Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 5-HĐBT

Hà Nội, ngày 09 tháng 1 năm 1987

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 5 - HĐBT NGÀY 9-1-1987 VỀ VIỆC THI HÀNH PHÁP LỆNH CỦA HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC QUY ĐỊNH CÁC DANH HIỆU VINH DỰ NHÀ NƯỚC ĐỂ TẶNG CÁC THẦY THUỐC

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4-7-1981;
Căn cứ Pháp lệnh ngày 30-5-1985 của Hội đồng Nhà nước quy định các danh hiệu vinh dự Nhà nước để tặng các nghệ sĩ, nhà giáo, thầy thuốc;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,

NGHỊ ĐỊNH :

Điều 1. Đối tượng để xét tặng danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân" và "Thầy thuốc ưu tú" là những bác sĩ, y sĩ, thầy thuốc y học dân tộc làm công tác vệ sinh phòng bệnh, phòng chống dịch, khám chữa bệnh, nghiên cứu y học, và những cán bộ quản lý y tế đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn kỹ thuật y tế, kể cả các cán bộ y tế hoạt động ở các ngành khác. Đối với cán bộ chuyên môn kỹ thuật làm công tác quản lý ở các đơn vị chuyên môn, kỹ thuật được xét như đối với cán bộ công tác chuyên môn kỹ thuật.

Điều 2. Những người được tặng danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân" phải có các tiêu chuẩn sau đây:

- Trung thành với Tổ quốc, với chủ nghĩa xã hội, có phẩm chất đạo đức tốt, hết lòng thương yêu người bệnh, có tài năng và có nhiều thành tích xuất sắc trong phòng bệnh, chữa bệnh, phát triển khoa học kỹ thuật về y tế, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của nhân dân, có ảnh hưởng rộng rãi trong nhân dân, được người bệnh và đồng nghiệp tin cậy, kính trọng.

- Đã trực tiếp làm công tác chuyên môn kỹ thuật trong ngành ít nhất là 15 năm.

Những người làm công tác chuyên môn ở vùng cao, biên giới, hải đảo xa xôi, hẻo lánh, những người làm công việc nặng nhọc, độc hại, dễ bị lây nhiễm thì được giảm 5 năm. Cán bộ đang công tác ở các cơ quan quản lý y tế phải có thời gian làm công tác chuyên môn kỹ thuật y tế ít nhất là 10 năm trong số 15 năm công tác.

Điều 3. Những người được xét tặng danh hiệu "Thầy thuốc ưu tú" phải có các tiêu chuẩn sau đây:

- Trung thành với Tổ quốc, với chủ nghĩa xã hội, có phẩm chất đạo đức tốt, hết lòng thương yêu người bệnh, có tài năng, có nhiều thành tích xuất sắc trong nghề, được nhân dân, người bệnh và đồng nghiệp tín nhiệm.

- Đã trực tiếp làm công tác chuyên môn, kỹ thuật trong ngành ít nhất là 10 năm.

- Cán bộ đang công tác ở cơ quan quản lý y tế phải có quá trình trực tiếp làm công tác chuyên môn kỹ thuật y tế ít nhất là 7 năm trong số 10 năm công tác.

Những người làm công tác chuyên môn ở vùng cao, biên giới, hải đảo xa xôi, hẻo lánh, những người làm công việc nặng nhọc, độc hại, dễ bị lây nhiễm thì được giảm 3 năm.

Điều 4. Người được tặng danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú" được cấp bằng chứng nhận, huy hiệu và một số tiền hoặc hiện vật. Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Tài chính cụ thể hoá điều khoản này.

Điều 5. Thành lập Hội đồng xét tặng các danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú" để lựa chọn những người đủ tiêu chuẩn đề nghị lên Hội đồng Bộ trưởng xét. Nhiệm vụ, tổ chức và phương thức hoạt động của Hội đồng xét tặng do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định.

Điều 6.

Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế căn cứ tiêu chuẩn đã quy định, tổ chức việc xét chọn và gửi đề nghị lên Bộ trưởng Bộ Y tế. Các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành khác do thủ trưởng Bộ, ngành tổ chức xét chọn và gửi danh sách cho Bộ Y tế.

Căn cứ đề nghị của Bộ Y tế, Hội đồng xét tặng tổ chức xét chọn, đề nghị Hội đồng Bộ trưởng xét duyệt để trình Hội đồng Nhà nước quyết định công nhận.

Hồ sơ xét chọn các danh hiệu thầy thuốc do Chủ tịch Hội đồng xét tặng quy định.

Điều 7. Danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân" và "Thầy thuốc ưu tú" được xét và công bố hai năm một lần, vào dịp ngày Thầy thuốc Việt Nam 27-2.

Điều 8.

Trong trường hợp người được tặng danh hiệu không còn xứng đáng với danh hiệu đó nữa thì cơ quan đã đề nghị xét tặng có trách nhiệm xem xét lại, và đề nghị Hội đồng Nhà nước xoá bỏ danh hiệu đã được tặng.

Thủ tục và trình tự đề nghị xem xét việc xoá bỏ danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân" và "Thầy thuốc ưu tú" theo quy định ở điều 6 của Nghị định này.

Điều 9. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Bộ trưởng Bộ Y tế chịu trách nhiệm hướng dẫn việc thi hành Nghị định này.

Điều 10. Bộ trưởng Tổng thư ký Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Bộ Y tế, các Bộ trưởng, Chủ nhiệm các Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Võ Chí Công

(Đã ký)

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Nghị định 5-HĐBT năm 1987 hướng dẫn pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước để tặng các thầy thuốc do Hội đồng Bộ trưởng ban hành

Số hiệu: 5-HĐBT
Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Hội đồng Bộ trưởng
Người ký: Võ Chí Công
Ngày ban hành: 09/01/1987
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [1]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [1]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Nghị định 5-HĐBT năm 1987 hướng dẫn pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước để tặng các thầy thuốc do Hội đồng Bộ trưởng ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [3]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…