ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2089/KH-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 12 tháng 4 năm 2017 |
ĐÁP ỨNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH DO VI RÚT ZIKA TRONG TÌNH HÌNH MỚI TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI
Thực hiện Quyết định số 162/QĐ-BYT ngày 17/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch đáp ứng phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika trong tình hình mới tại Việt Nam và trên cơ sở đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 324/TTr-SYT ngày 05/4/2017, UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Kế hoạch đáp ứng phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, với các với nội dung chủ yếu như sau:
I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH DO VI RÚT ZIKA
Bệnh do vi rút Zika tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc mới và vẫn đang có dấu hiệu lan rộng tại các nước trong khu vực do sự phân bố rộng của véc tơ truyền bệnh, gia tăng giao lưu, du lịch đến và đi từ các quốc gia có dịch và miễn dịch quần thể thấp.
Theo thông tin từ Bộ Y tế, tính đến ngày 30/12/2016, cả nước ghi nhận 191 trường hợp dương tính với vi rút Zika tại TP. Hồ Chí Minh (169), Bình Dương (07), Khánh Hòa (06), Đồng Nai (02), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Đắk Lắk (02), Phú Yên (01), Tây Ninh (01) và Long An (01), trong đó đã phát hiện trường hợp trẻ mắc chứng đầu nhỏ có nhiều khả năng liên quan đến vi rút Zika. Các trường hợp này được ghi nhận rải rác tại một số tỉnh, thành phố và không có tiền sử đi về từ vùng dịch, điều đó cho thấy Việt Nam đã có sự lưu hành vi rút Zika trong cộng đồng. Ngoài ra, với các hoạt động giao lưu, thương mại, du lịch giữa các địa phương ngày càng gia tăng, thì nguy cơ lây nhiễm, lan rộng trường hợp nhiễm vi rút Zika từ địa phương này sang địa phương khác là rất lớn, đặc biệt tại các vùng có lưu hành muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết và Zika.
Tại Quảng Ngãi chưa ghi nhận trường hợp nhiễm virus Zika, tuy nhiên trên địa bàn tỉnh đã lưu hành véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết (cùng chủng loại với muỗi truyền bệnh Zika), trước diễn biến phức tạp của tình hình thời tiết, hoạt động dịch vụ du lịch mở rộng; bên cạnh đó công tác vệ sinh môi trường, diệt loăng quăng bọ gậy tại cộng đồng không được thực hiện thường xuyên. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh lây lan trong cộng đồng đặc biệt đối với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh UBND tỉnh ban hành Kế hoạch đáp ứng phòng, chống bệnh do vi rút Zika trong tình hình mới tại tỉnh Quảng Ngãi như sau:
1. Mục tiêu chung
Dự phòng nhiễm mới vi rút Zika, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt với nhóm phụ nữ mang thai, phụ nữ tuổi sinh sản, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất biến chứng do bệnh gây ra.
2. Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Tăng cường dự phòng các trường hợp mắc bệnh do vi rút Zika và trường hợp trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ;
- Mục tiêu 2: Tăng cường truyền thông nguy cơ dự phòng nhiễm vi rút Zika đặc biệt với nhóm phụ nữ mang thai và phụ nữ tuổi sinh sản dự định có thai;
- Mục tiêu 3: Thực hiện giám sát, phát hiện sớm và xử lý triệt để các ổ dịch lưu hành tại cộng đồng;
- Mục tiêu 4: Tăng cường sàng lọc, phát hiện sớm và quản lý các trường hợp phụ nữ mang thai nhiễm vi rút Zika, thai nhi nghi đầu nhỏ và trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ.
3. Giải pháp thực hiện và các hoạt động triển khai
a) Công tác chỉ đạo, điều hành
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh cấp tỉnh, huyện chủ động triển khai kế hoạch phòng chống, đáp ứng dịch bệnh do vi rút Zika phù hợp với tình hình địa phương. Trong đó cần tập trung chỉ đạo thực hiện các nội dung: Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, giám sát, đánh giá, kiểm tra, đôn đốc các hoạt động phòng, chống dịch tại các địa phương; Huy động sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị-xã hội, các cơ quan truyền thông trong việc vận động nhân dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của ngành y tế.
b) Các hoạt động về chuyên môn kỹ thuật
* Tăng cường các biện pháp dự phòng mắc bệnh do vi rút Zika và trường hợp trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ
- Đẩy mạnh hoạt động vận động “Người dân tự diệt muỗi, lăng quăng phòng chống bệnh do vi rút Zika và sốt xuất huyết” huy động sự tham gia của chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội tại cộng đồng, đặc biệt tại các khu vực phát hiện có trường hợp nhiễm vi rút Zika.
- Thực hiện quy trình chẩn đoán xác định chứng đầu nhỏ theo hướng dẫn của Bộ Y tế, hướng dẫn và tư vấn theo dõi quản lý với các trường hợp phụ nữ mang thai nhiễm vi rút Zika, phụ nữ có thai nhi nghi đầu nhỏ và trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ.
