ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3876/KH-UBND |
Lâm Đồng, ngày 26 tháng 6 năm 2019 |
THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
Thực hiện Thông tư số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế; Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai trên địa bàn tỉnh như sau:
1. Mục đích:
- Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động quản lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn.
- Chất thải y tế nguy hại phát sinh từ các cơ sở y tế được thu gom, phân loại, vận chuyển theo đúng quy định và được xử lý triệt để bằng các công trình xử lý môi trường tại các cơ sở y tế đã được đầu tư ở mức tối đa có thể.
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ cơ sở y tế trong công tác thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại.
2. Yêu cầu:
- Đảm bảo đúng theo các quy định của pháp luật về quản lý chất thải y tế nguy hại và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
- Chất thải y tế nguy hại và các chất thải y tế thông thường phải được thu gom, phân loại riêng theo đúng quy định về quản lý chất thải y tế và phân loại riêng với chất thải y tế thông thường ngay tại nguồn phát sinh và tại thời điểm phát sinh.
1. Tổng quan về các cơ sở y tế, chất thải y tế và công tác quản lý, xử lý chất thải y tế tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh:
a) Tổng quan về các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh:
* Y tế tuyến tỉnh:
- 07 Trung tâm y tế tuyến tỉnh: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe, Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm và Mỹ phẩm, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS và Trung tâm Pháp y.
- 01 Trung tâm tư vấn đầu tư xây dựng cơ bản trực thuộc Sở Y tế.
- 06 đơn vị khám chữa bệnh, bao gồm: Bệnh viện Đa khoa tỉnh (hạng 2), Bệnh viện II Lâm Đồng (hạng 2), Bệnh viện YHCT Phạm Ngọc Thạch (hạng 2), Bệnh viện YHCT Bảo Lộc (hạng 3), Bệnh viện Phục hồi chức năng (hạng 3) và Bệnh viện Nhi.
* Tuyến y tế cơ sở:
- Tuyến huyện: 12 Trung tâm y tế (TTYT) huyện, thành phố được tổ chức thống nhất trên toàn tỉnh, thực hiện chức năng y tế dự phòng, khám chữa bệnh và phục hồi chức năng; 23 Phòng khám đa khoa Trung tâm, Phòng khám đa khoa khu vực, Nhà hộ sinh.
- Tuyến xã, phường, thị trấn: 147 Trạm y tế xã, phường, thị trấn chịu sự quản lý của Trung tâm Y tế huyện, thành phố thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân theo Nghị định số 117/2014/NĐ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ và Thông tư số 33/2015/TT-BYT ngày 27/10/2015 của Bộ Y tế.
- Y tế thôn bản: Hiện tại có 1.419 nhân viên y tế thôn bản, khu phố hoạt động/1.569 thôn bản, khu phố (chiếm tỷ lệ 90,4%); trong đó nhân viên y tế thôn bản thuộc xã đang hoạt động là 1.066/1.118 thôn bản (chiếm tỷ lệ 95,3%).
- Hầu hết các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đều có vị trí tương đối gần so với trung tâm tỉnh, thành phố, huyện (≤ 60 km), địa hình tương đối bằng phẳng, giao thông tốt, thuận lợi cho việc vận chuyển và xử lý chất thải y tế (CTYT) tập trung hoặc theo cụm bệnh viện.
- Nhiều đặc điểm môi trường khác cần được chú ý khi xây dựng các công trình xử lý chất thải: địa hình bằng phẳng nhưng trũng, trong một khu vực hệ thống thoát nước công cộng thường xuyên bị tắc nghẽn cục bộ nên dễ bị ngập úng trong mùa mưa lũ; các bệnh viện có diện tích không lớn, đa số năm ở vùng thành thị, gần khu dân cư.
b) Số lượng, loại chất thải y tế nguy hại phát sinh tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh:
- Chất thải rắn y tế: Theo số liệu thống kê và tính toán sơ bộ năm 2018, tổng khối lượng chất thải y tế phát sinh từ các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là 902,66 kg/ngày (tương đương 329.472,47 kg/năm) trong đó chất thải lây nhiễm là 309,27 kg/ngày (112.885,37 kg/năm); chất thải y tế thông thường là 572,46 kg/ ngày (208.949 kg/năm); chất thải nguy hại không lây nhiễm là 20,93 kg/ngày (7.638,10 kg/năm).
- Công tác thu gom vận chuyển và xử lý còn nhiều hạn chế, điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng nếu không kịp thời xử lý.
Thành phần phát sinh chất thải rắn từ các cơ sở bao gồm:
- Chất thải lây nhiễm bao gồm:
+ Chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây nhiễm có thể gây ra các vết cắt hoặc xuyên thủng bao gồm: kim tiêm; bơm liền kim tiêm; đầu sắc nhọn của dây truyền; kim chọc dò; kim châm cứu; lưỡi dao mổ; đinh, cưa dùng trong phẫu thuật và các vật sắc nhọn khác.
+ Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm: Chất thải thấm, dính, chứa máu hoặc dịch sinh học của cơ thể; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly.
+ Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm: Mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III trở lên theo quy định tại Nghị định số 92/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về bảo đảm an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm.
+ Chất thải giải phẫu bao gồm: Mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ và xác động vật thí nghiệm.
- Chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm:
+ Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại;
+ Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất;
+ Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân và các kim loại nặng;
+ Chất hàn răng amalgam thải;
+ Chất thải nguy hại khác theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Chất thải y tế thông thường bao gồm:
+ Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người và chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế;
+ Chất thải rắn thông thường phát sinh từ cơ sở y tế không thuộc Danh mục chất thải y tế nguy hại hoặc thuộc Danh mục chất thải y tế nguy hại quy định tại Điểm a, Khoản 4, Điều 4 Thông tư số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại;
+ Sản phẩm thải lỏng không nguy hại.
- Nước thải y tế:
+ Hiện nay, lượng nước thải từ các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng xả ra môi trường khoảng 909 - 950 m3/ngày đêm; tại các bệnh viện, lưu lượng nước thải không ổn định trong ngày, lưu lượng thải lớn và tập trung vào buổi sáng.
