ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5465/KH-UBND |
Cần Giờ, ngày 14 tháng 9 năm 2022 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI HỒ SƠ SỨC KHỎE ĐIỆN TỬ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NĂM 2022
Thực hiện Kế hoạch số 3160/KH-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố về triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022;
Ủy ban nhân dân huyện xây dựng Kế hoạch triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử trên địa bàn huyện năm 2022 như sau:
Tạo lập dữ liệu hồ sơ sức khỏe điện tử của mỗi người dân, để mỗi người dân biết về thông tin sức khỏe của mình và các cơ sở khám chữa bệnh có thông tin sức khỏe ban đầu của người bệnh nhanh chóng, chính xác; từng bước xây dựng dữ liệu lớn về sức khỏe của người dân.
- Xây dựng nền tảng số tạo lập dữ liệu sức khỏe của người dân trên địa bàn để mồi người dân biết về thông tin sức khỏe của mình và các cơ sở khám chữa bệnh có thông tin ban đầu của người bệnh nhanh chóng và chính xác.
- Khai thác dữ liệu hồ sơ sức khỏe điện tử phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của người dân, xây dựng mô hình bệnh tật về các bệnh không lây nhiễm.
- Nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của việc tạo lập hồ sơ sức khỏe điện tử.
- Ưu tiên hoàn thành tạo lập hồ sơ sức khỏe người thuộc nhóm nguy cơ trong năm 2022 và được cập nhật thông tin sức khỏe thường xuyên.
- Hồ sơ sức khỏe điện tử phải đảm bảo tính bảo mật, riêng tư của người dân. Đảm bảo định danh người dân bằng số CCCD/CMND/Mã định danh. Mẫu hồ sơ sức khỏe ghi nhận nội dung, thông tin theo quy định của Bộ Y tế.
- Nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử đảm bảo tuân thủ kiến trúc chính quyền điện tử Thành phố đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định và liên thông với cơ sở dữ liệu hồ sơ sức khỏe điện tử của Bộ Y tế.
- Các dữ liệu bắt buộc phải có khi lập hồ sơ sức khỏe điện tử bao gồm: dữ liệu hành chính; dữ liệu tiêm chủng mở rộng (đối với trẻ em) và tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19; dữ liệu tiền sử bệnh tật, dị ứng...; dữ liệu chỉ số nhân trắc học (cân nặng, chiều cao); dữ liệu về nhóm máu; dữ liệu về bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường và các bệnh hiện mắc khác.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN:
Trên cơ sở công cụ tạo lập dữ liệu hồ sơ sức khỏe điện tử của Sở Y tế và Sở Thông tin - Truyền thông, huyện Cần Giờ triển khai thu thập dữ liệu hồ sơ sức khỏe điện tử như sau:
- Xây dựng và phát hành các tài liệu, nội dung truyền thông về hồ sơ sức khỏe điện tử.
- Tuyên truyền về ý nghĩa, lợi ích của việc lập hồ sơ sức khỏe điện tử. Phổ biến và vận động người dân lập hồ sơ sức khỏe điện tử, hướng dẫn sử dụng ứng dụng hồ sơ sức khỏe điện tử để lập hồ sơ.
- Vận động các cơ quan, tổ chức, đơn vị cùng phối hợp, hỗ trợ, tham gia thực hiện trong quá trình lập hồ sơ sức khỏe điện tử.
2. Tập huấn, giám sát để triển khai thực hiện hồ sơ sức khỏe điện tử:
- Tập huấn cho cán bộ phụ trách và điều tra viên hiểu các khái niệm và ý nghĩa của hồ sơ sức khỏe điện tử, cách sử dụng các hệ thông thuộc nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử; cách thức triển khai, phương pháp phối hợp thực hiện; phương pháp tiếp cận và các bước thực hiện để tạo lập hồ sơ sức khỏe điện tử.
- Tập huấn công tác quản trị nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử cách giám sát, theo dõi tiến độ thực hiện, hỗ trợ người dân tra cứu thông tin và tiến hành khai hộ khi cần thiết.
3. Triển khai tạo lập hồ sơ sức khỏe điện tử:
- Tổ chức triển khai tạo lập hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân, theo thời gian như sau:
+ Quý 4 năm 2022: Tạo lập hồ sơ sức khỏe cho người thuộc nhóm nguy cơ (người có tuổi trên 50 hoặc có bệnh nền);
+ Năm 2023: Tạo lập hồ sơ sức khỏe cho nhóm phụ nữ mang thai và trẻ em;
+ Năm 2024 - 2025: Tạo lập hồ sơ sức khỏe cho nhóm người còn lại.
