ỦY
BAN NHÂN DÂN QUẬN 11 |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 38/KH-UBND |
Quận 11, ngày 08 tháng 02 năm 2018 |
ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 11 NĂM 2018
Căn cứ Kế hoạch số 65/KH-BCĐLNVSATTP ngày 16/01/2018 của Ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố về việc đảm bảo an toàn thực phẩm năm 2018.
Ủy ban nhân dân quận 11 xây dựng Kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn quận 11 năm 2018 cụ thể như sau:
1. Mục tiêu chung:
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP), đảm bảo các sản phẩm đến tay người tiêu dùng là an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
- Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp liên ngành với các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Mục tiêu 1: Đẩy mạnh công tác cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (gọi tắt là Giấy chứng nhận) trên địa bàn. Phấn đấu đến cuối năm 2018 có từ 90% trở lên cơ sở được cấp Giấy chứng nhận, cụ thể:
+ 100% cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm ngành Công thương, Nông nghiệp được cấp Giấy chứng nhận.
+ 90% cơ sở kinh doanh thực phẩm ngành Nông nghiệp, kinh doanh dịch vụ ăn uống có Giấy chứng nhận.
- Mục tiêu 2: Phấn đấu 100% các hộ tiểu thương kinh doanh thực phẩm trong các chợ truyền thống thuộc quận đủ điều kiện kinh doanh và nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
- Mục tiêu 3: 100% bếp ăn tập thể, căn tin trường học, cơ sở cung cấp thức ăn công nghiệp được quản lý và kiểm soát ATTP.
- Mục tiêu 4: Tập trung công tác quản lý, hướng dẫn các hộ kinh doanh thức ăn đường phố (TĂĐP) thực hiện đúng các quy định về ATTP.
+ 100% người kinh doanh được tập huấn kiến thức về ATTP; được ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm.
+ Xây dựng các tuyến đường ở mỗi Phường thành tuyến đường không TĂĐP, tuyến đường TĂĐP điểm.
- Mục tiêu 5: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn quy định của pháp luật về ATTP cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cán bộ quản lý cấp quận và 16 phường; nâng cao kiến thức ATTP cho người dân trên địa bàn.
- Mục tiêu 6: Phấn đấu không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trên địa bàn quận.
1. Nâng cao năng lực, chất lượng hiệu quả quản lý nhà nước về ATTP:
- Tăng cường công tác tập huấn, giám sát hoạt động của Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP 16 phường. Tạo điều kiện cho các cán bộ làm công tác quản lý về ATTP tham gia các lớp nâng cao năng lực về quản lý, chuyên môn nghiệp vụ.
- Đảm bảo đủ nhân sự làm công tác quản lý, kiểm tra ATTP.
- Đầu tư trang thiết bị, dụng cụ cho hoạt động kiểm tra, thẩm định ATTP.
- Định kỳ hàng quý thống kê, cập nhật cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn quận để phục vụ cho công tác quản lý.
2. Hoạt động thông tin, giáo dục truyền thông:
- Tập trung tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật về ATTP, sử dụng hóa chất, phụ gia thực phẩm, điều kiện kinh doanh TĂĐP, dịch vụ ăn uống và lựa chọn thực phẩm an toàn theo từng đối tượng.
- Thực hiện các công tác thông tin, giáo dục, truyền thông phù hợp với từng đối tượng như: phổ biến Luật ATTP và các văn bản dưới luật, kiến thức và thực hành đảm bảo ATTP cho các chủ hộ kinh doanh, người trực tiếp sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; hướng dẫn người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm đảm bảo an toàn.
- Phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận và phường, các ban ngành liên quan trong công tác truyền thông để đạt được hiệu quả.
3. Hoạt động kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm:
- Tăng cường công tác kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, căn tin trường học, các chợ, thức ăn đường phố trên địa bàn; kiểm tra có trọng điểm, tập trung vào các cơ sở có nguy cơ cao. Cụ thể:
+ Cấp quận đẩy mạnh công tác kiểm tra sau cấp Giấy chứng nhận. Chủ động kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm khi có đề xuất của các đơn vị, có đơn thư khiếu nại, tố cáo; những cơ sở có nguy cơ không duy trì các điều kiện ATTP. Kiểm tra 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chưa có Giấy chứng nhận theo quy định. Đảm bảo 100% căn tin trường học được kiểm tra giám sát trong năm.
+ Cấp phường thực hiện công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đăng ký kinh doanh, thức ăn đường phố trên địa bàn.
- Chấn chỉnh tình hình đảm bảo điều kiện ATTP tại các quầy sạp trong các chợ trên địa bàn Quận. Đối với các điểm kinh doanh tự phát, trong thời gian còn tồn tại phải đảm bảo tuân thủ các quy định về ATTP.