+ Theo ước tính lượng nước thải phát sinh từ các giường bệnh dao động trong khoảng 0,2- 0,5 m3/giường/ngày đêm đối với các cơ sở quy mô trung tâm y tế; từ 0,4-0,7 m3/giường/ngày đêm đối với quy mô Bệnh viện; từ 0,5-0,9 m3/giường/ngày đêm đối với y tế trường học: mức xả thấp nhất 0,2 m3/ngày, mức xả trung bình 0,55 m3/ngày và mức xả cao nhất 0,9 m3/giường/ngày.
+ Ngoài ra, lượng nước thải phát sinh từ các đơn vị y tế dự phòng khoảng 10m3/đơn vị/ngày. Lượng nước thải từ các Trạm y tế xã/phường và phòng khám tư nhân dưới 1 m3/đơn vị/ngày.
c) Hiện trạng công tác quản lý và năng lực xử lý chất thải y tế nguy hại tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh:
* Công tác thu gom, phân loại đối với chất thải rắn y tế nguy hại:
Hầu hết các cơ sở y tế đã bố trí túi nilon, hộp an toàn và các xô, thùng để phục vụ công tác thu gom, phân loại, về cơ bản công tác thu gom, phân loại chất thải y tế trong đó có chất thải rắn y tế nguy hại đã đáp ứng yêu cầu theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc bố trí túi ni lon, hộp an toàn đảm bảo theo quy định còn chưa đầy đủ hoặc túi ni lon, hộp an toàn chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định của pháp luật, tại một số cơ sở còn có hiện tượng để chất thải có tính nguy hại không đúng với dụng cụ, thiết bị thu gom theo quy định hoặc có lẫn chất thải nguy hại với chất thải thông thường/chất thải nguy hại khác loại.
* Năng lực xử lý:
- Đối với chất thải rắn y tế nguy hại: Hiện nay, tại tỉnh Lâm Đồng đang áp dụng đồng thời 2 mô hình xử lý chất thải rắn y tế cho các bệnh viện: mô hình xử lý tại chỗ và xử lý theo cụm. Các bệnh viện chưa có hệ thống xử lý chất thải rắn để xử lý tại chỗ, hợp đồng với Công ty cổ phần dịch vụ đô thị thành phố Đà Lạt, Công ty Cổ phần dịch vụ đô thị thành phố Bảo Lộc để vận chuyển, xử lý.
- Mô hình xử lý tại chỗ: Trên địa bàn tỉnh hiện nay, các cơ sở y tế có lò đốt chất thải gồm: TTYT các huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Lâm Hà, Đam Rông, Di Linh, Đạ Huoai, Cát Tiên và Bệnh viện Đa Khoa Hoàn Mỹ. Các cơ sở y tế sử dụng phương pháp xử lý chất thải y tế khác: TTYT huyện Đức Trọng (hấp); TTYT huyện Đạ Tẻh và Bảo Lâm (chôn lấp).
- Công nghệ lò đốt: Buông đốt hai cấp sử dụng nhiên liệu đốt là dầu DO. Hiện nay các lò đốt hoạt động trong tình trạng gây ô nhiễm không khí rất lớn, với công suất nhỏ không đáp ứng được yêu cầu xử lý chất thải rắn nguy hại phát sinh tại bệnh viện. Ngoài ra, do lò đốt gần khu dân cư nên đã ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân xung quanh.
- Mô hình xử lý tập trung hoặc theo cụm bệnh viện:
+ Hiện nay, Công ty Cổ phần dịch vụ đô thị thành phố Đà Lạt đang hợp đồng thu gom, vận chuyển xử lý rác thải y tế nguy hại với 77 bệnh viện, cơ sở sở y tế trên địa bàn tỉnh (trong đó có 4 Bệnh viện: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Phục hồi chức năng và Bệnh viện y học Cổ truyền Phạm Ngọc Thạch), khối lượng xử lý là 85.182 kg/ năm.
+ Mô hình xử lý chất thải y tế nguy hại tập trung cho cả tỉnh Lâm Đồng đến nay vẫn chưa được thực hiện. Các bệnh viện chưa có lò đốt chất thải phải hợp đồng với Công ty môi trường đô thị để thu gom và xử lý tập trung.
- Đối với nước thải y tế:
+ Hầu hết các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đều có hệ thống thu gom nước mưa tách riêng với hệ thống thu gom nước thải; nước thải sinh hoạt và nước thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn của cơ sở y tế hoặc được dẫn về xử lý tại hệ thống nước thải hoặc xả trực tiếp ra ngoài cống thoát nước chung hoặc tự ngấm xuống đất. Tại phần lớn các bệnh viện tuyến huyện không có hệ thống xử lý nước thải hoặc có nhưng không đạt chuẩn hoặc xuống cấp nghiêm trọng đang gây ảnh hưởng đến môi trường sống của dân cư xung quanh (các đơn vị trên đều nằm trong khu dân cư).
+ Hiện tại, trên địa bàn tỉnh đã có 02 cở sở thực hiện xử lý nước thải bằng công nghệ AAO cho kết quả đạt tiêu chuẩn nước thải đầu ra là Bệnh viện Đa Khoa Lâm Đồng và Bệnh viện II Lâm Đồng, các công trình xử lý nước thải tại các cơ sở y tế (nếu có) đều áp dụng công nghệ xử lý sinh học và được khử trùng trước khi thải ra môi trường. Quá trình nâng cấp quy mô giường bệnh những năm qua và tình trạng quá tải tại các bệnh viện dẫn đến quá tải các hệ thống xử lý nước thải.
+ Hiệu quả xử lý và chất lượng nước sau xử lý chưa được thực hiện giám sát định kỳ nên chưa đánh giá được hiệu quả và chất lượng nước sau xử lý.
Trong thời gian tới cần chấn chỉnh hoạt động vận hành của hệ thống xử lý, thường xuyên giám sát hoạt động và các kết quả kiểm tra phân tích chất lượng nước.
2. Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh:
2.1. Kế hoạch thu gom, vận chuyển chất thải y tế nguy hại
a) Phương thức thu gom, phân loại, lưu giữ:
- Thu gom, phân loại: Các cơ sở y tế có trách nhiệm thu gom, phân loại chất thải y tế nguy hại theo đúng quy định tại Thông tư số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT, trong đó lưu ý:
+ Đối với chất thải rắn y tế nguy hại: phải phân loại riêng chất thải rắn y tế nguy hại và chất thải rắn y tế thông thường ngay tại nơi phát sinh và tại thời điểm phát sinh.
