Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 172/KH-UBND

Bạc Liêu, ngày 10 tháng 10 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 569/QĐ-TTG NGÀY 24/5/2023 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG THUỘC LĨNH VỰC Y TẾ GIAI ĐOẠN 2023-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU

Thực hiện Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 24/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng thuộc lĩnh vực y tế giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Căn cứ đặc điểm, tình hình, điều kiện tự nhiên, phát triển kinh tế - xã hội và điều kiện cụ thể trong công tác phát triển lĩnh vực phục hồi chức năng của tỉnh hiện nay, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng thuộc lĩnh vực y tế giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu với những nội dung cụ thể như sau:

Phần I

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG THUỘC LĨNH VỰC Y TẾ GIAI ĐOẠN 2014-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU

1. Thông tin chung: Thông tin tóm tắt về địa phương (dân số, hệ thống y tế, tổ chức hệ thống phục hồi chức năng, đặc điểm kinh tế - xã hội...)

- Bạc Liêu là tỉnh ven biển thuộc vùng bán đảo Cà Mau, miền đất cực Nam của Tổ quốc; tỉnh có 07 đơn vị hành chính cấp huyện với 64 xã, phường, thị trấn; có tổng diện tích tự nhiên 2.667,88 km2. Bạc Liêu có bờ biển dài 56 km, với khí hậu ôn hòa, đất đai bằng phẳng, rất thích hợp cho phát triển nông nghiệp và các ngành kinh tế khác.

- Sau 25 năm được tái lập kể từ ngày 01/01/1997, với xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, kết cấu hạ tầng kém so với các địa phương khác, đời sống của một bộ phận Nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sau 25 năm xây dựng và phát triển được sự quan tâm của các Bộ, Ngành Trung ương, sự chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh cùng với sự đoàn kết, nhất trí, đồng thuận trong Nhân dân, đảng bộ và chính quyền trong tỉnh đã vượt qua những khó khăn, vươn lên xây dựng quê hương Bạc Liêu ngày thêm giàu đẹp.

STT

Thông tin

Nội dung

1

Tên tỉnh/Tp trực thuộc TW:

Tỉnh Bạc Liêu

2

Diện tích:

2.667,88 km2

3

Tổng số huyện/thị xã/thành phố:

07

4

Tổng số xã/phường/thị trấn:

64

5

Dân số toàn tỉnh (Năm 2022):

998.500 người

6

Số cơ sở PHCN

Số lượng

6.1

Bệnh viện (BV) PHCN:

00

6.2

BV Y học cổ truyền và PHCN:

00

6.3

BV chỉnh hình và PHCN:

00

6.4

Khoa PHCN của BV Đa khoa tỉnh:

01

(Khoa độc lập)

6.5

Khoa PHCN của TTYT tuyến huyện:

07

(Khoa lồng ghép)

6.6

Tổ PHCN tại các trạm y tế:

64

6.7

Khoa PHCN trong BV thuộc Bộ, ngành quản lý (BV Quân dân y):

01

(Khoa lồng ghép)

6.8

Khoa PHCN trong BV tư nhân:

01

(Khoa lồng ghép)

6.9

Khoa PHCN trong các BV chuyên khoa khác:

00

2. Thực trạng công tác phục hồi chức năng và kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch Quốc gia phát triển phục hồi chức năng giai đoạn 2014 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

2.1. Kết quả triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật và phối hợp liên ngành: Các văn bản đã triển khai và phối hợp triển khai

TT

Hình thức văn bản

Cơ quan ban hành

Ngày ban hành

Số văn bản

Nội dung chính của văn bản

1.

Quyết định

Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu

04/7/2014

1041/QĐ-UBND

Phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật năm 2014 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

2.

Quyết định

Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu

04/5/2015

595/QĐ-UBND

Phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật năm 2015 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

3.

Kế hoạch

Sở Lao động - Thương binh & Xã hội tỉnh Bạc Liêu

23/6/2016

57/KH-SLĐTBXH

Triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật tỉnh Bạc Liêu năm 2016.

4.

Kế hoạch

Sở Y tế Bạc Liêu

06/7/2016

43/KH-SYT

Triển khai thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật của Ngành Y tế tỉnh Bạc Liêu năm 2016.

5.

Kế hoạch

Sở Lao động - Thương binh & Xã hội tỉnh Bạc Liêu

23/6/2016

47/KH-SLĐTBXH

Triển khai thực hiện Kế hoạch trợ giúp người khuyết tật tỉnh Bạc Liêu năm 2017.

6.

Quyết định

Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu

12/8/2016

1304/QĐ-UBND

Ban hành kế hoạch trợ giúp người khuyết tật tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2016 - 2020.

7.

Kế hoạch

Sở Y tế Bạc Liêu

16/11/2016

68/KH-SYT

Kế hoạch trợ giúp người khuyết tật của Ngành Y tế tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2016-2020.

8.

Kế hoạch

Sở Y tế Bạc Liêu

26/6/2017

32/KH- SYT

Triển khai thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật của Ngành Y tế tỉnh Bạc Liêu năm 2017.

9.

Kế hoạch

Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu

12/9/2017

73/KH-UBND

Kế hoạch Thực hiện Công ước của Liên Hợp quốc về Quyền của người khuyết tật năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

10.

Công văn

Sở Y tế Bạc Liêu

26/9/2017

763/SYT-NVY

Triển khai thực hiện Công ước của Liên Hợp quốc về Quyền của người khuyết tật của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu.

11.

Quyết định

Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu

26/3/2018

431/QĐ-UBND

Phê duyệt Kế hoạch trợ giúp người khuyết tật tỉnh Bạc Liêu năm 2018.

12.

Kế hoạch

Sở Lao động - Thương binh & Xã hội tỉnh Bạc Liêu

15/3/2018

19/KH-SLĐTBXH

Triển khai thực hiện Kế hoạch trợ giúp người khuyết tật tỉnh Bạc Liêu năm 2018.

13.

Kế hoạch

Sở Y tế Bạc Liêu

23/3/2018

30/KH-SYT

Kế hoạch trợ giúp người khuyết tật của ngành Y tế tỉnh Bạc Liêu năm 2018.

14.

Quyết định

Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu

12/3/2019

423/QĐ-UBND

Phê duyệt Kế hoạch trợ giúp người khuyết tật tỉnh Bạc Liêu năm 2019.

15.

Kế hoạch

Sở Lao động - Thương binh & Xã hội tỉnh Bạc Liêu

01/3/2019

22/KH-SLĐTBXH

Kế hoạch trợ giúp người khuyết tật tỉnh Bạc Liêu năm 2019.

16.

Quyết định

Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu

24/02/2020

338/QĐ-UBND

Phê duyệt Kế hoạch trợ giúp người khuyết tật tỉnh Bạc Liêu năm 2020.

17.

Kế hoạch

Sở Lao động - Thương binh & Xã hội tỉnh Bạc Liêu

11/02/2020

19/KH-SLĐTBXH

Triển khai thực hiện Kế hoạch trợ giúp người khuyết tật tỉnh Bạc Liêu năm 2020.

18.

Kế hoạch

Sở Y tế Bạc Liêu

27/02/2020

20/KH-SYT

Trợ giúp người khuyết tật của ngành Y tế tỉnh Bạc Liêu năm 2020.

19.

Công văn

Sở Y tế Bạc Liêu

04/3/2020

229/SYT-NVY

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật.

Theo đó, các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể có liên quan bám sát định hướng tuyên truyền, giới thiệu các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; các kế hoạch, chương trình về người khuyết tật. Các hoạt động tuyên truyền đã góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội đối với người khuyết tật, tạo mọi điều kiện cho người khuyết tật phấn đấu vươn lên tham gia vào các hoạt động có ích, góp phần xây dựng và phát triển.

Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan mở lớp đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức kỹ năng cho cán bộ, gia đình người khuyết tật hiểu tâm lý và chăm sóc tốt cho người khuyết tật. Nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp và người dân về bảo vệ, chăm sóc và trợ giúp người khuyết tật; tạo sự chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động của toàn xã hội đối với công tác chăm sóc, giúp đỡ người khuyết tật; tạo môi trường thân thiện để người khuyết tật có khả năng tiếp cận đến hệ thống chính sách và các dịch vụ; coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của các ngành, các cấp và trách nhiệm của toàn xã hội.

