Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4595 /KH-UBND

Bình Thuận, ngày 29 tháng 10 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI Y TẾ CƠ SỞ TRONG TÌNH HÌNH MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2018-2025.

Thực hiện Quyết định số 2348/QĐ-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới; Chương trình hành động số 40-CTr/TU ngày 26/01/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Thuận (Khóa XIII) thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (Khóa XII) về “Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”; Chương trình hành động số 41-CTr/TU ngày 26/01/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIII) thực hiện Nghị Quyết số 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về “Công tác dân số trong tình hình mới”; Chương trình hành động số 43-CTr/TU ngày 30/01/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIII) thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) “về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”; Quyết định số 1313/QĐ-UBND ngày 19/5/2017 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Bình Thuận gắn với thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP và Nghị định số 141/2016/NĐ-CP của Chính phủ; Kế hoạch số 1109/KH-UBND ngày 22/3/2018 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về thực hiện Chương trình hành động số 40-CTr/TU ngày 26/01/2018 của Tỉnh Ủy; Kế hoạch số 1117/KH-UBND ngày 23/3/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về thực hiện Chương trình hành động số 41-CTr/TU của Tỉnh ủy; Kế hoạch số 992/KH-UBND ngày 15/3/2018 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình hành động số 43-CTr/TU của Tỉnh ủy;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2018-2025, cụ thể như sau:

I. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG Y TẾ TRONG TỈNH

1. Hệ thống y tế:

1.1. Tuyến tỉnh:

- Sở Y tế gồm 6 phòng chức năng: Văn phòng Sở, Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Nghiệp vụ Y, Phòng Nghiệp vụ Dược, Phòng Kế hoạch - Tài chính, Thanh tra Sở.

- Các bệnh viện tuyến tỉnh gồm 7 bệnh viện: Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận, Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Phổi, Bệnh viện Da liễu, Bệnh viện đa khoa khu vực La Gi, Bệnh viện đa khoa khu Nam Bình Thuận, Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Bình Thuận.

- Các đơn vị y tế dự phòng, chuyên ngành gồm 08 đơn vị: Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe, Trung tâm Phòng, chống sốt rét - Bướu cổ, Trung tâm Pháp y, Trung tâm Giám định y khoa, Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm.

- Các đơn vị quản lý nhà nước trực thuộc gồm 2 đơn vị: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình

- Các đơn vị không trực thuộc Sở Y tế nhưng có mối quan hệ liên quan là Trường Cao đẳng y tế tỉnh Bình Thuận.

Việc sắp xếp tổ chức mô hình như trên chưa thống nhất một đầu mối thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của các đơn vị y tế dự phòng tuyến tỉnh, bộ máy cồng kềnh, dàn trải về nguồn lực nhân lực y tế cũng như cơ sở vật chất và trang thiết bị.

1.2. Tuyến huyện:

- Có 07 Trung tâm Y tế tuyến huyện có giường bệnh thực hiện chức năng khám bệnh, chữa bệnh và y tế dự phòng, gồm: Trung tâm Y tế huyện Hàm Thuận Bắc, Trung tâm Y tế huyện Tánh Linh, Trung tâm Y tế huyện Hàm Thuận Nam, Trung tâm Y tế huyện Tuy Phong, Trung tâm Y tế huyện Hàm Tân, Trung tâm Y tế huyện Phú Quý, Trung tâm Y tế thành phố Phan Thiết,

- Có 03 Trung tâm Y tế tuyến huyện không có giường bệnh, chỉ thực hiện chức năng y tế dự phòng, gồm: Trung tâm Y tế huyện Bắc Bình, Trung tâm Y tế huyện Đức Linh, Trung tâm Y tế thị xã La Gi.

- Có 10 Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tuyến huyện tại 10 huyện, thị xã, thành phố.

- Có 10 Phòng Y tế trực thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.

1.3. Tuyến xã:

Tổng số Phòng khám đa khoa khu vực là 12 (có chức năng cảu Trạm Y tế) và tổng số Trạm Y tế xã, phường, thị trấn là 115. Mạng lưới y tế xã, phường, thị trấn được xác định là y tế cơ sở, phải tiến hành rà soát về mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ tương ứng theo hướng chuẩn hóa các Trạm Y tế xã và Phòng khám đa khoa khu vực ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo.

Các xã, phường, thị trấn được phân vùng theo Quyết định số 4667/QĐ- BYT, ngày 07 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến năm 2020 để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chính của Trạm Y tế, cụ thể như sau: Vùng 1: 29; vùng 2: 51; vùng 3: 47 (Phụ lục đính kèm).

1.4. Các cơ sở y tế ngành và ngoài công lập:

- Các cơ sở y tế ngành gồm: Bệnh xá Công An; Bệnh xá Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bình Thuận; Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ.

- Các cơ sở khám, chữa bệnh ngoài công lập trên địa bàn tỉnh tỉnh Bình Thuận có 2 bệnh viện tư nhân là: Bệnh viện đa khoa tư nhân Tâm Phúc với 48 giường bệnh; Bệnh viện đa khoa tư nhân An Phước với 150 giường bệnh.

