ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 86/KH-UBND |
Thừa Thiên Huế, ngày 28 tháng 02 năm 2024 |
Thực hiện Kế hoạch số 188/KH-UBND ngày 21/8/2020 của UBND tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền các cấp đối với người khuyết tật giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 18/01/2021 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em rối loạn phổ tự kỷ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí năm 2024, cụ thể như sau:
- Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về công tác trợ giúp xã hội, phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em rối loạn phổ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng.
- Huy động sự tham gia của xã hội nhất là gia đình, cộng đồng tăng cường trợ giúp về vật chất, tinh thần, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em rối loạn phổ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống; hỗ trợ phát hiện, can thiệp, phòng ngừa trẻ em rối loạn phổ tự kỷ, người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.
- Trên 50% người tâm thần, trẻ em rối loạn phổ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; trên 70% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm dạng khuyết tật phổ tự kỷ và được can thiệp sớm; trẻ em rối loạn phổ tự kỷ nặng được phát hiện kịp thời và điều trị, giáo dục, phục hồi chức năng và trợ giúp phù hợp tại các cơ sở phục hồi chức năng, trợ giúp xã hội và trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập.
- Phấn đấu 70% trẻ khuyết tật phổ tự kỷ ở độ tuổi mầm non và phổ thông được tiếp cận giáo dục.
- 100% người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí còn khả năng được hỗ trợ hướng nghiệp, lao động trị liệu tại cơ sở trợ giúp xã hội; hộ gia đình có người rối nhiễu tâm trí có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn ưu đãi theo quy định.
- 100% người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí có khó khăn về tài chính được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu.
- Đảm bảo người tâm thần đặc biệt nặng có hành vi nguy hiểm đến gia đình, cộng đồng; người tâm thần lang thang được tiếp nhận, chăm sóc, phục hồi chức năng tại bệnh viện tâm thần Huế và các cơ sở trợ giúp xã hội theo đúng quy định.
- Các cơ sở trợ giúp xã hội chăm sóc người tâm thần, trẻ em rối loạn phổ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí duy trì và mở rộng các câu lạc bộ thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ nhằm tạo điều kiện cho người tâm thần, trẻ em rối loạn phổ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí tham gia tập luyện thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ và biểu diễn nghệ thuật tại cơ sở.
- Gia đình có người tâm thần, trẻ em rối loạn phổ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí có nguy cơ cao bị tâm thần được tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng về chăm sóc, trợ giúp và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho người tâm thần, trẻ em rối loạn phổ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí.
- Phấn đấu 60% cán bộ, nhân viên công tác xã hội và cộng tác viên công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần tại cơ sở, cộng đồng được nâng cao năng lực thông qua tập huấn, đào tạo, đào tạo lại , bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ.
a) Nội dung
- Thực hiện dịch vụ phát hiện sớm trẻ em rối loạn phổ tự kỷ, người rối nhiễu tâm trí; tuyên truyền, tư vấn về phục hồi chức năng đối với người tâm thần, trẻ em rối loạn phổ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí.
- Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ phát hiện sớm, điều trị, trị liệu và phục hồi chức năng đối với trẻ em rối loạn phổ tự kỷ và người bị rối nhiễu tâm trí theo quy định của pháp luật.
- Triển khai phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em rối loạn phổ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng.
b) Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Y tế
c) Cơ quan phối hợp: các Sở, ngành, hội, địa phương liên quan
a) Nội dung
- Triển khai thực hiện kịp thời các chính sách về giáo dục đối với trẻ em rối loạn phổ tự kỷ và người chưa thành niên rối nhiễu tâm trí; xây dựng cơ chế, chính sách về việc phổ cập giáo dục đối với trẻ em rối loạn phổ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí; chính sách ưu đãi đối với giáo viên, nhân viên tham gia giáo dục đối với trẻ rối loạn phổ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí; tổ chức đánh giá các cơ sở có hoạt động can thiệp, hỗ trợ giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỷ và người chưa thành niên rối nhiễu tâm trí đảm bảo đúng quy định.
- Hỗ trợ triển khai giáo dục ở các cấp học thông qua việc xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý tham gia giáo dục cho trẻ em rối loạn phổ tự kỷ và thanh niên rối nhiễu tâm trí. Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trực tiếp dạy trẻ em rối loạn phổ tự kỷ và người chưa thành niên rối nhiễu tâm trí.
- Tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng, hướng dẫn các phương pháp nhận biết và kỹ thuật can thiệp cơ bản đối với trẻ em rối loạn phổ tự kỷ và người chưa thành niên rối nhiễu tâm trí trong trường học; phương pháp cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong hoạt động chăm sóc, giáo dục cho người chưa thành niên rối nhiễu tâm trí, đặc biệt là trẻ rối loạn phổ tự kỷ; tổ chức tập huấn cho giáo viên, cán bộ quản lí, nhân viên hỗ trợ, trợ giúp giáo dục trẻ em rối loạn phổ tự kỷ, người chưa thành niên rối nhiễu tâm trí, gia đình về nghiệp vụ giáo dục trẻ em rối loạn phổ tự kỷ và người chưa thành niên rối nhiễu tâm trí.
- Rà soát, cập nhật, quản lý dữ liệu về giáo dục đặc biệt của trẻ em tự kỷ và người chưa thành niên rối nhiễu tâm trí vào phần mềm quản lý hệ thống hỗ trợ giáo dục cho trẻ em rối loạn phổ tự kỷ và người chưa thành niên rối nhiễu tâm trí.
b) Cơ quan chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo
c) Cơ quan phối hợp: các Sở, ngành, địa phương liên quan
a) Nội dung
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên hướng dẫn tổ chức lao động trị liệu cho người tâm thần, trẻ em rối loạn phổ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí tại các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở phục hồi chức năng.
- Hướng nghiệp, tổ chức lao động trị liệu, văn hóa và thể thao phù hợp cho người tâm thần, trẻ em rối loạn phổ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí tại các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở phục hồi chức năng. Kinh phí hướng nghiệp, tổ chức lao động trị liệu được bố trí trong các Chương trình, đề án, kế hoạch liên quan với mức hỗ trợ theo quy định.
- Duy trì và mở rộng câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể thao cho người khuyết tật tại các cơ sở trợ giúp xã hội.
- Ưu tiên hướng dẫn, kết nối gia đình có người tâm thần, trẻ em rối loạn phổ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí được vay vốn ưu đãi để tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.
- Thường xuyên rà soát người tâm thần đủ các điều kiện theo quy định để thực hiện chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng và các chế độ liên quan khác.
b) Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
c) Cơ quan phối hợp: các Sở, ngành, địa phương liên quan, Ngân hàng Chính sách xã hội, Hội Người khuyết tật - Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi tỉnh, các tổ chức trong và ngoài nước…
a) Nội dung
- Phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng cho người tâm thần và rối nhiễu tâm trí nặng (công lập và ngoài công lập) phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, điều kiện thực tế của địa phương. Trong đó, chú trọng nâng cấp, mở rộng và phát triển các cơ sở trợ giúp xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần và người rối nhiễu tâm trí nặng; chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng cho trẻ em rối loạn phổ tự kỷ.
- Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị cho cơ sở trợ giúp xã hội chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em rối loạn phổ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí đảm bảo tiêu chuẩn quy định và đầy đủ các phòng, khu chức năng đáp ứng hoạt động chăm sóc, giáo dục, trị liệu, phục hồi chức năng và cung cấp dịch vụ công tác xã hội; mở rộng quy mô, số lượng tiếp nhận người tâm thần tự nguyện vào chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi chức năng theo nhu cầu tại Trung tâm bảo trợ xã hội.
b) Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
c) Cơ quan phối hợp: các Sở, ngành, địa phương liên quan
5. Nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức và cộng tác viên
5.1. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ trợ giúp xã hội, giáo dục và phục hồi chức năng.
a) Nội dung
- Đào tạo các kỹ năng, sàng lọc phát hiện sớm đối với trẻ em rối loạn phổ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí; đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu về sức khỏe tâm thần, trẻ em rối loạn phổ tự kỷ; khảo sát, đánh giá giữa kỳ, cuối kỳ và chuyên đề về sức khỏe tâm thần.
- Đào tạo kỹ năng chuyên sâu về công tác xã hội lâm sàng trong chăm sóc sức khỏe tâm thần, trẻ em số cán bộ, nhân viên, cộng tác viên liên quan đến công tác điều trị rối loạn phổ tự kỷ và rối nhiễu tâm trí cho đội ngũ cán bộ, nhân viên có liên quan.