* Tăng cường truyền thông nguy cơ dự phòng nhiễm vi rút Zika đặc biệt với đối tượng phụ nữ mang thai và phụ nữ tuổi sinh sản dự định có thai
- Thực hiện truyền thông vận động người dân chủ động phòng chống muỗi đốt, diệt muỗi, bọ gậy (lăng quăng); Thực hiện truyền thông trực tiếp, tư vấn cho đối tượng phụ nữ, các cặp vợ chồng mới kết hôn, phụ nữ mang thai, phụ nữ tuổi sinh sản dự định có thai về dự phòng nhiễm vi rút Zika và dự phòng trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ; vận động đối tượng phụ nữ mang thai đăng ký quản lý thai sản và khám thai định kỳ theo hướng dẫn của ngành y tế.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn về truyền thông nguy cơ dự phòng lây nhiễm rút Zika cho nhóm cộng tác viên y tế, y tế thôn bản tại cộng đồng.
- Thường xuyên cập nhật về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống trên cổng thông tin điện tử của tỉnh, ngành Y tế.
* Hoạt động giám sát, phát hiện sớm và xử lý triệt để các ổ dịch lưu hành tại cộng đồng
- Các cơ sở khám chữa bệnh và cơ sở y tế dự phòng tăng cường giám sát, lấy mẫu xét nghiệm phát hiện sớm các trường hợp nghi nhiễm vi rút Zika; giám sát dựa vào sự kiện để phát hiện sớm trường hợp mắc bệnh do vi rút Zika, để kịp thời khoanh vùng và xử lý triệt để; lưu ý đối với đối tượng phụ nữ mang thai, phụ nữ tuổi sinh sản dự định có thai, trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ và các trường hợp mắc hội chứng viêm đa rễ thần kinh.
- Khi phát hiện xác định trường hợp nhiễm vi rút Zika phải tích cực chủ động xử lý triệt để ổ dịch theo đúng quy định để tránh lây lan trong cộng đồng. Thực hiện giám sát véc tơ truyền bệnh xác định sự lưu hành, biến đổi, mức độ lây lan của vi rút Zika.
- Các cơ sở khám chữa bệnh xây dựng quy trình và tổ chức triển khai giám sát các trường hợp nghi nhiễm vi rút Zika, thai nhi, trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ đối với đối tượng phụ nữ mang thai nghi nhiễm vi rút Zika, phụ nữ mang thai nghi có thai nhi nghi đầu nhỏ và trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ tại các khu vực có nguy cơ cao.
- Cập nhật hướng dẫn và duy trì thực hiện giám sát trọng điểm bệnh do vi rút Zika. Rà soát, cập nhật quy trình lấy mẫu và xét nghiệm chẩn đoán xác định các trường hợp mắc bệnh do vi rút Zika theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
* Khám sàng lọc, phát hiện sớm và quản lý các trường hợp phụ nữ mang thai nhiễm vi rút Zika, thai nhi nghi đầu nhỏ và trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ.
- Tăng cường khám sàng lọc trước sinh, vận động phụ nữ mang thai đi khám và siêu âm thai định kỳ, xét nghiệm khẳng định và tư vấn xử trí cho phụ nữ mang thai nghi nhiễm vi rút Zika hoặc có thai nhi nghi đầu nhỏ.
- Thực hiện tốt công tác quản lý thai với các phụ nữ mang thai nhiễm vi rút Zika và trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ; theo dõi, giám sát sự phát triển thể chất, tinh thần, vận động của trẻ có chứng đầu nhỏ liên quan đến nhiễm vi rút Zika, nghiên cứu tư vấn các giải pháp phục hồi chức năng tại các cơ sở khám chữa bệnh và phục hồi chức năng tại cộng đồng hỗ trợ cho trẻ bị chứng đầu nhỏ.
* Hoạt động nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế
- Tổ chức đào tạo, tập huấn về giám sát bệnh do vi rút Zika; các phương pháp lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển và xét nghiệm khẳng định nhiễm vi rút Zika.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn về phát hiện, xử trí các trường hợp bệnh do vi rút Zika và trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn cho cán bộ làm công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ trẻ em tại các địa phương về tăng cường quản lý thai, chẩn đoán trước sinh phát hiện sớm chứng đầu nhỏ ở thai nhi; quản lý và tư vấn các trường hợp phụ nữ mang thai nhiễm vi rút Zika, thai nhi nghi đầu nhỏ và trẻ đẻ ra có chứng đầu nhỏ.
c) Công tác nghiên cứu khoa học
- Triển khai nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, dịch tễ học bệnh do vi rút Zika để kịp thời đưa ra các giải pháp phù hợp theo diễn biến thực tế của bệnh.
- Triển khai nghiên cứu các trường hợp đầu nhỏ trong thai kỳ và đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh nhằm đánh giá số liệu cơ bản về dị tật đầu nhỏ tìm hiểu xu hướng, nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây chứng đầu nhỏ.