Ngoài ra, khu vực y tế tư nhân còn có hơn 320 cơ sở khám, chữa bệnh và dịch vụ y tế; 126 cơ sở hành nghề dược và 120 cơ sở hành nghề y học cổ truyền; Công ty Cổ phần Dược Bình Thuận.

2. Hiện trạng mạng lưới khám, chữa bệnh:

Gồm 07 bệnh viện, 07 Trung tâm Y tế tuyến huyện có giường bệnh, các phòng khám đa khoa khu vực và Trạm Y tế.

Tất cả các Bệnh viện, Trung tâm Y tế, các Phòng khám đa khoa khu vực và Trạm Y tế về cơ bản đã được đầu tư các trang thiết bị y tế theo quy định của Bộ Y tế, tuy nhiên nhiều trang thiết bị y tế đã lạc hậu và không đồng bộ để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh kỹ thuật ngày càng cao và nhiều của nhân dân.

Tổng số giường bệnh tuyến tỉnh tăng từ 1.670 giường năm 2010 lên 1.945 giường năm 2017. Các bệnh viện sử dụng vượt quá công suất giường bệnh là 4 bệnh viện: Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận là 103,6% năm 2010, 107,8% năm 2015 và 106% năm 2017; Bệnh viện đa khoa khu vực phía Nam là 90,5% năm 2010, 119,1% năm 2015 và 115,2% năm 2017; Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Bình Thuận là 91,4% năm 2010, 95,9% năm 2015 và 102,2% năm 2017; Bệnh viện đa khoa khu vực La Gi là 105,7% năm 2010, 109% năm 2015 và 161,5% năm 2017. Tình hình trên phản ánh các bệnh viện tuyến tỉnh đang trong tình trạng quá tải vì nhiều nguyên nhân, trong đó ba nguyên nhân chính là: Một là số bệnh nhân vượt tuyến nhiều do các bệnh viện tuyến huyện thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị và trình độ chuyên môn của cán bộ y tế chưa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh. Hai là quy mô của các bệnh viện tuyến huyện chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

Tổng số giường bệnh tuyến huyện tăng từ 850 giường năm 2010 lên 1.000 giường năm 2014, giảm xuống 800 giường năm 2015 (giảm do chuyển Bệnh viện đa khoa thị xã La Gi thành Bệnh viện đa khoa khu vực La Gi thuộc tuyến tỉnh) và 850 giường năm 2017. Công suất sử dụng giường bệnh của các Trung tâm Y tế tuyến huyện, như sau: Trung tâm Y tế huyện Hàm Thuận Bắc là 94,1% năm 2010, 110,2% năm 2015 và 122,2 % năm 2017; Trung tâm Y tế huyện Hàm Tân là 103% năm 2010, 96,1% năm 2015 và 110% năm 2017; Trung tâm Y tế Quân dân y Phú Quý là 75,8% năm 2010, 103,5% năm 2015 và 92,2% năm 2017; Trung tâm Y tế huyện Tánh Linh là 74,5% năm 2010, 104,4% năm 2015 và 120,8% năm 2017; Trung tâm Y tế huyện Hàm Thuận Nam là 85% năm 2010, 120,9% năm 2015 và 126,5% năm 2017; Trung tâm Y tế huyện Tuy Phong là 107,3% năm 2010, 113% năm 2015 và 135% năm 2017.

Năm 2017, toàn bộ 127 xã, phường và thị trấn của tỉnh Bình Thuận đều có Trạm Y tế hoặc Phòng khám đa khoa khu vực. Tổng số giường bệnh ở các Trạm Y tế xã là 575 và Phòng khám khu vực là 340 giường, bình quân mỗi xã có hơn 5 giường bệnh. Tất cả các Trạm Y tế xã thực hiện tốt nhiệm vụ khám, chữa bệnh ban đầu cho nhân dân và công tác y tế dự phòng. Số phòng khám đa khoa khu vực sử dụng vượt công suất giường bệnh, đang quá tải là 5/12 phòng khám, gồm: Phòng khám đa khoa khu vực Phan Rí Cửa là 116,4% năm 2010, 104,5% năm 2015 và 165% năm 2017; Phòng khám đa khoa khu vực Bắc Ruộng là 48% năm 2010, 103,7% năm 2015 và 84,3% năm 2017; Phòng khám đa khoa khu vực Phú Long là 110,1% năm 2010, 102% năm 2015 và 81% năm 2017; Phòng khám đa khoa khu vực Tân Minh là 90% năm 2010, 164,8% năm 2015 và 140% năm 2017; Phòng khám đa khoa khu vực Tân Thắng là 180% năm 2017 (mới thành lập năm 2015).

Năm 2017, tỷ lệ Trạm Y tế xã có bác sĩ là 100%; tỷ lệ Trạm Y tế xã có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi là 100%; tỷ lệ Trạm Y tế xã, phường, thị trấn có vườn thuốc nam là 84,2% (107 xã/127 xã) và có cán bộ chuyên trách y học cổ truyền và có tổ đông y là 100%. Tỷ lệ Trạm Y tế xã đạt theo Bộ tiêu chí quốc gia về y tế đạt 93,7% năm 2017.

