HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2009/NQ-HĐND |
Quảng Ngãi, ngày 24 tháng 7 năm 2009 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
KHÓA X - KỲ HỌP THỨ 20
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao;
Căn cứ Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường;
Căn cứ Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí, quy mô, tiêu chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường;
Căn cứ Quyết định số 61/2005/QĐ-BGDĐT ngày 04/11/2005 của Bộ Trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin về việc phê duyệt Đề án “Quy hoạch phát triển xã hội hóa hoạt động văn hóa đến năm 2010; Quyết định 1336/2005/QĐ-UBTDTT ngày 30/6/2005 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban TDTT phê duyệt Đề án "Phát triển xã hội hóa thể dục thể thao đến năm 2010";
Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
Xét Tờ trình số 1897/TTr-UBND ngày 15/7/2009 của Ủy ban nhân tỉnh Quảng Ngãi về Đề án Qui hoạch phát triển xã hội hóa hoạt động văn hóa, thể thao tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2009 - 2015, định hướng đến năm 2020; báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa - Xã hội và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh;
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Nhất trí thông qua Đề án phát triển xã hội hóa hoạt động văn hóa, thể thao tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2009 - 2015, định hướng đến năm 2020 với các nội dung chính sau:
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu tổng quát.
Tăng cường đầu tư cho văn hoá, thể thao từ nguồn ngân sách nhà nước và huy động mọi nguồn lực trong xã hội tham gia đầu tư vào hoạt động văn hoá và thể dục, thể thao nhằm tăng cường cơ sở vật chất, tạo ra sản phẩm văn hoá đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá ngày càng cao của nhân dân; đẩy mạnh phong trào thể dục, thể thao, phát triển cơ sở vật chất, góp phần tăng cường sức khoẻ, phát triển nguồn nhân lực, từng bước đáp ứng nhu cầu luyện tập thể dục thể thao của nhân dân trong tỉnh.
Chuyển các đơn vị sự nghiệp văn hóa, thể thao của tỉnh sang hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ khi cơ chế mới có hiệu lực thi hành. Tăng cường thực hiện chức năng quản lý, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị văn hóa, thể thao, chuyển mạnh các hoạt động dịch vụ văn hóa, thể thao theo hướng xã hội hóa để các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện.
2. Mục tiêu cụ thể.
a) Về văn hóa: Đến năm 2015, huy động các cơ sở ngoài công lập và các lực lượng tham gia xã hội hóa hoạt động văn hóa từ 15 - 20%, đến năm 2020 đạt từ 30 - 40% tổng mức kinh phí từ ngân sách nhà nước đầu tư cho hoạt động văn hoá trong tỉnh.
Phấn đấu đến 2015: Xây dựng 01 nhà hát theo định hướng hoạt động xã hội hoá, huy động vốn đóng góp của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực bảo tồn các di tích lịch sử - văn hoá đạt từ 25-30% so với tổng mức đầu tư của nhà nước.
b) Về thể dục thể thao: Cùng với việc tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước cho các mục tiêu ưu tiên, các chương trình mục tiêu quốc gia, xây dựng các cơ sở thể dục thể thao trọng điểm, khuyến khích phát triển các cơ sở thể dục thể thao ngoài công lập. Phấn đấu đến năm 2015: mức huy động từ các tổ chức kinh tế - xã hội, cá nhân đạt từ 20 - 30%, đến năm 2020 đạt từ 40 - 50% tổng mức kinh phí từ ngân sách nhà nước đầu tư cho hoạt động thể dục thể thao; số người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên đạt từ 30-35%. Đến năm 2020, cơ sở thể dục thể thao ngoài công lập có từ 75 - 80% trên tổng số cơ sở thể dục thể thao của tỉnh.
Phấn đấu đến năm 2015 xây dựng hoàn thành khu liên hợp thể dục thể thao của tỉnh và phát triển theo định hướng xã hội hoá. Mỗi huyện, thành phố có 01 Trung tâm thể dục thể thao. Thực hiện việc liên kết với tổ chức, cá nhân để đầu tư, khai thác có hiệu quả các cơ sở luyện tập và thi đấu thể thao tại khu thể thao Diên Hồng.
II. Nội dung xã hội hóa hoạt động văn hóa, thể thao
1. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập văn hóa, thể thao của tỉnh:
Chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công lập văn hóa, thể thao đang hoạt động theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ sang hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ khi cơ chế mới có hiệu lực thi hành. Sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập văn hóa, thể thao theo hướng thu gọn đầu mối và hoạt động có hiệu quả. Trước mắt, sắp xếp Trung tâm phát hành phim và chiếu bóng theo hướng: chuyển các đội chiếu bóng về Phòng văn hóa - thông tin các huyện miền núi và hải đảo. Sáp nhập Trung tâm phát hành phim vào Trung tâm văn hóa tỉnh.
Tiếp tục duy trì hình thức công lập đối với các đơn vị thực hiện nhiệm vụ chuyển tải đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, giáo dục truyền thống như Bảo tàng tỉnh và các bảo tàng chuyên đề, Ban quản lý các di tích, Thư viện tỉnh, Đoàn ca múa nhạc dân tộc; Trung tâm văn hóa, Đội tuyên truyền văn hoá; Đội chiếu phim ở các huyện miền núi, hải đảo, đồng thời tăng cường đầu tư cơ sơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao vai trò chủ đạo, nòng cốt của các cơ quan, đơn vị văn hóa nhà nước, thực hiện tốt nhiệm vụ định hướng chính trị, tư tưởng, đạo đức, thẩm mỹ, đảm bảo phát triển văn hóa - thông tin đúng định hướng của Đảng và Nhà nước.