Hỗ trợ người khuyết tật phát huy khả năng của mình để đáp ứng nhu cầu bản thân; tạo điều kiện để người khuyết tật vươn lên tham gia bình đẳng vào các hoạt động kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng cộng đồng và xã hội.

2.2. Triển khai phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (PHCNDVCĐ)

2.2.1. Kết quả triển khai tuyên truyền, nâng cao nhận thức về PHCNDVCĐ, phòng ngừa khuyết tật, phục hồi chức năng và PHCNDVCĐ, phối hợp liên ngành giữa các Sở, Ban, Ngành trong việc triển khai công tác PHCNDVCĐ

Năm 2014, năm 2015 và ngày 16/11/2016, Sở Y tế đã xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch số 68/KH-SYT về việc Trợ giúp người khuyết tật của Ngành Y tế tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2016 - 2020 chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh triển khai công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về PHCNDVCĐ, phòng ngừa khuyết tật, phục hồi chức năng và PHCNDVCĐ đến tất cả cán bộ, công chức viên chức, người lao động và người khuyết tật; phối hợp với các Sở, Ban, Ngành có liên quan trong việc triển khai công tác PHCNDVCĐ. Các nội dung tuyên truyền cụ thể như sau:

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò và tầm quan trọng của công tác phục hồi chức năng cho người khuyết tật; vai trò của phát hiện sớm, can thiệp kịp thời và sàng lọc khuyết tật trước sinh; phòng ngừa khuyết tật thông qua hình thức như: xây dựng chuyên mục trên các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, pano, áp phích, sổ tay hướng dẫn,...; tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng về Kế hoạch trợ giúp người khuyết tật của Ngành Y tế tỉnh Bạc Liêu năm 2014, năm 2015 và giai đoạn 2016 - 2020.

- Tổ chức tuyên truyền, tư vấn và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai và đưa kế hoạch chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai và các chỉ số vào chương trình hoạt động hàng năm.

- Tham gia vận động các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài ủng hộ, trợ giúp người khuyết tật, đồng thời giúp người khuyết tật hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và phát huy vai trò trách nhiệm của mình để hoà nhập tốt vào đời sống xã hội.

Kết quả triển khai tuyên truyền, nâng cao nhận thức về PHCNDVCĐ, phòng ngừa khuyết tật, phục hồi chức năng và PHCNDVCĐ, như sau: Trong năm 2014, năm 2015 và giai đoạn 2016 - 2020, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các trạm y tế trên địa bàn tỉnh đã tổ chức hơn 80 đợt tuyên truyền, nâng cao nhận thức về PHCNDVCĐ, phòng ngừa khuyết tật, phục hồi chức năng và PHCNDVCĐ. Có khoảng 2.000 cán bộ, công chức viên chức, người lao động và trên 20.000 người khuyết tật và gia đình người khuyết tật tham gia. Các hình thức tuyên truyền cụ thể như sau: Tuyên truyền lồng ghép trong hội nghị sơ kết, tổng kết của đơn vị, tuyên truyền cho người khuyết tật và gia đình người khuyết tật khi đến các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người khuyết tật và gia đình người khuyết tật được tuyên truyền tại nhà khi nhân viên y tế đến hướng dẫn dẫn, trợ giúp cho người khuyết tật.

TÊN ĐƠN VỊ

NỘI DUNG TRUYỀN THÔNG

Phòng ngừa khuyết tật

PHCN

PHCN DVCĐ

Nội dung về PHCN khác

1. CÁC ĐƠN VỊ CÓ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG (ghi dấu X)

 

 

 

 

Bệnh viện Đa khoa tỉnh:

X

X

-

X

Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe (Nay là Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bạc Liêu (CDC))

X

X

-

X

Khoa PHCN của TTYT các huyện/Thị xã/Thành phố:

X

X

-

X

2. TÍNH TỶ LỆ CHO TOÀN TỈNH (ghi %)

 

 

 

 

Tỷ lệ BV, các khoa PHCN tại các cơ sở y tế của tỉnh có truyền thông về từng nội dung:

100%

100%

100%

100%

Tỷ lệ TYT xã có truyền thông về từng nội dung:

100%

100%

100%

100%

 

TÊN ĐƠN VỊ

TẦN SUẤT PHÁT CÁC CLIPS, PHIM NGẮN

Hàng ngày

Hàng tuần

Vài lần / tháng

Cách làm khác (ghi rõ)

Bệnh viện Đa khoa tỉnh

-

-

-

- Tuyên truyền trong buổi họp Hội đồng người bệnh cấp khoa.

- Niêm yết trên bảng truyền thông giáo dục sức khỏe khoa.

Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe (Nay là Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bạc Liêu (CDQ).

-

-

-

-

Khoa PHCN của TTYT các huyện/Thị xã/Thành phố.

X

-

-

-

 

TÊN ĐƠN VỊ

NGUỒN TÀI LIỆU TRUYỀN THÔNG CỦA ĐƠN VỊ

Tuyến trên phát xuống

Đơn vị tự xây dựng

Sử dụng tài liệu trên web

Cách làm khác (ghi rõ)

Bệnh viện Đa khoa tỉnh

-

X

X

-

Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe (Nay là Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bạc Liêu (CDC)).

X

-

-

-

Khoa PHCN của TTYT các huyện/Thị xã/Thành phố.

X

-

-

-

2.2.2. Kết quả triển khai PHCNDVCĐ tại địa phương; quản lý thông tin chăm sóc sức khoẻ, phục hồi chức năng người khuyết tật; số huyện, tỉnh, xã đã triển khai PHCNCNDVCĐ

2.2.2.1. Tình trạng người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam / Dioxin tại địa phương theo loại khuyết tật và mức độ khuyết tật

Nội dung

Tổng cộng

TP Bạc Liêu

Huyện Hòa Bình

Huyện Vĩnh Lợi

Huyện Phước Long

Huyện Hồng Dân

Huyện Đông Hải

Thị xã Giá Rai

Tổng số người khuyết tật toàn tỉnh:

21.218

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

- Số người khuyết tật là thương binh, bệnh binh,…:

2.667

 

 

 

 

 

 

- Số người khuyết tật bị ảnh hưởng chất độc da cam / Dioxin:

1.865

307

163

217

187

374

324

293

Chia theo dạng khuyết tật:

16.686

2.677

1.870

2.809

2.153

1.454

2.656

3.067

Số người khuyết tật về vận động:

10.866

1.885

1.347

1.829

1.141

1.011

1.502

2.151

- Đặc biệt nặng:

2.934

663

392

476

356

177

358

512

- Nặng:

7.342

1.222

862

1.159

689

834

1.144

1.432

- Nhẹ:

590

0

93

194

96

 

 

207

Số người khuyết tật về nhìn:

692

82

103

151

87

43

109

117

- Đặc biệt nặng:

204

8

48

31

45

14

27

31

- Nặng:

437

74

51

100

37

29

82

64

- Nhẹ:

51

 

4

20

5

 

 

22

Số người khuyết tật về nghe, nói:

890

72

122

121

132

181

183

79

- Đặc biệt nặng:

120

2

49

14

41

0

10

4

- Nặng:

746

70

73

89

91

181

173

69

- Nhẹ:

24

 

0

18

0

0

 

6

Số người khuyết tật trí tuệ, nhận thức:

840

63

86

166

259

57

88

121

- Đặc biệt nặng:

143

11

22

17

68

9

7

9

- Nặng:

634

52

64

119

182

48

81

88

- Nhẹ:

63

 

0

30

9

0

0

24

Số người khuyết tật về thần kinh, tâm thần:

3.046

520

200

452

494

78

735

567

- Đặc biệt nặng:

488

44

33

66

123

19

134

69

- Nặng:

2.431

476

167

326

331

59

601

471

- Nhẹ:

127

 

0

60

40

0

0

27

Các khuyết tật khác:

352

55

12

90

40

84

39

32

- Đặc biệt nặng:

32

0

0

4

1

23

3

1

- Nặng:

283

55

12

73

18

61

33

31

- Nhẹ:

37

 

 

13

21

0

3

 

2.2.2.2. Thực trạng và nhu cầu về các dịch vụ xã hội của người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam/Dioxin

Nhu cầu của người khuyết tật

Tổng cộng

TP Bạc Liêu

Huyện Hoà Bình

Huyện Vĩnh Lợi

Huyện Phước Long

Huyện Hồng Dân

Huyện Đông Hải

Thị xã Giá Rai

1. Số người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam/Dioxin có nhu cầu chăm sóc đặc biệt:

1.568

 

