Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 39/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 19 tháng 03 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM NĂM 2019 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

Thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 9/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP và Kế hoạch 6295/KH-UBND ngày 03/11/2016 của UBND tnh Quảng Ngãi về việc đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020; trên cơ sở đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 376/TTr-SYT ngày 15/3/2018, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2019, với những nội dung sau:

I. Tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn tỉnh

Năm 2018, tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 9/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP), công tác quản lý chất lượng vệ sinh ATTP trên địa bàn tỉnh đã có nhiều sự chuyển biến tích cực. Chính quyền địa phương các cấp đã tăng cường chỉ đạo, điều hành công tác quản lý ATTP. Người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, tuân thủ các quy định của nhà nước về đảm bảo vệ sinh ATTP; ý thức, thực hành của người tiêu dùng về vệ sinh ATTP cũng được cải thiện rõ nét. Tuy nhiên, công tác quản lý vệ sinh ATTP trên địa bàn vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại, cụ thể như:

- Chưa kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc nguyên liệu nông sản như: rau, củ, quả, thịt an toàn. Quy hoạch vùng trồng rau, củ, quả đảm bảo ATTP còn ở quy mô nhỏ, chưa đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng cvề số lượng và chủng loại; chưa có khu giết mổ gia súc, gia cầm đảm bảo vệ sinh thú y.

- Chưa kiểm soát điều kiện vệ sinh ATTP tại các chợ, chợ tự phát, chợ lưu động; việc vận chuyển lưu thông thực phẩm từ nơi khác về Quảng Ngãi, đến vùng sâu, vùng xa; hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ vẫn còn bày bán trên thị trường.

- Sự phát triển ngày càng rầm rộ cả về quy mô và số lượng của các loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống tự phát, như: thức ăn đường ph, dịch vụ nấu đám tiệc lưu động, dịch vụ ăn uống trên các nhà bè…; Sự gia tăng các cơ sở cung cấp suất ăn sẵn tự phát, đặc biệt tại các công trường xây dựng, khu công nghiệp; nhiều bếp ăn tập thể tại các trường học, mẫu giáo, mầm non chưa đảm bảo điều kiện vệ sinh ATTP... tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ đc hàng loạt.

- Mạng lưới cán bộ làm công tác quản lý về ATTP của các cp còn quá mỏng, đặc biệt tại các tuyến huyện/ xã phải kiêm nhiệm nhiều việc, chưa được chuyên môn hóa. Hầu hết, Phòng Y tế, Nông nghiệp, Kinh tế - Hạ tầng các huyện, thành phố thiếu cán bộ quản lý. Đầu tư cho công tác quản lý ATTP còn quá hạn chế. Trang thiết bị đo, kiểm nghiệm di động hoặc cố định phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra chưa được trang bị; phương tiện, dụng cụ phục vụ cho công tác thanh kiểm tra chưa được đầu tư.

- Hoạt động thanh tra, kiểm tra ATTP của nhiều địa phương còn mang tính hình thức, chỉ dừng lại ở mức độ nhắc nhở, chưa kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm ATTP. Công tác phối hợp giữa các sở, ngành, UBND các cấp chưa chặt chẽ trong việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm không an toàn, xử lý những cơ sở chây ỳ, cố tình không thực hiện các quy định của nhà nước trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Hành lang pháp lý chưa rõ ràng, không khả thi với tình hình thực tế tại địa phương. Một số nơi, thiếu sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, chưa quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ nhân vật lực cho mạng lưới làm công tác quản lý ATTP.

- Nhu cầu sử dụng thực phẩm ngày càng cao, nhiều cơ sở thực phẩm sản xuất, kinh doanh vì lợi nhuận đã sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn, coi thường sức khỏe người tiêu dùng.