Đối với các cơ sở thể dục thể thao công lập: thực hiện liên doanh, liên kết, khai thác tối đa hiệu quả sử dụng của các cơ sở thể dục thể thao, đa dạng hóa các hình thức hoạt động để phục vụ nhu cầu luyện tập và thi đấu thể thao của nhân dân. Phấn đấu đến năm 2015, các đơn vị sự nghiệp công lập có mức thu đạt 20% và đến 2020 là 30% so với tổng mức đầu tư kinh phí từ ngân sách.
2. Xã hội hoá hoạt động văn hoá thông tin cơ sở:
Đối với hoạt động của các thiết chế văn hóa - thông tin cơ sở: Khuyến khích các cá nhân, đơn vị, tổ chức ngoài công lập được thành lập thiết chế văn hóa cơ sở. Phấn đấu đến năm 2015 toàn tỉnh có 80% số thôn có Nhà sinh hoạt văn hoá được xây dựng theo hướng Nhà nước và nhân dân cùng thực hiện.
Đối với hoạt động văn hóa - thông tin cơ sở: Khuyến khích các đơn vị, tổ chức, cá nhân được đầu tư tham gia hoạt động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, được phối hợp với các tổ chức công lập của Nhà nước thực hiện mục tiêu xây dựng gia đình, làng, thôn, tổ dân phố, xã, phường, cơ quan, đơn vị, trường học đạt tiêu chuẩn văn hóa.
Đối với hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng: Khuyến khích các đơn vị, tổ chức, cá nhân được đầu tư, tham gia hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ quần chúng trên nguyên tắc tự tổ chức, quản lý và chịu sự quản lý về mặt nhà nước của cơ quan có thẩm quyền. Xây dựng đề án phát triển văn hoá, thể thao miền núi như chính sách của Nhà nước đối với các tỉnh Tây Nguyên.
3. Xã hội hoá hoạt động văn hoá chuyên ngành:
Đối với hoạt động biểu diễn nghệ thuật: Củng cố, đầu tư, đa dạng hóa hình thức biểu diễn của Đoàn ca múa nhạc dân tộc. Khuyến khích thành lập các đoàn nghệ thuật và hoạt động văn hóa, nghệ thuật ngoài công lập.
Đối với hoạt động phát hành phim và chiếu bóng: Chuyển các cơ sở dịch vụ phát hành phim, kinh doanh băng đĩa hình, nhạc,... ra ngoài công lập; liên kết đầu tư xây mới, nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất và kỹ thuật hoặc cho thuê rạp chiếu bóng của tỉnh theo qui định của pháp luật. Tăng cường cơ sở vật chất và các điều kiện để các đội chiếu bóng thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền và phục vụ đồng bào miền núi, hải đảo.
Đối với hoạt động mỹ thuật - triển lãm: Khuyến khích thành lập các câu lạc bộ mỹ thuật, sáng tác, triển lãm, nhiếp ảnh, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực mỹ thuật, nhiếp ảnh tư nhân.
Đối với thư viện: tăng cường đầu tư và mở rộng các loại hình hoạt động, các dịch vụ của thư viện tỉnh theo mô hình thư viện điện tử nhằm phục vụ nhu cầu đọc sách và khai thác tư liệu của cán bộ nhân dân trong tỉnh.
4. Xã hội hoá hoạt động thể thao quần chúng:
Khuyến khích thành lập cơ sở tập luyện và thi đấu thể dục thể thao ngoài công lập. Khuyến khích việc tổ chức và tài trợ kinh phí các giải thi đấu thể thao quần chúng. Ngân sách nhà nước hỗ trợ phong trào thể dục thể thao vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc trong tỉnh và các đối tượng chính sách.
5. Xã hội hoá hoạt động thể thao thành tích cao:
Khuyến khích thành lập các đội tuyển thể thao của tỉnh dưới dạng Câu lạc bộ, được các doanh nghiệp đỡ đầu. Phấn đấu đến năm 2015 có từ 6 - 8 đội tuyển thể thao của tỉnh được các doanh nghiệp đỡ đầu. Củng cố đội bóng đá Quảng Ngãi hoạt động theo mô hình câu lạc bộ.
6. Loại hình, tiêu chí, quy mô, tiêu chuẩn đối với cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa, thể thao theo đúng qui định tại Quyết định 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng chính phủ.
Điều 2. Giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng Qui hoạch phát triển xã hội hóa hoạt động văn hóa, thể thao giai đoạn 2009 - 2015, định hướng đến 2020, thông qua Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trước khi ban hành, đồng thời tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X, kỳ họp thứ 20 thông qua ngày 18 tháng 7 năm 2009.
Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày thông qua./.
|
CHỦ
TỊCH |
Nghị quyết 08/2009/NQ-HĐND về Đề án phát triển xã hội hóa hoạt động văn hóa, thể thao tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020
Số hiệu: | 08/2009/NQ-HĐND |
---|---|
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Ngãi |
Người ký: | Phạm Minh Toản |
Ngày ban hành: | 24/07/2009 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Nghị quyết 08/2009/NQ-HĐND về Đề án phát triển xã hội hóa hoạt động văn hóa, thể thao tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020
Chưa có Video