ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2636/KH-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 5 năm 2016 |
Thực hiện Công văn số 2720/BYT-UBQG50 ngày 13 tháng 5 năm 2016 của Bộ Y tế (Cơ quan thường trực Phòng, chống AIDS của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm) về hướng dẫn thực hiện Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2016, Ủy ban nhân dân Thành phố đề ra Kế hoạch triển khai thực hiện “Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con” trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016, cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU, PHẠM VI, THỜI GIAN THỰC HIỆN:
1. Mục tiêu chung: Hướng tới loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con.
2. Mục tiêu cụ thể: Góp phần đẩy mạnh các hoạt động để đạt mục tiêu năm 2016:
- Trên 98% phụ nữ mang thai được tư vấn đồng ý làm xét nghiệm HIV trong thời kỳ tiền sản;
- Trên 95% phụ nữ có thai nhiễm HIV được điều trị ARV dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; 99% con của họ được điều trị ARV dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con;
- Trên 90% con của bà mẹ nhiễm HIV được chuyển gởi thành công đến cơ sở nhi để tiếp tục theo dõi và chăm sóc sau khi sinh;
- Trên 90% bà mẹ nhiễm HIV được chuyển gởi thành công đến cơ sở chăm sóc điều trị HIV/AIDS người lớn và tiếp tục theo dõi, quản lý, chăm sóc và nhận các can thiệp phù hợp sau sinh;
- Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con <2%.
3. Phạm vi thực hiện: Kế hoạch được triển khai thực hiện tại 24 quận, huyện và 322 phường, xã, thị trấn, các Sở, ban, ngành, đoàn thể và các đơn vị trên địa bàn Thành phố.
4. Thời gian thực hiện: từ ngày 01 tháng 6 đến ngày 30 tháng 6 năm 2016.
II. NỘI DUNG Và BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Về công tác chỉ đạo điều hành:
- Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các Sở, ban, ngành, đoàn thể, các quận, huyện, phường xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con phù hợp với từng địa phương, đơn vị.
- Huy động sự tham gia của các cấp, các ngành và toàn xã hội, đặc biệt là những phụ nữ, nam giới trong các nhóm đối tượng tác động chính của chiến dịch.
- Tăng cường sự phối hợp liên ngành từ cấp Thành phố đến địa phương trong các hoạt động liên quan đến chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
- Giám sát các hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con triển khai trong Tháng cao điểm.
- Tổ chức tổng kết Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
2. Về hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông:
a) Về nội dung:
- Tập trung truyền thông về lợi ích tiếp cận sớm các dịch vụ, đặc biệt là tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai trong những tháng đầu của thai kỳ và các can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con hiệu quả.
- Quảng bá, giới thiệu địa chỉ các cơ sở cung cấp can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con sẵn có tại Thành phố.
- Xây dựng kế hoạch chi tiết cho hoạt động truyền thông phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cho toàn Thành phố.
b) Về hình thức:
Áp dụng linh hoạt các hình thức khác nhau phù hợp với từng Sở, ban, ngành, đoàn thể, quận, huyện, phường, xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị như: phát sóng các video clip, phóng sự, tiểu phẩm, tọa đàm, chuyên đề về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con trên các phương tiện truyền thông báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình; tổ chức mít-tinh, các buổi truyền thông trực tiếp (nói chuyện, tư vấn, thăm gia đình, thảo luận nhóm); phát hành tài liệu truyền thông (tờ rơi, cẩm nang) có thông điệp về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (phụ lục 1 đính kèm).
3. Cung cấp các dịch vụ can thiệp phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con:
- Đẩy mạnh công tác tư vấn xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai, tư vấn và xét nghiệm HIV ngay từ lần đầu khi phụ nữ mang thai đến khám thai tại các cơ sở y tế, cơ sở sản khoa trên địa bàn Thành phố.
