QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Luật số:…../20..../QH… |
Hà Nội, ngày ….. tháng…… năm….. |
DỰ THẢO |
|
LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
Cơ bản giữ nguyên quy định Luật an toàn thực phẩm.
- Quy định rõ hơn các khái niệm điều kiện đầu tư kinh doanh và điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, chế biến thực phẩm, sơ chế thực phẩm
- Bổ sung các khái niệm “sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ”, “nguyên liệu thực phẩm”, “thực phẩm đã qua chế biến”, “hậu kiểm”, “đăng ký bản công bố”, “dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm”.
- Sửa đổi khái niệm “sản xuất”, “kinh doanh” để thống nhất với các luật khác (luật đầu tư, luật doanh nghiệp).
- Sửa đổi, bổ sung khái niệm “kiểm nghiệm thực phẩm” theo hướng bao gồm kiểm nghiệm chất lượng, an toàn thực phẩm.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm
Cơ bản giữ nguyên quy định Luật an toàn thực phẩm.
Điều 4. Chính sách của Nhà nước về an toàn thực phẩm
Cơ bản giữ nguyên quy định Luật an toàn thực phẩm.
Sửa đổi, bổ sung điểm h, khoản 5 để phù hợp với thuật ngữ “đăng ký bản công bố”.
Điều 6. Xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm
Cơ bản giữ nguyên quy định Luật an toàn thực phẩm.
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC CÁ NHÂN TRONG BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm
Cơ bản giữ nguyên quy định Luật an toàn thực phẩm.
Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm
Cơ bản giữ nguyên quy định Luật an toàn thực phẩm.
Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng thực phẩm
Cơ bản giữ nguyên quy định Luật an toàn thực phẩm.
ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN ĐỐI VỚI THỰC PHẨM
Điều 10. Điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm
Cơ bản giữ nguyên quy định Luật an toàn thực phẩm.
Điều 11. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm tươi sống
Cơ bản giữ nguyên quy định Luật an toàn thực phẩm.
Điều 12. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm đã qua chế biến
- Sửa đổi quy định tại khoản 3 theo hướng thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn phải đăng ký bản công bố sản phẩm trước khi lưu thông trên thị trường để phù hợp hợp với tình hình thực tiễn cũng như thông lệ quốc tế.
- Bổ sung quy định chủ thể đăng ký bản công bố sản phẩm (nhà sản xuất, tổ chức được nhà sản xuất ủy quyền, Văn phòng đại diện nước ngoài của nhà sản xuất tại Việt Nam).
- Bổ sung nội dung giao Chính phủ quy định thẩm quyền, trường hợp, trình tự thu hồi đăng ký bản công bố sản phẩm.
Điều 13. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng
Cơ bản giữ nguyên quy định Luật an toàn thực phẩm.
Điều 14. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm chức năng
Bổ sung quy định các cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng phải áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải áp dụng Thực hành sản xuất tốt - GMP; thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm bổ sung áp dụng HACCP, Tiêu chuẩn ISO 22000).
Điều 15. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm biến đổi gen
Cơ bản giữ nguyên quy định Luật an toàn thực phẩm.
Điều 16. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm đã qua chiếu xạ
Cơ bản giữ nguyên quy định Luật an toàn thực phẩm.
Điều 17. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
- Sửa đổi quy định tại khoản 4 theo hướng phụ gia thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm trước khi lưu thông trên thị trường để phù hợp với tình hình thực tiễn; bỏ danh mục chất hỗ trợ chế biến quy định tại khoản 3 để phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Bổ sung quy định về điều kiện đối với các sản phẩm cần quản lý đặc biệt.
Điều 18. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm
Sửa đổi quy định tại khoản 3 theo hướng dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm phải đăng ký bản công bố sản phẩm trước khi lưu thông trên thị trường.
ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM
Mục 1. ĐIỀU KIỆN CHUNG VỀ BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM
Điều 19. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Sửa đổi khoản 2 theo hướng Chính phủ quy định quy định cụ thể về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm (điều kiện đầu tư kinh doanh) để phù hợp với Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và thực tiễn.
- Bổ sung yêu cầu về kiểm nghiệm định kỳ (cơ sở có GMP, HACCP, ISO 22000 kiểm nghiệm định kỳ 1lần/12 tháng; các cơ sở khác kiểm nghiệm 1 lần/ 6 tháng) để sản phẩm lưu hành trên thị trường luôn đảm bảo chất lượng và an toàn.
- Bổ sung quy định đối với kinh doanh thực phẩm trực tuyến (qua mạng).