3. Hiện trạng mạng lưới y tế dự phòng và các chi cục:

3.1. Tuyến tỉnh:

Mạng lưới y tế dự phòng, chuyên ngành tuyến tỉnh gồm: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh; Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS; Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản; Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe; Trung tâm Phòng, chống Sốt rét - Bướu cổ; Trung tâm Pháp y; Trung tâm Giám định y khoa và Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm.

Các đơn vị quản lý nhà nước trực thuộc gồm 2 đơn vị: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm; Chi cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình.

Các chi cục, trung tâm đã được đầu tư về cơ sở vật chất và trang thiết bị đáp ứng yêu cầu; đội ngũ cán bộ, nhân viên đã được bố trí đảm bảo về số lượng và chất lượng thực hiện tốt nhiệm vụ của từng đơn vị. Riêng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã được cấp đất nhưng chưa tiến hành đầu tư xây dựng trụ sở mới.

3.2. Tuyến huyện:

- Các Trung tâm Y tế tuyến huyện: Tỉnh Bình Thuận đã thành lập 10 Trung tâm Y tế tại 10 huyện, thị xã, thành phố.

Các Trung tâm Y tế huyện đã được đầu tư về cơ sở vật chất và trang thiết bị đáp ứng yêu cầu; đội ngũ cán bộ, nhân viên đã được bố trí đảm bảo về số lượng và chất lượng thực hiện tốt nhiệm vụ của từng đơn vị. Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện tốt được các chức năng và nhiệm vụ trong thời gian tới, các Trung tâm Y tế huyện cần phải đầu tư về cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế và bổ sung thêm cán bộ y tế.

- Các Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tuyến huyện: Các Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tuyến huyện gồm 10 trung tâm thị xã La Gi, thành phố Phan Thiết và các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Bắc Bình, Phú Quý, Tánh Linh, Đức Linh và Tuy Phong.

Hiện trạng về trang thiết bị của các trung tâm đã đáp ứng được công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn.

- Tuyến xã:

Tổng số Phòng khám đa khoa khu vực là 12 phòng khám và tổng số Trạm Y tế xã, phường, thị trấn là 115 trạm.

4. Nguồn nhân lực y tế:

Năm 2017, tổng số chuyên môn ngành y là 4.247 người, trong đó: 869 bác sĩ (Tiến sĩ, chuyên khoa 2 là 26 người; thạc sĩ, chuyên khoa 1 là 351 người); điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên trình độ đại học là 261 người, cao đẳng là 223 người, trung cấp là 1.644 người và trình độ khác là 209 người.

Tỷ lệ bác sĩ trên 10.000 dân là 7, tỷ lệ điều dưỡng/ bác sĩ là 3,84. Số bác sĩ chuyên khoa còn thấp (377 bác sĩ), chiếm 43,4%.

Tổng số chuyên môn dược là 597 người năm 2017, trong đó: 83 dược sĩ đại học (sau đại học là 12); dược sĩ trung cấp là 483 và dược tá là 31. Tỷ lệ dược sĩ đại học trên 10.000 dân là 0,67 người.

Toàn tỉnh có 737 nhân viên y tế thôn, bản. Trong đó có 248 người đủ tiêu chuẩn trình độ chuyên môn theo quy định, 489 người chưa đủ tiêu chuẩn trình độ chuyên môn (gồm: 261 người có Giấy chứng nhận đào tạo lại chương trình y tế thôn bản từ bảy ngày đến một tháng và 228 người chưa có Giấy chứng nhận hoặc mất Giấy chứng nhận); chưa được phê duyệt chi trả chế độ phụ cấp.

Nhìn chung, chất lượng nhân lực Ngành Y tế đã tăng lên, nhiều chuyên ngành được đào tạo, như cử nhân điều dưỡng, cử nhân y tế công cộng và cử nhân kỹ thuật y tế. Năng lực thực hiện quy trình kỹ thuật chuyên môn của các cán bộ y tế của từng tuyến theo quy định của Bộ Y tế về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, còn mất cân đối về cơ cấu trình độ chuyên môn, phân bổ nhân lực y tế, thiếu nhân lực trình độ cao ở một số chuyên ngành. Nhân lực y tế có trình độ cao chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị.

5. Một số kết quả đạt được:

- Công tác phòng chống dịch triển khai tích cực chủ động và duy trì thường xuyên, hệ thống giám sát chặt chẽ, xử lý kịp thời các dịch bệnh nguy hiểm, mới nổi đều chủ động kiểm soát, khống chế không để dịch lan rộng và không gây ra thành dịch lớn.

- Triển khai thực hiện tốt các Chương trình mục tiêu y tế quốc gia: Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ <1 tuổi đạt trên 97,1%; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em <5 tuổi còn 8,7%; tỷ lệ bệnh phong lưu hành còn 0,5/100.000 dân; khống chế và đẩy lùi dịch sốt xuất huyết, tuy nhiên bệnh sốt huyết vẫn tăng nhẹ bình quân 0,6%/năm; tình hình mắc sốt rét giảm, không có trường hợp tử vong do sốt rét, không có dịch sốt rét xảy ra trên địa bàn toàn tỉnh trong nhiều năm liền; từng bước khống chế tốc độ gia tăng nhiễm HIV/AIDS.