- Tăng cường xét nghiệm nhanh trong hoạt động kiểm tra, truy xuất nguồn gốc các thực phẩm không đảm bảo.
- Các Đoàn kiểm tra liên ngành đề xuất Ủy ban nhân dân cùng cấp xử lý nghiêm, kịp thời đối với các trường hợp vi phạm quy định ATTP gây nguy hại cho sức khỏe người dân; buộc ngưng kinh doanh đối với các cơ sở không đảm bảo điều kiện ATTP.
- Phối hợp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận để tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, quản lý ATTP trên địa bàn quận.
4. Hoạt động phòng chống ngộ độc thực phẩm:
- Phấn đấu không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trên địa bàn quận.
- Tạo điều kiện cho các cán bộ làm công tác quản lý về ATTP tham gia các lớp tập huấn nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác giám sát, phòng chống và xử lý ngộ độc thực phẩm.
5. Công tác cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
- Tiếp tục tăng cường công tác hướng dẫn quy định, thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn theo phân cấp.
- Định kỳ hàng quý rà soát tình hình thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.
- Tập trung thực hiện công tác cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; đảm bảo đến cuối năm 2018 có 100% cơ sở sản xuất, chế biến ngành Nông nghiệp và Công thương, 90 % cơ sở kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; 100% hộ kinh doanh Nông lâm thủy sản và dịch vụ ăn uống trong các chợ truyền thống thực hiện hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.
- Tiếp tục tăng cường công tác truyền thông triển khai các văn bản quy định về an toàn thực phẩm, hướng dẫn thực hiện dịch vụ công cấp độ 3 đối với thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở thực hiện đúng các quy định về ATTP.
- Triển khai thực hiện ký cam kết trong việc đảm bảo ATTP đối với các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận.
6. Tăng cường hiệu lực quản lý thức ăn đường phố:
- Định kỳ hàng quý cập nhật danh sách quản lý các cơ sở không đăng ký kinh doanh, thức ăn đường phố đang hoạt động.
- Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn người kinh doanh thực hiện đảm bảo điều kiện ATTP kinh doanh TĂĐP; kiên quyết xử lý, ngưng kinh doanh đối với các cơ sở không đảm bảo điều kiện ATTP.
- Xây dựng các tuyến đường không TĂĐP, tuyến đường TĂĐP điểm.
- Tổ chức tập huấn và cấp giấy xác nhận tập huấn kiến thức về ATTP cho 100% đối tượng kinh doanh TĂĐP trên địa bàn. Đảm bảo 100% cơ sở được ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân quận công tác phối hợp và phân công thành viên Ban chỉ đạo liên ngành ATTP quận theo dõi phụ trách hoạt động về ATTP của Ban chỉ đạo liên ngành ATTP các phường.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân quận tổ chức, triển khai công tác đảm bảo ATTP các đợt cao điểm trong năm 2018.
- Chủ trì phối hợp các cơ quan quản lý Phòng Kinh tế, Trung tâm Y tế, Đội Quản lý ATTP liên quận, Công an quận tăng cường công tác kiểm tra, nhắc nhở, hướng dẫn cơ sở chấp hành các quy định về ATTP trên địa bàn.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân quận thực hiện công tác kiểm tra sau cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; trường hợp cơ sở vi phạm chậm khắc phục, sửa chữa, tổng hợp báo cáo đề xuất Đoàn kiểm tra liên ngành ATTP quận để kiểm tra, giám sát và xử lý theo quy định.
- Tập trung công tác cấp Giấy chứng nhận đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đặc biệt với các hộ tiểu thương kinh doanh trong các chợ truyền thống trên địa bàn quận theo quy định.
- Đề xuất sử dụng nguồn kinh phí cấp Giấy chứng nhận và xử phạt vi phạm hành chính về ATTP theo quy định.
- Thực hiện quản lý, kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm ngành Công thương.
- Giám sát hoạt động kinh doanh thực phẩm trong các chợ trên địa bàn Quận. Tập trung quản lý việc nâng cao chất lượng hoạt động bảo đảm ATTP các chợ. Phối hợp Phòng Y tế, Ban Quản lý các chợ đẩy mạnh công tác cấp Giấy chứng nhận cho các tiểu thương kinh doanh dịch vụ ăn uống, nông nghiệp trong chợ.
- Phụ trách công tác thẩm định cấp Giấy chứng nhận đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm ngành Công thương. Tổ chức thực hiện ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm với các cơ sở kinh doanh thực phẩm ngành Công thương.