- Liên kết, phối hợp với Trường Đại học Y - Dược Huế để đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên, cộng tác viên y tế về chăm sóc sức khỏe tâm thần, trẻ em rối loạn phổ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí; tăng dần số cán bộ, nhân viên, cộng tác viên liên quan đến công tác này.
b) Cơ quan chủ trì: Sở Y tế
c) Cơ quan phối hợp: các Sở, ngành, địa phương liên quan
5.2. Tập huấn cho cán bộ, nhân viên, cộng tác viên và gia đình đối tượng về kỹ năng, phương pháp chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em rối loạn phổ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí tại cộng đồng.
a) Nội dung:
- Tập huấn cho đội ngũ làm công tác trợ giúp xã hội; cán bộ, nhân viên tại các cơ sở trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh; kỹ năng cho gia đình để phòng ngừa, phát hiện, chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ rối loạn phổ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan để đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ y tế, cán bộ và nhân viên có liên quan đến hoạt động trợ giúp xã hội, đặc biệt là đội ngũ đang làm việc tại các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỷ, phục hồi chức năng, điều trị người tâm thần.
b) Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
c) Cơ quan phối hợp: các Sở, ngành, cơ quan, địa phương liên quan
6. Truyền thông, nâng cao nhận thức
a) Nội dung
- Truyền thông, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội về vai trò, vị trí hệ thống trợ giúp xã hội; kỹ năng chăm sóc sức khỏe tâm thần; chăm sóc, giáo dục và phục hồi chức năng đối với trẻ rối loạn phổ tự kỷ và đối tượng liên quan khác.
- Phối hợp các cơ quan truyền thông chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về lĩnh vực trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em rối loạn phổ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí.
- Tổ chức các hoạt động nhân ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/4), ngày Người khuyết tật Quốc tế (3/12), ngày Sức khỏe tâm thần thế giới (10/10)…
b) Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông.
c) Cơ quan phối hợp: các Sở, ngành, địa phương liên quan, Hội Người khuyết tật - Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi tỉnh.
7. Xây dựng, thiết lập hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá
a) Nội dung
- Theo dõi, giám sát, tổng hợp báo cáo và đánh giá kết quả trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng đối với người tâm thần, trẻ em rối loạn phổ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí; bảo đảm thông tin được tổng hợp từ cấp quản lý và cơ quan tổ chức thực hiện.
- Quản lý, thu thập thông tin về người tâm thần, trẻ em rối loạn phổ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí; xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin quản lý người bệnh tâm thần, trẻ em rối loạn phổ tự kỷ trên địa bàn tỉnh;
b) Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
c) Cơ quan phối hợp: các Sở, ngành, địa phương; Hội Người khuyết tật - Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi tỉnh; các tổ chức trong và ngoài nước…
a) Nội dung: Đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế để phát triển các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần; Tiếp nhận kỹ thuật, kinh nghiệm và tài chính để phát triển các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tâm thần.
b) Cơ quan chủ trì, phối hợp thực hiện: các Sở, ngành, địa phương, Hội Người khuyết tật - Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi tỉnh.
1. Nguồn ngân sách Nhà nước phân bổ theo phân cấp hiện hành; lồng ghép thực hiện với Chương trình, Đề án, Kế hoạch khác có liên quan.
2. Nguồn huy động hợp pháp từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan, các huyện, thị xã và thành phố Huế triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch;
b) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch. Báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
Căn cứ khả năng cân đối ngân sách tỉnh, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện theo quy định.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh lồng ghép các mục tiêu của kế hoạch vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Căn cứ chức năng nhiệm vụ của đơn vị và và các mục tiêu, nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này, chủ động phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch.
5. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và tổ chức chính trị - xã hội
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của ngành, đơn vị có kế hoạch phối hợp tham gia tổ chức triển khai các nội dung liên quan; vận động quần chúng trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng.
6. UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế
a) Căn cứ nội dung nêu tại Kế hoạch này, chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em rối loạn phổ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí tại địa phương;
b) Chủ động bố trí ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất; lồng ghép kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, đề án, kế hoạch có liên quan trên địa bàn để triển khai thực hiện Kế hoạch.
1. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị, UBND thành phố Huế, các thị xã và các huyện được giao nhiệm vụ tại Kế hoạch, căn cứ chức năng nhiệm vụ, tình hình thực tế chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện trước ngày 10/3/2024; báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch trước ngày 20/11/2024 thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 30/11/2024.
3. Quá trình triển khai thực hiện, nếu phát sinh các khó khăn, vướng mắc, kịp thời báo cáo UBND tỉnh để xem xét, giải quyết theo quy định./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Kế hoạch 86/KH-UBND trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em rối loạn phổ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024
Số hiệu: | 86/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thừa Thiên Huế |
Người ký: | Nguyễn Thanh Bình |
Ngày ban hành: | 28/02/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 86/KH-UBND trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em rối loạn phổ tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024
Chưa có Video