ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29/KH-UBND |
Thanh Hóa, ngày 01 tháng 04 năm 2014 |
TRIỂN KHAI “THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ CHẤT LƯỢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM” NĂM 2014
1. Mục đích
Tạo đợt cao điểm, phát động “chiến dịch truyền thông đẩy mạnh các hoạt động bảo đảm ATTP” và chiến dịch thanh tra, kiểm tra bảo đảm ATTP trên phạm vi toàn tỉnh, chủ động phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm, hạn chế tối đa ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể và các bệnh truyền qua thực phẩm do sử dụng thức ăn đường phố. Trong đó, đặc biệt chú ý đến các hoạt động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng - Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp, Ban quản lý khu Lễ hội, Ban quản lý khu công nghiệp, người quản lý, người sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng trong công tác bảo đảm ATTP đối với thức ăn đường phố.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về bảo đảm ATTP thức ăn đường phố trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tăng cường công tác thanh, kiểm tra bảo đảm ATTP tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, các chợ đầu mối đặc biệt là các cơ sở nhỏ lẻ, kinh doanh hộ gia đình, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.
2. Yêu cầu
- 100% cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố ký cam kết chấp hành đầy đủ các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm trong “Tháng hành động”.
- Không để xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm lớn trong thời gian diễn ra Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2014.
3. Thời gian, phạm vi triển khai
- Thời gian: 15/4/2014 đến 15/5/2014.
- Phạm vi triển khai: toàn tỉnh.
Chủ đề chính của tháng hành động là: “An toàn thực phẩm thức ăn đường phố”, các hoạt động được triển khai như sau:
1. Tổ chức Lễ phát động “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” năm 2014.
a) Cấp tỉnh: Giao sở Y tế (thường trực Ban chỉ đạo VSATTP tỉnh) chỉ đạo Chi cục ATVSTP phối hợp với Ban chỉ đạo liên ngành VSATTP huyện Tĩnh Gia, các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Lễ phát động “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ” năm 2014 tại huyện Tĩnh Gia (từ ngày 12/4/2014 đến 16/4/2014) theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về VSATTP.
b) Cấp huyện, xã: UBND các huyện, thị xã, thành phố (trừ huyện Tĩnh Gia phối hợp với tuyến tỉnh) đồng loạt tổ chức Lễ phát động “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” năm 2014 cấp huyện; trong thời gian từ ngày 10/4/2014 đến ngày 16/4/2014 tại những địa bàn có nhiều cơ sở chế biến thực phẩm, khu vực đông dân cư và có nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các xã, phường, thị trấn ra quân hưởng ứng và triển khai thực hiện “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ” năm 2014 tại cơ sở.
2. Phát động chiến dịch truyền thông bảo đảm ATTP.
Huy động các nguồn lực, hình thức, phương tiện truyền thông thích hợp để giáo dục, phổ biến các nội dung của Luật An toàn thực phẩm, các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Bộ Y tế, các Bộ, ngành và UBND các cấp về ATTP, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định điều kiện ATTP và kiến thức khoa học về ATTP.
Huy động các cơ quan thông tấn báo chí trung ương, của tỉnh và các địa phương tham gia chiến dịch truyền thông về bảo đảm ATTP, tổ chức diễn đàn trao đổi giữa các nhà khoa học, nhà quản lý, người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng; thực trạng và giải pháp thiết thực trong quản lý kinh doanh thức ăn đường phố, nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, bếp ăn tập thể khu công nghiệp, trường học, bệnh viện...
Biểu dương, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm, đồng thời phê phán, đưa tin các đơn vị, cá nhân vi phạm các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm.
Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe - Sở Y tế phối hợp với các báo, đài của địa phương và Chi cục ATTP tăng cường công tác thông tin truyền thông bảo đảm đa dạng, phong phú, thiết thực; đồng thời hướng dẫn Trung tâm Y tế các huyện, thị, thành phố tổ chức hiệu quả các hoạt động truyền thông tại cơ sở.
Nội dung tuyên truyền: Tập trung tuyên truyền nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành về ATTP cho các đối tượng kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố; làm rõ vai trò, trách nhiệm của UBND các cấp, của người quản lý, của người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng trong việc bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành.
