ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1823/KH-UBND |
Bình Dương, ngày 03 tháng 5 năm 2018 |
- Quyết định số 122/QĐ-TTg ngày 10/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày 28/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030;
- Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 22/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020;
- Công văn số 7125/BYT-BM-TE ngày 28/9/2016 của Bộ Y tế về việc triển khai thực hiện Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020;
- Quyết định 5450/QĐ-BYT ngày 28/9/2016 của Bộ Y tế về việc Quy định tạm thời đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo đến năm 2020;
- Thực hiện Nghị quyết 29/2015/NQ-HĐND ngày 11/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về “Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 05 năm 2016-2020 của tỉnh Bình Dương; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020, cụ thể như sau:
II. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Tầm quan trọng của sữa đối với sự phát triển của trẻ
- Tuổi mầm non là giai đoạn quyết định sự phát triển tối đa các tiềm năng di truyền liên quan đến tầm vóc, thể lực và trí tuệ. Đây là giai đoạn trẻ tích lũy chất dinh dưỡng cần thiết chuẩn bị cho giai đoạn dậy thì tiếp theo, là giai đoạn có sự biến đổi nhanh cả về thể chất và tâm lý, nhưng cũng là giai đoạn rất dễ bị tổn thương khi bị thiếu hụt về dinh dưỡng. Đặc biệt trong giai đoạn những năm đầu tiên của cuộc đời, sự phát triển về trí tuệ và khả năng học tập của một con người được hình thành và phát triển hơn 50%, khoảng 30% tiếp theo được phát triển cho đến khi trẻ 8 tuổi, từ đó trí tuệ con người sẽ tiếp tục phát triển trong quá trình học tập và làm việc trong những năm tiếp theo.
- Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ ở mỗi giai đoạn khác nhau, vì vậy thức ăn dành cho trẻ cũng phải phù hợp theo từng giai đoạn để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển một cách toàn diện cho trẻ. Trẻ dưới 6 tuổi ngoài chế độ ăn đa dạng các chất như: chất đạm, chất béo, bột đường, vitamin... thì việc bổ sung thêm sữa mỗi ngày là rất cần thiết có vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao của trẻ (Theo Viện Dinh dưỡng, nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho trẻ 3-6 tuổi là 400 - 600 ml sữa mỗi ngày).
- Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng nhằm hướng tới phát triển toàn diện về tầm vóc, thể chất, trí tuệ của người Việt Nam và nâng cao chất lượng cuộc sống; trẻ em sẽ không phát triển trí tuệ toàn diện nếu không được cung cấp thực phẩm dinh dưỡng hợp lý. Sữa là nguồn dinh dưỡng cung cấp các vitamin, khoáng chất và nguồn đạm có giá trị sinh học cao chứa đủ các acid amin thiết yếu có vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao của trẻ. Sữa cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện, đặt nền tảng cho việc học tập của trẻ ở các cấp học tiếp theo. Vì vậy, đầu tư cho trẻ hôm nay để có một thế hệ tương lai phát triển mạnh về thể chất và trí tuệ đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là việc làm vô cùng cần thiết.
- Trẻ dưới 6 tuổi trong các cơ sở giáo dục mầm non được chăm lo phát triển thể lực, tham gia các hoạt động văn hóa thể thao, giải trí lành mạnh giúp trẻ phát triển hài hòa về thể lực - trí lực, cải thiện tầm vóc để đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
- Thực hiện Chương trình Sữa học đường giúp cải thiện chế độ dinh dưỡng nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em; nâng cao thể lực, tầm vóc trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam, hướng tới cải thiện chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam. Bên cạnh đó, giảm gánh nặng về chi phí y tế và chi phí xã hội bởi các bệnh phát sinh do suy dinh dưỡng, tăng gắn kết học sinh với nhà trường...