- Công tác khám, chữa bệnh có tiến bộ: Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị tăng; công tác khám, điều trị bệnh từng bước được nâng cao, nhiều kỹ thuật mới được áp dụng và thành công như: mổ nội soi, điều trị chống huyết khối trong nhồi máu cơ tim cấp, gãy xương phức tạp.... trang thiết bị được cung cấp tương đối đầy đủ, đáp ứng việc cấp cứu và điều trị nội trú.

- Hệ thống xử lý chất thải y tế cơ sở tuyến tỉnh, huyện đã được đầu tư đáp ứng yêu cầu, cần phải tiếp tục đầu tư các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã.

- Công tác khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền được củng cố và phát triển: Mạng lưới y học cổ truyền đang được phát huy nhân rộng, tỷ lệ Trạm Y tế xã có vườn thuốc nam hoặc vườn thuốc nam mẫu theo quy định cao, tỷ lệ Trạm Y tế xã, phường, thị trấn có cán bộ chuyên trách y học cổ truyền và có tổ đông y hoặc phòng chẩn trị đạt 100%, tỷ lệ khám bệnh bằng y học cổ truyền chung trên toàn tỉnh đạt 16,8%.

- Xã hội hóa y tế đã đạt được kết quả bước đầu. Trên địa bàn tỉnh đã có hai bệnh viện đa khoa quy mô 198 giường bệnh với nhiều trang thiết hiện đại và với hơn 300 cơ sở khám chữa bệnh, chẩn đoán, xét nghiệm tư. Ngoài ra, một vài bệnh viện công lập đã thực hiện một số mô hình xã hội hóa y tế như liên kết đặt máy, trang thiết bị và dịch vụ vận chuyển người bệnh, đã góp phần giải quyết kịp thời nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.

- Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân đối với vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có chuyển biến tích cực. Mạng lưới nhân viên y tế phát triển hầu hết các thôn, bản; 100% Trạm Y tế xã, phường có nữ hộ sinh/y sĩ sản nhi. Tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020 đạt 93,7% năm 2017.

- Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được Ngành Y tế quan tâm, thường xuyên kiểm tra, giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhất là trong các dịp lễ, tết.

6. Hạn chế, nguyên nhân:

- Tình hình dịch bệnh tuy có giảm nhưng một số bệnh truyền nhiễm có số ca mắc còn cao. Các biện pháp phòng chống dịch đã được triển khai tích cực và thường xuyên, tuy nhiên một số bệnh lưu hành như tay chân miệng, sốt xuất huyết, zika,... có năm tăng cao.

- Mạng lưới khám chữa bệnh của tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng tăng. Các bệnh viện, Trung tâm Y tế huyện và phòng khám đa khoa thường quá tải vào nhiều thời điểm trong năm, người bệnh còn nằm chung giường, số ca chuyển viện tăng. Khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền còn hạn chế, do thiếu bác sĩ y học cổ truyền và nhận thức của người dân chưa cao.

- Cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế của nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã xuống cấp, lạc hậu, không đồng bộ cần được tiếp tục nâng cấp, đầu tư mới.

- Tỷ lệ các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến cơ sở xử lý chất thải y tế đạt tiêu chuẩn còn hạn chế, cần phải tiếp tục đầu tư hệ thống xử lý chất thải y tế đạt tiêu chuẩn cho từng cơ sở khám, chữa bệnh.

- Kết quả đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm còn hạn chế do số lượng cán bộ chuyên môn thực hiện công tác này chưa đủ, trang thiết bị còn thiếu, các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm chưa hoàn thiện.

- Đội ngũ cán bộ Ngành Y tế vẫn còn thiếu nhiều bác sĩ, dược sĩ đại học và bác sĩ chuyên khoa có trình độ chuyên khoa sâu, cơ cấu bác sĩ chuyên khoa chưa hợp lý. Nhân lực có trình độ cao chủ yếu tập trung ở các bệnh viện tuyến tỉnh, thiếu nhân lực ở một số chuyên ngành như: Y tế dự phòng, giải phẫu bệnh, lao, tâm thần, do đó ảnh hưởng đến việc đảm bảo số lượng nhân lực y tế cơ sở. Chính sách chế độ đối với cán bộ y tế còn nhiều bất cập, cần sửa đổi, bổ sung. Tỷ lệ dược sĩ/vạn dân đạt thấp; đồng thời, cơ cấu trình độ chuyên môn của bác sĩ theo từng chuyên khoa vừa thiếu vừa chưa hợp lý.

- Chất lượng dịch vụ y tế chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao, đa dạng của nhân dân; điều kiện chăm sóc y tế cho người nghèo, cận nghèo, các đối tượng chính sách, bảo trợ xã hội, người tham gia chính sách bảo hiểm y tế còn hạn chế.

- Tổ chức và hoạt động của y tế dự phòng còn hạn chế, cơ sở vật chất xuống cấp; hệ thống bệnh viện và hệ thống y tế tuyến huyện chưa ổn định do tách ghép nhiều lần. Một bộ phận nhân dân chưa ý thức tự bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho mình và cộng đồng. Vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ.

II. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI Y TẾ CƠ SỞ GIAI ĐOẠN 2018 - 2025

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu chung:

Đổi mới tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính, phát triển nguồn nhân lực để nâng cao năng lực cung ứng và chất lượng dịch vụ của mạng lưới y tế cơ sở, thực hiện quản lý sức khỏe toàn dân, bảo đảm cung ứng đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh cho người dân trên địa bàn; cung ứng dịch vụ theo hướng toàn diện, liên tục, phối hợp và lồng ghép chặt chẽ giữa dự phòng và điều trị, giữa các cơ sở y tế trên địa bàn với tuyến trên, góp phần giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên, bảo đảm công bằng, hiệu quả trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

1.2. Chỉ tiêu cụ thể:

a) Phấn đấu đến năm 2020:

- Sáp nhập 10 Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cấp huyện vào 10 Trung tâm Y tế cấp huyện để thành lập Trung tâm Y tế đa chức năng;

- 100% số Trạm Y tế có đủ điều kiện khám, chữa bệnh BHYT;

- 100% các Trạm Y tế thực hiện được tối thiểu 70% danh mục dịch vụ kỹ thuật của tuyến xã;

- 100% Phòng khám đa khoa khu vực thực hiện tối thiểu 80% danh mục kỹ thuật được cấp có thẩm quyền quy định;

- 100% Trung tâm Y tế tuyến huyện thực hiện được tối thiểu 80% danh mục dịch vụ kỹ thuật của tuyến huyện;

- Đến cuối năm 2018 có 100% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã;

- Phấn đấu 85% dân số được quản lý, theo dõi sức khỏe;

- 100% các xã, phường, thị trấn hoàn thành việc đầu tư Trạm Y tế kiên cố.

b) Phấn đầu đến năm 2025

- Duy trì 100% số Trạm Y tế xã có đủ điều kiện khám, chữa bệnh BHYT và thực hiện được đầy đủ các nội dung của chăm sóc sức khỏe ban đầu;

- 100% Trạm Y tế thực hiện được tối thiểu 90% danh mục dịch vụ kỹ thuật của tuyến xã;

- 100% Phòng khám đa khoa khu vực thực hiện tối thiểu 90% danh mục kỹ thuật được cấp có thẩm quyền quy định;

- 100% Trung tâm Y tế tuyến huyện thực hiện được tối thiểu 90% danh mục dịch vụ kỹ thuật của tuyến huyện;

- Duy trì 100% xã giữ vững tiêu chí quốc gia về y tế xã;

- 100% dân số được quản lý, theo dõi sức khỏe.

2. Nhiệm vụ và giải pháp

2.1. Củng cố, hoàn thiện tổ chức mạng lưới y tế cơ sở:

a) Tổ chức Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố, bao gồm các Phòng khám đa khoa khu vực, nhà hộ sinh, Trạm Y tế và các khoa, phòng theo quy định tại Thông tư số 37/2016/TT-BYT ngày 25 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế; thực hiện đầy đủ các chức năng về y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; các Phòng khám đa khoa khu vực và Trạm Y tế xã, phường, thị trấn là đơn vị chuyên môn thuộc Trung tâm Y tế.

- Rà soát lại tổ chức các Phòng khám đa khoa, cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.

- Nhân lực làm việc tại các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn nằm trong tổng biên chế của Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố được xác định theo vị trí việc làm trên cơ sở khối lượng công việc phù hợp.

b) Phân loại các Trạm Y tế theo Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã để thực hiện công tác đầu tư, cơ chế hoạt động cho phù hợp: Rà soát phân loại Trạm Y tế theo quy định tại Quyết định 4667/QĐ-BYT ngày 07 tháng 11 năm 2016 của Bộ Y tế về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2020. Trên cơ sở đó rà soát cơ sở vật chất, trang thiết bị Trạm Y tế; thu hút đầu tư nâng cao năng lực chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.

2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của y tế cơ sở:

- Các Trạm Y tế xã (bao gồm các Phòng khám đa khoa khu vực có chức năng trạm y tế) phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu; thực hiện việc quản lý sức khỏe toàn diện, liên tục cho từng người dân trên địa bàn, tập trung vào việc theo dõi, tư vấn về sức khỏe, chăm sóc giảm nhẹ, phục hồi chức năng, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, bà mẹ, trẻ em; phòng chống các bệnh lây nhiễm, không lây nhiễm, quản lý các bệnh mạn tính; khám bệnh, chữa bệnh theo chức năng, nhiệm vụ và kết nối, chuyển người bệnh lên các cơ sở y tế tuyến trên.

- Các Trung tâm Y tế tuyến huyện tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển các dịch vụ, kỹ thuật y tế, thường xuyên chỉ đạo, hỗ trợ trực tiếp về chuyên môn cho Phòng khám đa khoa khu vực và Trạm Y tế bao gồm cả lĩnh vực xét nghiệm, cận lâm sàng, bảo đảm thuận lợi, phù hợp để thực hiện đầy đủ các kỹ thuật điều trị đa khoa và chăm sóc cơ bản, gắn kết chặt chẽ hoạt động của Phòng khám đa khoa khu vực và các Trạm Y tế.

- Xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập trên địa bàn, có cơ chế khuyến khích y tế tư nhân tham gia vào công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu.