3. Công tác thanh tra, kiểm tra ATTP.
3.1 .Thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành cấp tỉnh.
Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan thành lập các Đoàn liên ngành tiến hành thanh tra, kiểm tra tại các huyện, thị, thành phố trọng điểm và thanh tra, kiểm tra bất kỳ địa phương nào khi phát hiện có biểu hiện vi phạm về ATTP. Thời gian thanh tra, kiểm tra từ ngày 21/4/2014 đến hết ngày 13/5/2014. Cụ thể:
STT |
Đơn vị chủ trì |
Thành viên đoàn |
Địa bàn |
Đoàn 1 |
Chi cục ATVSTP Thanh Hóa - Trưởng đoàn |
- Chi cục ATVSTP, - Chi cục QLTT; - Công an Tỉnh; - Chi cục QLCL NLS-TS. |
- TP Thanh Hóa - Hà Trung - Thiệu Hóa - Thọ Xuân - Yên Định |
Đoàn 2 |
Thanh tra Sở Y tế - Trưởng đoàn |
- Chi cục ATVSTP; - Chi cục QLTT; - Công an tỉnh; - Chi cục QLCL NLS-TS. |
- TP Thanh Hóa - Bỉm Sơn - Như Thanh - Cẩm Thủy - Vĩnh Lộc |
Đoàn 3 |
Chi cục Quản lý Thị trường - Trưởng đoàn |
- Chi cục ATVSTP; - Công an tỉnh; - Chi cục QLCL NLS-TS. |
- Hoằng Hóa, - Tĩnh Gia - Nông Cống - Đông Sơn -Như Xuân |
Đoàn 4 |
Chi cục ATVSTP - Trưởng đoàn |
- Chi cục ATVSTP; - Chi cục QLTT; - Công an tỉnh, - Thanh tra Sở Y tế |
- Sầm Sơn - Quảng Xương - Nga Sơn - Triệu Sơn - Hậu Lộc |
3.2. Thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành địa phương.
UBND các huyện, thị xã, thành phố thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo tỉnh và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Thành phần tham gia các đoàn bao gồm ngành Y tế và các ngành liên quan của địa phương. Đồng thời phối hợp với các Đoàn thanh tra liên ngành của tỉnh tiến hành thanh tra, xử lý các vi phạm về ATTP tại các cơ sở thực phẩm (nếu có) theo kế hoạch của các đoàn liên ngành tỉnh. Các đoàn thanh tra, kiểm tra ATTP phải chuẩn bị đầy đủ, đúng quy định các mẫu biểu, văn bản có liên quan để triển khai công tác đạt hiệu quả.
3.3 Đối tượng thanh tra, kiểm tra.
Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố. Trong đó, các đoàn của tuyến tỉnh sẽ tập trung thanh tra, kiểm tra tại nơi cung cấp thực phẩm với số lượng lớn như các chợ đầu mối, siêu thị, cơ sở thương mại tập trung, cơ sở nhập khẩu thực phẩm...
3.4. Nội dung thanh tra, kiểm tra.
Tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo đảm ATTP trong sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, quảng cáo thực phẩm theo quy định tại các văn bản:
+ Luật An toàn thực phẩm năm 2010, Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
+ Nghị định 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 về sản xuất, kinh doanh rượu;
+ Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về ghi nhãn hàng hóa;
+ Thông tư số 15/2012/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
+ Thông tư số 16/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế Quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dụng cụ vật liệu bao gói chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế;
+ Thông tư số 19/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy định hướng dẫn công bố hợp quy và công bố phù hợp với quy định ATTP;
+ Thông tư số 26/2012/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế Quy định cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đối với các cơ sở SX, KD thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế;
+ Thông tư số 30/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định điều kiện ATTP đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố;
+ Thông tư số 08/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế Hướng dẫn về quảng cáo thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế;
+ Quyết định số 21/2007/QĐ-BYT ngày 12/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành quy định yêu cầu về sức khỏe đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
+ Thông tư số 27/2012/TT-BYT ngày 30/11/2012 hướng dẫn việc quản lý phụ gia thực phẩm;
+ Các Thông tư của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công thương và của liên bộ về bảo đảm ATTP theo từng lĩnh vực cụ thể.
