Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 198/KH-UBND

Hà Nội, ngày 05 tháng 09 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2025

Căn cứ Luật Thể dục thể thao (sửa đổi) được Quốc hội ban hành ngày 14/6/2018; Nghị định số 36/2019/NĐ-CP ngày 29/4/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thể dục thể thao sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục thể thao; Quyết định số 369/QĐ-UBND ngày 16/01/2014 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển thể dục thể thao thành phố Hà Nội đến năm 2020; Quyết định số 11/2015 về chính sách khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường, giám định tư pháp trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch: “Đẩy mạnh công tác xã hội hóa thể dục thể thao Thành phố Hà Nội đến năm 2025” với các nội dung và giải pháp như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Thống nhất nhận thức, quan niệm của cả hệ thống chính trị xã hội về công tác xã hội hóa TDTT để cùng hành động thúc đẩy sự nghiệp TDTT trên địa bàn Thành phố.

- Huy động mọi tiềm năng trí tuệ và vật chất trong xã hội vào việc chăm lo, phát triển cho sự nghiệp TDTT, đồng thời tạo mọi điều kiện để toàn xã hội được hưởng thụ những thành quả, giá trị của TDTT, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu hưởng thụ của mọi tầng lp nhân dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

- Tăng nguồn lực đầu tư trên cơ sở đổi mới mục tiêu, phương thức và cơ cấu nguồn vốn để tập trung cho các mục tiêu ưu tiên cụ thể, xây dựng nền TDTT trong sạch vững mạnh theo hướng chuyên nghiệp, hội nhập phù hợp với xu thế phát triển của khu vực và thế giới về TDTT.

- Tổ chức, phối hp quản lý tốt các hoạt động TDTT công lập, ngoài công lập bảo đảm quyền lợi, sự bình đẳng và phát triển hài hòa của các thành phần kinh tế.

- Khuyến khích các cá nhân, đơn vị, tổ chức ngoài công lập xây dựng các thiết chế về TDTT trên nguyên tắc tự tổ chức, tự quản lý, tự trang trải kinh phí, tự chịu trách nhiệm và chịu sự quản lý nhà nước của cơ quan có thẩm quyền.

2. Yêu cầu

- Thực hiện xã hội hóa TDTT trên cơ sở quan tâm phát triển mạnh các cơ sở ngoài công lập: Ưu tiên, khuyến khích việc thành lập, tổ chức các hoạt động nhằm bảo tồn và phát triển giá trị các loại hình, TDTT truyền thống, thể thao dân gian; các môn thể thao thành tích cao có tiềm năng phát triển; các môn thể thao du nhập phù hợp với thuần phong mỹ tục và sở thích của người dân Thủ đô.

- Triển khai các hoạt động xã hội hóa TDTT phù hợp với các vùng dân cư. Chú trọng phát triển mạnh mẽ xã hội hóa các dịch vụ TDTT chất lượng cao trên địa bàn Thành phố.

- Thúc đẩy sự sáng tạo về cách làm, tạo điều kiện thuận lợi để mọi lực lượng xã hội quan tâm hơn đến đầu tư phát triển và hưởng thụ thể dục thể thao với chất lượng ngày càng cao.

II. CÁC NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI

1. Xã hội hóa Thể dục thể thao quần chúng

1.1. Thể dục, thể thao trên địa bàn quận, huyện, thị xã

- Khuyến khích thành lập các Câu lạc bộ TDTT (bao gồm tự nguyện phi lợi nhuận và kinh doanh dịch vụ TDTT) phù hợp với lứa tuổi, hoàn cảnh và nhu cầu tập luyện của dân cư trên từng địa bàn. Huy động sự đóng góp của nhân dân vào việc xây dựng các Câu lạc bộ TDTT tại quận, huyện, thị xã và cơ sở.

- Xây dựng các điểm tập luyện TDTT tại các tổ dân phố; khu chung cư với các trang thiết bị được huy động từ nguồn xã hội hóa.

- Đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động phong trào, hướng dẫn loại hình tập luyện phù hợp với các đối tượng trên địa bàn: quận, huyện, thị xã, nhất là địa bàn nông thôn, dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn.

- Cải tiến hệ thống thi đấu thể thao quần chúng từ cấp xã, phường, thị trấn đến cấp thành phố theo hướng khuyến khích sự tham gia đóng góp của các cá nhân và tổ chức xã hội cho công tác tổ chức giải, giải thưởng....

1.2. Thể dục, thể thao trong trường học

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa TDTT trong nhà trường, tận dụng cơ sở vật chất, sân bãi nhằm nâng cao chất lượng chương trình giáo dục thể chất của từng cấp học, tạo thành phong trào tập luyện TDTT trong học sinh, sinh viên ... góp phần nâng cao thể lực, phòng chống các tệ nạn xã hội.

- Tổ chức tốt các chương trình ngoại khóa, các lớp năng khiếu thể thao trong nhà trường. Mỗi nhà trường xây dựng được tối thiểu từ 2 môn thể thao phù hợp với học sinh để phát triển thành câu lạc bộ TDTT.

- Duy trì và tổ chức định kỳ các giải thể thao học sinh, sinh viên trong năm học, kêu gọi các cá nhân, các tổ chức xã hội cùng phối hp tổ chức các giải.

1.3. Thể dục, thể thao trong cán bộ, công chức, viên chức và người lao động

- Thiết lập và tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về TDTT với các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội triển khai vận động, tổ chức các hoạt động TDTT các khu dân cư. Đăng ký hằng năm tổ chức các giải thể thao dành cho cán bộ, công chức, người lao động, nhm thu hút đông đảo nhân dân tham gia luyện tập TDTT thường xuyên.

- Chuyển dần việc tổ chức các giải thể thao cho các Liên đoàn, Hiệp hội thể thao đủ điều kiện. Gắn việc tổ chức giải với việc tuyên truyền, quảng cáo, quảng bá hình ảnh của giải với hình ảnh của các doanh nghiệp, Liên đoàn, Hiệp hội.

- Phân định rõ chức năng, phạm vi điều hành công việc giữa các tổ chức xã hội với cơ quan quản lý nhà nước về TDTT.

2. Xã hội hóa Thể thao thành tích cao và Thể thao chuyên nghiệp

2.1. Thể thao thành tích cao

- Mở rộng mô hình liên kết đào tạo VĐV thể thao thành tích cao với các cơ sở đào tạo ngoài công lập để xây dựng lực lượng VĐV. Khuyến khích các tchức xã hội, tư nhân mở các lớp đào tạo năng khiếu thể thao.

- Mở rộng các cơ sở đào tạo năng khiếu thể thao tại quận, huyện, thị xã theo hướng Nhà nước và nhân dân cùng làm.

- Lựa chọn các môn thể thao trọng điểm cần tập trung đầu tư, ngoài nguồn ngân sách do Nhà nước bảo đảm (còn bị hạn chế bởi các cơ chế về tài chính) huy động nguồn kinh phí từ các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội vào công tác đào tạo và huấn luyện tạo sự đột phá về thể thao thành tích cao.

- Xây dựng hệ thống các giải đấu bằng nguồn kinh phí xã hội hóa, tạo cơ hội cho các VĐV tài năng được tham gia thi đấu, cọ xát tại các đấu trường trong nước và quốc tế.

- Tiến tới xây dựng các quỹ dành cho phát triển thể thao trên địa bàn Thành phố như: Quỹ bảo trợ tài năng thể thao, Quỹ hỗ trợ vận động viên trẻ do các tổ chức, cá nhân góp vốn thành lập và tổ chức hoạt động.

- Thành lập các câu lạc bộ cổ động viên dành cho những người hâm mộ thể thao đối với từng môn: Bóng đá, Điền kinh, Wushu, Bơi, ….

- Tạo môi trường thuận lợi thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực thể dục thể thao với các hình thức phù hợp điều kiện của Thủ đô.

