Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ QUY HOẠCH - KIẾN TRÚC

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 103/QĐ-SQHKT

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 7 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ BAN HÀNH “HƯỚNG DẪN PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI SỞ QUY HOẠCH - KIẾN TRÚC”

Căn cứ Quyết định số 138/2005/QĐ-UBND ngày 03 tháng 8 năm 2005 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Quy hoạch - Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh;

Căn cứ Quyết định số 102/2021/QĐ-SQHKT ngày 30 tháng 7 năm 2021 của Sở Quy hoạch - Kiến trúc về kiện toàn Tổ An Toàn COVID-19 tại Sở Quy hoạch - Kiến trúc;

Căn cứ Luật An toàn vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27 tháng 5 năm 2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chng dịch COVID-19 về việc ban hành “Hướng dẫn phòng, chng và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động”;

Căn cứ Quyết định số 5053/QĐ-BYT ngày 03 tháng 12 năm 2020 của Bộ Y tế về việc ban hành “Sổ tay Hướng dẫn thực hành truy vết người tiếp xúc với người có xét nghim SARS-CoV-2 dương tính;

Theo Hướng dẫn tạm thời về cách ly y tế tại nhà phòng, chống dịch COVID-19 cho người tiếp xúc gần (F1) (kèm theo công văn số 5599/BYT-MT ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Bộ Y tế),

Căn cứ tình hình thực tế tại Sở Quy hoạch - Kiến trúc;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Sở.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại Sở Quy hoạch - Kiến trúc.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Sở, Thủ trưởng các phòng, ban, đơn vị và toàn thể CBCC,VC-NLĐ thuộc Sở Quy hoạch - Kiến trúc chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- BGĐ Sở (để b/c);
- Các phòng ban, đơn vị thuộc Sở;
- Các Tổ, Bộ phận;
- Lưu: VT, TH.Ch.
1.
TF: Kichban
_v2.3.doc

GIÁM ĐỐC




Nguyễn Thanh Nhã

 

HƯỚNG DẪN

PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI SỞ QUY HOẠCH - KIẾN TRÚC
(Ban hành
kèm theo Quyết định số 103/QĐ-SQHKT ngày 30 tháng 7 năm 2021 của Sở Quy hoạch - Kiến trúc)

I. CƠ SỞ XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN:

Căn cứ Luật An toàn vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27 tháng 5 năm 2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chng dịch COVID-19 về việc ban hành “Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động”;

Căn cứ Quyết định số 5053/QĐ-BYT ngày 03/12/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành “Sổ tay Hướng dẫn thực hành truy vết người tiếp xúc với người có xét nghim SARS-CoV-2 dương tính;

Theo Hướng dẫn tạm thời về cách ly y tế tại nhà phòng, chng dịch COVID-19 cho người tiếp xúc gần (F1) (kèm theo công văn s 5599/BYT-MT ngày 14 tháng 7 năm 2021 của Bộ Y tế).

II. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh:

- Hướng dẫn này được áp dụng để phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi làm việc của Cơ quan Sở và các đơn vị thuộc Sở Quy hoạch - Kiến trúc;

- Hướng dẫn này áp dụng với các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCC,VC-NLĐ) thuộc Sở Quy hoạch - Kiến trúc; và các cá nhân, tổ chức đến liên hệ, công tác tại Cơ quan Sở và tại các đơn vị trực thuộc Sở Quy hoạch - Kiến trúc.

2. Một số khái niệm:

(Căn cứ theo nội dung “Sổ tay Hướng dẫn thực hành truy vết người tiếp xúc với người có xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính” ban hành tại Quyết định số 5053/QĐ-BYT; và theo nội dung “Hướng dẫn phòng, chống và đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại nơi làm việc” ban hành tại Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG)

- F0 (ca bệnh): là trường hợp có xét nghiệm dương tính với SARS-COVI-2.

- F1: Là người có tiếp xúc gần với ca bệnh xác định trong khoảng thời gian từ 3 ngày trước khi khởi phát của ca bệnh cho đến khi ca bệnh được cách ly y tế.

- F2: Là người tiếp xúc gần với F1 trong khoảng thời gian từ ngày đầu tiên F1 tiếp xúc với ca bệnh (kể từ 3 ngày trước khi ca bệnh khởi phát) cho đến khi F1 được cách ly y tế.

- F3: là người tiếp xúc gần với F2.

- F4: là người tiếp xúc gần với F3.

- Tiếp xúc gần: là tiếp xúc trong vòng 2 mét hoặc thay đổi theo khuyến cáo mới nhất của Cơ quan y tế.

- Khởi phát của ca bệnh: được tính là ngày có triệu chứng bất thường đầu tiên về sức khỏe mà bệnh nhân cảm nhận được, có thể là một trong các triệu chứng sau: sốt, mệt mỏi; đau người, gai người ớn lạnh; giảm 3 hoặc mất vị giác, khứu giác; sốt; ho; đau họng... Nếu là người lành mang trùng (người không có bất cứ triệu chứng gì) thì ngày khởi phát được tính là ngày lấy mẫu bệnh phẩm có xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

- Mốc dịch tễ: là địa điểm, sự kiện mà ca bệnh đã đi đến hoặc đã tham gia trong khoảng thời gian từ 3 ngày trước khi khởi phát bệnh cho đến khi bệnh nhân được cách ly y tế.

- Khoảng giãn cách tối thiểu và việc đeo khẩu trang thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.