Đảm bảo các nguồn ngân sách địa phương để đảm bảo triển khai các hoạt động kế hoạch đạt hiệu quả. Cụ thể:
- Kinh phí tổ chức Lễ phát động;
- Kinh phí tập huấn;
- Kinh phí truyền thông;
- Kinh phí mua thuốc, vật tư hóa chất phòng chống dịch (gồm mua sắm thuốc, hóa chất, trang thiết bị chuyên dụng: trang bị bảo hộ lao động, phương tiện vận chuyển người bệnh chuyên dụng).
- Kinh phí hỗ trợ nhân viên y tế, cộng tác viên và các hoạt động kiểm tra giám sát.
Sở Y tế có trách nhiệm xây dựng dự toán và thuyết minh chi tiết gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh quyết định.
1. Sở Y tế
- Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương, Sở, ngành tổ chức triển khai và thực hiện kế hoạch đạt mục tiêu đề ra.
- Phối hợp Sở Tài chính đề xuất kinh phí đảm bảo phục vụ các hoạt động phòng, chống dịch và điều trị.
- Chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika ngay từ đầu năm; tổng hợp nhu cầu kinh phí trình Ủy ban nhân dân huyện, thành phố phê duyệt để chủ động công tác giám sát, phát hiện và phòng, chống đạt hiệu quả.
- Phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, đoàn thể trên địa bàn tỉnh để huy động các nguồn lực hướng dẫn triển khai các biện pháp phòng, chống dịch; thực hiện kiểm tra đánh giá hiệu quả công tác phòng, chống dịch tại các địa phương.
- Chỉ đạo hệ thống y tế toàn tỉnh tích cực chủ động thực hiện các hoạt động chuyên môn theo kế hoạch đã phê duyệt. Báo cáo tình hình hình diễn biến dịch bệnh về Bộ Y tế, UBND tỉnh.
- Theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến của bệnh, đối chiếu với các điều kiện về công bố dịch tại Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/1/2016 của Thủ tướng Chính phủ về quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm để kịp thời tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh xử lý, giải quyết theo đúng thẩm quyền.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên toàn tỉnh phối hợp với ngành y tế các cấp tuyên truyền, hướng dẫn cho phụ huynh học sinh, giáo viên, cô nuôi dạy trẻ các biện pháp phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm gây dịch nguy hiểm ở người như: sốt xuất huyết, tay chân miệng...
- Phối hợp với ngành y tế các cấp thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, chỉ đạo, giám sát các hoạt động phòng, chống các dịch bệnh truyền nhiễm tại các cơ sở giáo dục và chăm sóc trẻ.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh tích cực tham gia phòng, chống dịch bệnh như: vệ sinh môi trường, khử trùng tẩy uế môi trường, dụng cụ đồ chơi, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân.
3. Sở Tài chính
Sở Tài chính thực hiện thẩm định dự toán kinh phí phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika theo đề xuất của Sở Y tế, tham mưu trình UBND tỉnh bố trí kinh phí đảm bảo triển khai các hoạt động phòng, chống dịch hiệu quả.
4. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Ngãi:
- Phối hợp với ngành y tế và các ngành liên quan tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền giáo dục các biện pháp phòng, chống các bệnh truyền nhiễm, dịch bệnh do vi rút Zika trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người dân nhận thức đúng, đầy đủ về sự nguy hiểm, nguyên nhân, đường lây, triệu chứng và các biện pháp phòng, chống bệnh; đồng thời vận động người dân tích cực chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh ngay tại gia đình, cộng đồng.
5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi
Chỉ đạo các thành viên tích cực và chủ động tham gia cùng chính quyền các cấp và ngành y tế thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika, sốt xuất huyết, và các bệnh truyền nhiễm khác. Vận động người dân thực các biện pháp vệ sinh nhà ở, vệ sinh cá nhân, tăng cường thể dục thể thao, nâng cao thể trạng, bảo vệ sức khỏe để phòng tránh mắc bệnh.
6. UBND các huyện, thành phố
- Xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika tại địa phương; tăng cường chỉ đạo các đơn vị, tổ chức, nhân dân triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika.
- Cân đối nguồn ngân sách của địa phương hỗ trợ kinh phí cho hoạt động phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika; các hoạt động cần hỗ trợ như công tác thông tin, truyền thông, công tác phun hóa chất tẩy uế môi trường, chiến dịch vệ sinh môi trường xử lý ổ dịch...
- Tổ chức tốt các chiến dịch vệ sinh môi trường, tiêu độc, khử trùng.
- Phối hợp cùng ngành y tế và các ngành liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại địa phương.
Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc báo cáo Sở Y tế để tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo kịp thời./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Kế hoạch 2089/KH-UBND năm 2017 đáp ứng phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Số hiệu: | 2089/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Ngãi |
Người ký: | Đặng Ngọc Dũng |
Ngày ban hành: | 12/04/2017 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 2089/KH-UBND năm 2017 đáp ứng phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Chưa có Video