- Người dân cũng chưa phát huy trách nhiệm và quyền lợi của người tiêu dùng trong việc phát hiện và đấu tranh với những hành vi vi phạm về vệ sinh ATTP. Thói quen, tập tục ăn uống của người dân còn quá dễ dãi trong việc chọn mua và sử dụng thực phẩm không an toàn, thêm vào đó, đời sống kinh tế khó khăn phải chấp nhận sử dụng thực phẩm trôi nổi, giá rẻ mặc dù biết nguy cơ ngộ độc thực phẩm, các bệnh lây truyền qua thực phẩm có thể xảy ra.

II. Căn cứ để xây dựng kế hoạch

- Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.

- Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 9/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP;

- Quyết định số 250/QĐ-UBND ngày 14/11/2012 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia ATTP giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Quảng Ngãi;

- Kế hoạch số 6295/KH-UBND ngày 03/11/2016 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc đảm bảo ATTP trên địa bàn giai đoạn 2016-2020.

- Kế hoạch số 7708/KH-UBND ngày 13/12/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc Đẩy mạnh hoạt động truyền thông về ATTP trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017-2020.

- Quyết định số 577/QĐ-UBND ngày 17/8/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển dịch vụ, du lịch Quảng Ngãi đến năm 2020.

III. Mục tiêu

1. Nâng cao kiến thức và thực hành về ATTP cho các nhóm đối tượng, phấn đấu các đối tượng có kiến thức và thực hành đúng về ATTP đạt tỷ lệ:

- 85% đối tượng là người quản lý (bao gồm lãnh đạo các sở, ngành, đoàn thể; lãnh đạo UBND các cấp; lãnh đạo các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm).

- 75% đối tượng là người sản xuất, chế biến, vận chuyển, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng.

2. Nâng cao năng lực của hệ thống quản lý ATTP

Hoàn thiện, nâng cao năng lực cho hệ thống quản lý ATTP từ cấp tỉnh đến xã; đầu tư, nâng cấp phòng kiểm nghiệm ATTP của Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm theo hướng đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 17025, đủ năng lực kim nghiệm thực phẩm.

3. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, đánh giá và cấp Giấy chứng nhận (GCN) cơ sở đủ điều kiện ATTP cho các cơ sở thực phẩm, cụ thể:

* Ngành Y tế

65% các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc diện cấp Giấy chứng nhận được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.

* Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Xây dựng, phát triển vùng sản xuất rau, củ, quả an toàn; 100% cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm thủy sản được thống kê và tổ chức kiểm tra, đánh giá xếp loại; 60% cơ sở chăn nuôi nhỏ lẻ và cơ sở giết mổ tập trung bảo đảm điều kiện về ATTP; 60% cảng cá, tàu cá từ 90 mã lực trở lên, cơ sở sản xuất nước đá phục vụ chế biến thủy sản, cơ sở thu mua nguyên liệu, cơ sở sơ chế, chế biến nông, lâm thủy sản đạt quy định về điều kiện đảm bảo ATTP.

- 50% tiểu thương tại chợ đầu mối nông sản trên địa bàn được cấp Giấy chng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.

* Ngành Công thương

- 60% các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của ngành thuộc diện cấp Giấy chứng nhận được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.

- 100% các siêu thị được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP và 50% cơ sở kinh doanh thực phẩm tại các chợ (trcác chợ đầu mối nông sản) được cấp Bản cam kết đảm bảo ATTP.

4. Khống chế tỷ lệ ca ngộ độc thực phẩm (NĐTP) được ghi nhận dưới 7 người/100.000 dân. Không để xảy ra vụ NĐTP cấp tính từ 30 người mắc trở lên. 100% vụ NĐTP báo cáo được điều tra, xử lý kịp thời.

IV. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện

1. Công tác chỉ đạo và điều hành về ATTP

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp đối với công tác bảo đảm vệ sinh ATTP. Tiếp tục quán triệt triển khai thực hiện Chỉ thị 08-CT/TW của Ban Bí thư; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ; triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình phối hợp số 90/CTrPH/CP-DCTUBTWMTTQVN ngày 30/3/2016 của Chính phủ và Đoàn Chủ tịch UBTWMTTQVN về chương trình phối hợp vận động và giám sát bảo đảm ATTP 2016-2020. Đưa chỉ tiêu bảo đảm ATTP vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm của UBND các cấp để chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động và kinh phí địa phương cho hoạt động quản lý ATTP.