+ Đối với nước thải y tế nguy hại: cần tách biệt triệt để hệ thống thu gom nước mưa chảy tràn với hệ thống thu gom nước thải, nghiên cứu để tách, thu gom riêng nước thải y tế nguy hại với nước thải y tế thông thường để đảm bảo khả năng xử lý của hệ thống xử lý nước thải đối với những cơ sở chưa tách riêng các hệ thống thu gom nước thải. Đối với những cơ sở đã tách riêng các hệ thống thu gom nước thải, cần kiểm tra tình trạng hoạt động, tu bổ nâng cấp các đoạn cống, hố ga bị hư hỏng để quá trình thu gom đạt hiệu quả cao nhất.
+ Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế ít nhất là 01 (một) lần/ngày. Riêng đối với các cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05 kg/ngày, tần suất thu gom chất thải lây nhiễm sắc nhọn từ nơi phát sinh về khu lưu giữ tạm thời hoặc đưa đi xử lý, tiêu hủy tối thiểu là 01 (một) lần/tuần.
- Lưu giữ: Các cơ sở y tế phải bố trí khu vực lưu giữ chất thải y tế trong khuôn viên cơ sở y tế đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Các cơ sở y tế thực hiện xử lý chất thải y tế nguy hại cho cụm cơ sở y tế và bệnh viện phải có khu vực lưu giữ chất thải y tế nguy hại đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Mục I, Phụ lục 02 ban hành kèm theo Kế hoạch này.
+ Các cơ sở y tế còn lại phải có khu vực lưu giữ chất thải y tế nguy hại đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Mục II, Phụ lục 02 ban hành kèm theo Kế hoạch này.
- Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường phải lưu giữ riêng tại khu vực lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế.
- Chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm phải lưu giữ riêng trừ trường hợp các loại chất thải này áp dụng cùng một phương pháp xử lý.
- Thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm:
+ Đối với chất thải lây nhiễm phát sinh tại cơ sở y tế, thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm tại cơ sở y tế không quá 02 ngày trong điều kiện bình thường. Trường hợp lưu giữ chất thải lây nhiễm trong thiết bị bảo quản lạnh dưới 8°C, thời gian lưu giữ tối đa là 07 ngày. Đối với cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05 kg/ngày, thời gian lưu giữ không quá 03 ngày trong điều kiện bình thường (riêng chất thải lây nhiễm sắc nhọn thời gian lưu giữ tối đa 01 (một) tháng trong điều kiện bình thường) và phải được lưu giữ trong các bao bì được buộc kín hoặc thiết bị lưu chứa được đậy nắp kín, bảo đảm không bị rơi, rò rỉ chất thải trong quá trình thu gom.
+ Đối với chất thải lây nhiễm được vận chuyển từ cơ sở y tế khác về để xử lý theo mô hình cụm, phải ưu tiên xử lý trong ngày. Trường hợp chưa xử lý ngay trong ngày, phải lưu giữ ở nhiệt độ dưới 20°C và thời gian lưu giữ tối đa không quá 02 ngày.
b) Phương thức vận chuyển:
- Đối với các cơ sở xử lý tại chỗ: Thực hiện vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ các khu vực phát sinh về khu vực lưu giữ chất thải y tế của đơn vị để xử lý đảm bảo đúng quy trình.
- Đối với các cơ sở xử lý theo cụm: Việc vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ các cơ sở y tế trong cụm đến cơ sở xử lý cho cụm phải thực hiện bằng các hình thức sau:
+ Cơ sở y tế trong cụm thuê đơn vị bên ngoài có giấy phép xử lý chất thải nguy hại hoặc giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại để thực hiện vận chuyển chất thải của cơ sở y tế đến cơ sở xử lý cho cụm. Đối với chủ xử lý chất thải nguy hại, chủ hành nghề quản lý chất thải nguy hại tham gia vận chuyển chất thải y tế trong cụm nhưng nằm ngoài phạm vi của giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phải báo cáo cơ quan cấp giấy phép trước khi thực hiện theo quy định tại Khoản 5, Điều 23 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT;
+ Cơ sở y tế trong cụm tự vận chuyển hoặc thuê đơn vị khác không thuộc đối tượng nêu trên (các đơn vị có giấy phép xử lý chất thải nguy hại hoặc giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại) để vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ cơ sở y tế đến cơ sở xử lý cho cụm. Trong đó, các cơ sở y tế trong cụm hoặc đơn vị được thuê vận chuyển chất thải y tế nguy hại sử dụng xe thùng kín hoặc xe bảo ôn chuyên dụng để vận chuyển hoặc sử dụng các loại phương tiện vận chuyển khác để vận chuyển chất thải rắn y tế nguy hại từ cơ sở của mình đến cơ sở xử lý cho cụm.
- Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải rắn y tế nguy hại trên phương tiện vận chuyển phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Có thành, đáy, nắp kín, kết cấu cứng, chịu được va chạm, không bị rách vỡ bởi trọng lượng chất thải, bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển;
+ Có biểu tượng về loại chất thải lưu chứa theo quy định tại Phụ lục 03 kèm theo Kế hoạch này với kích thước phù hợp, được in rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ và phai màu trên thiết bị lưu chứa chất thải;
+ Được lắp cố định hoặc có thể tháo rời trên phương tiện vận chuyển và bảo đảm không bị rơi, đo trong quá trình vận chuyển chất thải.
- Chất thải lây nhiễm trước khi vận chuyển phải được đóng gói trong các thùng, hộp hoặc túi kín, bảo đảm không bị bục, vỡ hoặc phát tán chất thải trên đường vận chuyển.
- Tần suất vận chuyển chất thải y tế nguy hại tới cụm xử lý: Các cơ sở y tế trong cụm vận chuyển chất thải y tế nguy hại tới cơ sở y tế xử lý cho cụm với tần suất sao cho đảm bảo về thời gian lưu giữ theo quy định.