Tóm lại, việc thực hiện Chương trình Sữa học đường chính là thực hiện Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em, phù hợp với ưu tiên toàn cầu của UNICEF: Chăm sóc trẻ thơ vì sự sống còn, tăng trưởng và phát triển...Chương trình Sữa học đường là bước cụ thể hóa việc thực hiện chiến lược và mục tiêu Quốc gia về dinh dưỡng trẻ em.
2. Thực trạng dinh dưỡng của trẻ mầm non trên địa bàn tỉnh
- Trên địa bàn tỉnh có 857 cơ sở giáo dục mầm non, trong đó có 122 trường công lập, 219 trường ngoài công lập và 516 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
- Tổng số trẻ mầm non: khoảng 120.500 trong đó số trẻ con thương binh, con liệt sỹ, con của người có công với cách mạng và trẻ thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo của tỉnh, trẻ mầm non không có nguồn nuôi dưỡng theo quy định khoảng: 6.485 trẻ.
- Tình trạng dinh dưỡng trẻ mầm non:
+ Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: 5,1%
+ Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi: 5,4%
+ Tỷ lệ trẻ thừa cân: 7,6%
+ Tỷ lệ trẻ béo phì: 5,8%
3. Tình hình uống sữa hiện nay của trẻ mầm non tại tỉnh: Hiện các cơ sở giáo dục mầm non đều có tổ chức cho trẻ uống sữa, với nhiều loại sữa: sữa tươi, sữa bột, đậu xanh, đậu nành hoặc chế phẩm từ sữa...trẻ uống 01 lần/ngày, số lượng từ 110-180ml cho mỗi trẻ hàng ngày, nguồn đóng góp từ tiền ăn của cha mẹ trẻ. Theo khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng, trẻ nhận chưa đủ nhu cầu dinh dưỡng từ sữa. Vì vậy, việc thực hiện Chương trình Sữa học đường nhằm nâng cao thể chất, cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi cho trẻ em, hướng tới sự phát triển toàn diện về tầm vóc, thể chất, trí tuệ của trẻ em mầm non tỉnh là cần thiết và thiết thực.
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH SỮA HỌC ĐƯỜNG
Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em mầm non thông qua hoạt động cho trẻ em uống sữa hàng ngày nhằm nâng cao tầm vóc, thể lực của trẻ em mầm non trên địa bàn tỉnh, góp phần phát triển nguồn lực trong tương lai.
II. MỤC TIÊU CỤ THỂ ĐẾN NĂM 2020
- 100% trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non được uống sữa theo Chương trình Sữa học đường.
- Trên 90% phụ huynh của trẻ được truyền thông, giáo dục, tư vấn về dinh dưỡng và cách chăm sóc sức khỏe trẻ em tại gia đình; có kiến thức về sữa học đường và hỗ trợ trẻ em được hưởng quyền lợi theo chương trình.
- 100% giáo viên, nhân viên y tế học đường, cán bộ y tế tham gia Chương trình Sữa học đường được tập huấn về: công tác quản lý, tổ chức uống sữa; cách thức vận hành, ghi chép sổ sách, lưu mẫu sữa theo quy định về an toàn thực phẩm, không để xảy ra trường hợp ngộ độc thực phẩm trong các cơ sở giáo dục mầm non.
- Đáp ứng nhu cầu năng lượng của trẻ mầm non đạt 90 - 95%.
- Tăng tỷ lệ protein động vật/protein tổng số của khẩu phần trẻ em mầm non đạt trên 40%.
- Đáp ứng nhu cầu sắt, canxi, vitamin D của trẻ em mầm non.
- 100% trẻ em mầm non tham gia Chương trình Sữa học đường phải được theo dõi tình trạng dinh dưỡng và được cải thiện cân nặng, chiều cao.
- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em mầm non dưới 2%.
- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em mầm non dưới 2%.
- Phấn đấu đạt chiều cao trung bình của trẻ em nhập học (6 tuổi) đạt chuẩn chiều cao theo tiêu chuẩn của WHO.