- Kiện toàn và phát huy vai trò, trách nhiệm BCĐ ở các cấp do Chủ tịch UBND làm Trưởng Ban; tổ chức các hoạt động phối hợp liên ngành trong đó ngành Y tế làm đầu mối.

2. Chuyên môn kỹ thuật

- Tiếp tục triển khai mạnh mẽ, đồng bộ và thường xuyên các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi thói quen, hành vi về ATTP. Đa dạng hoá các hình thức truyền thông, nâng cao chất lượng nhằm hướng đến phù hợp với từng nhóm đối tượng. Chú trọng đến hiệu quả tuyên truyền; đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, đưa tin về hoạt động ATTP, các vi phạm vATTP trên các phương tiện truyền thông như: báo, loa, đài phát thanh - truyền hình, website của ngành, đơn vị. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về ATTP: sản xuất kinh doanh rau an toàn, thực phẩm sạch, bếp ăn tập thể an toàn, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố... đảm bảo vệ sinh ATTP.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về phân công nhiệm vụ quản lý, tránh chồng chéo và bỏ sót trong quản lý, trùng lặp trong thanh kiểm tra. Phối hợp liên ngành chặt chẽ trong việc truy xuất nguồn gốc nguyên liệu, thực phẩm không an toàn.

+ Kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; kiểm tra tồn dư hóa chất độc hại, chất cấm trong rau, củ, quả, thịt; kiểm soát chặt chẽ hoạt động giết mổ và điều kiện vệ sinh thú y của các cơ sở giết mổ gia súc, gia cm.

+ Kiểm soát chặt chẽ hàng hóa lưu thông, phân phối thực phẩm; phát hiện và kịp thời ngăn chặn việc vận chuyển, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ; quản lý ATTP tại các chợ và siêu thị trên địa bàn.

+ Kiểm soát chặt chẽ điều kiện vệ sinh ATTP tại các bếp ăn tập thể, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, giám sát các mối nguy ATTP, đặc biệt là dịch vụ kinh doanh thức ăn đường phố, dịch vụ ăn ung trên nhà bè và dịch vụ đám tiệc.

+ Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm về ATTP, kiên quyết không đcác cơ sở không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thực hiện việc sản xuất, kinh doanh và cung ứng thực phẩm cho người tiêu dùng.

- Quy hoạch xây dựng và phát triển vùng sản xuất rau, củ, quả đảm bảo ATTP; vùng chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm đảm bảo vệ sinh thú y. Hỗ trợ xây dựng vùng sản xuất rau, củ, quả an toàn (khuyến khích áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng vệ sinh ATTP như: VietGAP, VietGAHP); xây dựng, quy hoạch khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, đảm bảo ATTP.

- Xây dựng các Mô hình điểm an toàn thực phẩm thức ăn đường phố; khu ẩm thực đảm bảo vệ sinh ATTP phục vụ cho dịch vụ, du lịch Quảng Ngãi đến năm 2020.

- Nâng cao năng lực phòng, chống NĐTP và các bệnh lây truyền qua thực phẩm.

3. Về nguồn lực

- Nâng cao năng lực cho mạng lưới làm công tác quản lý vệ sinh ATTP các cấp, như: củng cố mạng lưới quản lý tại các cấp, sử dụng nguồn nhân lực hiện có để kiện toàn cơ bản bộ máy quản lý nhà nước về ATTP các cấp theo hướng tập trung đầu mối, rõ trách nhiệm, tăng cường hiệu lực, hiệu quả theo chỉ đạo tại Kết luận số 613-KL/TU ngày 06/6/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Hội nghị Sơ kết 01 năm thực hiện Kết luận số 11-KL/TW ngày 19/01/2017 của Ban Bí thư và Chỉ thị số 21-CT/TU ngày 21/3/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề ATTP trong tình hình mới và Công văn số 3244/BYT-ATTP ngày 11/6/2018 của Bộ Y tế về việc thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về ATTP mà Nghị quyết số 43/2017/QH14 đã đ ra

- Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành với UBND các huyện, thành phố trong thực hiện pháp luật về ATTP.

- Đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, thanh kiểm tra bảo đảm vệ sinh ATTP trên địa bàn tỉnh, phù hợp với tình hình mới; ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý ATTP nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động.

- Tiếp tục duy trì và phát triển mạng lưới cộng tác viên ATTP (Y tế thôn bản, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân...) thực hiện việc giám sát chất lượng, vệ sinh ATTP ở cơ sở.

- Đầu tư kinh phí cho công tác bảo đảm ATTP. Củng cố và tăng cường nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ quan quản lý nhà nước về ATTP đủ khả năng đảm nhận công tác quản lý ATTP tại các địa phương.

V. Tổ chức thực hiện

1. Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện kế hoạch đảm bảo ATTP trên địa bàn tỉnh; tổng hợp kết quả thực hiện công tác quản lý ATTP, báo cáo việc thực hiện Chthị 13/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 21-CT/TU của Tỉnh ủy Quảng Ngãi về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề ATTP trong tình hình mới; báo cáo UBND tỉnh, BCĐ liên ngành về vệ sinh ATTP; tham mưu củng cố mạng lưới quản lý tại các cấp, sử dụng nguồn nhân lực hiện có để kiện toàn cơ bản bộ máy quản lý nhà nước về ATTP các cấp theo hướng tập trung đầu mối, rõ trách nhiệm, tăng cường hiệu lực, hiệu quả mà Nghị quyết số 43/2017/QH14 của Quốc hội đã đề ra.

- Chủ trì và phối hợp với Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan là thành viên BCĐ liên ngành về vệ sinh ATTP tỉnh, UBND huyện, thành phố:

+ Xây dựng Kế hoạch đảm bảo vệ sinh ATTP các đợt cao điểm trong năm như: Tết Nguyên đán, Tháng Hành động, Tết Trung thu.

+ Tiếp tục hoàn chỉnh trình UBND tỉnh ban hành Quyết định phân công, phân cấp và phối hợp trong quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

+ Xây dựng Mô hình điểm quản lý dịch vụ thức ăn đường phố; khu ẩm thực đảm bảo vệ sinh ATTP phục vụ cho dịch vụ du lịch.

- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 7708/KH-UBND ngày 13/12/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc Đẩy mạnh hoạt động truyền thông về ATTP trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017-2020. Tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm và đạo đức của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phát huy vai trò của người dân, cộng đồng trong việc giám sát về ATTP.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm được phân công quản lý, chú trọng kiểm soát chặt chẽ điều kiện vệ sinh ATTP tại các bếp ăn tập thể, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, giám sát các mối nguy ATTP. Chỉ đạo, hướng dẫn tuyến huyện, xã kiểm soát chặt chẽ điều kiện vệ sinh ATTP tại các dịch vụ kinh doanh thức ăn đường phố, dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống trên nhà bè và dịch vụ đám tiệc.

- Xây dựng yêu cầu, quy mô quản lý chuỗi thực phẩm an toàn đối với sản phẩm được phân công quản lý. Tham mưu Ban chỉ đạo liên ngành về VSATTP thành lập Đoàn thẩm định chuỗi thực phẩm an toàn và xây dựng quy chế hoạt động của Đoàn thẩm định.

- Tăng cường hoạt động phòng, chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm:

+ Đẩy mạnh hoạt động lấy mẫu hậu kiểm các sản phẩm sau công bố, giám sát mối nguy gây ô nhiễm thực phẩm.

+ Chủ động, kịp thời xử lý các sự cố về ATTP và có biện pháp khắc phục triệt để.

+ Kịp thời nắm bắt thông tin quản lý từ các cơ quan chuyên môn cấp trên, chia sẻ thông tin với các tỉnh, thành phố khác về xử lý các vấn đề về ATTP.