- Rửa tay được hiểu là rửa tay với nước sạch và xà phòng ít nhất trong thời gian 30 giây hoặc làm sạch tay bằng dung dịch sát khuẩn tay.

- Dung dịch sát khuẩn tay: Phải chứa ít nhất 60% cồn hoặc các hoạt chất diệt khuẩn theo quy định của Bộ Y tế.

- Cơ quan y tế được đề cập trong Hướng dẫn bao gồm Bộ Y tế, Sở Y tế, HCDC và Trung tâm y tế các quận/huyện.

- Phụ trách phòng, ban, đơn vị thuộc Sở: được hiểu là cấp Phụ trách đơn vị hoặc cấp phó được giao phụ trách đơn vị.

3. Các thông tin cần thiết

- Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh: 0967.771.010;

- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC): 0869.577.133;

- Trung tâm y tế Quận 1 (hotline): 0902.318.877;

- Ủy ban nhân dân phường Bến Nghé, Quận 1: (028).3821.1860;

- Trạm y tế phường Bến Nghé, Quận 1: (028)3915.3309;

- Tổ An toàn COVID-19 tại Sở Quy hoạch - Kiến trúc được thành lập theo Quyết định số 102/QĐ-SQHKT ngày 30/7/2021 của Sở Quy hoạch - Kiến trúc:

Tổ chỉ đạo gồm:

+ Ông Nguyễn Thanh Nhã, Giám đốc Sở - Tổ trưởng,

+ Ông Phan Ngọc Phúc, Phó Giám đốc Sở - Tổ phó,

+ Bà Nguyễn Hồng Vân, Chánh Văn phòng Sở - Tổ phó thường trực,

T giúp việc thường trực gồm:

+ Bà Nguyễn Thị Minh Phượng, Phó Chánh Văn phòng - Tổ trưởng.

4. Khu vực cách ly tạm thời:

- Khu vực cách ly tạm thời được b trí tại khu công trình mới xây dựng:

+ Tầng trệt: khu vực tổ chức lấy mẫu xét nghiệm, tiêm ngừa Vaccine, làm thủ tục với cơ quan y tế.

+ Tầng 1: là nơi nghỉ ngơi tạm thời của các ca F0 và F1 nguy cơ cao (tiếp xúc nhiều lần hoặc tiếp xúc trong thời gian dài trong phạm vi dưới 2m với ca F0).

+ Tầng 2: là nơi nghỉ ngơi tạm thời của ca F1 chưa có triệu chứng hoặc F2.

- Khi có ca F0, F1, F2 việc b trí buồng vệ sinh cho khu vực cách ly tạm thời được tổ chức như sau:

+ Ca F0, F1 nguy cơ cao: sử dụng nhà vệ sinh nữ (tầng trệt)

+ Ca F2, F1 chưa có triệu chứng: sử dụng nhà vệ sinh nam (tầng trệt).

+ Dán giấy ghi chữ trước cửa nhà vệ sinh để biết đối tượng sử dụng và thông báo để CBCC,VC-NLĐ biết tránh đi nhầm.

- Xử lý rác thải:

+ Tại mỗi tng khu vực cách ly tạm thời (tầng trệt, tầng 1, tầng 2), bố trí 02 thùng đựng rác có nắp đậy, có chân đạp để bật nắp, có dán chữ “Rác thải y tế”, “Rác thải sinh hoạt” trên mỗi thùng.

+ Tổ chức thu gom rác thải hàng ngày; xịt khử khuẩn trên bao rác, xung quanh thùng đựng rác.

+ B trí thùng đựng rác tương tự trong 02 nhà vệ sinh (tầng trệt) dành cho khu vực cách ly tạm thời.

- Tại các tầng trệt, tầng 1, tầng 2 trong khu vực cách ly tạm thời luôn phải mở cửa đảm bảo thông thoáng, bố trí đầy đủ dung dịch sát khuẩn, có dán giấy cho biết đây là khu vực cách ly tạm thời tương ứng với từng trường hợp;

- Bố trí bình nước tại mỗi tầng của khu vực này;

- Kiểm tra bố trí lắp đặt đường điện tại các tầng; ít nhất 1 đường dây điện thoại tại tầng 1.

5. Phân loại cấp độ, nguy cơ lây nhiễm tại Trụ s và tác động ảnh hưởng đến hoạt động của Sở Quy hoạch - Kiến trúc:

5.1. Cấp độ 1: Khi Sở Quy hoạch - Kiến trúc chưa có trường hợp F0, F1, F2.

Tại cấp độ này, nguy cơ lây nhiễm tại Trụ sở chưa xuất hiện, các hoạt động của đơn vị tại Trụ sở chưa bị tác động ảnh hưởng, cần duy trì các hoạt động phòng chống dịch theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố và khuyến cáo của cơ quan y tế.

5.2. Cấp độ 2: Khi Sở Quy hoạch - Kiến trúc có trường hợp được cơ quan y tế hoặc chính quyền địa phương xác nhận là F2 (là khách hoặc CBCC, VC-NLĐ)

Đã xuất hiện nguy cơ lây nhiễm tại Trụ sở. Các hoạt động của đơn vị tại Trụ Sở chưa bị ảnh hưởng đáng kể. Cần nâng cao ý thức cảnh giác, các biện pháp đề phòng theo 2 trường hợp:

+ Trường hợp 1 : F2 đã từng đến Trụ sở

+ Trường hợp 2: F2 đang có mặt tại Trụ sở

5.3. Cấp độ 3: Khi Sở Quy hoạch - Kiến trúc có trường hợp được cơ quan y tế hoặc chính quyền địa phương xác nhận là F1, F0; nhưng chưa có yêu cầu phong tỏa Trụ sở.