III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Đối tượng áp dụng: Trẻ trên 1 tuổi đang học trong tất cả các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh.
2. Thời gian thực hiện và định mức sử dụng
- Thời gian thụ hưởng: trẻ được uống 9 tháng trong 01 năm học (37 tuần).
- Định mức: Mỗi trẻ được uống 1 lần/ngày, uống 5 ngày/1 tuần, mỗi lần uống 180ml/hộp sữa tươi.
+ Trẻ thừa cân - béo phì: uống sữa không đường.
+ Trẻ không bị thừa cân - béo phì: uống sữa có đường.
IV. HÌNH THỨC LỰA CHỌN NHÀ THẦU
1. Phương thức lựa chọn nhà thầu: Thực hiện đấu thầu cho cả giai đoạn 2018-2020 theo quy định của Luật đấu thầu và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
2. Tiêu chí lựa chọn nhà thầu: Đáp ứng các tiêu chí sau:
- Công ty cung cấp sữa cho trẻ uống phải là thương hiệu Việt, đạt thương hiệu Quốc gia, được Bộ Y tế cấp phép đảm bảo hàm lượng đầy đủ các chất dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng và sản phẩm dinh dưỡng phù hợp với trẻ độ tuổi mầm non.
- Là đơn vị trực tiếp sản xuất sữa đạt tiêu chuẩn ISO 9002.
- Có đủ điều kiện bảo quản sữa tiệt trùng có đường và không có đường từ 6 tháng trở lên.
- Có kinh nghiệm thực hiện Chương trình Sữa học đường.
- Hỗ trợ tối thiểu 20% kinh phí cho Chương trình. Riêng đối với trẻ em thuộc diện: Con thương binh, con liệt sỹ, con của người có công với cách mạng; trẻ thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo của tỉnh, trẻ mầm non không có nguồn nuôi dưỡng theo quy định thì hỗ trợ 50%.
- Cam kết bình ổn giá trong suốt giai đoạn thực hiện Chương trình.
- Không bị gián đoạn nguồn sữa trong thời gian thực hiện Chương trình.
- Hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp cho việc bảo quản và cung cấp sữa cho nhà trường theo tiêu chuẩn.
3. Tiêu chí chọn sữa phục vụ Chương trình Sữa học đường
- Được chế biến từ nguyên liệu là sữa tươi sạch lấy từ các trang trại chăn nuôi tập trung, thành phần có đường hoặc không có đường, được bổ sung vi chất dinh dưỡng với hàm lượng theo quy định tại quyết định 5450/QĐ-BYT ngày 28/9/2016 của Bộ Y tế về việc Quy định tạm thời đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo đến năm 2020, cụ thể như sau:
- Thành phần dinh dưỡng chính trong 100ml sữa: Năng lượng: 75,9kcal; Chất béo: 3,5g; Chất đạm: 3,1g; Hydrat carbon: 8,0g; Vitamin A: 250UI; Vitamin D: 165UI; Vitamin C: 6,25mg; Canxi: 110mg; Phốt pho: 90mg; Magiê: 10mg; Selen: 7,6mg.
- Được sản xuất theo quy định hiện hành về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng.
- Có ghi nhãn đối với sữa cho Chương trình Sữa học đường (Sữa phục vụ Chương trình Sữa học đường) theo quy định của Chương trình và đảm bảo các quy định khác có liên quan.
- Có nghiên cứu lâm sàng về sữa học đường, có kết quả đối chứng về hiệu quả sử dụng sản phẩm sữa học đường trên học sinh trong độ tuổi học đường.
- Sản phẩm đã được xác nhận hiệu quả trong nghiên cứu cải thiện tình trạng dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng của trẻ em.
- Sản xuất loại sữa tươi tiệt trùng có đường và không có đường, 180ml/hộp, thời gian bảo quản 6 tháng.