Trong quá trình thanh tra, kiểm tra tập trung xem xét các nội dung:
+ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP;
+ Giấy chứng nhận sức khỏe đối với chủ cơ sở người lao động;
+ Giấy chứng nhận tập huấn kiến thức ATTP của chủ cơ sở và người lao động;
+ Hồ sơ công bố tiêu chuẩn sản phẩm đối với những sản phẩm thuộc diện bắt buộc phải công bố;
+ Nhãn sản phẩm hàng hóa;
+ Hồ sơ theo dõi chất lượng sản phẩm;
+ Điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị dụng cụ, con người;
+ Quy trình chế biến bảo quản thực phẩm;
+ Nguồn gốc nguyên liệu, phụ gia thực phẩm;
+ Nguồn nước dùng cho chế biến thực phẩm;
+ Kiến thức, thực hành của người trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm, lưu mẫu thực phẩm, kiểm thực 3 bước...
+ Bản cam kết chấp hành đầy đủ các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm trong “Tháng hành động”.
3.5. Lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP khi cần thiết.
3.6. Phương pháp.
Cơ quan quản lý nhà nước về ATTP các cấp thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra ATTP trong Tháng hành động năm 2014 (liên ngành và chuyên ngành) tiến hành thanh tra, kiểm tra trực tiếp tại cơ quan quản lý cấp dưới (huyện, xã) và cơ sở thực phẩm. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra thực hiện theo quy trình chung tiến hành các cuộc thanh tra, trong đó chú trọng:
- Nghe báo cáo việc chấp hành quy định về bảo đảm ATTP của cơ sở;
- Thu thập tài liệu liên quan;
- Lấy mẫu để kiểm nghiệm để xác định các chỉ tiêu ATTP;
- Lập biên bản thanh tra, biên bản vi phạm hành chính (nếu có);
- Phân tích, đánh giá hồ sơ; phân tích đánh giá kết quả kiểm nghiệm.
Kết thúc đợt thanh tra, kiểm tra, tiến hành nhận xét đánh giá việc thực hiện; đề xuất giải pháp tăng cường bảo đảm ATTP.
3.7. Xử lý vi phạm về ATTP.
- Các căn cứ pháp lý để xử lý vi phạm
+ Luật An toàn thực phẩm năm 2010;
+ Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012;
+ Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
+ Nghị định 178/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm;
+ Các nghị định khác của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan đến ATTP;
- Hướng dẫn xử lý vi phạm trong quá trình thanh tra, kiểm tra:
Các đoàn thanh tra, kiểm tra khi phát hiện vi phạm phải thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật, tuyệt đối không để các sản phẩm thực phẩm không bảo đảm ATTP, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không nhãn mác hoặc có các vi phạm khác lưu thông trên thị trường hoặc các cơ sở sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống không bảo đảm điều kiện ATTP tiếp tục hoạt động khi chưa có biện pháp khắc phục có hiệu quả.
- Kinh phí hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia VSATTP năm 2014.
- Kinh phí hỗ trợ của các địa phương, các sở, ban ngành.
- Công tác phí cho các thành viên đoàn liên ngành do cơ quan cử cán bộ tham gia tự bảo đảm theo quy định.
- Đơn vị được phân công Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra ATTP chịu trách nhiệm bảo đảm xăng xe, ô tô chở các Đoàn thanh tra, kiểm tra đi lại trong khu vực được phân công thanh tra, kiểm tra.
- Việc sử dụng kinh phí thực hiện theo các quy định hiện hành.
1. Cơ quan chủ trì.
a) Tại tỉnh.
- Ban chỉ đạo liên ngành về Vệ sin an toàn thực phẩm tỉnh.
- Sở Y tế là cơ quan thường trực (Chi cục ATVSTP- các phòng, ban liên quan).
b) Tại địa phương.
- Ủy ban nhân dân, Ban chỉ đạo liên ngành VSATTP các cấp.