 

622

12

242

 

692

2. Số người cần được đào tạo chăm sóc người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam/Dioxin:

210

30

30

30

30

30

30

30

3. Dịch vụ chăm sóc dành cho người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam/Dioxin:

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng cơ sở chăm sóc người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam/Dioxin công lập:

02 cơ sở

01 cơ sở

 

01 cơ sở

 

 

 

 

4. Hỗ trợ tâm lý:

 

 

 

 

 

 

 

 

Số người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam/ Dioxin có vấn đề rối nhiễu tâm trí:

211

23

32

24

24

54

27

27

Số cơ sở can thiệp/hỗ trợ tâm lý:

01

 

 

 

01

 

 

 

5. Mạng lưới, câu lạc bộ người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam/Dioxin:

 

 

 

 

 

 

 

 

Số câu lạc bộ hội người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam / Dioxin trên địa bàn tỉnh:

07 Câu lạc bộ người khuyết tật

01

01

01

01

01

01

01

Số người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam/ Dioxin có nhu cầu tham gia hoạt động xã hội:

350

50

50

50

50

50

50

50

6. Các dịch vụ xã hội khác:

 

 

 

 

 

 

 

 

Số người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam/Dioxin có nhu cầu tham gia các hoạt động kinh tế, đào tạo nghề, việc làm:

387

 

 

376

11

 

 

 

Số người khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam/Dioxin có nhu cầu tham gia hoạt động vui chơi, giải trí:

376

 

 

376

 

 

 

 

2.2.2.3. Số huyện, xã đã triển khai PHCNCNDVCĐ

+ Số huyện có thực hiện Chương trình PHCN dựa vào cộng đồng: 07.

+ Số xã có cán bộ phụ trách Chương trình PHCN dựa vào cộng đồng: 64.

+ Các dịch vụ PHCN dựa vào cộng đồng cụ thể như sau: Quản lý ca/trường hợp; tập PHCN tại nhà; hướng dẫn chăm sóc tại nhà.

- Sở Y tế phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các Sở, Ban, Ngành tỉnh có liên quan đề xuất với Bảo hiểm xã hội tỉnh cấp 26.077 thẻ Bảo hiểm y tế cho người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng; phối hợp với chính quyền địa phương đưa người khuyết tật đã hồi phục sức khoẻ, đủ điều kiện và tự nguyện xin về sống tại gia đình ổn định cuộc sống.

- Người khuyết tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ, không tự lo được cuộc sống và có nhu cầu sống tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội được đưa vào Trung tâm Bảo trợ xã hội. Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được các cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm và có kết luận mãn tính, có hành vi gây nguy hiểm cho cộng đồng; người nhiễm HIV được xem xét, tiếp nhận nuôi dưỡng tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội của tỉnh.

2.3. Tăng cường hệ thống cung cấp dịch vụ và chuyên môn kỹ thuật (cung cấp thông tin, số liệu cụ thể của từng hoạt động)

- Chăm sóc sức khỏe ban đầu là một trong các lĩnh vực hoạt động của hệ thống y tế và được coi là chìa khóa để đạt được mục tiêu sức khỏe cho mọi người, đặc biệt là những người có nhu cầu chăm sóc cao, trong đó có người khuyết tật. Chăm sóc sức khỏe ban đầu nhấn mạnh đến những biện pháp tăng cường sức khỏe, phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng. Việc chăm sóc sức khỏe ban đầu được thực hiện ở địa phương trên tinh thần phù hợp với nhu cầu của người khuyết tật. Chăm sóc sức khỏe ban đầu có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sức khỏe người khuyết tật, thể hiện quan điểm y học hiện đại coi phòng bệnh hơn chữa bệnh. Tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu sẽ giúp ngăn ngừa khuyết tật, hạn chế được các yếu tố có hại cho sức khỏe từ thức ăn, nước uống, môi trường... Ngoài ra, việc phát hiện sớm khuyết tật sẽ điều trị kịp thời để khắc phục khuyết tật, hạn chế các hậu quả do khuyết tật gây ra.

- Hỗ trợ người khuyết tật phát huy khả năng của mình để đáp ứng nhu cầu bản thân; tạo điều kiện để người khuyết tật vươn lên tham gia bình đẳng vào các hoạt động kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng cộng đồng và xã hội.

2.3.1. Kết quả, số liệu về sàng lọc phát hiện sớm; dự phòng khuyết tật; quản lý điều trị và chăm sóc người khuyết tật

2.3.1.1. Kết quả, số liệu về sàng lọc phát hiện sớm; dự phòng khuyết tật:

TT

Loại dịch vụ

Tổng số người khuyết tật được hưởng các dịch vụ /Trợ giúp

1

Sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật.

664

2

Khám chẩn đoán, phân loại khuyết tật.

1.062

3

Phục hồi chức năng cho người khuyết tật.

1.588

4

Can thiệp sớm trẻ khuyết tật.

238

5

Phẫu thuật chỉnh hình cho người khuyết tật.

00

6

Cung cấp dụng cụ hỗ trợ, thay thế cho người khuyết tật.

(Ví dụ: Chân tay giả, xe lăn, máy trợ thính...).

673

7

Điện trị liệu.

294

8

Thủy trị liệu.

00

9

Hoạt động trị liệu.

425

10

Nhiệt trị liệu.

681

11

Ngôn ngữ trị liệu.

54

12

Tập huấn cho gia đình người khuyết tật.

163

13

Tư vấn cho người khuyết tật và gia đình về phục hồi chức năng.

3.585

2.3.1.2. Công tác quản lý, điều trị và chăm sóc người khuyết tật:

- Tất cả người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng đều được cấp thẻ BHYT (đã cấp 26.077 thẻ Bảo hiểm y tế).

- người khuyết tật được hỗ trợ để tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau, trẻ em và người khuyết tật được phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng và cung cấp dụng cụ trợ giúp phù hợp.

- Theo quy định của Luật Người khuyết tật, chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với người khuyết tật gồm những nội dung sau: Giáo dục sức khỏe; thực hiện các biện pháp phòng ngừa, quản lý sức khỏe.

- Trung tâm Y tế tuyến huyện được trang bị các trang thiết bị y tế và đội ngũ y, bác sĩ có trình độ chuyên môn nhằm phát hiện và can thiệp sớm, kịp thời các trường hợp khiếm khuyết ở trẻ sơ sinh.

- Tuy nhiên, hiện nay công tác chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật mới chỉ dừng lại ở chủ trương, chính sách, mà chưa có quy định cụ thể để người khuyết tật có thể tiếp cận dịch vụ hỗ trợ tại nhà, khu vực sinh sống và cộng đồng. Tại địa phương, việc triển khai công tác này hiện đang thiếu nhân lực và thiếu kinh phí hoạt động. Bên cạnh đó, hệ thống mạng lưới phục hồi chức năng mỏng, thiếu cán bộ; chưa có mô hình tổ chức các cơ sở phục hồi chức năng. Hầu hết các trạm y tế tuyến xã thiếu người có chuyên môn, kinh nghiệm về khám, chữa bệnh chuyên ngành PHCN cho người khuyết tật.

2.3.2. Kết quả việc kiện toàn, phát triển hệ thống, mạng lưới PHCN từ tỉnh đến huyện, xã theo quy định Thông tư số 46/2013/TT-BYT và Thông tư số 24/2021/TT-BYT:

Tình hình Khoa Phục hồi Chức năng trong tỉnh:

STT

Đơn vị

Khoa / Bộ phận PHCN

Khoa PHCN

Bộ phận PHCN

1.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

01

00

2.

Trung tâm Y tế các huyện, thị xã và thành phố Bạc Liêu.

00

07

3.

Trạm Y tế xã, phường, thị trấn.

00

64

Tổng cộng:

01

71

2.3.3. Kết quả triển khai các kỹ thuật PHCN theo quy định Thông tư số 24/2021/TT-BYT sửa đổi, bổ sung Thông tư số 46/2013/TT-BYT và hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật PHCN:

Tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu nói chung và các khoa PHCN nói riêng đều được Sở Y tế phê duyệt danh mục kỹ thuật chuyên môn để KCB về PHCN cho người khuyết tật.