Điều 20. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm
Cơ bản giữ nguyên quy định Luật an toàn thực phẩm 2.
Điều 21. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm
Bổ sung thêm nghĩa vụ đối với xe vận chuyển rau, củ, quả tươi và các sản phẩm đã qua sơ chế, chế biến.
Điều 22. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ
Sửa đổi khoản 2 và khoản 3 theo hướng Chính phủ quy định quy định cụ thể về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ (điều kiện đầu tư kinh doanh) để phù hợp với Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Mục 2. ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM TƯƠI SỐNG
Điều 23. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống
Sửa đổi khoản 2 theo hướng Chính phủ quy định quy định cụ thể về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống (điều kiện đầu tư kinh doanh) để phù hợp với Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Điều 24. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống
Sửa đổi khoản 2 theo hướng Chính phủ quy định quy định cụ thể về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống (điều kiện đầu tư kinh doanh) để phù hợp với Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Điều 25. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm
Cơ bản giữ nguyên quy định Luật an toàn thực phẩm.
Cơ bản giữ nguyên quy định Luật an toàn thực phẩm.
Điều 27. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến
Cơ bản giữ nguyên quy định Luật an toàn thực phẩm.
Mục 4. ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG
Điều 28. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống
Cơ bản giữ nguyên quy định Luật an toàn thực phẩm.
Điều 29. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống
Cơ bản giữ nguyên quy định Luật an toàn thực phẩm.
Điều 30. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong chế biến và bảo quản thực phẩm
Cơ bản giữ nguyên quy định Luật an toàn thực phẩm.
Mục 5. ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG KINH DOANH THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ
Điều 31. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi bày bán thức ăn đường phố
Cơ bản giữ nguyên quy định Luật an toàn thực phẩm.
Cơ bản giữ nguyên quy định Luật an toàn thực phẩm.
Điều 33. Trách nhiệm quản lý kinh doanh thức ăn đường phố
Sửa đổi khoản 1 theo hướng Chính phủ quy định quy định cụ thể về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với kinh doanh thức ăn đường phố (điều kiện đầu tư kinh doanh) để phù hợp với Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH THỰC PHẨM
Điều 34. Đối tượng, điều kiện cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Bổ sung quy định hậu kiểm sau cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Điều 35. Thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Bổ sung nội dung giao Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Điều 36. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Sửa đổi, bổ sung khoản 1 theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính (bỏ thành phần hồ sơ như Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vì có thể kiểm tra trên hệ thống điện tử hoặc áp dụng cơ chế liên thông hệ thống đối với cấp qua hệ thống dịch vụ công; bỏ yêu cầu xác nhận của cơ quan quản lý đã được tập huấn kiến thức về ATTP của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà thay vào đó chỉ cần chủ cơ sở xác nhận.
Điều 37. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Cơ bản giữ nguyên quy định Luật an toàn thực phẩm.
NHẬP KHẨU VÀ XUẤT KHẨU THỰC PHẨM
Mục 1. ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN ĐỐI VỚI THỰC PHẨM NHẬP KHẨU
Điều 38. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu
Sửa đổi, bổ sung khoản 1 theo hướng thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm nhập khẩu trước khi nhập khẩu phải được đăng ký bản công bố sản phẩm.
Điều 39. Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu
Cơ bản giữ nguyên quy định Luật an toàn thực phẩm.
Sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định phương thức kiểm tra phù hợp đối với từng loại hàng hóa
Mục 2. ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM AN TOÀN ĐỐI VỚI THỰC PHẨM XUẤT KHẨU
Điều 41. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm xuất khẩu
Cơ bản giữ nguyên quy định Luật an toàn thực phẩm.
Điều 42. Chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu
Sửa đổi, bổ sung khoản 2 theo hướng Chính phủ quy định thẩm quyền và trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do để phù hợp với Luật quản lý ngoại thương.
- Bổ sung nội dung các thực phẩm phải được xác nhận nội dung quảng cáo trước khi quảng cáo để thực hiện theo tinh thần cải cách thủ tục hành chính.
- Bổ sung điều kiện để đăng ký nội dung quảng cáo.
Cơ bản giữ nguyên quy định Luật an toàn thực phẩm.
Điều 45. Yêu cầu đối với việc kiểm nghiệm thực phẩm
Cơ bản giữ nguyên quy định Luật an toàn thực phẩm.
Điều 46. Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm
Sửa đổi, bổ sung theo hướng bãi bỏ quy định tại điểm c khoản 1.