2.2. Kế hoạch xử lý chất thải y tế nguy hại: Định hướng xử lý theo cụm cơ sở y tế (chỉ áp dụng đối với chất thải rắn y tế nguy hại).
a) Cụm 1: Trên địa bàn thành phố Đà Lạt
- Công ty Dịch vụ đô thị thành phố Đà Lạt: Xử lý chất thải rắn y tế nguy hại cho Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, Bệnh viện y học cổ truyền Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện Nhi Lâm Đồng, Bệnh viện Phục hồi chức năng, Trung tâm Y tế, các Phòng khám, Trạm y tế và các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Đà Lạt.
- Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Đà Lạt: Xử lý chất thải rắn y tế nguy hại do mình phát sinh.
b) Cụm 2: Trên địa bàn huyện Lạc Dương
Trung tâm Y tế huyện Lạc Dương: Ngoài việc xử lý chất thải rắn y tế nguy hại do mình phát sinh ra, được phép xử lý chất thải rắn y tế nguy hại cho các Phòng khám, Trạm y tế và các cơ sở y tế trên địa bàn huyện.
c) Cụm 3: Trên địa bàn huyện Đức Trọng
Trung tâm Y tế huyện Đức Trọng: Ngoài việc xử lý chất thải rắn y tế nguy hại do mình phát sinh ra, được phép xử lý chất thải rắn y tế nguy hại cho các Phòng khám, Trạm y tế và các cơ sở y tế trên địa bàn huyện.
d) Cụm 4: Trên địa bàn huyện Lâm Hà
Trung tâm Y tế huyện Lâm Hà: Ngoài việc xử lý chất thải rắn y tế nguy hại do mình phát sinh ra. Trung tâm Y tế huyện Lâm Hà được phép xử lý chất thải rắn y tế nguy hại cho các Phòng khám, Trạm y tế và các cơ sở y tế trên địa bàn huyện.
đ) Cụm 5: Trên địa bàn huyện Đam Rông
Trung tâm Y tế huyện Đam Rông: Ngoài việc xử lý chất thải rắn y tế nguy hại do mình phát sinh ra, được phép xử lý chất thải rắn y tế nguy hại cho các Phòng khám, Trạm y tế và các cơ sở y tế trên địa bàn huyện.
e) Cụm 6: Trên địa bàn huyện Đơn Dương
Trung tâm Y tế huyện Đơn Dương: Ngoài việc xử lý chất thải rắn y tế nguy hại do mình phát sinh ra, được phép xử lý chất thải rắn y tế nguy hại cho các Phòng khám, Trạm y tế và các cơ sở y tế trên địa bàn huyện.
g) Cụm 7: Trên địa bàn huyện Di Linh
Trung tâm Y tế huyện Di Linh: Ngoài việc xử lý chất thải rắn y tế nguy hại do mình phát sinh ra, được phép xử lý chất thải rắn y tế nguy hại cho các Phòng khám, Trạm y tế và các cơ sở y tế trên địa bàn huyện.
i) Cụm 8: Trên địa bàn huyện Bảo Lâm
Trung tâm Y tế huyện Bảo Lâm: Ngoài việc xử lý chất thải rắn y tế nguy hại do mình phát sinh ra, được phép xử lý chất thải rắn y tế nguy hại cho các Phòng khám, Trạm y tế và các cơ sở y tế trên địa bàn huyện.
k) Cụm 9: Trên địa bàn thành phố Bảo Lộc
Công ty Dịch vụ đô thị thành phố Bảo Lộc: Được phép xử lý chất thải rắn y tế nguy hại cho Bệnh viện II Lâm Đồng, Bệnh viện YHCT Bảo Lộc, Trung tâm Y tế, các Phòng khám, Trạm y tế và các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Bảo Lộc.
l) Cụm 10: Trên địa bàn huyện Đạ Huoai
Trung tâm Y tế huyện Đạ Huoai: Ngoài việc xử lý chất thải rắn y tế nguy hại do mình phát sinh ra, được phép xử lý chất thải rắn y tế nguy hại cho các Phòng khám, Trạm y tế và các cơ sở y tế trên địa bàn huyện.
m) Cụm 11: Trên địa bàn huyện Đạ Tẻh
Trung tâm Y tế huyện Đạ Tẻh: Ngoài việc xử lý chất thải rắn y tế nguy hại do mình phát sinh ra, được phép xử lý chất thải rắn y tế nguy hại cho các Phòng khám, Trạm y tế và các cơ sở y tế trên địa bàn huyện.
n) Cụm 12: Trên địa bàn huyện Cát Tiên
Trung tâm Y tế huyện Cát Tiên: Ngoài việc xử lý chất thải rắn y tế nguy hại do mình phát sinh ra, được phép xử lý chất thải rắn y tế nguy hại cho các Phòng khám, Trạm y tế và các cơ sở y tế trên địa bàn huyện.
2.3. Yêu cầu xử lý tại chỗ
- Các cơ sở xử lý theo cụm tại mục 2.2 phải đầu tư công trình để thu gom, lưu giữ nước thải y tế phát sinh, đồng thời phải có biện pháp tự xử lý phù hợp trước khi thải ra ngoài môi trường theo quy định và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Y tế.
- Đối với các cơ sở y tế không thuộc danh mục các cơ sở y tế xử lý theo mô hình cụm nêu tại mục 2.2 và đã được đầu tư công trình xử lý chất thải y tế nguy hại đảm bảo theo quy định thì tự xử lý chất thải y tế nguy hại phát sinh từ hoạt động của đơn vị.
- Đối với các cơ sở y tế còn lại (không thuộc các cơ sở xử lý theo mô hình cụm nêu tại mục 2.2 và chưa được đầu tư công trình xử lý chất thải đảm bảo theo quy định).
+ Xử lý chất thải rắn y tế nguy hại: được áp dụng các phương pháp xử lý và tiêu hủy chất thải rắn y tế nguy hại (như thiêu đốt hoặc chôn lấp hợp vệ sinh...) theo đúng quy định và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Y tế.
+ Xử lý nước thải y tế nguy hại: phải đầu tư công trình để thu gom, lưu giữ nước thải y tế phát sinh, đồng thời phải có biện pháp xử lý phù hợp trước khi thải ra ngoài môi trường theo quy định và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Y tế.
3. Tổng hợp định hướng Kế hoạch thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh (Chi tiết tại Phụ lục 01 kèm theo).