- Xây dựng các chính sách ưu đãi thu hút các tài năng thể thao, xây dựng cơ chế chế độ đãi ngộ tương xứng với tài năng và mức độ cống hiến của các HLV, VĐV Thủ đô.

2.2. Thể thao chuyên nghiệp

- Thực hiện chuyên nghiệp hóa các môn thể thao được sự quan tâm của xã hội (phát triển thể thao nhà nghề); gắn với hoạt động kinh doanh và giải trí; huy động các nguồn lực để phát triển các môn thể thao chuyên nghiệp có sự kết hợp giữa vốn ngân sách và các nguồn vốn xã hội hóa theo định hướng chung của cả nước và đặc thù riêng của Hà Nội.

- Hình thành và phát triển thị trường chuyển nhượng nhân lực thể thao và thị trường dịch vụ thể thao; Xây dựng hệ thống các quy định và chính sách khuyến khích các doanh nghiệp và tổ chức xã hội tham gia hỗ trợ các hoạt động đào tạo, huấn luyện và thi đấu, tổ chức các hoạt động tài trợ và kinh doanh dịch vụ thi đấu thể thao chuyên nghiệp.

- Xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống thi đấu thể thao của Thủ đô theo hướng chuyên nghiệp phù hợp với tiêu chuẩn Quốc tế và khu vực.

- Tạo điều kiện để các doanh nghiệp, tổ chức xã hội và cá nhân tham gia đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp vào các hoạt động đào tạo VĐV; khuyến khích, hỗ trợ mở trường, lớp, trung tâm, câu lạc bộ... đào tạo tài năng thể thao theo mô hình tư thục, bán công. Từng bước khuyến khích việc xã hội hóa các môn thể thao theo 3 mức:

+ Các môn thể thao có thể xã hội hóa ở mức 10%: Thể dục, Điền kinh, Bơi lội, Bóng ném, Cử tạ, Bi sắt.

+ Các môn thể thao có thể xã hội hóa ở mức dưới 30%: Cầu lông, Quần vợt, Võ thuật, Xe đạp, Đấu kiếm, Cầu mây, Đua thuyền, Vật.

+ Các môn thể thao có thể xã hội hóa ở mức trên 70%: Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng rổ, Khiêu vũ thể thao.

3. Đối với các thiết chế phục vụ hoạt động thể dục thể thao

3.1. Các thiết chế do Sở Văn hóa và thể thao quản lý:

- Các công trình phục vụ tập luyện: Xây dựng phương án sử dụng cơ sở vật chất hiệu quả, hợp lý cho việc đào tạo và huấn luyện các VĐV các tuyến của Hà Nội đạt thành tích tốt nhất. Ngoài ra, dành một số thời gian nhất định phục vụ nhu cầu tập luyện nâng cao của quần chúng nhân dân có nhu cầu. Tạo nguồn kinh phí từ việc làm dịch vụ để sử dụng tái đầu tư, sửa chữa, nâng cấp cơ sở tập luyện và phục vụ công tác tập huấn, thi đấu nâng cao chất lượng công tác đào tạo VĐV.

- Xây dựng cơ chế hoạt động để khai thác triệt để công năng sẵn có của các công trình, đồng thời tận dụng để tạo nguồn kinh phí ngoài ngân sách hỗ trợ công tác chuyên môn. Bo đảm đúng các quy định của pháp luật. Bao gồm các công trình: Ký túc xá, nhà chuyên gia, nhà văn hóa, trung tâm điều trị dành cho VĐV, các khu đất trống trong khuôn viên tại các đơn vị.

3.2. Các công trình thuộc Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận, huyện, thị xã:

Các quận, huyện, thị xã căn cứ vào thực tế của địa phương, trình Ủy ban nhân dân Thành phố cơ chế xây mới, cải tạo, nâng cấp: Nhà luyện tập và thi đấu, bể bơi, sân tập thể thao phục vụ cộng đồng cấp quận, huyện, thị xã và cơ sở. Quan tâm đến việc đầu tư các bể bơi tại xã phường, thị trấn phục vụ công tác phòng chống đuối nước ngay từ cơ sở.