- Phòng Y tế, Trung tâm Y tế các huyện, thị, thành phố; Trạm Y tế xã, phường, thị trấn là cơ quan thường trực.
2. Cơ quan phối hợp.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương, Công an tỉnh, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông - Vận tải, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục Đào tạo, Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa, Báo Văn hóa và Đời sống, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh.
3. Các tổ chức, đoàn thể, quần chúng.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Hội Nông dân tỉnh; Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng.
V. TIỀN TRÌNH THỰC HIỆN
1. Xây dựng kế hoạch “Tháng hành động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm” năm 2014 và phân công tổ chức triển khai thực hiện.
- Tại tỉnh: Trước ngày 05/4/2014
- Tại huyện: Trước ngày 05/4/2014
2. Cấp phát tài liệu: Trước 10/4/2014
3. Triển khai chiến dịch tuyên truyền: Từ 10/4 đến 15/5/2014
4. Tổ chức Lễ phát động: Từ 10/4 đến 16/4/2014
5. Tổ chức thanh tra, kiểm tra: Từ 21 /4 đến 13/5/2014
6. Báo cáo, tổng kết: Từ 15/5 đến 20/5/2014
Nội dung báo cáo thực hiện theo mẫu 2 ban hành kèm theo Kế hoạch này.
Các huyện, thị, thành phố, các Đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về VSATTP của tỉnh Báo cáo nhanh kết quả thanh tra về Sở Y tế (Chi cục ATVSTP) trước ngày 13/5/2014 và báo cáo tổng hợp kết quả “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” năm 2014 về Chi cục ATVSTP Thanh Hóa trước ngày 20/5/2014 để Chi cục ATVSTP tổng hợp, báo cáo Ban chỉ đạo liên ngành VSATTP tỉnh, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Kết quả thanh tra, kiểm tra trong Tháng hành động năm 2014 do địa phương thực hiện
I. Công tác chỉ đạo:
(nêu cụ thể) ……………………………..
II. Kết quả thanh tra, kiểm tra tại cơ sở thực phẩm (không bao gồm các cơ sở do đoàn liên ngành T.Ư thực hiện và báo cáo):
1 .Việc tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra:
Tổng số đoàn thanh tra, kiểm tra:
Trong đó:
1.1. Số đoàn thanh tra, kiểm tra tuyến tỉnh:
1.2. Số đoàn thanh tra, kiểm tra tuyến huyện:
1.3. Số đoàn kiểm tra tuyến xã:
1.4. Kết quả thanh tra, kiểm tra:
Bảng 1: Kết quả thanh tra, kiểm tra:
TT |
Loại hình cơ sở thực phẩm |
Tổng số cơ sở |
Số CS được thanh, kiểm tra |
Số cơ sở đạt |
Tỷ lệ % đạt |
1 |
Sản xuất, chế biến |
|
|
|
|
2 |
Kinh doanh |
|
|
|
|
3 |
Dịch vụ ăn uống |
|
|
|
|
|
Tổng số (1+2 + 3) |
|
|
|
|
Bảng 2: Tình hình vi phạm và xử lý vi phạm
|
Tổng hợp tình hình vi phạm |
Số lượng |
Tỷ lệ % so với số được kiểm tra |
1 |
Tổng số cơ sở được thanh tra, kiểm tra |
|
|
2 |
Số cơ sở có vi phạm |
|
|
3 |
Số cơ sở vi phạm bị xử lý |
|
|
|
Trong đó |
||
3.1 |
Hình thức phạt chính: |
|
|
|
Số cơ sở bị cảnh cáo |
|
|
|
Số cơ sở bị phạt tiền |
|
|
|
Tổng số tiền phạt |
|
|
3.2 |
Hình thức phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả |
||
* |
Số cơ sở bị đóng cửa |
|
|
* |
Số cơ sở bị đình chỉ lưu hành sản phẩm |
|
|
|
Số sản phẩm bị đình chỉ lưu hành |
|
|
* |
Số cơ sở bị tiêu hủy sản phẩm |
|
|
|
Tổng số loại sản phẩm bị tiêu hủy |
|
|
* |
Số cơ sở phải khắc phục về nhãn |
|
|
|
Số loại sản phẩm có nhãn phải khắc phục |
|
|
* |
Số cơ sở bị đình chỉ lưu hành tài liệu q/cáo |
|
|
|
Số loại tài liệu q/cáo bị đình chỉ lưu hành |
|
|
* |
Các xử lý khác |
|
|
3.3 |
Chuyển hồ sơ sang cơ quan khác xử lý |
|
|
3.4 |
Số cơ sở có vi phạm nhưng không xử lý (chỉ nhắc nhở) |
|
|
Bảng 3: Các nội dung vi phạm chủ yếu
TT |
Nội dung vi phạm |
Số CS được thanh tra |
Số cơ sở vi phạm |
Tỷ lệ % |
1 |
Vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm |
|
|
|
2 |
