to submit microbiology data (following WHONET format) to the AMR website of Vietnam Administration of Medical Services – Ministry of Health. The document includes detailed step-by-step instruction on how to submit a WHONET file and data on total number of specimens each month, and how to check responses of experts on computer files.
2. Log in
Username: Will be provided for each testing laboratory
Password: Will be provided for each testing laboratory
User: Employees of the testing laboratories shall directly submit the reports
Web browser: Chrome, Firefox
Reporting address: http://kks.kcb.vn
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3. Interface
After successful login, the first interface will appear
The interface shall display information on completion level of the monthly data as well as evaluation and responses from data inspection teams.
4. Report production and submission
Step 1: Click “Submit file” (“Gui file”) at the bottom of the screen
Step 2: Choose “Table” (“Bieu nhap”) and date
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Step 4: Wait until the file is sent successfully and the “file” box turns green.
Step 5: Enter number of specimens on a monthly basis (Only required for testing laboratories which do not have data on negative testing results in the WHONET file)
Step 6: Click “Finish” (“Hoan thanh”)
;
Quyết định 127/QĐ-BYT năm 2019 về "hướng dẫn thực hiện giám sát quốc gia về kháng kháng sinh" do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Số hiệu: | 127/QĐ-BYT |
---|---|
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế |
Người ký: | Nguyễn Viết Tiến |
Ngày ban hành: | 15/01/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Quyết định 127/QĐ-BYT năm 2019 về "hướng dẫn thực hiện giám sát quốc gia về kháng kháng sinh" do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Chưa có Video