2.3.4. Triển khai các đề án, kế hoạch về dự phòng, phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ em khuyết tật và quản lý PHCN tại tuyến y tế cơ sở; tập huấn nâng cao năng lực các tuyến; triển khai các quy định, chính sách, hướng dẫn chuyên môn:

2.3.4.1. Triển khai các đề án, kế hoạch về dự phòng, phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ em khuyết tật và quản lý PHCN tại tuyến y tế cơ sở:

- Nâng cao năng lực thực hiện các dịch vụ, phát hiện sớm khiếm khuyết trẻ sơ sinh tại địa phương, đảm bảo 70% trẻ em khuyết tật bẩm sinh được khám chuyên khoa cho các dạng khuyết tật: Sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh, khuyết tật về mắt, tai, thần kinh, cong vẹo cột sống và các khuyết tật khác.

- Phấn đấu hàng năm có khoảng 100 người khuyết tật được phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng (PHCN), cung cấp dịch vụ trợ giúp phù hợp.

- Đảm bảo 100% trẻ từ 0-6 tuổi được khám sàng lọc phát hiện sớm dị tật bẩm sinh tại cộng đồng bằng một bộ phiếu sàng lọc; 100% trẻ có những dấu hiệu nghi ngờ từ sàng lọc này được đánh giá, phân loại mức độ khó khăn để đưa ra chương trình can thiệp sớm phù hợp với từng trẻ. Các hình thức can thiệp sớm bao gồm: Can thiệp sớm tại các trung tâm (Cơ sở điều trị); can thiệp sớm tại nhà; can thiệp sớm tại các trường mầm non...

- Phấn đấu hàng năm có 100 hộ gia đình có người khuyết tật được tập huấn về kỹ năng, phương pháp chăm sóc PHCN cho người khuyết tật;

- Phấn đấu đạt 100% người khuyết tật được chăm sóc y tế theo quy định.

2.3.4.2. Tập huấn nâng cao năng lực các tuyến; triển khai các quy định, chính sách, hướng dẫn chuyên môn:

Hằng năm, Sở Y tế phối hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn về Vật lý trị liệu - PHCN cho các cán bộ làm công tác PHCN tại các đơn vị từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn.

TT

TÊN ĐƠN VỊ

SỐ CBYT ĐƯỢC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC CK PHCN NGẮN HẠN GĐ 2014- 2020

NHU CẦU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC CK PHCN NGẮN HẠN HIỆN TẠI CỦA ĐƠN VỊ

PT*

OT*

ST*

Khác**

PT*

OT*

ST*

Khác**

1

BVĐK tỉnh

04

-

-

-

-

02

02

-

2

Thành phố Bạc Liêu

12

-

-

-

06

01

01

-

5

Huyện Hòa Bình

03

-

-

-

02

-

-

-

4

Huyện Vĩnh Lợi

35

-

-

-

20

02

02

-

5

Huyện Phước Long

-

-

-

16

10

02

02

-

6

Huyện Hồng Dân

02

02

02

-

02

02

02

-

7

Thị xã Giá Rai

15

-

-

-

05

05

-

-

8

Huyện Đông Hải

09

-

-

-

09

-

-

03

 

TỔNG SỐ

80

02

02

16

54

14

09

03

Ghi chú:

* PT = Vật lý trị liệu; OT = Hoạt động trị liệu; ST = Ngôn ngữ trị liệu; P&O (chân tay giả và chỉnh hình).

2.3.5. Thực trạng về thực hiện nhiệm vụ KCB, PHCN và chăm sóc sức khoẻ cho người khuyết tật:

- Người khuyết tật là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội. Đã từ lâu, Đảng và Nhà nước ta dành rất nhiều sự quan tâm cho đối tượng này, huy động các nguồn lực từ xã hội để giúp họ hoà nhập cộng đồng cũng như phát huy tiềm năng của chính người khuyết tật.

- Không thể phủ nhận, thời gian qua, các cơ quan ban ngành cũng đã có nhiều chính sách quan tâm, tạo điều kiện cho người khuyết tật được hưởng các chế độ, chính sách, bảo trợ xã hội, giúp họ hòa nhập cuộc sống. Tuy nhiên, việc quan tâm, chăm lo cho người khuyết tật mới chỉ dừng lại ở việc làm tốt các chính sách bảo trợ xã hội, còn các vấn đề liên quan đến dịch vụ công, dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật ... vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, để giải quyết việc làm cho người khuyết tật, giúp họ có sinh kế ổn định để hòa nhập cộng đồng rất cần sự quan tâm, nỗ lực của cả cộng đồng, qua đó giúp người khuyết tật vươn lên hoà nhập cộng đồng là ước ao, mong mỏi của tất cả người khuyết tật. Việc khiếm khuyết đi một phần về thể chất không làm mất đi giá trị cũng như năng lực của người khuyết tật nhưng do những “rào cản vô hình” như sự phân biệt đối xử từ cộng đồng cũng như bản thân sự mặc cảm của nhiều người khuyết tật, việc hoà nhập cộng đồng của người khuyết tật còn gặp khó khăn:

+ Khó khăn đầu tiên mà người khuyết tật gặp phải là “sự cảm thông” của xã hội về tình trạng khuyết tật của họ. Nhiều trẻ em khuyết tật không thể đi học cũng do gia đình, cha mẹ các em và chính bản thân các em sợ sẽ bị bạn bè trêu chọc. Nhiều người khuyết tật không dám đến các nơi công cộng vì sợ bị nhiều ánh mắt để ý khiến họ cảm thấy tự ti. Ngay tại các doanh nghiệp, người khuyết tật tưởng như được nhiều ưu đãi nhưng thực chất họ lại gặp nhiều khó khăn không mong đợi như: cơ sở vật chất, thời gian làm, công việc làm,... Nhiều người khuyết tật sau khi ra trường không thể tìm cho mình một công việc phù hợp do nhiều nhà tuyển dụng ái ngại về khả năng lao động của người khuyết tật.

+ Khó khăn tiếp cận dành cho người khuyết tật bao gồm: tiếp cận thông tin về các chính sách, tiếp cận giao thông và tiếp cận cơ sở vật chất. Người khuyết tật muốn tham gia vào các hoạt động của xã hội nhưng họ lại không thể tiếp cận. Người khiếm khuyết không thể tiếp cận trường lớp vì thiếu giáo trình (phần mềm đọc chữ, chữ nổi,...) và chưa có phương pháp giảng dạy phù hợp.

+ Ngoài ra, khó khăn nằm trong chính nội lực của người khuyết tật khi nhiều người khuyết tật còn chưa thực sự cố gắng để vượt qua khiếm khuyết, hoà nhập cộng đồng và khẳng định bản thân.

2.3.6. Nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến về phục hồi chức năng:

- Về công tác nghiên cứu khoa học (NCKH): Từ trước đến nay, tỉnh Bạc Liêu chưa có đề tài NCKH về PHCN cấp tỉnh, các đơn vị có thực hiện nhiều đề tài NCKH về PHCN và PHCN kết hợp với y học cổ truyền nhưng chỉ dừng lại ở mức cấp đơn vị (các đề tài NCKH chỉ đăng ký thực hiện tại cơ sở KBCB).

- Về công tác chỉ đạo tuyến về PHCN: Bệnh viện Đa khoa tỉnh và các Trung tâm Y tế tăng cường công tác chỉ đạo tuyến, chuyển giao kỹ thuật PHCN và đào tạo chuyên môn cho cán bộ tuyến dưới để triển khai tốt công tác PHCN trên địa bàn, nhằm tạo điều kiện để mọi người dân được tiếp cận và hưởng dịch vụ y tế có chất lượng, góp phần thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khỏe, giảm tình trạng quá tải ở tuyến trên. Bệnh viện tuyến tỉnh (Khoa PHCN của Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu) có trách nhiệm thực hiện công tác PHCNDVCĐ trên địa bàn tỉnh.