Nguy cơ lây nhiễm cao, thông qua các tiếp xúc gần bên ngoài Trụ sở giữa CBCC,VC-NLĐ là F0 với các đồng nghiệp; hoặc từ các tiếp xúc tại Trụ sở giữa cá nhân là F1 với CBCC,VC-NLĐ thuộc Sở; dẫn đến nguy cơ xuất hiện F1, F2 trong Trụ sở. Một số hoạt động của đơn vị tại Trụ Sở bị ảnh hưởng, có thể gián đoạn, nhưng vẫn sắp xếp, điều chỉnh để tiếp tục vận hành.

5.4. Cấp độ 4: Khi Sở Quy hoạch - Kiến trúc bị cơ quan có thẩm quyền yêu cầu phong tỏa Trụ sở vì là địa điểm nằm trong Mốc dịch tễ của trường hợp F0, F1.

Nguy cơ lây nhiễm rất cao. Phải dừng ngay mọi hoạt động tại Trụ sở để ưu tiên triển khai nhanh các phản ứng khoanh vùng, chống lây nhiễm; chủ động thiết lập phương án cách ly tại chỗ trong khi chờ hướng dẫn của cơ quan y tế.

III. TRÁCH NHIỆM CỦA CBCC,VC-NLĐ TRONG PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH COVID-19

1. Trước khi đến nơi làm việc:

- Thực hiện khai báo y tế điện tử hàng ngày trước khi đến cơ quan làm việc, bằng cách quét mã QR (Sở Quy hoạch - Kiến trúc) dưới đây:

- Chuẩn bị sẵn sàng các trang bị, vật dụng cá nhân cần thiết để đề phòng cơ quan làm việc bị phong tỏa bất ngờ vì xuất hiện ca F0 (như: cốc uống dùng riêng, khăn giấy, khẩu trang, găng tay, dung dịch sát khuẩn tay, dụng cụ vệ sinh cá nhân, quần áo thay đổi, nước giặt đồ...)

- Khuyến khích CBCC,VC-NLĐ thường xuyên sử dụng dung dịch vệ sinh mũi (dạng xịt), dung dịch xịt khoang họng để kháng khuẩn, kháng viêm; tự theo dõi sức khỏe hằng ngày (đo nhiệt độ). Nếu có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở thì chủ động liên hệ với cơ quan y tế gần nhất tại địa phương để thực hiện khai báo y và thực hiện cách ly theo quy định. Đồng thời, thông báo cho Phụ trách đơn vị và Tổ phó thường trực Tổ An Toàn COVID-19 để theo dõi, giám sát.

- Không đến cơ quan, đơn vị nếu đang trong thời gian thực hiện cách ly y tế theo quy định.

- Cài đặt ứng dụng Bluezone, nCOVI trên điện thoại để nhận cảnh báo nếu đã tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19, qua đó có hướng xử lý kịp thời.

2. Tại nơi làm việc:

- Đeo khẩu trang và đảm bảo khoảng giãn cách tại nơi làm việc, phòng họp;

- Các khu vực sinh hoạt chung tại cơ quan, đơn vị thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Tăng cường sử dụng các phương tiện thông tin liên lạc từ xa, các ứng dụng công nghệ để giảm tiếp xúc trực tiếp như: các ứng dụng chat, điện thoại có hình ảnh (video call), email,...; Không tụ tập đông người tại nơi làm việc khi không cần thiết.

- Nếu phát hiện bản thân, đồng nghiệp hoặc người dân đến liên hệ công tác có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở; hoặc là F0; hoặc có thể là F1; hoặc có thể là F2, thì bản thân hoặc hướng dẫn đồng nghiệp, người dân đó hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh và phải báo ngay cho cơ quan, đơn vị quản lý để kịp thời có hướng xử lý, theo dõi, giám sát. Đồng thời phải thực hiện khai báo y tế và cách ly theo quy định của cơ quan y tế.

3. Trường hợp đi công tác:

- Tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch của chính quyền địa nơi đến công tác.

- Thực hiện khai báo y tế và tự theo dõi sức khỏe theo quy định của cơ quan y tế tại địa phương nếu địa phương công tác có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh COVID-19.

- Nếu có một trong các biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho, đau rát họng, khó thở cần đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc với những người xung quanh, thông báo với người quản lý, gọi điện cho đường dây nóng của Sở Y tế cấp tỉnh nơi đến công tác hoặc Bộ Y tế (số điện thoại 1900 3228 hoặc 1900 9095) để được tư vấn và nếu cần thiết thi đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

4. Trường hợp làm việc tại nhà:

- Mở điện thoại 24/24 giờ, để kịp thời tiếp nhận các chỉ đạo của Lãnh đạo Sở, phụ trách đơn vị; Phản hồi ngay khi tiếp nhận thông tin.

- Tự giác, trách nhiệm thực hiện công việc được giao tại nhà; phối hợp với các đồng nghiệp để giải quyết công việc chung; định kỳ báo cáo kết quả công việc với Phụ trách đơn vị, hoặc khi nhận yêu cầu.

- Tự trang bị thiết bị, máy móc cần thiết, tăng cường ứng dụng công nghệ để xử lý công việc từ xa; sẵn sàng kết nối để tham dự họp trực tuyến ngay khi có yêu cầu;

- Trường hợp không tự đảm bảo được phương tiện để giải quyết công việc từ xa; hoặc do đặc thù, tính chất công việc thì phải đến Trụ sở để làm việc.