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
- Kinh phí sự nghiệp môi trường và các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác;
- Nguồn kinh phí thu từ các cơ sở y tế xử lý theo mô hình cụm;
- Kinh phí thường xuyên của các đơn vị (đối với các cơ sở xử lý tại chỗ).
1. Sở Y tế:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan tham mưu Kế hoạch điều chỉnh, bổ sung khi có sự thay đổi các quy định của pháp luật hoặc thực tế công tác quản lý chất thải y tế trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức tập huấn, hướng dẫn các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh thực hiện việc thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại theo đúng quy định hiện hành; hướng dẫn chi tiết việc sử dụng các phương tiện vận chuyển thích hợp để tự vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ cơ sở đến cơ sở xử lý cho cụm và các nội dung khác trong Kế hoạch.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường, việc thực hiện các quy định về quản lý chất thải y tế đặc biệt là chất thải y tế nguy hại theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT- BTNMT và Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT;
- Kịp thời thông tin Sở Tài nguyên và Môi trường về các thay đổi trong thực tế công tác quản lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh và đề xuất giải pháp phù hợp với điều kiện của địa phương;
- Nghiên cứu, tham mưu đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải y tế cho các cơ sở y tế chưa được đầu tư.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế trên địa bàn theo mẫu quy định tại Phụ lục số 06 (B) ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT và gửi về Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế trước ngày 31/3 của năm tiếp theo.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Chủ trì hướng dẫn cơ sở y tế không thuộc danh mục xử lý theo mô hình cụm các phương pháp xử lý, tiêu hủy chất thải rắn y tế nguy hại và các biện pháp xử lý nước thải y tế phù hợp và theo đúng quy định;
- Phối hợp với Sở Y tế tổ chức tập huấn, hướng dẫn các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh thực hiện việc thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT- BTNMT; hướng dẫn chi tiết việc sử dụng các phương tiện vận chuyển thích hợp để tự vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ cơ sở y tế đến nơi xử lý;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế tiến hành thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường, việc thực hiện các quy định về quản lý chất thải y tế đặc biệt là chất thải y tế nguy hại theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT, Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT;
- Tổng hợp, báo cáo kết quả quản lý chất thải nguy hại (bao gồm cả chất thải y tế) theo quy định tại Khoản 4 Điều 11 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT.
3. Sở Tài chính tham mưu nguồn kinh phí thực hiện công tác xử lý chất thải y tế nguy hại, đề xuất UBND tỉnh.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu bố trí nguồn kinh phí, đề xuất phương án đầu tư xây dựng các công trình xử lý chất thải y tế nguy hại cho các cơ sở y tế chưa được đầu tư.
5. Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn tỉnh tổ chức tuyên truyền nội dung của Kế hoạch này trên các phương tiện thông tin đại chúng.
6. Công an tỉnh:
- Triển khai các biện pháp tuyên truyền phòng ngừa đến các tổ chức, cá nhân hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại về các chủ nguồn thải phát sinh chất thải nguy hại chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm trong việc thu gom, phân loại, vận chuyển xử lý chất thải y tế nguy hại đối với các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế thực hiện tốt công tác quản lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn; kịp thời phát hiện những sơ hở, thiếu sót, bất cập trong công tác quản lý để tham mưu chấn chỉnh.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác quản lý chất thải y tế nguy hại tại các cơ sở y tế trên địa bàn và việc thực hiện vận chuyển chất thải y tế nguy hại từ các cơ sở y tế về cụm xử lý.
8. Trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh:
- Thực hiện quản lý chất thải y tế theo đúng quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT, Thông tư liên tịch số 58/TTLT-BYT-BTNMT và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
- Phân công 01 Lãnh đạo phụ trách về công tác quản lý chất thải y tế và 01 khoa, phòng hoặc cán bộ chuyên trách về công tác quản lý chất thải y tế của cơ sở;
- Lập và ghi đầy đủ thông tin vào sổ giao nhận chất thải y tế nguy hại theo quy định tại Phụ lục 04 ban hành kèm theo Kế hoạch này (trừ trường hợp cơ sở y tế tự thực hiện xử lý chất thải y tế), sử dụng sổ giao nhận chất thải y tế nguy hại thay thế cho chứng từ chất thải y tế nguy hại khi chuyển giao;
- Bố trí đủ kinh phí, nhân lực hoặc ký hợp đồng với đơn vị bên ngoài để thực hiện việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế;
- Thống nhất đơn giá xử lý chất thải rắn y tế nguy hại trong cụm theo hướng dẫn của Bộ, ngành có liên quan;
- Tổ chức truyền thông, phổ biến pháp luật về quản lý chất thải y tế cho tất cả cán bộ, viên chức, hợp đồng và các đối tượng liên quan. Hàng năm, tổ chức đào tạo về quản lý chất thải y tế cho công chức, viên chức, người lao động của đơn vị và các đối tượng có liên quan;
- Báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế của cơ sở theo mẫu quy định tại Phụ lục 05 ban hành kèm theo Kế hoạch này về Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31/01 của năm tiếp theo;
- Các cơ sở y tế chưa có công trình xử lý chất thải y tế đã ký hợp đồng xử lý chất thải y tế với các cơ sở đã được đầu tư trước ngày thời điểm Kế hoạch này ban hành thì được tiếp tục thực hiện.
9. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở y tế thực hiện xử lý chất thải rắn y tế nguy hại theo cụm:
Ngoài việc thực hiện các quy định tại Mục 8, Phần IV của Kế hoạch này, người đứng đầu cơ sở y tế thực hiện xử lý chất thải rắn y tế nguy hại cho các cụm xử lý phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
- Thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế nguy hại theo nội dung trong Kế hoạch này;
- Bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật về khu lưu giữ và thiết bị lưu giữ, thời gian lưu giữ, xử lý chất thải y tế nguy hại tiếp nhận từ các cơ sở y tế trong cụm hoặc các yêu cầu kỹ thuật về phương tiện vận chuyển và thiết bị lưu chứa chất thải trên phương tiện vận chuyển theo quy định khi thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải y tế từ các cơ sở y tế trong cụm xử lý./.
