ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 74/KH-UBND |
Thái Bình, ngày 25 tháng 5 năm 2021 |
PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI THUỐC LÁ TỈNH THÁI BÌNH, NĂM 2021-2022
Thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá ngày 18/6/2012; Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế; Công văn số 4097/BYT-KCB ngày 19/5/2021 của Bộ Y tế về việc thực hiện hoạt động hưởng ứng ngày Thế giới không thuốc lá và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá từ 25/5-31/5/2021; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2021-2022 với những nội dung sau:
1. Mục tiêu chung
Tăng cường việc thực thi nghiêm Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTH thuốc lá) và môi trường không khói thuốc tại tỉnh Thái Bình.
2. Mục tiêu cụ thể
- Nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá, lợi ích của môi trường không khói thuốc, các quy định của Luật PCTH thuốc lá và các văn bản hướng dẫn;
- Tiếp tục nâng cao năng lực phòng, chống tác hại của thuốc lá cho cán bộ tham gia hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá, đưa nội dung giảng dạy về phòng, chống tác hại thuốc lá vào trường học và nhân rộng việc thực hiện các mô hình môi trường không khói thuốc;
- Tăng cường tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực thi Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá và các văn bản hướng dẫn.
3. Các chỉ số
- 100% lãnh đạo các sở ban ngành, địa phương nắm chắc được quy định của Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá và triển khai tại các cơ quan, đơn vị, địa phương mình quản lý;
- 85% người dân trong cộng đồng hiểu biết về tác hại của thuốc lá; 75% người dân tại cộng đồng biết về quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá;
- 98% cơ sở y tế, trường học, cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh có quy định về thực thi môi trường không khói thuốc trong khuôn viên đơn vị, trong đó 80% đơn vị thực hiện nghiêm môi trường không khói thuốc;
- Ít nhất 85% công ty xe khách thực hiện cấm hút thuốc trên các phương tiện vận chuyển khách.
- Các cấp ủy đảng, chính quyền tăng cường quán triệt triển khai đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tác hại thuốc lá như: Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá, Kế hoạch Phòng, chống tác hại của thuốc lá, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá...
- Các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội phải đưa nội dung phòng, chống tác hại thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hàng năm, quy định không hút thuốc lá nơi làm việc vào quy chế nội bộ. Đưa vào hương ước các quy định, quy ước cộng đồng việc không hút thuốc lá trong đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư.
2. Đẩy mạnh thông tin, giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức
- Xây dựng các chương trình, kế hoạch thông tin, truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá và tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá.
- Tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: Tuyên truyền lưu động, treo băng rôn, khẩu hiệu, đa dạng hóa truyền thông bằng nhiều hình thức phù hợp với thực tế cho tất cả các đối tượng trong các cơ quan, công sở, trường học và người dân trong cộng đồng về tác hại thuốc lá; lợi ích của cai nghiện thuốc lá, xây dựng môi trường không khói thuốc; chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại thuốc lá đảm bảo phù hợp với từng nhóm đối tượng. Tuyên truyền vận động nhân dân không sử dụng thuốc lá trong các đám cưới, đám tang và các cuộc vui của gia đình, bạn bè...
- Xây dựng các chuyên mục tuyên truyền, đưa tin bài ảnh trên các báo, đài địa phương và mạng lưới thông tin tuyên truyền từ tỉnh, huyện đến xã, phường, thị trấn; Bản tin nội bộ của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Bản tin sức khỏe Thái Bình về Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá, các thông tin về hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá.
- Phối hợp liên ngành thực hiện lồng ghép các hoạt động truyền về phòng, chống tác hại thuốc lá với các chương trình tuyên truyền của các ngành, tổ chức chính trị - xã hội; lồng ghép với các chương trình giáo dục thanh thiếu niên và các chương trình giáo dục của các trường học trên địa bàn tỉnh.