5. Trách nhiệm báo cáo khi có xác nhận của cơ quan y tế hoặc chính quyền địa phương về việc bản thân là F0, F1, F2:

- Thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan y tế, chính quyền địa phương; Thực nghiêm nguyên tắc 5K;

- Đồng thời, báo cáo ngay bằng điện thoại cá nhân cho Phụ trách đơn vị quản lý trực tiếp và Tổ phó thường trực Tổ An toàn COVID-19 về tình trạng của bản thân, gửi kèm các quyết định của cơ quan y tế hoặc chính quyền địa phương.

- Thực hiện các trách nhiệm CBCC,VC-NLĐ trong trường hợp làm việc tại nhà theo quy định tại Mục 4 phần này (trừ trường hợp đang là F0 hoặc đang thực hiện cách ly tập trung).

- Phối hợp với Tổ An toàn COVID-19 để thực hiện các biện pháp cách ly tạm thời (nếu đang có mặt tại Trụ sở đơn vị) và cung cấp các thông tin cần thiết khác phục vụ cho việc khoanh vùng, truy vết tại cơ quan.

- Khi có Quyết định kết thúc thời gian cách ly thì báo cáo ngay với Phụ trách đơn vị và điền Phiếu Thông tin (theo mẫu) gửi Chánh Văn phòng trước khi đến cơ quan làm việc trở lại.

- Lưu ý, nếu cá nhân phải thực hiện cách ly là Giám đốc Sở hoặc Phụ trách đơn vị thì thực hiện các việc sau:

+ Đối với Giám đốc Sở: Ủy quyền cho Phó Giám đốc phụ trách điều hành toàn bộ công việc của Sở Quy hoạch - Kiến trúc và báo cáo ngay cho Ủy ban nhân dân Thành phố, Thành ủy.

+ Đối với Phụ trách đơn vị: Chuyển giao 01 cấp phó phụ trách điều hành công việc của phòng, ban, đơn vị và báo cáo cho Ban Giám đốc Sở, Chánh Văn phòng Sở.

IV. KỊCH BẢN ỨNG PHÓ VỚI CÁC CẤP ĐỘ CỦA DỊCH COVID-19 TẠI TRỤ SỞ CƠ QUAN SỞ QUY HOẠCH - KIẾN TRÚC

1. Cấp độ 1: Khi Sở Quy hoạch kiến trúc chưa có trường hợp F0, F1, F2

1.1. Công tác chỉ đạo, kiểm tra:

- Triển khai đầy đủ các chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp, Ủy ban nhân dân Thành phố, Sở Quy hoạch - Kiến trúc và thông báo, hướng dẫn của cơ quan y tế về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

- Theo dõi sát diễn biến, đánh giá tình hình dịch bệnh để có chỉ đạo kịp thời.

- Kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại trụ sở Cơ quan Sở Quy hoạch - Kiến trúc (sau đây gọi là Trụ sở) và các đơn vị trực thuộc, đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong chỉ đạo, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.

1.2. Công tác giám sát, dự phòng:

- Tăng cường giám sát sức khỏe của CBCC,VC-NLĐ;

- Thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K, nhất là đeo khẩu trang bắt buộc tại nơi làm việc.

- Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất phòng dịch: xà phòng rửa tay, dung dịch sát khuẩn tại khu vực công sở (phòng họp, hội trường, cầu thang,.... ); sắp xếp, bố trí phòng làm việc, phòng họp đảm bảo khoảng cách an toàn, tránh giao tiếp gần giữa CBCC,VC-NLĐ

- Trang bị bảo hộ an toàn phòng bệnh cho các bộ phận thường xuyên tiếp xúc với nhiều cá nhân, tổ chức đến Trụ sở (bảo vệ, văn thư, lái xe, tiếp công dân...).

- Đo thân nhiệt và thực hiện khai báo y tế bằng mã QR đối với CBCC,VC-NLĐ và khách đến liên hệ công tác tại Trụ sở cơ quan, đơn vị. Trong trường phát hiện người có kết quả đo thân nhiệt 37 độ thì yêu cầu thực hiện các bước phòng dịch bệnh tiếp theo:

+ Đối với CBCC,VC-NLĐ: Bộ phận Bảo vệ có trách nhiệm không cho cá nhân đó vào Trụ sở; yêu cầu ngồi nghỉ tại một nơi thoáng mát, giữ khoảng cách 2 mét, hạn chế tiếp xúc với người khác (trong thời gian 5 phút); kiểm tra lại máy đo thân nhiệt. Sau đó, tiến hành kiểm tra đo thân nhiệt đối với cá nhân đó ln 2:

■ Nếu kết quả đo thân nhiệt < 37 độ thì cho cá nhân đó vào Trụ sở làm việc bình thường;

■ Nếu kết quả đo thân nhiệt 37 độ thì thực hiện các bước sau:

Bước 1: Bộ phận Bảo vệ yêu cầu cá nhân đó giữ nguyên vị trí, không di chuyển và thông báo ngay bằng điện thoại cá nhân cho Phụ trách đơn vị quản lý trực tiếp để được hướng dẫn cụ thể.

Bước 2: Phụ trách đơn vị nhận được thông tin có trách nhiệm xem xét, quyết định cho cá nhân đó vào Trụ sở làm việc hay tạm thời ra về và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc Sở về quyết định đó. Đồng thời, thông tin cho Tổ phó thường trực Tổ An Toàn COVID-19 để theo dõi.