- Tổ chức cung cấp tờ rơi hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng ứng dụng hồ sơ sức khỏe để kích hoạt, kiểm tra và bổ sung thêm thông tin vào hồ sơ.
- Tổ chức quản lý, giám sát tình hình khai báo hồ sơ sức khỏe của người dân và thiết lập đường dây nóng để giải đáp, hỗ trợ người dân thực hiện khai báo thông tin được thuận lợi.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
- Phối hợp Phòng Nội vụ huyện tham mưu Ủy ban nhân dân huyện thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ giúp việc lập hồ sơ sức khỏe điện tử trên địa bàn huyện.
- Phối hợp các ban, ngành, đoàn thể thực hiện truyền thông bằng nhiều hình thức, vận động người dân tham gia lập hồ sơ sức khỏe điện tử.
- Giám sát, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện triển khai lập hồ sơ sức khỏe điện tử đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, đạt mục tiêu đề ra.
2. Đề nghị Trung tâm Y tế huyện:
Thực hiện kết nối Hệ thống thông tin bệnh viện (HS) tại cơ sở với Trục tích hợp của ngành y tế thành phố (ESB Y tế HCM) để tạo lập cơ sở dữ liệu khám chữa bệnh nhằm cập nhật thông tin về tình trạng sức khỏe của người dân khi đến khám sức khỏe tổng quát, khám chữa bệnh vào hồ sơ sức khỏe điện tử theo chỉ đạo.
3. Giao Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện:
Phối hợp với Phòng Y tế huyện và các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân huyện xem xét bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định.
4. Giao Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông huyện:
Phối hợp với các đơn vị liên quan tuyên truyền cho người dân về ý nghĩa, lợi ích của việc lập hồ sơ sức khỏe cá nhân; vận động người dân tích cực tham gia cung cấp thông tin cá nhân để lập hồ sơ sức khỏe điện tử.
5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và các ban ngành, đoàn thể:
- Tham gia giám sát các hoạt động của chính quyền, ban ngành, đơn vị cung cấp dịch vụ tại địa phương liên quan đến công tác triển khai lập hồ sơ sức khỏe điện tử, lồng ghép trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, đảm bảo kế hoạch được thực hiện với mọi tầng lớp, đối tượng nhân dân, kể cả người dân thu nhập thấp, người già, khuyết tật...
- Phối hợp Phòng Y tế và các ban, ngành, đoàn thể liên quan tuyên truyền cho người dân về ý nghĩa, lợi ích của việc lập hồ sơ sức khỏe cá nhân; vận động người dân tích cực tham gia cung cấp thông tin cá nhân để lập hồ sơ sức khỏe điện tử.
6. Giao Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn:
- Thành lập Ban Chỉ đạo triển khai lập hồ sơ sức khỏe điện tử trên địa bàn. Xây dựng kế hoạch triển khai lập hồ sơ sức khỏe điện tử cụ thể tại địa phương.
- Thực hiện truyền thông bằng nhiều hình thức, vận động người dân tham gia lập hồ sơ sức khỏe điện tử.
- Cử nhân sự tham gia tập huấn, thu thập, cập nhật, kiểm tra, giám sát công tác lập dữ liệu hồ sơ sức khỏe điện tử.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN:
Các hoạt động triển khai Kế hoạch về triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử trên địa bàn huyện năm 2022 được sử dụng từ nguồn kinh phí sự nghiệp y tế và nguồn kinh phí do Ủy ban nhân dân huyện phân bổ để các hoạt động đạt tiến độ đề ra.
Trên đây là Kế hoạch triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử trên địa bàn huyện Cần Giờ năm 2022. Đề nghị Thủ trưởng các cơ quan, ban ngành, đoàn thể huyện, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị báo cáo Ủy ban nhân dân huyện (thông qua Phòng Y tế) để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, giải quyết./.
|
CHỦ
TỊCH |
Kế hoạch 5465/KH-UBND về triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử trên địa bàn huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh năm 2022
Số hiệu: | 5465/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Huyện Cần Giờ |
Người ký: | Nguyễn Văn Hồng |
Ngày ban hành: | 14/09/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 5465/KH-UBND về triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử trên địa bàn huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh năm 2022
Chưa có Video