- Phối hợp Phòng Y tế chủ trì Đoàn kiểm tra liên ngành ATTP quận theo lĩnh vực được phân công quản lý.
- Phối hợp với phòng Y tế, các đơn vị có liên quan tăng cường công tác thông tin, truyền thông; tổ chức xác nhận kiến thức về ATTP cho các chủ cơ sở, người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm.
- Tổ chức tập huấn về công tác quản lý và kiểm tra ATTP đối với kinh doanh TĂĐP cho tuyến phường; cung cấp và hướng dẫn sử dụng test nhanh thực phẩm cho cán bộ quản lý ATTP phường.
- Thực hiện công tác giám sát đối với đối tượng bếp ăn tập thể, căn tin trường học, trường học nhận suất ăn sẵn. Phối hợp Ủy ban nhân dân 16 phường giám sát đối tượng thức ăn đường phố, các cơ sở nhỏ lẻ không đăng ký kinh doanh. Nếu phát hiện trường hợp vi phạm không thể nhắc nhở khắc phục, báo cáo ngay về Thường trực Ban chỉ đạo liên ngành ATTP quận để có kế hoạch kiểm tra, giám sát.
- Theo dõi nguồn thông tin về các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm, các ngộ độc cá thể và tập thể. Kịp thời báo cáo, có hướng xử lý, khắc phục và hạn chế hậu quả của ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn. Thực hiện điều tra xác định nguyên nhân và hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng tránh.
4. Phòng Tài chính - Kế hoạch:
- Tham mưu Ủy ban nhân dân quận giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh phí trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo quy định.
- Phối hợp Trung tâm Y tế tổ chức các buổi truyền thông, hướng dẫn về pháp luật ATTP trong hệ thống trường học có bếp ăn tập thể, sử dụng suất ăn sẵn.
- Giám sát, nhắc nhở việc đảm bảo ATTP trong hệ thống trường học. Qua đó, đánh giá việc thực hiện các quy định về ATTP trong hệ thống trường học trên địa bàn, kiên quyết xử lý các bếp ăn không đảm bảo điều kiện ATTP.
- 100% cơ sở bếp ăn tập thể, căn tin trường học đảm bảo quy định về ATTP, khám sức khỏe và xác nhận kiến thức ATTP cho chủ cơ sở và người trực tiếp tiếp xúc thực phẩm, sử dụng thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
6. Đội quản lý thị trường 11B:
- Chủ động giám sát địa bàn, tăng cường hoạt động kiểm soát thực phẩm giả, thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ lưu thông trên thị trường nhằm ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về ATTP. Đối tượng kiểm tra, giám sát là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có quy mô lớn trên địa bàn như siêu thị, trung tâm thương mại, các điểm phân phối thực phẩm, chợ và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
7. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận:
- Thường xuyên phối hợp với Phòng Y tế quận cập nhật thông tin về công tác quản lý ATTP trên địa bàn; đặc biệt thông tin các sản phẩm không đảm bảo ATTP, các sản phẩm bị cơ quan chức năng thu hồi.
- Phối hợp với Phòng Y tế và các ngành có liên quan tổ chức thông tin, tuyên truyền diện rộng, truyền thông bề nổi trên địa bàn trong các đợt cao điểm (Tháng hành động vì ATTP, các chiến dịch tăng cường) theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo liên ngành ATTP quận.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể Quận:
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường vận động và tổ chức phát động phong trào trong nhân dân thực hiện tốt công tác ATTP, thực hiện tuyên truyền cho nhân dân, các thành viên, hội viên về Luật ATTP và phối hợp thực hiện giám sát việc thi hành pháp luật về ATTP.
10. Ủy ban nhân dân 16 phường:
- Kiện toàn Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP, Đoàn kiểm tra liên ngành ATTP phường gửi về BCĐLNATTP quận (thông qua Phòng Y tế) chậm nhất là ngày 09/3/2018); phân công thành viên BCĐLNATTP phường, duy trì họp giao ban tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động trên địa bàn phường.
- Phối hợp Phòng Y tế thường xuyên rà soát, cập nhật danh sách cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và danh sách các cơ sở kinh doanh TĂĐP trên địa bàn phường quản lý, định kỳ báo cáo thường trực BCĐLNATTP quận (Phòng Y tế tổng hợp) vào ngày 30 tháng cuối quý.
- Kiểm tra, giám sát các hoạt động dịch vụ nấu, phục vụ đám tiệc theo thời vụ của các hộ dân trên địa bàn; thông tin và phối hợp Đoàn kiểm tra liên ngành quận tổ chức kiểm tra các cơ sở không đủ điều kiện các quy định về ATTP.