Trường hợp cá nhân có kết quả đo thân nhiệt 37 độ là Thủ trưởng các phòng, ban, đơn vị thì phải báo cáo ngay bằng điện thoại cá nhân cho Ban Giám đốc Sở để xem xét, quyết định; và thông tin cho Tổ phó thường trực Tổ An Toàn COVID-19 để theo dõi.

Nếu CBCC,VC-NLĐ được cấp có thẩm quyền cho phép về thì tự theo dõi sức khỏe tại nhà hoặc liên hệ cơ quan y tế để thực hiện theo hướng dẫn (tùy theo tình trạng sức khỏe của bản thân).

Bước 3: Phụ trách đơn vị quản lý trực tiếp có trách nhiệm theo dõi, giám sát tình trạng của cá nhân đó để kịp thời báo cáo đến Tổ An toàn COVID-19, chủ động trong việc ứng phó mọi tình huống có thể phát sinh.

+ Đối với khách đến liên hệ công tác: Bộ phận Bảo vệ không cho cá nhân đó vào Trụ sở và đề nghị cá nhân đó liên hệ cơ quan y tế để được hướng dẫn. Trường hợp cần thiết, Bộ phận bảo vệ báo nhanh cho Tổ phó thường trực Tổ An toàn COVID-19 để báo cáo Ban Giám đốc Sở xem xét, quyết định.

1.3. Công tác truyền thông:

- Triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo của Ban Chỉ đạo về phòng, chống dịch COVID-19 các cấp và Thành phố về công tác phòng, chống dịch bệnh. Thường xuyên cập nhật tình hình dịch bệnh, các khuyến cáo phòng chống dịch của cơ quan y công thông tin điện tử, Website,...

- Khuyến cáo toàn thể CBCC,VC-NLĐ không hoang mang lo lắng, đồng thời phối hợp thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh.

1.4. Công tác hậu cần:

- Trang bị kiếng chống giọt bắn, khẩu trang cho Tổ Bảo vệ, Lái xe, Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ; Bộ phận Hành chính tổng hợp.

- Dự phòng nước uống, mì gói trong trường hợp Trụ sở phải phong tỏa đột ngột trong nhiều ngày.

- Trang bị tủ y tế đầy đủ các loại thuốc cần thiết:

- Luôn đảm bảo dự phòng tối thiểu 10 lít dung dịch sát khuẩn; 10 chai xà phòng sát khuẩn cho các khu vực vệ sinh; bao đựng rác thải;

- Bố trí kinh phí để kịp thời bổ sung các trang thiết bị, vật tư cần thiết cho việc phòng chống lây nhiễm tại Trụ sở.

1.5. Công tác phối hợp:

- Phối hợp tốt với cơ quan y tế trong việc phòng chống dịch bệnh tại Trụ sở.

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện chế độ làm việc trong tình huống khẩn cấp về dịch bệnh theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

- Các Tổ, bộ phận liên quan phối hợp Tổ An toàn COVID-19 để triển khai nhanh chóng và hiệu quả các chỉ đạo phòng chống COVID-19 tại đơn vị.

1.6. Chế độ thông tin, báo cáo:

Thủ trưởng các phòng, ban, đơn vị thực hiện chế độ báo cáo về Ban Giám đốc Sở tình hình phòng, chống dịch bệnh trước 16h00 thứ 5 hàng tuần và thông tin nhanh qua điện thoại khi có sự việc phát sinh.

2. Cấp độ 2: Khi Sở Quy hoạch - Kiến trúc có trường hợp được cơ quan y tế hoặc chính quyền địa phương xác nhận là F2 (là khách hoặc là CBCC,VC-NLĐ thuộc Sở)

Duy trì các hoạt động của cấp độ 1, căn cứ vào Mốc dịch tể của F2 để bổ sung, tăng mức độ của các hoạt động phòng chống dịch, cụ thể như sau:

2.1. Trường hợp 1: F2 đã từng có mặt tại Trụ sở

- Bước 1, Tổ phó thường trực Tổ An toàn COVID-19 thực hiện:

+ Thông báo cụ thể về việc Sở Quy hoạch - Kiến trúc có trường hợp F2 (là khách hoặc là CBCC,VC-NLĐ) và các biện pháp cách ly đã thực hiện.

+ Tổ chức phối hợp với cơ quan y tế tiến hành vệ sinh khử khuẩn khu vực làm việc.

- Bước 2, CBCC,VC-NLĐ có tiếp xúc với cá nhân là F2 thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K, khai báo y tế điện tử, tự theo dõi sức khỏe của bản thân và người mà mình tiếp xúc.

- Bước 3, Nếu F2 là CBCC,VC-NLĐ thuộc Sở Quy hoạch - Kiến trúc thì Phụ trách đơn vị quản lý trực tiếp có trách nhiệm sắp xếp phân công, bố trí công việc tạo điều kiện cho CBCC,VC-NLĐ là F2 chấp hành quy định của cơ quan y tế hoặc chính quyền địa phương về phòng, chống dịch;

2.2. Trường hợp 2: F2 đang có mặt tại Trụ sở

- Bước 1, Tổ phó thường trực Tổ An toàn COVID-19 thực hiện:

+ Liên hệ với cơ quan y tế để được hỗ trợ và hướng dẫn.