2.4. Về nguồn lực:

2.4.1. Nguồn nhân lực PHCN, bao gồm: bác sĩ chuyên khoa PHCN; bác sĩ chuyên khoa khác có bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn về PHCN; Kỹ thuật viên PHCN các trình độ; Điều dưỡng có chứng chỉ đào tạo về PHCN đã được cấp chứng chỉ hành nghề là kỹ thuật viên PHCN:

Tình hình cán bộ trong tỉnh đã được đào tạo tập huấn về PHCN:

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

STT

Tên cơ Sở KBCB

Số lượng Bác sĩ PHCN

Số lượng KTV Vật lý trị liệu (VLTL)

Số lượng KTV Hoạt động trị liệu (HĐTL)

Số lượng KTV Ngôn ngữ trị liệu (NNTL)

Số lượng KTV chân tay giả dụng cụ chỉnh hình

Điều dưỡng, KTV khác được đào tạo ngắn hạn PHCN

Số lượng cán bộ khác

Tổng số cán bộ đang công tác tại khoa PHCN

CK ĐH

CK1 /Ths

TC

ĐH

TC

ĐH

TC

ĐH

Không

VL TL

HĐ TL

NN TL

Công tác tại khoa PHCN

1

BVĐK Bạc Liêu

1

1

2

4

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

1

11

2

TTYT TPBL

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

 

 

10

22

3

TTYT huyện Hòa Bình

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

6

16

4

TTYT huyện Vĩnh Lợi

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

5

13

5

TTYT huyện Phước Long

5

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

4

21

6

TTYT huyện Hồng Dân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

3

13

7

TTYT Thị xã Giá Rai

 

 

 

1

6

 

5

1

 

 

 

 

4

3

 

 

20

8

TTYT huyện Đông Hải

1

 

3

 

 

3

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

10

 

Tổng cộng:

7

1

5

13

6

3

5

1

3

 

 

 

50

3

 

29

126

2.4.2. Nguồn kinh phí chi cho hoạt động phục hồi chức năng và chăm sóc sức khỏe người khuyết, tật qua từng năm bao gồm:

Nguồn ngân sách Nhà nước, nguồn bảo hiểm y tế, nguồn xã hội hóa, các nguồn hợp pháp khác...

2.4.3. Kết quả đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất; cung ứng thuốc và vật tư thiết yếu; ứng dụng công nghệ thông tin trong phục hồi chức năng và chăm sóc sức khỏe người khuyết tật:

- Từ năm 2014 đến nay, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp khoa hoặc bộ phận phục hồi chức năng, tăng cường triển khai, ứng dụng, phát triển khoa học công nghệ và kỹ thuật y học cao trong chuyên ngành phục hồi chức năng; từng bước triển khai chuyên ngành sâu về phục hồi chức năng theo hướng phục hồi chức năng riêng biệt cho từng loại bệnh.

STT

Đơn vị

Khoa / Bộ phận PHCN

Khoa PHCN

Bộ phận PHCN

1

Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

01

00

2

Trung tâm Y tế các huyện, thị xã và thành phố Bạc Liêu.

00

07

3

Trạm Y tế xã, phường, thị trấn.

00

64

Tổng cộng:

01

71

- Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đảm bảo đầu tư đủ các trang thiết bị PHCN theo phân tuyến kỹ thuật, từng bước hiện đại hóa các trang thiết bị, vật tư PHCN góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh về PHCN.

- Việc cung ứng thuốc và vật tư thiết yếu phục vụ cho công tác khám bệnh, chữa bệnh phục hồi chức năng đều đảm bảo phục vụ cho người bệnh.

- Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong phục hồi chức năng và chăm sóc sức khỏe người khuyết tật đang trong giai đoạn thực hiện.

2.5. Kết quả các hoạt động khác: Không.

3. Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu của Kế hoạch phát triển Phục hồi chức năng giai đoạn 2014 - 2020 (số liệu thông qua điều tra hoặc ước tính):

STT

Mục tiêu / Chỉ tiêu

Chỉ tiêu đặt ra đến năm 2020

Kết quả thực hiện

Đánh giá: Đạt/Không đạt

Lý do

(Nếu không đạt nêu rõ lý do)

1

Mục tiêu 1: Củng cố và phát triển mạng lưới phục hồi chức năng (PHCN) từ tỉnh đến cơ sở xã, phường, thị trấn trong tỉnh, củng cố cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị để nâng cao chất lượng dịch vụ PHCN.

 

Chỉ tiêu 1:

a) Tuyến tỉnh: Bệnh viện Đa khoa tỉnh thành lập khoa PHCN độc lập và trang bị cơ bản đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị để điều trị và phục hồi chức năng cho người khuyết tật.

100%

Đạt

 

 

Chỉ tiêu 2:

b) Tuyến huyện: 100% bệnh viện đa khoa huyện có tổ chức phục hồi chức năng (khoa, phòng, tổ PHCN), trong đó có bác sỹ (hoặc y sỹ), kỹ thuật viên được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chuyên ngành phục hồi chức năng.

100%

Đạt

 

 

Chỉ tiêu 3:

c) Tuyến xã: 90% số trạm y tế xã, phường, thị trấn có phân công cán bộ y tế phụ trách công tác phục hồi chức năng, cán bộ này được bồi dưỡng kiến thức cơ bản về phục hồi chức năng.

100%

Đạt

 

2

Mục tiêu 2: Đẩy mạnh công tác PHCN đưa vào cộng đồng (PHCNDVCĐ), chú trọng công tác phòng ngừa khuyết tật, phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ khuyết tật để cải thiện chất lượng cuộc sống của người khuyết tật về mọi mặt.

 

Chỉ tiêu 1:

a) 100% các bệnh viện đa khoa (Trung tâm Y tế) có hoạt động tuyên truyền về phòng ngừa khuyết tật, về phục hồi chức năng và PHCNDVCĐ, góp phần nâng cao nhận thức về các nội dung này cho lãnh đạo các cấp và cộng đồng.

100%

Đạt

 

 

Chỉ tiêu 2:

b) 50% các trạm y tế xã, phường, thị trấn có triển khai và duy trì chương trình PHCNDVCĐ.

100%

Đạt

 

 

Chỉ tiêu 3:

c) 70% số trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh, rối loạn phát triển và được can thiệp sớm các dạng khuyết tật.

100%

Đạt

 

 

Chỉ tiêu 4:

d) 80% người khuyết tật có nhu cầu được tiếp cận với các dịch vụ phục hồi chức năng phù hợp để hòa nhập cộng đồng.

100%

Đạt

 

3

Mục tiêu 3: Nâng cao năng lực cho cán bộ chuyên ngành PHCN trong tỉnh.

 

Chỉ tiêu 1:

a) Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu có thành lập khoa hoặc bộ môn PHCN, có tổ chức đào tạo, đào tạo lại về PHCN cho cán bộ làm công tác PHCN trên địa bàn tỉnh.

100%

Đạt

 

 

Chỉ tiêu 2:

b) 100% Trưởng khoa phục hồi chức năng (hoặc liên khoa YHCT - PHCN) ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Trung tâm Y tế tuyến huyện là bác sỹ có đào tạo về chuyên ngành phục hồi chức năng.

100%

Đạt

 

 

Chỉ tiêu 3:

c) 100% Trung tâm Y tế các huyện, thành phố có cán bộ phụ trách công tác PHCN và được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về phục hồi chức năng.

100%

Đạt

 

4. Đánh giá các khó khăn, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:

4.1. Ưu điểm:

- Căn cứ Quyết định số 4039/QĐ-BYT ngày 16/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Kế hoạch Quốc gia phát triển phục hồi chức năng giai đoạn 2014 - 2020 và Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu y tế - Dân số giai đoạn 2016 - 2020, tuy nguồn kinh phí triển khai thực hiện của dự án không có nhưng Sở Y tế đã chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh thực hiện lồng ghép các hoạt động khám sàng lọc, phục hồi chức năng cho người khuyết tật kết hợp với dự án chăm sóc, phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại cộng đồng.

- Hàng năm, các cơ sở y tế đều tổ chức tốt các đợt khám sàng lọc, khám khuyết tật và tư vấn, giáo dục sức khỏe cho Nhân dân, người khuyết tật và cho các học sinh trường mầm non thuộc các huyện, thị xã và thành phố Bạc Liêu để phát hiện sớm các dạng khuyết tật nhằm có biện pháp can thiệp sớm khuyết tật.

4.2. Khó khăn, tồn tại, nguyên nhân:

- Do điều kiện kinh tế gia đình của người khuyết tật hầu hết đều gặp khó khăn, cùng với nhận thức của cộng đồng, gia đình, thân nhân, bản thân người khuyết tật còn nhiều hạn chế... do đó một số người khuyết tật chưa được quan tâm đúng mức, chưa được điều trị kịp thời.

- Từ năm 2014, năm 2015 và giai đoạn 2016 - 2020, Chương trình Dự án phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại cộng đồng được cấp kinh phí rất hạn chế, các hoạt động PHCN cho người khuyết tật tại cộng đồng đều do kinh phí của các đơn vị, vì vậy việc triển khai các hoạt động phục hồi chức năng kể cả PHCNDVCĐ chưa được sâu rộng.