- Tiếp tục duy trì hoạt động chăm sóc, điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con như: đảm bảo đủ test để xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là đối tượng có nguy cơ cao, sự sẵn có của thuốc ARV để điều trị cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV và dự phòng nhiễm HIV ở trẻ sinh từ mẹ nhiễm HIV, sữa cho mẹ nhiễm HIV.
- Tiếp tục triển khai điều trị bằng 03 thuốc TDF/3TC/EFV sớm ngay khi phát hiện phụ nữ mang thai nhiễm HIV bất kể thời gian mang thai và số lượng CD4 (phương án B cộng) tại các cơ sở sản khoa có cung cấp thuốc ARV và các Khoa Tham vấn Hỗ trợ cộng đồng quận, huyện.
- Triển khai tư vấn xét nghiệm cho chồng/bạn tình của thai phụ nhiễm HIV tại các cơ sở sản khoa triển khai chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
- Tăng cường hoạt động chuyển gởi trẻ được sinh ra từ mẹ nhiễm HIV sang Phòng khám chăm sóc điều trị nhi, đảm bảo trẻ được tiếp cận chăm sóc sau sinh (được cấp Cotrimoxazol điều trị dự phòng viêm phổi, được xét nghiệm PCR chẩn đoán sớm tình trạng nhiễm HIV của trẻ, được khám theo dõi tăng trưởng và tư vấn nuôi con).
- Tăng cường cơ chế phối hợp để chuyển gửi hiệu quả giữa cơ sở phát hiện phụ nữ mang thai nhiễm HIV với cơ sở chăm sóc và điều trị HIV/AIDS, đảm bảo phụ nữ mang thai nhiễm HIV được đồng thời chăm sóc thai nghén và điều trị bằng thuốc ARV; tăng cường hoạt động chuyển gởi mẹ nhiễm HIV sang Phòng khám ngoại trú người lớn để mẹ được tiếp tục chăm sóc và điều trị ARV liên tục.
4. Các hoạt động quản lý, điều phối:
- Tổ chức đoàn giám sát, hỗ trợ kỹ thuật cho các đơn vị trong Tháng cao điểm.
- Tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật các đơn vị triển khai hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
- Theo dõi và hỗ trợ các đơn vị tư nhân về việc triển khai các hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
- Tổ chức họp mạng lưới định kỳ giữa các cơ sở y tế, Khoa Sản các Bệnh viện, Khoa Sức khỏe sinh sản và Khoa Tham vấn Hỗ trợ cộng đồng thuộc Trung tâm Y tế dự phòng 24 quận, huyện có triển khai cung cấp dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con để nắm bắt tình hình, cập nhật thông tin và nhắc nhở các đơn vị.
- Tổ chức các lớp tập huấn cập nhật thông tin, nâng cao năng lực và triển khai hoạt động cho các đơn vị.
- Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở Sản khoa và các Khoa Tham vấn Hỗ trợ cộng đồng, Phòng khám ngoại trú nhi trong công tác chuyển gửi bệnh nhân.
1. Sở Y tế (Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Thành phố):
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các quận, huyện triển khai thực hiện Kế hoạch Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2016.
- Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở y tế có liên quan chuẩn bị và tăng cường cung cấp dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
- Phối hợp với các cơ sở đào tạo để tập huấn, đào tạo mới và đào tạo liên tục cho các cán bộ y tế cung cấp dịch vụ, đảm bảo cung cấp dịch vụ chất lượng và đúng theo hướng dẫn hiện hành.
- Phối hợp với các đơn vị tổ chức các đoàn giám sát lồng ghép hỗ trợ kỹ thuật cho các đơn vị có cung cấp dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
- Chủ trì, xây dựng kế hoạch truyền thông dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể trong công tác truyền thông, quảng bá chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
- Đảm bảo cung ứng đủ và kịp thời các sinh phẩm xét nghiệm HIV, thuốc ARV, sữa thay thế sữa mẹ, vật tư... cho các cơ sở y tế sản khoa có cung cấp dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
- Theo dõi, giám sát, đôn đốc các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện báo cáo kết quả thực hiện Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
- Giải quyết hoặc tham mưu cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các khó khăn, vướng mắc (nếu có) của các đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch.
2. Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Thông tin và Truyền thông:
Phối hợp với Sở y tế, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Thành phố đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, truyền thông về Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con trên các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức cổ động trực quan...
3. Các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện:
- Xây dựng kế hoạch hoặc hướng dẫn thực hiện về triển khai các hoạt động hưởng ứng Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2016; tổ chức thực hiện các hoạt động phù hợp với điều kiện của địa phương, đơn vị.
- Triển khai thực hiện kế hoạch truyền thông dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, lồng ghép vào kế hoạch truyền thông của địa phương, đơn vị.
- Đối với các quận, huyện: tập trung chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn, các cơ quan, tổ chức, đơn vị phối hợp triển khai thực hiện Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2016 tại địa phương.
4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các tổ chức thành viên phối hợp với các Sở, ban, ngành, đơn vị và chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2016.
IV. NGUỒN KINH PHÍ: nguồn kinh phí thực hiện chi từ ngân sách Trung ương, ngân sách Thành phố và huy động từ các dự án, các tổ chức quốc tế.
1. Căn cứ Kế hoạch này, yêu cầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, phường, xã, thị trấn xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2016 theo chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị.
2. Giao Sở Y tế có trách nhiệm hướng dẫn các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện Kế hoạch; theo dõi, giám sát, nắm bắt tình hình, tổng hợp kết quả và báo cáo theo đúng quy định.
3. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện báo cáo kết quả thực hiện Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2016 (phụ lục 2 đính kèm) gửi về Sở Y tế (thông qua Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Thành phố - số 121 Lý Chính Thắng, Phường 7, Quận 3) trước ngày 15 tháng 7 năm 2016 để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố, Bộ Y tế và Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy mại dâm theo quy định./.
|
KT.
CHỦ TỊCH |
KHẨU HIỆU TRUYỀN THÔNG THÁNG CAO ĐIỂM DỰ PHÒNG LÂY TRUYỀN HIV TỪ MẸ SANG CON NĂM 2016
1. Phụ nữ mang thai nhiễm HIV có thể sinh ra trẻ không nhiễm HIV khi được điều trị sớm bằng thuốc ARV!
2. Muốn sinh ra đứa con khỏe mạnh, phụ nữ mang thai hãy đến các cơ sở y tế để được tư vấn và xét nghiệm HIV sớm!
3. Phụ nữ mang thai nhiễm HIV hãy đến các cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con!
4. Loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con là mục tiêu có thể thực hiện được!
5. Trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV cần được đưa đến các cơ sở điều trị HIV/AIDS để được chăm sóc và điều trị thích hợp!
MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN THÁNG CAO ĐIỂM DỰ PHÒNG LÂY TRUYỀN HIV TỪ MẸ SANG CON NĂM 2016:
TÊN
ĐƠN VỊ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC HIỆN THÁNG CAO ĐIỂM DỰ PHÒNG LÂY TRUYỀN HIV TỪ MẸ SANG CON NĂM 2016
I. CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
1. Ban hành văn bản chỉ đạo của Ban chỉ đạo tỉnh hướng dẫn triển khai tháng cao điểm:
Có: □ Không: □
Nếu có: Cấp ban hành: UBND tỉnh: □ Sở Y tế: □ Khác: □ …….
2. Ban hành văn bản chỉ đạo các cơ sở dịch vụ y tế hướng dẫn thực hiện cung cấp dịch vụ dự phòng LTMC:
Có: □ Không: □
Nếu có: Cấp ban hành: UBND tỉnh: □ Sở Y tế: □ Khác: □ …….
3. Tổ chức Lễ phát động tháng cao điểm: Có: □ Không: □
Nếu có: Cấp tổ chức: tỉnh: □ Huyện: □ xã: □ ………….