3. Xây dựng mạng lưới phòng, chống tác hại của thuốc lá
- Kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống tác hại của thuốc lá từ tỉnh, huyện, thành phố đến xã, phường, thị trấn. Phân công cụ thể chức năng nhiệm vụ cho từng thành viên Ban Chỉ đạo.
- Củng cố mạng lưới và thường xuyên nâng cao năng lực cho cán bộ tham gia hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá tại các cơ quan, đơn vị, địa phương thông qua các hội nghị, hội thảo, tập huấn và các hình thức khác.
4. Xây dựng và duy trì mô hình điểm về môi trường không khói thuốc
- Tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình “Môi trường không khói thuốc” tại các cơ quan hành chính, trường học, cơ sở y tế, địa phương, cộng đồng;
- Xây dựng và triển khai các điểm tư vấn, điều trị cai nghiện thuốc lá tại một số cơ sở y tế;
- Xây dựng các tiêu chí đánh giá để xét thi đua hàng năm, tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có mô hình hay, cách làm hiệu quả, sáng tạo trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá.
5. Tăng cường kiểm soát việc kinh doanh các sản phẩm thuốc lá
- Kiểm soát chặt chẽ khâu lưu thông thuốc lá từ bán buôn cho đến bán lẻ, quản lý nghiêm và hạn chế cấp phép cho các đại lý bán buôn, bán lẻ. Thực hiện nghiêm quy định cấm bán các sản phẩm thuốc lá tại cơ quan, trường học, bệnh viện, trên các phương tiện giao thông công cộng và tại những nơi có quy định cấm bán thuốc theo quy định hiện hành;
- Thực hiện nghiêm quy định cấm bán thuốc lá cho người dưới 18 tuổi. Yêu cầu người chịu trách nhiệm tại điểm bán của đại lý bán buôn, bán lẻ phải treo biển không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi; Các đại lý bán lẻ, điểm bán lẻ không được trưng bày quá một tút, một hộp, một bao của một nhãn hiệu thuốc lá.
6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm
- Thực hiện nghiêm Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế;
- Đoàn thanh, kiểm tra liên ngành tăng cường thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát thực thi Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá trên địa bàn quản lý. Tổ chức các đợt thanh tra, kiểm tra, giám sát liên ngành về công tác phòng, chống tác hại thuốc lá, xử phạt các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về cấm hút thuốc lá tại các địa điểm cấm hút theo quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá. Kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi nhập lậu thuốc lá, kinh doanh thuốc lá giả, thuốc lá nhái nhãn mác và kinh doanh trái phép các sản phẩm thuốc lá, việc thực hiện các quy định về cấm quảng cáo, khuyến mãi và tài trợ dưới mọi hình thức và xử lý theo quy định.
Kinh phí địa phương, hỗ trợ từ Quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá và các nguồn hợp pháp khác (nếu có).
1. Sở Y tế
- Chỉ đạo, điều phối thực hiện các chương trình, kế hoạch liên ngành về phòng, chống tác hại thuốc lá trên địa bàn tỉnh;
- Định kỳ hàng quý, năm tổng hợp tình hình thực hiện các hoạt động về phòng, chống tác hại thuốc lá trên địa bàn tỉnh, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá - Bộ Y tế theo quy định;
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Thái Bình, Báo Thái Bình và các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động tuyên truyền về phòng, chống tác hại của thuốc lá; vận động người dân tích cực thực thi các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá;
- Chủ trì, phối hợp các ngành tổ chức kiểm tra, giám sát liên ngành về phòng, chống tác hại của thuốc lá;
- Phát động và duy trì phong trào thi đua xây dựng “Môi trường không khói thuốc lá” tại bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh; chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức xây dựng mô hình điểm “Bệnh viện không khói thuốc”;
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan để tổ chức mít tinh hưởng ứng và các sự kiện thể thao không thuốc lá.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Phối hợp tuyên truyền về tác hại của thuốc lá và các biện pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá thông qua các loại hình văn hóa nghệ thuật; hướng dẫn xây dựng nếp sống văn hóa “không mời và không sử dụng các sản phẩm thuốc lá”;
- Phối hợp với các sở ngành liên quan tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy định cấm quảng cáo các sản phẩm thuốc lá và xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm về quảng cáo các sản phẩm của thuốc lá.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp các cơ quan thông tấn, báo chí trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về phòng, chống tác hại của thuốc lá; phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ đưa các thông tin quảng cáo khuyến mại và tài trợ của các công ty thuốc lá trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên các xuất bản phẩm.