+ Phân công thành viên Tổ giúp việc thuộc Tổ An toàn COVID-19 hướng dẫn cá nhân là F2 đến khu vực cách ly tạm thời đã được bố trí.

+ Thông báo cụ thể về việc Sở Quy hoạch - Kiến trúc có trường hợp F2 (là khách hoặc là CBCC,VC-NLĐ) và các biện pháp cách ly đã thực hiện.

+ Tổ chức phối hợp với cơ quan y tế tiến hành vệ sinh khử khuẩn khu vực làm việc.

- Bước 2, Thành viên Tổ giúp việc thuộc Tổ An toàn COVID-19 được giao nhiệm vụ hướng dẫn cá nhân là F2 đến khu vực cách ly tạm thời:

+ Thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K trong quá trình xúc với F2.

+ Giám sát và hỗ trợ cá nhân là F2 đến khi cơ quan y tế đến và tiếp nhận.

- Bước 3: Thực hiện Bước 2, Bước 3 của Trường hợp 1 (Cấp độ 2).

3. Cấp độ 3: Khi Sở Quy hoạch - Kiến trúc có trường hợp được cơ quan y tế hoặc chính quyền địa phương xác nhận là F1, F0 nhưng chưa có yêu cầu phong tỏa Trụ sở.

Duy trì các hoạt động của cấp độ 1, căn cứ vào Mốc dịch tể của F0, F1 để bổ sung, tăng mức độ của các hoạt động phòng chống dịch, cụ thể như sau:

- Bước 1: Xác thực thông tin và báo cáo nhanh:

+ Tổ phó thường trực Tổ An toàn COVID-19 sau khi xác thực thông tin của cá nhân là F0, F1 và xác định các Mốc dịch tễ có liên quan đến Sở thì liên hệ với cơ quan y tế để được hướng dẫn các biện pháp khoanh vùng, truy vết cần thực hiện ngay; Báo cáo nhanh với Ban Giám đốc Sở để được chỉ đạo về việc tạm thời phong tỏa Trụ sở.

+ Tổ phó thường trực Tổ An toàn COVID-19 phối hợp với Phụ trách đơn vị có liên quan trường hp F0, F1 tham mưu với Ban Giám đốc để báo cáo nhanh đến Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố về tình trạng của Sở Quy hoạch - Kiến trúc.

+ Tổ phó thường trực Tổ An toàn COVID-19 thông báo cho Thủ trưởng các phòng, ban, đơn vị và toàn thể CBCC,VC-NLĐ về trường hợp Sở có F0, F1 (kèm các Mốc dịch tễ liên quan đến Sở nếu có), và thông báo về việc tạm thời phong tỏa Trụ sở (nếu có chỉ đạo Ban Giám đốc Sở);

+ CBCC,VC-NLĐ thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K; không hoang mang, lo lắng; không chia sẻ thông tin chưa được xác minh, kiểm chứng.

- Bước 2: Rà soát danh sách có tiếp xúc gần với F0, F1 (nếu có)

+ Phụ trách đơn vị rà soát và lập danh sách CBCC,VC-NLĐ thuộc thẩm quyền quản lý của mình có tiếp xúc gần với F0, F1; Kết quả rà soát báo cáo ngay về Tổ An toàn COVID-19 và Văn phòng Sở.

+ Văn phòng Sở tổng hợp danh sách có tiếp xúc gần với F0, F1 của các phòng ban đơn vị, báo cáo với Ban Giám đốc Sở và gửi danh sách này đến cơ quan y tế để xử trí theo quy định.

- Bước 3: Tổ chức cách ly và ly mẫu bệnh phẩm

+ Căn cứ danh sách có tiếp xúc gần với F0, F1 do Thủ trưởng các phòng, ban, đơn vị báo cáo, Văn phòng Sở tham mưu Ban Giám đốc Sở để lọc danh sách CBCC,VC-NLĐ cần lấy mẫu xét nghiệm SARS-COV2; phối hợp cơ quan y tế để thực hiện lấy mẫu xét nghiệm tại Trụ sở.

+ Đối với trường hợp có tiếp xúc gần với F0, F1 và đang có mặt tại Trụ sở, thì Tổ phó thường trực Tổ An toàn COVID-19 thực hiện phân công thành viên Tổ giúp việc thuộc Tổ An toàn COVID-19 hướng dẫn các cá nhân có tiếp xúc gần với F0, F1 đến khu vực cách ly tạm thời đã được bố trí để chờ cơ quan y tế đến tiếp nhận chuyển đến nơi cách ly theo quy định.

+ Đối với các trường hợp có tiếp xúc gần với F0, F1 nhưng không có mặt tại Trụ sở thì Thủ trưởng các phòng, ban, đơn vị quản lý trực tiếp có trách nhiệm thông báo cho các đi tượng này ở yên tại nơi lưu trú, khai báo y tế và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

+ Tổ trưởng Tổ giúp việc thuộc Tổ An toàn COVID-19 phối hợp cơ quan y tế tiến hành vệ sinh khử khuẩn Trụ sở theo quy định.

- Bước 4: ng xử với CBCC,VC-NLĐ đang thực hiện cách ly theo quy định của của cơ quan y tế:

+ Phụ trách đơn vị quản lý trực tiếp có trách nhiệm sắp xếp phân công, bố trí lại công việc trong phòng, tạo điều kiện cho cá nhân chấp hành quy định của cơ quan y tế hoặc chính quyền địa phương về phòng, chống dịch mà không làm ảnh hưởng công việc chung của đơn vị; giữ liên hệ với CBCC,VC-NLĐ là F0, F1 và người thân của cá nhân này để động viên, kịp thời giúp đỡ, hỗ trợ.