4. Cung ứng sữa: Công ty trúng thầu chịu trách nhiệm cung ứng sữa kịp thời theo Kế hoạch, không bị gián đoạn hoặc dồn dập; đồng thời bố trí nhân viên vận chuyển sữa đến tận nơi cất giữ, bảo quản (hoặc kho) các trường mầm non trên địa bàn tỉnh đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
5. Vận chuyển sữa: bằng các phương tiện chuyên dụng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, theo định kỳ 2 tuần/lần.
- Đối với trẻ mầm non con thương binh, con liệt sỹ, con của người có công với cách mạng; trẻ thuộc hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo của tỉnh Bình Dương; trẻ mầm non, mẫu giáo không có nguồn nuôi dưỡng. Đối tượng này gọi là Diện A.
- Đối với trẻ mầm non không thuộc diện trên. Đối tượng này gọi là Diện B.
- Mức hỗ trợ của Ngân sách nhà nước và các nguồn tài trợ, đóng góp.
|
Ngân sách nhà nước hỗ trợ |
Phụ huynh đóng góp |
Công ty sữa hỗ trợ |
DIỆN A |
50% |
0% |
50% |
DIỆN B |
0 |
80% |
20% |
1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý của Nhà nước
- Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về tầm quan trọng trong việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Phát huy tính chủ động, thực hiện đầy đủ chủ trương, chính sách về giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh đúng hướng, kịp thời, hiệu quả, phù hợp với thực tế.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu dinh dưỡng, nguồn kinh phí sử dụng phải hiệu quả và đúng mục đích, tránh thất thoát; tổ chức sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm kịp thời.
2. Giải pháp cơ chế chính sách
- Áp dụng các quy định về sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường đến năm 2020 theo quyết định 5450/QĐ-BYT ngày 28/9/2016 của Bộ Y tế về việc Quy định tạm thời đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo đến năm 2020.
- Quy định về định mức sữa phù hợp với lứa tuổi nhằm đáp ứng các chỉ tiêu của Chương trình Sữa học đường.
- Ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp có sản phẩm sữa tham gia chương trình để đảm bảo nguồn lực, sự bền vững của Chương trình Sữa học đường. Thực hiện chính sách khuyến khích theo quy định hiện hành.
- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp để thực hiện Kế hoạch này.
3. Giải pháp truyền thông vận động và thông tin giáo dục truyền thông
- Tổ chức công tác truyền thông nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ của các cấp ủy Đảng, chính quyền về vai trò, tầm quan trọng của Chương trình Sữa học đường nhằm tăng cường nguồn lực thực hiện Kế hoạch này.
- Đẩy mạnh công tác thông tin giáo dục truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng, bố mẹ, người chăm sóc trẻ về tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sự phát triển toàn diện về tầm vóc, thể lực và trí tuệ của trẻ em, đặc biệt là bữa ăn học đường và sử dụng các sản phẩm sữa phù hợp theo nhóm tuổi.
- Đa dạng loại hình, phương thức truyền thông phù hợp với các nhóm đối tượng và vùng miền.
- Kết hợp truyền thông giáo dục dinh dưỡng với giáo dục thể chất trong hệ thống trường học.
4. Giải pháp kỹ thuật
- Đào tạo tập huấn kiến thức, kỹ thuật, kỹ năng theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe của trẻ cho đội ngũ cán bộ y tế, giáo viên tham gia chương trình Sữa học đường trong quá trình uống sữa, kịp thời phát hiện và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình cho trẻ uống sữa.
- Theo dõi, giám sát việc triển khai và đánh giá hiệu quả của Chương trình Sữa học đường.
- Tổ chức thu thập số liệu trước khi tổ chức triển khai Chương trình tại các địa phương, các đơn vị trường học.
- Kiểm tra, giám sát thực hiện các quy trình giao nhận sữa, cách bảo quản, phân phối và tổ chức thực hiện việc cho uống sữa tại trường.