+ Chủ động giám sát mối nguy mất ATTP; đảm bảo ATTP trong các dịp trọng điểm, các sự kiện chính trị, văn hoá, xã hội của tỉnh.

- Đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, thanh kiểm tra bảo đảm vệ sinh ATTP.

- Phối hợp với Sở Công Thương quản lý ATTP tại các chợ, siêu thị trên địa bàn.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 7708/KH-UBND ngày 13/12/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc Đẩy mạnh hoạt động truyền thông về ATTP trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017-2020. Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm và đạo đức của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm các sản phẩm thực phẩm được phân công quản lý, phát huy vai trò của người dân, cộng đồng trong việc giám sát về ATTP.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm được phân công quản lý, chú trọng kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp; kiểm tra tồn dư hóa chất độc hại, chất cấm trong rau, củ, quả, thịt; kiểm soát chặt chẽ hoạt động giết mổ và điều kiện vệ sinh thú y của các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm. Phối hợp liên ngành chặt chẽ trong việc truy xuất nguồn gốc nguyên liệu, thực phẩm. Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm về ATTP, kiên quyết không để các cơ sở không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thực hiện việc sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là các cơ sở cung ứng nguyên liệu, thực phẩm cho các bếp ăn tập thể.

- Xây dựng yêu cầu, quy mô quản lý chuỗi thực phẩm an toàn đối với rau, thịt, thủy sản.

- Đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, thanh kiểm tra bảo đảm vệ sinh.

- Phối hợp với Sở Y tế thực hiện các nội dung:

+ Kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về ATTP các cấp theo hướng tập trung đầu mối, rõ trách nhiệm, đảm bảo về chuyên môn, phương tiện, kinh phí hoạt động, chủ động kiểm soát ATTP tại địa phương, đơn vị quản lý.

+ Thực hiện các hoạt động truyền thông, kiểm tra ATTP trong các đợt cao điểm trong năm.

- Phối hợp với Sở Công Thương quản lý ATTP tại các chợ, siêu thị trên địa bàn.

- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố quy hoạch và xây dựng vùng trồng rau, củ, quả an toàn; chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cm tập trung đảm bảo điều kiện ATTP.

3. Sở Công Thương

- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 7708/KH-UBND ngày 13/12/2017 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc Đẩy mạnh hoạt động truyền thông về ATTP trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017-2020. Tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm và đạo đức của người sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm được phân công quản lý, phát huy vai trò của người dân, cộng đồng trong việc giám sát về ATTP.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm được phân công quản lý, tập trung các nhóm mặt hàng: rượu, bia, nước giải khát, sản phẩm sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến từ bột và tinh bột. Phối hợp liên ngành chặt chẽ trong việc truy xuất nguồn gốc nguyên liệu, thực phẩm. Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm về ATTP, kiên quyết không để các cơ sở không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thực hiện vic sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng.

- Xây dựng yêu cầu, quy mô quản lý chuỗi thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý.

- Chủ trì và phối hợp với S Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện, thành phố quản lý ATTP tại các chợ, siêu thị trên địa bàn (trừ chợ đầu mối, đấu giá nông sản).

- Phối hợp với Sở Y tế thực hiện các nội dung:

+ Kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về ATTP các cấp theo hướng tập trung đầu mối, rõ trách nhiệm, đảm bảo về chuyên môn, phương tiện, kinh phí hoạt động, chủ động kiểm soát ATTP tại địa phương, đơn vị quản lý.

+ Thực hiện các hoạt động truyền thông, kiểm tra ATTP trong các đợt cao điểm trong năm.

- Đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, thanh kiểm tra bảo đảm vệ sinh.

4. Công an tỉnh

Chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về vệ sinh ATTP; chỉ đạo lực lượng Cảnh sát môi trường đẩy mạnh các mặt công tác nghiệp vụ kịp thời phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về vệ sinh ATTP theo đúng quy định của pháp luật.