- Thực hiện tin học hóa các hoạt động của y tế cơ sở và quản lý hồ sơ theo dõi sức khỏe của người dân. Đồng bộ và kết nối hệ thống thông tin giữa cơ sở y tế các tuyến để theo dõi, quản lý sức khỏe người dân trên địa bàn; xây dựng và triển khai thực hiện bệnh án điện tử; quản lý hoạt động khám, chữa bệnh và chi phí khám, chữa bệnh BHYT tại các cơ sở y tế trên địa bàn.

- Các cơ sở y tế phải tích cực tham gia các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe, các hoạt động về y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe ban đầu.

2.3. Tăng cường đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

- Tiếp tục tăng cường nguồn nhân lực, đặc biệt là số lượng bác sĩ ở Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố để bảo đảm nhân lực cho việc khám bệnh, chữa bệnh phục vụ nhân dân ngay trên địa bàn; bảo đảm nhân lực cho Trạm Y tế để thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu, theo dõi sức khỏe từng người dân. Thu hút nguồn nhân lực y tế theo mọi hình thức để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho y tế cơ sở.

- Tăng cường đào tạo bác sĩ cho y tế xã, phường, thị trấn; đào tạo chính quy, đào tạo liên thông; tăng cường đào tạo nhân viên y tế thôn bản và cô đỡ thôn bản cho các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; tăng cường đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, thực hiện đầy đủ quy định về đào tạo liên tục, đào tạo qua thực hành, hướng dẫn chuyên môn cho y tế cơ sở.

- Thực hiện chế độ luân phiên hai chiều phù hợp với điều kiện của từng địa phương theo hướng từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên để tăng cường năng lực cho người hành nghề tại y tế cơ sở.

2.4. Đổi mới cơ chế tài chính cho hoạt động của y tế cơ sở:

a) Đẩy nhanh lộ trình BHYT toàn dân:

- Kiến nghị nâng mức hỗ trợ đối với người thuộc hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đinh làm nông nghiệp, lâm nghiệp có mức sống trung bình tham gia BHYT;

- Trạm Y tế xã có trách nhiệm tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia BHYT theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

b) Xây dựng và ban hành mức giá, cơ chế thanh toán bảo hiểm y tế đối với phòng khám bác sĩ gia đình; khám bệnh tại nhà cho một số trường hợp và đối tượng đặc biệt; khám và tư vấn sức khỏe; thăm khám, đỡ đẻ tại nhà, cung cấp gói đẻ sạch trong một số trường hợp đặc biệt ở miền núi, vùng sâu, vùng xa; các đợt khám bệnh, chữa bệnh lưu động của Trạm Y tế xã, Trung tâm Y tế huyện, Bệnh viện huyện tại thôn, bản theo định kỳ; cấp thuốc thông thường cho ngư dân đánh bắt xa bờ... nhằm tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, biên giới, biển, đảo.

c) Thực hiện tổ chức gói dịch vụ y tế cơ bản cho y tế cơ sở đảm bảo đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân, trong đó xác định rõ phần do Quỹ BHYT chi trả; thực hiện thanh toán theo định suất đối với khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú tại y tế cơ sở.

d) Thực hiện giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo lộ trình tính đủ chi phí cho y tế cơ sở; tổ chức phân loại, giao quyền tự chủ cho các cơ sở y tế thuộc tuyến y tế cơ sở; ngân sách nhà nước hỗ trợ đối với các trung tâm được cơ quan có thẩm quyền phân loại là đơn vị tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, đơn vị do nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.

e) Thực hiện định mức chi ngân sách nhà nước cho y tế dự phòng tuyến huyện:

- Bảo đảm đủ tiền lương và các chế độ, chính sách cho viên chức y tế cơ sở, phụ cấp cho nhân viên y tế thôn, bản;

- Xây dựng và ban hành mức chi thường xuyên ngoài lương để bảo đảm kinh phí cho các hoạt động thường xuyên, hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu của Trạm Y tế xã;

- Phân bổ ngân sách nhà nước, sử dụng Quỹ BHYT và các nguồn lực khác cho y tế cơ sở theo hướng dẫn dựa trên kết quả hoạt động và các chỉ tiêu đầu ra.

f) Tổ chức thực hiện sự gắn kết giữa y tế tư nhân và y tế công lập trong cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu trên địa bàn; cho phép các Trạm Y tế xã liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp, cá nhân thực hiện việc khám, chữa bệnh cho nhân dân.

2.5. Tiếp tục đầu tư để hoàn thiện, nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở:

a) Cơ sở vật chất:

- Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 thực hiện theo kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020. Trong giai đoạn từ năm 2021-2025 tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất các Trung tâm Y tế nhằm hoàn thiện hệ thống y tế cơ sở của tỉnh theo kế hoạch đầu tư công trung hạn của tỉnh.

+ Nâng cấp Trung tâm Y tế huyện Đức Linh thành Trung tâm Y tế 02 chức năng.

+ Nâng cấp các Trung tâm Y tế đã vượt quá công suất giường bệnh, xuống cấp.