|
KT. CHỦ
TỊCH |
TỔNG
HỢP KẾ HOẠCH THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 3876/KH-UBND ngày 26/6/2019 của UBND tỉnh)
STT |
Nội Dung |
Địa điểm thực hiện |
Dự kiến công suất xử lý |
Phạm vi thực hiện |
Đơn vị thu gom, vận chuyển |
|
Chất thải rắn nguy hại (kg/ngày) |
Nước thải y tế (m3/ngày) |
|||||
I. |
Cụm 1 - Trên địa bàn thành phố Đà Lạt |
|||||
|
Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng |
Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng |
179 |
400 |
|
Công ty dịch vụ đô thị thành phố Đà Lạt |
|
Bệnh viện y học cổ truyền Phạm Ngọc Thạch |
Bệnh viện y học cổ truyền Phạm Ngọc Thạch |
8 |
51,8 |
|
|
|
Bệnh viện Nhi Lâm Đồng |
Bệnh viện Nhi Lâm Đồng |
17 |
21 |
|
|
|
Bệnh viện Phục hồi chức năng |
Bệnh viện Phục hồi chức năng |
120 |
40 |
|
|
|
Trung tâm Y tế thành phố Đà Lạt |
Trung tâm Y tế thành phố Đà Lạt |
1,95 |
0,1 |
|
|
|
Các trung tâm y tế hệ dự phòng tuyến tỉnh |
Các trung tâm y tế hệ dự phòng tuyến tỉnh |
2.52 |
10,2 |
|
|
|
Các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Đà Lạt |
Các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Đà Lạt |
|
|
|
|
|
Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Đà Lạt |
Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Đà Lạt |
|
|
Xử lý chất thải do mình phát sinh hoặc hợp đồng với Công ty Cổ phần Dịch vụ đô thị thành phố Đà Lạt thu gom và vận chuyển. |
|
II. |
Cụm 2 - Trên địa bàn huyện Lạc Dương |
|||||
|
Trung tâm Y tế huyện Lạc Dương |
Trung tâm Y tế huyện Lạc Dương |
1,30 |
4,21 |
Ngoài việc xử lý chất thải rắn y tế nguy hại do mình phát sinh ra, có trách nhiệm xử lý chất thải rắn y tế nguy hại cho các Phòng khám, Trạm y tế và các cơ sở y tế trên địa bàn huyện. |
Các cơ sở trong cụm tự vận chuyển hoặc thuê đơn vị vận chuyển |
III. |
Cụm 3 - Trên địa bàn huyện Đức Trọng |
|||||
|
Trung tâm Y tế huyện Đức Trọng |
Trung tâm Y tế huyện Đức Trọng |
60 |
46 |
Ngoài việc xử lý chất thải rắn y tế nguy hại do mình phát sinh ra, có trách nhiệm xử lý chất thải rắn y tế nguy hại cho các Phòng khám, Trạm y tế và các cơ sở y tế trên địa bàn huyện. |
Công ty khai thác công trình đô thị huyện Đức Trọng |
IV. |
Cụm 4 - Trên địa bàn huyện Lâm Hà |
|||||
|
Trung tâm Y tế huyện Lâm Hà |
Trung tâm Y tế huyện Lâm Hà |
30 |
40 |
Ngoài việc xử lý chất thải rắn y tế nguy hại do mình phát sinh ra, có trách nhiệm xử lý chất thải rắn y tế nguy hại cho các Phòng khám, Trạm y tế và các cơ sở y tế trên địa bàn huyện. |
Các cơ sở trong cụm tự vận chuyển hoặc thuê đơn vị vận chuyển |
V. |
Cụm 5 - Trên địa bàn huyện Đam Rông |
|||||
|
Trung tâm Y tế huyện Đam Rông |
Trung tâm Y tế huyện Đam Rông |
20 |
33 |
Ngoài việc xử lý chất thải rắn y tế nguy hại do mình phát sinh ra, có trách nhiệm xử lý chất thải rắn y tế nguy hại cho các Phòng khám, Trạm y tế và các cơ sở y tế trên địa bàn huyện. |
Các cơ sở trong cụm tự vận chuyển hoặc thuê đơn vị vận chuyển |
VI. |
Cụm 6 - Trên địa bàn huyện Đơn Dương |
|||||
|
Trung tâm Y tế huyện Đơn Dương |
Trung tâm Y tế huyện Đơn Dương |
20 |
50 |
Ngoài việc xử lý chất thải rắn y tế nguy hại do mình phát sinh ra, có trách nhiệm xử lý chất thải rắn y tế nguy hại cho các Phòng khám, Trạm y tế và các cơ sở y tế trên địa bàn huyện. |
Các cơ sở trong cụm tự vận chuyển hoặc thuê đơn vị vận chuyển |
VII. |
Cụm 7 - Trên địa bàn huyện Di Linh |
|||||
|
Trung tâm Y tế huyện Di Linh |
Trung tâm Y tế huyện Di Linh |
32 |
34,5 |
Ngoài việc xử lý chất thải rắn y tế nguy hại do mình phát sinh ra, có trách nhiệm xử lý chất thải rắn y tế nguy hại cho các Phòng khám, Trạm y tế và các cơ sở y tế trên địa bàn huyện. |
Các cơ sở trong cụm tự vận chuyển hoặc thuê đơn vị vận chuyển |
VIII. |
Cụm 8 - Trên địa bàn huyện Bảo Lâm |
|||||
|
Trung tâm Y tế huyện Bảo Lâm |
Trung tâm Y tế huyện Bảo Lâm |
9,49 |
11 |
Ngoài việc xử lý chất thải rắn y tế nguy hại do mình phát sinh ra, có trách nhiệm xử lý chất thải rắn y tế nguy hại cho các Phòng khám, Trạm y tế và các cơ sở y tế trên địa bàn huyện. |
Các cơ sở trong cụm tự vận chuyển hoặc thuê đơn vị vận chuyển |
IX. |
Cụm 9 - Trên địa bàn thành phố Bảo Lộc |
|||||
1 |
Bệnh viện II Lâm Đồng |
Bệnh viện II Lâm Đồng |
87,07 |
329 |
|
Công ty Dịch vụ đô thị thành phố Bảo Lộc |
2 |
BV YHCT Bảo Lộc |
BV YHCT Bảo Lộc |
1 |
5 |
|
|
3 |
TTYT thành phố Bảo Lộc |
TTYT thành phố Bảo Lộc |
2,95 |
1,37 |
|
|
4 |
Các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Bảo Lộc |
Các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố Bảo Lộc |
|
|
|
Công ty Dịch vụ đô thị thành phố Bảo Lộc |
X. |
Cụm 10 - Trên địa bàn huyện Đạ Huoai |
|||||
|
Trung tâm Y tế huyện Đạ Huoai |
Trung tâm Y tế huyện Đạ Huoai |
10 |
20 |
Ngoài việc xử lý chất thải rắn y tế nguy hại do mình phát sinh ra, có trách nhiệm xử lý chất thải rắn y tế nguy hại cho các Phòng khám, Trạm y tế và các cơ sở y tế trên địa bàn huyện. |