4. Tổ chức gặp mặt các Sở, ban, ngành, đoàn thể: Có: □ Không: □
5. Tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát cấp dưới: Có: □ Không: □
Nếu có: Số chuyến kiểm tra, giám sát cấp tỉnh: ………… Cấp huyện:…….
6. Ban chỉ đạo chủ trì tổng kết tháng cao điểm: Có: □ Không: □
II. HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG
1. Xây dựng mới tài liệu truyền thông để phục vụ truyền thông lần đầu tiên trong tháng chiến dịch:
Có: □ Không: □
Nếu có: số tác phẩm, thể loại
2. Truyền thông đại chúng về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
STT |
Hình thức |
Số lần phát sóng |
Thời lượng |
1 |
Phát sóng các video clip (quảng cáo trên truyền hình) |
|
|
2 |
Sản xuất và phát sóng các phóng sự, tọa đàm trên truyền hình tỉnh |
|
|
3 |
Phát sóng các thông điệp trên đài phát thanh truyền hình tỉnh |
|
|
4 |
Phát sóng các thông điệp trên đài phát thanh, truyền hình huyện, thị, xã, phường |
|
|
3. Truyền thông trực tiếp về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
STT |
Hình thức |
Số lần |
Số người tham dự |
1 |
Nói chuyện, thăm hộ gia đình, thảo luận nhóm... về dự phòng LTMC |
|
|
2 |
Truyền thông lưu động |
|
|
3 |
Tập huấn cho cán bộ y tế |
|
|
4 |
Hình thức khác (ghi rõ) |
|
|
4. Sản xuất và phân phối tài liệu truyền thông
STT |
Hình thức |
Tháng chiến dịch |
Số lượng đã sử dụng |
||
Nhận về |
Đơn vị sản xuất |
Tổng |
|||
1 |
Tờ rơi, Tranh gấp |
|
|
|
|
2 |
Áp phích |
|
|
|
|
3 |
Pano |
|
|
|
|
4 |
Sách mỏng/sách nhỏ |
|
|
|
|
5 |
Băng video/VCD/DVD |
|
|
|
|
6 |
Băng cassette/ đĩa CD |
|
|
|
|
7 |
Khác: Ghi rõ |
|
|
|
|
III. HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ
Kết quả hoạt động cung cấp dịch vụ đến hết tháng 6/2016
STT |
Các chỉ số |
Số lượng |
||
12 tháng năm 2015 |
Tháng 6/2016 |
Tháng 6/2015 |
||
|
Tổng số phụ nữ mang thai toàn tỉnh tại thời điểm báo cáo |
|
|
|
1 |
Số phụ nữ mang thai được tư vấn trước xét nghiệm HIV |
|
|
|
2 |
Số phụ nữ mang thai được xét nghiệm HIV tự nguyện: |
|
|
|
|
Xét nghiệm HIV trong thời kỳ mang thai. |
|
|
|
|
Xét nghiệm HIV trong lúc chuyển dạ. |
|
|
|
3 |
Số phụ nữ mang thai được tư vấn và xét nghiệm HIV quay trở lại nhận kết quả; |
|
|
|
4 |
Số phụ nữ mang thai nhiễm HIV được phát hiện: - Trong thời gian mang thai - Phát hiện nhiễm HIV trong lúc chuyển dạ. |
|
|
|
5 |
Số phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị dự phòng bằng thuốc ARV từ trong thời gian mang thai. |
|
|
|
6 |
Số phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị dự phòng bằng thuốc ARV vào lúc chuyển dạ |
|
|
|
7 |
Số trẻ được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. |
|
|
|
8 |
Số trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV được hỗ trợ sữa ăn thay thế |
|
|
|
|
……...,
ngày…… tháng……. năm 2016 |
Kế hoạch 2636/KH-UBND thực hiện "Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con" trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016
Số hiệu: | 2636/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký: | Nguyễn Thị Thu |
Ngày ban hành: | 30/05/2016 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 2636/KH-UBND thực hiện "Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con" trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016
Chưa có Video