- Kiểm tra, giám sát thực hiện quy trình đấu thầu đơn vị cung cấp sữa tham gia Chương trình đảm bảo công khai và đúng quy định.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết đề án theo đúng lộ trình thực hiện của Kế hoạch này.
1. Tổ chức hội nghị triển khai - sơ kết - tổng kết
a) Cấp tỉnh
- Hội nghị khởi động Chương trình Sữa học đường.
- Hội nghị tổng kết đề án.
- Hội nghị triển khai, tổng kết hàng năm.
b) Cấp huyện
- Hội nghị triển khai, tổng kết Chương trình Sữa học đường hàng năm.
2. Công tác truyền thông, vận động
a) Cấp tỉnh:
- Truyền hình: 1 Phóng sự/năm.
- Lắp đặt 9 pano tuyên truyền về Chương trình Sữa học đường tại 9 huyện, thị xã, thành phố.
b) Trung tâm Y tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện
Báo chí: 1 tin bài/tháng/huyện.
c) Cấp xã/trường mầm non
- Phát thanh: 1 tuần/lần/xã.
- Băng rôn: 1 băng rôn/các điểm trường chính công lập + ngoài công lập/năm (122 trường công lập, 219 trường ngoài công lập).
- Tờ rơi tuyên truyền Chương trình Sữa học đường.
- Áp phích tháp dinh dưỡng cho trẻ 3-5 tuổi.
3. Công tác đào tạo tập huấn
a) Nội dung tập huấn
- Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ < 6 tuổi; lợi ích của sữa đối với sự phát triển của trẻ em. Các kiến thức, kỹ thuật và kỹ năng theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe của trẻ.
- Công tác quản lý, tổ chức uống sữa; cách thức vận hành, ghi chép sổ sách, lưu mẫu sữa theo quy định về an toàn thực phẩm, không để xảy ra trường hợp ngộ độc thực phẩm trong các cơ sở giáo dục mầm non.
- Bảo quản sữa.
b) Đối tượng tập huấn:
- Ngành Giáo dục và Đào tạo: 857 cơ sở giáo dục mầm non, cụ thể:
+ Thị xã Thuận An: 4 lớp/năm.
+ Thành phố Thủ Dầu Một, các thị xã: Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên: 2 lớp/đơn vị/năm.
+ Các huyện Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên, Bàu Bàng: 1 lớp/đơn vị/năm.
* Đối tượng
• Cán bộ phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện.
• Cán bộ quản lý các trường mầm non.
• Giáo viên mầm non.
- Ngành Y tế: 2 lớp/năm
* Đối tượng
• Lãnh đạo Trung tâm Y tế cấp huyện.
• Trưởng khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản cấp huyện.
• Trưởng Trạm Y tế cấp xã.
• Cán bộ chuyên trách dinh dưỡng cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
- Họp thống nhất Kế hoạch thực hiện:
+ Họp Ban đại diện cha mẹ phụ huynh: thống nhất chủ trương, cách thức thực hiện huy động sự tham gia đóng góp của phụ huynh: 1 lần/năm/trường.
+ Họp phụ huynh: hướng dẫn nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em, cách chăm sóc sức khỏe trẻ em tại gia đình cũng như kiến thức về sữa học đường và phổ biến quyền lợi của trẻ khi tham gia chương trình: 1 lần/năm/trường.
4. Giám sát
* Chỉ tiêu
- Tuyến tỉnh: giám sát 100% các huyện, thị xã, thành phố.
- Tuyến huyện: giám sát 100% các cơ sở giáo dục mầm non.
- Tuyến xã: giám sát, quản lý 100% các cơ sở giáo dục mầm non.
* Nội dung giám sát
- Giám sát việc triển khai uống sữa tại các cơ sở giáo dục mầm non.
- Tổ chức uống sữa tại cơ sở giáo dục mầm non: số lượng, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Các hoạt động chuyên môn.
- Tình hình giải ngân kinh phí.
* Lịch giám sát định kỳ
- Ban chỉ đạo tỉnh giám sát: 2 lần/năm.