+ Ban chấp hành Công đoàn Sở phối hợp với Tổ Trưởng Tổ công đoàn của CBCC,VC-NLĐ là F0, F1 để có những hỗ trợ, giúp đỡ trong trường hợp cần thiết.

+ Phụ trách đơn vị quản lý trực tiếp có trách nhiệm thông báo với Chánh Văn phòng về việc CBCC,VC-NLĐ thuộc phạm vi quản lý có Quyết định kết thúc thời gian cách ly theo quy định để được hướng dẫn điền Phiếu Thông tin (theo mẫu) trước khi đến cơ quan làm việc trở lại.

4. Cấp độ 4: Khi Sở Quy hoạch - Kiến trúc bị cơ quan có thẩm quyền yêu cầu phong tỏa Trụ sở vì là địa điểm nằm trong Mốc dịch tễ của trường hợp F0, F1

- Ngay khi tiếp nhận thông tin yêu cầu phong tỏa Trụ sở của cơ quan có thẩm quyền, Giám đốc Sở chỉ đạo Phong tỏa toàn bộ Trụ sở và triển khai biện pháp cách ly tạm thời trong khi chờ cơ quan y tế đến hỗ trợ xử lý.

- Toàn thể các thành viên Tổ An toàn COVID-19 phối hợp với cơ quan y tế, chính quyền địa phương để tiến hành lấy mẫu xét nghiệm, ở lại đơn vị cho đến khi có thông báo mới; tuân thủ nghiêm các hướng dẫn của cơ quan y tế và chỉ đạo của Ban Giám đốc Sở.

- Trường hợp cơ quan y tế do quá tải chưa thể đến hỗ trợ ngay; thiết lập và triển khai phương án cách ly tập trung ngay tại Trụ sở như sau:

+ Thực hiện Bước 1, Bước 2 của Cấp độ 3 để phân loại sơ bộ các nhóm tiếp xúc gần với F0, F1;

+ Di chuyển các nhóm F0, F1, F2 đến khu vực cách ly tạm thời nêu tại mục 4 Phần II;

+ Các nhóm còn lại làm việc, nghỉ ngơi, ăn uống tại Tòa nhà cũ theo phương án 3 tại chỗ (làm việc tại chỗ, nghỉ ngơi tại chỗ, ăn uống tại chỗ). Trường hợp các phòng không đủ chỗ để bố trí chỗ nghỉ ngơi cho CBCC,VC-NLĐ, thì bố trí thêm tại lầu 2 (phòng họp 3 dành cho nữ, phòng họp 2 dành cho nam);

+ Từ nhóm an toàn, lập nhóm phụ trách hậu cần để hỗ trợ tập thể: phân phát mì gói (được dự phòng trong kho của Sở), liên hệ nhận vật tư tiếp tế từ bên ngoài,...

+ Toàn thể CBCC,VC-NLĐ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan y.

- Phương án làm việc trong trường hợp Trụ sở bị phong tỏa:

+ Thông báo chỉ tiếp nhận các hồ sơ văn bản thông qua Dịch vụ công trực tuyến, email và bưu điện; kết quả giải quyết được gửi qua bưu điện và email.

+ Các trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính thuộc đối tượng F3, F4 trở đi sẽ được b trí làm việc theo hướng dẫn của cơ quan y tế hoặc cơ quan có thẩm quyền.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Được đảm bảo từ nguồn kinh phí quản lý hành chính (kinh phí tự chủ).

- Từ nguồn hỗ trợ hp pháp.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Giám đốc Sở thực hiện công tác chỉ đạo, kiểm tra toàn diện công tác phòng, chống dịch tại Sở Quy hoạch - Kiến trúc; trực tiếp chỉ đạo thực hiện kịch bản ứng phó với dịch COVID-19 tại Sở Quy hoạch - Kiến trúc khi ở cấp độ 4.

2. Tổ An toàn COVID-19 chịu trách nhiệm trực tiếp triển khai, thực hiện các chỉ đạo của Ban Giám đốc Sở; và chủ trì triển khai thực hiện các nhiệm vụ để ứng phó với tình hình dịch bệnh COVID-19 theo các cấp độ 1, 2, 3, 4 nêu tại Hướng dẫn này; Phối hợp với các cơ quan y tế và đơn vị có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ.

3. Tổ giúp việc thuộc Tổ An toàn COVID-19 phối hợp các Tổ, Bộ phận thuộc Văn phòng Sở để thực hiện công tác giám sát, dự phòng; công tác truyền thông; công tác hậu cần; và lập dự toán kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trình Ban Giám đốc thông qua; và thực hiện các nhiệm vụ được giao khác theo các kịch bản ứng phó.

4. Bộ phận Kế toán (thuộc Văn phòng Sở): chịu trách nhiệm thẩm định dự toán bố trí kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

5. Bộ phận Tổ chức (thuộc Văn phòng Sở) hỗ trợ Tổ An toàn COVID-19 tổng hợp thông tin CBCC,VC-NLĐ khi cần thiết.

6. Phụ trách đơn vị chịu trách nhiệm:

- Phổ biến các kịch bản ứng phó với với dịch COVID-19 tại Sở Quy hoạch - Kiến trúc đến từng CBCC,VC-NLĐ trong đơn vị; thực hiện các nhiệm vụ phối hợp, thông tin, báo cáo theo các kịch bản.