4. Đài Phát thanh Truyền hình Thái Bình, Báo Thái bình
Phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành liên quan tăng thời lượng phát sóng, đưa tin bài, chuyên mục nhằm tuyên truyền rộng rãi về tác hại của thuốc lá, lợi ích của môi trường không khói thuốc lá, các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.
5. Sở Công Thương
Tăng công tác quản lý lưu thông thuốc lá; kiểm soát việc khuyến mại, tiếp thị, tài trợ của các doanh nghiệp kinh doanh thuốc lá; chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức thực hiện có hiệu quả việc phòng chống các vi phạm như: buôn lậu thuốc lá, kinh doanh thuốc lá giả, không in cảnh báo sức khỏe, không dán tem theo quy định.
6. Sở Giáo dục và Đào tạo
Tuyên truyền phổ biến kiến thức về tác hại của thuốc lá, các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và các văn bản liên quan cho học sinh, sinh viên và cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục; duy trì và nhân rộng mô hình “Trường học không khói thuốc lá”.
7. Công an tỉnh
Tăng cường hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá trong ngành Công an; ban hành quy định cán bộ, chiến sỹ không hút thuốc lá khi làm nhiệm vụ; phối hợp chặt chẽ với Sở Công thương, Cục Quản lý thị trường tỉnh và các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác phòng chống buôn lậu thuốc lá, tham gia xử phạt các hành vi vi phạm quy định về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
8. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Y tế đảm bảo kinh phí cho hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá.
9. Sở Giao thông vận tải
Xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền tại các công ty xe khách, xe buýt, bến xe...thực hiện quy định cấm hút thuốc trên các phương tiện vận tải vận chuyển hành khách.
10. Đề nghị Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh
- Xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá trong đội ngũ đoàn viên thanh niên tỉnh đoàn, xây dựng các mô hình “Cơ sở đoàn không khói thuốc”...
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá; phát động các phong trào thi đua, hội thi tìm hiểu về phòng chống tác hại thuốc lá tại các cơ sở đoàn do Tỉnh đoàn quản lý.
11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội các cấp
Phối hợp với chính quyền địa phương tích cực vận động các đoàn viên, hội viên nhân dân không sử dụng các sản phẩm thuốc lá trong cộng đồng dân cư, trong các lễ hội, đám cưới, đám tang, cuộc vui gia đình; thực hiện không hút thuốc lá tại nơi làm việc và nơi công cộng theo đúng quy định.
12. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
- Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống tác hại của thuốc lá ở địa phương; xây dựng kế hoạch, bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá;
- Chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thực hiện nghiêm Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc lá;
- Tăng cường phối hợp thanh tra, kiểm tra và xử lý các cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Trên đây là Kế hoạch phòng, chống tác hại của thuốc lá của tỉnh Thái Bình năm 2021-2022, yêu cầu các đơn vị tổ chức triển khai thực hiện và định kỳ hàng năm báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Y tế) để tổng hợp, báo cáo Bộ Y tế theo quy định./.
|
KT.
CHỦ TỊCH |
Kế hoạch 74/KH-UBND năm 2021 về phòng, chống tác hại thuốc lá tỉnh Thái Bình, năm 2021-2022
Số hiệu: | 74/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thái Bình |
Người ký: | Trần Thị Bích Hằng |
Ngày ban hành: | 25/05/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 74/KH-UBND năm 2021 về phòng, chống tác hại thuốc lá tỉnh Thái Bình, năm 2021-2022
Chưa có Video