5. Sở Khoa học và Công nghệ

- Phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chỉ tiêu và mức giới hạn an toàn đối với sản phẩm thực phẩm đặc thù của địa phương; triển khai các quy định thực hiện việc chứng nhận, công bố hợp chuẩn, hp quy và các quy định liên quan đến chất lượng, tiêu chuẩn và nhãn sản phẩm thực phẩm; tham mưu cho UBND xây dựng chính sách khuyến khích, thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng khoa học tiên tiến trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

- Ưu tiên các đề tài dự án và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thuộc lĩnh vực ATTP.

6. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện/ thành phố, các đơn vị trực thuộc quản lý tốt công tác đảm bảo vệ sinh ATTP trường học, gắn chỉ tiêu đảm bảo vệ sinh ATTP với các chỉ tiêu chuyên môn hàng năm. Không để xảy ra NĐTP, dịch bệnh truyền qua thực phẩm; thực hiện cam kết bảo đảm ATTP theo quy định. Đảm bảo 100% các bếp ăn tập thể, bếp ăn bán trú có hợp đồng với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn và kiểm tra nguồn gốc thực phẩm.

- Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ đảm bảo ATTP, phối hợp tổ chức đào tạo tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về ATTP cho cán bộ quản lý ATTP tại các cơ sở giáo dục có bếp ăn bán trú; tuyên truyền, giáo dục cho học sinh các biện pháp đảm bảo ATTP để các em thực hành đúng về ATTP. Lồng ghép các kiến thức ATTP, vệ sinh cá nhân, văn hóa trong ăn uống, thông qua các môn học, các hoạt động vui chơi, văn hóa, văn nghệ, cắm trại. Phối hợp với đơn vị chức năng của địa phương để giám sát chặt chẽ và giải quyết không để hàng rong xung quanh cổng trường.

7. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng phản ánh chính xác, kịp thời các thông tin về tình hình đảm bảo ATTP trên địa bàn tỉnh; thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng các mặt hàng, sản phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đảm bảo ATTP và các cơ sở không đảm bảo ATTP để người tiêu dùng lựa chọn.

- Xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân đưa tin sai lệch làm ảnh hưởng không tốt đến công tác đảm bảo ATTP, gây hoang mang cho người tiêu dùng.

8. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Phối hợp với Sở Y tế và các sở ngành liên quan, UBND huyện, thành phố kiểm tra giám sát đảm bảo vệ sinh ATTP tại các sự kiện văn hóa, du lịch, Lễ hội trên địa bàn tỉnh.

- Đẩy mạnh tuyên truyền các quy định về ATTP tại các khách sạn và khu du lịch thu hút số lượng lớn du khách.

9. Sở Kế hoạch và Đu tư, Sở Tài chính, Sở Ni v

Theo chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tham mưu đảm bảo các nguồn lực dành cho các hoạt động về đảm bảo vệ sinh ATTP như: Hoàn thiện cơ sở vật chất cho các đơn vị quản lý nhà nước về ATTP; nâng cao năng lực cho mạng lưới quản lý và thanh tra ATTP của ngành Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương; đẩy mạnh các hoạt động về qun lý ATTP hiệu quả.

10. Sở Tài nguyên và Môi trường

Căn cứ nhiệm vụ của đơn vị, xây dựng kế hoạch triển khai các biện pháp tăng cường quản lý nguồn ô nhiễm môi trường tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

11. Cục Hải quan tỉnh, Cục Quản lý thị trường, Bộ đội biên phòng tỉnh

Theo chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với các sở, ngành địa phương, UBND các huyện, thành phố tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, đấu tranh phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm đi với các hành vi buôn lậu, nhập khu trái phép, lưu thông thực phẩm kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ thực phẩm xuất, nhập khẩu vào nội địa. Phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về ATTP.

Kiểm soát việc vận chuyển thực phẩm từ nơi khác về địa bàn tỉnh, đặc biệt là thực phẩm đến vùng sâu, vùng xa, hải đảo.