- Đôn đốc, nhắc nhở CBCC,VC-NLĐ thực hiện nghiêm các biện pháp và quy định của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp, cơ quan y tế và Sở Quy hoạch - Kiến trúc trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

- Phụ trách đơn vị chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc Sở về việc CBCC,VC-NLĐ lây nhiễm dịch bệnh tại nơi làm việc do không tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 tại Hướng dẫn này.

- Đối với các đơn vị có Trụ sở riêng tiến hành lập kế hoạch và bố trí nguồn lực để triển khai thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại nơi làm việc theo Hướng dẫn này; Xây dựng kịch bản ứng phó các tình huống có thể phát sinh. Đồng thời, ban hành các quy định về phòng, chống dịch tại đơn vị và xử lý các vi phạm nếu CBCC,VC-NLĐ không tuân thủ.

7. CBCC,VC-NLĐ thuộc Sở:

- Nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 theo Hướng dẫn này.

- Thực hiện việc tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 cho đồng nghiệp, gia đình và cộng đồng. Không phát tán các thông tin không chính thức, chưa được kiểm chứng. Không gây khó khăn cho Tổ An toàn COVID-19 trong quá trình làm nhiệm vụ. Các trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định.

- Nghiêm túc, tự giác thực hiện việc khai báo y tế điện tử đầy đủ, trung thực và thường xuyên cập nhật thông tin chính thức về diễn biến, tình hình dịch bệnh COVID-19 trên Website của cơ quan y tế.

Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị thông báo cho Văn phòng Sở để được hướng dẫn cụ thể./.

 

SỞ QUY HOẠCH - KIẾN THỨC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng ….. năm 2021

 

PHIẾU THÔNG TIN VỀ PHÒNG CHỐNG COVID-19
(Ban hành kèm theo Quyết định số ……../QĐ-SQHKT ngày     tháng    năm 2021 của Sở Quy hoạch - Kiến trúc)

Tôi tên: …………………………………………… Số điện thoại: ………………………

Cư ngụ tại: ………………………………………………………………………………..

Chức vụ: …………………………………… - Tên đơn vị: ………………………

Thực hiện công tác phòng chng dịch bệnh COVID-19, tôi xin thông tin về trường hợp của mình trước khi tiếp tục đến cơ quan làm việc như sau:

1. Tình trạng trước khi cung cấp thông tin:

Sống trên địa bàn (phường, quận, huyện) bị giới hạn di chuyển theo Chỉ thị 16.

Sống trong khu vực (hẻm, khu phố, tòa nhà) phong tỏa do có ca F0.

Cách ly tại nhà.

Cách ly tại nhà sau khi đã kết thúc cách ly tập trung.

2. Thông tin gỡ bỏ phong tỏa / kết thúc cách ly:

□ Gỡ bỏ phong tỏa vào ngày: ………………..

Được nới lỏng việc di chuyển vào ngày: ………………

Kết thúc thời gian cách ly tại nhà vào ngày ………………..

3. Tiêm vaccine COVID-19:

Chưa tiêm vaccine COVID-19. Lý do: ……………………………………..

□ Đã tiêm vaccine COVID-19. Cụ thể:

Ngày tiêm vaccine (có thể ghi tháng/năm): ………………………………………….

Địa điểm tiêm Vaccine: …………………………………………………………………

4. Xét nghiệm COVID-19:

Không. Trong 21 ngày gàn nhất, tôi không thực hiện xét nghiệm liên quan COVID-19.

Có. Kết quả những làn xét nghiệm gần nhất như sau:

Lần thứ

Ngày lấy mẫu
(có thể ghi tháng/năm)

Loại xét nghiệm

Kết quả xét nghiệm

Test nhanh

Test PCR

Chưa có Kết quả

Âm tính

Dương tính

1

 

2

 

3

 

4

 

5

 

 

Lý do xét nghiệm:

□ Được yêu cầu do liên quan với F0                        Được yêu cầu do liên quan với F1

□ Theo yêu cầu của cơ quan                                     Do nhu cầu cá nhân

□ Xét nghiệm tập trung do sống trong khu vực (hẻm/khu phố/tòa nhà) bị phong tỏa.

□ Xét nghiệm tập trung do sống trên địa bàn (phường, quận, huyện) có diễn biến dịch COVID-19 phức tạp, đang bị hạn chế di chuyển sang các khu vực khác.

□ Lý do khác: …………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………

5. Thông tin khác:

□ Trong thời gian cách ly / phong tỏa tôi KHÔNG tiếp xúc với đồng nghiệp.

□ Trong thời gian cách ly / phong tỏa tôi CÓ tiếp xúc với đồng nghiệp tên: ……………………….

……………………………………………………………………………………………………………

Tôi xin cam kết và chịu trách nhiệm với nội dung thông tin trên đây./.

 

Ý KIẾN CỦA LÃNH ĐẠO PHÒNG

 

NGƯỜI CAM KT

 

Ý KIN CỦA CHÁNH VĂN PHÒNG

 

Ý KIN CỦA LÃNH ĐẠO SỞ

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Quyết định 103/QĐ-SQHKT năm 2021 về Hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại Sở Quy hoạch - Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh

Số hiệu: 103/QĐ-SQHKT
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Sở Quy hoạch - Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký: Nguyễn Thanh Nhã
Ngày ban hành: 30/07/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [4]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Quyết định 103/QĐ-SQHKT năm 2021 về Hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 tại Sở Quy hoạch - Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…