4.3. Kiến nghị và đề xuất giải pháp:

- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, giao thông,... để người khuyết tật được tiếp cận.

- Đẩy mạnh phong trào trợ giúp người khuyết tật đến từng địa phương, giúp người khuyết tật tự tin hoà nhập cộng đồng.

- Khuyến khích các doanh nghiệp đánh giá, nhìn nhận người khuyết tật như là những người có khả năng lao động và nhận người khuyết tật vào làm việc.

- Đẩy mạnh giao lưu, tuyên truyền về vấn đề người khuyết tật để cả cộng đồng hiểu hơn và đánh giá người khuyết tật như là những công dân bình thường.

- Ưu tiên chính sách BHYT, trợ giúp khó khăn cho người khuyết tật trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Phần II

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG GIAI ĐOẠN 2023 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU

Thực hiện Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 24/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Căn cứ đặc điểm, tình hình, điều kiện tự nhiên, phát triển kinh tế xã hội và điều kiện cụ thể trong công tác phát triển lĩnh vực phục hồi chức năng của tỉnh hiện nay, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu với những nội dung cụ thể như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI

- Đối tượng của Chương trình: Các bệnh viện phục hồi chức năng; khoa phục hồi chức năng; các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa, trung tâm y tế; trạm y tế xã, phường, thị trấn; người khuyết tật và các đối tượng có nhu cầu phục hồi chức năng.

- Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

II. QUAN ĐIỂM

Phục hồi chức năng là một trong các lĩnh vực không thể thiếu của hệ thống y tế hoàn chỉnh; là dịch vụ y tế dành cho người khuyết tật và bất kỳ người dân nào có vấn đề sức khỏe, bị khiếm khuyết hoặc chấn thương cấp tính hoặc mãn tính, khiến hoạt động chức năng bị hạn chế, đảm bảo được tiếp cận dịch vụ phục hồi chức năng có chất lượng, toàn diện, liên tục và công bằng để nâng cao sức khỏe, góp phần phát triển xã hội bền vững.

Duy trì và phát triển mạng lưới phục hồi chức năng phù hợp với quy hoạch hệ thống y tế, điều kiện kinh tế, xã hội và tiến tới ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới. Đồng thời, phát triển dịch vụ phục hồi chức năng trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh, người có công với cách mạng và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (PHCNDVCD).

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Bảo đảm người khuyết tật và người có nhu cầu được tiếp cận dịch vụ phục hồi chức năng có chất lượng, toàn diện, liên tục và công bằng, giảm tỷ lệ khuyết tật trong cộng đồng, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe Nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

a) Tăng cường phòng ngừa khuyết tật trước sinh và sơ sinh, phát hiện và can thiệp sớm khuyết tật, giảm tỷ lệ khuyết tật trong cộng đồng, đảm bảo trên 90% trẻ em từ sơ sinh đến 06 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật; 90% các huyện, thị xã, thành phố triển khai mô hình PHCNDVCĐ.

b) Duy trì, củng cố, kiện toàn và phát triển hệ thống mạng lưới cơ sở phục hồi chức năng, đảm bảo trên 90% cơ sở phục hồi chức năng (gồm: Bệnh viện phục hồi chức năng; trung tâm phục hồi chức năng, khoa phục hồi chức năng thuộc các cơ sở y tế) được duy trì, củng cố, kiện toàn và đầu tư phát triển.

c) Nâng cao chất lượng dịch vụ kỹ thuật phục hồi chức năng, phấn đấu bệnh viện phục hồi chức năng (nếu có) đạt mức chất lượng từ khá trở lên theo tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện của Bộ Y tế.

d) Phát triển nguồn nhân lực phục hồi chức năng đạt tỷ lệ nhân viên y tế làm việc trong lĩnh vực phục hồi chức năng tối thiểu 0,5 người/10.000 dân.

3. Tầm nhìn đến năm 2050

a) Phục hồi chức năng được phát triển tại tất cả các tuyến trong và ngoài ngành y tế với sự đa dạng về phương pháp can thiệp đảm bảo cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng toàn diện, liên tục, chất lượng.

b) Đẩy mạnh hoạt động PHCNDVCĐ để giải quyết vấn đề khuyết tật ở tỉnh; tiến tới triển khai PHCNDVCĐ ở tất cả các xã, phường, thị trấn; các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh và được tích hợp trong nhiều dịch vụ xã hội khác ngoài cơ sở y tế.

c) Mọi người dân đều được tiếp cận với các dịch vụ sàng lọc, phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật và các kỹ thuật phục hồi chức năng thiết yếu, phù hợp theo nhu cầu.

IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Tổ chức triển khai thực hiện chương trình PHCNDVCĐ:

a) Hướng dẫn thực hiện chương trình PHCNDVCĐ phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương.

b) Tổ chức thực hiện các hoạt động phòng ngừa khuyết tật trước sinh và sơ sinh, phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật.

c) Phát triển mạng lưới PHCNDVCĐ và triển khai mô hình PHCNDVCĐ trên phạm vi toàn tỉnh.

d) Tổ chức PHCNDVCĐ cho người khuyết tật là các đối tượng đặc biệt: Người có công với cách mạng, nạn nhân chất độc da cam, dioxin, người cao tuổi, người tâm thần và trẻ tự kỷ.

2. Duy trì, củng cố, nâng cấp, phát triển hệ thống phục hồi chức năng và phát triển chuyên môn kỹ thuật phục hồi chức năng:

a) Duy trì, củng cố, kiện toàn và phát triển bệnh viện phục hồi chức năng (nếu có); phát triển các trung tâm, khoa phục hồi chức năng của các cơ sở y tế tỉnh, huyện. Khuyến khích phát triển mạng lưới cơ sở phục hồi chức năng ngoài công lập.

b) Củng cố và phát triển trạm y tế xã, phường, thị trấn đảm bảo cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng theo phân tuyến chuyên môn kỹ thuật và PHCNDVCĐ.

c) Phát triển chuyên môn kỹ thuật, tăng cường ứng dụng phương pháp mới, kỹ thuật mới, chuyên sâu và phối hợp điều trị, chuyển tuyến trong lĩnh vực phục hồi chức năng; thực hiện các chương trình, kế hoạch về phục hồi chức năng, trong đó chú trọng phòng ngừa, phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ em khuyết tật.

d) Tăng cường đào tạo liên tục, cập nhật kiến thức, kỹ năng về phục hồi chức năng cho đội ngũ nhân viên y tế phục hồi chức năng phù hợp với chức danh nghề nghiệp và vị trí việc làm.

3. Ứng dụng hệ thống thông tin quản lý sức khỏe người khuyết tật kết nối với hệ thống thông tin quản lý sức khỏe cá nhân.

4. Tăng cường truyền thông và vận động xã hội:

a) Tuyên truyền, phổ biến, vận động các cấp, các ngành, đoàn thể và người dân trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật, các hướng dẫn chuyên môn về phục hồi chức năng, các khuyến cáo về phòng ngừa, phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật; đa dạng hóa phương thức, cách thức trên các kênh truyền thông.

b) Khuyến khích, huy động các tổ chức, cá nhân (trong nước và ngoài nước) triển khai thực hiện các chương trình hỗ trợ người khuyết tật.

5. Kiểm tra, giám sát, thông tin báo cáo, đánh giá:

a) Áp dụng hệ thống kiểm tra, giám sát hoạt động phục hồi chức năng, lồng ghép trong hệ thống thông tin y tế quốc gia để theo dõi, dự báo, giám sát yếu tố nguy cơ, số người khuyết tật và tử vong, đáp ứng của hệ thống y tế và hiệu quả các biện pháp chăm sóc, can thiệp phục hồi chức năng.

b) Tăng cường tổ chức giám sát, đánh giá các hoạt động phục hồi chức năng, trong phòng ngừa khuyết tật, tiến độ thực hiện Chương trình và các chính sách liên quan của các Sở, ngành.

c) Hằng năm tổ chức đánh giá việc triển khai thực hiện Chương trình, kịp thời đề xuất bổ sung, sửa đổi Chương trình phù hợp.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Từ nguồn ngân sách Nhà nước bố trí trong dự toán chi thường xuyên và kế hoạch đầu tư công trung hạn hằng năm của các Sở, Ban, Ngành, Hội, Đoàn thể liên quan; các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình liên quan khác để thực hiện các hoạt động của Chương trình theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước.