Điều 47. Kiểm nghiệm phục vụ giải quyết tranh chấp về an toàn thực phẩm
Sửa đổi, bổ sung theo hướng đưa ra điều kiện thống nhất và quy định về việc xây dựng mạng lưới các phòng kiểm nghiệm kiểm chứng phục vụ chung cho các ngành trong toàn quốc.
Điều 48. Chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm
Cơ bản giữ nguyên quy định Luật an toàn thực phẩm 2.
Mục 2. PHÂN TÍCH NGUY CƠ ĐỐI VỚI AN TOÀN THỰC PHẨM
Điều 49. Đối tượng phải được phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm
Cơ bản giữ nguyên quy định Luật an toàn thực phẩm.
Điều 50. Hoạt động phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm
Cơ bản giữ nguyên quy định Luật an toàn thực phẩm.
Điều 51. Trách nhiệm thực hiện phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm
Cơ bản giữ nguyên quy định Luật an toàn thực phẩm.
Mục 3. PHÒNG NGỪA, NGĂN CHẶN VÀ KHẮC PHỤC SỰ CỐ VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
Điều 52. Phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm
Cơ bản giữ nguyên quy định Luật an toàn thực phẩm.
Điều 53. Khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm
Sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định rõ hơn trách nhiệm của các cơ quan liên quan, sự phối hợp trong tổ chức điều tra nguyên nhân, ngăn chặn nguy cơ ATTP.
Mục 4. TRUY XUẤT NGUỒN GỐC THỰC PHẨM, THU HỒI VÀ XỬ LÝ ĐỐI VỚI THỰC PHẨM KHÔNG BẢO ĐẢM AN TOÀN
Điều 54. Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn
Cơ bản giữ nguyên quy định Luật an toàn thực phẩm.
Điều 55. Thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn
Cơ bản giữ nguyên quy định Luật an toàn thực phẩm.
THÔNG TIN, GIÁO DỤC, TRUYỀN THÔNG VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
Điều 56. Mục đích, yêu cầu của thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm
Cơ bản giữ nguyên quy định Luật an toàn thực phẩm.
Điều 57. Nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm
Cơ bản giữ nguyên quy định Luật an toàn thực phẩm.
Điều 58. Đối tượng tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm
Cơ bản giữ nguyên quy định Luật an toàn thực phẩm.
Điều 59. Hình thức thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm
Cơ bản giữ nguyên quy định Luật an toàn thực phẩm.
Điều 60. Trách nhiệm trong thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm
Cơ bản giữ nguyên quy định Luật an toàn thực phẩm.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
Mục 1. TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
Điều 61. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
- Sửa đổi, bổ sung theo hướng tổ chức một bộ máy quản lý nhà nước theo hướng thống nhất chỉ một đầu mối.
- Quy định rõ hơn nguyên tắc phân cấp quản lý nhà nước về ATTP giữa Trung ương và địa phương.
Điều 62. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Y tế
Sửa đổi, bổ sung theo hướng phân cấp mạnh mẽ hơn cho địa phương
Điều 63. Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Sửa đổi, bổ sung theo hướng phân cấp mạnh mẽ hơn cho địa phương
Điều 64. Trách nhiệm của Bộ Công Thương
Sửa đổi, bổ sung theo hướng phân cấp mạnh mẽ hơn cho địa phương
Điều 65. Trách nhiệm quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân các cấp
Sửa đổi, bổ sung theo hướng làm rõ hơn trách nhiệm của UBND các cấp
Mục 2. THANH TRA AN TOÀN THỰC PHẨM
Điều 66. Thanh tra về an toàn thực phẩm
Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về thanh tra ATTP, lực lượng thanh tra ATTP để phù hợp với Luật Thanh tra mới.
Điều 67. Nội dung thanh tra về an toàn thực phẩm
Sửa đổi, bổ sung nội dung thanh tra ATTP để phù hợp với Luật Thanh tra mới.
Mục 3. KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM
Điều 68. Trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm
Sửa đổi, bổ sung theo hướng tách bạch với thanh tra và gắn liền với hoạt động quản lý nhà nước thường xuyên của cơ quan nhà nước các cấp
Cơ bản giữ nguyên quy định Luật an toàn thực phẩm.
Cơ bản giữ nguyên quy định Luật an toàn thực phẩm.
- Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày tháng năm .
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ .... thông qua ngày .... tháng ..... năm 20.....
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
Dự thảo Luật an toàn thực phẩm sửa đổi
Số hiệu: | Khongso |
---|---|
Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội |
Người ký: | *** |
Ngày ban hành: | 14/08/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Dự thảo Luật an toàn thực phẩm sửa đổi
Chưa có Video