3.3. Các công trình TDTT ngoài công lập:

Tăng cường quản lý Nhà nước đối với các công trình TDTT ngoài công lập trên địa bàn theo quy định. Rà soát các Dự án đầu tư lĩnh vực TDTT đã được Thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng tiến độ đầu tư chậm, đề nghị đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án.

4. Các tổ chức Liên đoàn, Hiệp hội về TDTT

- Phân định rõ chức năng, phạm vi điều hành công việc giữa các liên đoàn vi cơ quan qun lý nhà nước về TDTT. Từng bước đổi mới công tác điều hành hoạt động trong các tổ chức xã hội về TDTT.

- Chuyển giao dần các công việc về tổ chức thi đấu và quản lý hệ thống thi đấu các giải phong trào cho các Liên đoàn thực hiện. Khuyến khích các Liên đoàn thể thao tham gia công tác đào tạo vận động viên thành tích cao cho Thành phố.

- Phấn đấu 60% các môn thể thao thuộc Sở Văn hóa và Thể thao quản lý có mô hình hoạt động Liên đoàn, Hiệp hội, CLB cấp Thành phố. Chuyển giao 50% các giải thể thao quần chúng cho các Liên đoàn và Hiệp hội tổ chức theo hình thức xã hội hóa với sự giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước về TDTT.

5. Phát triển mạng lưới dịch vụ TDTT

- Tuyên truyền, phổ biến các chính sách nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ TDTT (CLB thể thao tư nhân); phát triển các doanh nghiệp sản xuất trang thiết bị dụng cụ TDTT (doanh nghiệp tư nhân).

- Đẩy mạnh các hoạt động vận động tài trợ, quảng cáo thông qua khai thác các thiết chế về TDTT hiện có, các giải thi đấu thể thao, hp tác với Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội, Báo Hà Nội mới, các cơ quan thông tin đại chúng để thu hút ngày càng nhiều nguồn tài trợ, quảng cáo qua các hoạt động thi đấu thể thao.

- Đến năm 2025, các cơ sở dịch vụ thể dục thể thao đáp ứng trên 60% nhu cầu tập luyện TDTT của nhân dân trên địa bàn toàn Thành phố.

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục toàn dân nâng cao nhận thức về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa các hoạt động thể thao, trong đó cần chú ý Nghị quyết 05/2015/NQ-CP của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và TDTT; Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ; Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.

2. Bám sát và thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Quy hoạch phát triển TDTT thành phố Hà Nội đến năm 2030. Cụ thể hóa bng kế hoạch cho từng năm, từng thời kỳ (2 năm, 5 năm) để tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp về xã hội hóa.

3. Nâng cao vai trò quản lý nhà nước về TDTT của các cấp, chính quyền từ thành phố đến các huyện, xã và cơ sở, nhằm uốn nắn, điều chỉnh các hoạt động theo đúng chủ trương, định hướng. Phát huy các điểm sáng về thực hiện xã hội hóa các hoạt động thể thao trên địa bàn thành phố. Tổ chức rút kinh nghiệm, tuyên truyền phổ biến nhân rộng các điển hình về xã hội hóa. Phân cấp quản lý, tạo cơ chế linh hoạt, mở rộng khả năng tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp, tạo nguồn thu, tiến tới tự chủ tài chính; Chuyển giao các hoạt động tác nghiệp cụ thể cho các đơn vị, tổ chức ngoài công lập thực hiện, trên cơ sở tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành; công khai quy hoạch và chính sách khuyến khích đầu tư các công trình TDTT để mọi thành phần kinh tế có thể tham gia.

4. Có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ các cán bộ làm công tác TDTT để thực sự là nòng cốt cho phong trào TDTT quần chúng tại cơ sở.

5. Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động xã hội hóa TDTT trên tinh thần bình đẳng trước pháp luật, được hưởng những chính sách đãi ngộ, chính sách khen thưởng của nhà nước một cách thuận lợi.

6. Khuyến khích và cho phép cá nhân, tổ chức ngoài công lập được đầu tư xây điểm vui chơi giải trí, hoạt động TDTT từ thành phố đến các quận, huyện, thị xã và cơ sở. Xây dựng các chính sách đối với hoạt động tài trợ, quảng cáo, môi giới, chuyển nhượng VĐV, HLV trong lĩnh vực TDTT; khuyến khích thành lập các công ty tiếp thị và quảng cáo thể thao để tạo điều kiện nhanh chóng phát triển thị trường TDTT.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Văn hóa và Thể thao

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này tới các tổ chức xã hội về TDTT (Liên đoàn, Hiệp hội...) CLB thể thao cơ sở, Doanh nghiệp kinh doanh hoạt động TDTT

- Hàng năm tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện, khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Kế hoạch trên địa bàn, kịp thời đề xuất báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định.

- Hướng dẫn và kiểm tra thực hiện quy chế quản lý hoạt động của Hội, Liên đoàn TDTT, CLB thể thao theo đúng quy định của pháp luật.

- Là đầu mối hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, xử lý, kiến nghị xử lý, giải quyết những vấn đề phát sinh của các cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước có liên quan trong quá trình thực hiện kế hoạch.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao; Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, rà soát, kiểm tra và hoàn thiện quy hoạch đất đai dành cho xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động TDTT ở các địa phương; hướng dẫn các thủ tục về đất đai khi thực hiện các dự án, công trình có liên quan đến lĩnh vực thể thao.

3. Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao và các đơn vị có liên quan, tham mưu đề xuất UBND Thành phố bố trí kinh phí thực hiện theo quy định.

Hướng dẫn các quận, huyện, thị xã thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường theo quy định của các bộ, ngành trung ương.

4. Sở Kế hoch và Đầu tư

Phi hợp với Sở Văn hóa và Thể thao trong việc hướng dẫn, xây dựng và đầu tư các công trình, cơ sở vật chất về văn hóa, thể thao trên địa bàn Thành phố.

5. Sở Nội vụ

Chủ trì, phối hp với các sở, ban, ngành liên quan trong việc thành lập, sắp xếp, bố trí nhân sự cho các loại hình hoạt động TDTT theo Kế hoạch này cho từng giai đoạn để đảm bảo triển khai có hiệu quả các nội dung xã hội hóa.

6. Cục Thuế Hà Nội

Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện theo quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008, Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008.

7. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã

- Căn cứ kế hoạch, chủ động triển khai thực hiện theo đúng thẩm quyền, phù hợp với tình hình của địa phương.

- Chỉ đạo giao tự chủ thu chi cho các Trung tâm văn hóa, thông tin và thể thao thực hiện theo đúng quy định

Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cu Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, các Liên đoàn, Hiệp hội TDTT nghiêm túc triển khai thực hiện Kế hoạch này.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc, phản ánh kịp thời về Ủy ban nhân dân Thành phố (thông qua Sở Văn hóa và Thể thao) để tổng hp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ VHTT&DL;
- T
T TU; HĐNDTP;
- Đ/c CT
UBND Thành phố;
- Các đ/c Phó CT UBND Thành phố;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Các S
, Ngành, Đoàn thể;
- UBND quận, huyện, Thị xã;
- Phòng KG-VX (Văn ph
òng UB);
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Ngô Văn Quý

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 198/KH-UBND năm 2019 về đẩy mạnh công tác xã hội hóa thể dục thể thao Thành phố Hà Nội đến năm 2025

Số hiệu: 198/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
Người ký: Ngô Văn Quý
Ngày ban hành: 05/09/2019
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [3]
Văn bản được căn cứ - [4]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 198/KH-UBND năm 2019 về đẩy mạnh công tác xã hội hóa thể dục thể thao Thành phố Hà Nội đến năm 2025

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…