2. Từ nguồn do quỹ bảo hiểm y tế chi trả.

3. Đóng góp, hỗ trợ hợp pháp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

4. Các Sở, Ban, Ngành có liên quan lập dự toán ngân sách hằng năm để thực hiện Chương trình và quản lý, sử dụng kinh phí theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước, pháp luật về đầu tư công.

Lưu ý: Khi được cấp thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch, đề nghị các Sở, Ban, Ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng dự toán kinh phí thực hiện trên cơ sở nội dung nhiệm vụ được giao phù hợp với định mức chi tiêu tài chính hiện hành và xây dựng cụ thể nguồn kinh phí thực hiện như: Ngân sách của Nhà nước, quỹ bảo hiểm y tế chi trả, kinh phí do đóng góp, hỗ trợ hợp pháp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

a) Tổ chức thực hiện, điều hành hoạt động của Chương trình và thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

b) Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành có liên quan trong thực hiện công tác phục hồi chức năng cho người khuyết tật; hướng dẫn chuyên môn về phục hồi chức năng và PHCNDVCĐ.

c) Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở, Ban, Ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tham mưu đề xuất Kế hoạch hằng năm trình UBND tỉnh xem xét triển khai thực hiện Chương trình theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

d) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chương trình. Hướng dẫn báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện Chương trình; tổng hợp báo cáo và kịp thời đề xuất điều chỉnh chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chương trình theo yêu cầu thực tế, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Triển khai các hoạt động truyền thông giáo dục về vai trò, tầm quan trọng của phục hồi chức năng và triển khai các hoạt động nâng cao sức khỏe, dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị, phục hồi chức năng cho người lao động thuộc phạm vi quản lý.

b) Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các Sở, Ban, Ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai thực hiện Quyết định số 1942/QĐ-TTg ngày 18 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội giai đoạn 2021 - 2030.

c) Khuyến khích các cơ quan, doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp tư nhân tiếp nhận người khuyết tật vào làm việc; tạo điều kiện trong việc thực hiện chế độ ưu đãi đối với các cơ sở sản xuất dành riêng cho người khuyết tật.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo

a) Phối hợp với Sở Y tế triển khai các hoạt động truyền thông giáo dục về vai trò, tầm quan trọng của PHCNDVCĐ; triển khai các hoạt động nâng cao sức khỏe, dự phòng, phát hiện sớm và quản lý phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật tại các trường học.

b) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đưa trẻ khuyết tật (các giác quan bình thường) ở độ tuổi đi học vào học các trường, lớp bình thường như mọi trẻ khác; mở các lớp học dành riêng cho người khiếm thị; tham gia các hoạt động của Chương trình PHCNDVCĐ.

4. Sở Tài chính

Trên cơ sở dự toán của Sở Y tế và các cơ quan, đơn vị liên quan, Sở Tài chính kiểm tra, căn cứ khả năng cân đối ngân sách Nhà nước hàng năm, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm để thực hiện Kế hoạch. Đối với các nội dung chi thường xuyên do ngân sách địa phương phải đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn liên quan.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì và tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối các nguồn kinh phí hằng năm phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch.

- Chủ trì, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn theo quy định của Luật Đầu tư công và các quy định liên quan để thực hiện Chương trình, Kế hoạch.

6. Bảo hiểm xã hội tỉnh

a) Phối hợp với Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các địa phương đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động người khuyết tật tham gia bảo hiểm y tế.

b) Phối hợp Sở Y tế trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các hướng dẫn chi trả bảo hiểm y tế đối với các dịch vụ phục hồi chức năng theo quy định hiện hành nhằm mở rộng diện bao phủ bảo hiểm y tế và bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người khuyết tật khi tham gia bảo hiểm y tế.

7. Các Sở, Ban, Ngành liên quan

Trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ có kế hoạch lồng ghép các nội dung về PHCNDVCĐ vào các hoạt động của ngành để phối hợp triển khai thực hiện Kế hoạch.

8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ tham gia tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; chỉ đạo các đoàn, hội cơ sở đẩy mạnh truyền thông, lồng ghép công tác tuyên truyền, giáo dục tư vấn pháp luật, chính sách đến đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân nhằm nâng cao nhận thức, vận động hội viên và Nhân dân tham gia thực hiện chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng và nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ người khuyết tật; đồng thời phối hợp với các ngành vận động các tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ Quỹ giúp đỡ người khuyết tật.

9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

a) Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2030 và hàng năm phù hợp với đặc điểm tình hình tại địa phương.

b) Bố trí đủ nguồn lực, cơ sở vật chất, thực hiện lồng ghép Kế hoạch này với các chương trình, nhiệm vụ, đề án, dự án khác để triển khai thực hiện hiệu quả tại địa phương.

c) Chỉ đạo Trung tâm Y tế triển khai Chương trình PHCNDVCĐ theo hướng dẫn của Sở Y tế; đưa mục tiêu, chỉ tiêu thực hiện vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

d) Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình PHCNDVCĐ; tạo điều kiện để cơ quan tổ chức hoặc tham gia thực hiện hoạt động PHCNDVCĐ.

đ) Tổ chức kiểm tra, đôn đốc, giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc thực hiện; tổng hợp báo cáo và kịp thời đề xuất kiến nghị điều chỉnh Kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Y tế).

VII. CHẾ ĐỘ THÔNG TIN BÁO CÁO, THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

Các Sở, Ban, Ngành trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan, đơn vị căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ liên quan để thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện hàng năm (trước ngày 15/11) hoặc báo cáo đột xuất (nếu có) về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

1. Mục đích: Hoạt động theo dõi đánh giá để:

- Thu thập có hệ thống những thông tin về quá trình triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong kế hoạch của địa phương, đơn vị.

- Xem xét mức độ thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể trong kế hoạch theo từng giai đoạn thực hiện hoặc khi kết thúc kỳ kế hoạch.

2. Yêu cầu đối với theo dõi đánh giá kế hoạch

- Thống nhất bộ công cụ, chỉ số để theo dõi, giám sát đánh giá hoạt động trên cơ sở đánh giá các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch và các kết quả, sản phẩm đầu ra của từng hoạt động.

- Triển khai các hoạt động theo dõi, giám sát, đánh giá định kỳ, hằng năm, đột xuất tại tất cả các tuyến.

- Tổ chức sơ kết, tổng kết Kế hoạch đúng tiến độ.

3. Tổ chức theo dõi, đánh giá

- Phân công đơn vị làm đầu mối theo dõi và đánh giá Kế hoạch.

- Lập kế hoạch theo dõi đánh giá; xây dựng bộ công cụ, chỉ số theo dõi đánh giá các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch.

(Xem hướng dẫn tại Phụ lục II. Cách tính, nguồn số liệu, đơn vị báo cáo, đánh giá các mục tiêu, chỉ tiêu được phê duyệt tại Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 24/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ)

- Triển khai theo dõi, đánh giá (thông qua thu thập, phân tích thông tin, số liệu từ các nguồn: báo cáo kết quả hoạt động của các đơn vị; số liệu báo cáo thống kê của các đơn vị; các điều tra, khảo sát thích hợp; các nguồn khác.

- Tổ chức sơ kết giữa kỳ và tổng kết Kế hoạch.

VIII. CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO

- Phụ lục I. Danh mục các mục tiêu, chỉ tiêu được phê duyệt tại Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 24/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

- Phụ lục II. Cách tính, nguồn số liệu, đơn vị báo cáo, đánh giá các mục tiêu, chỉ tiêu được phê duyệt tại Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 24/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chỉ đạo thực hiện tốt nội dung của Kế hoạch này./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh;
- Như mục VI;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh (đăng tin);
- Lưu: VT, (TTH-2201).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Thanh Duy

 

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC CÁC MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU ĐƯỢC PHÊ DUYỆT TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 569/QĐ-TTG NGÀY 24/5/2023 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

STT

Tên chỉ tiêu

Chỉ tiêu do Trung ương báo cáo, đánh giá

Chỉ tiêu do tỉnh / TP báo cáo, đánh giá

 

Mục tiêu 1. Tăng cường phòng ngừa khuyết tật trước sinh và sơ sinh, phát hiện và can thiệp sớm khuyết tật, giảm tỷ lệ khuyết tật trong cộng đồng:

 

 

1

Đảm bảo trên 90% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật;

X

X

2

90% các tỉnh, thành phố triển khai mô hình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

X

X

 

Mục tiêu 2. Duy trì, củng cố, kiện toàn và phát triển hệ thống mạng lưới cơ sở phục hồi chức năng:

 

 

5

Đảm bảo trên 90% cơ sở phục hồi chức năng (gồm: bệnh viện phục hồi chức năng; trung tâm phục hồi chức năng, khoa phục hồi chức năng thuộc các cơ sở y tế) được duy trì, củng cố, kiện toàn và đầu tư phát triển.