Các cơ sở trong cụm tự vận chuyển hoặc thuê đơn vị vận chuyển |
XI. |
Cụm 11 - Trên địa bàn huyện Đạ Tẻh |
|||||
|
Trung tâm Y tế huyện Đạ Tẻh |
Trung tâm Y tế huyện Đạ Tẻh |
15 |
35 |
Ngoài việc xử lý chất thải rắn y tế nguy hại do mình phát sinh ra, có trách nhiệm xử lý chất thải rắn y tế nguy hại cho các Phòng khám, Trạm y tế và các cơ sở y tế trên địa bàn huyện. |
Các cơ sở trong cụm tự vận chuyển hoặc thuê đơn vị vận chuyển |
XII. |
Cụm 12 - Trên địa bàn huyện Cát Tiên |
|||||
|
Trung tâm Y tế huyện Cát Tiên |
Trung tâm Y tế huyện Cát Tiên |
25 |
30 |
Ngoài việc xử lý chất thải rắn y tế nguy hại do mình phát sinh ra, có trách nhiệm xử lý chất thải rắn y tế nguy hại cho các Phòng khám, Trạm y tế và các cơ sở y tế trên địa bàn huyện. |
Các cơ sở trong cụm tự vận chuyển hoặc thuê đơn vị vận chuyển |
YÊU
CẦU, KỸ THUẬT KHU LƯU GIỮ CHẤT THẢI TẠI CƠ SỞ Y TẾ
(Kèm theo Kế hoạch số: 3876/KH-UBND ngày 26/6/2019 của
UBND tỉnh)
1. Có mái che cho khu vực lưu giữ; nền đảm bảo không bị ngập lụt, tránh được nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào, không bị chảy tràn chất lỏng ra bên ngoài khi có sự cố rò rỉ, đổ tràn.
2. Có phân chia các ô hoặc có dụng cụ, thiết bị lưu giữ riêng cho từng loại chất thải hoặc nhóm chất thải có cùng tính chất; từng ô, dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế nguy hại trong khu vực lưu giữ phải có biển dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa phù hợp với loại chất thải y tế nguy hại được lưu giữ theo Phụ lục số 03 của Kế hoạch này với kích thước phù hợp, dễ nhận biết;
3. Có vật liệu hấp thụ (như cát khô hoặc mùn cưa) và xẻng để sử dụng trong trường hợp rò rỉ, đổ tràn chất thải y tế nguy hại ở dạng lỏng.
4. Có thiết bị phòng cháy chữa cháy theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy.
5. Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ.
II. Đối với các cơ sở y tế khác
1. Có mái che cho khu vực lưu giữ; nền đảm bảo không bị ngập lụt, tránh được nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào, không bị chảy tràn chất lỏng ra bên ngoài khi có sự cố rò rỉ, đổ tràn.
2. Phải bố trí vị trí phù hợp để đặt các dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải y tế.
3. Dụng cụ, thiết bị lưu chứa phải phù hợp với từng loại chất thải và lượng chất thải phát sinh trong cơ sở y tế. Các chất thải khác nhau nhưng cùng áp dụng một phương pháp xử lý được lưu giữ trong cùng một dụng cụ, thiết bị lưu chứa.
4. Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải phải có nắp đậy kín, có biểu lượng loại chất thải lưu giữ theo đúng quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Kế hoạch này.
5. Dụng cụ, thiết bị lưu chứa chất thải phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ./.
BIỂU
TƯỢNG, TRÊN BAO BÌ, DỤNG CỤ, THIẾT BỊ LƯU CHỨA CHẤT THẢI Y TẾ
(Kèm theo Kế hoạch số: 3876/KH-UBND ngày 26/6/2019 của
UBND tỉnh)
CẢNH BÁO VỀ CHẤT THẢI CÓ CHỨA CHẤT GÂY ĐỘC TẾ BÀO |
CẢNH BÁO VỀ CHẤT THẢI CÓ CHỨA CHẤT GÂY BỆNH |
CẢNH BÁO CHUNG VỀ SỰ NGUY HIỂM CỦA CHẤT THẢI NGUY HẠI |
CẢNH BÁO VỀ CHẤT THẢI CÓ CHỨA CÁC CHẤT ĐỘC HẠI |
CẢNH BÁO VỀ CHẤT THẢI CÓ CHỨA CHẤT ĂN MÒN |
BIỂU TƯỢNG VỀ CHẤT THẢI TÁI CHẾ |
|
CẢNH BÁO VỀ CHẤT THẢI CÓ CHẤT DỄ CHÁY |
|
Ghi chú: Trình bày, thiết kế và màu sắc của dấu hiệu cảnh báo chất thải nguy hại áp dụng theo các quy định trong TCVN 5053 :1990.
MẪU
SỐ GIAO NHẬN CHẤT THẢI Y TẾ NGUY HẠI
(Kèm theo Kế hoạch số:
3876/KH-UBND
ngày
26/6/2019 của
UBND tỉnh)
TÊN CƠ QUAN
CHỦ QUẢN |
|
SỔ GIAO NHẬN CHẤT THẢI Y TẾ NGUY HẠI
Nội dung ghi trong sổ
Ngày tháng năm |
Lượng chất thải bàn giao (Kg) |
Người giao chất thải (Ký ghi rõ họ và tên) |
Người nhận chất thải (Ký ghi rõ họ và tên) |
||||||
Chất thải lây nhiễm |
Chất thải nguy hại khác |
Tổng số |
|||||||
Sắc nhọn |
Không sắc nhọn |
Giải phẫu |
Chất thải A |
Chất thải B |
... |
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
. . . |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng tháng... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
- Sổ giao nhận chất thải này được sử dụng thay thế cho chứng từ chất thải nguy hại đối với cơ sở y tế xử lý chất thải y tế theo mô hình cụm khi bàn giao chất thải; đối với cơ sở y tế thuê đơn vị xử lý chất thải theo mô hình tập trung được sử dụng để theo dõi lượng chất thải bàn giao trong tháng làm cơ sở đề xuất chứng từ chất thải nguy hại hàng tháng;
- Sổ bàn giao chất thải được chủ nguồn thải lập thành 02 sổ, Chủ nguồn thải giữ 01 sổ và Cơ sở xử lý chất thải giữ 01 sổ. Mỗi lần giao nhận chất thải giữa hai bên phải điền đầy đủ thông tin và ký nhận giữa hai bên vào 02 sổ để theo dõi, đối chiếu và quản lý;
- Không được tẩy xóa, sửa chữa các thông tin trong sổ.