Vi phạm quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm |
|
|
|
3 |
Vi phạm quy định về sử dụng hóa chất trong sản xuất, chế biến thực phẩm |
|
|
|
4 |
Vi phạm quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm |
|
|
|
5 |
Vi phạm quy định về sử dụng vật liệu bao gói, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm |
|
|
|
6 |
Vi phạm quy định về tiêu chuẩn sức khỏe trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm |
|
|
|
7 |
Vi phạm quy định về tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm, cán bộ kỹ thuật, nhân viên kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm |
|
|
|
8 |
Vi phạm quy định về thực hành an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm |
|
|
|
9 |
Vi phạm quy định về điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm |
|
|
|
10 |
Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm,, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm |
|
|
|
11 |
Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm |
|
|
|
12 |
Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật tươi sống có nguồn gốc thủy sản |
|
|
|
13 |
Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật tươi sống sử dụng làm thực phẩm |
|
|
|
14 |
Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thực vật |
|
|
|
15 |
Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến |
|
|
|
16 |
Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình cửa hàng ăn uống, cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín |
|
|
|
17 |
Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình chế biến suất ăn sẵn; căng tin kinh doanh ăn uống; bếp ăn tập thể; bếp ăn, nhà hàng ăn uống của khách sạn, khu nghỉ dưỡng; nhà hàng ăn uống |
|
|
|
18 |
Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố |
|
|
|
19 |
Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với thực phẩm chức năng, thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm chiếu xạ |
|
|
|
20 |
Vi phạm quy định về giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm |
|
|
|
21 |
Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm, an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu, thực phẩm xuất khẩu |
|
|
|
22 |
Vi phạm quy định khác về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm |
|
|
|
23 |
Vi phạm quy định về thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm |
|
|
|
24 |
Vi phạm về quy định kiểm nghiệm thực phẩm |
|
|
|
25 |
Vi phạm quy định, về phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm và thực hiện các giải pháp hạn chế các nguy cơ mất an toàn thực phẩm |
|
|
|
26 |
Vi phạm quy định về truy xuất nguồn gốc đối với thực phẩm không đảm bảo an toàn |
|
|
|
Bảng 4: Kết quả kiểm nghiệm mẫu:
TT |
Loại xét nghiệm |
Kết quả xét nghiệm mẫu |
||
Tổng số mẫu xét nghiệm |
Số mẫu không đạt |
Tỷ lệ% không đạt |
||
1 Xét nghiệm tại labo |
||||
1.1 |
Hóa lý |
|
|
|
1.2 |
Vi sinh |
|
|
|
|
Tổng số XN tại labo |
|
|
|
2 |
XN nhanh |
|
|
|
3 |
Cộng |
|
|
|
III. Nhận xét, đánh giá chung (Đề nghị nhận xét, đánh giá cụ thể theo số liệu thực tế tại các bảng từ 1-4)
IV. Đề xuất kiến nghị (ghi cụ thể)
Kế hoạch 29/KH-UBND triển khai "Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm" năm 2014 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
Số hiệu: | 29/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Thanh Hóa |
Người ký: | Phạm Đăng Quyền |
Ngày ban hành: | 01/04/2014 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 29/KH-UBND triển khai "Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm" năm 2014 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
Chưa có Video