- Phối hợp Phòng Y tế định kỳ rà soát, đôn đốc, hướng dẫn các cơ sở thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận theo quy định; đảm bảo cuối năm 2018, trên 90% cơ sở trên địa bàn được cấp Giấy chứng nhận.
- Xây dựng Kế hoạch kiểm tra, giám sát đối với các chợ tự phát về việc đảm bảo tuân thủ các quy định về ATTP (báo cáo định kỳ về BCĐLNATTP quận trước ngày 05 tháng đầu quý).
- Tăng cường công tác quản lý đối với các cơ sở nhỏ lẻ không đăng ký kinh doanh, người kinh doanh thuộc diện thức ăn đường phố trên địa bàn. Cụ thể như sau:
* Quý II/2018: UBND 16 phường đăng ký (thông qua Phòng Y tế) xây dựng tuyến đường không TĂĐP, tuyến đường TĂĐP điểm.
* Quý III/2018:
+ UBND 16 phường chủ động phối hợp Trung tâm Y tế quận rà soát và tổ chức tập huấn và cấp giấy xác nhận tập huấn kiến thức về ATTP cho 100% đối tượng kinh doanh TĂĐP trên địa bàn. Đồng thời đảm bảo các cơ sở khám sức khỏe theo quy định.
+ Tăng cường thực hiện công tác truyền thông về đảm bảo ATTP trên địa bàn phường.
+ Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý về ATTP trên địa bàn phường; đảm bảo mỗi cơ sở được kiểm tra ít nhất 1 lần/năm (theo quy định tại Thông tư 47/2014/TT-BYT, đối tượng kinh doanh dịch vụ ăn uống được kiểm tra định kỳ không quá 04 lần/năm).
* Quý IV/2018: đầu tháng 10/2018, UBND 16 phường báo cáo kết quả công tác quản lý về TĂĐP về Phòng Y tế (tổng số cơ sở kinh doanh, việc xây dựng các tuyến đường TĂĐP, thực hiện ký cam kết, công tác kiểm tra, truyền thông...).
- Tổ chức phát thanh, tuyên truyền thường xuyên về pháp luật ATTP cho các tiểu thương đang kinh doanh trên địa bàn chợ.
- Rà soát, tổ chức tập huấn, cập nhật kiến thức ATTP cho các hộ tiểu thương kinh doanh thực phẩm trong chợ; kiểm tra nhắc nhở hướng dẫn, vận động người kinh doanh thực hiện khám sức khỏe định kỳ theo quy định; chấn chỉnh tình hình đảm bảo điều kiện ATTP tại các quầy sạp trong các chợ trên địa bàn quận.
- Tổ chức, hướng dẫn các hộ kinh doanh ngành thực phẩm có khu vực riêng; trong khu vực chế biến thực phẩm phải có phân khu giữa thực phẩm sống và chín; từng bước cải thiện điều kiện ATTP trong khu vực chợ.
- Phối hợp Phòng Y tế, Phòng Kinh tế trong công tác đôn đốc hướng dẫn các hộ tiểu thương kinh doanh dịch vụ ăn uống, nông nghiệp trong chợ thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
- Các phòng ban, đơn vị và Ủy ban nhân dân 16 phường xây dựng kế hoạch, gửi về UBND quận (thông qua Phòng Y tế) chậm nhất là ngày 09/3/2018.
- Báo cáo kết quả thực hiện về Phòng Y tế:
+ Báo cáo 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng: trước ngày 15 của tháng cuối quý.
+ Báo cáo tổng kết: trước ngày 15/12/2018.
- Phòng Y tế tham mưu tổ chức tổng kết đánh giá công tác đảm bảo ATTP trong tháng 12/2018; báo cáo kết quả thực hiện cho Thành phố và Ủy ban nhân dân quận theo thời gian quy định.
- Từ nguồn kinh phí chương trình Mục tiêu quốc gia về ATTP, kinh phí đảm bảo ATTP của Thành phố phân bổ, kinh phí thu phạt về ATTP của quận và nguồn thu phí cấp Giấy chứng nhận.
Trên đây là Kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn quận 11 năm 2018. Đề nghị lãnh đạo các phòng ban, đơn vị có liên quan, Ủy ban nhân dân 16 phường và Ban quản lý các chợ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của đơn vị tổ chức triển khai thực hiện tốt kế hoạch đề ra./.
|
KT.
CHỦ TỊCH |
Kế hoạch 38/KH-UBND về đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh năm 2018
Số hiệu: | 38/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Quận 11 |
Người ký: | Trần Phi Long |
Ngày ban hành: | 08/02/2018 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 38/KH-UBND về đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh năm 2018
Chưa có Video