X

X

 

Mục tiêu 3. Nâng cao chất lượng dịch vụ kỹ thuật phục hồi chức năng:

 

 

4

Phấn đấu trên 90% bệnh viện phục hồi chức năng đạt mức chất lượng từ khá trở lên theo tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện của Bộ Y tế;

X

X

5

100% các bệnh viện, trung tâm Chỉnh hình - Phục hồi chức năng, đơn vị cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng thuộc các bộ, ngành đạt chỉ tiêu phát triển chuyên môn kỹ thuật, dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

X

X

 

Mục tiêu 4. Phát triển nguồn nhân lực phục hồi chức năng:

 

 

6

Phấn đấu đạt tỷ lệ nhân viên y tế làm việc trong lĩnh vực phục hồi chức năng tối thiểu 0,5 người/10.000 dân.

X

X

 

PHỤ LỤC 2

CÁCH TÍNH, NGUỒN SỐ LIỆU, ĐƠN VỊ BÁO CÁO, ĐÁNH GIÁ CÁC MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU ĐƯỢC PHÊ DUYỆT TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 569/QĐ-TTG NGÀY 24/5/2023 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

STT

Tên mục tiêu/chỉ tiêu

Khái niệm, cách tính

Nguồn số liệu

Trung ương báo cáo, đánh giá

Tỉnh/TP báo cáo, đánh giá

 

Mục tiêu 1. Tăng cường phòng ngừa khuyết tật trước sinh và sơ sinh, phát hiện và can thiệp sớm khuyết tật, giảm tỷ lệ khuyết tật trong cộng đồng.

 

Đảm bảo trên 90% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật:

Khái niệm: Tỷ lệ % trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật trên tổng số trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi trên địa bàn trong khoảng thời gian nhất định.

Cách tính:

Từ số: số trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật tại thời điểm.

Mẫu số: số trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi trên địa bàn trong cùng khoảng thời gian.

Báo cáo các địa phương

X

X

 

90% các tỉnh, thành phố triển khai mô hình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng:

Khái niệm: Tỷ lệ % tỉnh/thành phố, quận/huyện/thị xã, xã/phường/thị trấn triển khai mô hình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (PHCNDVCĐ).

Cách tính:

Tỷ lệ % tỉnh/thành phố triển khai PHCNDVCĐ.

Tỷ lệ % quận/huyện/thị xã triển khai PHCNDVCĐ.

Tỷ lệ % xã/phường/thị trấn triển khai PHCNDVCĐ.

Tử số: số tỉnh/thành phố, quận/huyện/thị xã, xã/phường/thị trấn triển khai PHCNDVCĐ tại thời điểm.

Mẫu số: số tỉnh/thành phố, quận/huyện/thi xã, xã/phường/thị trấn trong cùng khoảng thời gian.

Báo cáo các địa phương

X

X

Báo cáo các đơn vị, báo cáo của tỉnh, huyện, xã

X

X

X

 

Mục tiêu 2. Duy trì, củng cố, kiện toàn và phát triển hệ thống mạng Iưới cơ sở phục hồi chức năng.

 

Đảm bảo trên 90% cơ sở phục hồi chức năng (gồm: bệnh viện phục hồi chức năng; trung tâm phục hồi chức năng, khoa phục hồi chức năng thuộc các cơ sở y tế) được duy trì, củng cố, kiện toàn và đầu tư phát triển:

Khái niệm: Tỷ lệ % cơ sở phục hồi chức năng (gồm: bệnh viện phục hồi chức năng; trung tâm phục hồi chức năng, khoa phục hồi chức năng thuộc các cơ sở y tế) được duy trì, củng cố, kiện toàn và đầu tư phát triển trong tổng số cơ sở phục hồi chức năng trong một khu vực và thời gian xác định.

Cách tính:

Tử số: Số cơ sở phục hồi chức năng được duy trì, củng cố, kiện toàn và đầu tư phát triển tại thời điểm.

Mẫu số: Tổng số cơ sở phục hồi chức năng tại cùng khu vực trong cùng khoảng thời gian.

- Điều tra khảo sát

- Báo cáo của các đơn vị

X

X

 

Mục tiêu 3. Nâng cao chất lượng dịch vụ kỹ thuật phục hồi chức năng.

 

Phấn đấu trên 90% bệnh viện phục hồi chức năng đạt mức chất lượng từ khá trở lên theo tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện của Bộ Y tế:

Khái niệm: Tỷ lệ % bệnh viện phục hồi chức năng đạt mức chất lượng từ khá trở lên theo tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện của Bộ Y tế và thời gian xác định.

Cách tính:

Tử số: số bệnh viện phục hồi chức năng đạt mức chất lượng từ khá trở lên theo tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện của Bộ Y tế của một khu vực và thời gian xác định.

Mẫu số: Tổng số bệnh viện phục hồi chức năng đạt mức chất lượng từ khá trở lên theo tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện của Bộ Y tế tại cùng khu vực trong cùng thời gian.

(Đối với tỉnh xác định mức chất lượng của Bv PHCN tăng dần theo thời gian và đạt chất lượng từ khá trở lên theo tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện của Bộ Y tế tại theo từng năm)

- Báo cáo của Sở Y tế và các đơn vị

X

X

 

100% các bệnh viện, trung tâm Chỉnh hình - Phục hồi chức năng, đơn vị cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng thuộc các bộ, ngành đạt chỉ tiêu phát triển chuyên môn kỹ thuật, dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt:

Khái niệm: Tỷ lệ % các bệnh viện, trung tâm Chỉnh hình - Phục hồi chức năng, đơn vị cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng thuộc các bộ, ngành đạt chỉ tiêu phát triển chuyên môn kỹ thuật, dụng cụ chỉnh hình, phục, hồi chức năng theo quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Lưu ý: Các bộ, ngành có kế hoạch chi tiết và chỉ tiêu phát triển chuyên môn kỹ thuật, dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo chuyên môn.

- Bộ LĐTBXH: Theo kế hoạch thực hiện Quyết định số 1942/QĐ-BLĐTBXH.

Cách tính:

Tử số: số các bệnh viện, trung tâm Chỉnh hình - Phục hồi chức năng, đơn vị cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng thuộc các bộ, ngành đạt chỉ tiêu phát triển chuyên môn kỹ thuật, dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Mẫu số: Tổng số các bệnh viện, trung tâm Chỉnh hình - Phục hồi chức năng, đơn vị cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng của bộ,ngành.

- Điều tra khảo sát

- Báo cáo các đơn vị, Bộ ngành

X

X

 

Mục tiêu 4. Phát triển nguồn nhân lực phục hồi chức năng.

 

Phấn đấu đạt tỷ lệ nhân viên y tế làm việc trong lĩnh vực phục hồi chức năng tối thiểu 0,5 người/10.000 dân:

Khái niệm: Tỷ lệ nhân viên y tế làm việc trong lĩnh vực phục hồi chức năng tối thiểu 0,5 người/10.000 dân/số dân của khu vực trong thời gian xác định.

Cách tính: Cần cụ thể hoá mục tiêu số 4 thành số lượng nhân lực phục hồi chức năng cụ thể.

Ví dụ: Đối với tỉnh có dân số là 1 triệu người thì năm 2030 phải đạt số lượng nhân viên y tế làm việc trong lĩnh vực phục hồi chức năng là ít nhất là 50 nhân lực phục hồi chức năng tương đương với 0,5 người/10.000 dân.

 

 

 

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Kế hoạch 172/KH-UBND năm 2023 thực hiện Quyết định 569/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng thuộc lĩnh vực y tế giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

Số hiệu: 172/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bạc Liêu
Người ký: Phan Thanh Duy
Ngày ban hành: 10/10/2023
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [8]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Kế hoạch 172/KH-UBND năm 2023 thực hiện Quyết định 569/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng thuộc lĩnh vực y tế giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

Văn bản liên quan cùng nội dung - [7]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…