- Đối với Phòng khám đa khoa khu vực, Trạm Y tế xã: Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 thực hiện theo kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020. Trong giai đoạn từ năm 2021-2025 tiếp tục đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất cho các Phòng khám đa khoa khu vực, Trạm Y tế tuyến xã xuống cấp cần phải xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp theo kế hoạch đầu tư công trung hạn của tỉnh; việc đầu tư xây dựng mới, cải tạo mở rộng, nâng cấp phải theo các nguyên tắc sau đây:

- Xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; xã thuộc vùng khó khăn theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

- Xã chưa có Trạm Y tế, xã do mới chia tách, mới thành lập hoặc đang phải ở nhờ cơ sở khác, bị phá hủy do thiên tai, thảm họa; đã có Trạm Y tế xã nhưng là nhà tạm, hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng cần phải xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp;

- Việc đầu tư xây dựng mới, cải tạo mở rộng, nâng cấp các Trạm Y tế xã phải có thiết kế, quy mô phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế ở địa phương, bảo đảm tiết kiệm, tránh lãng phí.

b) Đầu tư trang thiết bị:

Bố trí ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, thị xã, thành phố, ngân sách Trung ương hỗ trợ (nếu có) và các nguồn vốn hợp pháp khác đầu tư trang thiết bị theo năng lực chuyên môn, theo quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị và phân loại Trạm Y tế theo quy định tại Quyết định 4667/QĐ- BYT ngày 07 tháng 11 năm 2016 của Bộ Y tế.

2.6. Nguồn vốn thực hiện:

- Ngân sách địa phương: Ưu tiên cân đối ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư cho y tế cơ sở.

- Vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; các chương trình hỗ trợ có mục tiêu khác từ Ngân sách trung ương; vốn ODA đầu tư cho y tế cơ sở.

- Từ ngân sách sự nghiệp y tế theo đầu dân số hàng năm: Căn cứ tình hình thực tế thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế sử dụng một phần ngân sách đang cấp cho các bệnh viện để xây dựng mới, nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng sửa chữa, bổ sung trang thiết bị cho Trạm Y tế.

- Từ nguồn kết dư 20% quỹ khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế (từ 01 tháng 01 năm 2015 đến 31 tháng 12 năm 2020 nếu có).

3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

3.1. Sở Y tế:

- Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố chủ trì tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các nội dung kế hoạch về phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách trên lĩnh vực y tế; đẩy mạnh kêu gọi xã hội hóa y tế theo các quy định hiện hành của Trung ương và cảu tỉnh.

- Chỉ đạo các đơn vị y tế trong ngành tăng cường công tác chỉ đạo tuyến, thực hiện công tác luân phiên cán bộ, tập huấn nâng cao kiến thức chuyên môn cho tuyến y tế cơ sở.

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc xây dựng phần mềm quản lý sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn tỉnh.

- Hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh, định kỳ báo cáo Bộ Y tế và UBND tỉnh.

3.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Y tế và các Sở, ngành liên quan lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu y tế vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và hàng năm.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, các Sở, ngành liên quan và địa phương tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí các nguồn vốn đầu tư công cho các dự án đầu tư xây dựng, đảm bảo triển khai thực hiện Kế hoạch này theo đúng quy định Luật Đầu tư công và các văn bản có liên quan.

3.3. Sở Tài chính:

Căn cứ khả năng ngân sách hàng năm, bố trí ngân sách để đầu tư trang bị trang thiết bị cho hệ thống y tế cơ sở, đào tạo nhân lực y tế.

3.4. Bảo hiểm xã hội tỉnh:

- Phối hợp với Sở Y tế cùng các sở, ngành liên quan tham mưu xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nâng cao tỷ lệ tham gia BHYT, hướng tới BHYT toàn dân.

- Tổ chức thực hiện thanh toán chi phí BHYT theo gói dịch vụ tại tuyến y tế cơ sở, thanh toán dịch vụ cho bác sĩ gia đình, Trạm Y tế khi chăm sóc sức khỏe cho người bệnh tại gia đình và quản lý sức khỏe người dân.

3.5. Sở Thông tin và Truyền thông:

- Phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan thông tấn báo chí tăng cường thông tin tuyên truyền về công tác xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh; chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ban đầu trên địa bàn; đặc biệt, chú trọng công tác tuyên truyền về thực hiện mô hình bác sĩ gia đình, tham gia quản lý sức khỏe và tham gia BHYT hướng tới BHYT toàn dân.

- Phối hợp Sở Y tế và các cơ quan liên quan trong việc xây dựng phần mềm quản lý sức khỏe cho nhân dân và quản trị mạng đảm bảo an toàn bảo mật thông tin.

3.6. Sở Nội vụ:

Phối hợp với Sở Y tế điều chỉnh, bổ sung mạng lưới y tế cơ sở trên địa bàn tỉnh và bố trí đủ nhân lực đáp ứng hoạt động tại tuyến y tế cơ sở; tham mưu chính sách thu hút cán bộ có trình độ cao, đặc biệt là bác sĩ về công tác tại tuyến y tế cơ sở.

3.7. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Bình Thuận:

Tăng thời lượng phát sóng, số lượng bài viết và nâng cao chất lượng tuyên truyền về xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh trong các chương trình, chuyên trang, chuyên mục.

3.8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

- Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này tại địa phương; xây dựng, triển khai kế hoạch xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở hàng năm của huyện, thị xã, thành phố trong tình hình mới cho phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong cùng thời kỳ.