- Tuyến huyện: 1 lần/tháng.
- Tuyến xã: 1 lần/tháng.
5. Công tác điều tra tình trạng dinh dưỡng trẻ em mầm non, trẻ 6 tuổi - đánh giá hiệu quả chương trình
- Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ mầm non trong toàn tỉnh năm 2018, 2020.
- Đánh giá chiều cao trung bình của trẻ nhập học (trẻ 6 tuổi) so với WHO năm 2018 và 2020.
VIII. KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SỮA HỌC ĐƯỜNG
1. Nguồn kinh phí
- Khái toán tổng kinh phí thực hiện “Chương trình sữa học đường” trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2018-2020 là 433.464.596.000 đồng (bốn trăm ba mươi ba tỷ, bốn trăm sáu mươi bốn triệu, năm trăm chín mươi sáu ngàn đồng).
- Nguồn đóng góp của phụ huynh học sinh.
- Nguồn hỗ trợ của Công ty Sữa.
2. Tỷ lệ phân bổ nguồn kinh phí
a. Kinh phí mua sữa
- Diện A: Miễn phí 100% (cần có xác nhận của địa phương), trong đó:
+ Ngân sách nhà nước hỗ trợ: 50%
+ Công ty sữa hỗ trợ: 50%
- Diện B: Phụ huynh đóng góp 80% và Công ty Sữa hỗ trợ 20%.
|
Ngân sách nhà nước hỗ trợ |
Phụ huynh đóng góp |
Công ty sữa hỗ trợ |
DIỆN A |
50% |
0% |
50% |
DIỆN B |
0 |
80% |
20% |
b) Kinh phí đầu tư mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp cho việc bảo quản sữa
Công ty sữa tham gia Chương trình cam kết hỗ trợ kinh phí cơ sở vật chất và trang thiết bị để bảo quản sữa.
Đvt: triệu đồng
Năm học |
Tổng cộng |
Ngân sách Nhà nước |
Phụ huynh 80% |
Công ty sữa 20% |
Đầu năm học từ 9/2018 |
80.916 |
2.939 |
60.657 |
17.320 |
Năm 2019 |
195.603 |
4.903 |
149.201 |
41.499 |
Năm 2020 |
195.766 |
5.066 |
149.201 |
41.499 |
Tổng cộng |
472.284 |
12.908 |
359.058 |
100.319 |
1. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan triển khai thực hiện tốt Kế hoạch này.
- Xây dựng Kế hoạch và tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp sữa đảm bảo đạt tiêu chuẩn và chất lượng.
- Cung cấp thông tin: các quy định về sản phẩm sữa phục vụ Kế hoạch này, định mức, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế, giáo viên tham gia Chương trình Sữa học đường; kết hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tăng cường giáo dục dinh dưỡng và giáo dục thể chất trong hệ thống mầm non.
- Chỉ đạo các cơ sở y tế và đơn vị trực thuộc phối hợp với cơ sở giáo dục mầm non theo dõi, giám sát và đánh giá việc phát triển thể lực của trẻ trong Chương trình Sữa học đường.
- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành phối hợp với các đơn vị cùng cấp thuộc ngành Giáo dục và Đào tạo để triển khai Kế hoạch Sữa học đường đạt hiệu quả và đúng tiến độ.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo:
+ Hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức sơ kết, tổng kết Kế hoạch này.
+ Thực hiện hoạt động truyền thông giáo dục dinh dưỡng, lợi ích của việc dùng sữa hàng ngày cho trẻ mầm non và giáo dục thể chất cho trẻ.
+ Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện và đánh giá hiệu quả.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Phối hợp Sở Y tế tổ chức triển khai các hoạt động của Chương trình Sữa học đường đến năm 2020.
- Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động của Chương trình Sữa học đường; chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non cho trẻ uống sữa đúng quy định.