MẪU
BÁO CÁO KẾT QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ ĐỊNH KỲ CỦA CƠ SỞ Y TẾ
(Kèm theo Kế hoạch số:
3876/KH-UBND
ngày
26/6/2019
của UBND tỉnh)
ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN ……… |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/…… |
……..., ngày … tháng … năm … |
BÁO CÁO KẾT
QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ
(Kỳ
báo cáo: từ ngày 01/01/20……… đến ngày 31/12/20…….. )
Kính gửi: |
- Sở Y tế; - Sở Tài nguyên và Môi trường. |
Phần 1. Thông tin chung
1.1. Tên cơ sở y tế (Chủ nguồn thải): …………………………………………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………
Điện thoại: ………………………………. Fax: …………………………………………………………
Mã số QLCTNH (Nếu không có thì thay bằng số Chứng minh nhân dân đối với cá nhân):
Tên người tổng hợp báo cáo: ………………………………………………………………………….
Điện thoại: …………………………; Email: …………………………………………………………..
1.2. Cơ sở phát sinh CTNH (trường hợp có nhiều hơn một thì trình bày từng cơ sở)
Tên cơ sở (nếu có)
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………….
Điện thoại: ………………….. Fax: ………………….. Email: ………………………………………..
1.3. Số giường bệnh kế hoạch (nếu có): ……………………………………..; số giường bệnh thực kê: ……………………………………
Phần 2. Tình hình chung về quản lý chất thải y tế tại cơ sở y tế trong kỳ báo cáo
2.1. Tình hình chung về quản lý chất thải y tế tại cơ sở y tế trong kỳ báo cáo:
2.2. Thống kê chất thải y tế phát sinh và được xử lý trong kỳ báo cáo:
(Trường hợp có nhiều hơn một cơ sở phát sinh chất thải y tế thì báo cáo lần lượt đối với từng cơ sở y tế)
TT |
Loại chất thải y tế |
Mã CTNH |
Đơn vị tính |
Số lượng chất thải phát sinh |
Xử lý chất thải y tế |
|||
Chuyển giao cho đơn vị khác xử lý |
Tự xử lý tại cơ sở y tế |
Hình thức/ Phương pháp xử lý (*) |
||||||
Số lượng |
Tên và mã số QLCTNH |
Số lượng |
||||||
1 |
Chất thải lây nhiễm, gồm: |
|
kg/năm |
|
|
|
|
|
1.1 |
Chất thải lây nhiễm sắc nhọn |
|
kg/năm |
|
|
|
|
|
1.2 |
Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn |
|
kg/năm |
|
|
|
|
|
1.3 |
Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao |
|
kg/năm |
|
|
|
|
|
1.4 |
Chất thải giải phẫu |
|
kg/năm |
|
|
|
|
|
2 |
Chất thải nguy hại không lây nhiễm, gồm: |
|
kg/năm |
|
|
|
|
|
2.1 |
Hóa chất thải bỏ bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại |
|
kg/năm |
|
|
|
|
|
2.2 |
Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất |
|
kg/năm |
|
|
|
|
|
2.3 |
Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân và các kim loại nặng |
|
kg/năm |
|
|
|
|
|
2.4 |
Chất hàn răng amalgam thải bỏ |
|
kg/năm |
|
|
|
|
|
2.5 |
Chất thải nguy hại khác |
|
kg/năm |
|
|
|
|
|
3 |
Chất thải y tế thông thường |
|
kg/năm |
|
|
|
|
|
4 |
Nước thải y tế |
|
m3/năm |
|
|
|
|
|
Ghi chú: (*) Hình thức/phương pháp tự xử lý chất thải y tế tại cơ sở y tế:
- Chất thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường: KĐ (hấp ướt, vi sóng), C (Chôn lấp), LĐ (lò đốt 2 buồng), TC (đốt 1 buồng hoặc đốt thủ công), K (phương pháp khác);
Trường hợp một loại chất thải có áp dụng đồng thời trong kỳ báo cáo cả việc thuê xử lý và tự xử lý thì cần ghi rõ hình thức và phương pháp xử lý cho từng trường hợp cụ thể.
- Nước thải y tế: HTXLNT (xử lý qua hệ thống xử lý nước thải), KT (Không xử lý bằng hệ thống xử lý nước thải, chỉ khử trùng nước thải trước khi xả ra môi trường), KXL (Không xử lý, thải thẳng ra môi trường).
2.3. Thống kê xử lý chất thải y tế trong năm theo mô hình cụm cơ sở y tế (chỉ thực hiện đối với cơ sở y tế xử lý chất thải y tế cho cụm cơ sở y tế):
TT Loại chất thải y tế |
Lượng chất thải y tế nhận từ các cơ sở y tế trong cụm (kg/năm) |
Phạm vi xử lý (ghi tên các cơ sở y tế trong cụm) |
1 |
|
|
... |
|
|
Phần 3. Kế hoạch quản lý chất thải y tế trong năm tiếp theo
Phần 4. Các vấn đề khác
Phần 5. Kết luận, kiến nghị
Nơi nhận: |
THỦ TRƯỞNG
CƠ SỞ |
Kế hoạch 3876/KH-UBND năm 2019 về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Số hiệu: | 3876/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Lâm Đồng |
Người ký: | Phan Văn Đa |
Ngày ban hành: | 26/06/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 3876/KH-UBND năm 2019 về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Chưa có Video