- Chủ động, tích cực huy động nguồn lực để thực hiện Kế hoạch; lồng ghép việc thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này với các Kế hoạch khác có liên quan trên địa bàn.

- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch tại địa phương; thực hiện chế độ báo cáo hàng năm theo quy định./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Mặt trận và các Đoàn thể tỉnh;
- Các cơ quan thuộc UBND tỉnh;
- Bảo hiểm xã hội tỉnh;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Báo Bình Thuận;
- Trung tâm Thông tin tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX, Việt.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Hòa

 

PHỤ LỤC

PHÂN VÙNG CÁC XÃ THEO BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ Y TỄ XÃ GIAI ĐOẠN 2020

STT

Huyện, thị xã, thành phố

Xã, phường, thị trấn

Vùng

1

Huyện Đức Linh

Đức Chính

1

2

Trà Tân

1

3

Đa Kai

2

4

Tân Hà

2

5

Sùng Nhơn

2

6

Nam Chính

2

7

MePu

2

8

Đức Tín

2

9

Đức Hạnh

2

10

Đức tài

2

11

Võ Xu

2

12

Đông Hà

2

13

Vũ Hòa

3

14

Huyện Tánh Linh

Lạc tánh

1

15

Đức Tân

2

16

Đức Thuận

2

17

Bắc Ruộng

2

18

Nghị Đức

3

19

Huy Khiêm

3

20

Đức Phú

3

21

Gia An

3

22

Gia Huynh

3

23

Suối Kiết

3

24

Măng Tố

3

25

La Ngâu

3

26

Đồng Kho

3

27

Đức Bình

3

28

Huyện Hàm Tân

Tân Nghĩa

1

29

Tân Minh

1

30

Tân Phúc

2

31

Tân Hà

2

32

Tân Xuân

2

33

Sông Phan

3

34

Tân Đức

3

35

Tân Thắng

3

36

Thắng Hải

3

37

Sơn Mỹ

3

38

Huyện Hàm Thuận Nam

Thuận Nam

1

39

Hàm Mỹ

2

40

Hàm Kiệm

2

41

Hàm Cường

2

42

Tân Lập

2

43

Mương Mán

2

44

Hàm Minh

2

45

Mỹ Thạnh

3

46

Hàm Cần

3

47

Thuận Qúi

3

48

Tân Thuận

3

49

Hàm Thạnh

3

50

Tân Thành

3

51

Thị xã La Gi

Tân An

1

52

Tân Tiến

2

53

Tân Bình

2

54

Tân Phước

2

55

Bình Tân

2

56

Phước Lộc

2

57

Tân Thiện

2

58

Phước Hội

2

59

Tân Hải

3

60

Huyện Hàm Thuận Bắc

Đông Giang

1

61

Phú Long

1

62

Ma Lâm

1

63

Hàm Trí

2

64

Hàm Phú

2

65

Thuận Minh

2

66

Hàm Thắng

2

67

Hàm Đức

2

68

Hàm Chính

2

69

Hàm Liêm

2

70

Hồng Sơn

2

71

Hàm Hiệp

2

72

Hồng Liêm

2

73

La Dạ

3

74

Đông Tiến

3

75

Đa Mi

3

76

Thuận Hòa

3

77

Huyện Bắc Bình

Phan Hiệp

1

78

Chợ Lầu

1

79

Hồng Thái

2

80

Hải Ninh

2

81

Phan Rí Thành

2

82

Bình Tân

3

83

Bình An

3

84

Phan Sơn

3

85

Phan Lâm

3

86

Phan Điền

3

87

Hồng Phong

3

88

Hòa Thắng

3

89

TT Lương Sơn

3

90

Sông Lũy

3

91

Phan Tiến

3

92

Sông Bình

3

93

Phan Hòa

3

94

Phan Thanh

3

95

Huyện Tuy Phong

Phan Rí Cửa

1

96

Liên Hương

1

97

Chí Công

2

98

Phước Thể

2

99

Hòa Phú

2

100

Phú Lạc

2

101

Hòa Minh

2

102

Bình Thạnh

2

103

Phan Dũng

3

104

Vĩnh Tân

3

105

Vĩnh Hảo

3

106

Phong Phú

3

107

Huyện Phú Quý

Ngũ Phụng

3

108

Tam Thanh

3

109

Long Hải

3

110

Thành phố Phan Thiết

Phong Nẫm

1

111

Phú Thủy

1

112

Đức Nghĩa

1

113

Đức Thắng

1

114

Phú Trinh

1

115

Hàm Tiến

1

116

Phú Tài

1

117

Xuân An

1

118

Hưng Long

1

119

Thanh Hải

1

120

Phú Hài

1

121

Bình Hưng

1

122

Lạc Đạo,

1

123

Đức Long

1

124

Mũi Né

1

125

Thiện Nghiệp

2

126

Tiến Lợi

2

127

Tiến Thành

2

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 4595/KH-UBND năm 2018 về phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2018-2025

Số hiệu: 4595/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
Người ký: Nguyễn Đức Hòa
Ngày ban hành: 29/10/2018
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [7]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 4595/KH-UBND năm 2018 về phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2018-2025

Văn bản liên quan cùng nội dung - [7]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…