- Hàng năm thông báo cho cha mẹ trẻ thuộc diện A photo xác nhận tương ứng nộp cho nhà trường vào đầu năm học để thống kê chính xác danh sách thụ hưởng thuộc diện này.
- Tổ chức tuyên truyền trực tiếp tại cơ sở giáo dục mầm non, tại các cuộc họp phụ huynh học sinh.
- Tiếp nhận, bảo quản và thực hành cho trẻ uống sữa.
- Thu hộ kinh phí phần đóng góp từ cha mẹ trẻ.
- Thống kê, báo cáo kết quả triển khai thực hiện.
- Thống kê, quản lý số lượng trẻ được hưởng lợi từ Chương trình Sữa học đường.
- Phối hợp với Sở Y tế tổ chức triển khai tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên, y tế trường học tham gia Chương trình Sữa học đường.
- Tiếp nhận, quản lý, giám sát, thanh quyết toán phần kinh phí cấp từ ngân sách tỉnh.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Cung cấp số liệu chính xác về các đối tượng thuộc hộ nghèo, cận nghèo, diện chính sách được đề cập đến trong Kế hoạch này.
- Phối hợp với Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai các hoạt động liên quan thuộc phạm vi Chương trình Sữa học đường.
4. Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai công tác tuyên truyền về các nội dung liên quan của Chương trình Sữa học đường trên các phương tiện thông tin đại chúng.
5. Sở Tài chính: Căn cứ nội dung của Kế hoạch này, tình hình thực tế của địa phương và đề nghị của Sở Y tế và Sở Giáo dục - Đào tạo, hàng năm Sở Tài chính cân đối, bố trí kinh phí đảm bảo thực hiện tốt Chương trình sữa học đường trên địa bàn tỉnh.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Tỉnh Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân tỉnh: Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị tham gia vào các hoạt động có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tuyên truyền, vận động để các hộ gia đình, bà mẹ nâng cao nhận thức và tự giác tham gia Chương trình Sữa học đường.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
Phối hợp với các Sở, ngành để triển khai thực hiện Kế hoạch này; Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, các ban, ngành, đoàn thể tổ chức triển khai các nội dung Chương trình Sữa học đường tại địa bàn.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình Sữa học đường cho trẻ mầm non tỉnh đến năm 2020, yêu cầu Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan liên quan phối hợp với Sở Y tế triển khai thực hiện tốt Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Y tế để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh, xem xét, quyết định./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH |
KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SỮA HỌC ĐƯỜNG
GIAI ĐOẠN 2018 - 2020
(Kèm theo Kế hoạch số 1823/KH-UBND
ngày 03/5/2018 của UBND tỉnh)
Đvt: triệu đồng
|
Hạng mục |
Năm 2018 |
Năm 2019 |
Năm 2020 |
Cộng |
A |
Kinh phí Ngân sách nhà nước cấp |
2.939 |
4.903 |
5.066 |
12.908 |
I |
Công tác triển khai, tập huấn, giám sát, truyền thông |
783 |
704 |
867 |
2.354 |
1 |
Công tác triển khai, tổng kết |
32 |
20 |
90 |
142 |
a |