12. Đài Phát thanh - truyền hình tỉnh, Báo Quảng Ngãi

Tăng thời lượng phát sóng các nội dung tuyên truyền nhận thức của người dân về ATTP; định hướng và nâng cao nhận thức của người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng trong đảm bảo ATTP; phối hợp với các sở, ngành liên quan, xây dựng các chương trình chuyên đề, phóng sự chất lượng tạo hiệu quả tích cực trong nâng cao nhận thức, trách nhiệm và đạo đức của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phát huy vai trò của người dân, cộng đồng trong việc giám sát về ATTP. Cập nhật kịp thời, chính xác thông tin về tình hình đảm bảo vệ sinh ATTP trên địa bàn tỉnh.

13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội

- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về ATTP triển khai công tác vận động, giáo dục phát động và giám sát các phong trào bảo đảm ATTP gắn với cuộc vận động xây dựng làng, xã văn hóa ở khu dân cư, nhm thúc đẩy hình thành hành vi sản xuất, chế biến, kinh doanh, tiêu dùng các sản phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn trong cộng đồng.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tổ chức cho cán bộ nhân viên, hội viên và gia đình, nhân dân tham gia học tập, tìm hiểu các biện pháp đảm bảo ATTP và gương mẫu thực hiện Luật ATTP.

14. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Xây dựng và tổ chức triển khai công tác đảm bảo vệ sinh ATTP trên địa bàn. Đưa tiêu chí về ATTP vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Sử dụng nguồn nhân lực sn có tại địa phương để xây dựng mạng lưới quản lý ATTP, bố trí kinh phí địa phương cho công tác bảo đảm ATTP trên địa bàn.

- Kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về ATTP theo hướng tập trung đầu mối, rõ trách nhiệm, đảm bảo về chuyên môn, phương tiện, kinh phí hoạt động, chủ động kiểm soát ATTP tại địa phương. Tập trung nguồn nhân lực sn có của các phòng, ban nhm đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm và đạo đức của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phát huy vai trò của người dân, cộng đồng trong việc giám sát về ATTP; đảm bảo thực hiện các hoạt động kiểm tra, thẩm định điều kiện cơ sở theo đúng quy định, tăng cường hoạt động thanh, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi pháp luật về ATTP.

- Tăng cường trách nhiệm quản lý; phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể liên quan quản lý hiệu quả điều kiện ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ l; kinh doanh dịch vụ thức ăn đường phố, dịch vụ đám tiệc, dịch vụ ăn uống nhà bè, các chợ trên địa bàn.

- Quy hoạch vùng trồng rau, củ, quả an toàn; chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đảm bảo điều kiện ATTP.

- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường công tác quản lý ATTP trên địa bàn.

VI. Thực hiện báo cáo

Báo cáo theo quý, năm theo quy định:

- Kết quả thực hiện công tác quản lý ATTP, việc thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 21-CT/TU của Tỉnh ủy Quảng Ngãi về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề ATTP trong tình hình mới.

- Kết quả công tác được giao, tiến độ thực hiện.

UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, hội, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả về UBND tỉnh (thông qua Sở Y tế) để tổng hợp báo cáo Chính phủ và Bộ Y tế./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Y t
ế;
- Thường
trực Tỉnh y;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, PCTUBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Công an tỉnh;
- Cục Hải quan tỉnh;
- Cục Quản lý thị trường;
- BCH Bộ đội Biên ph
òng tỉnh;
- Các
sở, ban, ngành;
- Các Hội, Đoàn thể tỉnh:
- Đài PT-TH tỉnh, Báo Quảng Ng
ãi;
- UBND các huyện, thành phố;
- Chi cục Vệ sinh ATTP t
nh;
- VPUB: CVP, PCVP, CBTH;
- Lưu: VT, KGVX(HQ54).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Đặng Ngọc Dũng

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 39/KH-UBND về đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2019 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Số hiệu: 39/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký: Đặng Ngọc Dũng
Ngày ban hành: 19/03/2019
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [5]
Văn bản được căn cứ - [6]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 39/KH-UBND về đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2019 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…