Hội nghị khởi động chương trình sữa học đường |
12 |
|
|
12 |
b |
Hội nghị triển khai, tổng kết hàng năm tại Sở Y tế |
2 |
2 |
2 |
6 |
c |
Hội nghị triển khai, tổng kết hàng năm tại tuyến huyện |
18 |
18 |
18 |
54 |
d |
Tổng kết giai đoạn 2018 - 2020 |
|
|
70 |
70 |
2 |
Công tác tập huấn |
135 |
177 |
177 |
489 |
a |
Tập huấn 01 Phòng Giáo dục, 01 Hiệu trưởng (hiệu phó), 01 giáo viên mầm non, mẫu giáo |
42 |
84 |
84 |
210 |
b |
Tập huấn 09 Lãnh đạo TTYT; 09 TKCSSKSS, 91 trưởng trạm, 91 cán bộ chuyên trách dinh dưỡng |
7 |
7 |
7 |
21 |
c |
Tổ chức tập huấn phụ huynh học sinh 856 trường mầm non, mẫu giáo công lập và tư thục đầu năm học |
86 |
86 |
86 |
258 |
3 |
Công tác truyền thông |
426 |
306 |
306 |
1.038 |
a |
Phóng sự trên Đài Truyền hình Bình Dương |
15 |
15 |
15 |
45 |
b |
Hoạt động hỗ trợ truyền thông trên Đài phát thanh xã |
50 |
50 |
50 |
150 |
c |
Áp phích tháp dinh dưỡng (40 x 60) |
120 |
90 |
90 |
300 |
d |
Tờ rơi tuyên truyền chương trình sữa học đường |
66 |
66 |
66 |
198 |
e |
Pano tuyên truyền về chương trình Sữa học đường tại 9 Trung tâm huyện thị |
90 |
|
|
90 |
g |
Băng rôn tuyên truyền 340 trường |
85 |
85 |
85 |
255 |
4 |
Kinh phí điều tra tình trạng dinh dưỡng trẻ em 30 cụm (trẻ mầm non và trẻ 6 tuổi) |
93 |
|
93 |
186 |
5 |
Công tác giám sát của tỉnh, huyện |
97 |
201 |
201 |
499 |
a |
Tuyến tỉnh |
21 |
21 |
21 |
63 |
b |
Tuyến huyện giám sát tuyến xã |
51 |
125 |
125 |
301 |
c |
Tuyến xã giám sát các trường |
25 |
55 |
55 |
135 |
II |
Hỗ trợ tiền sữa |
2.156 |
4.199 |
4.199 |
10.554 |
|
Số trẻ được hưởng chế độ theo Quyết định số 14/2017/QĐ-UBND ngày 16/9/2017 và QĐ số 299/QĐ-UBND ngày 30/01/2018 được NSNN hỗ trợ 50%, Công ty Sữa hỗ trợ 50% |
2.156 |
4.199 |
4.199 |
10.554 |
B |
Kinh phí từ xã hội hóa |
77.977 |
190.700 |
190.700 |
459.377 |
1 |
Công ty Sữa hỗ trợ |
17.320 |
41.499 |
41.499 |
100.319 |
|
Số trẻ được hưởng chế độ theo Quyết định số 14/2017/QĐ-UBND ngày 16/9/2017 và QĐ số 299/QĐ-UBND ngày 30/01/2018 được NSNN hỗ trợ 50%, Công ty Sữa hỗ trợ 50% |
2.156 |
4.199 |
4.199 |
10.554 |
|
Số trẻ mầm non còn lại được Công ty Sữa hỗ trợ 20% và Phụ huynh đóng góp 80% |
15.164 |
29.530 |
29.530 |
74.224 |
|
Dự kiến tăng thêm 30.000 trẻ mỗi năm |
|
7.770 |
7.770 |
15.540 |
2 |
Phụ huynh học sinh đóng góp |
60.657 |
149.201 |
149.201 |
359.058 |
|
Số trẻ mầm non còn lại được Công ty Sữa hỗ trợ 20% và Phụ huynh đóng góp 80% |
60.657 |
118.121 |
118.121 |
296.898 |
|
Dự kiến tăng thêm 30.000 trẻ mỗi năm |
|
31.080 |
31.080 |
62.160 |
|
Tổng cộng (A+B) |
80.916 |
195.603 |
195.766 |
472.284 |
Kế hoạch 1823/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mầm non đến năm 2020 do tỉnh Bình Dương ban hành
Số hiệu: | 1823/KH-UBND |
---|---|
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Dương |
Người ký: | Đặng Minh Hưng |
Ngày ban hành: | 03/05/2018 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Kế hoạch 1823/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mầm non đến năm 2020 do tỉnh Bình Dương ban hành
Chưa có Video